You are on page 1of 13

* Chiều tối

MB:

Văn học luôn là lăng kính phản chiếu của đời sống con người, nó là những gì nhân văn, có tính thẩm mỹ,
giáo dục, có thể là ca ngợi cái đẹp nhưng cũng sẵn sàng lên án cái xấu xa, kê gọi, thức tỉnh hay xoa dịu,
đồng điệu tâm hồn... Nói đến đây thì Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ tài ba, là một người chiến sĩ quốc tế
luôn mang trong mình tình yêu quê hương đất nước và khát khao giải phóng dân tộc.  Trong đó “Chiều
tối”, một bức tranh thiên nhiên hiện lên như một lớp vỏ bao bọc để ẩn sâu bên trong là tâm hồn khao
khát sống, suy tư, triết lí về cuộc đời của Bác.

Hồ Chí Minh là cái tên mà nhắc đến không chỉ những con dân Việt Nam biết mà những người bạn trên
thế giới cũng biết. Người được coi là một danh nhân văn hóa thế giới. Bác không chỉ là một vị lãnh tụ
giàu tình thương có công cứu nước, một nhà chính trị gia sắc sảo trước mắt cường quốc năm châu mà
còn là một nhà thơ với một tâm hồn đến Bác, Ta nghĩ ngay đến tác phẩm “ Nhật kí trong tù’” một đóng
góp rất lớn vào thành tựu của văn học Việt Nam thơ luôn hướng về sự sống. Nói. Về tập thơ Nhật ký
trong tù, xuất xứ vào 8/1942, Hồ Chí Minh trở lại Trung Quốc để tranh thủ sự viện trợ của thế giới. Sau
nửa tháng đi bộ đến Quảng Tây, Người bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam, gồm 134 bài thơ
bằng chữ  Hán, đặt tên là Ngục trung nhật kí (Nhật kí trong tù). Và bài thơ Chiều tối là bài thơ thứ 31,
trích Nhật ký trong tù - Hồ Chí Minh, đc sáng tác vào cuối mùa thu năm 1942, trên đường chuyển lao từ
Tĩnh Tây đến Thiên Bảo. Bài thơ không chỉ thành công trong việc tái hiện chân dung người chiến sĩ cách
mạng với tinh thần lạc quan, niềm tin mạnh mẽ vào cách mạng mà còn thể hiện được tài năng nghệ
thuật xuất chúng của Hồ Chí Minh khi kết hợp yếu tố cổ điển và hiện đại trong cùng một bài thơ, mang
đến một "hơi thở" mới cho thơ ca Việt Nam.

TB:

1. Hai câu đầu – Bức tranh thiên nhiên

Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ


Cô vân mạn mạn độ thiên không
(Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ
Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không)

a. Hình ảnh cánh chim – “quyện điểu”: Được vận dụng bút pháp chấm phá – thủ pháp nghệ thuật quen
thuộc trong Đường thi, bức tranh thiên nhiên của Hồ Chí Minh hiện lên qua hình ảnh cánh chim tuy giản
đơn nhưng giàu sức gợi.

* Gợi thời gian: Dựa vào sắc thái của cánh chim “quyện” (mệt), ta bỏ hình dung ra một bầy chim tan tác,
đang cố gắng vẫy đôi cánh mỏi mệt sau một ngày kiếm ăn cực nhọc, chúng lại phía sau bóng chiều tàn,
bỏ lại những vất vả để sinh tồn mà tìm về chốn nghỉ. Hoàng hôn trùm lên đất trời cũng là lúc đôi cánh
“quy lâm” của chúng thêm nặng với thanh trắc của từ “quyện” đè nặng lên từng chuyển động.
* Gợi không gian: Không chỉ gọi xuống bóng xế tà, cánh chim mỏi ấy trở thành điểm nhấn, lột tả một
không gian bao la, rộng lớn của núi rừng. Giữa khoảng trời mênh mông vùng sơn cước, xa xa phía bìa
rừng là bầy chim nhỏ cất cánh bay, theo từng lần vỗ cánh, khi bóng của chúng càng thu nhỏ, bầu trời
chiều càng trở nên im vắng, trống trải, mênh mông hơn. Đây chính là nghệ thuật lấy động tả tĩnh thường
được bắt gặp trong thơ xưa.

* Gợi tâm trạng: Không phải người đi đường nào cũng có thể nhìn ra được vẻ mệt mỏi ẩn sau cánh chim
chiều, Hồ Chí Minh phải là người có tình yêu thiên nhiên sâu sắc lắm, gắn kết với thiên nhiên vô cùng,
mang cái hồn thi sĩ sâu lắng lãng mạn khôn tả mới dùng được chữ “quyện” để miêu tả bầy chim đang tất
tả bay về rừng kia. Nhưng như vậy chưa đủ, Người không chỉ yêu, mà còn thấu hiểu cảnh. Bởi bản thân
Hồ Chí Minh cũng như cánh chim kia, mệt mỏi, ủ rũ, chán chường và cực nhọc. Bầy chim về tổ sau một
ngày kiếm mồi, tuy vất vả, nhưng vẫn còn tự do. Còn Bác, là tù nhân bị áp giải từ nhà lao này sang nhà
ngục kia, hành trình “năm mươi ba cây số một ngày”, từ lúc “gà gáy một lần đêm chửa tan”. Qua bút
pháp tả cảnh ngụ tình đặc trưng của Đường thi, nỗi khổ của người tù xa xứ đã được bộc lộ trọn vẹn
trước người đọc như vậy.

+ Nét cổ điển: Đây không phải lần đầu người đọc thấy nhà thơ gửi tâm trạng mình vào cánh chim chiều.
Ta đã nghe Nguyễn Du buồn than trong Truyện Kiều: “Chim hôm thoi thóp về rừng”, cũng đã nghe tiếng
lòng của Bà huyện Thanh Quan trong hai câu thơ trích bài Chiều hôm nhớ nhà: “Ngàn mai lác đác chim
về tổ/ Rặng liễu bâng khuâng khách nhớ nhà.” Tuy mỗi người một nỗi song ẩn dưới bóng chim, nỗi buồn
nào cũng da diết.

+ Nét hiện đại: Trong thơ Đường, người đọc dễ dàng bắt gặp những cánh chim lọt thỏm giữa bầu không
như trong thơ Liễu Tông Nguyên: “Thiên sơn điểu phi tuyệt / Vạn kính nhân trung diệt” (Nghìn non chim
bay mất hút / Muôn nẻo dấu người vắng không). Bên cạnh đó, những thi nhân xưa miêu tả cánh chim
nhưng hầu như không vẽ cho chúng một lối về, cánh chim cứ bay trong mông lung vô tận; nhà thơ nổi
tiếng của Trung Quốc, Vương Bột từng viết “Lạc hà dữ cô lộ tề phi” (Ráng chiều với cò lẻ cùng bay) và cả
Đỗ Phủ cũng “vẽ”: “Nhất hàng bạch lộ thướng thanh thiên” (Một hàng cò trắng bay vút lên trời xanh).
Tuy nhiên, là một tác gia có phong cách nghệ thuật đa dạng, độc đáo, Hồ Chí Minh không chịu gò bó
những vần thơ của mình trong khuôn khổ nét đẹp cổ điển mà thổi vào thơ linh hồn hiện đại. Cánh chim
của Bác ủ rũ, nhưng vẫn đập cánh bay về rừng “tìm chốn ngủ” để lấy sức cho một ngày dài tiếp theo. Bác
cho thấy sức sống và ý chí của bầy chim nhỏ, điều mà thơ xưa ít đề cập tới.

b. Hình ảnh chòm mây – “cô vân”: Cũng giống như “quyện điểu”, “cô vân” là hình ảnh ước lệ tượng
trưng, là thi liệu quen thuộc trong thơ Đường, là một trong những nét chấm phá đặc sắc giữa khung
cảnh Chiều tối.

* Gợi không gian: Lại một bút pháp cổ điển nữa được Hồ Chí Minh sử dụng: lấy hữu hạn nói vô hạn.
Chòm mây nhỏ bé có sức gợi lớn lao, khơi dậy cả một không gian khoáng đạt, rộng lớn không thấy được
đường chân trời của miền sơn cước. Không phải “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc”, một khung cảnh thiên
nhiên hùng vĩ với những tầng mây đồ sộ chất cao kín nền trời, mây của Bác là điểm nhấn đứng riêng lẻ,
cô độc giữa trời chiều quạnh hiu, im vắng. Một từ “cô” vẽ nên hình ảnh đám mây bé nhỏ co mình lại
trong làn gió se se lạnh khi mặt trời đã khuất dần sau núi, khiến phông nền đằng sau nó càng toả rộng,
lan ra ngút ngàn.

* Gợi tâm trạng: Bút pháp tả cảnh ngụ tình không chỉ thổi hồn người vào cánh chim mà đặt tâm trạng
trĩu nặng lên chòm mây trôi hờ hững. Phải chăng những ưu tú trong Hồ Chí Minh đè nặng lên chòm mây,
khiến chúng không thể trôi nhanh, cuốn vào gió mà bay mất hút, thay vì vậy lại “mạn mạn độ thiên
không”, một chút lững lờ, một chút quẩn quanh cả một chút bế tắc – điều đã bị đánh mất trong bản dịch
thơ của Nam Trân. Hình ảnh chòm mây cô độc trên nền trời vô tận chính là biểu tượng cho người tù nơi
đất khách, cô đơn, trơ chọi, lạ lẫm và buồn chán.

+ Nét cổ điển: Đọc Hoàng Hạc lâu – tuyệt tác Đường thi của Thôi Hiệu, người đọc cảm nhận được nỗi
buồn của chòm mây chết lặng cả ngàn năm “Bạch vân thiên tải không du du” (Ngàn năm mây trắng bây
giờ còn bay). Giữa vô số những hình mây trong thơ xưa cũng nổi bật lên một ví dụ điển hình, đặc sắc
khác của Lí Bạch: “Chúng điểu cao phi tận / Cô vân độc khứ nhàn” (Bầy chim một loạt bay cao / Lưng trời
thơ thẩn đám mây một mình). Qua những ví dụ này, ta thấy hình ảnh mây trong thơ Bác không phải là
thi liệu mới.

+ Nét hiện đại: Cái mới trong thờ Người không phải hình ảnh, mà là hồn thơ. Khác với mây hai trong hai
tuyệt phâm trên, mây của Hồ Chí Minh cũng thoát tục, cũng buồn, cũng lẻ loi đơn chiếc nhưng không
chết lặng, cũng không thẩn thơ không chịu bay đi. “Cô vân” của Người mang linh hồn người tù xa xứ, tuy
gần mất phương hướng, không nhìn ra hi vọng, ánh sáng phía trước nhưng chưa vội bỏ cuộc, linh hồn ấy
vẫn thôi thúc đám mây trôi, dù không nhanh, những vẫn chứa đựng sức sống dai dẳng.

c. Tiểu kết: Hai hình ảnh cánh chim và chòm mây không chỉ vẽ nên bức tranh thiên nhiên đẹp mà buồn,
chúng còn bộc lộ con người Hồ Chí Minh, một tâm hồn yêu, gắn kết, cùng nhịp điệu với thiên nhiên, một
trái tim lãng mạn với thơ ca, mọt người chiến sĩ đứng trước gian lao không chịu chùn bước khuất phục:
người đọc thấy được cái buồn, cái mệt của Người, nhưng không mảy may tìm được dấu hiệu bỏ cuộc. Có
thể nói, điều khiến cho bức tranh miền sơn cước đẹp lanh động lòng người còn là ý chí, tinh thần hiện
đại của Hồ Chí Minh.

2. Hai câu cuối – Bức tranh con người

Thôn sơn thiếu nữ ma bao túc


Bao túc ma hoàn lô dĩ hồng
(Cô em xóm núi xay ngô tối
Xay hết lò than đã rực hồng)

a. Hình ảnh cô gái xóm núi – “thôn sơn thiếu nữ”: Trên đường chuyển lao của Hồ Chí Minh, Người
không chỉ chiêm ngưỡng cảnh sắc thiên nhiên mà còn ngắm nhìn cả cuộc sống con người vùng sơn dã.
Lọt vào tầm mắt Người là hình ảnh cô gái miền núi đang lao động, một hình ảnh bé nhỏ gợi nên biết bao
điều.
* Gợi sức sống: Hình ảnh “thôn sơn thiếu nữ” được đặt ở trung tâm bài thơ, làm điểm sáng nghệ thuật,
điểm nhấn thu hút người đọc. Mọi ánh nhìn như đổ dồn vào người con gái khoẻ khoắn, đầy sức sống,
đang hăng say lao động. Từng vòng xoay của cối xay ngô qua phép điệp vòng “ma bao túc / bao túc ma
hoàn” gợi lên chuyển động nhịp nhàng, dẻo dai của người lao động đang vui vẻ chuẩn bị bữa tối. Đây là
cảnh tượng dễ dàng được bắt gặp ở bất kỳ miên thôn sơn nào: con người đơn giản mộc mạc làm công
việc bình dị quen thuộc. Bản dịch của Nam Trân với hai chữ “cô em” tuy đánh mất phần trang trọng song
lại bù đắp sự thân thuộc, gần gũi trong tiếng gọi.

+ Nét cổ điển: Trong thơ xưa hình ảnh con người điểm xuyết trên nền bức tranh thiên nhiên cũng đã
xuất hiện nhiều, như trong thơ Bà huyện Thanh Quan: “Lom khom dưới núi tiều vài chú / Lác đác bên
sông chợ mấy nhà”. Ngư, tiều, canh, mục hiện lên bé nhỏ, mờ nhạt trong những bức cổ hoạ Đường thi.

+ Nét hiện đại: Một trong số ít những thi nhân sáng tạo thơ Đường, thể hiện sức sống nhộn nhịp, vui vẻ
của con người trên bức tranh thiên nhiên có Nguyễn Trãi đã viết: “Lao xao chợ cá làng ngư phủ“. Nếu
như tác giả Cảnh ngày hè lấy âm thanh sống động để miêu tả cuộc sống, sinh hoạt của người lao động
thì Hồ Chí Minh lại lấy những âm điệu nhịp nhàng từ chiếc cối xay ngô và dáng hình uyển chuyển của
người thiếu nữ để hoạ con người. Người thiếu nữ không những không bị hoà lẫn vào cảnh vật im lìm
lặng lẽ mà còn trở thành tâm điểm bức tranh.

* Gợi tâm trạng: Hình ảnh người con gái xay ngô đánh thức trong tâm trí người chiến sĩ lưu lạc nơi đất
khách về người dân lao động hiền lành, chất phác, như những con dân Việt Nam đang chịu cảnh lầm
than cần người tài cứu giúp. Hình ảnh ấy thôi thúc tác giả cố gắng phấn đấu, bước tiếp trên con đường
cứu nước gian khổ. Vì vậy, hình tượng “thôn sơn thiếu nữ” mang đậm tính tích cực không những là
nguồn động lực, mà còn là lời nhắc nhở đến trái tim yêu nước nồng nàn của Hồ Chí Minh.

b. Hình ảnh “lò than đã rực hồng” – “lô dĩ hồng”: Được đặt ở trung tâm bài thơ, cảnh tượng người con
gái miền núi xay ngô chính là điểm sáng của tác phẩm. Tuy nhiên, đó không phải hình ảnh đắt giá duy
nhất. Nhãn tự của Chiều tối lại nằm ở cuối bài, là ánh sáng toả ra từ lo than – “hồng” – ấm áp và rực rỡ.

* Gợi thời gian: Để đảm bảo không đánh mất cái hay và tinh tế của từ ngữ, người đọc nên nhìn nhận
thời gian trong bài “Mộ” qua phần phiên âm. Vì trong phần phiên âm không hề có chữ “tối” nên chữ
“hồng” ở câu kết càng toả sáng hơn bao giờ hết. Ánh lửa chỉ có thể rực hồng khi nền trời đã ngả sang
màu xanh thẫm. Người ta chỉ có thể nhìn ra ánh sáng bừng lên từ chiếc lò than bé nhỏ khi vạn vật xung
quanh đã chìm trong bóng tối. Đây chính là ví dụ điển hình cho một đặc trưng của Đường thi – “ý tại
ngôn ngoại” (ý ở ngoài lời) hay “hoạ vân hiển nguyệt” (vẽ mây hiện trăng).

* Gợi sức sống: Nếu như ở trên, độc giả cảm nhận sự hiu quạnh, man mác buồn, cái se lạnh buổi chiều
tàn thì ở đây, người đọc lại thấy ấm lòng khi nhìn ra ánh lửa bập bùng từ căn nhà nhỏ dưới chân núi. Lại
một lần nữa Hồ Chí Minh khẳng định sức sống dẻo dai, khoẻ khoắn của con người. Hơi ấm từ chữ
“hồng” khiến ta nghĩ đến những con người lao động chân chất châm nên ngọn lửa ấy. Ngọn lửa ấy giúp
họ nấu cơm nóng hổi, tạo hơi ấm trong những ngày lạnh giá, chiếu sáng khi màn đêm buông xuống, giúp
tận hưởng cuộc sống dù vẫn còn nhiều thiếu thốn về vật chất song có hạnh phúc mộc mạc, có niềm vui
bình dị.

* Gợi tâm trạng: Sau một ngày chuyển lao mệt mỏi, cực nhọc, Hồ Chí Minh không nhìn về điểm cuối
chân trời xa xăm không thấy tận cùng, cũng không nhìn về phía rừng sâu tối không thấy lối ra, cũng
không thả hồn lên những đám mây lững lờ bay vô định. Người đặt trọn tầm nhìn của mình về phía “lò
than đã rực hồng”. Ngọn lửa “hồng” tuỳ nhỏ nhưng cháy mãnh liệt ấy thu hút cả đôi mắt và trái tim của
chủ thể trữ tình. Nhìn về phía đó, Bác thấy niềm tin về hạnh phúc luôn tồn tại ở đâu đó trong cuộc đời,
phụ thuộc vào con người ta có chịu tìm kiếm, hay tạo ra hay không mà thôi. Cũng như ngọn lửa, nó
không thể toả ánh hồng chiếu sáng cả vùng sơn cước bao la rộng lớn nếu không có bàn tay con người
thắp nên. Cũng như đồng bào Việt Nam không thể thoát khỏi lầm than, khổ cực nếu không có những
chiến sĩ dũng cảm dám đứng lên, ra đi tìm đường cứu nước. Từ đó, trái tim của Hồ Chí Minh được tiếp
thêm sức mạnh, ý chí và nghị lực. Những mệt mỏi đã gửi vào cánh chim, chòm mây không còn, trong cặp
mắt Người mới đây còn chứa nặng lo lắng, ưu tư nay chỉ thấy hi vọng, khát khao tìm ra chân trời mới.

* Tiểu kết: Chữ “hồng” tạo nên sự vận chuyển của hình tượng thơ: từ quạnh vắng đến tươi vui, từ bóng
tối ra ánh sáng, từ mệt mỏi tới hân hoan, từ bế tắc về hi vọng. Trái với mường tượng của người
đọc, Chiều tối không kết thúc bằng một khung cảnh u buồn với lời thở than của người tù, mà khép lại
trong niềm hạnh phúc êm đềm, thanh bình. Qua đó, người đọc cảm nhận được tình yêu cuộc sống, tinh
thần “thép” và tâm hồn đẹp của Hồ Chí Minh. Chính những nét đẹp đó, kết hợp với nghệ thuật tài tình
đã tạo nên tứ thơ cô đọng, giàu ý nghĩa.

KB: Như vậy chỉ với 28 chữ thất ngôn tứ tuyệt được kết hợp hài hòa giữa chất cổ điển và hiện đại, giữa
tâm hồn thi sĩ với trái tim thép người chiến sĩ, bài thơ đã làm xúc động người đọc trước tinh thần lạc
quan, yêu đời, yêu tha thiết cuộc sống và sự cảm thông, thương yêu con người của vị cha già dân tộc.
Con người Bác là tấm gương sáng để cho biết bao thế hệ đồng bào Việt Nam học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh.

* Đây thôn Vĩ Dạ?


MB: Hàn Mặc Tử được biết đến là một nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt với phong cách “điên”, có đôi
khi là vượt ra khỏi thế giới hiện thực, tràn ngập mộng mị. Tuy nhiên sáng tác của ông vẫn có những vần
thơ về thiên nhiên mượt mà, đẹp tươi như rọi vào lòng người đọc xúc cảm mới. Đây thôn vĩ dạ viết về vẻ
đẹp của quê hương xứ Huế mộng và tình, chan chứa đầy ắp nỗi niềm thương yêu, niềm khát khao tình
đời của tác giả trong những giờ phút đau thương của số phận. Bức tranh ấy neo đậu trong lòng nhà thơ
và neo lại trong lòng người đọc nhiều dư âm.

Hàn Mặc Tử là một nhà thơ nổi tiếng khởi đầu cho dòng lãng mạn Việt Nam, là người khởi xướng ra
trường thơ loạn. Thơ ông vừa có sự trong trẻo, tinh khiết vừa có cái ma quái, bí ẩn, chính những yếu tố
đó đã làm nên sự hấp dẫn trong thơ Hàn Mặc Tử. Quá trình sáng tác thơ của ông đã thâu tóm cả quá
trình phát triển của thơ mới từ lãng mạn sang tượng trưng đến siêu thực. “Đây thôn Vĩ Dạ sáng tác năm
1938,in trong tập ”Thơ Điên”. Theo một số tài liệu, bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc
Tử với một cô gái vốn quê ở Vĩ Dạ, một thôn nhỏ bên dòng sông Hương nơi xứ Huế thơ mộng và trữ
tình. Với hình ảnh biểu hiện nội tâm, bút pháp gợi tả, ngôn ngữ tinh tế, giàu liên tưởng, bài thơ ”Đây
thôn Vĩ Dạ” là bức tranh đẹp về một miền quê đất nước, là tiếng lòng của một con người tha thiết yêu
đời yêu người

TB:

Khổ 1:

“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?


Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.”

Hàn Mặc Tử mở đầu tác phẩm bằng một lời hỏi ngỏ rất đỗi dịu dàng, rất đậm chất Huế, mang đến
những xúc cảm êm đềm của bức tranh quê thanh bình đầy sức gợi “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”
Chủ thể “anh” trong câu thơ khiến người đọc không khỏi quẩn quanh nhiều mối băn khoăn  ."Anh" ở đây
là đại từ nhân xưng được dùng ở ngôi thứ nhất, chứ không phải ngôi thứ hai.  Một câu hỏi mang tính
chất giãi bày. Câu thơ thể hiện niềm nuối tiếc., liệu rằng câu hỏi ấy có phải là lời hờn dỗi, trách yêu đầy
duyên dáng của một cô gái xứ Huế nào với một chàng trai cứ mãi rụt rè chẳng chịu bày tỏ lòng thương
nhớ, để cô phải đợi chờ. Rồi đấy cũng có thể là lời mời mọc dễ thương của một người con xứ Huế, muốn
người bạn phương xa có đôi lần ghé thăm quê hương xứ sở đầy thơ mộng này. Nhưng rồi nếu nhìn ở
một khía cạnh khác có lẽ rằng câu hỏi “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?”, lại là lời mà tác giả đang tự vấn
lòng mình, nhắc nhở bản thân về một chuyến ghé thăm thôn Vĩ sau nhiều năm xa cách. Người chỉ còn có
thể nhớ về thôn Vĩ, nhớ về người anh yêu thương trong những hồi ức tốt đẹp nhất. Sau câu hỏi tu từ
thể hiện tâm trạng có chút thiết tha, chút luyến tiếc, chút trạc móc ấy là khao khát của tác giả, là tâm
hồn ao ước vê với cảnh cũ người xưa, về về với cuộc đời. Bởi vậy, cho nên, sau câu hỏi tu từ, ba câu thơ
còn lại của khổ thơ đầu đã tái hiện cảnh và người thôn Vĩ trong tâm tưởng của tác giả một cách chân
thực và sinh động.
Trong niềm mong nhớ về Huế, Hàn Mặc Tử đã dùng những câu thơ thật tình, thật đẹp để gợi ra bức
tranh thiên nhiên thôn Vĩ thơ mộng, trong trẻo, tràn ngập sức sống. Bức tranh mở đầu bằng hình ảnh
“nắng” lặp lại hai lần trong câu thơ:

“Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên”

Đó là một buổi bình minh rực rỡ, ánh sáng tràn ngập khắp nơi nơi, lấp ló, xen kẽ qua từng tán cau xanh
mướt. Hàn Mặc Tử đã vẽ lên từng nét thực mượt mà, đầy sức gợi trong bức tranh quê buổi sớm, trên
nền nhàn nhạt ấm áp của nắng mới, hiện trên đó là hàng cau thẳng tắp, xanh tươi giản dị chân quê. Hình
ảnh “nắng hàng cau” là hình ảnh mà Hàn Mặc Tử dành riêng cho Huế, bởi lẽ hàng cau là biểu tượng đặc
trưng của mảnh đất cố đô, luôn vươn cao mạnh mẽ trên nền trời xanh thẳm, đón những tia nắng ấm áp
đầu tiên trong ngày một cách thật trọn vẹn. Cảnh từng tán lá cau xanh mướt tắm nắng vàng lấp lánh
những sương mai ẩn hiện, làm cho lòng người thêm khoan khoái, vui tươi, mở ra một bức tranh quê
thực tinh khiết thơ mộng. “Nắng mới lên” là những từ ngữ giản dị mà Hàn Mặc Tử viết về cảnh bình
minh, đó là cái nắng ban mai mới mẻ, êm dịu, không phải cái nắng nóng đổ lửa lúc ban trưa, mà đó là
những tia nắng đầu tiên sau một đêm dài, trong trẻo, ấm áp tràn đầy sức sống, là biểu tượng của sự
khởi đầu tươi mới. Nghĩ xa hơn hình ảnh “nắng mới lên” có lẽ chính là ẩn dụ cho tâm hồn người nghệ sĩ
khi cầm trên tay tấm bưu thiếp của cố nhân, một xúc cảm dịu dàng, đầy hy vọng.

Vườn ai mướt quá xanh như ngọc


Trong không gian tràn ngập nắng mới, là sự hiện diện của “vườn ai” một khu vườn mang dáng vẻ trù
phú, non tươi, mỡ màng trong từng góc cạnh thông qua hai từ “mướt quá”, đầy gợi cảm. Bên cạnh đó
liệu pháp so sánh “xanh như ngọc” cũng mang đến vẻ đẹp thực thơ mộng cho bức tranh thiên nhiên
thôn Vĩ Dạ, khiến người đọc dễ dàng tưởng tượng ra hình ảnh một khu vườn Huế xanh non, từng tán lá
còn đọng hơi sương tắm dưới cái nắng ban mai dìu dịu, mang đến cảm giác thực trong trẻo, ngọc ngà,
tươi mát làm sao. Đặc biệt với từ phiếm chỉ “ai” trong “vườn ai” đã gợi ra nhân vật trữ tình ẩn hiện, làm
tăng thêm sức sống, sự hòa hợp của con người với thiên nhiên tươi đẹp. Thi sĩ đang muốn tuyệt đối hòa
vẻ đẹp cao quý, cao sang của đối tượng. Qua đó thấy được niềm thiết tha với cuộc đời trần thế của chủ
thể trữ tình.

 Trong khu vườn xinh đẹp ấy thấp thoáng có bóng người sau khóm trúc. Hình ảnh con người thôn Vĩ hiện
lên với khuôn mặt chữ điền

"Lá trúc che ngang mặt chữ điền".

Câu thơ gây cho người đọc rất nhiều sự liên tưởng, phong phú. “Lá trúc” mảnh mai, thanh tao còn mặt
chữ điền gợi sự vuông vắn đầy đặn, phúc hậu. Hàn Mặc Tử chỉ biết là “mặt chữ điền”, không nói, không
giải thích thêm đó là khuôn mặt của ai? Bằng bút pháp cách điệu hóa, tác giả đã khắc họa người dân xứ
Huế một khuôn mặt phúc hậu, ấm áp, tạo nên một bức tranh đẹp bới sự hài hòa giữa cảnh và người,
giữa tĩnh và động. Câu thơ ngoài ý nghĩa tả thực, còn mang ý nghĩa tương trưng điệu hóa. Cảnh và người
tô điểm cho nhau. Cảnh tươi đẹp, thơ mộng, người dịu dang phúc hậu. Tất cả tạo nên vẻ đẹp hài hòa,
kín đáo nên thơ. Bằng những chi tiết quen thuộc bình dị mà không kém phần độc đáo, gợi ảm, Hàm Mặc
Tử đã khắc họa một bức tranh quê Vĩ Dạ-Huế tràn đầy sức sống với vẻ đẹp bất ngờ, có sự hài hòa giữa
cảnh và người. Khổ tghơ còn khơi dậy trong tâm hồn người đọc biết bao nỗi niềm quê hương, làng mạc
VN thân yêu muôn đời.

Khổ 2:

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...


Thuyền ai đậu bến sông trăng đó,
Có chở trăng về kịp tối nay?”

“Gió theo lối gió, mây đường mây,

Hàn Mặc Tử viết về cảnh mây, cảnh gió, vốn là những thứ luôn song hành với nhau, mây có dịch chuyển
là bởi vì có gió đưa, dường như chúng luôn có một mối liên hệ gắn bó thực chặt chẽ. Nhưng khi đọc câu
thơ “Gió đi lối gió, mây đường mây” cũng là cảnh gió, mây ấy thế nhưng chúng lại dường như tách biệt,
ngược hướng, gợi ra sự chia ly, tan vỡ, mà đối với Hàn Mặc Tử ấy là sự chia cắt của tác giả với nhân thế,
là những dự cảm đầy đau thương trước căn bệnh hiểm ác. Đặc biệt lối thơ tả cảnh đóng khung khi tác
giả lặp lại điệp từ “mây”, “gió” hai lần, cùng lối ngắt nhịp 4/3 làm gãy đôi câu thơ, mang đến sự hụt
hẫng, cô liêu khó tả.

Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...

Bản thân dòng nước cũng là một vật vô tri vô giác trong tự nhiên nhưng với biện pháp nhân hóa " dòng
nước buồn thiu" khiến nó có những cảm xúc buồn, vui của con người. Điệu chảy " buồn thiu" của dòng
sông Hương lững lờ yên tĩnh như điệu làn êm ả. Không những vậy dường sự chảy trôi vô định của dòng
nước thấm đẫm nỗi buồn ly tán của sự vận động giữa mây và gió hay chính là sự mặc cảm chia lìa của
Hàn Mạc Tử lây lan sang cảnh vật.

Như Nguyễn Du đã nói " người buồn cảnh có vui đâu bao giờ". Trên dòng sông Hương xứ Huế ấy là
những "hoa bắp lay" khẽ lay động ở đôi bờ, rất nhẹ và rất khẽ, đặt cùng gió, mây, nước hoa bắp "lay" ấy
trong ca dao và cũng gặp nỗi buồn ấy trong thơ , trong nỗi buồn của người chinh phụ. Sông Hương vốn
đẹp đẽ và thơ mộng đã bao đời đi vào thơ ca Việt nam thế mà bây giờ lại “buồn thiu” – một nỗi buồn
sâu thẳm, không nói nên lời. Mặt nước buồn hay chính là con sóng lòng “buồn thiu” của thi nhân đang
dâng lên không sao giấu nổi. Lòng sông buồn, bãi bờ của nó còn sầu hơn. “Hoa bắp lay” gợi tả những
hoa bắp xám khô héo, úa tàn đang “lay” rất khẽ trong gió. Hai câu thơ đã mở ra bức tranh thiên nhiên
ảm đạm nỗi buồn hiu hắt mang dự cảm về hạnh phúc chia li nhuốm màu chia lìa, sự sống mệt mỏi yếu
ớt. Thi sĩ tạo ra hình ảnh này không phải bằng thị giác mà bằng cái nhìn của tâm trạng, tâm hồn mang
mặc cảm của một người luôn gắn bó thiết tha với đời mà đang có nguy cơ phải chia lìa

Hai câu thơ tiếp là nỗi nhớ, là hoài niệm của nhân vật trữ tình về sông nước, đêm trăng và tâm trạng xót
xa, nuối tiếc:

Thuyền ai đậu bến sông trăng đó

Có chở trăng về kịp tối nay?

Cảnh sông nước được miêu tả gắn với hình tượng trăng. Sông trở thành sông trăng, thuyền trở thành
thuyền trăng, bến trở thành bến trăng gợi không khí mơ hồ huyền ảo, đẹp một cách thơ mộng làm cho
không gian nghệ thuật ở đây càng thêm hư ảo, mênh mang. Dòng sông của hiện thực đã trở thành dòng
sông của cõi mộng. Cảnh vật đã được ảo hóa gợi lên cảm giác chơi vơi trong tâm trạng của nhà thơ. Hình
ảnh con thuyền cô đơn nằm trên bến sông trăng là một hình ảnh sáng tạo độc đáo của tác giả, nó mang
theo những nỗi niềm của thi sĩ. Nếu mọi vật đang trong thế chia lìa, li tán thì chỉ có trăng là đi ngược lại
với tất cả để trở về với thi sĩ. Tâm hồn nhà thơ đang rợn ngợp trong nỗi cô đơn, tưởng như mình bị bỏ
rơi bên bờ quên lãng. Trong khoảnh khắc ấy thi sĩ chỉ còn biết mong đợi một hình ảnh duy nhất là trăng.
“ Trăng “ là biểu tượng cho cái đẹp thiên nhiên , cuộc dời, cho sự thanh bình , hạnh phúc. Với Hàn Mặc
Tử trong canh rngooj lúc bấy giờ, Trăng như người bạn tri âm tri kỉ, giờ chỉ còn là nỗi ao ước, khát vọng
gặp gỡ và nỗi niềm lo âu về sự muôn màng , dang dở. Câu cuối cùng là câu hỏi ẩn chứa biết bao nỗi niềm
khắc khoải, lo âu bởi quỹ thời gian còn lại rất ngắn ngủi mà trăng thì vẫn quá xa xôi. Tâm trạng trữ tình
phấp phỏng, lo âu được thể hiện qua từ "kịp" vừa như mong chờ hi vọng một cái gì đó đang rời xa, biết
khi nào trở lại.

      Điều đó đã khiến thời gian "tối nay" càng trở nên ngắn ngủi, như một giới hạn trong quỹ thời gian ít
ỏi còn lại của thi nhân. Qua hai câu thơ ta thấy được bức tranh thiên nhiên sông nước xứ Huế buồn hiu
hắt trong đêm trăng chở nặng nỗi niềm ưu tư của thi nhân. Sự chuyển biến cảm xúc đột ngột từ niềm
vui của hi vọng gặp gỡ sang trạng thái lo âu đau buồn thất vọng khi tác giả nhớ và mặc cảm về số phận
bất hạnh của mình.

Khổ 3:

“Mơ khách đường xa khách đường xa


Áo em trắng quá nhìn không ra
Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
Ai biết tình ai có đậm đà”

có thể thấy rằng câu thơ đầu tiên “Mơ khách đường xa khách đường xa”, cõi đời đã hiện lên một cách rõ
ràng thông qua hình bóng một giai nhân mà tác giả trực tiếp xưng “em” ở câu thơ tiếp. Tuy nhiên rằng
"khách đường xa” ở trong thơ Hàn Mặc Tử lại đem đến cảm giác xa lạ, đặc biệt là nó được lặp lại đến hai
lần trong một câu thơ để diễn tả cái khoảng cách, âm hưởng xa dần của vị “khách”, của bóng giai nhân
trong tâm tưởng nhà thơ. Cách viết này của Hàn Mặc Tử có đôi phần giống với Nguyễn Bính trong câu
thơ "Anh đi đấy, anh đi đâu/ Cánh buồm nâu, cánh buồm nâu, cánh buồm”, gợi tả sự xa dần, mất dần
của sự vật. Thì hình tượng “khách đường xa” cũng vậy, nó được lặp lại hai lần với nhịp thơ tha thiết, gợi
tả cảm giác xa dần, xa dần vượt ra khỏi tầm mắt và tầm tay của thi nhân. Đặc biệt nữa vị “khách đường
xa" mang đến cõi đời trong thơ của Hàn Mặc Tử lại cũng không phải ở cõi thực mà nó nằm trong cõi
“mơ”, giấc mơ tan thì người cũng mất. Chưa có lúc nào lại có một hình tượng thơ lạ lùng đến thế, hình
tượng con người xuất hiện như ảo ảnh, vừa xa lạ, vừa vận động xa dần, lại vừa không thể nắm bắt được,
rất vô định và mênh mang. Và Hàn Mặc Tử một con người đang tuyệt vọng và bế tắc trong lãnh cung của
cuộc đời, vốn dĩ đã không có gì để dựa dẫm, hy vọng đành tìm đến cõi người ở trong mơ. Người thi sĩ tài
hoa, bạc mệnh ấy đã chơi với, cố gắng níu kéo lại cái cõi đời, cái hơi ấm tình người dẫu chỉ là trong mơ
bằng mọi nỗ lực, mọi cố gắng, người cố nhìn cho rõ cái thân ảnh giai nhân trong mộng, cổ sao có thể bắt
được chút bóng hình quen thuộc, đó liệu có phải nàng Kim Cúc, hay Mộng Cầm, hay một ai khác, chàng
không biết. Thế nhưng rốt cuộc, người nghệ sĩ dường như đuổi không kịp, với không tới, ánh mắt người
cũng nhìn không thấu, bởi "Áo em trắng quá nhìn không ra”. Hai từ “trắng quá” gợi tả sự tột cùng của
sắc trắng, nó đã vượt qua khỏi tầm nhận biết của thị giác, hình bóng người giai nhân bây giờ đã mất hết
đường nét, chỉ để lại một khoảng trắng vô định và hẫng hụt trong lòng thi nhân, chính thức đánh dấu sự
bất lực và tuyệt vọng của tác giả trong quá trình níu kéo cõi đời, hơi ấm tình người.

Khi mọi nỗ lực hướng ra thế giới “ngoài kia” – thế giới của biêng biếc sắc màu, tràn ngập sự sống, của
ấm nóng tình người, đều trở nên vô vọng, Hàn Mặc Tử buộc phải quay lại với thế giới trong này của
mình, quay lại với lãnh cung cuộc đời, cô đơn, bế tắc,buồn tẻ. Cái thế giới ấy hiện lên bằng câu thơ “Ở
đây sương khói mờ nhân ảnh”, hình tượng thơ vô cùng siêu thực tượng trưng. Đó là một thế giới mang
sự lạnh lẽo, mịt mờ của khói sương, thiếu vắng hình bóng, hơi ấm của con người, là nỗi đau đớn nhất
của Hàn Mặc Tử khi phải chống chọi một mình với bệnh tật, không người sẻ chia, bị cách ly khỏi xã hội
và đợi chờ thần chết đến tìm mình trong tuyệt vọng. Bản thân thi sĩ không thể bước ra thế giới ngoài kia
và thế giới ngoài kia cũng chẳng thể tìm đến với lãnh cung của người thi sĩ. Chỉ có duy nhất một sợi dây
vô hình liên hệ giữa hai thế giới khác biệt ấy là tình cảm tha thiết, sâu nặng của người thi sĩ với cuộc đời,
với thiên nhiên ngoài kia vẫn luôn đầy ắp trong tâm tưởng, trong những vần thơ lúc trong trẻo, thanh
khiết lúc rớm máu đau thương. Tuy nhiên Hàn Mặc Tử ôm chữ “tình” như lá bùa hộ mệnh ấy lại có
những lúc hoài nghi “ai biết tình ai có đậm đà", người sợ chỉ có mình đơn phương, ôm những tình cảm
sâu đậm, còn chẳng hay người ngoài kia có đối với mình như thế hay không, hoặc là nỗi băn khoăn
không biết rằng liệu giai nhân, liệu Kim Cúc có thấu hiểu cho cái nỗi lòng tha thiết đến khốn khổ của
mình dành cho nàng hay không. Dù hiểu theo cách nào đi chăng nữa, thì cũng thể hiện rõ một điều rằng
Hàn Mặc Tử ý thức vô cùng sâu sắc về sự mong manh của sợi dây giao nối tình cảm giữa hai thế giới này,
người sợ một ngày nào đó nó sẽ đứt mất, và người vĩnh viễn phải giam mình trong cái lãnh cung vô sắc,
vô vị và lạnh lẽo này.

* Từ ấy
MB: Lý tưởng Cách mạng là ngọn đèn soi đường chỉ lối cho dân tộc ta, dẫn cả đất nước ta qua đêm
trường đen tối. Và đối với người thanh niên trẻ Tố Hữu, lí tưởng ấy đã cho ông một nguồn sống mới, dạt
dào, mạnh mẽ, chiếu rọi lên trái tim còn đang bơ vơ của ông. Và “Từ ấy” ra đời như một kết quả tất yếu,
đánh dấu lại trang đời bước sang trưởng thành của người thanh niên Cách mạng, đồng thời nó còn là
tiếng reo vui, hân hoan mà rộn rã Tố Hữu được lần đầu tiên đứng trong hàng ngũ của Đảng

Nhà thơ Tố Hữu được coi là cánh chim đầu đàn của nền thơ ca cách mạng Việt Nam. Thơ của
ông mang đậm chất trữ tình chính trị, dường như cả cuộc đời thơ Tố Hữu dành để ngợi ca đất nước,
ngợi ca nhân dân, ngợi ca lí tưởng cách mạng thể hiện một cái tôi say mê với lý tưởng, một cái tôi công
dân đầy trách nhiệm đối với nhân dân, đối với đất nước. Nhắc đến ông, ta không thể không nhắc đến
những tập thơ nổi tiếng như: “Từ ấy”, “Việt Bắc”, “Gió lộng”, “Ra trận”, “Máu và hoa”… trong đó tập thơ
đầu tay “Từ ấy” là tập thơ mang một sắc thái riêng, tiêu biểu cho phong cách thơ của Tố Hữu, thể hiện
niềm vui và mối duyên đầu của người thanh niên trẻ khi đến với cách mạng. Tác phẩm là cột mốc quan
trọng mở đầu cho chặng đường đời, chặng đường thơ của Tố Hữu.

TB:

“Từ ấy” là mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong cuộc đời tác giả Tố Hữu : Được kết nạp
vào Đảng Cộng Sản. Đó là khi Tố hữu 18 tuổi đang hoạt động rất tích cực trong ĐTNCS Huế. đối với ông
" từ ấy " là một thời gian rất cụ thể, ông đã xác định được con đường đúng đắn mà mình phải đi và cũng
chính từ đấy , lý tưởng cách mạng đã soi sáng tâm hồn ông , đã giúp ông tìm được lối đi đúng đắn cho
cuộc đời ... mà trước đây , ông đã từng lạc lối.Trong buổi ban đầu, những người thanh niên như Tố Hữu
dù có nhiệt huyết nhưng vấn chưa tìm được đường đi trong kiếp sống nô lệ, họ bị ngột thở dưới ách
thống trị của thực dân phong kiến "băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời".Chính trong hoàn cảnh đó lí tưởng
cộng sản như nắng hạ ,nhà thơ được giác ngộ chủ nghĩa Mác – Lênin ,người thanh niên yêu nước bắt
gặp lí tưởng Cách mạng, như mặt trời xua tan đi những u ám, buồn đau, quét sạch mây mù và đen tối
hướng đến cho thanh niên một lẽ sống cao đẹp vì một tương lai tươi sáng của dân tộc.

Bắt gặp lí tưởng cộng sản, người thanh niên trí thức ấy như tiếp nhận được nguồn sáng xua đi đám
mây u ám của cái tôi cá nhân tiểu tư sản. Từ bóng đêm của cuộc đời cũ, Tố Hữu đã đón nhận ánh sáng lí
tưởng đảng. Lí tưởng Đảng đã chiếu rọi và làm bừng sáng về mặt trí tuệ, bồi dưỡng tình cảm con người.

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ

Mặt trời chân lí chói trong tim”

Với giọng thơ trữ tình đằm thằm, tha thiết, niềm vui đến với lý tưởng được diễn tả không trừu tượng
mà trong những hình tượng đẹp và gợi cảm. Nhà thơ đã gọi lí tưởng cộng sản bằng những hình ảnh ẩn
dụ rực rỡ và ấm nóng. “Nắng hạ” – thứ ánh sáng chói chang, rực rỡ, nồng nàn, có tác động mạnh mẽ
đến tâm hồn thi sĩ. Với Tố Hữu, lí tưởng cộng sản còn là “mặt trời chân lí” – một nguồn sáng vô biên, bất
diệt mang lại sức sống, nguồn ấm nóng dạt dào. Tô Hữu khẳng định lí tưởng cách mạng như một nguồn
sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. Nguồn sáng ấy không phài là ánh thu vàng nhẹ hay ánh xuân
dịu dàng mà là ánh sáng rực rỡ của một ngày nắng hạ. Hơn thế, nguồn sáng ấy còn là mặt trời, và là mặt
trời khác thường, mặt trời chân lí – một sự liên kết sáng tạo giữ hình ảnh và ngữ nghĩa. Mặt trời của
thiên nhiên đem lại cho nhân gian ánh sáng, hơi ấm, sự sống thì Đảng cũng là nguồn sáng kì diệu tỏa ra
những tư tương đúng đắn, hợp lẽ phải, báo hiệu những điều tốt lành cho cuộc sống.Từ “bừng” chỉ ánh
sáng phát ra bất ngờ, đột ngột. Chói chỉ nguồn ánh sáng có sức xuyên thấu mạnh mẽ. Tố Hữu không chỉ
đón nhận lí tưởng đảng bằng trí tuệ mà bằng cả tình cảm rạo rực, say mê, sôi nổi nhất. Nó càng nhấn
mạnh ánh sáng cùa lí tưởng đã hoàn toàn xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong
tâm hồn nhà thơ một chân trời mới cùa nhận thức, tư tưởng, tình cảm.

Hồn người đã trở thành vườn hoa, một vườn xuân đẹp ngào ngạt hương sắc, rộn ràng tiếng chim
hót. Một mảnh vườn hoa là chắc hẳn phải là mảnh vườn xanh tươi, tràn trề nhựa sống, có lá có hoa lại
ngọt ngào hương sắc, có chim hót rộn ràng.

“Hồn tôi là một vườn hoa lá

Rất đậm hương và rộn tiếng chim”.

Hình ảnh “vườn hoa lá” và “rộn tiếng chim” là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho một thế giới tươi
sáng, rộn rã, tràn đầy sức sống. Nhà thơ so sánh hồn tôi như vườn hoa lá, một cách so sánh lấy hình ảnh
cụ thể để chỉ một khái niệm trừu tượng. Để từ đó bạn đọc chúng ta có thể cảm nhận được vẻ đẹp tâm
hồn của nhà thơ khi đến với cách mạng. Đối với Tố Hữu, lí tưởng cách mạng không chỉ khơi dậy một sức
sống mới mà còn mang lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ. Đó là nhà thơ say mê ca ngợi nhân
dân, ca ngợi đất nước, say mê hoạt động cống hiến cho cách mạng. Cái giọng điệu rất tỉnh và rất say rạo
rực và ngọt lịm hồn ta chủ yếu là cái say người và lịm ngọt của lí tưởng, của niềm hạnh phúc mà lí tưởng
đem lại:“hồn” người đã trở thành “vườn hoa”, một vườn xuân đẹp ngào ngạt hương sắc, rộn ràng tiếng
chim hót. Ở đây hiện thưc và lãng mạn đã hòa quyện vào nhau tạo nên cái gợi cảm, cái sức sống cho câu
thơ.

Nếu như các nhà thơ lãng mạn cùng thời chưa có một nhân sinh quan sống đúng, họ sống chán nản
hoặc tách biệt với nhân dân. Chẳng hạn như Xuân Diệu viết:

“Ta là một là riêng là thứ nhất

Không có ai bè bạn nổi cùng ta”.

Hay như Chế Lan Viên thì nói:

“Nhân dân ở quanh ta mà ta chẳng biết

Thơ xuôi tay như nước chảy xuôi dòng”.

Thì Tố Hữu lại có một nhận thức mới mẻ đúng đắn đó là:

“Tôi buộc hồn tôi với mọi người

Để tình trang trải với trăm nơi

Để hồn tôi với bao hồn khổ

Gần gũi bên nhau thêm mạnh khối đời”

Động từ “buộc” thể hiện một ý thức tự nguyện và quyết tâm cao độ của Tố Hữu muốn vượt qua
giới hạn của cái tôi cá nhân để sống chan hòa với mọi người. “Buộc” còn có nghĩa là tự mình phải có
trách nhiệm gắn bó với cộng đồng. Mọi người ở đây là những người lao khổ, những con người cùng
chung giai cấp vô sản. Từ “trang trải” khiến ta liên tưởng tới tâm hồn của nhà thơ đang trải rộng với
cuộc đời: tạo ra khả năng đồng cảm sâu xa với hoàn cảnh của từng con người cụ thể. “Gần gũi nhau
thêm mạnh khối đời” là tác giả nói đến tinh thần đoàn kết. “Khối đời” là hình ảnh ẩn dụ chỉ một khối
người đông đảo cùng chung một cảnh ngộ, cùng chung một lí tưởng, đoàn kết với nhau, gắn bó chặt chẽ
với nhau, cùng phấn đấu vì một mục đích chung: đấu tranh giành lại quyền sống và quyền độc lập dân
tộc. Như vậy, toàn bộ khổ thơ trên bằng lối sử dụng những từ ngữ chính xác, giàu ẩn ý, nhà thơ đã gửi
gắm một cách sâu sắc về tư tưởng, tình cảm của mình. Đó là tình yêu thương con người của Tố Hữu gắn
với tình cảm hữu ái giai cấp. Nó thể hiện niềm tin của tác giả vào sức mạnh đoàn kết, câu thơ trên cũng
là một lời khẳng định: khi cái tôi chan hòa với cái ta, khi cá nhân hòa vào tập thể cùng lí tưởng thì sức
mạnh nhân lên gấp bội. Những câu thơ cũng là biểu hiện nhận thức mới về lẽ sống chan hòa cá nhân và
tập thể, giữa cái tôi và cái ta. Trong lẽ sống ấy con người tìm thấy niềm vui và sức mạnh. Sự thay đổi
nhận thức ấy, nó bắt nguồn sâu xa từ sự tự giác ngộ lí tưởng cảu nhà thơ Tố Hữu.

( Khổ thơ là một ý thức tự nguyện mới mẻ của người thanh niên xuất thân từ gia đình thuộc tầng
lớp trung lưu. Nhà thơ nguyện buộc, nguyện gắn kết cuộc đời mình với cuộc đời của nhân dân lao động
Việt Nam, nguyện cùng họ chèo lái con thuyền tự do, dân chủ cập bến. Dường như Tố Hữu đã nhận ra
cái nhỏ bé của mình trong cái rộng lớn của đất trời, cái hữu hạn của bản thân trước cái vô hạn của dòng
đời. Quan niệm mới mẻ của Tố Hữu đã chứng tỏ nhà thơ đã thoát khỏi cái tôi cô đơn bế tắc, gắn bó với
giai cấp cần lao, tìm thấy niềm vui và sức mạnh ngay trong cuộc đời. Đặc biệt, Tố Hữu khẳng định mối
liên hệ sâu sắc giữa thơ nói riêng và văn học nói chung với cuộc sống, nhất là cuộc sống của nhân dân lao
khổ.)

Bài thơ khép lại với sự chuyển biến của tình cảm trong nhà thơ Tố Hữu. Từ thay đổi về nhận thức
dẫn đến sự thay đổi về tình cảm.

“Tôi đã là con của vạn nhà

Là em của vạn kiếp phôi pha

Là anh của vạn đầu em nhỏ

Không áo cơm, cù bất cù bơ”

Ở khổ thơ này, nhà thơ tiếp tục ghi nhận những chuyển biến trong nhận thức và hành động thể
hiện trong quan hệ với các tầng lớp khác nhau của quần chúng lao động. Ở đây, tác giả đã khẳng định
tình cảm gắn bó với “vạn nhà” (Tôi đã là con của vạn nhà: “vạn nhà” là một tập thể lớn lao, rộng rãi,
nhưng rộng hơn là toàn thể quần chúng nhân dân lao động, “vạn kiếp phôi pha” là những người sống
nghèo khổ, sa sút, vất vả, cơ cực, “vạn đầu em nhỏ” là những em bé lang thang vất vưởng nay đây mai
đó). Tình cảm của tác gải thể hiện qua cách xưng hô: con, anh và em, cho ta thấy tình hữu ái giai cấp,
tình yêu thương ruột thịt. Điệp từ “đã là” là một điểm nhấn, nó giúp tác giả thể hiện sâu sắc tình cảm
gắn bó của mình với quần chúng nhân dân lao khổ. Tác giả đã xác định mình là một thành viên trong đại
gia đình quần chúng lao khổ. Tình cảm ấy trở nên cao quý hơn khi ta hiểu được Tố Hữu vốn là một trí
thức tiểu tư sản, có lối sống đề cao cái tôi cá nhân, ích kỉ, hẹp hòi. Nhà thơ đã vượt qua giai cấp của
mình đế đến với giai cấp vô sản với tình cảm chân thành và điều này chứng tỏ sức mạnh cảm hóa mạnh
mẽ lí tưởng cách mạng đối với những người trí thức tiểu tư sản. Lí tưởng cộng sản không chỉ cảm hóa Tố
Hữu mà còn thay đổi cả một thế hệ trí thức tiểu tư sản như Xuân Diệu, Huy Cận. Họ vốn là những thi sĩ
lãng mạn rồi trở thành những nhà thơ cách mạng, sáng tác phục vụ cho sự nghiệp cách mạng. Điều đó
thể hiện sự thay đổi quan niệm trong sáng tác của họ.

“Từ ấy” là tuyên ngôn cho tập thơ “Từ ấy” nói riêng và cho toàn bộ sáng tác của Tố Hữu nói
chung. Với những ẩn dụ, so sánh độc đáo; những hình ảnh thơ tươi sáng, giàu ý nghĩa tượng trưng; ngôn
ngữ gợi cảm giàu nhạc điệu và giọng thơ sảng khoái, nhịp điệu thơ hăm hở, bài thơ đã thể hiện thành
công niềm vui sướng, say mê rạo rực của người thanh niên yêu nước Tố Hữu trong buổi đầu bắt gặp lí
tưởng cộng sản. Từ “Từ ấy” trở đi, Tố Hữu sẽ đấu tranh hết mình cho giai cấp cần lao.

You might also like