You are on page 1of 25

Trong một thế giới ngập tràn những thông tin không chính đáng, sự sáng suốt là sức

mạnh. Trên lý thuyết, bất cứ ai cũng có thể tham gia cuộc tranh luận về loài người, nhưng
thật khó để giữ một tầm nhìn sáng suốt. Thường thì chúng ta không nhận thấy có một cuộc
tranh luận đang diễn ra và những câu hỏi mấu chốt của nó là gì. Hàng tỷ người trong chúng ta
không đủ xa xỉ mà tìm hiểu bởi chúng ta còn nhiều việc cấp thiết hơn phải thực hiện: Ta phải
đi làm, nuôi con hoặc chăm sóc cha mẹ già. Đáng tiếc là lịch sử không có chiết khấu hay
giảm giá. Nếu tương lai của loài người được định đoạt lúc bạn vắng mặt, vì bạn đang mải lo
chuyện ăn, chuyện mặc cho con mình, thì bạn và các con đều sẽ không được miễn trừ hậu
quả. Điều này thật bất công, nhưng ai bảo lịch sử là công bằng cơ chứ?

Và như tôi nói ở trên, nghĩ về bức tranh tổng thể ( hay tương lai của loài người ) là
một điều xa xỉ khá hiếm hoi. Một người mẹ đơn thân đang chật vật nuôi nấng hai đứa con
trong một khu ổ chuột ở Mumbai phải tập trung vào việc lo bữa mai; những người tị nạnh
lênh đênh trên một con thuyền giữa Địa Trung Hải căng mắt nhìn về chân trời mà tìm kiếm
bất cứ dấu hiệu nào của đất liền ; một người hấp hối trong bệnh viện đông đúc của London
gom hết sức tàn để hít thêm một hơi nữa . Họ đều có những vấn đề cấp bách hơn rất nhiều so
với sự nóng lên của toàn cầu hay cuộc khủng hoảng của nền dân chủ tự do . Không một
quyển sách nào có thể giải quyết thấu đáo tất cả những điều đó và tôi không có bài học nào
để dạy cho những người trong hoàn cảnh như vậy . Tôi chỉ hy vọng được học hỏi từ họ.

TỔNG HỢP DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘI


1. SỰ VẬT/ CON VẬT MANG TÍNH BIỂU TƯỢNG
- Chiếc đầu máy xe lửa
Chiếc đầu máy xe lửa mạnh nhất thế giới cũng có thể bị “khóa chân” bởi 1 mẫu gỗ
dày 2.5 cm chêm vào bánh khi nó đang đứng yên nhưng khi nó lao về phía trước với vận tốc
160km/h thì nó sẽ phá tung cả một bức tường bê tông cốt sắt dày 1.5m. Vì vậy, dù bạn có tài
năng thế nào đi chăng nữa, một khi bạn dừng lại hoặc đứng yên, bạn sẽ chỉ là một người tiềm
năng và là một con số không tròn trĩnh.

- Ong nghệ
Ong nghệ không biết bay?
Nhìn những chú ong nghệ bụng thật to, cánh rất mỏng và nhỏ, ít người tin rằng
chúng có thể bay được. Thật vậy, xét theo nguyên tắc khí động học thì với kích thước, trọng
lượng và tỷ lệ đó thì loài ong nghệ chỉ có thể bò mà thôi. Tuy nhiên, vì chúng không biết đọc
và chúng không biết gì về khí động học nên chúng cứ bay một cách vô tư như bạn thấy đấy!
Khát vọng tạo nên sự ngờ nghệch thông minh – một đặc tính hay khả năng của một
người không biết mình không thể làm được một việc gì đó nên cứ lao vào làm. Nếu để ý, bạn
sẽ thấy rất nhiều lần sự ngờ nghệch thông minh giúp ta hoàn thành những việc gần như bất
khả thi. Chẳng hạn, một nhân viên bán hàng mới vào nghề, chưa có kinh nghiệm, nên hầu
như không biết gì về nghệ thuật thuyết phục khách mua hàng. Điều may mắn là vì anh
“không biết” điều đó và nhờ có sự khích lệ của những người xung quanh nên anh làm việc
với sự hứng khởi lớn và trở thành người bán được nhiều hàng nhất trong công ty.
-Hãy làm cho tôi một động cơ V-8
Henry Ford không có điều kiện học hành nhiều khi còn bé và chỉ thành đạt sau tuổi
40. Sau khi làm chủ nhà máy sản xuất ô tô lớn nhất thời bấy giờ ở Mỹ, ông triệu tập các kỹ sư
của mình lại và đề nghị họ chế tạo cho ông một động cơ khác thường: động cơ V-8. Các kỹ
sư xuất sắc của Ford hiểu rằng đòi hỏi của ông là không thể, xét về mọi nguyên lý toán học,
vật lý và kỹ thuật, và nếu “có thể” chế tạo được thì cũng rất phi kinh tế. Họ giải thích với ông
điều đó nhưng Ford chỉ nói một câu: “Thưa quý vị, tôi muốn có một động cơ V-8. Xin quý vị
nghiên cứu chế tạo cho". Các kỹ sư miễn cưỡng làm việc và cuối cùng đến gặp ông: “Thưa
ông, chúng tôi cam đoan rằng V8 là động cơ không tưởng!" . Ford không dễ bị lung lạc, ông
bảo: “Thưa quý vị, tôi cần có một động cơ V8, xin quý vị làm nhanh cho”. Các kỹ sư lại lao
vào làm việc nhưng báo cáo cuối cùng vẫn là: “Thưa ông Ford, động cơ V8 tuyệt đối không
thể chế tạo được!”. Nhưng trong “từ điển” của Ford không có từ "không thể”, ông nói: “Quý
vị không rõ ý tôi nói sao? Tôi cần có một động cơ V8 và quý vị phải làm cho ra nó. Mong quý
vị làm ngay cho!".
Và điều gì đã xảy ra? Động cơ V-8 “không tưởng" của hãng Ford ra đời.
(Trích “Hẹn bạn trên đỉnh thành công”)
- Loài bọ
Các nhà nghiên cứu đã quan sát thấy một thói quen rất kỳ lạ của loài bọ: Khi được
cho vào một chiếc hộp có nắp, bọ nhảy liên tục lên phía nắp hộp.
Ban đầu, những con bọ sẽ nhảy chạm vào nắp hộp, nhưng dần dần chúng sẽ không
nhảy cao nữa, để tránh chạm vào nắp. Đơn giản là do đập đầu vào nắp hộp thì khá đau nên
chúng sẽ tự động nhảy thấp hơn.
Đến khi cái nắp được nhấc ra, bọ vẫn tiếp tục nhảy, nhưng không hề nhảy ra ngoài
hộp. Chúng không thể. Vì chúng đã tự đặt cho mình giới hạn chỉ nhảy cao đến mức đó mà
thôi.
-Những tấm bản đồ trống
Nhiều nền văn hoá đã vẽ nên những bản đồ thế giới trước thời kỳ hiện đại rất lâu. Rõ
ràng, không một nền văn hoá nào trong số đó thực sự biết toàn thể thế giới. Không có nền văn
hoá Á Phi nào biết về Châu Mĩ và không có nền văn hoá Châu Mĩ nào biết về lục địa Á Phi.
Những tấm bản đồ được hoàn thiện mà không có những khoảng trống. Chúng cho ta ấn tượng
về một sự thân thuộc với toàn thế giới
Trong thế kỉ XV và XVI, người Châu Âu đã bắt đầu vẽ bản đồ thế giới với rất nhiều
khoảng trống- một dấu hiệu của sự phát triển tư duy khoa học, cũng như sự cố gắng của đế
chế Châu Âu. Những tấm bản đồ trống là một bước đột phá về tâm lý và tư tưởng, một sự
thừa nhận rõ ràng rằng những người Châu Âu đã không biết gì về những phần rộng lớn của
thế giới.
=> Sự phát triển của bản đồ thế giới thể hiện rõ nét tâm lý “khám phá và chinh phục
của con người hiện đại" ( Trích lược sử loài người )
2. Những dấu mốc quan trọng
- Trí tuệ nhân tạo
Năm 2017, chương trình cờ vua Deep Blue của IBM đánh bại Garry Kasparov- một
đại kiện tướng cờ vua người Nga
Ngày 7/10/2017 đánh dấu một cột mốc quan trọng, không phải một máy tính đánh
bại một con người trong môn cờ vua, đó là khi chương trình Alpha Zero của Google đánh bại
chương trình Stockfish 8 là nhà vô địch cờ vua máy tính thế giới năm 2016. Nó tiếp cận được
hàng trăm năm kinh nghiệm của con người tích lũy trong môn cờ vua, cũng như hàng thập kỷ
kinh nghiệm máy tính. Nó có khả năng tính toán 70 triệu nước cờ mỗi giây. Trái lại,
AlphaZero chỉ tính được 80 000 nước mỗi giây và những nhà chế tạo ra nó chưa hề dạy nó
bất cứ chiến thuật cờ vua nào, thậm chí các thế khai cuộc cơ bản cũng không. Thay vào đó,
Alpha Zero sử dụng các nguyên tắc học máy mới nhất để tự học chơi cờ bằng cách chơi với
chính nó. Tuy nhiên, trong 100 ván cờ giữa tay mơ AlphaZero và Stockfish, AlphaZero thắng
28 và hoà 72. Nó không thua một ván nào. Alpha Zero không học gì từ con người nên rất
nhiều nước đi và chiến thuật đánh thắng của nó dưới con mắt con người có thể nói là rất xa
lạ. Có thể xem chính là sáng tạo, nếu không muốn nói thằng ra là thiên tài
- Sự kết thúc
“thời khắc đáng chú ý và quyết định nhất trong 500 năm qua đã đến vào lúc
05;29;45 vào ngày 12 tháng 7 năm 1945. Vào chính giây phút đó, các nhà khoa học Mỹ đã
cho nổ quả bom nguyên tử đầu tiên tại Alamogordo, bang Mexico. Từ thời điểm đó trở đi,
loài người đã có khả năng không chỉ thay đổi tiến trình lịch sử, mà còn có thể kết thúc nó" -
Yuval Noah Harari
3. Những bức ảnh gây chấn động
- Bức ảnh “Kền kền chờ đợi”
Tháng 3/1993, phóng viên ảnh người Nam Phi Kevin Carter đến Sudan với mong
muốn ghi lại những hình ảnh chân thực nhất về cuộc nội chiến và nạn đói thảm khốc tại đây,
một vùng đất mà theo lời anh là “đang bị thế giới bỏ quên”.
Anh chụp lại hình ảnh một bé gái với thân hình chỉ còn da bọc xương đang cố gắng
lết tới trung tâm cứu trợ trên cánh đồng khô cằn cỏ cháy. Gần đó, một con kền kền đã chực
chờ sẵn. Bức ảnh đã giúp anh đoạt giải Pulitzer và trở nên nổi tiếng trên toàn cầu. Nhiều
người đã lên án anh có mặt tại đó mà không cứu giúp cô bé. Không chịu nổi áp lực của dư
luận, Kevin Carter đã tự sát.
- Bức ảnh “Cậu bé Syria bên bờ biển”
Aylan Kurdi, 3 tuổi, đến từ Syria, nằm trên bãi biển, tay cuôi theo chân, úp mặt
xuống cát như một thiên thần nhỏ đang say ngủ. Nhưng thiên thần nhỏ sẽ không bao giờ tỉnh
tại.
(Liên hệ: Thư gửi mẹ của một người tị nạn Syria trước khi chết chìm trên biển
Một phần bức thư đã được tìm thấy trong ví của một trong hàng nghìn người Syria
đã bị chìm trên biển Địa Trung Hải khi tìm cách sang châu Âu để thoát khỏi tình cảnh chiến
tranh tại quê nhà. Nhưng sau cùng, tất cả các quốc gia đều từ chối và không đồng ý cấp visa
cho họ. Trong bức thư có viết: “Cảm ơn biển cả đã chào đón chúng tôi mà không đòi hỏi
visa… Cảm ơn loài cá sẽ ăn thịt cơ thể tôi mà không cần hỏi tôn giáo của tôi là gì…”
Biển cả là gì? Biển cả là thứ đã giết chết anh ta, là nơi chôn vùi anh, những người
đồng hành cùng anh, và rất có thể, chôn vùi cả những người thân yêu của anh. Vậy mà “cảm
ơn"? Sóng to, gió lớn, biển động, thuyền chìm thì người chết. Nó đối xử với anh như môt
người bình thường, không phân biệt tôn giáo, màu da, xuất thân, địa vị. Người di cư chết trên
biển, những ngư dân chết trên biển. Đồng loại từ chối anh ta vì những khác biệt, nhưng biển
cả cho anh ta một cái chết bình đẳng. Lời cảm ơn chua xót và đau đớn hơn ngàn vạn những
lời trách móc, uất hận- lời cuối cùng của con người
- Bức ảnh em bé đầu hàng
Khi nhiếp ảnh gia Osman Sagirli hướng máy ảnh về phía Hudea, một bé gái Syria 4
tuổi trong trại tị nạn Atmeh ở gần biên giới Syria – Thổ Nhĩ Kỳ, đứa trẻ vội vàng giơ hai tay
lên đầu vì tưởng đó là súng. Đôi môi mím chặt, đôi mắt khẩn cầu đầy sợ hãi, đứa trẻ ấy đã
trải qua những gì?

-Bức ảnh của một đứa trẻ khóc khi đang chơi đàn được xếp vào một trong
những bức ảnh gây xúc động nhất trong lịch sử hiện đại.
Bức ảnh này chụp một cậu bé 12 tuổi người Brazil (Diego Frazzo Turkato), chơi
violin trong đám tang của thầy giáo, người đã cứu cậu khỏi môi trường nghèo đói và đầy bất
ổn mà cậu sống.
Trong hình ảnh này, tình người được nói lên cho toàn thế giới:
“Hãy nuôi dưỡng tình yêu thương và lòng nhân ái trong mỗi đứa trẻ. Chỉ khi đó, bạn
mới xây dựng được một nền văn minh vĩ đại, một quốc gia vĩ đại "...

-Bức tranh máu của hoạ sĩ mù


Vào ngày 28/4/1975, hoạ sĩ Lê Duy Ứng đã tiến về Sài Gòn cùng đoàn quân giải
phóng với nhiệm vụ chụp ảnh và ký hoạ về chiến trường. Do xe tăng chiến đấu bị dính đạn,
ông đã bị hất thẳng ra khỏi thành xe. Sau khi tỉnh lại kể từ dư chấn đó, mắt ông chỉ thấy một
màu đen và máu đã chảy ra từ 2 hố mắt.
Trong phút giây mà sự sống và cái chết tranh đấu nhau để chiếm thế thượng phong,
hoạ sĩ Lê Duy Ứng chợt nghĩ đến Bác Hồ. Ông đã tìm ngay tập giấy vẽ hay mang theo như
vật bất tùy thân rồi tưởng tượng hình ảnh của Bác trong đầu, sau đó, ông đã dùng chính máu
của mình để hoàn thành bức tranh đó.
Trên bức “huyết họa” huyền thoại ấy, người nghệ sĩ này còn ghi lại một dòng chữ
như sau “Ánh sáng và niềm tin - Con nguyện dâng người thanh xuân”.

- Bức ảnh đồng chí Cảnh sát Cơ động nén đau kịp thời cứu sống bé trai bị co
giật được vinh danh “Khoảnh khắc báo chí 2019”
Vượt qua 50 tác phẩm xuất sắc khác, "Khoảnh khắc báo chí năm 2019" đã vinh danh
tác phẩm của tác giả Nguyễn Tiến Anh Tuấn được chụp vào ngày 4/8 trên SVĐ Thiên
Trường (Nam Định). Lúc này, một CĐV nhí được cha mẹ cho vào sân theo dõi trận đấu thì
có dấu hiệu bị co giật, cắn lưỡi.
Lập tức, hai chiến sĩ CSCĐ đã nhanh chóng đưa bé đi cấp cứu, để tránh bé trai cắn
lưỡi, chiến sĩ CSCĐ đã nén đau cho tay vào miệng bé để ngăn lại. Trong khoảnh khắc đó,
phóng viên ảnh Nguyễn Tiến Anh Tuấn đã bấm máy ghi lại được bức ảnh này.
Tác phẩm đã bắt trọn khoảnh khắc đầy nhân văn, trách nhiệm của các chiến sỹ
CAND.
4. Những cái chết
-Cái chết của một người mẹ
Sau khi động đất qua đi, lực lượng cứu hộ bắt đầu các hoạt động tìm kiếm cứu nạn.
Và khi họ tiếp cận đống đổ nát từ ngôi nhà của một phụ nữ trẻ, họ thấy thi thể của cô qua các
vết nứt. Nhưng tư thế của cô có gì đó rất lạ, tựa như một người đang quỳ gối cầu nguyện; cơ
thể nghiêng về phía trước, và hai tay cô đang đỡ lấy một vật gì đó. Ngôi nhà sập lên lưng và
đầu cô.
Đội trưởng đội cứu hộ đã gặp rất nhiều khó khăn khi anh luồn tay mình qua một khe
hẹp trên tường để với tới thi thể nạn nhân. Anh hy vọng rằng, người phụ nữ này có thể vẫn
còn sống. Thế nhưng cơ thể lạnh và cứng đờ cho thấy cô đã chết.
Cả đội rời đi và tiếp tục cuộc tìm kiếm ở tòa nhà đổ sập bên cạnh. Không hiểu sao,
viên đội trưởng cảm thấy như bị một lực hút kéo trở lại ngôi nhà của người phụ nữ. Một lần
nữa, anh quỳ xuống và luồn tay qua khe hẹp để tìm kiếm ở khoảng không nhỏ bên dưới xác
chết. Bỗng nhiên, anh hét lên sung sướng: "Một đứa bé! Có một đứa bé!".
Cả đội đã cùng nhau làm việc; họ cẩn thận dỡ bỏ những cái cọc trong đống đổ nát
xung quanh người phụ nữ. Có một cậu bé 3 tháng tuổi được bọc trong một chiếc chăn hoa
bên dưới thi thể của người mẹ. Rõ ràng, người phụ nữ đã hy sinh để cứu con mình. Khi ngôi
nhà sập, cô đã lấy thân mình làm tấm chắn bảo vệ con trai. Cậu bé vẫn đang ngủ một cách
yên bình khi đội cứu hộ nhấc em lên.
Bác sĩ đã nhanh chóng kiểm tra sức khỏe của cậu bé. Sau khi mở tấm chăn, ông nhìn
thấy một điện thoại di động bên trong. Có một tin nhắn trên màn hình, viết: "Nếu con có thể
sống sót, con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con".
Chiếc điện thoại di động đã được truyền từ tay người này sang tay người khác. Tất
cả những ai đã đọc mẩu tin đều không ngăn nổi dòng nước mắt: "Nếu con có thể sống sót,
con phải nhớ rằng mẹ rất yêu con".
=> Tư thế cuối cùng của người mẹ vẫn là tư thế che chở cho con
-Chết để bảo vệ lẽ phải
Khuất Nguyên - bất mãn với thời cuộc, chọn cái chết để giữ sự trong sạch
Nhà thơ vĩ đại Trung Quốc, Khuất Nguyên (tác giả của tập thơ “Ly Tao”, “Sở Từ”,
một mẫu mực của thơ ca cổ điển, thậm chí nhắc đến “Ly Tao”, từ ấy có thể thay thế cho khái
niệm thơ ca cổ đại nói chung), đã trầm mình xuống sông Mịch La tự tử.
Khuất Nguyên từng làm quan nước Sở nhưng thường xuyên bị kẻ xấu hãm hại, vu
cáo, ngay cả nhà vua cũng không tin tưởng ông, cách chức, đày ông đi biệt xứ. Vì thế, Khuất
Nguyên đã tuyệt vọng trẫm mình xuống sông Mịch La vì ông cho rằng đời đục cả, có mình
ông trong, người ta say hết, có mình ông tỉnh.
-Bản cáo phó viết nhầm
Một buổi sáng năm 1888, Alfred Nobel, người phát minh ra chất nổ và từ đó, hái ra
tiền như nước, đã thức giấc trong bàng hoàng sửng sốt: tất cả báo chí trong ngày đều nói đến
cái chết của Alfred Nobel, vua chất nổ. Thật ra, đây chỉ là một lầm lẫn của một ký giả nào đó.
Người anh của Alfred qua đời và ký giả đó tưởng lầm là chính Alfred. Nhưng dù sao, đây
cũng là dịp để Alfred đọc được cảm nghĩ mà người khác đang có về ông. Trên môi miệng của
mọi người, ông chỉ là ông vua của chất nổ, nghĩa là người làm giàu trên cái chết của không
biết bao nhiêu sinh mạng do chất nổ gây ra. Người ta không hề nhắc đến những nỗ lực của
ông nhằm phá vỡ những hàng rào ngăn cách giữa các dân tộc và các ý thức hệ. Không ai nhắc
đến những cố gắng kiến tạo hòa bình của ông. Alfred Nobel buồn vô cùng về hình ảnh của
một nhà “kinh doanh trên sự chết chóc” mà thiên hạ đang có về mình.

Ông quyết định làm cho thế giới hiểu được lẽ sống đích thực của ông. Với quyết tâm
ấy, ông ngồi xuống bàn làm việc viết ngay tức khắc chúc thư trong đó ông để lại tất cả tài sản
của ông để thiết lập một trong những giải thưởng lớn nhất thế giới: đó là giải thưởng Nobel
Hòa Bình, nhằm tưởng thưởng tất cả những ai góp phần vào việc xây dựng Hòa Bình thế
giới.
Ngày nay, biệt hiệu của Alfred Nobel không còn là vua của chất nổ nữa, mà là Hòa
Bình.

Có một lý tưởng để đeo đuổi, có một lẽ sống cho cuộc đời: đó là niềm hạnh phúc lớn
lao nhất của con người trên trần gian. Những người bất hạnh nhất phải chăng không là những
người sống mà không biết tại sao mình sống, sống để làm gì và sẽ đi về đâu sau cái chết. Bất
hạnh hơn nữa đó là những con người chỉ xây dựng cuộc sống của mình trên những sự chết
chóc của người khác

5. Những tên trộm khét tiếng

KHI TÊN TRỘM LÀ MỘT HOẠ SĨ CÓ TÀI

Năm 1887, tại một tiệm tạp phẩm nhỏ ở trong làng, một người đàn ông trạc độ sáu
mươi tuổi, dung mạo hòa nhã vào mua củ cải. Ông đưa cho cô bán hàng tờ 20 đô la. Cô bán
hàng cầm tiền, đút vào ngăn kéo rồi lấy tiền lẻ ra thối. Chợt đầu ngón tay dính mực, cô giật
mình, lưỡng lự một lát. Rồi tự nghĩ: có lẽ nào một người vừa là thân chủ, vừa là hàng xóm lại
là cố tri như ông Emmanual Ninger đây lại đưa tiền giả hay sao? Thế là cô định thối tiền cho
ông ta về. Tuy vậy, cô cứ băn khoăn mãi, (vào năm 1887, 20 đô la là một món tiền khá lớn)
nên mới mời cảnh sát đến giúp đỡ. Một cảnh sát viên quả quyết đó là bạc thiệt, một người
khác thì tỏ vẻ nghi ngờ trước vết mực lem. Cuối cùng, tính tò mò cộng với tinh thần trách
nhiệm đã buộc họ phải đến xét nhà ông Ninger. Tại đây, trên gác thượng, họ đã tìm thấy
những dụng cụ in giấy 20 đô la giả, với một tờ đang in dở, cạnh đó là ba bức chân dung do
chính tay Emmanual Ninger vẽ.

Ninger là một họa sĩ có tài. Ông tự tay vẽ lấy những tờ 20 đô la giả. Và đã lừa được
mọi người bằng những nét vẽ tỉ mỉ, tài hoa cho đến khi số mệnh vạch mặt ông bằng những
ngón tay ướt của cô hàng rau. Sau khi bắt giữ ông, người ta đem bán đấu giá 3 bức chân dung
được tất cả 16.000 đô la – vị chi mỗi bức trên 5.000. Điều trớ trêu là Emmanual Ninger vẽ
mỗi bức chân dung trị giá trên 5.000 đô la cũng chỉ mất công bằng vẽ một tờ 20 đô la thôi.

Con người tài hoa lỗi lạc ấy quả là một tên trộm đúng nghĩa nhất. Điều bi đát ở đây
là người bị ông ta ăn trộm nhiều nhất lại chính là Emmanual Ninger. Thật vậy, giá như biết
đem bán tài năng một cách hợp pháp, chẳng những ông ta đã giàu có mà còn có thể giúp ích
cho đời nữa. TÊN ÔNG ĐÃ ĐƯỢC GHI VÀO BẢN DANH SÁCH DÀI VÔ TẬN NHỮNG
KẺ ĂN TRỘM CHÍNH MÌNH TRONG KHI ĂN TRỘM CỦA NGƯỜI KHÁC.

TÊN TRỘM THƯỢNG LƯU

Tên trộm thứ hai tôi muốn nhắc tới là Arthur Barry. Y là một tên trộm đặc biệt,
chuyên ăn trộm nữ trang hồi còn trong tuổi “đôi mươi bồng bột”. Barry nổi tiếng quốc tế là
tên trộm nữ trang siêu đẳng của mọi thời đại. Y không chỉ ăn trộm giỏi mà còn là một tay
sành sỏi về nghệ thuật nữa.

Tuy ăn trộm, nhưng Barry rất “khó tính”, không phải “bạ đâu lấy đó” như những tay
khác. “Khổ chủ” của y không những phải lắm của nhiều tiền, mà còn phải nổi tiếng trong giới
thượng lưu nữa. Cảnh sát đã phải lắm phen điên đầu với y.

Một đêm Barry bị bắt quả tang sau khi lọt ổ phục kích. Lúc bị ba viên đạn ghim vào
người và những mảnh kiếng đâm vào mắt, y đã đau đớn, tuyệt vọng la lên: “Tôi không bao
giờ ăn trộm nữa”. Thế rồi sau đó y đã thoát đi như có phép lạ và ba năm sau vẫn ung dung
ngoài vòng pháp luật. Cuối cùng, vì ghen tuông, một phụ nữ đã tố giác y và y đã lãnh án
mười tám năm tù. Khi được phóng thích, y đã giữ lời hứa, không bao giờ ăn trộm nữa. Y đến
New England và sống một đời gương mẫu. Dân địa phương đã biểu dương y bằng cách bầu y
làm hội trưởng hội cựu chiến binh.

Tiếng đồn lan xa. Phóng viên khắp nước đua nhau phỏng vấn y. Họ hỏi y rất nhiều.
Sau cùng, một phóng viên trẻ đã đụng đến điểm then chốt của vấn đề bằng một câu hỏi “hóc
búa”:

- Thưa ông Barry, suốt thời trộm đạo, ông đã lấy trộm của nhiều nhà quyền quí,
nhưng tôi tò mò muốn biết ông có nhớ đã lấy trộm của ai nhiều nhất không?

Barry đáp lại ngay không chút do dự:

- Nhớ chứ. Người bị tôi lấy trộm nhiều nhất chính là Arthur Barry. Thật vậy, tôi đã
có thể là một doanh gia thành đạt, một nhà tư bản ở phố Wall và góp phần không nhỏ để xây
dựng xã hội, nhưng tiếc thay, tôi đã chọn lầm nghề trộm cắp và đã tiêu phí hai phần ba cuộc
đời thanh xuân sau song sắt nhà tù.

Quả thực, Barry đúng là người ăn trộm của chính mình!

BẠN BIẾT TÊN TRỘM NÀY?

Tên trộm thứ ba tôi muốn nhắc tới là chính BẠN. TÔI GỌI bạn là kẻ trộm, vì bất cứ
ai không tin mình và không sử dụng hết năng lực của mình đã thực sự đánh cắp chính mình,
đánh cắp những người mình thương mến và đã khiến năng suất giảm hạ, nên y cũng đánh cắp
của chính xã hội nữa. Mặc dù người ta đánh cắp chính mình một cách vô ý thức song tội
trạng vẫn trầm trọng vì xã hội vẫn mất mát nhiều như khi hữu ý vậy. Câu hỏi đến đây đã hiện
rõ: Bạn có sẵn sàng ngừng đánh cắp chính mình không? Tôi tin bạn đã bắt đầu leo lên đỉnh
thành công. Đối với bạn cũng như nhiều người khác, quyển sách này sẽ là động cơ, là niềm
hưng phấn và kiến thức giúp bạn đi suốt quãng đường dài. Dù sao, tôi cũng xin nhắc bạn là
không phải khi đọc xong quyển sách này, kiến thức bạn hoàn hảo liền đâu. Thân thể bạn cần
thực phẩm nuôi dưỡng mỗi ngày thế nào thì trí tuệ bạn cũng cần thực phẩm tinh thần như
vậy. Cứ cố gắng đọc đi đọc lại thêm nhiều lần nữa rồi chỉ ít lâu sau khi nhìn vào gương, bạn
sẽ đối diện với một tên trộm đã giải nghệ.

( TRÍCH: “HẸN BẠN TRÊN ĐỈNH THÀNH CÔNG )

6. Columbus dẫu sao vẫn là người Trung Cổ

Khoa học hiện đại dựa trên huấn thị của tiếng latinh “Ignoramus" nghĩa là “Chúng
tôi không biết". Nó giả định rằng chúng ta không biết gì về mọi thứ. Thậm chí nghiêm trọng
hơn, nó mặc nhận những thứ chúng ta nghĩ rằng mình biết có thể chứng minh là sai khi mà
chúng ta thu lượm được nhiều kiến thức hơn. Không có khái niệm, tư tưởng hay lý thuyết nào
là bất khả xâm phạm, vượt ra ngoài thách thức.

=> Cách mạng khoa học không phải là cuộc cách mạng về tri thức. Trên hết, nó là
một cuộc cách mạng về sự ngu dốt. Khám phá lớn lao đặt nền móng cho cách mạng khoa học
là việc loài người chưa có câu trả lời cho những câu hỏi quan trọng nhất của họ
Những truyền thống tri thức tiền hiện đại cho rằng mọi thứ quan trọng mà con người
cần biết thế giới đều đã biết cả rồi. Chúng ta biết từ lời của những vị thần hay Đấng tối cao
truyền đạt qua kinh thánh hoặc những kinh nghiệm dân gian.

Năm 1492, Christopher Columbus giương buồm từ Tây Ban Nha đi từ hướng Tây,
tìm một hành trình mới để đến vùng Đông Nam Á. Khi ông cập bến đất liền, Châu Mĩ, ông
vẫn tưởng mảnh đất ông vừa đặt chân đến là Ấn Độ, Columbus với nhận thức về những tấm
bản đồ thế giới đã “hoàn chỉnh” đã mang theo sự nhầm lẫn này suốt phần đời còn lại. Ý
tưởng về chuyện tìm ra một lục địa hoàn toàn chưa được biết đến đối với Columbus và những
người cùng thời với ông là một điều gì đó không thể tưởng tượng được. Với việc từ chối thừa
nhận sự ngu dốt, Columbus, dẫu sao, vẫn là một người Trung Cổ. Ông tin rằng mình đã biết
trọn vẹn về thế giới và thậm chí cái sự khám phá lớn lao của ông cũng không thuyết phục
được ông nghĩ khác đi

Vậy ai là người hiện đại đầu tiên? Amerigo Vespucci

7. Nếu không phải Darwin thì sẽ là người khác

Nếu Darwin chưa từng được sinh ra, ngày nay, chúng ta xem thuyết tiến hoá là của
Alfred Russel Wallace, người mà một vài năm sau đó đã đi đến ý tưởng về tiến hoá qua chọn
lọc tự nhiên một cách độc lập Darwin.

8. Ngày mai có thể chẳng tốt hơn.

Chúng ta thường được dạy rằng hôm nay tồi tệ, ngày mai có thể vẫn tồi tệ, nhưng
ngày sau sẽ tốt hơn; thường được dạy rằng trong "nguy" có "cơ", phía cuối con đường tăm tối
sẽ là ánh sáng, cơn mưa qua đi thì trời sẽ trong trẻo trở lại. Nhưng liệu có những số phận,
những mảnh đời, những hoàn cảnh nào bị dồn đẩy đến những lựa chọn khắc nghiệt, mà con
đường nào cũng là mất mát? Có một ai đó, mà cuộc đời họ, dường như đi đường nào cũng sẽ
không tốt hơn?

Chúng ta nói đến trường hợp bà Lê Thị Nghê ở tỉnh Quảng Nam. Vào năm 1969, bà
Nghê dắt con gái 4 tuổi và con trai 3 tháng tuổi đi ẩn náu. Cán bộ đưa bà cùng với 200 người
dân thôn Linh Kiều vào trong hang Hòn Kẽm. Giặc cho pháo bầy, đại liên, máy bay, tàu
chiến…Rãi đạn vào núi dọn đường để mở cuộc tìm kiếm càn quét dân làng. Cả tuần liền chạy
giặc, không chết bị bom đạn… Nhưng cái đói cứ liên tục hoành hành dân làng. Chưa thể lần
ra nơi trú ẩn của dân làng, giặc càng điên cuồng khoanh vùng. Bọn chúng lật tung từng mét
đất, bới từng ngọn cỏ, bắn phá một cách ác liệt hơn. Lúc này, cơn đói hàng trăm người dân
trú ẩn không quan trọng bằng việc phải tuyệt đối im lặng để tránh bị giặc phát hiện, giết chết.
Đứa bé 3 tháng tuổi còn quá nhỏ để chịu đựng. mẹ đói quay quắt làm sao con nhỏ lại không
khát sữa cho được. Đứa trẻ cứ khóc thét ngày đêm, không tài nào nín được. Đêm 8/10/1969,
trời thì vẫn mưa, tiếng súng đì đùng ngày một gần bên tai. Tiếng trẻ khóc thét cứ vọng ra phía
ngoài hành lang. Hàng trăm gương mặt hốc hác vừa kiệt sức vừa sợ hãi, bàng hoàng nhìn về
phía mẹ con bà Năm Nghê, bà Nghê lúc này nắm chặt “đủm ruột", rồi quyết định bất ngờ:
“Mẹ không muốn giết con, nhưng để dân làng được sống, con phải chết…” Và thế là người
mẹ đó đã chôn sống con để cứu dân làng, sau khi hoà bình lập lại, bà đã phát điên và vẫn lang
thang đi tìm đứa con đã chết

9. Điểm yếu của một người

- Vì Quyết Chiến
Vì Quyết Chiến là cậu bé 13 tuổi, sống ở xã Chiềng Yên, huyện Vân Hồ, tỉnh
Sơn La. Theo lời kể của anh Vì Văn Nam (bố bé Chiến), con trai thứ 3 của anh bị chẩn đoán
viêm gan do rối loạn chuyển hoá, viêm phổi, vàng da ứ mật trên nền trẻ sinh non, suy dinh
dưỡng nhẹ cân. Do đó, gia đình đưa bé xuống Bệnh viện Nhi Trung Ương ở Hà Nội để điều
trị.
Vào ngày 25.3, khi Chiến đi học về, nghe ông nội kể chuyện của em thì sốt ruột, lo
lắng cho em nên giấu mọi người đạp xe đạp đi Hà Nội thăm em dù không hình dung ra Hà
Nội thế nào, đường đi ra sao. Chiến chỉ biết đạp xe theo đường lớn và đi, đoạn nào không biết
thì hỏi. Sau khi đi được hơn 100km, đến Hòa Bình thì cháu ngất lịm vì quá mệt. Đôi chân
sưng vù, hai chiếc dép rách bươm. Mỗi lần đổ dốc hay qua đoạn đường khúc khuỷu, cậu bé
phải lấy chân làm phanh “bất đắc dĩ", mùi dép chảy nhựa “khét lẹt" bốc lên. Đoạn nào khó đi,
Chiến xuống xe dắt bộ.
(Có lẽ Vì Quyết Chiến đã trả lời cho câu hỏi của robot Sophia. Cụ thể, trong
cuộc phỏng vấn, một phóng viên hỏi: Liệu robot có nhận thức được mình là robot không?
Sophia trả lời: “Vậy tôi hỏi anh… làm thế nào anh biết anh là một con người?"
Nếu là một robot, sau khi phân tích những rủi ro của sức lực, việc không biết đường
và không biết đích đến, robot sẽ quyết định không hành động. Những đứa trẻ là con người, có
thể không thông minh đến thế, cũng không có thời gian để suy nghĩ nhiều đến thế, chỉ có sự
lo lắng, trái tim yêu thương, và mong muốn được gặp em càng sớm càng tốt. Đó là một con
người.)
10. Con người nhìn mình

- Người nhìn mình trong gương

Leon Quang Lê là một cậu bé mê cải lương. Năm 13 tuổi Leon Quang Lê sang Mĩ
định cư cùng gia đình. Hành trang của anh là một thùng băng cassette và một album dày cộm
đầy hình ảnh nghệ sĩ cải lương mà anh đã sưu tầm bấy lâu. Khi lớn lên, anh là một trong số
những nghệ sĩ Mỹ gốc Việt ít ỏi làm việc trong ngành nhạc kịch Broadway

“Cái tuổi 13 cũng dễ quên, dễ bị cuốn theo cái mới. Hơn thế, tôi đang muốn tạo
dựng sự nghiệp trong một ngành nghệ thuật mà sự cạnh tranh với dân bản xứ đã vô cùng khắc
nghiệt, chứ đừng nói đến một người gốc châu Á như tôi. Dần dần tôi không còn nghĩ nhiều về
gốc gác bản thân. Không còn quan tâm đến Tết, không xem phim Việt, không sử dụng tiếng
Việt ngay cả đối với anh chị em trong gia đình, ngoại trừ bố mẹ. Chỉ có điều, tôi vẫn nghe cải
lương gần như hằng ngày. Trên tàu điện ngầm đến rạp hát, những buổi casting, khi nấu ăn,
những lúc rảnh rỗi, tôi vẫn lên mạng xem cải lương trên youtube, và thậm chí những lúc tập
gym, tôi vẫn… nghe cải lương. Cải lương là sợi dây vô hình vẫn liên kết tôi với nguồn gốc
của mình.

New York là một thành phố đa chủng tộc nhất thế giới. Sống ở đó khiến bạn không
suy nghĩ nhiều về màu da của mình. Nhưng một lần sau đêm diễn, tôi cùng nhóm bạn diễn đi
ăn khuya. Bàn chúng tôi vô tình ngồi đối diện một chiếc gương dài. Bất chợt một giây, tôi
ngước thấy bóng mình trong gương và thoáng giật mình. tôi là người Á Đông duy nhất trong
bàn. Chẳng tự hào cũng chẳng xấu hổ. Tôi giật mình vì dường như tôi quên bẵng mình nhìn
rất Á Đông. Có lẽ là không phải quên, nhưng chỉ là điều mà tôi chưa bao giờ nghĩ đến trong
một thời gian dài. Tôi chỉ nghĩ mình như mọi người. Mình là dân New York. Là nghệ sĩ New
York. Là Mỹ. Nhưng chỉ một tích tắc đó, tôi chợt nhận ra mình.”

- Nốt ruồi trong lòng bàn tay

Khang A Tủa

Ở Fulbright University Vietnam, Tủa rất nổi bật khi đứng giữa các bạn đồng môn
với chỏm tóc đuôi gà đặc trưng của người Mông và bộ quần áo dân tộc do chính mẹ Tủa kiên
nhẫn từng mũi khâu cả năm trời.
"Em không muốn quên mình là ai, mình từ đâu tới" – Tủa giải thích.
Năm Tủa học lớp 10, vì là học sinh giỏi, Tủa được xuống trường nội trú Việt Bắc ở
Thái Nguyên học. Ở trường, Tủa mặc quần áo như người Kinh và đã quên rất nhiều từ tiếng
Mông. Một ngày, trên tay Tủa xuất hiện một cái nốt ruồi nho nhỏ. Không biết từ "nốt ruồi"
trong tiếng Mông có nghĩa là gì, Tủa về nhà hỏi mẹ. Nhưng mẹ Tủa – một người đàn bà
Mông không nói được một từ tiếng Kinh đã không thể nào hiểu được câu hỏi của con mình -
một đứa con người Mông nhưng lại đang quên dần tiếng Mông.
"Em đang mất đi sự kết nối thiêng liêng với người em yêu thương, gần gũi nhất" –
Tủa sợ hãi nhận ra điều đó.
Sau ngày hôm đó, Tủa quay lại trường, nhờ những người giỏi tiếng Mông nhất dạy
nói và viết tiếng Mông. Rồi Tủa mặc quần áo Mông đi học, cho đến tận bây giờ, để không
quên cội nguồn của mình.
Tủa mang trong lòng mình rất nhiều nỗi ưu tư về dân tộc Mông của mình, về gia
đình mình, về giáo dục, về tương lai và số phận của người Mông. Và có lẽ đó là lý do Tủa là
một trong 54 sinh viên đầu tiên được FUV lựa chọn để cùng "đồng kiến tạo" lên lịch sử và
tương lai của ngôi trường này.
11. Hai nửa của tên gọi

-Đi tìm một nửa còn lại

“John đi tìm Hùng"

Mặc dù bà ngoại và bố mẹ đều là người Việt Nam nhưng từ nhỏ, Trần Hùng John đã
mang quốc tịch và lớn lên tại Mỹ. Anh không biết tiếng Việt và hiểu rất ít về văn hoá Việt
Nam.

Nhưng có lẽ vì mang trong mình gốc rễ là người Việt, Trần Hùng John luôn khao
khát có cơ hội tìm về quê hương cội nguồn để hiểu rõ hơn về vùng đất ấy. Năm 2010, anh
quyết định đi du học theo chương trình trao đổi văn hoá tại Đại học Hà Nội

“Trước khi đến Việt Nam, tôi thấy mình hoàn toàn là người Mỹ. Tôi không bao giờ
giới thiệu với bạn bè rằng tôi là một Việt Kiều…nhưng rồi tất cả thay đổi. Suốt 5 năm qua,
ngày nào tôi cũng mơ mình đã được nhập quốc tịch, được tự hào giới thiệu rằng: Tôi tên là
Hùng và tôi là một công dân Việt Nam thực sự", Trần Hùng John nói.

- Phục dựng truyền thống


Năm 2017, Leon Quang Lê lần đầu trở về Việt Nam. “Tôi vẫn là tôi, một thằng bé
13 tuổi đi tìm những cảm giác, những con người, khung cảnh cũ. Nhưng tôi không còn một
gia đình, dòng họ nào ở đây. Tôi hối hả đi tìm những bạn bè cũ, mà trong đầu tôi không còn
một gia đình, dòng họ nào ở đây. Tôi hối hả đi tìm những bạn bè cũ, mà trong đầu tôi cứ ngỡ
họ cũng vẫn còn như ngày nào về hình hài cũng như tâm hồn. Nhưng tất cả đã lớn lên, đa số
đã lập gia đình, có con. Tôi thấy mình lạc lõng trên chính quê hương mình, và tôi nhận ra
mình không phải trở về. Mình chỉ là một khách du lịch đến thăm Việt Nam như bao khách du
lịch khác. Tôi quyết định đi tìm điều còn lại mà tôi hi vọng vẫn chưa thay đổi, cải lương.
Nhưng cũng không ngoại lệ, cải lương không còn như xưa, đìu hiu và hắt hủi"

Và chính lúc đó giấc mơ cải lương đã sống lại trong anh. Và anh quyết định sẽ làm
một điều gì đó để thực hiện giấc mơ tuổi thơ của mình.

Phục dựng lại cải lương

Năm 2018, Song Lang ra đời, Song Lang không còn là một dự án to tát với mong
mỏi làm thay đổi số phận của cải lương, xoay chuyển ván cờ và đưa nó trở về thời vàng son.
Nó cũng không mang sứ mạng to tát với hy vọng làm cho các bạn trẻ hiểu và yêu cải lương
hơn. Nó chỉ là món quà tri ân của Leon với cải lương, với Quang Lê. Một sự biết ơn và đền
ơn.

Trở về thực sự

Sau thành công của Song Lang, Leon Quang Lê đã có nhiều mối quan hệ bạn bè và
không còn cảm thấy cô đơn, xa lạ trên chính quê hương mình nữa. Không phải vì được chú ý
hay có nhiều cơ hội công việc to lớn, mà qua Song Lang, anh thật sự không còn cô độc trên
đất nước của mình. “Qua sự đồng cảm về những suy nghĩ, khao khát, nhung nhớ, luyến tiếc
tôi gửi gắm qua Song Lang được nhiều chia sẻ, tôi thấy mình được hiểu bởi nhiều người cùng
màu da, dòng máu. Và tôi cũng đã hiểu được họ. Tôi có thể không quen biết họ. Tôi có thể
không quen biết họ. Nhưng bây giờ khi cùng hít chung bầu không khí này, tôi biết họ ở xung
quanh tôi, khắp nơi trên miền đất nước.

-Ra thế giới

Christine Hà
Bằng chính những món ăn dân dã thấm đẫm tâm hồn người Việt như cá kho tộ, thịt
lợn om… và thức gia vị đậm đà, đặc trưng như tỏi, nước mắm và rau ngò, Christine Hà- cô
gái mù gốc Việt đã chinh phục thế giới khi giành giải Vua Đầu Bếp ( Master Chef ) trong một
cuộc thi ở Mỹ.

“Tôi lớn lên từ những bữa cơm đậm đà hương vị Việt do bàn tay mẹ nấu. Đôi khi, cả
trong giấc mơ tôi vẫn ngửi thấy mùi thơm bùi, ngầy ngậy của hạt cơm còn nóng hổi, để rồi
sau này, khi tôi không may mắn có được đôi mắt tinh anh, tôi vẫn nấu được những món ăn
Việt bằng chính sự đam mê và tâm hồn của mình", Christine Hà chia sẻ.

12. Chơi vơi giữa hai nguồn cội


- Thân phận ngàn người “tha phương – hồi hương” Việt – Pháp
Kháng chiến chống Pháp là một phần hào hùng trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Ông
cha ta, với một lòng nồng nàn yêu nước, đã chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược. Trong
những năm tháng đầy niềm tự hào dân tộc ấy, lại có những người mang cảm giác lạc loài. Đó
là thân phận ngàn người “tha phương – hồi hương” Việt – Pháp với cảm giác chơi vơi giữa
hai nguồn cội. Trả lời báo “Tuổi trẻ”, ông Dominique đã chia sẻ “Quê mẹ coi chúng tôi là
phản quốc, tiếp tay cho thực dân, quê cha thì chả xem chúng tôi ra gì! Ít nhất là ở những thời
điểm đó.” Họ mang trong mình những thương tổn về tinh thần, những ám ảnh về bản ngã,
nguồn cội, nhiều lúc chạnh lòng vì bị kỳ thị về thân phận người dân gốc thuộc địa nhưng vẫn
cố gắng hòa nhập.
13. Sự tính toán

-Bài toán đại học

Có lần, Tủa tâm sự với bố: “Nếu con đi học, thì bố mẹ chắc chỉ đủ sức nuôi mình
con. Thế nghĩa là con đã chặn đứng tương lai của các em mình”.

Ngày nhận được kết quả báo đỗ vào Đại học Bách Khoa, Tủa ngồi với bố suốt đêm.
Hai người đàn ông trụ cột trong gia đình cùng nhau giải bài toán làm thế nào để Tủa có thể đi
học.

Bố Tủa nói: “Một con gà đẻ được 15 quả trứng mỗi tháng. Mỗi quả trứng được 2
nghìn đồng. Học phí của trường Bách Khoa là hơn 5 triệu mỗi năm. Cứ cho là 10 con gà cùng
đẻ một lúc, bố vẫn không có cách nào để nuôi con đi học. Nhưng dù thế nào cũng không
được bỏ học.
-Một người con không thương bố mẹ

Chảo Yến- “Đường ngược chiều: Từ bản người Dao đến học bổng Erasmus"

“Suy cho cùng, mọi vấn đề dù có rắc rối đến đâu, chỉ cần no cái bụng thì trời có sập
xuống cũng chỉ là hư vô!” Trồng ngô là chân lý sống và ước mơ chỉ đơn giản là có thóc để
mang về nhà. Đó là “hoài bão" duy nhất của con người khi đối diện với cái đói.

Sự đói khổ đã để lại những hình ảnh buồn bã, ảm đạm không thể phai mờ trong kí ức
của Chảo Yến: khi mẹ đứng giữa bãi nương năm mất mùa mà than khóc “Yến ơi, năm nay
nhà mình không có cơm ăn rồi" hay nụ cười không dứt trên khuôn mặt một người bạn thương
mến thời thơ ấy, cậu bạn đã mất trong một lần mải mê tìm trứng vịt bên suối chỉ vì mong bữa
cơm có trứng nấu canh.

“Yến không có trái tim à? Không biết nghĩ cho bố mẹ à? Không chịu lên rẫy làm
nương, cứ đi học thế bao giờ bố mẹ mới được ăn công sức của mình?” Đi học trở thành một
tội lỗi, một gánh nặng gia đình. Cô bé có cá tính mạnh mẽ phải dằn mình là một đứa con bất
hiếu, ước mơ đi học vì thế đã có lúc bị ruồng bỏ và dập tắt hoàn toàn

14. Ruộng bậc thang rất đẹp

“Người Kinh các anh chị thấy ruộng bậc thang rất đẹp đúng không? Nhưng với
những đứa trẻ vùng cao tụi em, đó là nỗi ám ảnh. Để đến trường, ngày ngày em phải đi qua
những thửa ruộng bậc thang mà đường bờ be chỉ rộng hơn một gang tay người lớn. Những
ngày mưa, bờ ruộng trơn, em ngã lăn lông lốc xuống những thửa ruộng phía dưới, đau điếng
người, quần áo lấm lem bùn, vừa khóc vừa ôm cặp đến lớp. Em lại về ăn vạ bố. Lại đòi bỏ
học”. - Khang A Tủa

15. Dẫn chứng khác


- Van Gogh
Trong khoảng 4 năm cuối đời, Van Gogh đã vẽ hơn 43 bức chân dung tự họa. Chính
Van Gogh đã viết: “Mọi người nói mỗi bức chân dung là một khuôn mặt khác nhau và tôi rất
sẵn lòng tin vào điều đó, rằng rất khó để biết chính mình và cũng không dễ để vẽ chính
mình.”
=> Là chính mình, đi tìm bản ngã.
“Không có gì về cuộc đời con người mà xa lạ với tôi “ (cacmac)
“Tôi mãi mãi là người xa lạ với chính mình” ( Albert Camus )
- Ludwig van Beethoven
Mặc dù sinh ra ở Đức nhưng ông được coi là một trong những nhà soạn nhạc vĩ đại
nhất của Vienna – điều không đơn giản ở một thành phố coi Wolfgang Amadeus Mozart,
Joseph Haydn, Franz Schubert và Antonio Vivaldi là đứa con của mình.
Dù bị điếc, Beethoven vẫn sáng tác những bản nhạc kinh điển cho nền âm nhạc thế
giới.
=> Các giác quan của con người luôn hướng về bên ngoài, nên mọi suy nghĩ, mọi
ảnh hưởng đều hướng về bên ngoài
Mà khi ông bị mù= > hiểu mình hơn

- Maxim Gorky
Ông sống với ông bà ngoại, từ bé đã được nghe bà kể những câu chuyện về những
tên cướp tốt bụng, những vị thánh làm ra những điều kỳ diệu, những linh hồn quỷ dữ quấy
phá trong rừng, … Những câu chuyện được kể từ trái tim giản dị và nhân hậu của bà đã dạy
cho Maxim Gorky lòng trắc ẩn đối với những kẻ chà đạp lên quyền sống của người khác và
tình yêu đối với ngôn ngữ Nga bình dân.

-Đến trường tiểu học, cậu trở thành đối tượng chế nhạo của bạn bè và giáo viên
trong trường. Trường học chưa bao giờ là nơi cậu bé Alexey được chào đón. Tuy nhiên, cậu
bắt đầu tìm được người thầy đích thực của mình – đó là sách.
11 tuổi, cậu phải làm việc đến mê mụ cả người. Xung quanh cậu là những người
công nhân cũng mệt lử vì làm việc, sống chui rúc trong những căn hầm tối tăm, ngột ngạt, là
những tên sĩ quan cờ bạc, rượu chè, đánh lính đến đổ máu, là những người đàn bà ăn mặc sặc
sỡ, uống rượu và hút thuốc… Cuộc sống đen tối ấy hẳn đã đầu độc cậu nếu không có văn
chương.
Thời niên thiếu, lăn lộn đủ nghề để kiếm miếng ăn, Alexey được tôi rèn bởi những
kẻ trộm cướp, lưu manh nhưng lại không trở thành trộm cướp, lưu manh bởi chàng là người
có tâm hồn: trong tâm hồn đó lưu giữ sự trong sáng, tinh khiết của tuổi thơ và những khát
vọng lãng mạn mà những cuốn sách đem lại cho Alexey.
Có lần bị ông ngoại đánh đến bất tỉnh, vì vậy mà với Alexey, “Trái tim tôi như đã bị
lột trần ra, trở nên hết sức nhạy cảm với mọi sự xúc phạm hay hành hạ dù nhỏ nhất mà mình
hay bất cứ ai phải chịu.”
“Là một thằng bé bị công việc ngu độn làm cho kiệt sức, luôn luôn phải hứng lấy
những lời chửi mắng đần độn, tôi trịnh trọng hứa với mình là lớn lên, tôi sẽ giúp đỡ mọi
người, hết lòng phục vụ họ.”
- Nhà văn tự sát
+ Kawabata Yasunari
Ông là nhà văn Nhật Bản đầu tiên nhận giải Nobel Văn học năm 1968 – nhà văn tiêu
biểu cho cái đẹp Nhật Bản với một thứ văn chương u buồn, da diết gắn với dục vọng của con
người.
Ông có một thời thơ ấu cực kì buồn tủi, cha mẹ chết từ lúc còn rất nhỏ, sau đó bà nội
và em gái cũng qua đời, Kawabata sống với người ông mù lòa. Tưởng chừng tới từng ấy
những đau khổ thì không còn gì có thể khiến ông gục ngã được nữa nhưng Kawabata vẫn
quyết định tự sát sau những vinh quang tột bậc của mình. Nhiều người cho rằng, ông tự sát vì
cảm thấy tác phẩm sau này của mình không còn hay như những tác phẩm trước đó. Kawabata
đã quyên sinh bằng khí gas vì muốn được nhớ đến với những lúc vinh quang nhất trong sự
nghiệp.
17. Nhà khoa học/ Ý tưởng khoa học
- Leonardo da Vinci
Kết nối giữa âm thanh của tiếng chuông nhà thờ và một hòn đá bắn vào nước đã
giúp danh họa Leonardo da Vinci nghĩ ra việc âm thanh được truyền đi theo dạng sóng vào
năm 1500
(Từ “cogito” – “Tôi tư duy” (trong triết lý nổi tiếng của Descartes “cogito, ergo
sum” – “Tôi tư duy, tôi tồn tại”) ban đầu có nghĩa là “lắc cùng nhau”, còn “intelligo”, từ
gốc của “intelligence” – sự thông minh có nghĩa là “lựa chọn giữa (nhiều thứ)”. Kết hợp
những thứ tưởng chừng như không liên quan đến nhau, các nhà khoa học đã tìm ra những ý
tưởng bất ngờ.)
- Jonas Salk
“Không có bản quyền nào cả. Ai lại đi giữ bản quyền mặt trời chứ?” Đó là câu nói
nổi tiếng trên là của ngài Jonas Salk - vị bác sĩ đã từ chối 7 tỷ USD từ tiền đăng ký bằng sáng
chế độc quyền, để vắc xin phòng virus bại liệt được cung cấp cho cả thế giới.
Ít người từng biết rằng, mùa hè của những năm đầu thế kỷ 20 được cho là thời điểm
đáng sợ đối với trẻ em toàn thế giới. Một loại virus bí ẩn lây lan và tấn công chủ yếu vào trẻ
em, khiến nạn nhân nằm bất động và thậm chí không thể đi lại suốt đời.
Đó là virus bại liệt – loại virus tấn công vào hệ thần kinh trung ương, dẫn đến mất
cảm giác và không thể điều khiển các bộ phận của cơ thể. Đầu những năm 1950, chỉ tính
riêng nước Mỹ đã có khoảng 50.000 ca nhiễm virus bại liệt mỗi năm.
Franklin D. Roosevelt – một trong những Tổng thống vĩ đại nhất của Mỹ, đã trở
thành nạn nhân của bệnh bại liệt vào năm 39 tuổi. Ông Roosevelt bị liệt từ thắt lưng trở
xuống và phải sử dụng xe lăn suốt quãng đời còn lại.
Vì không muốn người khác cũng có thể rơi vào hoàn cảnh như mình, Tổng thống
Roosevelt đã thành lập một quỹ tài chính quốc gia cho trẻ em bị bại liệt. Quỹ này cung cấp
tiền tài trợ cho tất cả những nghiên cứu về bệnh bại liệt tại Mỹ, trong đó có cả nghiên cứu vắc
xin chống bại liệt của một vị bác sĩ huyền thoại - Jonas Salk.
Hướng đi của Jonas Salk rất khác so với những nhà nghiên cứu vắc xin đương thời.
Trong khi hầu hết các nhà khoa học cho rằng, vắc xin chỉ có hiệu quả khi sử dụng virus còn
khả năng hoạt động, Jonas Salk đã nghiên cứu vắc xin bại liệt theo cách nuôi cấy virus và
thêm vào hợp chất formaldehyde khiến chúng không thể sinh sản.
Năm 1952, Jonas Salk thử nghiệm vắc xin bại liệt trên cơ thể của chính mình, vợ và
các con. Mọi thử nghiệm vắc xin nhỏ của ông đều thành công.
Ngày công bố vắc xin chống bại liệt thành công cũng trở thành một ngày lễ lớn của
nước Mỹ, Jonas Salk được ca ngợi và gọi với biệt danh “người tạo ra phép lạ”.
- Hypatia - nhà Toán học nữ đầu tiên trong lịch sử
Hypatia (sinh khoảng 350-370, mất 415) là một triết gia thời kỳ Hy Lạp hóa, nhà
thiên văn học, và nhà toán học người Hy Lạp ở Alexandria, Ai Cập khi đó là một phần của
Đế quốc Đông La Mã. Bà là một nhà tư tưởng lớn thuộc trường phái Tân Plato ở Alexandria,
nơi bà dạy về triết học và thiên văn học. Bà là nhà toán học, nhà triết học nữ đầu tiên được
công nhận rộng rãi trong lịch sử. Bà sinh ra ở Alexandria trong thời buổi hỗn loạn bởi cuộc
chiến giữa người La Mã và những người Cơ Đốc giáo hiếu chiến. Cha của bà Theon là một
nhà toán học và thiên văn học ưu tú. Là một người tiến bộ ông nhận ra tài năng, ý chí và lòng
ham học hỏi của con gái mình nên đã dạy dỗ Hypatia mặc dù thời điểm đó người ta không tán
thành cũng không khuyến khích phụ nữ đi học. Nhiều người đã viết về trí thông minh và sắc
đẹp của bà. Nối chí cha mình, bà giảng dạy toán và triết học tại Học viện Alexandria. Trên
thực tế họ cùng nghiên cứu và viết sách về các công trình của Euclid và Diophantus
Bà coi mình là người theo thuyết Platon mới, một người đa thần giáo và kế tục các
công trình của Pythagoras. Cùng với nhiều hoạt động tại trường đại học, bà còn viết nhiều
chuyên luận và sách về toán học cho sinh viên của mình
Các nghiên cứu của bà tập trung vào hình học Euclid và các công trình của
Diophantus. Bà còn là tác giả một chuyên luận nổi tiếng về các đường conic của Apollonius.
Bà đã sáng chế ra nhiều dụng cụ cơ học bao gồm: đĩa trắc cao thiên văn (astrolabe),
ẩm kế, dụng cụ đo mức nước và dụng cụ chưng cất nước, bà được đánh giá là một giảng viên
lôi cuốn các khóa học toán của bà rất được sinh viên của mình yêu thích.
Cái chết khủng khiếp của Hypatia được nhà viết sử Cơ Đốc giáo Socrates
Scholasticus ghi lại vào thế kỷ thứ V.
Trong mùa Chay Kitô giáo, tháng ba 415, một đám đông của các Kitô hữu dưới sự
lãnh đạo của một người tên là Peter, đã chặn đường xe ngựa của Hypatia trên đường bà về
nhà. Họ kéo bà vào một tòa nhà được gọi là Kaisharion một ngôi đền ngoại giáo cũ ở
Alexandria đã được chuyển đổi thành một nhà thờ Thiên chúa giáo.Ở đó, đám đông đã lột
trần Hypatia và giết bà bằng cách sử dụng các mảnh ostraka (có thể được dịch là "ngói lợp"
hoặc "vỏ hàu"). Damascus nói thêm rằng họ cũng móc mắt của bà họ xé xác bà thành từng
mảnh và kéo tứ chi của bà qua thị trấn đến một nơi gọi là Cinarion, rồi thiêu chúng.Theo
Watts, điều này phù hợp với cách thức truyền thống mà người Alexandria mang thi thể của
"những tên tội phạm xấu xa nhất" ra bên ngoài rìa thành phố để hỏa thiêu như một cách thanh
tẩy cho thành phố.
Cái chết của Hypatia đã gây nên một làn sóng dữ dội lan khắp đế quốc. Trong nhiều
thế kỷ, địa vị của các triết gia được coi là bất khả xâm phạm, kể cả trong những tình huống
bạo lực vẫn thi thoảng xảy ra ở các thành phố La Mã, và việc một nữ triết gia bị sát hại tập
thể được xem như một dấu hiệu cực kì "nguy hiểm và hỗn loạn" cho nền tảng xã hội.
Các chết của bà đã ảnh hưởng tiêu cực đến sự tự do giáo dục, đến việc tìm tòi và thể
hiện những ý tưởng trong những năm tiếp theo. Mặc dù có những tiến bộ đáng kể từ năm
415, nhưng những nguyên nhân gây ra cái chết của bà là tính tàn bạo và ngu dốt vẫn còn tồn
tại đến bây giờ.

- Steve Jobs
Steve Jobs: “Những kẻ đủ điên loạn để nghĩ rằng họ có thể thay đổi thế giới cũng
chính là những người có thể làm được điều đó”
Những kẻ điên loạn là những kẻ khác với bình thường, những kẻ dám mơ ước về
những điều không tưởng, Steve Jobs khi nói ra câu này cũng là một kẻ điên loạn như thế
(Bình thường => Khác biệt)
Từ việc bỏ học đại học đến những quan điểm khác biệt như “Máy tính sau này chẳng
cao siêu gì hơn chiếc xe đạp”, không giống nhiều ông chủ công nghệ luôn coi sản phẩm của
mình là một kết tinh trí tuệ siêu nhiên, Steve muốn biến sản phẩm của mình thành những thứ
“đơn giản và phổ biến” mà những người kém cỏi nhất cũng có thể sử dụng.
Steve Jobs đã “thay đổi thế giới” công nghệ khi thành công đưa công ty Apple từ
nhà xe của bố mẹ trở thành thương hiệu hàng đầu.
- Thầy giáo Nguyễn Trung Thành
Thầy giáo Nguyễn Trung Thành từng tốt nghiệp cử nhân tiếng Anh loại ưu và sớm
trở thành trợ lý Giám đốc một công ty nước ngoài. Tuy nhiên, cuộc đời tưởng chừng như đổ
sập khi năm 2007 anh bị kết án 12 năm tù vì tội môi giới hối lộ.
Nhờ bản lĩnh sống kiên cường và vượt lên số phận, sau khi ra tù vào năm 2011, nhờ
sự mở lòng của bạn bè, người thân và lời khuyên của một người bạn, Nguyễn Trung Thành
đã nộp hồ sơ thi tuyển và trở thành giảng viên tiếng Anh tại trường Đại học Kinh doanh và
Công nghệ Hà Nội. Từ đó đến nay, anh luôn được học sinh yêu quý và ngưỡng mộ vì nghị
lực vươn lên, sửa sai làm lại cuộc đời. Hiện tại, anh đang mở một lớp học thêm tiếng Anh
miễn phí tại nhà để giúp đỡ các bạn trẻ ham học hỏi và yêu thích môn ngoại ngữ này.
- Đặng Trần Thủy Tiên
Tham gia cuộc thi “Duyên dáng ngoại thương” 2019 với mái đầu không tóc, thái độ
chủ động đối diện với căn bệnh ung thư.
- Chảo Yến – “Đường ngược chiều: Từ bản người Dao đến học bổng Erasmus”
“Suy cho cùng, mọi vấn đề dù có rắc rối đến đâu, chỉ cần no cái bụng thì trời có sập
xuống cũng là hư vô!” Trồng ngô là chân lý sống và ước mơ chỉ đơn giản là có thóc để mang
về nhà. Đó là “hoài bão” duy nhất của con người khi đối diện với cái đói.
Sự đói khổ đã để lại những hình ảnh buồn bã, ẩm đạm không thể phai mờ trong kí ức
của Chảo Yến: khi mẹ đứng giữa bãi nương năm mất mùa mà than khóc “Yến ơi, năm nay
nhà mình không có cơm ăn rồi” hay nụ cười không dứt trên khuôn mặt một người bạn
thương mến thời thơ ấy, cậu bạn đã mất trong một lần mải mê tìm trứng vịt bên suối chỉ vì
mong bữa cơm có trứng nấu canh.
“Yến không có trái tim à? Không biết nghĩ cho bố mẹ à? Không chịu lên rẫy làm
nương, cứ đi học thế bao giờ bố mẹ mới được ăn công sức của mình?” Đi học trở thành một
tội lỗi, một gánh nặng gia đinh. Cô bé có cá tính mạnh mẽ phải dằn mình là một đứa con bất
hiếu, ước mơ đi học vì thế đã có lúc bị ruồng bỏ và dập tắt hoàn toàn.
- Harriet Tubman
Năm 1849, khi 20 tuổi, Harriet Tubman rời Maryland đến Philadelphia, giải phóng
mình khỏi kiếp nô lệ. “Khi tôi nhận ra mình đã vượt qua ranh giới đó, tôi nhìn xuống đôi tay
để xem mình có còn là con người cũ không. Mọi thứ đều nhuốm màu vinh quang.” Sau đó,
nhận thức được rằng tự do cho riêng mình sẽ chẳng có nhiều ý nghĩa khi tự do cho người
khác, nhất là những người mình thương yêu còn chưa đạt được, vì thế bà trở về Maryland và
giải thoát cho hàng trăm nô lệ da đen.
- Antonio Gwynn Jr.
Khi Antonio Gwynn Jr. nhìn thấy những dãy phố đầy rác sau cuộc biểu tình ngay
chính quê hương mình ở Buffalo, New York, anh đã lấy một cây chổi, vài túi tác và bắt đầu
dọn dẹp các khu phố... một mình.
Bắt đầu vào lúc 2h sáng hôm thứ Hai, Gwynn Jr. cứ cặm cụi dọn dẹp trong 10 tiếng
đồng hồ tiếp theo, kéo dài đến tận giữa trưa. Đến khi một nhóm người sinh sống ở khu vực
này cùng nhau ra dọn dẹp, họ thấy những con phố gần như đã sạch sẽ, một mình Gwynn đã
dọn gần hết.
Là học sinh lớp 12, Antonio Gwynn Jr. nói rằng cậu đã thấy rác, các biển áp phích
hay mảnh vỡ cửa kính vương vãi đầy đường. Biết rằng con đường ấy sẽ được người dân sử
dụng để đi làm vào buổi sáng, Gwynn đã quyết định một mình mình ra tay ngay trong đêm.
Nhìn thấy thông tin về việc Antonio Gwynn Jr. tự mình dọn dẹp nhiều dãy phố, một
người đàn ông có tên Matt Block đã quyết định tặng cho chàng trai 18 tuổi kia một món quà.
Đó là một chiếc Ford Mustang mui trần đời 2004.
Có người sẽ nói rằng đây là một chiếc xe cũ kỹ, rẻ tiền và có thể tiền sửa đắt hơn
tiền mua xe mới, nhưng nó vẫn là một món quà, một lời cảm hơn dành cho Antonio Gwynn
Jr.
Chia sẻ với CNN, Matt Block nói rằng anh đã nhìn thấy Gwynn đăng lên Facebook
về việc tìm một trang hoặc app bán xe ô tô cũ. Vậy nên Block đã quyết định tặng chiếc
Mustang đang phủ bụi trong garage của mình. (Anh tâm lý vcl)
Hoá ra, món quà này ý nghĩa hơn cả những gì Matt Block tưởng tượng. Mẹ của
Gwynn đã không may qua đời vào năm 2018. Trước đó, bà đã chạy một chiếc Mustang cũng
mang màu đỏ. Khi Gwynn chia sẻ câu chuyện này với Block, cả hai đã đứng hình toàn tập.
“Tôi chả biết phải nói gì nữa. Tôi thật sự bị sốc”, Block nói.
Nhưng chưa dừng lại ở đây, một người đàn ông khác có tên Bob Briceland biết được
câu chuyện của cả Gwynn và Block. Là chủ một doanh nghiệp về bảo hiểm xe, ông đã quyết
định tặng một năm bảo hiểm miễn phí cho chiếc Mustang mui trần của Gwynn.
Vẫn chưa dừng lại… Một trường college tại Buffalo sau khi nghe câu chuyện của
Gwynn và biết được cậu này đang gặp khó khăn về mặt tài chính, họ đã quyết định trao học
bổng toàn phần để Gwynn có thể bắt đầu học ngành kinh tế mà cậu yêu thích. (Thời tới cản
không nổi luôn)
“Tôi rất cảm kích trước những gì mọi người làm cho tôi. Cảm ơn mọi người rất
nhiều”, Gwynn chia sẻ với CNN.

- Tranh cãi về người lính Anh từng tha chết cho Hitler
Câu chuyện về một binh sĩ Anh động lòng trắc ẩn tha cho Hitler trong Thế chiến I
làm dấy lên những tranh cãi trong giới nghiên cứu lịch sử.
Trong cuốn sách có tựa đề "The Blitzed City" của Karen Farrington kể về những
cuộc ném bom kinh hoàng của Đức Quốc xã xuống thành phố công nghiệp hàng đầu của Anh
là Coventry trong Thế chiến II, có một chi tiết đáng chú ý liên quan đến số phận của lãnh tụ
Đức Quốc xã Adolf Hitler.
Theo đó, một nhân chứng của các vụ đánh bom là Henry Tandey, một trong những
cựu binh sĩ Anh được vinh danh nhiều nhất trong Thế chiến I, cho rằng ông đã tha mạng cho
một người lính Đức bị thương, người đó sau này trở thành trùm phát xít Adolf Hitler, theo
Sudinfo.
Sự việc xảy ra vào ngày 29/8/1918. Trong một trận giao tranh giữa quân Anh và
Đức tại khu vực gần làng Maroing, nước Pháp, binh nhì Henry Tandey nhìn thấy một lính
Đức đang thất thểu trên chiến trường. Anh giương súng ngắm và chuẩn bị bóp cò. Đúng lúc
đó, khói bụi tan bớt, Tandey nhận ra đó là một người lính liên lạc, đang bị thương và không
được trang bị vũ khí. Ánh mắt tuyệt vọng của người lính Đức đã khiến Tandey động lòng trắc
ẩn và hạ súng xuống.
Câu chuyện được chính Hitler xác nhận vào tháng 9/1938, khi Thủ tướng Anh thời
đó là Neville Chamberlain trong một nỗ lực ngăn Thế chiến 2 xảy ra đã bay đến Munich gặp
trùm phát xít. Hitler mời ông Chamberlain tới biệt thự riêng của mình tại vùng núi Bavaria.
Biệt thự của Quốc trưởng Đức được trang trí bằng rất nhiều tác phẩm hội họa, trong đó Thủ
tướng Anh đặc biệt chú ý đến một tác phẩm mô tả cảnh chiến trường sau một chiến dịch năm
1914 tại Anh.
Hitler giải thích rằng trong số các nhân vật trong bức tranh có một binh sĩ Anh là
Henry Tandey, người đã tha mạng cho Quốc trưởng Đức vào năm 1918. Đó là bản sao của
bức tranh do một họa sĩ Italy vẽ và được treo trong phòng bảo tàng Green Howards của đơn
vị quân đội nơi Henry Tanday phục vụ.
"Người lính đó sắp giết tôi, tôi đã nghĩ rằng mình không thể nhìn thấy nước Đức một
lần nữa. Nhưng thượng đế đã cứu tôi khỏi phát đạn của anh ta", Hitler khẳng định.
Theo yêu cầu của Hitler, sau khi về nước, Thủ tướng Chamberlain đã gọi điện thoại
tới nhà Tandey để chuyển lời cảm ơn của Quốc trưởng Đức Quốc xã.
Trái ngược với thái độ của Hitler, câu chuyện trên lại là một gánh nặng tâm lý, ám
ảnh suốt cuộc đời binh nhì Henry Tandey.
Sau những trận ném bom kinh hoàng của Đức xuống thành phố công nghiệp
Coventry vào tháng 11/1940 khiến hàng nghìn người bị chết, trong số đó có nhiều phụ nữ và
trẻ em, một phóng viên đã hỏi Tandey về hành động tha chết cho Hitler. Tandey tỏ ra rất hối
hận.
"Tôi không biết người lính đó sẽ trở thành người như thế nào. Khi tôi chứng kiến
đồng bào mình, những phụ nữ và trẻ em vô tội thiệt mạng vì sự tàn bạo của Hitler, tôi đã cầu
Chúa tha tội cho tôi vì để hắn sống".
Dù không có bằng chứng nào để xác thực vị trí chính xác của Adolf Hitler vào ngày
hôm đó, vẫn có một mối dây liên kết cho thấy rằng ông ta thực sự là người lính được Tandey
tha mạng. Bức ảnh Tandey giúp một người lính bị thương tại Ypres năm 1914 đã xuất hiện
trên khắp các tờ báo London, và sau đó được nghệ sĩ người Ý Fortunino Matania vẽ lại trên
vải, nhằm tôn vinh những nỗ lực trong chiến tranh của quân Đồng Minh.

- Phạm Thị Kim Hằng


Có cha là người khiếm thị, hiểu rõ những khó khăn của cộng đồng người khuyết tật
trong xã hội. Cô gái Phạm Thị Kim Hằng đã mở một tiệm tạp hóa xanh, thân thiện với môi
trường và nhận những bạn trẻ khuyết tật vào làm việc. Từ đây, những niềm vui đã được nhân
lên khi những bạn trẻ khuyết tật được làm việc và mang lại nhiều giá trị cho cộng đồng bằng
chính sức lao động và ý thức sống xanh của mình.
-Dương Thị Thanh Nga
Bị khuyết một chân nhưng chị Dương Thị Thanh Nga đã tự mình chinh phục Hà
Giang và mỏm đá rồng A Páo trong chuyến đi 3 ngày đêm kỷ niệm sinh nhật tuổi 30. Chị
chia sẻ: “Nếu là trước đây, tôi sẽ ước mình là một người bình thường để có thể đặt chân tới
nơi mình muốn. Nhưng giờ đây, biết điều ước không thể thành sự thật, tôi thực hiện điều
mình muốn theo một cách riêng”. Nhưng ta đâu biết rằng, để có một cô gái nghị lực như ngày
hôm nay, chị Nga đã phải trải qua đau đớn khủng khiếp “không bao giờ quên" của những ca
phẫu thuật. Những cơn đau đấy kéo đến khiến chị phải tiêm thuốc giảm đau liên tục và nhiều
đêm chị đã từng mất ngủ và bật khóc vì bất lực.
-Hoa hậu Nguyễn Thúc Thuỳ Tiên
Mộc mạc với chiếc áo cờ đỏ, sao vàng, hoa hậu Nguyễn Thúc Thùy Tiên đã có mặt
tại Angola để cùng Quang Linh Vlogs trao tặng 2 giếng nước sạch 2 bản làng. Đó là món quà
được Hoa hậu Thùy Tiên dành cho khoảng 5000 người dân với mong muốn cuộc sống của họ
sẽ được cải thiện trong thời gian tới. Hành trình đó của Hoa hậu Thùy Tiên không chỉ dừng
lại ở một hành trình trao tặng những điều ý nghĩa mà còn lan tỏa những hạt mầm tử tế Việt
Nam đi muôn nơi.
-Phạm Thị Mỹ Duyên
Sinh ra với chiếc mũi không xương, Phạm Thị Mỹ Duyên từng bị trầm cảm và
muốn biến mất khỏi thế giới khi nghe những lời khiếm nhã. Tuy nhiên, Duyên đã mạnh mẽ
bước qua khó khăn bằng cách “bơ đi mà sống”. Năm 2021, Duyên may mắn và vinh hạnh khi
được nhiếp ảnh gia Mỹ Điên phát hiện, mời hợp tác trong Bộ ảnh Nhiếp ảnh chữa lành. Và
Duyên đã tỏa sáng, biến ngoại hình dị biệt thành đặc biệt, một vẻ đẹp duy nhất, dễ nhận ra
giữa muôn vàn cái đẹp khác.

- ĐÔI CHÂN CỦA NHỮNG VŨ CÔNG BALLET DƯỚI GÓC NHÌN GIẢI
PHẪU
Cái giá cho sự tán thưởng hâm mộ là đôi bàn chân biến dạng đầy thương tích của
các vũ công ballet, "những con thiên nga có đôi bàn chân ác quỷ".
=> Đi ngược với tạo hóa để thành công phải đánh đổi bằng sự khổ luyện và đau đớn.

-BẦY MA QUỶ ĐANG CHEN LẤN NHAU ĐI HỘI - VỤ THẢM KỊCH Ở


ITAEWON

Tối ngày 29/10, tại khu vui chơi náo nhiệt nhất nhì thành phố Seoul - Itaewon đã xảy
ra tình trạng hỗn loạn chen lấn, giẫm đạp lên nhau khi dòng người đổ về Itaewon tham gia lễ
hội Halloween quá đông. Một con hẻm tại khu này đã xảy ra tai nạn chèn ép dẫn đến thiếu
oxy khiến nhiều người nghẹt thở, ước tính gần hàng chục người thương vong.

Phạm Minh Trung (hiện đang là IT tại Seoul), cũng là một trong những người có
mặt tại đó vào tối ngày 29/10 vừa qua, thì khi đó lượng người tại khu phố rất đông, chen chúc
nhau cực kỳ khó thở.
Cụ thể là sau khi thấy hình ảnh khu Itaewon đang cực kỳ náo nhiệt bởi những bạn
trẻ hoá trang thì Minh Trung quyết định cùng bạn bè đến đây để vui chơi. Nhưng Trung lại
không ngờ đó là quyết định sai lầm của mình khi cậu bạn đã trải qua khoảnh khắc kinh hoàng
vào tối qua và tận mắt chứng kiến những cảnh thương tâm của các nạn nhân.
Minh Trung đã chia sẻ trên trang cá nhân về tình hình “ám ảnh” tại hiện trường khi
cậu đã về được đến nhà sau vài tiếng:
Lần đầu tiên mình hét vì tức ngực, xung quanh tiếng mọi người la hét “ Cứu tôi với
“, ” Gọi cảnh sát đi”, “ Có người chết rồi”, “Tôi xin mọi người đừng đẩy nữa” “Bên dưới
đừng đi lên nữa”. Nhưng tất cả đều hét trong vô vọng vì những người ở xa họ đang đẩy thì họ
không thể nghe thấy tiếng hét do khu vực này quá ồn".
Phần miêu tả trên dòng trạng thái của Phạm Minh Trung quả thật rất chân thực,
khiến người đọc hiểu được một cách rõ hơn tình cảnh cũng như cảm giác của những người bị
chen lấn trong đám đông tối qua.
Thậm chí, sau khi thoát khỏi đó trở về nhà, Minh Trung vẫn chưa hết hoàn hồn trước
những gì đang diễn ra. Cậu cho biết "đây là lần đầu tiên cảm thấy cái chết cận kề… Hôm nay
cảm giác mình đang sống trong một bộ phim kinh dị thật sự. Lúc này chỉ nghĩ mình sẵn sàng
cho ai đó 20 - 30 triệu chỉ để có thể thoát khỏi cái chỗ này…Cảm giác như bị con voi 5 tấn đè
lên ngực, còn xung quanh chỉ toàn tiếng la hét.”

Sự mệt mỏi và sợ sệt còn hiện rõ hơn khi Trung cũng là người chứng kiến các nạn
nhân ngã xuống vì thiếu oxy: “Lúc đó là cực hình nhất trong đời mình, cứ như bị voi 5 tấn đè
trước ngực. Mình vẫn còn nhúc nhích được vi nhờ chiều cao hít được không khí, các bạn nữ
khác thấp hơn vì không hít được không khí nên cứ ngất xỉu hàng loạt”.

You might also like