You are on page 1of 5

Câu 3.1: Những điều kiện để một sự kiện được coi là bất khả kháng?


cho biết các bên có thể thỏa thuận với nhau về trường hợp có sự kiện bất
khả kháng không? Nêu rõ cơ sở khi trả lời.
Theo khoản 1 Điều 156 BLDS 2015 quy định:
“1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể
có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu
trong phạm vi thời hiệu.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không
thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp
dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan
tác động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về
việc quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể
thực hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;”
 Để được coi là trường hợp bất khả kháng, theo quy định của khoản 1 Điều
156 nêu trên thì phải thỏa mãn 3 điều kiện:
Thứ nhất, đây phải là “sự kiện xảy ra một cách khách quan”. BLDS không
cho biết cần hiểu yếu tố khách quan như thế nào nhưng, thông thường, yếu
tố khách quan này được đánh giá trong mối quan hệ với bên thực hiện hợp
đồng. Để được coi là sự kiện xảy ra một cách khách quan thì sự kiện này
phải vượt qua sự kiểm soát của bên phải thực hiện hợp đồng và như vậy có
thể là sự kiện tự nhiên như thiên tai nhưng cũng có thể là do con người
gây ra như hành động của một người thứ ba1.
Thứ hai, đây phải là sự kiện “không thể lường trước được”. Về thời điểm
không lường trước được, BLDS của chúng ta không rõ nhưng một số hệ
thống pháp luật như Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp đồng theo hướng sự
lường trước được hay không lường trước được xác định ở “thời điểm giao
kết hợp đồng”2.
Thứ ba là sự việc xảy ra “không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng
mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.
 Về vấn đề các bên thỏa thuận với nhau về trường hợp có sự kiện bất khả
kháng, khoản 2 Điều 584 BLDS 2015 quy định:
“2. Người gây thiệt hại không phải chịu trách nhiệm bồi thường
thiệt hại trong trường hợp thiệt hại phát sinh là do sự kiện bất khả
kháng hoặc hoàn toàn do lỗi của bên bị thiệt hại, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác”.

1
Đỗ Văn Đại (2020), Luật hợp đồng Việt Nam-Bản án và Bình luận bản án, Nxb. Đại học quốc gia Tp. Hồ Chí Minh
2020 (xuất bản lần thứ tám). tr. 552.
2
Đỗ Văn Đại (2020), sđd. Tr. 553.
Và khoản 2 Điều 351 BLDS 2015:
“2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do
sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”.
Thông qua hai điều khoản nêu trên, ta có thể thấy hai bên hoàn toàn có thể
thỏa thuận với nhau về trường hợp có sự kiện bất khả kháng xảy ra. Trong
thương mại quốc tế, các bên thường xuyên có thỏa thuận về vấn đề này và
cơ quan tài phán chấp nhận thỏa thuận loại này. Trong quan hệ không có
yếu tố nước ngoài, không hiếm trường hợp các bên có thỏa thuận về
trường hợp bất khả kháng và văn bản hiện hành của chúng ta chưa rõ về
chủ đề này nhưng trên cơ sở tự do cam kết, thỏa thuận (Điều 3 BLDS
20153) thì chúng ta nên chấp nhận loại thỏa thuận này4.

Câu 3.2: Những hệ quả pháp lý trong trường hợp hợp đồng không thể thực
hiện được do sự kiện bất khả kháng trong BLDS và Luật thương mại sửa
đổi.
 Thứ nhất, về việc không phải chịu trách nhiệm, khi nghĩa vụ hợp đồng
không thể thực hiện được vì lý do bất khả kháng thì khoản 2 Điều 351
BLDS 2015 theo hướng bên phải thực hiện “không phải chịu trách
nhiệm”:
“Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự
kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ
trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác”5.
Khoản 1 Điều 294 Luật Thương mại hiện hành quy định:
“1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường
hợp sau đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;

3
Điều 3 BLDS 2015 quy định: “1. Mọi cá nhân, pháp nhân đều bình đẳng, không được lấy bất kỳ lý do nào để
phân biệt đối xử; được pháp luật bảo hộ như nhau về các quyền nhân thân và tài sản.2. Cá nhân, pháp nhân xác
lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của mình trên cơ sở tự do, tự nguyện cam kết, thỏa thuận. Mọi
cam kết, thỏa thuận không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội có hiệu lực thực hiện đối với các
bên và phải được chủ thể khác tôn trọng.3. Cá nhân, pháp nhân phải xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa
vụ dân sự của mình một cách thiện chí, trung thực.4. Việc xác lập, thực hiện, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự
không được xâm phạm đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác.
5. Cá nhân, pháp nhân phải tự chịu trách nhiệm về việc không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ dân
sự”.
4
Đỗ Văn Đại (2020), sđd. Tr. 553.
5
Đỗ Văn Đại (2020), sđd. Tr. 554.
d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan
quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được
vào thời điểm giao kết hợp đồng”.
Ở đây, Luật Thương mại theo hướng bên không thực hiện đúng hợp đồng
do sự kiện bất khả kháng “được miễn trách nhiệm”, tức trách nhiệm đã
phát sinh nhưng được miễn nên không phải chịu trách nhiệm. Thực ra, về
lý luận “không phải chịu trách nhiệm” và “miễn trách nhiệm” có thể có sự
khác nhau nhưng trong thực tế không có sự khác biệt cơ bản , nhất là liên
quan đến vấn đề thiệt hại phát sinh từ việc không thực hiện đúng hợp
đồng6.
Để không phải chịu trách nhiệm theo quy định, bên không thực hiện đúng
hợp đồng phải thuộc trường hợp bất khả kháng, nếu không thì họ vẫn phải
chịu trách nhiệm7.
 Thứ hai, về việc không phải bồi thường thiệt hại. Về nguyên tắc khi có sự
kiện bất khả kháng, bên không thực hiện hợp đồng “không phải chịu trách
nhiệm” và trong các trách nhiệm mà bên có nghĩa vụ không phải gánh
chịu có “trách nhiệm bồi thường thiệt hại”. Nội dung này còn được ghi
nhận trong một số quy định khác. Chẳng hạn, đối với nghĩa vụ vận chuyển
tài sản, khoản 3 Điều 541 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp bất khả
kháng dẫn đến tài sản vận chuyển bị mất, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong
quá trình vận chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi
thường thiệt hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy
định khác”. Tương tự, nếu bên giữ tài sản làm mất mát, hư hỏng tài sản
gửi giữ trong “trường hợp bất khả kháng” thì bên gửi tài sản không có
quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại (khoản 2 Điều 556 BLDS 2015 8), bên
giữ tài sản không phải bồi thường thiệt hại (khoản 4 Điều 557 BLDS
20159)10.
 Thứ ba, bồi thường thiệt hại theo thỏa thuận. Phần trên đã cho thấy về
nguyên tắc thì bên không thực hiện đúng hợp đồng không phải chịu trách
nhiệm nếu do sự kiện bất khả kháng. Tuy nhiên, nguyên tắc này có ngoại
lệ và một trong các ngoại lệ đó là do các bên có thỏa thuận khác. Cụ thể,
theo khoản 2 Điều 351 BLDS 2015: “trường hợp bên có nghĩa vụ không
thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu
trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có
quy định khác”. Ngoại lệ này cũng được nhắc lại trong các quy định về
hợp đồng thông dụng. Chẳng hạn, theo quy định về hợp đồng vận chuyển
trong BLDS đã nêu ở trên, “trong trường hợp bất khả kháng dẫn đến tài
sản vận chuyển bị mất mát, hư hỏng hoặc bị hủy hoại trong quá trình vận
6
Đỗ Văn Đại (2020), sđd. Tr. 555.
7
Đỗ Văn Đại (2020), sđd. Tr. 555.
8
Khoản 2 Điều 556 BLDS 2015 quy định: “Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất, hư hỏng tài sản gửi
giữ, trừ trường hợp bất khả kháng”.
9
Khoản 4 Điều 557 BLDS 2015 quy định: “Phải bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ
trường hợp bất khả kháng”.
10
Đỗ Văn Đại (2020), sđd. Tr. 556.
chuyển thì bên vận chuyển không phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt
hại, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”11.

Câu 3.3: Số hàng trên có bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng không?
Phân tích các điều kiện hình thành sự kiện bất khả kháng với tình huống
trên
Số hàng trên có bị hư hỏng do sự kiện bất khả kháng hay không chúng ta cần
xem xét và phân tích các điều kiện hình thành sự kiện bất khả kháng.
Theo khoản 1 Điều 156 BLDS 2015 quy định:
“1. Sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan làm cho chủ thể
có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu không thể khởi kiện, yêu cầu trong
phạm vi thời hiệu.
Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không
thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng
mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.
Trở ngại khách quan là những trở ngại do hoàn cảnh khách quan tác
động làm cho người có quyền, nghĩa vụ dân sự không thể biết về việc
quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm hoặc không thể thực
hiện được quyền, nghĩa vụ dân sự của mình;”.
Như vậy, theo BLDS để thuộc trường hợp sự kiện bất khả kháng thì phải
thỏa mãn ba điều kiện sau:
+ Thứ nhất, đây phải là “sự kiện xảy ra một cách khách quan”.
+ Thứ hai, đây phải là sự kiện “không thể lường trước được”.
+ Thứ ba: Sự việc xảy ra “không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi
biện pháp cần thiết và khả năng cho phép”.
Xét vụ việc trên cho thấy:
+ Thứ nhất: Gió là sự kiện xảy ra một cách khách quan.
+ Thứ hai: Tàu bị gió nhấn chìm và hàng bị hư hỏng tuy là sự kiện
khách quan nhưng thật sự không thể lường trước được hay không thì bản án
không nói rõ. Nhưng nếu thông tin đại chúng có cho biết là có gió lớn, nguy
cơ có thể xảy ra thiệt hại vào thời điểm này thì dường như điều kiện này
không thỏa mãn.
+ Thứ ba: Tàu chìm làm hàng hư hỏng toàn bộ có thật sự “Không thể
khắc phục được” hay không bản án cũng không nói rõ. Nếu biết rõ thiệt hại
xảy ra có thể tránh được, hạn chế được, khắc phục được phần nào thiệt hại

11
Đỗ Văn Đại (2020), sđd. Tr. 557.
mà bên vận chuyển cứ để mặc cho thiệt hại xảy ra thì điều kiện này dường
như không được thỏa mãn.
- Dựa vào những sự kiện trong tình huống trên, theo nhóm em, sự kiện này là
sự kiện bất khả kháng.

You might also like