You are on page 1of 26

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO GIỮA KỲ


MÔN HỌC TƯ DUY PHẢN BIỆN

NHÓM:
GVHD: TRẦN THANH TOÀN

Hồ Chí Minh-Năm 2022 1


TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
Tiêu chí đánh giá Điểm Điểm tối đa

Hình thức trình bày báo cáo 1

Bố cục, cấu trúc báo cáo 1

Nội dung báo cáo 3

Phân tích, lập luận 2

Thông tin, dữ liệu 0.5

Danh mục tài liệu tham khảo 0.5

Phối hợp nhóm 1

Tổng điểm 10

BẢNG PHÂN CÔNG CÁC THÀNH VIÊN THỰC HIỆN BÁO CÁO
STT Họ và tên Nội dung được phân Tỷ lệ tham gia Ghi chú
công hoạt động nhóm

1 Toàn bộ nội dung 100% Cá Nhân

2
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………

3
MỤC LỤC
TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ.............................................................................................................2
BẢNG PHÂN CÔNG CÁC THÀNH VIÊN THỰC HIỆN BÁO CÁO................................2
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN.....................................................................3
MỤC LỤC..................................................................................................................................4
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................6
* LÝ DO CHỌN CHỦ ĐỀ........................................................................................................6
CHỦ ĐỀ TRANH LUẬN: “ TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN VỚI ĐỜI SỐNG
TINH THẦN CỦA SINH VIÊN”...............................................................................................7
PHẦN 1 :....................................................................................................................................7
1.TÌM HIỂU VỀ CÁC KHÁI NIỆM:.....................................................................................7
1.1. KHÁI NIỆM “MÔ HÌNH ARES”:......................................................................................7
1.2. KHÁI NIỆM “TÁC ĐỘNG”:..............................................................................................7
1.3. KHÁI NIỆM “MẠNG XÃ HỘI”:........................................................................................8
1.4. KHÁI NIỆM “SỨC KHỎE TINH THẦN”:........................................................................8
1.5 KHÁI NIỆM “SINH VIÊN” :...............................................................................................8
2. PHÂN TÍCH “TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI ĐẾN SỨC KHỎE TINH THẦN
CỦA SINH VIÊN” DỰA TRÊN MÔ HÌNH ARES:.............................................................9
2.1. SƠ ĐỒ MIÊU TẢ TỔNG QUAN:......................................................................................9
2.2. LẬP LUẬN 1: BẮT NẠT TRỰC TUYẾN.........................................................................9
2.3. LẬP LUẬN 2: MỐI QUAN HỆ XÃ HỘI.........................................................................10
2.4. LẬP LUẬN 3: SỰ KẾT NỐI VỚI BẢN THÂN:..............................................................11
PHẦN 2 :..................................................................................................................................12
8 THÀNH TỐ THÀNH PHẦN TƯ DUY..............................................................................13
1. MỤC TIÊU:..........................................................................................................................13
2. CÂU HỎI CHÍNH:...............................................................................................................13
3. THÔNG TIN:........................................................................................................................14
4. KHÁI NIỆM:........................................................................................................................14
5. NHỮNG GIẢ ĐỊNH BÊN TRONG:....................................................................................14
6. GÓC NHÌN:..........................................................................................................................15
7. HÀM Ý:................................................................................................................................15
8. KẾT LUẬN ĐẠT ĐƯỢC:....................................................................................................16
9 TIÊU CHUẨN CỦA TƯ DUY............................................................................................17
TIÊU CHUẨN SỐ 1 : PHẢI RÕ RÀNG (CLARITY):............................................................17
TIÊU CHUẨN SỐ 2: SỰ CHÍNH XÁC (ACCURACY).........................................................17
TIÊU CHUẨN SỐ 3 : ĐỘ CHUYÊN BIỆT (PRECISION)....................................................18
4
TIÊU CHUẨN SỐ 4 : SỰ LIÊN QUAN (RELEVANCE).......................................................18
TIÊU CHUẨN SỐ 5 : SỰ QUAN TRỌNG (SIGNIFICANCE)..............................................19
TIÊU CHUẨN SỐ 6 : SUY NGHĨ SÂU (DEPTH)................................................................19
TIÊU CHUẨN SỐ 7 : SỰ LOGIC (LOGICALNESS)............................................................20
TIÊU CHUẨN SỐ 8 : SUY NGHĨ RỘNG (BREADTH)........................................................21
TIÊU CHUẨN SỐ 9 :SUY NGHĨ CÔNG BẰNG (FAIRNESS).............................................22
KẾT LUẬN..............................................................................................................................23
LỜI CẢM ƠN..........................................................................................................................24
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................................................25

5
PHẦN MỞ ĐẦU

* Lý Do Chọn Chủ Đề
Theo như Báo cáo “Số liệu thống kê phương tiện mạng xã hội trên toàn cầu” do
DATAREPORTAL thực hiện, tính đến tháng 1/2022 có hơn 4,62 tỷ người dùng mạng
xã hội, và chiếm khoảng 58,4% tổng dân số toàn cầu. Số lượng người dùng mạng xã
hội đã tăng trưởng nhanh chóng trong suốt 12 tháng vừa qua, với 424 triệu người dùng
mới tham gia mạng xã hội vào khoảng tháng 1 của năm 2021. Điều đó tương đương
với tăng trưởng hàng năm là 10,1%, hoặc trung bình của hơn 13 người dùng mới mỗi
giây.[1] Qua thống kê đã cho thấy phần nào sức hút của trang mạng xã hội. Từ những
năm xưa cũ việc có mạng di động để gọi, hay vận chuyển một lá thư cũng rất khó
khăn, thì ngày nay những trang mạng xã hội chỉ cần một cái nhấp chuột chỉ khoảng 0,2
giây chúng ta đã gửi được tin nhắn cho bất kỳ một ai trên thế giới.

Hiện nay, Internet là một phần quan trọng và không thể thiếu trong cuộc sống của
con người, sự có mặt của internet giống như một bước đột phá trong sự phát triển của
con người. Nhờ có Internet mà các trang mạng xã hội như Facebook, Instragram hay
Twitter… đều không ngừng phát triển, và chưa có dấu hiệu “hạ nhiệt”. Việc sử dụng
mạng xã hội diễn ra mọi lúc, mọi nơi. Thậm chí bất cứ lúc nào, khi có thời gian rảnh là
chúng ta lại dùng điện thoại để lướt mạng như một thói quen mà phớt lờ sự thật. Nhà
tiểu thuyết gia Paulo Coelho cũng đã từng bày tỏ quan điểm: “Người ta rất miễn cưỡng
khi nói về đời tư của mình, nhưng khi bạn lên trên mạng, họ cởi mở hơn nhiều”. [2]
Chúng ta không thể phủ nhận những vai trò, lợi ích rất thiết thực và tuyệt vời của
mạng xã hội, sự tác động của mạng xã hội vào mọi mặt đời sống xã hội là rất lớn và
tác động của mạng xã hội luôn tồn tại hai mặt tích cực và tiêu cực, chúng ta phải nắm
rõ và kiểm soát mới thực sự khai thác được những giá trị của mạng xã hội.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn đó, em xin chọn đề tài “Tác Động Của Mạng Xã
Hội Đối Với Sức Khỏe Tinh Thần Của Sinh Viên” làm đề tài báo cáo môn tự duy phản
biện nhằm có được những phân tích cụ thể dựa trên mô hình ARES kết hợp thêm 8
thành tố của Tư duy và 9 tiêu chuẩn của Tư duy.

6
CHỦ ĐỀ TRANH LUẬN: “ Tác động của mạng xã
hội đến với đời sống tinh thần của sinh viên”
PHẦN 1 :

1.Tìm hiểu về các khái niệm:

1.1. Khái niệm “Mô Hình ARES”:


- Trong các cuộc tranh luận thường sẽ có hai phe, một phe chống đối (Negative) và
một phe bảo vệ luận điểm tranh luận (Affirmative). Nếu bạn có thuộc phe nào thì phải
bảo vệ nó đến cùng và sử dụng những logic, lý luận của bản thân để thuyết phục phe
đối phương. Nếu bạn bị phe đối phương thuyết phục và đồng ý với quan điểm đó hoặc
cả trường hợp nước đôi thì sẽ thua. Vậy tranh luận thế nào nếu bạn thuộc một trong hai
phe.

- Mô hình ARES có hai yếu tố chính bao gồm tính “Chính xác (Precision)” và “tính
Đúng đắn (Accuracy)”. Sự liên kết giữa hai yếu tố này tạo ra cơ sở lập luận vững chắc,
và cũng là lợi thế giúp cho người tranh luận có nhiều lý luận để bảo vệ quan điểm của
bản thân. Những lý luận xuất phát từ quá khứ, kinh nghiệm hay dữ liệu thực tế sẽ giúp
cho cuộc tranh luận trở nên gần gũi và có tính xác thực cao.

- Mô hình ARES được sử dụng trình bày: Argument - Luận điểm (Opinion)/
Reasoning - Lập luận (Logic)/ Evidences - Bằng chứng (Data)/ Sources - Nguồn của
các bằng chứng (Citations).

=> Sau khi biết đến mô hình ARES thì tư duy của chúng ta sẽ tạo ra được lập luận rõ
ràng, logic và thuyết phục. Cũng như có khả năng vận dụng mô hình ARES trong trình
bày để tư duy và giao tiếp hiệu quả.

1.2. Khái niệm “Tác động”:


- Tác động có nghĩa là gây ra sự biến đổi nào đó cho sự vật, sự việc được hành động
hướng tới.

7
1.3. Khái niệm “Mạng xã hội”:
- Theo Ollivier & Puren (2011), mạng xã hội là mặt quan trọng nhất, phổ thông nhất
của web 2.0. Khái niệm này đề cập đến khả năng người dùng Internet có thể đưa ra xã
hội các sản phẩm của bản thân, cũng như duy trì và tạo dựng các mối quan hệ xã hội
thông qua những trang web như Facebook, LinkedIn. Như vậy “thế giới ảo”, nơi bạn
chỉ cần tạo một tài khoản và có thể kết nối với tất cả mọi người từ khắp nơi trên thế
giới. Đây cũng là nơi người sử dụng giữ vai trò chủ đạo và chủ động, là các trang
mạng tồn tại và phát triển nhờ sức mạnh xã hội của cộng đồng hay bạn cũng có thể tự
tạo sức hút độc đáo cho bản thân. [5]

1.4. Khái niệm “Sức khỏe tinh thần”:


- Sức khỏe tinh thần là trạng thái ảnh hưởng đến cách chúng ta nghĩ, cảm nhận và hành
động, cũng như đối phó với những căng thẳng hằng ngày, và làm việc hiệu quả hay
đóng góp cho cộng đồng. Sức khỏe tinh thần cũng giúp xác định cách chúng ta xử lý
căng thẳng, liên quan đến người khác và đưa ra lựa chọn. Sức khỏe tinh thần là quan
trọng ở mọi giai đoạn của cuộc sống, từ thời thơ ấu và tuổi thiếu niên qua tuổi trưởng
thành.

1.5 Khái niệm “Sinh viên” :


- Sinh viên là những người đăng ký vào một trường đại học, cao đẳng hoặc cơ sở giáo
dục khác tham gia các lớp học, khóa học trong chương trình giảng dạy. Kết quả có thể
đạt được là kiến thức do giáo viên hướng dẫn truyền. Ngoài ra sinh viên còn tham gia
vào các hoạt động câu lạc bộ để xây dựng thêm các kỹ năng mềm.

8
2. Phân tích “Tác Động Của Mạng Xã Hội Đến Sức Khỏe Tinh
Thần Của Sinh Viên” dựa trên mô hình ARES:

2.1. Sơ đồ miêu tả tổng quan:

2.2. Lập luận 1: Bắt nạt trực tuyến


- Bắt nạt trực tuyến là vấn đề toan cầu được quan tâm nhất hiện nay.

- Bằng chứng: Bạo lực mạng dẫn đến hiện tượng tự tử

o Nguồn: Anxiety Disorders: The New Achievements


o Trong một nghiên cứu [6], có khoảng 33,8% sinh viên cáo rằng họ đã bị “bạo
lực mạng” trong cuộc sống của bản thân , trong khi 11,5% những sinh viên đã thừa
nhận từng “bắt nạt mạng” người khác. Qua nghiên cứu này, tình trạng “bạo lực
mạng” chưa bao giờ ngừng lại, nổi bật trong đó phải kể đến “body shaming” hay
“chế nhạo ngoại hình” đã xuất hiện rất nhiều trên trang mạng xã hội Facebook.
Không ít những bạn trẻ ngày nay bị ám ảnh với “ngoại hình hoàn hảo” và muốn trải
nghiệm cảm giác “nổi tiếng ảo”. Dù rằng điều này ảnh hưởng rất nhiều đến thời gian
học tập và làm việc.

9
o Nếu dùng “Hiệu ứng canh bướm”1 để giải thích vấn đề “Bạo lực mạng” thì "Chỉ
cần một con bướm đập cánh ở Brazil có thể gây ra một cơn lốc xoáy ở Texas" [7] .
Như vậy, chỉ cần bất kỳ ai để lại một bình luận chê bài viết trên các trang mạng xã
hội thì bình luận tưởng chửng vô hại đó, lại có thể dẫn đến hàng loạt bình luận đồng
tình. Điều này cũng dẫn đến “hiện tượng tự tử” thời đại bốn chấm không.

2.3. Lập luận 2: Mối quan hệ xã hội


- Việc sử dụng quá nhiều mạng xã hội dẫn đến hiện tượng “tự cô lập bản thân”, và con
người cảm thấy “kiệt sức” trong mối quan hệ xã hội.

- Bằng chứng: Đừng để “Mạng xã hội đưa thế giới lại gần – Đẩy gia đinh ra xa”
o Nguồn: kiengiang.gov.vn, thanhhoa.gov.vn
o Theo số liệu thống kê của Digital, tính tới tháng 6-2021, số lượng người dùng
Internet ở Việt Nam là gần 70 triệu, tăng 0,8% trong giai đoạn 2020-2021; số
người sử dụng mạng xã hội ở Việt Nam là gần 76 triệu người, tăng gần 10 triệu
người trong vòng 1 năm. Mỗi ngày, người dùng Việt Nam dành tới gần 7 giờ để
tham gia các hoạt động liên quan tới Internet. [8] Nhiều gia đình Việt đang đứng
trước thách thức internet và mạng xã hội. Trong điều kiện một số gia đình và
thành viên đang thực hiện giãn cách xã hội hoặc sống trong khu dân cư bị phong
tỏa do dịch bệnh COVID-19 thì việc tiếp cận internet và mạng xã hội càng không
thể thiếu để phục vụ nhu cầu cuộc sống. Nếu không sử dụng internet và mạng xã
hội hợp lý thì gia đình rất dễ tan vỡ hạnh phúc. [9] Việc sử dụng mạng xã hội
mỗi ngày đôi lúc còn thường xuyên hơn cả việc ăn cơm trong gia đình. Theo
truyền thống của người Việt Nam thì “bữa cơm gia đình” nêu cao những giá trị
của gia đình, đó là tình cảm của ông bà, cha mẹ, con cháu, vợ chồng, anh em, tôn
kính bậc sinh thành, yêu thương chăm sóc con trẻ, sự quan tâm, chia sẻ và gắn
kết tình cảm giữa các thành viên để cùng nhau xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh
phúc. [10] Chính mạng xã hội đã tạo “khoảng cách vô hình” đến mối quan hệ
trong gia đình và con người cảm thấy cô đơn ngay cả trong gia đình của mình.

1
Hiệu ứng bươm bướm là một cụm từ dùng để mô tả khái niệm trong lý thuyết hỗn loạn về độ nhạy cảm của hệ
đối với điều kiện gốc. Hiệu ứng này được nhà toán học Edward Norton Lorenz khám phá ra. (Nguồn: Wikipedia)

10
2.4. Lập luận 3: Sự kết nối với bản thân:
- Sự kết nối về bản thân là “sự hiểu” về chính bản thân chúng ta. Con người thường chỉ
quan tâm đến “sức khỏe thể chất” mà quên mất “sức khỏe tinh thần” cũng quan trọng
không kém. Đặc biệt là trong thời đại phát triển của mạng xã hội như hiện nay, thì việc
chỉ ngồi sử dụng mạng xã hội để “đốt thời gian” là chuyện bình thường đối với không
ít bạn trẻ.

- Bằng chứng: Sự thấu hiểu về bản thân trong thời đại công nghệ thông tin

- Nguồn: HelpGuide, Penn Today

o Nếu bạn đang dành quá nhiều thời gian cho phương tiện truyền thông xã hội và
cảm giác buồn bã, không hài lòng, thất vọng hoặc sự cô đơn đang ảnh hưởng đến
cuộc sống của bạn, có thể là lúc kiểm tra lại thói quen trực tuyến của bạn và tìm
một sự cân bằng lành mạnh hơn. [11] Khi bạn vô tinh luốt xuống bài viết có hình
ảnh cuộc sống của người thượng lưu, bản thân ta sẽ cảm thấy đôi chút buồn và
ngưỡng mộ nhưng cũng có một cảm xúc tiêu cực lớn hơn là “ganh tị”. Việc này có
lẽ là quá bình thường đối với Thế Hệ Z2 - Thế hệ tiếp xúc với công nghệ thông tin
từ rất sớm. Điều này cũng đồng thời tạo ra cảm giác buồn bã ảnh hưởng đến hoạt
động hàng ngày.
o Ngoài ra “Sự tự cách ly” khi sử dụng mạng xã hội cũng đang là một hiện tượng
mới ngày nay. Một nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania [12] cho thấy rằng việc
sử dụng cao Facebook, Snapchat và Instagram tăng thay vì giảm cảm giác cô đơn.
Ngược lại, nghiên cứu cho thấy rằng việc giảm việc sử dụng phương tiện truyền
thông xã hội thực sự có thể khiến bạn cảm thấy bớt cô đơn và cách ly và cải thiện
sức khỏe tổng thể của cơ thể.

PHẦN 2 :
Hiện nay, mạng xã hội ngày càng phát triển, hàng loạt các trang mạng với hàng

2
Theo định nghĩa của Pew Research, Gen Z (Generation Z - thế hệ Z) là cụm từ để nói đến nhóm người
được sinh trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến 2012/2015 (một số ý kiến cho rằng Gen Z bắt đầu
từ năm 1995). Ngoài Gen Z thì thế hệ trưởng thành trong thập kỷ thứ 2 của thế kỷ 21 này còn được gọi
bằng nhiều các tên khác như iGen, Centennials, Gen Tech, iGeneration, Gen Y-F, Zoomers, Post
Millennials… (Theo VTCNEWS)

11
trăm triệu người dùng như Facebook, wechat, weibo, Instagram,... đã cho thấy sự thu
hút cực kì mạnh của loại công cụ này. Mạng xã hội giúp chúng ta cập nhật được
những tin tức hàng ngày, lưu giữ những kỉ niệm đẹp mà được ghi lại bằng những bức
ảnh hay video thú vị. Nó cũng là nơi giao lưu kết bạn, trò chuyện học hỏi vô cùng hiệu
quả, kết nối những con người chưa từng quen biết nhưng vì cùng chung sở thích, cùng
nhau một đam mê nào đó mà rút khoảng cách, mang con người lại gần nhau hơn. Bên
cạnh đó, ta cũng không thể phủ nhận rằng sinh viên hiện nay đang nghiện mạng xã hội
trầm trọng. Nếu ngày xưa chỉ có “nghiện ma túy”, “nghiện rượu” thì ngày nay “nghiện
mạng xã hội” đang là căn bệnh nghiện mới. Nhiều người xem các trang mạng xã hội là
nguồn sống, dành quá nhiều thời gian vào các trang mạng chỉ để lướt dạo như một thói
quen. Đến giảng đường sinh viên không học bài, không chú tâm nghe giảng mà chỉ
đến để chụp tấm hình trong lớp, rồi sống ảo trên Facebook. Đi ăn, đi làm, ngủ, nghỉ
thậm chí là đi vệ sinh cũng mang theo chiếc điện thoại của mình mà không biết chán.
Mạng xã hội như loại “ký sinh trùng” bám lấy và làm xói mòn đi sức khoẻ, tiền bạc,
tình cảm của những bạn sinh viên. Đặc biệt là về mặt sức khỏe tinh thần khi sử dụng
mạng xã hội trong thời gian dài dễ gây cảm giác mệt mỏi, lo lắng hay các cảm xúc tiêu
cực khác. Sau một ngày làm việc mệt mỏi thay vì nằm xuống nghỉ ngơi thì họ lại tiếp
tục lướt mạng xã hội và điều đó đã khiến tinh thần trở nên kiệt huệ. Không ai có thể
phủ nhận những lợi ích mà mạng xã hội mang lại tuy nhiên việc trải qua hàng giờ chỉ
để lướt mạng xã hội lại là điều nên suy nghĩ lại, để hiểu rõ hơn thì bài luận sau đây sẽ
giải thích rõ hơn về vấn đề này.

12
8 THÀNH TỐ THÀNH PHẦN TƯ DUY

1. Mục tiêu:

Mục tiêu của mạng xã hội là tạo ra một hệ thống cho phép người dùng như kết nối,
trao đổi và chia sẻ thông tin hữu ích trên Internet. Ngoài ra, mạng xã hội còn nhằm
tạo ra các cộng đồng có giá trị và tăng cường vai trò của mỗi người dùng trong việc
xây dựng các mối quan hệ. Mạng xã hội đã mang lại nhiều lợi ích cho con người, bao
gồm cập nhật tin tức, xây dựng mối quan hệ, kinh doanh, quảng cáo trên mạng xã hội.
Tuy nhiên, với sự lan truyền của mạng xã hội, chắc chắn không ít người sẽ sử dụng
sai cách gây ảnh hưởng xấu đến bản thân như mất ngủ, sức khỏe kém, suy nghĩ tiêu
cực đều này có thể dẫn đến các hệ lụy khác lên sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể
chất.

Mục tiêu của bài báo cáo này là đưa người đến sự so sánh một cách tổng quan về lợi
ích, tác hại của mạng xã hội đến với sinh viên nói riêng và con người nói chung.

2. Câu hỏi chính:

 Vậy mạng xã hội đã tác động thế nào đến tinh thần của chúng ta?

Nếu bạn dành quá nhiều thời gian trên mạng xã hội và cảm giác buồn bã, không
hài lòng, thất vọng hoặc cô đơn đang ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn. Không thích
hợp về cuộc sống hoặc ngoại hình của bạn. Ngay cả khi bạn biết rằng hình ảnh bạn
đang xem trên mạng xã hội là giả, chúng vẫn có thể khiến bạn cảm thấy không hài
lòng về diện mạo của mình hoặc những gì đang diễn ra trong cuộc sống của chính bạn.
Tương tự, tất cả chúng ta đều biết rằng những người khác có xu hướng chỉ chia sẻ
những điểm nổi bật trong cuộc sống của họ, hiếm khi những điểm thấp mà mọi người
trải qua. Nhưng điều đó không làm giảm bớt những cảm giác ghen tị và không hài
lòng. Khi bạn càng ưu tiên tương tác trên mạng xã hội hơn các mối quan hệ cá nhân,
bạn càng có nhiều nguy cơ phát triển hoặc làm trầm trọng thêm các rối loạn tâm trạng
như lo lắng và trầm cảm. Chia sẻ những bức ảnh tự sướng và tất cả những suy nghĩ sâu
kín nhất của bạn trên mạng xã hội có thể tạo ra một tâm lý không lành mạnh cho bản
thân và khiến bạn xa cách với những mối liên hệ ngoài đời thực.

13
3. Thông tin:

Sau đây là một số thông tin về mạng xã hội tác động đến lối sống của chúng ta:

- Giảm tương tác xã hội.

- Rối loạn cảm xúc.

- Hiệu suất làm việc bị kém đi rất nhiều.

- Tác động đến mắt và não.

- Dễ bị công kích cá nhân.

- Vấn đề bảo mật thông tin.

4. Khái niệm:
Mạng xã hội gồm hai thành phần đó là “Mạng” và “Xã hội”. “Mạng” là những
công cụ được dùng để giao tiếp trên Internet. Trong khi đó, chữ “Xã hội” là khía cạnh
kết nối và tương tác giữa mọi người bằng việc chia sẻ và tiếp nhận thông tin từ nhiều
phía. Khái niệm này được định nghĩa bao gồm các nền tảng như các trang chia sẻ
thông tin, blog, mạng xã hội,… mà người dùng sử dụng để tạo dựng, chia sẻ, thu nhận
và bàn luận về tất cả các nội dung thông qua Internet. Đây là “phương tiện truyền
thông mang hơi thở của thế kỷ 21” khi toàn cầu đã sử dụng mạng xã hội để liên lạc
thay cho việc gửi thư hay gọi điện thoại như những năm 90.

5. Những giả định bên trong:


Ngoài các vấn đề liên quan đến sức khỏe thì mạng xã hội cũng đang có nhiều vấn đề
được quan tâm như:

- Đạo nhái, sao chép, “ăn cắp chất xám” của người khác để biến thành của mình. Vấn
đề bản quyền trở nên gắt gao hơn rất nhiều sau khi có nhiều bạn trẻ dùng những tác
phẩm của người khác đăng lên mạng xã hội chỉ để “câu like”.

- Bảo mật thông tin cũng là mối quan tâm đối với các trang mạng xã hội và người
dùng. Do ảnh hưởng của dịch bệnh nên mức độ sử dụng điện thoại và chia sẻ thông tin
của chúng ta nhiều hơn. Lợi dụng tình hình đó có những đối tượng lấy cắp tài khoản
của chúng ta với mục đích “mượn tiền”, ‘PR sản phẩm” hay các vấn đề khác.

14
6. Góc nhìn:
Khi một tảng băng trôi trên biển dù nó có nhỏ đến đâu, ta vẫn phải tránh xa nó ra
bởi ta đâu biết được bên dưới lớn đến thế nào. Đây là ẩn dụ cho góc nhìn của con
người khi sử dụng mạng xã hội. Chúng ta thường có xu hướng chỉ nhìn thấy “bề nổi”
của câu chuyện và cũng không quá quan tâm đến phần sâu của câu chuyện. Cũng vì
vậy mà con người trở nên độc đáo. Vì chúng ta không thể điều khiển suy nghĩ của ai
và điều này đã tạo nên nhiều góc nhìn thú khi bàn luận về “Mạng xã hội”:

- Đầu tiên đến với góc nhìn từ các bạn trẻ, nói chính xác hơn là các bạn sinh viên. Thật
không khó để bắt gặp các bạn trẻ chỉ chăm chú nhìn điện thoại mà không quan tâm
mọi chuyện xung quanh. Đi cà phê, học tập hay đi làm cũng ngồi lướt mạng xã hội. Sự
tương tác trên mạng xã hội lên đến cả trăm nghìn like nhưng ngoai đời thì có thật sự
người đó được quan tâm vậy không.

- Thứ hai đến với góc nhìn từ gia đình, khoảng cách gia đình dường như bị ngăn cách
bởi bức tường vô hình mang tên “Mạng xã hội”. Cha mẹ không quan tâm đến con cái
còn những đứa trẻ thì chỉ biết giấu cảm xúc của bản thân, và còn buồn cười hơn khi
chúng chia sẻ những điều trong lòng cho một người bạn chỉ mới quen vài ngày trên
mạng xã hội.

- Cuối cùng với việc có quá nhiều thông tin trên mạng xã hội cũng khiến chúng ta bị
ảnh hưởng tâm lý không ít. Những bài báo nhảm nhí, tin tức bôi nhọ danh dự của
người khác lại được quan tâm hơn cả những vấn đề đang xảy ra trên thế giới. Những
góc nhìn trên vẫn chỉ là số ít trong nhiều góc nhìn khác trên xã hội về mạng xã hội
nhưng chúng ta cũng có thể dễ dàng thấy được mạng xã hội đang “bào mòn” tư duy
của chúng ta bằng những thứ vô bổ và đề tài liên quan đến đời sống của người khác.

7. Hàm ý:

Trong kỷ nguyên bùng nổ thông tin như hiện nay, việc không biết mạng xã hội hay
không có mạng xã hội là một sự mất mát rất lớn cho sự phát triển. Nhìn rộng ra, mạng
xã hội có ý nghĩa vô cùng đặc biệt đối với sự phát triển của xã hội trên các mặt của
cuộc sống. Nhưng sử dụng mạng xã hội như thế nào, ứng dụng ra sao, còn phụ thuộc
phần vào mục đích của từng người. Vậy nên chúng ta chỉ nên tiếp nhận thông tin đúng

15
cũng loại bỏ những thông tin sai, chính vì vậy khi tiếp cận mạng xã hội chúng ta cần
phải có phương pháp cụ thể, đúng đắn. Mạng xã hội là một thứ không thể thiếu trong
thời đại thông tin mà chúng ta đang sống, nếu ta không biết đến nó, ta không chỉ lạc
hậu mà còn đang tự tách mình ra khỏi sự tiến bộ của cả nhân loại. Hãy làm chủ bản
thân khi sử dụng mạng xã hội và dùng từng giây phút trong cuộc sống làm những điều
thật xứng đáng.

8. Kết luận đạt được:

Mạng xã hội đã gắn liền với cuộc sống của con người và gần như làm cạn kiệt việc
sử dụng tương tác “mặt đối mặt”. Các bạn sinh viên chấp nhận hình thức giao tiếp này
và bỏ các kỹ năng xã hội thực sự của họ, không thể tổ chức một cuộc trò chuyện gắn
kết trừ khi người trả lời đang tham gia qua màn hình. Khi lớn lên thì những bạn sinh
viên này bị ám ảnh bởi những hình ảnh và khuôn mẫu về người hoàn hảo. Bây giờ nó
đã đến mức một số thậm chí không thể giữ mối quan hệ chất lượng với mọi người
trong cuộc sống thực vì tất cả bạn bè của họ đều tồn tại trên trang Facebook của họ.
Cuối cùng, họ sẽ tạo ra các hiệu ứng giống như những người trong môi trường của họ.
Bất kể tình huống nào, mạng xã hội cũng phát triển sự hiện diện của nó trong hầu hết
mọi thứ chúng ta làm. Việc tương tác mặt đối mặt chỉ còn là một xu hướng trong quá
khứ. Để trở lại một xã hội đầy đủ, mạng xã hội phải được kiềm chế để loại bỏ những
tác động tiêu cực, và chỉ hiển thị những tác động tích cực.

16
9 TIÊU CHUẨN CỦA TƯ DUY
TIÊU CHUẨN SỐ 1 : PHẢI RÕ RÀNG (CLARITY):
Hiện nay khi Internet đã được phủ sóng rộng rãi tới khắp mọi miền đất nước thì các
dịch vụ như: giải trí, thư giãn cũng được cập nhật thường xuyên. Mạng xã hội chính là
một ví dụ điển hình khi hầu hết mọi người ngày nay dùng mạng xã hội để giải trí,
trang mạng xã hội này rất hữu ích để giao lưu hay tìm thêm bạn bè. Tuy nhiên, một
phát hiện khác liên quan đến các hiệu ứng tiêu cực Các nền tảng này có (đặc biệt là
những người trẻ tuổi) đã được cung cấp bởi các chỉ số nghiện phương tiện truyền
thông xã hội. FOMO biểu hiện trong 37% những người trẻ tuổi cảm thấy khó chịu khi
họ không trực tuyến, và 22% khác trở nên bồn chồn khi đăng xuất vì họ không thể
kiểm tra tin nhắn đến. Nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng lo lắng đá trong một số người
đáng ngạc nhiên khi họ đăng xuất khỏi phương tiện truyền thông xã hội mặc dù triệu
chứng này hiếm khi xuất hiện trong người dùng phương tiện truyền thông xã hội lớn
tuổi. [13] Tình trạng nghiện mạng xã hội giờ đây đang trở thành một hiện tượng cần
phải nhanh chóng kiềm chế và điều chỉnh lại, bởi vì nó có thể gây ra rất nhiều những
hậu quả không đáng có.

TIÊU CHUẨN SỐ 2: SỰ CHÍNH XÁC (ACCURACY)


 Nếu ai đó hỏi tôi: “Theo bạn đa số sinh viên thường làm gì khi có thời gian rảnh
rỗi?”.
 Tôi sẽ trả lời: “Các bạn sinh viên thường trải qua thời gian rảnh rỗi trên các
trang mạng xã hội, thả “like” từng tấm hình hay cập nhật các “trend” xu
hướng”.

Việc sử dụng mạng xã hội không xấu nhưng vì quá “yêu thích” nó đã làm cho nhiều
bạn sinh viên có cảm giác muốn sống trong “không gian ảo” đó. Dẫn đến các hệ quả
như ngại giao tiếp, kém tự tin hay cảm thấy cô đơn dù có hơn 1000 bạn bè trên
Facebook.

17
TIÊU CHUẨN SỐ 3 : ĐỘ CHUYÊN BIỆT (PRECISION)
Đầu tiên, sinh viên quá phụ thuộc vào các thông tin có thể truy cập được dễ dàng
trên các trang mạng xã hội này và web. Điều này làm giảm khả năng học tập và nghiên
cứu của họ.

Thứ hai, sinh viên bị giảm tiếp xúc ở đời thực Thời gian bổ sung mà sinh viên dành
cho những điều này trực tuyến các điểm đến kết nối mạng, thời gian họ trải qua càng ít

liên kết mặt đối mặt với những người khác. Điều này làm giảm các khả năng quan hệ.
Họ sẽ không có khả năng truyền đạt và hòa nhập đầy đủ khi đối mặt với những người
khác. Các doanh nghiệp ngày càng không hài lòng với khả năng quan hệ của sinh viên
mới ra trường vì điều này lý do.

Thứ ba, sinh viên bị giảm kỹ năng viết vì họ thường sử dụng các từ lóng hoặc các
loại viết tắt từ trong giao tiếp giữa các cá nhân trong hầu như các cuộc hội thoại hay
tin nhắn hàng ngày. Một ví dụ điển hình như trong các bài văn, hay tiểu luận cũng có
không ít các bạn sinh viên vẫn quen tay đánh từ “Không” thanh “Ko” hay “Kh” rồi
nộp cho giảng viên. Và thế là điểm bị ảnh hưởng với một lý do không đáng.

TIÊU CHUẨN SỐ 4 : SỰ LIÊN QUAN (RELEVANCE)


Trong xã hội ngày nay, việc sử dụng mạng xã hội đã trở thành một hoạt động cần
thiết hàng ngày. Nó là một công cụ giao tiếp có giá trị với những người khác trong
nước và trên toàn thế giới, cũng như để chia sẻ, tạo và truyền bá thông tin. Phương tiện
truyền thông xã hội có thể ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng
thông qua các bài đánh giá, chiến thuật tiếp thị và quảng cáo. Hầu như tất cả mọi
người từ 13 đến 64 tuổi đều có tài khoản Facebook.

Các trang mạng xã hội này có thể được sử dụng để kết nối mọi người trên toàn thế
giới. Điều này có nghĩa là các cuộc họp kinh doanh có thể được tiến hành trên phạm vi
quốc tế thông qua Google Hangouts hoặc những người bạn cũ có thể kết nối lại. Đối
với các doanh nghiệp, trường học và nhiều nhóm khác, khả năng giao tiếp là vô tận.
Gần đây, các nhà tuyển dụng đã bắt đầu sử dụng các trang mạng xã hội để xem xét các
ứng viên tiềm năng của họ.

18
TIÊU CHUẨN SỐ 5 : SỰ QUAN TRỌNG (SIGNIFICANCE)
Mạng xã hội rất cung cấp cho sinh viên các cơ hội để xây dựng mạng lưới kinh
doanh và tìm kiếm việc làm. Đồng thời nó cũng giúp sinh viên có thể đọc được nhiều
tài liệu học tập hữu ích trên toàn cầu, cũng như nhìn mọi thứ bằng “lăng kính” lớn hơn
nhiều. Mạng xã hội đã làm cho việc học trở thành một trải nghiệm thú vị. Bằng cách
khuyến khích sự tương tác và trao đổi ý tưởng, nó đã đưa việc học tập vượt ra ngoài
sách giáo khoa và các bài giảng trên lớp. Nếu được sử dụng một cách khôn ngoan,
mạng xã hội có khả năng cách mạng hóa bối cảnh giáo dục trong nước. Cũng có không
ít các bạn sinh viên trẻ thành công sau khi thực hiện các dự án trên mạng xã hội.

TIÊU CHUẨN SỐ 6 : SUY NGHĨ SÂU (DEPTH)


Làm thế nào để mạng xã hội ảnh hưởng đến suy nghĩ của sinh viên?

Về cốt lõi, mạng xã hội chính là sự kết nối. Nó giúp chúng ta có thể dễ dàng gặp gỡ
những người có cùng sở thích, có chung một đặc điểm nào đó, nhờ vào điều này mà nó
giúp chúng ta có thể mở rộng “vòng tròn bạn bè”. Nhưng từ một góc độ khác thì mạng
xã hội đã thay đổi cách nhìn nhận và suy nghĩ của các bạn sinh viên. Ngày nay đa
phần các sinh viên thường có suy nghĩ sợ bỏ lỡ các tin tức hay trao lưu mới trên mạng
xã hội. Nói một cách chính xác hơn đây là Hội chứng sợ bỏ lỡ trong tiếng Anh
là Fear of missing out, viết tắt là FOMO. Theo VietnamBiz thì:

“Trong kỉ nguyên số, FOMO hoặc Fear of Missing Out đề cập đến cảm giác mất mát
và sợ bỏ lỡ các cập nhật quan trọng, cho dù đó là bài đăng trên Facebook, Tweets,
Snapchat, Instagram... thậm chí là tin tức mua sắm hàng hóa và dịch vụ.

FOMO thường dẫn đến cảm giác không thoải mái, không hài lòng, trầm cảm và căng
thẳng. Sự gia tăng của phương tiện truyền thông xã hội đã làm tăng sự phổ biến của
FOMO trong những năm gần đây.

Những người mắc phải hội chứng FOMO thường có cảm giác sợ hãi về việc bản thân
sẽ bỏ lỡ một điều gì đó. Cảm giác này ám ảnh người mắc phải rằng những người xung
quanh sẽ đạt được thứ gì đó mà mình không được, sẽ biết được những điều hay ho mà
mình chưa từng nghe qua”. [14]

19
Qua định nghĩa của Hội chứng FOMO thì chúng ta cũng có thể dễ dàng nhìn thấy
sự thay đổi trong cách tư duy đối với những bạn sinh viên. Việc cập nhật xu hướng thì
không có gì xấu nhưng quá đặt nặng việc bị bỏ lỡ thì thật sự là điều đáng lo. Thay vào
việc tốn nhiều giờ chỉ để xem “Hôm nay xu hướng có gì?”, “Người nổi tiếng đang sử
dụng những đồ dùng gì?”, “Không biết thần tượng ABC có ra bài hát mới chưa ta?”.
Một lời khuyên cho vấn đề này đó là các bạn sinh viên có thể thay đổi thói quen sử
dụng mạng xã hội. Cải thiện từ những điều nhỏ nhặt để đạt kết quả tốt hơn. Hạn chế
thời gian sử dụng mạng xã hội ngày đầu tiên là giảm 30 phút, ngày thứ hai giảm 1
tiếng và ngày thứ ba là 2 tiếng, và giảm nhiều hơn vào những ngày sau nữa cho đến
lúc không còn bị “nghiện mạng xã hội” hay mắc hội chứng FOMO nữa. Đời sống tinh
thần của các bạn sinh viên cũng sẽ được cải thiện nhiều và không bị dè dặt bởi việc bỏ
lỡ điều gì đó.

TIÊU CHUẨN SỐ 7 : SỰ LOGIC (LOGICALNESS)


Để hiểu về mặt logic của mạng xã hội, trước tiên chúng ta phải hiểu mạng xã hội là
gì. Không giống như các phương tiện thông tin đại chúng truyền thống, nơi mà nhà sản
xuất và khán giả đảm nhận những vai trò nghiêm ngặt, trong đó tất cả việc tạo nội
dung đều nằm trong tay nhà sản xuất và khán giả. Trên mạng xã hội, nó tạo ra một nền
tảng tương tác hơn nhiều, nơi mọi khán giả đều có quyền tạo nội dung cùng một lúc.

Trên thực tế, mạng xã hội chủ yếu được cung cấp bởi lượng lớn nội dung do người
dùng tạo. Do đó, logic của mạng xã hội cũng khác rất nhiều so với logic của truyền
thông đại chúng. Logic của mạng xã hội được minh họa trong bốn thuật ngữ chính:
khả năng lập trình, tính phổ biến, kết nối và dữ liệu.

Khả năng lập trình trên các phương tiện truyền thông đại chúng được hiểu là dòng
nội dung truyền thông liên tục được nhà sản xuất trong vòng 24/7 để thu hút khán giả.
Một ví dụ điển hình là “Chuyển động 24h cùng VTV”. Trong mạng xã hội, khả năng
lập trình được định nghĩa là thuật ngữ của một nền tảng truyền thông xã hội có thể ảnh
hưởng đến trải nghiệm của người dùng về việc tiêu thụ và tạo thông tin. Các trang web
truyền thông xã hội phải cập nhật liên tục các chương trình của họ, dù lớn hay nhỏ, để
cung cấp cho người dùng trải nghiệm tốt hơn để họ ở lại trang web. Trang cập nhật tin
tức khá phổ biến trên mạng xã hội Facebook như là “VnExpress”, “Vietnamnet”…
20
Thứ hai là khía cạnh phổ biến. Mặc dù các phương tiện truyền thông đại chúng đã
và đang thúc đẩy "sự nổi tiếng" của bản thân bằng cách thúc đẩy những người nổi
tiếng xuất hiện trên màn hình, nhưng phương tiện truyền thông xã hội đã có cải thiện
tốt hơn các nội dung trên trang chủ bằng cách cung cấp cho mọi người dùng chia sẻ và
chọn lọc nội dung mà họ được xem. Trong hầu hết các nền tảng mạng xã hội, mức độ
phổ biến được xác định bởi lượt thích và người theo dõi. "Like" là đơn vị đo sự nổi
tiếng trên mạng xã hội, càng nhiều lượt thích thì bạn càng nổi tiếng và nội dung của
bạn có nhiều khả năng được người dùng khác nhìn thấy.

Cuối cùng chúng ta có thể dễ dàng nhìn thấy mạng xã hội đã có hành trình phát
triển tuyệt vời, và trong tương lai nó còn có nhiều chức năng thú vị hơn nữa. Các yếu
tố như công nghệ thông tin, thiết kế giao diện và tính logic trong việc lựa chọn nội
dung đã là nền tảng giúp mạng xã hội ngày càng được sử dụng nhiều, và yêu thích
nhiều hơn nữa.

TIÊU CHUẨN SỐ 8 : SUY NGHĨ RỘNG (BREADTH)


Dựa trên những lợi ích mà mạng xã hội mang lại có thể dễ dàng nhiều mặt hại khác
trên mạng xã hội như khoảng cách gia đình, theo đuổi các giá trị ảo hay cảm xúc tiêu
cực nhiều.

Những năm gần đây có không ít những vụ cha mẹ thì mãi xem điện thoại mà quên
trông con, còn con cái thì chỉ biết chiếc điện thoại lướt mạng xã hội thả không quan
tâm đến gia đình. Khi khoảng cách gia đình bị ngăn cách bởi chiếc điện thoại mọi thứ
đếu trở nên lặng lẽ và cô đơn một cách kỳ lạ dù bản thân đang ở chính ngôi nhà của
mình. Việc gì cũng nên dừng đúng lúc thời gian sẽ không dừng lại nên chúng ta hãy
dành thời gian bên gia đình nhiều hơn.

Thực trạng theo đuổi các giá trị ảo là điều mà nhiều bạn sinh viên ngày nay đang
xây dựng. Khoác trên mình những thương hiệu nổi tiếng đến trường cũng là điều bình
thường đối với một số bạn sinh viên ngày nay. Thương hiệu bản thân được đánh bóng
rất tốt nhưng khi đến trường các bạn có chắc bản thân đã tiếp thu kiến thức tốt
không ,hay chỉ mang theo chiếc điện thoại ngồi lướt mạng xã hội trong suốt nhiều
tiếng. Cải thiện lối sống của bản thân và phát triển tư duy học tập chắc chắn sẽ có ích

21
hơn nhiều.

Sự kết nối bản thân cũng bị kém đi khi một người sử dụng quá nhiều mạng xã hội.
Các bài viết trên các trang Facebook có thể ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của chúng
ta. Việc lựa chọn nội dung cần đọc là điều cần thiết chúng ta sử dụng mạng xã hội.
Chọn lựa những trang bổ ích có thể cải thiện kỹ năng mềm hay các trang dạy ngoại
ngữ cũng là một lựa chọn rất tốt.

TIÊU CHUẨN SỐ 9 :SUY NGHĨ CÔNG BẰNG (FAIRNESS)


Sự ra đời của mạng xã hội đã dẫn đến sự thay đổi lớn trong tư duy, thái độ, cách
hành xử của một người bình thường. Nhưng “Liệu chúng ta có thật sự công bằng với
bản thân khi đã đặt nặng mạng xã hội?”. Câu trả lời phụ thuộc vào cách từng người
suy nghĩ về mạng xã hội. Từ khi nào mà chúng ta lại quá quan tâm đến “thế giới ảo”
mà quên đi những giây phút vui vẻ cùng nói chuyện với gia đình,cảm giác thư gian khi
đi bộ trên một con đường hay cuốn sách gần nhất mà bản thân đọc được là bao lâu rồi.
Chúng ta có quyền công bằng với bản thân, càng có quyền lựa chọn việc nào quan
trọng hơn. Vậy nên hãy buông bỏ những giá trị ảo trên mạng xã hội cũng như để sức
khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất của chúng ta có thể phát triển tốt hơn nữa.

22
KẾT LUẬN
Trên thực tế, khi nhắc đến mạng xã hội, đại đa số sinh viên nói riêng và cộng đồng xã
hội nói chung, ai cũng đã từng nghe đến, đã từng sử dụng hoặc hiện tại vẫn đang sử
dụng mạng xã hội.

Bên cạnh việc giao lưu kết bạn, tiếp thu nhiều điều thú vị thì mạng xã hội vẫn là một
trang mạng xã hội vẫn còn nhiều điều cần quan tâm khi sử dụng. Những nguy hại tiềm
tàng có thể xảy ra như bị thu thập thông tin để làm điều xấu, trẻ em tiếp cận những
kiến thức sai lệch không rõ nguồn gốc, hàng trăm binh luận nói điều không tốt nói về
một người trên mạng xã hội…

Các giải pháp giúp sinh viên hạn chế sử dụng mạng xã hội và nâng cao sức khỏe tinh
thần bao gồm việc sắp xếp lịch trình làm việc tránh thời gian rảnh lại sử dụng điện
thoại. Các hoạt động thiện nguyện và giúp đỡ người khác cũng là một giải pháp tốt.
Hay tốt nữa chúng ta có thể dành thời gian để tận hưởng không gian của bản thân bằng
các sở thích như vẽ tranh, ngồi thiền hay viết lách. Những sở thích này không chỉ hoàn
toàn miễn phí, mà chúng còn có thể cải thiện cả sức khỏe thể chất và sức khỏe tinh
thần của chúng ta.

23
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Văn Lang đã
đưa môn học Tư duy phản biện vào trương trình giảng dạy. Đặc biệt, em xin gửi lời
cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn – Thầy Trần Thanh Toàn đã dạy dỗ, truyền đạt
những kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập vừa qua. Trong thời gian
tham gia lớp học Tư duy phản biện của thầy, em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức
bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc. Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức
quý báu, là hành trang để em có thể vững bước sau này.

Bộ môn Tư duy phản biện là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và có tính thực tế
cao. Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên. Tuy
nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ
ngỡ. Mặc dù em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài báo cáo khó có thể tránh khỏi
những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong thầy xem xét và góp ý để
bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn. 

Em xin chân thành cảm ơn!

24
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.   (2022). “GLOBAL SOCIAL MEDIA STATS”, từ < https://datareportal.com/social-media-
users >

2. Reuters Life (2008). “Just a minute with: Paulo Coelho on digital media”, từ <
https://www.reuters.com/article/us-coelho-digital-idUSTRE49C2ZZ20081013>

3. Thinkingschool (2022). “Trình bày luận đểm theo mô hình ARES”, từ <
https://thinkingschool.vn/tu-duy-phan-bien/trinh-bay-luan-diem-theo-mo-hinh-ares/>

4. TS Trần Thanh Toàn và ThS. Đoàn Thị Minh Thoa (2022). Giáo trinh bài giảng Tư Duy
Phản Biện. Trường Đại Học Văn Lang.

5. An, Hồ Thủy. "ỨNG DỤNG MẠNG XÃ HỘI VÀO GIẢNG DẠY TIẾNG PHÁP CHO SINH
VIÊN VIỆT NAM."

6. Hinduja S, Patchin JW. Cyberbullying fact sheet: Identification prevention, and response.
Cyberbullying Research Center. 2019.

7. CERSEI (2021). “Bạn có biết: Hiệu ứng cánh bướm và những sự kiện ngoài đời thực ít
người nhận ra”, từ < https://tre.vtc.vn/ban-co-biet-hieu-ung-canh-buom-va-nhung-su-kien-
ngoai-doi-thuc-it-nguoi-nhan-ra-ar605187.html >

8. PVHTT (Theo BTH) (2021). “Đừng để mạng xã hội “Đưa thế giới lại gần - đẩy gia đình ra
xa”, từ <http://quanson.thanhhoa.gov.vn/portal/Pages/2021-11-19/Dung-de-mang-xa-hoi-
Dua-the-gioi-lai-gan--day-gia-r1ngnw.aspx >

9. Thanh Dũng (2021). “Đừng để internet và mạng xã hội phá vỡ hạnh phúc gia đình”, từ <
http://quanson.thanhhoa.gov.vn/portal/Pages/2021-11-19/Dung-de-mang-xa-hoi-Dua-the-
gioi-lai-gan--day-gia-r1ngnw.aspx>

10. Phương Dung (2018). ““Bữa cơm gia đình – Tổ ấm hạnh phúc”, từ <
https://voh.com.vn/suc-khoe/bua-com-gia-dinh-to-am-hanh-phuc-279983.htm >

11. Lawrence Robinson and Melinda Smith, M.A. (2021). “Social Media and Mental Health”,
từ < https://www.helpguide.org/articles/mental-health/social-media-and-mental-
health.htm#:~:text=Ironically%20for%20a%20technology%20that's,such%20as%20anxiety
%20and%20depression.>

12. PennToday (2019) . “Social media use increases depression and loneliness”, từ <
https://penntoday.upenn.edu/news/social-media-use-increases-depression-and-loneliness >

13. JB Abel (2016) . “Social Media and the Fear of Missing Out: Scale Development and
Assessment” , từ <

25
https://clutejournals.com/index.php/JBER/article/download/9554/9632/35976>

14. VietnamBiz (2019 ). “Hội chứng sợ bỏ lỡ (Fear of missing out - FOMO) là gì? Tác động
của FOMO trong giao dịch” ,từ <https://vietnambiz.vn/hoi-chung-so-bo-lo-fear-of-missing-
out-fomo-la-gi-tac-dong-cua-fomo-trong-giao-dich-2019121811333886.htm>

 Nguồn tài liệu sách:

 Popoola, Olalekan, Olawunmi Olagundoye, and


Morenike Alugo. "Social media and suicide." Anxiety
Disorders-The New Achievements. IntechOpen, 2020.

 Một số nguồn tham khảo khác:


o https://www.mentalhealth.gov/basics/what-is-mental-health

o https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/chu-y-
cham-soc-suc-khoe-tinh/#:~:text=Theo%20%C4%91%E1%BB%8Bnh%20ngh
%C4%A9a%20c%E1%BB%A7a%20T%E1%BB%95,%C4%91%C3%B3ng%20g
%C3%B3p%20cho%20c%E1%BB%99ng%20%C4%91%E1%BB%93ng.

26

You might also like