You are on page 1of 4

Họ và tên:………………………………………….Ngày sinh: .........................................................

Lớp: ………………………………….Mã sinh viên: .........................................................................


Nhóm thực hành: ………………..Email liên hệ:..............................................................................

KIỂM TRA GIỮA KỲ HỌC PHẦN HOÁ HỌC


Phần: Hoá Đại cương và Vô cơ – Thời gian: 50 phút
Câu 1: Hệ sinh công và toả nhiệt, có?
A. Q < 0 và A > 0. B. Q > 0 và A > 0.
C. Q < 0 và A < 0. D. Q > 0 và A < 0.
Câu 2: Gọi nhiệt độ đông đặc của dung dịch loãng chất tan không bay hơi là Tđ, dd, của dung môi
nguyên chất là Tđ, dm, khi đó:
A. Tđ, dd > Tđ, dm B. Tđ, dd < Tđ, dm
C. Tđ, dd = Tđ, dm D. Không dự đoán được
Câu 3: Dung dịch có: nồng độ các tiểu phân chất tan thấp hơn dịch tế bào, áp suất thẩm thấu nội bào
lớn hơn, nước bị kéo vào trong tế bào, tế bào đặt trong dung dịch bị phồng vỡ ra. Dung dịch như vậy
gọi là dung dịch gì?
A. Dung dịch đẳng trương B. Dung dịch nhược trương
C. Dung dịch ưu trương D. Dung dịch đệm
Câu 4: Chọn phát biểu đúng về nhiệt tạo thành (nhiệt sinh) ?
A. Nhiệt tạo thành của một hợp chất là hiệu ứng nhiệt của phản ứng tạo thành chất đó.
B. Nhiệt tạo thành của một hợp chất là hiệu ứng nhiệt của phản ứng tạo thành 1 mol chất đó.
C. Nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của một hợp chất là hiệu ứng nhiệt của phản ứng tạo thành 1 mol chất
đó ở điều kiện tiêu chuẩn.
D. Nhiệt tạo thành tiêu chuẩn của một hợp chất là hiệu ứng nhiệt của phản ứng tạo thành 1 mol chất
đó từ các đơn chất ứng với trạng thái tự do bền vững nhất ở điều kiện tiêu chuẩn.
Câu 5: Từ hai phản ứng: 1. A + B → C + D; ΔH1 và 2. E + F → C + D; ΔH2
Thiết lập công thức tính ΔH3 của phản ứng: A + B → E + F
A. ΔH3 = ΔH1 – ΔH2 B. ΔH3 = ΔH1 + ΔH2
C. ΔH3 = ΔH2 – ΔH1 D. ΔH3 = - ΔH1 – ΔH2
Câu 6: Thể tích dung dịch NaOH 0,1N cần để phản ứng hết với 10 mL dung dịch HCl 0,2 N là?
A. 20 B. 10
C. 15 D. 5
o
Câu 7: Tính nhiệt đốt cháy tiêu chuẩn ở 25 C của metan, biết:
CH4 (k) + 2O2 (k) → CO2 (k) + 2H2O (ℓ)
o
ΔH s,298 (kJ/mol): - 74,85 0 - 393,51 - 285,84
A. – 604,5 kJ/mol B. + 604,5 kJ/mol
C. – 890,34 kJ/mol D. + 890,34 kJ/mol
Câu 8: Cho phản ứng: H2 (k) + Cl2 (k)  2HCl (k). Nếu tăng áp suất hệ, cân bằng phản ứng thay đổi
như thế nào?
A. Dịch chuyển theo chiều thuận B. Dịch chuyển theo chiều nghịch
C. Không thay đổi D. Không thể dự đoán
Câu 9: Enzym xanthin oxydase có chứa nguyên tố kim loại X có tác dụng điều hoà lượng acid uric -
chất chống oxy hoá loại bỏ gốc tự do có hại cho cơ thể. X tăng hiệu lực của vitamin E và chuyển các
hợp chất độc hại của lưu huỳnh thành không sulfat không độc? X là nguyên tố nào?
A. Mn B. Mo
C. Mg. D. Co.
Câu 10: Cho dữ kiện: 2NO2 (k) → N2O4 (k)
∆H0S, 298 (kJ/mol) 33,85 9,66
0 -1 -1
S 298 (J.mol .K ) 240,5 304,3
Cho biết phát biểu nào dưới đây là đúng?
A. ∆G0298 = 5,383kJ, phản ứng tự diễn ra theo chiều nghịch.
B. ∆G0298 = 5,383kJ, phản ứng tự diễn ra theo chiều thuận.
C. ∆G0298 = - 5,383kJ, phản ứng tự diễn ra theo chiều nghịch.
D. ∆G0298 = - 5,383kJ, phản ứng tự diễn ra theo chiều thuận.
Câu 11: Cho phản ứng A + B → sản phẩm. Bậc riêng phần của A là 1, của B là 1. Bậc của phản ứng
là?
A. 0. B. 2
C. 1 D. 3
Câu 12: Viết biểu thức vận tốc của phản ứng: I2 (k) + H2 (k) → 2HI (k). Khi tiến hành thí nghiệm
động học, thu được kết quả:
- Tăng gấp đôi [H2], giữ nguyên [I2], vận tốc tăng gấp đôi.
- Tăng gấp ba [I2], giữ nguyên [H2], vận tốc tăng gấp ba.
A. v = k[H2]2[I2] B. v = k[H2][I2]
2 2
C. v = k[H2] [I2] D. v = k[H2]3[I2]2
Câu 13: Tính ΔSo (J/K) ở 25oC của phản ứng: SO2 (k) + ½ O2 (k) → SO3 (k)
So298 (J/mol.K): 248 205 257
A. + 196 B. – 196
C. + 93,5 D. – 93,5
o
Câu 14: Ở 150 C, một phản ứng kết thúc trong 16 phút. Tính thời gian phản ứng kết thúc ở nhiệt độ
80 oC. Biết hệ số nhiệt độ của vận tốc phản ứng  = 2,5.
A. 97 giờ B. 976 giờ
C. 16 giờ D. 163 giờ
Câu 15: Cho phản ứng: CaCO3 (r)  CaO (r) + CO2 (k). Biểu thức liên hệ giữa Kp và Kc của phản
ứng trên là gì?
A. Kp = Kc(RT) B. Kp = Kc(RT)-1
C. Kp = Kc D. Kp = Kc(RT)-2
Câu 16: Chất xúc tác làm tăng tốc độ phản ứng bằng cách nào?
A. Làm cho ΔG của phản ứng âm hơn B. Giảm năng lượng hoạt hóa của phản ứng
C. Tăng vận tốc chuyển động của các tiểu phân D. Làm cho ΔG của phản ứng đổi dấu
Câu 17: Xác định pH của hệ đệm thu được khi trộn 9 ml CH3COOH 0,5 M với 2 ml CH3COONa
0,5 M. Biết pKa = 4,74.
A. 4,62 B. 4,74
C. 4,09 D. 5,39
Câu 18: Chọn phát biểu đúng: Cho phản ứng: N2  k   3H2  k  2NH3  k  H  0 Để thu được
nhiều NH3 ta nên:
A. Dùng áp suất cao, nhiệt độ cao. B. Dùng áp suất thấp, nhiệt độ cao.
C. Dùng áp suất cao, nhiệt độ tương đối thấp D. Dùng áp suất thấp, nhiệt độ thấp.
Câu 19: Khái niệm nồng độ mol là?
A. Số mol chất tan có trong 1 lít dung dịch
B. Số gam chất tan có trong 100 gam dung dịch
C. Số đương lượng gam chất tan có trong 1 lít dung dịch
D. Số đương lượng gam chất tan có trong 100 gam dung dịch
Câu 20: Cho 120 ml dung dịch NaOH 0,1M, có khối lượng riêng 1,05 gam/mL. Nồng độ phần trăm
C% của dung dịch NaOH là?
A. 0,83 % B. 1,38 %
C. 0,90 % D. 0,38 %
Câu 21: Một phản ứng bậc nhất có chu kỳ bán hủy là 45 phút 30 giây. Xác định hằng số tốc độ của
phản ứng trên.
A. 2,54.10-4 s-1 B. 3,66.10-4 s-1
C. 1,89.10-3 s-1 D. 1,78.10-2 s-1
Câu 22: Đương lượng của H3PO4 trong phản ứng: H3PO4 + 2NaOH → Na2HPO4 + H2O là?
A. 98/1 B. 98/2
C. 98/3 D. 98/5
Câu 23: Sử dụng dung dịch X đẳng trương với địch cơ thể để tiêm truyền tĩnh mạch, cung cấp bổ
sung nước và chất điện giải trong các trường hợp da chảy, sốt cao, sau phẫu thuật, mất máu... Dung
dịch X còn dùng để tưới, rửa mô bị tổn thương, thuốc nhỏ mắt. X là chất nào:
A. NaCl. B. NaHCO3
C. KCl D. CaCO3
Câu 24: Đương lượng của Fe trong phản ứng 4Fe + 3O2 → 2Fe2O3 là?
A. 21,0 B. 56,0
C. 18,7 D. 28,0
Câu 25: Trong quá trình sôi của dung dịch loãng chứa chất tan không bay hơi, nhiệt độ sôi của dung
dịch:
A. Không đổi B. Giảm xuống
C. Tăng dần D. Lúc tăng lúc giảm
Câu 26: Chọn phát biểu đúng: Cho 3 dung dịch mỗi dung dịch chứa 10 g một chất tan không điện li
C6H12O6, C12 H22O11, C3H8O3 trong 1000 g nước. Độ hạ nhiệt độ đông đặc của các dung dịch nói
trên được xếp theo thứ tự tăng dần như sau:
A. C6H12O6 < C12H22O11 < C3H8O3 B. C6H12O6 < C3H8O3 < C12H22011
C. C12H22O11 < C6H12O6 < C3H8O3 D. C3H8O3 < C6H12O6 < C12H22O11
Câu 27: pH của dung dịch HCl 0,001M là bao nhiêu?
A. 11 B. 3
C. 12 D. 2
Câu 28: Dung dịch nước chứa chất tan nào có pH > 7?
A. FeCl3 B. Na2CO3
C. CH3COONH4 D. HCl
Câu 29: Theo thuyết Bronsted trong các hợp chất sau hợp chất nào có tính lưỡng tính?
A. NH4+ B. HCO3-
C. NH3 D. C2H5NH2
Câu 30: Biết hằng số phân ly base cuar NH4OH là Kb = 10-4,75, pH của dung dịch NH4OH 0,01M là?
A. 3,38 B. 4.75
C. 10,63 D. 9.25
Câu 31: Trong các hợp chất sau, hợp chất nào không được dùng làm thuốc kháng acid?
A. MgO. B. CaCO3.
C. Al(OH)3. D. PbO
Câu 32: Biến thiên enthalpy của phản ứng nào là enthalpy đốt cháy của carbon?
A. C (r) + O2 (k) → CO2 (k) B. C (r) + ½ O2 (k) → CO (k)
C. CO (r) + ½ O2 (k) → CO2 (k) D. C (k) + 2H2 (k) → CH4 (k)
2
Câu 33: Phức Cu  C4H4O6 2  có thể được dùng để
A. Định lượng glucose trong nước tiểu B. Định lượng tinh bột trong nước tiểu
C. Định lượng amonia (NH4 ) trong nước tiểu D. Định lượng Na+ trong nước tiểu
+

Câu 34: Từ việc khảo sát hằng số tốc độ một phản ứng phân hủy thuốc (bậc 1), có thể xác định
được:
A. Thời hạn sử dụng thuốc B. Thời gian bán hủy của hoạt chất trong thuốc
C. Kế hoạch phân phối và bảo quản thuốc D. Tất cả đều đúng.
Câu 35: Tính áp suất hơi bão hòa của dung dịch (P) chứa 0,08 mol chất tan không điện ly trong
100g H2O, ở nhiệt độ 25oC? Biết áp suất hơi bão hòa của nước nguyên chất Po = 23,76 mmHg
A. 22,6 mmHg B. 0,34 mmHg
C. 23,4 mmHg D. 19,0 mmHg
Câu 36: Trong lĩnh vực Y - Dược hai hợp chất của magnesi thường được ứng dụng để làm tá dược
trơn là?
A. Magnesi silicat và magnesi oxyd B. Magnesi silicat và magnesi stearat
C. Magnesi hydroxyd và magnesi stearat D. Magnesi hydroxyd và magnesi oxyd
Câu 37: Chọn phát biểu đúng: Cho biết tích số tan của Ag2CrO4 ở nhiệt độ thường là 2.10-12. Vậy độ
tan của nó là:
A. 7,9.10-3 M B. 0,79.10-3 M
C. 7,9.10-5 M D. 0,79.10-5 M
Câu 38: Tiến hành phản ứng thuận nghịch trong bình kín có dung tích 1 lít.
CO k   Cl2 k  COCl2 k 
Ở nhiệt độ không đổi 1000 nồng độ cân bằng của các chất là : [CO] = 0,02M ; [Cl2] = 0,01M;
[COCl2] = 0,04M. Xác định hằng số cân bằng Kc ?
A. 100 B. 50
C. 200 D. 0,01
Câu 39: Chất thường được sử dụng làm chất bảo vệ da, chống nắng, thành phần thông dụng trong
các loại cream và sữa bôi xoa ngoài da do có khả năng che phủ mạnh của một màu trắng với chỉ số
khúc xạ cao là:
A. TiO2 B. ZnO
C. ZnO và TiO2 D. MgO.
Câu 40: Áp suất thẩm thấu của dung dịch D-glucose 5%, d=1,05 g/L ở 250C là?
A. 3,73 atn B. 7,73 atm
C. 7,13 atm D. 7,37 atm

HẾT
Lưu ý: Sinh viên không được sử dụng tài liệu, GV coi thi không giải thích gì thêm.

ĐÁP ÁN LỰA CHỌN


1. 2. 3. 4. 5. 6. 7. 8. 9. 10.

11. 12. 13. 14. 15. 16. 17. 18. 19. 20.

21. 22. 23. 24. 25. 26. 27. 28. 29. 30.

31. 32. 33. 34. 35. 36. 37. 38. 39. 40.

You might also like