You are on page 1of 16

PHẦN I: SINH HỌC TẾ BÀO

CHƯƠNG I: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO


BÀI 4: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC
(Bộ sách: kết nối tri thức với cuộc sống)
Thời gian thực hiện: 02 tiết
I. MỤC TIÊU
1. Năng lực
Sau khi học xong bài này, HS phải:
a. Năng lực Sinh học
- Nêu được khái quát học thuyết tế bào.
- Giải thích được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống.
- Liệt kê được một số nguyên tố hoá học chính có trong tế bào (C, H, O, N, S, P).
- Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng, đa lượng trong tế bào.
- Nêu được vai trò quan trọng của nguyên tố carbon trong tế bào (cấu trúc nguyên tử C có
thể liên kết với chính nó và nhiều nhóm chức khác nhau).
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính chất vật lí, hoá học và sinh
học của nước, từ đó quy định vai trò sinh học của nước trong tế bào.
- Tìm hiểu vai trò của nước đối với các đối tượng sinh vật khác, nhận biết được dấu hiệu
khi các đối tượng sinh vật thiếu nước.
- Vận dụng được kiến thức vào trong đời sống hàng ngày, biết lựa chọn thức ăn đầy đủ
chất dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm trong bữa ăn gia đình.
- Nhận biệt được một số biểu hiện khi cơ thể thiếu các loại vi chất để bổ sung kịp thời.
b. Năng lực chung
 Tự học, tự chủ: Tích cực chủ động tìm kiếm tài liệu liên quan đến bài học
 Giao tiếp, hợp tác: Phân công và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân, nhóm.
 Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Đề xuất các biện pháp giải quyết vấn đề trong thực tiễn
liên quan đến kiến thức trong bài học.
3. Về phẩm chất
Chăm chỉ: Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các
nhiệm vụ được phân công.
Yêu nước: Tích cực học tập, rèn luyện, tham gia công cuộc xây dựng đất nước.
Nhân ái: Biết chia sẻ thông tin với thành viên trong tổ, nhóm, lớp học.
Trung thực: Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả đã làm.
Trách nhiệm: Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công; nhận thức
được việc bổ sung đầy đủ nước cho cơ thể.
II. THIẾT BỊ VÀ HỌC LIỆU DẠY HỌC
1. Giáo viên
- Giáo án điện tử, phiếu học tập.

Phiếu học tập số 1: Các nguyên tố hóa học trong tế bào


Câu 1: Hoàn thành bảng sau:
Nhóm nguyên tố Ví dụ Hàm lượng trong Vai trò chủ yếu
cơ thể
Đa lượng ? ? ?
Vi lượng ? ? ?
Câu 2: Kể tên một số bệnh do thiếu nguyên tố đại lượng và nguyên tố vi lượng.
Câu 3: Quan sát hình 4.2.

Tại sao các phân tử có cùng số lượng nguyên tử carbon nhưng lại có đặc tính hoá học
khác nhau?

Các hình ảnh:


Hình 1: Các thành phần có trên MSC Hình 2. Tỉ lệ các nguyên tố hóa học trong cơ
thể người

- Chuẩn bị một số video, hình ảnh liên quan đến bài học.
- Thông tin về học thuyết tế bào: Link 1: https://vi.wikipedia.org/wiki/H%E1%BB
%8Dc_thuy%E1%BA%BFt_t%E1%BA%BF_b%C3%A0o
2. Học sinh
- Chuẩn bị đầy đủ SGK, giấy, bút để ghi chép và phân công hoạt động nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu/xác định vấn đề/nhiệm vụ học tập
a) Mục tiêu:
- Tạo hứng thú cho người học, liên hệ kiến thức đã học với kiến thức mới.
- Câu hỏi mở đầu trong SGK có mục tiêu là từ ví dụ các hợp chất hóa học cấu tạo nên
màng sinh chất, HS phân tích được một số nguyên tố hóa học chủ yếu tạo tiền đề cho tìm
hiểu thành phần hóa học của tế bào.
b) Sản phẩm:
Là các câu trả lời và ý kiến thảo luận của các nhóm học sinh.
Câu 1: Màng sinh chất được cấu tạo từ những hợp chất: Phospholipid, Protein,
Carbohydrate... Các hợp chất này được tạo thành từ những nguyên tố hóa học: C, H, O,
N...
Câu 2: Khi đi khám bệnh, bệnh nhân thường được yêu cầu xét nghiệm các chỉ số thành
phần hóa học trong máu vì các chỉ số này nói lên tình trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Những chỉ số có thể được chỉ định để xét nghiệm: Chí số Canxi, chỉ số sắt, chỉ số đường
trong máu, chỉ số urê…..
c) Tổ chức thực hiện.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ
- GV giới thiệu sơ bộ nội dung phần sinh học tế bào - HS tiếp nhận nhiệm vụ học
và nội dung chương I. tập, thảo luận theo cặp, suy
- GV yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi, quan sát nghĩ, trả lời câu hỏi.
hình 1, trả lời câu 1:

Cho biết màng sinh chất được cấu tạo từ những hợp
chất nào? Các hợp chất này được tạo thành từ những
nguyên tố hóa học nào?
- Dẫn dắt, gợi mở cho HS bằng câu 2: “Tại sao khi đi
khám bệnh, bệnh nhân thường được yêu cầu xét
nghiệm các chỉ số thành phần hóa học trong máu? Kể
tên những chỉ số có thể được bác sĩ chỉ định xét
nghiệm.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
Quan sát HS thảo luận, hỗ trợ các nhóm khi gặp khó - Thảo luận, hoàn thành nhiệm
khăn, hoặc cần sự hỗ trợ vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Gọi đại diện học sinh báo cáo - Đại diện học sinh báo cáo, các
học sinh còn lại lắng nghe, bổ
sung.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Gv dẫn dắt vào bài: “Vậy, tế bào được có cấu tạo - HS lắng nghe.
hóa học như thế nào? Vai trò của chúng như thế nào
đối với tế bào, đối với cơ thể sống, chúng ta đi vào
nội dung của bài để nghiên cứu và tìm hiểu”
2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới/giải quyết vấn đề/thực thi nhiệm vụ đặt ra
từ hoạt động 1.
2.1. Tìm hiểu khái quát về học thuyết tế bào.
a) Mục tiêu:
- Nêu được khái quát học thuyết tế bào.
- Giải thích được tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống.
b) Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh
- Nhiệm vụ 1: Sơ đồ tư duy phải thể hiện được:
+ Thời gian ra đời của học thuyết tế bào, bối cảnh ra đời, tác giả của học thuyết tế bào,
nội dung chính của học thuyết tế bào
Thời gian ra đời: khoảng năm 1838-1839
+ Tác giả: Hai nhà sinh học người Đức là Matthias Jakob Schleiden và Theodor Schwann
+ Nội dung: Học thuyết tế bào hiện đại bao gồm ba nội dung sau:
Tất cả mọi sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào. Sự sống được tiếp
diễn do có sự chuyển hoá và sự di truyền xảy ra bên trong các tế bào.
Tế bào là đơn vị nhỏ nhất, đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng cấu tạo nên mọi cơ
thể sinh vật.
Nhiệm vụ 2: Tại sao nói tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống?
Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể sống vì sự tương tác đặc biệt của các
phân tử hoá học trong tế bào đã làm xuất hiện các đặc tính nổi trội như khả năng sinh
trưởng, sinh sản, cảm ứng,... mọi sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc rất nhiều tế bào.
c) Tổ chức thực hiện.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ
- Chia lớp thành các nhóm 4-6 HS/ nhóm đọc - Tiếp nhận nhiệm vụ học tập
thông tin trên đường link 1: Yêu cầu thảo
luận hoàn thành nhiệm vụ:
Nhiệm vụ 1: Vẽ sơ đồ tư duy về lịch sử ra
đời của học thuyết tế bào; khái quát học
thuyết tế bào
Nhiệm vụ 2: Giải thích được tế bào là đơn vị
cấu trúc và chức năng của cơ thể sống.
Thời gian: 7 phút
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Quan sát HS thảo luận, hỗ trợ các nhóm - HS thảo luận, hoàn thành nhiệm vụ
đọc, tìm kiếm thông tin, vẽ sơ đồ tư duy, trả học tập.
lời câu hỏi. Vẽ sơ đồ tư duy theo định hướng của
GV
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Gọi học đại diện nhóm sinh báo cáo, chia - Đại diện nhóm HS báo cáo, HS các
sẻ về sơ đồ tư duy, giải thích tại sao tế bào là nhóm còn lại lắng nghe, bổ sung.
đơn vị cấu trúc và chức năng của cơ thể
sống.
GV yêu cầu HS nhận xét, đánh giá theo
hướng dẫn sau: 3- khen; 2 – góp ý; 1 – câu HS nhận xét, đánh giá theo kĩ thuật 3-2-
hỏi 1

Bước 4: Kết luận, nhận định


- Kết luận, chốt kiến thức về học thuyết tế - HS lắng nghe, ghi chép bài vào vở
bào.
Kết luận:
I. KHÁI QUÁT HỌC THUYẾT TẾ BÀO
- Tác giả: Matthias Jakob Schleiden và Theodor Schwann
- Nội dung:
+ Tất cả mọi sinh vật đều được cấu tạo từ một hoặc nhiều tế bào. Sự sống được tiếp
diễn do có sự chuyển hoá và sự di truyền xảy ra bên trong các tế bào.
+ Tế bào là đơn vị nhỏ nhất, đơn vị cấu trúc và đơn vị chức năng cấu tạo nên mọi cơ thể
sinh vật.
+ Tế bào chỉ được sinh ra từ sự phân chia các tế bào có trước
2.2. Tìm hiểu về các nguyên tố hóa học trong tế bào
a) Mục tiêu:
- Liệt kê được một số nguyên tố hoá học chính có trong tế bào (C, H, O, N, S, P).
- Nêu được vai trò của các nguyên tố vi lượng, đa lượng trong tế bào.
- Nêu được vai trò quan trọng của nguyên tố carbon trong tế bào (cấu trúc nguyên tử C có
thể liên kết với chính nó và nhiều nhóm chức khác nhau).
b) Sản phẩm:
Đáp án PHT số 1 của HS, dự kiến kết quả của HS:
Câu 1:

Nhóm Ví dụ Vai trò Hàm lượng trong


nguyên tố cơ thể

C, H, O, N, Là thành phần cấu tạo nên tế Hàm lượng từ


Ca, P, K, S, bào, các hợp chất hữu cơ như: 0,01% khối lượng
Đa lượng
Mg… Cacbohidrat, lipit... điều tiết quá chất khô
trình trao đổi chất trong tế bào

Fe, Cu, Zn, Là thành phần cấu tạo enzim, hàm lượng <0,01%
Vi lượng Cl, Mo, B các hooc mon, điều tiết quá trình khối lượng chất
trao đổi chất trong tế bào. khô

Câu 2: Kể tên một số bệnh do thiếu nguyên tố đa lượng hoặc vi lượng.


- Thiếu Ca ở người sẽ gây loãng xương, chuột rút, thường xuyên đau ở bắp đùi, nách hoặc
cánh tay,… → Biện pháp phòng tránh những bệnh đó: Có thể bổ sung Ca thông qua thức
ăn (các loại hạt, sữa chua, cá mòi, hạnh nhân, rau lá xanh,…), các thực phẩm chức năng
giàu Ca.
• Một số bệnh do thiếu nguyên tố vi lượng:
- Thiếu Zn ở thực vật lá hẹp và nhỏ, phiến lá mất màu xanh, gân lá vẫn xanh, các đốm
chết phát triển khắp trên lá, kể cả gân lá, chóp lá và mép.→ Biện pháp phòng tránh những
bệnh đó: Có thể bổ sung sự thiếu hụt Zn nhờ phân bón.
- Thiếu I gây bệnh bướu cổ ở người → Biện pháp phòng tránh những bệnh đó: Bổ sung
thực phẩm có iod như cá biển, nước mắm.

- Thiu Fe gây vàng lá non cây có th b sung st cho cây bng cách bón qua r hoc phun qua lá

Câu 3: Các phân tử có cùng số lượng nguyên tử carbon nhưng lại có đặc tính hoá học
khác nhau vì liên quan đến vai trò của carbon trong phân tử đó, cụ thể:
- Nguyên tử carbon có 4 electron hoá trị ở vòng ngoài nên có thể đồng thời tạo bốn liên
kết cộng hoá trị với các nguyên tử carbon khác, hình thành nên bộ khung carbon đa dạng
với kích thước lớn và cấu hình không gian đa dạng.
- Bộ khung carbon liên kết với các nguyên tử hydrogen tạo khung hydrocarbon có dạng
mạch thẳng hoặc mạch vòng, phân nhánh hoặc không phân nhánh. Từ bộ khung
hydrocarbon liên kết với các nhóm chức khác nhau tạo nên các hợp chất hữu cơ chủ yếu
của tế bào như carbohydrate, lipid, protein và nucleic acid.
=> Nguyên tử carbon linh hoạt có thể tạo nên các phân tử có cấu trúc và tính chất hoá học
khác nhau từ cùng một số lượng nguyên tử.
d) Tổ chức thực hiện.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chia lớp thành các nhóm 6 HS. Sử dụng - Chia thành các nhóm theo hướng dẫn
kỹ thuật khăn trải bàn. của GV, nhóm trưởng nhận “khăn trải
bàn”, cả nhóm tiếp nhận nhiệm vụ học
tập

Yêu cầu HS độc lập hoàn thành PHT số 1


Thời gian làm cá nhân: 7 phút
Sau khi HS hoàn thành nhiệm vụ cá nhân,
yêu cầu thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến
vào ô ở giữa “khăn trải bàn”
Thời gian làm việc nhóm: 6 phút
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Gv quan sát, hỗ trợ học sinh làm việc - HS làm việc cá nhân thời gian 5 phút,
nhóm. sau đó thảo luận 5 phút, để thực hiện
phiếu học tập số 1.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Gv tổ chức cho các nhóm đánh giá lẫn nhau - HS đánh giá bài nhóm bạn, bổ sung
GV phát đáp án cho các nhóm, lượng hóa bài nhóm mình.
điểm cho các ý của các câu hỏi, cho các
nhóm đổi sản phẩm cho nhau, yêu cầu đánh
giá đồng đẳng lẫn nhau.
- Gv gọi đại diện một nhóm HS trình bày sản
phẩm sau khi đã đánh giá và chỉnh sửa.
Bước 4: Kết luận, nhận định
- GV chốt kiến thức, đánh giá các nhóm - HS lắng nghe, bổ sung vào bài của
GV mở rộng: CH1: Giải thích tại sao chuẩn nhóm mình.
bị bước vào độ tuổi dạy thì, hoặc đang trong - Suy nghĩ, trả lời câu hỏi mở rộng của
độ tuổi dạy thì trong khẩu phần ăn cần bổ GV
sung thêm thức ăn giàu protêin?
CH2: Giải thích cuộc vận động toàn dân
dùng muối Iode.
Kết luận:
II. CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC TRONG TẾ BÀO.
1. Khái quát các nguyên tố hóa học
Nhóm Ví dụ Vai trò Hàm lượng trong
nguyên tố cơ thể
C, H, O, N, Là thành phần cấu tạo nên tế Hàm lượng từ
Ca, P, K, S, bào, các hợp chất hữu cơ như: 0,01% khối lượng
Đa lượng
Mg… Cacbohidrat, lipit... điều tiết quá chất khô
trình trao đổi chất trong tế bào
Fe, Cu, Zn, Là thành phần cấu tạo enzim, Hàm lượng < 0,01%
Vi lượng Cl, Mo, B các hooc mon, điều tiết quá trình khối lượng chất khô
trao đổi chất trong tế bào.
2. Nguyên tố Carbon
- Carbon tạo nên mạch “xương sống” của các hợp chất hữu cơ trong tế bào và tạo nên
sự đa dạng về cấu trúc của các hợp chất.
2.3. Tìm hiểu nước và vai trò của nước trong tế bào
a) Mục tiêu
- Trình bày được đặc điểm cấu tạo phân tử nước quy định tính chất vật lí, hoá học và sinh
học của nước, từ đó quy định vai trò sinh học của nước trong tế bào.
b) Sản phẩm:
Câu trả lời của học sinh
Nhiệm vụ 1: dự kiến một số câu hỏi của HS về nước, và vai trò của nước.
CH1: Tại sao nhện nước lại di chuyển được trên mặt nước.
CH2: Tại sao nước lại đi được từ dưới lòng đất lên ngọn cây cao hàng chục mét?
CH3: Tại sao nước lại là dung môi hòa tan các chất?
CH4: Tại sao nước đóng băng (đá) lại nổi được lên mặt nước?
Nhiệm vụ 2: Kết quả HS làm thí nghiệm về sự kì diệu của nước, và trả lời các câu hỏi
mình đã đặt ra từ nhiệm vụ 1.
Nhiệm vụ 3: Sơ đồ tư duy có thể có của HS
Câu hỏi mở rộng: Hàng ngày chúng ta cần phải uống đủ nước để đảm bảo một sức khỏe
tốt, bạn cần bổ sung đầy đủ nước hàng ngày cho cơ thể nhằm thay thế lượng nước mất
qua da, hơi thở, nước tiểu, phân…
d) Tổ chức thực hiện.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ
Nhiệm vụ 1: Yêu cầu học sinh suy nghĩ độc lập, đặt - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.
các câu hỏi liên quan đến nước (tính chất lý, hóa,
vai trò của nước trong tế bào và cơ thể)
Chốt lại một số câu hỏi để định hướng học sinh trả
lời
CH1: Tại sao nhện nước lại di chuyển được trên
mặt nước.
CH2: Tại sao nước lại đi được từ dưới lòng đất lên
ngọn cây cao hàng chục mét?
CH3: Tại sao nước lại là dung môi hòa tan các
chất?
CH4: Tại sao nước đóng băng (đá) lại nổi được lên
mặt nước?
Nhiệm vụ 2: Tiến hành thí nghiệm về sự kì diệu
của nước bằng cách các nhóm thi thả ghim kẹp
giấy nổi trên mặt nước.

Thời gian 2 phút, nhóm nào thả được nhiều hơn,


nhóm đó thắng.
Sau đó, nghiên cứu SGK giải thích hiện tượng và
trả lời các câu hỏi GV đã chốt ở nhiệm vụ 1
Nhiệm vụ 3: Từ kết quả của thí nghiệm, kết quả
của các câu trả lời ở nhiệm vụ 2, hãy vẽ sơ đồ tư
duy thể hiện được tính chất vật lý, đặc tính, vai trò
của nước đối với tế bào và cơ thể sống.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Thời gian nhiệm vụ 1: 3 phút - HS suy nghĩ độc lập, hoàn
- Thời gian nhiệm vụ 2: 7 phút thành nhiệm vụ 1

- Thời gian nhiệm vụ 3: 7 phút Làm việc nhóm, thực hiện các
nhiệm vụ 2,3.
GV cung cấp tiêu chí đánh giá sơ đồ tư duy
Tiêu chí đánh giá Điểm
Đầy đủ nội dung 6 điểm
- tính chất vật lý 1 điểm
- tính chất hóa học 2 điểm
- vai trò của nước 3 điểm
Hình thức, bố cục, phối mầu, sáng 2 điểm
tạo,…
Báo cáo 2 điểm
- Tư thế tác phong báo cáo
- Giọng nói
- Sự hấp dẫn
….

Bước 3: Báo cáo, thảo luận


Gọi đại diện của các nhóm HS báo cáo sơ đồ tư duy - Đại diện các nhóm báo cáo, các
về tính chất, vai trò của nước đối với tế bào và cơ nhóm còn lại, dựa vào tiêu chí
thể. đánh giá, đánh giá các nhóm báo
cáo và các nhóm còn lại
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Nhận xét, đánh giá sản phẩm của các nhóm, rút ra - HS lắng nghe, ghi chép kiến
kết luận về tính chất, vai trò của nước. thức vào vở.
Câu hỏi mở rộng: Tại sao hàng ngày, chúng ta
phải uống đủ nước
KẾT LUẬN:
II. NƯỚC VÀ VAI TRÒ CỦA NƯỚC TRONG TẾ BÀO
1. Cấu tạo hóa học và tính chất vật lý, hóa học của nước.
- Cấu tạo:
+ Một phân tử nước gồm 2 nguyên tử Hydrogen liên kết cộng hóa trị với 1 nguyên tử
Oxi, O mang điện tích âm, H mang điện tích dương.
+ Các phân tử nước hình thành liên kết hydrogen với nhau và liên kết với nhiều hợp
chất khác.
2 Vai trò
+ Là thành phần cấu tạo nên tế bào.
+ Dung môi hòa tan các chất.
+ Môi trường phản ứng và môi trường vận chuyển.
+ Tham gia trực tiếp nhiều phản ứng hóa học.
+ Điều hòa nhiệt độ cơ thể.
+ ….
3. Hoạt động 3: Luyện tập
a) Mục tiêu:
Luyện tập một số kiến thức HS đã học về các nguyên tố hóa học, nước và vai trò của
nước trong tế bào.
b) Sản phẩm:
Câu 1. Đáp án C.
Câu 2. Đáp án A.
Câu 3. Đáp án C.
Câu 4. Sự ra đời của học thuyết tế bào đã đánh dấu cột mốc lịch sử cho sự phát triển của
lĩnh vực tế bào học vì lĩnh vực này chú trọng đến mối quan hệ giữa cấu trúc và chức năng
của các bào quan trọng tế bào, sự sinh trưởng và phát sinh hình thái ở mức tế bào
Câu 5. Đáp án B.
Câu 6. Đáp án B.
Câu 7. Đáp án B.
Câu 8. Đáp án D.
Câu 9. Đáp án D.
Câu 10. Đáp án A.
c) Tổ chức thực hiện.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ
- Yêu cầu học sinh thảo luận cặp đôi, trả lời câu hỏi: - HS tiếp nhận nhiệm vụ học
HS thảo luận, trả lời một số câu hỏi sau. tập.

Câu 1. Nội dung nào sau đây đúng với học thuyết tế
bào?
A. Tế bào được hình thành một cách ngẫu nhiên.
B. Tế bào là đơn vị chức năng của sự sống.
C. Tất cả các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
D. Hầu hết các loài sinh vật đều được cấu tạo từ tế
bào.
Câu 2. Tác giả của học thuyết tế bào là
A. Schleiden và Schwann.
B. Schleiden và Leeuwenhoek.
C. Schwann và Robert Hooke.
D. Robert Hooke và Leeuwenhoek.
Câu 3. Đơn vị nhỏ nhất có đầy đủ các đặc trưng cơ
bản của sự sống là
A. phân tử. B. nguyên tử.
C. tế bào. D. bào quan
Câu 4. Tại sao sự ra đời của học thuyết tế bào đã đánh
dấu cột mốc lịch sử cho sự phát triển của lĩnh vực tế
bào học?
Câu 5. Hiện nay, có khoảng bao nhiêu nguyên tố có
vai trò quan trọng đối với sự sống?
D. 110. C. 30.
B. 25. A. 92.
Câu 6. Trong tế bào, các nguyên tố C, H, O, N chiếm
tỉ lệ
D. 96,2 % C. 93,6%.
B. 96,3 %. A. 92,6 %.
Câu 7. Nguyên tố nào sau đây có vai trò đặc biệt quan
trọng với sự sống?
A. O . B. C. C. S D. H
Câu 8. Khi tìm kiếm sự sống ngoài Trái Đất, trước
tiên các nhà khoa học sẽ tìm kiếm yếu tố nào sau đây?
A. Hydrogen. D. Nước.
C. Carbon. B. Oxygen.
Câu 9. Khi nói về vai trò sinh học của nước đối với tế
bào, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng? (1) Môi
trường khuếch tán và hoà tan các chất. (2) Cân bằng
và ổn định nhiệt độ của tế bào và cơ thể. (3) Nguyên
liệu tham gia phản ứng hoá sinh. (4) Thành phần chủ
yếu cấu tạo nên tế bào. (5) Cung cấp năng lượng cho
các hoạt động sống của tế bào.
A. 5. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 10. Khi nói về vai trò của các nguyên tố hoá học,
có bao nhiêu phát biểu sau đây không đúng? (1) Các
nguyên tố vi lượng là thành phần cấu tạo nên các đại
phân tử như protein, lipid,... (2) Mg là nguyên tố tham
gia cấu tạo nên diệp lục tố. (3) Các nguyên tố vi lượng
có vai trò chủ yếu là hoạt hoá các enzyme. (4) Sinh vật
chỉ có thể lấy các nguyên tố khoáng từ các nguồn dinh
dưỡng.
A. 1. B. 2. C . 3. D. 4
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Quan sát HS thảo luận, hướng dẫn HS khi có yêu cầu - Thảo luận, hoàn thành nhiệm
trợ giúp. vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi (hỏi lần lượt từng - HS trả lời, thảo luận các câu
nhóm HS) hỏi có vướng mắc
Bước 4: Kết luận, nhận định
- Nhận xét, chốt các đáp án - HS lắng nghe.
4. Hoạt động 4: Vận dụng
a) Mục tiêu:
Vận dụng kiến thức về các nguyên tố hóa học và nước vào thực tiễn.
b) Sản phẩm: là các câu trả lời của HS
Câu 1. Khi thường xuyên thay đổi các món ăn khác nhau và trong một bữa ăn nhiều món
sẽ cung cấp cho cơ thể đầy đủ các nguyên tố khoáng và các chất dinh dưỡng thiết yếu.
Câu 2. Calcium là thành phần cấu tạo chủ yếu của xương. Ở trẻ em, việc uống sữa để
cung cấp thêm lượng calcium cho sự phát triển của xương giúp trẻ tăng chiều cao. Ở
người trung niên, do calcium trong xương bị suy giảm nên cơ thể bị thiếu hụt một lượng
calcium lớn gây loãng xương, vì vậy, uống sữa để tăng lượng calcium giúp người trung
niên tránh được bệnh loãng xương.
Câu 3*. Người ta thường trộn iodine vào muối mà không trộn vào gạo vì: – Iodine là
nguyên tố vi lượng, cơ thể chỉ cần với một lượng rất ít nên trộn vào muối sẽ hợp lí hơn
trộn vào gạo do mỗi ngày chúng ta sẽ ăn nhiều cơm hơn. – Khi trộn iodine vào gạo: +
Nếu trộn iodine dưới dạng I, thì I, sẽ thăng hoa ở nhiệt độ thường tạo mùi khó chịu và gây
độc. Mặt khác, I, sẽ tác dụng với hơi nước trong không khí tạo thành acid gây hư hỏng
gạo. + Nếu trộn iodine dưới dạng KI thì khi nấu cơm, dưới tác dụng của nhiệt độ, iodine
tác dụng với tinh bột tạo chất có màu xanh gây hư hỏng cơm, không ăn được. + Khi vo
gạo, iodine sẽ bị rửa trôi nên không được cung cấp cho cơ thể.
d) Tổ chức thực hiện.
Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh
Bước 1:Chuyển giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu về nhà, suy nghĩ độc lâọ và hoàn - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập.
thành các nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Trả lời các câu hỏi sau:
Câu 1. Một nhà dinh dưỡng học đưa ra lời khuyên
rằng:“Nên thường xuyên thay đổi các món ăn khác
nhau và trong một bữa nên ăn nhiều món”. Theo
em, lời khuyên này nhằm mục đích gì?
Câu 2. Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại
sữa khác nhau giúp tăng chiều cao cho trẻ em hoặc
giảm nguy cơ loãng xương cho người trung niên.
Các loại sữa này có chứa các thành phần khác nhau
tuỳ theo nhà sản xuất nhưng chúng đều có chứa
calcium. Hãy giải thích tại sao các loại sữa này đều
chứa calcium.
Câu 3.Để phòng chống bệnh bướu cổ, người ta
thường trộn iodine vào muối ăn với hàm lượng
thích hợp. Tại sao người ta lại trộn iodine vào muối
mà không trộn vào gạo?
Nhiệm vụ 2: Thực hiện như làm với nước, nhưng
thay nước bằng dầu ăn.
- Nêu hiện tượng
- Giải thích hiện tượng
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ
- Hỗ trợ HS trả lời các câu hỏi - Suy nghĩ độc lập, hoàn thành
nhiệm vụ được giao
Bước 3: Báo cáo, thảo luận
- Tổ chức cho HS đưa bài lên hệ thống (có thể là - HS chia sẻ bài lên hệ thống
teams, có thể là hệ thống lớp học ảo) quản lí bài tập của GV

You might also like