You are on page 1of 4

TỔNG QUAN

Ngành tài chính ngân hàng là một ngành khá rộng của UEH, có 3 chuyên ngành là
Bảo hiểm, TCQT và TCDN, trong đó nổi nhất là TCDN (Không biết có thay đổi gì
không).
Sở dĩ gọi là ngành rộng vì 2 lý do.
1. Kiến thức trong ngành quá rộng! Ngành tài chính cover quá nhiều mảng từ
Internal cho đến External Finance. Đối với Internal Finance, ngành này phải nắm
khá kỹ về mặt kế toán ! Từ đó làm bước nền để họ nhìn vào những báo cáo tài
chính; tính các tỉ số; so sánh nganh - dọc và phân tích. Họ phải hiểu từng đặc tính
của từng phạm trù kế toán như các loại tài sản, các nguồn tài trợ để đưa ra các
quyết định tài trợ vốn, cấu trúc vốn mục tiêu, cân nhắc rủi ro kinh doanh và rủi ro
tài chính trong doanh nghiệp. Với External Finance, các quyết định liên quan đến
tài trợ vốn lại liên quan đến thị trường chứng khoán, các quyết định chi trả cổ tức,
thị trường phái sinh, quản trị rủi ro tài chính, dự báo, phân tích, tài chính quốc tế,
quản lí cty đại chúng
2. Người học do phải học quá nhiều mảng kiến thức nên các ngành nghề liên
quan khá đa dạng, người học thường rất phân vân với các lựa chọn
ƯU ĐIỂM:
Được học khá nhiều mảng kiến thức về quản lý, tài chính,...đụng chạm đến hầu hết
khía cạnh vi - vĩ mô nên người học thường có mindset khá rộng ! Chính mindset
rộng này là điểm tựa để người học tiếp cận được các vị trí quản lí cao sau này NẾU
BỒI DƯỠNG THÊM ĐỦ CÁC BỘ SKILL CẦN THIẾT.
Do tiếp cận được với nhiều mảng kiến thức và đòi hỏi đọc và tìm tòi rất nhiều,
người học dễ dàng nhận ra được những mảng kinh tế tiềm năng, giàu tiềm lực phát
triển, từ đó có thể xây dựng định hướng tìm hiểu cho mình hay đưa ra được những
porfolio đầu tư rất tốt.
NHƯỢC ĐIỂM:
Người học không tập trung vào 1 mảng cố định. Không thể chuyên về phân tích kỹ
thuật, phân tích cơ bản và dự báo như TOÁN TÀI CHÍNH. Không chuyên vào
Marketing, Không chuyên vào đầu tư như ngành đầu tư,....
Một số mảng kiến thức như đưa ra quyết định về cấu trúc vốn, quản lí,... quá khó
để áp dụng khi ra trường còn là nhân viên quèn
CÁC CON ĐƯỜNG TU LUYỆN!
Hàng năm, mình đều thống kê bao nhiêu % sinh viên chuyên ngành TCDN thường
ra làm gì và rút ra một vài con đường chính mà các khóa trước đi và một số kỹ
năng các bạn cần nâng cao.
CON ĐƯỜNG 1: KẾ TOÁN - KIỂM TOÁN (khoảng 20% sv)
Thực tế số lượng sv ngành tc làm bên kế toán - kiểm toán rất nhiều. Vì sao nhiều
sv chọn quyết định này. Khi học ở tài chính, những con số dùng để tính toán để
đưa ra quyết định đều lấy từ BCTC. Mà BCTC của các công ty (đặc biệt là cty lớn)
thì tất nhiên là do Kiểm toán làm ra hoặc Kế toán. Các bạn tài chính làm việc với
các con số trơ trọi như Nguồn vốn, các quỹ, tỉ suất sinh lợi kỳ vọng,… như chưa
hiểu được bản chất sâu xa và tính toán một cách chính xác những con số “có sẵn”
này. Vì thế việc đi theo kiểm toán – kế toán sẽ giúp bạn hiểu thật kỹ càng cách
thức hoạt động, quản lý, điều hành,… của một doanh nghiệp, từ đó hỗ trợ về tư
duy, tầm nhìn, kỹ năng đưa ra các quyết định tài chính.
YÊU CẦU:
Học tốt các môn như NLKT, QTTC KTTC không chuyên, học ké các môn
Kiểm toán 1,2, học ké hoặc tự học kiểm soát nội bộ
Tự học ACCA F2, 3, 5, 6, 7, 9
CON ĐƯỜNG 2: THUẦN QUẢN LÍ DOANH NGHIỆP (30%)
Con đường này có thể theo lộ trình: Tốt nghiệp -> Kiểm toán, Kế toán 3-4 năm ->
kế toán tổng hợp, kế toán trưởng -> CFO, Financial Controller.
Con đường này đòi hỏi nắm thật kỹ những gì đã học, luôn giữ lại các sach TCDN
để đọc! Tập trung kỹ vào các phần: phân tích cấu trúc vốn, phân tích các lựa chọn
tài trợ, phân tích tài chính, quản trị rủi ro tài chính.
Khi còn là sinh viên, muốn đi theo con đường này hãy tập đọc thật nhiều báo chí,
cả vi - vĩ. Tìm hiểu sự đổ vỡ của những doanh nghiệp lớn và nhỏ, tìm hiểu những
quy trình của các công ty hàng đầu.
YÊU CẦU:
Học tốt các môn như NLKT, QTTC, TCDN, KTTC không chuyên, học ké các
môn Kiểm toán 1,2, học ké hoặc tự học kiểm soát nội bộ.
Liên tục đọc báo và các nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp; đọc báo chí mỗi
ngày để nắm được thông tin về các ngành nghề, xu hướng biến động,…
Tạo một timeline nghiên cứu các sự kiện đã xảy ra
CON ĐƯỜNG 3: THUẦN BANK ( khoảng 30%)
Ra trường => Bank
Bank là một mảng thu hút cực nhiều sv tài chính. Các mảng Bank phù hợp với sv
tài chính: KH cá nhân; KH doanh nghiệp
Con đường này đòi hỏi nắm thật kỹ những gì đã học, luôn giữ lại các sach TCDN
để đọc! Tập trung kỹ vào các phần: phân tích cấu trúc vốn, phân tích các lựa chọn
tài trợ, phân tích tài chính, quản trị rủi ro tài chính. Xem kỹ các phần option,
forward, thanh toán quốc tế (L/C,...) trong đó PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH là môn
cần nắm vững nhất
YÊU CẦU:
Học tốt các môn như NLKT, QTTC, PTTC, TCDN, KTTC không chuyên
Liên tục đọc báo và các nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp; đọc báo chí mỗi
ngày để nắm được thông tin về các ngành nghề, xu hướng biến động,…
Tạo một timeline nghiên cứu các sự kiện đã xảy ra
CON ĐƯỜNG 4: THUẦN TRADING (khoảng 15%)
Con đường này ngoài đòi hỏi am hiểu các môn học trên còn phải có một đầu óc
nhanh nhạy, ham học hỏi, thích nghe ngóng các chuyện vi mô, vĩ mô; thích theo
dõi thị trường chứng khoán và dán mắt vào cái xanh xanh đỏ đỏ.
Nhiều công ty lớn hàng năm luôn offer các vị trí cho broker tập sự như SSI,
HSC, ....
Đây là con đường khó nhất cho các bạn tài chính. Hiện nay các cty tuyển tùm lum
không chỉ các sv tài chính mà đầy đủ các thành phần khác. Các bạn tài chính nên đi
học ké các lớp của Toán thống kê nếu muốn thành công trong con đường này
YÊU CẦU:
Học tốt các môn như NLKT, QTTC, TCDN, PTTC, TCQT, PTKT, KTTC
không chuyên
Liên tục đọc báo và các nghiên cứu về quản trị doanh nghiệp; đọc báo chí mỗi
ngày để nắm được thông tin về các ngành nghề, xu hướng biến động,…
Tạo một timeline nghiên cứu các sự kiện đã xảy ra
CON ĐƯỜNG 5: QUỸ ĐẦU TƯ (khoảng 5%)
Con đường này có thể theo lộ trình: Tốt nghiệp -> Kiểm toán, Kế toán 3-4 năm ->
(CFO) -> Quỹ đầu tư
Làm trong các quỹ đầu tư lớn. Có rất nhiều mảng như M&A, điều hành cty được
M&A, đầu tư chứng khoán,...
CÁC KỸ NĂNG CẦN CÓ CỦA NGÀNH TÀI CHÍNH
Ngành tài chính ngoài những kiến thức từ các môn trên, sinh viên trong ngành này
nên trang bị cho mình những bộ đồ nghề sau đây để hành hiệp trên con đường
chông gai:
+ Mindset rộng. Mindset của sinh viên tài chính nằm ở những trải nghiệm của họ.
Hãy đọc và thống kê lại các kiến thức mình đã học theo từng mảng một: cổ phiếu,
IPO, các chỉ số tài chính, thanh khoản,...... sau đó sưu tầm mọi tin tức về các khía
cạnh này. Hãy biến nó thành một thói quen nghiêm túc hàng ngày. Đối với một
người làm tài chính, không phải là kỹ năng mà chính là mindset sẽ quyết định một
người làm tốt hay không. Mindset của người làm tài chính sẽ giúp họ ra các quyết
định tài chính đúng đắn. Sử dụng các công cụ xử lý dữ liệu như Excel, Access để
thống kê và lưu lại các bài báo mà mình đã đọc.
+ Kỹ năng xử lý số liệu: Môt người làm tài chính tốt là người có thể xử lý số liệu
cực kỳ tốt! Một người làm tài chính phải kết hợp tất cả data từ mọi nguồn đa dạng
mà họ có; tổng hợp nó để tạo thành các mối liên kết; phản ánh nó một cách trực
quan sinh động để báo cáo cho các cấp trên để ra quyết định một cách đúng đắn.
Bắt đầu từ công cụ xử lý dữ liệu đơn giản nhất: Excel; sinh viên không nhất thiệt
học những hàm như cấp 3 nữa mà đi thẳng lên học các cách thức tổng hợp và xử lý
data nhanh, gọn, hiệu quả với các hàm căn bản. Học các cách chẻ, tách, bào, lọc,....
các loại data khác nhau. Sinh viên sẽ nhận thấy những đặc điểm bị hạn chế của
Excel và tiến dần lên các công cụ để xử lý những dữ liệu lớn như SQL, Access,..
và còn để chia sẻ nội bộ dễ dàng ... dĩ nhiên cũng sẽ dựa trên các nền tảng Excel
+ Kỹ năng giao tiếp và đọc vị người khác: Các sinh viên tài chính nên bước ra thế
giới bên ngoài ngày càng nhiều, tiếp xúc với các bên khác nhau để luyện tập sự tự
tin, năng động, khả năng giao tiếp, truyền đạt,...đồng thời đọc được những kỳ vọng
của người khác với bản thân từ đó tạo ra những cuộc trò chuyện thú vị,hướng về
mục đích của mình

You might also like