You are on page 1of 4

Câu 1.73.

Đảng Cộng sản Việt Nam đổi tên thành Đảng Cộng sản Đông Dương
vào thời gian nào?
A. Tháng 2 năm 1930 B. Tháng 10 năm 1930
C. Tháng 3 năm 1935 D. Tháng 7 năm 1936
Câu 2.74. Nội dung nào sau đây không đúng với quan điểm trong Luận cương
chính trị tháng 10 năm 1930?
A. Lãnh đạo cách mạng là Đảng Cộng sản
B. Lực lượng cách mạng gồm công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức,
trung nông.
C. Phương pháp cách mạng là bạo động võ trang.
D. Cách mạng Đông Dương là một bộ phận của cách mạng vô sản thế giới.
Câu 3.75. Điểm khác biệt giữa Luận cương chính trị và Cương lĩnh chính trị là
về nội dung nào?
A. Lãnh đạo cách mạng và phương pháp cách mạng.
B. Nhiệm vụ cách mạng và quan hệ quốc tế
C. Nhiệm vụ cách mạng và lực lượng cách mạng
D. Phương hướng chiến lược và mâu thuẫn xã hội
Câu 4.76. Hạn chế của Luận cương chính trị là:
A. Khẳng định sự lãnh đạo cách mạng của Đảng Cộng sản
B. Xác định cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới.
C. Phương hướng cách mạng là tiến lên chủ nghĩa xã hội
D. Chưa đánh giá được khả năng cách mạng của các giai cấp, tầng lớp xã
hội.
Câu 5.77. Nguyên nhân cơ bản nhất dẫn tới bùng nổ phòng trào cách mạng 1930
– 1931 là gì?
A. Liên Xô đang đạt được những thành quả quan trọng trong công cuộc xây
dựng đất nước.
B. Cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 - 1933.
C. Thực dân Pháp tăng cường bóc lột và đàn áp cuộc khởi nghĩa Yên Bái.
D. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời với hệ thống tổ chức thống nhất và
Cương lĩnh chính trị.
Câu 6.78. Sự kiện nào đánh dấu phong trào cách mạng 1930 - 1931 lên đỉnh cao ?
A. Cuộc bãi công của công nhân nổ ra liên tiếp ở Nhà máy ximăng Hải
Phòng
B. Chính quyền Xô viết ra đời
C. Cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên.
D. Cuộc tổng bãi công của công nhân khu công nghiệp Bến Thủy – Vinh
Câu 7.79. “Khẳng định trong thực tế quyền lãnh đạo và năng lực lãnh đạo cách
mạng của giai cấp vô sản mà đại biểu là Đảng ta… đem lại cho đông đảo quần
chúng công nông lòng tự tin ở sức lực cách mạng vĩ đại của mình...” là nhận xét
của Lê Duẩn về sự kiện nào?
A. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời.
B. Phong trào cách mạng 1930 – 1931
C.Phong trào cách mạng 1936 – 1939
D.Phong trào cách mạng 1939 – 1945
Câu 8.80. “Con đường của thanh niên chỉ có thể là con đường cách mạng” là câu
nói của ai?
A. Trần Phú B. Nguyễn Đức Cảnh
C. Lý Tự Trọng D. Hồ Tùng Mậu
Câu 9.81. Cần phải “gây dựng một đoàn thể bí mật, có kỷ luật nghiêm ngặt, cứng
như sắt, vững như đồng, tức Đảng Cộng sản để hướng đạo quần chúng trên con
đường giai cấp chiến đấu” là nhiệm vụ cách mạng được xác định trong văn kiện
nào?
A. Luận Cương chính trị (10/1930)
B. Chương trình hành động của Đảng Cộng sản Đông Dương (15/6/1932).
C. Tác phẩm Sơ thảo lịch sử phong trào cộng sản ở Đông Dương (3/1933).
D. Văn kiện của Đại hội đại biểu lần thứ I của Đảng (3/1935).
Câu 10.82. Nội dung nào không thuộc nhiệm vụ trước mắt của Đại hội đại biểu lần
thứ I của Đảng (3/1935)?
A. Củng cố và phát triển Đảng.
B. Đẩy mạnh cuộc vận động tập hợp quần chúng.
C. Bầu Ban Chấp hành Trung ương do Lê Hồng Phong làm Tổng Bí thư.
D. Mở rộng tuyên truyền chống đế quốc, chống chiến tranh, ủng hộ Liên Xô
và ủng hộ cách mạng Trung Quốc.
Câu 11.83. Nội dung nào sau đây nói lên ý nghĩa lịch sử của Đại hội đại biểu lần
thứ I của Đảng?
A. Đánh dấu sự phát triển của hệ thống tổ chức Đảng và phong trào cách mạng
quần chúng, tạo điều kiện để bước vào một cao trào cách mạng mới.
B. Đánh dấu sự phục hồi đội ngũ lãnh đạo và phong trào cách mạng quần
chúng, tạo điều kiện để bước vào một cao trào cách mạng mới.
C. Đánh dấu sự phục hồi hệ thống tổ chức cộng sản và phong trào cách mạng
quần chúng, tạo điều kiện để bước vào một cao trào cách mạng mới.
D. Đánh dấu sự phục hồi hệ thống tổ chức của Đảng và phong trào cách mạng
quần chúng, tạo điều kiện để bước vào một cao trào cách mạng mới.

Câu 84. Chủ nghĩa phátxít xuất hiện và tạm thời thắng thế ở một số nơi tác động
lớn đến tình hình thế giới?
A. Nguy cơ bị chủ nghĩa đế quốc đàn áp
B. Nguy cơ chiến tranh thế giới bùng nổ
C. Nguy cơ đẩy mạnh xâm lược thuộc địa
D. Nguy cơ bóc lột giai cấp vô sản ở chính quốc
Câu 85. Tháng 7/1935, Quốc tế Cộng sản họp Đại hội VII tại Mátxcơva (Liên Xô),
xác định kẻ thù nguy hiểm trước mắt của nhân dân thế giới là:
A. Chủ nghĩa tư bản B. Chủ nghĩa đế quốc
C. Chủ nghĩa phát xít D. Chủ nghĩa li khai
Câu 86. Yếu tố nào của tình hình thế giới có lợi cho cách mạng nước ta giai đoạn
1936- 1939?
A. Chủ nghĩa phát xít xuất hiện
B. Đại hội VII của Quốc tế cộng sản
C. Mặt trận nhân dân rộng rãi chống phát xít được thành lập
D. Sự ra đời của Chính phủ Mặt trận nhân dân Pháp.
Câu 87. Nội dung nào sau đây không phải là chủ trương của Hội nghị Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (26/7/1936)?
A. Xác định nhiệm vụ trước mắt: chống phátxít, chống chiến tranh đế quốc,
chống phản động thuộc địa và tay sai, đòi tự do, dân chủ, cơm áo và hòa bình.
B. Lập Mặt trận nhân dân phản đế rộng rãi
C. Hình thức tổ chức đấu tranh bí mật, không hợp pháp
D. Hình thức tổ chức và đấu tranh công khai, nửa công khai, hợp pháp, nửa
hợp pháp.
Câu 88. Hãy sắp xếp theo thứ tự trước sau các đồng chí giữ chức vụ Tổng Bí thư
của Đảng ta: Trần Phú (1), Hà Huy Tập (2), Nguyễn Văn Cừ (3), Lê Hồng Phong
(4)?
A. 1 - 2 - 3 - 4 B. 2 – 3 – 1 – 4
C. 1 - 4 - 3 - 2 D. 1 - 4 – 2 – 3

You might also like