You are on page 1of 13

Chuyên đề Toán học

Bài 3: PHƯƠNG PHÁP QUY NẠP TOÁN HỌC


Phân công nhiệm vụ
-Trần Đoàn Gia Hân: Làm nội dung + thuyết trình phần 3 + đóng góp ý tưởng
dựng bài thuyết trình
- Hoàng Việt Dũng: Làm nội dung phần 2
- Hoàng Lê Minh Long: Thuyết trình phần 2
- Hoàng Gia Bảo: Làm nội dung phần 3
- Nguyễn Thị Khánh Linh: Làm nội dung + thuyết trình phần 1 + kiểm tra, chỉnh
sửa nội dung và PowerPoint
- Ngô Minh Đức: Làm PowerPoint + thuyết trình phần 3

I.Phương pháp quy nạp toán học


1. Khái niệm. Phương pháp toán học là gì?
VD1:
- Thầy giáo kiểm tra bài cũ lớp 10C1 (có 35 học sinh), thầy gọi theo sổ
điểm lần lượt 5 bạn. Cả 5 bạn ấy đều học bài. Thầy kết luận: “Cả lớp 10C1
học bài”. Thầy kết luận như vậy có hợp lí không? Nếu không làm thế nào
để có kết luận đúng.
Giải
Thầy kết luận như vậy là chưa hợp lí vì có thể các bạn từ số thứ tự 6 đến
số thứ tự 35 chưa chắc đều học bài.
Để thu được kết luận đúng, thầy cần kiểm tra cả lớp (bằng cách kiểm tra
15 phút chẳng hạn)..
VD2:
- Xét đẳng thức sau: p= n^2 – n + 41
+ Hãy tính p(1), p(2), p(3), p(4), p(5). Nhận xét kết quả.
+ Đưa ra dự đoán cho p(n) trong trường hợp tổng quát. ( Liệu p có bằng số
nguyên tố với mọi n ∈ N* ? )
Giải
+) p(1) = 41, p(2) = 43, p(3) = 47, p(4) = 53, p(5) = 61. Do đó p(1), p(2), p(3),
p(4), p(5) đều là các số nguyên tố.

+) Từ việc p(1), p(2), p(3), p(4), p(5) đều là các số nguyên tố ta có thể đưa ra
dự đoán p(n) là số nguyên tố với mọi n > 1. Tuy nhiên, khẳng định này là một
khẳng định sai. Mặc dù khẳng định này đúng với n = 1, 2,..., 40, nhưng nó lại
sai khi n= 41. Thật vậy, với n= 41 ta có p(41) = 41 2 là hợp số (vì nó chia hết
cho 41).

- Ngoài lề:
Nhà toán học Đức Lai-bơ-nít (Leibniz) đã chứng minh được rằng ∀ n ∈ N*
thì n^3 – n ⋮ 3, n^5 - n ⋮ 5, n^7 - n ⋮ 7 ,từ đó dự đoán rằng với mọi n nguyên
dương và mọi số lẻ p, ta có n^p - n ⋮p.
Thế nhưng,chỉ ít lâu sau ông lại phát hiện ra 2^9 – 2 = 510 không chia
hết cho 9 =))

=> Muốn chứng tỏ một kết luận là đúng, ta phải chứng minh nó đúng trong
mọi trường hợp. Để khẳng định một mệnh đề toán học phụ thuộc số tự
nhiên n là đúng, ta cần phải chứng minh dù đã kiểm nghiệm nó với bao
nhiêu giá trị của n đi nữa.
Tuy nhiên không phải lúc nào ta cũng có thể thử được hết tất cả các
giá trị của n . Vậy để chứng minh một mệnh đề toán học phụ thuộc
vào số tự nhiên n là đúng ta làm cách nào?
=> Khi đó ta sử dụng phương pháp quy nạp toán học.
Vậy phương pháp quy nạp toán học là gì?
- Quy nạp toán học là một phương pháp chứng minh toán học dùng để
chứng minh một mệnh đề về bất kỳ tập hợp nào được xếp theo thứ tự.
Thông thường nó được dùng để chứng minh mệnh đề áp dụng cho tập
hợp tất cả các số tự nhiên.
- Phương pháp quy nạp toán học đôi khi được minh họa mô phỏng gắn
liền với tác dụng tuần tự của hiệu ứng domino: Nếu
+ Quân domino đầu tiên bị đổ;
+ Mỗi quân domino đổ kéo theo quân domino kế tiếp bị đổ;
Thì tất cả các quân domino sẽ bị đổ.
2. Cách sử dụng phương pháp quy nạp toán học
- Vậy phương pháp quy nạp toán học được sử dụng như thế nào?
- Chứng minh một mệnh đề toán học phụ thuộc n∈ N*, đúng với mọi n∈ N*
bằng phương pháp quy nạp gồm 2 bước sau:
Bước 1: Kiểm tra mệnh đề đúng với n=1.
Bước 2: Giả sử mệnh đề đúng với n= k ≥ 1 (giả thiết quy nạp), chứng
minh mệnh đề đúng với n= k+1. Kết luận.

Chú ý: Trong trường hợp chứng minh một mệnh đề đúng với mọi số tự
nhiên n≥p (p là số tự nhiên) thì :
Bước 1: Kiểm tra mệnh đề đúng với n= p
Bước 2: Giả sử mệnh đề đúng với n= k ≥ p (giả thiết quy nạp), chứng
minh mệnh đề đúng với n=k+1. Kết luận.

Ví dụ: Chứng minh rằng với mọi số tự nhiên n ≥ 1, ta có:


1+3+5+7+….+(2n – 1)=n2

Giải

Ta chứng minh bằng quy nạp theo n.


Bước 1. Với n =1 ta có 1=12.
Như vậy (1) đúng cho trường hợp n=1
Bước 2. Giả sử (1) đúng với n=k, tức là ta có
1+3+5+7+…+(2k-1)=k 2 → Giả thiết quy nạp
Ta sẽ chứng minh rằng (1) cũng đúng với n = k+1, nghĩa là ta sẽ chứng
minh:
1+3+5+7+…+(2k-1)+[2(k+1)-1]=(k + 1)2
Thật vậy, ta có :
1+3+5+7+…+(2k-1)+[2(k+1)-]=[1+3+5+7+…+(2k-1)]+[2(k+1)-1]
= k 2+[2(k+1)-1]→ Theo giả thiết quy nạp
= k 2+2k+1=(k + 1)2
Vậy (1) đúng với mọi số tự nhiên n ≥ 1

Luyện tập 1: Chứng minh rằng với mọi số tự nhiên n ≥ 1, ta có:


n(n+1)
1+2+3+…+n= (*)
2

Giải:
Với n = 1, ta có:
1(1+1)
1= =1
2

⇨ Với n = 1 thì mệnh đề (*) đúng

Giả sử (*) đúng với k ( k≥1), ta được :


k (k +1)
Sk =¿1+2+3+…+k= (giả thiết quy nạp)
2

Cần chứng minh (*) đúng với k +1, tức là:


(k + 1)(k +2)
Sk +1=¿1+2+3+…+k+(k+1)= ( theo giả thiết quy nạp)
2

Thật vậy, ta có:


k (k +1)
Sk +1= 1+2+3+…+k+(k+1)= Sk + (k+1) = + (k+1)
2
k ( k +1 ) +2(k +1)
= 2
( k +1 ) ( k +2)
=
2

Vậy (*) đúng với mọi số tự nhiên n ≥ 1

II.Ứng dụng khác của phương pháp quy nạp toán học.
Ví dụ 3:
Chứng minh n(n+1)(n+2) luôn chia hết cho 3 (3)
Giải / Cách chứng minh
Ta chứng minh (3) bằng quy nạp theo n

● Với n = 0 ta có 0.(0+1).(0+2) = 0

Vậy (3) đúng với n = 0

● Giả sử (3) đúng với n=k , nghĩa là:

k(k+1)(k+2) ⋮ 3
Vậy để chứng minh (3) là đúng, ra cần chứng minh (3) đúng với n = k+ 1
Từ giả thiết quy nạp ta suy ra k(k+1)(k+2) = 3m, với m là số tự nhiên nào
đó
Từ đó, ta có: (k+1)(k+2)(k+3)
=k(k+1)(k+2) + 3(k+1)(k+2)
=3m + 3(k+1)(k+2)
=3[m + (k+1)(k+2)]

Mà 3[m + (k+1)(k+2)] chia hết cho 3


Vậy khẳng định (3) đúng vs mọi số tự nhiên n
Nhận xét : Vì trong hai số tự nhiên liên tiếp luôn có một số chẵn nên từ kiết
quả của ví dụ 3, tích của ba số tự nhiên liên tiếp luôn chia hêt cho 6
Ví dụ 4
Chứng minh rằng với mọi số tự nhiên n≥ 3 , ta có:
n
2 >2 n+1( 4)
3 3
Với n=3 ta có 2 >2.3+1=¿ 2 >7

Vậy (4) đúng vs n = 3


Giả sử (4) đúng vs n = k ≥3 => 2k > 2k + 1
Vậy để chứng minh (4) đúng với n = k ≥3 ta phải chứng minh
2 > 2(k+1)+1 = 2k + 3
k +1

Giải.
=¿2.2
k +1 k
2

Mà 2k > 2k + 1
2.2k > 2.(2k + 1) = 4k + 2 = 2k + 2(k+1) > 2k + 3 (do k ≥ 3)
Vậy (4) đúng với mọi số tự nhiên n ≥ 3

Ví dụ 5: Sử dụng phương pháp quy nạp toán học, chứng minh rằng tổng
các góc trong của một đa giác n cạnh (n≥3) là (n-2).180° .

Đáp án
Ta chứng minh khẳng định trên bằng quy nạp theo n, với n≥3.

- Với n=3 , ta có tổng ba góc của một tam giác bằng 180° =(3-2). 180°
Vậy khẳng định đúng với n=3 .

- Giả sử khẳng định đúng với n = k ≥ 3, ta sẽ chứng minh nó đúng với


n=k+1 .

Thật vậy, xét đa giác k+1 cạnh A1 A 2... A k A k+1, nối hai đỉnh A1và A k ta được
đa giác ở cạnh A1 A 2... A k Theo giả thiết quy nạp, tổng các góc của đa giác k
cạnh này bằng (k-2).180°.

Dễ thấy tổng các góc của đa giác A1 A 2... A k A k+1bằng tổng các góc của đa
giác
A1 A 2... A k cộng với tổng các góc của tam giác A k+1 A k A 1, tức là bằng

(k-2). 180° + 180°=¿ (k-1). 180° = [(k+1) – 2]. 180°

⇨ Khẳng định đúng với n=k+1

Vậy khẳng định đúng với mọi đa giác n cạnh với n ≥ 3


Vận dụng (Công thức lãi kép)
Lãi suất gửi tiết kiệm trong ngân hàng thường được tính theo thể thức lãi
kép theo định kì. Theo thể thức này, nếu đến kì hạn người gửi không rút lãi
ra thì tiền lãi được tính vào vốn của kì kế tiếp. Giả sử một người gửi số tiền
A với lãi suất r không đổi trong mỗi kì.
a) Tính tổng số tiền (cả vốn lẫn lãi) T1,T2,T3 mà người đó nhận được sau
kì thứ 1, sau kì thứ 2 và sau kì thứ 3.
b) Dự đoán công thức tổng số tiền (cả vốn lẫn lãi) Tn mà người đó thu
được sau n kì. Hãy chứng minh công thức nhận được đó bằng quy nạp.

Lời giải chi tiết


a) Sau kì thứ 1 người đó nhận được: T 1=A+A.r=A(1+r)
Sau kì thứ 1 người đó không rút ra thì ở kì thứ 2 tiền vốn chính là T 1, vậy
người đó nhận được: T 2=T 1+T 1.r=T 1 (1+r)=A(1+r )2
Sau kì thứ 3 người đó nhận được: T 3=T 2+T 2.r= T 2 (1+r)=A.(1+r )3
b)
Dự đoán: T n=A.(1+r )n (*)

Ta chứng minh (*) bằng phương pháp quy nạp

● Với n=1 ta có T 1=A(1+r)

Vậy (*) đúng với n=1

● Giả sử (*) đúng với n=k tức là ta có Tk=A.(1+r )k

Ta chứng minh (*) đúng với n=k+1 tức là chứng minh Tk+1=A.(1+r )k+1
Thật vậy, sau kì thứ k, nếu không rút lãi thì lãi được tính vào tiền vốn của kì
k+1, khi đó số tiền nhận được là Tk+1=Tk+Tk.r=Tk(1+r)= A.(1+r ) .(1+r)
k

=A.(1+r )k+1

Vậy (*) đúng với mọi số tự nhiên

III. Bài tập


Câu 1:Trong phương pháp quy nạp toán học, nếu ta giả sử mệnh đề đúng
với n=k thì ta cần chứng minh mệnh đề đúng đến:
A.n=k-1
B.n=k-2
C.n=k+1
Dn=k+2

Câu 2:Đối với bài toán chứng minh P(n) đúng với mọi n lớn hơn hoặc bằng
p với p là số tự nhiên cho trước thì ở bước 1 ta cần chứng minh mệnh đề
đề đúng với:
A.n=1
B.n=k
C.n=k+1
D.n=p

Câu 3:Dùng quy nạp chứng minh mệnh đề chứa biến P(n) đúng với mọi số
tự nhiên n lớn hơn hoặc bằng p (p là một số tự nhiên). Ở bước 2 ta giả
thiết mệnh đề P(n) đúng với n=k. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A.k khác p
B.k lớn hơn hoặc bằng p
C.k=p
D.k < p
Câu 4:Trong phương pháp quy nạp toán học, ở bước 2, nếu ta giả sử
mệnh đề đúng với n=k+1 thì ta cần chứng minh mệnh đề đúng với:
A.n=k
B.n=k+1
C.n=k+2
D.n=k+3

Đáp án:
Câu 1:C
Câu 2:D
Câu 3:B
Câu 4:C

Các dạng bài tập quy nạp toán học( tự luận):


Bài 1: Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương n, ta có:

1. 4 + 2. 7 +... + n(3n + 1) = n(n + 1)2 (1)

Lời giải

Bước 1: Với n = 1, ta có:

1.(3.1+1) 1. 4 = 1.(1 + 1)2 (đúng).

Vậy (1) đúng với n = 1.

Bước 2: Giả sử (1) đúng với n = k. Có nghĩa là ta có: 1. 4 + 2. 7 +... + k(3k


+ 1) = k(k + 1)2 (2)

Bước 3: Ta phải chứng minh (1) đúng với n = k + 1.

Có nghĩa ta phải chứng minh: 1. 4 + 2. 7 +... + k(3k + 1) + (k + 1)(3k + 4) =


(k + 1)(k + 2)2

Thật vậy 1. 4 + 2. 7 +... + k(3k + 1) + (k + 1)(3k + 4)

= k(k + 1)2 + (k + 1)(3k + 4)

= (k + 1)[k(k + 1) + 3k + 4] = (k + 1)(k + 2)2 (điều phải chứng minh).

Vậy (1) đúng khi n = k + 1. Do đó theo nguyên lí quy nạp, (1) đúng với mọi
số nguyên dương n.

Bài 2: Chứng minh rằng với mọi số nguyên dương n≥3, ta có: 3n > n2 + 4n
+ 5 (1)
Lời giải

Bước 1: Với n = 3 ta có 33>32+4.3+5 ⇔27>26 (đúng).

Vậy (1) đúng với n = 1.


Bước 2: Giả sử với n=k, k≥3, thì (1) đúng, có nghĩa ta có: 3k > k2 + 4k + 5
(2).

Ta phải chứng minh (2) đúng với n = k + 1

Có nghĩa ta phải chứng minh: 3k + 1 > (k + 1)2 + 4(k + 1) + 5

Thật vậy, ta có:


k 2
=¿3.3 > 3.k + 12k + 15
k +1
3

3k + 1 > (k2 + 2k + 1) + 4(k + 1) + 5 + (2k2 + 6k + 5)

Vì (2 k 2+6k+5)>0 ∀ k≥3. Vậy 3k + 1 > (k + 1)2 + 4(k + 1) + 5 (đúng).

Vậy (1) đúng với mọi số nguyên dương n≥3

Bài 3: Chứng minh rằng với mọi n∈ℕ*thì n3 + 2n chia hết cho 3.

Lời giải

Đặt P(n) = n3 + 2n.

Bước 1: Với n = 1, ta có P(1)=1+2.1=3⋮3(1).Suy ra P(n) đúng với n = 1.

Bước 2: Giả sử mệnh đề đúng khi n=k≥1,tức là: P(k)=¿+2k)⋮3

Bước 3: Ta cần chứng minh mệnh đề đúng khi n = k + 1

Tức là chứng minh: P(k+1)=[(k +1 ¿ ¿3 +2(k+1)]⋮3

Thật vậy:

P(k + 1) =(k +1 ¿ ¿3+2(k+1)= k3 + 3k2 + 3k + 1 + 2k + 2

= k3 + 3k2 + 5k + 3

= (k3 + 2k) + 3(k2 + k + 1)

= P(k) + 3(k2 + k + 1).

Mà P(k)⋮3và 3(k2+k+1)⋮3 nên P(k+1)⋮3⇒mệnh đề đúng khi n = k + 1.


Vậy theo quy nạp toán học ta có mệnh đề đúng với mọi n∈ℕ*.

Bài 4: Chứng minh rằng tổng các góc trong của một đa giác lồi n
cạnh (n≥3) là: (n – 2)1800.

Đặt S(n) = (n – 2)1800.

Bước 1: Với n = 3, ta có S(3) = 1800. Suy ra mệnh đề đúng với n = 1.

Bước 2: Giả sử mệnh đề đúng khi n=k≥3, tức là: S(k) = (k – 2)1800.

Bước 3: Ta cần chứng minh mệnh đề đúng khi n = k + 1

Tức là chứng minh: S(k + 1) = (k – 1)1800.

Thật vậy: ta tách đa giác (k + 1) cạnh thành đa giác k cạnh và tam giác
A1AkAk+1 bằng cách nối đoạn A1Ak. Khi đó tổng các góc trong của đa giác lồi
(k + 1) cạnh bằng tổng các góc trong của đa giác lồi k cạnh cộng với tổng
ba góc trong của tam giác A1AkAk+1.

Tức là: S(k + 1) = S(k) + 1800 = (k – 2)1800 + 1800 = (k – 1)1800

Do đó mệnh đề đúng khi n = k + 1.

Vậy theo nguyên lí quy nạp toán học ta có mệnh đề đúng với mọi n∈N∗;n≥3

You might also like