You are on page 1of 15

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HCM

MÔN XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT


Lớp: Hình Sự 44A – Nhóm 2
THÀNH VIÊN
STT HỌ & TÊN MSSV GHI CHÚ

1 Nguyễn Kim Khánh 1953801013085

2 Nguyễn Ngọc Vân Nhi 1953801013144 NHÓM TRƯỞNG

3 Võ Mỹ Ngọc 1953801013131

4 Hồ Thị Diễm Ngọc 1953801013126

5 Nguyễn Mỹ Khiết 1953801013087

6 Trương Thị Thu Nhi 1953801013153

7 Phạm Thị Linh 1953801013095

8 Lê Tuyết Nhi 1953801013143

9 Nguyễn Trần Thanh Ngân 1953801013119

10 Trương Thị Ý Nhi 1953801013154

11 Nguyễn Thị Bích Ngọc 1953801013128

12 Hứa Xuân Lực 1953801013100


Phân tích các trường hợp xây dựng, ban hành văn bản quy phạm
pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn. Cho ví dụ minh họa.

1. Khái quát chung về trình tự, thủ tục rút gọn...................................3


2. Về thẩm quyền ban hành VBQPPL................................................3
3. Các trường hợp xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
theo trình tự, thủ tục rút gọn...............................................................4
4. Phân tích các trường hợp xây dựng, ban hành văn bản quy phạm
pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn...............................................5
5. Ưu, nhược điểm của việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật
theo trình tự tủ tục rút gọn..................................................................8
6. Ví dụ minh họa...............................................................................9

2
1. Khái quát chung về trình tự, thủ tục rút gọn

Xây dựng pháp luật là hoạt động quan trọng, không thể thiếu đối với mỗi quốc gia để
xây dựng công cụ quản lý nhà nước và xã hội. Sở dĩ xây dựng pháp luật là hoạt động
vô cùng quan trọng là xuất phát từ vị trí, vai trò của pháp luật trong đời sống xã hội.
Pháp luật là công cụ quản lý nhà nước chủ yếu và hiệu quả nhất, đặc biệt là đối với nhà
nước pháp quyền, quản lý và điều hành đất nước bằng pháp luật và chỉ tuân theo pháp
luật thì pháp luật càng có ý nghĩa lớn lao. Xây dựng pháp luật còn là hoạt động chủ
yếu, chiếm nhiều thời gian và kinh phí của cơ quan nhà nước ở cả trung ương và địa
phương (Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội (UBTVQH), Chính phủ, các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân (HĐND), Ủy ban nhân dân (UBND) các cấp).

Hoạt động xây dựng pháp luật có tác động, ảnh hưởng lớn đến đời sống kinh tế, chính
trị, xã hội. Hoạt động xây dựng pháp luật tạo dựng môi trường pháp lý đối với mỗi
quốc gia, ảnh hưởng đến hội nhập và đầu tư từ bên ngoài thông qua chính sách của
quốc gia được quy phạm hoá. Chính vì vậy, quá trình hội nhập quốc tế diễn ra nhanh
hay chậm, mức độ thu hút đầu tư nhiều hay ít, nền kinh tế phát triển như thế nào đều
chịu tác động trực tiếp từ hoạt động xây dựng pháp luật vì hoạt động này tạo dựng môi
trường pháp lý lành mạnh của quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh
mẽ.

Do đó, để xây dựng một hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, khả thi, hiệu lực, hiệu
quả thì đòi hỏi phải có quy trình xây dựng và ban hành văn bản hết sức chặt chẽ.
Không riêng gì Việt Nam, bên cạnh quy trình xây dựng và ban hành văn bản hết sức
chặt chẽ thì xây dựng và ban hành văn bản pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn là
quy trình đặc biệt trong xây dựng và ban hành văn bản pháp luật cũng được đặc biệt
coi trọng. Tuy việc áp dụng quy trình xây dựng và ban hành văn bản theo trình tự, thủ
tục rút gọn ở các nước không hoàn toàn giống nhau, nhưng quy trình này đều được
tiếp cận theo một nguyên lý chung là rút ngắn thời gian xây dựng văn bản và thời điểm
có hiệu lực của văn bản để giải quyết các vấn đề khẩn cấp, cấp bách của quốc gia hoặc
để thực hiện ngay cam kết quốc tế. Xem xét dưới giác độ nghiên cứu khoa học và tính
thực tiễn của vấn đề thì việc ban hành văn bản theo trình tự, thủ tục rút gọn là cần
thiết.

2. Về thẩm quyền ban hành VBQPPL

Kế thừa Luật năm 2008, Luật năm 2015 không quy định việc xây dựng, ban hành
VBQPPL thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án
TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, Tổng KTNN theo trình tự, thủ tục rút gọn. Xuất
phát điểm của quy định này là do các chủ thể nêu trên có thể chủ động xây dựng văn
bản thuộc thẩm quyền của mình, hoàn toàn chịu trách nhiệm về tiến độ cũng như chất
lượng văn bản do mình ban hành. Ngoài ra, việc ban hành VBQPPL của các chủ thể
nêu trên là quy trình khép kín trong nội bộ các cơ quan nên rất khó kiểm soát chất
3
lượng nếu VBQPPL được ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn. Tuy nhiên, thực tiễn
công tác xây dựng, ban hành VBQPPL của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,
Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, Tổng KTNN có một số vướng mắc, bất
cập như sau:

+ Thứ nhất, văn bản cơ quan nhà nước cấp trên được ban hành theo trình tự, thủ tục rút
gọn và có hiệu lực ngay kể từ ngày thông qua hoặc kể từ ngày ký ban hành, trong đó
giao Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng
VKSNDTC, Tổng KTNN, chính quyền địa phương ban hành văn bản để quy định chi
tiết thì không kịp ban hành VBQPPL để bảo đảm có hiệu lực cùng thời điểm với văn
bản giao quy định chi tiết, từ đó vô hình chung tạo ra khoảng trống pháp luật. Vì theo
quy định tại khoản 4 Điều 154 Luật năm 2015: “VBQPPL hết hiệu lực thì VBQPPL
quy định chi tiết thi hành văn bản đó cũng đồng thời hết hiệu lực”.

+ Thứ hai, khi Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án TANDTC, Viện
trưởng VKSNDTC, Tổng KTNN muốn ban hành VBQPPL để ngưng hiệu lực đối với
VBQPPL do mình ban hành do chưa có quy định nên rất lúng túng khi xử lý các tình
huống phát sinh trong thực tiễn. Nhất là xử lý các văn bản mới được ban hành, chưa có
hiệu lực, nhưng cần phải ngưng hiệu lực của một số điều, khoản để có thêm thời gian
chuẩn bị thi hành hoặc sửa đổi, bổ sung.

+ Thứ ba, khoản 1 Điều 12 Luật năm 2015 quy định: “1. VBQPPL chỉ được sửa đổi,
bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng VBQPPL của chính cơ quan nhà nước đã ban
hành văn bản đó”. Tuy nhiên, do Luật không quy định cho Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ, Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC, Tổng KTNN ban hành
VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn nên trường hợp cần ban hành VBQPPL để bãi
bỏ toàn bộ một hoặc nhiều văn bản khác thì vẫn phải tuân theo trình tự, thủ tục tương
tự như trình tự, thủ tục thông thường. Việc ban hành VBQPPL để bãi bỏ VBQPPL
phải tuân thủ theo trình tự, thủ tục thông thường sẽ kéo dài thời gian xây dựng và lãng
phí nguồn lực.

3. Các trường hợp xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình
tự, thủ tục rút gọn

Căn cứ theo Điều 146 của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, có 5 trường
hợp xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn. So
với quy định hiện hành (tại Điều 146 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật
2015), Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 đã bổ sung thêm 03
trường hợp được xây dựng, ban hành VBQPPL theo trình tự, thủ tục rút gọn:

Cụ thể như sau:

(1) Trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

4
(2) Trường hợp đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ.

(3) Trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn.

(4) Trường hợp cần ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của VBQPPL để kịp thời
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

(Hiện hành quy định: trường hợp để ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần
của VBQPPL trong một thời hạn nhất định).

(5) Trường hợp cần sửa đổi ngay cho phù hợp với VBQPPL mới được ban hành.

(6) Trường hợp cần ban hành ngay VBQPPL để thực hiện điều ước quốc tế có liên
quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

(7) Trường hợp cần bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ VBQPPL trái pháp luật hoặc không
còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

(8) Trường hợp cần kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần của VBQPPL
trong một thời hạn nhất định để giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh trong thực
tiễn.

4. Phân tích các trường hợp xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật
theo trình tự, thủ tục rút gọn

Tổng quát:

Việc áp dụng trinh tự thủ tục rút gọn chỉ đối với một số loại văn bản QPPL nhất định
gồm: Luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của UBTVQH, lệnh, quyết
định của Chủ tịch nước, nghị định của Chính phủ, quyết định của Thủ tướng Chính
phủ, nghị quyết của HĐND cấp tỉnh, quyết định của UBND cấp tỉnh.

Chủ thể có thẩm quyền: Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; Quốc hội; Chủ tịch nước; Thủ
tướng Chính phủ; Thường trực HĐND cấp tỉnh; Chủ tịch UBND cấp tỉnh.

Trường hợp 1: Trường hợp khẩn cấp theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn
cấp.

Xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn trong
trường hợp về tình trạng khẩn cấp được hiểu là cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban
hành văn bản QPPL có thể rút gọn một số bước trong quy trình ban hành văn bản quy
phạm pháp luật so với quá trình ban hành văn bản QPPL thông thường, còn về tình
trạng khẩn cấp là như thế nào? Nó phụ thuộc vào quy định của pháp lệnh về tình trạng
khẩn cấp và chỉ có chủ thể có thẩm quyền mới có thể tiếp cận với quy định này nên

5
các chủ thể thông thường không biết rõ khi nào mới được xem là tình trạng khẩn cấp,
nói cách khác chỉ có UBTVQH mới có thẩm quyền ban hành pháp lệnh theo Điều 4
Luật 2015 và trường hợp về tình trạng khẩn cấp này UBTVQH có thẩm quyền vì là cơ
quan thường trực của Quốc hội hoạt động thường xuyên sẽ kịp thời phát hiện và xử lý
tình trạng khẩn cấp.

Trường hợp 2: Trường hợp đột xuất, khẩn cấp trong phòng, chống thiên tai, dịch
bệnh, cháy, nổ.

Đối với trường hợp đột xuất, khẩn cấp mang tính bất ngờ, không lường trước cũng như
không thể đoán trước các vấn đề có thể phát sinh và cần một giải pháp nhanh chóng và
kịp thời nên khi phát sinh các vấn đề về thiên tai, dịch bệnh, cháy, nổ các cơ quan có
thẩm quyền ban hành văn bản QPPL có thể áp dụng thủ tục rút gọn để bỏ qua các bước
không cần thiết như tổ chức lấy ý kiên nếu không cần có thể bỏ qua...Vì mất rất nhiều
thời gian cho các giai đoạn không cần thiết.

Trường hợp 3: Trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực
tiễn

Trường hợp cấp bách cần giải quyết các vấn đề phát sinh trong thực tiễn của Quốc hội,
có nghĩa là chỉ áp dụng khi ban hành Luật, Nghị quyết của Quốc hội không áp dụng
cho các loại văn bản khác được quy định tại Điều 147 của Luật 2015.

Trường hợp 4: Trường hợp cần ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần của VBQPPL
để kịp thời bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Đây là trường hợp mới được ghi nhận vào Luật 2015 so với Luật 2008. Thông thường
khi nghe đến ngưng hiệu lực văn bản sẽ nghĩ đến ngưng toàn bộ văn bản đó nhưng
Luật 2015 đã nêu rõ ngưng hiệu lực có thể nhưng toàn bộ hoặc một phần của văn bản
vd: NĐ 84/2018/ NĐ-CP ban hành để ngưng hiệu lực một Nghị định NĐ 58/2017 NĐ-
CP “ngưng hiệu lực với Điều 82 83 84 85 86 và điểm b khoản 2 Điều 124… đến hết
ngày 30 tháng 6 năm 2018”

Lưu ý: Khi ngưng phải nêu rõ thời hạn nhất định và thẩm quyền ngưng phụ thuộc
chính cơ quan ban hành văn bản đó.

Thông thường khi ngưng hiệu lực nhằm đáp ứng nhu cầu về điều kiện kinh tế xã hội
cũng như để nhanh chống và kịp thời nên trường hợp này có thể áp dụng trình tự thủ
tục rút gọn giải quyết các vấn đề về nhu cầu kinh tế xã hội...

Trường hợp 5: Trường hợp cần sửa đổi ngay cho phù hợp với VBQPPL mới được
ban hành.

6
Trường hợp cần sửa đổi ngay cho phù hợp với văn bản QPPL mới được ban hành,
trong quá trình xây dựng văn bản Quy phạm pháp luật sẽ không tránh khỏi trường hợp
Luật này phủ định Luật kia hay Nghị quyết này không phù hợp thậm chí là mâu thuẫn
với Nghị quyết khác... Trong trường hợp này vì tính chất cần sửa đổi ngay, sửa đổi
nhanh chóng để kịp thời khắc phục cũng như ngăn chặn các vấn đề phát sinh, cần áp
dụng quy trình ban hành văn bản QPPL theo trình tự thủ tục rút gọn.

Trường hợp 6: Trường hợp cần ban hành ngay VBQPPL để thực hiện điều ước quốc
tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

Theo yêu cầu về thời hạn thực hiện quy định trong điều ước quốc tế đó.

Trường hợp 7: Trường hợp cần bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ VBQPPL trái pháp luật
hoặc không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế - xã hội.

Theo quy định của pháp luật hiện hành thì “Văn bản quy phạm pháp luật chỉ được sửa
đổi, bổ sung, thay thế hoặc bãi bỏ bằng văn bản quy phạm pháp luật của chính cơ
quan nhà nước đã ban hành văn bản đó hoặc bị đình chỉ việc thi hành hoặc bãi bỏ
bằng văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên có thẩm quyền.” việc xây dựng các văn
bản bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản QPPL phải tiến hành như quy trình xây
dựng và ban hành văn bản QPPPL thông thường mất thời gian cũng như không đảm
bảo được tính kịp thời. Quy định mới đáp ứng được tình hình thực tế, giải quyết được
tình trạng có những thông tư quy định đã không còn phù hợp với thực tế cần bãi bỏ mà
không cần ban hành một văn bản QPPL mới.

Trường hợp 8: Trường hợp cần kéo dài thời hạn áp dụng toàn bộ hoặc một phần của
VBQPPL trong một thời hạn nhất định để giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh
trong thực tiễn.

Thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ trong việc quyết định cho phép áp dụng trình
tự, thủ tục rút gọn đối với thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban
hành trong trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn
quy định tại khoản 1 Điều 146 của Luật năm 2015. Đối với trường hợp này, để kiểm
soát chặt chẽ việc ban hành thông tư theo trình tự, thủ tục rút gọn, Luật năm 2020 quy
định: “Văn bản đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định áp dụng trình tự, thủ tục rút
gọn đối với thông tư này phải kèm theo ý kiến bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tư
pháp”.

Bổ sung khoản 3a vào sau khoản 3 Điều 147 của Luật năm 2015 quy định về thẩm
quyền quyết định việc xây dựng, ban hành văn bản theo trình tự, thủ tục rút gọn của
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện
trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước.

7
5. Ưu, nhược điểm của việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự
tủ tục rút gọn

- Về ưu điểm:

Tinh giản, rút gọn quá trình ban hành thuận lợi đối phó với các trường hợp cần thiết.

So với Luật BHVBQPPL (năm 2004), Luật BHVBQPPL năm 2015 đã mở rộng phạm
vi áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh
nhằm đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Đồng thời, Luật BHVBQPPL năm 2015 cũng thu
hẹp phạm vi áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn đối với quyết định của Ủy ban nhân dân
theo hướng chỉ áp dụng đối với quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh mà không áp
dụng đối với quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã.

- Tuy nhiên, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn
còn tồn tại nhiều bất cập, hạn chế nhất định trong việc áp dụng các trình tự, thủ tục rút
gọn trong xây dựng luật hiện nay, cụ thể:

+ Một là, Điều 146 Luật năm 2015 không quy định rõ các tiêu chí, các điều kiện ràng
buộc khi áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn. Ví dụ, điều kiện “khẩn cấp” chưa rõ về nội
hàm cũng như tính chất là “khẩn cấp” về vấn đề cần điều chỉnh hay “khẩn cấp” về thời
gian thực hiện? Hay “khẩn cấp” cả về vấn đề điều chỉnh và cả về thời gian thực hiện?
Bên cạnh đó, khái niệm về ban hành văn bản trong tình trạng “cấp bách” dường như là
quy định thừa khi nội hàm của tình trạng khẩn cấp có thể đã bao hàm cả nghĩa của tình
trạng cấp bách.

+ Hai là, về phạm vi, mức độ áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong xây dựng, ban
hành văn bản quy phạm pháp luật không theo khuôn khổ, tiêu chí thống nhất; nhiều
trường hợp áp dụng trình tự, thủ tục này để xây dựng, ban hành các văn bản quy phạm
pháp luật sửa đổi, bổ sung nhưng cũng có trường hợp áp dụng để ban hành các văn bản
mới, văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh. Ví dụ, trường hợp xây dựng
Nghị quyết về thí điểm cơ chế, chính sách đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh năm
2017; việc xây dựng 04 nghị định quy định chi tiết Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và
vừa năm 2017. Việc lấy ý kiến không bắt buộc, hồ sơ trình đơn giản là những yếu tố
tác động không nhỏ đến chất lượng của văn bản soạn thảo khi áp dụng trình tự, thủ tục
rút gọn trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

+ Ba là, trình tự, thủ tục rút gọn được vận dụng linh hoạt, tùy nghi, có tính chất “ngẫu
hứng” của cơ quan có thẩm quyền ban hành VBQPPL. Mặc dù luật không yêu cầu
nhưng có trường hợp dự án, dự thảo vẫn tiến hành tổng kết, đánh giá tình hình thực
hiện những quy định của luật hiện hành, vẫn có báo cáo đánh giá tác động của chính
sách. Luật năm 2015 không quy định rõ khi áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn, cơ quan
chủ trì soạn thảo bắt buộc phải thực hiện các bước nào của quy trình thông thường,

8
được bỏ qua các bước nào… dẫn đến sự không thống nhất trong việc áp dụng pháp
luật, ảnh hưởng tới chất lượng của văn bản.

+ Bốn là, việc không áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn trong giai đoạn lập đề nghị xây
dựng văn bản khiến quy trình xây dựng, ban hành văn bản trở nên cứng nhắc, thiếu
linh hoạt, không xử lý những trường hợp cần phản ứng nhanh nhạy, thích ứng với
hoàn cảnh thực tế, đặc biệt là xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Nghị
quyết của UBTVQH. Quy trình hai bước (lập đề nghị và soạn thảo) trở nên cứng nhắc
vì liệu rằng khi lập đề nghị không được áp dụng quy trình rút gọn thì khi soạn thảo có
được áp dụng quy trình rút gọn không đang là vấn đề mà thực tiễn đặt ra.

+ Năm là, không bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch trong xây dựng văn bản
quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn. Theo đó, cơ quan chủ trì soạn thảo
không cần phải đăng tải dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trên trang thông tin điện
tử để lấy ý kiến. Việc soạn thảo dường như là công việc “thầm lặng” của cơ quan chủ
trì nếu họ không chủ động lấy kiến, đặc biệt là lấy ý kiến đối tượng chịu sự tác động
trực tiếp của văn bản.

+ Sáu là, Luật năm 2015 cũng không quy định cụ thể đối với các dự án, dự thảo văn
bản quy phạm pháp luật xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn thì nội dung,
thủ tục thẩm định, thẩm tra có gì khác so với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm
pháp luật được xây dựng, ban hành theo thủ tục thông thường. Liệu chăng, quy trình
thẩm định, thẩm tra ngoài rút ngắn về thời hạn cũng cần xem lại nội dung của báo cáo
thẩm định có nhất thiết phải đầy đủ các yêu cầu như đối với thẩm định, thẩm tra
VBQPPL theo quy trình thông thường do không đầy đủ dữ liệu đầu vào (không có báo
cáo tổng kết, báo cáo đánh giá tác động).

+ Bảy là, việc kiểm soát trong xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo
trình tự, thủ tục rút gọn thiếu chặt chẽ, không có sự kiểm soát của cơ quan có thẩm
quyền.

+ Tám là, việc xây dựng và ban hành văn bản theo trình tự, thủ tục rút gọn chưa có sự
gắn kết với việc nội luật hóa điều ước quốc tế để áp dụng ngay trong khi Luật Điều
ước quốc tế năm 2015 lại quy định cụ thể về việc ký kết, gia nhập điều ước quốc tế
theo trình tự rút gọn.

6. Ví dụ minh họa

9
Ví dụ 1: CHỈ THỊ VỀ CÁC BIỆN PHÁP CẤP BÁCH PHÒNG CHỐNG DỊCH

COVID-19 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ. Số 16/CT-TTg

10
11
12
VÍ DỤ 2: CÔNG VĂN SỐ 1118/KGVX VỀ VIỆC TRIỂN KHAI THỰC HIỆN
THÔNG BÁO SỐ 26/TP-VPCP NGÀY 8/2/2021 CỦA VĂN PHÒNG CHÍNH
PHỦ

13
14
Ví dụ 3: CÔNG VĂN 2190/UBND-GD VỀ VIỆC XÁC MINH, BÁO CÁO
THÔNG TIN ĐĂNG LẠI TRÊN MẠNG XÃ HỘI CỦA UBND TỈNH QUẢNG
NINH

15

You might also like