You are on page 1of 5

BÀI TẬP THỰC HÀNH MODULE 1

Bài 1. Nhà sạch thì …xinh đẹp- Tâm lý người phản ánh hiện thực khách
quan
Các nhà khoa học đã để những người làm thí nghiệm vào 3 căn buồng khác
nhau: buồng tuyệt đẹp, buồng lộn xộn, bẩn thỉu và buồng bình thường. Mỗi
nhóm người đều được cho xem bức ảnh của người không quen biết và yêu cầu
họ nhận xét về tính cách của những người đó. Kết quả như sau:
1.Với nhóm người ở trong căn buồng lộn xộn và bẩn thỉu: người trong ảnh được
nhận xét là: “độc ác”, “ghen tị”, “hay nghi ngờ”, “thô bạo”, “buông thả”;
2.Với nhóm người ở căn buồng tuyệt đẹp: người trong ảnh được nhận xét là:
“có cảm tình”, “chân thành”, “thông minh”, “nhân hậu”;
3.Với nhóm người ở căn buồng bình thường: những bức chân dung đó được
nhận xét có cả mặt tốt và mặt xấu.
Từ đó, các nhà khoa học rút ra kết luận: chính căn buồng có ma lực và sức
thôi miên buộc con người nhìn nhận thế giới dưới những lăng kính khác nhau,
có thể là ảm đạm mà cũng có thể là lạc quan.
(Trích trong “Tri thức trẻ”, số 109, tháng 8/2003, tr.38).
Câu hỏi:
1.Hãy giải thích tại sao có hiện tượng trên? Từ đó rút ra kết luận gì?
2.Hãy cho biết một vài ví dụ khác về tính chủ thể của hiện tượng tâm lý người?
Gợi ý hướng giải quyết
Tình huống trên là một minh họa cho luận điểm: tâm lý người là sự phản ánh
hiện thực khách quan và mang tính chủ thể. Việc bài trí căn buồng với mức độ
đẹp/xấu khác nhau (tạo ra những điều kiện khách quan khác nhau) đã gây ra
những ảnh hưởng khác nhau đến tâm trạng của con người. Từ tâm trạng này,
con người lại nhìn nhận về tác động của thế giới khách quan một cách khác
nhau.
Bài 2. Tôn trọng sự khác biệt- Tâm lý người mang tính chủ thể
Hãy dùng kiến thức tâm lý học để giải thích các câu thành ngữ/ câu thơ/ câu
danh ngôn sau:
1. “Năm người mười ý” (Thành ngữ)
2. “Cùng trong một tiếng tơ đồng
Người ngoài cười nụ, người trong khóc thầm”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
3.“Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu
Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ”
(Truyện Kiều - Nguyễn Du)
4.Trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, nàng Kiều khi thì cảm thấy:
“Ngày vui ngắn chẳng tày gang
Trông ra ác đã ngậm gương non đoài”
Khi nàng lại cảm thấy:
“Sầu đong càng lắc càng đầy
Ba thu dồn lại một ngày dài ghê”
5.“Hãy nói cho tôi biết bạn của anh là ai, tôi sẽ nói cho anh biết anh là
người như thế nào”. (Danh ngôn)
Gợi ý hướng giải quyết
- Từ câu 1 đến câu 4: Tính chủ thể của phản ánh tâm lý
- Câu 5: Tâm lý người là sự phản ánh hiện thực khách quan (ở đây nhấn mạnh
đến ảnh hưởng của môi trường xã hội, trực tiếp là mối quan hệ bạn bè đến sự
hình thành các đặc điểm tâm lý cá nhân).

Bài 3.Kamala – người sói/ Tâm lý người mang bản chất xã hội
1. Ở Ai Cập cổ đại, có một vị hoàng đế muốn biết khả năng ngôn ngữ có phải
trời phú cho không, hay là hình thành về sau, đã dùng quyền lực tối cao của
mình giam hai đứa bé mới sinh ra ở trong tầng hầm của ngôi nhà, chỉ cho ăn
uống mà không cho giao tiếp với bất kì ai. Hai đứa bé sống trong cảnh như thế
đến năm 12 - 13 tuổi thì ngoài tiếng kêu (chỉ bằng đơn từ) không hề biết nói lời
nào khác. Vị Hoàng đế tìm ra lời đáp nhưng đã tàn hại cuộc đời của hai đứa bé.
2. Vào thế kỷ XIX, có vương tử bị giam cầm từ lúc nhỏ trong ngục tối, 17 tuổi
mới được tha thì đã không biết nói, không biết đi, trí lực rất thấp dù sau đó
được chăm sóc tốt. Sau khi vương tử đó chết, giải phẫu óc cho thấy vì lâu ngày
không được sử dụng nên óc có kết cấu rất đơn giản.
3. Năm 1920, ở Ấn Độ, tiến sĩ Singh đã tìm thấy hai cô bé sống trong hang sói
với bầy sói con. Nhìn nét mặt thì một cô chừng bảy tám tuổi, cô kia khoảng 2
tuổi. Cô nhỏ sống được ít lâu sau thì mất. Còn cô lớn được đặt lên là Kamala và
cô ấy sống được thêm 10 năm nữa.
Suốt trong thời gian ấy, Singh đã ghi nhật ký quan sát tỉ mỉ về cô bé đó.
Kamala đi bằng tứ chi dựa vào tay và đầu gối, còn lúc chạy thì bằng bàn tay và
bàn chân. Cô bé không uống nước mà lại liếm và thịt thì không cầm lên tay mà
ăn ngay dưới sàn nhà. Cô bé nhìn rất rõ trong bóng tối và sợ ánh sáng mạnh, sợ
lửa và sợ nước. Ban ngày. Cô không cho ai tắm cho mình. Ban ngày, cô ngồi
ngủ xổm ở xó nhà, mặt quay vào tường…
Sau hai năm, Kamala đã tập đứng được bằng hai chân nhưng vẫn còn khó
khăn lắm; sau 6 năm thì đã đi được nhưng lúc chạy vẫn phải dùng tứ chi như cũ.
Suốt trong thời gian 4 năm, cô chỉ học được 6 từ và sau 7 năm, cô học được 45
từ. Đến thời kỳ này, cô bé thấy yêu xã hội con người, bắt đầu cảm thấy sợ bóng
tối và đã biết ăn bằng tay, uống bằng cốc. Đến năm 17 tuổi, sự phát triển trí tuệ
Kamala bằng đứa trẻ khoảng 4 tuổi.
4. Ở Canada, nhà tâm lý học Donald O. Hebb là người nghiên cứu về vấn đề
“tước đoạt cảm giác” (tức là không cho tiếp xúc với thế giới bên ngoài) đã làm
một thực nghiệm như sau:
Sau Đại chiến thế giới thứ hai, tại Montreal, Donald O. Hebb đã bỏ ra nhiều
tiền để trả cho những người tình nguyện thí nghiệm. Bắt đầu thí nghiệm, ông
giam từng người tình nguyện vào trong một buồng tối, hoàn toàn cách âm, đóng
kín và có nhiệt độ ổn đinh, để họ gần như trần truồng, không có bất kì một kích
thích da nào. Ông trả tiền theo giờ, người bị thí nghiệm có thể yêu cầu ngừng thí
nghiệm bất kể lúc nào. Tuy trong buồng tối có đủ thức ăn đồ uống nhưng tất cả
những người bị thí nghiệm không ai chịu nổi quá 7 ngày, đều đòi ra. Qua kiểm
tra, tất cả họ đều mắc chứng “tước đoạt cảm giác”. Triệu chứng của bệnh này là
nhìn, nghe, ngửi đều bị sai lệch, nhầm lẫn, tri giác tổng hợp bị cản trở, nhạy
cảm với bất kì kích thích nào từ bên ngoài, họ trở nên rầu rĩ, căng thẳng, thần
kinh không ổn định, suy nghĩ chậm chạp, sức chú ý không tập trung.
(Trích trong “Tâm lý và sinh lý” - Bộ sách bổ trợ kiến thức “Chìa khóa vàng”)
Câu hỏi
1. Những sự kiện nói trên đã đề cập đến luận điểm nào trong khoa học tâm lý?
2. Hãy giải thích tại sao các nhân vật trong các sự kiện trên đều có kết cục
tương tự nhau? Từ đó hãy rút ra những kết luận sư phạm cần thiết.
Gợi ý hướng giải quyết
- Các sự kiện trên đề cập đến bản chất xã hội của tâm lý người.
- Kết cục tương tự nhau vì những con người trong các tình huống trên đều bị
cách ly với xã hội loài người (hoặc do khách quan, hoặc do chủ quan) nên
không thể hình thành tâm lý theo kiểu người hoặc phát triển tâm lý người một
cách bình thường.

Bài 4. Lời động viên ý nghĩa- chức năng của tâm lý người
Trong một cuộc thi đấu quyền anh thuộc khu vực Đông Nam Á, huấn luận
viên thấy vận động viên quyền anh của mình mệt mỏi, không có đủ can đảm để
đánh trận đánh quyết định cuối cùng. Người huấn luyện viên bèn đến gần vận
động viên và nói một cách hết sức bình tĩnh: “Anh có biết không, cuộc đấu sắp
tới là cuộc đấu quyết định của anh và người ta sẽ truyền toàn bộ trận đầu lên vô
tuyến”.
Sau khi trận đấu kết thúc, câu hỏi đầu tiên của người võ sĩ này với người huấn
luyện viên của mình là: “Thế nào, anh trông tôi ở trên màn ảnh vô tuyến như
thế nào?”. Huấn luận viên trả lời: “Trông anh hay lắm. Nhưng không biết người
ta có thay đổi gì không? Dù người ta có thể thay đổi chương trình truyền hình
nhưng không sao cả, bố mẹ, vợ con anh có thể biết được thắng lợi của anh khi
họ đọc báo”.
Một phóng viên tường thuật trận đấu này nói: “Tôi không hiểu tại sao anh ta
không còn mấy sức lực mà người ta lại đưa anh vào trận đấu. Nhưng trong trận
đấu cuối cùng này, anh ta đã sử dụng tối đa sức lực của mình và đã chiến
thắng”.
Câu hỏi:
1. Tình huống trên đề cập đến vấn đề gì của khoa học tâm lý?
2. Lấy thêm ví dụ khác để minh họa về vai trò và chức năng của hiện tượng tâm
lý đối với hoạt động học tập của học sinh, sinh viên.
Gợi ý hướng giải quyết
Tình huống trên đề cập đến chức năng của tâm lý đối với hoạt động của con
người (định hướng, điều khiển, điều chỉnh)

You might also like