You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP.

HỒ CHÍ MINH
KHOA LUẬT DÂN SỰ

BUỔI THẢO LUẬN THỨ NHẤT

Đề tài: PHÂN TÍCH TÂM LÝ NHÂN VẬT

Bộ môn: Tâm Lý Học


Giảng viên: Phạm Văn Dinh

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 3 năm 2021


1. Tâm lý học là gì ?
 Tâm lý học là một ngành khoa học nghiên cứu về tất cả các
hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền và
điều hành mọi hoạt động của con người. Nó nghiên cứu sự nảy
sinh, quá trình hình thành và phát triển cũng như cơ chế hình thành
của các hiện tượng tâm lý
 Có thể bạn chưa biết ????
Trong một thời gian khá dài, tâm lý học được phát triển ngay
trong lòng Triết học. Thuật ngữ “tâm lý học” đã xuất hiện từ cuối thế
kỷ XVI và trở thành thuật ngữ thông dụng vào cuối thế kỷ XVIII.
Ngay từ thời kỳ cổ đại cho đến ngày nay, trong tâm lý học đã diễn ra
những cuộc đấu tranh gay gắt mang tính giai cấp giữa chủ nghĩa duy
tâm và chủ nghĩa duy vật. Trong đó quan điểm duy tâm cho rằng tâm
lý có bản chất đặc biệt, tồn tại tách rời vật chất, các hoạt động tâm lý
diễn ra theo một cách riêng biệt và không phụ thuộc vào bộ não.
Ngược lại, quan điểm duy vật là cho rằng tâm lý là sản phẩm đặc biệt
của dạng vật chất có tổ chức cao là bộ não, nó thể hiện khả năng phản
ánh thế giới khách quan khi có sự tác động qua lại giữa con người và
môi trường xung quanh. Đây là quá trình phản ánh mang tính tích
cực, không một chút thụ động, không mang tính bản chất như luận
giải của chủ nghĩa duy tâm
2. Các phương pháp nghiên cứu tâm lý học:
Phương pháp quan sát trong tâm lý học: Là phương pháp mà
nhà nghiên cứu sử dụng các cơ quan cảm giác nhằm tri giác sự
biểu hiện ra ngoài một cách thường xuyên các đặc điểm tâm lý
bên trong của đối tượng để thu thập thông tinh cần thiết phục
vụ cho mục đích nghiên cứu.
- Các nguyên tắc phương pháp luận của tâm lý học:
 Nguyên tắc khách quan: Vì tâm lý là cái bên trrong, được bộc lộ
ra bên ngoài bằng những hành vi cụ thể. Do đó nó thể hiện ra bên
ngoài như thế nào thì phải nghiên cứu từ sự biểu hiện tự nhiên
ấy, người nghiên cứu không được áp đặt suy nghĩa chủ quan của
mình vào quá trình nghiên cứu
 Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng: Tâm lý định
hướng, điều khiển, điều chỉnh hoạt động, hành vi của con người
tác động trở lại thế giới khách quan. Do vậy, bất kỳ một sự biểu
hiện tâm lý nào của con người cũng có nguyên nhân từ hiện thực
khách quan, trước hết là từ xã hội
 Nguyên tắc thống nhất tâm lý, ý thức, nhân cách với hoạt động
 Nguyên tắc về mối liên hệ phổ biến: Các hiện tượng tâm lý trong
cùng một chủ thể luôn có sự tương tác qua lại lẫn nhau. Do đó
phải nghiên cứu các hiện tượng tâm lý trong mối liên hệ với
chúng với nhau và trong mối liên hệ với các hiện tượng khác
 Nguyên tắc về sự phát triển: Tâm lý luôn luôn vận động và phát
triển không ngừng. Vì vậy, người nghiên cứu cần phải nghiên
cứu tâm lý trong sự vận động của nó, qua những diễn biến cũng
như qua sản phẩm của hoạt động
 Nguyên tắc cụ thể: Phải nghiên cứu các hiện tượng tâm lý ở một
con người cụ thể, trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể chứ
không thể nghiên cứu tâm lý một cách chung chung, ở một con
người trừu tượng hay một cộng đồng trừu tượng.
3. Nghiên cứu đề tài trong một đoạn clip
Trong quá trình nghiên cứu tâm lý nhân vật trong đoạn
clip, chúng tôi đã đáp ứng đầy đủ các nguyên tắc phương pháp
luận vô cùng khắc khe của tâm lý học. Với mong muốn phân
tích sâu sắc, kỹ càng những biến đổi trong tâm lý nhân vật,
chúng tôi chọn phương pháp nghiên cứu là Quan sát – cơ sở của
rất nhiều phương pháp khác mà lại tương đối đơn giản, dễ sử
dụng.
Sơ lược về phương pháp Quan sát: Quan sát là quá trình tri
giác có chủ định nhằm xác định các đặc điểm của đối tượng qua
những biểu hiện như hành động, cử chỉ, điệu bộ, lời nói... Đó là
phương pháp mà người nghiên cứu sử dụng các cơ quan cảm
giác của mình để nhận biết sự biểu hiện ra bên ngoài một cách
thường xuyên các đặc điểm bên trong của đối tượng, thông qua
đó người nghiên cứu đưa ra nhận đinh, đánh giá, phán đoán
của mình
Tóm tắt trích đoạn:
Xuất hiện trong đoạn clip là người đàn ông tên Quốc đã có vợ,
nhưng lại ngoại tình với người phụ nữ tên Vi thì bị em vợ bắt gặp anh
ta đang chở Vi ra ngoài mua đồ
Khi Quốc thấy Thư từ cửa hàng đi ra thì đã hốt hoảng quay
ngược lại ô tô sợ Thư phát hiện.
Thư bắt gặp anh rể cũng Vi đã vô cùng bình tĩnh, quan sát ô tô
và dùng điện thoại gọi điện cho Quốc để chắc chắn những gì mình
thấy. Thư tỏ ra thái độ khinh miệt bằng ánh mắt “liếc xéo” rồi rời đi
Trái ngược với sự lo sợ của Quốc thì Vi lại càng muốn Thưu
biết cô là tình nhân của Quốc, vì thế cô ta đưa ra lời giải thích qua loa
khi Thư quay ngược trở lại bắt tại trận. Không chỉ vậy, cô ta còn giả
vờ để quên đồ lót để khiêu khích vợ Quốc là Huệ
Có thể thấy, Thư đã vô cùng lý trí đưa ra các câu nói sắc bén để
dằn mặt anh rể và người tình
Mặt khác, nhân vật Huệ lại được tác giả xây dựng hình tượng
mang vẻ đượm buồn, cam chịu, không mạnh mẽ, đanh thép như em
gái . Đỉnh điểm của nỗi đau ấy là lúc Huệ khóc và gào lên “Chị mệt
lắm rồi” – Một câu nói chất chứa những tủi nhục, đau đớn mà người
phụ nữ khắc khổ ấy phải chịu. Khi bị Thư truy hỏi và yêu cầu xử lý
người thứ ba, câu nói ấy bật ra như giải tỏa hết bao uất nghẹn mà Huệ
đã chất chứa trong lòng bấy lâu nay
3.1 Tâm lý nhân vật Thư trong xuyên suốt đoạn clip
- 0:11 – Thư nhìn thấy chiếc xe quen thuộc. Chân mày nhíu lại,
mắt mở to, khom người xuống nhìn qua lại hai bên đường. Hành
vi thể hiện rõ việc Thư muốn sang bên đường và chào anh rể.
Đây là một thói quen truyền thống của người Việt Nam.
- 0:22 - Sau khi sang bên kia đường, Thư liên tục gọi tên anh rể là
Quốc. Gương mặt ghé vào cửa xe, sau đó lại ngước lên khi xác
nhận trong xe không có người. Cô nói: “Xe đây, mà người
đâu?” Chân mày lần nữa nhíu lại, ánh mặt hiện rõ nét hoang
mang. Cô liên tục nhìn xung quanh để tìm người và lấy điện
thoại trong túi xách gọi điện thoại.
- 0:43 – Gương mặt Thư lần nữa nhíu mày lại vì cô nghe thấy
tiếng chuông điện thoại từ trong xe. Cô ghé sát tai vào xe hơn để
chứng minh suy nghĩ của mình là đúng.
- 0:48 – Thư lần nữa nhìn vào bên trong để xem xét lần nữa.
Nhưng cô càng nheo mắt lại phát hiện có người trên xe.
- 1:02 – Cô đảo mắt và vén tóc sang một bên. Lúc này cô đã hiểu
rõ sự tình hiện tại. Gương mặt hiện rõ vẻ mặt tức giận và khinh
thường. Cô quyết định vạch mặt tại trận với hai người trên xe.
- 1:57 – Thư xuất hiện với tâm thế vui vẻ, cười nói chào anh rể
của mình. Giọng nói đặc biệt thể hiện rõ vẻ châm chọc anh rể.
- 2:07 – Sau khi nhìn thấy người phụ nữ ăn mặc hở hang từ trên
xe bước xuống, Thư lập tức liếc anh rể. Ánh nhìn hiện rõ sự tức
tối và muốn nghe câu trả lời.
- 2:11 – Hiểu rõ mối quan hệ của hai người, Thư tỏ rõ vẻ khinh
thường, nhìn xuống người phụ nữ trước mặt. Con người có xu
hướng hạ tầm mắt đối với những vật thấp kém hơn.
- 2:17 – Sau khi nghe anh rể giới thiệu mình là em dâu, Thư chớp
mắt một lần, mắt hơi mở to. Cô âm thầm đánh giá người anh rể
này hóa ra còn nhớ tới việc mình có một người vợ.
- 2:23 – “Tôi chưa nói chuyện với chị.” Thư vạch rõ ranh giới
giữa mình và người phụ nữ kia. Cô lên giọng tỏ rõ thái độ không
muốn bắt chuyện với người này.
- 2:28 – Thư lần nữa trợn mắt, liếc qua anh rể mang ý định cảnh
cáo. Chân mày cô nhíu lại tức giận, lên giọng với người anh rể
và khinh thường nhìn anh ta một lượt từ trên xuống, cũng như
đối với người phụ nữ kế bên.
- 2:45 – Thư hất mặt, cau mày lên giọng dạy đời người anh rể
“Này, nếu anh thích trăng hoa ong bướm thì hôm nay về làm
đơn ly hôn luôn đi.” Cô rõ ràng đang bất bình thay cho người
chị của mình. Thái độ với người anh rể cũng không còn sự tôn
trọng.
- 2:52 – Thư nghe người phụ nữ kia lên tiếng, cô tức giận,
nghiêng đầu nhìn cô ta tỏ vẻ ẩn ý không muốn người phụ nữ xen
vào cuộc nói chuyện
- 2:58 – Nghe xong lời biện hộ của hai người kia, Thư “à” một
tiếng, ánh mắt lộ rõ ý châm chọc. Cô nhướng mày lên, vờ ngạc
nhiên rồi lại “Chậc” một tiếng rõ to. Thái độ thể hiện sự kiềm
nén sự tức giận khi thấy hai người trước mắt rõ ràng đã bị bắt
quả tang mà vẫn liên tục chối lại.
- 3:04 – Thư đặt câu hỏi “Chị có chồng chưa?” với mục đích thăm
dò. Nghe đối phương mặt dày bảo có chồng. Cô đảo mắt một
lần, tỏ rõ sự bất lực đối với cô ta.
- 3:08 – Thư hít sâu để giúp bản thân bình tĩnh. Trong lúc tức
giận, con người dễ dàng đánh mất đi lí trí. Cô lần nữa nhướng
mày, châm chọc đặt nói một câu: “Đàn ông ấy mà, giống như
một chén trà mà thôi. Đậm đà thì uống, mà nhạt nhòa thì đổ đi.”
Khi nói câu này, cô cũng đánh mắt nhìn sang người anh rể, với ý
ẩn dụ người đàn ông trong lời nói là vị anh rể kia. “Nếu mà
người thứ ba thích, thì cũng nên có liêm sỉ chờ chính thất đổ đi,
rồi hất lại.” Thư nhấn mạnh cụm từ “Người thứ ba” và nhìn
người phụ nữ kia.
- 3:26 – Sau khi hoàn thành điều cần nói, cô lên giọng mắng một
câu. Tức tối xoay người rời đi, mặc cho anh rể gọi tên.
- 3:35 – Sau khi về nhà, Thư gặp chị mình và nói mọi chuyện. Cô
nhấn mạnh ở nhiều cụm từ để thể hiện rõ sự tức giận của bản
thân khi có người xen vào cuộc hôn nhân của chị. Đồng thời
cũng lên giọng bất bình đưa ra lời khuyên cho người chị.
- 3:42 – Thư thể hiện cơn tức giận thông qua hành động đập bàn
và cũng như khiến cho người chị tập trung vào vấn đề này. Thư
nhiều lần đưa tay chỉ chỏ, chau mày lại, gương mặt tỏ rõ sự tức
giận. Cô lên giọng, không còn kiềm chế cơn tức trong người.
- 3:53 – Thư lần này không kiềm được gọi thẳng tên chị mình
“Tôi nói để bà Huệ biết nhá”. Cả cách xung hô cũng thay đổi từ
“Chị-em” cũng thay đổi sang “Tôi -bà”. Thư hiện tại đã nghiêm
túc và chỉ tay vào chị nhằm bảo rằng chính chị là người nên tức
giận và xử lí người tình nhân của chồng một bài học.
- 4:10 – Thư di chuyển đến trực diện chị mìn và nhìn thẳng vào
chị thể hiện sự nghiêm túc của cô khi nói đến người nhân tình.
Khi không nhận được câu trả lời, cô đánh lên giường một cái và
nhấn mạnh hỏi “Hả?” nhằm thu hút sự chú ý của người chị.
- 4:21 – Sau khi biết được mối quan hệ của anh rể và người phụ
nữ kia là bạn cũ, Thư khinh bỉ, than một tiếng “Ôi giời”. Gương
mặt cũng tỏ vẻ bất lực, khinh thường. Cô nhấn mạnh tên người
phụ nữ, châm chọc bảo: “Cô Vi! Bảo sao, cô Vi đến là dịch
bệnh hoành thành.”
- 4:31 – Thư lần nữa nhấn mạnh, lên giọng cứng rắn khuyên răn
chị mình càng phải ra sức xử lí người phụ nữ kia. Nắm đấm cô
vung lên biểu thị cho một hình tượng mạnh mẽ. Cô càng nhấn
mạnh từ “Chính thất” với chị của mình. Cô muốn chị gái hiểu rõ
vị thế của bản thân trong cuộc hôn nhân.
- 4:44 – Thư tỏ thái độ bất bình và tức giận đối với chị. Cô liên
tục nhấn mạnh và tấn công chị mình bằng lời lẽ đanh thép nhằm
thức tỉnh chị. Nhưng khi nghe chị bảo: “Chị mệt lắm rồi.” Thì
cô có chút sững sờ nói không nên lời.
3.2 Phân tích tâm lý nhân vật Huệ
- 3:35 - Ấn tượng đầu tiên đập vào mắt người xem chính là hình
ảnh một cô gái xinh đẹp, phúc hậu nhưng ánh mắt lại chất chứa
điều gì đó buồn rười rượi, không sáng long lanh như đôi mắt của
Thư
- 3:52 – Nghe những lời cọc cằn cau có của Thư, Huệ không nói
gì mà lại thở dài, tay thì cứ gấp quần áo, để Thư xả hết cơn giận
của mình
- 4:07 – Huệ vẫn giữ im lặng, nhưng lại mím môi, đôi mi nhắm
lại, dường như có vài giọt nước mắt chực chờ rơi ra. Thư thấy
chị mình mếu máo nên đã hạ tông giọng, nói chuyện nhẹ nhàng
hơn
- 4:19 – Huệ thút thít, thấy không thể tránh né được câu hỏi của
Thư thì đã thẳng thắn thừa nhận mình đã biết Vi
- 4:45 – Huệ nhắm mắt, nuốt nước mắt vào trong và nghẹn ngào
bảo “Thôi đừng nói nữa”, không muốn đối diện với hiện thực
mà Thư đang cố bắt Huệ phải đối mặt. Có lẽ cơn sóng ngầm
trong đáy lòng người phụ nữ ấy đang chực trào, chỉ cần một thứ
gì đó thúc đẩy thì sẽ bùng lên ngọn lửa
- 4:50 - Và cơn sóng ngầm ấy đã phá vỡ lớp phòng tuyến cuối
cùng của Huệ khi nghe thấy câu hỏi của Thư “Thế chẳng lẽ bây
giờ chị buộc nơ chồng chị để dâng cho nó à ?”. Huệ đã gào lên
một tiếng thật đau đớn “Chị mệt lắm rồi” – như một con sóng vỗ
mạnh vào bờ, tức nước thì phải vỡ bờ mà thôi. Đó chính là sự
bứt phá trong tâm lý nhân vật Huệ, khi nỗi đau bị khiêu khích,
khi những bi thương đã lấp đầy lòng tự tôn của người phụ nữ,
họ sẽ phải bùng phá nó để giải thoát cho chính mình.
4. Kết luận
Từ việc nghiên cứu tâm lý nhân vật trong đoạn clip ngắn
trên, có thể thấy nghiên cứu tâm lý con người là một công việc
vô cùng khó khăn và phức tạp, việc nghiên cứu tâm lý luôn có
vai trò rất quan trọng trong cuộc sống và trong hoạt động của
con người. Tâm lý có nguồn gốc từ thế giới khách quan, vì thế
khi nghiên cứu cũng như khi hình thành, cải tạo tâm lý người
nào đó cần phải nghiên cứu hoàn cảnh mà người đó đang sống
và hoạt động. Bên cạnh đó, tâm lý còn mang tính chủ thể, không
thể khái quát tâm lý ai đó một cách chung chung mà phải chú ý
nguyên tắc sát đối tượng, chú ý đến cái riêng biệt trong tâm lý
mỗi người. Tâm lý người là sản phẩm của hoạt động và giao tiếp
của con người trong các mối quan hệ xã hội mà ở đó, con người
với tư cách là một chủ thể của nhận thực, hoạt động, giao tiếp.
Không chỉ vậy, tâm lý của mỗi cá nhân là kết quả của quá trình
lĩnh hội, tiếp thu vốn kinh nghiệm xã hội, nề văn hóa xã hội
thông qua hoạt động và giao tiếp

You might also like