You are on page 1of 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI

LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2022 – 2023


ĐỀ MINH HỌA
Môn kiểm tra: NGỮ VĂN
(Đề thi gồm 02 trang)
Ngày kiểm tra: Ngày tháng năm 2022
Thời gian làm bài: 90 phút
Mã đề kiểm tra: 01

 
Họ và tên thí sinh:………………………
Số báo danh:……………………………
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):
Đọc đoạn trích văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“… Nó là loài hoa không biết đến hội hè. Nó không có chỗ trong các bình hoa bày
trang trọng tại những chốn cao sang… vương quốc thực sự của nó là miền hoang, là núi
đồi, gò bãi. Nó là cư dân của miền quên lãng…
Nó là loài cỏ. Mà nào có như cỏ mật được giấu vào túi áo, cỏ gà được chọn chơi, cỏ
gừng, cỏ nhung được chăm chút trong khuôn viên. Nó là loài cỏ bị bỏ rơi…
Nhưng lau lại là công dân toàn cầu. Ở đâu mà chẳng gặp lau. Giữa cố đô Luang
Prabang của Lào, tôi cũng gặp lau nép mình bên những nếp chùa cổ, cạnh những pho
tượng Phật được khắc tạc sơ giản đến sơ sài. Ở Bhuta, vương quốc nhỏ xíu treo mình trên
rặng Hymalaya, tôi cũng luôn gặp những dáng lau. Lau bình thản đứng bên lề đường nhìn
những toán người hành hương lên Tigermest, ngôi chùa thiêng mà như gá trên vách núi,
dựng cheo leo bên mép vực sâu. Ở Istanbul Thổ Nhĩ Kì, cái thủ đô độc đáo nửa phần thuộc
Á, nửa phần thuộc Âu, tôi cũng gặp lau. Những bông lau cứ điềm nhiên mà trắng hết phận
mình, chẳng cần biết là lau Âu hay lau Á… hôm đến New York, ra đảo tượng Nữ thần Tự
do. Ở cái nơi hiện đại tối tân, nơi được chăm sóc bậc nhất thế giới này mà phía sau tòa
tháp tượng sừng sững ngất trời lại có hoa lau. Lau thầm trắng những bông ẩn nhẫn…”
(Lược trích “Phận hoa bên lề” – “Tự tình cùng cái Đẹp”, Chu Văn Sơn.
Nxb Hội Nhà Văn, 2019)
Câu 1 (0,75 điểm): Nêu những phương thức biểu đạt của đoạn trích trên.
Câu 2 (0,75 điểm): Vì sao nhà văn gọi lau là “Phận hoa bên lề”?
Câu 3 (1,0 điểm): Những dáng lau: “nép mình bên những nếp chùa cổ, cạnh những pho
tượng Phật”; “bình thản đứng bên lề đường nhìn những toán người hành hương lên
Tigermest, ngôi chùa thiêng”; “cứ điềm nhiên mà trắng hết phận mình”, “Ở Istanbul Thổ
Nhĩ Kì” hay “thầm trắng những bông ẩn nhẫn”, “sau tòa tháp tượng sừng sững ngất
trời”… nói lên điều gì về loài hoa ấy?
Cau 4 (0,5 điểm): Theo anh/chị, tác giả Chu Văn Sơn đã gửi tới người đọc thông điệp gì qua
đoạn văn bản trên?

II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm)


Câu 1. (2,0 điểm):
Viết một đoạn văn (khoảng 150 từ), trình bày suy nghĩ của anh/chị về: Ý nghĩa của việc đặt
mình vào vị trí người khác.

1
Câu 2. (5,0 điểm):
Phân tích đoạn thơ sau để thấy những cảm nhận độc đáo về Đất Nước của Nguyễn Khoa
Điềm:
“Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa...” mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...”
(“Đất Nước” – “Mặt đường khát vọng”, Nguyễn Khoa Điềm,
Ngữ Văn 12 tập 1, Nxb Giáo dục)

--------------- Hết ---------------


Cán bộ coi kiểm tra không giải thích gì thêm.
Chữ kí cán bộ coi kiểm tra số 1: Chữ kí cán bộ coi kiểm tra số 2:

You might also like