You are on page 1of 50

BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG


----------

CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG MỚI


ĐỀ TÀI
XE NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Sinh viên thực hiện :


1. Võ Văn Quy – MSSV: 20019072
2. Mai Nhựt Trường – MSSV: 20019089
Khóa: Khóa 45
GVHD: ThS. NGUYỄN TOÀN TRUNG

Vĩnh Long, 2023


BỘ LAO ĐỘNG THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT VĨNH LONG
----------

CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG MỚI


ĐỀ TÀI
XE NĂNG LƯỢNG MẶT TRỜI

Sinh viên thực hiện :


3. Võ Văn Quy – MSSV: 20019072
4. Mai Nhựt Trường – MSSV: 20019089
Khóa: Khóa 45
GVHD: ThS. NGUYỄN TOÀN TRUNG

Vĩnh Long, 2023


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
...............................................................................................................................
Vĩnh Long, ngày.....tháng.....năm 2023
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

ThS. Nguyễn Toàn Trung


LỜI CẢM ƠN
----------
Lời đầu tiên em xin đại diện tất cả những thành viên trong nhóm xin
cảm thầy NGUYỄN TOÀN TRUNG đã tận tình giảng dạy trong môn CÁC
NGUỒN NĂNG LƯỢNG MỚI.
Sau khi học xong môn học CÁC NGUỒN NĂNG LƯỢNG MỚI tại
trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh Long dưới sự giảng dạy và chỉ bảo tận
tình của Thầy NGUYỄN TOÀN TRUNG chúng em đã tiếp thu được một
lượng kiến thức để nâng cao trình độ, hiểu biết, cũng như những kinh nghiệm
bổ ích, giúp chúng em hoàn thiện bản thân để học tập và làm việc tốt hơn trong
tương lai.
Xin gửi đến quý Thầy/Cô của trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Vĩnh
Long lòng kính trọng và sự biết ơn vô cùng sâu sắc. Đặc biệt là Thầy
NGUYỄN TOÀN TRUNG và quý Thầy/Cô Khoa Cơ khí Động lực đã tận tình
chỉ dẫn, trực tiếp giúp đỡ và tạo điều kiện, môi trường làm việc tốt cho chúng
em hoàn thành đề tài này.
Chúng em xin chân thành cảm ơn!
MỤC LỤC

NỘI DUNG.........................................................................................................1

1. Năng lượng mặt trời là gì?..............................................................................1

1.1. Mặt trời........................................................................................................1

1.2. Năng lượng mặt trời..................................................................................2

1.3. Năng lượng bức xạ mặt trời..........................................................................3

2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của tấm pin năng lượng mặt trời............6

2.1. Cấu tạo tấm pin năng lượng mặt trời......................................................6

2.2. Nguyên lý làm việc (hoạt động) của pin năng lượng mặt trời...............11

3. Công nghệ sản xuất pin mặt trời SI..........................................................15

3.1. Sơ lược về công nghệ chế tạo pin mặt trời SI............................................15

3.2. Nguyên liệu để sản xuất pin mặt trời SI................................................18

3.3. Quy trình sản xuất pin năng lượng mặt trời.........................................20

4. Ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời là gì?...............................................25

4.1. Ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời......................................................25

4.2. Ưu, nhược điểm của ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời...........................26

4.3. Phân biệt giữa ô tô điện và ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời........27

5. Một số xe hoạt động bằng năng lượng mặt trời.........................................29

5.1. Mercedes-Benz Vision EQXX.................................................................29

5.2. Fisker Ocean............................................................................................30

5.3. Hyundai Ioniq 5........................................................................................31

5.4. Aptera Sol.................................................................................................32

5.5. Lightyear One...........................................................................................33


6. Pin năng lượng mặt trời.............................................................................34

6.1. Sơ lược về pin năng lượng mặt trời........................................................34

6.2. Hoạt động của pin mặt trời.....................................................................34

6.3. Ứng dụng và lợi ích của pin mặt trời.....................................................35

7. Công nghệ chế tạo pin mặt trời hiện nay..................................................35

7.1. Công nghệ sản xuất pin mặt trời bằng Silicon..........................................36

7.2. Chế tạo pin mặt trời bằng công nghệ in 3D...........................................38

7.3. Công nghệ pin mặt trời Hybrid..................................................................39


DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Mặt trời cung cấp năng lượng cho toàn bộ hành tinh............................1
Hình 2. Năng lượng mặt trời............................................................................... 2
Hình 3. Bức xạ Mặt Trời là các dòng vật chất và năng lượng do Mặt Trời phát
ra..........................................................................................................................4
Hình 4. Hướng của bức xạ Mặt Trời..................................................................5
Hình 5. Cấu tạo của tấm pin năng lượng Mặt Trời.............................................6
Hình 6. Khung nhôm............................................................................................7
Hình 7. Kính cường lực.......................................................................................7
Hình 8. Tế bào quang điện..................................................................................8
Hình 9. Tấm nền phía sau pin.............................................................................9
Hình 10. Hộp đấu dây.........................................................................................9
Hình 11. Jack kết nối MC4................................................................................10
Hình 12. Một tế bào quang điện sử dụng hai lớp silic khác nhau.....................11
Hình 13. Nơi tiếp xúc giữa 2 loại silic (P/N Junction) .....................................12
Hình 14. Các hạt photon...................................................................................12
Hình 15. Một trong các hạt này va đập vào solar cell.....................................13
Hình 16. Electron bị hút về mặt N và lỗ trống bị hút về mặt P.........................13
Hình 17. Các electron di động được thu thập ở các lá kim loại.......................14
Hình 18. Electron là thứ duy nhất di chuyển trong solar cell...........................15
Hình 19. Pin mặt trời SI....................................................................................16
Hình 20. Silic là chất bán dẫn có khả năng dẫn điện........................................19
Hình 21. Silicon trước và sau khi xử lý............................................................20
Hình 22. Chế tạo Silicon tinh thể từ kim loại lỏng............................................21
Hình 23. Dòng điện trong chất bán dẫn............................................................22
Hình 24. Quá trình pha tạp (doping) ................................................................22
Hình 25. Đặt các tiếp điểm điện........................................................................23
Hình 26. Pin được trán một lớp phản quang giúp tăng hiệu suất.....................24
Hình 27. Hình ảnh pin mặt trời thành phẩm.....................................................24
Hình 28. Ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời sử dụng điện từ năng lượng mặt
trời được lưu trữ trong pin................................................................................25
Hình 29. Ô tô điện và ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời đều là lựa chọn tối
ưu thay thế cho xe động cơ đốt trong................................................................28
Hình 30. Xe điện Mercedes-Benz Vision EQXX................................................29
Hình 31. Xe điện Fisker.....................................................................................30
Hình 32. Xe điện Hyundai IONIQ 5..................................................................31
Hình 33. Xe điện Aptera Sol..............................................................................32
Hình 34. Xe điện Lightyear One........................................................................33
Hình 35. Nguyên tắc hoạt động cơ bản của pin mặt trời..................................35
Hình 36. Chế tạo pin mặt trời bằng công nghệ in 3D.......................................38
Hình 37. Chế tạo pin mặt trời bằng công nghệ in 3D SL..................................39
Hình 38. Hệ thống điện mặt trời Hybrid...........................................................40
LỜI MỞ ĐẦU

Trong bối cảnh giá xăng liên tục tăng, vấn đề ô nhiễm môi trường càng
ngày càng trầm trọng, các phương tiện đốt trong đang trở thành gánh nặng kinh
tế của nhiều quốc gia, nhiều tổ chức, chính phủ và người tiêu dùng đã và đang
tìm kiếm các nguồn năng lượng khác rẻ hơn, sạch hơn để thay thế. Trong xu
thế đó, đáng chú ý là các ứng dụng về năng lượng mặt trời, đặc biệt nghiên cứu
phát triển xe chạy bằng năng lượng mặt trời.
Mặt trời là một trong những nguồn năng lượng có sẵn, gần như vô tận,
nếu tận dụng và khai thác hợp lí sức mạnh to lớn đó thì việc giải quyêt các vấn
đề về năng lượng sẽ trở trên dễ dàng hơn rất nhiều. Theo dự báo các nghiên
cứu, xe chạy năng lượng mặt trời được hứa hẹn sẽ thay thế những xe năng
lượng truyền thống trong tương lai. Hiện tại, giá cả của xe năng lượng mặt trời
phụ thuộc lớn vào chi phí chế tạo tấm pin năng lượng mặt trời. Tuy nhiên,
trong tương lai không xa, với sự tiến bộ của công nghệ, chi phí này đang và sẽ
giảm đáng kể, khiến giá cả xe năng lượng mặt trời có thể tương đương hoặc rẻ
hơn các loại xe hơi thông thường khác.
Do vậy, vấn đề nghiên cứu xe chạy bằng năng lượng mặt trời là xu thế
tất yếu và sinh viên tại các trường đại học cần được quan tâm, chú ý những ứng
dụng này.
NỘI DUNG
1. Năng lượng Mặt trời là gì?
1.1. Mặt trời
Mặt Trời là một ngôi sao có hoạt động của từ trường. Nó có từ trường
biến đổi mạnh mẽ hàng năm và đổi hướng sau mỗi 11 năm. Từ trường của Mặt
Trời tăng lên gây ra một số hiệu ứng như vết đen trên bề mặt của Mặt Trời, vết
sáng Mặt Trời hay các hiện tượng cực quang sâu rộng khác. Cực quang Aurora
Borealis (Ánh sáng phương Bắc) và cực quang Aurora Australis (Ánh sáng
phương Nam) là những biểu hiện rõ ràng của hoạt động từ trường này.
Mặt trời cung cấp năng lượng cho toàn bộ sự sống trên Trái đất, điều
khiển các chu trình thủy văn, các dòng hải lưu và Thời tiết. Mặt trời định hình
cảm xúc và hoạt động hàng ngày của mỗi chúng ta. Mặt trời cũng chính là
nguồn cảm hứng bất tận cho âm nhạc, nhiếp ảnh và nghệ thuật.

Hình 1. Mặt trời cung cấp năng lượng cho toàn bộ hành tinh

Cách Trái đất gần 150 triệu km, Mặt trời là trái tim của hệ mặt trời, giữ
cho hành tinh của chúng ta ấm áp để các sinh vật có thể phát triển mạnh mẽ.
Hơn 4,5 tỷ năm qua, quả cầu plasma rực rỡ này là nguồn năng lượng vô tận
dành cho vòng quay của sự sống, khí hậu và thời tiết trên trái đất.

1
Đường kính của Mặt Trời là khoảng 1,39 triệu km (864 000 dặm), lớn
gấp 109 lần so với Trái Đất. Nhiệt độ tại lõi của nó là khoảng 15 triệu ° C (27
triệu ° F). Nhiệt độ tại bề mặt của Mặt Trời là khoảng 5 500 ° C (10 000 ° F).
1.2. Năng lượng mặt trời
Năng lượng mặt trời (thuật ngữ tiếng Anh là Solar energy) là năng lượng
bức xạ được tạo ra nhờ mặt trời. Đây là nguồn năng lượng được khám phá,
khai thác và tận dụng đầu tiên trên trái đất, trước cả khi con người tạo ra lửa.
Năng lượng mặt trời cùng với các nguồn tài nguyên thứ cấp như sức gió, sức
nước, sinh khối,...đóng góp phần lớn trong quá trình tạo nên nguồn năng lượng
tái tạo.

Hình 2. Năng lượng mặt trời

Năng lượng mặt trời là bức xạ ánh sáng và nhiệt từ mặt trời được con
người khai thác và lưu trữ và chuyển đổi thành điện năng thông qua Tấm Pin
Năng Lượng Mặt Trời. Đây là nguồn năng lượng gần như vô tận.
Năng lượng mặt trời gần như không có ảnh hưởng tiêu cực đến môi
trường, là một nguồn nguyên liệu sạch, thân thiện, góp phần bảo vệ môi trường
và giảm thiểu hiệu ứng nhà kính.
+ Tiềm năng năng lượng mặt trời tại Việt Nam
Việt Nam là một trong những quốc gia có nguồn năng lượng mặt trời
khổng lồ. Mặc dù các hoạt động nghiên cứu đã được triển khai gần 30 năm,

2
nhưng đến nay những sản phẩm sử dụng nguồn năng lượng này vẫn chưa thật
sự được ứng dụng rộng rãi so với tiềm năng. Bức xạ mặt trời là một nguồn tài
nguyên vô cùng quan trọng cần khai thác. Trung bình, tổng bức xạ năng lượng
mặt trời ở Việt Nam vào khoảng 5kW/h/m2/ ngày ở các tỉnh miền Trung và
miền Nam, và vào khoảng 4kW/h/m2 /ngày ở các tỉnh miền Bắc. Từ dưới vĩ
tuyến 17, bức xạ mặt trời không chỉ nhiều mà còn rất ổn định trong suốt thời
gian của năm, giảm khoảng 20% từ mùa khô sang mùa mưa. Số giờ nắng trong
năm ở miền Bắc vào khoảng 1500-1700 giờ, trong khi ở miền Trung và miền
Nam, con số này vào khoảng 2000-2600 giờ mỗi năm. Bảng 1 là một số bảng
thống kê dữ liệu về lượng bức xạ mặt trời tại các vùng miền và các địa phương
ở Việt Nam.
Bảng 1. Số liệu về bức xạ mặt trời tại các vùng miền của Việt Nam
Cường độ
Giờ nắng trong
Vùng BXMT Ứng dụng
năm
(kWh/, ngày)
Đông Bắc 1600 – 1750 3,3 – 4,1 Trung bình
Tây Bắc 1750 – 1800 4,1 – 4,9 Trung bình
Bắc Trung Bộ 1700 – 2000 4,6 – 5,2 Tốt
Tây Nguyên và Nam
2000 – 2600 4,9 – 5,7 Rất tốt
Trung Bộ
Nam Bộ 2200 – 2500 4,3 – 4,9 Rất tốt
Trung bình cả nước 1700 – 2500 4,6 Tốt

1.3. Năng lượng bức xạ mặt trời


Được hiểu đơn giản nhất là các dòng vật chất và năng lượng do Mặt
Trời phát ra. Đây chính là nguồn năng lượng chính cho những quá trình phong
hoá, bóc mòn, vận chuyển và bồi tụ trên Trái Đất, cũng như chiếu sáng và sưởi
ấm cho các hành tinh có trong hệ Mặt Trời.

3
Bức xạ mặt trời được hấp thụ và biến đổi thành nhiều dạng năng lượng
hữu ích. Ví dụ như nhiệt và điện sử dụng cho nhiều công nghệ. Nhưng tính khả
thi kỹ thuật và hoạt động của những công nghệ này phụ thuộc vào nguồn năng
lượng mặt trời có sẵn.

Hình 3. Bức xạ Mặt Trời là các dòng vật chất và năng lượng do Mặt Trời phát
ra

Tuy nhiên, bức xạ cực tím (UV) và những tia bức xạ khác có trong ánh
sáng mặt trời có hại đối với sức khỏe của con người. Đặc biệt, kính là vật liệu
hấp thụ bức xạ tia UV, IR cao,… âm thầm gây nguy hại đến sức khỏe của con
người.
Chính vì vậy, bạn nên dùng loại sơn kính cách nhiệt để chống nóng,
cách nhiệt hiệu quả. Đồng thời bảo vệ sức khỏe, nội thất bởi các tia bức xạ gây
hại của ánh sáng Mặt Trời.
Lượng bức xạ của mặt trời sẽ thay đổi tùy theo:
 Vị trí địa lý
 Khoảng thời gian, thời điểm trong ngày
 Theo mùa

4
 Quang cảnh
 Thời tiết

Vì Trái Đất hình cầu, Mặt Trời chiếu vào bề mặt ở các góc khác nhau từ
0° đến 90°. Khi các tia sáng mặt trời thẳng đứng vuông góc thì bề mặt Trái đất
sẽ nhận năng lượng nhiều nhất có thể.
Đặc biệt, Trái đất hình cầu nên ở vùng cực Bắc và Nam sẽ không bao
giờ nhận được bức xạ mặt trời theo góc 90° trong suốt cả năm.

Hình 4. Hướng của bức xạ Mặt Trời

Chưa kể, Trái đất còn xoay quanh Mặt Trời theo quỹ đạo hình elip; và
mỗi phần trên Trái đất sẽ có một thời điểm gần với Mặt trời nhất trong năm.
Khi phần Trái đất ở gần Mặt trời nhất vào mùa hè, bề mặt Trái đất lúc đó sẽ
nhận được một lượng nhiệt từ Mặt Trời là lớn nhất.
Hơn thế, vòng quay của Trái đất cũng sẽ ảnh hưởng đến sự thay đổi
hàng giờ của ánh sáng mặt trời. Vào buổi sáng sớm và chiều muộn, Mặt Trời sẽ
ở vị trí thấp trên bầu trời.
Tia nắng của nó đi xa hơn ở bầu khí quyển; trong khi đó vào buổi trưa vị
trí của nó sẽ ở trên đỉnh cao nhất. Lúc này, tia nắng sẽ chiếu trực tiếp xuống bề
mặt. Và tất nhiên thời điểm giữa trưa thì nguồn năng lượng mặt trời đáp xuống
mặt đất là nhiều nhất.

5
2. Cấu tạo và nguyên lý làm việc của tấm pin năng lượng mặt trời
2.1. Cấu tạo tấm pin năng lượng mặt trời
Pin năng lượng mặt trời được chia làm 8 bộ phận gồm: khung nhôm,
kính cường lực, lớp màng EVA, solar cell, tấm nền pin (phía sau), hộp đấu dây
(junction box), cáp điện, Jack kết nối MC4.

Hình 5. Cấu tạo của tấm pin năng lượng Mặt Trời

+ Khung nhôm: Có chức năng tạo ra một kết cấu đủ cứng cáp để tích
hợp solar cell và các bộ phận khác lên. Với thiết kế cứng cáp nhưng vẫn đảm
bảo trọng lượng đủ nhẹ, khung nhôm có thể bảo vệ và cố định các thành phần
bên trong trước tải trọng gió lớn và ngoại lực tác động bên ngoài. Một số hãng
ví dụ như Canadian Solar, thậm chí khung nhôm còn được anode hóa và gia cố
thanh ngang để tăng độ cứng cáp cho tấm pin. Màu sắc phổ biến của khung
nhôm là bạc.

6
Hình 6. Khung nhôm
+ Kính cường lực: Giúp bảo vệ solar cell khỏi các tác động của thời tiết
như nhiệt độ, mưa, tuyết, bụi, mưa đá (đường kính 2,5cm trở xuống) và các tác
động va đập khác từ bên ngoài. Kính cường lực được thiết kế có độ dày từ 2-
4mm (đa số là khoảng 3.2-3.3mm) để đảm bảo vừa đủ khả năng bảo vệ và duy
trì được độ trong suốt cho tấm pin mặt trời (ánh sáng ít bị phản xạ, khả năng
hấp thụ tốt).

Hình 7. Kính cường lực

7
+ Lớp màng EVA: (ethylene vinyl acetate) còn được được gọi là chất
kết dính, là 2 lớp màng polymer trong suốt được đặt trên và dưới lớp solar cell
có tác dụng kết dính solar cell với lớp kính cường lực phía trên và tấm nền phía
dưới. Lớp này còn có tác dụng hấp thụ và bảo vệ solar cell khỏi sự rung động,
tránh bám bụi và hơi ẩm. Vật liệu EVA có khả năng chịu đựng nhiệt độ khắc
nghiệt và có độ bền cực kỳ cao.
+ Lớp Solar cell: (tế bào quang điện). Pin mặt trời được cấu tạo từ
nhiều đơn vị nhỏ hơn là solar cell. Những loại pin năng lượng mặt trời thông
dụng như mono và poly được làm từ silic, một loại chất bán dẫn phổ biến.
Trong một cell, tinh thể silic bị kẹp giữa hai lớp dẫn điện (ribbon và các thanh
busbar). Một tế bào quang điện sử dụng hai lớp silic khác nhau, loại N và loại

P.

Hình 8. Tế bào quang điện

+ Tấm nền pin (phía sau): có chức năng cách điện, bảo vệ cơ học và
chống ẩm. Vật liệu được sử dụng có thể là polymer, nhựa PP, PVF, PET. Tấm
nền có độ dày khác nhau tùy vào hãng sản xuất. Phần lớn tấm nền sẽ có màu
trắng.

8
Hình 9. Tấm nền phía sau pin

Với sự phát triển của công nghệ, hiện tại một số hãng như Canadian
Solar đã có một số dòng pin đặc biệt như BiKu, loại pin không có tấm nền phía
sau, thay vào đó là mặt kính cường lực trong suốt giúp pin năng lượng mặt trời
có thể hấp thụ ánh sáng ở cả hai mặt trước và sau.
+ Hộp đấu dây: (junction box) nằm ở phía sau cùng, là nơi tập hợp và
chuyển năng lượng điện được sinh ra từ tấm pin năng lượng mặt trời ra ngoài.
Vì đây là điểm trung tâm nên được thiết kế bảo vệ khá chắc chắn.

Hình 10. Hộp đấu dây

9
+ Cáp điện DC: loại cáp điện chuyên dụng cho điện năng lượng mặt
trời, có khả năng cách điện một chiều DC cực tốt, kèm với đó là khả năng
chống chịu tốt trước sự khắc nghiệt của thời tiết (tia cực tím, bụi, nước, ẩm..)
và tác động cơ học khác.
+ Jack kết nối MC4: là đầu nối điện thường được dùng để kết nối các
tấm pin mặt trời. “MC” trong MC4 là viết tắt của nhà sản xuất Multi-Contact.
Loại jack kết nối này giúp bạn dễ dàng kết nối các tấm pin và dãy pin bằng
cách gắn jack từ các tấm pin liền kề với nhau bằng tay.

Hình 11. Jack kết nối MC4

10
2.2. Nguyên lý làm việc (hoạt động) của pin năng lượng mặt trời
Để giải thích nguyên lý làm việc của pin năng lượng mặt trời thì phải lại
giải thích nguyên lý của một đơn vị nhỏ hơn là solar cell (Pin mặt trời được cấu
tạo từ nhiều solar cell). Như đã đề cập ở phần cấu tạo tấm pin năng lượng mặt
trời, một tế bào quang điện sử dụng hai lớp silic khác nhau, loại N có các
electron dư thừa và loại P có các khoảng trống cho các electron dư thừa, gọi là
lỗ trống.

Hình 12. Một tế bào quang điện sử dụng hai lớp silic khác nhau
Tại nơi tiếp xúc giữa 2 loại silic (P/N Junction), electron có thể di
chuyển qua tiếp diện P/N để lại điện tích dương ở một mặt và tạo ra điện tích
âm ở mặt còn lại.

11
Hình 13. Nơi tiếp xúc giữa 2 loại silic (P/N Junction)

Bạn có thể hình dung, ánh sáng là một dòng các hạt nhỏ li ti gọi là các
hạt photon (phát ra từ mặt trời).

Hình 14. Các hạt photon

12
Khi một trong các hạt này va đập vào solar cell với đủ năng lượng, nó có
thể đánh bật một electron khỏi liên kết để lại một lỗ trống.

Hình 15. Một trong các hạt này va đập vào solar cell

Electron mang điện tích âm và lỗ trống mang điện tích dương nay có thể
di chuyển tự do, nhưng bởi vì trường điện từ tại tiếp diện P/N nên chúng chỉ có
thể đi theo một hướng. Electron bị hút về mặt N và lỗ trống bị hút về mặt P.

Hình 16. Electron bị hút về mặt N và lỗ trống bị hút về mặt P

13
Các electron di động được thu thập ở các lá kim loại tại đỉnh solar cell
(ribbon và các thanh busbar). Từ đây chúng đi vào mạch tiêu thụ thực hiện
chức năng điện trước khi quay trở về lá nhôm ở mặt sau.

Hình 17. Các electron di động được thu thập ở các lá kim loại

Electron là thứ duy nhất di chuyển trong solar cell và quay về nơi xuất
phát. Chẳng có thứ gì hao mòn hay cạn kiệt nên solar cell có tuổi thọ lên tới
hàng chục năm.

14
Hình 18. Electron là thứ duy nhất di chuyển trong solar cell
Điện được tạo ra từ tấm pin năng lượng mặt trời là điện một chiều (DC).
Để có thể sử dụng cho các tải, thiết bị bình thường thì cần phải chuyển điện DC
thành AC (điện xoay chiều). Và đó là chức năng của inverter.

3. Công nghệ sản xuất pin mặt trời SI


3.1. Sơ lược về công nghệ chế tạo pin mặt trời SI

Vật liệu xuất phát để làm pin Mặt trời silic phải là bán dẫn silic tinh
khiết. Ở dạng tinh khiết, còn gọi là bán dẫn ròng số hạt tải (hạt mang điện) là
electron và số hạt tải là lỗ trống (hole) như nhau. Để làm pin Mặt trời từ bán
dẫn tinh khiết phải làm ra bán dẫn loại n và bán dẫn loại p rồi ghép lại với nhau
cho nó có được tiếp xúc p -n.

15
Hình 19. Pin mặt trời SI
Thực tế thì xuất phát từ một phiến bán dẫn tinh khiết tức là chỉ có các
nguyên tử Si để tiếp xúc p - n, người ta phải pha thêm vào một ít nguyên tử
khác loại, gọi là pha tạp. Nguyên tử Si có 4 electron ở vành ngoài, cùng dùng
để liên kết với bốn nguyên tử Si gần đó (cấu trúc kiểu như kim cương). Nếu
pha tạp vào Si một ít nguyên tử phôt pho P có 5 electron ở vành ngoài,
electron thừa ra không dùng để liên kết nên dễ chuyển động hơn làm cho bán
dẫn pha tạp trở thành có tính dẫn điện electron, tức là bán dẫn loại n(negatif -
âm). Ngược lại nếu pha tạp vào Si một ít nguyên tử bo B có 3 electron ở vành
ngoài, tức là thiếu một electron mới đủ tạo thành 4 mối liên kết nên có thể nói
là tạo thành lỗ trống (hole). Vì là thiếu electron nên lỗ trống mạng điện dương,
bán dẫn pha tạp trở thành có tính dẫn điện lỗ trống, tức là bán dẫn loại p
(positif -dương).

16
Vậy trên cơ sở bán dẫn tinh khiết có thể pha tạp để trở thành có lớp là
bán dẫn loại n, có lớp bán dẫn loại p, lớp tiếp giáp giữa hai loạị chính là lớp
chuyển tiếp p - n. Ở chỗ tiếp xúc p - n này một ít electron ở bán dẫn loại n chạy
sang bán dẫn loại p lấp vào lỗ trống thiếu electron, ở đó. Kết quả là ở lớp tiếp
xúc p-n có một vùng thiếu electron cũng thiếu cả lỗ trống, người ta gọi đó là
vùng nghèo. Sự dịch chuyển điện tử để lấp vào lỗ trống tạo ra vùng nghèo này
cũng tạo nên hiệu thế gọi là hiệu thế ở tiếp xúc p - n, đối với Si vào cỡ 0,6V
đến 0,7V. Đây là hiệu thế sinh ra ở chỗ tiếp xúc không tạo ra dòng điện được.
Nhưng nếu đưa phiến bán dẫn đã tạo lớp tiếp xúc p - n phơi cho ánh
sáng mặt trời chiếu vào thì photon của ánh sáng mặt trời có thể kích thích làm
cho điện tử đang liên kết với nguyên tử bị bật ra khỏi nguyên tử, đồng thời ở
nguyên tử xuất hiện chỗ trống vì thiếu electron, người ta gọi là photon đến tạo
ra cặp electron - lỗ trống. Nếu cặp electron - lỗ trống này sinh ra ở gần chỗ có
tiếp p - n thì hiệu thế tiếp xúc sẽ đẩy electron về một bên (bên bán dẫn n) đẩy lỗ
trống về một bên (bên bán dẫn p). Nhưng cơ bản là electron đã nhảy từ miền
hoá trị (dùng để liên kết) lên miền dẫn ở mức cao hơn, có thể chuyển động tự
do. Càng có nhiều photon chiếu đến càng có nhiều cơ hội để electron nhảy lên
miền dẫn.
Nếu ở bên ngoài ta dùng một dây dẫn nối bán dẫn loại n với bán dẫn
loại p (qua một phụ tải như lèn LED chẳng hạn) thì electron từ miền dẫn của
bán dẫn loại n sẽ qua mạch ngoài chuyển đến bán dẫn loại p lấp vào các lỗ
trống. Đó là dòng điện pin Mặt trời silic sinh ra khi được chiếu sáng.
Dùng bán dẫn silic tạo ra tiếp xúc p - n để từ đó làm pin Mặt trời là một
tiến bộ lớn trên con đường trực tiếp biến ánh sáng Mặt trời thành dòng điện để
sử dụng. Tuy nhiên pin Mặt trời silic có một số hạn chế về kinh tế, kỹ thuật.
Vật liệu xuất phát là silic tinh khiết nên rất đắt. Ban đầu là làm từ sili
đơn tinh thể dùng trong công nghệ vi điện tử, tuy chỉ là dùng đầu thừa đuôi
theo nhưng giá vẫn là khá cao. Đã có những cách dùng silic đa tinh thể, silic vô
định hình tuy hiệu suất thấp hơn nhưng bù lại giá rẻ hơn. Nhưng xét cho cùng
thì vật liệu silic sử dụng phải là tinh khiết nên giá thành rẻ hơn không nhiều.

17
Đối với silic, để đưa electron từ miền hoá trị lên miền dẫn phải tốn năng
lượng cỡ 1,1 eV. Vậy năng lượng của photon đến phải bằng hoặc cao hơn
1,1eV một chút là đủ để kích thích eletron nhảy lên miền dẫn, từ đó tham gia
tạo thành dòng điện của pin Mặt trời.
Photon ứng với năng lượng 1,1 eV có bước sóng cỡ 1m tức là hồng
ngoại. Vậy photon có các bước sóng lục, lam, tử ngoại là có năng lượng quá
thừa thãi để kích thích điện tử của Si nhảy lên miền dẫn. Do đó pin Mặt trời Si
sử dụng lãng phí năng lượng Mặt trời để biến ra điện.
Còn nhiều lý do nữa, thí dụ photon bị phản xạ, bị hấp thụ... nên hiệu
suất của pin Mặt trời silic chỉ vào cỡ 12 đến 15% nghĩa là chỉ 12 đến 15% năng
lượng của Mặt trời đến là được biến thành năng lượng điện. Hiệu suất không
cao, để chế tạo cần nhiều phương tiện, thiết bị cao cấp, nguyên liệu đầu vào
khá đắt tính ra đối với Pin Mặt trời silic sau khi lắp đặt để có 1 watt điện phải
mất cỡ 9 đôla. Tuy rằng một khi đã lắp đặt, về lý thuyết thì pin Mặt trời silic
bền đến 20 năm, không cần nhiên liệu vẫn có điện nhưng một gia đình muốn có
cỡ 3,6 kW điện từ pin Mặt trời phải đầu tư ban đầu 9 x 3600 = 32.000 đô la là
một khoản tiền khá lớn (tuy rằng về sau không phải trả tiền điện). Đó là chưa
kể tiền phải tốn cho việc lưu trữ điệnvào ắc quy để ban đêm, ngày âm u tối
trời có điện sử dụng.
Xu hướng làm pin Mặt trời giá rẻ là một xu hướng nổi bật nhất là trong
tình hình khó khăn về năng lượng truyền thống như than, dầu mỏ, khí đốt...

3.2. Nguyên liệu để sản xuất pin mặt trời SI


Tấm pin mặt trời hoạt động theo nguyên lý của hiệu ứng quang điện.
Nghĩa là tấm pin sẽ hấp thu và chuyển hóa trực tiếp năng lượng mặt trời thành
điện năng. Để làm được điều này tấm pin cần các tế bào silicon làm từ Silic –
một phi kim có đặc tính dẫn điện.

18
Silic là vật liệu có tính bán dẫn. Tại một số tầng năng lượng nhất định
electron của nguyên tử có thể đạt được và ngược lại ở một số tầng năng lượng
khác thì không đạt được. Do đó, khi có một photon từ năng lượng ánh sáng
truyền qua, silic lập tức hấp thụ chúng để đẩy electron lên tầng năng lượng cao
hơn. Từ đó kích thích electron dẫn điện và tạo ra dòng điện trong hệ thống.
Tuy nhiên trên thực tế nguyên tố Silic không tìm thấy được ở dạng tự
nhiên mà tồn tại chủ yếu ở dạng hợp chất thể rắn. Vì vậy nguyên liệu đầu vào
để sản xuất pin mặt trời thường là silicon đioxit (đá thạch anh (silica tinh khiết
nhất), thạch anh nghiền,…).
Thông qua quá trình đốt nguyên liệu, nhà sản xuất thu được silicon
nguyên chất để sản xuất ra các tế bào silicon. Silicon tồn tại dưới 3 dạng là đơn,
đa tinh thể và vô định. Kết hợp với 5 lớp giúp tạo ra 3 loại pin mặt trời là pin
mặt trời đơn tinh thể, đa tinh thể và dải silic.

Hình 20. Silic là chất bán dẫn có khả năng dẫn điện

19
3.3. Quy trình sản xuất pin năng lượng mặt trời
Quy trình sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời diễn ra theo 7 bước:
+ Bước 1: Làm sạch silicon
Trong tự nhiên silicon là nguyên tố phổ biến chỉ sau oxy. Các hợp chất
của chúng (silic) được tìm thấy rất nhiều trong đất đá và cả cơ thể động vật.
Chỉ khi được nung nóng ở nhiệt độ khoảng 1410 độ C - nhiệt độ sôi thì silicon
mới được làm sạch. Tinh thể đã được tạo ra từ silicon theo cách này.
Nguồn nguyên liệu đầu vào được làm sạch và loại bỏ hoàn bộ tạp chất
nhờ lò nung quang điện và kỹ thuật floating zone.

Hình 21. Silicon trước và sau khi xử lý

20
+Bước 2: Chế tạo silicon tinh thể
Silicon tinh khiết được nấu chảy và đúc thành các thỏi hình trụ có cấu
trúc kết tinh.
Boron được thêm vào để tạo ra cực tính điện dương của Silicon.
Có hai loại silicon tinh thể: đơn tinh thể và đa tinh thể.
 Đơn tinh thể được sản xuất từ một khối Silicon duy nhất và có
hiệu suất cao hơn nhưng cũng đắt hơn.
 Đa tinh thể được sản xuất bằng cách nấu chảy nhiều khối Silicon
với nhau và có hiệu suất thấp hơn nhưng cũng rẻ hơn.
Pin năng lượng mặt trời được hình thành từ các thỏi silicon có dạng hình
trụ, cấu trúc đơn tinh thể, được tạo ra từ quy trình Czochralski. Trong quy trình
này, khi silicon đa tinh thể nóng chảy ở một mức độ nhất định một hạt silicon
đơn tinh thể được nhúng vào. Sau khi hạt tinh thể co lại và xoay vòng theo quy
trình của nó thì một phôi silicon hình trụ được hình thành.

Hình 22. Chế tạo Silicon tinh thể từ kim loại lỏng

+Bước 3: Chế tạo chất bán dẫn Silic


Từ phôi thu được ở trên, kỹ thuật viên sử dụng cưa tròn hoặc cưa dây để
cắt chúng thành từng tấm bán dẫn Silic nhỏ với hình dạng và kích thước khác

21
nhau. Sau đó, các tấm bán dẫn Silic này được chuyển qua giai đoạn đánh bóng
bề mặt để loại bỏ các dấu cưa.
Tuy nhiên gần đây, người ta phát hiện ra rằng các tế bào sần sùi, thô ráp
thường mang lại hiệu suất hấp thụ ánh sáng mặt trời tốt hơn. Do đó, nhiều nhà
sản xuất đã trực tiếp bỏ qua giai đoạn đánh bóng để nâng cao hiệu quả sử dụng
pin đồng thời tiết kiệm thời gian và chi phí sản xuất cho doanh nghiệp.

Hình 23. Dòng điện trong chất bán dẫn

+ Bước 4: Pha tạp (Doping)


Khi mà các silicj tinh khiết được pha tạp chất phốt pho và boron để có
thể tạo ra lượng electron dư thừa và sử dụng sự thiếu hụt electrong tương
ứng sẽ tạo chất bán dẫn có khả năng có thể dẫn điện. Sau quá trình
Czochralski thì các tấm bán dẫn được hàn kín lại và được đặt trong lò nung;
để gia nhiệt nhẹ nhàng dưới điểm nóng chảy là 2.570 độ F hay 1.410 độ C
cùng với sự hiện diện của khí photpho.

Hình 24. Quá trình pha tạp (doping)


22
+Bước 5: Đặt các tiếp điểm điện
Các tiếp điểm điện được xác định vị trí và hàn cố định lại để kết nối
từng tế bào năng lượng điện mặt trời lại với nhau và kết nối chúng với đầu thu
của dòng điện hiện tại để tạo thành một tế bào quan điện hoàn chỉnh. Các tiếp
điểm điện phải rất mảnh, đảm bảo không cản trở luồng ánh sáng bức xạ đi mặt
trời đến tế bào.

Hình 25. Đặt các tiếp điểm điện

+ Bước 6: Phủ lớp chống phản quang


Do bề mặt tinh thể silicon tinh khiết rất sáng bóng, mức độ phản quang
ánh sáng mặt trời lên đến 35%. Nhằm làm giảm thiểu lượng ánh sáng mặt trời
bị phản quang mất, gia tăng lượng bức xạ được hấp thụ cho tấm pin, trên bề
mặt các tấm silicon được phủ một lớp chống phản quang bằng silicon oxit hoặc
titan dioxit.

23
Hình 26. Pin được trán một lớp phản quang giúp tăng hiệu suất

+ Bước 7: Đóng gói


Các tế bào quang điện sau khi được hoàn thiện thường được đóng gói
chắc chắn và đặt vào khung nhôm để gia tăng độ bền cho sản phẩm. Bên trong
khung nhôm, tế bào quang điện được bảo vệ bởi một lớp nhựa butyryl hoặc
silicon trong suốt. Đây cũng là bước cuối cùng trong quy trình sản xuất pin
năng lượng mặt trời.

Hình 27. Hình ảnh pin mặt trời thành phẩm

24
4. Ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời là gì?

4.1. Ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời


Xe ô tô năng lượng mặt trời thực chất là một chiếc xe được sử dụng điện
từ năng lượng mặt trời được lưu trữ trong pin. Tấm pin năng lượng mặt trời lắp
đặt trên xe hoạt động dựa trên nguyên tắc chuyển đổi năng lượng của ánh sáng
thành điện năng. Để ô tô năng lượng mặt trời có thể di chuyển bất cứ lúc nào
trong ngày, năng lượng phải được tích vào ắc quy. Nguồn điện này cũng cung
cấp lượng điện cần thiết cho các hoạt động khi lái xe an toàn như đèn chiếu
sáng, cần gạt nước, điều hòa,...

Với nguyên lý ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời thì phương tiện này
phù hợp người dùng sống ở khu vực có thời tiết nắng nhiều. Nhưng nếu phải di
chuyển một quãng đường dài qua những khu vực có mưa hoặc tuyết, nơi không
có ánh sáng mặt trời thì xe có thể hết năng lượng. Dó đó các xe được thiết kế
thường không sử dụng 100% năng lượng mặt trời mà có kết hợp sạc điện từ
nguồn hoặc xăng.

Hình 28. Ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời sử dụng điện từ năng lượng mặt
trời được lưu trữ trong pin

25
4.2. Ưu, nhược điểm của ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời

 Ưu điểm của ô tô sử dụng năng lượng mặt trời


+ Sử dụng nguồn năng lượng tái tạo: Năng lượng mặt trời là một
nguồn năng lượng tái tạo, được khai thác ở tất cả mọi nơi trên thế giới và
có sẵn mỗi ngày. Hơn nữa, năng lượng mặt trời không lo cạn kiệt giống
như một số nguồn năng lượng khác.
+ Tiết kiệm chi phí: Với việc sử dụng các tấm pin năng lượng mặt
trời, không tiêu hao điện hay xăng nên ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời
tiết kiệm chi phí đáng kể.
+ Chi phí bảo dưỡng thấp: Các hệ thống năng lượng mặt trời thường
không yêu cầu bảo trì nhiều. Người dùng chỉ cần giữ sạch sẽ và vệ sinh
định kỳ. Các nhà sản xuất đưa ra mức bảo hành cho bảng điều khiển năng
lượng mặt trời từ 20-25 năm.
+ Không tạo ra khí thải trực tiếp: Sử dụng nguồn năng lượng sạch
cùng với hệ thống điện khi chuyển động nên ô tô năng lượng mặt trời
không gây ra khí thải từ ống xả.
+ Giảm thiểu tiếng ồn mang lại sự thoải mái cho lái xe: Giống như ô
tô điện, ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời hạn chế được tiếng ồn từ động
cơ và rung lắc khi di chuyển.
+ Không mất thời gian sạc pin: Khi xe di chuyển dưới trời nắng sẽ
tự động chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành điện năng và lưu trữ trong
pin. Theo đó người dùng không cần mất thời gian chờ đợi sạc điện hay đổ
xăng như các dòng xe khác.
 Nhược điểm của ô tô sử dụng năng lượng mặt trời
+ Chi phí cao: Chi phí ban đầu để mua hệ thống năng lượng mặt trời
rất cao gồm: các tấm pin mặt trời, biến tần, pin, hệ thống dây điện và lắp
đặt. Tuy nhiên, các công nghệ năng lượng mặt trời đang được phát triển
và ứng dụng nhiều hơn nên sẽ giá thành sẽ giảm trong tương lai.
+ Phụ thuộc nhiều vào thời tiết: Các tấm pin mặt trời phụ thuộc vào
ánh sáng mặt trời để thu thập năng lượng một cách hiệu quả. Do đó, một
vài ngày nhiều mây, mưa có thể ảnh hưởng đến hệ thống năng lượng.

26
+ Ô tô năng lượng mặt trời không mạnh và nhanh như xe chạy bằng
động cơ diesel hay xăng. Mặc dù đây là một điểm cộng cho sự an toàn
của phương tiện này.
+ Gây ô nhiễm chất thải điện tử: Tuy không tạo ra khí thải từ ống xả
nhưng ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời lại tạo ra khí thải trong quá
trình sản xuất, đặc biệt là sản xuất tấm pin mặt trời.

4.3. Phân biệt giữa ô tô điện và ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời

Năng lượng tái tạo sẽ là xu thế tất yếu của các ngành công nghiệp nói
chung và sản xuất ô tô nói riêng. Ô tô điện và ô tô năng lượng mặt trời sẽ là
công nghệ ô tô được sử dụng phổ biến trong tương lai thay cho ô tô sử dụng
nhiên liệu hóa thạch. Dựa trên một số tiêu chí cùng phân biệt ô tô điện và ô tô
chạy bằng năng lượng mặt trời.
+ Nguồn năng lượng
 Ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời sử dụng điện hoặc một phần
năng lượng mặt trời trực tiếp. Xe ô tô năng lượng mặt trời sử dụng các
tấm pin để chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành năng lượng điện và được
lưu trữ trong pin.
 Ô tô điện sử dụng nguồn điện từ lưới điện và lưu trữ trong pin.
Động cơ điện chuyển hóa điện năng thành cơ năng cung cấp năng lượng
để ô tô hoạt động.
+ Cơ chế hoạt động
 Xe chạy bằng năng lượng mặt trời sử dụng các tấm pin quang
điện để chuyển đổi ánh sáng mặt trời thành năng lượng điện. Sau đó được
sử dụng để cung cấp năng lượng cho toàn bộ hoặc một phần động cơ của
xe và các chức năng phụ trợ khác.
 Xe điện: điện được tích trữ trong một bộ pin lớn cung cấp năng
lượng cho động cơ điện. Ô tô điện sử dụng động cơ điện thay cho động cơ
đốt trong, chuyển đổi năng lượng từ pin DC thành AC để quay các bánh
xe.

27
+ Hiệu quả

Hình 29. Ô tô điện và ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời đều là lựa chọn tối
ưu thay thế cho xe động cơ đốt trong

Ô tô điện và ô tô chạy bằng năng lượng mặt trời đều là những lựa
chọn tối ưu thay thế cho xe động cơ đốt trong. Bởi phương tiện này mang
tới vận hành êm ái và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
 Ô tô sử dụng năng lượng mặt trời cũng có những hiệu quả vượt
trội tương tự như ô tô điện. Ngoài ra, việc sử dụng năng lượng mặt trời
giúp người dùng giảm được chi phí cho sạc pin hay đổ xăng. Nhưng hiện
tại phương tiện này chưa được ứng dụng và vẫn trong quá trình thử
nghiệm trước khi đưa ra thị trường.
 Ô tô điện tiết kiệm năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường, ô
nhiễm tiếng ồn, dễ dàng sử dụng,... là bước tiến quan trọng trong ngành
sản xuất ô tô
Tóm lại, xe năng lượng mặt trời là tương lai của giao thông vận tải bền
vững. Chúng cung cấp năng lượng sạch, có thể tái tạo và tiết kiệm chi phí cho

28
các phương tiện của chúng ta, đồng thời cung cấp công nghệ tiên tiến và mức
độ độc lập mà các phương tiện truyền thống không thể sánh được. Với nhu cầu
ngày càng tăng đối với các giải pháp giao thông thân thiện với môi trường, rõ
ràng là xe chạy bằng năng lượng mặt trời sẽ đóng vai trò chính trong việc định
hình tương lai của phương tiện di chuyển. Xe năng lượng mặt trời chính là một
trong những sản phẩm công nghệ ứng dụng thành công điện năng lượng mặt
trời. Điều này mở ra tương lai tiềm năng cho ngành công nghiệp sản xuất xe
năng lượng mặt trời, hướng tới thay thế các loại xe sử dụng động cơ đốt trong
giúp bảo vệ môi trường.

5. Một số xe hoạt động bằng năng lượng mặt trời


5.1. Mercedes-Benz Vision EQXX

Hình 30. Xe điện Mercedes-Benz Vision EQXX

Mercedes-Benz là nhà sản xuất ô tô mang tính biểu tượng của Đức.
Công ty này đã ra mắt chiếc Vision EQXX vào tháng 1 năm 2022 tại Triển lãm
Điện tử Tiêu dùng CES. Mẫu sedan chạy điện này có quãng đường đi được là
1.000 km.
Mercedes đã có một chiếc sedan EV sang trọng trên thị trường là chiếc
Mercedes-Benz EQS với quãng đường 710km. Với chiếc EQXX, nhà sản xuất

29
hứa hẹn nó sẽ có quãng đường đi dài hơn, xe cũng đạt được hệ số cản 0,17 so
với 0,20 của chiếc EQS.
Một trong những tính năng nổi bật nhất của chiếc xe điện năng lượng
mặt trời Concept hạng sang này của Mercedes là tấm pin năng lượng mặt trời
phủ trên mui xe có 117 cells pin, tấm pin này có chức năng sạc vào pin phụ
trong xe, cho phép xe đi được quãng đường xa hơn. Các tấm pin năng lượng
mặt trời trên mui xe được Mercedes-Benz hợp tác phát triển với Viện nghiên
cứu năng lượng mặt trời Fraunhofer. Theo Mercedes, vào một ngày nắng to,
tấm pin năng lượng mặt trời có thể tăng thêm quãng đường đi lên tới 25 km.
Theo tuyên bố của Mercedes, điều này, cùng với những đột phá về pin và thiết
kế khí động học của xe làm cho chiếc EQXX trở thành “chiếc Mercedes-Benz
có hiệu suất cao nhất từng được chế tạo”.

5.2. Fisker Ocean

Hình 31. Xe điện Fisker

Fisker là nhà sản xuất ô tô điện của Mỹ thành lập vào năm 2016 và có
trụ sở tại Nam California. Chiếc Fisker Ocean SUV có tùy chọn pin năng lượng
mặt trời trên phiên bản cao nhất là phiên bản Extreme. Chiếc xe có một khả

30
năng rất ấn tượng, đó là chế độ California của nó, trong chế độ này xe có thể
đóng hoặc mở hoàn toàn cửa kiếng bằng chìa khóa điều khiển của xe.
Chiếc xe điện năng lượng mặt trời Fisker Ocean dẫn động cầu trước, quãng
đường di chuyển 402 km và động cơ sản sinh công suất 275 mã lực.

5.3. Hyundai Ioniq 5

Hình 32. Xe điện Hyundai IONIQ 5

Công ty Hàn Quốc này gần đây tham gia tích cực vào cuộc chiến xe điện
năng lượng mặt trời bằng chiếc IONIQ 5 (và tiếp theo là chiếc IONIQ 6). Chiếc
xe này hướng tới sự bền vững và có khả năng di chuyển ấn tượng.
Hyundai Ioniq 5 trên thế giới có 2 tuỳ chọn pin, gồm dung lượng 58
kWh và 72,6 kWh cùng 2 tuỳ chọn truyền động là mô-tơ đơn và mô-tơ kép. Ở
thị trường Việt Nam thì Hyundai chỉ đưa ra phiên bản xe có mô tơ đơn kết hợp
pin 72,6 kWh, cho công suất 214 mã lực, mô-men xoắn 350 Nm và mỗi lần sạc
xe đi được quãng đường tối đa 450 km.
Ắc quy 72,6 kWh hỗ trợ sạc nhanh từ 10 lên 80% dung lượng khoảng 18
phút bằng bộ sạc nhanh DC 350 kW và khoảng 1 giờ với trạm sạc DC 50 kW.
Trường hợp sạc bằng nguồn điện AC, xe mất 6,6 giờ để sạc đầy 100%.

31
Lớp vỏ của pin xe được sản xuất bởi các vật liệu siêu bền với các tác
động cơ học có thể xảy ra. BMS thông minh có nhiều chế độ bảo vệ hạn chế
nguy cơ cháy nổ.
Hyundai hứa hẹn sớm ra mắt thị trường phiên bản đặc biệt của chiếc xe
điện này. Với phiên bản đặc biệt này khách hàng có thể chọn thêm tùy chọn hệ
thống pin năng lượng mặt trời trên nóc xe. Hyundai nói rằng họ không hi vọng
dễ dàng sạc đầy 72,6 kWh pin bằng pin năng lượng mặt trời nhưng họ khẳng
định quãng đường đi được mỗi năm tăng thêm 2.000km (xấp xỉ 5km một ngày)
nếu nó được di chuyển ở những nơi nắng tốt như miền Nam nước Pháp hoặc
Tây Ban Nha. Người dùng Việt Nam hoàn toàn có thể hy vọng rằng ở đất nước
nhiệt đới nhiều nắng như Việt Nam xe cũng có thể đi được xa hơn nữa nhờ
năng lượng mặt trời.

5.4. Aptera Sol

Hình 33. Xe điện Aptera Sol

Aptera Motors là một công ty khởi nghiệp xe hơi của Mỹ có trụ sở tại
San Diego, California. Vào năm 2019, Aptera Motors được tái thành lập bởi
những nhà sáng lập ban đầu cũ của công ty Accelerated Composites.

32
Chiếc Aptera Sol là một xe điện năng lượng mặt trời ba bánh EV chạy
bằng năng lượng mặt trời và có thiết kế lạ mắt.
Aptera Motors tuyên bố trên trang web của mình rằng việc tích hợp
thêm tấm pin năng lượng mặt trời giúp chiếc EV ba bánh mới này của họ sẽ có
quãng đường đi chuyển lên tới 1.609 km cho một lần sạc đầy.
Chiếc xe điện năng lượng mặt trời phù hợp cho hai người (và một vật
nuôi), có hệ thống mui được gắn thêm pin năng lượng mặt trời. Điều này giúp
quãng đường di chuyển có thể tăng thêm 72 km mỗi ngày. Chiếc xe có nhiều
chế độ lái. Trong đó, chế độ park mode tối ưu mọi hoạt động của xe từ năng
lượng của các tấm pin mặt trời.
Công ty đã công bố bảng thông số kỹ thuật, trong đó họ giải thích rằng
chiếc SEV (EV năng lượng mặt trời) này có thể tăng tốc từ 0 đến 96 km/h trong
3,5 giây với hệ dẫn động bốn bánh ở công suất 150 kW. Xe có khả năng tăng
tốc từ 0 đến 96 km/h trong 5,5 giây với phiên bản dẫn động cầu trước. Chiếc
Sol có tốc độ tối đa là 160 km/h.

5.5. Lightyear One

Hình 34. Xe điện Lightyear One

33
Công ty khởi nghiệp Lightyear của Hà Lan gần đây đã sản xuất với giới
hạn 946 chiếc xe điện năng lượng mặt trời Lightyear 0 để thăm dò thị trường và
bắt đầu đến tay người dùng từ tháng 11/2022.
Công ty tuyên bố rằng chiếc xe có quãng đường đi chuyển là 725 km
(theo chuẩn WLTP). Light Year cho biết chiếc xe của họ tiêu thụ năng lượng ở
mức 83 Wh/km. Con số này tốt hơn ba lần so với bất kỳ loại EV nào trên thị
trường hiện nay và tăng tốc từ 0 – 100 km/h trong 10 giây.
Xe điện năng lượng mặt trời Light Year One có tốc độ sạc chỉ với ánh
sáng mặt trời là 12 km/h (xe đi thêm được 12km với mỗi tiếng đồng hồ sạc pin
bằng năng lượng mặt trời).

6. Pin năng lượng mặt trời


6.1. Sơ lược về pin năng lượng mặt trời
Pin mặt trời (pin quang điện) là bao gồm nhiều tế bào quang điện thực
hiện quá trình biến đổi năng lượng ánh sáng thành năng lượng điện. Lượng ánh
sáng chiếu lên những tấm pin mặt trời sẽ làm thay đổi cường độ dòng điện,
hiệu điện thế hay điện trở của pin. Mỗi tấm pin mặt trời được ghép từ nhiều tế
bào quang điện thông thường có khoảng 62 hoặc 72 tế bào. Tế bào quang điện
ngoài hoạt động dưới ánh nắng mặt trời còn có thể hoạt động ở ánh sáng nhân
tạo.
6.2. Hoạt động của pin mặt trời
Pin năng lượng mặt trời tạo ra điện qua 3 giai đoạn:
Năng lượng từ các photon ánh sáng được hấp thụ và hình thành lên các
cặp electron-hole trong chất bán dẫn.
Tiếp đó, các cặp electron-hole bị phân chia bởi ngăn cách tạo bởi các
loại chất bán dẫn khác nhau. Hiệu ứng này sẽ tạo ra hiệu điện thế của pin mặt
trời.
Cuối cùng pin mặt trời được nối trực tiếp ra mạch ngoài để tạo nên dòng
điện.

34
Hình 35. Nguyên tắc hoạt động cơ bản của pin mặt trời
6.3. Ứng dụng và lợi ích của pin mặt trời
Pin năng lượng mặt trời có rất nhiều ứng dụng trong thực tế. Tạo ra điện
cho những vùng khó khăn mà điện lưới chưa vươn tới được. Phục vụ các hoạt
động trên không gian như các vệ tinh được đưa lên quay xung quanh trái đất.
Bình nước nóng sử dụng năng lượng mặt trời nhờ được lắp đặt thêm các tấm
pin năng lượng mặt trời. Để tìm hiểu chi tiết hơn nữa về ứng dụng của pin mặt
trời hãy tham khảo bài ứng dụng năng lượng mặt trời của chúng tôi
Pin mặt trời có các lợi ích chính như:
+ Tạo ra nguồn năng lượng xanh: Khi mà ánh sáng mặt trời là thứ không
thể thiếu với con người. Việc tận dụng một nguồn năng lượng sãn có để tạo ra
điện năng phục vụ con người là một phát minh vĩ đại
+ Rất thân thiện với môi trường: Trong quá trình tạo ra điện năng pin
mặt trời không sản sinh ra các khí độc gây hại môi trường như nhiệt điện.
Không cần chặn dòng nước để xây đập như thủy điện gây biến đổi môi trường.

35
7. Công nghệ chế tạo pin mặt trời hiện nay
Hiện nay, công nghệ sản xuất pin năng lượng mặt trời có nhiều phương
pháp khác nhau được ứng dụng. Với mỗi phương pháp đều hướng đến việc sản
xuất ra các tấm pin mặt trời thực hiện tốt chức năng chuyển đổi năng lượng ánh
sáng mặt trời thành nguồn điện. Các tấm pin mặt trời được ứng dụng rất nhiều
trong cuộc sống như điều hòa năng lượng mặt trời, xe chạy bằng năng lượng
mặt trời, đặc biệt là hệ thống điện năng lượng mặt trời…
Trên thị trường hiện nay, có 3 công nghệ phổ biến chế tạo sản xuất pin
mặt trời, đó là:
+ Công nghệ sản xuất bằng Silicon: Đây được coi là công nghệ truyền
thống đầu tiên và vẫn được ứng dụng nhiều hiện nay.
+ Công nghệ in 3D là sự đột phá trong nghiên cứu để giúp mang lại
nhiều lợi ích cạnh tranh khi có mức chi phí sản xuất thấp hơn.
+ Công nghệ Hybrid sản xuất ra các tấm pin có khả năng phát điện
trong cả các trường hợp trời mưa.
7.1. Công nghệ sản xuất pin mặt trời bằng Silicon
Hiện nay, công nghệ chế tạo pin mặt trời từ Silicon tinh khiết có thể coi
là phổ biến nhất hiện nay. Quy trình sản xuất gồm các bước sau:
+ Quá trình làm sạch Silicon
Đây là công đoạn đầu tiên để tạo ra Silicon cung cấp cho quá trình sản
xuất ra các tấm pin mặt trời. Đầu tiên là việc cho Silicon tinh khiết từ tự nhiên
dưới dạng tinh thể cứng vào trong lò nung để tạo ra carbon dioxide và Silicon
nóng chảy. Tiếp theo đó sử dụng kỹ thuật floatinh zoen để tạo loại bỏ các tạp
chất cũng như tách Silicon tinh khiết thành phẩm.
+ Làm sạch Silicon tinh thể
Trong công nghệ chế tạo pin mặt trời để tạo ra các pin quang điện cần
phải sử dụng quy trình Crochralski để tạo thành các thỏi Silicon hình trị. Lúc
này, một hạt đơn tinh thể Silicon sẽ được nhúng vào Silicon đa tinh thể nóng
chảy. Sau đó, hạt tinh thể rút lại và xoay vòng, một phôi hình trụ của Silicon sẽ
được hình thành.

36
+ Làm tấm bán dẫn Silic
Sau khi tạo thành được phôi hình trụ sẽ tiến hành cưa tròn đường kính
bên trong, cắt bên trong thỏi hình trụ thành từng tấm bán dẫn Silic. Các tấm
này có thể được cắt thành hình trụ, hình tròn hay hình chữ nhật. Tiếp theo đó
chúng được đánh bóng để loại bỏ các dấu cưa.
+ Quá trình pha tạp (doping)
Để tạo ra các chất bán dẫn có khả năng dẫn điện cần sử dụng Silicon
tinh khiết pha tạp với photpho và carbon để tạo ra lượng electron dư thừa. Điều
này sẽ giúp hình thành sự thiếu hụt electron tương ứng để tạo ra khả năng dẫn
điện. Sau đó, các tấm bán dẫn sẽ được hàn kình lại và đặt trong lò nung để gia
nhiệt nhẹ nhàng dưới điểm nóng chảy của silic.
+ Quy trình pha tạp đặc biệt quan trọng
Các nguyên tử photpho đào bên trong Silicon xốp hơn vì thế chúng gần
như trở thành chất lỏng giúp hoàn thành quá trình pha tạp.
+ Đặt các tiếp điểm
Việc đặt các tiếp điểm để giúp ngăn chặn không cho ánh sáng mặt trời
vào tế bào. Các tiếp điểm điện cần phải rất mòng để kết nối từng tế bào năng
lượng mặt trời với nhau và đến đầu thu hiện tại. Cùng lúc đó, các kim loại như
laladi, bạc, niken, đồng được hút chân không thông qua quá trình quang khắc
hay chỉ lắng động trên phần tiếp xúc của tế bào đã được phủ một phần bằng
sáp. Sau khi đặt các tiếp điểm các miếng móng được đặt giữa các tế bào.
+ Phủ lớp chống phản quang
Lớp chống phản quang được sử dụng để chống phản chiếu trên bề mặt
các tấm bán dẫn. Chất liệu được sủ dụng từ titan dioxit và silicon dioxit.Các
chất liệu này sẽ được làm nóng lên cho các phân tử bay hơi và di chuyển đến
silicon và ngưng tụ.
+ Đóng gói tế bào thành tấm pin
Sản phẩm hoàn thành thường được đóng gói thành các modun và đặt
vào khung kim loại bằng nhôm có tấm ốp mặt sau tạo nên sự chắc chắn cùng
tấm kính bằng nhựa siêu nhẹ có độ bền cao.

37
7.2. Chế tạo pin mặt trời bằng công nghệ in 3D
Đây là sự đột phá trong công nghệ chế tạo pin mặt trời để mang đến
những lợi ích tối ưu khi mà hiện nay đây vẫn là dòng sản phẩm có giá thành
khá cao trên thị trường. Quá trình sản xuất này dựa trên công nghệ nano và
hiện tượng siêu dẫn để mang lại hiệu quả tốt nhất. Các pin năng lượng mặt trời
được tạo ra với kỹ thuật in phun mực cho phép phun chất lỏng nhỏ giọt thông
minh lên các bề mặt để tạo ra các tấm pin mỏng và có hiệu quả hấp thụ tốt hơn.
Hình 36. Chế tạo pin mặt trời bằng công nghệ in 3D

Công nghệ in 3D SLA cao cấp đã giải quyết được bài toán này. Các tấm
pin mặt trời in 3D cao cấp đang bắt đầu xuất hiện và có thể làm cho công nghệ
xanh này đủ giá cả phải chăng cho mọi người thưởng thức.
Sự xuất hiện của công nghệ in 3D SLA cao cấp gần như đã có trong mọi
ngành công nghiệp. Chỉ cho đến khi ai đó thực hiện kết nối giữa in 3D SLA và
công nghệ năng lượng mặt trời.
Pin mặt trời truyền thống bắt đầu dưới dạng polysilicon được nấu chảy
và truyền với boron để tạo ra chất bán dẫn. Sau đó các tấm silicon được thêm

38
vào bề mặt và khắc, và các tiếp xúc điện được in trên bề mặt. Từ đó, mỗi tế bào
có thể được kiểm tra và lắp ráp thành một tấm pin mặt trời đã hoàn thành.
In 3D SLA cao cấp loại bỏ hầu hết các bước này. Đế là một tấm nhựa
trong suốt. Một máy in 3D SLA đặt từng lớp, từ mực bán dẫn lên bề mặt, để
tạo ra các tế bào dày 200 micron, hoặc gấp khoảng bốn lần độ dày của tóc
người.

Hình 37. Chế tạo pin mặt trời bằng công nghệ in 3D SLA

7.3. Công nghệ pin mặt trời hỗn hợp (Hybrid)


Điện năng lượng mặt trời hỗn hợp là sự kết hợp giữa điện năng lượng
mặt trời độc lập với điện năng lượng mặt trời hòa lưới, còn có tên gọi khác nữa
là Hybrid. Nguyên tắc hoạt động của hệ thống là ưu tiên sử dụng lượng điện
mặt trời được sản sinh từ các tấm pi. Nếu điện dư thừa sẽ được nạp vào ắc quy
để lưu trữ dùng khi mất điện.

39
Sau khi ắc quy đã được nạp đầy nếu lượng điện vẫn còn dư thừa sẽ tự
động đẩy lên điện lưới quốc gia. Bạn sẽ được thanh toán tiền cho lượng điện dư
thừa này. Khi điện lưới quốc gia mất, bạn vẫn hoàn toàn chủ động về điện để
sử dụng. Năng lượng điện dự trữ trong ắc quy sẽ cung cấp điện cho các tải, phụ
tải hoạt động như thường.

Hình 38. Hệ thống điện mặt trời Hybrid

Đây là công nghệ pin mặt trời tối ưu nhất hiện nay khi có thể khắc phục
được nhược điểm của các loại pin trước khi có khả năng cung cấp năng lượng
khi cả trời nắng lẫn trời mưa. Sau khi tạo ra các tấm pin mặt trời sẽ thực hiện
phủ lớp polymer lên tên để giúp tạo ra năng lượng từ các hạt mưa. Đây là công
nghệ vượt trội được áp dụng hiện nay.

40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Đặng Đình Thống (2005). Pin mặt trời và ứng dụng. NXB Khoa học và Kỹ
thuật.
[2] Hoàng Dương Hùng (2010). Năng lượng mặt trời lý thuyết và ứng dụng.
NXB Đà Nẵng.
[3] https://datsolar.com/cau-tao-va-nguyen-ly-lam-viec-pin-nang-luong-mat-
troi/
[4] https://givasolar-jinko.vn/quy-trinh-san-xuat-pin-nang-luong-mat-troi/
[5] https://tintucxedien.com/top-10-xe-dien-nang-luong-mat-troi/
[6] https://tailieu.vn/doc/pin-mat-troi-432473.html
[7] https://freesolar.vn/tu-van/san-xuat-pin-nang-luong-mat-troi.html
[8] https://123docz.net/document/1001566-tai-lieu-o-to-su-dung-nang-luong-
moi-doc.htm

41

You might also like