You are on page 1of 13

TRƯỜNG THPT YÊN HÒA ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II

BỘ MÔN: GDCD
NĂM HỌC 2021 - 2022
MÔN: GDCD - KHỐI 11

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT, KIẾN THỨC CƠ BẢN:

Bài 8 – Chủ nghĩa xã hội

- Những đặc trưng cơ bản của CNXH ở Việt Nam

- Hai hình thức quá độ lên CNXH.

- Tính tất yếu khách quan quá độ lên CNXH bỏ qua TBCN.

Bài 9 – Nhà nước xã hội chủ nghĩa

- Nguồn gốc nhà nước (nhà nước xuất hiện khi nào?)

- Khái niệm nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

- Bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân, tính dân tộc của nhà nước pháp quyền
XHCN Việt Nam

- Chức năng của Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam

- Trách nhiệm của công dân trong việc tham gia xây dựng NN pháp quyền XHCN VN.

Bài 10 - Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa

- Bản chất của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa (5)

- Xây dựng nền dân chủ Xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (chính trị, kinh tế, văn hóa, xã

1
hội)

- Những hình thức cơ bản của dân chủ

+ Dân chủ trực tiếp (khái niệm, hình thức, ưu điểm, hạn chế)

+ Dân chủ gián tiếp (khái niệm, hình thức, ưu điểm, hạn chế)

- Mối quan hệ dân chủ trực tiếp và dân chủ gián tiếp (Đều là hình thức của chế độ dân
chủ và có quan hệ mật thiết với nhau. Vì vậy phải kết hợp hai hình thức này để phát
huy tối đa hiệu quả nền dân chủ XHCN

Bài 11 - Chính sách dân số và giải quyết việc làm

1. Chính sách dân số

- Mục tiêu (3)

- Phương hướng (4)

2. Chính sách giải quyết việc làm

2
- Tình hình việc làm ở nước ta hiện nay.

- Mục tiêu của chính sách giải quyết việc làm

- Phương hướng cơ bản của chính sách giải quyết việc làm.

3. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách dân số và giải quyết việc làm

Bài 12: Chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường

- Mục tiêu của chính sách tài nguyên môi trường

- Phương hướng cơ bản:

- Trách nhiệm của công dân đối với chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường

Bài 13: Chính sách giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa

1. Chính sách Giáo dục và Đào tạo

* Khái niệm GD&ĐT

* Nhiệm vụ của GD&ĐT

- Nâng cao dân trí.

- Đào tạo nhân lực.

- Bôì dưỡng nhân tài.

* Phương hướng cơ bản để phát triển Giáo dục và Đào tạo.

2. Chính sách Khoa học và công nghệ

* Khái niệm Khoa học và công nghệ.

* Nhiệm vụ của khoa học và công nghệ.

* Phương hướng cơ bản để phát triển Khoa học và công nghệ.

3. Chính sách văn hoá

* Khái niệm văn hoá.


3
* Vai trò của văn hoá.

* Nhiệm vụ của văn hoá.

* Phương hướng cơ bản để xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.

4. Trách nhiệm của công dân đối với chính sách GD&ĐT, KH&CN, văn hoá

Bài 14: Chính sách quốc phòng và an ninh

* Nhiệm vụ của quốc phòng và an ninh

* Những phương hướng cơ bản nhằm tăng cường quốc phòng và an ninh

* Trách nhiệm của công dân đối với chính sách quốc phòng và an ninh

Bài 15: Chính sách đối ngoại

* Nhiệm vụ của chính sách đối ngoại

* Những nguyên tắc cơ bản của chính sách đối ngoại

* Phương hướng, biện pháp cơ bản để thực hiện chính sách đối ngoại

* Trách nhiệm của công dân đối với chính sách đối ngoại

4
B. BÀI TẬP ÔN:

Phần I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN

Câu 1. Sau khi hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng
và nhân dân ta đã lựa chọn con đường lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ

A. phong kiến. B. tư bản chủ nghĩa.

C. chiếm hữu nô lệ. D. tư bản độc quyền.


Câu 2. Một trong những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam là

A. do nhân dân làm chủ. B. do tầng lớp trí thức làm chủ.
C. do công đoàn làm chủ. D. do cán bộ là chủ.

Câu 3. Con người được giải phóng khỏi áp bức, bất công, có cuộc sống ấm no,
tự do, hạnh phúc, phát triển toàn diện là thể hiện nội dung nào sau đây của
chủ nghĩa xã hội mà nước ta đang xây dựng?

A. Đặc trưng. B. Tính chất. C. Nội dung. D. Ý nghĩa.


Câu 4. Trong lịch sử xã hội loài người, nhà nước đầu tiên xuất hiện ở chế độ

A. cộng sản nguyên thuỷ. B. chiếm hữu nô lệ.

C. phong kiến. D. tư bản chủ nghĩa.

Câu 5. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa quản lí mọi mặt đời sống xã
hội chủ yếu bằng phương tiện nào sau đây?

A. Chính sách. B. Đường lối. C. Chủ trương. D. Pháp luật.


Câu 6. Bản chất giai cấp công nhân của Nhà nước ta được biểu hiện tập trung
nhất ở sự lãnh đạo của

A. đảng cộng sản. B. nhà nước. C. người dân. D. nông


dân. Câu 7. Nhà nước chỉ ra đời khi xuất hiện chế độ tư hữu về tư liệu sản
xuất, khi xã hội phân chia thành các
A. giai cấp. B. thế lực. C. dòng tộc. D. phe phái.
5
Câu 8. Một trong những chức năng cơ bản của Nhà nước là
A. trấn áp và bảo vệ đất nước.

B. tổ chức đàn áp sự phản kháng trong xã hội.


C. đảm bảo trật tự an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

D. tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ.

Câu 9. Nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là nền dân chủ của

A. người thừa hành. B. giai cấp công nhân.

C. giai cấp công nhân và giai cấp nông dân. D. đại đa số nhân dân lao
động.

Câu 10. Nhân dân có quyền bầu cử và ứng cử vào các cơ quan quyền lực nhà
nước, các tổ chức chính trị – xã hội là dân chủ trên lĩnh vực
A. kinh tế. B. chính trị. C. văn hoá. D. xã hội.

6
Câu 11. Cơ sở kinh tế của nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là dựa trên chế độ sở
hữu nào dưới đây?

A. Công hữu. B. Tư hữu. C. Tư nhân. D. Công hữu và tư hữu.

Câu 12. Hình thức dân chủ thông qua những qui chế, thiết chế để nhân dân
bầu ra những người đại diện thay mặt mình quyết định các công việc chung
của cộng đồng, của Nhà nước là
A. dân chủ gián tiếp. B. dân chủ trực tiếp.

C. dân chủ phân quyền. D. dân chủ liên minh.

Câu 13. Nền dân chủ XHCN là nền dân chủ gắn liền với

A. pháp luật, kỉ luật, kỉ cương. B. pháp luật, kỉ luật, trật tự.

C. kỉ cương, trật tự, công bằng. D. công bằng, dân chủ, văn minh.

Câu 14. Sự phản ánh các đặc trưng về thể chất, trí tuệ và tinh thần của toàn
bộ dân số là
A. quy mô dân số. B. chất lượng dân số.

C. cơ cấu dân số. D. phân bố dân cư.

Câu 15. Vấn đề việc làm ở nước ta hiện nay

A. việc làm thiếu trầm trọng. B. được giải quyết hợp lý.

C. tỉ lệ thất nghiệp rất ít.

D. thiếu việc làm là vấn đề bức xúc ở nông thôn và thành thị.

Câu 16. Một trong những phương hướng cơ bản của chính sách dân số nước ta

A. làm tốt công tác truyền thông.

B. làm tốt công tác thông tin, tuyên truyền, giáo dục.
C. làm tốt công tác tuyên truyền.

D. làm tốt công tác tuyên truyền, giáo dục.

Câu 17. Chị K tham gia lớp tập huấn về dinh dưỡng để nuôi dạy con tốt. Chị A
7
đã góp phần thực hiện phương hướng nào dưới đây của chính sách dân số?
A. Nâng cao hiểu hiết của người dân về dân số.

B. Làm tốt công tác tuyên truyền.

C. Xã hội hóa công tác dân số.

D. Kế hoạch hóa gia đình.

Câu 18. M cho rằng hoạt động ngoại khóa của trường về sức khỏe sinh sản vị
thành niên là vô bổ, không thực tế. Nếu là bạn của M, em sẽ chọn cách ứng xử
nào dưới đây?
A. Nghe theo chính kiến của M.

B. Báo cáo với giáo viên chủ nhiệm.

C. Khuyên M tham gia vì đó là hoạt động giáo dục của nhà trường.

D. Chê bai M về suy nghĩ đó.

Câu 19. Các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo, bao quanh con người, có ảnh
hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại phát triển của con người và sinh vật là
A. môi trường. B. sinh thái.

C. khí quyển. D. không khí.

8
Câu 20. Sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu
chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người và sinh vật là
A. môi trường. B. ô nhiễm môi trường.

C. thành phần môi trường. D. khí quyển.

Câu 21. Cách xử lí rác nào sau đây có thể đỡ gây ô nhiễm môi trường nhất?

A. Đốt và xả khí lên cao. B. Chôn sâu.

C. Đổ tập trung vào bãi rác. D. Phân loại và tái chế.

Câu 22. Sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường, bảo tồn đa dạng sinh
học, từng bước nâng cao chất lượng môi trường góp phần phất triển kinh tế -
xã hội bền vững là
A. mục tiêu của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

B. phương hướng của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

C. ý nghĩa của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.


D. mục đích của chính sách tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Câu 23. Mọi tài nguyên đưa vào sử dụng đều phải nộp thuế và trả tiền thuê
nhằm mục đích gì?
A. Ngăn chặn tình trạng hủy hoại đang diễn ra nghiêm trọng.

B. Sử dụng tiết kiệm tài nguyên.

C. Hạn chế việc sử dụng để cho phát triển bền vững.

D. Sử dụng hợp lí tài nguyên, ngăn chặn khai thác bừa bãi dẫn đến hủy hoại,
chống xu hướng chạy theo lợi ích trước mắt.
Câu 24. Sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước ta hiện nay có nhiệm vụ

A. xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.


B. phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

C. nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.

D. xây dựng và phát triển kinh tế.

9
Câu 25. Đảng ta xác định phát triển giáo dục là sự nghiệp của

A. công dân. B. toàn dân. C. giáo viên. D. các cơ quan nhà nước.
Câu 26. Một trong những phương hướng cơ bản để phát triển giáo dục – đào
tạo là mở rộng
A. quy mô giáo dục. B. đối tượng giáo dục.

C. nội dung giáo dục. D. phương pháp giáo dục.

Câu 27. Một trong nững nhiệm vụ của khoa học công nghệ là
A. bảo vệ Tổ quốc.

B. phát triển nguồn nhân lực.

C. giải đáp kịp thời vấn đề lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt ra.

D. phát triển khoa học.

Câu 28. Nền văn hoá mà nước ta xây dựng là nền văn hoá

A. có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính chất dân tộc. B. mang bản sắc dân tộc.

C. tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. D. có tính chất tiên tiến.

1
0
Câu 29. Để xây dựng nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc chúng ta cần
phải
A. xóa bỏ tất cả những gì thuộc quà khứ.

B. giữ nguyên truyền thống dân tộc.

C. tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.

D. kế thừa, phát huy những di sản và truyền thống văn hóa của dân tộc.

Câu 30. Nội dung nào sau đây không phải là phương hướng để phát triển giáo
dục nước ta?
A. Mở rộng quy mô giáo dục. B. Tăng cường hợp tác thế giới về giáo dục.

C. Đẩy mạnh nghiên cứu khoa học. D. Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục.

Câu 31. Giải đáp kịp thời những vấn đề về lí luận và thực tiễn do cuộc sống đặt
ra là nói đến
A. vai trò của KH - CN. B. nhiệm vụ của KH - CN.

C. phương hướng phát triển KH - CN. D. trách nhiệm của KH - CN.

Câu 32. Gia đình bạn A thuộc hộ nghèo, do vậy bạn A đi học được Nhà nước
miễn đóng học phí. Điều này thể hiện phương hướng cơ bản nào của giáo dục
và đào tạo.
A. Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục.

B. Xã hội hóa sự nghiệp giáo dục.

C. Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo.
D. Mở rộng quy mô giáo dục và đào tạo.

Câu 33. Học sinh trường PTDTNT tỉnh X mặc trang phục truyền thống của
dân tộc mình vào thứ 2 hàng tuần là thể hiện trách nhiệm của công dân đối
với chính sách nào sau đây?
A. Giáo dục và đào tạo. B. Khoa học và công nghệ.

C. Văn hóa. D. Dân tộc.

1
1
Phần II. TỰ LUẬN

Câu 1. Trình bày những đặc trưng cơ bản của chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Câu 2. Tại sao nói quá độ lên CNXH ở nước ta là một tất yếu khách quan?

Câu 3. Trong lịch sử xã hội loài người, nhà nước xuất hiện khi nào? Tại sao khi đó
nhà nước xuất hiện?

Câu 4. Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam là gì? Tại sao nói nhà nước ta mang
bản chất giai cấp công nhân, tính nhân dân rộng rãi và tính dân tộc sâu sắc?

Câu 5. Em hãy trình bày những chức năng cơ bản của Nhà nước pháp quyền XHCN
Việt Nam? Chức năng nào là quan trọng nhất? Tại sao?

1
2
Câu 6. Em hãy nêu những ví dụ thể hiện Nhà nước ta là nhà nước của nhân dân, do

nhân dân và vì nhân dân?

Câu 7. Trình bày bản chất của nền dân chủ XHCN, và nêu những biểu hiện về bản
chất của nền dân chủ XHCN.

Câu 8. Em hãy phân biệt dân chủ trực tiếp với dân chủ gián tiếp. Cho ví dụ.

Câu 9. Nêu mục tiêu và phương hướng cơ bản của chính sách dân số ở nước ta?
Việc thực hiện mục tiêu này có ý nghĩa gì?

Câu 10. Nêu tình hình việc làm ở nước ta và phân tích tác động của nó đối với mọi
mặt của đời sống xã hội. Liên hệ tình hình việc làm địa phương nơi em sinh sống.

Câu 11. Nêu tình hình môi trường nước ta hiện nay. Trước tình hình đó, chúng ta
cần thực hiện những phương hướng, biện pháp cơ bản nào để bảo vệ môi trường
nước ta. Cho ví dụ cụ thể.

Câu 12. Giáo dục và đào tạo là gì? Nêu vai trò, nhiệm vụ của giáo dục và đào tạo?

Câu 13. Nhiệm vụ của văn hóa là gì? Em hiểu thế nào là nền văn hóa tiên tiến, đậm
đà bản sắc dân tộc?

1
3

You might also like