You are on page 1of 34

1 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

MỤC LỤC
A Sử dụng định nghĩa 1

B Tìm được số hạng tổng quát của dãy số 5

C Sử dụng định lí Weierstrass để chứng minh dãy số có giới hạn 6

D Sử dụng nguyên lý kẹp 9

E Phương pháp sử dụng dãy con 15

F Sử dụng định lí Lagrange để chứng minh dãy số có giới hạn 19

G Phương pháp sử dụng tiêu chuẩn Cauchy 24

H Định lý Stolz 27

I Bài tập 31

J Bài tập về nhà 32

BÀI GIẢNG 9-10: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TÌM GIỚI HẠN DÃY SỐ

A. SỬ DỤNG ĐỊNH NGHĨA


Định nghĩa 1. Ta nói rằng dãy số ( an ) có giới hạn hữu hạn là số L (ký hiệu là lim an = L)
n→+∞
nếu với mọi số dương ε cho trước (nhỏ bao nhiêu tùy ý), tồn tại một số tự nhiên N sao cho:

| an − L| < ε, ∀n > N.

Nhận xét 1. | an − L| < ε, ∀n > N có nghĩa là khoảng cách từ

a N +1 , a N +2 , a N +3 , . . .

đến L là nhỏ hơn ε. Do đó lim an = L có nghĩa là:


n→+∞

 Muốn cho khoảng cách giữa an và L (tức là | an − L|) bé bao nhiêu cũng được miễn là n
đủ lớn.

 Với mỗi số dương ε bé tùy ý, tồn tại số tự nhiên N sao cho, kể từ số hạng thứ N + 1 trở
đi, mọi số hạng của dãy số ( an ) đều nằm trong khoảng ( L − ε; L + ε).

MỤC LỤC
2 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

Định nghĩa 2. Dãy số ( an ) được gọi là hội tụ nếu tồn tại L ∈ R sao cho lim an = L. Khi đó
n→+∞
ta còn nói dãy số ( an ) hội tụ về L. Một dãy số không hội tụ gọi là dãy số phân kỳ.
Chú ý 1. Để chứng minh dãy số ( an ) hội tụ về L bằng định nghĩa 1, ta cần chứng minh: với
ε > 0 (cho trước, bé tùy ý), tồn tại số nguyên dương N sao cho

| an − L| < kε, ∀n = N + 1, N + 2, . . .

với k là số dương cho trước.


Định nghĩa 3. Ta nói rằng dãy số ( an ) dần tới dương vô cực (ký hiệu là lim an = +∞) nếu
n→+∞
với mỗi số dương M (lớn bao nhiêu cũng được) tồn tại một số tự nhiên N sao cho

an > M, ∀n ≥ N.

Định nghĩa 4. Ta nói rằng dãy số ( an ) dần tới âm vô cực (ký hiệu là lim an = −∞) nếu với
n→+∞
mỗi số âm m (nhỏ bao nhiêu cũng được) tồn tại một số tự nhiên N sao cho

an < m, ∀n ≥ N.

Định lí 1. Giới hạn hữu hạn của một dãy số (nếu có) là duy nhất.

Chứng minh. Giả sử dãy số ( an )+ 0
n=1 có hai giới hạn hữu hạn khác nhau a và a . Lúc đó ta sẽ
1
có | a − a0 | > 0. Ta chọn ε = | a − a0 |. Vì lim an = a nên:
4 n→+∞

∃ N ∈ N∗ : | an − a| < ε, ∀n ≥ N. (1)

Mặt khác, do lim an = a0 nên:


n→+∞

∃n1 ∈ N∗ : an − a0 < ε, ∀n ≥ n1 . (2)

Đặt n2 = max {n1 ; N }. Khi đó từ (1) và (2) thấy rằng với n > n2 , ta có:

4ε = a − a0 ≤ | an − a| + an − a0 < ε + ε = 2ε.

Điều mâu thuẫn này cho ta điều phải chứng minh.


a n +1
VÍ DỤ 1. Cho dãy số ( an ). Giả sử rằng lim = q. Chứng minh rằng:
n→+∞ an

MỤC LỤC
3 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

a) Nếu q < 1 thì lim an = 0.


n→+∞

b) Nếu q > 1 thì lim | an | = +∞.


n→+∞

Lời giải.

a) Cho ε > 0 đủ nhỏ sao cho q + ε < 1. Khi đó tồn tại n0 ∈ N∗ sao cho:

a n +1
− q < ε, ∀n ≥ n0
an
a
⇔ n+1 < q + ε, ∀n ≥ n0
an
⇔ | a n +1 | < ( q + ε ) | a n | , ∀ n ≥ n 0
⇔ | a n | > ( q + ε ) −1 | a n +1 | , ∀ n ≥ n 0
⇒ a n0 > ( q + ε ) −1 a n0 +1 > ( q + ε ) −2 | a n0 +2 | > · · · > ( q + ε ) n0 − n | a n |
⇒ | a n | < ( q + ε ) n − n0 | a n0 | , ∀ n ≥ n 0 .

Từ đây suy ra lim | an | = 0 ⇒ lim an = 0.


n→+∞ n→+∞

b) Cho ε > 0 đủ nhỏ sao cho q − ε > 1. Khi đó tồn tại n1 ∈ N∗ sao cho:

a n +1
> q − ε, ∀n ≥ n1
an
⇔ | a n +1 | > ( q − ε ) | a n | , ∀ n ≥ n 1
⇔ | a n | < ( q − ε ) −1 | a n +1 | , ∀ n ≥ n 1
⇒ a n1 < ( q − ε ) −1 a n1 +1 < ( q − ε ) −2 | a n1 +2 | < · · · < ( q − ε ) n1 − n | a n |
⇒ | a n | > ( q − ε ) n − n0 | a n1 | , ∀ n ≥ n 1 .

Mà lim (q − ε)n−n0 | an1 | = +∞ nên lim an = +∞.


n→+∞ n→+∞

Lưu ý. Bài toán 1 này quan trọng, được sử dụng nhiều.


VÍ DỤ 2. Cho số thực q ∈ (0; 1). Xét hai dãy không âm ( an ), (bn ) thỏa mãn an+1 ≤ qan + bn
với mọi n ∈ N∗ và lim bn = 0. Chứng minh rằng lim an = 0.
n→+∞ n→+∞
Lời giải.
ε (1 − q )
Cách 1. Với ε > 0 bất kì. Do lim bn = 0 nên ∃n1 ∈ N sao cho bn < , ∀ n > n1 .
n→+∞ 2
ε
Do lim q = 0 nên ∃n2 ∈ N sao cho qn <
n , ∀ n > n2 .
n→+∞ 2 ( a n1 + 1 )
Do đó, với số nguyên dương n > n0 = n1 + n2 , ta có

an+1 ≤ qan + bn ≤ q (qan−1 + bn−1 ) + bn = q2 an−1 + qbn−1 + bn


≤ q3 an−2 + q2 bn−2 + qbn−1 + bn
···············
≤ qn−n1 +1 an1 + bn + qbn−1 + · · · + qn−n1 bn1
ε ε (1 − q )  
≤ a n1 + 1 + q + q 2 + · · · + q n − n1
2 ( a n1 + 1 ) 2

MỤC LỤC
4 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

ε ε (1 − q ) 1 − q n − n1 +1 ε ε n − n1 +1
 ε ε
< + · = + 1−q < + = ε.
2 2 1−q 2 2 2 2

Vậy ∀ε > 0, ∃n0 = n1 + n2 ∈ N∗ sao cho | an | < ε, ∀n > n0 + 1. Vậy lim an = 0.


n→+∞
Cách 2. Với ε > 0 bất kì. Do lim bn = 0 nên ∃n0 ∈ N sao cho
n→+∞

bn < ε, ∀n ≥ n0 (1i)

Với số nguyên dương n > n0 ta có


(1i )
an+1 ≤ qan + bn < qan + ε < q (qan−1 + ε) + ε = q2 an−1 + (1 + q) ε
1 − q n +1− n0
< · · · < q n +1− n0 a n0 + 1 + q + · · · + q n − n0 ε = q n +1− n0 a n0 +

ε
1−q
1
< q n +1− n0 a n0 + ε. (2i)
1−q
 
n +1− n0
Do lim q an0 = 0 nên tồn tại số nguyên dương n1 sao cho
n→+∞

qn+1−n0 an0 < ε, ∀n ≥ n1 (3i)

Với mọi số nguyên dương n > n0 + n1 , do (3i) và (2i) nên ta có


1 2−q
a n +1 < ε + ε= ε.
1−q 1−q

Vậy lim an = 0.
n→+∞
Lưu ý. Cũng có thể trình bày như sau: Với ε > 0 bất kì. Do lim bn = 0 nên
n→+∞

∃n1 ∈ N : bn < ε, ∀n > n1 . (1)

Do lim qn = 0 nên tồn tại số nguyên dương n2 > n1 sao cho


n→+∞

qn−n1 +1 an1 < ε, ∀n > n2 . (2)

Do đó, với số nguyên dương n > n0 = n1 + n2 , ta có

an+1 ≤ qan + bn ≤ q (qan−1 + bn−1 ) + bn = q2 an−1 + qbn−1 + bn


≤ q3 an−2 + q2 bn−2 + qbn−1 + bn
..
.
≤ qn−n1 +1 an1 + qn−n1 bn1 + qn−n1 −1 bn1 +1 + · · · + qbn−1 + bn
= qn−n1 +1 an1 + bn + qbn−1 + · · · + qn−n1 bn1
 
< ε + ε 1 + q + q 2 + · · · + q n − n1
1 2−q
< ε+ ε= ε.
1−q 1−q
2−q
Vậy ∀ε > 0, ∃n0 ∈ N∗ sao cho | an | < ε, ∀n > n0 + 1. Vậy lim an = 0.
1−q n→+∞

MỤC LỤC
5 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

VÍ DỤ 3 (Bổ đề bậc thang hay Trung bình Cesaro).


xn
Cho dãy số ( xn ). Chứng minh rằng nếu lim ( xn+1 − xn ) = a thì lim = a.
n→+∞ n→+∞ n
Lời giải.
Xét dãy số (un ) như sau: un = xn − na. Khi đó

lim (un+1 − un ) = lim ( xn+1 − xn − a) = 0.


n→+∞ n→+∞

Cố định một số ε > 0. Vì lim (un+1 − un ) = 0 nên ∃n0 ∈ N∗ sao cho:


n→+∞

|un+1 − un | < ε, ∀n ≥ n0 . (1)

Với mọi n > n0 + 2 ta có:


 
un u n0 + u n0 +1 − u n0 + u n0 +2 − u n0 +1 + · · · + ( u n − u n −1 )
=
n n
| u n0 | ( n − n 0 ) ε
< +
n n
| u n0 |
< + ε.
n
| u n0 |
Ta chọn số nguyên dương đủ lớn n1 > n0 + 2 sao cho < ε.
n1
un
Như vậy, với mọi ε > 0, tồn tại số nguyên dương n1 sao cho < 2ε, ∀n > n1 . Vậy
n
un xn − an xn
lim = 0 ⇒ lim = 0 ⇒ lim = a.
n→+∞ n n→+∞ n n→+∞ n

B. TÌM ĐƯỢC SỐ HẠNG TỔNG QUÁT CỦA DÃY SỐ


VÍ DỤ 4 (Đề thi Olympic 30/04/2011). Cho dãy số ( xn ) như sau:

1 x + 4x2 + 9x3 + · · · + (n − 1)2 xn−1


x1 = và xn = 1 , ∀n = 2, 3, . . .
4 n2 ( n − 1)

30n2 − 4n + 2011 xn .

Tìm lim
n→+∞
Lời giải.
Ta có
h i
x1 + 4x2 + 9x3 + · · · + (n − 1)2 xn−1 + n2 xn
x n +1 =
( n + 1)2 n
n2 ( n − 1) x n + n2 x n n3 x n n2
= = = xn .
( n + 1)2 n ( n + 1)2 n ( n + 1)2

Vậy (n + 1)2 xn+1 = n2 xn , suy ra

1 1
n2 xn = (n − 1)2 xn−1 = (n − 2)2 xn−2 = · · · = 2x2 = 1.x1 = ⇒ xn = 2 .
4 4n

MỤC LỤC
6 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

Vậy
  30n2 − 4n + 2011
lim 30n2 − 4n + 2011 xn = lim
n→+∞ n→+∞ 4n2
4 2011
30 − + 2
= lim n n = 30 = 15 .
n→+∞ 4 4 2

VÍ DỤ 5 (Đề thi HSG tỉnh Nghệ An, năm học 2019-2020).


2u u n + n2 − n − 2 un
Cho dãy số (un ), biết u1 = 12, 2 n+1 = 2
với n ≥ 1. Tìm lim 2 .
n + 5n + 6 n +n 2n + 1
Lời giải.
Ta có

2un+1 u n + n2 − n − 2 2un+1 un n−2


2
= 2
⇔ = +
n + 5n + 6 n +n (n + 2)(n + 3) n ( n + 1) n
2un+1 un n−2
⇔ 2
= 2
+
(n + 1)(n + 2) (n + 3)) n(n + 1) (n + 2) n(n + 1)(n + 2)
2un+1 un 2 1
⇔ 2
= 2
+ −
(n + 1)(n + 2) (n + 3) n(n + 1) (n + 2) (n + 1)(n + 2) n(n + 1)
 
u n +1 1 1 un 1
⇔ − = − (*)
(n + 1)(n + 2)2 (n + 3) (n + 1)(n + 2) 2 n ( n + 1)2 ( n + 2) n ( n + 1)

un 1 1
Đặt vn = 2
− , từ (∗) ta có vn+1 = vn nên (vn ) là cấp số nhân có
n ( n + 1) ( n + 2) n ( n + 1) 2
1 1 1
công bội q = , v1 = suy ra vn = v1 · qn−1 = n . Do đó
2 2 2

un 1 1 n ( n + 1)2 ( n + 2)
2
− = n
⇔ u n = n
+ (n2 + 3n + 2).
n ( n + 1) ( n + 2) n ( n + 1) 2 2

Như vậy

n ( n + 1)2 ( n + 2)
un n
+ (n2 + 3n + 2) 
n(n + 1)2 (n + 2) n2 + 3n + 2

lim 2 = lim 2 = lim + .
2n + 1 2n2 + 1 2n (2n2 + 1) 2n2 + 1

n(n − 1)(n − 2)
Ta có 2n = C0n + C1n + C2n + C3n + · · · + Cnn > C3n = .
6
2
n ( n + 1) ( n + 2) 2
n + 3n + 2 1
Suy ra lim = 0 và lim = .
2n (2n2 + 1) 2n2 + 1 2
un 1
Vậy lim 2 = .
2n + 1 2

C. SỬ DỤNG ĐỊNH LÍ WEIERSTRASS ĐỂ CHỨNG MINH DÃY SỐ CÓ GIỚI HẠN


Định lí 2 (Định lí Weierstrass). Mọi dãy đơn điệu tăng và bị chặn trên đều hội tụ. Mọi dãy đơn điệu
giảm và bị chặn dưới đều hội tụ.

MỤC LỤC
7 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

VÍ DỤ 6. Cho dãy số ( xn ) như sau:



 x1 = 2012
2010n + 2
 x n +1 = ( xn + 1), ∀n = 1, 2, . . .
2011n + 2

Chứng minh rằng dãy { xn }+ n=1 có giới hạn hữu hạn khi n → + ∞ và tìm giới hạn đó.
Lời giải.
Dễ thấy: xn > 0, ∀n = 1, 2, . . . Ta có:

(2010n + 2) ( xn + 1) − (2011n + 2) xn 2010n + 2 − nxn


x n +1 − x n = = .
2011n + 2 2011n + 2
Ta sẽ chứng minh:
nxn ≥ 2010n + 2. (*)
Dễ thấy (∗) đúng khi n = 1. Giả sử (∗) đúng khi n = k, tức là

kxk ≥ 2010k + 2. (**)

Ta có
2010k + 2
( k + 1 ) x k +1 = ( k + 1 ) ( x + 1)
2011k + 2 k
k+1
= (2010kxk + 2xk + 2010k + 2) (do (∗∗))
2011k + 2  
k+1 2 (2010k + 2)
≥ 2010 (2010k + 2) + + 2010k + 2
2011k + 2 k
(k + 1) (2010k + 2) 2
≥ ( + 2011)
2011k + 2 k 
(k + 1) (2010k + 2) 2011k + 2 (k + 1) (2010k + 2)
= = .
2011k + 2 k k

(k + 1) (2010k + 2)
≥ 2010k + 2012. (1)
k
Thật vậy:

(1) ⇔ (2010k + 2)(k + 1) ≥ 2010k2 + 2012k (với k > 0)


⇔ 2010k2 + 2012k + 2 ≥ 2010k2 + 2012k ⇔ 2 ≥ 0 (đúng).

Vậy (*) đúng với mọi n = 1, 2, . . . Suy ra xn+1 ≤ xn , ∀n = 1, 2, . . . Vậy ta đã chứng minh
được dãy số ( xn ) giảm và bị chặn dưới bởi số 0. Do đó dãy ( xn ) hội tụ. Đặt lim xn = u. Từ
n→+∞

2010n + 2 2010
x n +1 = ( xn + 1), ∀n = 1, 2, . . ., cho n → +∞ ta được u = (u + 1) ⇔ u = 2010.
2011n + 2 2011
Vậy dãy số đã cho có giới hạn hữu hạn khi n → +∞ và lim xn = 2010.
n→+∞

VÍ DỤ 7 (Đề thi vô địch Minxcơ, Đề nghị Olympic 30/04/2012).


Giả sử
n + 1 2 22 2n
 
S n = n +1 + +···+ .
2 1 2 n

MỤC LỤC
8 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

Chứng minh rằng tồn tại lim Sn và tính giới hạn này.
n→+∞
Lời giải.
Ta có Sn > 0, ∀n = 1, 2, . . . và:

2 22 2n 2n +1
  
n+2
S n +1 = n +2 + +···+ +
2 1 2 n n+1
 n+1 
2n +1

n+2 2 Sn
= n +2 +
2 n+1 n+1
n+2 n+2 n+2
= Sn + = (Sn + 1), ∀n = 1, 2, . . .
2( n + 1) 2( n + 1) 2( n + 1)

n+2
Như vậy Sn+1 = (Sn + 1) , ∀n = 1, 2, . . . (1)
2( n + 1)
3 5 5 8 91
Ta có S1 = 1, S2 = , S3 = , S4 = , S5 = , S6 = và:
2 3 3 5 60
n+2 nSn + n + 2Sn + 2 − 2nSn − 2Sn
S n +1 − S n = ( Sn + 1) − Sn =
2( n + 1) 2n + 2
n + 2 − nSn
= .
2n + 2

Ta sẽ chứng minh rằng với n = 3, 4, 5, . . . thì: nSn ≥ n + 2. (2)

 Khi n = 3 thì (2) đúng.

 Giả sử (2) đúng tới n = k (k ∈ N, k ≥ 3), tức là: kSk ≥ k + 2. (3)

 Ta sẽ chứng minh (2) cũng đúng với n = k + 1, tức là chứng minh:

(k + 1)Sk+1 ≥ k + 3.

 Thật vậy, với k ∈ N, k ≥ 3, ta có:

k+2
( k + 1 ) S k +1 = ( k + 1 ) ( S + 1)
2( k + 1) k
do (3) k + 2
 
k+2 k+2
= ( Sk + 1) ≥ +1
2 2 k
k + 2 2k + 2 (k + 2)(k + 1)
= · =
2 k k
2
k + 3k + 2 2
= = k + 3 + > k + 3.
k k

Như vậy (2) đúng. Do đó dãy (Sn ) giảm kể từ số hạng thứ 3. Kết hợp với dãy (Sn ) bị chặn
dưới (bởi số 0) suy ra dãy (Sn ) có giới hạn hữu hạn. Đặt lim Sn = L. Từ (1) cho n → +∞, ta
n→+∞
được:
1
L= ( L + 1) ⇔ L = 1.
2
Vậy lim Sn = 1.
n→+∞

MỤC LỤC
9 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

D. SỬ DỤNG NGUYÊN LÝ KẸP


Phương pháp so sánh các dãy số để tìm giới hạn của một dãy số cho trước được thể hiện qua
nguyên lí kẹp sau đây:
Định lí 3 (Nguyên lí kẹp). Nếu ba dãy số ( xn ), (yn ), (zn ) thỏa mãn điều kiện

y n ≤ x n ≤ z n , ∀ n ≥ n0

và lim yn = lim zn = L thì lim xn = L.


n→+∞ n→+∞ n→+∞

Như vậy, sử dụng nguyên lí kẹp ta có thể đưa bài toán tìm giới hạn của một dãy đã cho về bài
toán tìm giới hạn của những dãy số ít phức tạp hơn.
Chú ý 2. Ta xét một ứng dụng của nguyên lí kẹp như sau (gọi là khảo sát độ lệch): Để chứng
minh dãy ( xn ) hội tụ về L ta chứng minh

0 ≤ | x n − L | ≤ y n , ∀ n ≥ n0 ,

trong đó lim yn = 0. Thật vậy, theo nguyên lí kẹp thì từ


n→+∞

0 ≤ | x n − L | ≤ y n , ∀ n ≥ n0

và lim yn = 0 suy ra lim | xn − L| = 0, hay:


n→+∞ n→+∞

lim ( xn − L) = 0 ⇔ lim xn = L.
n→+∞ n→+∞

VÍ DỤ 8. Chứng minh rằng với mọi a > 0 thì dãy số sau luôn hội tụ. Tìm giới hạn của dãy số
đó. 
 x1 = a
1 + xn
 x n +1 = , ∀n = 1, 2, . . .
2 + xn

Lời giải. √
5−1 1+b
Cách 1. Dễ thấy xn > 0, ∀n ∈ N∗ . Đặt = b, khi đó b = . Ta có
2 2+b
1 + xn 1 + b 2 + b + 2xn + bxn − 2 − xn − 2b − bxn
| x n +1 − b | = − =
2 + xn 2 + b (2 + x n ) (2 + b )
| xn − b|
= .
(2 + x n ) (2 + b )

| xn − b|
Mà (2 + xn )(2 + b) > 4, ∀n = 1, 2, . . . nên | xn+1 − b| < , ∀n = 1, 2, . . . Do đó với mọi
4
n = 1, 2, . . . ta có

| xn − b| 1 1 1
| x n +1 − b | < < 2 | x n −1 − b | < · · · < n | x 1 − b | = n | a − b |
4 4 4 4
1
Vậy 0 ≤ | xn − b| < | a − b|, từ đây cho n → +∞ và sử dụng nguyên lí kẹp ta được
4n −1

5−1
lim xn = b = .
n→+∞ 2

MỤC LỤC
10 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

√ √ √
5−1 5−1 5−1
Cách 2. Nếu a = thì xn = . Do đó lim xn = .
√ 2 2 √ n→+∞ 2
5−1 1+a 5−1
Trường hợp a > . Khi đó > (1). Thật vậy,
2 2+a 2
√ √
√ √ 2 5−4 5−1
(1) ⇔ 2a + 2 > − a − 2 + a 5 + 2 5 ⇔ a > √ = (đúng).
3− 5 2
Vì vậy √ √ √
5−1 1+a 5−1 5−1
x1 > , x2 = > , . . . , xn > ,...
2 2+a 2 2
√ !
5−1
Tức là dãy số ( xn ) bị chặn dưới. Mặt khác, vì xn ∈ ; +∞ nên 2 + xn > 0 và
2

xn2 + xn − 1 > 0.

Do đó
1 + xn −( xn2 + xn − 1)
x n +1 − x n = − xn = < 0.
2 + xn 2 + xn

5−1 ∞
Vậy khi a > thì dãy { xn }+
n=1 giảm và bị chặn dưới nên hội tụ.
2 √
5−1 ∞
Trường hợp 0 < a < . Khi đó tương tự như trên ta cũng chứng minh được dãy { xn }+
n =1
2
tăng và bị chặn trên nên hội tụ.
Vậy với a > 0 dãy đã cho hội tụ. Đặt lim xn = L. Từ xn > 0, ∀n ∈ N∗ suy ra L ≥ 0. Từ
n→+∞
1 + xn 1+L
x n +1 = , cho n → +∞ ta được L = . Giải phương trình này với điều kiện L ≥ 0 ta
2 +√xn √ 2+L
5−1 5−1
được L = . Vậy lim xn = .
2 n→+∞ 2
VÍ DỤ 9 (HSG Quốc gia năm 2012). Cho dãy số thực ( xn ) xác định như sau: x1 = 3 và
n+2
xn = ( xn−1 + 2), ∀n ≥ 2. (1)
3n
Chứng minh rằng dãy số có giới hạn hữu hạn. Tính giới hạn đó.
Lời giải.
Phân tích. Giả sử lim xn = x. Khi đó từ (1) cho n → +∞, ta được:
n→+∞

1
x= ( x + 2) ⇔ 3x = x + 2 ⇔ x = 1.
3
Do đó dự đoán lim xn = 1. Dễ thấy xn > 1, ∀n ≥ 1 (chứng minh điều này bằng quy nạp).
n→+∞
Như vậy để kẹp được xn → 1 khi n → +∞ ta cần xây dựng được bất đẳng thức:
1
1 < xn ≤ 1 + , ∀n = 1, 2, . . . (i)
an + b
Để (i ) đúng khi n = 1 (bước cơ sở) thì
1 1 1
x1 ≤ 1 + ⇒ ≥ 2 ⇒ 0 < a+b ≤ .
a+b a+b 2

MỤC LỤC
11 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

1
Giả sử (i ) đúng tới k, lúc này xk ≤ 1 + .
ak + b
Để (i ) đúng khi n = k + 1 thì:
1 k+3 1
x k +1 ≤ 1 + ⇔ ( x k + 2) ≤ 1 + .
a ( k + 1) + b 3( k + 1) a ( k + 1) + b

Vì thế cần chọn a, b sao cho:


 
k+3 1 1
3+ ≤ 1+ . (ii)
3( k + 1) ak + b a ( k + 1) + b

Để thu gọn nhanh vế trái của (ii ), ta nên chọn a, b sao cho k + 3 và ka + b tỉ lệ nhau, tức là:
a b
= ⇒ b = 3a.
1 3
Lúc này (ii ) trở thành:
 
k+3 1 1
3+ ≤ 1+
3( k + 1) a ( k + 3) ak + 4a
k+3 1 1
⇔ + ≤ 1+ . (3i)
k + 1 3a(k + 1) a ( k + 4)

Để (3i ) đúng với mọi k ≥ 1 thì trước hết nó phải đúng với k = 1, tức là:
1 1 1 1 1 1
2+ ≤ 1+ ⇔1≤ − ⇔1≤ ⇒0<a≤ .
6a 5a 5a 6a 30a 30
1 1
Lúc này điều kiện 0 < a + b ≤ cũng thỏa mãn vì 0 < a + b = 4a ≤ . Ta chọn luôn
2 2
1 1
a= ⇒ b = , khi đó (3i ) trở thành:
30 10
k+3 10 30 k + 13 30
+ ≤ 1+ ⇔ ≤ 1+
k+1 k+1 k+4 k+1 k+4
12 30 12k + 48 − (30k + 30)
⇔1 + ≤ 1+ ⇔ ≤0
k+1 k+4 (k + 1)(k + 4)
18(k − 1)
⇔ ≥ 0 (đúng với mọi k ≥ 1).
(k + 1)(k + 4)
30
Tóm lại ta dự đoán được: 1 < xn ≤ 1 + , ∀n = 1, 2, . . .
n+3
Lời giải 1. Bằng quy nạp, dễ dàng chứng minh được: xn > 1, ∀n = 1, 2, . . . Ta sẽ chứng minh
n + 33
bằng quy nạp rằng với n ∈ N∗ thì xn ≤ . (*)
n+3
Dễ thấy (∗) đúng khi n = 1. Giả sử (∗) đúng tới n = k (k ∈ N∗ ), tức là:
k + 33
xk ≤ .
k+3
Khi đó:
k + 34 k+3 k + 34
x k +1 − = ( x k + 2) −
k+4 3( k + 1) k+4

MỤC LỤC
12 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

 
k+3 k + 33 k + 34
≤ +2 −
3( k + 1) k + 3 k+4
k+3 3k + 39 k + 34
= · −
3( k + 1) k + 3 k+4
k + 13 k + 34 12 30
= − = −
k+1 k+4 k+1 k+4
−18(k − 1)
= ≤ 0 (đúng do k ≥ 1).
(k + 1)(k + 4)

Như vậy (∗) đúng khi n = k + 1, do đó (∗) đúng với mọi n ∈ N∗ . Tóm lại:

n + 33
1 < xn ≤ , ∀n = 1, 2, . . . (**)
n+3
n + 33
Do lim = 1 = lim 1 nên từ (∗∗), cho n → +∞ và sử dụng nguyên lí kẹp, ta được:
n→+∞ n + 3 n→+∞
lim xn = 1.
n→+∞
Lời giải 2. Bằng quy nạp, ta sẽ chứng minh, với mọi n = 3, 4, . . . , ta có

n+2
x n −1 ≥ . (a)
n−1
10 k+2
Do x2 = nên ( a) đúng khi n = 3. Giả sử xk−1 ≥ (k ≥ 3). Khi đó
3 k−1
k+3 k+2 k+3
xk ≥ ⇔ ( x k −1 + 2 ) ≥ . (b)
k 3k k
Với k ≥ 3, xét
k+3 k+2 k+3
xk ≥ ⇔ ( x k −1 + 2 ) ≥
k 3k
 k  
k+2 k+2 k+3 k+2
⇔ +2 ≥ ⇔ ( k + 2) + 2 ≥ 3 ( k + 3)
3k k−1 k k−1
⇔ (k + 2) 3k ≥ 3 (k + 3) (k − 1) ⇔ 3k2 + 6k ≥ 3k2 + 6k − 9 (đúng).

Do đó (b) đúng, theo nguyên lý quy nạp suy ra (a) đúng với mọi n = 3, 4, . . . Hiển nhiên rằng
dãy ( xn ) bị chặn dưới bởi số 0. Với n ≥ 3, ta có

n+2 2 [ n + 2 − ( n − 1 ) x n −1 ]
x n − x n −1 = ( x n −1 + 2 ) − x n −1 = ≤ 0 (do ( a)).
3n 3n
Dãy ( xn ) giảm và bị chặn dưới nên có giới hạn hữu hạn. Đặt lim xn = x. Từ (1) cho n → +∞,
n→+∞
1
ta được x = ( x + 2) ⇔ x = 1. Vậy x = 1.
3
10 80 67
Lưu ý. Ta có x1 = 3, x2 = , x3 = x4 = . Như vậy chúng ta có thể dự đoán rằng
3 27 27
xn−1 > xn , ∀n ≥ 3.

Để chứng minh dãy số giảm, ta cần thiết lập bất đẳng thức ( a). Có thể chỉ ra ở đây 2 cách thiết
lập bất đẳng thức ( a) rất nhanh chóng.

MỤC LỤC
13 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

 Ta có:
n+2 2 [ n + 2 − ( n − 1 ) x n −1 ]
x n − x n −1 = ( x n −1 + 2 ) − x n −1 = .
3n 3n
Như vậy để có xn − xn−1 ≤ 0 thì

n+2
n + 2 ≤ ( n − 1 ) x n −1 ⇔ x n −1 ≥ ( n ≥ 3).
n−1
Do đó ta dự đoán được ( a).

 Ta có:
n+2
x n −1 ≥ x n ⇔ x n −1 ≥ ( xn−1 + 2) ⇔ 3nxn−1 ≥ (n + 2) xn−1 + 2n + 4
3n
n+2
⇔ (2n − 2) xn−1 ≥ 2n + 4 ⇔ xn−1 ≥ .
n−1
Do đó ta dự đoán được ( a).

Lời giải 3. Ta có

n+2 2 n+2 2
| x n − 1| = ( x n −1 − 1 ) + ≤ | x n −1 − 1 | +
3n n 3n n
 
2 5
≤ | x n −1 − 1 | + , ∀n ≥ 10.
5 n
ß ™
5
Đặt yk = max | xk−1 − 1| ; , ∀k ≥ 11. Với mỗi n ≥ 11, chỉ có hai trường hợp sau có thể xảy
k
ra:

 Nếu yn+1 = | xn − 1| thì


 
2 5 2 4
y n +1 ≤ | x n −1 − 1 | + ≤ .2yn = yn < yn . (2)
5 n 5 5

5 5 5
 Nếu yn+1 = thì yn+1 = < ≤ yn .
n+1 n+1 n
Tóm tại, với mỗi n ≥ 11, ta luôn có yn+1 < yn . Vậy {yn }n≥11 là dãy giảm, bị chặn dưới bởi
0 nên tồn tại giới hạn hữu hạn. Đặt lim yn = a, khi đó a ≥ 0 và yn ≥ a, ∀n ≥ 11. Ta chứng
5
minh a = 0. Thật vậy, giả sử a > 0. Tồn tại n0 ∈ N sao cho < a. Khi đó với mọi n lớn hơn
n0
max {n0 ; 11}, ta có
ß ™
5 5
yn = max | xn−1 − 1| ; = | xn−1 − 1| (do < a ≤ yn ).
n n

4
Kết hợp với (2) suy ra a ≤ a (vô lý). Vậy a = 0. Suy ra lim yn = 0 nên lim | xn − 1| = 0. Do đó
5
lim xn = 1.
Lưu ý. Trong Lời giải 3, từ kết quả

2 2
| x n − 1| ≤ | xn−1 − 1| + , ∀n ≥ 10, 11, 12, . . . ,
5 n

MỤC LỤC
14 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

sử dụng bài toán 2 ở trang 3, ta suy ra luôn rằng

lim | xn − 1| = 0 ⇒ lim xn = 1.
n→+∞ n→+∞

Lời giải 4. Ta viết lại (1) như sau:

xi x 2
= i−1 + , ∀i = 2, 3, . . .
i+2 3i 3i
i
3 xi 3 xi−1 2.3i−1
i − 1
⇒ = + , ∀i = 2, 3, . . .
i+2 i i
3i x i 3i − 1 x i − 1 2.3i−1
⇒ = + , ∀i = 2, 3, . . .
(i + 1)(i + 2) i ( i + 1) i ( i + 1)
n
3i x i n
3i − 1 x i − 1 n
3i − 1
⇒∑ =∑ +2∑
i =2
(i + 1)(i + 2) i=2 i (i + 1) i =2
i ( i + 1)
3n x n 3x n
3i − 1
⇒ = 1 +2∑
(n + 1)(n + 2) 2.3 i =2
i ( i + 1)
n −1
3n x n 3 3i
⇒ = +2 ∑
(n + 1)(n + 2) 2 i =1
(i + 1)(i + 2)
an
⇒ xn = cn + 2 · ,
bn

trong đó

n −1
(n + 1)(n + 2) n→+∞ 3i 3n
cn =
2.3n−1
→ 0, a n = ∑ (i + 1)(i + 2) n (n + 1)(n + 2) .
, b =
i =1

bn + 1 3( n + 1)
Ta có = > 1 ⇒ bn+1 > bn , ∀n = 2, 3, . . . , suy ra dãy (bn ) tăng nghiêm ngặt.
bn n+3
Hơn nữa, dễ thấy rằng lim bn = +∞, do đó áp dụng định lí Stolz (định lí 11 ở trang 27), ta
n→+∞
có:
3n
an a − an (n + 1)(n + 2)
lim = lim n+1 = lim
n→+∞ bn n→+∞ bn+1 − bn n→+∞ 3n +1 3n

(n + 2)(n + 3) (n + 1)(n + 2)
1
n+1n+3 1
= lim = lim = .
3 n→+∞ 1 n→+∞ 2n 2

n+3 n+1
 
an 1
Suy ra lim xn = lim cn + 2 · = 0 + 2 · = 1.
n→+∞ n→+∞ bn 2
Cách 5. Ta có
n+2 n+2
| x n − 1| = ( x n −1 + 2 ) − 1 = ( x n −1 − 1 + 3 ) − 1
3n 3n
n+2 3n + 6
= ( x n −1 − 1 ) + −1
3n 3n

MỤC LỤC
15 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

n+2 2
= ( x n −1 − 1 ) +
3n n
n+2 2
≤ ( xn−1 − 1) + , ∀n = 2, 3, . . .
3n n
n+2 1 1 n+2 1
Do lim = < nên tồn tại số nguyên dương n0 sao cho < , ∀n ≥ n0 . Do đó
n→+∞ 3n 3 2 3n 2
1 2
| x n − 1| ≤ ( xn−1 − 1) + , ∀n = 2, 3, . . .
2 n
Từ đây, áp dụng bài toán 2 ở trang 3, ta suy ra luôn rằng

lim | xn − 1| = 0 ⇒ lim xn = 1.
n→+∞ n→+∞

E. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG DÃY CON


Trong nhiều bài toán tìm giới hạn của dãy số, việc khảo sát các dãy con đã góp phần khẳng
định sự hội tụ của dãy số, đồng thời nó còn làm cho lời giải đẹp hơn. Khi xét dãy số ( xn ) thì
∞ +∞ +∞
hai dãy con được sử dụng nhiều nhất là dãy ( x2n−1 )+ n=1 và dãy ( x2n )n=1 (Dãy ( x2n−1 )n=1 và
∞ +∞
dãy ( x2n )+ n=1 được gọi là hai dãy con kề nhau của dãy ( xn )n=1 ).
Định nghĩa 5. Cho dãy số x1 , x2 , . . . , xn , xn+1 , . . . Dãy con xn1 , xn2 , . . . , xnk , xnk+1 , . . . của dãy
( xn ) là một dãy mà các phần tử của nó được trích từ dãy ( xn ) ra, trong đó dãy các chỉ số
n1 , n2 , . . ., nk , nk+1 , . . ., tăng nghiêm ngặt ra +∞ (không nhất thiết lấy đủ các giá trị của tập số
tự nhiên).
Chú ý 3. Xét dãy số x1 , x2 , . . . , xn , xn+1 , . . .
1 Rõ ràng nếu xn1 , xn2 , . . . , xnk , xnk+1 , . . . là một dãy con của dãy ( xn ) thì

x n 1 , x n 2 , . . . , x n k , x n k +1 , . . . ⊂ { x 1 , x 2 , . . . , x n , x n +1 , . . . }

2 Dãy x1 , x3 , . . . , x2n+1 , x2n+3 , . . . và dãy x2 , x4 , . . . , x2n , x2n+2 , . . . được gọi là hai dãy con kề
nhau (xét theo modulo 2) của dãy ( xn ).

3 Dãy x1 , x2 , . . . , xn , xn+1 , . . . cũng là một dãy con của chính dãy ( xn ).

4 Ta biết rằng dãy số x1 , x2 , . . . , xn , xn+1 , . . . được xem như là ánh xạ

x : N∗ → R
n 7→ x (n) := xn

Vậy nếu xn1 , xn2 , . . . , xnk , xnk+1 , . . . là một dãy con của dãy ( xn ) thì ta có dãy số nguyên
dương n1 , n2 , . . ., nk , nk+1 , . . . tăng nghiêm ngặt:

n : N∗ → N∗
k 7→ n(k ) := nk

và dãy con ( xnk ) (k = 1, 2, . . .) chính là ánh xạ hợp thành x ◦ n:


n x
N∗ → N∗ → R
k 7 → n k 7 → x nk

MỤC LỤC
16 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

Định lí 4. Nếu ( xn ) hội tụ về L thì mọi dãy con của nó cũng hội tụ về L.
∞ +∞ +∞
Định lí 5. Cho dãy số ( xn )+ n=1 . Khi đó nếu hai dãy kề nhau ( x2n−1 )n=1 và ( x2n )n=1 cùng hội tụ đến
L thì dãy ( xn ) cũng hội tụ đến L (tức là nếu lim x2n−1 = L và lim x2n = L thì lim xn = L).
n→+∞ n→+∞ n→+∞
Chứng minh. Vì lim x2p−1 = L và lim x2p = L nên ∀ε > 0, ∃n1 ∈ N∗ và ∃n2 ∈ N∗ sao
p→+∞ p→+∞
cho:

x2p−1 − L < ε, ∀ p ≥ n1 (1)


x2p − L < ε, ∀ p ≥ n2 . (2)

Ký hiệu n0 = max {2n1 − 1, 2n2 }, khi đó với mọi số tự nhiên n > n0 tồn tại số tự nhiên p sao
cho n = 2p hoặc n = 2p − 1.
 Trường hợp 1: n = 2p. Ta có:

2p = n > n0 ≥ 2n2 (vì n0 = max {2n1 − 1, 2n2 }).

Vậy p > n2 . Từ đó suy ra:

| xn − L| = x2p − L < ε (vì theo (2)).

 Trường hợp 2: n = 2p − 1. Ta có:

2p − 1 = n > n0 ≥ 2n1 − 1 (vì n0 = max {2n1 − 1, 2n2 }).

Vậy p > n1 . Từ đó suy ra

| xn − L| = x2p−1 − L < ε (vì theo (1)).

Vậy ∀ε > 0, ∃n0 ∈ N∗ sao cho: | xn − L| < ε, ∀n > n0 . Nghĩa là

lim xn = L.
n→+∞

∞ +∞ +∞
Định lí 6. Cho dãy số ( xn ). Nếu ba dãy số ( x3n )+
n=1 , ( x3n+1 )n=1 , ( x3n+2 )n=1 cùng hội tụ đến L thì
lim xn = L.
n→+∞

Hướng dẫn chứng minh. Tương tự như chứng minh định lý 5, xét ba trường hợp

n = 3p, n = 3p + 1, n = 3p + 2.

VÍ DỤ 10. Cho dãy số (un ) xác định như sau:


1 1

 u0 = , u1 =

9 6 √
3 2 3√
 u n +2 = u
n +1 + un , ∀n ∈ N.

4 4
Tìm lim un .
n→+∞
Lời giải. ß ™
∞ 1 1 1
Xét dãy số (vn )+
n =0 với v0 = min , = ,
9 6 9

3 2 3√
v n +1 = vn + v n ( n ∈ N). (1)
4 4

MỤC LỤC
17 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

1
Bằng quy nạp ta chứng minh được: 0 < vn < , ∀n = 0, 1, 2, . . . (2)
√ 3
3 3√
Đặt f ( x ) = x2 + x. Khi đó vn+1 = f (vn ), ∀n ∈ N và f ( x ) là hàm tăng trên khoảng
4 4 √ …
3 1 3 1 1
(0; +∞). Ta có: v1 = . + > = v0 . Do đó từ f ( x ) là hàm tăng trên (0; +∞) và sử
4 81 4 9 9

dụng phương pháp quy nạp ta chứng minh được dãy (vn )+ n=0 là dãy số tăng. Kết hợp với (2)
∞ 1 1
suy ra dãy số (vn )+ lim vn = a. Suy ra < a ≤ . Từ (1) cho n → +∞ ta được:
n=0 hội tụ. Đặt n→+ ∞ 9 3

3 2 3√ √ √
a= a + a ⇔ 3a2 − 4a + 3. a = 0
4 4
√  √ √ √  √ √ √  √ √ √ √ 
⇔ a 3 a3 − 4 a + 3 = 0 ⇔ a 3 a−1 3 a2 + a − 3
 √
a=0
 √ 1
 a= √
⇔ 3 √
 √

−1 ± 13
a= √
2 3

1 1 1 √ 1 √ 1 1
Mà < a ≤ nên < a ≤ √ . Do đó ta chỉ chọn a = √ ⇔ a = . Bằng quy nạp ta
9 3 3 3 3 3
1
cũng chứng minh được: 0 < un < , ∀n = 0, 1, 2, . . . và
3

vn ≤ min {u2n , u2n+1 }, ∀n = 0, 1, 2, . . .

1 1 1
Vậy vn ≤ u2n < , ∀n = 1, 2, . . . và vn ≤ u2n+1 < , ∀n = 1, 2, . . . Do đó từ lim vn = và
3 3 n →+ ∞ 3
sử dụng nguyên lý kẹp ta suy ra:

1 1
lim u2n = , lim u2n+1 = .
n→+∞ 3 n→+∞ 3

1
Vậy lim un = .
n→+∞ 3
VÍ DỤ 11 (Đề thi chọn đội tuyển
 Việt Nam đi thi toán quốc tế-1985).
 x1 = 2, 9
+∞
Cho dãy số ( xn )n=1 như sau: √ xn
 x n +1 = 3 + p 2 , ∀n = 1, 2, . . .
xn − 1
Hãy tìm một số thực nằm bên trái dãy con { x1 , x3 , x5 , . . .} và nằm bên phải dãy con { x2 , x4 , x6 , . . .}

của dãy ( xn )+
n =1 .
Lời giải. √
Từ quy luật dãy số suy ra xn ≥ 3, ∀n = 1, 2, . . . Yêu cầu bài toán là tìm số thực a sao cho

x2k < a < x2k−1 , ∀k = 1, 2, . . .



Ta dự đoán a chính là giới hạn của dãy ( xn )+
n=1 khi n → + ∞. Khi đó a là nghiệm của phương
trình √ x
x = 3+ √ , (1)
x2 − 1

MỤC LỤC
18 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

√ √ 1
với x ≥ 3. Bây giờ ta giải phương trình (1) với điều kiện x ≥ 3. Đặt = cos α. Vậy để
√ x
x ≥ 3 thì
1 √ 1
≥ 3 ⇒ 0 < cos α ≤ √ .
cos α 3
1
Thay x = vào (1) ta được:
cos α
1 √ 1 1 √ 1
= 3+ … ⇔ = 3+ √
cos α 1 cos α 1 − cos2 α
cos α −1
cos2 x
1 √ 1 do sin α>0 1 √ 1 sin α − cos α √
⇔ = 3+ √ ⇔ = 3+ ⇔ = 3.
cos α sin2 α cos α sin α sin α. cos α

Đặt u = sin α − cos α. Suy ra

√ 1 − u2
|u| ≤ 2, u2 = 1 − 2 sin α. cos α ⇒ sin α. cos α = .
2
Thay vào trên ta được:

1

2u √ √ 2
√ u= √ 1
= 3⇔ 3u + 2u − 3=0⇔ 
√3 ⇒u= √ .
1 − u2 3
u=− 3

1 sin α − cos α √ 1
Thay u = √ vào = 3 ta được sin α. cos α = . Vậy
3 sin α. cos α 3

2 5 5
(sin α + cos α)2 = 1 + 2 sin α. cos α = 1 + = ⇒ sin α + cos α =
3 3 3

(do sin α + cos α > 0). Do đó

1

 sin α − cos α = √

 √ √
3
√ ⇒ 2 cos α = √ 5 − 1 5−1
⇒ cos α = √ .
5 3 2 3
 sin α + cos α = √


3
√ √ √ √ √
1 2 3 3( 5 + 1) 3( 5 + 1)
Vậy x = =√ = . Đặt = a. Tiếp theo ta chứng minh
cos α 5−1 2 2
√ √
3( 5 + 1)
x2k < a = < x2k−1 , ∀k = 1, 2, . . . (2)
2
√ x √
Xét hàm số f ( x ) = 3 + √ , ∀ x ≥ 3. Ta có
x2 − 1

√ x2
x2 − 1 − √ h√
0 x2 − 1 −1 
f (x) = = √ < 0, ∀ x ∈ 3; +∞ .
x2 − 1 ( x 2 − 1) x 2 − 1

MỤC LỤC
19 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

h√ √ √
 3( 5 + 1)
Vậy f nghịch biến trên 3; +∞ . Ta có x1 = 2, 9 > a = .
2
Suy ra x2 = f ( x1 ) < f ( a) = a. Do đó x2 < a < x1 . Giả sử
√ √
3( 5 + 1)
x2k < a = < x2k−1 ,
2
h√ 
ta chứng minh x2k+2 < a < x2k+1 . Vì f ( x ) nghịch biến trên 3; +∞ nên theo giả thiết quy
nạp ta có:
x2k+1 = f ( x2k ) > f ( a) = a.
Suy ra x2k+2 = f ( x2k+1 )√< √
f ( a) = a. Vậy x2k+2 < a < x2k+1 . Do đó theo nguyên lý quy nạp
3( 5 + 1)
thì (2) đúng, tức là a = là số cần tìm.
2
Lưu ý.

1) Bài toán 11 này minh họa cho một tính chất đặc trưng của dãy truy hồi dạng xn+1 = f ( xn ),
với f là hàm số nghịch biến; và số cần tìm là một điểm bất động của hàm số f (hay là một
nghiệm nào đó của phương trình f ( x ) = x). Nắm được tính chất này giúp ta dễ dàng giải
quyết được một số bài toán về bất đẳng thức trong dãy số, chẳng hạn như bài toán ?? ở
trang ??.

2) Ngoài cách dùng dãy con như trên, ta còn có cách sử dụng ánh xạ co như sau. Ta có

1 1
f 0 (x) = √ ≤ √ < 1.
( x 2 − 1) x 2 − 1 2 2

Theo Định lý Lagrange, ta có

| xn − a| = | f ( xn−1 ) − f ( a)| = f 0 (cn−1 ) | xn−1 − a|

với cn−1 nằm giữa xn−1 và a. Vậy


 2   n −1
1 1 1
| x n − a | ≤ √ | x n −1 − a | ≤ √ | x n −2 − a | ≤ √ | x1 − a | .
2 2 2 2 2 2
√ √ 
3 5+1
Do đó lim ( xn − a) = 0 hay lim xn = .
n→+∞ n→+∞ 2

F. SỬ DỤNG ĐỊNH LÍ LAGRANGE ĐỂ CHỨNG MINH DÃY SỐ CÓ GIỚI HẠN

1. Một số kiến thức thường dùng


Định nghĩa 6. Hàm số y = f ( x ) xác định trên khoảng ( a, b) gọi là liên tục tại x0 ∈ ( a, b) nếu

lim f ( x ) = f ( x0 ).
x → x0

Chú ý 4. Hàm số sơ cấp xác định trên tập xác định của nó.

MỤC LỤC
20 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

Định lí 7. Nếu hàm số y = g( x ) liên tục trên đoạn [ a; b] và g( a).g(b) < 0 thì phương trình g( x ) = 0
có nghiệm trên khoảng ( a; b). Nếu thêm giả thiết g( x ) đơn điệu trên đoạn [ a; b] thì phương trình
g( x ) = 0 có đúng một nghiệm trên khoảng ( a; b).
Định lí 8 (Định lí Lagrange). Nếu hàm số y = f ( x ) liên tục trên đoạn [ a; b] và có đạo hàm trên
khoảng ( a; b) thì tồn tại một số c ∈ ( a; b) sao cho:

f (b) − f ( a) = f 0 (c)(b − a).

Định lí 9. Nếu q là số mà |q| < 1 thì lim qn = 0.


n→+∞

2. Nhận dạng

Sử dụng định lí Lagrange khi gặp dãy số { xn }+
n=1 cho như sau:
ß
x1 = a
xn+1 = f ( xn ), ∀n = 1, 2, . . .

với f là hàm số xác định trên D và | f 0 ( x )| < 1, ∀ x ∈ D, phương trình f ( x ) = x có nghiệm duy
nhất trên một tập con C nào đó của D.

3. Phương pháp giải


Sau khi nhận dạng ta tiến hành giải như sau:
 Bước 1. Chứng minh | f 0 ( x )| < 1, ∀ x ∈ D.
 Bước 2. Đặt g( x ) = x − f ( x ) (hoặc đặt g( x ) = f ( x ) − x cũng được), sử dụng định lí 7)
chứng minh phương trình g( x ) = 0 có đúng một nghiệm trên C, tức là tồn tại duy nhất
L thuộc C sao cho L = f ( L).
 Bước 3. Nếu x1 = L thì xn = L, suy ra lim xn = L. Nếu x1 6= L thì sử dụng định lí
n→+∞
Lagrange (định lí 8), sử dụng định lí 9, sử dụng nguyên lí kẹp và sử dụng

f 0 ( x ) < 1, ∀ x ∈ D,

ta chứng minh được lim xn = L.


n→+∞

VÍ DỤ 12 (Đề nghị thi OLYMPIC 30/04/2002).



Cho dãy số { xn }+
n=0 như sau:
ß
x0 = 2, 7
xn3 +1 − 3xn+1 ( xn+1 − 1) = xn + 1, ∀n = 0, 1, . . .

Chứng minh rằng dãy số đã cho có giới hạn hữu hạn.


Lời giải.
Từ xn3 +1 − 3xn+1 ( xn+1 − 1) = xn + 1 ta có:

( x n +1 − 1 )3 = x n ⇔ x n +1 = 3
xn + 1.

Do x0 = 2, 7 nên xn > 2, ∀n = 0, 1, . . . Xét hàm số:



f ( x ) = 1 + 3 x, ∀ x ∈ (2; +∞).

MỤC LỤC
21 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

Ta có xn+1 = f ( xn ), ∀n = 0, 1, . . . và:
1 1
f 0 (x) = √
3
, 0 < f 0 (x) < √ = q < 1, ∀ x > 2.
3 x2 344
Ta có phương trình x = f ( x ) tương đương với:
√ √
x = 3 x + 1 ⇔ x − 1 = 3 x ⇔ x3 − 3x2 + 2x − 1 = 0.

Đặt g( x ) = x3 − 3x2 + 2x − 1, ta có:

g0 ( x ) = 3x2 − 6x + 2 > 3x ( x − 2) > 0, ∀ x > 2.

Vì hàm số g( x ) liên tục, đồng biến trên [2; +∞) và g(2).g(3) < 0 nên phương trình g( x ) = 0
(tức là phương trình x = f ( x )) có đúng một nghiệm trên khoảng (2; 3). Ta gọi nghiệm đó là
L. Vậy L là số duy nhất thuộc khoảng (2; 3) sao cho L = f ( L). Theo định lí Lagrange tồn tại
qn nằm giữa xn và L sao cho:

f ( xn ) − f ( L) = f 0 (qn )( xn − L), ∀n = 1, 2, . . .

Do đó

| xn+1 − L| = | f ( xn ) − f ( L)| = f 0 (qn ) | xn − L| ≤ q | xn − L| , ∀n = 1, 2, . . .


Từ đó

0 ≤ | xn+1 − L| ≤ q | xn − L| ≤ q2 | xn−1 − L| ≤ ... ≤ qn | x1 − L| = qn |b − L| .

Từ 0 ≤ | xn − L| ≤ qn−1 |b − L| cho n → +∞ và sử dụng nguyên lí kẹp ta được:

lim | xn − L| = 0 ⇔ lim ( xn − L) = 0 ⇔ lim xn = L.


n→+∞ n→+∞ n→+∞

Vậy dãy số ( xn ) luôn có giới hạn hữu hạn khi n → +∞.


VÍ DỤ 13. Cho dãy số (un ) ; n = 0, 1, 2, . . . được xác định như sau:

u0 = a; un+1 = sin2 (un + 3) − 2011 , ∀n ∈ N, a là số thực cho trước.

Chứng minh rằng:


a) Phương trình sin2 ( x + 3) − x = 2011 có một nghiệm duy nhất. Gọi nghiệm đó là b.

b) lim un = b.
n→+∞

Lời giải.
a) Từ giả thiết, suy ra un ≥ −2011, ∀n ∈ N∗ và nếu x là nghiệm của phương trình

sin2 ( x + 3) − x = 2011

thì x ≥ −2011. Xét hàm số

f ( x ) = sin2 ( x + 3) − 2011, ∀ x ∈ [−2011; +∞).

Khi đó un+1 = f (un ), ∀n = 0, 1, 2, . . . Ta có

f 0 ( x ) = 2 sin( x + 3) cos( x + 3) = sin(2x + 6), ∀ x ∈ [−2011; +∞).

MỤC LỤC
22 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

Vậy | f 0 ( x )| ≤ 1, ∀ x ∈ [−2011; +∞). Xét hàm số g( x ) = f ( x ) − x. Khi đó

g0 ( x ) = f 0 ( x ) − 1 = sin(2x + 6) − 1 ≤ 0, ∀ x ∈ [−2011; +∞)

Ta có
g(−2011) = f (−2011) + 2011 = sin2 (−2008) > 0, lim g( x ) = −∞.
x →+∞

Vậy g( x ) liên tục và nghịch biến trên [−2011; +∞) và lim g( x ) = −∞ và g(−2011) > 0
x →+∞
nên đồ thị của g( x ) cắt trục hoành tại duy nhất một điểm. Tức là phương trình g( x ) = 0 có
đúng một nghiệm thuộc [−2011; +∞), gọi nghiệm đó là b. Khi đó phương trình

sin2 ( x + 3) − x = 2011

(tức là phương trình f ( x ) = x) có nghiệm duy nhất là b (khi đó b = f (b)).

b) Kí hiệu α = max | f 0 ( x )|, khi đó 0 ≤ α ≤ 1. Ta thấy


x ∈[−2011;−2010]

−2011 ≤ un ≤ −2010 (n = 1, 2, . . . )

và phương trình sin(2x + 6) = 1 (phương trình f 0 ( x ) = 1) vô nghiệm trên [−2011; −2010]


nên 0 ≤ α < 1. Theo định lý Lagrange, ứng với mỗi n ∈ N∗ , tồn tại cn ∈ [−2011; −2010]
sao cho:
|un+1 − b| = | f (un ) − f (b)| = f 0 (cn ) |un − b| ≤ α |un − b| .
Từ đây, theo phương pháp quy nạp, ta được:

| u n +1 − b | ≤ α n | u 1 − b | = α n | a − b | .

Vì lim αn = 0 nên theo nguyên lí kẹp suy ra


n→+∞

lim |un+1 − b| = 0 ⇒ lim un = b.


n→+∞ n→+∞

Nhận xét 2. Trong bài toán 13, cách chứng minh phương trình g( x ) = 0 có nghiệm duy nhất
trên [−2011; +∞) hơi khác so với các bài toán ở trên nhưng cũng rất hay.
Trong bài toán 13, việc nhận xét phương trình f 0 ( x ) = 1 không có nghiệm trên [−2011; −2010]
là không thể bỏ qua. Còn chứng minh này rất đơn giản nên dành cho bạn đọc tự chứng minh.
Các bài toán trong bài F này chứa đựng kiến thức nâng cao về giải tích: Với hàm số f ( x ) xác
định trên miền D f có tính chất | f 0 ( x )| ≤ α < 1 và phương trình f ( x ) = x có nghiệm duy nhất

x = b trong D f thì dãy số { xn }+
n=1 xác định theo công thức xn+1 = f ( xn ), ∀ n = 1, 2, . . . có giới
hạn b.

VÍ DỤ 14 (Đề thi HSG quốc gia năm học 2001-2002, bảng A).
Xét phương trình (trong đó n là tham số nguyên dương):
1 1 1 1 1
+ +···+ 2 +···+ 2 = .
x − 1 4x − 1 k x−1 n x−1 2
a) Chứng minh rằng với mỗi số nguyên dương n, phương trình nêu trên có duy nhất nghiệm
lớn hơn 1; kí hiệu nghiệm đó là xn .

b) Chứng minh rằng dãy số ( xn ) có giới hạn bằng 4 khi n → +∞.

MỤC LỤC
23 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

Lời giải.
Viết lại phương trình của bài ra dưới dạng:
1 1 1 1 1
− + + +···+ 2 +···+ 2 = 0. (1)
2 x − 1 4x − 1 k x−1 n x−1
Với mỗi n = 1, 2, 3, . . . ta xét hàm số:
1 1 1 1 1
f n (x) = − + + +···+ 2 +···+ 2 .
2 x − 1 4x − 1 k x−1 n x−1
a) Dễ thấy, với mỗi n ∈ N∗ , hàm số f n ( x ) liên tục và nghịch biến trên khoảng (1; +∞). Hơn
nữa ta có:
1
lim f n ( x ) = +∞, lim f n ( x ) = − < 0.
x →1+ x →+∞ 2
Từ đó suy ra với mỗi n = 1, 2, . . . thì phương trình f n ( x ) = 0 (tức là phương trình (1)) có
duy nhất nghiệm xn ∈ (1; +∞).

b) Với mỗi n ∈ N∗ , ta có:


1 1 1 1 1
f n (4) = − + + + · · · + + · · · +
2 22 − 1 42 − 1 (2k)2 − 1 (2n)2 − 1
1 1 1 1
=− + + +···+
2 (2 − 1)(2 + 1) (4 − 1)(4 + 1) (2n − 1)(2n + 1)
   
1 1 1 1 1 1
=− + − +···+ −
2 2 2−1 2+1 2n − 1 2n + 1
−1
 
1 1 1
=− + 1− = < 0 = f n ( x n ).
2 2 2n + 1 2(2n + 1)

Từ đó, do f n ( x ) nghịch biến trên (1; +∞) nên suy ra

xn < 4, ∀n ∈ N∗ . (2)

Mặt khác, do với mỗi n = 1, 2, . . . , hàm f n ( x ) khả vi (có đạo hàm) trên đoạn [ xn ; 4] nên
theo định lý Lagrange suy ra với mỗi n ∈ N∗ tồn tại t ∈ ( xn ; 4) sao cho:

f n (4) − f n ( x n ) 0 1 4 n2 1
= f n (t) = − 2
− 2
− · · · − 2 2
<− . (3)
4 − xn ( t − 1) (4t − 1) ( n t − 1) 9

(do 1 < t < 4 ⇔ 0 < (t − 1)2 < 9). Mà f n ( xn ) = 0 nên từ (3) ta có:
−1 1 9 9
< − ⇔ 4 − xn < ⇔ xn > 4 − . (4)
2(2n + 1)(4 − xn ) 9 2(2n + 1) 2(2n + 1)

Từ (2) và (4) ta có:


9
4− < xn < 4, ∀n = 1, 2, . . . (5)
2(2n + 1)
 
9
Mà lim 4− = 4 = lim 4 nên từ (5) suy ra lim xn = 4.
n→+∞ 2(2n + 1) n→+∞ n→+∞

Lưu ý. Do đề bài yêu cầu chứng minh lim xn = 4 nên một lẽ tự nhiên là ta sẽ tính f n (4), sau
n→+∞
đó sử dụng định lí Lagrange và nguyên lí kẹp.

MỤC LỤC
24 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

G. PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG TIÊU CHUẨN CAUCHY


Dẫu rằng tiêu chuẩn Cauchy ít có ích để tính giới hạn dãy số, nhưng nó lại rất hữu hiệu để
chứng minh sự hội tụ của dãy số.
Định nghĩa 7. Ta nói rằng dãy số ( xn )n là dãy Cauchy hoặc dãy cơ bản nếu với mọi số dương
ε cho trước tồn tại số tự nhiên n0 sao cho

| xn − xm | < ε, ∀n, m ≥ n0 .

Như vậy dãy Cauchy là một dãy sao cho từ một chỉ số n0 trở đi thì khoảng cách giữa hai phần
tử bất kì đều nhỏ hơn một số cho trước bé tùy ý. Nói cách khác, dãy Cauchy là một dãy sao
cho "từ một lúc nào đó trở đi, hai phần tử bất kì gần nhau bao nhiêu cũng được."
Lưu ý. Xin nhắc lại một số kết quả quan trọng sau:
 lim xn = a ⇔ lim ( xn − a) = 0 ⇔ lim | xn − a| = 0.
n→+∞ n→+∞ n→+∞

 Nếu lim xn = a thì lim | xn | = | a|.


n→+∞ n→+∞

 lim xn = ∞ có nghĩa là | xn | có thể lớn bao nhiêu cũng được miễn là n đủ lớn.
n→+∞

Định lí 10 (Tiêu chuẩn Cauchy). Dãy số ( xn ) hội tụ khi và chỉ khi dãy số ( xn ) là dãy Cauchy.
Chứng minh.
 Giả sử lim xn = a. Khi đó
n→+∞

ε
∀ε > 0, ∃n0 ∈ N : | xn − a| < , ∀n > n0 .
2
Do vậy
ε ε
| xn − xm | = |( xn − a) − ( xm − a)| ≤ | xn − a| + | xm − a| < + = ε, ∀n, m > n0 .
2 2
Suy ra ( xn ) là dãy cơ bản.

 Giả sử ( xn ) là dãy cơ bản. Ta cần chứng minh dãy ( xn ) hội tụ.


Với ε = 1, tồn tại `0 ∈ N sao cho

xn − x`0 < 1, ∀n ≥ `0 .

Suy ra | xn | < 1 + x`0 , ∀n ≥ `0 . Do đó

| xn | < 1 + x`0 + x`0 −1 + · · · + | x1 | , ∀n = 1, 2, . . .


1
Suy ra dãy ( xn ) (n = 1, 2, . . .) bị chặn. Với ε = , tồn tại `1 ∈ N, `1 > `0 sao cho
2
1 1
x `1 − < x n < x `1 + , ∀ n ≥ ` 1 .
2 2
1
Với ε = , tồn tại `2 ∈ N, `2 > `1 sao cho
22
1 1
x `2 − 2
< x n < x `2 + 2 , ∀ n ≥ ` 2 .
2 2

MỤC LỤC
25 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

Tiếp tục như vậy, ta được dãy tăng ngặt các số tự nhiên (`k ) sao cho

1 1
x `k − < x n < x ` + , ∀n ≥ `k . (*)
2k k
2k
1 1
Với mỗi k ∈ N, đặt ak = x`k − , bk = x ` k + . Ta có
2k −1 2k −1
lim (bk − ak ) = 0.
k→+∞

Ta có
1 1 1 do
a k +1 − a k = x ` k +1 − x ` k + − = x`k+1 − x`k + k > 0.
2k −1 2 k 2 (∗)
Vậy dãy ( ak ) đơn điệu tăng và bị chặn trên bởi b1 . Tương tự, dãy (bk ) đơn điệu giảm và bị
chặn dưới bởi a1 . Như thế các dãy ( ak ), (bk ) đều có giới hạn hữu hạn. Đặt lim ak = A,
k→+∞
lim bk = B thì A = B. Do
k→+∞
a k ≤ x n ≤ bk , ∀ n ≥ ` k
cho nên theo nguyên lí kẹp suy ra dãy ( xn ) hội tụ.

Chú ý 5. Từ định nghĩa 7 (ở trang 24) và định lí 10 (ở trang 24), ta rút ra phương pháp giải
toán như sau:

 Để chứng minh dãy số ( xn ) hội tụ, ta chỉ cần chứng minh dãy số ( xn ) là dãy Cauchy.

 Để chứng minh dãy số ( xn ) là dãy Cauchy, ta phải đưa ra đánh giá để chỉ số n + p là "vô
nghĩa" đối với hiệu xn+ p − xn , tức là với mọi p > 0 thì xn+ p − xn ≤ f (n) < ε với n đủ
lớn.

 Để chứng minh dãy số ( xn ) không là dãy Cauchy, ta phải khôn khéo chỉ ra hai chỉ số
m, n (ví dụ m = 2n, m = n2 , . . . ) sao cho | xm − xn | > ε.

VÍ DỤ 15. Cho dãy số ( xn ) (n = 1, 2, . . . ) như sau:

sin 1 sin 2 sin n


xn = + 2 + · · · + n , ∀n = 1, 2, . . .
2 2 2

Chứng minh rằng dãy số ( xn ) có giới hạn hữu hạn khi n → +∞.
Lời giải.
Cố định một số ε > 0. Khi đó với các số nguyên dương n, p ta có

sin(n + 1) sin(n + 2) sin(n + p)


xn+ p − xn = + +···+
2 n + 1 2 n + 2 2n + p
|sin(n + 1)| |sin(n + 2)| |sin(n + p)|
≤ + +···+
2 n + 1 2 n + 2 2n + p
1 1 1
≤ + + · · · +
2n +1 2 n + 2 2 +p
n
1 1 1 1
< + + · · · + + +···
2n +1  2n +2 2n+ p 2n+ p+1
1 1 1
= n + 1
1+ +···+ p +···
2 2 2

MỤC LỤC
26 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

1
2n +1 1
= = . (*)
1 2n
1−
2
1 1 1
Tồn tại số nguyên dương n0 sao cho n
< ε (để n < ε thì 2n > ⇔ n > log2 ε−1 , do đó ta
2 0 2 ε
chỉ cần chọn số nguyên dương n0 > log2 ε−1 là được). Khi đó theo (∗) ta có
xn+ p − xn < ε, ∀n ≥ n0 .

Như vậy, với mọi ε > 0 cho trước tùy ý, tồn tại số nguyên dương n0 sao cho:
xn+ p − xn < ε, ∀n > n0 , p = 1, 2, . . . .
Do đó ( xn ) (n = 1, 2, . . . ) là dãy Cauchy nên nó hội tụ.
VÍ DỤ 16. Xét sự hội tụ của dãy số ( xn ) (n = 1, 2, . . . ) cho như sau:
1 1 1
xn = 1 + + + · · · + , ∀n = 1, 2, . . .
2 3 n

Lời giải.
Ta có:
1 1 1
| x2n − xn | = + +···+
n+1 n+2 2n
1 1 1 n 1
> + +···+ = = .
2n 2n 2n 2n 2
Điều này chứng tỏ dãy số ( xn ) (n = 1, 2, . . . ) không phải là dãy Cauchy nên ( xn ) không có
giới hạn hữu hạn khi n tiến dần đến dương vô cùng.
1 1 1 p
Lưu ý. Ta có: xn+ p − xn = + + ··· + > . Ta cần chọn p sao cho
n+1 n+2 n+p n+p
p p
≥ ε, với ε > 0 và không phụ thuộc vào n, p. Do phân thức có tử và mẫu đều là
n+p n+p
đẳng cấp bậc nhất nên chỉ cần chọn p = kn (với k là hằng số nguyên dương), chẳng hạn chọn
p = 2n, ta được lời giải như trên.
VÍ DỤ 17. Xét sự hội tụ của dãy số ( xn ) (n = 2, 3, . . . ) cho như sau:
1 1 1
xn = + +···+ (n = 2, 3, . . . ).
ln 2 ln 3 ln n

Lời giải.
Ta có:
1 1 1 n
| x2n − xn | = + +···+ > , ∀n = 2, 3, · · ·
ln(n + 1) ln(n + 2) ln(n + n) ln(2n)

Do bất đẳng thức 0 < ln(1 + x ) < x, ∀ x > 0 nên:


n n 1
| x2n − xn | > > = , ∀n = 2, 3, . . .
2n − 1 2n 2
Điều này chứng tỏ dãy số ( xn ) (n = 2, 3, . . . ) không phải là dãy Cauchy nên ( xn ) không có
giới hạn hữu hạn khi n tiến dần đến dương vô cùng.

MỤC LỤC
27 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

H. ĐỊNH LÝ STOLZ
Định lý Stolz như là một dạng sai phân của định lý Lopitan nên việc nhớ nó khá dễ dàng.
Định lí 11 (Định lý Stolz). Cho ( xn ) và (yn ) là hai dãy thỏa mãn:
(i) Dãy (yn ) tăng thực sự tới +∞.
x n +1 − x n
(ii) lim = a.
n→+∞ y n +1 − y n
xn
Khi đó lim = a.
n→+∞ yn

Chứng minh.
x n +1 − x n
1 Trường hợp a = 0. Khi đó lim = 0. Theo định nghĩa giới hạn, với mọi e > 0
y n +1 − y n
cố định, tồn tại số nguyên dương N sao cho với mọi n > N, ta có:
x n +1 − x n e
< .
y n +1 − y n 2
e
Và do (yn ) là dãy tăng nên ta có: | xn+1 − xn | < (yn+1 − yn ). Suy ra
2
e
| x n − x N | < | x n − x n −1 | + | x n −1 − x n −2 | + | x N +1 − x N | < ( y n − y N ) .
2
Ta có
xn xn − x N + x N xn − x N x xn − x N yn − y N x
= ≤ + N = · + N .
yn yn yn yn yn − y N yn yn

Do dãy (yn ) tăng thực sự tới +∞ nên có thể giả sử y N > 0. Như thế
yn − y N |yn − y N |
= < 1.
yn |yn |
xN
Mặt khác lim = 0. Từ đây suy ra tồn tại số nguyên dương N1 sao cho với mọi
n→+∞ yn
n > max { N, N1 } thì ta có
xn xn − x N yn − y N x e e
< · + N < + = e.
yn yn − y N yn yn 2 2
xn
Điều này có nghĩa lim = 0.
yn
x n +1 − x n
2 Trường hợp a hữu hạn tùy. Khi đó lim = a. Đặt xn0 = xn − ayn . Suy ra
y n +1 − y n
xn0 +1 − xn0 x − x n − a ( y n +1 − y n )
lim = lim n+1 = a − a = 0.
y n +1 − y n y n +1 − y n

Áp dụng trường hợp a = 0 suy ra


xn0 xn − ayn xn
lim = 0 ⇔ lim = 0 ⇔ lim = a.
yn yn yn

MỤC LỤC
28 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

x n +1 − x n
3 Trường hợp lim = +∞. Khi đó tồn tại N đủ lớn sao cho với mọi n ≥ N thì
y n +1 − y n
xn+1 − xn > yn+1 − yn > 0.

Suy ra dãy ( xn ) là dãy tăng (kể từ số hạng x N ). Ta có




 x N +1 − x N > y N +1 − y N
 x N +2 − x N +1 > y N +2 − y N +1

.. ⇒ x n +1 − x N > y n +1 − y N .


 .
 x −x
n +1 n > y −y
n +1 n

Như vậy xn+1 > yn+1 + x N − y N , ∀n ≥ N, mà lim yn = +∞ nên lim xn = +∞. Ta


n→+∞ n→+∞

y n +1 − y n yn
lim = 0 ⇒ lim =0
x n +1 − x n xn
xn
hay lim = +∞.
yn
x n +1 − x n
4 Trường hợp lim = −∞, chứng minh tương tự trường hợp trên.
y n +1 − y n
!
n √
1
VÍ DỤ 18. Tính lim √
n→+∞
∑ k .
n 3 k =1
Lời giải.
n √ √
Đặt xn = ∑ k, yn = n3 . Khi đó dãy số (yn ) tăng thực sự và lim yn = +∞. Ta có
k =1 n→+∞

x n +1 − x n n+1
lim = lim p √
n→+∞ yn+1 − yn n→+∞ ( n + 1)3 − n3
√ hp √ i
n+1 ( n + 1)3 + n3
= lim
n→+∞ ( n + 1)3 − n3
s 
…  3
1 1
1+  1+ + 1
n n
2
= lim = .
n→+∞ 3 1 3
3+ + 2
n n
n √
 
xn 1 2
Theo định lí Stolz suy ra lim = lim √ ∑ k = .
n→+∞ yn n→+∞ n 3 k =1 3
VÍ DỤ 19. Tìm lim an , biết:
n→+∞
 
1 1 1 1
a) an = √ 1+ √ + √ +···+ √ .
n 2 3 n
 
1 1 1 1
b) an = √ √ +√ +···+ √ .
n n n+1 2n
 
1 ( k + 1) ! (k + n)!
c) an = k+1 k! + +···+ ( k ∈ N∗ ).
n 1! n!

MỤC LỤC
29 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

1
1k + 2k + · · · + n k ( k ∈ N∗ ).

d) an =
n k +1
Lời giải.
Ta sẽ sử dụng định lí Stolz.
a) Xét hai dãy số ( xn ), (yn ) như sau:
1 1 1 √
xn = 1 + √ + √ + · · · + √ , yn = n.
2 3 n

Khi đó dãy (yn ) tăng thực sự và lim yn = +∞. Ta có


n→+∞
√ √
x − xn 1 n+1+ n
lim n+1 = lim √ √ √  = lim √ = 2.
n→+∞ yn+1 − yn n→+∞ n+1 n+1− n n→+∞ n+1

Theo định lí Stolz suy ra


 
xn 1 1 1 1
lim = lim √ 1+ √ + √ +···+ √ = 2.
n→+∞ yn n→+∞ n 2 3 n

b) Xét hai dãy số ( xn ), (yn ) như sau:


1 1 1 √
xn = √ + √ + · · · + √ , yn = n.
n n+1 2n
Khi đó dãy (yn ) tăng thực sự và lim yn = +∞. Mặt khác
n→+∞

1 1 1
x n +1 = √ +√ +···+ √ .
n+1 n+2 2n + 2
Do đó
1 1 1
+√ √ −√
x − xn 2n + 2 2n + 1 n
lim n+1 = lim √ √
n→+∞ yn+1 − yn n→+∞ n+1− n
√ √ 
 
1 1 1
= lim √ + √ − √ n+1+ n
n→+∞ 2n + 2 2n + 1 n
√ √ √ √ !
1 n+1 n+1 n n
= lim √ +√ − √ +√ +√ −1
n→+∞ 2 2n + 1 n 2n + 2 2n + 1

1 1 1 1
 √
= √ + √ − 1 + √ + √ − 1 = 2 2 − 2.
2 2 2 2
Theo định lí Stolz suy ra

xn 1

1 1 1
 √ 
lim =√ √ +√ +···+ √ =2 2−1 .
n→+∞ yn n n n+1 2n

c) Xét hai dãy số ( xn ), (yn ) như sau:

( k + 1) ! (k + n)!
xn = k! + +···+ , y n = n k +1 .
1! n!

MỤC LỤC
30 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

Khi đó dãy (yn ) tăng thực sự và lim yn = +∞. Ta có


n→+∞

x n +1 − x n ( k + n + 1) !
lim = lim  
n→+∞ y n +1 − y n n→+∞ ( n + 1) ! ( n + 1)k+1 − nk+1

( n + 2) . . . ( n + k + 1)
= lim
n→+∞ ( n + 1 ) k +1 − n k +1
   
k 2 k+1
n 1+ ... 1+
n n
= lim   
n→+∞ 1
n k + 1 1+ −1
n
   
2 k+1
1+ ... 1+
n n
= lim " #
n→+∞ k + 1

1
n 1+ −1
n
   
2 k+1
1+ ... 1+
n n 1
= lim k
= .
n→+∞ k+1
   
1 1
1+ 1+ +···+ 1+
n n

Theo định lí Stolz suy ra


 
xn 1 ( k + 1) ! (k + n)! 1
lim = k+1 k! + +···+ = .
n→+∞ yn n 1! n! k+1

d) Xét hai dãy số ( xn ), (yn ) như sau: xn = 1k + 2k + · · · + nk , yn = nk+1 . Khi đó dãy (yn ) tăng
thực sự và lim yn = +∞. Ta có
n→+∞

1 k

1+
x n +1 − x n ( n + 1) k n
lim = lim = lim " #
n→+∞ yn+1 − yn n→+∞ ( n + 1)k+1 − nk+1 n→+∞
  k +1
1
n 1+ −1
n
1 k
 
1+
n 1
= lim = .
n→+∞ 1 k k+1
   
1
1+ 1+ +···+ 1+
n n

Theo định lí Stolz suy ra


 
xn 1  k k k 1
lim = lim 1 + 2 + · · · + n = .
n→+∞ yn n→+∞ nk+1 k+1

Lưu ý. Đối với bài toán 19d) này còn có thể dùng tổng tích phân để giải, bạn đọc xem lại bài
toán ?? ở trang ??.

MỤC LỤC
31 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

I. BÀI TẬP
Bài 1 (Đề thi vô địch Matxcơva). Chứng minh rằng dãy số ( xn ), với xn = sin(n2 ), không tiến
tới 0 khi n → +∞.
Bài 2. Cho a ∈ {1; 2; . . . ; 9}, hãy tính giới hạn:

n số hạng
a + aa + · · · + aa . . . a
z }| {
lim .
n→+∞ 10n

Bài 3 (P105, Tạp chí Pi, tháng 10 năm 2017).


Cho số thực a > 0 và dãy số ( xn ), n = 1, 2, . . . , được xác định bởi:

xn
x1 = a và xn+1 = xn + 2 , với mọi n > 1.
n
Chứng minh rằng dãy ( xn ) có giới hạn hữu hạn khi n → +∞.
!
n
k2
Bài 4. Tính giới hạn lim ∑
3
1+ 3 −1 .
n→+∞ n
k =1

Bài 5. Cho dãy số (un ) được xác định như sau



 u1 = 2 p
5 + u2n + 1
 u n +1 = , n = 1, 2, . . .
un

Chứng minh dãy số (un ) có giới hạn hữu hạn và tìm giới hạn đó.

Bài 6. Cho trước a ∈ [0; 1], xét dãy số { xn }+
n=1 như sau

a a x2
x1 = , xn+1 = − n (∀n = 1, 2, . . .) .
2 2 2
Chứng minh rằng dãy số đã cho hội tụ và tìm giới hạn của nó.
√ √
Bài 7. Cho dãy số thực { an }n≥0 thỏa mãn a0 > 0, a1 > 0, a0 + 1 ≤ a1 và với mọi số nguyên
dương n thì an+1 an−1 − a2n ≤ | an−1 |.
√ √
a) Chứng minh rằng, với mọi số nguyên dương n, ta có an > 0 và an ≥ an−1 + 1.

a n +1
ß ™
b) Chứng minh rằng dãy số có giới hạn hữu hạn khi n tiến ra vô cùng.
an
Bài 8. Cho phương trình

1 1 1 2
+ +···+ 2 = (n ∈ Z, n ≥ 2). (1)
4−x 9−x n −x 3

a) Chứng minh rằng với mỗi n, phương trình (1) có một nghiệm duy nhất thuộc (0; 4). Kí
hiệu nghiệm đó là xn . Chứng minh rằng dãy số ( xn ) có giới hạn hữu hạn.

b) Tính lim xn .
n→+∞

MỤC LỤC
32 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

Bài 9 (T10/544, Toán học & tuổi trẻ tháng 10/2022).


Cho dãy số thực ( an ) xác định bởi a1 = 1 và

n 1
a n +1 = · an +
n+1 n+1

với mọi n = 1, 2, . . . Chứng minh rằng dãy số ( an ) có giới hạn hữu hạn và tìm giới hạn đó.
Bài 10 (Bài toán T10 / 519 Toán học tuổi trẻ số 519 tháng 9 năm 2020).
n
1 4n + 5
Cho dãy số ( an ) xác định bởi a0 = và an+1 =
2 4n + 6
an , ∀n ≥ 0. Đặt bn = ∑ ai . Tính giới
i =0
bn
hạn lim .
n→+∞ n

Bài 11. Tìm tất cả các hàm số f : (0; +∞) → (0; +∞) thỏa mãn điều kiện

f ( x + y) ≥ f ( x ) + y f ( f ( x )), ∀ x, y ∈ (0; +∞).

Bài 12. Cho dãy số (un ) như sau: u1 = 1 và


1
u n +1 = u n + √
3 u
, ∀n = 1, 2, . . .
n

∞ uαn
Hãy tìm tất cả các số thực α sao cho dãy số { xn }+
n =1 xác định bởi xn = hội tụ và giới hạn
n
của nó khác không.

J. BÀI TẬP VỀ NHÀ


1. Đề bài
y n +1
Bài 13. Nếu dãy số (yn ) hội tụ về a 6= 0 thì lim = 1.
n→+∞ yn
∞ +∞ +∞
Bài 14. Cho hai dãy số ( xn )+
n=1 và ( yn )n=1 thỏa mãn: dãy ( xn )n=1 bị chặn và lim yn = 0. Đặt
n→+∞
zn = xn yn , ∀n = 1, 2, . . .. Chứng minh rằng lim zn = 0.
n→+∞
Bài 15 (HSG11, Quảng Bình, 2017-2018).
Cho dãy số (un ) được xác định bởi

1 n2 + n − 2
u1 = 5, un+1 = un + 3 , n ≥ 1.
2 n + 3n2 + 2n
Tìm lim (nun ).
Bài 16. Cho f ( x ) là đa thức bậc ba với các hệ số nguyên và hệ số cao nhất bằng 1. Biết rằng
.
f (0) + f (1) + f (−1) 6 .. 3.
¶p ©
3
Kí hiệu { x } chỉ phần thập phân dương của số thực x (0 ≤ { x } < 1). Tìm lim f (n) .
n→+∞
+∞
( k − 1) α k + 1
 

k+

k2 + 4
∏ 1+
αnk + αk
Bài 17. Đặt αk = (k = 1, 2, . . .). Tính giới hạn lim n=1 .
2 k→+∞ αk

MỤC LỤC
33 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

5
Bài 18. Cho dãy số ( xn ) với x1 = và
2
20n + 21
x n +1 = xn3 − 12xn + (n ∈ N∗ ).
n+1
Chứng minh dãy số đã cho có giới hạn hữu hạn và tìm giới hạn đó.

Bài 19. Cho dãy số { xn }+
n=0 được xác định bởi:
x0 = 1, x1 = 5, xn+1 = 6xn − xn−1 , ∀n = 1, 2, . . .
¶√ ©
Hãy tìm lim xn 2xn (ký hiệu { a} = a − [ a] chỉ phần lẻ của a).
n→+∞
 
1
Bài 20 (VMO 2021, ngày 1). Cho dãy số thực ( xn ) có x1 ∈ 0; và
2
xn+1 = 3xn2 − 2nxn3 , ∀n = 1, 2, . . .
a) Chứng minh lim xn = 0.
n→+∞

b) Với mỗi n ≥ 1, đặt yn = x1 + 2x2 + · · · + nxn . Chứng minh rằng dãy (yn ) có giới hạn hữu
hạn.
Bài 21. Cho dãy số (un ) xác định bởi: u0 , u1 , u2 dương cho trước và

un+3 = un+2 + un , ∀n ∈ N.
Chứng ming rằng dãy số hội tụ và tìm lim un .
n→+∞
Bài 22. Cho trước số thực α > 1. Xét dãy số ( xn ) như sau:

1
x 0 = α ; x n +1 = 1+ , ∀n = 0, 1, . . .
xn + 1
Tìm lim xn .
n→+∞

Bài 23. Dãy { xn }+
n=1 xác định như sau: x1 ∈ [ a; b ], xn+1 = f ( xn ). Trong đó f : [ a; b ] → [ a; b ] là
ánh xạ co, tức là ∃λ ∈ [0; 1) để
| f ( x ) − f (y)| ≤ λ | x − y| , ∀ x, y ∈ [ a; b].
Chứng minh rằng dãy số đã cho hội tụ, và giới hạn của nó là điểm bất động duy nhất của hàm
số f ( x ).
Bài 24. Cho phương trình với n là tham số nguyên dương:
7
x + 2( x − 1)2 + 3( x − 1)3 + · · · + n ( x − 1) n − = 0. (1)
4
a) Chứng minh rằng với mọi n nguyên dương, phương trình (1) có đúng một nghiệm lớn hơn
1, ký hiệu nghiệm đó là xn .
b) Chứng minh rằng dãy số { xn } có giới hạn hữu hạn khi n → +∞. Tính giới hạn đó.

Bài 25. Cho dãy số { xn }+
n=0 được xác định bởi:
3 4
x0 = 1, xn+1 = xn + √ 3 x
+ √4 x
(∀n = 0, 1, 2, . . .) .
n n
nx o
n
Hãy tìm tất cả các giá trị thực m sao cho dãy số m
có giới hạn hữu hạn và khác không.
n

MỤC LỤC
34 |Nguyễn Tài Chung, GV THPT Chuyên Trần Phú, Hải Phòng – Ô ĐT 0968774679

2. Lời giải

MỤC LỤC

You might also like