You are on page 1of 2

Nhà văn Nguyễn Văn Siêu đã từng nói: “Văn chương có loại đáng thờ và không đáng

thờ. Loại không đáng thờ chuyên chú ở văn chương, còn loại đáng thờ chuyên chú ơr con
người”. Quả thật vậy, điều đó đã được nhà văn Thạch Lam thể hiện rất rõ, đặc biệt là qua
truyện ngắn “Hai đứa trẻ”. Nhà văn Thạch Lam tên thật là Nguyễn Tường Vinh (1910 – 1942),
quê ở Hà Nội, ông sống trong một gia đình công chức gốc quan lại trong giai đoạn đất nước sa
sút. Ông được biết đến là một cây bút thiên về tình cảm, hay viết lại chính những cảm xúc của
mình trước những số phận hẩm hiu, nghèo khổ của người nghèo, nhất là phụ nữ trong xã hội cũ
nát, sống vất vả, chịu đựng, thầm lặng và trong đó có cả sự hy sinh. Một trong những tác phẩm
tiêu biểu của ông là truyện ngắn “Hai đứa trẻ” được in trong tập “Nắng trong vườn” (1938), đó
là câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn, những cuộc đời tàn tạ và cũng là câu chuyện
về niềm khát khao vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” là văn bản kể về hai nhân vật Liên và An cùng những người
dân trong một phố huyện nghèo. Liên và An đã từng có một cuộc sống đầy đủ vui vẻ ở Hà Nội.
Do bố mất việc, gia đình sa sút, hai đứa trẻ phải về sống nơi phố huyện - một cuộc sống nghèo
khổ, đơn điệu. Hai chị em được mẹ giao cho trông cửa hàng tạp hóa nhỏ bên bến tàu của
huyện. Trong một buổi chiều tà, Liên cảm thấy nơi đây buồn tẻ, chị ngắm nhìn những đứa trẻ
con đi nhặt nhạnh những đồ thừa. Nhìn cuộc sống tàn lụi của chị Tí, bác Siêu, vợ chồng bác Xẩm
xung quanh. Thế nhưng chừng ấy người sống trong bóng tối vẫn hy vọng cái gì đó tươi sáng
hơn. Mong ước ấy vẫn được thể hiện qua sự mong đợi chuyến tàu đêm chạy qua phố huyện
của cả hai chị em và những người buôn bán về đêm. Nhưng chỉ thoáng qua đó, đoàn tàu rầm rộ
đi tới, chẳng được bao lâu lại vụt qua và chỉ còn lại đêm khuya - đêm ở trong phố, tịch mịch và
đầy bóng tối.
Trong nhan đề “Hai đứa trẻ”, thì “Hai” là số lượng cụ thể, tác giả đã hướng người đọc
đến nhân vật trung tâm của truyện ngắn, đó là hai chị em Liên và An, và Thạch Lam đã sử dụng
danh từ “đứa trẻ” không chỉ gợi nhắc đến hình hài, lứa tuổi mà còn thể hiện được tâm hồn
trong sáng, non nớt của trẻ con. Từ đó, có thể thấy nhan đề đã nhấn mạnh vào thế giới trong
ngần của những đứa trẻ, thông qua những suy nghĩ và cách nhìn nhận thế giới của những đứa
trẻ ấy.
Phân tích tình huống truyện trong Hai đứa trẻ, ta thấy thiên truyện của tác phẩm có cốt
truyện rất mờ nhạt, thay vào đó là dòng nội tâm và thế giới tâm hồn của các nhân vật. Chính vì
thế mà hành động nhân vật cũng như sự kiện trong tác phẩm không nhiều. Cũng bởi thế mà các
chi tiết và sự kiện được Thạch Lam xây dựng trong tác phẩm là hết sức chọn lọc và giàu ý nghĩa.
Vì vậy mà người ta nói rằng: “Thạch Lam thường viết truyện không có chuyện và chủ yếu khai
thác thế giới nội tâm của nhân vật với những cảm xúc mong manh, mơ hồ trong cuộc sống hàng
ngày”, có thể thấy như tâm trạng của nhân vật Liên trong từng thời điểm. Tình huống truyện
trong Hai đứa trẻ đã thể hiện nội tâm và tình cảm của nhân vật. Đây được xem là tình huống
chủ chốt của tác phẩm bởi vì đó là một sự kiện đặc biệt trong đó chứa đựng một tình thế bất
thường của quan hệ đời sống.
Tác phẩm gồm có chín nhân vật được miêu tả trực tiếp trong tác phẩm, ngoài ra cũng có
chừng mười đến mười lăm người nữa được nhắc đến với tư cách là nhân vật thoáng qua. Còn
nhân vật trung tâm của truyện là Liên và An, hai chị em đều có nết ngây thơ. Với cậu bé An, do
còn bé nên chưa hiểu được những gì đang diễn ra là buồn, cậu chỉ nghe theo lời mẹ dặn và theo
sự hướng dẫn của chị Liên và trong suy nghĩ của cậu, khoảng khắc ngày tàn này thật sự chẳng
có gì ấn tượng. Nhưng với Liên thì khác, tuy còn ít tuổi, nhưng Liên thiên về lối sống nội tâm. Do
sớm tần tảo với cuộc đời nên ở cô có nết chăm chỉ, mối âu lo thường trực, đó là nhân vật đáng
trân trọng. Dẫu chỉ miêu tả cuộc sống chị em Liên trong khoảng thời gian ngắn nhưng ấn tượng
ta có được ở đây là sự đơn điệu cứ lặp đi lặp lại hết ngày này sang ngày nọ một cách tẻ ngắt.
Phải kiên trì lắm, can đảm lắm thì chị em Liên mới làm được việc ấy. Chuyện cơm áo làm con
người già đi, tước đoạt ở họ bao niềm vui thú dẫu chỉ là vô cùng nhỏ bé. Nhưng không vì thế
mà nhân vật của Thạch Lam cay nghiệt với đời. Ở Liên, cô sở hữu một tấm lòng bao dung, độ
lượng. Liên không chỉ yêu thương An mà còn quý cả những em bé con nhà nghèo sống ven chợ,
tuy mới chỉ là một đứa trẻ nhưng cô lại giàu lòng thương yêu, trắc ẩn.
Trong tác phẩm, người kể chuyện đã trực tiếp diễn xướng để kể lại câu chuyện cho
người đọc. Nhờ vậy mà người đọc được dẫn dắt vào thế giới nghệ thuật của truyện kể để tri
nhận về nhân vật, sự kiện, không gian, thời gian,… Với giọng điệu truyện thủ thỉ, trữ tình và
thiết tha, truyện đã kích thích sự rung động tinh tế và cảm xúc sâu trong tâm hồn độc giả. "Hai
đứa trẻ" có rất nhiều chi tiết nghệ thuật giàu sức gợi cảm, sâu xa và bâng khuâng. Cảnh phố
huyện tối dần, cùng với những âm thanh và hình ảnh rất chi tiết, rất sống sống động và rất hiện
thực. Một nét đặc sắc trong nghệ thuật của Thạch Lam là tinh tế và sâu sắc trong phân tích thế
giới nội tâm nhân vật, gợi tả những cảm xúc mơ hồ, mong manh trong lòng người. Những dòng
viết về tâm trạng của nhân vật Liên với bao buồn vui lẫn lộn, nhiều xao xác bâng khuâng, giúp
người đọc phần nào hiểu hơn câu chuyện về một ngày tàn, một phiên chợ tàn, những cuộc đời
tàn tạ và cũng là câu chuyện về niềm khát khao vươn tới một cuộc sống tốt đẹp hơn.
Qua đó, có thể thấy truyện ngắn “Hai đứa trẻ” không có cốt truyện rõ ràng, sự kiện
chính, nổi bật mà chỉ tập trung miêu tả nội tâm, tâm lí sâu sắc của nhân vật, đặc biệt là nhân vật
Liên. Chính những cảm xúc mơ hồ, không rõ ràng trong cuộc sống làng quê, ảm đạm, lặng tĩnh
thường ngày của Liên đã làm nổi bật tài năng khai thác thế giới nội tâm của Thạch Lam cho thấy
ông là người giàu lòng trắc ẩn, tinh tế. Đồng thời thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của tác
giả qua những hình ảnh thiên nhiên đượm hồn quê, cũng như gợi lên không gian làng quê yên
ả, đậm chất thơ nhưng chứa đựng nỗi buồn man mác.

You might also like