You are on page 1of 25

Chương 1

Dãy số và chuỗi số

Một số ký hiệu và quy ước


Ký hiệu N, N∗ , Z theo thứ tự dùng để chỉ tập số tự nhiên, tập số tự nhiên khác không
(hay tập số nguyên dương) và tập số nguyên. Ký hiệu Q, R theo thứ tự dùng để chỉ
tập số hữu tỷ và tập số thực.

Ký hiệu R = R ∪ {±∞} dùng để chỉ tập số thực mở rộng, nó bao gồm các số thực và
hai ký hiệu ±∞. Khi viết x ∈ R thì x là một số thực còn khi viết x ∈ R thì x có thể
là số thực hoặc ±∞. Trên R ta qui ước

−∞ < x < +∞ với mọi số thực x.


x
x − (±∞) = ∓∞ và x + (±∞) = ±∞ và = 0 với mọi số thực x;
±∞
(±∞) + (±∞) = ±∞; (±∞).(±∞) = +∞; (±∞).(∓∞) = −∞;

x.(±∞) = ±∞ khi x là số thực dương; x.(±∞) = ∓∞ khi x là số thực âm;

Các tập dưới đây gọi chung là các khoảng

(a; b) = {x ∈ R | a < x < b}, a < b, a, b ∈ R; [a; b] = {x ∈ R | a < x < b}, a, b ∈ R;

[a; b) = {x ∈ R | a ≤ x < b}, a < b, a ∈ R, b ∈ R;

(a; b] = {x ∈ R | a < x ≤ b}, a ∈ R, b ∈ R.

Khi muốn phân biệt chúng thì (a; b) gọi là khoảng mở; [a; b] gọi là khoảng đóng hay
đoạn; [a; b) và (a; b] gọi là các nửa khoảng.

Với mỗi số thực x0 khoảng mở Uδ (x0 ) = (x0 − δ; x0 + δ) với δ > 0 được gọi là một δ−
lân cận của điểm x0 .

1
1.1. DÃY SỐ VÀ GIỚI HẠN DÃY SỐ Phiên bản 2.0

1.1 Dãy số và giới hạn dãy số


Khái niệm dãy số và giới hạn dãy là khái niệm đã biết trong chương trình bậc phổ
thông. Các nội dung được trình bày ở đây, phần nhiều có thể tìm thấy trong cuốn ĐẠI
SỐ VÀ GIẢI TÍCH 11.

1.1.1 Định nghĩa, tính chất và các phép toán của giới hạn

Định nghĩa 1.1.1. Với mỗi số tự nhiên n = 1, 2, ..., xét một số thực, kí hiệu là un .
Khi đó, các số hạng theo thứ tự u1 , u2 , ..., un , ..., được viết gọn là {un }∞
n=1 hoặc {un }n≥1
hoặc {un } và được gọi là dãy số.

Số hạng u1 được gọi là số hạng đầu tiên, số hạng u2 được gọi là số hạng thứ hai,..., số
hạng un được gọi là số hạng thứ n của dãy {un }. Chú ý rằng, vì ta sẽ chỉ xét các dãy
vô hạn nên số hạng tiếp theo của un sẽ là un+1 ... Ngoài ra, số hạng đầu tiên của một
dãy số có thể là un0 với n0 là một số tự nhiên bất kỳ mà không nhất thiết phải bằng 1.

Ví dụ 1. 1, 21 , 212 , 213 , ..., 2n−1


1
, 21n , ... là một dãy số. Ta có thể hiểu đây là dãy {un } với
1
số hạng đầu tiên là u1 = 1, số hạng thứ hai là u2 = 12 , ..., số hạng thứ n là un = 2n−1
và số hạng thứ n + 1 là un+1 = 21n . Ta cũng có thể hiểu đây là dãy {vn } với số hạng
đầu tiên là v0 = 1, số hạng thứ hai là v1 = 12 , ..., số hạng thứ n là vn−1 = 1
2n−1
và số
1
hạng thứ n + 1 là vn = 2n
.

Ví dụ 2. Một dãy số được xác định bằng cách liệt kê từng số hạng của nó như trong
ví dụ 1 và nó cũng có thể được xác định bằng cách cho một công thức tổng quát để
xác định số hạng thứ n. Chẳng hạn, dãy số {un } với un = (−1)n , n = 1, 2, ... là dãy
gồm hai số −1 và 1 xếp xen kẽ nhau, được liệt kê dưới đây

−1, 1, −1, 1, −1, 1, ...

Ví dụ 3 (dãy Fibonacci). Một dãy số cũng có thể được xác định bằng cách cho một
quy luật để từ đó xác định được tất cả các số hạng của nó. Chẳng hạn dãy Fibonacci
{fn } sau đây
f1 = 1, f2 = 1, fn = fn−1 + fn−2 , n ≥ 3.

Ví dụ 4. Xét dãy số
(−1)n
, n = 1, 2, ...
un =
n
Đây là một dãy được xác định bằng cách cho một công thức tổng quát của số hạng
thứ n. Trong ví dụ này, ta sẽ tìm hiểu xem các số hạng của nó có xấp xỉ với một số
thực nào hay không, bằng cách lập một bảng đủ nhiều các số hạng của nó. Xét bảng
101 giá trị ban đầu của dãy {un } sau đây:

KhienTV - ThuyVu 2 HaiNamNguyen - KieuLinh


1.1. DÃY SỐ VÀ GIỚI HẠN DÃY SỐ Phiên bản 2.0

n 1 2 3 4 5 6 ... 100 101


un −1 0, 5 −0, 333 0.25 −0, 2 0, 167 ... 0, 01 −0, 00(99)

Trong bảng giá trị này, có thể thấy dãy {un } dao động xung quanh giá trị L = 0 và
có xu hướng tiến dần tới L = 0. Số hạng thứ năm của dãy là u5 = −0, 2 và kể từ sau
số hạng thứ năm ta có |un | < 0, 2. Nghĩa là, ta có |un | < 0, 2 với mọi n > 5. Một cách
hình thức, ta viết với  = 0, 2 và n0 = 5 thì |un | < , ∀n > n0 . Tương tự, ta thấy rằng
với  = 0, 01 và n0 = 100, ta có |un | < , ∀n > n0 .

Khi  nhỏ hơn nữa, nếu cần có thể chọn số n0 lớn hơn và thực tế là trong ví dụ này ta
sẽ luôn có thể tìm được n0 sao cho |un | < , ∀n > n0 . Chẳng hạn, với  = 0, 001, ta có
thể chọn n0 = 1000, sao cho ta có |un | < , ∀n > n0 .

Rõ ràng,  > 0 có thể chọn rất rất bé (thường nói  bé tuỳ ý), nên bất đẳng thức
|un | < , ∀n > n0 có nghĩa là các số hạng của dãy {un } xấp xỉ với số 0 khi n đủ lớn.
n o
(−1)n
Ví dụ 5. Trong ví dụ 4 ta đã thấy rằng khi n tăng dần, các số hạng của dãy n
tiệm cận với số 0. Trong ví dụ này, ta sẽ tiếp tục xem xét vấn đề tương tự với dãy
{un }, trong đó un = 1 + n1 . Xét bảng 101 giá trị của dãy {un } dưới đây

n 1 2 3 4 5 6 ... 100 101


un 2 1, 5 1, 333 1.25 1, 2 1, 167 ... 1, 01 1, 00(99)

Tương tự như ví dụ 4, bảng giá trị trên đây cho thấy các số hạng của dãy {un } tiệm
cận với số 1. Trên thực tế, với  > 0 cho trước (bé tuỳ ý), ta có
1
|un − 1| <  ⇐⇒ <  ⇐⇒ n > −1 .
n
Điều đó có nghĩa là, với  > 0 cho trước (bé tuỳ ý), ta luôn tìm được số n0 (đó là số
tự nhiên lớn hơn −1 ) sao cho

|un − 1| < , ∀n > n0 .

Hai dãy số trong hai ví dụ trên có chung một tính chất, đó là các số hạng của chúng
tiệm cận với một số thực L theo nghĩa: với mọi  > 0 bé tuỳ ý, tồn tại số tự nhiên n0
sao cho
|un − L| < , ∀n > n0 .

Trong trường hợp như vậy, ta viết

lim un = L hoặc viết lim un = L hoặc viết un −→ L, khi n → ∞.


n→∞

KhienTV - ThuyVu 3 HaiNamNguyen - KieuLinh


1.1. DÃY SỐ VÀ GIỚI HẠN DÃY SỐ Phiên bản 2.0

Định nghĩa 1.1.2. Nói dãy {un } có giới hạn bằng số thực L và viết lim un = L hoặc
n→∞
viết lim un = L hoặc viết un −→ L, khi n → ∞, nếu un tiệm cận với L theo nghĩa: với
mọi  > 0 bé tuỳ ý, tồn tại số tự nhiên n0 sao cho |un − L| < , ∀n > n0 .

Dãy có giới hạn là số thực L được gọi là dãy hội tụ và dãy không có giới hạn hữu hạn
được gọi là dãy phân kỳ.

Nhận xét. Hiển nhiên, nếu un = L, ∀n thì lim un = L.

Ví dụ 6. Tìm lim 12 + 21n .




Lời giải. Xét bảng các giá trị dãy

n 4 5 6 7 8 9 10
un 0, 5625 0, 5312 0, 5156 0, 50784 0, 5039 0, 5019 0, 5009

Theo các số liệu ghi ở bảng trên đây, ta đoán rằng dãy {un } tiệm cận với L = 0, 5. Vì
vậy, ta sẽ thử chứng minh dãy này có giới hạn bằng 0, 5, bằng cách cho trước  > 0 bé
tuỳ ý và tìm số n0 sao cho |un − 0, 5| < , ∀n > n0 .

Để tìm được số n0 hợp lý, hãy xuất phát từ điều kiện |un − 0, 5| < . Bằng cách biến
đổi đơn giản, ta có
 
1 1
+ n − 0, 5 <  ⇐⇒ n > log2 −1 .
2 2

Chọn số n0 lớn hơn log2 −1 , khi đó


 
1 1
”với mọi  > 0, tồn tại k sao cho + n − 0, 5 <  với mọi n > n0 .”
2 2

Vậy điều chúng ta đoán là đúng, vì theo định nghĩa 1.1.2 thì ”với mọi  > 0, tồn tại
k sao cho 21 + 21n − 0, 5 <  với mọi n > k” cũng có nghĩa là


 
1 1
lim + = 0, 5.
2 2n

Ví dụ 7. Cho r > 0, chứng minh rằng lim n1r = 0.

Lời giải. Cho trước  > 0 tuỳ ý. Từ giả thiết r > 0, suy ra
1 1

r
− 0 <  ⇐⇒ nr > −1 ⇐⇒ n > − r .
n
1
Chọn k là số nào đó lớn hơn − r , ta có điều phải chứng minh.

Ví dụ 8. Xét giới hạn lim 2n .

KhienTV - ThuyVu 4 HaiNamNguyen - KieuLinh


1.1. DÃY SỐ VÀ GIỚI HẠN DÃY SỐ Phiên bản 2.0

n 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10
2n 2 4 8 16 32 64 128 256 512 1024

Các giá trị ở bảng trên cho thấy các số hạng của dãy {2n } có xu hướng tăng và không
tiệm cận với một số thực nào.

Trong ví dụ này, thực sự thì dãy {2n } lớn một cách tuỳ ý khi n đủ lớn. Chẳng hạn
2n > 512 khi n > 9 và 2n > 1024 khi n > 10... Trong trường hợp hợp này, ta nói dãy
có giới hạn dương vô cực và viết

lim 2n = +∞ hoặc viết lim 2n = +∞ hoặc viết 2n −→ +∞, khi n → ∞.

Định nghĩa 1.1.3. Cho dãy số {un }, ta định nghĩa

1) lim un = +∞ ⇐⇒ với mọi M > 0 lớn tuỳ ý, tồn tại số tự nhiên n0 sao cho
un > M với mọi n > n0 .

2) lim un = −∞ ⇐⇒ với mọi M > 0 lớn tuỳ ý, tồn tại số tự nhiên n0 sao cho
un < −M với mọi n > n0 .

Ví dụ 9. Cho q > 1, chứng minh rằng lim q n = +∞.


n→∞

Lời giải. Cho trước M > 0, lớn tuỳ ý. Vì q > 1 nên

q n > M ⇐⇒ n > logq M.

Từ đây, nếu chọn n0 là số tự nhiên lớn hơn logq M thì q n > M khi n > n0 . Theo định
nghĩa 1.1.3, ta có
lim q n = +∞.
n −1 2
Ví dụ 10. Chứng minh lim 1−2n = −∞.

Lời giải. Cho trước M > 0 lớn tuỳ ý, ta có

n2 − 1
< −M ⇐⇒ n2 − 2M n + M − 1 > 0.
1 − 2n

Dựa vào kiến thức về tam thức bậc hai (ẩn n) ta thấy rằng, khi n lớn hơn nghiệm lớn
√ n2 −1
n2 = M + M 2 − M + 1 thì điều kiện 1−2n < −M được thoả mãn. Vì thế, theo định
nghĩa 1.1.3, ta có
n2 − 1
lim = −∞.
1 − 2n
Ví dụ 11. Cho r > 0, chứng minh lim nr = +∞.
n→∞

KhienTV - ThuyVu 5 HaiNamNguyen - KieuLinh


1.1. DÃY SỐ VÀ GIỚI HẠN DÃY SỐ Phiên bản 2.0

Lời giải. Cho trước M > 0 lớn tuỳ ý, vì r > 0 nên ta có


1
nr > M ⇐⇒ n > M r .
1
Chọn n0 > M r , khi đó
nr > n0 =⇒ un > M.

Do đó
lim nr = +∞.
n→∞

Định lý 1.1.4 (tính duy nhất). Giới hạn dãy số, nếu có, là duy nhất.

Định lý 1.1.5. Giả sử lim un = a, lim vn = b, a, b ∈ R và c là một hằng số bất kỳ, khi
đó ta có

1) lim(un + vn ) = a + b; 2) lim(un − vn ) = a − b;

3) lim(un .vn ) = a.b; lim(c.un ) = c.a; 4) lim uvnn = a


b
(nếu b 6= 0).
2
Ví dụ 12. Tìm lim nn2+n
+1
.

Lời giải. Ta có
n2 +n
n2 + n n2
1 + n1
lim 2 = lim = lim .
n +1 n2 +1
n2
1 + n12
Theo ví dụ 7 ta có lim n1 = lim n12 = 0 và do đó, theo định lý 1.1.5, ta có

n2 + n 1 + n1 1−0
lim 2
= lim 1 = = 1.
n +1 1 + n2 1+0

Định lý 1.1.6 (tính thứ tự). Giả sử un ≤ vn , ∀n và tồn tại các giới hạn lim un và
lim vn , khi đó lim un ≤ lim vn . Đặc biệt, nếu a ≤ un ≤ b, ∀n và tồn tại lim un thì

a ≤ lim un ≤ b.

Định nghĩa 1.1.7 (dãy bị chặn). Nói dãy {un } bị chặn trên nếu tồn tại số thực M
sao cho un ≤ M, ∀n và nói dãy {un } bị chặn dưới nếu tồn tại số thực m sao cho
un ≥ m, ∀n.

Một dãy bị chặn trên và bị chặn dưới được gọi là dãy bị chặn. Nghĩa là, dãy {un } bị
chặn nếu tồn tại số thực M sao cho |un | ≤ M, ∀n.

Định lý 1.1.8 (tính bị chặn của dãy hội tụ). Một dãy số hội tụ là dãy bị chặn. Điều
ngược lại nói chung không đúng, nghĩa là có những dãy phân kỳ bị chặn.

Ví dụ 13. Chứng minh dãy un = sin n, n = 1, 2, ... bị chặn nhưng phân kỳ.

KhienTV - ThuyVu 6 HaiNamNguyen - KieuLinh


1.1. DÃY SỐ VÀ GIỚI HẠN DÃY SỐ Phiên bản 2.0

Lời giải. Dãy đã cho bị chặn vì

| sin n| ≤ 1, ∀n = 1, 2, ...

Ta sẽ chứng minh dãy này phân kỳ bằng phản chứng. Giả sử dãy hội tụ tới giới
hạn x. Vì | sin n| < 1 nên theo định lý 1.1.6, ta có |x| ≤ 1. Chú ý rằng, các dãy
{un }, {un+1 }, {un+2 } thực tế là một dãy (chỉ khác nhau cách đánh chỉ số), do đó

lim sin(n + 1) = lim sin(n + 2) = lim sin n = x.

Bây giờ áp dụng các hằng đẳng thức và các công thức giới hạn, ta có

2x = lim(sin(n + 2) + sin n) = lim 2 sin(n + 1) cos 1 = 2x cos 1.

Từ đây, vì cos 1 6= 1 nên suy ra x = 0. Tương tự, từ

x − x = lim(sin(n + 2) − sin n) = lim 2 cos(n + 1) sin 1,

suy ra lim cos(n + 1) = 0. Mặt khác, vì cos2 (n + 1) + sin2 (n + 1) = 1 nên

1 = lim(cos2 (n + 1) + sin2 (n + 1)) = lim cos2 (n + 1) + lim sin2 (n + 1) = 0 + 0.

Đẳng thức 1 = 0 + 0 là điều vô lý, do đó giả thiết phản chứng là sai, nghĩa là dãy
{sin n} phân kỳ.

Định lý 1.1.9. Giả sử lim un = a ∈ R, khi đó ta có các khẳng định sau


√ √ √ √
1) lim un =
2k+1 2k+1
a; 2) nếu un ≥ 0 thì a ≥ 0 và lim un = 2k a;
2k
n→∞ n→∞

3) nếu a > 0 thì un > 0 khi n đủ lớn và với mỗi r > 0 ta có lim (un )r = ar .

Ví dụ 14. Dãy un = n2 + n + 1 − n, n = 1, 2, ... hội tụ hay phân kỳ?

Lời giải. Theo các định lý 1.1.5, 1.1.9 và ví dụ 7, ta có


√  (n2 + n + 1) − n2
lim n2 + n + 1 − n = lim √
n2 + n + 1 + n
n+1
= lim √
2
n +n+1+n
1 + 1/n
= lim p
1 + 1/n + 1/n2 + 1
1+0 1
=√ = .
1+0+0+1 2

Vậy dãy đã cho hội tụ.

KhienTV - ThuyVu 7 HaiNamNguyen - KieuLinh


1.1. DÃY SỐ VÀ GIỚI HẠN DÃY SỐ Phiên bản 2.0

Định lý 1.1.10 (trường hợp vô hạn).

1) Nếu lim un = lim vn = ±∞ thì lim(un .vn ) = +∞ và lim(un + vn ) = ±∞.

2) Nếu lim un = − lim vn = ±∞ thì lim(un .vn ) = −∞ và lim(un − vn ) = ±∞.

3) Nếu lim un = L và lim vn = ±∞ thì lim(un + vn ) = lim vn = ±∞.

4) Nếu lim un = L > 0 và lim vn = ±∞ thì lim(un .vn ) = lim vn = ±∞.

5) Nếu lim un = L < 0 và lim vn = ±∞ thì lim(un .vn ) = − lim vn = ∓∞.


1−3n5
Ví dụ 15. Dãy un = n3 +1
,n = 1, 2, ... hội tụ hay phân kỳ?

Lời giải. Ta có
1
1 − 3n5 n3
− 3n2
lim = lim .
n3 + 1 1 + n13
Trong đó, theo ví dụ 7, ta có lim n13 = 0 và theo ví dụ 11, ta có lim n2 = +∞. Vì vậy,
theo định lý 1.1.10, ta có

1 − 3n5 0 − 3(+∞)
lim = = −∞.
n3 + 1 1+0

Vậy dãy đã cho phân kỳ.

Định lý 1.1.11. Nếu lim |un | = +∞ thì lim u1n = 0; và nếu lim un = 0 thì
lim |u1n | = +∞.

Ví dụ 16. Cho q ∈ (−1; 1), chứng minh rằng lim q n = 0.


n→∞

1
Lời giải. Hiển nhiên, lim q n = 0 khi q = 0. Xét khi 0 < |q| < 1, khi đó ta có |q|
> 1.
Vì vậy, theo ví dụ 9
1
lim n = +∞.
n→∞ |q |

Từ đây, theo định lý 1.1.11, ta có

lim |q n | = 0.
n→∞

Và theo định lý 1.1.12, ta có


lim q n = 0.
n→∞

Ghi nhớ. Từ ví dụ 9 và ví dụ 16, ta có kết quả sau lim q n = 0 khi |q| < 1 và
n→∞
lim q n = +∞ khi q > 1; hiển nhiên, khi q = 1 thì lim q n = lim 1 = 1; và có thể
n→∞ n→∞ n→∞

KhienTV - ThuyVu 8 HaiNamNguyen - KieuLinh


1.1. DÃY SỐ VÀ GIỚI HẠN DÃY SỐ Phiên bản 2.0

chứng minh không tồn tại lim q n khi q ≤ 1. Vậy


n→∞



 0, khi |q| < 1



1,
n
khi q = 1
lim q =
n→∞
+∞, khi q > 1




khi q ≤ 1.

không tồn tại,

Định lý 1.1.12. Với quy ước | ± ∞| = +∞, khi đó, nếu lim un = a (a có thể vô hạn)
thì
lim |un | = |a|.
Điều ngược lại nói chung không đúng, nghĩa là nếu lim |un | = |a| thì ta không thể khẳng
định được có tồn tại lim un hay không. Tuy nhiên, nếu a = 0 thì điều ngược lại cũng
đúng, nghĩa là
lim |un | = 0 ⇐⇒ lim un = 0.
(−1)n
Ví dụ 17. Dãy un = n
,n = 1, 2, ... hội tụ hay phân kỳ?

Lời giải. Ta có
(−1)n 1
lim |un | = lim = lim = 0.
n n
Vì vậy, theo định lý 1.1.12, ta có
lim un = 0.
Vậy dãy {un } hội tụ.

Định lý 1.1.13 (tiêu chuẩn bị kẹp). Giả sử {an }, {bn }, {cn } là ba dãy số thoả mãn

bn ≤ an ≤ cn , ∀n.

Khi đó, nếu hai dãy {bn }, {cn } có cùng giới hạn L (L có thể vô hạn) thì lim an = L.
Đặc biệt, nếu |an | ≤ cn , ∀n và lim cn = 0 thì

lim an = 0.

Ví dụ 18. Tìm lim n1 sin n.

Lời giải. Ta biết dãy {sin n} phân kỳ và thực tế dãy này không có giới hạn. Tuy nhiên,
{sin n} bị chặn và lim n1 = 0, nên có thể chứng minh lim n1 sin n = 0. Thật vậy, ta có
1 1 1
sin n ≤ , ∀n và lim = 0.
n n n
Từ đây, áp dụng tiêu chuẩn bị kẹp ta suy ra
1
lim sin n = 0.
n

KhienTV - ThuyVu 9 HaiNamNguyen - KieuLinh


1.1. DÃY SỐ VÀ GIỚI HẠN DÃY SỐ Phiên bản 2.0

Ví dụ 19. Sử dụng bất đẳng thức 2n ≥ n2 , ∀n ≥ 4 để chứng minh lim 2nn = 0.

Lời giải. Bất đẳng thức 2n ≥ n2 , ∀n ≥ 4 có thể dẽ dàng chứng minh được bằng quy
nạp. Sử dụng bất đẳng thức này, ta được
n n 1
0< n
≤ 2 = , ∀n ≥ 4.
2 n n
Từ đây, do lim n1 = 0 nên theo tiêu chuẩn bị kẹp, ta có
n
lim = 0.
2n
Chú ý. Với mọi q > 1 và mọi r cho trước, ta có
nr
lim = 0.
n→∞ q n

1.1.2 Dãy con

Định nghĩa 1.1.14 (dãy đơn điệu). Nói dãy {un } tăng nếu un ≤ un+1 , ∀n và nói dãy
{un } giảm nếu un ≥ un+1 , ∀n. Nếu dấu bằng không bao giờ xảy ra thì tính tăng hay
giảm gọi là tăng ngặt hay giảm ngặt. Một dãy tăng hay giảm (ngặt) nói chung là dãy
đơn điệu (ngặt).

Ví dụ, dãy số tự nhiên chẵn nk = 2k, k = 1, 2, ... là dãy tăng ngặt vì

nk < nk+1 ⇐⇒ 2k < 2(k + 1) ⇐⇒ k < k + 1 (đúng với mọi k).

Hoàn toàn tương tự, dãy số tự nhiên lẻ nk = 2k + 1, k = 1, 2, ... là dãy tăng ngặt.

Định nghĩa 1.1.15 (dãy con). Cho dãy số {un }∞


n=1 . Xét một dãy các số tự nhiên tăng
ngặt {nk }, nghĩa là nk ∈ N∗ , ∀k và

n1 < n2 < ... < nk < nk+1 < ...

Với mỗi k, unk là một số hạng của dãy {un } và các số hạng này lập thành dãy số {unk }.
Dãy số {unk } được gọi là dãy con của dãy {un }.

Ví dụ, xét dãy số un = (−1)n , n = 1, 2, ... Chọn {nk } là dãy số tự nhiên chẵn, khi
đó ta có dãy con u2k = (−1)2k = 1, k = 1, 2, ..., gồm các số hạng thứ chẵn của dãy
{un = (−1)n }. Tương tự, dãy u2k+1 = (−1)2k+1 = −1, k = 0, 1, ..., là dãy con gồm các
số hạng thứ lẻ của dãy {un = (−1)n }.

Định nghĩa 1.1.16 (giới hạn riêng). Cho dãy số {un }. Giả sử tồn tại một dãy con
{unk } có giới hạn bằng a (a hữu hạn hoặc vô hạn), khi đó a được gọi là một giới hạn
riêng của dãy {un }.

KhienTV - ThuyVu 10 HaiNamNguyen - KieuLinh


1.1. DÃY SỐ VÀ GIỚI HẠN DÃY SỐ Phiên bản 2.0

Định lý 1.1.17. Nếu dãy {un } có giới hạn bằng a thì mọi dãy con của nó đều có giới
hạn bằng a.

Định lý 1.1.18 (Bolzano - Weierstrass). Mọi dãy bị chặn đều có ít nhất một giới hạn
riêng hữu hạn. Ngoài ra, mọi dãy số không bị chặn trên đều có giới hạn riêng bằng +∞
và mọi dãy số không bị chặn dưới đều có giới hạn riêng bằng −∞.

Theo định lý Bolzano - Weierstrass, tập các giới hạn riêng của dãy {un } là không rỗng;
số lớn nhất trong các giới hạn riêng gọi là giới hạn trên và ký hiệu là lim sup un , số bé
n→∞
nhất trong các giới hạn riêng gọi là giới hạn dưới và ký hiệu là lim inf un ; nếu dãy {un }
n→∞
không bị chặn trên thì nó có giới hạn riêng bằng +∞, khi đó ta đặt lim sup un = +∞,
n→∞
nếu dãy {un } không bị chặn dưới thì nó có giới hạn riêng bằng −∞, khi đó ta đặt
lim inf un = −∞.
n→∞

Định lý 1.1.19.

lim un = a ⇐⇒ lim sup un = lim inf un = a.

Ví dụ 20. Tìm các giới hạn riêng, giới hạn trên và giới hạn dưới của dãy
2nπ
un = sin , n = 1, 2, ...
3

Lời giải. Xét ba dãy con vét tất cả các số hạng của dãy dã cho là
√ √
2(3k)π 2(3k + 1)π 3 2(3k + 2)π 3
u3k = sin = 0, u3k+1 = sin = , u3k+2 = sin =− .
3 3 2 3 2

Vì u3k = 0, ∀k nên lim u3k = 0. Tương tự, ta có


k→∞
u3k+1 √
3 √ √
2 3 3
lim u3k+1 = ; lim u3k+2 = − .
k→∞ 2 k→∞ 2
Từ đó suy ra, dãy {un } có ba giới hạn riêng là
√ √
u3k 3 3
0, ,− .
2 2

3 √ √ √
− 3 3 3
u3k+2 2 Vì vậy, lim sup un = max{0, ,
2 √ 2
− } = 2

√ √
3
lim inf un = min{0, 2
, − 23 } =− 2 3

Ví dụ 21. Dãy un = (−1)n , n = 1, 2, ... hội tụ hay phân kỳ?

Lời giải. Xét hai dãy con vét hết tất cả các số hạng của dãy {un } là {u2k } và {u2k+1 }.
Ta có
u2k = (−1)2k = 1, ∀k =⇒ lim u2k = 1
k→∞

KhienTV - ThuyVu 11 HaiNamNguyen - KieuLinh


1.1. DÃY SỐ VÀ GIỚI HẠN DÃY SỐ Phiên bản 2.0


u2k+1 = (−1)2k+1 = −1, ∀k =⇒ lim u2k+1 = −1.
k→∞

Suy ra
lim sup un = max{±1} = 1; lim inf un = min ±1 = −1.

Vì lim sup un 6= lim inf un nên không tồn tại lim un . Do vậy, dãy số đã cho phân kỳ.

Chú ý. Nếu lim u2k = lim u2k+1 = s thì lim un = s.


k→∞ k→∞ n→∞

1.1.3 Một số nguyên lý về giới hạn dãy, số e

Định lý 1.1.20 (nguyên lý dãy đơn điệu). Một dãy số tăng và bị chặn trên hoặc giảm
và bị chặn dưới là dãy hội tụ.

Nếu dãy {un } tăng và không bị chặn trên thì lim un = +∞; nếu dãy {un } giảm và
không bị chặn dưới thì lim un = −∞.

Ví dụ 22. Cho dãy số {un } với u1 = 1 và un+1 = 2 + un , ∀n ≥ 1.

(a) Chứng minh dãy {un } tăng ngặt.

(b) Chứng minh un < 2, ∀n ≥ 1.

(c) Tìm lim un .

Lời giải. (a) Chứng minh un+1 > un , ∀n ≥ 1 (1) bằng quy nạp theo n.
√ √ √
Vì u2 = 2 + u1 = 2 + 1 = 3 > 1 nên u2 > u1 , nghĩa là (1) đúng khi n = 1.

Giả sử (1) đúng với n = k ≥ 1 nào đó, nghĩa là ta có uk+1 > uk . Khi đó, ta sẽ chứng
minh uk+2 > uk+1 . Thật vậy, vì uk+1 > uk nên
p √
uk+2 = 2 + uk+1 > 2 + uk = uk+1 .

Theo quy nạp, (1) đúng với mọi n ≥ 1. Vậy dãy {un } tăng ngặt.

(b) Chứng minh un < 2, ∀n ≥ 1 (2) bằng quy nạp theo n.

Vì u1 = 1 < 2 nên (2) đúng khi n = 1.

Giả sử (2) đúng với n = k ≥ 1 nào đó, nghĩa là ta có uk < 2. Khi đó


√ √
uk+1 = 2 + uk < 2 + 2 = 2.

Theo quy nạp, (2) đúng với mọi n ≥ 1.

KhienTV - ThuyVu 12 HaiNamNguyen - KieuLinh


1.1. DÃY SỐ VÀ GIỚI HẠN DÃY SỐ Phiên bản 2.0

(c) Theo (a) và (b) dãy {un } tăng và bị chặn trên, vì thế theo nguyên lý hội tụ đơn

điệu 1.1.20, dãy {un } hội tụ. Do đó, từ giả thiết un+1 = 2 + un , ∀n ≥ 1, suy ra
√ p
lim un+1 = lim 2 + un = 2 + lim un .

Đặt x = lim un , khi đó lim un+1 = x và do đó ta có x = 2 + x. Phương trình này cho
ta nghiệm x = 2, vì vậy lim un = 2.
1 n

Ví dụ 23. Chứng minh dãy un = 1 + n
, n = 1, 2, ... hội tụ.

Lời giải. Trước tiên, ta chứng minh dãy {un } tăng ngặt, nghĩa là ta sẽ chứng minh
un < un+1 , ∀n. Số hạng thứ n + 1 của dãy là
 n+1
 n+1  1 + 1  + · · · + 1 + 1  + 1
1 n n
un+1 = 1+ = .
 
n+1 n {z+1

| }
tử số có n+1 số hạng

Áp dụng bất đẳng thức Cauchy cho n + 1 số dương không bằng nhau, ta có
n
z
  }|  {
1 1
1+ + ··· + 1 + +1 s n
1 n n n+1 1
1+ = > 1+ .1.
n+1 n+1 n

Từ đó suy ra điều cần chứng minh


 n+1  n
1 1
un+1 = 1 + > 1+ = un .
n+1 n
Tiếp theo, ta sẽ chứng minh dãy {un } bị chặn trên. Theo công thức khai triển nhị thức
Newton, với n ≥ 2, ta có
n X n  k n
Cnk

1 k n−k 1 X
un = 1 + = Cn (1) =2+ k
.
n k=0
n k=2
n

Mặt khác, bằng cách biến đổi đơn giản, ta có


Cnk (n − k + 1)...(n − 1)n 1 1
= ≤ ≤ .
nk k!nk k! (k − 1)k
Do đó n
X 1 1
un ≤ 2 + = 3 − < 3, ∀n ≥ 2.
k=2
(k − 1)k n
Điều này có nghĩa là dãy {un } bị chặn trên.

Theo nguyên lý hội tụ đơn điệu 1.1.20, dãy (un ) hội tụ. Giới hạn của dãy này là một
số thực không vượt quá 3.

KhienTV - ThuyVu 13 HaiNamNguyen - KieuLinh


1.1. DÃY SỐ VÀ GIỚI HẠN DÃY SỐ Phiên bản 2.0

Số e

1 n

Giới hạn của dãy số un = 1 + n
, n = 1, 2, ... trong ví dụ 23 được ký hiệu là e, như
vậy  n
1
e = lim 1 + .
n
Số e là một hằng số toán học có giá trị xấp xỉ 2, 718281828459045... và được biết đến
với nhiều cách biểu diễn khác nhau. Số e là cơ số của logarit tự nhiên; e là tổng của

X 1 n
chuỗi và e là giới hạn của dãy tăng và bị chặn trên un = 1 + n1 , n = 1, 2, ....
n=0
n!
n
Mệnh đề 1.1.21. Cho số thực x và dãy số un = 1 + nx , n = 1, 1, .... Dãy {un } là
một dãy tăng và bị chặn trên. Theo định lý 1.1.20, giới hạn của dãy này tồn tại hữu
hạn. Hơn nữa, với mỗi x ∈ R ta có
 x n
lim 1+ = ex .
n→∞ n
Định nghĩa 1.1.22 (dãy Cauchy). Dãy số {un } được gọi là dãy Cauchy nếu với mọi
 > 0 cho trước, tồn tại k sao cho

|un+p − un | < , ∀n, p ∈ N∗ , n > k.

Ví dụ 24. Dãy sau đây là dãy Cauchy


n
X 1
Sn = , n = 1, 2, ....
k=0
k!

Lời giải. Cho trước  > 0, ta có


n+p n n+p
X 1 X 1 X 1
|Sn+p − Sn | = − =
k=0
k! k=0 k! k=n+1
k!
n+p
X 1 1 1 1
≤ = − < , ∀n, p ∈ N∗ .
k=n+1
(k − 1)k n n + p n + 1

1
Hơn nữa, vì lim n+1 = 0 nên tồn tại k sao cho
1
< , ∀n > k.
n+1
Do đó, ta có điều phải chứng minh

|Sn+p − Sn | < , ∀p ∈ N∗ , ∀n > k.

Định lý 1.1.23 (nguyên lý Cauchy). Một dãy số hội tụ khi và chỉ khi nó là dãy
Cauchy.

KhienTV - ThuyVu 14 HaiNamNguyen - KieuLinh


1.1. DÃY SỐ VÀ GIỚI HẠN DÃY SỐ Phiên bản 2.0

n
1
P
Ví dụ 25. Chứng minh lim = e.
n→∞ k=0 k!

n
1
P
Lời giải. Xét dãy {Sn }, với số hạng thứ n là Sn = k!
. Theo ví dụ 24, dãy SSn } là
k=0
dãy Cauchy. Vì vậy, theo nguyên lý Cauchy 1.1.23, dãy {Sn } hội tụ. Ta sẽ chứng minh
n
X 1
lim = e.
n→∞
k=0
k!

Xét dãy có giới hạn e  n


1
un = 1 + , n = 1, 2, ...
n
Sử dụng khai triển nhị thức Newton và đánh giá đơn giản, ta có
 n n
1 X 1
un = 1+ ≤ = vn , ∀n.
n k=0
k!

Suy ra
e = lim un ≤ lim Sn . (1.1)
n→∞ n→∞

Bây giờ giữ k cố định và xét n > k, khi đó


n k
Ci

1 X
n
un = 1+ ≥ . (1.2)
n i=0
ni

Với mỗi i = 0, 1, 2, ..., k cố định, ta có

Cni n! 1
lim = lim = . (1.3)
n→∞ ni n→∞ i!(n − i)!ni i!

Từ 1.2 và 1.3, suy ra

un ≥ vk , ∀n > k =⇒ Sk ≤ lim un = e. (1.4)


n→∞

Vì k là tuỳ ý nên từ 1.4 ta có


Sk ≤ e, ∀k. (1.5)

Cho k → ∞, từ 1.5, ta được


lim Sk ≤ e. (1.6)
k→∞

So sánh 1.1 và 1.6 cho ta điều phải chứng minh


n
X 1
lim Sn = lim = e.
n→∞
k=0
k!

KhienTV - ThuyVu 15 HaiNamNguyen - KieuLinh


1.2. SƠ LƯỢC VỀ CHUỖI SỐ Phiên bản 2.0

1.2 Sơ lược về chuỗi số


n
1
P
Giới hạn lim Sn = lim = e trong ví dụ 25 thực tế được gọi là chuỗi số và được
n→∞ n→∞ k=0 k!

1
P
ký hiệu là n!
. Như vậy
n=1

∞ n
X 1 X 1
= lim Sn = lim = e. (2.7)
n=1
n! n→∞ n→∞
k=0
k!

1
Số hạng un = n!
được gọi là số hạng tổng quát, dãy {Sn } được gọi là dãy tổng riêng
và số e được gọi là tổng của chuỗi 2.7.

1.2.1 Định nghĩa, tính chất và điều kiện hội tụ



Định nghĩa 1.2.1. Cho dãy số {un }∞
P
n=1 . Ta gọi tổng vô hạn un = u1 +u2 +...+un +...
n=1
định nghĩa bởi

X n
X
un = lim Sn với Sn = uk . (2.8)
n→∞
n=1 k=1

là chuỗi số; un là số hạng tổng quát; Sn là tổng riêng thứ n; dãy {Sn } là dãy tổng
riêng và giới hạn của dãy tổng riêng (nếu có) là tổng của chuỗi. Nếu tồn tại hữu hạn
lim Sn = s thì ta nói chuỗi 2.8 hội tụ; ngược lại ta nói nó phân kỳ.

1
P
Ví dụ 26. Tính tổng của chuỗi n(n+1)
.
n=1

Lời giải. Với k = 1, 2, ..., ta có


1 1 1
uk = = − .
k(k + 1) k k+1

Do đó, tổng riêng thứ n là


n
X 1 1
Sn = =1− , ∀n.
k=1
k(k + 1) n+1

Giới hạn của dãy tổng riêng


 
1
lim Sn = lim 1 − = 1.
n→∞ n→∞ n

Vì dãy tổng riêng hội tụ và có giới hạn bằng 1 nên chuỗi đã cho hội tụ và có tổng

X 1
= 1.
n=1
n(n + 1)

KhienTV - ThuyVu 16 HaiNamNguyen - KieuLinh


1.2. SƠ LƯỢC VỀ CHUỖI SỐ Phiên bản 2.0

Ví dụ 27 (chuỗi hình học). Cho trước hai số thực q, a, với a 6= 0. Xét tính hội tụ,
phân kỳ của chuỗi số, gọi là chuỗi hình học sau đây

X
aq n = a + aq + aq 2 + ... + aq n + ....
n=0

Lời giải. Tổng riêng thứ n


n−1
X
Sn = aq k = a + aq + aq 2 + ... + aq n−1 .
k=0

Hiển nhiên, Sn = na khi q = 1. Khi q 6= 1, theo công thức tính tổng cấp số nhân, ta có
1 − qn a(1 − q n )
Sn = a × = .
1−q 1−q
Nhớ lại 


0, khi |q| < 1

n
lim q = +∞, khi q > 1
n→∞ 

khi q ≤ 1.

không tồn tại,

Do đó 
a
 , khi |q| < 1
 1−q


lim Sn = +∞, khi q ≥ 1
n→∞ 

khi q ≤ −1.

không tồn tại,

Vậy chuỗi đã cho hội tụ khi và chỉ khi |q| < 1 và khi đó, tổng chuỗi là

X a
aq n = .
n=0
1−q

Ví dụ 28. Hãy viết số thập phân vô hạn tuần hoàn 1, 3(19) = 1, 3191919.... dưới dạng
tỷ số của hai số tự nhiên.

Lời giải. Ta có
∞  n
−3 −5 −7
X 19 1
1, 3(19) = 1, 3 + 19.10 + 19.10 + 19.10 + ... = 1, 3 + .
n=0
1000 100

19 1 n 19 1
P 
Chú ý rằng, 1000 100
là chuỗi hình học với a = 100
và q = 100
. Áp dụng kết quả
n=0
của ví dụ 27, ta có
∞ n
19.10−3

X 19 1 19
= −2
= .
n=0
1000 100 1 − 10 990
Vậy
19 653
1, 3(19) = 1, 3 + = .
990 495

KhienTV - ThuyVu 17 HaiNamNguyen - KieuLinh


1.2. SƠ LƯỢC VỀ CHUỖI SỐ Phiên bản 2.0

Ví dụ 29. Một loại thuốc được sử dụng cho một bệnh nhân vào cùng một thời điểm
mỗi ngày. Giả sử nồng độ của thuốc sau khi tiêm vào ngày thứ n là Cn (đo bằng
mg/ml). Trước khi tiêm vào ngày hôm sau, có 30 % lượng thuốc còn lại trong máu
cùng với liều hàng ngày làm tăng nồng độ của thuốc thêm 0,2 mg/ml.

(a) Tìm nồng độ của thuốc trong máu bênh nhân sau ba ngày.

(b) Tìm nồng độ của thuốc trong máu bênh nhân sau liều thứ n.

(c) Tìm nồng độ giới hạn của thuốc có trong máu bệnh nhân.

Lời giải. (a) Theo giả thiết


Ck+1 = 0, 3Ck + 0, 2.
Bắt đầu với C0 = 0 (khi chưa tiêm), ta được

C1 = 0, 3C0 + 0, 2 = 0, 2;
C2 = 0, 2 + 0, 3C1 = 0, 2 + 0, 2.0, 3;
C3 = 0, 2 + 0, 3C2 = 0, 2 + 0, 2.0, 3 + 0, 2.0, 32 = 0, 278.

Nồng độ của thuốc trong máu bênh nhân sau ba ngày C3 = 0, 278 mg/ml.

(b) Nồng độ của thuốc trong máu bênh nhân sau liều thứ n
n−1
X
n−1
Cn = 0, 2 + 0, 2.0, 3 + ... + 0, 2.0, 3 = 0, 2.0, 3k−1 .
k=0

(c) Nồng độ giới hạn của thuốc có trong máu bệnh nhân được tính theo tổng của chuỗi
hình học với a = 0, 2 và q = 0, 3

X 0, 2 2
lim Cn = 0, 2.(0, 3)n = = mg/ml.
n→∞
n=0
1 − 0, 3 7

Ví dụ 30. Chứng minh chuỗi điều hoà cho sau đây phân kỳ

X 1
.
n=1
n

Lời giải. Phản chứng, giả sử chuỗi điều hoà hội tụ, khi đó dãy tổng riêng là dãy
Cauchy. Tổng riêng thứ n của chuỗi điều hoà là
n
X 1
Sn = .
k=1
k

Dãy {Sn } là dãy Cauchy khi và chỉ khi với mọi  > 0, tồn tại n0 sao cho

|Sn+p − Sn | < , ∀n, p ∈ N∗ , n > n0 .

KhienTV - ThuyVu 18 HaiNamNguyen - KieuLinh


1.2. SƠ LƯỢC VỀ CHUỖI SỐ Phiên bản 2.0

1
Đặc biệt, chọn  = 2
và p = n, ta được
1
|S2n − Sn | < , ∀n > n0 nào đó. (2.9)
2
Dễ thấy
1 1 1 1 1 1 1
|S2n − Sn | = + + ... + ≥ + + ... + = , ∀n. (2.10)
n+1 n+2 2n 2n 2n 2n 2

Vì bất đẳng thức 2.10 đúng với mọi n nên 2.9 không đúng và điều này suy ra giả thiết
phản chứng là sai. Vậy chuỗi điều hoà phân kỳ.

Tính chất

1) Tính hội tụ hay phân kỳ của một chuỗi số không phụ thuộc vào một số hữu hạn
các số hạng ban đầu. Nghĩa là, với mỗi số tự nhiên N > 1, ta có

X ∞
X
un hội tụ ⇐⇒ un hội tụ .
n=1 n=N

Hơn nữa, nếu chúng hội tụ thì



X ∞
X
un = u1 + ... + uN −1 + un .
n=1 n=N


P ∞
P
2) Nếu un hội tụ thì cun hội tụ (ở đây c là một hằng số) và
n=1 n=1


X ∞
X
cun = c un .
n=1 n=1


P ∞
P ∞
P
3) Nếu un và vn là hai chuỗi hội tụ thì (un + vn ) hội tụ và
kn=1 n=1 n=1


X ∞
X ∞
X
(un + vn ) = un + vn .
n=1 n=1 n=1


P ∞
P ∞
P
4) Nếu un và vn là hai chuỗi hội tụ thì (un − vn ) hội tụ và
n=1 n=1 n=1


X ∞
X ∞
X
(un − vn ) = un − vn .
n=1 n=1 n=1

Dễ dàng chứng minh được các tính chất trên đây dựa vào định nghĩa của chuỗi hội tụ.

Chứng minh 3). Giả sử



X ∞
X
un = s1 và vn = s2 .
n=1 n=1

KhienTV - ThuyVu 19 HaiNamNguyen - KieuLinh


1.2. SƠ LƯỢC VỀ CHUỖI SỐ Phiên bản 2.0

Khi đó n n
X X
lim uk = s1 và lim v k = s2 .
n→∞ n→∞
k=1 k=1
Suy ra
n
X n
X n
X
lim (uk + vk ) = lim uk + lim v k = s1 + s2 .
n→∞ n→n n→∞
k=1 k=1 k=1

P
Vậy chuỗi (un + vn ) hội tụ và
n=1

X ∞
X ∞
X
(un + vn ) = un + vn .
n=1 n=1 n=1

n
P
Ví dụ 31. Tính tổng s = 2n
.
n=1

Lời giải. Sử dụng biến đổi


 
n n n+1 1
=2 − n+1 + = 2un + vn , ∀n
2n 2n 2 2n
n n+1
và vn = 21n . Từ đó, xét hai chuỗi

với un = 2n
− 2n+1
∞ ∞   ∞ ∞
X X n n+1 X X 1
un = n
− n+1 (1) và vn = (2).
n=1 n=1
2 2 n=1 n=1
2n

Tổng riêng thứ n của chuỗi (1)


n  
1
X k k+1 1 n+1
Sn = k
− k+1 = − n+1 , n = 1, 2, ...
k=1
2 2 2 2

Giới hạn của dãy tổng riêng


 
1 n+1 1 1
lim Sn1 = lim − n+1 = −0= .
2 2 2 2
Do đó, chuỗi (1) hội tụ và có tổng
∞ ∞  
X X n n+1 1
un = n
− n+1 = .
n=1 n=1
2 2 2
1
Chuỗi (2) là chuỗi hình học với a = q = 2
khi viết nó dưới dạng
∞ ∞
X X 1 1
vn = × .
n=1 n=0
2 2n

Do đó, (2) hội tụ và có tổng


∞ ∞
X X 1 1 a 1/2
vn = × n
= = = 1.
n=1 n=0
2 2 1−q 1 − 1/2

KhienTV - ThuyVu 20 HaiNamNguyen - KieuLinh


1.2. SƠ LƯỢC VỀ CHUỖI SỐ Phiên bản 2.0

Vậy, tổng chuỗi cần tính


∞ ∞ ∞
X n X X 1
s= n
= 2 un + vn = 2 × + 1 = 2.
n=1
2 n=1 n=1
2

P
Định lý 1.2.2 (điều kiện cần để một chuỗi hội tụ). Nếu un hội tụ thì lim un = 0.
n=1 n→∞


P
Chứng minh. Nếu un hội tụ thì Sn = u1 + u2 + ... + un−1 + un hội tụ. Khi đó, chú
n=1
ý rằng un = Sn − Sn−1 và lim Sn = lim Sn−1 = s hữu hạn, nên
n→∞ n→∞

lim un = lim (Sn − Sn−1 ) = s − s = 0.


n→∞ n→∞

Chú ý. Điều kiện lim un = 0 chỉ là điều kiện cần mà không phải là điểu kiện đủ.
n→∞

P
Nghĩa là, nếu số hạng tổng quát un không tiến tới 0 thì chuỗi un phân kỳ; nhưng
n=1

P
nếu lim un = 0 thì không thể khẳng định chuỗi un hội tụ. Ví dụ, chuỗi điều hoà
n→∞ n=1

1
P
n
phân kỳ cho dù số hạng tổng quát của nó có giới hạn 0.
n=1


(−1)n phân kỳ.
P
Ví dụ 32. Chứng minh rằng chuỗi
n=1

Lời giải.

lim |(−1)n | = lim 1 = 1 6= 0 =⇒ (−1)n 9 0, khi n → ∞.


n→∞ n→∞

Theo điều kiện cần, chuỗi đã cho phân kỳ.

1.2.2 Chuỗi dương



P
Định nghĩa 1.2.3. Gọi chuỗi số un là chuỗi dương nếu un ≥ 0, ∀n = 1, 2, ...
n=1

Nhận xét 1. Với chuỗi bất kỳ, tổng chuỗi có thể không tồn tại, nhưng với chuỗi dương
thì tổng chuỗi luôn tồn tại. Tổng của một chuỗi dương có thể là một số thực không âm
(trường hợp hội tụ) hoặc có thể bằng dương vô cực (trường hợp phân kỳ). Thật vậy,
vì un ≥ 0 nên
Sn+1 = Sn + un ≥ Sn , ∀n.

Do đó, dãy tổng riêng của một chuỗi dương là dãy tăng. Theo nguyên lý dãy đơn điệu,
lim Sn luôn tồn tại và rõ ràng giới hạn đó có thể là số thực không âm hoặc dương vô

KhienTV - ThuyVu 21 HaiNamNguyen - KieuLinh


1.2. SƠ LƯỢC VỀ CHUỖI SỐ Phiên bản 2.0

cực.

P ∞
P
Nhận xét 2. Nếu 0 ≤ un ≤ vn , ∀n thì 0 ≤ un ≤ vn . Thật vậy, vì 0 ≤ un ≤ vn , ∀n
n=1 n=1
nên n n
X X
0≤ uk ≤ vk , ∀n.
k=1 n=1

Theo nhận xét 1, giới hạn của dãy tổng riêng của chuỗi dương luôn tồn tại, nên bằng
cách cho n → ∞ từng vế bất đẳng thức kép trên đây, ta có điều phải chứng minh.
P∞ P∞
Định lý 1.2.4 (tiêu chuẩn so sánh). Xét hai chuỗi dương un và vn . Giả sử
n=1 n=1
0 ≤ un ≤ vn , ∀n, khi đó

P ∞
P
(a) nếu chuỗi lớn vn hội tụ thì chuỗi bé un hội tụ;
n=1 n=1


P ∞
P
(b) nếu chuỗi bé un phân kỳ thì chuỗi lớn vn hội tụ.
n=1 n=1

Chứng minh. Suy ra từ nhận xét 2.


∞ ∞
vn (2). Nếu tồn tại lim uvnn = a
P P
Hệ quả 1.2.5. Cho hai chuỗi dương un (1) và
n=1 n=1
với a ∈ (0; +∞) thì chuỗi (1) hội tụ khi và chỉ khi chuỗi (2) hội tụ.

1
P
Ví dụ 33 (p− chuỗi). Tuỳ theo giá trị của p, hãy cho biết p− chuỗi I(p) = np
hội
n=1
tụ hay phân kỳ?

Lời giải. Xét khi p ≤ 1, khi đó


1 1
≤ p , ∀n = 1, 2, ...
0<
n n

1
P
Mặt khác, ta biết chuỗi điều hoà I(1) = n
phân kỳ. Vì vậy, theo tiêu chuẩn so sánh,
n=1
I(p) phân kỳ khi p ≤ 1.

Xét khi p ≥ 2, khi đó


1 1
0< p
≤ , ∀n = 1, 2, ...
(n + 1) (n + 1)2
và do đó
1 1
0< ≤ , ∀n = 1, 2, ...
(n + 1)p n(n + 1)

1
P
Hơn nữa, ta cũng biết chuỗi lớn n(n+1)
hội tụ (có tổng bằng 1). Do đó, theo tiêu
n=1

1
P
chuẩn so sánh, (n+1)p
hội tụ khi p ≥ 2. Từ đây, vì
n=1
∞ ∞
X 1 X 1
p
=1+
n=1
n n=1
(n + 1)p

KhienTV - ThuyVu 22 HaiNamNguyen - KieuLinh


1.2. SƠ LƯỢC VỀ CHUỖI SỐ Phiên bản 2.0

nên chuỗi I(p) hội tụ khi p ≥ 2 (nhận xét 1). Thực tế thì p− chuỗi hội tụ khi p > 1 và
phân kỳ khi p ≤ 1.

n+1
P
Ví dụ 34. Chứng minh chuỗi n2 +3
phân kỳ.
n=1

n+1
Lời giải. Ký hiệu un = n2 +3
và vn = n1 . Khi đó, un > 0, vn > 0, ∀n và tồn tại
un n+1 n 1 + 1/n 1+0
a = lim = lim 2 × = lim = = 1.
vn n +3 1 1 + 3/n 1+0
∞ ∞ ∞ ∞
n+1 1
P P P P
Vì a ∈ (0; +∞) nên hai chuỗi un = n2 +3
và vn = n
hội tụ hay phân kỳ
n=1 n=1 n=1 n=1
cùng nhau. Nhưng ta biết chuỗi thứ hai là chuỗi điều hoà nên nó phân kỳ, vì thế chuỗi
thứ nhất phân kỳ (đpcm).
P∞
Định lý 1.2.6 (D’Alembert). Giả sử un (1) là chuỗi dương và giả sử tồn tại
n=1
lim uun+1
n
= l. Khi đó
(a) nếu l < 1 thì chuỗi (1) hội tụ;

(b) nếu l > 1 thì chuỗi (1) phân kỳ;

(c) nếu l = 1 thì chưa thể kết luận chuỗi (1) hội tụ hay phân kỳ.

n
P
Ví dụ 35. Chuỗi 2n
hội tụ hay phân kỳ?
n=1

Lời giải. Đây là chuỗi dương. Ta có


(n + 1)/2n+1
 
un+1 n+1 1 1 1
l = lim = lim n
= lim = lim + = .
un n/2 2n 2 2n 2
Vì l < 1 nên chuỗi đã cho hội tụ (theo D’Alembert).

P √
Định lý 1.2.7 (Cauchy). Giả sử un (1) là chuỗi dương và giả sử tồn tại lim n un = l.
n=1
Khi đó
(a) nếu l < 1 thì chuỗi (1) hội tụ;

(b) nếu l > 1 thì chuỗi (1) phân kỳ;

(c) nếu l = 1 thì chưa thể kết luận chuỗi (1) hội tụ hay phân kỳ.
∞ n2
n
P
Ví dụ 36. Chuỗi 1+n
hội tụ hay phân kỳ?
n=1

Lời giải. Đây là chuỗi dương. Ta có


s
 n2  n
√ n n n 1 1
l = lim un = lim
n
= lim = 1
n = .
1+n n+1 lim 1 + n e
Vì l < 1 nên chuỗi đẫ cho hội tụ (theo Cauchy).

KhienTV - ThuyVu 23 HaiNamNguyen - KieuLinh


1.2. SƠ LƯỢC VỀ CHUỖI SỐ Phiên bản 2.0

1.2.3 Chuỗi đan dấu



Giả sử tồn tại một dãy số dương {an } sao cho un = (−1)n an hoặc
P
Xét chuỗi số un .
n=1
un = (−1)n−1 an với mọi n, khi đó có thể biểu diễn chuỗi đang xét dưới dạng

X ∞
X
n
(−1) an hoặc (−1)n−1 an với an > 0, ∀n.
n=1 n=1

∞ ∞
(−1)n an , an > 0, ∀n hoặc (−1)n−1 an , an >
P P
Định nghĩa 1.2.8. Chuỗi số có dạng
n=1 n=1
0, ∀n được gọi là chuỗi đan dấu.

Thực tế, chuỗi đan dấu là chuỗi mà các số hạng liên tiếp là các số có dấu khác nhau.
Ví dụ, các chuỗi sau đây là các chuỗi đan dấu
∞ ∞
X (−1)n 1 1 X (−1)n−1 1 1
= −1 + − + ...; =1− + − ...
n=1
n 2 3 n=1
n 2 3

Định lý 1.2.9 (Lebniz). Nếu {an } là dãy giảm, có giới hạn 0 thì chuỗi đan dấu

(−1)n−1 an (gọi là chuỗi Lebniz) hội tụ.
P
n=1

Chứng minh. Tổng riêng thứ n

Sn = a1 − a2 + a3 − .... + (−1)n−1 an .

Xét hai dãy con {S2k } và {S2k+1 } của dãy tổng riêng {Sn }. Viết S2k dạng

S2k = (a1 − a2 ) + (a3 − a4 ) + ... + (a2k−1 − a2k ).

Vì {an } giảm nên (ai − ai+1 ) > 0, ∀i, do đó {S2k } là dãy tăng. Hơn nữa, nếu viết

S2k = a1 − [(a2 − a3 ) + (a3 − a4 ) + ... + (a2k−1 − a2k )]

thì thấy rằng S2k < a1 , ∀k. Như vậy, dãy {S2k } tăng và bị chặn trên. Theo nguyên lý
hội tụ đơn điệu, dãy này hội tụ.

Đặt s = lim S2k , khi đó lim S2k+1 = s. Thật vậy, vì lim = 0 nên
k→∞ k→∞ an

lim S2k+1 = lim (S2k + a2k+1 ) = lim S2k + lim a2k+1 = s + 0 = s.


k→∞ k→∞ k→∞ k→∞

Vì lim S2k = lim S2k = s nên lim Sn = s. Dãy tổng riêng hội tụ, vì thế chuỗi Lebniz
k→∞ k→∞ n→∞
hội tụ.

P (−1)n
Ví dụ 37. Chứng minh chuỗi n
hội tụ.
n=1

1 1 1
Lời giải. Vì an = n
> 0, ∀n nên đây là chuỗi đan dấu. Hơn nữa, vì an+1 = n+1
< an = n
nên dãy {an } giảm. Vậy chuỗi đã cho hội tụ.

KhienTV - ThuyVu 24 HaiNamNguyen - KieuLinh


1.3. BÀI TẬP Phiên bản 2.0

1.3 Bài tập

KhienTV - ThuyVu 25 HaiNamNguyen - KieuLinh

You might also like