You are on page 1of 97

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRƢƠNG THỊ HÒA

RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở NGƢỜI NHIỄM HIV/AIDS


TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ HUYỆN HÓC MÔN,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

HÀ NỘI - 2018
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRƢƠNG THỊ HÒA

RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở NGƢỜI NHIỄM HIV/AIDS


TẠI PHÒNG KHÁM NGOẠI TRÚ HUYỆN HÓC MÔN,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Ngành: Tâm lý học


Mã số: 8310401

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC


TS. NGUYỄN HỮU LONG

HÀ NỘI - 2018
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn “Rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS tại
phòng khám ngoại trú huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh” là công trình
nghiên cứu do tôi thực hiện và chưa được công bố trong bất cứ một công trình
nghiên cứu nào của người khác.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính trung thực của số liệu và các nội dung
khác trong luận văn của mình.
LỜI CẢM ƠN

Để thực hiện và hoàn thành đề tài nghiên cứu này, tôi đã nhận được sự quan
tâm và giúp đỡ rất lớn của quý Thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và gia đình. Tôi xin
bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình đến:
Qúy Thầy cô trong khoa Tâm lý học của Học viện khoa học xã hội, các
giảng viên đã tận tình giảng dạy, chỉ dẫn tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
TS. Nguyễn Hữu Long – người trực tiếp hướng dẫn về mặt chuyên môn,
Thầy là người khiến tôi thẩm thấu và thấm thía ý nghĩa câu nói dân gian: “không
thầy đố mày làm nên”, tôi xin được cảm ơn Thầy đã luôn nhiệt tình, tận tâm hướng
dẫn, hỗ trợ tài liệu, định hướng và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đến lúc
hoàn thành luận văn này.
Bác sĩ Ngô Hồng Việt Thanh, điều dưỡng Nguyễn Thị Xuân Trang tại phòng
khám ngoại trú Hóc Môn đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi thực
hiện đề tài nghiên cứu.
Các anh chị lớp Cao học khóa VII và khóa VIII đã luôn động viên, chia sẻ,
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện đề tài này.
Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn chân thành đến quý đồng nghiệp, bạn bè và
gia đình thân yêu đã luôn ở bên và giúp đỡ tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành
luận văn này.

Tác giả luận văn


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở NGƢỜI
NHIỄM HIV/AIDS.................................................................................................. 10
1.1. Những vấn đề lý luận về rối loạn trầm cảm ....................................................... 10
1.2. Cơ sở lý luận về rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS ......................... 22
1.3. Nghiên cứu RLTC của người nhiễm HIV/AIDS dựa trên thang đo Beck ......... 29
1.4. Yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS................ 34
1.5. Biện pháp hạn chế các rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS ............... 37
Chƣơng 2: TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................ 40
2.1. Vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu ...................................................... 40
2.2. Tổ chức nghiên cứu ............................................................................................ 41
2.3. Các phương pháp nghiên cứu............................................................................. 42
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở NGƢỜI NHIỄM
HIV/AIDS TẠI PHÕNG KHÁM NGOẠI TRÖ HUYỆN HÓC MÔN,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH .............................................................................. 49
3.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS tại
phòng khám ngoại trú huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh .............................. 49
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 68
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 72
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

STT Viết tắt Viết đầy đủ


Bảng phân loại quốc tế bệnh tật của World Health
1 ICD 10
Organization
2 BN Bệnh nhân
3 DSM IV Cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần
4 TC Trầm cảm
5 RLTC Rối loạn trầm cảm
6 TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu ........................................................................ 41


Bảng 3.1. Kết quả mức độ rối loạn trầm cảm theo thang đo Beck ........................... 49
Bảng 3.2. Kết quả lựa chọn phương án trả lời mặt tâm lý theo thang đo Beck ........ 51
Bảng 3.3. Kết quả lựa chọn phương án trả lời mặt cơ thể theo thang đo Beck ........ 56
Bảng 3.4. Yếu tố mối quan hệ trong gia đình ........................................................... 58
Bảng 3.5. Yếu tố dịch vụ hỗ trợ ................................................................................ 59
Bảng 3.6. Mối quan hệ với môi trường xung quanh ................................................. 60
Bảng 3.7. Nhận thức bản thân ................................................................................... 62
Bảng 3.8. Thái độ sống của bản thân ........................................................................ 63
Bảng 3.9. Biện pháp tác động làm giảm rối loạn trầm cảm ...................................... 64
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài


Trong thực tế cuộc sống hiện đại, con người phải đối mặt với nhiều nguy cơ
về rối loạn tâm lý trong đó có trầm cảm. Là nhóm người dễ bị tổn thương nên người
nhiễm HIV/AIDS càng dễ bị rơi vào rối loạn trầm cảm.
Việt Nam là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, dân số hơn 90
triệu người. Theo số liệu thống kê năm 2011, có khoảng 197.335 người sống chung
với HIV/AIDS. Con số này tiếp tục tăng lên 263.317 người trong năm 2015 [21].
Giống như những người sống chung với HIV/AIDS trên thế giới, người nhiễm
HIV/AIDS tại Việt Nam cũng các gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần, đặc biệt là
trầm cảm. Do những đặc trưng về căn bệnh này, nguồn lây bệnh, đối tượng mang
bệnh nên sự kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV còn khá nặng nề và kéo
theo những hỗ trợ về dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần cho người nhiễm
HIV/AIDS chưa đáp ứng như mong đợi.
Bao nhiêu thế kỷ qua, nhân loại vẫn đang cố gắng dùng mọi nguồn lực để khắc
phục hậu quả của HIV/AIDS. Cả thế giới đang chung tay cùng nhau đẩy lùi tác hại của
HIV/AIDS. Có thể nói HIV/AIDS mang đến hậu quả là bệnh tật, đói nghèo và đau khổ
cho con người. Ngoài sự tàn phá về sức khỏe thể chất, căn bệnh thế kỷ này còn tàn phá
sức khỏe tâm trí của con người một cách khủng khiếp.
Chính điều đó ngày càng làm gia tăng tỷ lệ người nhiễm HIV/AIDS bị trầm
cảm. Thực tế, họ là đối tượng cần được hỗ trợ, giúp đỡ và chăm sóc đặc biệt về mặt
sinh học, xã hội và tâm lý. Trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS làm giảm khả năng
lao động, thu rút xã hội, suy giảm thể chất, là một trong nhiều nguyên nhân dẫn đến
thất nghiệp đồng thời khiến người ta gặp khó khăn trong việc giải quyết mọi vấn đề,
xuất hiện nguy cơ gãy đổ về mặt tình cảm như ly hôn, bệnh tật, chết chóc.
Vì vậy rất cần có những dự án vì cộng đồng, những nghiên cứu về người
nhiễm HIV/AIDS để tìm hiểu những rối loạn trầm cảm của người nhiễm
HIV/AIDS. Theo số liệu trong một cuộc khảo sát quốc gia ở Pháp (2016), tỷ lệ trầm
cảm của người sống chung với HIV/AIDS là 21%, ở Nam Phi con số này lên tới
42,4% [28]. Tại Việt Nam, cuộc khảo sát cắt ngang trên 1.503 bệnh nhân nhiễm
HIV được điều trị ARV ở hai phòng khám HIV tại Hà Nội năm 2016, kết quả tỷ lệ
trầm cảm trên người nhiễm HIV/AIDS là 26,2%, điểm số cao hơn ở hỗ trợ xã hội,

1
đặc biệt là hỗ trợ tình cảm/thông tin và tương tác xã hội tích cực sẽ cho thấy mối
liên hệ đáng kể với trầm cảm thấp hơn [22].
Nhận thấy đây là một đối tượng nghiên cứu đặc biệt, các nghiên cứu về lĩnh
vực này ở Việt Nam chưa nhiều, một số nghiên cứu như trên chỉ dừng lại ở tỷ lệ
trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS và bước đầu tiếp cận ở các khoa học khác như :
Y học, Dịch tễ học, Xã hội học, Nhân chủng học. Trầm cảm nhìn từ góc độ tâm lý
học sẽ khác so với các khoa học khác. Khi mà trầm cảm trở thành vấn đề sức khỏe
tâm thần phổ biến nhất trong các vấn đề liên quan tới sức khỏe của người nhiễm
HIV/AIDS.
Đối với tôi, trong khoảng thời gian từ năm 2009 đến năm 2013, tôi có cơ hội
được tham gia mạng lưới phi chính phủ về truyền thông và chăm sóc điều trị cho người
nhiễm HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú, huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí
Minh. Tại đây, tôi đã có cơ hội được tiếp cận, được làm việc, được lắng nghe, chia sẻ
về những vấn đề khó khăn trong cuộc sống của những người nhiễm HIV/AIDS. Quá
trình công tác khiến tôi nhận ra được tầm quan trọng của việc nâng đỡ, hỗ trợ tâm lý
mang lại cho người nhiễm HIV/AIDS trong việc xoa dịu đau buồn, lo lắng, sợ hãi và
trấn an tinh thần cho họ, tạo ra những tác động tích cực đối với quá trình điều trị của
người nhiễm HIV/AIDS.
Từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Rối loạn trầm cảm trên ngƣời nhiễm
HIV/AIDS ở phòng khám ngoại trú huyện Hóc Môn tại Thành phố Hồ Chí
Minh” làm luận văn tốt nghiệp. Tôi hy vọng nghiên cứu này có đóng góp nhỏ vào
việc nhận diện chứng RLTC của bệnh nhân HIV, góp phần làm tăng hiệu quả điều
trị từ đó cải thiện tình trạng sức khỏe tâm thần nói riêng và sức khỏe của bệnh nhân
HIV nói chung. Xác định mục đích tìm hiểu thực trạng các rối loạn trầm cảm của
người nhiễm HIV/AIDS, các yếu tố ảnh hưởng đến rối loạn trầm cảm của người
nhiểm HIV/AIDS, đưa ra một số biện pháp nhằm hạn chế các rối loạn trầm cảm ở
người nhiễm HIV/AIDS.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Một số nghiên cứu trên thế giới
Theo một nghiên cứu của tổ chức y tế thế giới (World Health Organization)
trong năm 2010 có 298 triệu người mắc trầm cảm (chiếm tỷ lệ 4,3% dân số toàn
cầu). Có sự khác nhau về tỷ lệ người mắc trầm cảm giữa các nước, các khu vực trên
thế giới: Nhật Bản là 3%, Mỹ chiếm 17%.

2
Kết quả một nghiên cứu khác ở Mỹ năm 2014, hàng năm có khoảng 17.6
nghìn người bị trầm cảm, có tới hơn 2/3 người trầm cảm mà không biết mình bị
trầm cảm. Con số báo động là có tới 48% người trầm cảm có ý tưởng tự sát, trong
đó 24% những người có ý tưởng tự sát vì không nhận được sự hỗ trợ điều trị bệnh
trầm cảm.
Trầm cảm cũng chính là vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến nhất của những
người sống chung với HIV/AIDS. Khả năng rối loạn trầm cảm ở người nhiễm
HIV/AIDS được báo cáo là cao gấp 2,3 lần so với dân số chung [22].
Số liệu về tỷ lệ trầm cảm ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS trên thế giới phong
phú và đa dạng.
Một nghiên cứu được thực hiện ở Nam Phi đã cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở bệnh
nhân HIV là 42,4% [23], ở Yaounde Cameroon tỷ lệ này là 63% [24]. Năm 2014
thực hiện nghiên cứu trên 42.366 người nhiễm HIV/AIDS ở các nước có thu nhập
trung bình và thấp thu được kết quả là tỷ lệ trầm cảm dao động từ 12,8% đến 78% .
Tại Iran, khu vực phía tây Iran là 30% , ở miền bắc 45% và nam Iran 56%. Trong
một cuộc khảo sát quốc gia ở Pháp, có 21% người sống chung với HIV/AIDS bị
trầm cảm [21]. Vùng cận Sahara châu Phi người sống chung với HIV/AIDS là
29,5% [27], Nigeria 21,3%, Hàn Quốc 21% [25-26]. Chúng ta nhận thấy có sự khác
biệt về tỷ lệ người trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS khác nhau. Có thể do sự
khác biệt trong việc lựa chọn các công cụ để sàng lọc và chẩn đoán rối loạn trầm
cảm, kích thước mẫu và sự khác biệt về dân số nghiên cứu.
Mặc dù trên đây cùng một nội dung nghiên cứu, nhưng tiến hành các quốc gia
khác nhau. Chúng ta nhận thấy tỷ lệ trầm cảm ở những người nhiễm HIV ở Iran bị
trầm cảm cao hơn so với những người nhiễm HIV/AIDS ở Pháp, lý do có thể là do
sự kỳ thị xã hội và hỗ trợ xã hội thấp cho bệnh nhân nhiễm HIV [30]. Mặt khác,
tình hình kinh tế, thu nhập cá nhân, trình độ học vấn thấp có nguy cơ trầm cảm cao
hơn [21].
Những người nhiễm HIV/AIDS thường có biểu hiện rối loạn trầm cảm. Dù
cho tỷ lệ trầm cảm khác nhau nhưng có thể tới 40% (Angelino 2001). Trầm cảm là
một bệnh nặng với nhiều biến chứng, 15-20% số bệnh nhân với các đợt trầm cảm
tái phát đã tự tử. Các biến chứng thường gặp khác là thiếu hụt về thể chất, xã hội
hoặc tư duy con người (Low-Beer 2000).

3
Kết quả nghiên cứu của Lopes và cộng sự (2012) ghi nhận 63,91% những
người nam HIV dương tính có một rối loạn tâm lý trong đó có trầm cảm. Tỉ lệ này ở
người nữ nhiễm HIV lần lượt là 37,45% và 27,94%.
Có thể thấy trên thế giới, vấn đề trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS đã được
các nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu và tiếp cận trên nhiều phương diện dựa trên
các yếu tố liên quan như tình hình kinh tế, thu nhập cá nhân, tình trạng hôn nhân,
giới tính… các kết quả thu được phong phú và đa dạng nhưng nhìn chung nói lên sự
quan tâm về sức khỏe tâm thần của các nước trên thế giới đối với cộng đồng là một
bộ phận dân cư nhiễm HIV/AIDS.
2.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Theo WHO trong năm 2015, ở Việt Nam có khoảng 3.500.000 người bị rối loạn
trầm cảm, chiếm 4% dân số. Con số này chưa phải là con số cuối cùng và có dấu hiệu
gia tăng trong thời gian gần đây. Ai trong chúng ta cũng đều có nguy cơ rối loạn trầm
cảm, rối loạn trầm cảm xảy ra ở nữ giới nhiều hơn so với nam giới, trầm cảm thường
xảy ra ở những người bị stress, với những người đang phải đối diện với cuộc sống khó
khăn như: bệnh tật hiểm nghèo phải kể đến ung thư, mất mát người thân, đổ vỡ về tình
cảm... và nhiễm HIV/AIDS.
Ở Việt Nam các nghiên cứu về người nhiễm HIV/AIDS còn mới và khá khiêm
tốn. Một số nghiên cứu của các tác giả trong nước mới chỉ quan tâm đến trầm cảm nói
chung. Trong số các nghiên cứu phải kể đến các nghiên cứu sau:
Theo nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Quang về rối loạn tâm thần ở 30 bệnh
nhân nhiễm HIV tại TP Hồ Chí Minh năm 2003 cho thấy có biểu hiện rối loạn tâm
thần: trầm cảm chiếm 30%, rối loạn lo âu chiếm 70%, rối loạn trí nhớ chiếm 17%, ý
tưởng hành vi tự sát chiếm 6,67% [16].
Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2008) nhận thấy tỷ lệ trầm cảm ở lứa tuổi mãn kinh rất
cao và liên quan nhiều đến yếu tố bệnh tật như nghỉ hưu, sự ra đi của người thân [8].
Tác giả Lương Bạch Lan (2009) đã có nghiên cứu được tiến hành vào năm
2009, kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ trầm cảm ở các bà mẹ sau sinh là
11,6%[13].
Một nghiên cứu khác của Hồ Ngọc Quỳnh (2009) liên quan tới trầm cảm của
nhóm đối tượng là sinh viên. Tác giả đã lấy sinh viên điều dưỡng và y tế công
cộng tại Thành phố Hồ Chí Minh để nghiên cứu, kết quả cho thấy tỷ lệ mắc trầm
cảm ở sinh viên y tế công cộng là 17,6 %, trầm cảm ở sinh viên điều dưỡng là

4
16,5%. Trầm cảm của sinh viên liên quan tới một số yếu tố như sự quan tâm của
cha mẹ, gắn kết với nhà trường, thành tích học tập, quan hệ xã hội, tự nhận thức
về bản thân [15].
Nhận thấy vấn đề sức khỏe tâm thần ở người nhiễm HIV/AIDS chưa được
quan tâm ở Việt Nam. Nghiên cứu về RLTC được thực hiện và thường được
thực hiện trên các khách thể như bệnh nhân ở bệnh viện, bệnh nhân ung thư, phụ
nữ sau sinh, học sinh, sinh viên, cộng đồng dân cư. Có thể kể đến một số nghiên
cứu như sau:
Những nghiên cứu về RLTC ở đối tượng học sinh – sinh viên, có thể kể đến nghiên
cứu thực trạng các rối loạn lo âu, trầm cảm ở học sinh trường tiểu học Hoàng Văn Thụ,
Thành phố Thái Nguyên của tác giả Đàm Thị Thanh Hoa và Nguyễn Thị Phương Loan
(2010). Nghiên cứu được tiến hành qua hai bước, thực hiện trên một mẫu 744 học sinh từ
6 –11 tuổi, sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang. Kết quả nghiên cứu thể
hiện tổng số trẻ có rối loạn 5,24%, trong đó trầm cảm là 4,7%, rối loạn lo âu 2,28%.
Trong số trẻ có rối loạn trầm cảm: trầm cảm đơn thuần chỉ chiếm 28,57%, trầm cảm phối
hợp với các rối loạn khác chiếm 71,43%. Trong số trẻ có rối loạn lo âu: lo âu ám ảnh sợ
đơn thuần là 5,88%, lo âu kết hợp xấp xỉ 94%. Trong 39 trẻ có rối loạn trầm cảm, lo âu
thì chỉ có 10 trẻ có rối loạn trầm cảm đơn thuần (25,64%), 1 trẻ có rối loạn lo âu ám ảnh
sợ (2,56%) còn lại chủ yếu là các rối loạn kết hợp (71,77%) trong đó trầm cảm kết hợp
với lo âu chiếm tỷ lệ cao nhất (25,64%) [10].
Theo Trần Văn Cường (2011), điều tra dịch tễ 10 bệnh nhân tâm thần tại 8 địa
điểm của các vùng sinh thái khác nhau, cho kết quả về tỷ lệ mắc các bệnh tâm thần
là 12,5%, trong đó RLTC 2,47%, rối loạn lo âu 2,27% dân số. Tỷ lệ bệnh nhân
khám tại các cơ sở y tế nhà nước là 31,9%, tại các cơ sở y tế tư nhân là 21,9% và số
bệnh nhân chưa bao giờ đi khám là 68,5%. Thái dộ của gia đình, cộng đồng đối với
người bệnh còn xa lánh, hắt hủi chiếm 68,5% [4].
Nghiên cứu của Cao Tiến Đức, Phạm Quỳnh Giang, Nguyễn Tất Định (2012)
về đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm và lo âu ở bệnh nhân ung thư dạ dày
(UTDD), nghiên cứu ở 60 bệnh nhân UTDD điều trị nội trú ở bệnh viện 103 từ
tháng 1/2010 đến tháng 6/2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy rối loạn trầm cảm
chiếm 65%, mệt mỏi chiếm 65%, cảm giác buồn chán chiếm 60%, khí sắc trầm
chiếm 55%, giảm hoạt động chiếm 45% và rối loạn lo âu chiếm 81,67%. Các bệnh
nhân có các biểu hiện như lo sợ chiếm 81,67%, buồn chán đứng ngồi không yên

5
chiếm 65%, đau căng đầu chiếm 51%, hồi hộp đánh trống ngực chiếm 48%. Rối
loạn trầm cảm kết hợp với rối loạn lo âu chiếm 46,67%. Nghiên cứu dẫn đến kết
luận là trầm cảm, lo âu ở bệnh nhân ung thư dạ dày có tỷ lệ cao [7].
Nghiên cứu của Chu Ngọc Sơn (2015) về việc tìm hiểu rối loạn tâm lý ở bệnh
nhân bị bệnh động mạch chi dưới mạn tính, điều trị nội trú tại viện tim mạch - Bệnh
viện Bạch Mai được tiến hành ở 50 bệnh nhân từ tháng 04/2015 đến tháng 10/2015.
Kết quả nghiên cứu thu được: bệnh nhân có biểu hiện rối loạn tâm lý là 21 người,
chiếm 42% . Tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện trầm cảm là 58%, trong đó bệnh nhân
biểu hiện trầm cảm nhẹ là 36%; bệnh nhân biểu hiện trầm cảm vừa là 22%;
không có bệnh nhân biểu hiện trầm cảm nặng. Tỷ lệ bệnh nhân có biểu hiện lo âu
là 22%. Có 6 bệnh nhân có cả dấu hiệu trầm cảm và lo âu, chiếm 12% tổng số
bệnh nhân [17].
Nghiên cứu trên đối tượng công nhân, tác giả Lê Minh Công (2016) quan tâm
đến tỷ lệ và các biểu hiện lâm sàng của một số rối loạn tâm thần của công nhân tại
khu công nghiệp Biên Hòa 2 và tiến hành trên 840 công nhân, kết quả nghiên
cứu cho thấy tỷ lệ một số rối loạn tâm thần (trầm cảm, lo âu, suy nhược, rối loạn
giấc ngủ) ở công nhân tại khu công nghiệp Biên Hòa 2 là 14,2%. Trong đó, trầm
cảm: 7,26% (TC mức độ nhẹ là 6,17%, TC mức độ vừa là 0,71%, TC mức độ
nặng là 0,35%); rối loạn lo âu là 3,57%, suy nhược là 11,5% và rối loạn giấc ngủ
là 9,5% [3].
Đáng chú ý là khảo sát cắt ngang trên 1.503 bệnh nhân nhiễm HIV được
điều trị ARV tại hai phòng khám HIV tại Hà Nội năm 2016. Kết quả ghi nhận
26,2% người nhiễm HIV/AIDS có rối loạn trầm cảm [19].
Nhận thấy, trầm cảm là vấn đề sức khỏe tâm thần phổ biến nhất đối với sức
khỏe tâm thần của những người sống chung với HIV/AIDS. Nghiên cứu này, chúng
tôi nhằm tìm hiểu thực trạng rối loạn trầm cảm và các yếu tố liên quan ảnh hưởng
đến rối loạn trầm cảm ở những bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS. Như vậy, mặc dù trên
thực tế, tình hình nghiên cứu về rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS còn
chưa nhiều, các tác giả trong nước hầu như mới chỉ quan tâm dừng lại ở trầm cảm ở
các đối tượng là phụ nữ sau sinh, học sinh, sinh viên, bệnh nhân ở các bệnh viện…
tác giả luận văn nhận thấy HIV/AIDS là lĩnh vực nghiên cứu đặc biệt vì người nhiễm
HIV/AIDS là nhóm người dễ bị tổn thương về mặt tinh thần. Thực hiện đề tài nghiên
cứu như một sự bắt đầu quan tâm tới sức khỏe tâm thần của con người, đặc biệt là với

6
những người HIV/AIDS. Nhằm cung cấp sự chăm sóc toàn diện cho người nhiễm
HIV/AIDS, đề tài nghiên cứu rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS sẽ giúp
chúng ta có những định hướng can thiệp và hỗ trợ đúng đắn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực trạng rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS tại phòng
khám ngoại trú huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất một số khuyến
nghị giúp người nhiễm HIV/AIDS giảm thiểu rối loạn trầm cảm.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác định cơ sở lí luận rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS;
- Khảo sát, phân tích thực trạng rối loạn trầm cảm, các yếu tố ảnh hưởng tới
thực trạng này ở người nhiễm HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú huyện Hóc
Môn, thành phố Hồ Chí Minh
- Đề xuất một số khuyến nghị giúp người nhiễm HIV/AIDS giảm thiểu rối
loạn trầm cảm.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Biểu hiện và mức độ rối loạn trầm cảm trên người nhiễm HIV/AIDS.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành trên 117 người đã được giám định y tế là bị
nhiễm HIV/AIDS đang trị liệu HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú huyện Hóc
Môn, thành phố Hồ Chí Minh.
Bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS thăm khám tại phòng khám ngoại trú huyện Hóc
Môn, Thành phố Hồ Chí Minh (trong giai đoạn nghiên cứu từ tháng 4 năm 2018
đến tháng 07 năm 2018). Do khách thể nghiên cứu là những người nhiễm
HIV/AIDS nên việc lựa chọn mẫu nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp
chọn mẫu thuận tiện và đảm bảo nguyên tắc tự nguyện cũng như sự đồng ý của
cơ sở quản lý người nhiễm HIV/AIDS. Khách thể nghiên cứu trong độ tuổi từ 16
– 45 có hoàn cảnh kinh tế khác nhau, môi trường sống khác nhau, trình độ học
vấn khác nhau.
Luận văn tiếp cận nghiên cứu rối loạn trầm cảm theo quan điểm của DSM IV
qua thang đo trầm cảm Beck.

7
4.3. Giả thuyết nghiên cứu
Rối loạn trầm cảm trên người nhiễm HIV/AIDS được biểu hiện ở các mặt khác
nhau như: tâm lý và cơ thể. Trong đó, biểu hiện ở mặt tâm lý là rõ nét nhất.
Rối loạn trầm cảm trên người nhiếm HIV/AIDS chịu ảnh hưởng của cả yếu tố
chủ quan và các yếu tố khách quan. Tuy nhiên yếu tố chủ quan có ảnh hưởng nhiều
hơn yếu tố khách quan.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
- Quan điểm hệ thống cấu trúc
Vận dụng quan điểm hệ thống cấu trúc để xây dựng cơ sở lý luận như: Định
nghĩa trầm cảm, khái niệm trầm cảm, khái niệm HIV/AIDS, tiêu chuẩn chẩn đoán
trầm cảm.
Đề tài dựa trên cấu trúc đã được xác lập để tiến hành xây dựng bảng hỏi, thiết kế
mẫu phỏng vấn, test tâm lý, và bình luận thực trạng.
- Quan điểm logic lịch sử
Nghiên cứu vận dụng quan điểm logic – lịch sử để xem xét và trình bày lịch sử
nghiên cứu về vấn đề rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS theo tiến trình
thời gian, phân tích, đánh giá, rút ra ưu điểm, hạn chế và đóng góp của các công
trình trên.
- Quan điểm thực tiễn
Việc thu thập số liệu thực tiễn, xử lý và phân tích để chứng minh cho lý luận về rối
loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS. Từ đó kiến nghị một số biện pháp nâng đỡ,
hỗ trợ tâm lý xã hội giúp nguời nhiễm HIV/AIDS giảm thiểu rối loạn trầm cảm.
Từ đó, người nghiên cứu xác định mục đích, nhiệm vụ, phương pháp, đối tượng,
khách thể và giả thuyết nghiên cứu cho đề tài: Rối loạn trầm cảm trên người nhiễm
HIV/AIDS ở phòng phòng khám ngoại trú huyện Hóc Môn tại thành phố Hồ Chí
Minh”.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
- Phương pháp trắc nghiệm.
- Phương pháp quan sát.
- Phương pháp phỏng vấn sâu.
- Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học.

8
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn xây dựng được khái niệm rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân bệnh
nhiễm HIV/AIDS, chỉ ra được các mặt biểu hiện tâm lý, cơ thể và các yếu tố ảnh
hưởng đến rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS.
Trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS biểu hiện ở các mặt tâm lý và cơ thể theo
bốn mức độ từ không trầm cảm, trầm cảm nhẹ, trầm cảm vừa, trầm cảm nặng.
Việc tìm hiểu biểu hiện và mức độ rối loạn trầm cảm ở người nhiễm
HIV/AIDS trên cơ sở thang đo của Beck gồm 21 đề mục đã được chuẩn hóa ở Việt
Nam đã giúp khẳng định độ tin cậy và độ hiệu lực của thang đo.
Những kết quả này góp phần làm sáng tỏ hơn lí luận về rối loạn trầm cảm ở
người nhiễm HIV/AIDS vào Tâm lý học lâm sàng.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận văn đã chỉ ra được thực trạng rối loạn trầm cảm ở người nhiễm
HIV/AIDS qua hai mặt tâm lý và cơ thể. Đồng thời khảo sát mức độ rối loạn trầm
cảm ở người nhiễm HIV/AIDS. Bên cạnh đó luận văn cũng chỉ ra được các yếu tố
chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến rối loạn trầm cảm. Trên cơ sở đó đề xuất
được một số biện pháp tham vấn, trị liệu tâm lý làm giảm rối loạn trầm cảm ở người
nhiễm HIV/AIDS.
Kết quả nghiên cứu này có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo bổ ích cho nhà
tâm lý học lâm sàng, cho người nhiễm HIV/AIDS và cho cơ sở điều trị HIV/AIDS
tại phòng khám ngoại trú huyện Hóc Môn, TPHCM.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận văn
gồm 3 chương
Chương 1: Cơ sở lí luận về rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS tại phòng
khám ngoại trú huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh

9
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở
NGƢỜI NHIỄM HIV/AIDS

1.1. Những vấn đề lý luận về rối loạn trầm cảm


1.1.1. Khái niệm rối loạn trầm cảm
Có rất nhiều khái niệm về rối loạn trầm cảm của các tác giả trong và ngoài
nước, nhưng trong luận văn này, tác giả sử dụng những khái niệm về rối loạn trầm
cảm như sau:
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO): “Rối loạn trầm cảm là một rối loạn tâm thần
phổ biến, đặc trưng bởi sự buồn rầu, mất sự thích thú hoặc khoái cảm, cảm giác tội lỗi
hoặc giá trị bản thân thấp, rối loạn giấc ngủ hoặc ăn uống và kém tập trung”.
“Trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái phát, làm suy giảm đáng kể khả năng làm
việc, học tập hoặc đương đầu với cuộc sống hằng ngày của một cá nhân. Ở dạng
nặng nhất, trầm cảm có thể dẫn đến tự tử. Nếu nhẹ, người bị trầm cảm có thể được
chữa trị không cần dùng thuốc. Mức độ vừa và nặng, người bệnh cần được hỗ trợ
điều trị bằng thuốc kết hợp với biện pháp tâm lý.”[15].
Theo bảng phân loại tâm thần lần thứ 4 của hiệp hội tâm thần học Mỹ (DSM –
IV, 1984): “Trầm cảm là trạng thái rối lopanj cảm xúc, biểu hiện bằng giảm khí sắc,
mất mọi quan tâm thích thú, giảm năng lượng dẫn đến tăng sự mệt mopirvaf giảm
hoạt động, phổ biến là tăng sự mệt mỏi sau một số cố gắng nhỏ, tồn tại trong một
khoảng thời gian kéo dài, ít nhất là hai tuần”[3].
.Lý thuyết nhận thức của Aaron T. Beck về cơ bản nói rằng có những cá nhân
dễ bị trầm cảm có niềm tin tiêu cực. Họ có thể có cái nhìn tiêu cực về bản thân họ,
thấy mình vô giá trị, không thể tha thứ, họ có cái nhìn tiêu cực về môi trường của
họ, nhìn thấy nó như là áp đảo, đầy chướng ngại vật và thất bại. Họ có một cái nhìn
tiêu cực về tương lai của họ, nhìn thấy nó như là vô vọng và tin rằng không có nỗ
lực nào sẽ sẽ thây đổi cuộc sống của họ. Ba yếu tố này được gọi là bộ ba nhân thức.
Cách tư duy tiêu cực hướng dẫn nhận thức [1].
Trong từ điển Tâm lý học của J.P. Chaplin PhD., trầm cảm được phân thành
hai loại: một được xem như hiện tượng tâm lý có thể xuất hiện ở bất kỳ cá nhân
bình thường nào, đặc trưng bởi tình trạng buồn bã, ít hy vọng, cảm xúc nghèo nàn,
lười hoạt động và sự chán nản về tương lai; một được xét theo góc độ tâm bệnh học,

10
trầm cảm là tình trạng nghiêm trọng của việc không phản ứng với những kích thích
bên ngoài cùng với việc tự hạ thấp giá trị của bản thân, hoang tưởng về sự không
thỏa đáng và sự vô vọng [20, tr.122].
Andrew M. Colman định nghĩa rõ hơn: “trầm cảm là một trạng thái buồn bã,
vô vọng và những ý nghĩ bi quan cùng với sự mất hứng thú hoạc mất sự thõa mãn,
hài lòng trong những hoạt động trước đây”. Ông nhấn mạnh thêm trong trường hợp
trầm cảm nghiêm trọng, nghĩa là vượt sang mức bệnh lý, có thể xảy ra “chứng biếng
ăn và hậu quả là sụt cân, mất ngủ (đặc biệt là chứng mất ngủ vào khoảng giữa hoặc
cuối của giấc ngủ) hoặc chứng ngủ nhiều, suy nhược, cảm giác vô giá trị hoặc tội
lỗi, mất khả năng suy nghĩ hoặc tập trung, những ý nghĩ tái diễn về cái chết hoặc tự
tử. Nó xuất hiện như nhiều triệu chứng của rối loạn tâm thần”.[2, tr 196].
Theo hiệp hội Tâm thần Mỹ, trầm cảm được xem là một dạng rối loạn khí
sắc. Tùy thuộc vào sự xuất hiện hay không của các cơn hưng cảm mà người ta
phân ra làm hai loại: Rối loạn trầm cảm (hay trầm cảm đơn cực) và rối loạn
lưỡng cực [9, tr.161].
Nguyễn Khắc Viện đã dùng từ trầm nhược thay cho trầm cảm và xem nó
không chỉ là một trạng thái tâm lý mà còn bao gồm cả khía cạnh thể chất: “ Trầm là
chìm xuống, mất hào hứng, sôi nổi; tính khí buồn bã, chán chường, bi quan,” còn
“nhược là suy yếu, uể oải, không muốn cử động, tay chân mệt mỏi, mặc dù không
có bệnh gì rõ rệt”. [19, tr.1].
Cũng trong từ điển Tâm lý học, Nguyễn Khắc Viện còn đưa ra những triệu
chứng lâm sàng của trầm cảm: “trầm cảm là tâm trạng buồn lo, kết hợp với ức chế
vận động và tâm trí. Dễ có cảm tưởng tội lỗi, bản thân suy sụp, không chữa được,
có khi dẫn đến tự sát. Trong chứng loạn tâm hưng trầm hay xuất hiện những cơn
tầm cảm muộn: mặt mũi đờ đẫn, vai rụt xuống, nét mặt đau khổ, ít nói, nói rằng
mình không còn cảm giác gì nữa, thờ ơ, đau khổ vì thấy cuộc sống bản thân không
còn ý nghĩa, thấy mình vô tích sự, bất lực, không còn khả năng nghĩ về ngày mai. Ý
nghĩ quanh quẩn với những dề tài đau ốm, tội lỗi, tai ương, suy sụp, có cảm tưởng
bị truy bức. Hoạt động tâm trí bị ức chế nghiêm trọng”. [19, tr.294].
Với các khái niệm trên, trầm cảm được xem xét biểu hiện ở các mặt: cảm xúc,
nhận thức, cơ thể và hành vi.

11
Tuy nhiên Nguyễn Khắc Viện đề cập đến khái niệm trầm cảm với một loạt
các triệu chứng về tâm lý và cơ thể trong cơn hưng trầm cảm.
Trên phương diện Tâm lý học, tác giả Vũ Dũng cho rằng trầm cảm là “trạng
thái cảm xúc xuất hiện trên cơ sở cảm xúc âm tính, thay đổi động cơ, trí tuệ (gắn
với nhận thức) và sự thụ động nói chung của hành vi”. Trong đó có một số biểu
hiện về cảm xúc, nhận thức và hành vi như: cảm xúc nặng nề, đau khổ và u uất,
hứng thú, say mê, nỗ lực ý chí giảm, xuất hiện cảm giác tội lỗi, bất lực, vô vọng; tự
đánh giá giảm sút; chậm chạp, mệt mỏi [5, tr.360].
Như vậy, khái niệm về trầm cảm đã được xem xét là một trạng thái tâm lý về
mặt cảm xúc có ảnh hưởng đến hành vi, nhận thức. Trầm cảm trong cấu trúc ba khía
cạnh tâm lý con người: nhận thức – hành động – tình cảm. Qua những khái niệm về
trầm cảm nêu ở trên, cho thấy dù rối loạn trầm cảm dược dùng dưới nhiều tên gọi
khác nhau như trầm nhược, trầm uất nhưng đều có chung ý nghĩa nội hàm và được
tiếp cận dưới 2 góc độ: góc độ Tâm lý học và góc độ tâm bệnh học.
Dưới góc độ tâm lý học, có thể xem trầm cảm là một trạng thái tiêu cực, âm
tính kéo dài và ảnh hưởng nặng nề đến hầu hết các mặt trong đời sống tâm lý của
con người, tình cảm, nhận thức và hành động ý chí.
Dưới góc độ tâm bệnh học, trầm cảm được gọi là bệnh tâm lý ảnh hưởng đến
cuộc sống sinh hoạt cá nhân, quan hệ xã hội và công việc của chủ thể. Khi đó, trầm
cảm phải được quan sát thấy biểu hiện ở cả tâm lý và mặt cơ thể.
Khái niệm trầm cảm của tác giả Lê Minh Thuận (2016), Nghiên cứu trầm cảm ở
sinh viên đại học”, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Học viện Khoa học xã hội: “Trầm cảm
là trạng thái suy giảm tâm lý kéo dài, gây ra những hậu quả tiêu cực cho hoạt động và
được biểu hiện ở các mặt nhận thức, cảm xúc, và hành vi của cá nhân” [18].
Như vậy, qua những phân tích ở trên đây, người nghiên cứu sử dụng khái
niệm RLTC theo quan niệm của DSM - IV như sau: “RLTC là trạng thái rối loạn
cảm xúc, biểu hiện bằng giảm khí sắc, mất mọi quan tâm thích thú, giảm năng
lượng dẫn đến tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động, phổ biến là tăng sự mệt mỏi sau
một số cố gắng nhỏ, tồn tại trong một khoảng thời gian kéo dài, ít nhất là hai tuần”.
Đây là khái niệm mà luận văn sử dụng làm khái niệm công cụ nghiên cứu đề tài:
“Rối loạn tầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú huyện Hóc
Môn, Thành Phố Hồ Chí Minh”.

12
1.1.2. Cách phân loại rối loạn trầm cảm theo DSM IV và ICD – 10
Có thể phân loại rối loạn trầm cảm theo nhiều cách khác nhau, trong đó phải kể
đến các cách phân loại rối loạn trầm cảm nguồn gốc uy tín từ Mỹ như DSM III, DSM
IV, DSM V, ICD10, ICD11… Mặc dù hiện tại, ICD - 11 đã ra đời, tuy nhiên Bộ Y tế
chưa đưa vào ứng dụng rộng rãi, nguồn ICD - 11 chưa được dịch và chuẩn hóa để đưa
vào thực hành lâm sàng tại Việt Nam. Nên trong luận văn này, tác giả sử dụng ICD-10
để phân loại rối loạn trầm cảm vì ICD - 10 được chấp nhận rộng rãi nhất hầu hết ở các
quốc gia. Tại Việt Nam ICD - 10 có tính pháp lý cao, được Bộ Y tế dịch và ban hành
dùng để phân loại bệnh tật trong khám lâm sàng và về cơ bản cách phân loại rối loạn
trầm cảm theo ICD -10 không có khác biệt so với DSM IV.
Tiêu chuẩn DSM IV dùng chẩn đoán trầm cảm:
Trong vòng hai tuần, hầu như mỗi ngày: tính khí sầu muộn và/hoặc từ chối những
nguồn vui vốn có cộng với ít nhất 4 trong số các triệu chứng sau:
 Giảm hoặc lên cân, giảm hoặc tăng cảm giác ngon miệng.
 Mất ngủ hoặc ngủ triền miên.
 Kích động hoặc trở nên chậm chạp.
 Mệt mỏi hoặc mất sức.
 Cảm giác vô dụng, vô giá trị hoặc mặc cảm tội lỗi.
 Giảm khả năng tập trung, do dự.
 Hay nghĩ đến cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát.
 Không còn ham muốn các lĩnh vực trong cuộc sống như âphim ảnh, các hoạt
động thế thao các hoạt động xã hội rơi vào trạng thái buồn không lý do,chán nản
không muốn phấn đấu, làm việc. Người trầm cảm luôn có cảm giác bị bỏ rơi, bị mọi
người xa lánh.
Theo ICD 10 – Bảng phân loại quốc tế bệnh tật của World Health
Organization phân loại rối loạn trầm cảm [22] như sau:
- F32. Các giai đoạn trầm cảm điển hình nhẹ, trung bình hoặc nặng. Bệnh nhân
bị giảm khí sắc, giảm năng lượng và giảm hoạt động. Khả năng thích thú, quan
tâm, tập trung đều giảm sút và thường mệt mỏi rõ rệt sau khi cố gắng dù là rất ít.
Thường có rối loạn giấc ngủ và ăn kém ngon miệng. Tính tự tọng và sự tự tin hầu
như luôn luôn giảm sút và ngay cả trong thể nhẹ thường có một vài ý tưởng tội lỗi
hoặc không xứng đáng. Khí sắc giảm, thay đổi ít từ ngày này sang ngày khác,

13
không tương ứng với hoàn cảnh và có thể kèm theo các triệu chứng được gọi là “cơ
thể”, chẳng hạn mất hứng thú hoặc giảm cảm giác dễ chịu, thức giấc sớm vào buổi
sáng vài giờ so với thường lệ, trầm cảm nặng nề hơn vào buổi sáng, chậm tâm thần
vận động đáng kể, kích động, ăn không ngon, sút cân và mất khả năng tình dục.
Tùy thuộc vào số lượng triệu chứng và mức độ của chúng, 1 giai đoạn trầm cảm có
thể được xác định là nhẹ, trung bình hay nặng.
Bao gồm giai đoạn đơn độc của: phản ứng trầm cảm; trầm cảm do căn nguyên
tâm lý; trầm cảm phản ứng.
Loại trừ: rối loạn điều chỉnh (F43.2); rối loạn trầm cảm tái phát (F33); khi kết
hợp với rối loạn cư xử trong mục F91 – (F92.0)
- F32.0. Giai đoạn trầm cảm nhẹ: thường có hai hoặc ba triệu chứng nói ở
trên. Bệnh nhân thường đau khổ bởi các triệu chứng này nhưng vẫn có thể tiếp tục
được phần lớn các hoạt động.
- F32.1. Giai đoạn trầm cảm trung bình: thường có bốn triệu chứng nói trên
hoặc nhiều hơn và bệnh nhân có thể gặp nhiều khó khăn để tiếp tục trong các hoạt
động thông thường.
- F32.2. Cơn trầm cảm nặng không có các triệu chứng loạn thần: một giai đoạn
trầm cảm trong đó có nhiều triệu chứng nói ở trên rõ rệt và gây đau khổ, điển hình là
mất đi tín tự trọng và ác ý tưởng không xứng đáng hoặc tội lỗi. Thường có các ý tưởng
và hoạt động tự sát và một số các triệu chứng “cơ thể”.
Giai đoạn trầm cảm kích động đơn độc không có các triệu chứng loạn thần.
Giai đoạn trầm cảm sinh tồn đơn độc không có các triệu chứng loạn thần.
- F32.3. Giai đoạn trầm cảm nặng với các triệu chứng loạn thần: một cơn trầm
cảm nặng như đã mô tả trong F32.2 nhưng có hiện diện các ảo giác, các hoang tưởng,
chậm chạp tâm thần vận động hoặc sững sờ đến nỗi không thể có được các hoạt động
xã hội thông thường có thể gây nguy hiểm cho cuộc sống do tự sát, mất nước hoặc chết
đói. Các ảo giác và hoang tưởng có thể hoặc không phù hợp với khí sắc.
Các giai đoạn đơn độc của: trầm cảm nặng với các triệu chứng loạn thần; trầm cảm
do căn nguyên tâm lý; trầm cảm loạn thần; loạn thần trầm cảm phản ứng;
- F32.8. Giai đoạn trầm cảm khác: trầm cảm không điển hình; các giai đoạn
đơn độc của trầm cảm che dấu không xác định khác.
- F32.9. Giai đoạn trầm cảm không xác định: trầm cảm không xác định khác;
rối loạn trầm cảm không xác định khác.

14
- F33. Rối loạn trầm cảm tái phát: một rối loạn được đặc trưng bởi các giai
đoạn trầm cảm như đã mô tả trong (F32.-) đối với một giai đoạn trầm cảm, lặp đi
lặp lại mà trong bệnh sử không có các giai đoạn độc lập tăng khí sắc và tăng năng
lượng (hưng cảm). Tuy nhiên có thể có các giai đoạn độc lập tăng nhẹ khí sắc, tăng
hoạt động ngắn (hưng cảm nhẹ) xảy ra ngay sau một giai đoạn trầm cảm, đôi khi do
điều trị bằng thuôc chống trầm cảm. Các thể rối loạn trầm cảm tái phát nặng hơn
(F33.2 và F33.3) có nhiều điểm chung với các khái niệm ban đầu là trầm cảm hưng
trầm cảm, sầu uất, trầm cảm sinh tồn và trầm cảm nội siinh. Giai đoạn đầu tiên có thể
xảy ra ở bất cứ tuổi nào từ trẻ nhỏ đến người già, khời phát có thể hoặc cấp tính hoặc âm
ỉ và thời gian tiến triển thay đổi từ vài tuần dến nhiều tháng. Nguy cơ một bệnh nhân có
rối loạn trầm cảm tái phát sẽ có một giai đoạn hưng cảm, không bao giờ biến mất hoàn
toàn, tuy nhiên bệnh nhân đã trải qua niều giai đoạn trầm cảm. Nếu một giai đoạn như
thế này xảy ra nên thay đổi chẩn đoán là rối loạn cảm xác lưỡng cực (F31.-).
Bao gồm các giai đoạn tái phát của: phản ứng trầm cảm; trầm cảm của căn
nguyên tâm lý; tràm cảm phản ứng rối loạn trầm cảm theo mùa.
Loại trừ: các giai đoạn trầm cảm ngắn tái phát (F38.1).
- F33.0. Rối loạn trầm cảm tái phát, hiện thời là giai đoạn trầm cảm nhẹ: một rối
loạn được đặc trưng bởi các giai đoạn trầm cảm lặp đi lặp lại giai đoạn hiện tại là trầm
cảm nhẹ như là trong F32.0 và không có bệnh sử nào của hưng cảm.
- F33.1. Rối loạn trầm cảm tái phát, hiện thời là gia đoạn trầm cảm trung bình:
một rối loạn được đặc trung bởi các giai đoạn tầm cảm lặp đi lặp lại, giai đoạn hiện
tại là một triệu chứng trung bình như trong F32.1 và không có bất cư bệnh sử nào
của hưng cảm.
- F33.2. Rối loạn trầm cảm tái phát, hiện thời là giai đoạn trầm cảm nặng
không có triệu chứng loạn thần: một rối loạn được đặc trưng bởi các giai đoạn trầm
cảm lặp đi lặp lại, giai đoạn hiện tại là trầm cảm nặng không có trầm cảm loạn thần
như trong F33.2 và không có bệnh sử nào của hưng cảm.
Trầm cảm nội sinh khôn có các triệu chứng loạn thần.
Trầm cảm tái nặng, tái phát không có triệu chứng loạn thần.
Loạn thần hưng trầm cảm, thể trầm cảm không có các triệu chứng loạn thần.
Trầm cảm sinh tồn, tái phát không có các triệu chứng loạn thần.
- F33.3. Rối loạn trầm cảm tái phát, hiện thời là giai đoạn trầm cảm nặng với
các triệu chứng loạn thần: một rối loạn đặc trưng bởi các giai đoạn trầm cảm lặp đi

15
lặp lại, giai đoạn tiện tại là trầm cảm nặng với các triệu chứng loạn thần như F32.3
và không có các giai đoạn hưng cảm trước đó.
Trầm cảm nội sinh với các triệu chứng loạn thần; loạn thần hưng trầm cảm thể
tầm cảm với các triệu chứng loạn thần.
Các giai đoạn nặng tái phát của: trầm cảm nặng với các triệu chứng loạn thần;
loạn thần trầm cảm do căn nguyên tâm lý; trầm cảm loạn thần nặng ; loạn thần
trầm cảm phản ứng nặng;
- F33.4. Rối loạn trầm cảm tái phát, hiện đang thuyên giảm: bệnh nhân đã có
2 hoặc nhiều giai đoạn trầm cảm như đã mô tả trong F33.0 – f33.3 trong quá khứ,
nhưng đã không còn triệu chứng trầm cảm từ nhiều tháng nay.
- F33.8. Rối loạn trầm cảm tái phát khác.
- F33.9. Rối loạn trầm cảm tái phát, không xác định: trầm cảm đơn cực không
xác định khác.
- F34.1. Loạn khí sắc: một trạng thái khí sắc không ổn định kéo dài bao gồm
nhiều giai đoạn trầm cảm và hưng cảm nhẹ, không có rối loạn nào đủ nặng hoặc
trong đó các giai đoạn riêng biệt kéo dài không đủ để thỏa mãn chẩn đoán rối loạn
trầm cảm tái phát nhẹ, trung bình hoặc nặng (F33.-).
Trầm cảm: loạn thần kinh; rối loạn nhân cách; trầm cảm loạn thần kinh; trầm
cảm lo âu trường diễn.
Loại trừ: trầm cảm do loạn lo âu (nhẹ hoặc không kéo dài) (F41.2).
1.1.3. Biểu hiện, mức độ rối loạn trầm cảm
Để tìm hiểu các biểu hiện, mức độ rối loạn trầm cảm. Hiệp hội tâm thần Hoa
kỳ đã cho ra đời cẩm nang chẩn đoán chính thức các rối loạn tâm thần DSM đầu
tiên năm 1952 (DSM) với mục đích thống nhất phân loại các tiêu chuẩn chẩn doán
các loại bệnh tâm thần. Lần lượt DSM II năm 1968, DSM III năm 1980, DSM III –
R (Revision) năm 1987, DSM IV năm 1994, DSM IV – TR (Text Revision) năm
2000 va DSM V năm 2012.
Tuy nhiên DSM V ở thời điểm hiện tại chưa được chuẩn hóa và sử dụng rộng
rãi ở Việt Nam. Trong thực tế ở tương lai, điều kiện thời gian cho phép và có cơ hội
tiếp tục nghiên cứu sâu hơn nữa về rối loạn trầm cảm, tác giả đề tài mong muốn sẽ
sử dụng DSM V trong nghiên cứu của mình.
DSM IV là phiên bản trước của DSM V. Nó được sử dụng tại Mỹ vào năm
1994. Ngày nay sau 23 năm DSM IV đã được sử dụng phổ biến ở các quốc gia

16
trong đó có Việt Nam. DSM IV đã được chuẩn hóa và sử dụng phổ biến trong lĩnh
vực lâm sàng từ đó giúp ích rất nhiều cho những người làm thực hành như chúng tôi
ở Việt Nam. Bởi việc áp dụng DSM IV dễ dàng hơn, thuận lợi hơn và được sử dụng
cho rất nhiều đối tượng khách thể khác nhau như sinh viên, bệnh nhân tâm thần, trẻ
em... và dùng cả cho người nhiễm HIV/AIDS.
Chính vì vậy, thế tác giả luận văn sử dụng DSM IV để tìm hiểu biểu hiện rối
loạn trầm cảm, mức độ rối loạn trầm cảm của người nhiễm HIV/AIDS.
Theo hệ thống phân loại bệnh DSM-IV, Cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối
loạn tâm thần, người bệnh được chẩn đoán là Trầm cảm khi: Có trạng thái trầm uất
hoặc mất hứng thú đối với những hoạt động trong đời sống trong ít nhất 2 tuần. Có
tối thiểu 5 trong 9 biểu hiện sau đây [23]:
1. Trạng thái trầm uất gần như cả ngày
2. Giảm hứng thú trong tất cả hoặc đa số hoạt động
3. Giảm hoặc tăng cân đáng kể ngoài ý muốn
4. Mất ngủ hoặc ngủ quá mức
5. Kích động hoặc chậm chạp mà người khác chú ý thấy được
6. Mệt mỏi hoặc mất năng lượng
7. Cảm giác vô giá trị và sự mặc cảm quá mức
8. Giảm khả năng suy nghĩ hoặc tập trung, hoặc không quyết định được
9. Những ý nghĩ về cái chết lặp đi lặp lại.
 Căn cứ vào số lƣợng các triệu chứng lâm sàng trên, rối loạn trầm cảm đƣợc
chia thành các mức độ khác nhau:
- Trầm cảm mức độ nhẹ: là có tối thiểu các triệu chứng trầm cảm vừa đủ cho chẩn
đoán (5,6 triệu chứng theo tiêu chuẩn của DSM IV).
- Trầm cảm mức độ vừa: là có số lượng triệu chứng trung gian giữa mức độ nhẹ
và nặng (có 7,8 triệu chứng theo tiêu chuẩn DSM IV).
- Trầm cảm mức độ nặng: là có tất cả các triệu chứng trầm cảm (9 triệu chứng
theo DSM IV).
- Giai đoạn trầm cảm nặng không có triệu chứng loạn thần: có tất cả các triệu
chứng của trầm cảm nhưng không có triệu chứng của loạn thần kết hợp.
- Giai đoạn trầm cảm nặng có triệu chứng loạn thần: bệnh nhân có tất cả các
triệu chứng của trầm cảm và có triệu chứng loạn thần kết hợp (hoang tưởng, ảo
giác). Như vậy các triệu chứng loạn thần chỉ có trong trầm cảm mức độ nặng.

17
 Giai đoạn trầm cảm khác
- Trầm cảm không điển hình. Các giai đoạn đơn độc của trầm cảm che dấu không
xác định khác.
- Trầm cảm không xác định khác.
- Rối loạn trầm cảm không xác định khác.
- Các triệu chứng chính của trầm cảm không rõ ràng, có những triệu chứng cụt và
không có giá trị chẩn đoán như căng thẳng, lo lắng, buồn chán và hỗn hợp các triệu
chứng đau hoặc mệt nhọc dai dẳng không có nguyên nhân thực tổn còn gọi là trầm
cảm ẩn.
 Biểu hiện RLTC theo sổ tay thống kê chẩn đoán DSM – IV của Hôi tâm thần
Hoa Kỳ (Washington ĐC, 1994:
Theo DSM – IV (1994) [6]:
A. Năm (hoặc hơn) trong số các triệu chứng sau được biểu hiện trong thời gian
2 tuần và biểu hiện một số sự thay đổi mức độ chức năng trước đây, có ít nhất 1
trong các triệu chứng hoặc là 1/khí sắc giảm, hoặc là 2/mất thích thú/sở thích.
Ghi chú : Không bao gồm các triệu chứng là hậu quả rõ ràng của bệnh cơ thể
hoặc hoang tưởng hoặc ảo giác không phù hợp với khí sắc.
1. Khí sắc giảm ở phần lớn thời gian trong ngày, hầu như hàng ngày, nhận biết
hoặc bởi chính bệnh nhân (ví dụ: cảm giác buồn hoặc cảm xúc trống rỗng) hoặc
được quan sát bởi người khác (ví dụ: thấy bệnh nhân khóc). Ghi chú: ở trẻ em và vị
thành niên khí sắc có thể bị kích thích.
2. Giảm sút rõ ràng các thích thú/sở thích cho tất cả hoặc hầu như tất cả các
hoạt động, có phần lớn thời gian trong ngày, hầu như hàng ngày (được chỉ ra hoặc
bởi bệnh nhân, hoặc từ sự quan sát của người khác).
3. Mất khối lượng cơ thể rõ ràng, cả khi không ăn kiêng, hoặc tăng khối lượng
cơ thể (ví dụ: thay đổi hơn 5% khối lượng cơ thể trong một tháng), giảm hoặc tăng
cảm giác ngon miệng hầu như hàng ngày. Lưu ý: trẻ em mất khả năng đạt được
khối lượng cần thiết.
4. Mất ngủ hoặc ngủ nhiều hầu như hàng ngày.
5. Kích động hoặc vận động tâm thần chậm hầu như hàng ngày (được quan sát
bởi người khác, không chỉ cảm giác của bệnh nhân là không yên tĩnh hoặc chậm chạp).
6. Mệt mỏi hoặc mất năng lượng hầu như hàng ngày.

18
7. Cảm giác vô dụng hoặc tội lỗi quá mức (có thể là hoang tưởng) hầu như hàng ngày
(không chỉ là tự khiểm trách hoặc kết tội liên quan đến các vấn đề mắc phải).
8. Giảm khả năng suy nghĩ, tập trung chú ý hoặc khó đưa ra quyết định hầu
như hàng ngày (bệnh nhân tự thấy, hoặc người khác nhận thấy).
9. Ý nghĩ tiếp tục về cái chết (không chỉ là sợ chết), ý định tự sát tái diễn
không có một kế hoạch trước, một hành vi tự sát hoặc một kế hoạch cụ thể để tự sát
thành công.
B. Các triệu chứng không thoả mãn cho một giai đoạn hỗn hợp.
C. Các triệu chứng được biểu hiện rõ ràng, là nguyên nhân ảnh hưởng đến các
lĩnh vực xã hội, nghề nghiệp hoặc trong các lĩnh vực quan trọng khác.
D. Các triệu chứng không phải là hậu quả sinh lý trực tiếp của một chất (ví dụ:
ma tuý, thuốc) hoặc do một bệnh cơ thể (ví dụ: bệnh nhược giáp).
E. Các triệu chứng không được giải thích tốt bởi có tang, nghĩa là sau khi mất
người thân, các triệu chứng bền vững hơn 2 tháng, được đặc trưng bởi rối loạn chức
năng rõ ràng, có ý nghĩ mình là vô dụng, ý tưởng tự sát, các triệu chứng loạn thần
hoặc vận động tâm thần chậm.
1.1.3.1. Tiêu chuẩn chẩn đoán cho rối loạn trầm cảm chủ yếu, một giai đoạn duy nhất
A. Biểu hiện của một gia đoạn trầm cảm duy nhất.
B. Giai đoạn trầm cảm chủ yếu không được giải thích tốt bởi rối loạn phân liệt cảm
xúc và không phải là tâm thần phân liệt, rối loạn dạng phân liệt, rối loạn hoang
tưởng hoặc rối loạn tam thần không biệt định khác.
C. Không bao giờ tồn tại một giai đoạn hưng cảm, một giai đoạn pha trộn hoặc một
giai đoạn hưng cảm nhẹ.
Được biệt định ( cho giai đoạn hiện tại hoặc gần đây nhất):
- Biệt định mức độ nặng/loạn thần/lui bệnh.
- Mạn tính.
- Có yếu tố căng cương trực.
- Có yếu tố không đặc trưng.
- Có khởi phát sau đẻ.
1.1.3.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán cho rối loạn trầm cảm tái phát
A. Có 2 hoặc hơn các giai đoạn trầm cảm chủ yếu.
Ghi chú: để xác định các giai đoạn riêng rẽ, cần có một khoảng cách ít nhất 2 tháng liên
tục trong đó không thỏa mãn các tiêu chuẩn cho một giai đoạn trầm cảm chủ yếu.

19
B. Các gai đoạn trầm cảm chủ yếu không được giải thích tốt bởi rối loạn phân liệt
cảm xúc và không phải là tâm thần phân liệt, rối loạn dạng phân liệt, rối loạn hoang
tưởng hoặc rối loạn tâm thần không biệt định khác.
C. Không bao giờ có một giai đoạn hưng cảm, hưng cảm nhẹ, pha trộn.
Lưu ý: các tiêu chuẩn loại trừ này không được áp dụng nếu các giai đoạn giống với
giai đoạn hưng cảm, pha trộn, hưng cảm nhẹ được tạo ra bởi một chất, do điều trị
hoặc là kết quả sinh lý trực tiếp của bệnh cơ thể.
Được biệt định ( cho giai đoạn hiện tại hoặc gần đây nhất):
- Biệt định mức độ nặng/loạn thần/lui bệnh.
- Mạn tính.
- Có yếu tố căng cương trực.
- Có yếu tố không đặc trưng.
- Có khởi phát sau đẻ.
Được biệt định thêm nếu có:
- Cá biệt định phát triển lâu dài ( có và không có phục hồi giữa các giai đoạn).
- Có yếu tố theo mùa.
1.1.3.3. Chẩn đoán phân biệt
- Rối loạn trầm cảm do bệnh cơ thể
Chẩn đoán là rối loạn trầm cảm do một bệnh cơ thể nếu rối loạn cảm xúc được
coi là kết quả sinh lý trực tiếp của một bệnh cơ thể( ví dụ: suy tim, cao huyết áp, đái
tháo đường…) cần căn cứ vào tiền sử, khám lâm sàng và cận lâm sàng. Trong các bệnh
cơ thể mạn tính nêu trên, có một tỷ lệ rất cao bệnh nhân bị trầm cảm. Các trường hợp
này gọi là trầm cảm do bệnh cơ thể gây ra (trầm cảm thứ phát). Nếu cho rằng các triệu
chứng trầm cảm không phải là kết quả sinh lý trực tiếp của bệnh cơ thể thì khi đó rối
loạn trầm cảm tiên phát được ghi nhận.
Có thể cần phải khám xét chuyên khoa (khám tim mạch, nội tiết, tiêu hóa…)
và làm các xét nghiệm cần thiết để có thể chẩn đoán xác định bệnh cơ thể gây ra
trầm cảm. Nếu đủ chứng cứ cho rằng trầm cảm là hậu quả của bệnh cơ thể đó (đái
tháo đường, cao huyết áp…) thì khi đó chẩn đoán sẽ là trầm cảm do bệnh cơ thể gây
ra. Trong trường hợp trầm cảm có trước bệnh cơ thể thì vẫn được chẩn đoán là trầm
cảm chủ yếu.
Các nghiên cứu gần đây cho thấy hầu hết các bệnh cơ thể mạn tính như thoát
vị đĩa đệm, sẹo bỏng xấu, loét hoành tá tràng, bệnh phổi phế quản tăc nghẽn mạn

20
tính, nhược giáp, suy tim, viêm cầu thận… đều gây ra trầm cảm thứ phát với tỷ lệ
lên đến 95% số trường hợp. Khi đó, ngoài việc điều trị bệnh cơ thể, chúng ta nên
cho thêm thuốc chống trầm cảm thì quá trình điều trị sẽ diễn ra thuận lợi hơn [12].
1.1.3.4. Rối loạn trầm cảm do một chất
Nếu rối loạn trầm cảm được xem là hậu quả sinh lý của sử dụng một chất
(lạm dụng ma túy, một thuốc hoặc một chất độc), khi đó chẩn đoán sẽ là trầm cảm
do một chất.
Như vậy, bệnh nhân có dùng một chất (ma túy, rượu…) và chất này được coi là
bệnh sinh gây ra trầm cảm. Phải có các bằng chứng lâm sàng và các xét nghiệm chứng
tỏ rằng bệnh nhân rằng bệnh nhân có dùng một chất có thể gây ra trầm cảm (ví dụ:
trầm cảm xuất hiện trong thời gian cai heroin, khi đó sẽ là trầm cảm do cai heroin).
Các chất dễ gây ra trầm cảm nhất là ma túy nhóm opioid (morphin, heroin, thuốc
phiện…), ma túy nhóm kích thần (như cocain, amphetamin) và các dẫ xuất của nó
(methamphetamin), rượu, corticoid… khi đó bệnh nhân phải được cai mat túy, rượu hoặc
thay thế thuốc gây trầm cảm bằng thuốc khác nếu có thể, sau đó cần điều trị bằng thuốc
chống trầm cảm (thường thuốc chống trầm cảm 3 vòng có tác dụng tốt). Nói chung trầm
cảm do một chất dễ điều trị hơn trầm cảm chủ yếu.
1.1.3.5. Loạn khí sắc
Loạn khí sắc phân biệt với trầm cảm chủ yếu trên cơ sở độ nặng, mạn tính và sự
bền vững của các triệu chứng: trong RLTC chủ yếu thì khí sắc trầm cảm biểu hiện
phần lớn thời gian trong ngày, gần như hàng ngày, trong một giai đoạn ít nhất 2 tuần;
còn trong loạn khí sắc thì khí sắc trầm biểu hiện trong nhiều ngày, nhưng có một số
bệnh nhân không có khí sắc trầm cảm, quá trình này kéo dài trong ít nhất 2 năm.
Rối loạn trầm cảm chủ yếu xây dựng từ một hay nhiều giai đoạn trầm cảm chủ
yếu khác nhau, giữa các giai đoạn các chức năng của bệnh nhân trở về bình thường;
còn trong loạn khí sắc, các triệu chứng trầm cảm mạn tính, ít nghiêm trọng được
biểu hiện trong nhiều năm.
Nếu bệnh nhân có cả loạn khí sắc và trầm cảm chủ yếu thì chẩn đoán loạn khí sắc
được đặt ra chỉ khi đã xác đinh rằng loạn khí sắc đi trước giai đoạn trầm cảm chủ yếu
đầu tiên (nghĩa là không có một giai đoạn trầm cảm chủ yêu nào trong 2 năm đầu tiên
có các triệu chứng loan khí sắc) hoặc giai đoạn trầm cảm chủ yếu đã lui bệnh hoàn toàn
(nghĩa là kéo dài ít nhất 2 tháng) trước khi khởi phát loạn khí sắc.

21
1.1.3.6. Cơ sở lý luận và tiêu chuẩn sàng lọc rối loạn trầm cảm theo thang đo Beck
Người nghiên cứu sử dụng thang tự đo trầm cảm Beck (BDI) do Aaron T.
Beck, người tiên phong trong lĩnh vực trị liệu nhận thức, đã thiết kế ra thang đánh
giá này.
Thang đo trầm cảm được xây dựng năm 1961, được chuẩn hóa vào năm 1969
và đăng ký bản quyền năm 1979. Gồm hai phiên bản: Phiên bản dài của BDI gồ 21
đề mục được thiết kế đánh giá các triệu chứng thường gặp của người mavws rối
loạn trầm cảm, mỗi đề mục gồm 4 câu lựa chọn, mỗi lựa chọn được ấn định 1 điểm
từ 0 đến 3. Các đề mục từ 1 đến 13 đánh giá các triệu chứng về mặt tâm lý, trong
khi các đề mục từ 14 đến 21 là về các triệu chứng cơ thể. Phiên bản rút gọn gồm 13
đề mục dành cho nhân viên y tế chăm sóc sức khỏe ban đầu. Nó cũng được dùng để
phát hiện các triệu chứng trầm cảm. Hoàn thành trắc nghiệm BDI thường mất 5 đến
10 phút.
Các câu lựa chọn của BDI đánh giá tâm trạng, sự bi quan, cảm giác thất bại,
không hài lòng với bản thân, mặc cảm tội lỗi, cảm giác bị trừng phạt, ghét bản thân,
tự buộc tội bản thân, ý tưởng tự sát, than khóc, dễ bị kích động, thu mình, cảm giác
về hình ảnh bản thân, làm việc khó khăn, mất ngủ, mệt mỏi, ăn mất ngon miệng, sút
cân, lo lắng về cơ thể và mất hứng thú tình dục. BDI có thể phân biệt giữa các rối
loạn trầm cảm như trầm cảm chủ yếu và chứng loạn khí sắc.
1.2. Rối loạn trầm cảm ở ngƣời nhiễm HIV/AIDS
1.2.1. Rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS
1.2.1.1. Khái niệm người nhiễm HIV/AIDS
Theo qui định tại Điều 2 của Pháp lệnh phòng chống nhiễm virus gây ra hội
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người ( HIV/AIDS), thuật ngữ HIV và AIDS
được hiểu như sau:
HIV là loại virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV
có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, qua đường máu hoặc truyền từ mẹ sang con
trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ và cho con bú.
AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV gây tổn thương hệ thống
miễn dịch của cơ thể, làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân
gây bệnh và dẫn đến chết người.
Nhiễm trùng cơ hội là những nhiễm trùng xảy ra nhân cơ hội cơ thể bị suy
giảm miễn dịch do bị nhiễm HIV.

22
Hiện nay, dưới sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, HIV/AIDS được hiểu sâu sắc
hơn như sau:
HIV là virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV gây
tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể không còn khả năng
chống lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến tử vong.
AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV và có sự xuất hiện các
bệnh nhiễm trùng cơ hội là nguyên nhân dẫn đến tử vong ở người nhiễm
HIV/AIDS. Thời gian từ khi nhiễm HIV đến biến chuyển thành bệnh AIDS là khác
nhau tùy thuộc vào cơ địa mỗi người.
Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng khái niệm người nhiễm HIV/AIDS
như sau: “Người nhiễm HIV/AIDS là người bị suy giảm hệ thống miễn dịch tiến tiển
xấu theo thời gian, có thể xuất hiện bệnh nhiễm trùng cơ hội dẫn đến tử vong ở
người nhiễm HIV/AIDS”
1.2.1.2. Đặc điểm tâm lý của người nhiễm HIV/AIDS
Người nhiễm HIV/AIDS thường có những sắc thái tâm lý khác biệt so với
những người mắc các bệnh khác. Nhưng họ lại có những đặc điểm tâm lý chung
giống nhau. Đó là những sắc thái tâm lý từ bàng hoàng, phủ nhận, giận dữ, lo lắng,
sợ hãi, trầm uất, cô đơn đến trạng thái chấp nhận tình trạng bệnh tật của mình và tìm
thấy niềm hy vọng vào tương lai.
Kể từ khi tình trạng nhiễm HIV của mình được khẳng định chắc chắn, hầu hết
người nhiễm HIV/AIDS có trạng thái tức giận, họ tức giận với người đã làm lây
nhiễm HIV cho họ; tức giận vì mình có thể đã làm lây nhiễm cho người yêu, vợ,
chồng hoặc con cái; tức giận vì đã gây “tiếng xấu” cho gia đình. Thêm vào đó họ
còn cảm thấy tức giận với những hành vi, cử chỉ của người khác tạo cho họ cảm
giác bị xa lánh, bị chối bỏ. Họ thường biểu hiện cảm xúc tức giận đó bằng việc đi đi
lại lại hoặc im lặng một cách bất thường, tránh nhìn mọi người, tự hành hạ mình.
Đôi khi họ còn có những hành vi bạo lực với người khác hoặc tỏ ra không hợp tác.
Trong trạng thái tâm lý này, một số người nảy sinh ý nghĩ “trả thù đời” bằng cách
cố tình truyền HIV/AIDS cho người khác.
Một đặc diểm tâm lý khác thường thấy ở người nhiễm HIV/AIDS là cảm xúc
sợ hãi và lo lắng. Họ lo sợ vì nghĩ rằng cái chết của mình đa được báo trước, lo sợ
mất việc làm, lo sợ lây nhiễm HIV/AIDS cho người thân trong gia đình, lo sợ không
có thuốc diều trị, hoặc lo sợ mình không đủ tiền mua thuốc; lo sợ bị gia đình bỏ rơi,

23
bạn bè, hàng xóm biết tình trạng niễm HIV/AIDS của mình thì sẽ bị họ xa lánh, kỳ
thị và phân biệt đối xử với mình.
Sau khi trạng thái sợ hãi và lo lắng qua đi, người nhiễm HIV/AIDS rất dễ rơi
vào trạng thái tâm lý trầm uất và tuyệt vọng. Biểu hiện của trạng thái tâm lý này là
người niễm HIV/AIDS luôn luôn buồn bã, tự trách mình, luôn có nững suy nghĩ tiêu
cực, im lặng một cách bất thường, chán ăn, mất ngủ, trông mệt mỏi, rối loạn về tập
trung và trí nhớ, các hoạt động cơ thể chậm chạp. Họ có thể thờ ơ, lãnh dạm và
không chú ý đến chăm sóc cơ thể. Trạng thái trầm uất và tuyệt vọng này do họ thấy
bế tắc, không có lối thoát trong cuộc sống khi bị nhiễm HIV/AIDS. Họ không có
điều kiện để điều trị hoặc điều trị không có kết quả như mong muốn, hoặc bị đổ vỡ
tình cảm, hoặc có cảm giác mất hết công việc, sức khỏe, người thân, cảm giác vô
dụng và là ghánh nặng cho gia đình và xã hội.
Sau một khoảng thời gian, nếu như họ vẫn khỏe mạnh hoặc họ nhận được sự
tư vấn, hỗ trợ, chăm sóc của gia đình, người thân, cộng đồng và được các cơ sở y tế
chữa trị, thì những người nhiễm HIV/AIDS dần dần chấp nhận hoàn cảnh bệnh tật
của mình và bắt đầu nhen nhóm niềm hy vọng vào tương lai. Họ bắt đầu ngĩ về
cuộc sống phía trước, mong muốn cuộc sống tốt hơn, nghĩ được mình cần làm gì để
cuộc sống của họ tốt nhất có thể, ăn uống như thế nào giúp cơ thể khỏe mạnh, lên
kế hoạch cho bản thân và con cái trong tương lai… Họ cũng hy vọng sẽ sống lâu
hơn, hy vọng tương lai gần các nhà khoa học sẽ tìm ra thuốc chữa khỏi hẳn
HIV/AIDS.
Mặt khác, họ tìm thấy hy vọng ở tương lai vì thấy được rằng: mặc dù nhiễm
HIV/AIDS nhưng họ vẫn được người thân, gia đình, và cộng đồng mến thương, họ
vẫn có thể sống có ích, có thể giúp được người khác, vẫn có thể lao động, học tập
được, vẫn có thể dóng góp cho gia đình và xã hội. Xuât phát từ hy vọng đó, nhiều
người nhiemx HIV/AIDS tham gia tích cực vào các hoạt động tuyên truyền phòng,
chống HIV/ADIS của địa phương, tham gia sinh hoạt nhóm những người có HIV.
Trong thực tế, trạng thái tâm lý của người nhiễm HIV/AIDSthường xuyên thay
đổi. Hôm nay có thể thấy cô đơn, tuyệt vọng, ngày mai họ có thể thấy có niềm hy
vòng. Sự thay đổi dó là hết sức bình thường, vì người nhiễm HIV/AIDS thường có
những bất ổn về mặt tâm lý

24
Viêc hiểu rõ những trạng thái tâm lý của người nhiễm HIV/AIDS như trên
giúp những người làm công tác tham vấn, chăm sóc điều trị người nhiễm
HIV/AIDS làm tốt hơn công việc của mình. Nhằm ổn định tinh thần, khơi dậy tiềm
năng giúp người nhiễm HIV/AIDS sớm vượt qua những bất ổn về mặt tâm lý, chấp
nhận sống chung với HIV/AIDS một cách tốt nhất và có hy vọng vào tương lai. Từ
đó giúp người nhiễm HIV/AIDS được sống trong một tâm trạng tích cực, lạc quan
và yêu đời. Những trạng thái tâm lý tích cực đó có thể làm tăng cường sức khỏe,
làm giảm tốc độ tiến triển của HIV/AIDS, kéo dài cuộc sống cho người nhiễm
HIV/AIDS.
1.3. Rối loạn trầm cảm ở ngƣời nhiễm HIV/ AIDS
1.3.1.1. Khái niệm rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS
Từ việc phân tích các khái niệm công cụ của luận văn như khái niệm rối loạn
trầm cảm, người niễm HIV/AIDS, chúng tôi xác định khái niệm rối loạn trầm cảm ở
nhiễm HIV/AIDS: “rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS là trạng thái cảm xúc
buồn rầu, chán chường, u uất. Giảm thích thú trong sinh hoạt hàng ngày, rối loạn giấc
ngủ, mệt mỏi, tự ti, giảm khả năng tập trung chú ý, khó đưa ra các quyết định trong
sinh hoạt đời thường, giảm khả năng vận động và có thể có ý nghĩ hoặc hành vi tự
sát”. Đây là khái niệm mà luận văn sử dụng làm khái niệm công cụ nghiên cứu đề tài:
“Rối loạn tầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú huyện Hóc
Môn, Thành Phố Hồ Chí Minh”.
1.3.1.2. Biểu hiện, mức độ rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS
Việc chỉ ra các biểu hiện của rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS được
rất nhiều tác giả đưa ra qua ICD10, DSM, DSM II, DSM III, DSM IV và gần đây
nhất là DSM V.
Tuy nhiên vì lý do DSM V chưa được chuẩn hóa và sử dụng rộng rãi trong thực
hành lâm sàng tại Việt Nam, nên tác giả luận văn chưa dám mạnh dạn sử dụng
khung lý thuyết của DSM V trong đề tài nghiên cứu này.
Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng thang đo trầm cảm của Beck vì đây là thang đo
trầm cảm đáp ứng toàn bộ tiêu chí biểu hiện rối loạn trầm cảm của DSM IV ra dời
từ năm 1994 và đã được chuẩn hóa đưa vào áp dụng phổ biến tại các quốc gia trong
đó có Việt Nam hơn 23 năm nay để tìm hiểu biểu hiện, mức độ rối loạn trầm cảm
của người nhiễm HIV/AIDS.

25
 Biểu hiện rối loạn trầm cảm của ngƣời nhiễm HIV/AIDS đáp ứng 9
biểu hiện rối loạn trầm cảm theo DSM – IV nhƣ sau:
- Khí sắc trầm cảm (khí sắc giảm), nét mặt của người nhiễm rất dơn điệu, luôn
luôn buồn bã, các nếp nhăn giảm nhiều, thậm chí mất hết các nếp nhăn. Tình trạng
khí sắc giảm rất bền vững do người nhiễm HIV/AIDS buồn, bi quan, mất hy vọng.
Trong một số trường hợp có thể bị phủ nhận nhưng có thể biểu hiện khi khám bệnh
(ví dụ: giảm chú ý, bắt đầu than phiền). Một số người nhiễm HIV/AIDS khác than
phiền rằng họ không còn còn nhiệt tình, không còn cảm giác gì, họ luôn trong tình
trạng lo âu. Khí sắc trầm cảm có thể dược biểu hiện trên nét mặt và trên hành vi của
bệnh nhân. Một số người nhiễm HIV/AIDS than phiền các biểu hiện biểu hiện cơ
thể gần đây như khó chịu trong người, đau đầu, đau cơ, khớp… diễn ra nhiều hơn là
cảm giác đau buồn. Nhiều người nhiễm HIV/AIDS lại có trạng thái tăng kích thích
(bệnh nhân hay cáu gắt, dễ nổi khùng với một lỗi lầm nhỏ của người khác). Có thể
kể đến tính khí thất thường hoặc dễ bị kích thích, khí sắc buồn kéo dài.
- Mất hứng thú hoặc sở thích cho hầu hết các hoạt động: mất hứng thú hoặc
sở thích gần như luôn biểu hiện trong một mức độ. Người nhiễm HIV/AIDS cho
rằng họ đã mất hết các sở thích vốn có (ví dụ trước khi nhiễm HIV/AIDS họ thích
thường xuyên tụ tập bạn bè caffe, thích đi mua sắm…thì giờ họ nói họ không còn
thích gì nữa cả, kể cả mua sắn hay bóng đá dù trước kia đây là hoạt động họ yêu
thích nhất). Tất cả sở thích trước đây của người nhiễm HIV/AIDS đều bị ảnh hưởng
nặng nề, kể cả ham muốn tình dục. Nhiều người nhiễm HIV/AIDS cho biết họ
không còn hứng thú gì với hoạt động tình dục. Đối với họ, quan hệ tình dục với
chồng (vợ) là một cực hình, họ tìm mọi cách để để lảng tránh vấn đề này, họ viện ra
mọi lý do để bào chữa cho sự từ chối quan hệ tình dục (như mệt trong người, ốm,
bận công việc..).
- Người nhiễm HIV/AIDS cũng nói rằng họ bị mất cảm giác ngon miệng, ăn ít
hoặc sút cân. Sự ngon miệng thường bị giảm sút, nhiều người nhiễm HIV/AIDS có
cảm giác họ bị ép phải ăn. Họ ăn rất ít, thậm chí trong một số trường hợp họ hoàn
toàn không ăn được. Vì vậy người nhiễm HIV/AIDS thường sút cân nhanh chóng
(có thể sút vài ki – lô – gam trong một tháng, có trường hợp sút đến 10kg). Người
nhiễm HIV/AIDS thường than phiền rằng họ bị mất cảm giác ngon miệng, họ
không thấy đói mặc dù không ăn gì. Với nhiều trường hợp, bữa ăn đối với họ là một
ghánh nặng, mặc dù đã rất cố gắng nhưng người nhiễm HIV/AIDS chỉ ăn được rất ít

26
so với lúc bình thường. Tuy nhiên cũng có trường hợp người nhiễm HIV/AIDS lại
tăng cảm giác ngon miệng và có thể muốn ăn nhiều hơn (ví dụ đồ ngọt …) khi đó
họ dễ tăng cân và trở nên béo phì.
- Mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều xuất hiện ở người nhiễm HIV/AIDS, rối loạn
giấc ngủ. Người nhiễm HIV/AIDS thường có mất ngủ giữa giấc (nghĩa là tỉnh ngủ
vào ban đêm và khó ngủ tiếp) hoặc mất ngủ cuối giấc (nghĩa là ngủ quá sớm và
không thể ngủ lại tiếp); mất ngủ đầu giấc (nghĩa là khó bắt đầu giấc ngủ) cũng có
thể xuất hiện. Người nhiễm HIV/AIDS tỏ ra khó chịu với bản thân và những người
xung quanh với lý do rất vô lý. Nhiều người tìm cách điều trị cho mình, họ có thể
dùng các biện pháp như tấp dượng sinh, uống thuốc đông y, lạm dụng rượu, ma túy,
thuốc ngủ, thuốc an thần… mất ngủ chính là nguyên nhân người nhiễm HIV/AIDS
cần dược di khám bệnh về trầm cảm.
Người nhiễm HIV/AIDS có biểu hiện ngủ nhiều dưới hình thức một giai
doạn ngủ đêm dài hoặc tăng độ ngủ dài ban ngày. Họ có thể ngủ tới 10 -12 giờ mỗi
ngày, thậm chí ngủ nhiều hơn. Vì thế ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống, lao
động và sinh hoạt của người nhiễm HIV/AIDS.
- Người nhiễm HIV/AIDS có biểu hiện bồn chồn, đứng người không yên, đi đi
lại lại liên tục. Đó là dấu hiệu của rối loạn tâm thần vận động. Người niễm HIV/AIDS
thường có hoạt động chậm chạp trong tư duy và hành động, lời nói cũng chậm rãi,
giọng nói nhỏ, nói ít, nội dung nghèo nàn, thậm chí im lặng. Có thể thu mình hoặc tăng
hoạt động, tuy nhiên những hoạt động đều không có mục đích gì rõ rằng.
- Năng lượng ở người nhiễm HIV/AIDS bị giảm sút, kiệt sức và mệt mỏi rất
hay diễn ra. Chỉ với một công việc nhỏ bé họ cũng cần một sự tập trung rất lớn, hiệu
quả công việc có thể bị giảm sút.
Cảm giác mệt mỏi thường tăng lên vào buổi sáng. Một số người nhiễm HIV/AIDS
nói rằng họ cảm thấy mệt mỏi vào buổi chiều và dễ chịu, thoải mái vào buổi sáng, nhưng
vào buổi tối thì lại rất mệt mỏi và có cảm giác như bị mất năng lượng.
- Người nhiễm HIV/AIDS nói rằng họ có cảm giác vô dụng và tội lỗi. Họ nghĩ
mình là kẻ vô dụng, khôn làm nên trò trống gì. Họ luôn nghĩ mình đã làm hỏng mọi
việc và trở thành ghánh nặng cho gia đình, cơ quan và xã hội; thậm chí người nhiễm
HIV/AIDS có mặc cảm tội lỗi liên quan đến các sai lầm nhỏ trước đây.
Cảm giác vô dụng, tội lỗi có thể mạnh lên thành hoang tưởng. Khi đó niềm tin
của người nhiễm HIV/AIDS là sai lầm nhưng rất mãnh liệt. Người nhiễm

27
HIV/AIDS có thể tin rằng mình là tận cùng khốn cùng của thế giới và tự trách bản
thân đã không thành công, không đáp ứng được yêu cầu nghề nghiệp hoặc quan hệ
với mọi người, không hoàn thành nghĩa vụ trong gia đình. Chính cảm giác vô dụng
và tội lỗi của người nhiễm HIV/AIDS khiến người nhiễm HIV/AIDS muốn nhanh
chóng kết thúc cuộc sống bằng cách tự sát.
- Khó suy nghĩ, tập trung ra quyết định thường xảy ra ở người nhiễm
HIV/AIDS. NhiỀU người nhiễm HIV/AIDS than phiền rằng họ khó suy nghĩ, khó
tập trung vào một vấn đề gì đó. Họ cũng gặp khó khăn khi phải dưa ra quyết định,
họ thường cân nhắc rất lâu và mất nhiều thời gian với những việc thông thường (ví
dụ: một người nội trợ đã không thể quyết định mua rau cải hay rau muống …). Sự
khó tập trung chú ý của người niễm HIV/AIDS có thể thể hiện ở những việc đơn
giản như koong thể đọc xong một bài báo ngắn, không thể nghe hết một bài hát mà
họ vốn yêu thích, không thể xem hêt một chương trình ti vi mà trước đây họ vẫn
qua tâm.
Rối loạn trí nhớ ở người nhiễm HIV/AIDS thường là giảm trí nhớ gần, người
nhiễm HIV/AIDS có thể quên mình vừa làm gì (không nhớ mình bỏ chùm chìa
khóa ở đâu, không nhớ sáng nay mình ăn sáng món gì…), trong khi đó trí nhớ xa (
những gì xảy ra trong quá khứ...) thì vẫn được duy trì tốt.
- Ý nghĩ muốn chết hoặc có hành vi tự sát: hều hết người nhiễm HIV/AIDS
đều có ý nghĩ về cái chết, nặng hơn thì họ có ý định thực hiện hành vi tự sát. Lúc
dầu họ nghĩ rằng bệnh nặng thế này (chán ăn, mệt mỏi, mất ngủ…) thì chết mất, sau
dần dần họ nghĩ chết đi cho đỡ mệt, dỡ đau khổ. Các ý nghĩ giải thoát và biến thành
niềm tin rằng người trong gia đình, người trong cơ quan… sẽ có thể khá hơn nếu họ
chết đi. Từ ý nghĩ tự sát, người nhiễm HIV/AIDS có thể sẽ có ý định tự sát và hành
vi tự sát.
Như vậy, rối loạn trầm cảm cũng được biểu hiện rõ nét thông qua việc sử dụng
lý thuyết của thang đo Beck để xây dựng khung lý thuyết cho đề tài luận văn này và
đặc biệt rối loạn trầm cảm của người nhiễm HIV/AIDS được biểu hiện ở các khía
cạnh sau:
- Mặt tâm lý
- Mặt cơ thể

28
Theo tác giả Beck thì biểu hiện rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS
dược biểu hiện trên các mặt tâm từ nhận thức, cảm xúc, hành vi đến các biểu hiện
về mặt cơ thể.
Thang đo trầm cảm Beck gồm 21 mệnh đề. Trong đó mệnh đề 1 nói về nỗi buồn,
mệnh đề 2 nói về sự bi quan, mệnh đề 3 nói về cảm giác thất bại, mệnh đề 4 là sự
không hài lòng, mệnh đề 5 là cảm giác tội lỗi, mệnh đề 6 là sự trừng phạt, mệnh đề
7 tự không thích, mệnh đề 8 tự tố cáo, mệnh đề 9 ý tưởng tự sát, mệnh đề 10 sự
khóc lóc, mệnh đề 11 là dễ kích động, mệnh đề 12 là thu rút xã hội, mệnh đề 13
thiếu sự quyết đoán, mệnh đề 14 là thay đổi hình ảnh cơ thể, mệnh đề 15 là khó
khăn trong công việc, mệnh đề 16 là mất ngủ, mệnh đề 17 là sự khó chịu, mệnh đề
18 là mất cảm giác thèm ăn, mệnh dề 19 là khó tập trung, mệnh đề 20 là mệt mỏi và
mệnh đề 21 là giảm và mất hứng thú tình dục.
 Mức độ rối loạn trầm cảm của ngƣời nhiễm HIV/AIDS
Có 3 mức độ rối loạn trầm cảm bao gồm: rối loạn trầm cảm nhẹ, rối loạn
trầm cảm vừa và rối loạn trầm cảm nặng.
- Rối loạn trầm cảm nhẹ đáp ứng 5,6 tiêu chí biểu hiện rối loạn trầm cảm của
DSM IV và tương đương khung điểm từ 14 đến 19 điểm của thang đo Beck.
- Rối loạn trầm cảm vừa đáp ứng từ 7 đến 8 tiêu chí trong biểu hiện rối loạn
trầm cảm của DSM IV và tương đương khung điểm từ 20 đến 29 điểm của thang đo
Beck.
- Rối loạn trầm cảm nặng đáp ứng đủ 9 tiêu chí trong biểu hiện rối loạn trầm
cảm của DSM IV và trong khung điểm từ 30 điểm trở lên của thang đo Beck.
1.4. Nghiên cứu RLTC của ngƣời nhiễm HIV/AIDS dựa trên thang đo Beck
1.4.1. Khái quát về thang đo Beck
Người nhiễm HIV/AIDS biểu hiện RLTC theo lý thuyết thang đo trầm cảm Beck:
Tác giả của thang đo trầm cảm Beck là Aaron T. Beck, MD, giáo sư tâm
thần học tại Đại học Y khoa Pensylvania, sinh tại Providence, Rhode Island,
sinh năm 1921.
Từ khi tốt nghiệp trường Yale Yale năm 1946, ông trở thành một trong những
bác sĩ tâm thần xuất sắc nhất thế giới, nổi tiếng với sự phát triển của liệu pháp nhận
thức và cho nghiên cứu tiên phong của mình tron việc dự đoán tự tử. Cả hai trường
Đại học đều cấp cho ông những giải thưởng danh dự, và ông đã nhận được nhiều
giải thưởng như: giỏi thưởng Qũy tâm thần của Hiệp hội tâm thần Mỹ cho nghiên

29
cứu Tâm thần và Tâm lý học. Ông là thành viên của Viện Y học Quốc gia và là
thành viên của trường Cao đẳng Tâm thần Hoàng gia. Ông là tác giả hoặc đồng tác
giả 11 cuốn sách và xuất bản hơn 350 bài báo nghiên cứu và chuyên môn.
Ông tạo ra thang đo Beck Depresson khi Beck bắt đầu học trầm cảm vào năm 1950.
Về lý thuyết, thang đo Beck Depresson phân tích tâm lý hiện hành cho rằng
hội chứng đảo ngược sự thù địch chống lại bản thân. Trái ngược với lời giải thích
này, ông quan sát thấy rằng: bệnh nhân chán nản có thể được mô tả là có quan điểm
tiêu cực về bản thân, kinh nghiệm hiện tại của họ và tương lại của họ. Beck sau đó
đã đề xuất bộ ba tiêu cực này như là một khuôn khổ cho sự hiểu biết về hiện tượng
tràm cảm ( Beck, 1967).
Ảnh hưởng đến việc xác định cấu trúc:
Phiên bản gốc của thang đo trầm cảm của Beck Depresson, nội dung cho ba
phiên bản BDI được thiết kế để phản ánh các mô tả riêng của bệnh nhân bị trầm
cảm về các triệu chứng của chúng. Để có được những miêu tả về triệu chứng của
chúng. Để có được những miêu tả về triệu chứng như vậy, Beck không chỉ thu thập
các mô tả của bênh nhân mà còn khuyến khích dồng nghiệp và sinh viên của mình
gửi cho ông những phát biểu của bệnh nhân.
Trong hơn 30 năm, ông đã lãnh đạo các cuộc hội thảo hàng tuần, trong đó có các
bác sĩ thường xuyên được yêu cầu đóng góp mô tả bệnh tâm thần học.
Thang đo trầm cảm Beck (BDI, BDI -1A, BDI – II), là một bản kiểm kê tự báo
cáo gồm 21 điểm hỏi, tự đánh giá các triệu chứng trầm cảm chính bao gồm tâm trạng
bi quan, cảm giác thất bại, tự mãn, tội lỗi, trừng phạt, tự không thích, tự cáo buộc, ý
tưởng tự sát, khóc, cáu kỉnh, thu rút xã hội, thiếu quyết đoán, thay đổi hình ảnh cơ thể,
khó làm việc, mất ngủ, mệt mỏi, chán ăn, sụt cân, mất ham muốn tình dục ( Beck &
Steer, 1993; Beck, Steer & Garbing, 1988).
Quá trình phát triển và hình thành thang đo trầm cảm Beck:
Trong lịch sử, trầm cảm được mô tả trong các thuật ngữ tâm động như “nghịch
đảo chống lại bản ngã”[32]. Ngược lại, BDI được phát triển theo một cách mới lạ
cho thời đại của nó; bằng cách đối chiếu mô tả chính xác của bệnh nhân về các triệu
chứng của chúng và sau đó sử dụng chúng để cấu trúc một thang đo có thể phản ánh
cường độ hoặc mức độ ngiêm trọng của một triệu chứng nhất định [31].
Beck đã thu hút sự chú ý đến tầm quan trọng của “nhận thức tiêu cực” được
mô tả là nững suy nghĩ tiêu cực bền vững, không chính xác và thường xâm nhập về

30
bản thân [33]. Theo quan điểm của ông, dó là trường hợp những nhận thức này gây
ra trầm cảm, thay vì bị trầm cảm.
Beck đã phát triển một bộ ba nhận thức tiêu cực về thế giới, tương lai và bản
thân, đóng một vai trò quan trọng trong trầm cảm.
Sự phát triển của BDI phản ánh rằng trong cấu trúc của nó, với những thứ như
“Tôi đã mất hết sự quan tâm của mình đối với người khác” để phản ánh thế giới,
“tối cảm thấy chán nản về tương lai” để phản ánh tương lai, và “tôi đổ lỗi cho bản
thân mình cho tất cả mọi thứ xấu xảy ra “để phản ánh bản thân”. Quan điểm của
trầm cảm như được quy trình bởi nhận thức tiêu cực xâm nhập đã có ứng dụng cụ
thể trong liệu pháp hành vi nhận thức (CBT), nhằm mục đích thách thức và trung
hòa chúng thông qua các kỹ thuật như tái cáu trúc nhận thức.
BDI ban đầu, được xuất bản lần đầu vào năm 1961 [34], bao gồm hai mươi
mốt câu hỏi về chủ đề đã được cảm nhận như thế nào trong tuần trước,
BDI-IA là bản sửa đổi của công cu ban đầu do Beck phát triển thập niên 1970
và có bản quyền năm 1978. Tuy nhiên bản này chỉ đề cập đến sáu trong chín tiêu
chuẩn của DSM - III cho bệnh trầm cảm diều này dược giải quyết trong BDI-II.
BDI-II là phiên bản sửa đổi của BDI [35] được phát triển để đáp ứng với Cẩm
nang chẩn đoán và thống kê của Hiệp hội tâm thần Mỹ về rối loạn tâm thần, ấn bản
thứ tư đã thay đổi nhiều tiêu chí cho chấn đoán rối loạn trầm cảm nặng.
Trong các nghiên cứu về nguyên nhân gây trầm cảm, người đầu tiên phải đề
cập đến là nhà Tâm lý học Beck Aaron T, ông tiếp cận trầm cảm theo hướng nhận
thức. Beck Aaron T đã thiết lập mô hình nhận thức về nguyên nhân gây trầm cảm
với 3 nhân tố chính: suy nghĩ tiêu cực về bản thân, suy nghĩ tiêu cực về người khác
và suy nghĩ tiêu cực về tương lai, quá trình xử lý thông tin sai lệch, hình ảnh về bản
thân bị bóp méo. Trên cơ sở đó, Beck, A.T dùng liệu pháp nhận thức tác động làm
thay đổi nhận thức cũng như chỉnh sửa quá trình xử lý thông tin bị sai lệch để đưa
cá nhân thoát khỏi trầm cảm. Như vậy, theo ông, cái cốt lõi của trầm cảm chính là
những suy nghĩ, nhận thức tiêu cực.
Đóng góp rất lớn khác của Beck , A.T. là xây dựng thang đo trầm cảm (viết tắt
là BDI) được xuất bản đầu tiên vào năm 1961. Đây là bảng câu hỏi gồm nhiều lựa
chọn đo lường mọi phương diện của trầm cảm: cơ thể, nhận thức, cảm xúc, hành vi.
Sau hai lần chỉnh sửa, cải tiến BDI, năm 1996, BDI-II ra đờivà trở thành thang đo
trầm cảm dược sử dụng phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.

31
Tóm lại thang đo trầm cảm beck được biểu hiện ở 2 mặt tâm lý và cơ thể:
+ Những biểu hiện về mặt tâm lý: cảm xúc không bình thường như buồn
không rõ nguyên nhân; tâm trạng bi quan chán nản; căng thẳng; cảm giác thất bại;
mặc cảm tội lỗi không hài lòng với chính mình; nghĩ tiêu cực về bản thân; cảm thấy
khó khăn trong công việc hàng ngày; kém tập trung giảm chú ý; thu rút xã hội; dễ
xúc động có thể khóc không ngừng. Ý nghĩ tự sát và mất hứng thú tình dục.
+ Những biểu hiện về mặt cơ thể: rối loạn giấc ngủ bao gồm ngủ ít hoặc ngủ
nhiều, hay giật mình giữa đêm nhiều lần, ăn không ngon miệng, có thể ăn nhiều
hoặc ăn ít, hoặt động tình dục giảm hoặc mất hẳn. Ở mức nặng có thể sụt cân nhanh
chóng, cơ thể cảm thấy rất mệt mỏi, kiệt sức, bị đau đầu, tim đập nhanh, hồi hộp, khó
thở, thở gấp, vã mồ hôi nhiều ở trán, tay và chân. Cơ thể rất mệt mỏi như có nhiều bệnh
nặng cùng lúc nhưng khi khám tổng quát kết quả không bị bệnh thực thể nào.
1.4.2. Biểu hiện RLTC của người nhiễm HIV/AIDS
1.4.2.1. Biểu hiện về mặt tâm lý
Cảm xúc không bình thường, lúc nào cũng thấy buồn mà không biết vì sao
buồn. Người nhiễm HIV/AIDS có tâm trạng bi quan khi nghĩ đến tương lai. Có lẽ
với họ, nhiễm HIV/AIDS là một điều nặng nề nhất mà họ không thể trút bỏ ghánh
nặng ấy đi được. Mỗi ngày người nhiễm HIV/AIDS đều sống trong mệt mỏi và
chán nản dường như bế tắc không có lối thoát.
Người nhiễm HIV/AIDS nhận thức về bản thân một cách tiêu cực. Nhiễm HIV
như là một thất bại to lớn nhất trong cuộc đời của họ. Từ đó kéo theo những bất
mãn, không hài lòng về bản thân. Có sự giảm hứng thú và bất mãn với chính mình,
với cuộc đời và với cả tương lai. Luôn cảm thấy mình có lỗi, mình không xứng
đáng với những gì tốt đẹp. Đầu tiên đó là cảm giác co lỗi với chồng, con…, bố mẹ,
anh chị em trong gia đình. Nhiễm HIV/AIDS tức là sự có sự suy giảm về sức khỏe,
việc giảm đến mất khả năng lao động, giảm hoặc không có thu nhập có thể khiến họ
trở thành ghánh nặng cho gia đình & xã hội.
Tự bản thân người nhiễm tự thấy chán ghét chính mình. Có lẽ vì hình ảnh bản
thân của họ đã gắn liền với HIV, điều mà họ không bao giờ muốn, nhưng cũng không
làm thế nào để tách nó ra khỏi cơ thể mình. Cảm giác bất lực khi phải sống chung với
HIV/AIDS. Họ chẳng thể trở thành người như họ từng mong muốn được vì bệnh tật,
ốm đau. Họ mất đi cơ hội thể hiện bản thân.

32
Người nhiễm HIV/AIDS có thể có xuất hiện những ý nghĩ tự sát. Và bất cứ
khi nào buồn, mệt mỏi… người nhiễm HIV đều có thể có khuynh hướng muốn
chấm dứt cuộc sống của bản thân như mong muốn về một sự giải thoát.
Bị ý nghĩ nhiễm HIV chi phối, người nhiễm có thể rơi vào trạng thái đễ kích
động, có thể mất kiểm soát mà không hề hay biết khi cứ bồn chồn, lo lắng, căng thẳng
đến mức đứng ngồi không yên, liên tục đi đi lại lại trong vô thức.
Tâm lý tự kỳ thì và bị kỳ thị phân biệt đối xử khiến người nhiễm HIV/AIDS
có xu hướng thu rút khỏi các mối quan hệ xã hội, họ ít hoặc mất hẳn sự quan tâm
đến mọi việc xung quanh. Họ không còn bận tâm vào điều gì trong cuộc sống nữa,
ngoài ý nghĩ bản thân bị nhiễm HIV/AIDS.
Khả năng giải quyết vấn đề, giải quyết tình huống của người nhiễm bị suy
giảm đáng kể. Người nhiễm HIV hầu như rất khó khăn để giải quyết mọi vấn đề
xảy ra trong cuộc sống, nhất là những vấn đề cần sự ứng phó nhanh nhạy. Họ
mang tâm trạng lo âu, sợ hãi nên có xu hướng không tự quyết đoán được.
1.4.2.2. Biểu hiện về mặt cơ thể
Người nhiễm HIV/AIDS có khuynh hướng nhận thức tiêu cực về hình ảnh bản
thân, nhìn nhận bản thân vô giá trị và gặp khó khăn trong công việc hàng ngày. Cá
chức năng vận động của cơ thể hầu như không nghe theo ý của người nhiễm
HIV/AIDS. Khả năng lao động giảm đến mất.
Phần lớn người nhiễm HIV/AIDS nói rằng tình trạng nhiễm của họ khiến họ
mất ăn mất ngủ, bị sút cân. Việc ăn không ngon, ngủ không yên khiến họ có thể gặp
vấn dề về rối loạn giấc ngủ và rối loạn tiêu hóa. Ngủ không sâu, hay giật mình thức
giấc trong đêm và khó dỗ giấc ngủ lại, cơ thể người nhiễm có các biểu hiện đổ mồ
hôi trán, tay và chân. Có thể có xuất hiện những cơn đau đầu thường xuyên, cảm
giác đau như búa bổ hoặc kim châm rát khó chịu. Tim đập nhanh hơi, hồi hộp, khó
thở. Đi tiểu nhiều lần hơn trong đêm. Khiến cơ thể gầy guộc vì bị sụt cân.
Cũng có những trường hợp, người nhiễm HIV/AIDS có RLTC, biểu hiện bằng
việc ăn uống ngủ nghỉ vô độ, ngủ li bì cả ngày, không muốn ra khỏi giường vào
buổi sáng. An rất nhiều, ăn mọi thứ mà không biết mình ăn cái gì. Họ mất kiểm soát
về mặt cơ thể qua việc tăng cân không kiểm soát.
Người nhiễm HIV/AIDS bị RLTC có thể có khuynh hướng bận tâm về hình
ảnh của bản thân thái quá. Họ bị ám ảnh về ý nghĩ bệnh tật, thấy cơ thể mình suy
yếu nghiêm trọng vì nhiều loại bệnh tật. Dù trong thực tế có thể họ đi kiểm tra khám
sức khỏe tổng quát không có bệnh gì nghoài nhiễm HIV/AIDS.

33
Với người nhiễm HIV/AIDS, gia đình vô cùng quan trọng. Vì gia đình là nơi
giải tỏa và nâng đỡ về mặt tâm lý và các chức năng cơ thể của người có HIV khi họ
khỏe mạnh hay ốm đau. Nhưng RLTC trở thành nguy cơ có khả năng đe dọa, hoặc
có thể phá vỡ mối quan hệ giữa vợ chồng khi hứng thú về tình dục ở người nhiễm
HIV/AIDS bị suy giảm thậm chí mất hứng thú tình dục vì RLTC.
1.5. Yếu tố ảnh hƣởng đến rối loạn trầm cảm ở ngƣời nhiễm HIV/AIDS
Trong cuốn Trầm cảm (2008), tác giả Bùi Quang Huy cho rằng các yếu tố
sinh học (yếu tố di truyền) và yếu tố xã hội (mối quan hệ trong gia đình, ngoài xã
hội và nhân cách bản thân) ảnh hưởng đến rối loạn trầm cảm [tr.14 – 19] .
Trong đề tài “Nghiên cứu trầm cảm của sinh viên Đại học” (2016), tác giả Lê
Minh Thuận đã cho rằng có các yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm thuộc chủ thể như
bẩm sinh, di truyền, tuổi, giới tính và các yếu tố liên quan đến trầm cảm thuộc bên
ngoài chủ thể như mối quan hệ trong gia đình, nhà trường và xã hội [tr.71 – 80].
Qua quá trình chúng tôi tiến hành làm việc trực tiếp tại phòng khám ngoại trú
huyện Hóc Môn với người nhiễm HIV/AIDS, chúng tôi nhận thấy có các yếu tố
ảnh hưởng đến rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS như sau:
1.5.1. Yếu tố khách quan
1.5.1.1. Mối quan hệ trong gia đình
Sống trong một gia đình có các mối quan hệ tốt đẹp giữa ông bà, bố mẹ, vợ
chồng, con cái. Mọi người biết thương yêu, đùm bọc, chia sẻ, động viên, quan tâm
lẫn nhau thì điều đó mang lại ý nghĩa hết sức tích cực có giá trị tạo nên hạnh phúc
cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội.
Trên bất kỳ phương diện nào thì gia đình vẫn là nguồn lực chính của tất cả các
loại hỗ trợ xã hội. Nhận được sự hỗ trợ cảm xúc từ gia đình có thể có tỷ lệ trầm cảm
thấp hơn. Việt Nam là một nước có các cấu trúc xã hội định hướng gia đình.
Ai cũng có nhu cầu được yêu thương, quan tâm, chia sẻ và động viên chăm
sóc. Người bị trầm cảm nhiễm HIV/AIDS mong muốn điều đó trong cuộc sống gia
đình. HIV/AIDS có thể làm mệt mỏi, đau đớn về thể chất cũng không bằng sự mệt
mỏi và đau khổ về mặt tinh thần của con người khi rơi vào rối loạn trầm cảm.
Thuốc đặc trị có thể giúp người nhiễm HIV/AIDS sống chung vớí căn bệnh
thế kỷ một cách khỏe mạnh nhất. Nhưng chính các mối quan hệ trong gia đình mới
là liều thuốc đặc trị rối loạn trầm cảm hiệu quả nhất, giúp họ sống lạc quan, vui vẻ
và tin vào một tương lai tốt đẹp hơn ở phía trước. Vì hơn tất cả mọi thứ trên đời

34
này, họ biết rằng họ không cô đơn, họ không đơn độc trong cuộc chiến với
HIV/AIDS, họ còn có ông bà, cha mẹ và họ có họ vợ có chồng, có con cái đang kề
vai sát cánh cùng họ sống một cuộc sống từ tình yêu thương, chia sẻ vì họ cùng
chung một niềm hạnh phúc ở một nơi gọi là gia đình.
1.5.1.2. Dịch vụ hỗ trợ từ y tế, cộng đồng xã hội
Ngoài mối quan hệ trong gia đình thì dịch vụ hỗ trợ từ y tế, cộng đồng xã hội
là yếu tố hết sức cần thiết tác động trực tiếp đến RLTC ở người nhiễm HIV/AIDS.
Những người RLTC rất cần được điều trị, người nhiễm HIV/AIDS bị RLTC lại
càng cần được điều trị. Trầm cảm có thể gây ra tự sát, trong tình trạng bệnh tật hiểm
nghèo như HIV/AIDS thì RLTC là càng nguy hiểm và cần được kiểm soát chặt chẽ từ
đội ngũ nhành Y tế, sự quan tâm giúp sức từ cồng cộng đồng xã hội như các tổ chức
Phi chính phủ, các câu lạc bộ người có HIV/AIDS, sinh hoạt đồng đẳng thường kỳ. Từ
đó họ có được cảm giác không bị kỳ thị, không bị phân biệt đối xử. Người có
HIV/AIDS được xã đón nhận, đồng hành, thấu cảm và quan tâm, chia sẻ sẽ làm giảm
tỷ lệ RLTC ở người nhiễm.
Ở Việt Nam, người nhiễm HIV/AIDS được gán nhãn là người sử dụng ma túy
và mại dâm, xếp vào “tệ nạn xã hội”. Từ đó hình thành định kiến, phản đối lại dân
số là những người có HIV, khiến người nhiễm HIV/AIDS thực sự rất khó khăn
trong việc tiếp xúc cộng đồng xã hội nơi mình sinh sống và họ không muốn tiết lộ
tình trạng nhiễm HIV của mình cho bất kỳ ai nếu không bị bắt buộc phải thông báo
với gia đình , bạn bè thân thiết như cơ sở y tế nơi điều trị HIV/AIDS yêu cầu bắt
buộc theo quy định khi vào chương trình điều trị HIV/AIDS.
1.5.1.3. Mối quan hệ với môi trường sống
Các chấn thương tâm lý đóng vai trò rất quan trọng trong RLTC. Dưới tác
động lâu dài của stress, các yếu tố sinh học trong não bị biến đổi, từ đó dẫn đến thay
đổi trong chức năng của não. Sự thay đổi các yếu tố sinh học của não có thể là sự
thay đổi nồng độ các chất dẫn truyền thần kinh trung ương như serrotoni,
noraderenalin, dopamin…, giảm khả năng truyền tín hiệu giữa các vùng não với
nhau. Bên cạnh đó, sự thay đổi yếu tố sinh học của não còn bao gồm sự mất các
neuron, vì vậy làm giảm sự tiếp xúc giữa các synap. Hậu quả về lâu dài là làm tăng
nguy cơ bị trầm cảm, mặc dù lúc đó có thể các stress đã kết thúc.

35
Một số nhà lâm sàng cho rằng các stress đóng vai trò chủ đạo trong bệnh sinh
của trầm cảm. Trong khi các nhà nghiên cứu khác lại cho rằng các stress chỉ có vai
trò trong giai đoạn khởi phát của bệnh trầm cảm mà thôi.
Chấn thương tâm lý là yếu tố quan trọng nhất gây ra RLTC. Môi trường sống
luôn tiềm ẩn những nguy cơ gây ra các chấn thương về mặt tâm lý. Hâu quả lâu dài
là làm tăng nguy cơ bị trầm cảm. Chấn thương tâm lý là yếu tố quan trọng nhất gây
ra trầm cảm được các tác giả thừa nhận là mất bố (mẹ) trước năm 11 tuổi. Yếu tố
chấn thương tâm lý thường gặp nhất trong trầm cảm là mất vợ (chồng); còn lại các
yếu tố hay gặp khác là thất nghiệp (những người thất nghiệp có tỷ lệ RLTC cao hơn
người có việc làm 3 lần) [13].
Có mối tương quan giữa mối quan hệ xã hội với RLTC. Những người có nhiều
mối quan hệ xã hội hơn có nguy cơ bị RLTC ít hơn những người có ít hoạc không có các
mối quan hệ xã hội. trầm cảm liên quan không đáng kể với các biến khác như tuổi tác,
thu nhập, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân [29].
1.5.2. Yếu tố chủ quan
1.5.2.1. Nhận thức của bản thân
Ngoài các yếu tố khách quan như: mối quan hệ trong gia đình, các dịch vụ y
tế, xã hội cộng đồng, các stress từ môi trường sống là những nguyên nhân làm gia
tăng hoặc giảm tỷ lệ trầm cảm ở người nhiemx HIV/AIDS. Thì yếu tố nhận thức
của chính khách thể là yếu tố quan trọng xác định người nhiễm HIV/AIDS có thể bị
RLTC hay không. Sự nỗ lực của chính bản thân từ ý thức của họ khi đối diện với
bệnh tật, khó khăn và các nguy cơ stress từ môi trường sống xung quanh trong cuộc
sống sẽ giúp họ không trầm cảm hoặc giảm mức độ RLTC.
Nhận thức của mỗi người nó thuộc về yếu tố nhân cách của mỗi cá nhân.
Không có loại nhân cách nào làm thuận lợi cho phát sinh bệnh trầm cảm. Tât
cả mọi người dù là loại nhân cách nào đều có thể bị trầm cảm dưới sự tác động của
rất nhiều yếu tố; nhưng những người có có nhân cách bị ám ảnh – cưỡng bức, nhân
cách kịch tính, nhân cách ranh giới… có thể có nguy cơ bị trầm cảm cao hơn người
bị nhân cách chống đối xã hội và nhân cách bệnh paranoid.
1.5.2.2. Thái độ sống của bản thân
Một thái độ sống tích cực sẽ giúp bạn luôn lạc quan, yêu đời, tự tin để nhẹ
nhàng lướt qua mọi gian nan, thử thách trong cuộc sống. Ngược lại một thái độ sống
tiêu cực sẽ đóng chặt bạn vào những suy nghĩ, cách nhìn phiến diện, vị kỷ, tự ti, đau

36
khổ và dễ dàng thất bại, bất hạnh. Thái độ của con người ảnh hưởng tới mọi khía
cạnh trong cuộc sống và quyết định kết quả của mọi việc bạn làm.
Người có thái độ sống tích cực luôn nhìn thấy các khả năng và tìm ra những
con đường chưa thành lối để đạt đến thành công, hạnh phúc thật sự. Còn người có
thái độ sống tiêu cực thì tự giam hãm cuộc sống mình vào các khuôn khổ, lối mòn
và chỉ nhìn thấy các giới hạn, khó khăn trong cuộc sống.
"Người hạnh phúc không phải là người được sống trong hoàn cảnh thuận lợi
nào mà là một người có cách nhìn và thái độ sống tốt nhất trong mọi hoàn cảnh." -
Hugh Downs. Cho dù đó là bệnh tật hiểm nghèo, là nhiễm HIV/AIDS thì con người
càng cần có ý chí để tạo ra cho bản thân một thái độ sống tích cực, giúp bản thân
người nhiễm luôn vui vẻ, nhẹ nhàng, thanh thản và sống cuộc đời của chính mình
một cách có ý nghĩa với bản thân, có ích cho gia đình, cho xã hội và là yếu tố bảo
vệ họ chống RLTC hữu hiệu nhất.
1.6. Biện pháp hạn chế các rối loạn trầm cảm ở ngƣời nhiễm HIV/AIDS
1.6.1. Biện pháp dùng thuốc
Người RLTC cần điều trị bằng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ. Căn bệnh này có
thể dẫn đến rối loạn về nhận thức và trí nhớ, suy giảm tâm lý, rối loạn các chức
năng cơ thể, ức chế hoặc kích thích tăng vận động. Nếu không được điều trị kịp
thời, người bệnh sẽ sa sút tâm thần, mất định hướng về không gian - thời gian, mất
khả năng phán đoán và làm việc độc lập.
Thuốc chống trầm cảm sẽ giúp người nhiễm HIV/AIDS bị trầm cảm có thể ổn
định tinh thần, giải quyết vấn đề trầm cảm, hỗ trợ tích cực cho quá trình điều trị
thuốc kháng virus đạt hiệu quả cao. Từ đó góp phần nâng cao sức khỏe của người
nhiễm HIV/AIDS một cách toàn diện hơn.
1.6.2. Biện pháp Trị liệu tâm lý
Ở lĩnh vực chữa trị trầm cảm, có rất nhiều nghiên cứu thực nghiệm khác nhau.
Các nghiên cứu chủ yếu tập trung vào việc sử dụng các liệu pháp như nhận thức – hành
vi ( còn gọi là CBT), liệu pháp nhân cách, liệu pháp nhóm thân chủ và liệu pháp gia
đình. Trong đó liệu pháp nhận thức – hành vi được chú trọng nhiều nhất.
- Liệu pháp nhận thức hành vi
+ Được chỉ định trong điều trị giai đoạn trầm cảm nhẹ và vừa.

37
+ Có thể kết hợp liệu pháp này với thuốc chống trầm cảm trong điều trị bệnh
trầm cảm.
- Liệu pháp hỗ trợ.
+ Liệu pháp này nhằm tạo sự cân bằng về thực tế của bệnh nhân và phản ứng
của họ.
+ Bệnh nhân được giúp đỡ những vấn đề mà họ không thể giải quyết.
+ Liệu pháp này thường được kết hợp với thuốc chống trầm cảm trong điều trị
bệnh trầm cảm mức độ vừa và nhẹ.
- Liệu pháp phân tích tâm lý.
+ Liệu pháp phân tích tâm lý giúp bệnh nhân chấp nhận những thay đổi do rối
loạn trầm cảm gây ra.
+ Liệu pháp này có mục đích là giúp cho bệnh nhân dung nạp tốt hơn những tình
huống chấn thương tâm lý và tự hiểu biết về các triệu chứng.
+ Trong liệu pháp tâm lý, nhà tâm lý đóng vai trò chủ động giúp bệnh nhân hiểu
được các động cơ không ý thức và tự cải thiện các cơ chế xuất hiện bệnh đó thực sự
tồn tại.
+ Liệu pháp này thường được kết hợp với thuốc chống trầm cảm trong điều trị
trầm cảm vừa và nhẹ.
1.6.3. Biện pháp hỗ trợ thông qua việc tổ chức các hoạt động giao lưu, giải trí
Nhà tâm lý trị liệu cần kết hợp với các cán bộ tư vấn, cán sự xã hội, gia đình,
các tổ chức xã hội khác để giúp bệnh nhân ứng phó tốt với các vấn đề tâm lý xã hội
mà bệnh nhân gặp phải trong mỗi giai đoạn bệnh.
Tại các bệnh viện, các cơ sở điều trị thuốc ARV, cần tổ chức định kỳ các buổi
truyền thông gâng cao sức khỏe thể chất và tinh thần cho người nhiễm HIV/AIDS.
Bằng các chương trình như: sinh hoạt người đồng đẳng, câu lạc bộ người có HIV…
đa dạng hóa các hình thức truyền thông, tăng cường tuyên truyền cho cộng đồng.
Nội dung tuyên truyền cần tập trung vào các triệu chứng của trầm cảm, nguyên
nhân và các yếu tố nguy cơ của trầm cảm. Lồng ghép chương trình chăm sóc sức
khỏe tâm thần và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho người nhiễm HIV/AIDS tại các cơ
sở khám chữa bệnh.

38
Tổ chức chương trình giao lưu văn nghệ, tiếng hát át ốm đau bệnh tật. Mọi người
được hát hò, được giao lưu, chuyền trò sẽ có giá trị tinh thần to lớn.
Tổ chức sinh hoạt chuyên đề cho người có HIV tại cơ sở y tế. Tổ chức sinh
hoạt nhóm, sinh hoạt tập thể với nội dung phong phú, đa dạng liên quan đến sức
khỏe người nhiễm HIV/AIDS.
Tổ chức mô hình lao động xã hội tại cơ sở y tế. Cho bệnh nhân được lao động
tay chân, họ có thể làm những gì gtrong khả năng của họ như: trồng rau, nuôi gà,
đan lát, thêu thùa, may vá, vẽ… mỗi người được tạo điều kiện phát huy năng khiếu,
phát huy sở trường của mình. Giúp người nhiễm HIV/AIDS tự tin thể hiện bản thân,
mở lòng với nhân viên ý tế, nhân viên tâm lý, nhân viên xã hội. Người nhiễm
HIV/AIDS có cơ hôi xích lại gần nhau hơn, chia sẻ và gắn bó hơn trong cuộc sống.

Tiểu kết chƣơng


Từ việc tìm hiểu RLTC ở người nhiễm HIV/AIDS trên cơ sở lý luận, chúng
tôi xây dựng được khái niệm “rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS là trạng
thái cảm xúc buồn rầu, chán chường, u uất. Giảm thích thú trong sinh hoạt hàng ngày,
rối loạn giấc ngủ, mệt mỏi, tự ti, giảm khả năng tập trung chú ý, khó đưa ra các quyết
định trong sinh hoạt đời thường, giảm khả năng vận động và có thể có ý nghĩ hoặc
hành vi tự sát”.
Những người nhiễm HIV/AIDS ngoài việc phải đối diện tình trạng sức khỏe
suy yếu về mặt thể chất thì tâm lý của họ cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Đó là
trạng thái tâm lý bất ổn, là những hụt hẫng hay buồn rầu, lo âu. Nếu không kiểm
soát tốt bệnh nhân rất dễ rơi vào tình trạng trầm cảm và rối loạn trầm cảm. Một khi
đã rơi vào tình trạng RLTC nếu không có các biện pháp can thiệp kịp thời thì bệnh
nhân sẽ không kiểm soát được bản thân và sẽ ảnh hưởng tới quá trình điều trị cũng
như sức khỏe và tính mạng.
Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng RLTC của bệnh nhân, đặc biệt
là mối quan hệ với người thân trong gia đình với bệnh nhân. Cần chú trọng các biện
pháp tác động nhằm gắn kết bệnh nhân với gia đình, với cộng đồng để giúp bệnh
nhân vượt qua bệnh tật cũng như là tình trạng RLTC một cách tốt nhất.

39
Chƣơng 2
TỔ CHỨC VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Vài nét về khách thể và địa bàn nghiên cứu


2.1.1. Địa bàn nghiên cứu
Hóc Môn là một huyện ngoại thành của Thành phố Hồ Chí Minh. Huyện nằm
ở giữa Quận 12 và huyện Củ Chi. Nơi đây còn nổi tiếng với tên gọi Mười tám thôn
vườn trầu trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp.
Căn cứ quyết định số 3547/QĐ-UBND ngày 11/07/2017 của Ủy ban nhân dân
huyện Hóc Môn về ban hành Quy chế Tổ chức và hoạt động của Trung tân Y tế huyện
Hóc Môn.
Trung tâm Y tế huyện Hóc Môn là đơn vị sự nghiệp y tế công lập trực thuộc Ủy
ban nhân dân huyện Hóc Môn, chịu sự chỉ đạo, quản lý trực tiếp về tổ chức, nhân lực,
hoạt động, tài chính và cơ sở vật chất của Ủy ban nhân dân huyện; chịu sự chỉ đạo, kiểm
tra, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ của các đơn vị Y tế tuyến thành phố, Trung
ương và chịu sự quản lý nhà nước của Sở Y tế về việc thực hiện các hoạt động chuyên
môn kỹ thuật theo quy định pháp luật.
Trung tâm Y tế huyện Hóc Môn có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng,
được mở tài khoản tại Kho bạc, Ngân hàng Nhà nước để hoạt động theo quy định
của pháp luật.
Trụ sở làm việc tại: Số 65B, đường Bà Triệu, Khu phố 1, thị trấn Hóc Môn,
huyện Hóc Môn, Thành Phố Hồ Chí Minh.
Trung tâm Y tế huyện có chức năng cung cấp dịch vụ chuyên môn, kỹ thuật về
y tế dự phòng; khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng và các dịch vụ y tế khác
theo quy định của pháp luật.
Trải qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu, thu thập, tổng hợp, phân tích các tài liệu
để tổng quan về lịch sử nghiên cứu, xác định các khái niệm công cụ và hệ thống hóa lý
luận về các khái niệm công cụ được lựa chọn phục vụ nghiên cứu. Người nghiên cứu
tiến hành tổ chức nghiên cứu thực trạng về “Rối loạn trầm cảm ở người nhiễm
HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú huyện Hóc Môn, Thành Phố Hồ Chí Minh.

40
2.1.2. Khách thể nghiên cứu
Trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 7 năm 2018, người nghiên cứu tiếp cận
với 150 bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú huyện Hóc Môn, Thành
phố Hồ Chí Minh, trong đó có 117 người đồng ý tự nguyện tham gia vào nghiên cứu.
Bảng 2.1. Đặc điểm mẫu nghiên cứu
Tần số (f) Tỷ lệ (%)
Nhóm tuổi Dưới 35 tuổi 58 49,6
(n = 117) Trên 35 tuổi 59 50,4
Nam 55 47,0
Giới tính
Nữ 62 53,0
Nội thành TPHCM 24 20,5
Nơi ở
Ngoại thành TPHCM 77 65,8
(n = 117)
Tỉnh khác 16 13,7
Tiểu học 14 12,0
THCS 54 46,2
Trình độ THPT 23 19,7
học vấn Trung cấp – Cao đẳng 11 9,4
Đại học 15 12,8
Chưa kết hôn 32 27,4
Không sống chung với vợ
21 17,9
Tình trạng chồng
hôn nhân Sống chung với vợ hoặc
64 54,7
chồng
Thất nghiệp 21 17,9
Nghề
Lao động trí óc 25 21,4
nghiệp
Lao động chân tay 71 60,7
Sử dụng Có 20 17,1
chất Không 97 82,9
Tiết lộ tình Có 93 79,5
trạng nhiễm Không 24 20,5

2.2. Tổ chức nghiên cứu


2.2.1 Các giai đoạn nghiên cứu
Quá trình nghiên cứu gồm 3 giai đoạn: giai đoạn điều tra thử, giai đoạn điều
tra chính thức giai đoạn xử lí số liệu.
2.2.1.1. Giai đoạn điều tra thử
* Mục đích nghiên cứu
Xác định độ giá trị và độ tin cậy của bảng khảo sát để tiến hành sửa chữa
những câu hỏi chưa phù hợp, chưa hỏi sát với thực tế của người nhiễm HIV/AIDS.

41
*Phương pháp nghiên cứu
Để điều tra thử, chúng tôi tiến hành sử dụng bảng khảo sát đã được hình
thành ở giai đoạn trước.
* Khách thể nghiên cứu
Tiến hành nghiên cứu 30 bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS.
2.2.1.2. Giai đoạn điều tra chính thức
Chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu như: Phương pháp sử dụng
trắc nghiệm Beck (thang đo trầm cảm Beck), phương pháp điều tra bằng bảng hỏi,
phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn sâu.
* Mục đích nghiên cứu
- Khảo sát thực trạng mức độ RLTC của người nhiễm HIV/AIDS.
- Biểu hiện RLTC của người nhiễm HIV/AIDS trên mặt tâm lý và cơ thể.
b/ Sử dụng điều tra bằng bảng hỏi
* Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng hướng đến RLTC
ở người nhiễm HIV/AIDS. Các biện pháp nhằm giảm RLTC ở người nhiễm
HIV/AIDS.
* Nguyên tắc điều tra:
Mỗi khách thể tham gia bảng khảo sát cần thực hiện một cách trung thực,
độc lập, nghiêm túc theo suy nghĩ, cảm nhận riêng của mình, không được phép trao
đổi, bàn bạc với những người khác. Cá nhân có thể hỏi điều tra viên về những câu
hỏi mà họ không hiểu, điều tra viên và người trả lời diễn ra trong không khí gần
gũi, thân thiện.
2.1.2.3. Giai đoạn xử lý số liệu
Xử lý số liệu đã thu thập được bằng chương trình SPSS phiên bản 23.0.
2.3. Các phƣơng pháp nghiên cứu
2.3 1 Phương pháp nghiên cứu lý luận
Phân tích, tổng hợp và hệ thống các công trình nghiên cứu của tác giả trong và ngoài
nước liên quan đến vấn đề nghiên cứu.
Phục vụ cho nghiên cứu lý luận chủ yếu là phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn
bản. Phương pháp này bao gồm các gia đoạn: phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái
quát hóa những lý thuyết cũng như những vấn đề phương pháp luận và có liên quan đến
vấn đề RLTC của người nhiễm HIV/AIDS.

42
Mục đích: Nghiên cứu, thu thập số liệu, khái quát hóa những thông tin về vấn đề
liên quan đến đề tài nghiên cứu của tác giả trong nước và nước ngoài, xây dựng cở
sở khoa học về mặt lý luận cho đề tài. Từ đó, phân tích và lý giải về mặt khoa học
cũng như tính hợp lý của những khái niệm mà đề tài đã đưa ra.
Nội dung: Các vấn đề lý luận về biểu hiện RLTC trên phương diện tâm lý và cơ thể,
các yếu tố ảnh hưởng đến RLTC và biện pháp giảm RLTC ở người nhiễm
HIV/AIDS.
Các hình thức tiến hành: Nghiên cứu, thu thập thông tin từ các tài liệu, văn bản,
sách báo trên có sở đó hệ thống hoá những vấn đề lý luận liên quan đến đề tài.
2.3 2 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Luận văn sử dụng thang đo trầm cảm Beck với lý do thang đo trầm cảm Beck
có mối tương quan chặt chẽ với DSM IV vì Beck là thang đo trầm cảm đáp ứng đầy
đủ các dấu hiệu rối lạn trầm cảm của DSM IV.
2.3.2.1. Phương pháp trắc nghiệm Beck
Mục đích: Khảo sát mức độ RLTC và biểu hiện RLTC của người nhiễm
HIV/AIDS trên phương diện tâm lý và cơ thể.
Khách thể: 117 bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú huyện
Hóc Môn, TPHCM.
 Cơ sở lý luận của thang đo trầm cảm Beck
- Nghiên cứu rối loạn trầm cảm ở bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS trên cơ sở sử
dụng cùng test Beck (BDI-II).
- BDI-II hiện phản ánh các tiêu chuẩn chẩn đoán cho các rối loạn trầm cảm
chính (MDD) được mô tả trong tâm thần Hoa Kỳ, Cẩm nang chẩn đoán và thống kê
của Hiệp hội (1994) về Rối loạn tâm thần, Ấn bản lần thứ tư (DSM-IV).
- Thang BDI là thang đánh giá RLTC do Aaron T. Beck và cộng sự xây dựng
năm 1961 gồm 21 câu hỏi, sau đó phiên bản rút gọn 13 câu hỏi được giới thiệu và
áp dụng vào năm 1972, đến năm 1979 một phiên bản sửa đổi BDI-II (bản quyền vào
năm 1978) được xuất bản. Qua tổng hợp hơn 2000 nghiên cứu thực nghiệm đã sử
dụng chỉ số BDI của 28 quốc gia trên thế giới cho thấy thang BDI đánh giá RLTC
có hiệu quả cao cho cả lâm sàng và cận lâm sàng. Thang BDI áp dụng đánh giá cho
cả cá nhân và ý nghĩa quốc gia. Tuy nhiên, phiên bản BDI năm 1961 có ý nghĩa

43
thấp hơn và chỉ đánh giá vào thời điểm phỏng vấn, trong khi đó thang đánh giá
BDI-II đánh giá cho cả 2 tuần gần đây. Đồng thời, qua tổng hợp cho thấy thang
đánh giá BDI-II có chỉ số alpha có tính ổn định hơn so với thang BDI phiên bản đầu
tiên (năm 1961) và phiên bản rút gọn (năm 1972) [19].
Thang BDI-II là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi nhất để đánh
giá trầm cảm [19]. Các nghiên cứu đã cho thấy thang đo này có độ tin cậy cao, với
hệ số Cronbach’s alpha dao động trong khoảng 0,87-0,94. Nhiều nghiên cứu trước
đây cho thấy rằng thang BDI-II có thể được sử dụng thích hợp ở các nền văn hóa
khác nhau, ngay cả trong những nền văn hóa có sự kỳ thị cao về các vấn đề tâm lý
[21],[26].
Thang BDI-II là một thang đánh giá gồm 21 câu hỏi nghiên cứu về các nhận
thức, các triệu chứng hành vi, tình cảm và các thể của RLTC. Mỗi câu hỏi được
đánh giá bởi một số điểm phản ánh mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Đối
tượng được đánh giá sẽ khoanh tròn vào số liên quan đến nhận định chính xác nhất
cảm xúc của mình trong hai tuần qua. Chỉ số BDI-II chỉ đơn giản là cung cấp thông
tin về mức độ triệu chứng trầm cảm. Sử dụng thang BDI-II để đánh giá RLTC cần
thiết phải do nhà tâm lý lâm sàng hoặc bác sĩ tâm thần, tuy nhiên ở những người có
điểm số BDI-II cao có thể cần được đánh giá bởi bác sĩ lâm sàng để có chẩn đoán
RLTC chủ yếu [4],[21]. Tại Việt Nam trong lâm sàng sử dụng thang BDI để hổ trợ
chẩn đoán và theo dõi trên lâm sàng và kết quả điều trị [13].
BDI-II được tính bằng cách cộng tổng số cao nhất xếp hạng cho mỗi trong số 21
triệu chứng. Mỗi triệu chứng được đánh giá trên thang điểm 4 điểm từ 0 đến 3, và tổng
số điểm có thể nằm trong khoảng từ 0 đến 63.
Các đề mục từ 1 đến 13 đánh giá các triệu chứng về mặt tâm lý, trong khi các
đề mục từ 14 đến 21 là về các triệu chứng cơ thể. Hoàn thành trắc nghiệm BDI-II
thường mất 5 đến 10 phút.
Các câu lựa chọn của BDI-II đánh giá tâm trạng, sự bi quan, cảm giác thất bại,
không hài lòng với bản thân, mặc cảm tội lỗi, cảm giác bị trừng phạt, ghét bản thân, tự
buộc tội bản thân, ý tưởng tự sát, than khóc, dễ bị kích động, thu mình, cảm giác về hình
ảnh bản thân, làm việc khó khăn, mất ngủ, mệt mỏi, ăn mất ngon miệng, sút cân, lo lắng

44
về cơ thể và mất hứng thú tình dục. BDI – II có thể phân biệt giữa các rối loạn trầm cảm
như trầm cảm chủ yếu và chứng loạn khí sắc.
Thang đánh giá trầm cảm của Beck là một công cụ đánh giá chủ quan rối loạn
trầm cảm được sử dụng nhiều nhất trong nghiên cứu lâm sàng tâm thần và dược lý,
cũng như trong lĩnh vực đa khoa và trong dịch tễ học, mang lại những kết quả sâu
sắc về tình trạng trầm cảm. Có thể nói đây là một công cụ được các bệnh nhân cháp
nhận tốt và sự dụng dễ dàng, vì nó ngắn gọn.
 Cách tính điểm
–Thang điểm BECK được tính như sau:
+ Nghiệm pháp BECK: < 14 điểm: không trầm cảm.
+ Nghiệm pháp BECK: từ 14 đến 19 điểm: trầm cảm mực độ nhẹ.
+ Nghiệm pháp BECK: từ 19 đến 29 điểm: trầm cảm mức độ vừa.
+ Nghiệm pháp BECK: > = 30 trầm cảm mức độ nặng.
– Xử lý số liệu: bằng chương trình tính toán chuyên dụng SPSS 23.0
2.3.2.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi
Bảng hỏi sử dụng thang đo Beck và thiết kết thêm các nội dung liên quan đến
vấn đề nghiên cứu:
- Nội dung thứ nhất: các thông tin liên quan đến khách thể nghiên cứu như:
giới tính, độ tuổi, tình trạng hôn nhân, …
- Nội dung thứ hai: tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ RLTC của
khách thể nghiên cứu bao gồm: yếu tố chủ quan và yếu tố khách quan.
- Nội dung thứ ba: Xác định một số biện pháp giảm RLTC ở người nhiễm
HIV/AIDS.
a. Nguyên tắc thiết kế
+ Đảm bảo về mặt nội dung
+ Đáng tin cậy về mặt thống kê
+ Sử dụng hình thức câu hỏi sao cho phù hợp với nội dung nghiên cứu và phù
hợp với đặc điểm của khách thể nghiên cứu.
b. Quy trình thiết kế bảng hỏi
Đề tài thiết kế bảng hỏi dành cho nhóm khách thể gồm 117 bệnh nhân nhiễm
HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh.

45
Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến RLTC, các biện
pháp giảm RLTC ở người nhiễm HIV/AIDS.
Giai đoạn 1: Dựa vào cơ sở lý luận của đề tài, tiên hành thiết kế bảng hỏi thử
sau đó phát cho 30 bệnh nhân. Bảng hỏi được hoàn thiện sau khi bỏ phần họ tên,
năm sinh, số điện thoại riêng của cá nhân bệnh nhân. Và có điều chỉnh một số nọi
dung câu hỏi cho phù hợp với tình hình thực tế
Giai đoạn 2: Tiến hành phát phiếu điều tra chính thức trên khách thể. Để đảm
bảo tính chân thật của phiếu điều tra, sau khi thu phiếu khảo sát, người nghiên cứu
loại bỏ những phiếu chưa hoàn thành và không hợp lệ. Qua đó, trong tổng số 120
phiếu phát cho người nhiễm HIV/AIDS người nghiên cứu thu lại 117 phiếu hợp lệ.
 Cách tính điểm:
 Thang đo Trầm cảm của Beck: theo quy định.
 Bảng hỏi nội dung các yếu tố ảnh hưởng và các biện pháp tác động nhằm
làm giảm RLTC ở người nhiễm HIV/AIDS
- Cách thức tính điểm trung bình được lấy từ điểm cao nhất của thang đo (là 4) trừ
đi điểm thấp nhất của thang đo (là 1) và chia cho 4 mức. Điểm chênh lệch của
mỗi mức độ là 0.75. Cụ thể:
+ Yếu tố ảnh hưởng: Từ 1.00 – 1.75: không ảnh hưởng; từ 1.75 – 2.50: ít ảnh
hưởng; từ 2.51 – 3.25: ảnh hưởng và từ 3.26 – 4.00: rất ảnh hưởng
+ Biện pháp tác động: Từ 1.00 – 1.75: không hiệu quả; từ 1.75 – 2.50: ít hiệu
quả; từ 2.51 – 3.25: hiệu quả và từ 3.26 – 4.00: rất hiệu quả
2.3.2.3. Phương pháp phỏng vấn
Sử dụng phương pháp phỏng vấn, nhằm đào sâu, khai thác thêm những thông
tin mà khách thể nghiên cứu còn chưa tiện nói ra. Thông qua đó hiểu sâu hơn RLTC
của người nhiễm HIV/AIDS.
Phương pháp phỏng vấn là phương pháp được sử dụng để tìm hiểu thêm thông
tin chi tiết về RLTC của người nhiễm HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú huyện
Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.
Phương pháp phỏng vấn cũng được thực hiện với bác sĩ, đội ngũ nhân viên y tế,
thân nhân bệnh nhân. Những người trực tiếp thực hiện công việc chăm sóc điều trị

46
người nhiễm HIV/AIDS. Từ đó hiểu rõ hơn về các yếu tố ảnh hưởng đến RLTC và các
biện pháp giảm RLTC ở người nhiễm HIV/AIDS.
Mục đích nghiên cứu: Bổ sung, kiểm tra những thông tin thu thập được thông
qua phương pháp điều tra bảng hỏi, qua đó thấy được sức thuyết phục của các các
yếu tố ảnh hưởng đến RLTC và các biện pháp góp phần giảm RLTC ở người nhiễm
HIV/AIDS.
Khách thể phỏng vấn:
Bệnh nhân và thân nhân bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS, các bác sĩ và nhân viên
y tế tại cơ sở chăm sóc điều trị người nhiễm HIV/AIDS huyện Hóc Môn, TP. HCM.
Nguyên tắc phỏng vấn: Cuộc phỏng vấn được tiến hành trong bầu không khí
cởi mở, chân tình, tạo ra sự thân thiện và tránh đối đầu với khách thể để tạo cho họ
cảm giác tin tưởng, tâm trạng thoải mái.
Các bước trong quá trình phỏng vấn: Khách thể được trình bày một cách tự
nhiên và thoải mái về những vấn đề người phỏng vấn đặt ra. Trong quá trình phỏng
vấn, người phỏng vấn đưa ra những câu hỏi thích hợp nhất, phù hợp nhất và vào
thời điểm thích hợp với đối tượng được phỏng vấn nhằm thu được những kết quả
đầy đủ, chính xác, sinh động và trung thực nhất.
2.3.2.4. Phương pháp thống kê toán học
Đề tài sử dụng phần mềm thống kê toán học SPSS 23.0 để tính tần số, tỷ lệ
phần trăm, điểm trung bình.
Mục đích: Xử lý các kết quả thu được từ điều tra phiếu phỏng vấn sâu làm cơ
sở dữ liệu cho việc đánh giá vấn đề về thái độ đối với hoạt động thực tập tại doanh
nghiệp của sinh viên.
Nội dung: Xử lý, thống kê các số liệu liên quan đến các nội dung trong phần
đánh giá thực trạng.
Sử dụng thống kê toán học như một công cụ xử lý các tài liệu (xử lý các
thông tin định lượng được trình bày dưới dạng: bảng số liệu, các con số, đã thu thập
được từ các phương pháp nghiên cứu khác nhau như: phương pháp trắc nghiệm,
điều tra bảng hỏi, thực nghiệm, phỏng vấn sâu, … làm cho các kết quả nghiên cứu
của đề tài trở nên chính xác, đảm bảo độ tin cậy hơn.

47
Sử dụng các lý thuyết toán học (như: thống kê miêu tả, các phương tiện của lý
thuyết tập hợp, của lôgic và của đại số…), và phương pháp lôgic học (như: phân
tích, tổng hợp, quy nạp, diễn dịch…), sử dụng các máy tính điện tử với các kỹ thuật
vi xử lý… để xây dựng các lý thuyết chuyên ngành. Nhiều công thức toán học được
dùng trong tính toán các thông số có liên quan tới đối tượng, từ đó tìm ra được các
quy luật của đối tượng.
Cách thức tiến hành: Sử dụng các phương pháp xử lý số liệu cơ bản như tính giá
trị trung bình, xử lý phần trăm, xử lý kết quả được thể hiện trong bảng.

Tiểu kết chƣơng


Công trình được nghiên cứu theo một quy trình chặt chẽ gồm ba giai đoạn:
nghiên cứu lý luận, nghiên cứu thử, nghiên cứu thực tiễn. Việc nghiên cứu này đảm
bảo tiến trình nghiên cứu một cách hệ thống, bài bản. luận văn sử dụng kết hợp
nhiều phương pháp nghiên cứu trong mối quan hệ tương hỗ bổ sung cho nhau đó
là phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phỏng vấn sâu, phương pháp
quan sát, phương pháp thống kê toán học.
Số liệu nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm thống kê dành cho khoa học
SPSS phiển bản 23.0 trên cả hai phương diện định tính và định lượng đảm bảo
về mặt khoa học, chặt chẽ và logic, từ đó thu được những kết nghiên cứu mang
tính khách quan. Các kết quả này sẽ là cơ sở để chúng tôi đề xuất một số biện
pháp nhằm giảm RLTC ở người nhiễm HIV/AIDS.

48
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG RỐI LOẠN TRẦM CẢM Ở NGƢỜI NHIỄM HIV/AIDS
TẠI PHÕNG KHÁM NGOẠI TRÖ HUYỆN HÓC MÔN,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

3.1. Kết quả nghiên cứu thực trạng rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS
tại phòng khám ngoại trú huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh
3.1.1. Thực trạng RLTC ở người nhiễm HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú
huyện Hóc Môn, TP. HCM.
3.1.1.1. Tổng hợp mức độ rối loạn trầm cảm của khách thể nghiên cứu
Bảng 3.1. Kết quả mức độ rối loạn trầm cảm theo thang đo Beck
Mức độ RLTC
Mức
đánh Không có dấu Mức nặng
Mức nhẹ Mức vừa
hiệu (trên 30
giá (từ 14 – 19 điểm) (từ 19 – 29 điểm)
(nhỏ hơn 14) điểm)
SL 56 16 18 27
% 47,9 13,7 15,4 23,1

Kết quả bảng 3.1. mức độ rối loạn trầm cảm theo thang đo Beck của người
nhiễm HIV/AIDS, chúng ta nhận thấy có số lượng bệnh nhân không RLTC chiếm
47,9% chiểm tỷ lệ cao nhất. Điều này nói lên thực tế những người nhiễm HIV/AIDS
hiện nay, nhất là những người bệnh đang. Điều tri thuốc kháng virus (ARV) dần bị
trơ, bị cùn mòn, chai lì về cảm xúc. Họ trở nên chai sạn hơn trong cuộc sống. Đó
cũng là cách họ phản ứng với tình trạng nhiễm HIV của mình và chung sống với
HIV một cách tốt nhất có thể. Mặt khác, trải qua thời gian đầu biết mình nhiễm
HIV/AIDS, người bệnh đã trải qua giai đoạn sốc tâm lý nặng nề nhất, dần dần ổn
định tinh thần khi được tiếp cận với các dịch vụ của chương trình điều trị thuốc
kháng virus HIV. Họ được tư vấn, được hỗ trợ thuốc, được nâng đỡ về tinh thần tại
cơ sở điều trị. Họ dần đã bước qua giai đoạn khó khăn về tâm lý, họ không còn
muốn tự tử, họ không còn muốn khóc hoặc chẳng còn nước mắt để mà khóc nữa.
Họ dần nhận ra ý nghĩa cuộc sống của mình, nhận ra điều gì là quan trọng nhất với
bản thân. Sức khỏe và tính mạng mới là quan trọng nhất chứ không phải là
HIV/AIDS. Bản thân họ trước kia luôn có giá trị thì không thể vì HIV/AIDS mà bản
thân họ mất giá trị được. Thuốc ARV có thể giúp họ sống khỏe mạnh bình thường

49
như những người bình thường khác. Họ cần sống cuộc đời của chính họ, được mạnh
khỏe, vui vẻ và họ có quyền được hạnh phúc. Rất nhiều người cuối cùng nghĩ thông
thoáng được như vậy là tín hiệu đáng mừng với kết quả khảo sát tỷ lệ người không
có RLTC là 47,9%
Tuy nhiên, bên cạnh đó là tỷ lệ người trầm cảm nặng (23,10%) chiếm tỷ lệ cao
nhất so với RLTC nhẹ (13,70%) và vừa (15,4%). Chứng minh điều ngược lại vừa nói
trên. Bên trong con người của bệnh nhân nhiễm HIV có những người vẫn thực sự
không dứt ra được khỏi nỗi buồn và đau khổ vì tình trạng nhiễm HIV/AIDS của mình,
dù thời gian là một tháng, một năm, hay mười năm trôi qua thì họ vẫn luôn nghĩ đến
việc họ đã bị nhiễm HIV, một căn bệnh thế kỷ chưa có thuốc chữa khỏi hẳn. Họ luôn
thấy mình bị xã hội kỳ thị, phân biệt đối xử nặng nề khiến họ cành sợ hãi và bế tắc. Họ
sợ người khác biết mình nhiễm HIV/AIDS. Họ thấy bản thân có lỗi với con cái vì sự dị
nghị của hàng xóm. Trong quá trình thực hiện phỏng vấn, chúng tôi đã dừng rất lâu ở
trường hợp của Chị B.T.Hồng, “bà mẹ trẻ góa hiện nuôi một cậu con trai học lớp 4.
Khi được phỏng vấn ở nội dung này, Chị Hồng như tìm được người tin cậy để tuôn
trào cảm xúc dồn nén trong nhiều năm sống chung với HIV. Chị ấy luôn khóc khi nói
về tình trạng của mình, có lúc chị khóc nghẹn đi không nói rõ lời được. Chị nói rằng
chị biết mình nhiễm HIV từ khi mang thai, không lâu sau khi con trai chào đời thì
chồng chị chết vì AIDS. Đám ma của chồng chị rất ít người, vì người ta sợ HIV/AIDS.
Anh em, họ hàng cũng né mẹ con chị. Vì con mà chị sống được đến hôm nay. Đến tận
giờ chị vẫn khóc về đêm. Chị không trách chồng vì anh đã lây nhiễm HIV sang cho chị,
chị đã cảm ơn trời vì nhờ uống thuốc dự phòng mà con chị sinh ra khỏe mạnh không
nhiễm HIV. Nhưng chị vẫn không thể nào ngưng khóc khi nhìn con trai ngày một lớn
còn mình thì lại nhiêm HIV, chị cảm thấy mình không xứng đáng làm mẹ, luôn dằn vặt
bản thân, thấy mình có lỗi với con trai rất nhiều. Chị kể, năm nay con trai 10 tuổi rồi,
nó tỏ ra hiểu chuyện khi thấy mẹ khóc là nó lại ôm mẹ và bảo: sau này lớn lên con sẽ
làm siêu nhân để bảo vệ mẹ, mẹ ơi mẹ đừng khóc nữa, con thương mẹ lắm. Chị nói 10
năm nay chị cứ khóc như mỗi khi buồn chị lại khóc. Cân nặng giảm sút mỗi năm. Vóc
dáng chị ngày càng nhỏ bé gầy guộc. Chị ăn gì cũng không thấy ngon miệng. Chị ít
ngủ và hay giật mình vì mơ thấy ác mộng. Chúng tôi đã nói với chị rất nhiều về tình
trạng sức khỏe của chị, rằng chị cần được thăm khám bởi bác sĩ chuyên khoa tâm thần
để được chẩn đoán về tình trạng RLTC và nếu cần phải điều trị thuốc theo chỉ định của
bác sĩ, như thế chị sẽ tốt hơn cho sức khỏe của chị…”. Câu chuyện của chị Hồng là

50
một trong vô vàn những câu chuyện cần được cộng đồng xã hội chúng ta quan tâm và
thấu hiểu. Người nhiễm HIV/AIDS sức khỏe bị giảm sút vì bệnh tật, bệnh tật làm họ
rơi vào hoàn cảnh khó khăn hoặc tình trạng thất nghiệp không có thu nhập làm cuộc
sống không được đảm bảo. Họ phải đối mặt với nhiều nguy cơ bị đỗ vỡ hôn nhân, gia
đình. Bị dị nghị kỳ thị vì HIV mới thực sự đáng sợ. Một cuộc sống đầy rẫy stress, sang
chấn tâm lý, suy gảm các chức năng cơ thể… luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ về một tương
lai đói nghèo, chết choc, bệnh tật… Điều đó ám ảnh và đeo bám những người không
may mắn nhiễm HIV/AIDS, khiến họ rơi vào bế tắc, cô đơn và đau khổ. Kết quả khảo
sát nhận thấy có sự phù hợp giữa thực tế với kết quả nghiên cứu, một bộ phận người
nhiễm HIV/AIDS rơi vào RLTC nặng chiếm tỷ lệ 23,10%, 13,7% bệnh nhân trầm cảm
nhẹ, 15,4% bệnh nhân trầm cảm vừa.
Tóm lại, HIV như một nỗi ám ảnh, đeo bám tâm trí của họ, khiến cuộc sống của họ
trở nên nặng nề và chán nản, mệt mỏi và bế tắc. RLTC là biểu hiện của mức độ phản ứng
của người bệnh với HIV/AIDS trong cuộc sống, là tiếng nói của người đang bị RLTC
nói riêng và của những người nhiễm HIV/AIDS nói chung. Người nhiễm HIV/AIDS cần
được sự quan tâm, hỗ trợ, giúp đỡ và chia sẻ một cách toàn diện từ tất cả chúng ta.
3.1.1.2. Mặt tâm lý
Bảng 3.2. Kết quả lựa chọn phƣơng án trả lời mặt tâm lý
theo thang đo Beck
Số điểm
Mệnh đề 0 1 2 3
SL % SL % SL % SL %
Nỗi buồn 63 53,8 22 18,8 29 24,8 3 2,6
Lòng bi quan 39 33,3 52 44,4 23 19,7 3 2,6
Thất bại quá khứ 56 47,9 17 14,5 13 11,1 31 26,5
Mất niềm vui 55 47,0 31 26,5 25 21,4 6 5,1
Cmả giác tội lỗi 52 44,4 23 19,7 16 13,7 26 22,2
Cảm giác trừng phạt 54 46,2 23 19,7 7 6,0 33 28,2
Tự không thích 52 44,4 37 31,6 4 3,4 24 20,5
Tự phê bình 49 41,9 22 18,8 33 28,2 13 11,1
Suy nghĩ tự tử 83 70,9 12 10,3 10 8,5 12 10,3
Khóc 55 47,0 37 31,6 15 12,8 10 8,5
Sự kích động 57 48,7 50 42,7 8 6,8 2 1,7
Mất quyền lợi 61 52,1 22 18,8 32 27,4 2 1,7
Sự thiếu quyết đoán 71 60,7 21 17,9 24 20,5 1 0.9

51
Kết quả ở bảng 3.2 ( mệnh đề 1 đến mệnh đề 13) biểu hiện RLTC về mặt tâm
lý, chúng ta nhận thấy:
Mệnh đề 1: Nói về sự buồn bã
Có sự khác biệt so với câu 1 khi 24,8% người chọn mức 2 điểm và vẫn có 2,6
người chọn mức 3. Nói đến nỗi buồn, bệnh nhân T.K. Hùng từng bộc bạch: “bị
bệnh này mà nói không buồn là nói xạo, ai cũng phải buồn, nhưng người buồn ít
buồn nhiều thôi”. Có nhiều lí do để họ buồn. Nhiễm HIV/AIDS buồn, bệnh tật
buồn, gia đình, vợ chồng con cái không đủ hiểu, không đủ thông cảm, không đủ
chia sẻ… cũng rất buồn. Sức khỏe yếu đi, thu nhập ít hơn, cuộc sống khó khăn hơn,
ghánh nặng cơm áo gạo tiền trong cuộc sống đè nặng lên tâm trí làm sao khỏi buồn?
Kết quả khảo sát phản ánh thực tế một cách trung thực về sự buồn bã của người
nhiễm HIV/AIDS. Tuy nhiên buồn đến mức bất hạnh không thể chịu được như
2,6% người cảm thấy thì đó là dấu hiệu đáng lo ngại. Nỗi buồn như thế báo hiệu
những cơn RLTC với sự suy giảm chức năng tâm lý và rối loạn chức năng cơ thể,
ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của người nhiễm HIV/AIDS.
Mệnh đề 2: Nói về sự bi quan, tỷ lệ cao nhất là 44,4% người chọn mức điểm
1. Chỉ có 2,6% chọn mức điểm 3. Hầu hết họ đều cảm thấy nản lòng khi nghĩ về
tương lai hơn trước khi nhiễm HIV/AIDS. Tương lai mang theo HIV đó là một
tương lai bệnh tật, điều này ngoài ý muốn của họ, họ buộc lòng phải chấp nhận
đồng hành cùng căn bệnh này trên mọi nẻo đường của cuộc đời. Họ có chút bi quan
khi nghĩ đến tương lai cùng HIV, có chút suy nghĩ ngày mai mình có được khỏe
mạnh như hôm nay không? Mình có bệnh gì thêm nữa không? Sức khỏe có đảm bảo
để làm việc không?... Rất nhiều lo lắng xung quanh HIV/AIDS, diều đó làm nên
những cơn RLTC nhẹ ở người nhiễm HIV/AIDS. Kết quả khảo sát chứng minh có
tới 44.4% người chọn mức RLTC ở mức điểm 1, trong khi chỉ có 2,6% số người
chọn mức RLTC ở mức điểm 3 cho lựa chọn thái độ sống bi quan này trong cuộc
sống của mình.Chứng tỏ, vẫn có một phần nhỏ người nhiễm HIV/AIDS cảm thấy
tuyệt vọng khi nghĩ về tương lai, một cảm giác rất tiêu cực, hàm chứa nhiều nguy
cơ trong cuộc sống mà người nhiễm HIV/AIDS nghĩ tới. Có thể là những vấn đề về
sức khỏe ngày càng trở nên trầm trọng và xấu hơn, bệnh tật nhiều hơn, không loại
trừ khả năng họ phải đối mặt với thất nghiệp vì không đảm bảo sức khỏe, tan vỡ vì
không có người đồng hành chia sẻ gắn bó… Họ thấy cuộc sống tương lai màu đen.
Qủa nhiên, cùng nhiễm HIV/AIDS, nhưng ngay trong thái độ sống về tương lai đã

52
là hai bức tranh khác biệt. Điều đó phụ thuộc vào chính nhãn quan của mỗi người
trong số họ. Tương lai người có HIV màu gì chính là do mỗi người nhiễm
HIV/AIDS tự tô vẽ nên.
Mệnh đề 3: Nói đến sự thất bại cá nhân
Có 26,5% người chọn mức 3 điểm với lựa chọn “tôi cảm thấy mình hoàn toàn
thất bại (trong mối quan hệ với cha mẹ, với chồng/vợ hoặc với các con). Qua lựa
chọn này, có thể thấy người nhiễm HIV/AIDS nghĩ như thế nào về bản thân mình.
Đa số họ nghĩ mình thất bại toàn tập dù là đối với các mối quan hệ quan trọng nhất,
gần gữi họ nhất là cha mẹ, vợ chồng, con cái. Họ vẫn không được cảm thấy mình
làm được gì gọi là thành công nho nhỏ cho gia đình nhỏ của mình. Tiếp xúc với họ,
sẽ thấy ẩn chứa sâu xa bên trong họ là sự tự ti, mặc cảm. Họ không trở thành người
như chính họ mong muốn được chỉ vì đã nhiễm HIV/AIDS. Họ mất cơ hội thể hiện
bản thân với xã hội với gia đình. Họ muốn làm những điều tốt đẹp như báo hiếu mẹ
cha, chăm sóc con cái, chia sẻ gánh nặng gia đình với vợ chồng mình. Những điều họ
mong muốn họ đều chưa thực hiện được. Nhiễm HIV/AIDS thực sự lấy đi rất nhiều
thứ của con người. Trong đó mất nhiều nhất đó là những niềm vui, những tiếng cười,
những hy vọng và cơ hội trở thành người hữu ích nhất của bệnh nhân.
Mệnh đề 4: Nói đến sự không thỏa mãn
Có 26,5% người đã chọn câu 1 điểm, và 21,4% người chọn câu 2 điểm. Chỉ
5,1% chọn mức điểm 3.
Lựa chọn nhiều nhất lần lượt “tôi ít thấy thích những điều mà trước đây tôi
vẫn thường ưa thích”; “tôi chẳng còn chút hài lòng nào cho dù là việc gì đi chăng
nữa”; nói lên sự thay đổi sở thích cá nhân của người nhiễm HIV/AIDS, sở thích bị
thu hẹp về diện tích và giảm bớt về cường độ. Những bận tâm về HIV/AIDS hầu
như choáng hết thời gian tâm trí của bệnh nhân. Họ thay đổi và mất dần cảm nhận
về cuộc sống. Một phản ứng phản kháng lại chính cuộc sống của bản thân khi 5,6%
người lựa chọn câu “tôi bất bình và không hài lòng với tất cả”. Trong đó hàm chứa
sự không hài lòng, không thỏa mãn hay đúng hơn còn có cả sự bất mãn của người
nhiễm HIV/AIDS với chính cuộc sống hiện tại của mình.
Mệnh đề 5: Nói về ý nghĩ tội lỗi và không xứng đáng

53
Có 22,2% người chọn mức 3 điểm. Đây là một lựa chọn liên quan đến những cơn
RLTC nặng “lúc nào cũng cảm thấy mình có tội”, đó là một cảm giác nặng nề về mặt
tâm lý. Người nhiễm HIV/AIDS mặc cảm, tự ti về bệnh tật, họ luôn ám ảnh bởi ý nghĩ
tội lỗi và không cảm thấy mình xứng đáng với những người xung quanh. Có thể là họ
luôn dằn vặt mình vì những gì đã qua.Vì HIV gắn liền với một thời quá khứ, quá khứ
của người này có thể từng mưu sinh bằng nghề mua bán dâm, quá khứ của người kia
có thể từng vì ham vui lao vào nghiện ngập… cũng có những người nhiễm HIV là một
tai nạn ngoài ý muốn như tai nạn giao thông… ai cũng có một nguyên nhân nhiễm HIV
của riêng mình. Họ tự dằn vặt, cảm giác tội lỗi, tự ti mặc cảm, ý nghĩ không xứng đáng
vì nhiễm HIV. Người nhiễm HIV,diễn biến tâm lý rất phức tạp. Dù có được quan tâm,
được đối xử tốt từ người khác họ vẫn cảm thấy bản thân không xứng đáng.
Mệnh đề 6: Nói về tự chán ghét bản thân
Có tới 28,2% người chọn câu trả lời 3 điểm. Một người đến chính bản thân
mình còn không thương mến chính mình, có lẽ là phải có lý do cho thứ cảm xúc kỳ
cục đó.
Mệnh đề 7: Tự không thích
Có 20,5 % người chọn câu trả lời 3 điểm “tôi căm ghét bản thân”. Theo lẽ tự
nhiên, tâm lý con người thường ái kỷ và có thể vị kỷ. Việc không yêu thương, căm
ghét bản thân chính là người có vấn đề về tâm lý. Có lẽ có gì đó ghê ghớm đã xảy
ra, bản thân họ đã từng làm gì đó sai trái mà theo họ là không thể tha thứ được mới
khiến một người tự ghét mình đến mức như vậy. Căm ghét đến mức muốn chối bỏ
bản thân, thường những người RLTC nặng sẽ có khuynh hướng nghĩ đến tự sát.
Mệnh đề 8: Nói về tâm lý tự khiển trách mình
Có tới 28,2% người chọn câu 2 điểm chiếm ưu thế. Hầu hết người nhiễm
HIV/AIDS “phê phán bản thân về tất cả những lỗi lầm của mình”
Mệnh đề 9: Nói đến ý nghĩ tự sát
Mặc dù ở câu 7 có đến 20,5% người có khuynh hướng tự sát, nhưng số người
thực sự nghĩ và lên kế hoạch cho cái chết chỉ chiếm 10,3%. Đây là những người trải
nghiệm tất cả các câu trên ở mức điểm RLTC cao nhất. Buồn chán, bi quan đến
mức tuyệt vọng. Họ bế tắc trong cuộc sống. Cuộc sống với họ không còn ý nghĩa
nữa. Họ muốn dừng lại, muốn chấm dứt với HIV/AIDS.
Mệnh đề 10: Dễ khóc

54
Phần lớn người nhiễm HIV/AIDS đều không dễ khóc (47%). Có thể lý giải
điều này bằng thực tế của người nhiễm HIV/AIDS, đó là sự chai lỳ về cảm xúc, một
cuộc sống với quá nhiều biến cố bệnh tật, đã trải qua nhiều cung bậc cảm xúc trong
đó phần lớn là những trải nghiệm buồn và đau khổ. Nhất định họ không còn dễ
khóc. Vì họ hiểu một điều, khóc – nước mắt không thể làm thay đổi điều gì, nhất là
tình trạng bệnh tật của họ. Họ cần mỉm cười vui vẻ sống tiếp, điều đó giúp họ sống
một cách tích cực hơn.
Mệnh đề 11: Dễ bị kích thích
Phần lớn (48,7%) người nhiễm HIV/AIDS không dễ bị kích thích bởi các yếu
tố bên ngoài cuộc sống. Tuy nhiên, ở mức điểm 1, cũng có tới 42,7% người nhiễm
HIV/AIDS nói rằng mình bị kích thích. Đây có thể là dấu hiệu của RLTC, đó là sự
bất an, bồn chồn, căng thẳng, người RLTC có thể đi đi lại lại, đứng ngồi không yên.
Mệnh đề 12: Tự rút khỏi các mối quan hệ
Lựa chon 2 điểm chiếm tỷ lệ cao nhất (27,4%). Ghi nhận có sự thu rút ở
những người RLTC. Nếu trước khi nhiễm HIV/AIDS, họ giao lưu rộng rãi, thường
xuyên tụ tập bạn bè… thì sau khi nhiễm HIV/AIDS khi được hỏi, người nhiễm
HIV/AIDS hầu hết đều nói rằng họ giảm rất niều hoặc mất hẳn thói quen đến chỗ
đông người và tự giảm đi đáng kể các mối quan hệ xã hội, kể cả đó là mối quan hệ
bạn bè thân thiết trước đây.
Mệnh đề 13: Không tự quyết đoán
Có 20,5% người nhiễm HIV/AIDS chọn mức 2 điểm cho câu trả lời về khả
năng không tự quyết đoán của mình.So với trước khi nhiễm HIV/AIDS rõ ràng sức
khỏe cả thể chất, tinh thần của người nhiễm HIV/AIDS đều bị suy giảm, nên việc
họ phân vân đôi khi không tự quyết đoán được, họ có thể cần tham khảo ý kiến của
người thân trong gia đình trước khi quyết định một việc quan trọng ảnh hưởng đến
cuộc sống của chính họ.
Tóm lại, những biểu hiện trên đây về cảm giác bi quan chán nản; không hài
lòng vè bản thân; khó khăn trong công việc và hoạt động hàng ngày; trạng thái dễ
xúc động dễ rơi nước mắt… là biểu hiện rõ nét những khía cạnh về mặt tâm lý của
người nhiễm HIV/AIDS.
3.1.1.3. Mặt cơ thể

55
Bảng 3.3. Kết quả lựa chọn phƣơng án trả lời mặt cơ thể
theo thang đo Beck
Số điểm
Mệnh đề 0 1 2 3
SL % SL % SL % SL %
Thay đổi hình ảnh
66 56,4 33 28,2 12 10,3 6 5,1
cơ thể
Khó khăn trong
48 41,0 60 51,3 9 7,7 0 0,0
công việc

Mất ngủ 41 35,0 52 44,44 18 15,38 6 5,12


Khó chịu 48 41,0 43 36,8 17 14,5 9 7,7
Thay đổi khẩu vị 65 55,6 36 30,76 8 6,83 8 6,83
Giảm cân 55 47,0 44 37,6 17 14,5 1 0,9
Mệt mỏi 36 30,8 67 57,3 13 11,1 1 0,9
Mất hứng thú tình dục 48 41,0 40 34,2 21 17,9 8 6,8

Kết quả ở bảng 3.3 ( từ mệnh đề 14 đến mệnh đề 21) là kết quả mức độ trầm
cảm phương án trả lời mặt cơ thể theo thang đo Beck cho thấy có sự tăng cao hầu
hết ở các câu trả lời lựa chọn 1 điểm:
Câu 14: Thay đổi tiêu cực về bản thân
Có tới 28,2% người nhiễm HIV/AIDS không cho rằng bản thân họ có giá trị
và có ích như trước kia nữa. Nghĩa là họ đánh giá giá trị bản thân của họ bị giảm đi.
Đó cũng có thể do tâm lý tự ti mặc cảm, tự kỳ thị chính mình của người nhiễm
HIV/AIDS.
Câu 15: Lao động khó khăn
“Sức lực của tôi kém hơn trước” đây là lựa chọn có tới 51,3%, một tỷ lệ rất
cao người nhiễm HIV/AIDS đã lựa chọn. Điều này hoàn toàn phù hợp với thực tế,
vì virut HIV gây suy giảm hệ thống miễn dịch ở người, khiến người nhiễm dễ mắc
các bệnh niễm trùng cơ hội như nấm, lao, tiêu chảy… sức khỏe của họ một phần vì
những điều đó mà kém hơn trước khi nhiễm HIV/AIDS. Họ gặp khó khăn hơn trong
lao động hàng ngày. Có những công việc tay chân nặng không còn phù hợp với họ,
hoặc họ lựa chọn thay đổi công việc của bản thân.
Câu 16: Rối loạn giấc ngủ

56
Có tới 44,44% người nhiễm HIV/AIDS bị rối loạn giấc ngủ. Bệnh nhân nói
rằng mình khó ngủ, hay thức giấc giữa chừng, thức giấc sớm (khoảng 2-3h sáng) và
không ngủ lại được, có một số bệnh nhân mất ngủ hoàn taonf khi bị nhiễm
HIV/AIDS. Ngủ nhiều hoặc ngủ ít hơn đều thể hiện sự rối loạn chức năng cơ thể,
biểu hiện RLTC.
Câu 17: Hay mệt mỏi
Có 36,8% người nhiễm HIV/AIDS cảm thấy mệt mỏi, bệnh nhân luôn than
phiền mệt mỏi, điều này có thể lý giải do sự tiến triển của bệnh tật, bệnh nhân ăn
uống kém ngon miệng, mất ngủ hoặc ngủ không đủ giấc, ngủ không sâu giấc, phải
uống thuốc ARV hàng ngày.
Câu 18: Ăn không ngon miệng
Có 30,76% người nhiễm HIV/AIDS cảm giác ăn không ngon miệng. Họ
thường được tư vấn nên chia nhỏ bữa ăn thành nhiều bữa để duy trì sức khỏe.
Nhiễm HIV/AIDS luôn có kèm theo bệnh nhiễm trùng cơ hội như: nấm,lao, tiêu
chảy… nấm miệng khiến bệnh nhân ăn uống khó khăn, cảm giác ngon miệng giảm
đến mất. Mặt khác chính là biểu hiện của RLTC làm người nhiễm HIV/AIDS ăn
không ngon miệng, chán ăn, bỏ bữa và sút cân.
Câu 19: Sụt cân
Một biểu hiện rõ nét về mặt cơ thể đó là sự sút cân (37,6%). Ăn không ngon, ngủ
không yên sẽ dẫn đến sút cân. Khi tiếp xúc, chúng ta thường được nghe người RLTC nói
mình có thể bỏ ăn, hoặc ăn rất nhiều; hoặc mất ngủ, ngủ ít hoặc ngủ rất nhiều.
Câu 20: Lo lắng về sức khỏe
Có 53,7% người nhiễm HIV/AIDS lo lắng về sức khỏe bản thân. Họ sợ bệnh
tình trở nặng và sợ mắc thêm các chứng bệnh mới. Sự ám ảnh bệnh tật khiến họ
thêm lo lắng và suy nghĩ.
Câu 21: Giảm, mất hứng thú tình dục
Một tỷ số cao nhất của người nhiễm HIV/AIDS lựa chọn (34,2%) ở mức điểm
1 cho nội dung “tôi ít hứng thú với tình dục hơn trước”. Đây là biểu hiện rõ nét của
người đang RLTC.
Tóm lại, kết quả nghiên cứu thực trạng RLTC ở người nhiễm HIV/AIDS cho
thấy RLTC được biểu hiện ở cả hai phương diện tâm lý và cơ thể. Tuy nhiên ở
phương diện mặt tâm lý, rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS biểu hiện rõ
nét hơn, xuất hiện sớm hơn so với mặt cơ thể.

57
3.1.2. Yếu tố ảnh hưởng đến RLTC ở người nhiễm HIV/AIDS tại phòng khám
ngoại trú huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh
3.1.2.1. Yếu tố khách quan
a/ Mối quan hệ trong gia đình
Bảng 3.4. Yếu tố mối quan hệ trong gia đình
Đánh giá
Yếu tố Điểm Thứ
Mức
TB hạng
Việc anh (chị) được trò chuyện với những
3.05 Có ảnh hưởng 2
người thân trong gia đình mình
Cách giao tiếp, hành xử thân thiện của những
3.24 Rất ảnh hưởng 1
người trong gia đình đối với anh (chị)
Bầu không khí tâm lý vui vẻ, thoải mái giữa
2.98 Có ảnh hưởng 3
người thân trong gia đình anh (chị)
Sự quan tâm, lo lắng của gia đình anh (chị) về
2.67 Có ảnh hưởng 4
tình trạng bệnh của mình
Điểm Trung bình 2,99
Mức ảnh hưởng Ảnh hƣởng
Kết quả ở bảng 3.14. cho thấy, khi bàn đến yếu tố từ phía gia đình như: mối
quan hệ giữa bệnh nhân có HIV với các thành viên trong gia đình như trò chuyện,
hỏi han nhau hay sự quan tâm, chăm sóc, ... tất cả các vấn đề được đưa ra liên quan
đến yếu tố này đều có ảnh hưởng đến kết quả điều trị của bệnh nhân - đặc biệt là
ảnh hưởng đến RLTC (ĐTB 2.99), mức điểm này cao trong tiêu chí đánh giá. Trong
các vấn đề được khảo sát thì việc những người trong gia đình có cách giao tiếp hòa
nhã, thân thiện với người bệnh thì mức độ RLTC sẽ giảm đi. Kết qảu khảo sát đã
chứng minh nhận định này (ĐTB 3.24) - đây là mức theo tiêu chí đánh giá là "rất
ảnh hưởng". Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nhận định ở phần nghiên cứu lí
thuyết. Sử dụng câu hỏi này, tác giả phỏng vấn bệnh nhân H.K. Trọng, bệnh nhân cho
biết “lúc đầu khi mới bị bệnh, em rất suy sụp tinh thần và không biết phải thông báo tin
này với mẹ em như thế nào – vì gia đình em chỉ có em và mẹ. Tuy nhiên, một ngày khi
thấy em buồn, mẹ em đã hỏi thăm và em đã thú nhận với mẹ. Nghe xong, mẹ không nói
gì cả, thực sự lúc đó em rất hoảng. Khoảng đến tối thì mẹ ngồi nói chuyện với em rất
nhiều. Chính sự cảm thông, chia sẻ của mẹ đã làm bớt lo lắng, … Từ ngày đó, mẹ luôn
bên em, động viên, chia sẻ và xem như là em không có bệnh gì, nên em tự nghĩ mình
phải càng phải mạnh mẽ hơn, …Việc được mẹ trò chuyện làm em tin rằng em không bị
bỏ rơi”. Kết quả khảo sát và câu trả lời trực tiếp của bệnh nhân có sự tương thích nhất

58
định khi vấn đề “được trò chuyện với người nhà” trong bảng khảo sát cũng ở mức
điểm rất cao (ĐTB 3.05).
Với ĐTB đều trên 2.41 có nghĩa là có ảnh hưởng và rất ảnh hưởng đến tình
trạng RLTC của bệnh nhân. Vì vậy, để giúp bệnh nhân nhiễm HIV hạn chế tối đa
tình trạng RLTC thì gia đình đóng vai trò quan trọng. Chính lúc này bệnh nhân rất
cần những người thân trong gia đình. Với họ, có thể người bên ngoài nhìn họ thế
nào cũng được nhưng nếu gia đình bỏ rơi họ thì tình trạng bệnh càng nặng hơn. Gia
đình là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho người bệnh. Kết quả này minh chứng cho
chiều thuận trong điều trị RLTC, những gia đình nào càng yêu thương, chia sẻ với
bệnh nhân thì tình trạng bệnh sẽ thuyên giảm và bệnh nhân sẽ không mắc các chứng
bệnh khác, trong đó có RLTC. Mặt khác bệnh nhân sẽ có sức đề kháng tốt hơn để
phục vụ cho việc điều trị lâu dài nhằm thuyên giảm bệnh tật. Kết quả khảo sát này
cho thấy, bệnh nhân có HIV rất cần gia đình bên cạnh.Khi nghiên cứu về vai trò của
gia đình đối với nhữn người dễ bị tổn thương thì trong tất cả các liệu pháp thì liệu
pháp gia đình cũng được các nhà khoa học cho là quan trọng hàng đầu.
b/ Yếu tố dịch vụ hỗ trợ
Bảng 3.5. Yếu tố dịch vụ hỗ trợ
Đánh giá
Yếu tố Điểm Thứ
Mức
TB hạng
Bác sĩ chăm sóc tận tình hỏi han và cho anh
2.45 Có ảnh hưởng 2
(chị) biết tình hình bệnh của mình
Cơ sở điều trị luôn có những loại thuốc
2.17 ảnh hưởng ít 3
giúp hạn chế tình trạng bệnh của anh (chị)
Cơ sở điều trị có biện pháp tác động giúp
3.00 Có ảnh hưởng 1
anh (chị) an tâm điều trị
Cơ sở khám chữa bệnh luôn đảm bảo tính
bí mật trong điều trị để anh (chị) an tâm 2.15 ảnh hưởng ít 4
điều trị
Điểm trung bình 2,44
Mức ảnh hưởng Ảnh hưởng

59
Kết quả bảng 3.15. cho thấy, yếu tố dịch vụ hỗ trợ, cho thấy nếu tại cơ sở điều trị
HIV/AIDS bệnh nhân được bác sĩ quan tâm, chăm sóc tận tình (ĐTB: 2,45) hoặc ngay
tại nơi điều trị bệnh nhân hỗ trợ nâng đỡ về mặt tâm lý (ĐTB: 3,00) thì bệnh nhân sẽ
cảm thấy tốt hơn, kết quả điều trị vì thế mà tích cực hơn nhiều. Yếu tố này có ảnh
hưởng đến RLTC của bệnh nhân. Trong quá trình thâm nhập thực tế tại cơ sở điều trị là
địa bàn nghiên cứu luận văn, điều dưỡng N.T.X. Trang cho biết: “chị vẫn để dành vài
bịch sữa hàng tháng của mình để dành chia cho những trẻ em có hoàn cảnh gia đình
khó khăn theo cha mẹ đến phòng khám lãnh thuốc ARV. Bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS
rất tội nghiệp, họ rất nhạy cảm, nếu nhân viên y tế thương họ thật lòng họ cảm nhận
được ngay, thường thì họ mở lòng và rất cởi mở, họ sẵn sàng chia sẻ mọi thứ về cuộc
sống của họ với mình. Gặp mình họ vui lắm, nói mãi không hết chuyện. Cái gì họp
cũng nói cho mình nghe. Tuy nhiên nếu có nhân viên nào, tiếp xúc với họ chỉ vì bắt
buộc công việc, mà trong lòng vẫn giữ khoảng cách nhất định vì sợ HIV/AIDS thì họ
cũng cảm nhận được và giữa khoảng cách với nhân viên đó. Tuy nhiên mỗi khi nghe họ
nói về điều đó, tôi thấy họ buồn hơn và trầm hẳn. Đã từng có nhiều người bỏ trị vì bị
kỳ thị phân biệt đối xử ngay tại cơ sở điều trị đấy, sau này có nhân viên tham vấn tuân
thủ điều trị gọi điện thoại mời họ quay lại điều trị thì được gia đình cho hay họ chết
rồi…” . Kết quả khảo sát cho thấy, thái độ của bác sĩ, điều dưỡng, y tá, chuyên viên
tâm lý… là rất quan trọng. Sự quan tâm, chăm sóc, nhiệt tình hỏi thăm chia sẻ với bệnh
nhân sẽ giúp họ giảm được RLTC và khơi dậy được hy vọng sống tích cực trong người
nhiễm HIV/AIDS.
c/ Mối quan hệ với môi trƣờng sống xung quanh
Bảng 3.6. Mối quan hệ với môi trƣờng xung quanh
Đánh giá
Yếu tố Điểm Thứ
Mức
TB hạng
Nơi anh chị sống không ai biết anh chị bị
3.15 Rất ảnh hưởng 1
bệnh
Gặp gỡ bạn bè để trò chuyện, hàn huyên,
1.18 Ảnh hưởng ít 3
tâm sự
Bạn bè của anh (chị) tìm kiếm các giải pháp
để giúp anh (chị) cảm thấy vui vẻ, an tâm và 2.07 Ảnh hưởng ít 2
quên tình trạng bệnh

60
Việc giữ liên lạc với những người bạn có
1.67 Không ảnh hưởng 4
bệnh giống mình để động viên nhau
Điểm trung bình 2,2
Mức ảnh hưởng Ảnh hưởng

Kết quả ở bảng 3.16. cho thấy, khi bàn tới vấn đề bảo mật thông tin về người
nhiễm HIV/AIDS, đa số bệnh nhân tự nhận định “nơi họ sinh sống không biết họ là
người nhiễm HIV/AIDS” (ĐTB: 3,15) là yếu tố rất ảnh hưởng đến tinh thần của họ.
Nếu nơi họ sinh sống không biết họ nhiễm HIV như thế họ sẽ cảm thấy dễ chịu hơn,
thoải mái hơn, an toàn hơn, RLTC cũng giảm đi. Yếu tố này là một câu chuyện dài
của bệnh nhân. Khi được phỏng vấn, bệnh nhân N.T.Hằng đã tâm sự: “Hai mẹ con
em từng phải bán nhà ở Bình Thạnh về Hóc Môn vì không chịu nổi sự kỳ thị của
hàng xóm xung quanh. Cô kể hàng ngày cô bán đồ ăn sáng nơi đầu hẻm con phố
nơi hai mẹ con cô sinh sống. Cô nhiễm HIVtừ người chồng làm nghề tài xế, sau khi
phát hiện bệnh không bao lâu thì người chồng mất vì bệnh ở giai đoạn cuối. Cả khu
phố nhốn nháo vì tin cả nhà cô nhiễm HIV. Họ sợ hãi, họ khinh miệt, họ xỉa xói
chửi bới mẹ con cô. Tin con cô có người bố chết vì HIV/AIDS lên đến tận lớp học
của con trai cô lúc đó đang học lớp 3, phụ huynh sợ hãi đòi cô giáo đổi chỗ cho con
mình không ngồi gần con chị. Cô giáo chủ nhiệm gọi điện thoại chị lên gặp và nhẹ
nhàng yêu cầu chị cho con trai đi xét nghiệm HIV. Những ngày sau đó con chị sợ đi
học, dù kết quả xét nghiệm cậu bé không bị nhiễm HIV. Tâm lý nặng nề, chị khóc
rất nhiều, cuối cùng chịu không nổi và vì thương con, chị quyết định bán căn nhà ở
Bình Thạnh, chuyển về Hóc Môn cho con trẻ yên tâm quay lại trường học, hai mẹ
con bắt đầu lại cuộc sống mới, và không ai biết chị nhiễm HIV. Hàng ngày khi con
trai dậy đi học cũng là lúc chị bán đồ ăn sáng cho bà con lối xóm ngay đầu hẻm…”
Kết quả khảo sát và câu chuyện của bệnh nhân có sự đồng nhất khi yếu tố nơi sống
không ai biết anh chị bị nhiễm HIV/AIDS đạt số điểm rất cao (ĐTB: 3,15) ở mức
rất ảnh hưởng. Vì vậy, để giúp bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS hạn chế tình trạng
RLTC thì việc bảo mật thông tin cho người nhiễm tại nơi họ sinh sống là hết sức
quan trọng. Nguyên nhân là trong tâm lý của mọi người còn nặng tư tưởng kỳ thị và
phân biệt đối xử với người nhiễm HIV/AIDS. Bệnh nhân cần được ổn định về tinh
thần, được an toàn từ môi trường sống xung quanh, từ đó họ mới yên tâm điểu trị và
giảm nguy cơ RLTC .

61
3.1.2.2. Yếu tố chủ quan
a/ Nhận thức của bản thân
Bảng 3.7. Nhận thức bản thân
Đánh giá
Yếu tố Điểm Thứ
Mức
TB hạng
Hiểu biết về tình trạng bệnh của mình 2.13 Ảnh hưởng ít 3
Biết được phác đồ điều trị 2.65 Ảnh hưởng 2
Có nhiều cách để hạn chế tình trạng nặng của
2.04 Ảnh hưởng ít 4
bệnh
Thấy rõ việc điều trị là có ý nghĩa cho bản thân,
2.96 Ảnh hưởng 1
gia đình và xã hội
Điểm trung bình 2,44
Mức ảnh hưởng Ảnh hưởng

Kết quả ở bảng 3.17. cho thấy: Khi bàn về yếu tố chủ quan, vấn đề nhận thức của
bản thân bao gồm hiểu biết về tình trạng bệnh (ĐTB:2,13) và tự bản thân người bệnh hiểu
rõ ý nghĩa của việc điều trị và thực sự muốn điều trị vì mình, vì gia đình, vì cuộc sống tốt
đẹp hơn (2,96). Thì đây là yếu tố có điểm khảo sát cao nhất chứng minh sự ảnh hưởng đối
với RLTC ở người nhiễm HIV/AIDS. Không ai có thể sống thay cuộc đời của chính họ,
bản thân họ cần đối mặt và đương đầu với HIV trong cuộc sống. HIV là điều không thể
thay đổi, vậy caí gì không thể thay đổi thì con người cần học cách thích nghi và chung
sống một cách tốt nhất có thể. Người bệnh cần hiểu về HIV, để tìm ra cách sống chung tốt
nhất có lợi cho bản thân, gia đình và tốt cho xã hội. Chính điều đó sẽ giúp người nhiễm
HIV/AIDS giảm tối đa RLTC. Nếu họ không biết mình bệnh như thế nào, triệu chứng
bệnh ra sao, Mình cần được điều trị như thế nào, và cần điều trị sống khỏe mạnh vì ai.
Nhận thức về bản thân sẽ quyết định yếu tố tuân thủ điều trị và điều trị tích cực. chính điều
đó là yếu tố làm giảm rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS.
b/ Thái độ sống của bản thân

62
Bảng 3.8. Thái độ sống của bản thân
Đánh giá
Yếu tố
Điểm Mức Thứ
TB hạng
Sống vui vẻ, thoải mái 3.22 Rất ảnh hưởng 1
không quá cắn rứt lý do vì sao mình bị bệnh 2.10 Ảnh hưởng ít 3
Việc nghĩ về những người xung quanh và luôn 2.34 Ảnh hưởng 2
thấy việc điều trị của mình có ý nghĩa
Niềm tin về việc chữa lành hoặc bệnh sẽ sớm 1.65 Không ảnh hưởng 4
thuyên giảm
Điểm trung bình 2,32
Mức ảnh hưởng Ảnh hưởng

Kết quả ở bảng 3.18 cho thấy: Khi bàn luận về bảng yếu tố thái độ sống của
bản thân, chúng ta nhận thấy yếu tố sống vui vẻ, thoải mái có kết quả khảo sát cao
nhất (ĐTB: 3,22) rất ảnh hưởng đến RLTC ở người nhiễm HIV/AIDS. Đây chính là
nội dung chính của những buổi tập huấn “sống tích cực” dành cho người nhiễm
HIV/AIDS. Khi được hỏi ở yếu tố này, rất nhiều bệnh nhân đã bộc bạch về sự thay
đổi rất đáng mừng của bản thân khi bỏ lại những nỗi buồn chán, bi quan… để sống
vui vẻ thoải mái mỗi ngày. Đáng chú ý có cô L.T.N.Lan, cô kể: “cô có người con
trai, từng công tác trong nghành hải quan. Anh N.H.Thành con trai cô là niềm tự
hào, là hy vọng của cả gia đình. Anh là con út, trước anh có hai chị gái. Ba người
con của cô đều đẹp trai, đẹp gái. Mọi chuyện trở nên kinh hoàng khi anh Thành
bỗng dưng phát bệnh ở giai đoạn cuối. Mẹ và chị gái khóc hết nước mắt, cô người
yêu nước mắt ngắn nước mắt dài vẫn nằng nặc đòi cưới dù anh chính thức hủy hôn.
Không lâu sau khi phát hiện mình nhiễm thì anh Thành nằm liệt giường. Người mẹ
nói rằng con trai bà không chịu ăn uống để nhanh chết, nhìn mẹ và các chị khóc vật
vã, anh nằm bất động nước mắt cũng chảy nơi khóe mắt. Đó là quãng thời gian
kinh hoàng nhất của gia đình cô. Nhưng vì người mẹ quá thương con trai, hai chị
gái cũng quá thương em, cô người yêu cũ sống tình nghĩa thường xuyên tới lui
chăm sóc. Mọi người dốc lòng chăm sóc cho anh Thành. Mặc anh nằm bất động,
gia đình thay nhau túc trực tận tâm chăm sóc, chuyện trò rất quyến luyến, họ kể anh
nghe về ngày xưa, ngày anh còn nhỏ, các chị anh chỉ lớn hơn anh một chút, người

63
mẹ đã thương yêu chăm sóc và hy sinh như thế nào để nuôi lớn 3 chị em nên người.
Họ bày tỏ khát khao được nhìn thấy anh mạnh khỏe và lạc quan sống với mẹ với chị
như ngày xưa. Câu chuyện về tình cảm gia đình của họ thực sự rất xúc động. Người
mẹ nói rằng, nhờ sự nhiệt tình tận tâm của bác sĩ và nhân viên phòng khám ở đây,
nhờ được tham gia tập huấn “sống tích cực” mà cả gia đình đã hiểu cần phải làm
gì để tốt nhất cho người bệnh, cho gia đình. Họ dần gạt nước mắt, buông bỏ mọi
đau khổ nuối tiếc dằn vặt… họ chấp nhận sự thật và bằng lòng sống với sự thật con
trai nhiễm HIV một cách nhẹ nhàng và vui vẻ. Anh Thành cũng dần vui vẻ, thoải
mái với bệnh tình của mình. Gia đình cư xử với nhau rất tế nhị và đùm bọc yêu
thương. Hai năm sau, anh Thành bắt đầu dùng nạng và di chuyển được. Điều đó
với gia đình anh giống như một phép màu. Người mẹ mừng rơi nước mắt khi kể 2
năm qua, bà và 2 cô chị luôn nhổ cây lá lốt về rửa sạch, nấu sôi cho chút muối vào
làm nước tắm cho anh Thành, họ tắm và liên tục mát xa cơ khớp cho con, em mình.
Chính nhờ tình cảm yêu thương gắn bó của gia đình mà anh Thành trở nên vui vẻ,
thoải mái về tư tưởng, tình trạng bệnh cũng chuyển biến tốt đẹp hơn nhiều theo thời
gian”. Câu chuyện của gia đình cô L.T.N.Lan đại diện cho kết quả khảo sát về yếu tố
thái độ sống vui vẻ, thoải mái của bản thân người bệnh và người trực tiếp chăm sóc
người bệnh mới thực sự là phép màu trong quá trình điều trị của bệnh nhân.
3.1.3. Biện pháp tác động nhằm làm giảm rối loạn trầm cảm ở người nhiễm
HIV/AIDS ở phòng khám ngoại trú huyện Hóc Môn, TP. Hồ Chí Minh
Bảng 3.9. Biện pháp tác động làm giảm rối loạn trầm cảm
Mức độ
Biện pháp Điểm Thứ
TB hạng
Dùng thuốc điều trị trầm cảm 2.85 4
Dùng thuốc tăng cường sức khỏe và sức để kháng 3.26 1
Dùng các phương pháp vật lí trị liệu: yoga, làm việc nhà, … 2.12 7
Tham gia tập luyện thể dục thể thao 2.99 3
Tăng cường giao tiếp, mối quan hệ với người thân trong gia đình 3.00 2
Tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ 2.14 6
Tham gia các hoạt động xã hội hoạt động cộng đồng 2.76 5
Điểm trung bình 2,73

64
Kết quả bảng 3.19. cho thấy có nhiều biện pháp tác động nhằm làm giảm nguy
cơ RLTC ở người nhiễm HIV/AIDS. Nhưng theo kết quả khảo sát từ luận văn, nhu
cầu của người nhiễm HIV/AIDS đầu tiên cần phải được áp dụng biện pháp về mặt
sinh học, điều trị bằng thuốc đặc trị kháng virut HIV, nhằm bảo vệ sức khỏe và tăng
cường sức đề kháng chống chọi với bệnh tật (ĐTB: 3,26), đây là biện pháp rất ảnh
hưởng đến RLTC của người có HIV. ARV là thuốc điều trị dùng cho người nhiễm
HIV/AIDS, có tác dụng làm giảm sự phát triển của virut và làm chậm quá trình
chuyển sang giai đoạn AIDS. Dùng ARV cho người nhiễm HIV dược nhìn nhận là
một trong nững biện pháp tích cực giúp cải thiện sức khỏe và kéo dài thời gian sống
có ý nghĩa. Điều trị ARV sớm tỉ lệ thuận với việc bảo vệ số năm sống của người
nhiễm HIV. Sức khỏe vốn là tài sản quý giá nhất của con người. Với người nhiễm
HIV/AIDS sức khỏe lại càng cần được chú trong và chăm sóc. Có sức khỏe, người
bệnh có cơ hội thực hiện những điều bản thân mong muốn trong cuộc đời, tiếp tục
những mơ ước còn dang dở vì mốm đau bệnh tật. Họ có thể đi làm để có thu nhập
đảm bảo cho cuộc sống. Những lợi ích tốt đẹp từ việc điều trị thuốc ARV mang lại
góp phần nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người niễm HIV/AIDS. Giúp họ
giảm đi nững mối lo lắng, căng thẳng, sợ hãi, mệt mỏi, chán nản, đau khổ vì bệnh
tật. RLTC vì thế nờ điều trị ARV mà giảm đi ở người nhiễm HIV/AIDS.
Theo sau đó là các biện pháp tâm lý như trị liệu hệ thống gia đình, ưu tiên
việc trò chuyện, tương tác tích cực với các thành viên trong gia đình (ĐTB: 3,00) .
Tại cơ sở điều trị, bệnh nhân chỉ tiếp xúc với bác sĩ, các nhân viên của phòng khám
chỉ trong một khoảng thời gian rất ít so với thời gian người bệnh sinh sống với
người thân trong gia đình ở nhà. Vì thế tình cảm, quan tâm, chia sẻ với người nhiễm
như thế nào từ các thành viên trong gia đình là hết sức quan trọng với tinh thần sống
và điều trị thuốc của họ. Gia đình là nơi để trở về, là nơi bao dung chở che khi con
người ta lầm đường lạc lối, là chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần cho chúng ta
trước sóng gió của cuộc đời. Gia đình là người trực tiếp chăm sóc bệnh nhân mỗi
khi bệnh tình chuyển biến xấu phải nhập viện điều trị. Có gia đình là không còn
cảm thấy cô đơn. Liệu pháp trị liệu hệ thống gia đình vô cùng ý nghĩa và hiệu quả
với những người nhiễm HIV/AIDS. Thông qua các buổi tham vấn và trị liệu gia
đình, các thành viên trong gia đình có cơ hội tăng cường giao tiếp, củng cố lại các
mối quan hệ trong gia đình trở nên tốt đẹp hơn, mọi người gắn bó, gần gũi, hiểu và
chia sẻ với nhau nhiều hơn. Chính gia đình người nhiễm sẽ xác định được những ưu

65
tiên của gia đình là dành cho thành viên có vấn đề về sức khỏe và tâm lý, từ đó họ sẽ có
những hỗ trợ giúp đỡ để giúp người có HIV yên tâm điều trị thuốc ARV và là chỗ dựa
vững chắc cho bệnh nhân trong cuộc chiến với HIV/AIDS. Nhờ vào sức mạnh của gia
đình, RLTC ở người nhiễm HIV/AIDS được cải thiện giảm đi rất lạc quan.
Kết hợp với việc rèn luyện thân thể bằng thể dục thể thao mỗi ngày, giúp
người nhiễm duy trì sức khỏe, tăng cường thể trạng, tích lũy sức đề kháng để sống
và làm việc với tinh thần tích cực nhất có thể.
BN nên thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống khoa học như ăn chín uống sôi,
giữ gìn sức khỏe, không để bị nhiễm lạnh, viêm phổi…, thể dục thể thao đều đặn
tùy theo sức mình, không làm việc quá sức, không thức khuya, không uống rượu
bia, tránh xa chất gây nghiện, tình dục an toàn, không làm lây nhiễm HIV sang
người khác. Cần biết cách bồi bổ cơ thể và làm tăng sức đề kháng của hệ miễn dịch,
đây là vấn đề cơ bản nhất tạo nên sự khác biệt về sức khỏe của bệnh nhan. Ngoài ra,
trong trường hợp bệnh nhân có dấu hiệu RLTC, người niễm HIV cần được chyển
gửi đến bác sĩ chuyên khoa tâm thần điều trị trầm cảm, giải tỏa lo âu, căng thẳng
bởi thực tế, người nhiễm HIV chết nhanh là do chán nản, tuyệt vọng, mất niềm tin
vì bị xã hội kỳ thị và phân biệt đối xử. Vì vậy, điều trị RLTC là một biện pháp hữu
hiệu giúp người nhiễm HIV/AIDS vượt qua bế tắc trong tâm trí, tiếp tục sống cuộc
sống mới nhiều ý nghĩa với tinh thần mới lạc quan hơn.
Các liệu pháp xã hội như biện pháp lao động, thể dục thể thao, văn hóa văn
nghệ, tham gia các hoạt động cộng đồng… Tất cả những biện pháp này đã được
khảo sát có thể làm giảm RLTC ở người nhiễm HIV/AIDS một cách hiệu quả.
Người nhiễm HIV/AIDS rất cần có công việc hàng ngày, có thể là nhiều công việc
khác nhau tùy vào cơ địa và khả năng của mỗi người. Họ có thể tham gia lao động ở
gia đình như: trồng rau, nuôi heo, nuôi bò sữa…, họ có thể buôn bán tự do hoặc đi
làm công ty, cơ quan, tổ chức khác trong xã hội đồng ý trả lương xứng đáng với
công sức của họ. Họ cần lao động. Lao động chính là nguồn tái tạo tinh thần con
người lành mạnh và khỏe khoắn nhất. Lao động hàng ngày giúp người nhiễm
HIV/AIDS ăn uống ngon miệng hơn, ngủ sâu giấc hơn. Cuộc sống mỗi ngày ý
nghĩa hơn vì họ có thể đi làm tự lo cho bản thân và phụ giúp gia đình. Tại cơ sở
điều trị, bệnh nhân hay truyền tai nhau cái tên “ Đông HIV”. Câu chuyện của “Đông
HIV” là câu chuyện về HIV và văn hóa văn nghệ. Chúng tôi đã đợi đến ngày tái
khám của anh để phỏng vấn anh về thương hiệu của anh. Rất cởi mở anh bảo rằng:

66
“anh sống khỏe mạnh vui vẻ với bệnh HIV từ năm 2000. Anh chỉ mới điều trị ARV
từ năm 2015. Nghĩa là 15 năm anh sống với HIV bằng tiếng hát của một người thầy
giáo dạy thể dục chuyên đi hát đám cưới. Anh đi khắp nơi theo chương trình thiện
nguyện. Lúc thì tới các bệnh viện hát phục vụ trẻ em ung thư, khi thì về miền tây
giúp đỡ người dân nghèo gạo, dầu ăn, nước mắm…, Anh cười vui vẻ khi người ta
gọi anh là Đông HIV, anh còn bảo rằng:hỏi anh Đông thiên hạ không ai biết, chứ
hỏi Đông HIV ai cũng biết là anh”. Cuộc sống luôn ẩn chứa những điều kỳ diệu, có
lẽ câu chuyện của anh Đông là một điều như thế. Trong chiến tranh loạn lạc, tiếng
hát át tiếng bom. Trong thời bình bệnh tật hiểm nghèo ngày càng hoành hành trong
cuộc sống của con người, những buổi giao lưu văn hóa văn nghệ càng cần được tổ
chức để tiếng hát át đi mọi sầu lo của bệnh tật, để con người ta có thể quên bệnh tật
mà sống bằng niềm lạc quan, yêu đời trong từng câu hát.
Tóm lại, từ lợi ích của các biện pháp vừa nêu trên, chúng ta cần có sự kết hợp
tất các biện pháp để việc chăm sóc sức khỏe người nhiễm HIV/AIDS có kết quả tích
cực nhất và ngày một toàn diện hơn về mọi mặt: sinh học – tâm lý – xã hội. Từ đó
là cơ sở để giảm đi RLTC ở người nhiễm HIV/AIDS.

Tiểu kết chƣơng


Phòng khám ngoại trú Huyện Hóc Môn là khu vực ngoại thành nên bệnh
nhân đến điều trị tại đây bao gồm nhiều thành phần, độ tuổi, hoàn cảnh, … mỗi
bệnh nhân và gia đình bệnh nhân đều có những tâm trạng và suy nghĩ về tình hình
bệnh tình của mình. Tuy nhiên, đa phần đều có những suy nghĩ khá tích cực, hợp
tác với bệnh viện trong quá trình điều trị.
Kết quả cho thấy đa số bệnh nhân đều có biểu hiện của RLTC, mức RLTC từ
vừa cho đến nặng. Với mức này sẽ làm cho bệnh nhân đôi lúc không kiểm soát cảm
xúc hay cuộc sống của bản thân, ít nhiều ảnh hưởng đến tâm tư, tình cảm và quá
trình điều trị. Tuy có sự khác nhau giữa các nhóm khách thể nghiên cứu nhưng sự
khác biệt này là không đáng kể.

67
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận
1.1. Về lý luận
Đề tài đã hệ thống được những nghiên cứu về mặt lý luận trong vấn đề RLTC ở
người nhiễm HIV/AIDS trên thế giới và Việt Nam. Đồng thời, khái quát những cơ sở lý
luận về RLTC, những biểu hiện về mặt tâm lý và cơ thể của người nhiễm HIV/AIDS qua
đó khái quát được những đặc điểm tâm lý của người nhiễm HIV/AIDS.
Bên cạnh đó, đề tài đã nghiên cứu cách phân loại và các tiêu chí chẩn đoán RLTC
của ICD 10 và DSM IV – TR. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, người nghiên cứu
đã tìm hiểu những biểu hiện RLTC của người nhiễm HIV/AIDS, các yếu tố ảnh hưởng
đến RLTC và các biện pháp tác động giảm RLTC ở người nhiễm HIV/AIDS.
Đề tài cũng xác định được các yếu tố ảnh hưởng cũng như là các biện pháp tác
động giúp giảm thiểu RLTC ở người nhiễm HIV
1.2. Về thực tiễn
Xét về tiêu chí mức độ RLTC: người nhiễm HIV/AIDS có RLTC tập trung ở
mức độ nặng là 27 người (chiếm 23,10%), RLTC mức độ vừa là 18 người (chiếm
15,40%), RLTC mức độ nhẹ là 16 người (chiếm 13,70%), và không có biểu hiện
RLTC là 56 người (chiếm 47,90%). Con số này nói lên thực tế người nhiễm
HIV/AIDS nếu có vấn đề về RLTC thì phần lớn ở mức độ nặng, RLTC vừa và nhẹ
ít hơn.
Xét về tiêu chí độ tuổi: đa số người nhiễm HIV/AIDS bị RLTC ở độ tuổi dưới 35
(chiếm 35,89%), độ tuổi trên 35 chiếm 24,78%. Xét về tiêu chí giới tính, khi khảo sát
61/117 bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS có RLTC số lượng bệnh nhân nữ tham gia chiếm
31,62% và số lượng bệnh nhân là nam chiếm 20,5% . Mức độ RLTC mức độ nặng, số
lượng ở bệnh nhân là nữ cao hơn so với bệnh nhân là nam rất nhiều, lần lượt là 24 và 3
(tương đương tỷ lệ 20,51% và 2,56%). Đồng thời với mức độ RLTC vừa, số lượng ở
bệnh nhân nữ và bệnh nhân nam ngang bằng nhau, cùng là 9 (tương đương với 7,7%).
Cuối cùng là ở mức độ RLTC nhẹ, số lượng bệnh nhân năm nhiều hơn số lượng bệnh
nhân nữ gấp ba lần, lần lượt là 12 và 4 ( tương đương 10,26% và 3,42%).

68
Về các biểu hiện RLTC của bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS ở phòng khám ngoại
trú huyện Hóc Môn, Thành phố Hồ Chí Minh ở các mặt tâm lý và cơ thể. Trong đó,
nhóm biểu hiện hiện diện ở người nhiễm HIV/AIDS nhiều nhất là biểu hiện về mặt
tâm lý, sau biểu hiện về tâm lý là biểu hiện về cơ thể.
Những yếu tố ảnh hưởng đến sự đánh giá mức độ RLTC ở người nhiễm
HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh bao
gồm cả yếu tố chủ quan và khách quan, trong đó yếu tố chủ quan tác động đến
RLTC nhiều hơn yếu tố khách quan. Như là yếu tố thái độ sống vui vẻ, thoải mái ở
người nhiễm HIV/AIDS; liên quan đến mối quan hệ trong gia đình như cách giao
tiếp, hành xử thân thiện của người trong gia đình đối với người nhiễm HIV/AIDS,
việc người nhiễm HIV/AIDS được trò chuyện với người thân trong gia đình; người
bệnh được nâng đỡ hỗ trợ tâm lý, được bác sĩ điều trị tận tình chăm sóc khám chữa
bệnh giúp người nhiễm HIV/AIDS an tâm điều trị; ngoài ra các yếu tố bảo mật
thông tin tình trạng nhiễm HIV/AIDS, nhận thức bệnh và ý nghĩa của việc điều trị
bệnh, yếu tố gắn kết với cộng đồng với xã hội qua các hoạt động thể dục thể thao,
giao lưu văn hóa văn nghệ… cũng ảnh hưởng đến sự đánh giá mức độ RLTC.
Để giảm tình trạng RLTC, các biện pháp được ưu tiên đầu tiên là dùng thuốc,
người nhiễm HIV/AIDS đều cần thiết được điều trị càng sớm càng tốt bằng thuốc
ARV (thuốc kháng virus HIV) để duy trì, bảo vệ sức khỏe và tăng sức đề kháng
chống lại bệnh tật. Tiếp theo là các biện pháp tâm lý như trị liệu gia đình, tăng
cường giao tiếp, mối quan hệ với người thân trong gia đình. Sau đó là kết hợp với
các biện pháp như là tham gia thể dục thể thao, khảo sát cho kết quả tích cực.
2. Khuyến nghị
Nhằm góp phần giảm thiểu những RLTC trong quá trình chăm sóc và điều trị
bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại phòng khám ngoại trú huyện Hóc Môn, Thành phố
Hồ Chí Minh, thiết nghĩ cần có sự phối hợp đồng bộ phòng khám ngoại trú huyện
hóc Môn, đội ngũ chuyên gia tham vấn trị liệu tâm lý và người nhiễm HIV/AIDS
cùng thân nhân người nhiễm HIV/AIDS.
2.1. Về phía phòng khám ngoại trú huyện Hóc Môn thàn phố Hồ Chí Minh:

69
Xây dựng mô hình phối hợp hoạt động giữa đội ngũ bác sĩ, nhân viên y tế –
chuyên gia thâm vấn trị liệu tâm lý kết hợp với bác sĩ chuyên khoa tâm thần để cùng
hỗ trợ cho bệnh nhiễm HIV/AIDS.
2.2. Chuyên viên tâm lý trị liệu
Thực hiện công tác tham vấn và nâng đỡ tâm lý cho bệnh nhân là người nhiễm
HIV/AIDS.
Thông qua tham vấn cá nhân và tham vấn nhóm nhằm cung cấp thông tin giúp
bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS nhận biết RLTC, mức độ RLTC và hỗ trợ người nhiễm
HIV/AIDS giải quyết tình trạng RLTC đang gặp.
Xây dựng kế hoạch hỗ trợ tâm lý cá nhân cho người nhiễm HIV/AIDS qua quá
trình tham vấn, đánh giá và quan sát các dấu hiệu nghi ngờ có triệu chứng tâm bệnh.
Tổ chức các buổi sinh hoạt chung với nội dung “sống tích cực” cho người có
HIV/AIDS.
Thực hiện các buổi trị liệu tâm lý cho người nhiễm HIV/AIDS bị RLTC.
2.3. Về phía bản thân người nhiễm HIV/AIDS:
Rất cần ở người nhiễm tinh thần dũng cảm đối diện với bệnh tật, dũng cảm
điều trị ARV càng sớm càng tốt. Thực hiện tuân thủ điều trị. Sống tích cực với tinh
thần lạc quan vui vẻ, yêu đời tin người. Sống cuộc đời nhiễm HIV/AIDS như chưa
từng nhiễm HIV/AIDS. Tự tin, không tự kỳ thị, hòa đồng và bình đẳng trong cuộc
sống trên mọi phương diện.
2.4. Về phía gia đình bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS:
Thường xuyên quan tâm, chia sẻ và thấu cảm với người nhiễm HIV/AIDS.
Thực hiện chăm sóc tận tình chu đáo khi bệnh nhân ốm đau nằm viện.
Quan tâm đến chế độ dinh dưỡng, nhắc nhở người nhiễm HIV/AIDS tuân thủ
điều trị thuốc ARV.
Là chỗ dựa về tinh thần và vật chất cho người nhiễm HIV/AIDS.
Thường xuyên trao đổi với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, kịp
thời huy động những nguồn trợ giúp từ phía gia đình – đội ngũ y tế bệnh viện và xã
hội cho những vấn đề khó khăn về tâm lý gây RLTC ở người nhiễm HIV/AIDS.
Đây là đề tài nghiên cứu “Rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS tại
phòng khám ngoại trú huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh”. Bước đầu chúng

70
tôi mới khảo sát được mức độ trầm trên 117 bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS tại OPC
Hóc Môn – TP. Hồ Chí Minh, thiết nghĩ cần có thêm các công trình nghiên cứu
rộng lớn hơn trên số lượng mẫu đối tượng lớn hơn và chuyên sâu để có thể khảo sát
đa chiều hơn, vì người nhiễm HIV/AIDS là một trong những đối tượng nhạy cảm về
sức khỏe tâm thần trong xã hội.
Thành phố Hồ Chí Minh là một nơi thu hút lưu lượng dân cư đông nhất cả
nước(>8 triệu dân), là trung tâm kinh tế lớn nhất Đất nước, là nơi gặp gỡ của các
nền văn hóa: truyền thống, Á, Âu… cũng như thu hút lực lượng lao động tập trung
về nơi đây. Thành phố muốn phát triển vươn ra tầm khu vực, quốc tế trong tương
lai, rất cần có sự chuẩn bị sẵn sàng về mọi phương diện từ hôm nay. Yếu tố con
người, nguồn nhân lực thực sự là vấn đề quan trọng nhất. Những con người khỏe
mạnh, mới có thể tạo nên một dân tộc khỏe mạnh, xây dựng được một đất nước
khỏe mạnh. Nhóm nghiên cứu đề tài rất mong góp được một bàn tay, chung nhau
xoa dịu nỗi đau sức khỏe của người nhiễm HIV/AIDS. Rất cần có sự quan tâm hơn
nữa của lãnh đạo cấp trên để người niễm HIV/AIDS được hưởng những dịch vụ y tế
tốt nhất, có sự phối hợp của bác sĩ liên chuyên nghành. Đặc biệt là các bác sĩ
chuyên khoa tâm thần cũng như các chuyên viên tham vấn và trị liệu tâm lý. Để sức
khỏe thể chất và tinh thần của người nhiễm HIV/AIDS được quan tâm một cách đầy
đủ và toàn diện hơn. Nhằm góp phần an sinh cho sự phát triển bền vững của Đất
nước nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng.

71
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng việt
1. Aaron T.Beck , “Thuyết nhận thức”, tr. 248 – 251.
2. Andrew M. Colman, “Từ điển Tâm lý”, tr. 196.
3. Lê Minh Công (2016), Tỷ lệ và các biểu hiện lâm sàng của một số rối loạn
tâm thần của công nhân tại khu công nghiệp Biên Hòa 2, Tạp chí Khoa học –
Đại học Đồng Nai, số 2 – 2016.
4. Trần Văn Cường (2011), “Điều tra dịch tễ học lâm sàng một số bệnh tâm
thần thường gặp ở các vùng kinh tế xã hội khác nhau của nước ta hiện nay”,
Tạp chí Y học thực hành, tr. 1 - 13.
5. Vũ Dũng (2008), “Từ điển Tâm lý học”, NXB Từ điển Bách khoa, Hà nội.
6. DSM – IV, Cẩm nang chẩn đoán và thống kê rối loạn tâm thần của hội tâm
thần Hoa kỳ (Wasshington ĐC, 1994).
7. Cao Tiến Đức, Phạm Quỳnh Giang, Nguyễn Tất Định (2012), “Đặc điểm
lâm sàng rối loạn trầm cảm và lo âu bệnh nhân ung thư dạ dày”.
8. Nguyễn Thị Mỹ Hạnh (2008), “Tỷ lệ và các yếu tố liên quan của rối loạn
trầm cảm ở phụ nữ quanh tuổi mãn kinh”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí
Minh, số 13, tr. 87 – 91.
9. Hiệp hội tâm thần Hoa kỳ, DSM-5, (2012), tr 161.
10. Đàm Thị Hoa và Nguyễn Thị Phương Loan (2010), “Nghiên cứu thực trạng
rối loạn lo âu, trầm cảm ở học sinh trường tiểu học Hoàng Văn Thụ”.
11. Bùi Quang Huy (2008), “Trầm cảm” – NXB Y học Hà Nội.
12. Bùi Quang Huy
13. ICD – 10, “Bảng phân loại quốc tế bệnh tật”, tập II A00 – F99, năm 1998.
14. Lương Bạch Lan (2009), “Tỷ lệ và các yếu tố liên quan đến trầm cảm sau
sinh”, Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh, 13, tr. 1-5.
15. Hồ Ngọc Quỳnh (2010), “Sức khỏe tâm thần của sinh viên y tế công cộng và sinh
viên điều dưỡng tại đai học y dược thành phố Hồ Chí Minh năm 2009”, Y học
thực hành thành phố Hồ Chí Minh, 14, tr. 95 -100.
16. Nguyễn Ngọc Quang (2003),“Đặc điểm lâm sàng rối loạn trầm cảm và lo âu
ở bệnh nhân AIDS”. Luận văn thạc sĩ Y học. Học viện Quân Y.
17. Chu Ngọc Sơn (2015), “Tìm hiểu rối loạn tâm lý ở bệnh nhân bị động mạch chi
dưới mạn tính điều trị nội trú tại viện tim mạch – Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội”.

72
18. Lê Minh Thuận (2015), “Nghiên cứu trầm cảm ở sinh viên đại học”, Luận án
Tiến sĩ Tâm lý học, Học viện Khoa học xã hội.
19. Nguyễn Khắc Viện (1995), “Từ diển Tâm lý”, NXB Thế giới, Trung tâm nghiên
cứu Tâm lý Trẻ em, Hà Nội. tr.1.
20. J.P. Chaplin PhD, “Từ điển Tâm lý học”, tr.122.
Tài liệu mạng internet
21. Bhatia M, Munjal S. Tỷ lệ trầm cảm ở những người sống chung với
HIV/AIDS trải qua ART và các yếu tố liên quan đến nó. J clin Diagn Res.
2014, 8 (10): WC 01 – WC4. [Pub Meb] [Cross Ref]
22. Ciesla, JA & Roberts, JE phân tích tổng hợp mối quan hệ giữa nhiễm HIV và
nguy cơ rối loạn trầm cảm. Tạp chí tâm thần học người mỹ 158, 725-730,
http://doi.org/10.1176/appi.ajp.158.5.725 (2001)
23. Nyirenda M, Chatterji S, Rochat T, Mutevedzi P, Newell ML. Tỷ lệ nhiễm và
tương quan trầm cảm ở người cao tuổi nhiễm HIV và tỷ lệ ảnh hưởng ở nông
thôn Nam Phi. J Affect Disord. 2003. 151: 31-38. doi:10.1016/j.jad.2013.05.005
[bài viết miễn phí] [Pub Meb] [Cross Ref]
24. L’akoa RM, Noubiap.JIN, Fang Y, Ntone FA, Kuaban C. Tỷ lệ và tương
quan của các triệu chứng trầm cảm ở bệnh nhân dương tính. Một nghiên cứu
cắt ngang ở nhứng bệnh nhân mới được chẩn đoán ở Yaounde’, Cameroon.
BMC tâm thần học. 2013,13:228. doi.1186/1471-244X-13-228. [bài viết
miễn phí] [Pub Meb] [Cross Ref]
25. Olisah VO, Baiyreu O, Sheikh TL. Tuân thủ điều trị ARV có hoạt tính cao ở
những bệnh nhân bị trầm cảm với HIV/AIDS đang theo học tại một trường
Đại học Nigeria giảng dạy phong khám bệnh viện. Afr Jpsychiatry. 2010; 13:
275-279. doi: 10.4314/ajpsy.v13i4.61876. [PubMeb]
26. Song JY, LeejS, Seo YB, Kim IS, Noh JY, Baek JH, và cộng sự. Trầm cảm ở
những bệnh nhân nhiễm HIV ở Hàn Quốc: Đánh giá ý nghĩa lâm sàng và các
yếu tố nguy cơ. Nhiễm Chemother. 2013; 45: 211-216. doi
10.3947/ic.2013.45.2.211. [Pub Meb] [Cross Ref]
27. Tsai AC. Độ tin cậy và hiệu lực của việc đánh giá trầm cảm ở người nhiễm
HIV ở vùng cận Sahara Châu Phi: xem xét có hệ thống và phân tích meta. JA
Cquir Immune Dejic Syndr. 1999,2007(66): 503-511 [PMC bài viết miễn
phí] [PubMeb]

73
28. Uỷ ban Quốc gia về phòng chống AIDS và phòng chống tệ nạn mại dâm.
Báo cáo tiến độ ứng phó với AIDS Việt Nam 2012. Truy cập ngày
20/05/2018 từ http://unaids.org.vn/en/viet-nam-aids-responseprogress.
29. Feuillet P, Lert F, Tron L, Aubriere C, Spire B, Dray – Spira R. Tỷ lệ và các
yếu tố liên quan đến trầm cảm ở những người sống chung với HIV ở Pháp,
HIV ở Meb (2016) [PubMeb]
30. Forouzan AS, Jorjoran Shushtari Z, Sajjadi H, Salimi Y, Dejman M. Mnagj
lưới hỗ trợ xã hội trong số những người sống chung viws HIV/AIDS ở Iran
điều trị AIDS. 2013: 75381 [Pub Meb] [Cross Ref]
Tiếng Anh
31 Jump up to:a b c Beck AT (1972). Depression: Causes and
Treatment .Philadelphia: University of Pennsylvania Press. ISBN 0-8122-
1032-8 .
32. Jump up to:a b McGraw Hill Publishing Company "Test developer profile:
Aaron T. Beck" .Retrieved on 2009-02-24.
33. Jump up^ Allen JP (2003). "An Overview of Beck's Cognitive Theory of
Depression in Contemporary Literature" . Retrieved 2004-02-24 .
34. Jump up^ Beck AT, Ward CH, Mendelson M, Mock J, Erbaugh J (June
1961). "An inventory for measuring depression". Arch. Gen.
Psychiatry . 4 (6):56171. doi : 10.1001/archpsyc.1961.01710120031004 . P
MID13688369 .
35. Jump up^ Beck AT, Steer RA, Garbin MG J (1988). "Psychometric properties of the
Beck Depression Inventory Twenty-five years of
evaluation". Clin. Psychol. Rev . 8 :77–100. doi : 10.1016/0272-7358(88)90050-5 .
36. Jump up to:a b c Beck AT, Steer RA, Ball R, Ranieri W (December
1996). "Comparison of Beck Depression Inventories -IA and -II in
psychiatric outpatients" . Journal of Personality Assessment . 67 (3):
58897. doi : 10.1207/s15327752jpa6703_13 . PMID 8991972 .Retrieved 200
8-10-30 .

74
PHỤ LỤC
PHỤ LỤC 1
PHIẾU KHẢO SÁT

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC

PHIẾU THĂM DÕ Ý KIẾN

Họ và tên người đi khảo sát: Trƣơng Thị Hòa


Đơn vị công tác: Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực TP.HCM
Nơi nghiên cứu: Phòng khám ngoại trú huyện Hóc Môn, Thành Phố Hồ Chí Minh
Tên đề tài nghiên cứu: Rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS tại phòng
khám ngoại trú huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.
Mọi thông tin trong bài phỏng vấn hoàn toàn được bảo mật và được sự đồng ý của
bệnh nhân là chỉ nhằm một mục đích duy nhấ t là phục vụ nghiên cứu số liệu người
trầm cảm và các yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm của người nhiễm HIV tại OPC
Hóc Môn. Ngoài ra tôi cam kết không có bất kỳ yếu tố tiêu cực nào dù nhỏ nhất.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam kết này trước pháp luật .Cảm ơn anh
chị đã hợp tác cùng chúng tôi trong đề tài nghiên cứu này.
I. Thông tin cánhân
1. Giới tính: Nam  Nữ 
2. Anh chị sống ở đâu:
Nội thành  Ngoại thành  Tỉnh khác 
Khác :…………………………………………………………………
3. Anh/Chị thuộc nhóm tuổi:
Dưới 35 
Từ 35 trở lên 
4. Công việc hiện tại của anh chị:
Thất nghiệp  Lao động trí óc 
Lao động chân tay 
Công việc khác:.........................................................................................
5. Trình độ học vấn:
Tiểu học□ Trung học cơ sở □
Trunghọcphổthông□
Trungcấp-Caođẳng
Đại học  Sau đại học  Khác 
6. Tình trạng hôn nhân:
Chưa kết hôn 

75
Sống với vợ hoặc chồng 
Không sống chung với vợ hoặc chồng 
Khác:……………………………………………………………………..
7. Thu nhập hàng tháng của Anh/Chị:
Dưới 4 triệu  Từ 4 đến 8 triệu
Từ 8 đến 12 triệu đồng  Trên 12 triệu đồng
Khác: …………………………………………………………………..
8. Khi nào là lần cuối cùng anh (chị) dùng chất ma túy?
Cách đây 01 tuần □ Luôn luôn sử dụng mỗi ngày □
Không, tôi không sử dụng □ Trong 01 tháng □
9. Anh (chị) có thường xuyên có các biểu hiện sau đây không?
- Lo âu □ Buồn chán, thất vọng □
- Thay đổi tính tình □ Các biểu hiện khác □
10. Anh , chị có số lượng bạn tình trong tháng như thế nào?
Không có □ 1 đến 3 người □ 4 đến 10 người □
Hơn 10 người □
II. Nội dung câu hỏi
Câu 1. Anh/chị vui lòng chọn 1 câu trả lời tương ứng cho 1 mệnh đề
Biểu hiện Điểm
Mệnh đề 1
Tôi không cảm thấy buồn. 0
Nhiều lúc tôi cảm thấy buồn. 1
Lúc nào tôi cũng cảm thấy buồn và không dứt ra được. 2
Tôi buồn và bất hạnh đến mức không thể chịu được. 3
Mệnh đề 2
Tôi không nản lòng về tương lai. 0
Tôi cảm thấy nản lòng về tương lai hơn trước 1
Tôi cảm thấy mình chẳng có gì mong đợi ở tương lai cả 2
Tôi cảm thấy tương lai tuyệt vọng và tình hình chỉ có thể tiếp tục xấu đi 3
Mệnh đề 3
Tôi không cảm thấy như bị thất bại 0
Tôi thấy mình thất bại nhiều hơn những người khác 1
Nhìn lại cuộc đời, tôi thấy mình đã có quá nhiều thất bại 2
Tôi cảm thấy mình là một người hoàn toàn thất bại (trong quan hệ với cha 3
mẹ, với chồng/vợ tôi hoặc với các con tôi)
Mệnh đề 4
Tôi chẳng có điều gì đặc biệt phải phàn nàn. 0
Tôi ít thấy thích những điều mà trước đây tôi vẫn thường ưa thích. 1
Tôi chẳng còn chút hài long nào cho dù là việc gì đi chăng nữa. 2
Tôi bất bình và không hài long với tất cả 3

76
Mệnh đề 5
Tôi hoàn toàn không cảm thấy có tội lỗi gì ghê gớm cả 0
Phần nhiều những việc tôi đã làm tôi đều cảm thấy có tội. 1
Phần lớn thời gian tôi cảm thấy mình có tội 2
Lúc nào tôi cũng cảm thấy mình có tội 3
Mệnh đề 6
Tôi không cảm thấy đang bị trừng phạt 0
Tôi cảm thấy có lẽ mình đang bị trừng phạt 1
Tôi mong chờ bị trừng phạt. 2
Tôi cảm thấy mình đang bị trừng phạt. 3
Mệnh đề 7
Tôi không thấy thất vọng với bản thân. 0
Tôi thấy thất vọng với bản thân. 1
Tôi ghê tởm bản thân. 2
Tôi căm ghét bản thân. 3
Mệnh đề 8
Tôi không phê phán hoặc đổ lỗi cho bản thân hơn trước kia. 0
Tôi phê phán bản thân mình nhiều hơn trước kia. 1
Tôi phê phán bản thân về tất cả những lỗi lầm của mình. 2
Tôi đổ lỗi cho bản thân về tất cả mọi điều tồi tệ xảy ra. 3
Mệnh đề 9
Tôi không có ý nghĩ tự tử. 0
Tôi có ý nghĩ tự tử nhưng không thực hiện. 1
Tôi có kế hoạch chính xác để tự tử. 2
Nếu có cơ hội tôi sẽ tự tử. 3
Mệnh đề 10
Tôi không khóc nhiều hơn trước kia. 0
Tôi hay khóc nhiều hơn trước. 1
Tôi thường khóc vì những điều nhỏ nhặt 2
Tôi thấy muốn khóc nhưng không thể khóc được 3
Mệnh đề 11
Tôi không dễ bồn chồn và căng thẳng hơn thường lệ 0
Tôi cảm thấy dễ bồn chồn và căng thẳng hơn thường lệ 1
Tôi cảm thấy bồn chồn và căng thẳng đến mức khó có thể ngồi yên được. 2
Tôi thấy rất bồn chồn và kích động đến mức phải đi lại liên tục hoặc làm 3
việc gì đó
Mệnh đề 12
Tôi không mất sự quan tâm đến những người xung quanh hoặc các hoạt 0
động khác

77
Tôi ít quan tâm đến mọi người, mọi việc xung quanh hơn trước 1
Tôi mất hầu hết sự quan tâm đến mọi người, mọi việc xung quanh 2
Tôi không còn quan tâm đến bất kỳ điều gì nữa 3
Mệnh đề 13
Tôi quyết định mọi việc cũng tốt như trước 0
Tôi thấy khó quyết định mọi việc hơn trước 1
Tôi thấy khó quyết định mọi việc hơn trước rất nhiều 2
Tôi chẳng còn có thể quyết định được việc gì nữa 3
Mệnh đề 14
Tôi không cảm thấy mình là người vô dụng 0
Tôi không cho rằng mình có giá trị và có ích như trước kia 1
Tôi cảm thấy mình vô dụng hơn so với những người xung quanh 2
Tôi thấy mình là người hoàn toàn vô dụng 3
Mệnh đề 15
Tôi thấy mình vẫn tràn đầy sức lực như trước đây. 0
Sức lực của tôi kém hơn trước. 1
Tôi không đủ sức lực để làm được nhiều việc nữa. 2
Tôi không thể làm được bất cứ việc gì nữa. 3
Mệnh đề 16
Không thấy có chút thay đổi gì trong giấc ngủ của tôi. 0
Tôi ngủ hơi nhiều hơn trước. 1
Tôi ngủ hơi ít hơn trước. 1
Tôi ngủ nhiều hơn trước. 2
Tôi ngủ ít hơn trước. 2
Tôi ngủ hầu như suốt cả ngày 3
Tôi thức dậy 1-2 giờ sớm hơn trước và không thể ngủ lại được 3
Mệnh đề 17
Tôi không dễ cáu kỉnh và bực bội hơn trước. 0
Tôi dễ cáu kỉnh và bực bội hơn trước. 1
Tôi dễ cáu kỉnh và bực bội hơn trước rất nhiều. 2
Tôi không còn cáu kỉnh bực bội với bất cứ điều gì 3
Mệnh đề 18
Tôi ăn vẫn ngon miệng như trước. 0
Tôi ăn kém ngon miệng hơn trước. 1
Tôi ăn ngon miệng hơn trước. 1
Tôi ăn kém ngon miệng hơn trước rất nhiều. 2
Tôi ăn ngon miệng hơn trước rất nhiều. 2
Tôi không thấy ngon miệng một chút nào cả 3
Lúc nào tôi cũng thấy thèm ăn. 3

78
Mệnh đề 19
Tôi có thể tập trung chú ý tốt như trước. 0
Tôi không thể tập trung chú ý được như trước 1
Tôi thấy khó tập trung chú ý lâu được vào bất kỳ điều gì. 2
Tôi thấy mình không thể tập trung chú ý được vào bất kỳ điều gì nữa. 3
Mệnh đề 20
Tôi không mệt mỏi hơn trước. 0
Tôi dễ mệt mỏi hơn trước 1
Hầu như làm bất kỳ việc gì tôi cũng thấy mệt mỏi. 2
Tôi quá mệt mỏi khi làm bất kỳ việc gì. 3
Mệnh đề 21
Tôi không thấy có thay đổi gì trong hứng thú tình dục 0
Tôi ít hứng thú với tình dục hơn trước. 1
Hiện nay tôi rất ít hứng thú với tình dục. 2
Tôi hoàn toàn mất hứng thú tình dục. 3

Câu 2. Theo các anh chị, những vấn đề sau đây có ảnh hưởng đến các anh chị
trong thời gian này không?
Mức độ
Không Có ảnh Rất ảnh
Yếu tố Có ít
có hưởng hưởng
(2)
(1) (3) (4)
Mối quan hệ giữa anh/chị và gia đình
Việc anh (chị) được trò chuyện với những
người thân trong gia đình mình
Cách giao tiếp, hành xử thân thiện của những
người trong gia đình đối với anh (chị)
Bầu không khí tâm lý vui vẻ, thoải mái giữa
người thân trong gia đình anh (chị)
Sự quan tâm, lo lắng của gia đình anh (chị)
về tình trạng bệnh của mình
Hỗ trợ từ bệnh viện và các dịch vụ y tế
Bác sĩ chăm sóc tận tình hỏi han và cho anh
(chị) biết tình hình bệnh của mình
Cơ sở điều trị luôn có những loại thuốc
giúp hạn chế tình trạng bệnh của anh (chị)
Cơ sở điều trị có biện pháp tác động giúp
anh (chị) an tâm điều trị
Cơ sở khám chữa bệnh luôn đảm bảo tính
bí mật trong điều trị để anh (chị) an tâm
điều trị

79
Mối quan hệ với môi trường bên ngoài
Nơi anh chị sống không ai biết anh chị bị bệnh
Gặp gỡ bạn bè để trò chuyện, hàn huyên,
tâm sự
Bạn bè của anh (chị) tìm kiếm các giải pháp
để giúp anh (chị) cảm thấy vui vẻ, an tâm
và quên tình trạng bệnh
Việc giữ liên lạc với những người bạn có
bệnh giống mình để động viên nhau
Khả năng nhận thức của bản thân
Hiểu biết về tình trạng bệnh của mình
Biết được phác đồ điều trị
Có nhiều cách để hạn chế tình trạng nặng
của bệnh
Thấy rõ việc điều trị là có ý nghĩa cho bản
thân, gia đình và xã hội
Nhân cách và thái độ sống
Sống vui vẻ, thoải mái
Không quá cắn rứt lý do vì sao mình bị
bệnh
Việc nghĩ về những người xung quanh và
luôn thấy việc điều trị của mình có ý nghĩa
Niềm tin về việc chữa lành hoặc bệnh sẽ
sớm thuyên giảm
Câu 3.Theo anh/chị, để giúp các anh chị giảm bớt tình trạng hiện nay, chúng ta
cần có biện pháp gì?
Mức độ
Không hiệu Ít hiệu Hiệu Rất hiệu
Biện pháp
quả quả quả quả
(1) (2) (3) (4)
Dùng thuốc điều trị trầm cảm
Dùng thuốc tăng cường sức khỏe và
sức để kháng
Dùng các phương pháp vật lí trị liệu:
yoga, làm việc nhà, …
Tham gia tập luyện thể dục thể thao
Tăng cường giao tiếp, mối quan hệ
với người thân trong gia đình
Tham gia các hoạt động văn hóa văn
nghệ
Tham gia các hoạt động xã hội hoạt
động cộng đồng
Xin trân trọng cảm ơn!

80
PHỤ LỤC 2
BIÊN BẢN PHỎNG VẤN

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI


KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC

PHIẾU PHÒNG VẤN DÀNH CHO BỆNH NHÂN

Họ và tên người đi phòng vấn: Trƣơng Thị Hòa


Đơn vị công tác: Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực TP.HCM
Nơi nghiên cứu: Phòng khám ngoại trú huyện Hóc Môn, Thành Phố Hồ Chí Minh
Tên đề tài nghiên cứu: Rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS tại phòng
khám ngoại trú huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.
Mọi thông tin trong bài phỏng vấn hoàn toàn được bảo mật và được sự đồng ý của
bệnh nhân là chỉ nhằm một mục đích duy nhấ t là phục vụ nghiên cứu số liệu người
trầm cảm và các yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm của người nhiễm HIV tại OPC
Hóc Môn. Ngoài ra tôi cam kết không có bất kỳ yếu tố tiêu cực nào dù nhỏ nhất.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam kết này trước pháp luật .Cảm ơn anh
chị đã hợp tác cùng chúng tôi trong đề tài nghiên cứu này.
Họ và tên người được phỏng vấn:
………………………………………………………………………………………...
Ngày phỏng vấn:
………………………………………………………………………………………..
Địa điểm phỏng vấn:
……………………………………………………………………………………..…
Nội dung phòng vấn:
- Câu 1: Theo anh/chị HIV/AIDS ngày nay có còn nguy hiểm như mọi người
thường nghĩ nữa không?
- Câu 2: Anh/chị có cảm xúc như thế nào khi biết mình bị nhiễm HIV/AIDS?
- Câu 3: Người nào đã luôn bên cạnh anh/chị từ khi anh/chị tham gia quá trình điều
trị?
- Câu 4: Anh chị có niềm tin về bệnh tình của mình sẽ thuyên giảm trong tương lai
không?
- Câu 5: Anh/chị có thực hiện nghiêm những chỉ dẫn của bác sĩ không?
- Câu 6: Anh/chị có tham gia sinh hoạt như người bình thường tại cộng đồng
không?
- Câu 7: Những gì anh/chị cần chúng tôi hay gia đình hỗ trợ?
Ngƣời đi phỏng vấn
(kí tên)

81
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC

PHIẾU PHÒNG VẤN DÀNH CHO BÁC SĨ

Họ và tên người đi phòng vấn: Trƣơng Thị Hòa


Đơn vị công tác: Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực TP.HCM
Nơi nghiên cứu: Phòng khám ngoại trú huyện Hóc Môn, Thành Phố Hồ Chí Minh
Tên đề tài nghiên cứu: Rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS tại phòng
khám ngoại trú huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.
Mọi thông tin trong bài phỏng vấn hoàn toàn được bảo mật và được sự đồng ý của
bệnh nhân là chỉ nhằm một mục đích duy nhấ t là phục vụ nghiên cứu số liệu người
trầm cảm và các yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm của người nhiễm HIV tại OPC
Hóc Môn. Ngoài ra tôi cam kết không có bất kỳ yếu tố tiêu cực nào dù nhỏ nhất.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam kết này trước pháp luật .Cảm ơn anh
chị đã hợp tác cùng chúng tôi trong đề tài nghiên cứu này.
Họ và tên người được phỏng vấn:
………………………………………………………………………………………...
Ngày phỏng vấn:
………………………………………………………………………………………...
Địa điểm phỏng vấn:
………………………………………………………………………………………...

Nội dung phòng vấn:


Câu 1: Bệnh nhân đến điều trị có hiểu biết nhiều về căn bệnh của họ không?
Câu 2: Bệnh nhân có thực hiện nghiêm những chỉ dẫn của bác sĩ không?
Câu 3: Những biểu hiện của bệnh nhân qua các giai đoạn có khác không? Những
biểu hiện cho thấy bệnh nhân có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực là gì?
Câu 4: Anh/chị đánh giá thế nào về sự hỗ trợ của cơ sở mình dành cho bệnh nhân?
Ngƣời đi phỏng vấn
(kí tên)

82
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC

PHIẾU PHÒNG VẤN DÀNH CHO THÂN NHÂN BỆNH NHÂN

Họ và tên người đi phòng vấn: Trƣơng Thị Hòa


Đơn vị công tác: Trung tâm Pháp y tâm thần khu vực TP.HCM
Nơi nghiên cứu: Phòng khám ngoại trú huyện Hóc Môn, Thành Phố Hồ Chí Minh
Tên đề tài nghiên cứu: Rối loạn trầm cảm ở người nhiễm HIV/AIDS tại phòng
khám ngoại trú huyện Hóc Môn, thành phố Hồ Chí Minh.
Mọi thông tin trong bài phỏng vấn hoàn toàn được bảo mật và được sự đồng ý của
bệnh nhân là chỉ nhằm một mục đích duy nhấ t là phục vụ nghiên cứu số liệu người
trầm cảm và các yếu tố ảnh hưởng đến trầm cảm của người nhiễm HIV tại OPC
Hóc Môn. Ngoài ra tôi cam kết không có bất kỳ yếu tố tiêu cực nào dù nhỏ nhất.
Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về lời cam kết này trước pháp luật .Cảm ơn anh
chị đã hợp tác cùng chúng tôi trong đề tài nghiên cứu này.
Họ và tên người được phỏng vấn: ……………………………………………………
Ngày phỏng vấn: ……………………………………………………………………
Địa điểm phỏng vấn: ……………………………………………………………..….
Nội dung phòng vấn:
Câu 1: Cô/chú/anh/chị biết gì về HIV/AIDS?
Câu 2: Cô/chú/anh/chị có cảm xúc như thế nào khi biết người thân của mình
bị nhiễm HIV/AIDS?
Câu 3: Cô/chú/anh/chị có luôn bên cạnh người thân của mình khi họ bị bệnh
không?
Câu 4: Cô/chú/anh/chị có thấy người thân mình thực hiện nghiêm những chỉ
dẫn của bác sĩ không?
Câu 6: Người thân của Cô/chú/anh/chị có tham gia sinh hoạt như người bình
thường tại cộng đồng không?
Câu 7: Cô/chú/anh/chị làm gì để hỗ trợ cho người thân của mình?
Ngƣời đi phỏng vấn
(kí tên)

83
PHỤ LỤC 3
Nhóm tuổi * Tổng điểm Beck Crosstabulation
Count
Tổng điểm Beck
Không biểu
hiện trầm Trầm cảm Trầm cảm Trầm cảm
cảm nhẹ vừa nặng Total
Nhóm Dưới 35 26 6 9 17 58
tuổi Trên 35 30 10 9 10 59
Total 56 16 18 27 117

Chi-Square Tests
Asymptotic
Significance
Value df (2-sided)
Pearson Chi-Square 3,092a 3 ,378
Likelihood Ratio 3,124 3 ,373
Linear-by-Linear
1,814 1 ,178
Association
N of Valid Cases 117
a. 0 cells (0,0%) have expected count less than 5. The
minimum expected count is 7,93.

Symmetric Measures
Asymptotic Approximate
StandardizeApproximate Significanc
Value d Errora Tb e
Interval by Interval
Pearson's R -,125 ,091 -1,352 ,179c
Ordinal by OrdinalSpearman
-,112 ,092 -1,214 ,227c
Correlation
N of Valid Cases 117
a. Not assuming the null hypothesis.
b. Using the asymptotic standard error assuming the null hypothesis.
c. Based on normal approximation.

84
Trình độ học vấn * Tổng điểm Beck Crosstabulation
Count
Tổng điểm Beck
Không
biểu hiện Trầm Trầm Trầm cảm
trầm cảm cảm nhẹ cảm vừa nặng Total
Trình độ học Tiểu học (lớp
6 4 3 1 14
vấn 1 đến lớp 5)
Trung học cơ
sở (lớp 6 đến 25 5 9 15 54
lớp 9)
Trung học phổ
thông (lớp 10 14 1 2 6 23
đến lớp 12)
Trung cấp -
3 2 2 4 11
Cao đẳng
Đại học 8 4 2 1 15
Total 56 16 18 27 117

Chi-Square Tests
Asymptotic
Significance
Value df (2-sided)
Pearson Chi-Square 14,397a 12 ,276
Likelihood Ratio 15,367 12 ,222
Linear-by-Linear
,142 1 ,706
Association
N of Valid Cases 117
a. 11 cells (55,0%) have expected count less than 5. The
minimum expected count is 1,50.

Symmetric Measures
Asymptotic Approximate
StandardizeApproximate Significanc
Value d Errora Tb e
Interval by Interval
Pearson's R -,035 ,083 -,375 ,708c
Ordinal by OrdinalSpearman
-,030 ,085 -,317 ,752c
Correlation
N of Valid Cases 117
a. Not assuming the null hypothesis.
b. Using the asymptotic standard error assuming the null hypothesis.
c. Based on normal approximation.

85
Công việc hiện tại * Tổng điểm Beck Crosstabulation
Count
Tổng điểm Beck
Không biểu
hiện trầm Trầm Trầm cảm Trầm cảm
cảm cảm nhẹ vừa nặng Total
Công việc Thất
13 1 4 3 21
hiện tại nghiệp
Lao động
12 5 3 5 25
trí óc
Lao động
31 10 11 19 71
chân tay
Total 56 16 18 27 117

Chi-Square Tests
Asymptotic
Significance
Value df (2-sided)
Pearson Chi-Square 4,680a 6 ,585
Likelihood Ratio 5,034 6 ,539
Linear-by-Linear
1,832 1 ,176
Association
N of Valid Cases 117
a. 5 cells (41,7%) have expected count less than 5. The
minimum expected count is 2,87.

Symmetric Measures
Asymptotic
Standardize Approximate
a b
Value d Error Approximate T Significance
Interval by Interval
Pearson's R ,126 ,089 1,358 ,177c
Ordinal by OrdinalSpearman Correlation ,129 ,090 1,392 ,167c
N of Valid Cases 117
a. Not assuming the null hypothesis.
b. Using the asymptotic standard error assuming the null hypothesis.
c. Based on normal approximation.

86
Tình trạng hôn nhân * Tổng điểm Beck Crosstabulation
Count
Tổng điểm Beck
Không
biểu hiện Trầm cảm Trầm cảm Trầm cảm
trầm cảm nhẹ vừa nặng Total
Tình trạng hôn Chưa kết hôn 17 9 3 3 32
nhân Không sống chung
10 3 2 6 21
với vợ chồng
Sống với vợ hoặc
29 4 13 18 64
chồng
Total 56 16 18 27 117

Chi-Square Tests
Asymptotic
Significance
Value df (2-sided)
Pearson Chi-Square 13,559a 6 ,035
Likelihood Ratio 13,859 6 ,031
Linear-by-Linear
4,127 1 ,042
Association
N of Valid Cases 117
a. 5 cells (41,7%) have expected count less than 5. The
minimum expected count is 2,87.

Symmetric Measures
Asymptotic Approximate
StandardizeApproximate Significanc
Value d Errora Tb e
Interval by Interval
Pearson's R ,189 ,083 2,060 ,042c
Ordinal by OrdinalSpearman
,154 ,087 1,670 ,098c
Correlation
N of Valid Cases 117
a. Not assuming the null hypothesis.
b. Using the asymptotic standard error assuming the null hypothesis.
c. Based on normal approximation.

87
Sử dụng chất * Tổng điểm Beck Crosstabulation
Count
Tổng điểm Beck
Không biểu
hiện trầm Trầm cảm Trầm cảm Trầm cảm
cảm nhẹ vừa nặng Total
Sử dụng Có sử
9 2 7 2 20
chất dụng
Không sử
47 14 11 25 97
dụng
Total 56 16 18 27 117

Chi-Square Tests
Asymptotic
Significance
Value df (2-sided)
Pearson Chi-Square 8,100a 3 ,044
Likelihood Ratio 7,278 3 ,064
Linear-by-Linear
,021 1 ,885
Association
N of Valid Cases 117
a. 3 cells (37,5%) have expected count less than 5. The
minimum expected count is 2,74.

Symmetric Measures
Asymptotic
StandardizedApproximate Approximate
Value Errora Tb Significance
Interval by Interval
Pearson's R ,013 ,084 ,144 ,885c
Ordinal by OrdinalSpearman
,012 ,086 ,124 ,902c
Correlation
N of Valid Cases 117
a. Not assuming the null hypothesis.
b. Using the asymptotic standard error assuming the null hypothesis.
c. Based on normal approximation.

88
Số lƣợng bạn tình * Tổng điểm Beck Crosstabulation
Count
Tổng điểm Beck
Không Trầm
biểu cả
hiện m
trầm Trầm cảm vừ Trầm cảm
cảm nhẹ a nặng Total
Số lượng Không có 15 6 4 1 26
bạn tình
Có bạn tình 41 10 14 26 91
Total 56 16 18 27 117

Chi-Square Tests
Asymptotic
Significance
Value df (2-sided)
Pearson Chi-Square 8,193a 3 ,042
Likelihood Ratio 10,073 3 ,018
Linear-by-Linear
5,029 1 ,025
Association
N of Valid Cases 117
a. 2 cells (25,0%) have expected count less than 5. The
minimum expected count is 3,56.

Symmetric Measures
Asymptotic Approximate
StandardizedApproximate Significanc
Value Errora Tb e
Interval by Interval
Pearson's R ,208 ,072 2,283 ,024c
Ordinal by OrdinalSpearman
,189 ,077 2,061 ,042c
Correlation
N of Valid Cases 117
a. Not assuming the null hypothesis.
b. Using the asymptotic standard error assuming the null hypothesis.
c. Based on normal approximation.

89
Giới tính * Tiết lộ tình trạng nhiễm H
Crosstabulation
Count
Tiết lộ tình trạng
nhiễm H
Có Không Total
Giới Nam 44 11 55
tính Nữ 49 13 62
Total 93 24 117

Chi-Square Tests
Asymptotic
SignificanceExact Sig. (2- Exact Sig. (1-
Value df (2-sided) sided) sided)
a
Pearson Chi-Square ,017 1 ,897
Continuity Correctionb ,000 1 1,000
Likelihood Ratio ,017 1 ,897
Fisher's Exact Test 1,000 ,541
Linear-by-Linear
,017 1 ,897
Association
N of Valid Cases 117
a. 0 cells (0,0%) have expected count less than 5. The minimum expected count is
11,28.
b. Computed only for a 2x2 table

Symmetric Measures
Asympt
otic Approxi
Standardiz Appro mate
Value ed Errora ximate Tb Significance
Interval by Pearson's
,012 ,092 ,128 ,898c
Interval R
Ordinal by Spearman
,012 ,092 ,128 ,898c
Ordinal Correlation
N of Valid Cases 117
a. Not assuming the null hypothesis.
b. Using the asymptotic standard error assuming the null hypothesis.
c. Based on normal approximation.

90

You might also like