You are on page 1of 6

2.

Điều kiện khách quan


Điều kiện khách quan của cách mạng xã hội bao gồm tình thế cách mạng và thời cơ
cách mạng.
a) Tình thế cách mạng
Tình thế cách mạng là lúc mâu thuẫn giai cấp trong xã hội trở nên gay gắt, tạo
nên một cuộc khủng hoảng chính trị toàn quốc, làm lay chuyển cả giai cấp thống trị và
giai cấp bị trị, đặt ra vấn đề phải thay đổi chính quyền, thay đổi chế độ.
V.I.Lênin đã chỉ ra 3 đặc trưng của tình thế cách mạng:
Một là, giai cấp thống trị không thể duy trì được nền thống trị của nó dưới hình
thức như trước nữa, sự khủng hoảng chính trị của giai cấp thống trị đã mở đường cho
nỗi bất bình và sự phẫn nộ của các giai cấp bị áp bức, bộ máy nhà nước của chúng bị
suy yếu nghiêm trọng, tạo điều kiện thuận lợi cho các lực lượng cách mạng lật đổ
chúng.
Hai là, nỗi cùng khổ, quẫn bách của các giai cấp bị áp bức trở nên nặng nề hơn
mức bình thường.
Ba là, do các nguyên nhân nói trên, tính tích cực của quần chúng được nhân lên
rất nhiều. Chính sự khủng hoảng của giai cấp thống trị đã đẩy quần chúng đến chỗ phải
có một hành động lịch sử độc lập.
b) Thời cơ cách mạng
Thời cơ cách mạng là cơ hội thuận lợi nhất, tốt nhất, chín muồi nhất, trong một
thời điểm nhất định có thể đưa đến sự bùng nổ và thắng lợi của cách mạng; là lúc tình
thế cách mạng phát triển đến đỉnh cao đặt ra vấn đề phải chuyển chính quyền từ tay giai
cấp lỗi thời sang tay giai cấp cách mạng, thực hiện bước ngoặt chính trị của cách mạng.
Đó là những điều kiện khách quan mà thiếu chúng thì cách mạng không thể nổ ra.
Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, việc nhận định đúng thời cơ cách mạng để phát động
quần chúng nổi dậy giành thắng lợi quyết định cho cách mạng có ý nghĩa hết sức quan
trọng. Thời cơ có thể do hoàn cảnh bên ngoài đưa lại, mang nhiều yếu tố bất ngờ, song
nó phải được xem xét trong tương quan lực lượng giữa cách mạng và phản cách mạng ở
trong nước. Một trong những bài học kinh nghiệm về phương pháp cách mạng của
Đảng ta là “nắm vững phương châm chiến lược đánh lâu dài, đồng thời biết tạo thời cơ
và nắm vững thời cơ mở những cuộc tiến công chiến lược làm thay đổi cục diện chiến
tranh, tiến lên thực hiện tổng tiến công và nổi dậy đè bẹp quân địch giành thắng lợi cuối
cùng” .
3. Nhân tố chủ quan
Nhân tố chủ quan của cách mạng xã hội là trình độ giác ngộ, trình độ tổ chức của
đội tiên phong của giai cấp cách mạng, có khả năng nêu ra khẩu hiệu đúng và có
phương pháp cách mạng đúng để phát động, tập hợp quần chúng nổi dậy lật đổ nền
thống trị của giai cấp bóc lột phản động.
Nhân tố chủ quan gắn liền với mỗi kiểu cách mạng xã hội. Trong cách mạng vô
sản, nhân tố chủ quan là năng lực lãnh đạo của giai cấp công nhân mà đại diện là Đảng
Cộng sản.
Giữa tiền đề khách quan của cách mạng với nhân tố chủ quan của đội tiền phong
lãnh đạo cách mạng có quan hệ biện chứng không tách rời. Tiền đề khách quan của
cách mạng là những yếu tố khách quan không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của giai
cấp lãnh đạo, nhưng sự chín muồi của tình thế cách mạng vừa do mâu thuẫn kinh tế và
giai cấp hình thành, đồng thời lại có sự tác động thúc đẩy của nhân tố chủ quan là giai
cấp lãnh đạo cách mạng. Mặt khác, nhân tố chủ quan cũng trưởng thành trong những
tiền đề khách quan của cách mạng.
V.I.Lênin viết: “Không phải tình thế cách mạng nào cũng nổ ra cách mạng, mà
chỉ có trường hợp là cùng với tất cả những thay đổi khách quan nói trên, lại còn có thêm
một thay đổi chủ quan, tức là: giai cấp cách mạng có khả năng phát động những hành
động cách mạng có tính chất quần chúng khá mạnh mẽ để đập tan hoặc lật đổ chính phủ
cũ – chính phủ mà ngay cả trong thời kỳ có những cuộc khủng hoảng cũng sẽ không
bao giờ “đổ” nếu không đẩy cho nó ngã”.
Điều kiện khách quan của một cuộc cách mạng xã hội không phải bao giờ cũng
được hình thành một cách tự phát. Đại đa số trường hợp là kết quả nỗ lực của nhân tố
chủ quan, tức là phải có chuẩn bị và tập hợp lực lượng, phải biết tạo ra thời cơ, tránh
thụ động, trông chờ, mà phải năng động, sáng tạo, linh hoạt, biết chớp đúng thời cơ để
phát động quần chúng nổi dậy giành chính quyền. Nếu tình thế cách mạng chưa chín
muồi mà tiến hành khởi nghĩa thì cách mạng sẽ gặp nhiều tổn thất nặng nề. Vì vậy,
nhân tố chủ quan đóng vai trò rất quan trọng, nó được coi là nhân tố chủ đạo.
Đảng ta trong quá trình lãnh đạo cách mạng rất coi trọng điều kiện khách quan,
nhưng cũng rất chú ý tới nhân tố chủ quan trong việc biến đổi các điều kiện khách quan,
thúc đẩy nhanh quá trình xuất hiện tình thế cách mạng. Nghệ thuật lãnh đạo cách mạng
là phải biết chủ động tạo thời cơ và biết chớp thời cơ để giành thắng lợi từng bước, tiến
tới giành thắng lợi hoàn toàn.
Thắng lợi rực rỡ của cách mạng tháng Tám năm 1945 là một ví dụ điển hình cho
sự kết hợp tài tình giữa điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan dưới sự lãnh đạo
sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp công nhân và nhân dân lao động nước
ta đã biết chớp đúng thời cơ cách mạng; khi tình thế cách mạng đã chín muồi nhất, đã
nhất loạt vùng lên khởi nghĩa giành chính quyền trên toàn quốc.
CMXH trên lĩnh vực tưởng, văn hóa.
Tư tưởng là quan điểm và ý nghĩ chung của con người đối với hiện thực khách
quan. Tư tưởng thuộc phạm trù ý thức, là sản phẩm chủ quan của con người. Vì vậy, ý
thức như thế nào phụ thuộc vào đối tượng, phản ánh, môi trường xã hội và trình độ
nhận thức, tâm sinh lý của mỗi người. Khi quan điểm được khái quát hóa, xây dựng
thành một hệ thống lý luận, phản ánh lợi ích của một giai cấp thì được gọi là hệ tư
tưởng của giai cấp đó. Giai cấp nào thống trị xã hội thì hệ tư tưởng của nó cũng thống
trị xã hội – hệ tư tưởng thống trị.
Văn hóa là toàn bộ giá trị vật chất và tinh thần do con người và loài người sáng
tạo ra nhờ lao động và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử của mình.
Văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Ở đây, chúng ta
nghiên cứu theo nghĩa hẹp, đó là văn hóa tinh thần..
Cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và văn hóa là sự biến đổi
trước hết về bản chất của tư tưởng và văn hóa nhằm xác lập hệ tư tưởng mới, xây dựng
con người với đạo đức và lối sống mới, xây dựng nền văn hóa mới trong toàn bộ tiến
trình cách mạng xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản lãnh đạo.
Nội dung cơ bản của cách mạng xã hội chủ nghĩa trên lĩnh vực tư tưởng và
văn hóa ở Việt Nam
a. Giáo dục hệ tư tưởng của giai cấp công nhân
Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, công tác tư tưởng có vai trò quan
trọng trong việc hình thành, phát triển hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa, biến hệ tư tưởng đó
thành hệ tư tưởng chủ đạo trong xã hội, động viên, cổ vũ mọi người hành động tích cực,
sáng tạo vì mục tiêu lý tưởng chủ nghĩa xã hội. Vì lẽ đó, tiến hành cách mạng trên lĩnh
vực tư tưởng và văn hóa phải quan tâm đến việc truyền bá hệ tư tưởng giai cấp công
nhân trong các tầng lớp nhân dân.
Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Tiến hành cách mạng văn hóa trên lĩnh
vực tư tưởng và văn hóa làm cho thế giới quan Mác – Lênin và tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh giữ vị trí chủ đạo trong đời sống tinh thần xã hội”. Chủ tịch Hồ Chí Minh
cũng chỉ rõ: “Đảng không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có
bàn chỉ nam”. Người cũng luôn luôn khẳng định, chủ nghĩa Mác – Lênin – hệ tư tưởng
của giai cấp công nhân là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng ta.
b. Nâng cao trình độ dân trí và đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, phát triển khoa học,
kỹ thuật, công nghệ
Nâng cao dân trí là điều kiện không thể thiếu được để xây dựng nền dân chủ xã
hội chủ nghĩa, để quần chúng nhận thức được và tham gia trực tiếp vào quản lý Nhà
nước, xây dựng và bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa. Mặt bằng dân trí được nâng cao sẽ
góp phần thúc đẩy chất lượng nguồn lực lao động, tạo ra tiềm lực trí tuệ để phát triển
nhân tài cho xã hội.
Đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục, đào tạo để nhằm đào tạo nguồn nhân lực và bồi
dưỡng nhân tài cho xã hội. Đây là điều kiện quan trọng để thúc đẩy xã hội tiến bộ.
Cùng với giáo dục, khoa học và công nghệ có vai trò rất to lớn trong việc tăng cường
tiềm lực trí tuệ, cơ sở vật chất, kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội.
c. Xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc
C. Mác, Ph. Ăngghen, trong nhiều tác phẩm của mình, đã có những dự báo khoa
học và nhận định về những tính chất của, một nền văn hóa tất cả vì con người và có khả
năng xây dựng con người hoàn thiện. Nền văn hóa mới sẽ trả lại cho con người những
giá trị tinh thần vốn có và tất cả những giá trị ấy sẽ được phát huy trong xã hội mới.
V.I. Lênin đã nêu rõ nhiệm vụ của nền văn hóa mới là phải xây dựng những con
người của thời đại mới có giác ngộ cách mạng và có trình độ văn hóa cao.
Xây dựng nền văn hóa mới tiên tiến có tính chất xã hội chủ nghĩa, thấm nhuần
nội dung và hình thức dân tộc, gắn với những yêu cầu của thời đại mới – thời đại quá độ
lên chủ nghĩa xã hội là một nhiệm vụ, đồng thời cũng là một mục tiêu quan trọng của
cách mạng tư tưởng và văn hóa. Nền văn hóa vô sản, văn hóa xã hội chủ nghĩa, như V.I.
Lênin gọi, kết hợp được truyền thống với hiện đại, vừa giữ gìn và phát huy được bản
sắc của dân tộc vừa kế thừa được những thành quả tốt đẹp nhất của văn hóa nhân loại
qua các thời kỳ lịch sử.
Hồ Chí Minh đưa ra tư tưởng về văn hóa: Văn hóa là một vũ khí tinh thần phục
vụ cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc thống nhất đất nước cũng như trong sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội. Văn hóa phải thực hiện được 3 chức năng, đó là: Bồi dưỡng tư
tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp; nâng cao dân trí, bồi dưỡng những phẩm chất tốt
đẹp, phong cách lành mạnh; hướng con người vươn tới chân, thiện, mỹ.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã chỉ rõ
“… Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc,
tiếp thu văn hóa nhân loại, làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống và hoạt động xã hội,
vào từng người, vào từng gia đình, vào từng tập thể và cộng đồng dân cư…”.
c. Xây dựng con người phát triển toàn diện
Con người xã hội chủ nghĩa là sản phẩm của xã hội mới được hình thành phổ
biến trong phong trào quần chúng lao động. Đó là thế hệ những người được rèn luyện,
thử thách trong đấu tranh cách mạng, là những người lao động đã trưởng thành, là các
thế hệ trẻ kế tiếp.
Chủ nghĩa xã hội phải xây dựng con người phát triển toàn diện. Đó là con người
sống có lý tưởng, có trách nhiệm với công việc, với xã hội, với chính mình. Họ phải là
những người có học thức, có niềm tin khoa học, có năng lực hoạt động sáng tạo, luôn
luôn đấu tranh cho lẽ phải, cho sự công bằng, bình đẳng và dân chủ. Đó là con người
phát triển lành mạnh về thể chất, trí tuệ, đạo đức, sự phong phú về đời sống tinh thần.
Những con người có lối sống xã hội chủ nghĩa là sự thể hiện trình độ phát triển
văn hóa cao của cá nhân và cộng đồng. Xây dựng con người xã hội chủ nghĩa phải chú
trọng tới đầy đủ những nội dung của nó. Trước hết con người phải có thể lực tốt, vừa
đảm bảo hạnh phúc riêng của họ, vừa đảm bảo chất lượng sinh thể của thế hệ người
Việt Nam trong quá trình tái sản xuất nòi giống. Thể lực tốt là tiêu chí đầu tiên của chất
lượng nguồn lực lao động, là tiền đề sinh học để phát triển trí tuệ, nhân cách, năng lực
hoạt động cá thể của mỗi cá thể.
d. Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản trong cách mạng tư tưởng và
văn hóa
Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là vấn đề có tính nguyên tắc, là nhân tố quyết
định trước tiên đối với sự thắng lợi của sự nghiệp cách mạng đồng thời cũng là sự đảm
bảo về chính trị, tư tưởng và tổ chức để cách mạng tư tưởng và văn hóa đi đúng định
hướng xã hội chủ nghĩa.
Nội dung và phương pháp lãnh đạo của Đảng Cộng sản đối với cách mạng tư
tưởng và văn hóa là:
– Đảng lãnh đạo bằng hệ tư tưởng của giai cấp công nhân, bằng cương lĩnh,
đường lối cách mạng và chủ trương, chính sách cùng sự chỉ đạo thực tiễn trên lĩnh vực
tư tưởng và văn hóa.
– Đảng lãnh đạo bằng những phương pháp văn hóa, bằng sự am hiểu những đặc
điểm của văn hóa và hoạt động sáng tạo văn hóa, bằng sức mạnh của giáo dục thuyết
phục khoa học gắn với công tác tổ chức thực tiễn có hiệu quả.
Các chính sách văn hóa của Đảng phải tạo được môi trường và điều kiện để phát huy tối
đa khả năng sáng tạo của quần chúng, làm cho quần chúng tích cực sáng tạo văn hóa và
hưởng thụ văn hóa, làm cho văn hóa trở thành động lực phát triển và mục tiêu của chủ
nghĩa xã hội.
– Đảng Cộng sản và Nhà nước phải tăng cường đầu tư vật chất tinh thần một
cách có hiệu quả vào việc đào tạo cán bộ, đặc biệt là cán bộ chuyên trách trong lĩnh vực
tư tưởng và văn hóa. Nâng cao trình độ văn hóa cho nhân dân, đặc biệt là vùng nông
thôn. Đồng thời, Đảng và Nhà nước không ngừng chăm lo xây dựng nền văn hóa có
tính truyền thống và hiện đại, giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa dân tộc, trên cơ sở đó
tiếp thu văn hóa nhân loại./.

You might also like