You are on page 1of 4

1.

Khi một bên đưa ra lời đề nghị GKHĐ với bên kia thì họ có được
quyền rút lại hoặc thay đổi nội dung lời đề nghị hay không?
Có theo điều 389
2. Giải bài tập liên quan phần A viết thư mời B mua mỹ phẩm.
Chưa thành lập GKHĐ
3. Giả sử A chết thì áp dụng điều 395 hay 396 để giải quyết.
Điều 396
4. Im lặng có được xem là đồng ý, là chấp nhận GKHĐ không?
Không. Theo điều 393(2)

Câu hỏi bài tập (6/10/2020)

 Đọc điều 105 và cho biết tài sản cho thành mấy loại?
Các loại tài sản (4 loại): vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài
sản.

 Ông A mua nhà của công ty B, nhưng nhà chưa được xây dựng
xong chỉ mua dự án. Thì căn nhà này có được xem là tài sản hay
không. Giả sử ông A muốn vay tiền của ngân hàng thì có thể thế
chấp căn nhà này để vay được không?

Theo điểm b khoản 1 Điều 107 và điểm a khoản 2 Điều 108, ta


xác định căn nhà này là tài sản – bất động sản chưa hình thành.
Việc ông A muốn vay tiền của ngân hàng thì có thể thế chấp căn
nhà này (thấp hơn giá trị của căn nhà) vì căn nhà đã được xác
định là tài sản có thể thế chấp theo điều 317 và điều 318.

 Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh có thể thế chấp quyền sở hữu trí tuệ
đối với tác phẩm “Mắt Biếc” để vay tiền ngân hàng được
không?

Có. Theo Điều 105 ta xác định tác phẩm “Mắt Biếc” là tài sản
thuộc loại quyền tài sản

 A đưa xe máy thuộc quyền sở hữu của mình cho B để vay 5


triệu đồng và thỏa thuận chừng nào trả tiền thì B sẽ trả lại xe.
Đọc điều 309 và trả lời câu hỏi sau đây:
1. Đây là biện pháp bảo đảm gì?

Theo khoản 1 điều 292, điều 309 ta xác định biện pháp đảm bảo tài
sản trong tình huống này là cầm cố tài sản
2. Trong thời gian A chưa trả nợ cho B mà xe bị mất do lỗi của B thì B
có phải bồi thường xe khác cho A hay không?
Theo khoản 1 Điều 313 “bên nhận cầm cố có nghĩa vụ giữ gìn tài sản
cầm cố; nếu làm mất, thất lạc hoặc hư hỏng tài sản cầm cố thì phải
bồi thường thiệt hại cho bên cầm cố” nên ta kết luận B phải bồi
thường cho A theo thời điểm đó

3. Giả sử đến hạn A không có khả năng thanh toán nợ thì xử lý chiếc
xe trên như thế nào?

Điều 303. (nhưng phải thanh toán đủ giá trị của tài sản cho A)

4. B có được quyền sử dụng xe của A hay không?

Có thể nhưng phải xin quyền sử dụng từ A

 Ông A vay tiền tại ngân hàng có thế chấp bằng căn nhà thuộc
quyền sở hữu hợp pháp của mình. Đọc điều 317 và trả lời các
câu hỏi sau đây:
-Ông A giao nhà hay giao giấy tờ nhà cho ngân hàng?
Chỉ giao giấy tờ
-Việc thế chấp nhà này có phải đem đi công chứng không?
Phải đem đi công chứng
-Giả sử đến hạn A không có khả năng thanh toán thì xử lý căn nhà trên
như thế nào? (khoản vay là 5 tỷ, giá nhà tại thời điểm tranh chấp là 8
tỷ)
Xử lý: Phát mãi căn nhà (bán đấu giá)

 Đọc điều 328 và trả lời các câu hỏi sau đây:
A đến gặp B thỏa thuận mua 1 chiếc xe máy trị giá 10 triệu đồng hẹn 3
ngày sau đến lấy xe. B yêu cầu A đặt cọc trước để đảm bảo A sẽ mua
xe của B
- A đặt cọc bằng 5 triệu đồng được không?
Được.
- Đặt cọc bằng nhẫn vàng trị giá 2 triệu đồng được không?
Được.
- Đặt cọc bằng con chó HUSKY được không?
Được.
- A lột đôi dép đang mang đặt cọc được không?
Tùy vào giá trị của đôi dép
- Giả sử trường hợp đầu tiên là được và hai bên có thỏa thuận thêm
nếu bên mua không mua nữa sẽ mất tiền đặt cọc, nếu bên bán không
bán nữa thì bị phạt 70 lần số tiền đặt cọc. Đến hạn bên bán đổi ý
không bán nữa và cho rằng bị phạt 70 lần là quá cao nên yêu cầu áp
dụng điều 328 là phạt gấp đôi thì có được không?
Không. Vì theo khoản 2 Điều 328, giao kết trên được cả hai bên
thỏa thuận số tiền phạt cọc là 70 lần số tiền cọc nên phải thực hiện
theo đúng thỏa thuận.

Ngày 8/10/2020
Câu hỏi

Câu 1: A đến cửa hàng bán tivi của B thỏa thuận mua tivi với giá 50tr
đồng. B nói với A đưa trước cho B 10 triệu đồng. Trong ngày hôm nay
B sẽ giao hàng cho A, nhận được hàng A thanh toán 40 triệu còn lại.
Tuy nhiên, B đã không giao hàng đúng hạn vì lý do hết hàng hẹn 3
ngày sau sẽ giao. A không đồng ý mà cho rằng áp dụng điều 328 yêu
cầu B đưa lại cho A 20 triệu. B không đồng ý vì cho rằng đây là tiền
ứng trước, không phải tiền đặt cọc nên không được áp dụng điều 328.
B đúng hay sai?
Nếu muốn áp dụng điều 328 thì đây phải tiền đặt cọc mà tại tình
huống đây là tiền ứng trước. nếu muốn đó là tiền đặt cọc thì phải thỏa
thuận đây là số tiền đặt cọc.

Câu 2: Trả lời bài tập trong slide câu a và b


Câu a
Nếu bên bán không bán thì không bị xem là vi phạm HĐ mua bán vì
chưa xác lập hợp đồng mua bán tại đây. Nhưng vi phạm hợp đồng đặt
cọc.

Câu b
Nếu bên mua không mua thì không bị xem là vi phạm HĐ mua bán vì
chưa xác lập hợp đồng mua bán tại đây. Nhưng vi phạm hợp đồng đặt
cọc.

Câu 3: Đọc điều 329 và cho biết có mấy điều kiện để được áp dụng
điều 329.
Điều kiện để áp dụng điều 329:
Có hợp đồng thuê
Có tài sản đảm bảo
Trả lại tài sản thuê

Câu 4: Giải bài tập liên quan đến bồn chứa bia câu số 1. (slide)
Quan hệ giữa A và B về tiền thế chân có không có quan hệ ký cược,
vì:
Việc B giao cho A 02 bồn chứa (động sản) và A giao cho B 20 triệu
đồng cho đến khi hợp đồng chấm dứt. Khoản tiền 20 triệu trên là để
đảm bảo việc hoàn trả tài sản cho ông B cụ thể là 02 bồn chứa bia
nhưng A không trả tiền thuê 02 bồn chứa bia cho B nên đây không
được coi là hợp đồng thuê. Nên đây không phải quan hệ ký cược mà là
quan hệ mượn tài sản.
Cơ sở pháp lý: điều 494

Câu 5: A cho B vay tiền có C đứng ra bảo lãnh. Ba bên thỏa thuận nếu
đến hạn trả tiền nhưng B không có khả năng trả thì C sẽ trả dùm B.
Đến hạn, B không trả nợ cho A, A yêu cầu C trả thay. C không đồng ý
vì trên thực tế B vẫn đang sở hữu một chiếc xe SH nên theo C B phải
bán xe trả nợ, còn thiếu thì C mới trả thay. Biết rằng B vay 50 triệu
thời hạn vay 3 tháng lãi suất 1%/tháng. Xe SH tại thời điểm tranh chấp
giá thị trường là 100 triệu

Cơ sở pháp lý: Điều 335.


Theo khoản 2 Điều 335, bên bảo lãnh chỉ thực hiện nghĩa vụ thay cho
bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả
năng thực hiện nghĩa vụ. Ở tình huống này, bên được bảo lãnh là B
vẫn còn chiếc SH thì phải thực hiện xử lý tài sản để trả tiền cho A.
Nếu sau khi xử lý tài sản (chiếc SH) vẫn không đủ để trả nợ cho A thì
lúc này C mới phải thực hiện nghĩa vụ còn lại (trả tiền nợ còn lại) thay
B.

15/10/2020

Câu hỏi:

You might also like