You are on page 1of 22

CÁC NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN CƠ BẢN

1. Cơ sở dồn tích
Mọi nghiệp vụ kế toán – tài chính của DN liên quan đến TS, NPT, NV, DT, CP được ghi sổ kế toán
tại thời điểm phát sinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu/chi tiền. BCTC lập trên cơ sở phân tích
phản ánh tình hình TC của DN trong hiện tại, quá khứ, tương lai.
2. Hoạt động liên tục: DN không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc phải thu
hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình.
3. Giá gốc: không được thay thế trừ khi có quyết định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.
4. Phù hợp: Ghi nhận DT, CP phù hợp với nhau.
CP tương ứng với DT gồm CP của kỳ tạo ra DT và CP của kỳ trước hoặc CP phải trả liên quan đến
DT của kỳ đó.
5. Nhất quán: phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong 1 kỳ kế toán năm. Trường hợp có sự thay
đổi chính sách và phương pháp phải giải trình lý do và ảnh hướng của sự thay đổi trong phần thuyết minh
BCTC.
6. Thận trọng: xem xét, cân nhắc, phán đoán.
- Phải lập các khoản dự phòng nhưng không quá lớn.
- Không đánh giá cao hơn giá trị của các TS và các khoản thu nhập.
- Không đánh giá thấp hơn giá trị của các khoản NPT và CP
- DT và TN chỉ được ghi nhận khi có bằng chứng chắc chắn. & khả năng thu được lợi ích kinh tế; CP
có bằng chứng về khả năng phá sinh CP.
7. Trọng yếu:

Khác, Có trường hợp không phát sinh CP nhưng vẫn tạo ra TS: vốn góp, TS được cấp, biếu tặng
Chênh lệch đánh giá lại TS: chênh lệch giữa giá trị ghi sổ của TS với giá trị đánh giá lại TS khi có quyết
định của DN, khi đưa TS đi góp vốn liên doanh, cổ phần.

NVL
+) Nguyên tắc giá gốc: giá trị của tài sản = toàn bộ CP mà DN phải bỏ ra để TS đó có mặt tại DN
và trạng thái sẵn sàng sử dụng được.
+) Trị giá nhập kho của vật tư trong TH mua ngoài:
= giá mua + CP Mua +các khoản thuế không được hoàn lại – các khoản chiết khấu thương
mại & giảm giá hàng bán được hưởng (nếu có)
Các khoản thuế không hoàn lại: nhập nhẩu, tiêu thụ đặc biệt, lệ phí trước bạ.
+) CP mua: CP vận chuyển, CP bốc dỡ, lưu kho, lữu bãi
+) Các khoản CKTM, giảm giá hàng bán được hưởng (nếu có): (bị lỗi mốt, ẩm mốc...) CKTT: ghi
nhận vào TK 515
+) Giá mua được hiểu là giá đã bao gồm thuế VAT: nếu DN kê khai VAT theo phương pháp trực
tiếp hoặc vật tư được mua về để phục vụ cho mục đích dự án, sự nghiệp, phúc lợi.
https://www.facebook.com/dantaichinh.aof
NGHIÊM CẤM MỌI HÌNH THỨC MUA BÁN – TÀI LIỆU HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ!!!
+) Giá mua được hiểu là giá chưa thuế VAT: nếu DN kê khai VAT theo pp khấu trừ và vật tư được
mua về để phục vụ cho sx kinh doanh thông thường.
Ví dụ: Ngày 5/1/N, doanh nghiệp A mua 1 lô NVL, giá mua 5tr, VAT 10% đã thanh toán đủ bằng tiền mặt,
doanh nghiệp đã nhập kho đủ. Định khoản. (đvt: 1.000đ)
a/ Doanh nghiệp kê khai VAT theo phương pháp trực tiếp.
Nợ TK 152 5.500 (=5.000 + 5.000x10%)
Có TK 1111 5.500
b/ Doanh nghiệp A kê khai VAT theo phương pháp trực tiếp và vật tư đó mua về để phục vụ cho hoạt động
sản xuất kinh doanh thông thường.
Nợ TK 152 5.500 (= 5.000 + 5.000x10%)
Có TK 5.5000
c/ Doanh nghiệp kê khai VAT theo phương pháp khấu trừ & mua về để phục vụ cho mục đích phúc lợi.
Nợ TK 152 5.500 (= 5000 + 5.000x10%)
Có TK 111 5.500
d/ Doanh nghiệp kê khai theo phương pháp khấu trừ và mua về để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh thông thường.
Nợ TK 152 5.000
Nợ TK 1331 500
Có TK 1111 5.500

Phân bổ CCDC
1/ Phân bổ CCDC 1 lần
 Xuất kho CCDC:  Mua về dùng ngay:
Nợ TK 627/641/642 Nợ TK 627/641/642
Có TK 153 Nợ TK 1331
Có TK liên quan

2/ Phân bổ nhiều lần:

 Xuất kho  Mua về dùng ngay


- Lúc xuất kho: tăng CPTT lên - Tại thời điểm mua:
Nợ TK 242 A Nợ TK 242 B
Có TK 153 A Nợ TK 1331 B
- Cuối mỗi tháng tiến hành phân bổ chi phí: Có TK liên quan(1111/1121/331)
Nợ TK 627/641/642 A/n - Cuối mỗi kỳ
Có TK 242 A/n Nợ TK 627/641/642 B/n
(n: số kỳ phân bổ) Có TK 242 B/n
CP ổn định qua các kỳ phản ánh đúng hơn về mặt
bản chất
NGHIÊM CẤM MỌI HÌNH THỨC MUA BÁN – TÀI LIỆU HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ!!!
VD: Tháng 10/N, công ty X xuất dùng một số công cụ nhỏ thuộc loại phân bổ 4 lần cho sản xuất (phân bổ
1 lần/năm), trị giá 40.000. Đến tháng 2/N+3, bộ phận sử dụng báo hỏng số công cụ trên, phế liệu bán thu
hồi bằng tiền mặt 300.
Định khoản các nghiệp vụ trên?
+ Khi xuất dùng tháng 10/N:
a. Nợ TK 242 40.000
Có TK 153 40.000
b. Nợ TK 627(3) 10.000
Có TK 242 10.000
Năm (N+1) Nợ TK 627(3) 10.000
Có TK 242 10.000
Năm (N+2) Nợ TK 627(3) 10.000
Có TK 242 10.000
Năm (N+3) Nợ TK 627(3) 9.700
Nợ TK 111 3000
Có TK 242 10.000

Các phương pháp tình giá xuất kho


1. Phương pháp bình quân gia quyền cố định cả kỷ (ngày cuối kỳ mới biết tổng trị giá nhập kho trong
kỳ)
+ Công thức tính:
𝑇𝑟ị 𝑔𝑖á 𝑡ồ𝑛 đầ𝑢 𝑘ỳ+ ∑ 𝑡𝑟ị 𝑔𝑖á 𝑛ℎậ𝑝 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ
Đơn giá xk = =a
𝑆𝐿 𝑡ồ𝑛 𝑑ầ𝑢 𝑘ỳ+ ∑ 𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑛ℎậ𝑝 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑘ỳ

Đơn giá là cố định cho mỗi lần xuất


+ Trị giá xuất kho = SL xuất kho của mỗi lần tương ứng x a
2. Phương pháp bình quân gia quyền liên hoàn
+ Công thức tính:
𝑇𝑟ị 𝑔𝑖á 𝑣ậ𝑡 𝑡ư 𝑡ℎự𝑐 𝑡ế 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑡ạ𝑖 𝑡ℎờ𝑖 đ𝑖ể𝑚 𝑥𝑢ấ𝑡
Đơn giá xuất kho= 𝑆ố 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑣ậ𝑡 𝑡ư 𝑡ℎự𝑐 𝑡ế 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑡ạ𝑖 𝑡ℎờ𝑖 đ𝑖ể𝑚 𝑥𝑢ấ𝑡

+ Trị giá xuất kho = Số lượng xuất kho x đơn giá xuất kho
3. Phương pháp FIFO (nhập trước – xuất trước):
VD: Tình hình nhập xuất trong tháng 2 của công ty X như sau:
Đầu kỳ tồn kho: 5 sản phẩm A, đơn giá 10.000đ

NGHIÊM CẤM MỌI HÌNH THỨC MUA BÁN – TÀI LIỆU HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ!!!
Ngày 01/2 nhập: 20 sản phẩm A, đơn giá 11.000đ
Ngày 08/2 nhập: 10 sản phẩm A, đơn giá 12.000đ
Xuất: 15 sản phẩm A
Ngày 22/2 xuất: 15 sản phẩm A
Bài giải
Tình nhập trước – xuất trước: trước hết căn cứ số lượng xuất kho để tính giá thực tế hàng xuất kho theo
nguyên tắc lấy hết số lượng và đơn giá nhập kho lần trước, xong mới lấy đến số lượng và đơn giá nhập lần
sau, làm giá thực tế của từng lần xuất:
Giá trị vật tư xuất trong kỳ:
Ngày 08/2 xuất kho: 5x10.000 + 10x11.000 = 160.000đ
Ngày 22/2 xuất kho: 10x 11.000 + 5x 12.000 = 170.000đ

VẬT TƯ (151; 152; 153)


1. Hàng và hóa đơn về cùng thời điểm
10/01/N: Có PNK và HĐ
Ghi nhận: Nợ TK 152/153 : trị giá nhập kho của vật tư
Nợ TK 1331 (nếu có)
Có TK liên quan (1111,1121, 331)
VD: Ngày 3/1/N, DN Z nhập kho 1 lô công cụ, dụng cụ theo hóa đơn cùng ngày, giá mua chưa thuế 20.000,
VAT 10%, trả bằng TGNH.
Nợ TK 153 20.000
Nợ TK 1331 2.000 (= 20.000 x 10%)
Có TK 331 22.000
2. Hóa đơn về trước, hàng về sau
a) 05/01/N: Hóa đơn => Lưu HĐ vào tập hồ sơ “hàng mua đang đi đường”
20/01/N: PNK => Định khoản như (1)

b) 05/01/N: Hóa đơn => Lưu HĐ vào tập hồ sơ “hàng mua đang đi đường”
31/01/N: ghi nhận: Nợ TK 151
Nợ TK 1331
Có TK liên quan (1111/1121/331)
03/02/N: ghi nhận: Nợ TK 152/153
Có TK 151

NGHIÊM CẤM MỌI HÌNH THỨC MUA BÁN – TÀI LIỆU HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ!!!
VD: Ngày 5/6/N, DN nhập kho 1 lô công cụ, dụng cụ theo hóa đơn ngày 24/5/N, giá mua chưa thuế 5 tr,
VAT 10%, chưa trả tiền hàng.
Đvt: 1.000đ
+ 24/5/N: Lưu hóa đơn vào tập hồ sơ “ Hàng mua đang đi đường”
+ 31/5/N: Nợ TK 151 5.000.000
Nợ TK 1331 500.000 ( = 5.000.000 x 10%)
Có TK 331 5.500.000

+ 5/6/N: Nợ TK 153 5.000.000


Có TK 151 5.000.000

3. Hàng về trước, hóa đơn về sau:


a) 15/01/N: PNK => Lưu vào tập hồ sơ “Hàng về chưa có hóa đơn”
23/01/N: Định khoản như (1)
b) 27.01/N: PNK => Lưu vào tập hồ sơ “Hàng về chưa có hóa đơn”
31/01/N: ghi nhận: Nợ TK 152/153 (giá tạm tính) 1000
Có TK liên quan

05/02/N: ghi nhận: Xóa số bút toán cũ (có thể ghi âm)
Nợ TK 152/153 (1000)
Có TK liên quan (1000)
 Định khoản như (1)

VD: (tham khảo bộ môn KTTC – Khoa kế toán – HVTC) DN X kế toán HTK theo phương pháp KKTX,
nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Ngày 20/3/N, DN X mua 4.000 kg vật liệu B về dùng cho sản xuất. DN tiến hành nhập kho toàn bộ vật liệu
B theo phiếu nhập kho PNK0315 ngày 20/3/N.
Ngày 5/4/N, DN X nhận được hóa đơn GTGT của lô VL B nói trê, tổng giá mua chưa có thuế GTGT là:
20.000, thuế GTGT 10%, tổng giá thanh toán là 22.000, DN chưa trả tiền cho người bán.
Định khoản nghiệp vụ trên (giá sử giá tạm tính của VL B là 4,9/kg)?
Ngày 20/3/N: Lưu PNK vào tập hồ sơ: “Hàng về chưa có hóa đơn”
Ngày 31/3/N Nợ TK 152(VLB) 19.600
Có TK 331 19.600
Ngày 5/4/N Cách 1: + Xóa bút toán tạm tính
Nợ TK 152 (VLB) (19.600)
Có TK 331 (19.600)
+ Ghi lại bút toán đúng:

NGHIÊM CẤM MỌI HÌNH THỨC MUA BÁN – TÀI LIỆU HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ!!!
Nợ TK 152 (VL B) 20.000
Nợ TK 1331 2.000
Có TK 331 22.000
Cách 2: Định khoản phần chênh lệch: Nợ TK 152 (VL B) 400
Nợ TK 1331 2.000
Có TK 331 2.400

KIỂM KÊ ĐỊNH KỲ CHO NHẬP XUẤT VẬT TƯ

 Kê khai thường xuyên  Kê khai định kỳ


- Sử dụng TK 151, 152, 153 - Sử dụng TK 611 thay cho Tk 151, 152, 153
- Theo dõi các nghiệp vụ nhập xuất kho - Các tài khoản hàng tồn kho chỉ phản ánh số dư
riêng lẻ trong kỳ. đầu kỳ và cuối kỳ.
- Cuối kỳ kế toán đối chiếu số liệu kiểm kê - Phản ánh thường xuyên tình hình mua vào,
thực tế vật tư, hàng hóa tồn tròn kho với số liệu nhập kho vật tư, hàng hóa trên tài khoản 611 – Mua
trên số kế toán. hàng
- Tính giá xuất kho: Căn cứ vào các chứng - Không theo dõi được các nghiệp vụ xuất kho
từ xuất và phương pháp xác định giá xuất được áp riêng lẻ trong kỳ. Chỉ tính được tổng trị giá xuất kho
dụng. trong kỳ dựa vào công thức:
Giá xuất kho = Số lượng xuất x Đơn giá xuất Trị giá xk trong ky = Trị giá tồn kho đầu kỳ + tổng trị
giá nhập trong kỳ– tổng tồn kho cuối kỳ.
Trong đó: Giá trị tồn cuối kỳ = số lượng kiểm kê thực
tế x Đơn giá tính cho hàng tồn.
Nhập kho theo hóa đơn từ tháng trước thì khồng định
khoản.

Bước 1:Kết chuyển đầu kỳ


Nợ TK 611 A
Có TK 151/152/153
Bước 2: Mua vật tư nhập kho trong kỳ
Nợ TK 611 B
Nợ TK 1331
Có TK liên quan (1111/11221/331)
Bước 3:Kết chuyển tồn cuối kỳ
Nợ TK 151/152/153
Có TK 611 C

NGHIÊM CẤM MỌI HÌNH THỨC MUA BÁN – TÀI LIỆU HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ!!!
Bước 4: Trị giá vật tư xuất trong kỳ = A + B – C
Nợ TK 621/627/641/642
Có TK 611 A+B-C
VD: Tại DN A trong tháng 3/N có các nghiệp vụ về nhập, xuất kho vật liệu chính E như sau: (đvt: 1000đ)
1. 5/3 mua của công ty H đã nhâp kho đủ số lượng 10.000 kg, ĐG chưa thuế GTGT 120/kg, thuế suất
thuế GTGT: 10%, chưa trả tiền, toàn bộ CPVC thuê ngoài đã trả bằng TM: 15.000
2. 10/3 xuất kho để sản xuất sản phẩm 8.500kg
3. 15/3 mua của công ty T hóa đơn 7.000 kg, đơn giá chưa thuế 115/kg, thuế suất thuế GTGT 10%,
chưa trả tiền, CPVC thanh toán bằng tiền tạm ứng 14.000
4. 20/3 xuất kho để sản xuất sản phẩm 8.000 kg
Yêu cầu: Biết NVL chính E tồn kho đầu tháng 3/N: SL: 5.000kg. Đơn giá vốn thực tế 130/kg. Công
ty tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kế toán hàng tồn kho theo phương pháp KKĐK. Cuối tháng
kiểm kê tồn kho 5.500 kg. Tính giá vốn thực tế xuất kho theo phương pháp FIFO.
Đvt: 1.000đ
+ Kết chuyển đầu kỳ:
Nợ TK 611 650.000 (=5.000x130)
(Sct: VLC E, SL…. ST…..)
Có TK 152 650.000
(Sct…)
+ Mua VLC E nhập kho trong kỳ
5/3 Nợ TK 611 1.215.000 (= 10.000x120 + 15.000)
(Sct…)
Nợ TK 1331 120.000 (=10.000x120x10%)
Có TK 331 1.320.000
(Sct: Công ty H, ST: 1.320.000)
Có TK 1111 15.000
10/3 Không định khoản
15/3 Nợ TK 611 819.000 (= 7.000x115 + 14.000)
(Sct
Nợ TK 1331 80.500 (=7.000x115x10%)
Có TK 331 885.500
(Sct: công ty T, ST: 885.500)
Có TK 141 14.000
20/3 Không định khoản
+ Kết chuyển cuối kỳ:
819.000
Trị giá vật tư tồn kho cuối kỳ= 5.500x = 643.500
7.000
Kết chuyển tồn cuối kỳ Nợ TK 152 643.500
(Sct…)
Có TK 611 643.500
 Trị giá VLC E xuất trong kỳ là
= 650.000 + (1.215.000 + 819.000) – 643.500 = 2.040.000
Nợ TK 621 2.040.500
Có TK 611 2.040.500
(Sct : VLC E, SL : 5.000 kg, ST : 2.040.500)

NGHIÊM CẤM MỌI HÌNH THỨC MUA BÁN – TÀI LIỆU HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ!!!
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
Vas 03 về TSCĐ hữu hình
Tiêu chí ghi nhận TSCĐ hữu hình phải thỏa mãn đồng thời tất cả (4) tiêu chí
(a) Chắc chắn thu được lời ích kinh tế trong tương lai về sử dụng tài sản đó
(b) NG tài sản được xác định một cách đáng tin cậy.
(c) Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm.
(d) Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành.

NG = (- các khoản chiết khấu thương mại & giảm giá), các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế
hoàn lại) & các chi phí liên quan trực tiếp đến việc đứa tài sản vào trạng thái sẵn sàng sử dụng: CP chuẩn
bị mặt bằng: CP vận chuyển & bốc xếp ban đầu; CP lắp đặt chạy thử (- các khoản thu hồi về sản phẩm, phế
phẩm do chạy thử); CP chuyên gia.
- TSCĐ hữu hình hình thành do đầu tư xây dựng theo phương pháp giao thầu:
NG = giá quyết toán chương trình đầu tư xây dựng, các CP liên quan trực tiếp khác & lệ phí trước bạ.
- TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyển sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng
đất phải được xác định riêng biệt & ghi là TSCĐ hữu hình.
- TSCĐ được thanh toán bằng phương thức trả chậm, nguyên giá TSCĐ được phản ánh theo giá mua
trả ngay tại thời điểm mua.
- Khoản lỗ do máy móc không hoạt động đúng như dự tính => hoạch toán vào chi phí sản xuất, kinh
doanh trong kỳ.
- Ghi tăng NG của TS nếu: thay đổi bộ phận TSCĐ hữu hình làm tăng thời gian sử dụng hữu ích,
tăng năng suất sử dụng, cải tiến tăng chất lượng sản phẩm sản xuất ra, làm giảm CP hoạt động do áp dụng
quy trình mới.
- TSCĐ được ghi giảm khi thanh toán, nhượng bán.

1. Mua sắm TSCĐ


NG =giá mua + chi phí mua + chi phí lắp đặt chạy thử - các khoản chiết khấu thương mại hoặc giảm
giá hàng bán + các khoản thuế không được hoàn lại.
a. Mua sắm không thông qua lắp đặt chạy thử
Nợ TK 211 ( nguyên giá TSCĐ)
Nợ TK 1332
Có TK liên quan
b. Thông qua quá trình lắp đặt chạy thử
 Không tạo ra sản phẩm thu hồi
Tập hợp CP mua, CP lắp đặt chạy thử
Nợ TK 241 A
Nợ TK 1332
https://www.facebook.com/dantaichinh.aof
NGHIÊM CẤM MỌI HÌNH THỨC MUA BÁN – TÀI LIỆU HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ!!!
Có TK liên quan
Khi kết thúc quá trình lắp đặt chạy thử & bàn giao TSCĐ
Nợ TK 211 A
Có TK 241 A
VD: 1/3/N, DN A mua 1 thiết bị sản xuất, giá mua 100.000. CP lắp đặt 10.000, CP chạy thử 5.000, VAT
giá mua 10%, VAT của CP lắp đặt 5%, chưa thanh toán.
1/5/N, quá trình lắp đặt chạy thử kết thúc, TSCĐ được bàn giao cho bộ phận sản xuất.
Đvt: 1.000đ
+1/3/N: Nợ TK 241 115.000 (=100.000 + 10.000 + 5.000)
Nợ TK 1332 10.500 (=100.000x 10% + 10.000x5%)
Có TK 331 125.500
+ 1/5/N Nợ TK 211 115.000
Có TK 241 115.000

 Có tạo ra sản phẩm thu hồi


Tập hợp giá mua, CP mua, CP lắp đặt:
Nợ TK 241 A
Nợ TK 1332
Có TK liên quan
Tập hợp CP cho quá trình sản xuất thử
Nợ TK 154 B
Có TK liên quan
Khi quá trình chạy thử hoàn thành, sản phẩm thu hồi nhập kho
Nợ TK 155 C
Có TK 154
Bán sản phẩm thử
Nợ TK liên quan (111/112/131)
Có TK 155
TH1: B>C : quá trình chạy thử tốn kém thêm CP
Nợ TK 241 B-C
Có TK154 B-C
Khi hoàn thành bàn giao
Nợ TK 211 nợ 241- tổng có 241=A+B-C
CosTK 241
- TH2: B<C
Nợ TK 154 C-B
Có TK 241 C-B
Khi hoàn thành bàn giao
Nợ TK 211 tổng nợ 241 – tổng có 241 =A- (C-B)
https://www.facebook.com/dantaichinh.aof
NGHIÊM CẤM MỌI HÌNH THỨC MUA BÁN – TÀI LIỆU HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ!!!
Có TK 241
VD: 1/5/N DN A mua 1 dây chuyền sản xuất, giá mua 200.000, CPVC 10.000, VAT 10% chưa trả tiền.
NVL xuất kho cho quá trình sản xuất chạy thử 7.000. Giá trị thành phẩm thu hồi nhập kho từ quá trình
sản xuất thử 9.000. Ngày 15/5/N dây chuyển sản xuất đó được bàn giao cho bộ phận sản xuất (kết thúc
quá trình chạy thử)
Đvt: 1000đ
+1/5/N: Nợ TK 241 210.000 (= 200.000 + 10.000)
Nợ TK 1331 21.000 (=210.000x10%)
Có TK 331 231.000
+ CP phát sinh chạy thử
Nợ TK 154 7.000
Có TK 152 7.000
+ Thu hồi sản phẩm
Nợ TK 155 9.000
Có TK 9.000

+15/5/N Nợ TK 154 2.000 (= 9.000 – 7.000)


Có TK 241 2.000
+ Bàn giao Nợ TK 211 208.000 (= 210.000 – 2.000)
Có TK 241 208.000
2. Trao đổi TSCĐ
a. Trao đổi tương tự (trao đổi ngang bằng)
Nợ TK 211: giá trị còn lại của tài sản mang trao đổi
Nợ TK 214: hao mòn lũy kế
Có TK 211: nguyên giá của tài sản mang trao đổi
b. Trao đổi không ngang bằng
+ Giảm TSCĐ mang trao đổi
Nợ TK 811: giá trị còn lại
Nợ TK 214: hao mòn lũy kế
Có Tk 211: nguyên giá TS mang đổi
+ Ghi nhận thu nhập từ TSCĐ mang trao đổi
Nợ TK 131 A
Có TK 711
Có TK 3331

https://www.facebook.com/dantaichinh.aof
NGHIÊM CẤM MỌI HÌNH THỨC MUA BÁN – TÀI LIỆU HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ!!!
+ Ghi nhận TSCĐ nhận về
Nợ TK 211
Nợ TK 1332
Có TK 131 B
- TH1: A>B
Nợ TK 111/112
Có TK 131 A-B
- TH2: A<B
Nợ TK 131 B-A
Có TK 111/112
VD: - DN A trao đổi với DN B một TSCD: NG: 200.000, HM: 60.000, giá trị hợp lý: 145.000 (chưa có
thuế GTGT), VAT = 14.500 (tổng giá trị thanh toán = 159.500)
- DN B trao đổi với DN A một TSCĐ: NG: 150.000, HM: 50.000, giá trị hợp lý: 108.000, VAT =
10% =10.800
Bên B phải trả thêm cho bên A tiền mặt: 159.500 – 118.800 = 40.700
Bên A ghi nhận:
Nợ TK 811 140.000
Nợ TK 214 60.000
Có TK 211 200.000
Thu nhập: Nợ TK 131 (B) 159.500
Có TK 711 145.000
Có TK 3331 14.500
Nguyên giá tăng Nợ TK 211 108.000
Nợ TK 133 10.800
Có TK 131(B) 118.800
Tiền mặt tăng Nợ TK 111 40.700
Có TK 131 (B) 40.700
3. Khấu hao TSCĐ
𝑁𝑔𝑢𝑦ê𝑛 𝑔𝑖á−𝑔𝑖á 𝑡𝑟ị 𝑡ℎ𝑎𝑛ℎ 𝑙ý ướ𝑐 𝑡í𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 ℎồ𝑖
Giá trị hao mòn 1 kỳ = 𝑠ố 𝑘ỳ 𝑑ự 𝑘𝑖ế𝑛 𝑠ử 𝑑ụ𝑛𝑔
(𝑡ℎờ𝑖 𝑔𝑖𝑎𝑛 𝑠ử 𝑑ụ𝑛𝑔 ℎữ𝑢 í𝑐ℎ)
Nợ TK 627/641/642
Có TK 214
4. Thanh lý TSCĐ
 Ghi giảm TSCĐ
Nợ TK 811
Nợ TK 214
https://www.facebook.com/dantaichinh.aof
NGHIÊM CẤM MỌI HÌNH THỨC MUA BÁN – TÀI LIỆU HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ!!!
Có TK 211
 Ghi nhận thu nhập từ thanh lý TS
Nợ TK liên quan
Có TK 711
Có TK 3331
 Chi phí thanh lý TS
Nợ TK 811
Nợ TK 1331
Có Tk liên quan
5. Sửa chữa TSCĐ
a. Sửa chữa lớn TSCĐ
- Không trích trước CP sửa chữa lớn.
+ Tập hợp CP sữa chữa lớn TSCĐ
Nợ TK 241 A
Nợ TK 133
Có TK liên quan
+ Khi quá trình sữa chữa hoàn thành
TH1: CP sửa chữa đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá TSCĐ
Nợ TK 211
Có TK 241
TH2: CP sửa chữa lớn không đủ điều kiện ghi tăng TSCĐ
Nợ TK 242
Có TK 241 A
Cuối mỗi kỳ tiến hành phân bổ:
Nợ TK 627/641/642 A/n
Có TK 242 A/n
- Có trích trước CP sửa chữa lớn TSCĐ
+Trích trước chi phí SCL TSCĐ
Nợ TK 627/641/642
Có TK 352 A
+ Tâp hợp CP SCL thực tế phát sinh
Nợ TK 241 B
Nợ TK133
Có TK liên quan
+ Bù trừ CP đã trích trước và chi phí thực tế đã phát sinh
Nợ TK 352 B
Có TK 241 B
TH1: A>B: Hoàn nhập dự phòng
Nợ TK 352 A-B
Có TK 627/641/642
TH2: A<B: trích bổ sung dự phòng
Nợ TK 627/641/642
Có TK 352: B-A
https://www.facebook.com/dantaichinh.aof
NGHIÊM CẤM MỌI HÌNH THỨC MUA BÁN – TÀI LIỆU HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ!!!
VD: 18/6/N biên bản giao nhận TSCĐ SCL hoàn thành số 60 của công ty N. Giá sửa chữa có thuế 35.000.
Thuế GTGT 10% = 3.500. Tổng giá thanh toán 38.500 CPSCL TSCĐ được phân bổ dần vào CPBH trong
10 tháng kể từ T6/N.
Nợ TK 241 35.000
Nợ TK 1331 3.500
Có Tk lq 38.500
Nợ Tk 242 35.000
Có TK 241 35.000
Cuối kỳ phân bổ: Nợ TK 641 3.500
Có TK 242 3.500
b. Sửa chữa thường xuyên
- Thuê ngoài::
+ Nếu CP sửa chữa được coi là nhỏ
Nợ TK 627/641/642
Nợ TK 1331
Có TK liên quan
+ Nếu CP sửa chữa dược coi là lớn
Nợ TK 242 A
Nợ TK 1331
Có TK liên quan
+ Cuối mỗi kỳ tiến hành phân bổ
Nợ TK 627/641/642
Có TK 242 A/n
- Tự sửa chữa
+ Nếu CP sửa chữa được coi là nhỏ
Nợ TK 627/641/642
Có TK liên quan
+Nếu CP sửa chữa được coi là lớn
Nợ TK 242 A
Có TK liên quan
+ Cuối kỳ tiến hành phân bổ
Nợ TK 627/641/642
Có TK 242 A/n
VD: DN A sửa chữa thường xuyên máy bán hàng tự động theo hình thức thuê ngoài, giá trị sửa chữa chưa
có thuế 10.000, VAT 10% chưa trả tiền. CPSC này được phẩn bổ trong 2 tháng.
Đvt: 1000đ

Nợ TK 242 10.000
Nợ TK 1331 1.000
Có TK 331 11.000

https://www.facebook.com/dantaichinh.aof
NGHIÊM CẤM MỌI HÌNH THỨC MUA BÁN – TÀI LIỆU HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ!!!
Cuối tháng phân bổ: Nợ TK 642 5.000
Có TK 242 5.000
c. Bộ phận phụ tiến hành sửa chữa
+ Tập hợp CP sửa chữa
Nợ TK 621/622/627
Có TK liên quan (334/214/..)
+ Cuối kỳ kết chuyển CP sửa chữa
Nợ TK 154
Có TK 621/622/627
+ Khi sửa chữa hoàn thành
TH1: CP sửa chữa được coi là nhỏ
Nợ TK 627/641/642
Có TK 154
TH2:CP sửa chữa được coi là lớn
Nợ TK 242
Có TK 154
Cuối kỳ tiến hành phân bổ
Nợ TK 627/641/642
Có TK 242
VD: BPBH của DN A có 1 TSCĐ hỏng giao cho BPSX sửa chữa thường xuyên. NVL xuất kho để sửa chữa
tài sản này là 7.000. Các CP khác phát sinh bằng TM là 3.000. Khi sửa chữa hoàn thành TS này được bàn
giao lại cho BPBH. CPSC dự kiến phân bổ trong 2 tháng.
Đvt: 1000đ
Nợ TK 621 10.000
Có TK 152 7.000
Có TK 1111 3.000
Kết chuyển CP SC Nợ TK 154 10.000
Có TK 621 10.000
Bàn giao Nợ TK 242 10.000
Có TK 154 10.000
Cuối kỳ Nợ TK 641 5.000
Có TK 242 5.000

6. Chuyển đổi TSCĐ thành CCDC


- TSCĐ chưa sử dụng, để trong kho
Nợ TK 153
Có TK 211
- Nếu TSCĐ đang được sử dụng
https://www.facebook.com/dantaichinh.aof
NGHIÊM CẤM MỌI HÌNH THỨC MUA BÁN – TÀI LIỆU HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ!!!
+ Nếu giá trị còn lại được coi là nhỏ
Nợ TK 627/641/642: GTCL của TSCĐ
Nợ TK 214 HMLK
Có TK 211 NG của TSCĐ
+ Nếu giá trị còn lại được coi là lớn
Nợ TK 242 GTCL của TSCĐ
Nợ TK 214 GT HMLK
Có TK 211 NG của TSCĐ
+ Cuối kỳ tiến hành phân bổ
Nợ TK 627/641/642 GTCL/(số kỳ phân bổ)
Có TK 242

LƯƠNG VÀ CÁC KHOÀN TRÍCH THEO LƯƠNG

Doanh nghiệp Người lao động


3382 2% -
3383 17,5% 8%
3384 3% 1,5%
3386 1% 1%
23,5% 10,5%

1. Tính lương
Nợ TK 622 A
Nợ TK 627 B
Nợ TK 641 C
Nợ TK 642 D
Có TK 334 E (=A+B+C+D)
2. Các khoản trích theo lương
- Tính vào CP của doanh nghiệp.
Nợ TK 622 A x 23,5%
Nợ TK 627 B x 23,5%
Nợ TK 641 C x 23,5%
Nợ Tk 642 D x 23,5%
Có TK 3382 E x 2%
Có TK 3383 E x 17,5%
Có TK 3384 E x 3%
Có TK 3386 E x 1%
- Khấu trừ vào lương người lao động.
Nợ TK 334 10,5% x E
Có TK 3383 8% x E
Có TK 3384 1,5% x E
Có TK 3386 1% x E

https://www.facebook.com/dantaichinh.aof
NGHIÊM CẤM MỌI HÌNH THỨC MUA BÁN – TÀI LIỆU HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ!!!
- Trả lương
Nợ TK 334 E x 89,5%
Có TK 111/112 E x 89,5%
TẬP HƠP CHI PHÍ
KẾT CHUYỂN GIÁ THÀNH
1. Tập hợp CP
 Tập hợp CP 621
Cách 1: CP NVL trực tiếp thực tế phát sinh là
CP NVL trực tiếp tập hợp được là
Nợ TK 621 A
Có TK liên quan (151/152/1111/1121) A
Cách 2:
- NVL còn thừa từ tháng trước để lại tại phân xưởng
Nợ TK 621 A
Có TK 152 A
- Xuất kho NVL dùng cho trực tiếp sản xuất sản phẩm
Nợ TK 621
Có TK 152
- Hàng mua đang đi dường tháng trước về dùng ngay
Nợ TK 621
Có TK 151
- Cuối kỳ NVL xuất ra thừa không sử dụng hết: 1000
+ Nhập lại kho Nợ TK 152 1000
Có TK 621 1000
+ Để lại tại phân xương để tháng sau dùng tiếp
Nợ TK 621 (1000)
Có TK 152
 Tập hợp chi phí 622

Cách 1: CP NCTT tập hợp được trong kỳ Nợ TK 622


CP NCTT phát sinh trong kỳ Có TK liên quan (334/338/111)

Cách 2: Tập hợp CP 622 thông qua tiền lương

https://www.facebook.com/dantaichinh.aof
NGHIÊM CẤM MỌI HÌNH THỨC MUA BÁN – TÀI LIỆU HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ!!!
- Tính lương cho nhân viên trực tiếp sản xuất sản phẩm: B
Nợ TK 622 B
Có TK 334 B
- Các khoản trích theo lương tính theo quy định hiện hành
Nợ TK 622 B x 23,5%
Có TK 3382 2% x B
Có TK 3383 17,5% x B
Có TK 3384 3% x B
Có TK 3386 1% x B

Khấu trừ lương NLĐ: Nợ TK 334 10,5% x B


Có TK 3383 8% x B
Có TK 3384 1,5% x B
Có TK 3386 1% x B

 Tập hợp chi phí 627


Định phí: CPSX chung cố định
Biến phí: CPSX thay đổi
Cách 1: CPSX chung tập hơp Nợ TK 627
CPSX chung phát sinh Có TK liên quan (1111/334/338)

Cách 2: Tập hơp CP 627 thông qua tiền lương


- Tính lương cho nhân viên quản lý phân xưởng C
Nợ TK 627 C
Có TK 334 C
- Các khoản trích theo lương tính theo quy định hiện hành
+ Doanh nghiệp
Nợ TK 627 C x 23,5%
Có TK 3382 2% x C
Có TK 3383 17,5% x C
Có TK 3384 3% x C
Có TK 3386 1% x C
+ Người lao động

https://www.facebook.com/dantaichinh.aof
NGHIÊM CẤM MỌI HÌNH THỨC MUA BÁN – TÀI LIỆU HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ!!!
Nợ TK 334 C x 10,5%
Có TK 3383 8% x C
Có TK 3384 1,5% x C
Có TK 3386 1% x C
2. Kết chuyển CP thành giá thành
a. Kết chuyển chi phí 621
Nợ TK 154 (trong định mức)
Nợ TK 632 (nếu có vượt định mức)
Có TK 621 CP NVL trực tiếp thực tế phát sinh
( tổng nợ TK 621 – tổng có TK 621)
b. Kết chuyển chi phí 622
Nợ TK 154 (trong định mức)
Nợ TK 632 (nếu có vượt định mức)
Có TK 622 (tổng Nợ TK 622 – tổng có TK 622)
c. Kết chuyển chi phí 627
Nợ TK 154 Biến phí + mức công suất x định phí = P
Nợ TK 632 ( 1 – mức công suất) x định phí
Có TK 627 Biến phí + định phí
Nếu mức công suất ≥ 100% hoặc đề bài không phân biệt rõ định phí và biến phí thì ta sẽ kết chuyển toàn
bộ 627 và 154
Nợ TK 154
Có TK 627
Tổng giá thành: Z = DĐK + C - DCK
C=M+N+P
𝒁
Giá thành đơn vị: 𝒛̅ =
𝒔ố 𝒔ả𝒏 𝒑𝒉ẩ𝒎 𝒉𝒐à𝒏 𝒕𝒉à𝒏𝒉 𝒕𝒓𝒐𝒏𝒈 𝒌ỳ

https://www.facebook.com/dantaichinh.aof
NGHIÊM CẤM MỌI HÌNH THỨC MUA BÁN – TÀI LIỆU HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ!!!
DOANH THU
X sp: X1 : sản phẩm nhập kho : Nợ TK 155 X1 x 𝒛̅
Có TK 154 X1 x 𝒛̅
X2 : sản phẩm gửi bán ngay cho đại lý Nợ TK 157 X2 x 𝒛̅
(Sct….)
Có TK 154 X2 x 𝒛̅
X3 : sản phẩm giao bán ngay ( không qua kho) Nợ TK 632 X3 x 𝒛̅
Có TK 154 X3 x 𝒛̅
Nợ TK liên quan (1111/1121/131)
Có TK 511 X3 x giá bán 1 sp
Có TK 3331 10% x X3 x giá bán 1sp
Xsp = X1 + X2 + X3
 Xuất kho X4 sản phẩm gửi cho đại lý K
Nợ TK 157 X4 x đơn giá xuất kho
Có TK 155 X4 x đơn giá xuất kho
 Xuất kho X5 sản phẩm bán cho công ty A
Nợ TK 632 X5 x đơn giá xuất kho
Có TK 155 X5 x đơn giá xuất kho
Nợ TK liên quan (1111/1121/131)
Có TK 511 X5 x giá bán của 1 sp
Có TK 3331 X5 x giá bán của 1 sp x mức thuế xuất
 Bán hàng có chiết khấu thanh toán
- Bán hàng và nhận tiền luôn - Bán hàng trước, nhận tiền sau (vẫn trong thời hạn
Nợ TK 632 chiết khấu thanh toán)
Có TK 154/155 + Tại tđ BH: Nợ TK 632
Nợ TK 1111/1121 Có TK 154/155
Nợ TK 635 1%xAx1,1 Nợ TK 131
Có TK 511 A Có TK 511
Có TK 33311 A x 10% Có TK 3331
Chiết khấu thanh toán luôn được tính trên + Nhận tiền: Nợ TK 111/112
tổng giá thanh toán (đã bao gồm cả thuế) Nợ TK 635 1%A
Có TK 131 A
 Bán hàng qua đại lý
Nợ TK 632 ( chỉ ghi theo SL sp thực sự đã tiêu thụ được)
Có TK 157

https://www.facebook.com/dantaichinh.aof
NGHIÊM CẤM MỌI HÌNH THỨC MUA BÁN – TÀI LIỆU HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ!!!
(Sct…..)
Nợ TK 111/112
Nợ TK 641 3% B
Nợ TK 1331 10% x 3 % x B
Có TK 511 B
Có TK 3331 10%xB
Chú ý: Hoa hồng đại lý thường được tính trên doanh thu : 641
 Bán hàng có giảm trừ doanh thu
- CKTM 5211
Nợ TK 5211
Nợ TK 3331
Có TK liên quan (111/112/131)
- Giảm giá hàng bán 5213
Nợ TK 5213 số sp bị giảm x số tiền giảm trên 1 sp
Nợ TK 3331
Có TK liên quan
- Hàng bán bị trả lại 5212
Nợ TK 155 (giảm giá vốn)
Có TK 632
Giảm Doanh thu
Nợ TK 5212 số sp bị trả x giá bán 1 sp (giảm doanh thu)
Nợ TK 3331
Có TK liên quan
 Bán hàng trả chậm, trả góp
Nợ TK 632
Có TK 154/ 155
Nợ TK 1111/1121 =>số tiền ban đầu KH trả lần đầu
Nợ TK 131
Có TK 511 => giá bán trả ngay
Có TK 3331 => thuế suất x giá bán trả ngay
Có TK 3387 => tiền lãi trả chậm, trả góp

Kết chuyển XĐKQ KD

TK 911
Chi phí Doanh thu
Lãi (nếu có) Lỗ ( Nếu có)
TK 635, 632, 641, 642, 811, 8211 TK 511, 515, 711……

https://www.facebook.com/dantaichinh.aof
NGHIÊM CẤM MỌI HÌNH THỨC MUA BÁN – TÀI LIỆU HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ!!!
Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu
Nợ TK 511
Có TK 5211/5212/5213
Kết chuyển doanh thu (511/515/711)
Nợ TK 511/515/711 Tổng bên Có – Tổng bên Nợ
Có TK 911 A
Kết chuyển CP ( 635, 632, 641, 642, 811)
Nợ TK 911 B
Có TK 635
Có TK 632
=> Tổng bên Nợ - tổng bên Có (lưu ý phải cộng với CP vượt định mức khi tính giá thành)
Có TK 641
Có TK 642
Có TK 811
=>LNKTT = ∑ 𝑫𝑻 − ∑ 𝑪𝑷 = A – B = C
Nếu C=0 => DN hòa vốn
Nếu C<0 => DN lỗ Nợ TK 421
Có TK 911
Nếu C>0 => DN lãi
Thuế TNDN phải nộp = C x thuế suất TNDN (20%)
Nợ TK 8211 C x thuế suất
Có TK 3334
 K/c CP thuế TNDN

Nợ TK 911 C x thuế suất


Có TK 8211
Lợi nhuận sau thế
LNST: C - C x 20%
Kết chuyển lãi : Nợ TK 911
Có TK 421

https://www.facebook.com/dantaichinh.aof
NGHIÊM CẤM MỌI HÌNH THỨC MUA BÁN – TÀI LIỆU HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ!!!
Đơn vị: DN X
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Qúy…..
Đvt: 1.000đ

Chỉ số Mã số Thuyết minh Năm nay Năm trước


1 2 3 4 5
1. DTBHVCCDV
2. CKGTGT
3. DTT VBHVCCDV = (1) – (2)
4. GVHB
5. LNG VBHVCCDV = (3) – (4)
6. DTHĐTC
7. CPTC
8. CPBH
9. CPQLDN
10. LNT THDKD = (5)+(6)-(7)-
(8)-(9)
11. TNK
12. CPK
13. LNK =(11)-(12)
14. TLNKTTT =(10)+(13)
15. CPT TNDN HH
16. CPT TNDN HL
17. LNST TNDN = (14)-(15)-(16)
18. LCB TCP
19. LSG TCP

https://www.facebook.com/dantaichinh.aof
NGHIÊM CẤM MỌI HÌNH THỨC MUA BÁN – TÀI LIỆU HOÀN TOÀN MIỄN PHÍ!!!

You might also like