You are on page 1of 8

KẾ HOẠCH BÀI DẠY

(Kèm theo Công văn 5512/BGDĐT-GDTrH ngày 18 tháng 12 năm 2020 của Bộ GDĐT)
TRƯỜNG THPT YÊN HÒA
TỔ: TỰ NHIÊN Giáo viên: Lê Thị Quý

CHỦ ĐỀ 5. CẤU TRÚC TẾ BÀO


Môn: Sinh học Lớp: 10
Tiết 21. BÀI 8. CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO NHÂN THỰC (tiếp)

I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Trong bài học này, học sinh được học về:
- Cấu trúc và chức năng của hai bào quan (ti thể, lục lạp).
- Mối liên quan giữa cấu trúc và chức năng của hai bào quan ti thể, lục lạp.
2. Về năng lực
- Nhận biết các thành phần cấu trúc và viết được chức năng của các bào quan (ti thể, lục
lạp).
- Phát hiện sự giống và khác nhau về cấu trúc và chức năng của ti thể và lục lạp.
- Trình bày được mối liên quan giữa cấu trúc và chức năng của các bào quan ti thể, lục
lạp.
- Nhận biết được bào quan ti thể, lục lạp phát triển ở một số tế bào điển hình.
- Vận dụng được kiến thức về hai bào quan ti thể và lục lạp để đưa ra giải pháp bảo vệ
bào quan, bảo vệ sức khỏe cơ thể cũng như môi trường sống xung quanh.
3. Về phẩm chất
- Có ý thức báo cáo chính xác, khách quan về kết quả đã làm, sẵn sàng tham gia các hoạt
động để khám phá thế giới sống, bảo vệ thiên nhiên.
- Có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khi được phân công.
- Tích cực nghiên cứu tài liệu, thường xuyên theo dõi việc thực hiện các nhiệm vụ được
phân công. Chủ động mở rộng hiểu biết về các cấu trúc trong tế bào nhân thực liên quan
tới bào quan ti thể, lục lạp.
- Tôn trọng ý kiến của các thành viên trong nhóm khi hợp tác nhóm. Tích cực chủ động
hỗ trợ, hợp tác với các thành viên để hoàn thành nhiệm vụ.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Các phần mềm: Powerpoint, padlet, CamScanner vào việc thiết kế bài giảng, kiểm tra
bài cũ, tương tác cá nhân, hoạt động nhóm, luyện tập.
- Sách giáo khoa Sinh học 10 (cánh diều) và tham khảo thêm 2 bộ sách giáo khoa sinh
học 10 (kết nối tri thức và chân trời sáng tạo)
- Hình ảnh và video tìm qua nguồn Google, Youtube, của HS câu lạc bộ Yêu Sinh học:
+ Tranh ảnh các bào quan, tế bào động vật, thực vật, hình ảnh các loại tế bào trong
cơ thể người...
+ Video về cấu tạo và chức năng của các bào quan ti thể, lục lạp, bệnh động kinh,
giới thiệu ca sĩ nổi tiếng Karen Carpenter…
1
- Mẫu vật: cây cần tây, lá cây huyết dụ, chồng đĩa nhựa, 1 số dải lụa…
- Các phiếu học tập (phụ lục)
2. Chuẩn bị của học sinh
Sách giáo khoa sinh học 10 bộ Cánh Diều, giấy note.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG 1. MỞ ĐẦU (6 phút)
1. Mục tiêu
- Tạo tâm thế sẵn sàng, hứng thú cho HS tìm hiểu bài học mới.
- Nhắc lại được tên một số cấu trúc đã học: màng sinh chất, nhân với NST, lưới nội chất,
ribosome, bộ máy golgi của tế bào nhân thực.
2. Nội dung
Hoạt động cá nhân: Ngồi thư giãn thoải mái tại chỗ, nghe, hát theo (nếu có) và ghi nhớ
tên các cấu trúc được nhắc đến trong bài hát.
3. Sản phẩm
Kết quả HS tái hiện lại được kiến thức cũ đã học ở các tiết trước. Nêu được tên các cấu
trúc: màng sinh chất, nhân với NST, lưới nội chất, ribosome, bộ máy golgi.
4. Tổ chức thực hiện
 Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:
- Mời Hs lên thể hiện tài năng cá nhân.
- Cả lớp ngồi thư giãn thoải mái tại chỗ, nghe, hát theo (nếu có). Đồng thời ghi nhớ tên
các cấu trúc đã được nhắc đến trong bài hát đó.
 Học sinh thực hiện nhiệm vụ:
- HS nhận nhiệm vụ.
- HS cá nhân thể hiện tài năng. Các HS trong lớp ngồi thư giãn thoải mái tại chỗ, nghe,
hát theo (nếu có). Đồng thời ghi nhớ tên các cấu trúc đã được nhắc đến trong bài hát đó.
- Gv quan sát và phát hiện Hs tích cực và có hỗ trợ Hs chưa thực hiện được nhiệm vụ.
 GV tổ chức báo cáo, thảo luận
- GV gọi ngẫu nhiên HS, yêu cầu kể tên các cấu trúc ghi nhớ được.
- GV gọi HS tác giả bài hát nhận xét, đánh giá và sửa lỗi cho bạn.
- GV theo dõi, tính điểm cho HS.
 Giáo viên kết luận, nhận định
- GV chốt lại các cấu trúc tế bào nhân thực đã học ở tiết trước.
- GV kết luận: Mọi hoạt động đều cần năng lượng. Hoạt động khởi động vừa diễn ra cần
nhiều năng lượng hơn các hoạt động khác.
- Đặt vấn đề vào bài học.
B. HOẠT ĐỘNG 2. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (20 phút)
1. Mục tiêu:
- HS nhận diện được các thành phần cấu tạo có trong hai bào quan ti thể, lục lạp.
- HS viết được chức năng của hai bào quan ti thể, lục lạp.
- HS tìm ra điểm giống và khác nhau giữa hai bào quan ti thể, lục lạp.
2. Nội dung
Hoạt động cá nhân: xem video và hoàn thành phiếu học tập (Phụ lục 1)

2
3. Sản phẩm
ĐÁP ÁN PHIẾU HỌC TẬP: Tìm hiểu cấu trúc, chức năng của các bào quan
THÔNG TIN TI THỂ LỤC LẠP
1. Màng đơn
2. Màng kép x x
3. Có màng trong gấp nếp x
4. Có granum x
Cấu 5. Có thylakoid x
trúc 6. Có enzyme hô hấp x
7. Có enzyme quang hợp x
8. Có diệp lục x
6. Có DNA kép vòng x x
7. Có Ribosome 70S x x
Chuyển hóa chất hữu cơ Chuyển hóa năng lượng
thành năng lượng ATP ánh sáng thành năng
Chức năng (viết)
cung cấp cho hoạt động lượng dữ trự trong chất
sống. hữu cơ.
Biểu điểm: mỗi tích đúng 0,5 điểm. Viết đúng chức năng mỗi bào quan: 2 điểm
4. Tổ chức thực hiện
 Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:
- Hs làm việc cá nhân: xem video và hoàn thành phiếu học tập (phụ lục 1).
 Học sinh thực hiện nhiệm vụ:
- HS nhận nhiệm vụ và thực hiện theo khẩu lệnh GV.
- HS làm việc cá nhân theo dõi video và ghi chép thông tin, hoàn thành phiếu học tập.
- Gv quan sát và phát hiện HS có những phương án trả lời khác nhau, hỗ trợ những HS
gặp khó khăn trong quá trình xem và điền phiếu học tập.
 GV tổ chức báo cáo, thảo luận
- Gv chọn ngẫu nhiên 2 sản phẩm (1 HS làm nhanh, 1 HS làm chậm) chụp bằng phần
mềm CamScanner gửi lên nhóm zalo lớp, cùng hướng dẫn Hs tự chấm chữa phiếu học
tập.
- Cho HS 1 phút thảo luận theo cặp, trao đổi về kết quả bài làm của mình.
- Gv gọi 1 hs có phương án trả lời khác nhau giải thích về kết quả bài làm của mình và
chia sẻ những khó khăn khi thực hiện nhiệm vụ. Gv ghi nhận và có hỗ trợ cần thiết (nếu
cần).
- Gv tổ chức cho HS thảo luận phát hiện những điểm giống và khác trong cấu trúc 2 bào
quan.
 Giáo viên kết luận, nhận định
- Gv nhận xét, đánh giá kết quả làm việc cá nhân. Cho điểm cá nhân. Tích điểm thưởng
cho nhóm có HS làm nhanh và chính xác.
- Gv chốt lại kiến thức trọng tâm cần đạt: (phụ lục 2).
- Từ đó đặt vấn đề chuyển sang phần thử thách tiếp theo: Mối liên hệ của các thành phần
cấu trúc với chức năng của 2 bào quan.

3
C. HOẠT ĐỘNG 3. LUYỆN TẬP (15 phút)
1. Mục tiêu:
- HS trình bày được mối liên quan giữa cấu trúc và chức năng của các bào quan ti thể, lục
lạp.
- HS nhận biết được bào quan ti thể, lục lạp phát triển ở một số tế bào điển hình.
- HS thông hiểu được 1 số nguyên nhân dẫn đến hiện hiện giảm béo hiệu quả nhờ thuốc
nhưng cũng rất nguy hiểm... Từ đó có kế hoạch kiểm soát bản thân hợp lí.
2. Nội dung
- Hoạt động nhóm: Nghiên cứu SGK trang 46,47 và hoàn thành phiếu học tập trong
thời gian 5 phút.
NỘI DUNG PHIẾU HỌC TẬP NHÓM TỔ
Câu 1. Ghép thông tin cột A với cột B để thể hiện mối quan hệ giữ cấu tạo với chức
năng của ti thể và lục lạp:
Cột A Cột B
1. Đại phân tử sinh học có trong bào quan
a. giúp tăng diện tích bề mặt màng.
ti thể và lục lạp có bản chất protein là
2. Chất hữu cơ có khả năng chuyển hóa
b. Enzyme quang hợp, enzyme hô hấp.
năng lượng ánh sáng là
3. Ti thể mất màng trong thì c. không tổng hợp được năng lượng ATP.
4. Lục lạp mất diệp lục thì d. không tổng hợp được chất hữu cơ.
5. Ý nghĩa của sự tạo mào là e. tạo ra nhiều năng lượng ATP.
6. Ý nghĩa của các túi dẹt thylakoid xếp f. tạo ra nhiều năng lượng dự trữ trong chất
chồng lên nhau là hữu cơ.
g. Diệp lục.
Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng? Giải thích
A. DNA trong ti thể và lục lạp có cấu trúc giống DNA trong nhân tế bào nhân thực.
B. Tế bào hồng cầu cần nhiều ti thể hơn tế bào cơ tim.
C. Ti thể và lục lạp đều có khả năng tổng hợp protein cho riêng mình.
D. Mọi tế bào thực vật đều có diệp lục.
Câu 3. Thuốc dinitro phenol (DNP) đã từng được dùng cho những người muốn giảm
béo. Dự đoán xem thuốc này tác động lên bào quan nào của tế bào đã được học?
Giải thích.
3. Sản phẩm
Dựa trên kết quả sản phầm nhóm. Yêu cầu đạt được:
Câu 1 (5 đ). b – 2.g – 3.c - 4.d – 5a, e – 6 a,f.
Câu 2 (3đ): Đúng C
A. Sai. DNA trong nhân kép thẳng, trong ti thể, lục lạp kép vòng, nhỏ hơn (giống
DNA của tế bào nhân sơ → nguồn gốc thuyết tiến hóa nội cộng sinh).
B. Sai. Hồng cầu vận chuyển 0xygen không cần ti thể để đảm bảo hiệu quả vận
chuyển khí. Tế bào cơ tim hoạt động suốt đời không ngừng nghĩ cần cung cấp
năng lượng liên tục → cần có nhiều ti thể.
Rút ra: Số lượng ti thể nhiều hay ít tùy vào hoạt động chức năng của tế bào.
C. Đúng. Vì đều có DNA và Ribosome riêng.
4
D. Sai. Chỉ có ở những tế bào làm nhiệm vụ quang hợp. (Trong 1 cây xanh chỉ có
tế bào mô giậu của lá cây, 1 số loài cây có màu xanh ở thân cây như rau muống
cây mùng, cây cần tây… có khả năng quang hợp. Còn như tế bào lông hút, tế bào
thân cây gỗ thì không).
Câu 3 (2đ). Bào quan Ti thể. Ảnh hưởng đến chức năng tạo năng lượng cung cấp
cho hoạt động sống của tế bào.
4. Tổ chức thực hiện
 Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:
Gv phân chia theo nhóm, giao nhiệm vụ cho nhóm: Nghiên cứu SGK trang 46,47 và
hoàn thành phiếu học tập (Phần nội dung) trong thời gian 5 phút.
 Học sinh thực hiện nhiệm vụ:
- HS nhận nhiệm vụ và thực hiện theo khẩu lệnh GV. Trưởng nhóm chủ động phân công
nhiệm vụ cho các thành viên.
- GV quan sát hỗ trợ các nhóm gặp khó khăn và phát hiện nhóm có câu trả lời khác nhau.
 GV tổ chức báo cáo, thảo luận
- Gv chọn 2 sản phẩm có sự khác biệt dán lên bảng. Hai phiếu còn lại chấm chéo.
- Gv tổ chức cho các nhóm thảo luận về hai sản phẩm trên bảng.
- Gv nhận xét và cho điểm các nhóm.
 Giáo viên kết luận, nhận định
- Gv chốt lại kiến thức trọng tâm cần đạt. Yêu cầu nêu được:
+ Sự hợp lý trong cấu trúc phù hợp với chức năng của từng bào quan.
+ Ti thể có ở hầu hết các tế bào nhân thực. Số lượng ti thể nhiều hay ít phụ thuộc vào
hoạt động chức năng của tế bào.
+ Chỉ tế bào thực hiện chức năng quang hợp mới có diệp lục, có lục lạp. Thế giới sống
sẽ bị mất cân bằng nếu thiếu đi thực vật.
- Gv chốt giúp HS nhận ra tầm quan trọng và mối liên hệ qua lại giữa 2 bào quan. (Nội
dung cụ thể sẽ được tìm hiểu kĩ ở các chủ đề tiếp theo)
- GV tổng kết - trao thưởng: nhóm xuất sắc được bốc thăm may mắn.
D. HOẠT ĐỘNG 4. VẬN DỤNG (4 phút)
1. Mục tiêu
- Vận dụng kiến thức về hai bào quan ti thể và lục lạp để đề xuất giải pháp nhằm bảo vệ
bào quan, bảo vệ sức khỏe cơ thể cũng như môi trường sống xung quanh.
2. Nội dung
Hs hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:
- Xem 1 đoạn video để nhận thức tầm quan trọng của việc tự kiểm soát bản thân.
3. Sản phẩm
Kết quả dựa trên câu trả lời của HS.
4. Tổ chức thực hiện
 Giáo viên chuyển giao nhiệm vụ:
Gv chiếu video giới thiệu về 1 ca sĩ nổi tiếng, qua đời vì không tự kiểm soát chính
mình.
Yêu cầu HS làm việc cá nhân: xem 1 đoạn video để nhận thức tầm quan trọng của việc tự
kiểm soát bản thân.
5
 Học sinh thực hiện nhiệm vụ:
- HS nhận nhiệm vụ và thực hiện theo khẩu lệnh GV.
- Suy nghĩ và đưa ra quan điểm cá nhân.
 GV tổ chức báo cáo, thảo luận
- Gv chiếu video, yêu cầu Hs suy nghĩ đưa ra đáp án cá nhân.
- Hs suy nghĩ và xung phong trả lời. HS khác lắng nghe nhận xét, bổ sung hoàn thiện.
- Gv nhận xét, chuẩn kiến thức và cho điểm cá nhân.
 Giáo viên kết luận, nhận định
- Gv nhận xét, đánh giá kết quả làm việc cá nhân.
- Hướng dẫn bài tập vận dụng cá nhân (giao về nhà): Vận dụng kiến thức về hai bào
quan ti thể và lục lạp con hãy đề xuất giải pháp để bảo vệ bào quan, bảo vệ sức khỏe cơ
thể cũng như môi trường sống xung quanh.
- Hình thức: thuyết trình sáng tạo thể hiện quan điểm cá nhân bằng video hoặc
Powerpoint trong thời gian 3-5 phút, sau đó đăng lên Padlet của lớp.
- Điểm thưởng: HS vào thả tim cho sản phẩm mà mình yêu thích nhất. Sản phẩm có
nhiều lượt thả tim sẽ được trình chiếu trong tiết học tới và nhận được điểm thưởng cá
nhân.
- Thời hạn: 8.12.2022.

6
PHỤ LỤC 1.
Phiếu học tập cá nhân
Bài 8. CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO NHÂN THỰC
PHIẾU HỌC TẬP: Tìm hiểu cấu trúc, chức năng của các bào
quan
Họ tên HS :………………………………………………..Lớp:………….
Tích “ x” vào thông tin cấu trúc đúng tương ứng, viết chức năng các bào quan
hoàn thiện bảng sau:
THÔNG TIN TI THỂ LỤC LẠP
1. Màng đơn
2. Màng kép
3. Có màng trong gấp nếp
4. Có hạt granum
Cấu 5. Có túi dẹt thylakoid
trúc 6. Có enzyme hô hấp
7. Có enzyme quang hợp
8. Có diệp lục
9. Có DNA kép vòng
10. Có Ribosome 70S
…………………… ………………………
Chức năng (viết)
…………………… ……………………….

PHỤ LỤC 2. Phần ghi bảng chốt kiến thức của GV


Bào quan Ti thể Lục lạp
Giống Màng kép
Có DNA kép vòng
Ribosome 70S
Các enzyme riêng
Thực hiện chức năng chuyển hóa
Khác Cấu Màng trong gấp nếp → Mào 2 màng trơn
trúc chứa enzyme hô hấp

Chức Chuyển hóa chất hữu cơ thành Chuyển hóa năng lượng ánh sáng
năng năng lượng (ATP) cung cấp cho thành năng lượng tích trữ trong chất
hoạt động sống của tế bào hữu cơ.
 Nhà máy năng lượng  Nhà máy quang hợp

7
PHỤ LỤC 3.

Bài 8. CẤU TRÚC CỦA TẾ BÀO NHÂN THỰC


PHIẾU HỌC TẬP: Nghiên cứu SGK trang 46,47 và hoàn thành yêu cầu của
phiếu học tập trong thời gian 5 phút.
Tổ:……………………………………...Lớp……
Câu 1. Ghép thông tin cột A với cột B để thể hiện mối quan hệ giữ cấu tạo với chức
năng của ti thể và lục lạp:
Cột A Cột B
1. Đại phân tử sinh học có trong bào quan
a. giúp tăng diện tích bề mặt màng.
ti thể và lục lạp có bản chất protein là
2. Chất hữu cơ có khả năng chuyển hóa b. Enzyme quang hợp, enzyme hô
năng lượng ánh sáng là hấp.
c. không tổng hợp được năng lượng
3. Ti thể mất màng trong thì
ATP.
4. Lục lạp mất diệp lục thì d. không tổng hợp được chất hữu cơ.
5. Ý nghĩa của sự tạo mào là e. tạo ra nhiều năng lượng ATP.
6. Ý nghĩa của các túi dẹt thylakoid xếp f. tạo ra nhiều năng lượng dự trữ
chồng lên nhau là trong chất hữu cơ.
g. Diệp lục.
Đáp án: 1-….. ; 2-…...; 3-…...; 4-…..; 5-…….; 6-……
Câu 2. Phát biểu nào sau đây đúng? Giải thích
A. DNA trong ti thể và lục lạp có cấu trúc giống DNA trong nhân tế bào nhân thực.
B. Tế bào hồng cầu cần nhiều ti thể hơn tế bào cơ tim.
C. Ti thể và lục lạp đều có khả năng tổng hợp protein cho riêng mình.
D. Mọi tế bào thực vật đều có diệp lục.
………………………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………………………

Câu 3. Thuốc dinitro phenol (DNP) đã từng được


dùng cho những người muốn giảm béo.
Dự đoán xem thuốc này tác động lên bào quan nào
của tế bào đã được học? Giải thích.
……………………………………………………………
……………………………………………………………
…………………………………………………………
……………………………………………………………
…………………………………………………………….

You might also like