You are on page 1of 11

Số học của hệ số nhị thức

Nguyễn Chu Gia Vượng


Viện Toán học

Trong bài viết nhỏ này, ta sẽ trình bày một số kết quả đáng lưu ý về số học của các hệ
số nhị thức.

1 Lũy thừa của một số nguyên tố trong hệ số nhị thức


Ta bắt đầu bằng một kết quả quen thuộc sau đây.

Định lý 1 (De Polignac). Cho p là một số nguyên tố. Lũy thừa (cao nhất) của p trong n!
được cho bởi
X n 
vp (n!) = . (1)
k≥1
pk

Chứng minh. Đây là một bài toán đơn giản về việc đếm các lũy thừa của p không vượt quá
n.

Ta lưu ý rằng các hạng tử của vế phải trong đẳng thức trên gợi ý một mối liên quan tới
biểu diễn theo cơ số p của n.
Trước hết, ta kí hiệu σp (n) là tổng các chữ số của số nguyên dương n trong biểu diễn
p-phân của nó. Nói cách khác, nếu n = n0 + n1 p + · · · + ns ps , 0 ≤ ni ≤ p − 1, ∀i thì

σp (n) = n0 + n1 + . . . + ns .
Ta có

Định lý 2 (Legendre, 1808). Với mọi số nguyên dương n,

n − σp (n)
vp (n!) = . (2)
p−1

1
Chứng minh. Đặt n = n0 + n1 p + · · · + ns ps , 0 ≤ ni ≤ p − 1, ∀i. Thế thì
 
n
= ns ps−1 + · · · + n1
p
 
n
= ns ps−2 + · · · + n2
p2
 · ·· = · · ·
n
= ns .
ps

Như vậy, theo công thức De Polignac ta có

   
n n
vp (n!) = + ··· + s
p p
= ns (p + · · · + 1) + ns−1 (ps−2 + ps−3 + · · · + 1) + · · · + n1
s−1

ps − 1 p−1
= ns + · · · + n1
p−1 p−1
s s−1
ns p + ns−1 p + · · · + n1 − ns − ns−1 − · · · − n1
=
p−1
s s−1
ns p + ns−1 p + · · · + n1 + n0 − ns − ns−1 − · · · − n1 − n0
=
p−1
n − (n0 + n1 + · · · + ns ) n − σp (n)
= = .
p−1 p−1

Nói riêng, khi p = 2,

Hệ quả 3. Ta có

v2 (n!) = n − σ2 (n). (3)


m

Một câu hỏi tự nhiên được đặt ra là tìm công thức tính vp ( n
) với m, n bất kì. Câu trả
lời được cho bởi kết quả sau.

Định lý 4 (Kummer, 1852). Cho m ≥ n là hai số nguyên dương và p là một số nguyên tố.
m

Lũy thừa của p trong n bằng số lần nhớ khi thực hiện phép cộng m − n và n trong hệ cơ
số p.

Chứng minh. Ta dựa vào công thức Legendre ở trên. Đặt k = m − n và viết n = n0 + n1 p +
· · · + ns ps , k = k0 + k1 + · · · + ks ps trong đó 0 ≤ ni , ki ≤ p − 1, ns + ks > 0. Gọi σ(n) là tổng
các hệ số trong cách viết p-phân của n, như vậy σ(n) = n1 + · · · + ns và định nghĩa tương

2
tự cho σ(k), σ(m). Ta mã hóa các phép nhớ bằng cách định nghĩa các số 0 , . . . , s ∈ {0, 1}
như sau

n0 + k0 = 0 p + m0
0 + n1 + k1 = 1 p + m1
··· = ···
s−1 + ns + ks = s p + ms .

Lưu ý rằng ta không khẳng định m = m0 + m1 p + · · · + ms ps . Thật ra, nhân hai vế của mỗi
đẳng thức trên với 1, p, . . . , ps tương ứng rồi cộng lại ta được

n + k + 0 p + 1 p2 + · · · + s−1 ps = 0 p + 1 p2 + · · · + s−1 ps + s ps+1 + m0 + m1 p + · · · + ms ps


⇔ n + k = m0 + m1 p + · · · + ms ps + s ps+1 .
Như vậy,
m = m0 + m1 p + · · · + ms ps + s ps+1
Nói riêng σp (m) = m1 + · · · + ms + s .
Mặt khác, cộng tất cả các đẳng thức trên lại ta được

σp (n) + σp (k) + (0 + · · · + s−1 ) = (0 + · · · + s )p + (m0 + m1 + · · · + ms )


⇔ σp (n) + σp (k) + (0 + · · · + s−1 ) = (0 + · · · + s )p + σ(m) − s
⇔ σp (n) + σp (k) − σp (m) = (p − 1)(0 + · · · + s )
Cuối cùng, theo công thức Legendre ta có

 
m m − σp (m) − (n − σp (n) + k − σp (k)) (p − 1)(0 + . . . + s )
vp = = = 0 + · · · + s .
n p−1 p−1
Đây chính là điều cần chứng minh.

Ta sẽ lưu ý phát biểu tương đương sau đây của Định lý Kummer, đôi khi khá thuận tiện
trong các áp dụng về sau.
Hệ quả 5. Lũy thừa của p trong m

n
bằng số lần nhớ khi thực hiện phép trừ m cho n trong
hệ cơ số p.
Nhận xét 1. Với cùng chứng minh trên ta có thể mở rộng Định lý Kummer cho các đa hệ
số: lũy thừa của p trong (n1n+···+n
1 !···nr !
r )!
bằng số các nhớ khi thực hiện phép cộng n1 + · · · + nr qua
cách viết p-phân.

3
2 Phần dư của hệ số nhị thức modulo một số nguyên
tố
Khi p - m m
 
n
, định lý Kummer không cho ta giá trị cụ thể của phần dư của n
khi chia cho
p. Điều này được giải quyết qua kết quả sau.
Định lý 6 (Lucas, 1878). Cho m, n là hai số nguyên dương và p là một số nguyên tố. Gọi
m0 , n0 tương ứng là các số dư của m, n khi chia cho p. Ta có
    
m [m/p] m0
≡ (mod p). (4)
n [n/p] n0

Nhận xét 2. Ta qui ước m



n
= 0 nếu m < n.

Bằng cách viết m = m0 + m1 p + · · · + ms ps , n = n0 + n1 p + · · · + ns ps , Định lý Lucas


được phát biểu một cách tương đương như sau.
Định lý 7 (Lucas). Ta có
     
m ms m0
≡ ··· (mod p). (5)
n ns n0

Có khá nhiều chứng minh định lý Lucas được biết đến, nói chung gồm hai loại: đại số và
tổ hợp. Ta trình bày ở đây một chứng minh đại số và hai tổ hợp.

Chứng minh đại số của Định lý Lucas. Chú ý rằng


r r
(X + 1)p ≡ X p + 1 (mod p)
Như vậy, nếu ta viết m = m0 + m1 p + · · · + ms ps thì

m   s
X m n m
Y r
X = (X + 1) ≡ (X + 1)p mr
n=0
n r=0
s
r
Y
≡ (X p + 1)mr
r=0
s mr   !
Y X mr r
≡ X mr p
r=0 nr =0
n r
n s
X Y mr  
≡ X n (mod p)
m=0 r=0
n r

Và ta suy ra điều phải chứng minh.

4
Chứng minh tổ hợp thứ nhất của Định lý Lucas. Trường hợp n > m là hiển nhiên.
Ta xét m ≥ n. Ta bỏ m quả bóng vào σ(m) = m0 + m1 + · · · + ms chiếc hộp: bỏ một quả
bóng vào mỗi hộp trong m0 hộp đầu tiên, p quả bóng vào mỗi hộp trong m1 hộp tiếp theo,
v.v, bỏ ps quả bóng vào mỗi hộp trong ms hộp cuối cùng. Ta xét các cách lấy n quả bóng từ
m quả bóng này. Tổng số cách chọn ra n quả bóng rõ ràng bằng m n
. Mặt khác, do m quả
bóng được xếp trong σ(m) hộp, mỗi cách chọn ra n quả bóng tương ứng một với một cách
viết

n = k1 + · · · + kσ(m)

sao cho với mỗi i, 0 ≤ ki ≤ pi . Ở đây, ta yêu cầu chọn ra ki quả bóng từ hộp thứ i.
s
Bổ đề 1. Cho s ≥ 1. Ta có p | pk khi và chỉ khi 1 < k < ps .
s s
Chứng minh Bổ đề. Điều này đơn giản được suy ra từ đẳng thức (1 + X)p ≡ 1 + X p mod
p.
Ta cố định một cách viết n = k1 + · · · + kσ(m) như trên. Theo bổ đề trên, với mọi i, nếu
0 < ki < pi thì số cách chọn ra ki quả bóng từ hộp thứ i chia hết của p. Như vậy, số dư khi
chia cho p của các cách chọn n quả bóng trong số m quả bóng bằng số dư khi chia cho p
của các cách chọn có dạng như sau: n = k1 + · · · + kσi thỏa mãn với mỗi i, ki = 0 hoặc pi .
Mỗi cách chọn như vậy thật ra tương ứng với các cách chọn các hộp: ta cho tương ứng một
cách chọn với ni = pi với cách chọn ra hộp thứ i. Nghĩa là mỗi cách chọn n bóng có dạng
như đã miêu tả ở trên tương ứng với một cách chọn ra h0 hộp trong số m0 hộp đầu tiên, h1
hộp trong số m1 hộp tiếp theo, v.v. Nhưng khi đó

n = h0 + h1 p + · · · + hs ps
và do 0 ≤ hi ≤ mi ≤ p − 1 nên h0 = n0 , . . . , hs = ns . Ta suy ra số các cách chọn n bóng có
dạng như vậy chính bằng m s
ns
· · · m0
n0
và ta có điều phải chứng minh.

Một chứng minh tổ hợp khác của Định lý Lucas. Ta bắt đầu bằng một bổ đề đơn
giản.

Bổ đề 2. Cho p là một số nguyên tố, S là một tập hữu hạn và f : S → S là một ánh xạ
thỏa mãn f p (x) = x với mọi x ∈ S (ở đây f p = f ◦ f ◦ · · · ◦ f là hợp thành p lần của f ). Khi
đó ta có |S| ≡ |S f | (mod p) với S f là tập các điểm bất động của f .

Chứng minh Bổ đề. Thật vậy ta có S = ∪x∈S {x, f (x), . . . , f p−1 (x)}. Bởi vì p là nguyên tố,
mỗi tập {x, f (x), . . . , f p−1 (x)} hoặc có một (nếu x ∈ S f ) hoặc có p phần tử (nếu x ∈
/ S f ) và
ta suy ra điều cần chứng minh.
Chứng minh Định lý 6. Để thuận tiện, ta đặt q = [m/p], r = [n/p] sao cho m = qp + m0 , n =
rp + n0 . Gọi S là tập các cặp (A, v) trong đó A là một ma trận p × q với hệ số 0 hoặc 1 và v

5
là một vector m0 × 1 với hệ số 0 hoặc 1 sao cho trong m = pq + m0 hệ số của A, v có đúng
n = rp + n0 hệ số bằng 1. Như vậy
 
m
|S| = .
n
Gọi M = (mi,j )1≤i,j≤p là ma trận hoán vị cấp p định nghĩa bởi m1,p = m2,1 = m3,2 = · · · =
mp,p−1 = 1 còn tất cả các hệ số khác đều bằng 0. Định nghĩa f : S → S bằng công thức

f (A, v) = (M A, v).
Chú ý rằng M A chính là ma trận nhận được từ A bằng cách đẩy mỗi hàng xuống ngay dưới
(hàng 1 của M A bằng hàng p của A, hàng 2 của M A bằng hàng 1 của A, v.v.). Ta suy ra
f p = f . Xét các điểm bất động của f . Một phần tử (A, v) ∈ S f khi và chỉ khi tất cả các
hàng của A đều giống nhau và gồm r hệ số 1 và v chứa đúng n0 hệ số 1. Như vậy,
  
f q m0
|S | = .
r n0
Cuối cùng, ta có thể kết luận dựa vào Bổ đề ở trên.

3 Hệ số nhị thức modulo một lũy thừa của một số


nguyên tố
Việc xác định đồng dư của một hệ số nhị thức modulo một số nguyên bất kì là một vấn
đề khó. Dựa vào Định lý thặng dư Trung Hoa, điều này được đưa về trường hợp xác định
modulo các lũy thừa của các số nguyên tố. Ta lưu ý một số kết quả sau liên quan đến việc
xác định công thức cho phần dư của một hệ số nhị thức modulo pk với k > 1.

Định lý 8 (Wolstenholme, 1862). Với mọi số nguyên tố p ≥ 5,


 
2p − 1
≡ 1 (mod p3 ).
p−1

1. Chú ý rằng đẳng thức 2p−1



Nhận xét 3. p−1
≡ 1 (mod p) là một hệ quả của định lý
2p−1

Wilson, trong khi đó đẳng thức p−1 ≡ 1 (mod p2 ) (với mọi p ≥ 3) đã được thiết lập
bởi Babbage (1818).

2. Kết quả trên còn có thể được phát biểu một cách tương đương thành 2p

p
≡ 2 (mod p3 ).

3. Định lý Wolstenholme còn có thể phát biểu một cách tương đương dưới dạng các chuỗi
điều hòa: với mọi p ≥ 5 nguyên tố vp (1 + p1 + · · · + p−1
1
) ≥ 2. Nói một cách khác tử số
1 1 2
của phân thức 1 + p + · · · + p−1 luôn chia hết cho p .

6
Định lý Wolstenholme có thể được mở rộng như sau.

Định lý 9 (Ljunggren, 1952). Với mọi p nguyên tố ≥ 5, với mọi m, n nguyên dương,
   
mp m
≡ (mod p3 ).
np n

Hoặc dưới dạng phức tạp hơn một chút như sau.

Định lý 10 (Jacobstal, 1952). Với mọi p nguyên tố ≥ 5, với mọi m > n nguyên dương,
mp

np
m
 ≡ 1 (mod pt ),
n

trong đó t là lũy thừa của p trong p3 mn(m − n).

Cuối cùng, ta lưu ý kết quả sau đây.

Định lý 11 (Morley 1895.). Với mọi số nguyên tố p ≥ 5,


 
p−1 p−1
(−1) 2 p−1 ≡ 4p−1 (mod p3 ).
2

4 Bài tập và lời giải


1. Cho p là một số nguyên tố. Chứng minh rằng với mọi 0 ≤ n ≤ p − 1, p−1

n
≡ (−1)n
s
(mod p). Một cách tổng quát hơn, nếu 0 ≤ n ≤ ps − 1 thì p n−1 ≡ (−1)n (mod p).


 (p−1)···(p−n)
Giải. Ta có p−1 n
= n···1
. Bây giờ, p − 1 ≡ 1 (mod p), · · · , p − n ≡ −n (mod p),
n
nên (p − 1) · · · (p − n) ≡ (−1) n! (mod p). Ta có điều cần chứng minh.
s s
Để kiểm tra rằng p n−1 ≡ (−1)n (mod p) ta có thể sử dụng đẳng thức Pascal: p n−1 +
 
ps −1 ps ps
  
n+1
= n+1 và nhận xét rằng n+1 luôn chia hết cho p nếu 0 ≤ n < ps − 1.

2. Cho p là một số nguyên tố, và 0 ≤ n ≤ m ≤ p − 1 là hai số nguyên dương. Chứng


minh rằng
   
m m+n p − n − 1
≡ (−1) (mod p).
n p−m−1

7
Giải. Khá dễ dàng. Điều cần chứng minh tương đương với

m! (p − n − 1)!
≡ (−1)m+n (mod p),
n!(m − n)! (p − m − 1)!(m − n)!
Hay

(−1)m m!(p − m − 1)! ≡ (−1)n (p − n − 1)!n! (mod p).

Nhưng ta dễ thấy (−1)m ! ≡ (p − 1) · · · (p − m). Từ đó suy ra (−1)m m!(p − m − 1)! ≡


(p − 1)! ≡ −1 (mod p).
p−1

3. Cho p là một số nguyên tố lẻ. Chứng minh rằng với mọi 0 ≤ n ≤ 2
thì
   p−1 
2n n 2
≡ (−4) (mod p).
n n

Giải. Ta có
 
2n (2n − 1)(2n − 3) · · · 3 · 1
= 2n · .
n n!

Ngoài ra,

(2n − 1)(2n − 3) · · · 3 · 1 = (−1)n (−2n + 1)(−2n + 3) · · · (−3)(−1)


≡ (−1)n 2n (p − 2n + 1)(p − 2n + 3) · · · (p − 3)(p − 1)
p − 2n + 1 p − 2n + 3 p−1
= (−1)n 4n ···
 2 2  2   
n n p − 1 p − 1 p−1
= (−1) 4 −n+1 − n + 2 ···
2 2 2

Từ đó suy ra

p−1 p−1 p−1


    p−1 
−n+1 − n + 2 ···
 
2n
≡ (−1)n 4n 2 2 2 n n
= (−1) 4 2 (mod p).
n n! n

8
4. Cho p là một số nguyên tố. Chứng minh rằng

p   
X p p+k
≡ 2p + 1 (mod p2 ).
k=0
k k

Giải. Nhận xét rằng, nếu 1 ≤ k ≤ p − 1 thì

• p | kp ;


• p+k

k
≡ 1 (mod p). (Có thể sử dụng Lucas ở đây hoặc chứng minh trực tiếp bằng
đại số hoặc tổ hợp!).

Từ đó suy ra kp p+k p
  
k
≡ k
(mod p2 ) nếu 0 < k < p và như vậy,

p      X p−1    
X p p+k 2p p 2p
≡1+ + ≡ − 1 + 2p (mod p2 ).
k=0
k k p k=1
k p

2p

Bây giờ, để kết thúc ta chỉ cần chỉ ra rằng p
≡ 2 (mod p2 ). Đây chính là đồng dư
Babbage quen thuộc.

5. (VN TST 10) Gọi Sn là tổng các bình phương các hệ số của biểu thức (1 + x)n . Chứng
minh rằng S2n + 1 không chia hết cho 3.
4n

Giải. Ta có S2n = 2n
. Ta sẽ áp dụng định lý Lucas để có điều cần chứng minh.
Thật vậy, giả sử trong cách viết 3-phân của 2n có một chữ số 2, thế thì bằng cách
xét vị trí có số 2 ngoài cùng
 bên 1phải, ta suy ra ở vị trí đó, chữ số tương ứng của 2n
bằng 1. Từ đó suy ra 2n

n
≡ · · · 2
· · · ≡ 0 (mod 3). Giả sử ngược lại, trong cách viết
3-phân của 2n chỉ gồm các chữ số 0 hoặc 1, thế thì Q các chữ số tương ứng trong biểu
4n 2
diễn 3 phân của 4n là 0 và 2. Từ đó suy ra 2n ≡ 1
, trong đó tích lấy theo các chữ
số 1 của biểu diễn 3-phân của 2n. Thế nhưng dễ thấy số chữ số 1 của 2n trong biểu
diễn tam phân của n là một số chẵn, vì thế nên tích trên ≡ 22 ≡ 1 (mod 3). Trong
trường hợp này ta cũng thu được 4n 2n
+ 1 không chia hết cho 3.

1 2n

6. Với mỗi số nguyên dương n, đặt Cn = n+1 n
.

(a) Chứng minh rằng Cn là một số nguyên với mọi n;


(b) Tìm số dư của C1 + · · · + C2018 khi chia cho 3?

9
Giải. (a) Đây là số Catalan quen thuộc. Có nhiều cách để chỉ ra Cn là số nguyên,
chẳng hạn đơn giản là bằng cách sử dụng đẳng thức
   
2n 2n
Cn = − .
n n+1
(b) Ta có
       
2n + 2 2n 2n + 1 2n 2n
−4 =2· −4 = −2Cn .
n+1 n n+1 n n
Từ đó suy ra
   
2n + 2 2n
Cn ≡ − (mod 3)
n+1 n

Như vậy,
 
2n + 2
C1 + · · · + Cn ≡ −2 (mod 3).
n+1

Bây giờ, ta có thể sử dụng định lý Lucas để xác định số dư của C2n+2 n + 1 khi chia
cho 3.

7. Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương m,


   
3m 3m
2| ⇔4| .
m m

Giải. Ta áp dụng định lý Kummer. Nếu 3m



m
≡ 2 (mod 4) thì nghĩa là trong tổng
m + 2m trong cách viết nhị phân có đúng 1 nhớ. Điều này nói rằng trong cách viết nhị
phân của m có 2 số 1 đứng liền nhau. Tuy nhiên khi đó ta kiểm tra dễ dàng rằng có
ít hai nhớ trong phép tính.

n
8. (VNTST 2017.) Với mỗi số nguyên dương n, đặt xn = C2n .
2017k
a) Chứng minh rằng nếu < n < 2017k với k là số nguyên dương nào đó thì xn
2
là bội của 2017.
b) Tìm tất cả số nguyên dương h > 1 để tồn tại các số nguyên dương N, T sao cho với
mọi n > N thì xn là dãy số tuần hoàn theo modulo h với chu kỳ T .

10
Giải. a) Đây là một bài tập đơn giản với lưu ý rằng 2017 là một số nguyên tố.
b) Để ý rằng nếu xn tuần hoàn (kể từ một chỉ số nào đó) theo modulo h thì xn cũng
tuần hoàn theo mọi modulo h0 | h. Ta sẽ chỉ ra rằng xn không tuần hoàn theo modulo
p với p nguyên tố lẻ bất kì cho trước. Thật vậy, ta sẽ chỉ ra rằng: i) có một khoảng các
số nguyên liên tiếp với độ dài lớn bất kì sao cho với mọi chỉ số n nằm trong khoảng
đó thì xn ≡ 0 (mod p); ii) tuy nhiên xn không chia hết cho p với mọi n đủ lớn. Cả 2
tính chất này đều có thể được suy ra từ định lý Kummer: vp (xn ) = số các lần nhớ khi
thực hiện phép cộng n + n trong cơ số p. Rõ ràng nếu n = 1 · · · 1p thì phép cộng n + n
không có nhớ, do đó vp (xn ) = 0 trong trường hợp này. Điều này thiết lập tính chất ii).
Với tính chất i), ta cũng có thể lập luận tương tự, với mọi n có dạng (p − 1) ∗ · · · ∗p ,
hiển nhiên trong phép cộng n + n có ít nhất một nhớ, do đó vp (xn ) > 0. Điều này có
nghĩa là, với mọi s ≥ 1, (p − 1)ps−1 ≤ n ≤ ps − 1 thì p | xn . Lập luận này thiết lập i).
Các lập luận trên cho thấy số h cần tìm phải có dạng 2s với s ≥ 1. Bằng cách áp dụng
định lý Kummer, ta dễ dàng suy ra v2 (xn ) ≥ 1 (thật vậy, phép tính n + n trong cách
viết nhị phân luôn có nhớ ở vị trí đầu tiên bên trái). Nói cách khác, 2 | xn với mọi
n ≥ 1. Cũng từ định lý Kummer, ta có v2 (xn ) = 1 khi và chỉ khi xn = 2t với t ≥ 0:
thật vậy, mọi n không là luỹ thừa của 2 phải có ít nhất 2 chữ số 1 trong cách viết nhị
phân, do đó phép toán n + n có ít nhất 2 phép nhớ trong trường hợp này. Điều này có
nghĩa là xn ≡ 0 (mod 4) với mọi n không là luỹ thừa đúng của 2 và xn ≡ 2 (mod 4)
với mọi n là luỹ thừa đúng của 2. Điều này chứng tỏ xn không tuần hoàn theo modulo
4 (kể từ chỉ số bất kì).
Các lập luận trên rõ ràng cho thấy số h cần tìm là h = 2.

11

You might also like