You are on page 1of 33

Mục lục

1 Giới hạn hàm và hàm liên tục 3


1.1 Dãy số và giới hạn dãy số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 3
1.2 Giới hạn hàm số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 6
1.3 Hàm số liên tục . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 8

2 Phép tính vi phân hàm một biến 17


2.1 Đạo hàm và vi phân cấp một . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 17
2.2 Các định lý cơ bản của hàm khả vi . . . . . . . . . . . . . . . . 20
2.3 Đạo hàm và vi phân cấp cao . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 21
2.4 Công thức Taylor . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
2.5 Một số ứng dụng của phép tính vi phân . . . . . . . . . . . . . 23

1
2
Chương 1

Giới hạn hàm và hàm liên tục

Phép tính vi tích phân (còn gọi là Calculus) nghiên cứu sự thay đổi của
vật thể theo thời gian, nó cũng nghiên cứu quá trình một dãy các đại lượng
tiệm cận tới một đại lượng khác. Mục đích chính là cố gắng tiếp cận một đại
lượng chưa biết bởi một dãy các đại lượng đơn giản hơn mà ta đã biết rất rõ
từ trước. Để từ đó rút ra những thông tin quan trọng của đại lượng chưa biết.
Để thấy được điều này chúng ta sẽ nói sơ qua một số bài toán đã được giải
quyết theo cách ở trên.
1.Tính diện tích hình tròn đơn vị: Giả sử ta phải tính diện tích của hình
tròn đơn vị (hình tròn có bán kính bằng 1). Bằng cách nội tiếp trong hình tròn
đó một dãy các đa giác đều n cạnh với n càng ngày càng lớn. Bằng một số kỹ
thuật tính toán sẽ học về sau thì ta sẽ thấy diện tích của các đa giác đều này
sẽ tiệm cận tới π. Một cách tự nhiên ta sẽ thừa nhận π là diện tích của hình
tròn.
2. Vẽ tiếp tuyến tại một điểm của đồ thị hàm số: Giả sử trên mặt phẳng
Oxy có đồ thị hàm số y = x2 . Cho trước một điểm a = (1, 1) nằm trên đồ thị
này. Vấn đề đặt ra là hãy vẽ một đường thẳng đi qua điểm a và tiếp xúc tại
đồ thị trên tại chính điểm a đó. Cách tự nhiên là ta xét một dãy các điểm an
nằm trên đồ thị và càng ngày cáng sát lại điểm a. Qua a và an sẽ có 1 đường
thẳng chạy qua. Ta sẽ coi tiếp tuyến cần tìm chính là "giới hạn" của các đường
thẳng này.
Chúng ta sẽ bắt đầu với những khái niệm rất cơ bản liên quan tới dãy số và
sau đó tiếp cận những đối tượng trung tâm của môn học là hàm số và giới hạn
hàm.

1.1 Dãy số và giới hạn dãy số


Khái niệm về dãy số không phải là mới nhưng bây giờ chúng ta sẽ làm quen
với một khía cạnh mới của dãy số dùng để mô tả dáng điệu của những phần
tử của này tại "điểm xa vô tận".
1.1.1 Định nghĩa dãy số: Dãy số là một qui tắc ứng một số tự nhiên

3
với một số thực. Nếu viết chính xác thì một dãy số là một tậ hợp có dạng
a1 , a2 , . . . , an , . . ., hay còn được viết {an }n≥1 .
Khái niệm quan trọng nhất gắn liền với một dãy số là giới hạn của dãy số.
1.1.2. Định nghĩa giới hạn Dãy số a1 , a2 , . . . , an , . . . được gọi là hội tụ tới
giới hạn l nếu với mọi ε > 0 tồn tại N sao cho |an − l| < ε với mọi n > N.
Điều này có nghĩa là với bất kỳ một đoạn thẳng cho trước chứa a thì đến
một lúc nào đó, toàn bộ dãy số trên sẽ rơi vào đoạn thẳng đó.
Trong trường hợp này ta viết an → a hay đầy đủ hơn là lim an = a.
n→∞
Đương nhiên cũng có những dãy số không hội tụ chẳng hạn an = 1 khi
n lẻ và an = −1 khi n chẵn. Hoặc đơn giản hơn ta thấy dãy các số tự nhiên
an = n cũng không hôi tụ.
1.1.3. Hai ví dụ quan trọng về dãy số hội tụ:
(a) an = n1 . Khi đó {1, 1/2, 1/3, · · · } hội tụ về 0 khi n → ∞.
(b) an = 21 + · · · + 21n . Khi đó an = 1 − 21n hội tụ về 1 n → ∞.

Một vấn đề nảy sinh là khi nào một dãy là hội tụ? Nếu dãy hội tụ thì tính giới
hạn như thế nào? Ta có câu trả lời cho câu hỏ dễ hơn đó là: Khi nào một dãy
số không hội tụ.
Mệnh đề về điều kiện cần cho dãy hội tụ. (i) Dãy số {an } không hội tụ
nếu nó không bị chặn, tức là với mọi số tự nhiên N ta luôn tìm được phần tử
am sao cho |am | > N.
(ii). Dãy số {an } không hội tụ nếu dãy này chứa hai dãy con {ank } và {amk }
hội tụ đến hai giới hạn khác nhau.
Ta thường áp dụng mệnh đề trên để chỉ ra một dãy là không hội tụ.
Ngoài dãy số hội tụ, ta cũng quan tâm tới khái niệm sau:
Giới hạn bằng vô cùng. Ta nói dãy số an có giới hạn bằng vô cùng (viết
lim an = ∞) nếu với mọi số nguyên N có một chỉ số M để an > N với mọi
n→∞
n ≥ M.
Tương tự như thế, ta nói dãy số an có giới hạn bằng âm vô cùng (viết
lim an = −∞) nếu với mọi số tự nhiên N có một chỉ số M để an < −N với
n→∞
mọi n ≥ M.
Để tính giới hạn của dãy số, chúng ta sẽ sử dụng các công thức cơ bản sau
đây:
1.1.4. Phép tính trên dãy hội tụ:
Giả sử lim an = a và lim bn = b. Khi đó ta có:
n→∞ n→∞
(a) lim (an + bn ) = a + b;
n→∞
(b) lim (an − bn ) = a − b;
n→∞

4
(c) lim (an bn ) = ab.
n→∞
(d) lim an /bn = a/b, nếu b 6= 0.
n→∞
Để hiểu hơn khái niệm giới hạn chúng ta có thể chứng minh một trong 4 khẳng
định nói trên. Chẳng hạn với (a), hãy lấy ε > 0 là một số tùy ý (luôn hình
dung là rất bé). Khi đó bằng cách áp dụng đinh nghĩa của giới hạn cho ε/2,
ta tìm được N và M sao cho

|an − a| < ε/2 ∀n > N, |bn − b| < ε/2 ∀n > M.

Vậy nếu n > max(N, M ) thì

|(an + bn ) − (a + b)| ≤ |an − a| + |bn − b| ≤ ε.

Bằng cách quan niệm max(N, M ) chính là N trong định nghĩa 1.2 ta có điều
phải chứng minh (a).
Một phương pháp khác cũng hay được sử dụng để tính giới hạn dãy số là
phương pháp kẹp giữa
1.1.5. Phương pháp kẹp giữa. Cho an , bn và cn là 3 dãy số thỏa mãn
an ≤ bn ≤ cn . Giả sử lim an = lim cn = l. Khi đó lim bn = l.
n→∞ n→∞ n→∞
Chứng minh kết quả trên chỉ dựa vào định nghĩa của giới hạn và bất đẳng
thức
|bn − l| ≤ |an − l| + |cn − l| ∀n ≥ 1.
n+1
Ví dụ áp dụng: lim 2 = 0.
n→∞ n +1

1.1.6. Hội tụ của dãy đơn điệu


Một dãy số nói chung rất hiếm khi là đơn điệu tăng hay là đơn điệu giảm. Tuy
nhiên nếu dãy số đó là đơn điệu thì ta có thể nói rằng dãy số đa "hầu như"
hội tụ. Điều này được thể hiện qua kết quả sâu sắc sau đây mà chứng minh
của nó ta sẽ bỏ qua vì động chạm đến bản chất của số thực.
1.1.7. Định lý hội tụ của dãy đơn điệu.
(i) Cho {an } là một dãy đơn điệu tăng (tức là a1 ≤ a2 ≤ · · · ) và bị chặn trên
(tức là có một số tự nhiên N thỏa mãn an ≤ N với mọi n). Khi đó tồn tại giới
hạn l := lim an . Ta viết an ↑ l.
n→∞
(ii) Cho {an } là một dãy đơn điệu giảm (tức là a1 ≥ a2 ≥ · · · ) và bị chặn dưới
(tức là có một số tự nhiên N thỏa mãn an ≥ −N với mọi n). Khi đó tồn tại
giới hạn l := lim an . Ta viết an ↓ l.
n→∞
Sử dụng định lý trên ta có thể chứng minh được kết quả kinh điển sau đây mà
nhờ nó ta định nghĩa được cơ số logarit tự nhiên.

5
Định nghĩa số e. Xét hai dãy số
 1 n  1 n+1
an := 1 + , bn := 1 + .
n n
Khi đó an là dãy đơn điệu tăng và bn đơn điểu giảm. Hơn nữa an và bn bị chặn
trên (tương ứng chặn dưới) bởi 3. Theo định lý trên, các dãy số này sẽ hội tụ
về cùng một giới hạn và ta ký hiệu giới hạn này là e.
Người ta đã chứng minh được e = 2, 718281828 · · · là một số vô tỷ. Cùng với
số π đây là một trong hai con số quan trọng của toán học. Tuy nhiên khác
với số π được định nghĩa một cách hình học là nửa chu vi của đường tròn bán
kính 1 thì ta chỉ có thể định nghĩa được e nhờ giới hạn dãy số. Điều này phần
nào nói lên tầm quan trọng của khái niệm giới hạn.

1.2 Giới hạn hàm số


Đối tượng quan trọng của chương này là khái niệm "hàm số". Để hiểu về
hàm số thì ta có thể lấy hai ví dụ cơ bản:
1. Diện tích của hình tròn bán kính r là πr2 . Như thế diện tích là hàm số của
biến số bán kính theo nghĩa cứ cho trước bán kính ta tính được diện tích.
2. Dân số của một thành phố cũng là một hàm số theo biến số thời gian.
Ta có định nghĩa chính xác sau đây.
1.2.1. Định nghĩa hàm số. Cho A là một tập hợp các số thực (ví dụ cơ bản
là những số thực trong một khoảng mở (0, 1) hay một đoạn đóng [0, 1]). Một
hàm số f xác định trên A là một qui tắc cho ứng x ∈ A với một số f (x). Ta
gọi f là hàm số của biến số x.
Khái niệm quan trọng gắn liền hàm số là giới hạn của hàm số.
1.2.2. Định nghĩa giới hạn hàm số Cho f là hàm số xác định trên một tập
A.
(i) Ta nói rằng hàm số f có giới hạn bằng l khi biến số x tiến tới giá trị a nếu
điều sau đây là đúng: Với mọi ε > 0 ta tìm được δ > 0 sao cho

|x − a| < δ, x ∈ A ⇒ |f (x) − l| < ε.

Trong trường hợp này, ta sẽ viết f (x) → l khi x → a hoặc là lim f (x) = l.
x→a
(ii) Ta nói hàm số f có giới hạn trái bằng l khi biến số x tiến tới giá trị a nếu
điều sau đây là đúng: Với mọi ε > 0 ta tìm được δ > 0 sao cho

a − δ < x < a, x ∈ A ⇒ |f (x) − l| < ε.

6
Trong trường hợp này, ta viết f (x) → l khi x → a − 0 hoặc là lim f (x) = l.
x→a−0
(iii) Ta nói hàm số f có giới hạn phải bằng l khi biến số x tiến tới giá trị a
nếu điều sau đây là đúng: Với mọi ε > 0 ta tìm được δ > 0 sao cho
a < x < a + δ, x ∈ A ⇒ |f (x) − l| < ε.
Trong trường hợp này, ta viết f (x) → l khi x → a + 0 hoặc là lim f (x) = l.
x→a+0
(iv) Ta nói hàm f có giới hạn tại ∞ bằng l khi biến số x tiến tới ∞ nếu điều
sau đây là đúng: Với mọi ε > 0 ta tìm được số M > 0 sao cho
x > M, x ∈ A ⇒ |f (x) − l| < ε.
(v) Ta nói hàm f có giới hạn tại ∞ bằng l khi biến số x tiến tới −∞ nếu điều
sau đây là đúng: Với mọi ε > 0 ta tìm được số M > 0 sao cho
x < −M, x ∈ A ⇒ |f (x) − l| < ε.
Ta có chú ý đơn giản nhưng quan trọng sau đây
lim f (x) = l ⇔ lim f (x) = lim f (x) = l.
x→a x→a−0 x→a+0

Để liên hệ với sự hội tụ của dãy số, chúng ta đưa vào định nghĩa tương đương
sau đây về giới hạn hàm:
lim f (x) = l khi và chỉ khi với mọi dãy số xn → a, xn ∈ A chúng ta có
x→a
f (xn ) → l.
Ta có ví dụ đơn giản sau về giới hạn hàm.
Ví dụ.
(i) lim x2 = a2 . Điều này có thể chứng minh bằng cách sử dụng định nghĩa
x→a
giới hạn qua ngôn ngữ của dãy ở trên.
(ii) lim 1/x = 0.
x→∞
Các ví dụ này có thể được kiểm chứng bằng cách sử dụng định nghĩa giới hạn
qua ngôn ngữ của dãy ở trên.
1.2.3 Các phép toán về giới hạn hàm Cho các hàm f, g xác định trên tập
hợp A (ta luôn nghĩ về A như một khoảng mở hay một đoạn thẳng đóng). Giả
sử f, g đều có giới hạn khi x → a ∈ A. Khi đó ta có:
(i) lim (f + g)(x) = lim f (x) + lim g(x);
x→a x→a x→a
(ii) lim (f.g)(x) = lim f (x). lim g(x);
x→a x→a x→a
lim f (x)
(ii) lim ( f )(x) = x→a
, nếu vế phải có nghĩa.
x→a g lim g(x)
x→a

7
1.3 Hàm số liên tục
Một loại hàm quan trọng mà chúng ta hay gặp trong thực tế chính là các hàm
liên tục. Ta cần các hàm như vậy để mô tả chuyển động của một vật thể (xe
máy, người đi bộ,...) hay một đường cong ta vẽ trên giấy... Định nghĩa chính
xác được được đưa ra như sau:
Định nghĩa hàm liên tục. Ta nói hàm số f xác định trên tập A là liên tục
tại a ∈ A nếu
lim f (x) = f (a).
x→a

Hay nói cách khác, giới hạn trái và giới hạn phải của f tại x = a đều bằng
nhau và bằng f (a).
Khi f liên tục tại mọi điểm của A thì ta nói f liên tục trên A.
Ví dụ f (x) = 0 nếu x < 0 và f (x) = x nếu x ≥ 0 là hàm liên tục trên toàn
bộ tập xác định là R.
Điều gì khiến hàm liên tục trở nên quan trọng? Thứ nhất là hàm liên tục có
tính phổ quát (nó bao hàm tất cả các loại hàm mà ta đã học từ trước đến giờ)
ngoài ra còn có những hàm được xác định như trong ví dụ trên. Thứ hai là
hàm liên tục có nhiều tính chất quan trọng đã được các nhà toán học khám
phá từ thế kỷ 19. Chúng ta sẽ điểm qua ba định lý quan trọng nhất của loại
hàm này. Do cách chứng minh phải sử dụng một só kiến thức khá sâu về sự
tồn tại của dãy con hội tụ đối với một dãy bị chặn cũng như sử dụng tính đày
của R nên chúng ta sẽ không đi sâu vào chi tiết.
Định lý Weierstrass về sự tồn tại cực trị của hàm liên tục. Cho f là
hàm số liên tục trên [a, b]. Khi đó hàm f đạt giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ
nhất trên [a, b].
Định lý Cantor về tính liên tục đều của hàm liên tục. Cho f là hàm
số liên tục trên [a, b]. Khi đó hàm f liên tục đều theo nghĩa sau đây:

∀ε > 0, ∃δ > 0 sao cho |x − y| < δ ⇒ |f (x) − f (y)| < ε.

Định lý Bolzano về giá trị trung gian của hàm liên tục. Cho f là hàm
số liên tục trên [a, b].
i) Nếu f (a)f (b) < 0 thì tồn tại một điểm c ∈ (a, b) sao cho f (c) = 0.
ii) Với mọi λ nằm giữa f (a) và f (b), tồn tại c ∈ [a, b] sao cho f (c) = λ.
Ta có một số chú ý liên quan tới 3 định lý kinh điển nói trên:
1. Định lý Weierstrass và Định lý Cantor trên chỉ đúng cho các hàm liên tục
trên những đoạn thẳng đóng. Ta có thể lấy ví dụ hàm f (x) = 1/x không đạt
cực đại, cực tiểu trên (0, 1) và cũng không liên tục đều trên (0, 1).

8
2. Sử dụng định lý Bolzano ta có thể chứng minh được mọi đa thức bậc 3 (hay
tổng quát hơn là bậc lẻ) đều có ít nhất 1 nghiệm thực.
3. Định lý Cantor sẽ được sử dụng sau này để chứng minh một kết quả về tính
khả tích của hàm liên tục trên đoạn thẳng đóng.
4. Định lý Weierstrass cho chúng ta cơ sở để giải các bài toán tìm giá trị lớn
nhất hay nhỏ nhất của một đa thức trên một đoạn thẳng đóng.

9
Bài tập Chương 1
1. Tính giới hạn của các dãy sau

n2 + n − 3 n+ n
a) xn = 2 b) xn = √
2n + 2n + 2 2n + 3 3 n
√ √
3
c) xn = n2 + 3n − n d) xn = n − n3 − 3n2
2.3n − 4n 1 + 2 + 22 + · · · + 2n
e) xn = 2n+1 f ) xn =
2 − 2n 1 + 3 + 32 + · · · + 3n
2. Tính các giới hạn sau (bằng cách dùng nguyên lý kẹp)

sin n + 2 cos n n + cos n2


a) lim b) lim
n→∞ n n→∞ n + sin n

 1 1 1 
c) lim √ +√ + ··· + √ .
n→∞ n2 + 1 n2 + 2 n2 + n

3. a) Dùng đẳng thức (x + 1)n = xn + Cn1 xn−1 + · · · + Cnn−1 x + Cnn để chứng


tỏ rằng
n(n − 1) 2
(x + 1)n > x , ∀n > 2, x > 0.
2
b) Dùng (a) và nguyên lý kẹp để chứng minh rằng, với a > 1, ta có

n n2
lim =0 lim = 0.
n→∞ an n→∞ an

4. Chứng minh các dãy sau đơn điệu tăng và bị chặn (từ đó suy ra dãy hội
tụ)
1 1 1 1
a) xn = 2 + 2 + 2 + · · · + 2 ;
1 2 3 n
1 1 1 1
b) xn = + + + + · · · + .
1! 2! 3! n!
5. Cho dãy {xn } cho bởi công thức quy nạp
√ √
x1 = 2, xn+1 = 2 + xn , n > 1.
a) Chứng minh dãy {xn } bị chặn trên bởi 2;
b) Chứng minh dãy {xn } đơn điệu tăng;
c) Tìm limn→∞ xn .

10
6. Chứng minh các dãy số sau không hội tụ và chỉ ra hai dãy con hội tụ
của chúng

n
 3 n nπ
a) xn = (−1) 3 + b) xn = 1 + cos
n n+1 2

7. a) Chứng minh nếu limn→∞ xn = ` thì limn→∞ (xn+2 − xn ) = 0;


b) Chứng minh dãy {sin n} không hội tụ.

8. Tính các giới hạn sau


x2 + 2x − 8 (x2 − x − 6)2
a) lim b) lim
x→2 x2 − 4 x→3 x2 − 2x − 3

 2 3  x3 − 2x2 + x
c) lim 2 − 3 d) lim
x→1 x − 1 x −1 x→1 x3 − 3x + 2

9. Tính các giới hạn sau


√ √ √ √
1 + 3x − 1 3
1−x−1 1 + x − 3 1 + 2x
a) lim b) lim c) lim
x→0 x x→0 x x→0 x
√ √ √ √
1 + 2x − 3 x− 3+ x−3 x2
d) lim √ e) lim √ f ) lim √
x→4 x−2 x→3 x2 − 9 x→0 1 + 2x − x − 1

10. Tìm các giới hạn sau


√ √ √
p
x2 + x q √ √  
a) lim √ b) lim x + x− x c) lim x2 2
+ 3x− x − x − 1
x→∞ 4x2 + 1 x→∞ x→∞

ln(x2 + x + 1)  x + 2 x2
d) lim e) lim
x→∞ ln(x8 + 2x2 + x + 2) x→∞ 2x − 1

11. Tìm các giới hạn sau bằng cách sử dụng nguyên lý kẹp
1 x + 2 sin 2x
a) lim x3 cos b) lim
x→0 x x→∞ 2x + cos x + 2

12. Trong Vật lý, dao động tắt dần được mô tả bởi hàm số

f (t) = e−αt (a cos ωt + b sin ωt),

với α > 0 và a, b ∈ R. Tìm lim f (t).


t→∞

11
π
13. Đặt f (x) = sin với x 6= 0. Chứng minh không tồn tại lim f (x).
x x→0

14. Trong Thuyết tương đối, khối lượng của vật chuyển động với vận tốc v
cho bởi công thức
m0
m= p ,
1 − v 2 /c2
ở đó m0 là khối lượng của vật đó khi nó đứng yên, c là vận tốc ánh sáng.
Chuyện gì xảy ra với khối lượng của vật khi v → c− ?

15. Trong Thuyết tương đối, độ dài của vật chuyển động với vận tốc v cho
bởi công thức
r
v2
L = L0 1 − 2 ,
c
ở đó L0 là độ dài của vật đó khi nó đứng yên, c là vận tốc ánh sáng. Tìm
lim− L.
v→c

16. Xét tính liên tục của các hàm số sau trên miền xác định R của chúng

x sin 1 khi x 6= 0
( 1
e− x2 khi x 6= 0
a) f (x) = x b) g(x) =
0 khi x = 0 0 khi x = 0


 sin x
khi x 6= 0
c) h(x) = x
1 khi x = 0

17. Xét tính liên tục của hàm Heaviside (xác định trên R)
(
0 khi x < 0
H(x) =
1 khi x > 0

18. Cho hàm số f (x) = [x], x ∈ R, ở đó [x] là số nguyên lớn nhất không vượt
quá x (gọi là phần nguyên của x). Ví dụ [2] = 2, [3.6] = 3, [−1.1] = −2.
a) Vẽ đồ thị hàm số f (x) khi x ∈ [−3, 3];
b) Chứng minh f (x) liên tục tại mọi x ∈ / Z, nhưng không liên tục tại
mọi x ∈ Z.

12
19. Tìm số thực a sao cho các hàm sau liên tục trên R
√
 √x − 1 khi x > 1
3
 2
x − x + a
khi x 6= 2
a) f (x) = x−1 b) g(x) = x−2
x+a khi x 6 1 3 khi x = 2
 

20. Lực hấp dẫn của trái đất đối với một vật có khối lượng 1kg cách tâm
trái đất một khoảng bằng r được cho bởi công thức

 GM r khi r < R

F (r) = GM R3

 khi r > R,
r2

ở đó M là khối lượng của trái đất, R là bán kính của trái đất, G là hằng
số hấp dẫn.
a) Hàm F (r) có liên tục theo r trên [0, +∞) không?
b) Tìm lim F (r).
r→∞

21. Xét tính liên tục đều của các hàm sau trên tập đã chỉ ra
π
a) Hàm f (x) = cos trên (0, 1);
x
b) Hàm f (x) = x2 trên R.

22. Chứng minh rằng


π
a) Phương trình x2 + 1 = 2 cos x có nghiệm trên (0, );
3
b) Đa thức p(x) = x4 − 2x − 2 có nghiệm trên (1, 2);
c) Mọi đa thức bậc lẻ đều có nghiệm thực.

23. Cho hàm liên tục f : [0, 1] → [0, 1]. Chứng minh tồn tại c ∈ [0, 1] sao cho
f (c) = c.

24. Cho hàm liên tục f : [0, 1] → [0, 1] thỏa mãn f (0) = 0, f (1) = 1. Chứng
minh tồn tại c ∈ (0, 1) thỏa mãn f (c) = 1 − c.

25. Cho f (x) là làm tuần hoàn và liên tục trên R. Chứng minh f (x) đạt
được giá trị lớn nhất và giá trị nhỏ nhất trên R.

26. Tìm một toàn ánh f : R → R sao cho f (1) = 2, f (2) = −1, nhưng
phương trình f (x) = 0 không có nghiệm trên khoảng (1, 2).

13
27. Cho các hàm f (x) và g(x) liên tục trên [a, b]. Chứng minh rằng
a) Hàm h(x) := |f (x)| cũng  [a, b];
liên tục trên 
b) Hai hàm M (x) := max f (x), g(x) và m(x) := min f (x), g(x)
cũng liên tục trên [a, b].

28. Cho hàm f : (a, b) → (0, +∞) là hàm liên tục thỏa mãn

lim f (x) = lim− f (x) = 0.


x→a+ x→b

a) Chứng minh hàm g(x) cho bởi


(
f (x) khi x 6= a và x 6= b
g(x) =
0 khi x = a hoặc x = b.

liên tục trên [a, b];


b) Hàm f đạt giá trị lớn nhất trên (a, b).

29. Cho hàm f : R → (0, +∞) là hàm liên tục thỏa mãn

lim f (x) = lim f (x) = 0.


x→+∞ x→−∞

Chứng minh f đạt giá trị lớn nhất trên R.

14
Lời giải một số bài toán
7. a) Hiển nhiên;
b) Giả sử lim sin x = `. Khi đó lim (sin(n + 1) − sin(n − 1)) = 0.
n→∞ n→∞
Kéo theo lim cos n = 0. Suy ra lim (cos(n + 1) − cos(n − 1)) = 0. Nên
n→∞ n→∞
lim sin n = 0. Điều này không xảy ra vì sin2 n + cos2 n = 1.
n→∞

25. Giả sử hàm f tuần hoàn chu ỳ là T > 0. Ta thấy f đạt được max và
min trên [0, T ]. Do tính tuần hoàn, đó cũng chính là max và min toàn
cục của f (x).
26. Ta có thể chọn hàm f (x) như sau


2x khi x61
3

5 − 3x khi 1 < x < 2, x 6= 2
f (x) =


10 khi x = 32
x−3

khi x 6 2.

27. (b) Dùng (a) và đẳng thức sau

α + β + |α − β| α + β − |α − β|
max(α, β) = , min(α, β) = .
2 2

28. a) Dễ dành chứng minh hàm liên tục tại hai đầu mút nên g(x) liên
tục trên [a, b];
b) Hàm g(x) đạt giá trị lớn nhất tại 1 điểm x0 ∈ [a, b]. Nhưng giả thiết
cho ta x0 6= a, b. Nên x0 ∈ (a, b). Suy ra f (x) đạt giá trị lớn nhất tại x0 .
29. Ta thấy f (0) > 0. Từ giả thiết suy ra tồn tại R > 0 sao cho 0 <
f (x) < f (0) với mọi |x| > R. Hàm f đạt giá trị lớn nhất trên [−R, R]
tại x0 . Suy ra
f (x0 ) > f (x), ∀x ∈ [−R, R]

f (x0 ) > f (0) > f (x), ∀|x| > R.
Suy ra f (x) đạt giá trị lớn nhất trên R tại x0 .

15
16
Chương 2

Phép tính vi phân hàm một biến

Trong Chương 1 chúng ta đã nghiên cứu hàm liên tục cùng những tính chất
cơ bản của loại hàm này. Một câu hỏi rất quan trọng là làm thế nào đo được
độ thay đổi của một hàm số theo tương quan của biến số. Điều này được thể
hiện rõ nhất khi ta muốn tính gia tốc của một chuyển động. Đó có thể coi là
giới hạn của thay đổi vận tốc chia cho thay đổi của thời gian. Hơn nữa nhờ
có đạo hàm mà ta có thể giải được bài toán đã đặt ra ở Chương 1 về vẽ tiếp
tuyến với đồ thị tại một điểm cho trước.

2.1 Đạo hàm và vi phân cấp một


Ta có định nghĩa quan trọng sau đây:
2.1.1. Định nghĩa về đạo hàm. Cho f là hàm số xác định trên một khoảng
mở (a, b). Hàm f được gọi là có đạo hàm hay là khả vi tại x0 nếu như tồn tại
giới hạn
f (x0 + h) − f (x0 )
lim .
h→0 h
Giới hạn này (nếu tồn tại) thì được ký hiệu là f 0 (x0 ) và đươc gọi là đạo hàm
của f tại x0 .
Nếu điều này xảy ra ta cũng có thể viết

f (x0 + h) − f (x0 ) = f 0 (x0 )h + o(h).

Ví dụ. (i) f (x) = c với c hằng số là hàm khả vi và thỏa mãn f 0 (x) = 0 với
mọi x.
(ii) f (x) = x2 là khả vi tại mọi x0 và f 0 (x0 ) = 2x0 .
(iii) f (x) = |x| khả vi tại mọi điểm x0 6= 0 nhưng không khả vi tại x0 = 0. Chú
ý rằng hàm f liên tục tại mọi điểm của trục số.

17
Mối quan hệ giữa tính liên tục và tính khả vi: Nếu một hàm là khả vi
tại một điểm thì phải liên tục tại điểm đó. Điều ngược lại nói chung là không
đúng (xem ví dụ (iii) ở trên).
2.1.2. Các phép tính về đạo hàm (a) Giả sử f, g là các hàm số khả vi tại
điểm x0 . Khi đó ta có các công thức sau:
(i) (f + g)0 (x0 ) = f 0 (x0 ) + g 0 (x0 );
(ii) (f g)0 (x0 ) = f 0 (x0 )g(x0 ) + f (x0 )g 0 (x0 );
0 0
(iii) (f /g)0 (x0 ) = g(x0 )f (xg(x
0 )−f (x0 )g (x0 )
0)
2 .
(b) Công thức tính đạo hàm của hàm hợp hay còn gọi là qui tắc dây chuyền.
Nếu f khả vi tại g(x0 ) và g khả vi tại x0 thì
(f ◦ g)0 (x0 ) = f 0 (g(x0 )).g 0 (x0 )
Công thức tương đối khó chứng minh là (ii) và công thức đạo hàm của hàm
hợp. Ta sẽ xử lý (ii), trường hợp còn lại làm tương tự. Cụ thể ta tiến hành
như sau. Trước hết biến đổi
(f g)(x0 + h) − (f g)(x0 ) = f (x0 + h)g(x0 + h) − f (x0 )g(x0 )
= f (x0 + h)[g(x0 + h) − g(x0 ) + g(x0 )[f (x0 + h) − f (x0 )]
= f (x0 + h)[g 0 (x0 )h + o(h) + g(x0 )[f 0 (x0 )h + o(h)]
= [f (x0 )g 0 (x0 ) + f 0 (x0 )g(x0 )]h + o(h).
Ta có điều phải chứng minh.
Sử dụng các công thức trên ta có thể tính được đạo hàm của một số hàm số
đã học ở trước
2.1.3. Đạo hàm của một số hàm sơ cấp
(i) (xn )0 = nxn−1 ∀x;
(ii) (sin x)0 = cos x;
(iii) (cos x)0 = − sin x;
(iv) (tan x)0 = (cos1x)2 ;
(v) (ex )0 = ex .
(vi) (ln x)0 = 1/x ∀x > 0.
Để chứng minh (ii), bằng cách sử dụng qui tắc dây chuyền để chuyển về gốc
tọa độ, ta chỉ cần chứng minh
(sin x)0 (0) = 1.
Muốn vậy, ta sử dụng định nghĩa hình học của hàm sin để chứng minh bất
đẳng thức sau (bằng cách so sánh diện tích):
sin x
cos x ≤ ≤ 1 ∀x > 0.
x
18
Cho x → 0 và sử dụng phương pháp kẹp giữa ta có điều phải chứng minh.
Đối với (v) thì phép chứng minh còn khó khăn hơn. Cũng như trên, ta chỉ cần
chứng minh đạo hàm của ex tại 0 bằng 1. Theo định nghĩa của đạo hàm thì
điều này tương đương với chứng minh
ex − 1
lim = 1.
x→0 x

Muốn vậy, lấy một dãy xn → 0 tùy ý, ta sẽ chứng minh


exn − 1
lim = 1.
n→∞ xn

Không giảm tổng quát ta có thể coi xn > 0. Thế thì với mỗi n sẽ có N để
1 1
≤ xn < .
N +1 N

Điều này dẫn đến


1 1
e N +1 − 1 exn − 1 eN − 1
1 ≤ ≤ 1 .
N
xn N +1

Cho N → ∞ và sử dụng định nghĩa của e cùng với tiêu chuẩn kẹp giữa chúng
ta có điều phải chứng minh.
Sau này ta sẽ thấy rằng hàm số ex là hàm khả vi duy nhất mà đạo hàm lên
không làm nó bị thay đổi.
2.1.4. Vi phân hàm một biến. Cho f là một hàm số xác định trên (a, b).
Giả sử f khả vi tại x0 ∈ (a, b). Khi đó vi phân của f tại x0 là biểu thức có
dạng
df (x0 )(h) = f 0 (x0 )h
trong đó h là một số thực (ta luôn hiểu h rất bé). Tương tự như vậy, nếu f là
khả vi trên (a, b) thì vi phân của f trên (a, b) là biểu thức

df (x) = f 0 (x)dx.

Ta hiểu vi phân của f tại x0 chính là xấp xỉ tuyến tính tốt nhất của f (x0 +
h) − f (x0 ) khi h đủ bé. Điều này là có cơ sở, bởi vì theo định nghĩa của đạo
hàm ta có

f (x0 + h) − f (x0 ) = f 0 (x0 )h + o(h) = df (x0 )(h) + o(h).

19
Tính chất bất biến của vi phân. Giả sử f là hàm khả vi của biến số x và x
lại là hàm khả vi của biến số t. Khi đó f đương nhiên cũng có thể coi là hàm
khả vi của biến số t, t 7→ f ◦ x(t). Ta có theo định nghĩa của vi phân và theo
qui tắc dây chuyền

d(f ◦ ϕ)(t) = f 0 (ϕ(t))∆0 (t)dt = f 0 (ϕ(t))dϕ(t) = f 0 (x)dx = df (x).

Điều này có nghĩa là vi phân lấy theo biến t (mới) hay biến x cũa của hàm f
là như nhau. Đây là tính chất rất hay của vi phân mà đạo hàm không có.

2.2 Các định lý cơ bản của hàm khả vi


Định lý Fermat về cực trị địa phương. Nếu f là hàm khả vi trên (a, b) và
nếu x0 là một điểm cực trị địa phương của hàm f , tức là có một khoảng mở
(x0 − δ, x0 + δ) sao cho f (x0 ) là giá trị lớn nhất hay là nhỏ nhất của hàm f
trên khoảng mở này. Khi đó ta có f 0 (x0 ) = 0.
Chứng minh. Phép chứng minh khá đơn giản nếu như ta nắm vững khái
niệm giới hạn hàm số đã học ở phần trước. Ta chỉ cần xét trường hợp f (x0 )
là giá trị nhỏ nhất của f rên một khoảng (x0 − δ, x0 + δ) nào đó. Khi đó theo
định nghĩa của đạo hàm chúng ta có
f (x0 + h) − f (x0 )
f 0 (x0 ) = lim ≥ 0.
h→0+ h
Tương tự như vậy
f (x0 + h) − f (x0 )
f 0 (x0 ) = lim ≤ 0.
h→0− h
Kết hợp lại ta có điều phải chứng minh.
Ta xét vấn đề tìm cực trị toàn cục của một hàm liên tục f trên [a, b] và khả
vi trên khoảng mở (a, b). Phương pháp làm là tìm tất cả các điểm cực trị địa
phương của f cùng với hai giá trị f (a), f (b) và sau đó tìm cực trị của tất cả
các cực trị địa phương này.
Định lý Fermat là điểm xuất phát cho tất cả các định lý quan trọng về hàm
khả vi.
Ta bắt đầu bằng định lý thú vị sau đây về sự tồn tại các điểm mà đạo hàm
triệt tiêu. Chú ý rằng chứng minh định lý này cần sử dụng hai định lý quan
trọng là Định lý Weierstrass về tồn tại cực trị toàn cục của hàm liên tục và
định lý Fermat về cực trị địa phương đã nói ở trên.

20
2.2.1. Định lý Rolle về tồn tại điểm dừng của hàm khả vi. Cho f là
hàm liên tục trên [a, b] và khả vi trên (a, b). Giả sử f (a) = f (b). Khi đó tồn
tại c ∈ (a, b) sao cho f 0 (c) = 0.
Định lý quan trọng nhất của mục này, đóng vai trò then chốt trong nhiều bài
toán về hàm khả vi là định lý sau đây:
2.2.2. Định lý Lagrange về giá trị trung bình của hàm khả vi. Cho f
là hàm liên tục trên [a, b] và khả vi trên (a, b). Khi đó tồn tại giá trị c ∈ (a, b)
sao cho
f (a) − f (b)
f 0 (c) = .
a−b
Ý nghĩa của định lý trên nói rằng ta luôn tìm được một điểm trên đồ thị để
tiếp tuyến tại đó song song với đường thằng nối điểm đầu (a, f (a)) và điểm
cuối (b, f (b)). Hơn nữa nó cho thấy rõ hơn mối liên hệ mật thiết của hàm số
liên tục và đạo hàm của nó. Sử dụng định lý này ta có thể chứng minh được
nếu f 0 = 0 thì f phải là hàm hằng. Có vẻ như không có một chứng minh dễ
hơn của khẳng định này.
Chứng minh định lý Lagrange về giá trị trung bình dựa vào định lý Rolle. Ta
chỉ việc xét hàm
f (b) − f (a)
g(x) = f (x) − (x − a), a ≤ x ≤ b.
b−a
Khi đó g là hàm liên tục trên [a, b] và thỏa mãn
f (b) − f (a)
g 0 (x) = f 0 (x) − .
b−a
Chú ý rằng g(a) = g(b) = f (a) nên ta có thể áp dụng định lý Rolle để kết
thúc chứng minh.

2.3 Đạo hàm và vi phân cấp cao


Đạo hàm cấp từ 2 trở lên (nếu như tồn tại) được hiểu là đạo hàm cấp cao của
hàm số f. Ta hiểu đạo hàm cấp cao được định nghĩa thông qua đạo hàm (cấp
một) theo cách như sau:
f 00 := (f 0 )0 , f 000 := (f 00 )0 , · · · , f (n) := (f n−1 )0 .
Vi phân cấp cao được định nghĩa thông qua đạo hàm cấp cao bằng cách như
sau
dn f (x0 )(h) := f (n) (x0 )hn , dn f (x) := f (n) (x)dn x.

21
Các hàm ta gặp trong chương trình phổ thông nói chung là có đạo hàm cấp
cao tùy ý trên miền xác định của chúng. Ta có thể kiểm tra điều này với các
hàm ở mục 2.1.3.

2.4 Công thức Taylor


Vai trò quan trọng của đạo hàm cấp cao được thể hiện ở công thức Taylor về
xấp xỉ gần đúng một hàm khả vi f bởi một đa thức được xác định thông qua
đạo hàm cấp cao của f tại một điểm cho trước.
2.4.1. Định lý khai triển Taylor
Cho f là hàm khả vi cấp n tại x0 ∈ (a, b). Xác định đa thức Taylor bậc n của
f tại x0 bởi công thức

f 00 (x0 ) 2 f (n) (x0 ) n


Tn (f, x0 , h) := f (x0 ) + f 0 (x0 )h + h + ··· + h .
2! n!

Khi đó ta có thể viết

f (x0 + h) = Tn (f, x0 , h) + o(hn ).

Điều này có nghĩa là

f (x0 + h) − Tn (f, x0 , h)
lim = 0.
h→0 hn

Thay vì chứng minh định lý này chúng ta có một số chú ý sau đây:
(i) Giả thiết f có đạo hàm cấp n tại x0 nhìn thật thì đơn giản nhưng nó bao
hàm ý là f có đạo hàm tới cấp (n − 1) trong một khoảng mở chứa x0 .
(ii) Khi n = 1 thì định lý Taylor chính là định nghĩa của đạo hàm f 0 (x0 ).
(iii) Chứng minh định lý Taylor sử dụng định lý Lagrange về giá trị trung bình
được áp dụng tới một hàm thích hợp.
2.4.2 Công thức Taylor của một số hàm cơ bản
3
(i) sin x = x − x3! + o(x3 ).
2 4
(ii) cos x = 1 − x2! + x4! + o(x4 ).
2
(iii) ex = 1 + x + x2! + o(x2 ).
2
(iv) ln(1 + x) = 1 − x + x2 + o(x2 ).

22
2.5 Một số ứng dụng của phép tính vi phân
Ta đã biết một số ứng dụng của phép tính vi phân như:
(i) Viết phương trình của tiếp tuyến với đường cong: Nếu hàm số y = f (x) là
khả vi tại x = x0 thì đường tiếp tuyến tới đồ thị hàm số y = f (x) tại điểm
(x0 , f (x0 )) có phương trình

y − y0 = f 0 (x0 )(x − x0 ).

(ii) Tính giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất của hàm số khả vi trên khoảng mở
(a, b) và liên tục trên [a, b].
Bây giờ chúng ta giới thiệu thêm một ứng dụng về khử các dạng bất định
trong giới hạn.
Qui tắc L’Hospital để tính giới hạn Cho f, g là các hàm khả vi trên (a, b)
và x0 ∈ (a, b) thỏa mãn f (x0 ) = g(x0 ) = 0. Giả sử tồn tại giới hạn hàm

f 0 (x)
lim = l.
x→x0 g 0 (x)

Khi đó
f (x)
lim = l.
x→x0 g(x)

23
Bài tập Chương 2

1. a) Cho hàm f (x) = xg(x) với g(4) = 8, g 0 (4) = 7. Tìm f 0 (4);
g(x)
b) Cho hàm f (x) = với g(2) = 4 và g 0 (2) = −3. Tìm f 0 (2).
x
2. Tình đạo hàm của các hàm số sau
s
√ 1 + x3
q p 3
a) y = x + x b) y = 10 (1 − x)4 (1 + x)6 c) y =
1 − x3
sin x − x cos x
d) y = tan2 (x)−cot2 x e) y = sin3 x cos 3x f) y =
cos x + x sin x
√ x
2
g) y = ln(x + x + 1) h) y = e ln(sin x) i) y = xx .
3. Cho hàm số f (x) = x|x| với x ∈ R.
a) Tính đạo hàm f 0 (x) với x 6= 0;
b) Dùng định nghĩa đạo hàm để tính f 0 (0);
c) Hàm f 0 (x) có liên tục trên R không?
4. Cho hàm số 
xn sin 1 khi x 6= 0;
fn (x) = x
0 khi x = 0.
a) Chứng minh hàm f1 (x) liên tục trên R, nhưng không khả vi tại x = 0;
b) Chứng minh hàm f2 (x) khả vi trên R và tính f20 (x);
c) Chứng minh f20 (x) không liên tục tại x = 0. Từ đó suy ra f2 có đạo
hàm cấp 1 trên R, nhưng không có đạo hàm cấp 2 tại x = 0.

5. Cho hàm số f (x) = 3 x với x ∈ R.
a) Dùng định nghĩa đạo hàm để chứng minh rằng f không khả vi tại
x = 0; √
b) Viết phương trình đường thẳng qua gốc tọa độ và điểm A(a, 3 a) với
a 6= 0. Nhận xét về vị trí của đường thẳng khi a → 0.
6. Cho hàm số 
−1 − 2x nếu x < −1

f (x) = x2 nếu − 1 6 x 6 1

x nếu x > 1.

Tính đạo hàm của hàm f (x). Vẽ đồ thị của f (x) và f 0 (x) (tại những
điểm đạo hàm tồn tại).

24
7. Tìm các số thực a, b để hàm số sau có đạo hàm trên R
(
x2 nếu x 6 2
f (x) =
ax + b nếu x > 2.

Nêu ý nghĩa hình học của kết quả tìm được.

8. Tìm đạo hàm phải và đạo hàm trái của các hàm số sau tại x = 0
p
a) f (x) = |x| b) f (x) = sin(x2 ).

9. Vị trí của một vật chuyển động trên một đường thẳng (với gốc và hướng
đã cho) cho bởi phương trình

s = f (t) = t3 − 6t2 + 9t, t > 0,

ở đây t đơn vị là giây, s đơn vị là mét.


a) Tìm vận tốc của vật theo thời gian t;
b) Tìm vận tốc của vật tại thời điểm 2 s, 4 s;
c) Tại thời điểm nào vận tốc tức thời của vật bằng 0?
d) Khi nào vật chuyển động hướng về phía trước (chuyển động theo
hướng dương)? Khi nào vật chuyển động hướng về phía sau?

10. Đối với một thanh kim loại đồng nhất và đồng hình dạng (hình dạng mọi
chỗ theo chiều dài đều giống nhau), ta gọi khối lượng dài (linear density)
là khối lượng (theo kg) của thanh kim loại trên mỗi đơn vị độ dài (theo
m).
Giả sử ta có thanh kim loại không đồng nhất, nhưng đồng hình dạng.
Giả sử khối lượng của phần thanh kim loại tính từ đầu bên trái (coi là
điểm gốc) đến điểm cách đầu bên trái một khoảng x mét là m = f (x)
với x > 0.
a) Tính khối lượng dài trung bình của phần của thanh kim loại nằm giữa
x = x1 và x = x2 (x1 < x2 ). Từ đó tính khối lượng dài tại x1 ;

b) Áp dụng (a) cho thanh kim loại ứng với m = f (x) = x.
i) Tính khối lượng dài trung bình của phần của thanh kim loại ứng với
x = 1 và x = 1.21;
ii) Tính khối lượng dài tại x = 1, x = 1.21.

11. Xét phản ứng hóa học tạo ra chất C từ hai chất A và B

A + B → C.

25
Giả sử nồng độ của hai chất A và B bằng nhau [A] = [B] = a (mol/l).
Khi đó nồng độ của C theo thời gian được cho bởi công thức
a2 Kt
[C] = (mol/l),
aKt + 1
ở đó K là một hằng số.
a) Tìm tốc độ phản ứng ở thời điểm t;
b) Chứng minh nếu x = [C] thì
dx
= K(a − x)2 .
dt
c) Chuyện gì xảy ra với nồng độ các chất khi t → ∞?
d) Chuyện gì xảy ra với tốc độ phản ứng khi t → ∞?
12. Một quần thể vi khuẩn ban đầu có 1 triệu con và số lượng của quần thể
tăng gấp đôi trong vòng 1 giờ. Khi đó số lượng cá thể ở thời điểm t > 0
là n = f (t) = 106 .2t với t đơn vị là giờ.
a) Tính số lượng vi khuẩn trong vòng 3 giờ, 4 giờ.
b) Tính tốc độ tăng trưởng của quần thể vi khuẩn sau 6 giờ (tức là tại
thời điểm t = 6 giờ).
13. Không khí được bơm vào một quả bóng hình cầu sao cho thể tích của
quả bóng tăng 100 cm3 /s. Hỏi tốc độ tăng bán kính của quả bóng bằng
bao nhiêu khi đường kính bằng 50 cm?
14. Chứng minh rằng hàm số y = aeαx + beβx , với a, b, α, β là các số thực,
thỏa mãn phương trình
y 00 − (α + β)y 0 + αβy = 0.

15. Chứng minh rằng hàm hàm y = e−αx (a sin ωx + b cos ωx), với a, b, α, ω,
là các số thực thỏa mãn phương trình
y 00 + 2αy 0 + (α2 + ω 2 )y = 0.

16. Tìm đạo hàm cấp n của các hàm số sau


1 ax + b
a) y = (c 6= 0) b) y = (c 6= 0) c) y = ln(2x+1)
cx + d cx + d
1 √
d) y = 2 e) y = 3 3x − 1 f ) y = eax
x − 3x + 2
g) y = sin(2x) h) y = sin2 x i) y = sin x sin 3x

26
17. Công thức Leibniz: Nếu f và g khả vi trên (a, b) thì
 (n) Xn
f (x)g(x) = Cnk f (k) (x)g (n−k) (x), x ∈ (a, b)
k=0

ở đây f (0) (x) = f (x) và g (0) (x) = g(x).


Dùng công thứ Leibniz để tính các đạo hàm cấp 10 của các hàm sau

y = x3 e x y = x2 cos 2x.

18. Vị trí của một vật chuyển động trên một đường thẳng (với gốc và hướng
đã cho) cho bởi phương trình

s = f (t) = t3 − 6t2 + 9t, t > 0,

ở đây t đơn vị là giây, s đơn vị là mét.


a) Tìm gia tốc của vật tại thời điểm t;
b) Khi nào vật chuyển động nhanh dần?
c) Vẽ đồ thị biểu thị vị trí, vận tốc, gia tốc của vật trên cùng một hệ tọa
độ ứng với 0 6 t 6 5.

19. Tìm cực trị của các hàm số sau


a) f (x) = sin 2x − 2 sin x với 0 < x < 2π;
b) f (x) = x3 ;
c) f (x) = |x2 − 1|.

20. Từ 0o đến 30o , thể tích V của 1 kg nước (tính theo cm3 ) ở nhiệt độ T
được tính gần đúng bởi công thức

V = 999.87 − 0.06426T + 0.0085043T 2 − 0.0000679T 3 .

Tìm nhiệt độ mà tại đó thể tích nước nhỏ nhất.

21. Cho hàm f liên tục trên [0, 2], khả vi trên (0, 2) thỏa mãn f (0) = 0,
f (1) = 2 và f (2) = 1. Chứng minh tồn tại c ∈ (0, 2) sao cho f 0 (c) = 0.

22. Cho hàm f (x) liên tục trên [0, 1], khả vi trên (0, 1) và thỏa mãn f (0) = 0,
f (1) = 1. Chứng minh tồn tại c ∈ (0, 1) sao cho f 0 (c) = 2020c2019 .

23. Cho hàm f (x) liên tục trên [a, b], khả vi trên (a, b) và thỏa mãn f (a) =
f (b) = 0. Chứng minh tồn tại c ∈ (a, b) để f 0 (c) + 2f (c) = 0.

27
24. Cho hàm f khả vi trên R thỏa mãn f (0) = −3 và f 0 (x) 6 5 với mọi
x ∈ R. Tìm giá trị lớn nhất của f (2).
25. Dùng Định lý Lagrange để chứng minh các bất đẳng thức sau
a) | sin a − sin b| 6 |a − b| với mọi a, b ∈ R;
1 b 1
b) < ln < với mọi 0 < a < b.
b a a
26. Viết khai triển Taylor của các hàm sau tại x = 0
a) f (x) = sin 3x đến số hạng x3 ;
b) f (x) = cos2 x đến số hạng x4 ;
2
c) f (x) = e√x+x đến số hạng x2 ;
d) f (x) = 1 + x đến số hạng x2 .
 sin 2x b
27. Tìm các số thực a và b để limx→0 + a + = 0.
x3 x2

28. Viết√ phương trình tiếp tuyến của đồ thị hàm số y = 1 − x2 tại điểm
(a, 1 − a2 ) với −1 < a < 1. Nhận xét về vị trí của tiếp tuyến khi
a → 1− .
29. Khảo sát và vẽ đồ thị các hàm số sau
a) y = 3x4 − 16x3 + 18x2 b) y = xex
x2 x2
c) y = d) y = √ .
x2 − 1 x+1
30. Dùng quy tắc L’Hospital để tính các giới hạn sau
x − sin x ex − x − 1 ln x
a) lim 3
b) lim 2
f ) lim α (α > 0)
x→0 x x→0 x x→∞ x
xn
g) lim x (n ∈ N∗ , a > 1) c) lim xα ln x (α > 0)
x→∞ a x→0
 1 1  1
d) lim− ln x ln(1−x) e) lim − h) lim x 1−x
x→1 x→0 sin x tan x x→1
1
1
 sin x x2
 √
i) lim x x j) lim k) lim+ x x .
x→∞ x→0 x x→0

31. Chứng minh rằng hàm số


( 2
e−1/x nếu x 6= 0
f (x) =
0 nếu x = 0.
khả vi trên R.

28
Lời giải một số bài toán
√3
5. Phương trình đường thằng là x− a2 y = 0. Khi a → 0 thì đường thằng "hội

tụ" tới đường thẳng x = 0. Đó cũng là tiếp tuyến của đồ thị hàm số y = 3 x.
7. Đáp số f (x) = 4x − 4. Đường thẳng y = 4x − 4 là tiếp tuyến của đồ thị
hàm số tại (2; 4).
9. a) Vận tốc là đạo hàm của quãng đường theo thời gian. Suy ra

ds
v(t) = = 3t2 − 12t + 9.
dt

b) Tại t = 2 s ta có v(2) = −3 (m/s) và tại t = 4 s ta có v(4) = 9 (m/s).


c) Vân tốc tức thời bằng 0 có nghĩa là

v(t) = 0 ⇔ 3t2 − 12t + 9 = 0 ⇔ t = 1, t = 3.

Vậy vận tốc tức thời tại thời điểm 1 s và 3 s bằng 0.


d)Vật chuyển động hướng về phía trước khi

v(t) > 0 ⇔ 3t2 − 12t + 9 > 0 ⇔ 0 < t < 1, t > 3.

Vật chuyển động hướng về phía sau khi v(t) < 0 và ta tìm được 1 < t < 3.
10. a) Khối lượng của phần của thanh kim loại nằm giữa x = x1 và x = x2
là ∆m = f (x2 ) − f (x1 ). Nên khối lượng dài trung bình (average density) của
thanh cho bởi
∆m f (x2 ) − f (x1 )
= .
∆x x2 − x1
Cho x2 → x1 tức là ∆x → 0, khối lượng dài trung bình sẽ dần tới khối lượng
dài tại x1
∆m
ρ(x1 ) = lim = f 0 (x1 ).
∆x→0 ∆x

b) Khối lượng dài trung bình cần tìm là



∆m f (1.21) − f (1) 1.21 − 1
= = ≈ 0.476 (kg/m).
∆x 1.21 − 1 0.21

Khối lượng dài tại x = 1, x = 1.21 tương ứng là


1
ρ(1) = f 0 (1) = 0.5 (kg/m), ρ(1.21) = f 0 (1, 21) = ≈ 0.455 (kg/m).
2.2
29
11. a) Xét sự thay đổi nồng độ của C trong khoảng thời gian từ t1 đến t2 :
∆[C] = [C](t2 ) − [C](t1 ). Tốc độ phản ứng trung bình là
∆[C] [C](t2 ) − [C](t1 )
= .
∆t t2 − t1
Tốc độ phản ứng tại t = t1 là
d[C] [C](t2 ) − [C](t1 )
= lim .
dt ∆t→0 t2 − t1
Do đó tốc độ phản ứng là
d[C] a2 K(aKt + 1) − a2 Kt.aK a2 K
= = .
dt (aKt + 1)2 (aKt + 1)2
dx a2 K
b) Theo tính toán ở (a) ta có = . Mặt khác, từ định nghĩa ta
dt (aKt + 1)2

2 a2 Kt 2
 Ka2
K(a − x) = K a − = .
aKt + 1 (aKt + 1)2
Nên ta có đẳng thức.
c) Hiển nhiên
a2 Kt
lim [C] = lim = a (mol/l).
t→∞ t→∞ aKt + 1
 a2 Kt 
lim [A] = lim [B] = lim a − = 0 (mol/l).
t→∞ t→∞ t→∞ aKt + 1
Vậy nồng độ của C dần tới a (mol/l), còn nồng độ của [A] và [B] dần tới
0 (mol/l).
d) Ta có
dx a2 K
lim = lim = 0.
t→∞ dt t→∞ (aKt + 1)2

Vậy tốc độ phản ứng dần tới 0.


12. Ta thấy độ tăng trưởng trung bình giữa hai thời điểm t1 và t2 là
∆n f (t2 ) − f (t1 )
= .
∆t t2 − t1
Nên tốc độ tăng trưởng tại thời điểm t1 là
∆n f (t2 ) − f (t1 )
lim = lim = f 0 (t1 ).
∆t→0 ∆t ∆t→0 t2 − t1

30
Cho nên tốc độ tăng trưởng tại t = 6 là f 0 (6) = 106 .26 ln 2 ≈ 44361419.
dV dr 4
13. Ta đã biết = 100 cm3 /s và cần tìm khi r = 25 cm. Do V = πr3
dt dt 3
nên
dV dV dr dr dr 1 dV
= = 4πr2 ⇒ = .
dt dr dt dt dt 4πr2 dt
dV dr 1
Khi = 100 và r = 25 ta có = .
dt dt 25π
18. a) Đạo hàm của hàm vị trí ra hàm biểu thị vận tốc, đạo hàm của vận tốc
là gia tốc. Nên vận tốc và giá tốc thứ tự là

v(t) = 3t2 − 12t + 9, a(t) = 6t − 12.

b) Vật chuyển động nhanh dần khi vận tốc và gia tốc cùng âm hay cùng
dương (khi hai đại lượng đều dương chúng chuyển động nhanh dần về phía
chiều dương, khi hai đại lượng đều âm chúng chuyển động nhanh dần về phía
chiều âm). Vậy ta cần tìm t sao cho

(3t2 − 12t + 9)(6t − 12) > 0 ⇔ 1 < t < 2, t > 3.

19. a) Hàm đạt cực trị tại x = 2π/3 và x = 4π/3;


b) Hàm không có cực trị mặc dù tại x = 0 đạo hàm triệu tiêu (nhưng không
đổi dấu);
c) Hàm có 3 cực trị tại x = 0, x = ±1.
20. Ta có

V 0 (T ) = −0.06426 + 0.0170086T − 0.0002037T 2 = 0

tại T ≈ 3.9665o (chú ý 0o 6 T 6 30o ). Ta tính được

V (0) = 999.87, V (30) ≈ 1003.7641, V (3.9665) ≈ 999.7447.

Cho nên tại T = 3.9665o , thể tích của 1 kg nước là nhỏ nhất.
21. Hàm f đạt giá trị lớn nhất tại x = c với c ∈ [0, 2]. Do f (c) > f (1) = 2
nên c khác 0 và 2. Cho nên c là điểm cực đại của f . Định lý Fermat kéo theo
f 0 (c) = 0.
22. Chỉ cần áp dụng Định lý Rolle cho hàm g(x) = f (x) − x2020 .
23. Chỉ cần áp dụng Định lý Rolle cho hàm g(x) = f (x)e2x .
24. Theo Định lý Lagrange ta có

f (2) − f (0) = f 0 (c)(2 − 0) c ∈ (0, 2).

31
Do f 0 (c) 6 5 nên f (2) = f (0)+2f 0 (c) 6 −3+2.5 = 7. Chọn hàm f (x) = 5x−3
thì dấu bằng đạt được. Nên giá trị lớn nhất của f (2) là 7.
25. Chỉ cần áp dụng Định lý Lagrange cho các hàm f (x) = sin x và g(x) = ln x
trên [a, b].
27. Ta có
(2x)3 4x3
sin 2x = 2x − + o(x3 ) = 2x − + o(x3 ).
3! 3
Cho nên
sin 2x 4 2
3
= − + 2 + o(1).
x 3 x
Cho nên ta phải chọn a = 4/3 và b = −2.
−x √
28. Ta có y 0 = √ . Nên phương trình tiếp tuyến tại (a, 1 − a2 ) có
1 − x2
phương trình là
−a √ √
y=√ (x − a) + 1 − a2 ⇔ ax + 1 − a2 y = 1.
1 − a2

Khi a → 1− tiếp tuyến "dần tới" đường thẳng x = 1. Chú ý rằng đồ thị hàm
số là nửa trên của đường tròn đơn vị và đường thẳng x = 1 là một tiếp tuyến
của đường tròn.
31. Ta chỉ cần chứng minh tồn tại đạo hàm tại x = 0. Ta có
1
f (0 + h) − f (0) e− h2
=
h h
Đặt t = 1/h thì |t| → ∞ khi h → 0. Cho nên
1
f (0 + h) − f (0) e − h2 t 1
lim = lim = lim t2 = lim 2 = 0.
h→0 h h→0 h |t|→∞ e |t|→∞ 2tet

Vậy f khả vi tại x = 0 và f 0 (0) = 0.

32
Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Văn Khuê, Phạm Ngọc Thao, Lê Mậu Hải, Nguyễn Đình Sang,
Toán cao cấp - Tập 1 (A1) Giải tích một biến, NXB Giáo dục, 1997.

[2] James Stewart, Calculus, 7th edition, Brooks/Cole, Cengage Learning,


2012.

[3] Nguyễn Đình Trí (chủ biên), Toán học cao cấp, tập 1,2,3, NXB Giáo dục
2006.

[4] Nguyễn Đình Trí (chủ biên), Bài tập Toán cao cấp, tập 1,2,3, NXB Giáo
dục 2006.

[5] Y.Y. Liasko, A.C. Boiatruc, I.A.G. Gai, G.P. Golobac, Giải tích toán học,
các ví dụ và các bài toán (tập 1, 2), NXB Đại học và THCN, 1978.

33

You might also like