You are on page 1of 4

CHUYỂN GIAO NGHĨA VỤ THEO THỎA THUẬN.

3.1. Điểm giống và khác nhau cơ bản giữa chuyển giao quyền yêu cầu và chuyển giao
nghĩa vụ theo thỏa thuận?
Giống nhau:
Đều là sự thỏa thuận với người thứ ba.
Không chuyển giao các quyền và nghĩa vụ gắn với nhân thân.
Hậu quả pháp lý: Làm chấm dứt tư cách chủ thể của người chuyển giao quyền yêu cầu
hoặc người chuyển giao nghĩa vụ dân sự ở người được chuyển giao.
Khác nhau:
*Chuyển giao quyền yêu cầu:
Chuyển giao quyền yêu cầu không cần có sự đồng ý của người có nghĩa vụ.
Sau khi chuyển giao quyền yêu cầu biện pháp bảo đảm vẫn duy trì.
Người chuyển giao quyền yêu cầu không phải chịu trách nhiệm về khả năng thực
hiện nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ.
Người chuyển giao quyền yêu cầu phải báo cáo bằng văn bản cho bên có nghĩa vụ
về việc chuyển giao quyền yêu cầu.
*Chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận
Chuyển giao bắt buộc phải có sự đồng ý của bên có quyền.
Sau khi chuyển giao nghĩa vụ thì biện pháp bảo đảm chấm dứt, trừ trường hợp có
thỏa thuận khác.
Người có nghĩa vụ dân sự không phải báo cáo bằng văn bản cho bên có quyền về
việc chuyển giao nghĩa vụ dân sự.
3.2. Thông tin nào của bản án cho thấy bà Phượng có nghĩa vụ thanh toán cho bà
Tú?
Đoạn 1và đoạn 2
Theo các biên nhận tiền do phía bà Tú cung cấp thì chính bà Phượng là người trực
tiếp nhận tiền của bà Tú vào năm 2003 với tổng số tiền 555 triệu đồng và theo biên nhận
ngày 27/4/2004 thể hiện bà Phượng nhận của bà Lê Thị Nhan số tiền 615 triệu đồng. Phía
bà Phượng không cung cấp được chứng cứ xác định bà Ngọc thỏa thuận vay tiền của bà
Tú. Cũng theo lời khai của bà Phượng, tháng 4/2014 do bà Loan, ông Thạnh, bà Ngọc
không có tiền trả cho bà Tú để trả Ngân Hàng nên bà Phượng cùng bà Tú vay nóng bên
ngoài để trả Ngân Hàng.
3.3. Đoạn nào của bản án cho thấy nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã được chuyển
giao sang cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh?
Đoan 4
Phía bà Tú đã chấp nhận cho bà Phượng chuyển giao nghĩa vụ cho bà Ngọc, bà
Loan, ông Thạnh thể hiện qua việc bà Tú đã lập hợp đồng cho bà Ngọc vay số tiền
150.000.000đ vào ngày 12.5.2005. Kể từ thời điểm bà Tú xác lập hợp đồng vay với bà
Ngọc. bà Loan, ông Thạnh thì nghĩa vụ trả nợ vay của bà Phượng với bà Tú đã cham dứt
3.4. Suy nghĩ của anh/chị về đánh giá trên của Tòa án?
Hoàn toàn hợp lý. Tòa án xác định nghĩa vụ trả nợ của bà Phượng đã được chuyển
giao sáng cho bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh là có căn cứ. Căn cứ Điều 315 BLDS 2015
thì bên có nghĩa vụ có thể chuyển giao nghĩa vụ dân sự cho người thế nghĩa vụ nếu được
bên có quyền đồng ý và người thế nghĩa vụ sẽ trở thành bên có nghĩa vụ.Bà Tú đã đồng ý
với việc chuyển giao.Khi đã chuyển giao nghĩa vụ theo thỏa thuận, người có ghĩa vụ ban
đầu là bà Phượng sẽ không phải chịu trách nhiệm nào nữa. Mà đó là bà Ngọc, bà Loan và
ông Thạnh sẽ trở thành người thay thế nghĩa vụ, có trách nhiệm trả số nợ còn thiếu cho
bà Tú.
3.5. Nhìn từ góc độ văn bản, người có nghĩa vụ ban đầu còn có trách nhiệm đối với
người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được
chuyển giao? Nêu cơ sở pháp lý khi trả lời.
Không có nghĩa vụ.Không có cơ sở luôn
3.6. Nhìn từ góc độ quan điểm các tác giả, người có nghĩa vụ ban đầu có còn trách
nhiệm đối với người có quyền không khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa
vụ được chuyển giao? Nêu rõ quan điểm của tác giả mà anh/chị biết.
Nhìn từ góc độ quan điểm các tác giả, người có nghĩa vụ ban đầu không còn trách nhiệm
đối với người có quyền khi người thế nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ được chuyển
giao. “Nó” không chấm dứt mà chuyển từ chủ thể này sang chủ thế khác.
3.7. Đoạn nào của bản án cho thấy Tòa án theo hướng người có nghĩa vụ ban đầu
không còn trách nhiệm đối với người có quyền?
“Như vậy, kê từ thời điểm bà Tú xác lập hợp đồng vay với bà Ngọc, bà Loan và
ông Thạnh thì nghĩa vụ trả nợ vay của bà Phượng với bà Tú đã chấm dứt làm phát sinh
nghĩa vụ của bà Ngọc, bà Loan và ông Thạnh đối với bà Tú theo hợp đồng vay tiền đã
ký. Việc bà tú yêu cầu bà Phượng có trách nhiệm thanh toán trả nợ cho bà là không có
căn cứ chấp nhận’’.
3.8. Kinh nghiệm của pháp luật nước ngoài đối với quan hệ giữa người có nghĩa vụ
ban đầu và người có quyền.
Người thế nghĩa vụ có thể viện dẫn mối quan hệ của mình với người có nghĩa vụ ban
đầu để đối kháng với người có quyền hay không? Theo Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp
đồng thì người có nghĩa vụ mới không thể viện dẫn mối quan hệ của mình với người
có nghĩa vụ ban đầu để đối kháng với người có quyền (Điều 12.102, khoản 1). Ở đây,
quy phạm này bảo vệ bên có quyền và được áp dụng ngay cả khi bên có quyền biết
rằng mối quan hệ giữa người thế nghĩa vụ và người có nghĩa vụ ban đầu có khả năng
vô hiệu.
Ví dụ: A bán cho C một tác phẩm nghệ thuật được các bên coi là tác phẩm nghệ thuật
Trung Quốc thời Trung cổ với giá 20.000 euro và thỏa thuận rằng C thay thế A với tư
cách là người có nghĩa vụ đối với ngân hàng B. Sau khi nhận được thông báo của A,
ngân hàng B đồng ý việc thế nghĩa vụ này. Nhưng ít lâu sau, có chứng cứ rõ ràng A
bán cho C tác phẩm nghệ thuật giả. Theo quy định của Bộ nguyên tắc châu Âu về hợp
đồng thì sự việc này không làm ảnh hưởng đến việc chuyển giao nghĩa vụ.
Thiết nghĩ chúng ta cũng nên theo hướng này nhằm đảm bảo quyền lợi của người có
quyền. Bởi lẽ trong BLDS thì trong trường hợp nghĩa vụ dân sự có biện pháp bảo đảm
được chuyển giao thì biện pháp bảo đảm đó chấm dứt. Để bù trừ việc chấm dứt các
biện pháp bảo đảm này, chúng ta không cho phép viện dẫn mối quan hệ giữa người có
nghĩa vụ ban đầu và người có nghĩa vụ mới để cản trở hiệu lực của việc chuyển giao
nghĩa vụ.
Như đã nói ở trên, nội dung của nghĩa vụ được chuyển giao không bị thay đổi mặc dù
người thực hiện nghĩa vụ thay đổi. Do vậy, mặc dù BLDS hiện hành không có quy
định rõ ràng, chúng ta nên cho phép người có nghĩa vụ mới viện dẫn những đối
kháng mà người có nghĩa vụ ban đầu có thể viện dẫn để đối kháng với người có
quyền. Ở đây, chuyển giao nghĩa vụ thì chuyển giao cả những nghĩa vụ và quyền gắn
liền với nghĩa vụ này. Chẳng hạn, nếu trước đây, người có nghĩa vụ ban đầu có quyền
tạm đình chỉ hoặc từ chối thực hiện nghĩa vụ đối với người có quyền trên cơ sở áp
dụng các biện pháp phòng vệ (như dó người có quyền không thực hiện đúng nghĩa vụ
của mình) thì người có quyền có nghĩa vụ mới cũng có thể áp dụng các biện pháp
phòng vệ đó đối với người có quyền.
3.9. Suy nghĩ của anh chị về hướng giải quyết trên của Tòa án.
Quá hợp lý. Phù hợp với quy định của BLDS 2015
3.10. Trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện pháp bảo
lãnh của người thứ ba thì khi nghĩa vụ được chuyển giao, biện pháp bão lãnh có
chấm dứt không? Nêu rõ cơ sở pháp lý khi trả lời.
Căn cu Điều 317 BLDS năm 2005: “Trong trường hợp nghĩa vụ dân sự có biện
pháp bảo đảm được chuyển giao thì biện pháp bảo đẩm đó chám dứt, nếu không có thỏa
thuận khác’’. Như vậy, trong trường hợp nghĩa vụ của bà Phượng đối với bà Tú có biện
pháp bảo lãnh của người thứ ba thì khi được chuyển giao biện pháp bảo lãnh đó chấm
dứt.

You might also like