You are on page 1of 18

Vấn đề 1: Thực hiện công việc không có ủy quyền

1.1. Thế nào là thực hiện công việc không có ủy quyền?


Trường hợp một người tự nguyện thực hiện công việc của người khác vì lợi ích
của người khác mà không có nghĩa vụ phải thực hiện dựa trên hợp đồng hay quy định của
pháp luật thì gọi là thực hiện công việc không có ủy quyền.
Điều 574 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thực hiện công việc không có ủy
quyền: “Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có nghĩa vụ
thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có
công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản đối.”
1.2. Vì sao thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa
vụ?
Thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ vì:
Thứ nhất, theo điều 275 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về căn cứ phát sinh nghĩa
vụ:
“Điều 275. Căn cứ phát sinh nghĩa vụ
Nghĩa vụ phát sinh từ căn cứ sau đây:

3. Thực hiện công việc không có ủy quyền...”
Thứ hai, khi một cá nhân thực hiện công việc không có ủy quyền, vẫn sẽ phát sinh
các nghĩa vụ từ Điều 274 Bộ luật Dân sự 2015: “Nghĩa vụ là việc mà theo đó, một hoặc
nhiều chủ thể (sau đây gọi chung là bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao vật, chuyển giao
quyền, trả tiền hoặc giấy tờ có giá, thực hiện công việc hoặc không được thực hiện công
việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều chủ thể khác (sau đây gọi chung là bên có
quyền).”. Các nghĩa vụ này có thể là của người thực hiện đối với người được thực hiện
hoặc ngược lại.
Thứ ba, người có công việc được thực hiện có thể có nghĩa vụ thanh toán theo
Điều 576 Bộ luật Dân sự 2015:
“1. Người có công việc được thực hiện phải tiếp nhận công việc khi người thực
hiện công việc không có ủy quyền bàn giao công việc và thanh toán các chi phí hợp lý
mà người thực hiện công việc không có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc, kể cả
trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của mình.
2. Người có công việc được thực hiện phải trả cho người thực hiện công việc
không có ủy quyền một khoản thù lao khi người này thực hiện công việc chu đáo, có lợi
cho mình, trừ trường hợp người thực hiện công việc không có ủy quyền từ chối.”
Bên cạnh đó, người thực hiện cũng có nghĩa vụ bồi thường được quy định tại Điều
577 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:
“1. Khi người thực hiện công việc không có ủy quyền cố ý gây thiệt hại trong khi
thực hiện công việc thì phải bồi thường thiệt hại cho người có công việc được thực hiện.
2. Nếu người thực hiện công việc không có ủy quyền do vô ý mà gây thiệt hại
trong khi thực hiện công việc thì căn cứ vào hoàn cảnh đảm nhận công việc, người đó có
thể được giảm mức bồi thường.”
Vì vậy, thực hiện công việc không có ủy quyền là căn cứ phát sinh nghĩa vụ.
1.3. Cho biết điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 về chế định “thực
hiện công việc không có ủy quyền”.
Chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền” ở Bộ luật Dân sự 2005 được
quy định tại Điều 594 như sau: “Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một
người không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó,
hoàn toàn vì lợi ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết
hoặc biết mà không phản đối.”
Chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền” ở Bộ luật Dân sự 2015 được
quy định tại Điều 574: “Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không
có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của
người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản
đối.”
Bộ luật Dân sự 2015 đã bỏ đi cụm từ “hoàn toàn” trong BLDS 2005 về chế định
“thực hiện công việc không có ủy quyền”. Vì đây là chế định được xây dựng trên tinh
thần “nghĩa hiệp” và tương trợ giữa người với người và lẽ “công bằng” trong xã hội. Thế
nào được cho là hoàn toàn, quy định như Bộ luật Dân sự 2005 là chưa thực sự phù hợp.
Bởi lẽ người thực hiện công việc không có ủy quyền vẫn có thể được lợi, tức là đôi bên
cùng có lợi, chứ không phải cứ luôn luôn vì người có công việc. Phải đảm bảo quyền lợi
cho người thực hiện công việc không có ủy quyền nếu không quyền lợi của họ bị xâm hại
thì không ai dại gì mà “ách giữa đàng, quàng vào cổ” cả. Cho phép người thực hiện công
việc không có ủy quyền có một phần nhỏ lợi ích trong công việc. Hạn chế các trường hợp
lợi dụng chỗ “hoàn toàn” để trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ đối với người thực hiện
công việc không có ủy quyền. Người thực hiện công việc không có ủy quyền bỏ ra sức
lực của mình, thời gian và thậm chí cả tiền bạc vì lợi ích của người khác thì phải được
bảo vệ, thể hiện sự công bằng trong xã hội.
1.4. Các điều kiện để áp dụng chế định “thực hiện công việc không có ủy
quyền” theo BLDS 2015? Phân tích từng điều kiện.
Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về thực hiện công việc không có ủy quyền tại
Điều 574 như sau:“Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người không có
nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi ích của
người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không phản
đối.”
Theo đó, nghĩa vụ thực hiện công việc không có ủy quyền cũng được quy định rõ
tại Điều 575 Bộ luật Dân sự 2015:
“1. Người thực hiện công việc không có ủy quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc
phù hợp với khả năng, điều kiện của mình.
2. Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải thực hiện công việc như
công việc của chính mình; nếu biết hoặc đoán biết được ý định của người có công việc
thì phải thực hiện công việc phù hợp với ý định đó.
3. Người thực hiện công việc không có ủy quyền phải báo cho người có công việc
được thực hiện về quá trình, kết quả thực hiện công việc nếu có yêu cầu, trừ trường hợp
người có công việc đã biết hoặc người thực hiện công việc không có ủy quyền không biết
nơi cư trú hoặc trụ sở của người đó.
4. Trường hợp người có công việc được thực hiện chết, nếu là cá nhân hoặc chấm
dứt tồn tại, nếu là pháp nhân thì người thực hiện công việc không có ủy quyền phải tiếp
tục thực hiện công việc cho đến khi người thừa kế hoặc người đại diện của người có
công việc được thực hiện đã tiếp nhận.
5. Trường hợp có lý do chính đáng mà người thực hiện công việc không có ủy
quyền không thể tiếp tục đảm nhận công việc thì phải báo cho người có công việc được
thực hiện, người đại diện hoặc người thân thích của người này hoặc có thể nhờ người
khác thay mình đảm nhận việc thực hiện công việc.”
Theo các Điều 574 và 575 Bộ luật Dân sự 2015, để áp dụng chế định “thực hiện
công việc không có ủy quyền” cần xác định các điều kiện sau:
Thứ nhất, việc thực hiện công việc hoàn toàn không phải là nghĩa vụ do các bên
thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định đối với người thực hiện công việc không có ủy
quyền. Tức là người thực hiện công việc của người khác do bản thân tự nguyện chứ
không được quy định bởi hợp đồng hay pháp luật.
Thứ hai, việc thực hiện công việc đó vì lợi ích của người có công việc được thực
hiện. Nếu người thực hiện công việc vì lợi ích của mình hoặc của người nào khác thì
không được áp dụng chế định. Mục đích của người thực hiện công việc không được trái
pháp luật và đạo đức xã hội.
Thứ ba, người có công việc được thực hiện không biết việc người khác đang thực
hiện công việc cho mình hoặc biết mà không phản đối. Nếu người có công việc được
thực hiện phản đối thì không được áp dụng chế định.
1.5. Trong tình huống trên, sau khi xây dựng xong công trình, nhà thầu C có
thể yêu cầu chủ đầu tư A thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định của chế
định “thực hiện công việc không có ủy quyền” trong BLDS 2015 không? Vì sao?
Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Chế định “thực hiện công việc không có ủy quyền” được quy định tại Điều 574 Bộ
luật Dân sự 2015 như sau: “Thực hiện công việc không có ủy quyền là việc một người
không có nghĩa vụ thực hiện công việc nhưng đã tự nguyện thực hiện công việc đó vì lợi
ích của người có công việc được thực hiện khi người này không biết hoặc biết mà không
phản đối.”
Theo quy định trên thì điều kiện phát sinh nghĩa vụ do thực hiện công việc không
có ủy quyền gồm các điều kiện sau đây:
- Công việc cần thiết hoặc cấp bách, phải được thực hiện ngay nếu không được thực
hiện thì chủ công việc/những người xung quanh sẽ phải gánh chịu hậu quả bất lợi
hơn.
- Người thực hiện công việc đã tự nguyện công việc dù pháp luật không quy định và
chủ công việc không yêu cầu.
- Người thực hiện công việc đã thực hiện công việc vì lợi ích của người chủ công
việc.
- Việc thực hiện công việc đã gây ra hao tổn công sức, tốn kém chi phí xác định.
- Người có công việc được thực hiện không biết hoặc biết mà không phản đối.
Nếu đáp ứng đủ những yêu cầu trên thì đó là “thực hiện công việc không có ủy
quyền”.
Thứ nhất, việc ký hợp đồng với nhà thầu để xây dựng công trình công cộng là việc
cần thiết phải làm, vì Chủ đầu tư đã thành lập Ban quản lý dự án B để tiến hành xây dựng
công trình, chứng tỏ đã có sự tính toán về thời gian dự kiến hoàn thành, số tiền tiến hành,
các bước tiến hành,… và việc tiến hành càng nhanh và xây dựng công trình xong càng
sớm với tiến độ công việc thì điều đó sẽ dẫn đến ít thất thoát ngân sách. Việc thực hiện
công việc càng sớm càng tốt là có lợi cho các bên. Vì vậy tình huống trên thỏa mãn được
điều kiện thứ nhất.
Thứ hai, người thực hiện công việc là nhà thầu C đã thực hiện công việc không do
chủ công việc yêu cầu và pháp luật không quy định. Có thể sẽ có thắc mắc về vấn đề rõ
ràng nhà thầu C thực hiện công việc theo như hợp đồng đã ký với bên B nhưng vì bên B
không có ủy quyền của A và B không được tự ký hợp đồng với C. Vì vậy việc thực hiện
công việc này dù là thông qua hợp đồng giữa B và C những vẫn là thực hiện công việc
không do chủ công việc yêu cầu. Thỏa mãn được điều kiện thứ hai.
Thứ ba, nhà thầu C thực hiện công việc là xây dựng công trình công cộng là thực
hiện công việc vì lợi ích của Chủ đầu tư A, là hoàn thành xong công việc cho Chủ đầu tư
A. Vì vậy tình huống trên đã thỏa mãn điều kiện người thực hiện công việc vì lợi ích của
người chủ công việc.
Thứ tư, sau khi xây dựng xong công trình cho Chủ đầu tư A thì nhà thầu C đã hao
tổn cống sức và tốn kém một chi phí xác định. Hao tổn về lực lượng nhân công, thời gian,
sức lực của nhà thầu và người lao động, tốn kém một khoản chi phí nhất định để hoàn
thành xong công trình. Vì vậy trường hợp trên thõa mãn luôn điều kiện thứ tư.
Thứ năm, trong lúc nhà thầu C xây dựng công trình công cộng chắc chắn một điều
là nhà đầu tư A phải biết nhưng không có ý kiến gì, không phản đối thì nhà thầu C mới có
thể êm xuôi hoàn thành xong công trình. Không có lẽ gì mà xây dựng một công trình
công cộng do mình là chủ đầu tư mà không hề biết gì về việc công trình đó đang được
hoàn thành, thậm chí đây còn là công trình công cộng, rất nhiều người biết về nó. Và
chắc hắn thời gian để xây dựng công trình công cộng này phải tính bằng tháng, vì vậy
không có lí do gì mà nhà đầu tư A có thể nói rằng mình không biết gì về việc nhà thầu C
thi hành xây dựng công trình công cộng mà là nhà đầu tư A biết việc đó xảy ra nhưng
không phản đối. Như vậy thỏa mãn cả điều kiện cuối cùng này.
Vậy sau khi xét lần lượt các điều kiện trên, ta có thể xác định được trong tình
huống trên, sau khi xây dựng xong công trình, nhà thầu C có thể yêu cầu chủ đầu tư A
thực hiện những nghĩa vụ trên cơ sở các quy định của chế định “thực hiện công việc
không có ủy quyền” trong Bộ luật Dân sự 2015 cụ thể là theo Điều 576 về nghĩa vụ thanh
toán của người có công việc được thực hiện.
“1. Người có công việc được thực hiện phải tiếp nhận công việc khi người thực
hiện công việc không có ủy quyền bàn giao công việc và thanh toán các chi phí hợp lý
mà người thực hiện công việc không có ủy quyền đã bỏ ra để thực hiện công việc, kể cả
trường hợp công việc không đạt được kết quả theo ý muốn của mình.
2. Người có công việc được thực hiện phải trả cho người thực hiện công việc
không có ủy quyền một khoản thù lao khi người này thực hiện công việc chu đáo, có lợi
cho mình, trừ trường hợp người thực hiện công việc không có ủy quyền từ chối.”
Vấn đề 2: Thực hiện nghĩa vụ (thanh toán một khoản tiền)
2.1. Thông tư trên cho phép tính lại giá trị khoản tiền phải thanh toán như
thế nào? Qua trung gian là tài sản gì?
Theo Thông tư số 01/TTLT ngày 19/6/1997 tài sản cho phép tính lại giá trị khoản
tiền phải thanh toán như sau:
“1. Đối với nghĩa vụ là các khoản tiền bồi thường, tiền hoàn trả, tiền công, tiền
lương, tiền chia tài sản, tiền đền bù công sức, tiền cấp dưỡng, tiền vay không có lãi, tiền
truy thu thuế, tiền truy thu do thu lợi bất chính thì giải quyết như sau:
- Nếu việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ dân sự xảy ra trước ngày
1/7/1996 và trong thời gian từ thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ đến thời
điểm xét xử sơ thẩm mà giá gạo tăng từ 20% trở lên, thì Toà án quy đổi các khoản tiền
đó ra gạo theo giá gạo loại trung bình ở địa phương (từ đây trở đi gọi tắt là “giá gạo”)
tại thời điểm gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ, rồi tính số lượng gạo đó thành tiền
theo giá gạo tại thời điểm xét xử sơ thẩm để buộc bên có nghĩa vụ về tài sản phải thanh
toán và chịu án phí theo số tiền đó.

- Nếu việc gây thiệt hại hoặc phát sinh nghĩa vụ xảy ra sau ngày 1-7-1996 hoặc
tuy xảy ra trước ngày 1-7-1996, nhưng trong khoảng thời gian từ thời điểm gây thiệt hại
hoặc phát sinh nghĩa vụ đến thời điểm xét xử sơ thẩm mà giá gạo không tăng hay tuy có
tăng nhưng ở mức dưới 20%, thì Toà án chỉ xác định các khoản tiền đó để buộc bên có
nghĩa vụ phải thanh toán bằng tiền. Trong trường hợp người có nghĩa vụ có lỗi thì ngoài
khoản tiền nói trên còn phải trả lãi đối với số tiền chậm trả theo lãi suất nợ quá hạn do
Ngân hàng Nhà nước quy định tương ứng với thời gian chậm trả tại thời điểm xét xử sơ
thẩm theo quy định tại khoản 2 Điều 313 Bộ luật Dân sự, trừ trường hợp có thoả thuận
khác hoặc pháp luật có quy định khác.

2. Đối với các khoản tiền tịch thu, tiền phạt, tiền án phí thì khi xét xử toà án chỉ
quyết định mức tiền cụ thể mà không áp dụng cách tính đã hướng dẫn tại khoản 1 nói
trên.
3. Đối với các khoản tiền vay, gửi ở tài sản Ngân hàng, tín dụng, do giá trị của
các khoản tiền đó đã được bảo đảm thông qua các mức lãi suất do Ngân hàng Nhà nước
quy định, cho nên khi xét xử, trong mọi trường hợp toà án đều không phải quy đổi các
khoản tiền đó ra gạo, mà quyết định buộc bên có nghĩa vụ về tài sản phải thanh toán số
tiền thực tế đã vay, gửi cùng với khoản tiền lãi, kể từ ngày khi giao dịch cho đến khi thi
hành án xong, theo mức lãi suất tương ứng do Ngân hàng Nhà nước quy định…”

Qua Thông tư trên, chúng ta thấy rằng tài sản trung gian được dùng để tính lại giá
trị khoản tiền phải thanh toán là gạo.
2.2. Đối với tình huống thứ nhất, thực tế ông Quới sẽ phải trả cho bà Cô
khoản tiền cụ thể là bao nhiêu? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
Căn cứ vào Thông tư số 01/TTLT ngày 19/6/1997 thì số tiền ông Quới phải trả
cho bà Cô khoản tiền như sau:
Vào thời điểm phát sinh nghĩa vụ dân sự giữa ông Quới và bà Cô là trước ngày
1/7/1997. Trong thời gian gây ra thiệt hại và phát sinh nghĩa vụ đến thời điểm xét xử sơ
thẩm thì giá gạo đã tăng quá 20%.
Khoản tiền thế chân 50.000 đồng ra gạo với giá trị tại thời điểm phát sinh nghĩa vụ
là 50000 : 137 = 365 kg gạo.
Quy đổi 365kg gạo thành tiền theo giá tại thời điểm bà Cô yêu cầu ông Quới hoàn
lại tiền thế chân là: 365 X 9000 = 3.285.000 đồng.
Vậy số tiền ông Quới phải trả cho bà Cô là 3.285.000 đồng.
2.3. Thông tư trên có điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển
nhượng bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT không? Vì sao?
Thông tư trên không điều chỉnh việc thanh toán tiền trong hợp đồng chuyển
nhượng bất động sản như trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT. Thông tư trên chỉ điều
chỉnh nghĩa vụ tài sản trong hai trường hợp sau:
- Trường hợp đối tượng của nghĩa vụ tài sản là các khoản tiền, vàng.
- Trường hợp đối tượng của nghĩa vụ tài sản là các hiện vật.
2.4. Đối với tình huống trong Quyết định số 15/2018/DS-GĐT, nếu giá trị nhà
đất được xác định là 1.697.760.000đ như Tòa án cấp sơ thẩm đã làm thì, theo Tòa
án nhân dân cấp cao tại Hà Nội, khoản tiền bà Hường phải thanh toán cho cụ Bảng
cụ thể là bao nhiêu? Vì sao?
Trích từ Quyết định số 15/2018/DS-GĐT: “Căn cứ vào các giấy biên nhận thì bà
Hương mới thanh toán cho cụ Bảng được 4.000.000 đồng trong tổng số 5.000.000 đồng
giá trị chuyển nhượng nhà, đất; còn nợ 1.000.000 đồng tiền nhận chuyển nhượng đất.
Như vậy, bà Hương mới thanh toán được 4/5 giá trị chuyển nhượng đất cho cụ Bảng, số
tiền còn nợ tương đương 1/5 giá trị nhà, đất. Do đó bà Hương phải thanh toán cho cụ
Bảng số tiền còn nợ tương đương 1/5 giá trị nhà, đất theo định giá tại thời điểm xét xử sơ
thẩm mới đúng với hướng dẫn tại điểm b2, tiểu mục 2.1, mục 2, phần II Nghị quyết số
02/2004/NQ-HĐTP ngày 10/8/2004 của Hội đồng thẩm phán tòa án nhân dân tối cao…”
Căn cứ tại điểm b2, tiểu mục 2.1, mục 2, phần II Nghị quyết số 02/2004/NQ-
HĐTP: “….Nếu công nhận phần hợp đồng trong trường hợp bên chuyển nhượng giao
diện tích đất có giá trị lớn hơn số tiền mà họ đã nhận, thì Toà án buộc bên nhận chuyển
nhượng thanh toán cho bên chuyển nhượng phần chênh lệch giữa số tiền mà bên nhận
chuyển nhượng đã trả so với diện tích đất thực tế mà họ đã nhận tại thời điểm giao kết
hợp đồng theo giá trị quyền sử dụng đất tính theo giá thị trường tại thời điểm xét xử sơ
thẩm….” thì cụ thể khoản tiền bà Hương phải thanh toán cho cụ Bảng là số tiền tương
đương 1/5 giá trị nhà đất tại thời điểm xét xử sơ thẩm, cụ thể là 1.697.760.000đ.
2.5. Hướng như trên của Tòa án nhân dân cấp cao tại Hà Nội có tiền lệ chưa?
Nêu một tiền lệ (nếu có)?

Vấn đề 3: Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận


TÓM TẮT BẢN ÁN
Bản án số 148/2007/DS.ST ngày 26/09/2007 V/v tranh chấp hợp đồng vay tài
sản
Ngày 27/04/2004, bà Phượng có xác lập quan hệ vay tiền với bà Tú. Bà Phượng
cho biết chỉ làm trung gian để bà Ngọc, vợ chồng ông Thạnh bà Loan vay tiền bà Tú và
có ký hợp đồng cho vay lại bao gồm: bà Ngọc vay số tiền 465.000.000đ và vợ chồng ông
Thạnh bà Loan vay số tiền 150.000.000đ. Các bên thống nhất số tiền vay là
615.000.000đ, lãi suất 1.8%/tháng, thời hạn vay là 12 tháng, phía bà Tú đã nhận được
tiền lãi đầy đủ theo thỏa thuận. Đến tháng 04/2005 thì bà Tú giảm lãi suất xuống còn
1.3%/tháng. Bà Tú tiếp tục nhận tiền lãi đến tháng 05/2005 thì bên vay không trả lãi như
thỏa thuận.
Xét hợp đồng vay tiền giữa bà Phượng với bà Tú, bà Phượng đã vi phạm nghĩa vụ
thanh toán nợ vay, không trả vốn, lãi cho bà Tú, lẽ ra bà Phượng phải có trách nhiệm thực
hiện. Tuy nhiên, phía bà Tú đã chấp nhận cho bà Phượng chuyển giao nghĩa vụ trả nợ cho
bà Ngọc, bà Loan, ông Thạnh thể hiện qua việc bà Tú lập hợp đồng cho bà Ngọc vay số
tiền 465.000.000đ và hợp đồng cho bà Loan, ông Thạnh vay số tiền 150.000.000đ vào
ngày 12/05/2005. Nên kể từ thời điểm bà Tú xác lập hợp đồng vay với bà Ngọc, bà Loan
và ông Thạnh thì nghĩa vụ trả nợ vay của bà Phượng với bà Tú đã chấm dứt, làm phát
sinh nghĩa vụ của bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh đối với bà Tú theo hợp đồng vay tiền
đã ký kết. Việc bà Tú yêu cầu bà Phượng có trách nhiệm liên đới cùng bà Ngọc thanh
toán nợ cho bà là không có căn cứ chấp nhận.
Tòa án quyết định buộc bà Ngọc có trách nhiệm tra tiền cho bà Tú số tiền là
651.981.000đ.
3.1. Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chuyển giao quyền yêu cầu và
chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận?
Chuyển giao nghĩa vụ
Chuyển giao quyền yêu cầu
theo thỏa thuận
Điều 365 đến Điều 369 BLDS Điều 370, 371 BLDS 2015
Cơ sở pháp lý
2015
- Đều là sự thoả thuận với bên thứ ba.
- Hậu quả pháp lý là làm thay đổi chủ thể trong quan hệ nghĩa
vụ, theo đó chấm dứt tư cách chủ thể của chủ thể đã chuyển
Giống nhau giao, xác lập tư cách chủ thể cho người nhận chuyển giao.
- Không chuyển giao quyền, nghĩa vụ gắn với thân nhân của
bên chuyển giao hoặc những quyền, nghĩa vụ mà pháp luật có
quy định không được chuyển giao.
Khác nhau Đối Bên có quyền là người có quyền Bên có nghĩa vụ là người
tượng chuyển giao. thực hiện việc chuyển
chuyển giao.
giao
Nguyên Chuyển giao quyền yêu cầu Việc chuyển giao bắt buộc
tắc không cần có sự đồng ý của phải có sự đồng ý của bên
chuyển người có nghĩa vụ. có quyền.
giao
Quyền Người chuyển giao quyền yêu Trách nhiệm của người có
hạn của cầu không phải chịu trách nhiệm
nghĩa vụ ban đầu về việc
người về khả năng thực hiện nghĩa vụthực hiện nghĩa vụ của
chuyển của bên có nghĩa vụ. người thế nghĩa vụ không
giao được quy định rõ.
Hiệu lực Sau khi chuyển giao quyền yêu Sau khi chuyển giao nghĩa
của biện cầu biện pháp bảo đảm vẫn duy vụ thì biện pháp bảo đảm
pháp bảo trì. chấm dứt, trừ trường hợp
đảm có thỏa thuận khác.

Hình Người chuyển giao quyền yêu Người có nghĩa vụ dân sự


thức cầu phải báo cáo bằng văn bản không phải báo cáo bằng
chuyển cho bên có nghĩa vụ về việc văn bản cho bên có quyền
giao chuyển giao quyền yêu cầu. về việc chuyển giao nghĩa
vụ dân sự.

3.2. Thông tin nào của bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán
cho bà Tú?
Thông tin cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán cho bà Tú nằm tại đoạn một
và đoạn hai ở trang thứ 3 của bản án như sau:
“Theo các biên nhận tiền do phía bà Tú cung cấp thì chính bà Phượng là người
trực tiếp nhận tiền của bà Tú vào năm 2003 với tổng số tiền 555 triệu đồng và theo biên
nhận ngày 27/4/2004 thể hiện bà Phượng nhận của bà Lê Thị Nhan số tiền 615 triệu
đồng. Phía bà Phượng không cung cấp được chứng cứ xác định bà Ngọc thỏa thuận vay
tiền của bà Tú. Cũng theo lời khai của bà Phượng, tháng 4/2014 do bà Loan, ông Thạnh,
bà Ngọc không có tiền trả cho bà Tú để trả Ngân Hàng nên bà Phượng cùng bà Tú vay
nóng bên ngoài để trả Ngân Hàng. Xác định bà Phượng là người xác lập quan hệ vay
tiền với bà Tú.”
3.3. Đoạn nào của bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã được
chuyển sang cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh?
Nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã được chuyển sang cho bà Ngọc, bà Loan và ông
Thanh được ghi nhận tại đoạn thứ tư, trang ba của bản án như sau:
“Phía bà Tú đã chấp nhận cho bà Phượng chuyển giao nghĩa vụ cho bà Ngọc, bà
Loan, ông Thạnh thể hiện qua việc bà Tú đã lập hợp đồng cho bà Ngọc vay số tiền
150.000.000đ vào ngày 12/05/2005. Như vậy, kể từ thời điểm bà Tú xác lập hợp đồng
vay với bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thì nghĩa vụ trả nợ vay của bà Phượng với bà Tú
đã chấm dứt, làm phát sinh nghĩa vụ của bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh đối với bà Tú
theo hợp đồng vay tiền đã ký.”
3.4. Suy nghĩ của anh/chị về đánh giá trên của Tòa án?
Theo em, việc Tòa án đánh giá nghĩa vụ bà Phượng đã được chuyển sang cho bà
Ngọc, bà Loan và ông Thạnh là hoàn toàn hợp lý.
Việc chuyển giao nghĩa vụ được quy định tại khoản 1 Điều 370 Bộ luật Dân sự
2015 như sau:
“1. Bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế nghĩa vụ nếu được
bên có quyền đồng ý, trừ trường hợp nghĩa vụ gắn liền với nhân thân của bên có nghĩa
vụ hoặc pháp luật có quy định không được chuyển giao nghĩa vụ.
2. Khi được chuyển giao nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa
vụ.”
Theo bản án, bà Ngọc đã ký hợp đồng vay với bà Tú trên vốn vay là 465.000.000đ
vào ngày 12/05/2005, và tiền lãi tính theo thỏa thuận là 1,3%/tháng cùng thế chấp tài sản
đảm bảo. Bà Tú cũng đã thỏa thuận hợp đồng vay với bà Loan, ông Thạnh trên vốn vay
là 150.000.000đ. Từ những căn cứ xác thực trên, bà Tú đã thừa nhận bà Phượng chuyển
giao nghĩa vụ trả nợ của mình cho các chủ thể mới là bà Ngọc, bà Loan và ông Hạnh.
Theo đó, khi đã chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận, người có ghĩa vụ ban đầu là bà
Phượng sẽ không phải chịu trách nhiệm mà thay vào đó bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh
sẽ trở thành người thay thế nghĩa vụ, có trách nhiệm trả số nợ còn thiếu cho bà Tú.
3.5. Nhìn từ góc độ văn bản, người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách nhiệm
đối với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ
được chuyển giao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Từ góc độ văn bản, Bộ luật Dân sự 2015 không quy định rõ liệu người có nghĩa vụ
ban đầu có còn trách nhiệm đối với người có quyền khi người thế nghĩa vụ không thực
hiện nghĩa vụ được chuyển giao hay không, mà chỉ quy định là “khi được chuyển giao
nghĩa vụ thì người thế nghĩa vụ trở thành bên có nghĩa vụ”1.
Mặc dù Bộ luật Dân sự hiện hành chưa có quy định rõ về đề này, tuy nhiên, thực
tiễn xét xử cho thấy, Toà án đã giải phóng cho người có nghĩa vụ ban đầu, trừ khi các bên
có thoả thuận khác. Theo quan điểm cá nhân, thiết nghĩ hướng xét xử của thực tiễn là hợp
lý.
Thứ nhất, luật quy định, khi chuyển giao nghĩa vụ phải có sự đồng ý của bên có
quyền, đồng nghĩa với việc người có quyền phải xét đến điều kiện, khả năng thực hiện
nghĩa vụ của người thế nghĩa vụ để đảm bảo quyền lợi của mình. Khi đó, xem xét người
có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện nghĩa vụ của người thế nghĩa
vụ, giải phóng hoàn toàn cho người chuyển giao nghĩa vụ là có căn cứ.
Thứ hai, nếu như không giải phóng hoàn toàn người có nghĩa vụ ban đầu thì chế
định này sẽ không tìm thấy sự khác nhau với chế định uỷ quyền (thực hiện nghĩa vụ dân
sự thông qua người thứ ba). Vì thế, để chuyển giao nghĩa vụ là một chế định độc lập, nên
xác định rõ việc giải phóng hay không với người có nghĩa vụ ban đầu.
3.6. Nhìn từ góc độ quan điểm các tác giả, người có nghĩa vụ ban đầu có còn
trách nhiệm đối với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện
nghĩa vụ được chuyển giao? Nêu rõ quan điểm của các tác giả mà anh/chị biết.
Mặc dù tại Điều 370 Bộ luật Dân sự 2015 không quy định rõ người có nghĩa vụ
ban đầu có còn trách nhiệm đối với người có quyền hay không khi người thế nghĩa vụ
không thực hiện nghĩa vụ được chuyển giao, tuy nhiên trên thực tế, từ góc độ quan điểm
của các tác giả thì mọi người cho rằng khi nghĩa vụ đã được chuyển giao, người có nghĩa
vụ ban đầu sẽ chấm dứt nghĩa vụ của mình đối với người có quyền.
1
Điều 370 Bộ luật Dân sự 2015.
Theo tác giả Chế Mỹ Phương Đài thì “Việc chuyển giao nghĩa vụ là sự thỏa thuận
giữa ba bên: bên có nghĩa vụ, bên thế nghĩa vụ và bên có quyền. Trên cơ sở sự thỏa
thuận, với sự đồng ý của bên có quyền người thứ ba thay thế người có nghĩa vụ trước đó
trở thành người có nghĩa vụ mới hay còn gọi là người thế nghĩa vụ. Người có nghĩa vụ
chấm dứt toàn bộ mối quan hệ nghĩa vụ với bên có quyền. Sau khi việc chuyển giao
nghĩa vụ có hiệu lực, người có quyền chỉ được phép yêu cầu người có nghĩa vụ thực hiện
nghĩa vụ nên người đã chuyển giao nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm về việc thực
hiện nghĩa vụ của bên thế nghĩa vụ.”2
Tác giả Đỗ Văn Đại cũng có quan điểm tương tự: “Nếu cho rằng người có nghĩa
vụ ban đầu vẫn có trách nhiệm đối với người có quyền thì chúng ta không thấy sự khác
nhau giữa chuyển giao nghĩa vụ với “thực hiện nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ
ba”. Do vậy, để chuyển giao nghĩa vụ là một chế định độc lập với chế định thực hiện
nghĩa vụ dân sự thông qua người thứ ba, cần xác định rõ chuyển giao nghĩa vụ giải
phóng người có nghĩa vụ ban đầu, trừ khi có bên có thoả thuận khác.”3
3.7. Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án theo hướng người có nghĩa vụ ban
đầu không còn trách nhiệm đối với người có quyền?
Đoạn trong bản án cho thấy Tòa án theo hướng người có nghĩa vụ ban đầu không
còn trách nhiệm đối với người có quyền là:
“...Xác định bà Phượng là người xác lập quan hệ vay tiền với bà Tú.
Các bên thống nhất xác định tổng số tiền vay là 615.000.000đ, lãi suất là
1.8%/tháng, thời hạn vay là 12 tháng, phía bà Tú đã nhận tiền lãi đầy đủ theo thỏa
thuận. Đến tháng 4 năm 2005 thì bà Tú giảm lãi suất xuống còn 1.3%/tháng. Bà Tú tiếp
tục nhận tiền lãi đến tháng 5/2005 thì bên vay không trả lãi như đã thỏa thuận.
Xét hợp đồng vay tiền giữa bà Phượng với bà Tú, phía bà Phượng đã vi phạm
nghĩa vụ thanh toán nợ vay, không trả vốn, lãi cho bà Tú, lẽ ra phía bà Phượng phải có
trách nhiệm thực hiện. Tuy nhiên, phía bà Tú đã chấp nhận cho bà Phượng chuyển giao
2
Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2017), Giáo trình Pháp luật về hợp đồng và bồi thường thiệt
hại ngoài hợp đồng (Tái bản lần thứ 1, có sửa đổi và bổ sung), Đỗ Văn Đại, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt
Nam, TP. Hồ Chí Minh, tr.64.
3
Đỗ Văn Đại, Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật
gia Việt Nam 2017 (xuất bản lần thứ ba), tr.642.
nghĩa vụ trả nợ cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thể hiện qua việc bà Tú đã lập hợp
đồng cho bà Ngọc vay số tiền 465.000.000đ và hợp đồng cho bà Loan, ông Thạnh vay số
tiền 150.000.000đ vào ngày 12/05/2005. Như vậy, kể từ thời điểm bà Tú xác lập hợp
đồng vay với bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thì nghĩa vụ trả nợ vay của bà Phượng với
bà Tú chấm dứt, làm phát sinh nghĩa vụ của bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh đối với bà
Tú theo hợp đồng vay tiền đã ký. Việc bà Tú yêu cầu bà Phượng có trách nhiệm thanh
toán nợ cho bà là không có căn cứ chấp nhận.”
“Việc bà Tú giữ giấy chứng minh Hải quan của bà Phượng theo thỏa thuận. Phía
bà Phượng không có nghĩa vụ trả nợ cho bà Tú, buộc bà Tú hoàn trả lại bà Phượng giấy
chứng minh Hải quan.”
3.8. Kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài đối với quan hệ giữa người có
nghĩa vụ ban đầu và người có quyền.
Dù quy định trong các hệ thống luật tương đối khác nhau, nhưng không chỉ pháp
luật nước ta mà pháp luật nước ngoài cũng xây dựng chế định tương tự để quy định về
quan hệ giữa người có nghĩa vụ ban đầu và người có quyền.
Thứ nhất, sự đồng ý của bên có quyền vẫn là điều kiện cần thiết để chuyển giao
nghĩa vụ theo thoả thuận có giá trị pháp lý, cũng như để bảo đảm quyền lợi của bên có
quyền. Theo Điều 9.2.3 Bộ nguyên tắc Unidroit quy định: “Việc chuyển giao nghĩa vụ
theo thoả thuận giữa người có nghĩa vụ ban đầu và người có nghĩa vụ mới phải có sự
đồng ý của người có quyền”
Thứ hai, về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể liên quan thì luật nước ngoài cũng
có những quy định tương tự.
“Thực tế cho thấy, quy định trong các hệ thống luật tương đối khác nhau. Ở châu
Âu, một số nước quy định người có nghĩa vụ ban đầu được giải phóng hoàn toàn nhưng
một số nước lại quy định ngược lại theo hướng người thứ ba là người có nghĩa vụ bổ
sung.
Theo Bộ nguyên tắc Unidroit (Điều 9.2.5): “Người có quyền có thể giải phóng
nghĩa vụ cho người có nghĩa vụ ban đầu”. Như vậy, người có quyền có thể giải phóng
hoàn toàn nghĩa vụ cho người có nghĩa vụ ban đầu. “Người có quyền cũng có thể quyết
định là người có nghĩa vụ ban đầu vẫn là người có nghĩa vụ trong trường hợp người có
nghĩa vụ mới không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình”. Điều đó có nghĩa là người có
quyền có thể lựa chọn một khả năng khác, đó là chấp nhận việc chuyển giao nghĩa vụ
mới, nhưng người có quyền bảo lưu quyền yêu cầu đối với người có nghĩa vụ ban đầu.
Vẫn theo Bộ nguyên tắc Unidroit: “Trong mọi trường hợp khác, người có nghĩa vụ ban
đầu và người có nghĩa vụ mới phải liên đới chịu trách nhiệm”. Quy định tại điều này thể
hiện rõ là giải pháp cuối cùng cũng là giải pháp được áp dụng trong trường hợp người
có quyền không có quyền quyết định nào. Nói cách khác, nếu người có quyền không nêu
rõ ý định giải phóng người có nghĩa vụ ban đầu cũng không quyết định là người có nghĩa
vụ ban đầu và người có nghĩa vụ mới phải chịu trách nhiệm liên đới về việc thực hiện
nghĩa vụ.
Tuy nhiên, theo Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng thì việc chuyển giao nghĩa vụ
giải phóng người có nghĩa vụ ban đầu (Điều 12:10): “người có nghĩa vụ ban đầu không
còn bị ràng buộc bởi các nghĩa vụ của họ””4
3.9. Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.
Để giải quyết tranh chấp trong việc thanh toán nợ vay giữa bà Tú và bà Ngọc, Tòa
án đã áp dụng các điều luật: Điều 4, Điều 315, Điều 471, khoản 5 Điều 474, Điều 137 Bộ
Luật Dân sự 2005; Điều 131, Điều 245 Bộ Luật Tố tụng dân sự 2003.
Hướng giải quyết của Tòa án nghiêng về người có nghĩa vụ ban đầu là bà Phượng
không cần phải chịu hoàn toàn bất cứ trách nhiệm gì đối với người có quyền là bà Tú sau
khi đã chuyển giao nghĩa vụ cho người thế quyền là bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh.
Trách nhiệm của bà Phượng đối với và Tú đã chấm dứt kể từ thời điểm bà Tú xác lập hợp
đồng vay đối với bà Ngọc, bà Loan, ông Thạnh dù cho bà Ngọc không hoàn thành nghĩa
vụ được bà Phượng chuyển giao.
Việc Tòa án xác định nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã được chuyển giao cho bà
Ngọc, bà Loan và ông Thạnh là có căn cứ. Theo quy định tại khoản 1, điều 315 Bộ Luật
Dân sự 2005 (không có sự thay đổi về chuyển giao nghĩa vụ trong Bộ Luật Dân sự 2005

4
Đỗ Văn Đại, Luật nghĩa vụ và bảo đảm thực hiện nghĩa vụ-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Hồng Đức-Hội Luật
gia Việt Nam 2017 (xuất bản lần thứ ba), tr.641–642.
và Bộ Luật Dân sự 2015) thì bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ cho người thế
nghĩa vụ nếu được bên có quyền đồng ý và người thế nghĩa vụ sẽ trở thành bên có nghĩa
vụ. Trong vụ việc này, phía bà Tú đã chấp nhận cho bà Phượng chuyển giao nghĩa vụ cho
bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh thể hiện qua việc bà Tú đã lập hợp đồng cho bà Ngọc
vay 465.000.000đ và hợp đồng cho bà Loan ông Thạnh vay 150.000.000đ vào ngày
12/05/2005. Điều đó thể hiện người có quyền là bà Tú đã đồng ý với việc chuyển giao
nghĩa vụ này. Khi đã chuyển giao nghĩa vụ thì người có nghĩa vụ ban đầu là bà Phượng
đã hoàn toàn chấm dứt nghĩa vụ đối với bà Tú. Bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh sẽ trở
thành người thay thế nghĩa vụ có trách nhiệm trả số nợ còn thiếu cho bà Tú.
Tòa án giải quyết tranh chấp như vậy vừa đảm bảo bảo vệ quyền lợi cho bà
Phượng, vừa thể hiện rõ ràng hơn về việc “giải phóng” cho chủ thể có nghĩa vụ ban đầu
đã chuyển giao nghĩa vụ cho chủ thể khác thì sẽ không còn nghĩa vụ đối với chủ thể có
quyền trong tình thế pháp luật nước nhà chưa quy định rõ ràng về vấn đề trên.
3.10. Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện pháp
bảo lãnh của người thứ ba thì, khi nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bảo lãnh
có chấm dứt không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
Bảo lãnh là một trong những biện pháp cụ thể bảo đảm thực hiện nghĩa vụ. Theo
khoản 1, Điều 335 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định về bảo lãnh: “Bảo lãnh là việc người
thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận
bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo
lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện
hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.”
Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện pháp bảo lãnh
của người thứ ba thì khi nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bảo lãnh chấm dứt. Vì khi
bà Phượng chuyển giao nghĩa vụ của mình sang cho người khác thì nghĩa vụ của bà
Phượng đối với bà Tú đã chấm dứt. Theo quy định tại điều 343, Bộ Luật Dân sự 2015
quy định về các trường hợp chấm dứt bảo lãnh:
“Bảo lãnh chấm dứt trong trường hợp sau đây:
1. Nghĩa vụ được bảo lãnh chấm dứt.
2. Việc bảo lãnh được hủy bỏ hoặc được thay thế bằng biện pháp bảo đảm khác.
3. Bên bảo lãnh đã thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.
4. Theo thỏa thuận của các bên.”
Tuy nhiên, Luật Dân sự với phương pháp điều chỉnh đặc thù là tôn trọng quyền tự
định đoạt, tự do ý chí của các bên chủ thể nếu các bên có thỏa thuận khác phù hợp với
điều kiện, hoàn cảnh nên tại điều 371, Bộ Luật Dân sự 2015 quy định: “Trường hợp
nghĩa vụ có biện pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đó chấm dứt, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác”.
Trong trường hợp bà Phượng, bà Tú và bên nhận bảo lãnh có thỏa thuận khác thì
việc bảo lãnh có thể không chấm dứt.

You might also like