You are on page 1of 2

Câu 1:

A 12 tuổi, B 14 tuổi, C 16 tuổi, D 19 tuổi, rủ nhau đi đánh M. M bị thương


chi phí điều trị hết 60 triệu đồng. Hỏi ai phải chịu trách nhiệm bồi thường
Biết rằng: ngày hôm đó mẹ của A chở A đến THCS X, mẹ vừa quay lưng đi
A cũng lẻn quay đi đánh nhau
B mồ côi cha mẹ sống với anh cả (giáo viên). Trong tuần lễ đó anh cả đi
công tác, để B ở nhà một mình
C là công nhân, mọi thu nhập đều giao cho mẹ
D đang sống lang thang, không tài sản và nghề nghiệp, không người thân
Điều 587, 586, 599, 46
Trả lời
Nhà trường của A, D, mẹ C, anh B liên đới chịu bồi thường.
Câu 2:
Thời hiệu khởi kiện yêu cầu bồi thường thiệt hại là 3 năm kể từ ngày người
có quyền và lợi ích bị xâm phạm đúng không
Sai. Vì theo điều 588, thời hiệu khởi kiện bắt đầu từ lúc người có quyền yêu
cầu biết hoặc phải biết quyền, lợi ích hợp pháp bị xâm phạm.
Câu 3: A tông chết B, B có vợ là C đang mang thai ở tháng thứ 3. Đọc điều
593 cho biết con của B được cập dưỡng từ thời điểm nào.
Từ thời điểm con của B sinh ra đến khi đủ 18 tuổi, trừ trường hợp người từ
đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi đã tham gia lao động và có thu nhập
đủ nuôi sống bản thân.
Câu 4: Hành vi trái pháp luật là hành vi gây thiệt hại và phải trái pháp luật.
Có hành vi nào gây thiệt hại mà pháp luật cho phép không. Ví dụ.
Hành vi phòng vệ chính đáng. A đánh B, B chống trả xong lỡ tay đánh A gãy
tay
Câu 5: Đọc slide bài giảng và điều 594 trả lời các câu hỏi sau đây
1. A và B đi chơi về khuya ngang bãi đất trống thì bị C chặn đường thực hiện
hành vi hiếp dâm với A, B nhặt cây gỗ đánh liên tục vào C. Hỏi hành vi của B có
phải phòng vệ chính đáng không?
Được phép
2. A và B xảy ra mâu thuẫn, A đấm vào mặt B 2 cái, B bỏ chạy. A móc dao
dí theo vào ngõ cụt, thấy A lao vào B dùng gậy quật vào A. A mất thăng bằng té
văng dao bất tỉnh. B đạp vào mặt A thêm 3 cái nữa rồi bỏ chạy. Hỏi hành vi của B
là phòng vệ chính đáng hay vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng. Theo điều 594
B có phải bồi thường thiệt hại gì cho A?
Có. Thời điểm B đạp mặt A thì A đã bất tỉnh, không còn nguy hiểm đối với
B nên không còn trong phạm vi phòng vệ. hành vi đạp vào mặt A của B là hành vi
cố ý gây thương tích.
3. A đang lái ô tô trên đường (đúng làn, đúng tốc độ) thì bất chợt B (10 tuổi)
băng qua đường không quan sát. Để tránh gây thiệt hại cho B, A quẹo gấp tay lái
tông vào con lươn giữa đường. hỏi thiệt hại này ai chịu trách nhiệm theo điều 171,
595.
Bố mẹ của B phải chịu trách nhiệm

You might also like