You are on page 1of 16

A.

NỘI DUNG ÔN TẬP KHỐI 10 (TỪ 17/2 ĐẾN 1/3)


1. Phú sông Bạch Đằng: Học phần phân tích tác phẩm để chuẩn bị cho kì KTTT.
2. Làm bài tập đọc hiểu:

Văn bản 1:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 3:
Aristote nói: “ Tất cả mọi người đều ao ước được có nhiều hiểu biết. Nhưng muốn hiểu
biết, điều kiện đầu tiên là phải biết nhìn đời với cặp mắt của đứa trẻ thơ: cái gì cũng mới lạ và
làm cho ta ngạc nhiên được cả.
Biết ngạc nhiên, biết nhìn đời bằng một cặp mắt mới lạ, giúp cho Newton tìm ra định luật
‘ vạn vật hấp dẫn” trong khi ông nhìn thấy quả táo rụng. Denis Papin tìm ra sức mạnh của hơi
nước cũng chỉ vì biết nhìn bình nước sôi mà ai cũng thường thấy hằng ngày, với cặp mắt ngạc
nhiên.
Sự quen thuộc thường làm cho ta không nhận thấy những cái hay, cái đẹp ở chỗ ta ở hằng
ngày. Người nước ngoài đến xứ ta, thấy biết bao nhiêu là việc lạ mà chính ta cũng không dè. Phải
biết xem xét chung quanh ta với cặp mắt của người xứ lạ. Ta sẽ thấy đời đổi khác với nhiều tư
tưởng bất ngờ mà xưa nay chưa từng nghĩ đến.
Đừng để trong trí rằng đời không còn có gì mới lạ và cái gọi là “ mới lạ” chỉ là những gì
người khác đã nhận thấy và đã nói ra rồi.
Ta phải tập nhìn đời với cặp mắt mới mẻ, với giác quan tinh tế của một kẻ đau liệt giường
trên giường bệnh vừa mới khỏi, bắt đầu tiếp xúc với ánh sáng và không khí bên ngoài.
(Nguyễn Duy Cần, Tôi tự học, NXB Trẻ, 2013)
1. Xác định hai phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản .(0,5 điểm)
2. Cái nhìn của đứa trẻ thơ, người xứ lạ, kẻ đau liệt trên giường bệnh vừa mới khỏi có
khác gì với cái nhìn thông thường của người đời? (1,0 điểm)
3. Anh (chị) sẽ làm thế nào để “ tập nhìn đời với cặp mắt mới mẻ, với giác quan tinh tế”?
Viết đoạn văn khoảng 7-10 dòng làm rõ điều đó. (1,5 điểm)

Văn bản 2:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Hòa bình trở về, bao nhiêu năm sau, nỗi ám ảnh bởi những gì trải qua trong chiến tranh luôn
gây cho tôi những cơn mơ khủng khiếp. Những đồng ngũ hy sinh trên tay tôi nhiều lắm, thương
đau cũng nhiều, nước mắt cũng lắm. Nhưng không hãi hùng và đau đớn bằng cảnh hàng trăm
người nông dân, rất nhiều thiếu nữ và trẻ em đã chết không toàn thây khi bom Mỹ ném vào một
làng ở Văn Giang năm 1967. […]
Tôi thường nhớ tới những cơn ác mộng trong chiến tranh nhiều hơn là sự vinh quang của kẻ
thắng trận và đủ kinh nghiệm để hiểu ra rằng: Ở góc độ Con Người, chiến tranh là điều khủng
khiếp và tàn nhẫn. Khi ra thế giới, tôi lại nhận thêm ra rằng, người ta sinh ra để mưu cầu hạnh
phúc cá nhân hay cộng đồng, chứ không phải cầm súng và làm một cuộc chiến nhiều máu, các
dân tộc cần được sống để thương yêu và giúp đỡ lẫn nhau.
Từ tháng 5, nhà cầm quyền Trung Quốc ngang nhiên đưa giàn khoan Hải Dương 981 vào
vùng biển của Việt Nam. Những hành vi ngang ngược muốn biến biển của chúng ta như ao nhà
của họ làm ai ai là con dân nước Nam trong cũng như ngoài nước đều căm giận[…].
Làm sao cho đất nước yên ổn hòa bình lâu dài mà lại dứt khoát “không chấp nhận đánh đổi
độc lập, chủ quyền để lấy bất kỳ thứ gì” thực là một vấn đề lớn, rất khó khăn đòi hỏi ở Chính phủ
và toàn dân ta nhiều nỗ lực lớn lao, đầy thử thách, buộc phải tỉnh táo thông minh để vượt qua.
Chiến tranh không phải là sự giải tỏa bức xúc vội vã, thiếu sự sâu sắc chín chắn để hành
động, chưa làm hết sức, hết cách để tránh đi cái đau thương mất mát của hàng triệu sinh mạng.
Thế giới hôm nay khác xưa nhiều. Chiến tranh không phải muốn là được, dù Trung Quốc đang
khiêu khích và chăng bẫy hàng ngày, bởi vẫn có một thế giới của những người  yêu chuộng hòa
bình, nhân nghĩa. Chính vì thế tôi tán thành chủ trương của Chính phủ ta, kiên trì tố cáo hành vi
ngang ngược của nhà nước Trung Quốc trên trường quốc tế để tranh thủ dư luận tiến bộ trên
toàn thế giới.
(Nguyễn Văn Thọ, Chiến tranh không phải trò đùa)
1. Xác định hai phương thức biểu đạt trong văn bản trên.
2. Tác giả kể lại những kí ức thời chiến ở đoạn văn đầu tiên nhằm mục đích gì?
3. Viết đoạn văn từ 7 – 10 dòng trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: “Chiến tranh
không phải trò đùa”.

ĐÁP ÁN
1. Tự sự, nghị luận
2. Tác giả kể những kí ức chiến tranh để nhấn mạnh sự đau thương, khốc liệt của chiến
tranh; qua đó củng cố thêm quan điểm chiến tranh không phải trò đùa, cần phải quý trọng và hết
sức gìn giữ nền hòa bình đang có.
3. Học sinh có thể triển khai một số ý như sau:
Nhận định trên là đúng đắn, bởi vì:
-Dù ở bất kì giai đoạn lịch sử, ở bất kì quốc gia nào, thì chiến tranh cũng mang tới hậu quả
thảm khốc: sự chia cắt các gia đình, cái chết, thương tật, là sự tụt hậu về kinh tế của quốc gia…
-Nhất là trong giai đoạn hiện nay, cuộc chạy đua vũ trang của các quốc gia đã đẩy nhân loại
đến nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Chỉ một hành động thiếu cân nhắc của các quốc gia có thể hủy
diệt hoàn toàn sự sống trên Trái đất.
-Bài học rút ra:Mỗi người cần trân trọng nền hòa bình đang có và hết sức cẩn trọng để không
xảy ra chiến tranh khi không cần thiết. Nhất là trong bối cảnh tình hình biển Đông như hiện nay,
mỗi người Việt Nam cần tỉnh táo yêu nước bằng cái đầu lạnh và trái tim nóng, để vừa có thể bảo
vệ được độc lập chủ quyền dân tộc, vừa tránh những đổ máu mất mát không cần thiết.

Văn bản 3:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Ở chỗ hẻm cà phê tôi thường ngồi mỗi sớm có một cây xoài to che bóng mát. Đang mùa xoài
chín nên có một chú sóc bất chợt ghé thăm. Chú sóc trông rất gầy, có cái đuôi te tua, thường ôm
gặm mấy trái xoài chín rục và thường làm rơi trái xoài rớt bịch xuống đất. Có khi trái xoài chín
rục rơi trúng khách cà phê.
Những lúc như thế “nạn nhân” thường ngẩng đầu nhìn lên tìm con sóc, rồi chỉ biết lắc đầu
tủm tỉm cười. Tôi chưa thấy một khách cà phê nào chửi la hay ném đá con sóc “cà chớn” đó cả.
Mặc dù có người bị dính dơ hết áo phải lấy xe về nhà thay áo khác.
Thi thoảng con sóc tái diễn cái trò làm rơi xoài chín vào khách. Và những tràng cười lại có
dịp rộ lên. Những lúc như thế tôi thường tự hỏi tại sao người ta lại không cười xòa cho qua mỗi
khi lỡ va chạm nhau ngoài phố? Những căng thẳng chực chờ bùng nổ nhiều khi chỉ vì một lời nói
vô tình. Nhiều bi kịch xảy ra nhiều khi chỉ vì những mâu thuẫn nhỏ nhặt. Con người tinh khôn và
con người rồ dại.
Phải chăng càng ngày con người nhìn vào nhau không phải bằng ánh mắt ấm áp hay trong
veo (như con sóc)? Con người không còn biết sống nhường nhịn? Thì ở đây, con sóc như hình ảnh
của một sứ giả thân thiện, như một mẫu thiên nhiên tốt lành để con người có dịp rọi lại mình,
sống lại trạng thái hồn nhiên.
(Những con sóc trong thành phố - Trần Nhã Thụy)
1. Xác định 2 phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản.
2. “Ở chỗ hẻm cà phê tôi thường ngồi mỗi sớm có một cây xoài to che bóng mát. Đang mùa
xoài chín nên có một chú sóc bất chợt ghé thăm. Chú sóc trông rất gầy, có cái đuôi te tua,
thường ôm gặm mấy trái xoài chín rục và thường làm rơi trái xoài rớt bịch xuống đất. Có khi
trái xoài chín rục rơi trúng khách cà phê”
Em hãy xác định và nêu tác dụng của phép tu từ tác giả dùng để miêu tả con sóc trong đoạn
văn trên.
3.Viết đoạn văn 7-10 dòng cho biết chúng ta nên ứng xử như thế nào trước lỗi lầm của người
khác.

Văn bản 4:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Người nông dân nọ có mấy chú chó con cần bán. Ông vẽ một bảng hiệu quảng cáo về chúng và
đóng trên cột trụ hàng rào. Khi đang đóng chiếc đinh cuối cùng vào cột trụ, ông cảm thấy bị ai đó
kéo nhẹ áo. Nhìn xuống, ông thấy một cậu bé.
– “Thưa ông” – cậu bé nói, “cháu muốn mua một chú chó con của ông”.
– “Tốt thôi” – người nông dân nói trong khi lau mồ hôi trên cổ. “Những chú chó con này có bố mẹ
rất tốt nên giá khá cao đấy”.
Cậu bé cúi đầu xuống một lúc rồi thò tay vào sâu trong túi áo rút ra một nắm tiền lẻ đưa cho người
nông dân.
– “Cháu có ba mươi chín xu. Có đủ để ngắm không?”
– “Chắc chắn rồi” – người nông dân trả lời. Và ông huýt sáo. “Lại đây, Dolly!” – ông gọi to. Từ
trong căn nhà nhỏ của mình, Dolly ngoe ngoẩy chạy tung tăng xuống dốc, theo sau là ba chú chó
nhỏ dễ thương khác.
Cậu bé ép mặt vào hàng rào dây xích. Đôi mắt cậu ánh lên đầy vẻ thích thú. Khi những chú chó con
xinh xắn đến sát hàng rào, cậu bé chợt nhận ra có gì đó vẫn đang ngoe nguẩy bên trong ngôi nhà
của những chú cún.
Và chầm chậm, một chú chó nhỏ khác xuất hiện, nó nhỏ hơn nhiều so với những con còn lại. Nó
trượt xuống dốc. Rồi với một cách khá lạ lùng, chú chó nhỏ bắt đầu bước đi tập tễnh đến chỗ những
chú chó khác. Nó cố gắng để bắt kịp các anh em của mình…
– “Cháu muốn con chó này” – cậu bé nói, và chỉ vào con vật còi cọc nhất.
Người nông dân quỳ gối xuống cạnh cậu bé và nói: “Con trai, con không muốn chú chó đó. Nó sẽ
không bao giờ có thể chạy và chơi đùa với con như những chú chó khác đâu”.
Nghe thấy thế, cậu bé lùi ra khỏi bờ rào vài bước. Cậu cúi xuống và bắt đầu kéo một bên ống quần
của mình lên. Sau ống quần dần hiện ra một thanh trụ bằng sắt chạy dọc hai bên chân của cậu, gắn
chặt với một chiếc giày được thiết kế đặc biệt.
Ngước lên nhìn người nông dân, cậu bé nói: “Ông thấy đó thưa ông, cháu cũng không chạy giỏi
lắm. Và con chó nhỏ sẽ cần ai đó hiểu được nó”.
Nười nông dân cúi xuống và bế chú chó nhỏ lên, cẩn thận đưa cho cậu bé.
– “Bao nhiêu ạ?” – cậu bé hỏi.
– “Không có giá” – người nông dân trả lời. “Không có giá tiền cho tình yêu!”
(Quà tặng cuộc sống)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên.
2. Em hiểu như thế nào về câu trả lời của của người nông dân: “Không có giá tiền cho tình
yêu !”
3. Hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về thông điệp ý nghĩa nhất được gửi gắm
qua văn bản trên.

Đáp án
1. Tự sự
2. Em hiểu như thế nào về câu trả lời của của người nông dân: “Không có giá tiền cho tình
yêu !”
- Tình yêu là món quà vô giá mà chúng ta không thể đong đếm bằng tiền.
- Câu nói đề cao vai trò của tình yêu, khuyên con người hãy biết quý trọng tình yêu thương.
3. Hãy viết đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của em về thông điệp ý nghĩa nhất được gửi gắm
qua văn bản trên.
- Đảm bảo hình thức đoạn văn
- HS tự rút ra thông điệp (tình yêu thương, sự đồng cảm,…) và giải thích
LƯU Ý: Khi học sinh đi học trở lại sẽ viết bài HS 1 (Phú Sông Bạch Đằng hoặc Đọc hiểu)

B. NỘI DUNG ÔN TẬP KHỐI 11 (2 TUẦN)


1. Bài thơ “Vội vàng”- Xuân Diệu: Học văn bản thơ và phần phân tích tác phẩm để chuẩn
bị cho kì KTTT.
2. Làm bài tập Đọc hiểu:

Văn bản 1:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
[1] Rồi Mỹ đánh bom miền Bắc, tôi tốt nghiệp cấp III thì lên đường nhập ngũ. Sớm sau lên
đường, mẹ vẫn ngồi bên cửa sổ mở toang, không đi tiễn. “Sao mẹ không tiễn mình?”, tôi ấm ức
mãi. Chiến tranh ác liệt, chúng tôi quần nhau với các loại máy bay. Một ngày trên Hòa Lạc vừa
ngưng trận đánh, tôi nhận được gói quà mẹ gửi. Thư có đoạn viết: "Ngày con đi mợ không dám
tiễn vì mợ sợ mợ khóc. Mợ cứ nhìn qua cửa sổ theo bóng con mãi. Chỉ mong con bằng anh, bằng
em". Tôi đọc xong, nắm chặt thư, ghì vào ngực, quay mặt vào vách hầm ứa nước mắt vì thương
mẹ. Hai năm đi chiến đấu vì có thành tích tôi được thưởng phép hai ngày về thăm mẹ.[…] Không
ngờ đấy là lần cuối cùng tôi được gặp mẹ.
[2] Từ chiến trường trở về dạo ấy tôi rất gần gũi bố tôi. Gần như toàn bộ tình yêu cho cha mẹ
đều trút cả vào ông. Tận tới khi ông mất, tôi vẫn kịp nói lần cuối: “Con yêu cậu lắm, cậu biết
không?”. Bố tôi không nói được nữa, ông mỉm cười lắc lắc mái đầu bạc rồi vĩnh viễn ra đi. Mẹ tôi
chưa khi nào được nghe câu nói ấy từ tôi. Đó là điều tôi vô cùng ân hận, nhất là từ khi tôi làm
cha, được nghe lời từ hai con gái ba từ: "Con yêu bố". Ngay cả bây giờ khi con gái lớn đã 36
tuổi, tôi gần 70, mỗi khi cháu nói: "Con yêu bố lắm", người tôi vẫn run lên.
[3] Tình yêu thương, kính trọng cha mẹ đành rằng nên là những việc làm cụ thể, thực tế,
nhưng hầu như tất cả các bậc cha mẹ đều không mong chờ nhiều ở sự giúp đỡ tiền bạc và vật
chất. Cha mẹ rất quý trọng tình cảm của con cái, cháu chắt, sự chăm sóc cả với tinh thần - đấy là
sự luôn gần gũi, vấn an thăm hỏi và đặc biệt rất thích nghe ba từ: "Con yêu mẹ".
[4] Tôi biết rằng, rất nhiều người Việt Nam hiếu thảo, yêu kính mẹ cha nhưng không dám thổ
lộ tình cảm yêu thương với cha mẹ bằng ba từ đơn giản đó. Lễ Vu Lan đã đến rồi, ngoài việc có
quà cho cha mẹ tùy theo hoàn cảnh của mình, tôi nghĩ các bạn hãy tới thăm họ, nói một lời với ba
từ âu yếm trên. Tôi tin là mẹ bạn sẽ mỉm cười hạnh phúc.
[5] Làm cho bậc sinh thành mang nặng đẻ đau vui, dầu chỉ một chút thôi cũng là việc đáng
làm, đừng như tôi để lỡ những thời cơ khi cha mẹ còn sống mà ân hận cả đời.
(Nguyễn Văn Thọ, Con yêu mẹ)
1. Xác định phong cách ngôn ngữ chính của văn bản trên.
2. Việc tác giả kể lại kỉ niệm về mẹ ở đoạn [1] nhằm mục đích gì?
3. Viết đoạn văn khoảng 7 – 10 dòng trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến: Làm cho
bậc sinh thành mang nặng đẻ đau vui, dầu chỉ một chút thôi cũng là việc đáng làm.

ĐÁP ÁN
1. Chính luận
2. Tác giả kể câu chuyện để cho thấy: tình yêu thương của cha mẹ là lớn lao vô bờ nhưng
cha mẹ không ở đời với ta, do vậy cần báo hiếu với cha mẹ, làm cha mẹ vui ngay khi còn có cơ
hội.
3. Học sinh có thể triển khai một số ý như sau
Gợi ý:
-Lời nhận định của tác giả khuyên chúng ta hãy tận dụng mọi cơ hội có thể để làm cho cha mẹ
vui lòng.
-Đây là một nhận định đúng đắn bởi vì:
 Công ơn của cha mẹ đối với con cái là bao la trời biển, con cái làm cha mẹ vui lòng
bao nhiêu cũng không đủ đề đền đáp công ơn đó, phận làm con nên có những hành động cụ thể để
báo hiếu với cha mẹ.
 Cha mẹ không sống đời bên ta, cho nên những phút giây còn được ở bên người ta cần
trân quý, cần tận dụng khoảng thời gian ấy để làm cha mẹ vui lòng.
 Báo hiếu cha mẹ là truyền thống tốt đẹp của người Việt ta, khi ta biết quan tâm yêu
kính cha mẹ mình, biết làm những hành động cụ thể để cha mẹ được vui lòng, có nghĩa là ta cũng
đang hình thành cho mình một tâm hồn tốt đẹp, dần hoàn thiện nhân cách của mình.
-Rút ra bài học: Việc làm cha mẹ vui lòng không nhất thiết phải cầu kì hoa mỹ mà đôi khi chỉ
cần là những hành động nhỏ nhặt, đơn giản, bình dị nhất. Quan trọng hơn cả vẫn là tấm lòng thành
của con cái với cha mẹ, có thế cha mẹ mới có thể vui lòng.

Văn bản 2:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

Sự im lặng đắt đỏ
“Đây là giá gửi xe đêm muộn” - người trông xe nói và vội vàng xé đôi tờ vé.
Đó là bờ hồ Hoàn Kiếm lúc 10 giờ tối. Chị em tôi đang bị đòi 10.000 đồng cho một chiếc xe
máy, gấp đôi giá niêm yết của thành phố. Cô em đã rút tiền ra trả, nhưng tôi cương quyết chỉ đưa
đúng 5.000 đồng. Tôi đòi xem giá ghi trên vé. Đáp lại là thái độ bất hợp tác. Cuối cùng, tôi nói sẽ
gọi điện đến đường dây nóng. Người đàn ông ấy hằn học, trả lại 5.000 đồng.
Sau này, có người biết chuyện đã trêu tôi: “Chỉ vì 5.000 đồng mà chẳng may mang vạ thì thiệt
thân”. Tôi chỉ cười, không giải thích vì tin mình làm đúng. 5.000 đồng không lớn nhưng nếu
không lên tiếng thì tôi không thoải mái. Tôi không đồng tình với việc tự tiện tăng giá mà không có
bất kỳ lý do chính đáng nào. Những nơi như thế, thường sau này tôi sẽ không quay lại nữa.
Nếu số tiền đó nhân lên 1.000 lần thì không còn là số nhỏ, càng không nhỏ nếu nó lặp đi lặp
lại, ngấm ngầm trong sự lặng thinh chấp nhận như một lẽ tất nhiên của nhiều người. Và trong
nhiều trường hợp khác, khi cái mà người đàn ông kia cầm không phải tấm vé xe, mà là một con
dấu, thì cái giá phải trả của sự tặc lưỡi sợ phiền hà có thể lớn hơn gấp triệu lần.
Tôi vẫn nhớ vẻ mặt ngạc nhiên lẫn nụ cười bất đắc dĩ của cặp du khách nước ngoài trên
chuyến xe buýt từ Đà Nẵng đi Hội An, khi người phụ xe tự tiện thu 30.000 đồng, dù giá vé đúng là
20.000 đồng. Họ rất ngạc nhiên, rồi lắc đầu cười khi trông thấy người đàn ông ấy giơ 3 ngón tay
ra hiệu. Tôi lên tiếng đề nghị trả lại số tiền thu thêm của đôi trẻ. Phụ xe lúng túng giải thích “đó
là tiền phí vì đeo balô to lên xe”.
Lúc nhận lại tiền, đôi trẻ cảm ơn. Còn tôi thì rất ngượng vì có thể hình ảnh đất nước, con
người Việt Nam hiếu khách đã bớt đẹp trong mắt bạn bè. Tôi đoán trước lúc lên xe, cặp du khách
đã biết giá vé là 20.000 đồng mỗi người nên cầm sẵn số tiền phải trả. Biết người phụ xe làm sai
nhưng họ không nói gì. Buồn hơn là nhiều người trên xe buýt đều chứng kiến nhưng im lặng.
Những điều “chướng tai gai mắt” ấy, tôi gặp ngày càng nhiều và thấy sự im lặng cũng ngày
một nhiều hơn.
[…]
Martin Luther King nói: “Trong thế giới này, chúng ta không chỉ xót xa vì những hành động
và lời nói của người xấu, mà còn vì sự im lặng đáng sợ của người tốt”.
Chúng ta có thể trả những cái giá rất đắt cho cái sự “quen rồi” ấy. Cái giá mà thị trường phải
trả cho những sự thỏa hiệp nhỏ nhặt - từ môi trường đầu tư cho đến chi phí cơ hội - tôi tin rằng
rất lớn. Nhưng nó cũng không thể nguy hiểm bằng việc mỗi người trong chúng ta rồi sẽ đánh mất
cảm giác ái ngại với chính bản thân mình mỗi lần thỏa hiệp, chúng ta quen với việc câm lặng
trước điều xấu.
Và lúc ấy, liệu còn có thể tự nhận mình là “người tốt”?
(Theo Hoàng Phương, Báo VNEXPRESS ngày 25/2/2017)
Câu 1. Thao tác lập luận chính được sử dụng trong văn bản trên là tự sự. Nhận định này đúng
hay sai?
Câu 2. Theo em, tại sao tác giả lại cho rằng sự im lặng trong những câu chuyện trên là “sự im
lặng đắt đỏ”?
Câu 3. Dân gian quan niệm: ‘Im lặng là vàng”, nhưng từ cảm nhận về văn bản trên, em hãy
viết một đoạn văn từ 7 – 10 dòng nêu suy nghĩ về mặt trái của sự im lặng.

ĐÁP ÁN
1. Sai (0,5đ)
2. Tác giả cho rằng sự im lặng trong những câu chuyện trên là “sự im lặng đắt đỏ” vì sự
im lặng ấy phải trả giá rất đắt: tiếp tay cho cái xấu, cái ác tồn tại, ảnh hưởng đến hình ảnh, đời
sống của Đất nước và con người Việt Nam; đánh mất phần tâm tính tốt lành trong tâm hồn mình.
(1đ)
3.Đoạn văn cần đảm bảo một số ý cơ bản về mặt trái của sự im lặng: sẽ không phản kháng kịp
thời trước những bất công, không thể góp tiếng nói để xây dựng tập thể, tạo một thói quen né
tránh giải quyết vấn đề,không thể khẳng định bản ngã cá nhân…
Hình thức: các câu văn có sự liên kết, không tách đoạn…(1,5đ)

Văn bản 3:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Con người luôn khát khao thành công, nhưng mù quáng theo đuổi thành công thì thật là vô
nghĩa. Bạn muốn mình giàu có, muốn trở thành tỷ phú như Bill Gates? Vậy thì hãy gấp đồng tiền
một cách cẩn thận rồi trao nó cho bà cụ ăn xin bên đường. Với việc làm đẹp đẽ ấy, bạn sẽ cho mọi
người hiểu được bạn không chỉ giàu có về vật chất mà còn giàu có tâm hồn. Khi đó, bạn đã thực sự
thành công.
Cũng có khi bạn ước mơ thành công sẽ đến với mình như đến với Abramovich – ông chủ của
đội bóng toàn những ngôi sao? Thành công chẳng ở đâu xa, chỉ cần bạn dành thời gian chăm sóc
cho “đội bóng” của gia đình bạn. Ở đó, bạn nhận được tình yêu thương vô bờ bến, thứ mà
Abramovich không nhận lại được từ những cầu thủ của ông ta. Thành công đến với mọi người một
cách giản dị và ngọt ngào như thế!
Bạn được sinh ra, đó là một thành công vĩ đại của cha và mẹ. Trách nhiệm của bạn là phải
gìn giữ cho vẻ đẹp hoàn thiện của thành công ấy. Đừng bao giờ ủ ê nghĩ rằng cuộc sống là một
chuỗi của thất bại, bởi như một giáo sư người Anh từng nói: “Cuộc sống này không có thất bại, có
chăng là cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi”. Còn đối với tôi, thành công là khi ai đó đọc
được bài viết nhỏ này. Có thể sẽ chẳng được điểm cao, nhưng gửi gắm được những suy nghĩ của
mình vào trang viết, với tôi, đó là một thành công.
(Quà tặng cuộc sống)
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản.
2. Em hiểu như thế nào về quan điểm sau: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là cách
chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi.”
3. Hãy viết đoạn văn khoảng 7 – 10 dòng trình bày hai giải pháp tự rèn luyện bản thân để đạt
được thành công mà em đang theo đuổi.
Đáp án
1. Nghị luận
2. Em hiểu như thế nào về quan điểm sau: “Cuộc sống này không có thất bại, có chăng là
cách chúng ta nhìn nhận mọi việc mà thôi.”
- Mỗi người đón nhận thành công hay thất bại phụ thuộc vào cách nhìn của mỗi người.
- Khuyên chúng ta cần có cái nhìn lạc quan tích cực
3. Hãy viết đoạn văn ngắn trình bày hai giải pháp tự rèn luyện bản thân để đạt được thành
công mà em đang theo đuổi.
- Đảm bảo đúng hình thức đoạn văn
- HS tự đưa ra hai giải pháp cụ thể để rèn luyện bản thân

Văn bản 4:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
“Bếp đầu hôm toả sáng hồn nhiên
Như trẻ nhỏ - lửa reo cười nhảy múa
Nổ lách tách. Bọt sôi trong lõi nhựa
Chuyện đầu tiên, vẫn chuyện một ngày.
Bếp vào đêm, còn lại dăm cây
Thân lớn nhất chụm đầu im lặng
Lửa không ngọn mà màu hồng rất đọng
Chuyện bây giờ mở suốt đời nhau.

Đất nước. Tình yêu. Mơ ước mai sau.


Tên mấy đứa đêm này không sưởi lửa
Tên dãy phố ta mơ về gõ cửa
Sâu chập chùng giữa than củi lung linh

Bỗng thấy thương nhau hơn khi vai bạn sát vai mình
Bẻ củ sắn, chia đôi điều giản dị
Bếp lửa soi một dư vang bền bỉ
Ôi Trường Sơn đốt lửa mấy năm trời...

Ta vẫn nghe tim bạn đập bồi hồi


Trong ánh cuối của một ngày kháng chiến
Ta yêu phút này đây: khói, cây, những tiếng,
Cùng bạn mình, như ánh lửa kề bên”
(Bếp lửa rừng – Nguyễn Khoa Điềm)

1. Nhận định những thông tin sau :


Thông tin Đúng Sai
a. Thơ Nguyễn Khoa Điềm được chú ý
nhiều trong giai đoạn 1930 -1945.
b. Biểu cảm là phương thức biểu đạt
chính của bài thơ.

2. Xác định biện pháp nghệ thuật được tác giả dùng trong câu thơ và cho biết tác dụng
của chúng.
“Bếp đầu hôm toả sáng hồn nhiên
Như trẻ nhỏ - lửa reo cười nhảy múa
3. Viết một đoạn văn khoảng 7 – 10 dòng cảm nhận về vẻ đẹp của tình người trong
kháng chiến qua hai câu thơ sau:
“Bỗng thấy thương nhau hơn khi vai bạn sát vai mình
Bẻ củ sắn, chia đôi điều giản dị”

Đáp án

1.
a. Sai
b.đúng
2. So sánh / nhân hóa
Câu thơ giàu hình ảnh, sinh động
Bếp lửa buổi đầu ấm áp, vui vẻ, yêu thương
3.Vai trò quan trọng: Kết nối giữa con người, đoàn kết gắn bó thành một tập thể bền vững, tạo
nên sức mạnh cho toàn dân tộc chiến thắng kẻ thù

LƯU Ý: Khi học sinh đi học trở lại sẽ viết bài hs 1 (Vội vàng hoặc Đọc hiểu)

C. NỘI DUNG ÔN TẬP KHỐI 12

1. Tác phẩm “Rừng xà nu”: Học dẫn chứng +phân tích tác phẩm để chuẩn bị cho kì
KTTT.
Đề KTTT gồm nhiều dạng đề: phân tích nhân vật; phân tích 2 đoạn văn; cảm nhận về hai chi
tiết; phân tích 1 đoạn văn; phân tích một tình huống trong truyện,…

2. Làm bài tập Đọc hiểu:


Văn bản 1:
 “Cả một thế giới rộng lớn ngoài kia đang chờ bạn, mặc dù con đường tới đó không hiện ra
cho những ai chỉ muốn đi trên các lối mòn quen thuộc và làm những công việc quen thuộc. Với
những người này thì thế giới cũng chật hẹp giống như những lối mòn quen thuộc của họ và công
việc của họ cũng hạn chế như những thói quen của họ vậy. Còn với những người tiên phong quyết
tâm đi trên những con đường mới và thử làm những cái mới với tinh thần cầu tiến và chấp nhận
thử thách, thế giới thật sự là một địa bàn rộng lớn và có vô số công việc để làm. Đó là cách thức
mà tôi đã và sẽ tiếp tục sống – đi tìm những công việc mới và dồn tất cả những gì tôi có cho
chúng.
   Bạn là thanh niên. Vậy hãy trở thành người đi tiên phong. Đi tiên phong mới là cách sống
thực sự. Thế giới đang trở nên khá nhỏ để có thể gọi là “Cái làng địa cầu” nhưng vẫn còn rất
nhiều nơi để khám phá. Hành tinh chúng ta có rất nhiều người đang làm rất nhiều việc vẫn chưa
ai từng làm. Hãy nghĩ đến cả thế giới và có những dự định to lớn, và đừng sợ thất bại. Con đường
của những người đi tiên phong là một con đường đơn độc, nhưng bạn phải tự mở đường cho
tương lai của chính mình. Đó là tất cả những gì gọi là một cuộc sống thực sự”.
(Trích Thế giới quả là rộng lớn và có rất nhiều việc phải làm, Kim Woo Chung – Nguyên
Giám đốc Tập   đoàn Deawoo, NXB Văn hóa thông tin, tr.159,160)

Câu 1: Xác định thao tác lập luận chính được sử dụng trong văn bản
Câu 2: Xác định và phân tích giá trị của biện pháp từ từ được sử dụng trong câu: “Với những
người này thì thế giới cũng chật hẹp giống như những lối mòn quen thuộc của họ và công việc
của họ cũng hạn chế như những thói quen của họ vậy”.

Câu 3: Theo anh/chị, tại sao tác giả lại cho rằng “Đi tiên phong mới là cách sống thực sự” ?
Câu 4: Thông điệp nào trong đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?

ĐÁP ÁN:
Câu 1:
Thao tác lập luận chính: Bình luận
Câu 2:
- Biện pháp tu từ: so sánh
- Giá trị của biện pháp tu từ: Giúp người đọc hình dung cuộc sống, cái nhìn và tư duy của
những người không biết đến thế giới bên ngoài, chỉ biết những cv quẩn quanhc nhàm chán …
Bằng việc so sánh “thế giới cũng chật hẹp như những lối mòn quen thuộc và công việc của họ
cũng hạn chế như những thói quen của họ”, câu văn trở nên giàu hình ảnh, sinh động hơn.
Câu 3:
Tác giả cho rằng ““Đi tiên phong mới là cách sống thực sự” ? ”, vì:
- Người đi tiên phong là người tự mình mở ra một con đường mới, một hướng đi mới mà trước
đó chưa có ai từng đi, hoàn toàn khác biệt với những hướng đi trong truyền thống. Đòi hỏi người
dám tiên phong phải mạnh mẽ, dũng cảm, quả quyết, rèn luyện bản thân, xác lập mục tiêu và tin
tưởng chính mình. Đây là những điều kiện để một ngưởi trưởng thành và thánh công trong cs.
- Người đi tiên phong sẽ được sống và suy nghĩ theo cách của họ, làm điều họ muốn và khám
phá mọi mặt của cs
Câu 4:
- HS có thể lựa chọn thông điệp có ý nghĩa nhất với bản thân nhưng cần đảm bảo các yêu cầu:
+ Thông điệp phải có trong đoạn trích
+ Nêu được ý nghĩa của thông điệp đó với bản thân
+ Trình bày rõ ràng, mạch lạc
- (Có thể tham khảo một số thông điệp có ý nghĩa sâu sắc như: Đi tiên phong mới là cách sống
thực sự; Đừng sợ thất bại, hãy nghĩ đến cả thế giới, có những dự định to lớn và cố gắng để thành
công…).

Văn bản 2:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ 1 đến 3:
Chín sai lầm trong băn hóa đọc của người Việt

1. Chúng ta tích lũy tri thức qua việc đọc báo thay vì đọc sách.
Và kết quả là tri thức của chúng ta bao gồm những thứ được nhắc đến trong chuyên mục phóng
sự xã hội, quốc tế hay tâm lý của báo chí.

2. Chúng ta đọc sách theo kiểu đọc báo.


Và chúng ta chỉ mang máng nhớ là trong Chiến tranh và hòa bình có một anh chàng tên là Andre
đi đánh giặc, trong Hamlet có một câu “Tồn tại hay không tồn tại”, trong Trăm năm cô đơn hình
như có một đuôi lợn .

3. Chúng ta rất lười ghi chép.


Và nếu có ghi chép thì chúng ta cũng luời cả việc đọc lại nó.

4. Chúng ta đọc theo phong trào.


Cứ sau mỗi mùa trao giải hoặc mỗi scandal nào đó, là một cuốn sách được nhắc đến lại bán chạy
như tôm tươi, dù trước đó cả tháng trời chịu phận “cá thối”. Đơn giản rất ít người trong số
chúng ta có được định hướng đọc và kế hoạch đọc cho mình.

5. Chúng ta giả vờ đọc.


Nghĩa là chúng ta chỉ mua sách, gáy càng đẹp, bìa càng cứng càng tốt, để bày cho sang phòng
chứ ít khi giở ra. Nếu có giở thì cũng là để khoe chữ ký của nhà văn nổi tiếng để tặng chủ nhân
trong đó. Ngày xưa Nguyễn Tuân từng sốt sắng tả cái cảm giác mua sách về rồi nắn nót cầu kỳ
đọc từng trang, sờ cái lề giấy… Bây giờ, điều đó là xa xỉ khi vô số cuốn sách xén lỗi chẳng bao
giờ bị lo phát hiện vì nhiều người đâu có giở chúng ra lần nào.

6. Nếu đọc, chúng ta sẽ đạo.


Rất nhiều khi chúng ta đương nhiên coi những gì chúng ta đọc được là của mình. Và chúng ta
nhại lại như thế chúng ta viết ra nó.

7. Chúng ta thiếu sự hoài nghi.


Thường thì sách báo nói thế nào, chúng ta tin như vậy. Rất ít khi chúng ta thử dừng lại, nhìn lại
vấn đề theo quan điểm riêng. Trong khi nghi ngờ sách là một thái độ đáng tôn trọng không kém gì
tôn sùng sách.

8. Chúng ta dễ dãi với những sai sót.


Ngày trước, kèm theo mỗi cuốn sách xuất bản thường có một tờ đính chính. Nhưng đính chính đó
đôi khi chỉ là lỗi chính tả tên riêng… Mẩu giấy nhỏ nhưng hàm chứa một ý thức lớn của người
làm sách. Bây giờ, công nghệ hiện đại hơn, in ấn rẻ hơn, nhưng những mẩu giấy đính chính lại
gần như thất truyền mặc dù lỗi in rõ ràng là nhiều hơn. Cả ý thức của người làm sách lẫn người
đọc sách đều kém hơn trước.

9. Chúng ta chỉ đọc những gì mình thích.


Điều đó không xấu, nhưng sẽ tốt hơn nếu chúng ta có thể đọc cả những điều mình không thích,
nhưng cần. Bởi đọc không chỉ là để giải trí. Đọc cần phải có mục đích, và rất nhiều sự kiên nhẫn.

Nguồn: http://www.nxbkimdong.com.vn/

a .Xác định phong cách ngôn ngữ được văn bản sử dụng.(0,5 điểm)

b. Nêu nội dung chính của văn bản. (1,0 điểm)

c. Theo anh/ chị, tai sao “nghi ngờ sách là một thái độ đáng tôn trọng không kém gì tôn sùng
sách” ?Viết đoạn văn khoảng 7-10 dòng lý giải điều đó. (1,5 điểm)

Văn bản 3:
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu nêu bên dưới :
(1)Pablo là một nhạc công chơi violon điêu luyện, ở quê nhà, ai cũng biết tới anh vì Pablo
được mời tới chơi ở hầu hết các sự kiện trong vùng. Pablo cũng muốn được vào học một trường
đào tạo âm nhạc chuyên nghiệp để phát triển sự nghiệp của mình, vì thế nên khi biết Học viện âm
nhạc Paris nổi tiếng tuyển sinh, Pablo đã ghi danh thi và ngày đêm luyện tập mong sẽ thi đỗ.
(2)Trong buổi thi tuyển, mặc dù Pablo đã cố gắng hết sức thể hiện tài năng của mình với
những cảm xúc rất thật nhưng anh vẫn không được trong danh sách trúng tuyển. Thất vọng và
buồn bã, Pablo đi lang thang giữa Paris hoa lệ và đến một quảng trường rộng, Pablo đứng kéo
cây vĩ cầm thể hiện những bản nhạc kinh điển với tâm trạng buồn. Anh quên mất xung quanh,
chìm đắm vào những bản nhạc, hết bản này nối tiếp bản khác. Khi dừng lại thì quanh anh là một
đám đông đứng nghe và họ vỗ tay rào rào đề nghị anh chơi tiếp, hộp đàn của anh đầy các đồng
xu do những người nghe đặt vào.
(3)Pablo nâng đàn lên chuẩn bị chơi tiếp theo yêu cầu của khán giả thì một người khách chen
vào và ném những đồng xu vào hộp đàn của anh với vẻ rất ngạo mạn. Pablo liền cúi xuống nhặt
hết những đồng xu ấy và đưa lại cho người khán giả nọ, rồi bảo: “Thưa ông, tiền của ông bị rơi
này”. Người đàn ông cầm mấy đồng xu và lại ném xuống, nói: “Tiền của anh đấy, nhận lấy đi”.
(4)Pablo cúi đầu và nói: “Xin cảm ơn tấm lòng của ông, vừa rồi tiền của ông rơi, tôi đã nhặt
giúp ông lên, bây giờ tiền của tôi rơi, xin phiền ông cũng nhặt giúp nó lên cho tôi”. Khán giả
đứng xung quanh xì xào nhận xét, người đàn ông thoáng mỉm cười, cúi xuống nhặt những đồng xu
để vào hộp đàn rồi bỏ đi.
(5)Người đàn ông ấy là một trong những vị giám khảo của Học viện âm nhạc Paris đã bất ngờ
đi qua quảng trường, nghe Pablo chơi đàn và quyết định thử anh. Ông nói: “Một người nghệ sỹ
chân chính cần phải có nhân phẩm tốt nữa”. Và ông đã quyết định thêm Pablo vào danh sách học
viên mới. Đúng như ông suy nghĩ, Pablo sau này đã trở thành một nghệ sỹ đàn vĩ cầm nổi tiếng về
tài danh và nhân đức.
(Theo An ninh Thủ đô)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.0,5đ
Câu 2: Hành động của Pablo trong đoạn văn (3) và (4) thể hiện những phẩm chất cao đẹp nào
ở nhân vật này? 1đ
Câu 3: Thông điệp sâu sắc mà em cảm nhận được từ văn bản là gì? Trình bày trong 7-10
dòng.1,5đ

ĐÁP ÁN
Câu 1: Tự sự
Câu 2: Lòng tự trọng, sự cương quyết…
Câu 3: Hs có thể trình bày thông điệp về đam mê, tài năng và đạo đức cần có ở con người, bài
học ứng xử để bảo vệ nhân phẩm…

LƯU Ý: Khi học sinh đi học trở lại sẽ làm bài hệ số 1 (Rừng xà nu hoặc Đọc hiểu).

ĐỀ KTTT MINH HỌA VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


TRƯỜNG TRUNG HỌC THỰC HÀNH

ĐỀ KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ II


MÔN: NGỮ VĂN 11
Thời gian: 90 Phút
ĐỀ A
Câu 1 (3 Điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện yêu cầu:
Cách mạng công nghệ đang tạo ra những thay đổi cực nhanh trên nhiều lĩnh vực và chính các
trường đại học cũng đang lúng túng khi ứng xử với xu thế mới này. Phần nguồn lực đọc thêm và
tự học mà các giảng viên cung cấp, những nguồn lực mà nhà trường đầu tư ngày càng trở nên
quan trọng so với bài giảng chính thức. Bài giảng chỉ cung cấp kiến thức nền. Hơn nữa, bài giảng
luôn phải soạn từ mấy tháng trước.
Nhưng dù thời mấy chấm cũng vậy, kiến thức chỉ thành giá trị nếu được hấp thụ và chuyển
hóa qua bộ não con người. Tất cả sự đầu tư của đại học hay tri thức có sẵn trên mạng chỉ có thể
chuyển thành kết quả nếu sinh viên có trách nhiệm với chuyện học tập của mình, tự học, tự tìm
hiểu, suy ngẫm. Hơn bao giờ hết, sinh viên đại học không thể nghĩ rằng mình đã trả tiền học phí
thì có quyền vật vờ như “xác sống giảng đường” cho hết vài năm cũng không sao, học xong, có
bằng ắt có việc làm.
Đại học không phải trung tâm môi giới việc làm, mà là một vườn ươm để người ta vào đó phát
triển bản thân. Hạt giống tốt cần có môi trường tốt để sinh trưởng.
(“Xác sống” giảng đường, Vnexpress.net)
1. Hãy xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên. (0,5 điểm)
2. Hãy giải thích ý nghĩa nhan đề “Xác sống giảng đường” ? (1,0 điểm)
3. Từ văn bản trên hãy viết đoạn văn ngắn (7 – 10 dòng) trình bày biện pháp để tự rèn
luyện phát triển bản thân mình. (1,5 điểm)
Câu 2 (7 Điểm)
Khi bàn về bài thơ Vội vàng, TS Chu Văn Sơn đã viết: “Vội vàng là dòng cảm xúc bồng bột,
dào dạt cuốn theo bao hình ảnh của thi ca như gấm thêu hoa dệt của cảnh sắc trần gian nhưng đó
cũng là bản tuyên ngôn bằng thơ, trình bày một quan niệm nhân sinh về lẽ sống vội vàng.
(TS Chu Văn Sơn, Phân tích bình giảng tác phẩm văn học 11, NXB Giáo dục)
Từ nhận định trên, hãy phân tích đoạn thơ sau trong bài thơ “Vội vàng” của Xuân Diệu (SGK
Ngữ văn 11, tập 2) để làm sáng tỏ quan niệm nhân sinh về lẽ sống vội vàng.
“Ta muốn ôm
[…]
-Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!”

HƯỚNG DẪN GIẢI


Câu 1 (Đề A)
1. Nghị luận (0,5 điểm)
2. Hãy giải thích ý nghĩa nhan đề “Xác sống giảng đường” ?
-Thực trạng sinh viên đến trường chỉ nhằm mục đích đối phó, điểm danh mà không chịu tìm
tòi sách, tài liệu phục vụ cho chuyên môn của mình từ đó dẫn đến thực trạng thụ động trong học
tập, học theo kiểu “vật vờ” hoặc “ăn nhanh”. (0,5 điểm)
-Phê phán lối sống thụ động của một bộ phận sinh viên hiện nay. Từ đó tác giả đưa ra lời kêu
gọi hãy thay đổi lối sống, thay đổi lối học thụ động mà hướng đến tập trung phát triển bản thân.
(0,5 điểm)
3. Từ văn bản trên hãy viết đoạn văn ngắn (7 – 10 dòng) trình bày biện pháp để tự rèn
luyện phát triển bản thân mình.
-Yêu cầu chung: trình bày đúng hình thức đoạn văn, có câu chủ đề, câu kết đoạn, viết đúng
trọng tâm.
-Định hướng: HS đưa ra hai phương pháp cụ thể và cần lập luận thuyết phục
+ Chủ động học tập, tìm tòi kiến thức để mở rộng vốn hiểu biết của mình
+ Đề ra mục tiêu, xây dựng kế hoạch học tập phù hợp với mục tiêu đã đặt ra.
+ Tham gia các khóa học kĩ năng để rèn luyện bản thân mình.
+…
THANG ĐIỂM
-1 – 1.5 điểm: Học sinh trình bày theo hình thức đoạn văn, có câu luận điểm, diễn đạt rõ ràng,
mạch lạc. Giải pháp đưa ra cụ thể, thiết thực.
-0.5 – 1 điểm: Học sinh trình bày theo hình thức đoạn văn, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc. Giải
pháp đưa ra còn chung chung.
-0 – 0.5 điểm: Học sinh không trình bày theo hình thức đoạn văn. Nếu giải pháp học sinh trình
bày hợp lý thì GV cho 0.5.
-Câu 2
-Bài viết cần đảm bảo các yêu cầu sau:
-Nắm vững phương pháp làm bài nghị luận văn học.
-- Về kĩ năng: Biết làm một bài văn nghị luận phân tích có định hướng. Bài viết cần có sự kết
hợp nhuần nhuyễn giữa phân tích nội dung và nghệ thuật, diễn đạt rõ ràng, mạch lạc, đúng chính
tả.
-- Văn phong trôi chảy, có cảm xúc. Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ,
trình bày bài rõ ràng, sạch đẹp.
-- Về nội dung: HS cần phân tích sáng rõ các nội dung sau:
-1. Phân tích đoạn thơ “Vội vàng”
-- Tác giả xưng “tôi” để khẳng định cái tôi, giờ đây, “tôi” đã trở thành “ta”, cái tôi cá nhân
đã trở thành cái ta chung của nhân loại. Điều này cho thấy, lời nhắc không chỉ cần sống nhanh, mà
còn phải sống sâu không chỉ là lời thi nhân nhắc nhở bản thân mình mà còn để truyền đạt và
hướng tới mỗi con người.
-- Liệt kê một loạt động từ mạnh dần: “ôm”, “riêt”, “say”, “thâu”, thậm chí là “hôn”,
“cắn”. Dường như dù có huy động mọi giác quan để thấm hút sự phong phú kì diệu của thiên
đường trần thế, Xuân Diệu cũng không cảm thấy đủ.
-- Chứng minh cho nỗi lòng ham sống không thể lấp đầy của Xuân Diệu là điệp ngữ “Tôi
muốn”lặp lại nhiều lần. Không chỉ lột tả khao khát cháy bỏng được sống hết mình của ông, biện
pháp nghệ thuật này còn tạo nên nhịp thơ dồn dập, nồng nàn, da diết, bộc lộ tình yêu, ham muốn,
ước mong đang rạo rực chảy trôi tròng dòng máu của thi nhân.
-- Nhịp sống cuồng nhiệt của nhà thơ gần như chạm tới đỉnh điểm trong câu thơ kết với hình
ảnh ẩn dụ: “Hỡi xuân hồng, Ta muốn cắn vào ngươi!”. Tác giả đã hữu hình hóa một khái niệm vô
hình là mùa xuân. Ông gọi mùa xuân – hay chính là tuổi trẻ – quãng ngày ngắn ngủi tươi đẹp nhất
cuộc đời là “xuân hồng” vừa miêu tả trạng thái tươi đẹp của xuân, vừa bày tỏ tình yêu, sự trân
trọng, nâng niu thời gian quý báu. Mong ước sống trọn vẹn từng giây từng phút của thi nhân để
biến cái hữu hạn của đời người thành cái vô hạn: “Thà một phút huy hoàng rồi chợt tắt/ Còn hơn
buồn le lói suốt trăm năm.” 
-Nghệ thuật
-- Có sự kết hợp hài hoà hai yếu tố: Trữ tình và triết luận.
-+ Trữ tình: được bộc lộ ở những rung động mãnh liệt về sự mong manh của cái Đẹp của tình
yêu và tuổi trẻ trước sự huỷ hoại của thời gian. 
-+ Mạch chính luận là hệ thống lập luận lí giải về lẽ sống vội vàng thông điệp mà Xuân Diệu
muốn gửi đến cho độc giả
-- Giọng điệu say mê, sôi nổi, thể hiện khát khao được sống hết mình của tác giả.
-- Sử dụng các biện pháp nghệ thuật như điệp ngữ, điệp cấu trúc câu, động từ mạnh sáng tạo
trong việc sử dụng ngôn từ.
- Tác phẩm tiêu biểu cho phong cách thơ Xuân Diệu.
-2. Quan niệm nhân sinh về lẽ sống vội vàng
- + “Vội vàng” vừa là một phong cách sống, vừa là một triết lý sống. Cơ sở triết lý của nó bắt
nguồn từ ý thức sâu sắc về ý nghĩa sự sống của từng cá thể. Vũ trụ thì mênh mông vô tận, cuộc
đời là thiên đường nơi trần thế đáng sống biết bao, vậy mà sự sống cá thể lại quá đỗi hữu hạn.
Nghịch lý đó tất yếu dẫn đến lẽ sống “Vội vàng”: Phải sống thật trọn vẹn, sống thật ý nghĩa, sống
cao độ hơn trong thời gian hữu hạn cuộc đời trao cho để có thể chiếm trọn hết mọi vẻ đẹp của
cuộc sống này. “Vội vàng”, do đó, là kết tinh hai niềm cảm hứng lớn trong phong cách thơ Xuân
Diệu: Tình yêu cuộc đời đắm say, bồng bột, và nỗi ám ảnh thời gian.
-+ “Vội vàng”, do đó, không phải là cách sống tiêu cực, ảo não của tầng lớp trí thức tiểu tư sản
như một số người lầm tưởng, mà đó là một lối sống tích cực. Sống “vội vàng”, không phải là
sống gấp, sống ẩu, sống cẩu thả, mà thực chất đó là cách sống tận hưởng và tận hiến. Chỉ khi đó,
con người mới có thể vượt thoái khỏi sự hữu hạn của sinh mệnh cả thể, để biến từng phút giây rực
cháy huy hoàng thành vĩnh viễn, dẫu cho quy luật cuộc đời rồi tất cả sẽ qua đi.
-Thang điểm
-- Điểm 6, 7: Đảm bảo đúng, đủ những yêu cầu trên (đặc biệt lưu ý những bài có mở rộng, so
sánh với những tác phẩm khác). Diễn đạt trôi chảy, lưu loát, giàu cảm xúc, trau chuốt, không mắc
lỗi chính tả, diễn đạt.
-- Điểm 4, 5: Đảm bảo gần đủ các yêu cầu trên, chấp nhận bài viết có thể mắc một vài lỗi
chính tả.
-- Điểm 2, 3: Biết cách phân tích theo định hướng nhưng còn giản đơn, sơ sài, không liên hệ,
còn mắc lỗi chính tả, diễn đạt.
-- Điểm 1: Quá sơ sài, mắc nhiều lỗi chính tả, diễn đạt.
-- Điểm 0: Hoàn toàn lạc đề hoặc bỏ giấy trắng.

You might also like