You are on page 1of 74

Đồ án tốt nghiệp

LỜI CẢM ƠN

Trước nhất tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới thầy Lê Cao Cường - người
đã trực tiếp giúp đỡ, hướng dẫn và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành tốt đồ án
này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới anh Nguyễn Văn Dũng, anh Bùi
Xuân Chiến và bạn Phạm Văn Việt ở Phòng thí nghiệm Vật liệu Vô định hình và
Nano tinh thể đã có những sự giúp đỡ, thảo luận, đóng góp giá trị cho luận văn tốt
nghiệp của tôi.
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến :
- Phòng thí nghiệm R & D, Viện Khoa học và Công nghệ môi trường (INEST), Đại
học Bách Khoa Hà nội
- Phòng thí nghiệm điện hóa, Khoa Công nghệ Hóa học, Đại học Bách Khoa Hà
nội
- Văn phòng Ozone, 57 Nguyễn Du, Hà nội
- Bộ tài nguyên và môi trường Việt Nam
- Trung tâm xét nghiệm nước sạch, 36 Nguyễn Chí Thanh, Hà nội
đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi thực hiện một số phép phân tích và đã có những thảo
luận đóng góp quý giá để luận văn của tôi đạt kết quả tốt.
Tôi xin chân thành cảm ơn toàn thể thầy cô trong Viện Vật lý Kỹ thuật đã giảng
dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập.
Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, người thân -
những người đã động viên, khuyến khích, giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cả về vật chất
lẫn tinh thần để tôi hoàn thành đồ án này một cách tốt nhất.

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 1


Đồ án tốt nghiệp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VIỆN VẬT LÝ KỸ THUẬT ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
BỘ MÔN VẬT LIỆU ĐIỆN TỬ **************************

NHẬN XÉT CỦA THẦY HƯỚNG DẪN


Họ và tên sinh viên : Trịnh Thanh Nga Khoá : VLKT – K45
Chuyên ngành : Vật liệu điện tử
NỘI DUNG NHẬN XÉT
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Hà nội , ngày ….tháng ..5.. năm 2005


Giáo viên hướng dẫn

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 2


Đồ án tốt nghiệp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VIỆN VẬT LÝ KỸ THUẬT ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
BỘ MÔN VẬT LIỆU ĐIỆN TỬ **************************

NHẬN XÉT CỦA THẦY PHẢN BIỆN


Họ và tên sinh viên : Trịnh Thanh Nga Khoá : VLKT – K45
Chuyên ngành : Vật liệu điện tử
NỘI DUNG NHẬN XÉT
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………

Hà nội , ngày ….tháng ..5.. năm 2005


Giáo viên phản biện

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 3


Đồ án tốt nghiệp
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
VIỆN VẬT LÝ KỸ THUẬT ĐỘC LẬP - TỰ DO - HẠNH PHÚC
BỘ MÔN VẬT LIỆU ĐIỆN TỬ **************************

NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG PHẢN BIỆN


Họ và tên sinh viên : Trịnh Thanh Nga Khoá : VLKT – K45
Chuyên ngành : Vật liệu điện tử
NỘI DUNG NHẬN XÉT
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
Hà nội , ngày ….tháng ..5.. năm 2005
Thay mặt hội đồng

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 4


Đồ án tốt nghiệp

MỤC LỤC

Lời cảm ơn………………………………………………………………..... 1


Lời nói đầu…………………………………………………………………. 7
Chương I . Tổng quan về Ozone................................................................. 9
1.1. Ozone là gì ?........................................................................................... 9
1.1.1. Đôi nét lịch sử về ứng dụng Ozone……………………………. 9
1.1.2. Đặc tính vật lý và nhiệt động học của Ozone………………….. 10
1.1.3. Ozone và Plasma………………………………………………. 14
1.1.4. Phạm vi ứng dụng và lợi ích của Ozone……………………… 16
1.1.5. Sự thích hợp của Ozone với con người……………………….. 30
1.2. Sự hình thành Ozone ?........................................................................... 33
1.2.1. Trong tự nhiên Ozone được tạo ra ở đâu ?................................. 33
1.2.2. Con người tạo Ozone bằng cách nào ?....................................... 34
1.2.2.1 Tạo ống phóng điện (môi trường Plasma)………………... 34
1.2.2.2 Cung cấp điện cho ống phóng (bộ tạo điện áp cao)........... 38
1.2.2.3 Nguồn cung cấp khí vào…………………………………. 39
+ Là không khí……………………………………………... 39
+ Là Oxy…………………………………………………… 41
1.3. Công nghệ khử trùng, làm sạch bằng Ozone…………………………. 43
1.3.1. Hoà tan Ozone………………………………………………... 43
1.3.2. Loại khí Ozone dư……………………………………………. 44
Chương II . Thực nghiệm sản xuất Ozone………………………………. 46
2.1. Nghiên cứu, chế tạo, khảo sát các cụm linh kiện quan trọng…………. 46
2.1.1. Mạch nguồn dao động tần số cao (Switching)………………… 46
2.1.2. Biến áp cao áp…………………………………………………. 49
2.1.3. Ống phóng Ozone……………………………………………… 49
2.1.4. Bơm cung cấp khí……………………………………………… 52
2.2. Thử nghiệm khí Ozone……………………………………………….. 53
2.2.1. Kiểm tra nồng độ Ozone ra……………………………………. 53
2.2.2. Khảo sát tác dụng oxy hóa - khử trùng của Ozone với nước….. 54
2.2.2.1 Tầm quan trọng của nước sạch…………………………… 54
2.2.2.2 Loại nước nào cần phải xử lý ? Tại sao ?........................... 55
2.2.2.3 Những thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước………. 57
2.2.2.4 Khảo sát tác dụng của ozone với nước thải……………… 60
2.2.2.5 Khảo sát tác dụng của ozone với nước giếng……………. 63
2.2.2.6 Khảo sát tác dụng của ozone với nước máy……………... 63

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 5


Đồ án tốt nghiệp

2.2.2.7 Khảo sát tác dụng của ozone với hóa chất bảo vệ thực vật 63
2.2.3. Thử nghiệm sự khuấy trộn Ozone vào nước bằng Ejector…….. 63
2.2.4. Đánh giá lượng Ozone đặc trưng cho một số lĩnh vực…............ 69
Chương III . Kết quả……………………………………………………… 71
Kết luận…………………………………………………………………….. 73
Tài liệu tham khảo………………………………………………………….. 75

LỜI NÓI ĐẦU

Ozone là chất oxy hóa, làm sạch, tiệt trùng tuyệt vời nhất đă được nhiều
nước trên thế giới : Anh, Pháp, Mỹ, Nga, Nhật… sử dụng hơn một thế kỷ nay.
Công nghệ Ozone được ứng dụng trong xử lý nước sinh hoạt, bể bơi, nước thải
đô thị, trong vệ sinh an toàn thực phẩm, làm trong lành không khí, oxy hoá và
khử trùng v.v…
Việc ứng dụng rộng rãi Ozone là do Ozone có rất nhiều lợi ích. Nó là một
chất khử rất mạnh và có thể được dùng như một sự thay thế cho clo mà không
tạo ra các sản phẩm phụ hay ô nhiễm thứ cấp. Ozone rất hiệu quả trong việc loại
bỏ các kim loại như : Fe, Mn, oxy hoá các hợp chất hữu cơ như : phenol, xyanua,
thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ …., thêm vào đó Ozone còn cải tiến được màu, mùi
và vị của nước.

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 6


Đồ án tốt nghiệp

Ở các nước phát triển, việc sử dụng Ozone rộng rãi trong các lĩnh vực xử lý
nước và không khí đã trở thành chuyện bình thường. Do chi phí lắp đặt, vận
hành cao và cần cung cấp điện năng liên tục cho nên ở các nước đang phát triển
việc sử dụng Ozone còn bị hạn chế. Tại Việt Nam, công nghệ Ozone đã được đề
cập và ứng dụng từ năm 2001 nhưng do giá thành nhập ngoài của máy Ozone
khá đắt nên hiện tại nhiều nơi vẫn dùng các hóa chất thông thường để khử trùng
và làm sạch nước như : Clo và các hợp chất của clo, thuốc tím (K2MnO4), iot, …
(các hóa chất này có nhược điểm là tạo ra các sản phẩm phụ độc hại và gây ô
nhiễm thứ cấp).
Trong công nghệ tạo ra khí Ozone, quan trọng nhất là bộ tạo cao áp và ống
phóng điện (môi trường Plasma) mà hai thiết bị này hoàn toàn có khả năng chế
tạo được trong điều kiện kỹ thuật hiện nay ở trong nước với các ưu điểm : kích
thước nhỏ, nhẹ ; tần số làm việc cao, điện áp ra rất lớn, tác động nhanh, chủ động
nguồn và giá thành giảm.
Trên cơ sở đó đề tài nghiên cứu của đồ án được chọn là “Nghiên cứu, chế
tạo máy phát Ozone và khả năng ứng dụng ”.
Mục đích của đồ án là nghiên cứu, chế tạo trong nước các cụm linh kiện
quan trọng liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất ra ozone như : nguồn cao
áp, cao tần, ống phóng ozone trong đó sử dụng lõi dẫn từ tần số cao bằng vật liệu
từ vô định hình, khảo sát ảnh hưởng của các thông số đến hiệu suất tạo ozone và
thử nghiệm khả năng ứng dụng của ozone trong xử lý nước.
Đồ án tốt nghiệp bao gồm các phần chính sau :
Chương I. Tổng quan về Ozone
Chương II. Thực nghiệm sản xuất Ozone
Chương III. Kết quả và thảo luận
Kết luận

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 7


Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN VỀ OZONE

1.1 OZONE LÀ GÌ ?
1.1.1 Đôi nét lịch sử về ứng dụng Ozone :
Ozone là một dạng thù hình của oxy, có công thức phân tử là O 3. Phân tử
ozone có cấu tạo gẫy góc (hình 1)
 1840 : Christian Friedrich Schonbein -
người Đức phát hiện ra ozone.
 1893 ÷ 1906 : Ozone được sử dụng như
một chất khử trùng trong nước uống và
được lắp đặt trong thiết bị xử lý nước
uống ở Châu Âu (thay thế cho Clo).

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 8


Đồ án tốt nghiệp

 1909 : Ozone được sử dụng để bảo quản thực phẩm tươi sống và thay thế
cho quá trình ướp lạnh (điển hình là thịt, Hình 1. Phân tử ozone
cá).
 1939 : Người ta tìm ra một công dụng nữa của ozone đó là ngăn chặn sự
phát triển của men và mốc trong quá trình tích trữ hoa quả.
 1940 : Ozone được sử dụng tại Whiting, Indiana cho việc làm thay đổi
mùi và vị trong nước uống.
 1970 : Ozone được chứng minh lợi ích trong việc xử lý nước uống được
và được chấp nhận ở Mỹ.
 1980 : Việc lắp đặt ozone cho các bể bơi, suối nước khoáng, và suối nước
nóng trở thành chuyện bình thường. Ozone bắt đầu có ích và được chấp
nhận như một chất oxy hoá - khử trùng có lãi trong công nghệ xử lý nước.
Nó được sử dụng để khử mùi, khử xyanua, khử khí thải ….
 Từ 1990 trở đi : Ozone được ứng dụng rộng rãi trên mọi phương diện kể
trên ….
1.1.2 Đặc tính vật lý và nhiệt động học của Ozone :
- Phân tử ozone gồm có 3 nguyên tử oxy (O), công thức hoá học là O3.

Khối lượng phân tử 48 kg/kmol


Điểm sôi tại 1.013 mbar 161.15 K
Điểm nóng chảy tại 1.013 bar 21.15 K
Mật độ tại 1.013 bar, 00 C 2.15 mg/m3
Nồng độ cho phép lớn nhất
0.1 ppm (= 0.2 mg/m3 không khí)
(bao xung quanh)
Giới hạn mùi 0.02 ppm
Điện thế oxy hoá khử tại 250 C + 2.07 V
Cấu tạo : Nguyên tử oxy ở giữa có 3 orbital lai hóa kiểu sp 2 và 1 orbital p không
lai hóa. Trong 6 electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử này có 2 cặp electron
chiếm 2 orbital lai hóa O
và có 2 electron độc thân chiếm 1 orbital lai hóa và 1
O O O
Sinh viên Trịnh Thanh Nga
O - lớp VLKT – K45O O 9
O O Liên kết π như vậy gọi là liên kết ba tâm
Đồ án tốt nghiệp

orbital p không lai hóa. Nhờ vậy nguyên tử oxy ở giữa dùng 2 electron độc thân
ghép đôi với 2 electron độc thân của 1 nguyên tử oxy bên cạnh tạo thành một
liên kết σ và một liên kết π với nguyên tử này. Ngoài ra nguyên tử oxy giữa tạo
một liên kết cho nhận với nguyên tử oxy bên cạnh còn lại có orbital 2p còn
trống. Thực nghiệm cho thấy độ dài liên kết giữa nguyên tử oxy giữa với 2
nguyên tử bên cạnh hoàn toàn bằng nhau chứng tỏ rằng mây electron π đã được
phân bố đều cho cả 2 nguyên tử oxy ở 2 bên, nên có thể biểu diễn cấu tạo phân
tử ozone như sau :

- Ở điều kiện bình thường, ozone nguyên chất là chất khí màu xanh, có mùi
hắc, có thể hóa lỏng. Với một lớp dày ozone có màu xanh lam đặc trưng. Phân tử
lượng của O3 bằng 48, ở nhiệt độ nhỏ hơn -112 0C ozone tồn tại ở thể lỏng màu
xanh thẫm, ở nhiệt độ nhỏ hơn -1920C ozone tồn tại ở thể rắn.
- Ozone được điều chế bằng cách phóng điện qua khí oxy hoặc trong quá trình
oxy hóa nhựa thông ở rừng thông : 3O2 2O3 [-285kJ/mol]
- Ở điều kiện bình thường ozone rất dễ bị phân huỷ thành oxy nguyên tử :
O3O2 +O.. Chính O. nguyên tử mới có khả năng oxy hóa mạnh và diệt khuẩn.
Các nguyên tử O nhanh chóng kết hợp với nhau thành phân tử oxy : O+O  O2
- Ozone tan trong nước tạo thành nước ozone hay oxy già (H 2O2). Ozone không
bền vững nên không thể lưu trữ trong bình chứa do đó phải dùng máy sản xuất
khí ozone ngay tại nơi sử dụng.
H2O + O3 = H2O2 + O = O + H2O =
H2O2 + H2O2 (ozone) H2O + H2O2 = H2O2 + O = H2O + O2
- Ozone là chất oxy hóa mạnh nên được dùng trong xử lý nước, không khí,
lượng ozone cần thiết phụ thuộc vào tạp chất có trong nước và không khí. Ozone

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 10


Đồ án tốt nghiệp

phản ứng với hầu hết tất cả các kim loại và oxy hóa nhiều hợp chất hữu cơ và vô
cơ khác.
Ví dụ : 2KI + O3 + H2O = I2 + 2KOH + O2
PbS + 4O3 = PbSO4 + 4O2
Ở độ cao của khí quyển từ 10 ÷ 50km không khí có nồng độ ozone tương đối cao
(từ 10-7 ÷ 10-6%) đó là tầng ozone có tác dụng hấp thụ các bức xạ tử ngoại của
ánh sáng mặt trời, bảo vệ sức khoẻ con người.

Bảng thế oxy hoá khử


Chất Thế oxy hoá - khử (V)
Ozone 2.07
Hydrogen Peroxide (nước oxy già) 1.77
Permanganate (thuốc tím) 1.67
Chlorine Dioxide (dioxit clo) 1.57
Hypochlorous acid (HOCl) 1.49
Chlorine Gas (khí clo) 1.36
Hypobromous acid 1.33
Oxy 1.23
Brom 1.09
Hypoiodous axit 0.99
Hypochlorite (OCl) 0.94
Chlorite 0.76
Iot 0.54

- Nhìn vào bảng trên ta thấy ozone có thế oxy hóa - khử tiêu chuẩn rất cao, vì
vậy mà nó có khả năng oxy hóa nhiều hợp chất hữu cơ và vô cơ. Các kết quả của
rất nhiều công trình nghiên cứu trong lĩnh vực này chứng tỏ rằng, nhiều phản
ứng của ozone với các hợp chất vô cơ xảy ra cực kỳ nhanh. Đó là trường hợp của

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 11


Đồ án tốt nghiệp

Fe, Mn, nitrit, và sulffua … kết quả tạo thành là kết tủa của các hyđroxit hay
đioxit permanganat không tan :
FeSO4 + H2SO4 + O3  Fe2 (SO4)3 + 3H2O + O2
MnSO4 + O3 + H2O  H2MnO3 + O2 + H2SO4
H2MnO3 + 3O3  HMnO4 + 3O2 + H2O
NH3 + 4O3  NO3- + 4O2 + H2O + H+

- Độ hoà tan của ozone trong nước cao gấp 13 lần so với độ hoà tan của oxy
trong nước (100 thể tích nước hòa tan được 49 thể tích ozone). Khi tan trong
nước ozone sẽ mất mùi, nồng độ tan trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ. Tính tan
tăng lên nếu : áp suất tăng, nhiệt độ giảm, nồng độ ozone trong pha khí tăng.

Tính chất Ozone So với Oxy


Công thức phân tử: O3 O2
Khối lượng phân tử: 48 32
Màu Xanh Không màu
Mùi hắc Không mùi
Độ tan trong nước ( O-deg C): 0.64 0.049
Mật độ (g/l): 2.144 1.429
Thế oxy hóa - khử (V): 2.07 1.23

Tính tan của ozone phụ thuộc vào nhiệt độ của nước và nồng độ ozone
trong pha khí :

O3 GAS 5o C 10o C 15o C 20o C

1.5% 11.09 9.75 8.40 6.43

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 12


Đồ án tốt nghiệp

2% 14.79 13.00 11.19 8.57

3% 22.18 19.50 16.79 12.86

- Thời gian phân huỷ của ozone :


+ Trong khí : 30 phút (phụ thuộc vào nhiệt độ và nồng độ ozone)
+ Trong nước : phụ thuộc vào nhiệt độ của nước
T nước (0C) Thời gian phân huỷ (phút)
13 9
26 1,25
32 0,75
Lưu ý : Ở đây giá trị pH = 7 (môi trường trung tính). Sự phân huỷ sẽ nhanh hơn
tại pH cao hơn .

1.1.3 Ozone và Plasma :


Ozone là một khí không ổn định thu được do kích hoạt điện tử của oxy.
Quá trình diễn ra như sau : điện tử oxy được kích hoạt và phân ly từng phần dưới
dạng gốc oxy thu được nhờ một điện trường cấp cho một điện thế cao. Điện
trường này bảo đảm cho electron tự do (hay e được tách ra) có một động năng đủ
lớn để kích hoạt oxy và phân li. Với điều kiện là mức kích hoạt oxy đạt đến giá
trị đủ lớn, có khả năng chuyển tiếp liên tục oxy này và hợp chất thành các phân
tử có hoạt tính như nhau dưới dạng phân tử ozone.
Môi trường nêu trên được gọi là môi trường Plasma và được đặc trưng
bằng nhiệt độ “Te” và nồng độ “Ne” của electron. Đối với các Plasma nói chung,
năng lượng trung bình các electron ở phạm vi từ 1÷14eV và nồng độ electrron
khoảng từ 108÷1012 electron/cm3. Ngoài ra các plasma được đặc trưng bằng tỷ số
giữa nhiệt độ của electron “Te” và nhiệt độ của phân tử “Tg” khoảng từ 20÷300,
các plasma này gọi là plasma lạnh.

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 13


Đồ án tốt nghiệp

Nghiên cứu mọi mặt đặc tính của plasma lạnh từ tham số này đến tham
số khác về mặt vật lý là không thể thực hiện được. Người ta đã đưa ra một mô
hình kể đến tất cả mọi hiện tượng. Mô hình này có sơ đồ như hình 2 sau đây :

Bước 1
Oxy Kích hoạt điện tử Ozone
(k0)

Bước 2
Kích hoạt không điện tử
(k1)

Hình 2 . Kích hoạt oxy trong một plasma lạnh

V0 - Điện áp giữa các điện cực của khoảng trống giữa các phân tử khí (điện
thế duy trì dòng điện)
E- Điện trường
N- Nồng độ mol của chất phản ứng phụ thuộc vào áp suất p , nhiệt độ T
P- Công suất điện đặt vào
d- Chiều rộng khoảng cách phóng điện
Q- Lưu lượng mol của chất phản ứng (không khí hoặc oxy)
C- Nồng độ chất mới tạo ra
k0 - Hằng số tốc độ kiểu biến tạo ozone trực tiếp phụ thuộc vào trường khử (tức
là năng lượng electron)
k1 - Hằng số tốc độ kiểu biến phá huỷ ozone (gián tiếp) phụ thuộc vào plasma
Lò phản ứng plasma lạnh sản xuất ozone là một hệ thống vật lý có 2 đặc tính :
 Đặc tính tĩnh là trường khử (E/N) hay tham số TOWNSEND là một mức
năng lượng TB của e trong plasma : E/N = V0/Nd (1.1.3.1)

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 14


Đồ án tốt nghiệp

 Đặc tính động lực học là năng lượng sẵn có của phân tử chất phản ứng
(khí đưa vào lò phản ứng) hay tham số BECKER (β) : β = P/QN
(1.1.3.2)
Các dữ liệu thực nghiệm đã cho phép chứng minh tính hiệu lực của mô hình
này. Như vậy đối với một nguồn cấp không khí, hàm lượng ozone sinh ra nhận
được là :

k0 
C (1.1.3.3)
1   k0  k1  

Đối với nguồn oxy, hàm lượng ozone sinh ra nhận được là :

C
k0
k 0  k1

1  e  k 0  k1    (1.1.3.4)

Hằng số k0 phụ thuộc vào điện trường khử. Ngược lại, hằng số k1 không phụ
thuộc vào điện trường khử. Người ta chứng minh rằng hằng số này tuân theo
định luật ARRHENIUS :
E 03

k1  k10e Tg (1.1.3.5)

Trong đó E03 là năng lượng kích hoạt của phân tử ozone, Tg là nhiệt độ của
plasma, α là hằng số. Các công thức trên chứng tỏ rằng sản xuất ozone cũng như
nồng độ của nó trong khí trung gian phụ thuộc trực tiếp vào cả 2 hằng số động
học này.

1.1.4 Phạm vi ứng dụng và lợi ích của Ozone :


1.1.4.1 Lợi thế của ozone :
 Ozone là một chất có tác dụng oxy hoá và khử trùng mạnh nhất
trong xử lý nước và không khí.
 Mặc dù ozone chỉ hoà tan một phần trong nước, nhưng khi nó hoà
tan đủ liều lượng thì tác dụng oxy hoá và khử trùng của nó được tận

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 15


Đồ án tốt nghiệp

dụng hoàn toàn.


 Sau khi oxy hoá hay khử trùng, ozone sẽ phân ly thành O2
 Ozone phản ứng với hầu hết các hợp chất hữu cơ kết quả là tạo ra
các hợp chất giàu oxy.
 Có thể sử dụng ozone cho bất kỳ một môi trường nào (lỏng hoặc
khí) mà không hề phải sử dụng thêm một hoá chất nào.
 Tuy nhiên, dù là một chất oxy hoá mạnh nhưng ozone không bền vững
nên không thể tích trữ trong bình chứa do đó phải sản xuất ozone ngay tại
nơi sử dụng.
Người ta thường sử dụng ozone để :
 Xử lý nước trong bể bơi
 Xử lý nước thải, nước trong sinh hoạt
 Trong công nghiệp nước đóng chai và nước giải khát
 Bảo quản nông sản và các loại hoa quả tươi
 Làm sạch không khí
 Xử lý nước trong vườn thú hoặc các hồ nuôi tôm, cá …
Do ozone có tính oxy hóa mạnh nên được sử dụng trong khử trùng và diệt
khuẩn. Gần đây ozone còn được các nhà khoa học sử dụng để ngăn chặn sự lây
lan của bệnh SARS.

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 16


Đồ án tốt nghiệp

MỘT SỐ ỨNG DỤNG CỦA OZONE

Xử lý nước sinh hoạt Xử lý nước uống Xử lý nước đóng chai

Bảo quản thịt Bảo quản cá Bảo quản gia cầm

Bảo quản hoa quả Xử lý nước bể bơi Xử lý sự kết bông của tảo

Diệt khuẩn
Sinh viên Trịnh Thanh Nga -: lớp
Ozone thâm
VLKT nhập vào tận bên trong, tạo
– K45 17
nên các lỗ hốc trong vi khuẩn và phá hủy vi khuẩn
Đồ án tốt nghiệp

1.1.4.2 Khả năng oxy hoá của ozone :


Ozone có khả năng oxy hóa nhanh các ion : Fe2+, Mn2+, NO2-, H2S, CO,
Chloramines, các kim loại nặng và dạng khói …. Với các hợp chất hữu cơ ozone
oxy hóa trực tiếp các mối liên kết đôi C=C. Sản phẩm của quá trình ozon hóa
thường là các chất giàu oxy và giảm phân tử lượng các hóa chất.

Những chất có thể bị oxy hoá với ozone

• CSB những chất hoá học cần oxy


• AOX những hợp chất halogen hữu cơ hút bám
• NO2 Nitrit
• Fe Sắt
• Mn Mangan
• CN Xyanua
• PCDD/PSDF Polychlorinated dibenzodioxins, furan
• PSM thuốc bảo vệ thực vật , thuốc trừ sâu
• EDTA Ethylenedinitrilotetraacetate; chelating agent
• NOx Oxit nitơ
• H2S Sunfua hyđro , những chất có mùi khác
• CKW Chlorinated hydrocarbons
• PAK Có vòng hyđro cácbon thơm
• Colorants màu

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 18


Đồ án tốt nghiệp

Vì vậy người ta phải lựa chọn loại vật liệu tương thích với ozone

Sự phân loại
Vật liệu
(nguồn: Cole Parmer)

ABS plastic (nhựa ABS) B - Good


Acetal (Delrin®) C - Fair
Aluminum (Al) B - Good
Brass (đồng thau) B - Good
Bronze (đồng thiếc) B - Good
Buna-N (Nitrile) (cao su buna) D - Severe Effect
Butyl A - Excellent
Cast iron (sắt gang) C - Fair
Chemraz A - Excellent
Copper (đồng đỏ) B - Good
CPVC A - Excellent
Durachlor-51 A - Excellent
Durlon 9000 A - Excellent
EPDM A - Excellent up to 100-deg F
EPR A - Excellent
Epoxy N/A
Ethylene-Propylene A - Excellent
Flexelene A-Excellent

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 19


Đồ án tốt nghiệp

Fluorosilicone A - Excellent
In Water (C - Fair), In Air (A -
Galvanized Steel (thép mạ kẽm)
Excellent)
Glass (thủy tinh) A - Excellent
Hastelloy-C® A - Excellent
Hypalon® A - Excellent
Hytrel® C - Fair
Inconel A - Excellent
Kalrez A - Excellent up to 100-deg F
Kel-F® (PCTFE) A - Excellent
LDPE B - Good
Magnesium (Mg) D - Poor
Monel C - Fair
Natural rubber (cao su thiên nhiên) D - Severe Effect
Neoprene C - Fair
NORYL® N/A
Nylon D - Severe Effect
PEEK A - Excellent
Polyacrylate B - Good
Polyamide (PA) C-D (Not recommended)
Polycarbonate A - Excellent
Polypropylene C - Fair
Polysulfide B - Good
Polyurethane, Millable A - Excellent
PPS (Ryton®) N/A
PTFE (Teflon®) A - Excellent
PVC B - Good
PVDF (Kynar®) A - Excellent
Santoprene A - Excellent

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 20


Đồ án tốt nghiệp

Silicone A - Excellent
Stainless steel – 304 (inox) B - Good/Excellent
Stainless steel – 316 (inox) A - Excellent
Steel (Mild, HSLA) (thép) D - Poor
Teflon A - Excellent
Titanium (Ti) A - Excellent
Tygon® B - Good
Vamac A - Excellent
Viton® A - Excellent
Zinc (kẽm) D - Poor

Chú thích : Tất cả những vật liệu này đều đã được kiểm tra với các mức ozone
lớn hơn 1,000 ppm.

A. Excellent. – không có tác dụng


B. Good – tác động yếu .
C. Fair -- tác động có mức độ, vừa phải, (làm mềm, giảm cường độ)
D. Sever Effect – tác động cực mạnh
N/A = thông tin không có giá trị.
Lượng ozone cần thiết để oxy hóa một số chất:

Chất Lượng ozone cần Chú ý


thiết cho 1(g)
2+
Fe 0.44g Fe2+ có thể nhận biết dưới dạng bùn nâu
của Fe(OH)3
2+
Mn 0.8g Mn có thể nhận biết dưới dạng bùn nâu
hoặc bùn đen của MnO2, sự oxy hóa dẫn

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 21


Đồ án tốt nghiệp

tới màu hồng thuốc tím


-
NO 2 1.1g Nitrite thích hợp trong nước nguyên chất
có hơi chứa NH4+
Phân giải 0.5-1.5g Áp dụng xử lý nước uống, khử DOC dẫn
Cacbon , tới việc khử mùi, màu, vị
DOC hữu cơ (DOC - chất hữu cơ hòa tan)
H2S 5.3g Ứng dụng làm sạch không khí
Chloramines 4g Ứng dụng làm sạch bể bơi. Chloramines
là do Cl kết hợp với axit humic, rác rưởi,
hơi ẩm, bụi…

1.1.4.3 Khả năng khử trùng của ozone :


Từ trước đến nay, khi tiệt trùng nước người ta hay dùng Clo và các hợp
chất của Clo vì Clo là hoá chất được các ngành công nghiệp dùng nhiều, có sẵn
trên thị trường, giá thành chấp nhận được, hiệu quả cao. Nhưng những năm gần
đây, các nhà khoa học đưa ra khuyến cáo hạn chế dùng Clo vì :
 Lượng Clo dư 0,5mg/l trong nước để đảm bảo sự an toàn và ổn định cho
quá trình tiệt trùng sẽ gây hại đến cá và các sinh vật nước khác.
 Clo kết hợp với hydrocacbon tạo ra một số chất độc và hợp chất gây ung
thư gọi là THMs hay Tri-halomethanes có hại cho môi trường sống.
Vì vậy ở các nước tiên tiến hiện nay đang thay dần Clo bằng Ozone và đang
nghiên cứu áp dụng bằng tia cực tím (UV).
 So sánh Ozone với Clo :
Tác dụng với nước CLO OZONE
Điện thế oxy hoá - khử (V) 1.36 2.07
Tiệt trùng :
Vi khuẩn vừa phải cực mạnh
Virút
Thân thiện với môi trường Không Có

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 22


Đồ án tốt nghiệp

Khử màu Tốt Cực mạnh


Sự hình thành chất sinh ung thư Có thể xảy ra Không thể xảy ra
Oxy hoá các hợp chất hữu cơ Có mức độ Cao
Sự kết bông cực nhỏ Không Vừa phải
Tác động tới pH Làm biến thiên Làm giảm đi
Thời gian phân huỷ trong nước 2-3 giờ 20 phút
Rủi ro khi hoạt động:
+ độ độc bên ngoài cao vừa phải
+ độ độc hít vào cao cao
Sự rắc rối thấp cao
Hao phí chính thấp cao
Chi phí sử dụng hàng tháng vừa phải - cao thấp
Xử lý không khí không Làm cho không khí sạch ,
trong lành và khô ráo
Để miêu tả trực tiếp lợi ích của việc sử dụng ozone (hơn hẳn khi dùng clo),
người ta đã đưa ra 2 hình ảnh xử lý nước của cùng một bể bơi giữa clo và ozone.
Rõ ràng việc xử lý nước bằng ozone đạt hiệu quả hơn hẳn cả về chất lượng và
màu sắc.

Hình 3. Khử trùng bằng Clo Hình 4. Khử trùng bằng Ozone

Với ozone, trên 99,9% vi khuẩn bị giết chết. Tác dụng tiệt trùng của
ozone nhanh gấp 25 lần so với HOCl, gấp 2,5 lần so với OCl, và gấp 5 lần so với

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 23


Đồ án tốt nghiệp

NH2Cl. Ví dụ với nước có cùng độ pH thì ozone tác dụng khử khuẩn E.Coli hiệu
quả hơn hẳn clo và dioxit clo.

Chlorine Chlorine Dioxide Ozone


Vi khuẩn
(pH 6-7) (pH 6-7) (pH 6-7)
E.Coli 0.034-0.05 0.4-0.75 0.02

Hình 5. So sánh tác dụng oxy hóa - khử trùng


giữa ozone với clo và các hợp chất của clo

Khả năng tiệt trùng của ozone :


+ Ozone trong nước không chỉ phá huỷ men tế bào vi sinh vật mà còn phá huỷ
cả nguyên sinh chất của tế bào trong khi Clo chỉ phá hủy men tế bào.Với các
siêu vi trùng là các vi khuẩn không có men tế bào thì ozone hiệu quả hơn hẳn
Clo.
+ Ví dụ : với lượng ozone dư 0,45mg/l thì sau 2 phút siêu vi trùng bị tiêu diệt
trong khi cần đến 1mg/l Clo và thời gian tiếp xúc là 3 giờ. Với các vi khuẩn dạng
bào tử, so với Clo, ozone có tác dụng mạnh hơn từ 300÷600 lần. Ngoài ra ozone
còn có khả năng oxy hóa các hợp chất hữu cơ gây ra màu, mùi vị trong nước tốt

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 24


Đồ án tốt nghiệp

hơn Clo. Trong nước ozone phân huỷ rất nhanh thành oxy phân tử và oxy
nguyên tử. Tốc độ phân huỷ của ozone trong nước tăng theo nồng độ muối, độ
pH và nhiệt độ. Ozone có khả năng oxy hóa phenol mà không để lại mùi vị gì.
+ Khi mới cho ozone vào nước tác dụng tiệt trùng xảy ra rất ít, khi ozone đã
hoà tan đủ liều lượng (~0,5mg/l) để oxy hóa chất hữu cơ và vi khuẩn trong nước,
lúc đó tác dụng tiệt trùng của ozone mạnh và nhanh gấp 3100 lần so với Clo,
thời gian tiệt trùng xảy ra từ 3÷8giây. Ozone tiêu diệt vi rút rất mạnh khi thời
gian tiếp xúc khoảng 5 phút.

E-coli lúc đầu Sau 1 phút (với O3) Sau 5 phút (với O3)

Hình 6. Tác dụng diệt E.Coli của ozone

+ Ngoài hiệu quả diệt khuẩn cho nước nói chung, khi dùng ozone vào quá trình
xử lý nước thải, còn có tác dụng :
 Khử chất rắn trong nước thải bằng tác dụng oxy hóa và tuyển nổi. Bọt cặn
nổi lên khi cho ozone hòa tan vào nước thải và trong quá trình bọt khí nổi
lên hấp thu phần lớn số cặn, hợp chất nitơ và photpho.
 pH của nước thải tăng lên chút ít do CO2 thoát ra.
 Khử màu và làm trong nước.
 Chuyển hóa NH4+  NO3- .

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 25

Hình 7. Xử lý nước thải bằng Ozone


Đồ án tốt nghiệp

+ So với oxy, độ hoà tan vào nước của ozone gấp 13 lần độ hòa tan của oxy.
So với Clo, ozone ít hoà tan trong nước và độ hoà tan trong nước của ozone cũng
phụ thuộc vào nhiệt độ :

T(0C) Độ hoà tan của ozone


0 1.42g/l
10 1.04g/l
30 0.45g/l

Duy trì mật độ ozone ~0,4ppm trong khoảng thời gian 4 phút ta có một sự khử
trùng hoàn toàn.

1.1.4.4 Ưu điểm của ozone trong xử lý nước :


Không có mùi, thời gian tác dụng nhanh, hiệu quả khử trùng cao.
Làm tăng nồng độ oxy hoà tan trong nước, giảm nồng độ chất hữu cơ,
giảm nồng độ chất hoạt tính bề mặt
Khử màu, phenol, xyanua, oxy hóa As (thạch tín) hóa trị III  hóa trị
V…
Không có sản phẩm phụ gây độc hại, nhất là không tạo ra chất sinh ung
thư Trihalogenmetan (THMs) gây độc hại như khi dùng Clo (tính ưu
việt đặc biệt).
Tăng tốc độ lắng của các hạt lơ lửng và bùn cặn.

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 26


Đồ án tốt nghiệp

Liều lượng ozone vào khoảng 0,5 ÷ 5mg/l và không cần khâu định
lượng như khi dùng Clo.
Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ pH ít hơn khi dùng Clo.
Hạn chế :
Vốn đầu tư ban đầu cao
Sử dụng điện

1.1.4.5 Ứng dụng công nghệ ozone vào đời sống :


Vậy trong đời sống chúng ta dùng ozone để làm gì ?
Khử độc rau quả , thực phẩm : thể hiện rõ qua việc khử các vi sinh vật, vi
khuẩn, dư lượng thuốc trừ sâu, dư lượng hoocmôn kích thích tăng trưởng

Dùng xử lý nước trong gia đình , xí nghiệp, trường học : Làm kết tủa kim
loại dư trong nước (Fe, Mn ...), H2S, mùi, vị hôi tanh, xyanua, phenol …
Diệt vi khuẩn, vi sinh có hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi như : diệt vi
khuẩn và kén vi sinh như khí khuẩn lao, đường ruột, tụ cầu, kiết lị ,
ecoli…
Dùng cho các hộ, cơ sở nuôi trồng thuỷ hải sản (tôm, cá) : đối với các hộ
nuôi tôm giống, ngoài việc khử trùng nước thì khí ozone dư còn khử trùng
được không khí trên bề mặt hồ nuôi tôm, giúp tránh được vi khuẩn hiếu
khí mang mầm bệnh từ nơi khác xâm nhập .
Dùng trong bệnh viện : Tiệt trùng các dụng cụ y khoa, rửa tay, tiêu diệt vi
trùng lao trong không khí ở các trung tâm , bệnh viện lao, da liễu.
Dùng xử lý nước thải cho các nhà máy, xí nghiệp , cơ sở sản xuất : ngoài
tác dụng xử lý, sát trùng ozone còn làm giảm nhanh chóng hàm lượng
BOD, COD trong nước thải .

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 27


Đồ án tốt nghiệp

Dùng bảo quản, chế biến thực phẩm trong nhà bếp, phòng ăn, nhà hàng,
quán ăn : khử các mùi khó chịu khi nấu nướng, mùi hôi, vi khuẩn trong tủ
lạnh, làm sạch không khí trong bếp . Rửa tay để diệt khuẩn trước khi ăn và
khử mùi hôi tanh từ tôm, cá.
Dùng trong nhà vệ sinh, nhà tắm : khử các mùi hôi, khai một cách nhanh
chóng .
Dùng trong gia đình : sử dụng ozone để khử mùi hôi trong giầy dép, khử
mùi trong tủ quần áo. Sử dụng nước ozone để tắm, làm đẹp, làm sạch da
hoặc dùng nước ozone để súc miệng vào buổi sáng để diệt khuẩn và khử
các mùi hôi trong cơ thể .
Dùng trong nhà khách, phòng ngủ : khử các mùi hôi, tanh, mùi ẩm mốc,
khói thuốc lá, cao su trên nệm, sơn vôi, giường, thảm …
Tinh khiết nước : Ozone có khả năng oxy hóa các tạp chất độc hại trong
nước, thực tế hiện nay trong các dây chuyền sản xuất nước tinh khiết thì
đều ứng dụng công nghệ ozone để lọc sạch các kim loại có trong nước,
các chất hữu cơ không tốt cho sức khoẻ con người, tiệt trùng các vi sinh
vật.

1.1.5 Sự thích hợp của Ozone với con người :


1.1.5.1 Sự chuyển đổi Ozone:
Điều kiện chuẩn p = 1013.25 MB , T = 273.3 K
Tỷ trọng của ozone , 2.14 kg/m3
Tỷ trọng của oxy, 1.43 kg/m3
Tỷ trọng của không khí, 1.29 kg/m3
Tỷ trọng của nước, 1000 kg/m3
Sự chuyển đổi các thừa số (cho nước) :
1000 liters = 1 m3 = 264 US gallons
1 gal = 3.785 liters = 3785 ml
Nồng độ bão hòa của ozone trong nước (H2O) (bằng khối lượng) :

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 28


Đồ án tốt nghiệp

1 mg/l = 1 ppm O3 = 1 g O3/m3 nước


Nồng độ bão hòa của ozone trong không khí (bằng thể tích) :
1 g O3 / m3 = 467 ppm O3
1 ppm O3 = 2.14 mg O3/m3
Nồng độ bão hòa của ozone trong không khí (bằng trọng lượng) :
100 g O3 / m3 = 7.8% O3
1% O3 = 12.8 g O3/m3
Nồng độ bão hoà của ozone trong oxy (bằng trọng lượng) :
100 g O3/m3 = 6.99% O3
1% O3 = 14.3 g O3/m3
- Chuyển đổi nồng độ ozone từ g/m3 sang ppm bằng công thức :
[ ppmO3 = C x 467 ] (1.1.5.1)
trong đó C là nồng độ ozone (g/m3)
(Ví dụ : 2.14 g/m3 tại điều kiện chuẩn = 1,000 ppmO3)
- Tương tự nếu chúng ta biết được nồng độ ozone là bao nhiêu g/m 3 và
flowrate in LPM, chúng ta có thể tính toán đầu ra g/hr
(Ví dụ : 28.7 gO3/m3 at 2.9 lpm flowrate)
28.7 g/m3 x 2.9 lpm x (1 m3/1,000 l) = 0.083 g/minute
0.083 g/minute x 60 minutes = 4.9 gO3/hr

1.1.5.2 Sự thích hợp của ozone với con người :


Ozone ở nồng độ thấp có mùi cỏ cây. Ozone ở nồng độ cao lớn hơn 0,2ppm
(phần triệu ~Vozone (l)/Vkhôngkhí (l) ) sẽ có mùi khó chịu. Khi ozone có nồng độ
0,6ppm trong không khí sẽ có mùi giống như Clo và gây nhức đầu với những
mẫn cảm. Tiêu chuẩn cho phép về nồng độ khí ozone trong không khí ở Mỹ là
nhỏ hơn 0,5ppm. Nếu ozone hoà tan trong nước ở nồng độ 0,4ppm sẽ cho nước
có mùi tươi của nước suối thiên nhiên rất dễ chịu.
Phương pháp xác định nồng độ ozone trong không khí :
C = m/V (1.1.5.2)

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 29


Đồ án tốt nghiệp

trong đó C : nồng độ ozone trong không khí (mg/m3)


m : lượng ozone xác định được (mg)
V : thể tích không khí (l)
0.06-0.1mg/m3 Mật độ ozone nhỏ nhất có thể nhận biết được
0.2 mg/m3 Mật độ ozone lớn nhất có thể chấp nhận được tại nơi
làm việc
3
0.24mg/m Dưới dạng khói ozone ở Đức
0.2-0.8mg/m3 Bắt đầu ho sau một thời gian dài tiếp xúc
1mg/m3 Xuất hiện màng ngoài nhầy và nhức mắt
2mg/m3 Đau đầu, khó thở
20mg/m3 Sau một thời gian dài tiếp xúc con người sẽ ngất xỉu,
chảy máu phổi và nguy hiểm đến tính mạng.
3
10.000mg/m Chỉ sau một thời gian ngắn con người bất tỉnh, chảy
máu phổi và nguy hiểm đến tính mạng
3
20.000mg/m Mật độ ozone trong máy phát sử dụng không khí
Nói chung nồng độ ozone trong không khí > 1mg/m3  gây độc .

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 30


Đồ án tốt nghiệp

1.2. SỰ HÌNH THÀNH OZONE

1.2.1 Trong tự nhiên Ozone được tạo ra ở đâu ?

Hình 8. Cơ chế tạo ozone bằng tia lửa điện trong tự nhiên

Ozone là hợp chất gồm có 3 nguyên tử O, nó được sinh ra nhờ sự kết hợp
lại của các phân tử O2 ở trạng thái kích thích hay giữa các nguyên tử O với các
phân tử O2 khác : O2*+O2+O  O3+O2 .
Trên tầng bình lưu (cách 15 đến 50 km so với mặt đất), dưới tác động của
tia tử ngoại mặt trời các phân tử O2 hấp thụ bức xạ tử ngoại thành O3. Do O3
không bền vững nên nhanh chóng biến thành O2 và chu trình mới lặp lại theo
thời gian tạo thành tầng ozone bảo vệ sự sống cho trái đất. Tầng ozone loại trừ
được 90% số lượng tia cực tím và cứ 1% ozone giảm xuống sẽ làm tăng 1÷2%
bức xạ cực tím và gây ra bệnh ung thư da tăng 3÷4% .
Trong các cơn mưa, giông có sấm sét dưới tác động của điện trường cao
đã kích thích phân tử O2 thành O3 vì vậy sau cơn mưa, giông không khí rất trong
lành.

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 31


Đồ án tốt nghiệp

1.2.2 Con người tạo Ozone bằng cách nào ?


Dựa vào quá trình tạo ozone trong tự nhiên (trong cơn mưa, giông các tia
lửa điện sét làm O2 trong không khí biến đổi thành O3 ), con người đã tạo ra môi
trường sét nhân tạo trong “ống phóng điện” để tạo ozone.

Nguồn điện

Hình 9. Cơ chế tạo ozone bằng cách


đánh tia lửa điện trong “nhân tạo”

1.2.2.1 Tạo ống phóng điện (tạo môi trường Plasma) :


Trước đây người ta dùng thiết bị điều chế ozone kiểu tấm phẳng, hiện nay đã
bị loại bỏ vì các lý do sau :
+ Năng suất nhỏ đối với một đơn vị diện tích mặt điện cực
+ Làm mát rất khó khăn
+ Áp suất làm việc nhỏ
+ Cấu trúc ít chắc chắn
Hiện nay chủ yếu người ta dùng thiết bị sản xuất ozone kiểu ống. Kiểu ống
có 2 loại :

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 32


Đồ án tốt nghiệp

+ Ống hở : là ống có 2 ống cách điện để hở, quá trình phóng điện được tách
thành 2 quá trình liên tiếp với một lớp cách điện trung gian không cho phép tăng
sản phẩm khí và khó làm mát (ít dùng).

Hình 10. Sơ đồ ống hở để sản xuất ozone

+ Ống kín : dạng ống cách điện kín, việc phóng điện chỉ tạo ra một giai đoạn
giữa thành ống có nhiệt độ cao và điện cực kim loại nối đất thường hoàn thiện
hơn (thường dùng).

Hình 11. Sơ đồ ống phóng (cách điện kín) để sản xuất ozone

1- Cửa vào không khí hay Oxy 5- Khe hở phóng điện


2- Điện cực cao áp 6- Máy chỉnh tâm
3- Điện cực nối đất 7- Làm lạnh (bằng K2/nước)
4- Cách điện 8- Cửa ra (không khí dư hoặc O2+O3)
Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 33
Đồ án tốt nghiệp

Ozone thu được bằng cách cho một dòng không khí hay oxy chạy giữa 2
điện cực (2), (3) cách nhau 0,8 ÷ 2,5mm và đặt dưới một nguồn điện áp xoay
chiều. Để phóng điện đồng nhất và tránh tạo ra hồ quang, một trong các điện cực
(2), (3); đôi khi cả hai được bọc một lớp cách điện (4) bằng thuỷ tinh có chiều
dày như tạo ra một mặt đẳng thế. Điện áp đặt giữa 2 điện cực phụ thuộc vào bản
chất, bề dày cách điện cũng như bề rộng khe hở phóng điện (5) và áp suất làm
việc tuyệt đối. Thực tế nó có giá trị khoảng từ 7000V÷ 18000V.
Nguồn không khí vừa là nguồn cấp oxy, vừa là chất điện môi để san đều
điện tích phóng ra trên toàn bề mặt điện cực, ngăn cản hiện tượng phóng điện
quá tải cục bộ.
Ống được làm bằng thép không gỉ (inox), mặt ngoài được làm nguội bằng
nước hoàn toàn. Ống kim loại này nối trực tiếp với đất. Còn điện cực khác là một
ống cách điện bằng thuỷ tinh kín ở một đầu, mặt trong có phủ một lớp kim loại
mỏng, sạch, không bị oxy hóa bởi O3 (ví dụ như Ag). Lớp kim loại này tạo nên
điện cực điện áp cao nối với cực của máy biến áp tăng áp. Sự định tâm của ống
cách điện trong ống kim loại thực hiện nhờ máy chỉnh tâm (6), bảo đảm sự đồng
tâm hoàn hảo cho khe hở phóng điện không đổi. Trong cấu hình này ống cách
điện không chịu một ứng lực cơ học nào do sự thay đổi nhiệt độ.
Yêu cầu :
Sự tiếp xúc giữa các chi tiết khác nhau được ghép nối bằng vít, kim loại là
thép không gỉ. Kỹ thuật này đảm bảo tiếp xúc chặt, không có điện trở ký
sinh gây ra oxy hóa và làm giảm tổn thất của hệ thống. Lưu ý chỗ nối ống
với ống phẳng kim loại. Nếu chỗ nối này không làm cẩn thận thì có khả
năng tạo ra các điểm nứt, hay có khả năng ăn mòn hoá học do cáu cặn.
Việc nối ống phẳng hay ống thép không gỉ cần đảm bảo tính đồng nhất của
mối hàn : không có uốn khúc hay lỗ trống (thường dùng hệ thống hàn tự

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 34


Đồ án tốt nghiệp

động ). Bởi khi có lỗ trống thì nước lạnh có thể đọng lại dẫn tới nguy cơ
tập trung Clorua, gây cáu cặn và bị chọc thủng.
Sản phẩm phụ của quá trình sản xuất O3 là nhiệt lượng. Luồng không khí
đi qua khe hở giữa các điện cực không đủ để làm lạnh (hạ nhiệt) các điện
cực. Do ở nhiệt độ cao O3 sản xuất ra rất dễ bị phân huỷ thành O2, hơn nữa
năng suất tổng cộng chuyển đổi O2O3 phụ thuộc vào nhiệt độ. Việc tăng
nhiệt độ làm giảm hiệu suất chung của quá trình. Do đó cần phải lắp thiết
bị làm lạnh điện cực ở máy sản xuất ozone. Có 2 loại thiết bị làm lạnh
điện cực :
- bằng không khí
- bằng nước

Hình 12. Sơ đồ ống phóng trong công nghiệp


(gồm nhiều ống nhỏ ghép song song)

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 35


Đồ án tốt nghiệp

Hình 13. Trạm MYRTLE BEACH (Mỹ). Công suất 42kg/h . Ozone hóa nước
bằng thiết bị ống phóng công nghiệp (gồm hàng trăm ống nhỏ ghép song song)

1.2.2.2 Cung cấp điện cho thiết bị sản xuất ozone công nghiệp :
Tuỳ theo số lượng ozone sản xuất ra, người ta có 2 cách cung cấp điện
cho ống phóng. Với lượng ozone nhỏ hơn 7kg/h thì tần số dòng điện của nguồn
cấp là 50÷60Hz. Với lượng ozone lớn hơn, để tiết kiệm, người ta dùng nguồn
cấp có tần số trung bình tạo ra từ bộ biến đổi dòng điện có tần số ~ 600Hz.
+ Nguồn cấp dùng tần số công nghiệp : Trong trường hợp này sự thay đổi
năng suất ozone nhận được bằng cách thay đổi công suất hấp thụ, tương đương
bằng cách điều chỉnh điện áp đặt vào nhảy cấp hay liên tục.
Công suất hấp thụ quan hệ trực tiếp đến giá trị điện áp đặt giữa khe hở
chứa khí. Điện áp này liên quan đến tích N.d (d - bề rộng khe hở phóng điện).
Công suất hấp thụ có giá trị cực đại khi điện áp ở các cực của khe hở chứa khí
~0,5 lần điện áp đỉnh đặt vào cực của máy sản xuất ozone.
+ Nguồn cấp dùng tần số trung bình : Với cùng một năng suất ozone, tần số
trung bình cho phép máy ozone có kích thước nhỏ hơn so với nguồn cấp có tần
số từ 50÷60Hz do đó giảm được rất nhiều chi phí xây dựng.
Ví dụ : Công suất 0,017kg/h ÷ 20kg/h đối với nồng độ O3 trong không khí
bằng 18gN/m3 với nguồn điện có tần số công nghiệp là 50Hz. Nhưng khi chúng

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 36


Đồ án tốt nghiệp

được cấp nguồn điện có tần số 600Hz thì công suất sẽ là 0,8kg/h ÷ 70kg/h cũng
với nồng độ O3 là 18gN/m3
Mặt khác, cũng thiết bị này nếu được cung cấp khí là O 2 và chạy với tần số
thông thường, thì lượng khí ra sẽ từ 1,5kg/h ÷ 120kg/h với nồng độ O 3 là
70gN/m3.
Bộ tạo điện áp cao (là biến áp cao áp) :
Kích điện áp nguồn điện lên 7 ÷ 21kV cho quá trình phóng điện. Với
7kV là đã bắt đầu xuất hiện khí ozone, còn với 21kV thì nồng độ khí ozone ra là
lớn nhất.
1.2.2.4 Nguồn cung cấp khí vào :
Có thể là không khí hay oxy hoặc hỗn hợp cả 2 khí theo tỷ lệ khác nhau.
Sự lụa chọn khí phụ thuộc vào : mục đích ứng dụng, khả năng chuẩn bị oxy
sạch, kích thước của thiết bị.
Là không khí :
Không khí cần phải được sấy khô và làm mát cẩn thận. Độ ẩm không khí bắt
buộc phải nhỏ hơn 50% (đảm bảo không khí khô), nhiệt độ từ 10 ÷ 25 0C (đảm
bảo không khí mát). Không khí phải khô và mát là vì :
+ Bụi chứa không khí phân phối do vận chuyển các điện tích có thể tạo ra
hồ quang làm hại đến việc sản xuất O3 và tiêu tốn năng lượng. Các cáu cặn gây ô
nhiễm tĩnh điện, làm giảm năng suất ozone.
+ Tránh khả năng đọng hơi nước trong ống phóng dẫn tới xuất hiện hồ
quang do làm giảm độ bền cách điện của môi trường khí. Ngoài ra một nguồn
điện năng tiêu hao để ion hoá hơi nước sẽ làm giảm hiệu suất sinh khí ozone.
+ Các oxit nitơ sinh ra do phóng điện trong không khí khi có hơi nước tạo
ra các axit nitric, nitrat ăn mòn và đóng cáu lên thiết bị, có hại cho sản xuất
ozone và tạo ra những chất không mong muốn có trong nước uống.

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 37


Đồ án tốt nghiệp

Hình 14. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa lượng
ozone ra với lưu lượng không khí vào

Hình 15. Đồ thị biểu diễn mối tương quan giữa lượng
ozone ra với nhiệt độ của không khí

Nhận xét :
Nhìn vào đồ thị hình 15 ta thấy nếu nhiệt độ tăng thì lượng ozone ra sẽ
giảm.

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 38


Đồ án tốt nghiệp

Điều đó chứng tỏ rằng quan trọng nhất của các hệ sản xuất ozone là phải
có một sự chuẩn bị về không khí một cách thích hợp. Khí dùng cho sản
xuất ozone phải rất khô (nhỏ nhất là -600 F), bởi vì sự có mặt của hơi nước
sẽ ảnh hưởng đến lượng ozone ra và là nguyên nhân tạo ra axit nitric.
Nitric axit sẽ phá huỷ dần các bộ phận bên trong của hệ phát sinh ozone và
là nguyên nhân gây ra sự ngừng hoạt động sớm và tăng sự phụ thuộc của
tần số được duy trì. Cho nên chắc chắn phải có một sự chuẩn bị về không
khí khô một cách chính xác.
Có thể sấy khô không khí bằng nhiều cách : máy nén khí, làm nóng ở áp
suất cao, bằng các thiết bị sấy khô ….

Hình 16. Chất chỉ thị cho biết hơi nước đọng lại
Sự thay đổi màu cho người sử dụng biết khi nào thì cần phải
phục hồi hệ thống. Màu thay đổi từ màu xanh đen (không khí
khô) sang màu hồng (có hơi nước).

Là Oxy :
Giải pháp Oxy rất có lợi về nhiều mặt. Nó tạo ra công suất rất lớn (gấp 2 lần so
với việc dùng không khí khô thông thường) và đặc biệt không tạo ra oxit nitơ.

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 39


Đồ án tốt nghiệp

Hình 17. Trạm ENRICO COUNTY (Mỹ). Năng suất 100kgO3/h. Khử trùng nước
thải đô thị. Bộ sản xuất ozone loại MBF 202 bằng oxy

Đặc tính của oxy (độ tinh khiết, điểm hoá sương) cho nên không cần phải
xử lý trước khi đưa vào máy sản xuất ozone. Trong gia đình, không thể dùng
nguồn oxy do vấn đề kinh tế. Còn trong công nghiệp, người ta sản xuất oxy ngay
tại chỗ sản xuất ozone, tận dụng tốt hiệu suất tái sinh Oxy sạch

Hình 18. Sản xuất ozone có tuần hoàn oxy

Các quá trình công nghiệp đang tồn tại cho phép điều chế cỡ 60gO 3/kWh
từ không khí khô. Hiệu suất đó tăng theo hàm lượng oxy trong pha khí (khoảng 2
lần, khi chuyển từ không khí đến 100% oxy) và giảm với độ ẩm tăng.

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 40


Đồ án tốt nghiệp

1.3. CÔNG NGHỆ KHỬ TRÙNG - LÀM SẠCH BẰNG OZONE

1.3.1 Hoà tan Ozone


Lượng ozone trong hỗn hợp khí đi
ra khỏi máy phát được đưa thẳng
vào bể hoà tan và tiếp xúc với
nước để tiệt trùng. Hiệu quả tiệt
trùng phụ thuộc vào chất lượng
nước, cường độ khuấy trộn và thời
gian tiếp xúc. Hình 19. EJECTOR
Lượng ozone hoà tan phụ thuộc vào
nhiệt độ của nước và áp suất khí. Nghiên cứu cho thấy việc xác định hệ số
hoà tan rất khó, vì ozone có tính chất tự phân huỷ rất dễ trong môi trường
nước. Sự phân huỷ tăng nhanh do 2 yếu tố : tăng nhiệt độ, tăng độ pH.
Để đặc trưng cho sự truyền ozone, trong thực nghiệm người ta dùng m gọi
là hệ số phân chia, m là tỷ số giữa nồng độ
ozone trong không khí và nồng độ ozone
trong nước :
C gas ( mg / l )
m
C¦W (mg / l

Khi đạt tới cân bằng hoà tan, nồng độ ozone


hoà tan tương đương bằng 1/m lần nồng độ
ozone trong khí.
Người ta thường thiết kế 3 loại bể hoà tan và
khuấy trộn ozone : Hình 20. Sự khuấy trộn ozone vào
nước bằng Ejector

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 41


Đồ án tốt nghiệp
 Đi qua lớp lọc nổi
 Dùng Ejector
 Dùng cánh khuấy để hoà tan khí

1.3.2 Loại khí Ozone dư


Sau khi tiếp xúc với nước đã xử lý, không khí thoát khỏi bể phản ứng
chứa một hàm lượng ozone dư nào đó. Tổn thất ozone có thể đạt đến 1- 15%
lượng ozone đã sản xuất. Điều quan trọng là tránh thải ra ngoài không khí chứa
quá nhiều ozone.
Phương pháp tin cậy nhất hiện nay được dùng để loại khí ozone dư là
phương pháp nhiệt. Với các thiết bị nhỏ, công suất thấp (lưu lượng không khí
chứa ozone nhỏ hơn 200Nm3/h) người ta thường dùng than hoạt tính để hấp thụ
O3 dư. Còn với các thiết bị lớn, công suất cao (lưu lượng không khí chứa ozone
lớn hơn 200Nm3/h) thì sử dụng phân huỷ nhiệt ở 3200C

3200C

Hình 21. Phân huỷ nhiệt (ở 3200C) có thu hồi năng lượng

1- Cửa vào của không khí chứa O3 cần phân huỷ


2- Quạt gió
3- Sấy nóng
4- Bể phản ứng
5- Bình trao đổi K2/K2
6- Cửa ra không khí đã làm sạch

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 42


Đồ án tốt nghiệp

Không khí chứa ozone dư (1) được hút bằng quạt gió (2) trong nóc bể phản
ứng tiếp xúc và đẩy vào hệ thống phụ của bình trao đổi nhiệt có hiệu suất cao
dạng “ống phẳng ” (5) , ở đó nhiệt độ tăng 15÷2600C ở chế độ ổn định .
Ở cửa ra của bộ trao đổi nhiệt, không khí đã nung nóng được đưa vào lò
sạch ở nhiệt độ 3200C. Sau khi chuyển vào bình phản ứng (4) đảm bảo thời gian
tiếp xúc là 3 giây, không khí chuyển vào hệ thống sơ cấp của bình trao đổi, ở đây
nó nhượng năng lượng cho dòng khí ngược dòng. Ở cửa ra, nhiệt độ không khí
khoảng 700C và chuyển ra ngoài khí quyển (6).

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 43


Đồ án tốt nghiệp

CHƯƠNG II
THỰC NGHIỆM SẢN XUẤT OZONE

2.1. NGHIÊN CỨU, CHẾ TẠO, KHẢO SÁT


CÁC CỤM LINH KIỆN QUAN TRỌNG

Có 4 bộ phận chính liên quan trực tiếp đến quá trình sản xuất ra ozone đó là :
1. Mạch nguồn dao động tần số cao (Switching)
2. Biến áp cao áp
3. Ống phóng Ozone
4. Bơm cung cấp khí cho quá trình tạo Ozone
Các thông số ảnh hưởng đến quá trình tạo Ozone trong từng bộ phận :
2.1.1 Mạch nguồn dao động tần số cao :
Mục tiêu của mạch :
+ Để nâng cao hiệu suất tạo ozone
+ Tối ưu hóa kích cỡ của bộ nguồn
cấp
+ Ổn định điện áp trong quá trình
phóng điện
Có 2 thông số ảnh hưởng :

Hình 22. Đồ thị dạng xung + Dạng xung của điện áp + Tần
số xung

Vì ta chọn là mạch nguồn Switching nên dạng xung của điện áp là dạng xung
vuông (hình 22).

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 44


Đồ án tốt nghiệp

Độ rộng xung ‫ ح‬có thể thay đổi được nhờ chiết áp (bộ thay đổi điện trở) ở
mạch điều khiển. Việc tăng độ rộng xung ‫ ح‬cũng như tăng tần số sẽ làm cho
dòng điện phóng và tần suất phóng điện tăng do đó tăng hiệu suất tạo ozone.
Nhưng trong thực nghiệm ta thấy có một vấn đề nảy sinh là khi tăng 2 thông số
trên thì làm cho tốc độ tăng nhiệt của ống phóng tăng, mà ta đã biết nếu nhiệt độ
tăng thì lại làm giảm hiệu suất của quá trình tạo ozone. Vì vậy qua khảo sát ta
thấy tần số xung là 10KHz và độ rộng xung 0,2÷0,1 = ‫ ح‬T được
xem như hợp lý nhất vì ta có thể khống chế được nhiệt độ ống phóng bằng các
biện pháp toả nhiệt. Độ rộng xung này được điều chỉnh thích hợp khi máy được
hoàn thiện.
Hình dưới đây là các mạch nguồn dao động tần số cao tạo cao áp trong
máy ozone dân dụng và máy ozone công nghiệp đã được chế tạo tại Phòng thí
nghiệm Vật liệu từ Vô định hình và Nano tinh thể.

Hình 23. Mạch thực tế


đã hoàn thiện

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 45


Đồ án tốt nghiệp

Hình 24. Dạng xung điều khiển Hình 25. Hình ảnh mạch dao động
trên thực tế của mạch dao động tần số tần số cao tạo cao áp trong máy
cao tạo cao áp trong máy công nghiệp. công nghiệp đã hoàn thiện tại PTN
Xung được kiểm tra bằng máy oxylo tại Vật liệu từ VĐH & Nano
PTN Vật liệu từ VĐH & Nano

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 46


Đồ án tốt nghiệp

2.1.2 Biến áp cao áp :


Với tần số làm việc là 10KHz thì sự lựa chọn tối ưu là sử dụng lõi từ vô
định hình vì nó có ưu điểm là :
 Tác động nhanh
 Chủ động nguồn
 Kích thước nhỏ cho nên công suất tiêu thụ điện nhỏ, tổn hao nhỏ .
 Điện áp ra rất lớn 15kV ÷ 21kV trong khi chỉ cần U~7kV là đã bắt đầu
xuất hiện O3
Lưu ý : Với dải tần số từ 400Hz ÷ 50kHz thì chủ yếu dùng vật liệu từ vô
định hình. Còn với dải tần từ 50kHz trở lên thì dùng Ferit (hiện tại với Ferit ở
Việt Nam, chúng ta chưa chủ động được về kích cỡ và giá thành vẫn cao).
Với kinh nghiệm lâu năm của Phòng thí nghiệm Vật liệu từ vô định hình &
Nano tinh thể trong lĩnh vực cao áp thì việc tạo ra biến áp cao áp là không mấy
khó khăn. Và theo tính toán lý thuyết thì điện áp tối ưu cho việc đánh điện tạo ra
O3 max là 21KV nên trong quá trình khảo sát thì biến áp cao áp được lựa chọn có
điện áp ra là 21KV.

2.1.3 Ống phóng Ozone :


- Vật liệu cách điện trong ống phóng : được thử bằng rất nhiều loại vật liệu
để tối ưu hóa về khả năng cách điện, chịu nhiệt và giá thành.
Qua thực nghiệm ta thấy các loại thuỷ tinh thường khi phóng điện đều bị
đánh thủng (chủ yếu tại những chỗ có bọt khí) hoặc vỡ do không chịu được nhiệt
độ tức thời. Mà kết quả của hiện tượng đó là sinh ra hồ quang tại những điểm bị
đánh thủng và không tạo ra khí O3. Vậy vật liệu làm cách điện phải được dùng là

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 47


Đồ án tốt nghiệp

thủy tinh chịu nhiệt chất lượng cao, sạch, có chiều dày đều, không có bọt khí để
có được môi trường đẳng thế cho quá trình phóng điện. Ở đây ta dùng thuỷ
tinh duyrech có ε=8, Ф=18, dày cỡ ~1,2mm, rất sạch và có khả năng chịu được
nhiệt độ cao lên tới 9000C (có thể dùng được bằng “gốm sạch” hoặc thạch anh
nhưng hiện tại các loại gốm, thạch anh trong nước đều không đạt yêu cầu cho
việc này).

Hình 26. Ống cách điện bằng thủy tinh duyrech


(làm tại PTN Vật liệu từ VĐH và Nano)

- Khoảng cách khe hở phóng điện :


Với xu hướng tăng hiệu suất tạo ozone và tối ưu về kích thước của biến áp cao
áp thì ta chỉ khảo sát tần số của xung phóng điện là từ 10KHz ÷20KHz cho nên
khoảng cách khe hở được chọn là 2mm để khảo sát. Ống được làm lạnh hoàn
toàn bằng không khí.
- Chiều dài ống phóng :
Vì tần số và độ rộng xung ‫ ح‬không được tăng cao quá nên để hiệu suất chuyển
hoá O2O3 cao thì ta phải tăng thời gian giam không khí cấp trong môi trường
phóng điện, tức là tăng chiều dài của ống phóng. Ở đây chế độ tối ưu nhất cho
ống phóng máy dân dụng 500mgO3/h là dài 10cm, ống phóng máy công nghiệp
4gO3/h dài 15cm .

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 48


Đồ án tốt nghiệp

Hình 27. Mặt cắt ngang của ống phóng Hình 28. Ống phóng máy ozone dân dụng

Hình 29. Hệ ống phóng máy phát Ozone công nghiệp : gồm 2 ống
được ghép song song với nhau , kết hợp với 2 nguồn cao áp 
máy có khả năng làm việc liên tục cả ngày . Công suất phát từ
3÷15gO3/h

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 49


Đồ án tốt nghiệp

Hình 30. Sơ đồ hoạt động của máy phát Ozone công nghiệp : 2
hệ cao áp - ống phóng thay nhau làm việc liên tục

2.1.4 Bơm cung cấp khí cho quá trình tạo O3 :


Từ công thức (1.1.3.2) ta tính được lưu lượng mol Q của không khí (hay
oxy) vào. Từ đó tính được công suất của bơm khí. Đối với máy 4gO 3/h thì bơm
cung cấp khí được chọn là loại có lưu lượng 20lít / phút , được làm mát và sấy
khô bằng bộ hút ẩm , độ ẩm ~30% . Còn với máy dân dụng 500mgO 3/h thì lưu
lượng khí ~3lít/phút (làm mát bằng không khí bình thường).

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 50


Đồ án tốt nghiệp

2.2. THỬ NGHIỆM KHÍ OZONE

2.2.1 Kiểm tra nồng độ Ozone ra :


Phương pháp hoá học xác định nồng độ Ozone trong không khí :
Phương pháp dựa trên phản ứng của O3 với Kali Iot dư giải phóng ra Iot và
Iot tạo thành tác dụng với Dimetyparaphenyldiamin trong môi trường axit
Cloruahydric. Sản phẩm tạo thành màu, so màu trên máy trắc quang ở bước sóng
λ = 510….  lấy mẫu  bảo quản xử lý và phân tích mẫu  tính toán kết quả
cuối cùng theo công thức :
m
C (2.2.1.1)
V

Trong đó C là nồng độ O3 trong không khí (mg/m3)


m là lượng O3 xác định được (μg)
V là thể tích không khí (lít)
Phương pháp này rất phức tạp và hiệu suất không cao, cho nên hiện nay chủ
yếu người ta dùng các máy kiểm tra nồng độ O3 sẵn có trên thị trường.

Máy kiểm tra nồng độ Ozone trong không khí:

Bộ kiểm tra này chính xác và rất nhạy với


sự thay đổi các mức ozone . Có hiệu lực
với dải đo ozone thấp 0.01 ppm - 9.99
ppm, dải đo ozone cao từ 0.1 tới 150.0
ppm tuỳ theo nhu cầu. Thời gian khởi

Ngoài ra còn có cảm biến đo nồngđộng rất nhanh


độ ozon phân ,huỷ
không đếnnước
trong 3 phút .

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 51


Đồ án tốt nghiệp

2.2.2 Khảo sát tác dụng oxy hóa - khử trùng của Ozone với nước :
2.2.2.1 Tầm quan trọng của nước sạch :
Nước là yếu tố lớn nhất trong thế giới khoáng chất và sinh học, nó cũng là
vật chủ trung gian ưu đãi con người. Hiện nay, nước sử dụng trong công nghiệp,
nông nghiệp và sinh hoạt chiếm 250m3/năm cho một đầu người. Ta thấy có sự
chênh lệch khá lớn : khoảng 100m3 cho các nước đang phát triển đến 1.500m3
như ở Mỹ cho một đầu người. Như vậy chắc chắn rằng nhu cầu sử dụng nước
của con người không ngừng tăng
Trên thế giới : hiện có hơn 1 tỷ người không được dùng nước sạch và hơn 2,6
tỷ người (chiếm khoảng 40% dân số thế giới) không có cơ hội tiếp cận các điều
kiện vệ sinh an toàn. Trên toàn thế giới, hàng triệu trẻ em được sinh ra trong tình
trạng thiếu những điều kiện vệ sinh tối thiểu và nước sạch. Mỗi ngày có khoảng
4.000 em chết do các bệnh liên quan đến việc sử dụng nước bẩn.
Ở Việt Nam hiện nay tài nguyên nước sạch rất khan hiếm, hơn thế trong
vòng vài năm gần đây tình trạng nước bị ô nhiễm rất phổ biến ở nhiều nơi. Có
những nơi (Cầu Giấy) nồng độ Asen (thạch tín) trong nước giếng rất cao, có
những nơi Khương Trung (Thanh Xuân - HN) người dân phản ánh “nước trong
vòi chảy ra đục ngầu như nước phù sa sông Hồng , lọc đến 3-4 lượt khăn mà vẫn

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 52


Đồ án tốt nghiệp

đục” ; thậm chí hai khu đô thị mới Linh Đàm , Định Công đã phải lấy nước sạch
từ độ sâu 180m…..
Điều đó đặt ra yêu cầu khẩn cấp để bảo vệ nguồn nước. Phải xử lý nó trong
bất kỳ trường hợp nào để sản xuất nước sạch cho sinh hoạt và sử dụng nước
trong công nghiệp, hạn chế chất thải ô nhiễm vào môi trường tự nhiên
Trên thế giới, việc ứng dụng công nghệ OZONE trong xử lý nước là một
phương pháp khá tiên tiến và ngày càng được sử dụng rộng rãi. Ozone trong
nước có tác dụng OXH-khử trùng rất mạnh mà không hề gây ra các sản phẩm
phụ nào. Hiệu quả tiệt trùng phụ thuộc vào chất lượng nước, thời gian tiếp xúc
và cường độ khuấy trộn Ozone vào nước.

2.2.2.2 Loại nước nào cần phải xử lý ? Tại sao ?


Nước thiên nhiên :
Để cung cấp nước sạch , có thể khai thác từ các nguồn nước thiên nhiên
(thường gọi là nước thô) là nước mặt , nước ngầm , nước biển và nước mưa
- Nước mặt : bao gồm các nguồn nước trong các ao , đầm , hồ chứa , sông
suối .Do kết hợp từ các dòng chảy trên bề mặt và thường xuyên tiếp xúc với
không khí nên đặc trưng của nước mặt là :
Chứa khí hoà tan đặc biệt là oxy . Chứa nhiều chất rắn lơ lửng
Có hàm lượng chất hữu cơ cao . Có sự hiện diện của nhiều loại tảo
Chứa nhiều vi sinh vật
- Nước ngầm : được khai thác từ các tầng chứa nước dưới đất , chất
lượng nước ngầm phụ thuộc vào thành phần khoáng hóa và cấu trúc địa tầng mà
nước thấm qua . Đặc trưng chung của nước ngầm là :
Độ đục thấp , nhiệt độ và thành phần hóa học tương đối ổn định , không
có oxy nhưng có thể chứa nhiều khí như : CO 2, H2S…, chứa nhiều khoáng chất
hòa tan chủ yếu là Fe , Mn , Ca , Mg , Flo…, không có hiện diện của vi sinh vật

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 53


Đồ án tốt nghiệp

Nước ngầm có ưu điểm là rất trong sạch (hàm lượng cặn nhỏ , ít vi
trùng …) xử lý đơn giản nên giá thành rẻ và đảm bảo an toàn cấp nước . Nhược
điểm của nó là thăm dò lâu , khó khăn , đôi khi chứa nhiều sắt và bị nhiễm mặn
nhất là các vùng ven biển , khi đó việc xử lý tương đối khó khăn và phức tạp .
Tuy nhiên với những ưu điểm cơ bản trên , nước ngầm thường được ưu tiên chọn
làm nguồn nước để cấp cho sinh hoạt , ăn uống
- Nước biển : thường có độ mặn rất cao , hàm lượng muối trong nước
biển thay đổi tuỳ theo vị trí địa lý : cửa sông , gần hay xa bờ , ngoài ra trong
nước biển thường có nhiều chất lơ lửng , càng gần bờ nồng độ càng tăng chủ yếu
là các phiêu sinh động thực vật
- Nước mưa : nước mưa có thể xem như nước cất tự nhiên nhưng không
hoàn toàn tinh khiết bởi vì nước mưa có thể bị ô nhiễm bởi khí , bụi và thậm chí
cả vi khuẩn có trong không khí . Khi rơi xuống nước mưa tiếp tục bị ô nhiễm do
tiếp xúc với các vật thể khác nhau . Hơi nước gặp không khí chứa nhiều khí oxyt
nitơ hay oxyt lưu huỳnh sẽ tạo nên các trận mưa axit
Nước thải :
Nước thải là nước đã qua sử dụng vào các mục đích như sinh hoạt , dịch
vụ , tưới tiêu thuỷ lợi , chế biến công nghiệp , chăn nuôi …Thông thường nước
thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chúng
- Nước thải sinh hoạt : là nước thải từ các khu dân cư bao gồm nước sau
khi sử dụng từ các hộ gia đình , bệnh viện , khách sạn , trường học , cơ quan ,
khu vui chơi giải trí . Đặc điểm của nước thải sinh hoạt là có hàm lượng lớn các
chất hữu cơ dễ bị phân hủy (hidratcacbon , protein , chất béo) , các chất vô cơ
sinh dưỡng (photphat , nitơ) , cùng với vi khuẩn (có thể có cả vi sinh vật gây
bệnh) , trứng giun, sán …Hàm lượng các chất gây ô nhiễm trong nước thải sinh
hoạt phụ thuộc vào điều kiện sống , chất lượng bữa ăn , lượng nước sử dụng và
hệ thống tiếp nhận nước thải .

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 54


Đồ án tốt nghiệp

- Nước thải công nghiệp : là nước thải từ các xí nghiệp sản xuất công
nghiệp, thủ công nghiệp, giao thông vận tải. Nước thải loại này không có đặc
điểm chung mà phụ thuộc vào các quy trình công nghệ của từng loại sản phẩm .
VD nước thải của nhà máy thuộc da chứa nhiều kim loại nặng , sulfua ; nước
thải của xí nghiệp làm acquy có nồng độ axit và chì cao ….
- Nước thải đô thị : là một thuật ngữ chung chỉ chất lỏng trong hệ thống
cống thoát của một thành phố, đó là hỗn hợp của các loại nước thải kể trên

2.2.2.3 Những thông số cơ bản đánh giá chất lượng nước


(trích tiêu chuẩn TCXD 233 - 1999 ) :
Nước sạch thường được khai thác từ các nguồn nước thiên nhiên là nước
mặt , nước ngầm , nước biển . Còn nước bẩn (hay gọi là nước thải ) thì xuất phát
chung từ các nguồn nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước thải đô thị .
Người ta chia nước sạch làm 2 loại : loại A và loại B ; chia nước bẩn làm 2 loại :
loại A , loại B. Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ của các chất thành phần
trong từng loại nước được quy định như trong (bảng 1-1)
- Giá trị giới hạn :
Nước sạch:
+ Loại A là loại nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh nước ăn uống, không màu, không
mùi vị, không chứa các chất độc hại, các vi trùng và tác nhân gây bệnh
+ Loại B là nguồn nước có chất lượng bình thường, có thể khai thác, xử lý để
cấp cho ăn uống, sinh hoạt.
Nước bẩn :
+ Loại A là loại nước chỉ được đổ vào các vực nước dùng cho các mục đích
giao thông thuỷ, tưới tiêu, nuôi thuỷ sản …
+ Loại B là nguồn nước có chất lượng rất xấu, không được sử dụng để cấp cho
ăn uống và sinh hoạt, chỉ được phép đổ vào các nơi qui định, cần được xử lý…

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 55


Đồ án tốt nghiệp

Phương pháp lấy mẫu, phân tích, tính toán, xác định từng thông số và nồng
độ cụ thể được quy định trong các tiêu chuẩn VN tương ứng.

Bảng 1-1 : Phân loại chất lượng nguồn nước


TT Các thông Đơn vị Nước sạch Nước bẩn
Loại A Loại B Loại A Loại B
số
1 Độ pH 6,5 - 8,5 6,0 - 9,0 5,5 - 9,5 < 5,5 và >
9,5
2 Độ đục NTU <2 < 300 < 1000 > 1000
3 Độ màu Pt/Co < 10 < 100 < 200 > 200
Mùi vị Không có
mùi , vị lạ
4 Độ oxy mg/O2 <2 2-5 < 10 > 10
hóa
KMnO4
o
5 Độ cứng dH 4-8 < 4 hoặc < 28 > 28
toàn phần từ 8-13
6 Sunfua mg/l 0 0 < 0,5 > 0,5
H2 S
7 Clorua mg/l < 25 < 200 < 400 > 400
Cl-
8 Sunfat mg/l < 25 < 250 < 500 > 500
SO42-
9 Nitrit mg/l 0,1 <1 <2 >2
NO2-
10 Nitrat mg/l 0 <6 < 10 > 10
NO3-
11 P hữu cơ mg/l 0 <2 < 3,5 > 3,5
12 Fe tổng mg/l < 0,3 <1 <2 >2
13 Mn tổng mg/l < 0,2 < 0,5 <1 >1
14 Amonium mg/l < 0,2 < 0,5 <1 >1
NH4+

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 56


Đồ án tốt nghiệp

15 Xianua μg/l <0 < 50 < 100 > 100


CN-
16 Phenol μg/l <0 < 0.5 < 100 > 100
17 Asen μg/l 0 < 50 < 100 > 100
As
18 Selen μg/l 0 <5 < 10 > 10
Se
19 Thủy ngân μg/l 0 0 <1 >1
Hg
20 Đồng μg/l <2 < 1000 < 3000 > 3000
Cu
21 Chì μg/l 0 < 10 < 50 > 50
Pb
22 Kẽm μg/l <3 < 1000 < 5000 > 5000
Zn
23 E.Coli MPN/ 0 < 300 < 10.000 > 10.000
(Coliform) 100ml
24 Tổng hoá
chất bảo mg/l 0 < 0,15 < 0,55 > 0,55
vệ thực
vật (trừ
DDT)
25 DDT mg/l 0 < 0,01 < 0,08 > 0,08
26 Tổng hoạt Bq/l < 0,1 < 0,3 < 0,3 > 0,3
độ phóng
xạ α
27 Tổng hoạt
độ phóng Bq/l <1 <1 <1 >1
xạ β

2.2.2.4 Khảo sát tác dụng của Ozone với nước thải :

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 57


Đồ án tốt nghiệp

Ozone oxy hóa cả các chất vô cơ và hữu cơ tan trong nước thải
Ozon phản ứng cao khi tác dụng với phenol trong khoảng nồng độ rất
rộng (0÷1000mg/l) .

Hình 31. Hiệu quả khử các các hợp chất


hữu cơ trong nước thải bằng ozone

a) Tác dụng xử lý của máy dân dụng 500mgO3/h:


- Loại mẫu : Nước sông Tô Lịch
- Số lượng mẫu : 5 mẫu ( mỗi mẫu 1,5 lít nước ).
TT Chỉ tiêu Đơn vị Mẫu Mẫu sau xử lý
30ph 45ph 60ph 75ph 90ph
trước xử

1 Độ màu Pt/Co 100 20 17 13 12 10
2 P hữu cơ mg/l 5,03 1,95 100
1,55 1,2 1,15P h÷u c¬1,15
§ é mµu

3 Nitrit mg/l 1,157 0,253


80
0,136 0,077 0,027Nitrit
E.Coli
0,015
NO2-
Th«ngsè(%)

60
4 E.Coli MPN/ 100.000 16.000 230 120 100 50
(Coliform) 100ml 40

20

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K450 0 20 40 60 80 100 58


Thêi gian (phót)
Đồ án tốt nghiệp

Máy Ozone gia đình công suất 500mg/h

Nhận xét : Nhìn vào đồ thị ta thấy với nồng độ 500mgO3/h thì
+ 1 lít nước thải khử Ozone trong vòng 60 phút  hết ~100% màu
+ 1 lít nước thải khử Ozone trong vòng 70 phút  hết ~80% P hữu cơ
+ 1 lít nước thải khử Ozone trong vòng 75 phút  hết ~99% Nitrit
+ 1 lít nước thải khử Ozone trong vòng 60 phút  hết ~100% khuẩn E.Coli
b) Tác dụng xử lý của máy công nghiệp 4gO3/h:
- Loại mẫu : Nước sông Tô Lịch
- Số lượng mẫu : 5 mẫu ( mỗi mẫu 15 lít nước ).

TT Chỉ tiêu Đơn vị Mẫu trước Mẫu sau xử lý


30ph 45ph 60ph 75ph 90ph
xử lý
1 Độ màu Pt/Co 100 18 16 14 11 10
2 P hữu cơ mg/l 5,03 1,85 1,42 1,15 1,05 1,00
3 Nitrit mg/l 1,157 0,233 0,112 0,043 0,022 0,010
4 Coliform MPN/ 100.000 9.200 200 98 70 30
100 § é mµu
100ml P h÷u c¬
Nitrit
80 E.Coli
Th«ngsè (%)

60

40

20

0
Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K450 20 40 60 80 100 59
Thêi gian (phót)
Đồ án tốt nghiệp

Máy Ozone công nghiệp công suất 4gO3/h

Nhận xét : Dựa vào đồ thị ta thấy với nồng độ 4gO3/h thì
+ 1 lít nước thải khử Ozone trong vòng 4 phút  hết ~100% màu
+ 1 lít nước thải khử Ozone trong vòng 6 phút  hết ~80% P hữu cơ
+ 1 lít nước thải khử Ozone trong vòng 6 phút  hết ~99% Nitrit
+ 1 lít nước thải khử Ozone trong vòng 5 phút  hết ~100% khuẩn E.Coli

2.2.2.5 Khảo sát tác dụng của Ozone với nước giếng :

Chỉ tiêu Đơn vị Mẫu trước Mẫu sau xử lý bằng máy


xử lý Ozone 500mg/h trong 10 phút
E.Coli MPN/100ml 150 Âm tính

2.2.2.6 Khảo sát tác dụng của Ozone với nước máy :

Chỉ tiêu Đơn vị Mẫu trước Mẫu sau xử lý bằng máy


xử lý Ozone 500mg/h trong 3 phút
E.Coli MPN/100ml 2 Âm tính

2.2.2.7 Khảo sát tác dụng của Ozone với hóa chất bảo vệ thực vật :

Chỉ tiêu Đơn vị Mẫu nước Mẫu nước sau xử lý bằng máy

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 60


Đồ án tốt nghiệp

trước xử lý Ozone 500mg/h trong 15 phút


Carbofuran μg/l 11,7 2,3

2.2.3 Thử nghiệm sự khuấy trộn Ozone vào nước bằng Ejector :
Trên thực tế nếu sục thẳng khí Ozone vào nước để xử lý thì chất lượng
nước sau xử lý không đạt được như tính toán lý thuyết, lý do lượng ozone được
hoà tan vào nước để tiệt trùng thì ít mà lượng ozone dư thoát ra ngoài không khí
thì nhiều. Vì vậy nảy sinh giải pháp phải khuấy trộn ozone vào nước một cách
hợp lý hơn, để hiệu quả oxy hóa - khử trùng cao hơn. Có 3 phương pháp hoà tan
và khuấy trộn ozone :

Đi qua lớp lọc nổi


Dùng Ejector
Dùng cánh khuấy để hoà tan khí

Hình 32. Ejector bằng nhựa

Ejector là thiết bị thu khí tự nhiên , có thể chế tạo bằng gang đúc , thép hàn
hay làm bằng chất dẻo .
Nguyên tắc hoạt động của Ejector là khi nước chuyển động trong ống phun
với áp lực lớn và vận tốc tăng làm giảm áp suất cục bộ đột ngột trong phần thu

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 61


Đồ án tốt nghiệp

hẹp của Ejector , hút khí theo ống thu khí vào ngăn trộn .Hỗn hợp nước và khí
được đẩy ra ngoài , khuấy trộn đều với nước trong công trình xử lý .
Ưu điểm lớn nhất của thiết bị này là tốc độ truyền ozone vào nước rất lớn (lên
tới 90%) , và nước vào có áp lực càng cao thì lực hút ozon càng mạnh .
Với ý tưởng sử dụng Ejector (bộ trộn khí vào nước) kết hợp với hệ lọc cơ
học nhóm nghiên cứu của chúng em đã nghiên cứu, thiết kế, thử nghiệm một hệ
thống liên hoàn lọc – Ozone với mục đích :
+ Nghiên cứu hiệu quả khử trùng của Ozone khi được khuấy trộn
bằng Ezector
+ Nghiên cứu, thử nghiệm xử lý nước thải đô thị (nước sông Tô Lịch)
và xử lý nước cấp (là nguồn nước được dùng để xử lý cấp cho sinh hoạt và ăn
uống ví dụ như nước giếng khoan) .
Sau đây là các hệ thống mà chúng em đã làm trong quá trình thực nghiệm,
với trình tự được cải tiến dần để đạt được mục đích như trên .

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 62


Đồ án tốt nghiệp

Hình 33. Sơ đồ các hệ thống lọc-ozone được


cải tiến dần trong quá trình thực nghiệm

Chú thích :
- Sơ đồ I gồm hai bình lọc (bình 1 lọc thô, bình 2 lọc tinh) và sử dụng một
Ezector . Lưu luợng nước ra là 5 lít/phút .
- Sơ đồ II gồm ba bình lọc (bình 1 lọc thô , bình 2 bình 3 lọc tinh) và sử dụng
hai Ezector . Lưu lượng nước ra là 3 lít/phút.
- Sơ đồ III vẫn giống sơ đồ II nhưng thiết kế thêm bộ ziczac với mục đích để
thời gian ozone tiếp xúc với nước lâu hơn . Lưu lượng nước ra 2 lít/phút.
- Sơ đồ IV được hoàn thành với sự điều tiết hai cấp . Điều tiết cấp I giống
như sơ đồ III dùng cho xử lý nước thải tốc độ nước ra là 2 lít / phút . Điều tiết
cấp II có quy trình gần giống sơ đồ I chỉ khác thời gian ozone tiếp xúc với nước
lâu hơn  dùng cho xử lý nước gần sạch nên lưu lượng nước ra là 4 lít/phút) .

BẢNG TỔNG HỢP PHÂN TÍCH


CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG TÔ LỊCH SAU XỬ LÝ

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 63


Đồ án tốt nghiệp

Mẫu nước Mẫu nước sau xử lý bằng


Sơ đồ I Sơ đồ II Sơ đồ III
TT Chỉ tiêu Đơn vị trước xử
(5 l/min) (3 l/min) (2 l/min)

1 Độ màu Pt/Co 100 40 25 17
2 P hữu cơ mg/l 5,03 3.15 1.85 1.15
3 Nitrit mg/l 1,157 0.985 0.233 0.077
4 Coliform MPN/100ml 100.000 9.200 1.500 130

Chất lượng nước đạt nước bẩn loại B

Chất lượng nước đạt nước bẩn loại A

Chất lượng nước đạt nước bẩn loại A

Chất lượng nước đạt nước sạch loại B

100 § é mµu
P h÷u c¬
Nitrit
80 E.Coli
Th«ngsè (%)

60

40

20

0
0 2 4 6 8 10
Thêi gian läc (lÝt/phót)

Hình 34. Đồ thị biểu diễn bảng tổng hợp phân tích
chất lượng nước sông Tô Lịch sau xử lý

Nhận xét :
- Nhìn vào đồ thị ta thấy với chỉ tiêu khuẩn E.Coli đường cong có độ dốc
lớn nhất, điều này chứng tỏ hệ thống liên hoàn lọc – ozone đạt tiêu chuẩn khử
trùng.

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 64


Đồ án tốt nghiệp

- Với chỉ tiêu độ màu đồ thị là đường tuyến tính có độ dốc cao, chứng tỏ
nếu ta tăng thêm thời gian tiếp xúc ozone với nước thì hoàn toàn khống chế độ
màu đạt tiêu chuẩn nước sạch loại A.
- Riêng với đường cong Nitrit ta thấy khi chuyển từ sơ đồ I sang sơ đồ II thì
độ dốc đạt tối đa, chứng tỏ với hệ thống này ta đã khống chế được lượng Nitrit
trong nước với lưu lượng sơ đồ III.

Tóm lại : Với mục tiêu kết hợp ozone với thiết bị khuấy trộn Ejector để xử lý
nước thải công nghiệp thành nước sạch loại B chúng em đã đạt được với sơ đồ
III. Sau khi hoàn thiện chúng em củng cố thêm hệ thống điều tiết cấp 1, cấp 2 .
Hệ thống đó là sơ đồ IV như đã trình bày ở trên .
BẢNG PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG NƯỚC
GIẾNG KHOAN SAU XỬ LÝ VỚI SƠ ĐỒ 4

Mẫu nước Mẫu nước sau xử lý bằng


Hệ thống Hệ thống lọc cơ
TT Chỉ tiêu Đơn vị trước xử lý
lọc cơ học học - ozone
1 Fe tổng m/l 0,95 0,53 0,13
2 Mn tổng mg/l 0,43 0,35 0,09
3 Coliform MPN/100ml 150 97 0

Nước đạt tiêu chuẩn tắm rửa

Nước đạt tiêu chuẩn vệ sinh ăn uống

Nhìn vào kết quả phân tích chất lượng nước giếng khoan sau xử lý bằng sơ
đồ IV ta thấy với hệ thống lọc cơ học thuần tuý thì các chỉ tiêu chỉ giảm (40%) .
Nhưng với hệ thống liên hoàn lọc-ozone thì các chỉ tiêu giảm đáng kể (> 95%) ,
riêng với khuẩn Coliform thì hệ thống đạt hiệu quả tối đa (100%). Với những chỉ

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 65


Đồ án tốt nghiệp

tiêu đem xét nghiệm ta hoàn toàn có thể kết luận rằng hệ thống đạt tiêu chuẩn
nước sinh hoạt với nước vào là nước giếng khoan (hay là nước sạch loại B) .
Đánh giá kết quả làm việc của hệ thống :
Các ưu điểm :
+ Chất lượng nước sau xử lý tốt hơn rất nhiều khi dùng Ejector khuấy trộn
ozone vào nước
+ Hệ lọc ngược cho nên ít phải thau bể, quá trình thau bể tiến hành đơn giản .
+ Không cần diện tích mặt thoáng lớn .
+ Tốc độ khử trùng , làm sạch nước nhanh .
Hạn chế : Đầu tư ban đầu cao, sử dụng điện.

Hình 35. Hình ảnh hệ thống liên hoàn lọc – ozone (nhằm mục đích thử
nghiệm hiệu quả khử trùng, làm sạch nước của khí ozone khi được khuấy
trộn bằng thiết bị Ejector) đã hoàn thiện tại PTN Vật liệu từ VĐH & Nano

2.2.4 Đánh giá lượng Ozone đặc trưng cho một số lĩnh vực :
2.2.4.1 Nhu cầu ozone của nước :

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 66


Đồ án tốt nghiệp

Nhu cầu ozone để xử lý nước được xác định theo phương pháp sau : để
đáp ứng yêu cầu xử lý vi sinh vật, lượng ozone cần thiết trong nước phải đạt
nồng độ 0,4mgO3/l trong 4 phút tiếp xúc, nghĩa là phải có một giá trị Ct cao hơn
0,4mgO3/l x 14 phút = 1,6 mg phút/l

Điểm A : giao điểm của đường thẳng kéo dài với trục hoành biểu diễn tỷ lệ
Hìnhvào
ozon cần phải đưa 36.đểĐường cong
đáp ứng đầybiểu diễncầu
đủ yêu nhuhóa
cầuhọc
ozone
củacủa nước
ozone trong nước
và xem như bắt đầu xuất hiện ozone dư.
Điểm B : của đường thẳng tương ứng với tỷ lệ ozon phải đưa vào để thoả mãn
nhu cầu ozon và đạt được một lượng ozone dư là 0,4mg/l sau một thời gian tiếp
xúc đã chọn.
2.2.4.2 Đánh giá lượng Ozone đặc trưng cho một số lĩnh vực :

Ứng dụng Lượng ozone cho Chú ý


1m3
Khử trùng 0.4g Một sự khử trùng hoàn toàn chỉ sau 4
phút
Lượng ozone phụ thuộc rất nhiều vào
các chất mà ta cần khử :sắt
Nước uống (min 0.5g ,max 5g) ,mangan ,các chất hữu cơ…
,nước đóng chai Trong hầu hết các Lượng ozone còn dư lại (một vài kinh
trường hợp :1- 1.5g nghiệm thực tế ở nước đóng chai)
 Chai Polycarbonate :0.2-
0.4ppm ,trên 0.5ppm là có vị
 Chai PET :0.1-0.2ppm trên
0.2ppm là có vị

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 67


Đồ án tốt nghiệp

 Túi PE :trên 0.1ppm là có vị

Nước trong bể 0.8 – 1.5g Lượng ozone phụ thuộc vào nhiệt độ
bơi của nước (<280C và >350C)

CHƯƠNG III : KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

ChÕ t¹o thành công c¸c côm linh kiÖn quan trọng nhÊt cña
m¸y ozone nh nguån cao ¸p, cao tÇn, èng phãng ozone,
trong ®ã sö dông lâi dÉn tõ tÇn sè cao b»ng vËt liÖu tõ v«
®Þnh h×nh. B»ng c¸ch ®ã cã thÓ gi¶m gi¸ thµnh cña s¶n
phÈm
Đã khảo sát được các thông số ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất tạo
ozone.

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 68


Đồ án tốt nghiệp

Thö nghiÖm thµnh c«ng hiÖu qu¶ khö trïng, lµm s¹ch níc
b»ng khÝ Ozone.
Thö nghiÖm thµnh c«ng hiÖu qu¶ khö trïng, lµm s¹ch níc
b»ng khÝ Ozone kÕt hîp víi thiết bị khuấy trộn Ejector.
§· xö lý ®îc níc th¶i ®« thÞ víi phÈm lîng níc s¹ch lo¹i B, xö
lý níc giÕng khoan víi phÈm lîng níc s¹ch lo¹i A, vi khuÈn
Coliform trong níc gi¶m tõ ~ 100.000 MPN/100ml xuèng
hµng ®¬n vÞ ; kh«ng sö dông mét hãa chÊt xö lý ®éc h¹i
nµo ; æn ®Þnh, tiÕt kiÖm diÖn tÝch và chi phí.
Đa ra được mét quy tr×nh c«ng nghÖ xö lý níc b»ng khÝ
Ozone cã tÝnh thùc tiÔn vµ hiÖu qu¶ trong đời sống dân sinh và
công nghiệp.

HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO

Nghiên cứu - chế tạo các cụm linh kiện mới đê sản xuất thiết bị phát ozone
công nghiệp công suất lớn 10gO3/h và 20gO3/h dùng cho các cơ sở nuôi
trồng thuỷ hải sản (tôm, cá) ; dùng trong bệnh viện để tiệt trùng các dụng
cụ y khoa, rửa tay ; dùng xử lý nước thải cho các nhà máy, xí nghiệp, cơ
sở sản xuất ; dùng trong các dây chuyền sản xuất nước tinh khiết…
Nghiên cứu, chế tạo thiết bị phát kết hợp : ozone và ion âm để xử lý môi
trường không khí.
Nghiên cứu, chế tạo máy trộn ozone - nước (sử dụng thiết bị khuấy trộn
Ejector)
Mở rộng hệ thống ozone kết hợp cho từng ứng dụng cụ thể.

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 69


Đồ án tốt nghiệp

KẾT LUẬN

 Đã chÕ t¹o thµnh c«ng thiết bị ph¸t Ozone gia dông


(500mgO3/h) vµ b¸n c«ng nghiÖp (4gO3/h) cã sö dông lâi dÉn
tõ V« ®Þnh h×nh. Giá thành rẻ hơn nhiều so với máy ngoại nhập có
cùng công suất, chất lượng tương đương
- M¸y c«ng suÊt 0.5 gam ozon/giê gi¸: 500.000® (so
víi 800.000-2.000.000® trªn th¬ng trêng) vµ m¸y c«ng suÊt 10

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 70


Đồ án tốt nghiệp

gam ozon/giê gi¸ 12.000.000 ® (so víi 15.000.000-20.000.000


®. trªn th¬ng trêng). Cho nên rất khả thi cho việc đưa công nghệ OZONE
vào trong đời sống và công nghiệp Việt Nam trong thời gian tới…..
- Trong níc ®· cã nhiÒu c¬ së l¾p r¸p vµ kinh doanh
c¸c thiÕt bÞ ozon, tuy nhiªn c¸c c¬ së nµy chØ l¾p r¸p c¸c linh
kiÖn, côm linh kiÖn nhËp tõ níc ngoµi vµ nhËp nguyªn chiÕc
(nhËp tõ Mü, NhËt vµ óc).
- C«ng suÊt ozon cña c¸c thiÕt bÞ ph¸t ozon thêng
lµ: 0,3 - 0.8 gam (gia dông), 2 ®Õn 10 gam ( lo¹i trung b×nh
dïng trong c«ng nghiÖp), 20-200g (lo¹i lín dïng trong c«ng
ghiÖp)
- Gi¸ b¸n cña c¸c thiÕt bÞ ozon: gia dông (0,5 g
ozon/giê): 800.000-2.000.000 ®ång, 4-6g ozon/giê: 14-
16.000.000®, 14-28g ozon/giê: 35-50.000.000®. ThÝ dô: m¸y
ozon Air-zone XT-6000 ozone machine, c«ng suÊt 6 g ozon/giê,
s¶n xuÊt t¹i Mü cã gi¸ lµ 800 $ (~12.000.000 VND)
 TÝnh cÊp thiÕt cña đÒ tµi thÓ hiÖn ë nhu cÇu vµ kh¶ n¨ng
øng dông m¸y ozon còng nh thùc tr¹ng nghiªn cøu vµ s¶n
xuÊt thiÕt bÞ ozon ë níc ta hiÖn nay cô thÓ nh sau:
1/ Nh÷ng c¬ së cÇn dïng m¸y ozon:
-BÖnh viÖn (khö khuÈn trong kh«ng khÝ)
-Phßng héi häp, «t« cã ®iÒu hoµ (khö mïi)
-Trang tr¹i ch¨n nu«i (khö mïi, khö khuÈn chèng dÞch bÖnh)
-Xö lý níc s¹nh (níc sinh ho¹t gia ®×nh, níc tinh khiÕt ®Ó uèng)
-Xö lý níc th¶i c«ng nghiÖp (khö khuÈn, khö mïi)
-ChÕ biÕn thùc phÈm(níc ozon ®Ó röa rau qu¶n, thÞt c¸ t«m...)

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 71


Đồ án tốt nghiệp

-Xö lý níc nu«i trång thuû s¶n (khö khuÈn, t¨ng hµm lîng oxy
trong níc)
2/ HiÖn nay c¸c c¬ së c«ng nghiÖp thêng nhËp m¸y ozon c«ng
suÊt lín tõ níc ngoµi (Mü, óc), c¸c m¸y nhá ®îc nhËp tõ Trung
Quèc vµ l¾p r¸p trong níc b»ng c¸c linh kiÖn cña Trung Quèc.
3/ §Ò tµi nµy dù ®Þnh: thiÕt kÕ trong níc, chÕ t¹o trong níc c¸c
bé phËn quan trong lµ: biÕn thÕ cao ¸p (lâi tõ v« ®Þnh h×nh),
èng phãng ozon. Víi ph¬ng thøc nµy cã thÓ t¨ng møc néi ®Þa
ho¸, sö dông vËt liÖu tiªn tiÕn, h¹ gi¸ thµnh ®¸ng kÓ (gi¶m chi
phÝ, gi¶m gi¸ thµnh tíi 45 % so víi nhËp ngo¹i.)

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 72


Đồ án tốt nghiệp

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Braun, D. Kulcher, U. and Pietsch, G (1989) Aspeets of ozone generation


from air, Proceedings Ninth ozone World Congress . New York . 23-25
[2] Pierson, S.S.(1989) High concentration ozone production with MEGOS
generators, Proceedings Ninth ozone World Congress . New York . 26-36
[3] Nomota, Y.Ohkuba, T.Kanazowa, S.and Adachi, T. (1995) Improvement of
ozone yield by a silent-surface hybrid discharge ozonizer, IEEE Transitions on
Industry Applications 31(6), 1458-1462
[4] Tanaseseu, F.T. Cramariue, R.(1995) The evolution of the ICPE Researches
in the Electrostaties Field, Proceedings of the 45 Anniversary of ICPE,
Bucharest, 30-31 October.
[5] Tanaseseu, F.T. Cramariue, R. Velisar, I. and Milevschi, V. (1995) Ozone
facility at the Mila 23 Filtration Plant, Proceedings of the 45 Anniversary of
ICPE, Bucharest, 30-31 October.
[6] Tanaseseu, F.T. Cramariue, R. and Marin, G. (1995) Pilot Station for
Materials Processing by Irradiation with Accelerated Electrons, Proceedings of
the Radiation Curing Conference, 20-24 November, Guilin, China, 481-486.
[7] Mazei Injector (1995) Product Catalog of Mazei Injector Corporation
[8] Tanaseseu, F.T. and Cramariue, R.(1996) Water Depollution Using Ozone
Technologies in Densely Populated Urban Areas, Achievements in Proceedings
of NATO ASI Series 4; Science and Technology Policy 9, “Scientific and
Technological Achievements Related to the Development of European Cities”
169-198.
[9] Gilbert, E. and Hoffmann, G.S. (1989) Ozonation of Sulfur Containing
Aliphatic Compounds in Aqueous Station, Proceedings Ninth ozone World
Congress, New York, 784-794

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 73


Đồ án tốt nghiệp

[10] Singer, P.C. and Zilli, W.B. (1975) . Ozonation of Ammonnia : Application
to Wastewater Treatment. Proceedings First Int, Sympostum on ozone for Water
and Wastewater Treatment, 261-287
[11] Rice R.G. (1989) Chemistries of ozone for Pool and SPA Water Treatment,
Proceedings Ninth ozone World Congress, New York, 390-418
[12] Yokonu, T. Kohayashi, J. and Kaminaga, S. (1989) Development and
Application of the air-cooled Plate Type Ozone Generator in Japan, Proceedings
Ninth Ozone World Congress, New York, 665-681
[13] Ronal L.Droste .Theory and Practice of Water and Wastewater Treatment –
John Wiley & Sons ,Inc.New York ,1997.
[14] Exposure to Ozone and Health – Barbara Malczewska Toth, Ph.D.,D.A.B.T
Glenda Hubbard ,RN,MPH November 6,2002
[15] Ozone Water Treatment in Theory – Dr .Christoph Meyer
[16] The Handbook on Water Treatment – Kemira Kemi AB, Helsingborg ,1998.
[17] Sổ tay xử lý nước (tập1-2) –từ Memento techaique de L’eau của công ty
Degremont (Pháp) do Trung tâm đào tạo ngành nước và môi trường giới thiệu -
NXB Xây dựng HN, 1999.
[18] Cơ sở lý thuyết và công nghệ xử lý nước tự nhiên -Nguyễn Hữu Phú –NXB
Khoa học và kỹ thuật HN.
[19] Vi sinh vật học và an toàn vệ sinh thực phẩm – PGS.TS Lương Đức Phẩm -
NXB “Nông nghiệp”, HN ,2000.

Sinh viên Trịnh Thanh Nga - lớp VLKT – K45 74

You might also like