You are on page 1of 6

CÂU HỎI THẢO LUẬN

BUỔI 1:
Câu hỏi lý thuyết:
1. Điểm khác nhau cơ bản giữa hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh
khác là gì? Tại sao?
2. Tại sao ngoài việc quản lý tổ chức và hoạt động của các TCTD, NHNNVN còn
quản lý việc vay và trả nợ nước ngoài của các doanh nghiệp khác?
3. Chứng minh tái cấp vốn/ lãi suất/ tỷ giá hối đoái/ dự trữ bắt buộc/ nghiệp vụ thị
trường mở là công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia
Câu hỏi nhận định:
1. Chính sách tiền tệ quốc gia thuộc thẩm quyền quyết định của Quốc Hội
2. Ngân hàng nhà nước là người mua, người bán cuối cùng trên thị trường ngoại tệ liên
ngân hàng
3. Tỷ giá hình thành trên cơ sở quyết định của ngân hàng nhà nước
Tình huống
Các hoạt động sau đây của Ngân hàng nhà nước là đúng hay sai? Tại sao?
1. Bắt buộc các TCTD và các công ty lớn trên cả nước mua tín phiếu của NHNN nhằm
giảm bớt lượng tiền trong lưu thông thông qua nghiệp vụ thị trường mở.
2. Phần chênh lệch từ hoạt động có thu và các khoản chi được NHNN trích chia thưởng
cuối năm cho cán bộ NHNN
3. Sau khi tiến hành thanh tra ngân hàng đối với ngân hàng KienLong Bank, NHNN ra
quyết định không cho phép chia cổ tức năm 2015, không cho phép mở thêm chi nhánh và
yêu cầu ngưng hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản cho khách hàng. Các
yêu cầu trên có thuộc thẩm quyền của NHNN không?
BUỔI 2
Câu hỏi:
1. Một người nước ngoài có được thành lập ngân hàng tại Việt Nam?
2. Anh (chị) hãy phân biệt hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng Nhà nước và hoạt động
tín dụng của các tổ chức tín dụng
3. Nêu 5 điểm khác biệt cơ bản trong cơ cấu tổ chức của một doanh nghiệp là công ty cổ
phần theo Luật Doanh nghiệp và một TCTD là công ty cổ phần theo Luật Các TCTD,
tại sao lại có sự khác biệt đó?
Nhận định:
1. Tổ chức tín dụng được nộp đơn xin phá sản khi hoạt động thua lỗ mà không muốn
khôi phục hoạt động
2. Công ty tài chính không được tiến hành mở tài khoản cho khách hàng
3. Tổ chức tín dụng nước ngoài muốn hoạt động ngân hàng tại Việt Nam thì chỉ được
thành lập dưới hình thức duy nhất là chi nhánh của ngân hàng nước ngoài.
4. Cá nhân có thể nắm giữ 15% vốn điều lệ của một ngân hàng thương mại cổ phần.
5. Tổ chức tín dụng được nhận tiền gửi bằng vàng
BUỔI 3
Nhận định
1. Mọi TCTD đều phải tham gia bảo hiểm tiền gửi.
2. Mọi tổ chức tín dụng có hoạt động nhận tiền gửi đều phải tham gia bảo hiểm tiền
gửi.
3. Tổ chức có thể sở hữu 50% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng
4. Tổ chức tín dụng không được sở hữu giấy tờ có giá do tổ chức tín dụng khác phát
hành
5. Khi TCTD tổ chức bầu, bổ nhiệm các chức danh Tổng giám đốc, thành viên
HĐQT, thành viên Ban Kiểm soát phải được NHNN chấp thuận danh sách dự
kiến.
Tình huống
Tình huống 1:
Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Tây Dương được ngân hàng cấp phép thành lập và
hoạt động năm 2005. Tới đầu năm 2013, Ngân hàng có vốn điều lệ là 5.000 tỷ đồng.
Trong năm 2013, Ngân hàng Đại Tây Dương có một số hoạt động sau:
a. Phát hành chứng chỉ tiền gửi ngắn hạn 6 tháng với số tiền huy động lên đến 20 tỷ
đồng.
b. Ký hợp đồng cho thuê tài chính với công ty vận tải Đại An để cho công ty Đại An
thuê 10 xe vận tải 50 chỗ theo chỉ định của công ty Đại An trong thời hạn 10 năm.
c. Sử dụng 20 tỷ trong phần vốn huy động từ hoạt động nhận tiền gửi tiết kiệm để
thành lập công ty An Tín nhằm kinh doanh trong lĩnh vực in ấn các loại giấy tờ.
d. Thành lập trung tâm môi giới bất động sản để thực hiện hoạt động môi giới bất
động sản.
Theo anh (chị) các hoạt động trên của ngân hàng Đại Tây Dương là đúng hay sai? Tại
sao?
BUỔI 4
Tình huống 1
Công ty cho thuê tài chính Minh An là công ty con của Ngân hàng TMCP Đại An. Trong
quá trình kinh doanh, của công ty Minh An và Ngân hàng Đại An có các hành vi sau:
1. Bổ nhiệm ông A là thành viên hội đồng quản trị ngân hàng Đại An làm tổng giám
đốc công ty Minh An
2. Bổ nhiệm ông B đang là thành viên ban kiểm soát ngân hàng Đại An làm thành
viên ban kiểm soát công ty Minh An
3. Công ty cho thuê tài chính Minh An dùng 20 tỷ vốn tự có để thành lập công ty cho
thuê tài sản An An
4. Ngân hàng Đại An cho công ty Minh An vay 10 tỷ để bổ sung vốn lưu động
5. Công ty Minh An sử dụng nguồn vốn tự có để kinh doanh bất động sản
6. Ngân hàng TMCP Đại An huy động vốn từ cổ đông để góp vào dự án nhà ở Sala
Quận 2
Hỏi: Các hoạt động trên của công ty cho thuê tài chính và ngân hàng đúng hay sai?
Tình huống 2:
Công ty tài chính X được thành lập năm 2004 theo đúng quy định của pháp luật hiện
hành. Đến cuối năm 2006, vốn tự có của X là 1.000 tỷ đồng/
Trong năm 2013, công ty tài chính X có một số hoạt đông sau:
1. Nhận tiền gửi tiết kiệm với kỳ hạn 6 tháng với số tiền 50 tỷ
2. Phát hành chứng chỉ tiền gửi với kỳ hạn 18 tháng để huy động vốn của dân chúng
với tổng giá trị đợt phát hành là 60 tỷ
3. Cho công ty M vay 20 tỷ đồng để đầu tư xây dựng nhà máy chế biến xuất khẩu
4. Bảo lãnh phát hành trái phiếu cho công ty cổ phần Hoàng Hà
5. Bảo lãnh phát hành cổ phiếu cho công ty xây dựng Minh Hoàng
6. Nhập khẩu máy móc, thiết bị dây chuyền từ nước ngoài để cho các công ty thành
viên thuê lại theo phương thức thuê vận hành
Hỏi: Các hành vi trên của công ty tài chính X đúng hay sai? Tại sao?
BUỔI 5
Nhận định
1. Tài sản đăng kí giao dịch bảo đảm phải thuộc sở hữu của người đăng kí giao dịch
bảo đảm.
2. Giao dịch đảm bảo chỉ có hiệu lực pháp lý khi được đăng kí
3. Giao dịch bảo đảm có hiệu lực kể từ thời điểm giao kết.
4. Hợp đồng tín dụng phải được lập thành văn bản và có công chứng, chứng thực
mới có hiệu lực pháp luật.
5. Ngân hàng phải có nghĩa vụ cho vay nếu bên vay có tài sản thế chấp.
6. Tổ chức tín dụng không được cho Giám đốc của chính tổ chức tín dụng vay vốn.
7. Mọi tổ chức tín dụng khi thực hiện hoạt động cấp tín dụng đều phải tuân theo hạn
mức cấp tín dụng.
8. Tổ chức tín dụng được quyền dùng vốn huy động để đầu tư vào trái phiếu.
Tình huống
Tình huống 1
Ông A là chủ doanh nghiệp tư nhân X. Ông A sở hữu 12% vốn cổ phần của công ty
Y. Ông này đồng thời là thành viên Ban kiểm soát công ty tài chính Z (có vốn tự có là
500 tỷ đồng).
a) Doanh nghiệp tư nhân X muốn vay của công ty tài chính Z 5 tỷ đồng trên cơ sở tài
sản bảo đảm của ông A là quyền sử dụng đất và nhà gắn liền với đất trị giá 7 tỷ. Công
ty tài chính Z có chấp nhận cho vay không? Vì sao?
b) Công ty Y muốn vay của công ty tài chính Z 30 tỷ đồng trong thời hạn 1 năm, biết
lãi suất hiện tại là 10%/năm. Tài sản bảo đảm là toàn bộ nhà xưởng và dây chuyền sản
xuất của công ty được định giá là 35 tỷ đồng. Hỏi công ty tài chính Z có chấp nhận
cho vay không? Vì sao?
c) Giả sử công ty Y được chấp nhận cho vay theo trường hợp trên. Do công ty Y vi
phạm nghĩa vụ trả nợ, công ty tài chính Z ra thông báo và quyết định xử lý tài sản bảo
đảm nói trên để thu hồi nợ. Số tiền thu hồi được từ việc xử lý tài sản bảo đảm là 30 tỷ
đồng. Do đó, công ty Y đã nhờ ông A đã dùng phần vốn góp trị giá 5 tỷ đồng của
mình tại công ty tài chính Z để thay thế nghĩa vụ trả nợ trên của công ty. Hỏi công ty
tài chính Z có chấp nhận phương án trả nợ này không? Vì sao?
BUỔI 6
Tình huống 1
Ngày 20/4/2015, công ty TNHH X ký hợp đồng tín dụng vay ngân hàng TMCP Thịnh
Phát số tiền vay 2 tỷ đồng. Thời hạn vay: 2 năm. Mục đích vay: Bổ sung vốn lưu
động. Lãi suất cho vay: 12%/ năm và các điều kiện khác được thỏa thuận cụ thể trong
hợp đồng. Hợp đồng vay được bảo đảm bằng căn nhà thuộc sở hữu của ông Trần Bình
An. Giao dịch thế chấp được công chứng, chứng thực và đăng ký.
Ngày 30/5/2017, khi đến hạn thanh toán nợ gốc công ty X không trả được nợ. Ngân
hàng tiến hành bán đấu giá căn nhà của ông An để thu hồi nợ. Trong quá trình bán
đấu giá, ngân hàng phát hiện căn nhà này ông An đang cho thuê. Hợp đồng thuê nhà
có thời hạn từ ngày 1/1/2014 đến ngày 31/12/2019. Tuy nhiên tại thời điểm ký kết
hợp đồng thế chấp, ngân hàng không được ông An và công ty X thông báo về hợp
đồng thuê nhà này. Hỏi:
1. Hợp đồng thế chấp trên có hiệu lực hay không? (1 điểm)
2. Khi phát hiện căn nhà là tài sản đang cho thuê mà được dùng để thế chấp, ngân
hàng có thể làm gì để bảo vệ lợi ích hợp pháp của ngân hàng? (1,5 điểm)
3. Giả sử căn nhà của ông An bán đấu giá thu được 1,5 tỷ đồng. Hỏi ngân hàng sẽ
thu hồi khoản nợ còn thiếu như thế nào? (1,5 điểm)
Tình huống 2
Ngân hàng TMCP Thịnh Vượng thành lập năm 2015 và có vốn điều lệ 3.000 tỷ đồng.
Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng Thịnh Vượng có các hoạt động sau đây. Hỏi:
1. Các hoạt động sau của ngân hàng Thịnh Vượng đúng hay sai? Tại sao?
a. Huy động 150 tỷ từ tiền gửi tiết kiệm của người dân để thành lập công ty
TNHH MTV An Thịnh nhằm kinh doanh trong lĩnh vực kinh doanh bất
động sản (1 điểm).
b. Cho ông Nguyễn Văn Minh là cổ đông sáng lập của ngân hàng Thịnh
Vượng vay khoản vay 5 tỷ đồng. (1,5 điểm)
2. Giả sử khoản vay trên của ông Nguyễn Văn Minh là hợp pháp, để đảm bảo cho
khoản vay, ngân hàng Thịnh Vượng nhận thế chấp bằng tài sản là hệ thống nhà
xưởng trên đất. Biết rằng hệ thống nhà xưởng là tài sản do ông Minh đầu tư trên
đất ông Minh thuê của người khác trong thời hạn 5 năm. Hỏi tài sản này có thể trở
thành tài sản bảo đảm không? Tại sao? (1,5 điểm).

You might also like