You are on page 1of 4

ĐỀ THI HOÁ ĐẠI CƯƠNG 14-3-2021

(Nguồn ĐHCNHN)

Câu 1: Cho các phần tử: CCl4, NH4+, SO42-, NH3. Các phần tử nào sau đây có cấu trúc tứ
diện giống nhau?
A. CCl4, NH4+, SO42-
B. CCl4, SO42-
C. CCl4, NH4+
D. CCl4, NH3
Câu 2: Nguyên tố R thuộc chu kì 3, nhóm V có cấu hình electron tương ứng:
A. 1s2 2s2 2p3
B. [Ne] 3s2 3p2
C. [Ne] 3s2 3p3
D. 1s2 2s2 2p6 3s2 3d3
Câu 3: Nhiệt độ sôi của dung dịch loãng chất tan không bay hơi là t0s, dd; của dung môi
nguyên chất là t0s, dm. Câu trả lời nào sau đây đúng?
A. t0s, dd = t0s, dm
B. t0s, dd > t0s, dm
C. t0s, dd < t0s, dm
D. Không dự đoán được
Câu 4: Các nguyên tử sau đây thuộc cùng một nguyên tố hoá học. Chọn đáp án đúng?
A. 147 A, 168 B
15
B. 7 A, 22
10 B
17
C. 8 A, 168 B
D. A, 22
16
8 11 B
Câu 5: Cho 0,253 gam Mg phản ứng hoàn toàn với oxi thu được 0,420 gam MgO. Đương
lượng của Mg là:
A. 12
B. 11,15
C. 12,12
D. 12,5
Câu 6: Biết hệ số nhiệt độ của phản ứng bằng 2. Vận tốc phản ứng tăng lên bao nhiêu lần
khi tăng nhiệt độ từ 0oC lên 300oC?
A. 320
B. 230
C. 23
D. 2300
Câu 7: Ở 0oC và áp suất p = 1atm độ phân ly của N2O4 thành NO2 là 11%. Quá trình trên có
giá trị Kp là:
A. 0,069
B. 0,075
C. 0,014
D. 0,049
Câu 8: Trong các chất CO2, H2O, BeCl2, C2H2, nguyên tử trung tâm của phân tử nào ở trạng
thái lai hoá sp?
A. CO2, H2O, BeCl2
B. H2O, BeCl2, C2H2
C. CO2, BeCl2, C2H2
D. CO2, H2O, C2H2

Strangerhoahoc@gmail.com
Câu 9: Cho phản ứng H2O2 (l) → H2O (l) + ½ O2 (k) ∆H0298 = -98,2 kJ. Phát biểu nào sau
đây đúng?
A. ∆So < 0; ∆G° < 0, phản ứng tự xảy ra ở nhiệt độ thường
B. ∆So < 0; ∆G° > 0, phản ứng không tự xảy ra ở nhiệt độ thường
C. ∆So > 0; ∆Go > 0, phản ứng không tự nhiệt độ thường
D. ∆So > 0; ∆G° < 0, phản ứng tự xảy ra ở xảy ra ở nhiệt độ thường
Câu 10: Hằng số tốc độ của một phản ứng bậc nhất: A + B -->C là 2.10-2 s-1 ở 288K và 0,38
s-1 ở 325K. Năng lượng hoạt hóa của phản ứng và thời gian để phản ứng hoàn thành dược
50% ở 303K là:
A. 61,928 kJ/mol và 8,460 s
B. 65,326 kJ/mol và 8,460 s
C. 61,928 kJ/mol và 9,625 s
D. 60, 235 kJ/mol và 9,625 s
Câu 11: Ở cùng nhiệt độ, trong dung dịch loãng của chất tan không điện li, không bay hơi,
nếu kí hiệu P là áp suất của dung môi trên dung dịch và Po là áp suất của dung môi nguyên
chất, ta luôn có:
A. Po = P
B. Po > P hoặc Po < P
C. Po > P
D. Po < P
Câu 12: Phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Nồng độ phần trăm cho biết số gam chất tan trong 100g dung dịch.
B. Nồng độ molan cho biết số mol chất tan có trong 1000g dung dịch.
C. Nồng độ đương lượng gam cho biết số đương lượng gam chất có trong 1 lít dung dịch.
D. Dung dịch là hệ một pha nhiều cấu tử mà thành phần của nó có thể biến đối trong một
giới hạn nhất định.
Câu 13: Kim loại đồng (29Cu) có cấu hình electron bến nhất là (cho biết 18Ar):
A. (Ar) 3d5 4s2 4p3
B. (Ar) 3d10 4s1
C. (Ar) 3d8 4s2 4p1
D. (Ar) 3d9 4s1
Câu 14: Phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Entropi (S) là hàm trạng thái.
B. Nội năng (U) và entanpi (H) là hai hàm trang thái.
C. Thế đẳng áp (G) là hàm trang thái
D. Nhiệt (Q) và công (A) là hai hàm trạng thái.
Câu 15: Cho phản tmg sau, ở 25°C: Pb + 2Cr3+ ↔ Pb2+ + 2Cr2+. Biết nồng độ của Pb2+, Cr2+
đều bằng 1M và Cr3+ bằng 0,01M; o Pb2 /Pb  0,126V và o Cr3 /C r 2  0,41V . Kết luận
nào sau đây là đúng?
A. E= +0,156 V, phản ứng xảy ra theo chiều thuận
B. E= - 0,402V, phản ứng xảy ra theo chiều nghịch
C. E= - 0,156 V. phản ứng xảy ra theo chiều nghịch
D. E= +0,402 V, phản ứng xảy ra theo chiều thuận
Câu 16: Một nguyên tổ X (Z = 16). X có những hoá trị nào?
A. 4, 6
B. 2, 6
C. 2, 4
D. 2, 4, 6

Strangerhoahoc@gmail.com
Câu 17: Cho phản ứmg 2SO2 + O2 = 2SO3 ∆Ho = -46,88 kcal. Nhiệt đẳng tích (AU) của
phản ứng ở 25°C là:
A. - 46,29 kcal B. - 43,9 kcal
C. - 23,145 kcal/mol
D. 21,95 kcal/mol
Câu 18: Góc liên kết trong phân từ BF3 là:
A. 90° B. 109o28'
o
C. 120 D. 180o
Câu 19: Phương trình phản ứng hóa học xảy ra giữa ion peoxidisunfat với iodua trong dung
dịch là như sau: S2O82- (dd) + 3I- (dd) → 2SO42- (dd) +I2 (dd). Với các dữ kiện thực nghiệm
dưới đây:
Thí nghiệm Nồng độ S2O82- Nồng độ I- (mol/l) Tốc độ đầu (mol/l/s)
1 0,080 0,034 2,2.10-4
2 0,080 0,017 1,2.10-4
3 0,160 0,017 2,2.10-4
Phát biểu nào dưới đây là phù hợp với kết quả trên:
A. Bậc động học tổng quát của phản ứng là 2 và hằng số tốc độ là k = 8,08.10-2 (M-1s-1).
B. Bậc động học tổng quát của phản ứng 2 và hằng số tốc độ là k = 8,08.10-3 (M-1s-1).
C. Bậc động học tổng quát của phản ứng là 3 và hằng số tốc độ là k = 8,08.10-2 (M-1s-1).
D. Bậc động học tổng quát của phần ứng là 3 và hằng số tốc độ là k = 8,08.10-4 (M-1s-1).
Câu 20: Paladi (46Pd) có cấu hình electron bến nhất là (cho biết 36Kr):
A. (Kr) 4d9 5s1
B. (Kr) 3d1 5s2 2p3
C. (Kr) 4d7 5s2 5p1
D. (Kr) 4d8 5s2
Câu 21: Số e tối đa ở lớp thứ n là:
A. 2n B. n
C. 2n2 D. n2
Câu 22: Theo phương pháp MO, bạc liên kết trong phân tử nào lớn nhất?
A. O2+
B. O2
C. O22-
D. O2-
Câu 23: Nồng độ mol, đương lượng, molan và phần mol của dung dịch HCl 36 % (d =
1,18g / ml) lần lượt là:
A. 11.64 (M), 23,28 (N), 30,82 (m); 0,217
B. 11,64 (M), 11,64 (N), 15,41 (m); 0,217
C. 5,82 (M), 23,28 (N), 30,82 (m); 0,109
D. 5,82 (M), 11,64 (N), 15,41 (m); 0,109
Câu 24: Trong sơ đồ pin điện, kí hiệu || biểu thị:
A. Hai dung dịch điện li tiếp xúc nhau
B. Là vách ngăn hoặc cầu muối
C. Hai dung dịch điện li không tiếp xúc nhau
D. Không có sự khuếch tán giữa các dung dịch chất điện li
Câu 25: Cho các hợp chất: nước, o-nitrophenol, p-nitrophenol và andehit salixylic. Cặp chất
nào dưới đây tạo được liên kết hidro nội phân tử?
A. Nước và p-nitrophenol
B. o-nitro phenol và andehit salixylic
C. Nước, andehit salixylic
D. o-nitrophenol và p-nitrophenol

Strangerhoahoc@gmail.com
Câu 26: Một phản ứng hóa học có hệ số nhiệt độ của vận tốc phản ứng là 2,5. Nếu tăng
nhiệt độ của phản ứng từ 323K lên 348K thì vận tốc của phản ứng sẽ tăng lên:
A. 9 lần
B. 9,88 lần
C. 10 lần
D. 9,8 lần
Câu 27: Electron cuối cùng điền vào cấu hình electron của nguyên tử R có bộ bốn số lượng
tử là giá trị m, được xếp tăng dần) ; n = 3,1 = 2, m = 0, m, = -1/2. Vậy nguyên tố R có số
hiệu nguyên tử Z là:
A. Z = 28
B. Z = 24
C. Z = 26
D. Z = 30
Câu 28: Nguyên tử là gì?
A. Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của vật chất không phân chia trong các phản ứng hạt
nhân.
B. Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của vật không phân chia trong phản ứng hoá học thông
thường
C. Nguyên tử là phần tử nhỏ nhất của vật
D. Nguyên tử là phần vật chất được phân chất được chia nhỏ đến một giới hạn tuỳ thuộc
trình độ kĩ thuật.
Câu 29: Cho 3 dung dịch mỗi dung dịch chứa 10 g một chất tan không điện ly C6H12O6,
C12H22O11, C3H8O3, trong 1 lít nước, áp suất thẩm thấu của các dung dịch trên được sắp xếp
theo thứ tự tăng dần như sau:
A. π(C6H12O6) < π(C12H22O11) < π(C3H8O3)
B. π(C6H12O6) < π(C3H8O3) < π(C12H22O11)
C. π(C3H8O3) < π(C6H12O6) < π(C12H22O11)
D. π(C12H22O11) π(C6H12O6) < < π(C3H8O3)
Câu 30: Cho phản ứng: N2 + 3H2 → NH3 ∆Ho = - 92 (kJ) Khi tăng áp suất thì cân bằng
chuyển dịch theo chiều nào?
A. Chiểu nghịch
B. Chiều thuận
C. Không xác định được
D. Không chuyển dịch
Câu 31: Phản ứng phân hủy phóng xạ của một đồng vị là bậc nhất và có chu kì bán hủy t1/2
= 15 phút. Vậy, thời gian cần thiết để phân hủy hết 80 % đồng vị đó là:
A. 1 giờ 3 phút
B. 3 phút 24 giây
C. 34 phút 50 giây
D. 3 giờ 4 phút
Câu 32: Năng lượng ion hóa của một nguyên tố là:
A. Năng lượng giải phóng khí nguyên tử.
B. Năng lượng cần để tách e từ nguyên tử của nguyên tố
C. Năng lượng giải phóng bởi nguyên tố nhận thêm electron khi tạo liên kết ion
D. Năng lượng cung cấp để nguyên tử của nguyên tố nhận thêm electron
Câu 33: Cho 4 hợp chất CH3COOH, CH3CHO, C2H5OH, CH3OH. Nhiệt độ sôi của chúng
được sắp xếp theo nhiều tăng dần theo dãy:
A. CH3COOH, C2H5OH, CH3CHO, CH3OH
B. CH3COOH, CH3CHO, CH3OH, C2H5OH
C. C2H5OH,CH3COOH, CH3CHO, CH3OH
D. CH3CHO, CH3OH, C2H5OH, CH3COOH.
Strangerhoahoc@gmail.com

You might also like