You are on page 1of 10

1.

Nghị lực sống

- Nick Vujicic, diễn giả nổi tiếng sinh ra thiếu hai tay, hai chân, nhưng anh đã vượt qua trở ngại
bệnh tật, tốt nghiệp đại học tài chính năm 21 tuổi, trở thành nhà diễn thuyết nổi tiếng và truyền
cảm hứng tới 3 triệu người trên thế giới. Anh nổi tiếng với phương châm “Cuộc sống không giới
hạn”.

- Helen Keller (27/6/1880 – 1/6/1968) là một nhà văn, nhà hoạt động xã hội mù, điếc người
Mỹ. Bà là người mù điếc đầu tiên trên thế giới tốt nghiệp một trường cao đẳng.Tuy sống trong
thế giới không ánh sáng, không âm thanh nhưng Keller vẫn là một phụ nữ tràn đầy tinh thần lạc
quan, thiết tha yêu cuộc sống. Trong Thế chiến thứ I và thứ II, bà đến hơn 70 bệnh viện để an ủi
bệnh nhân, động viên họ. Bà dành trọn cuộc đời cho Hội người mù Mỹ. Bài học mà Keller rút ra:
Lạc quan là niềm tin dẫn tới thành tựu. Bạn chẳng thể làm được điều gì mà thiếu đi hy vọng và
sự tự tin

2. Sự dũng cảm
- Anh hùng La Văn Cầu luôn khao khát được tham gia giải phóng đất nước nên
khi mới 16 tuổi đã khai tăng lên 18 tuổi để được gia nhập vào bộ đội. Anh đã
tham gia chiến đấu 29 trận đánh trong các cương vị chiến sĩ cũng như chỉ huy.
Tấm gương La Văn Cầu đã cổ vũ phong trào thi đua giết giặc lập công và trở
thành lá cờ đầu trong phong trào thi đua sử dụng các bộc phá công đồn, một
hình thức chiến thuật mới mà quân đội ta đã mở ra từ chiến dịch Biên giới 1950.

- Bạn có sợ những tia sét khi trời mưa giông bão? Trước đây khi chưa hề có cột
thu lôi được phát mình rất nhiều trường hợp đã bị tia sét đánh trúng.Và Franklin -
nhà bác học Mĩ đã dũng cảm thực hiện thí nghiệm làm cột thu lôi. Công việc đó
có thể gây ra cái chết cho ông bất cứ lúc nào. Sau nhiều năm đương đầu với sấm
sét, năm 1752 Franklin đã thành công

3. Sự công tâm
- Abraham Lincoln (tổng thống Mỹ) rất giỏi tự đặt mình vào vị trí của người khác
để hiểu động cơ và mong muốn của họ. Khả năng đồng cảm này giúp Lincoln tạo
ra một nội các bất thường nhất trong lịch sử nước Mỹ, bằng cách tập hợp các đối
thủ lại và sắp xếp trọng trách theo khả năng của họ.
- Danh y Lê Hữu Trác: Có lần một nhà quyền quí mời ông chữa bệnh, thấy ông đến
muộn mới hỏi thì được biết trên đường đi, ông ghé vào chữa bệnh cho một người
nghèo. Bị trách, ông đáp vì bệnh của người quyền quí là bệnh nhẹ, có thể chữa sau,
còn người nghèo kia mắc bệnh nặng nên không thể trì hoãn.

4. Tha thứ và chuộc lỗi


- Alfred Nobel, nhà khoa học lỗi lạc, người chế ra thuốc nổ, về cuối đời đã rất ân
hận vì phát minh của mình được sử dụng trong chiến tranh, mang lại nhiều đau
thương, mất mát cho nhân loại. Do đó, trong di chúc của mình, Nobel đã dành
toàn bộ tài sản của mình thành lập giải Nobel để tôn vinh những đóng góp khoa
học cho nhân loại, như một cách chuộc lại lỗi lầm của mình.

- Thay vì trừng phạt những kẻ bại trận (Liên minh miền Nam ủng hộ chế độ nô
lệ), trong buổi lễ sau khi cuộc nội chiến Mỹ kết thúc, Abraham Lincoln đã phát
biểu: “Chúng tôi không ác tâm với bất kỳ ai, hãy để chúng tôi nỗ lực làm trọn
công việc của mình để hàn gắn đất nước.”

5. Trung thực, thiếu trung thực


- Abraham Lincoln luôn được tôn vinh bởi đức tính trung thực của mình. Trong
thư gửi thầy giáo của con mình, ông đã viết: “xin thầy hãy dạy cho cháu biết rằng
một đồng đôla kiếm được do công sức lao động của mình bỏ ra còn quý giá hơn
nhiều so với 5 đôla nhặt được trên hè phố...”

- George Washington khi 6 tuổi đã vô tình chặt gẫy cây anh đào mà bố ông yêu
thích. Thấy bố rất tức giận, Washington vô cùng hoảng sợ, trước câu hỏi của
cha, sau một thoáng lưỡng lự ông khóc òa: “Con không thể nói dối, cha biết con
không thể nói dối! Con đã chặt cây bằng chiếc rìu nhỏ của con”. Đức tính trung
thực làm nên nhân cách lớn, Washington chính là vị tổng thống đầu tiên, khai
sinh ra Hợp chủng quốc Hoa Kỳ.

6. Giữ chữ tín


-Dẫn chứng 1: Vua Lỗ sai Nhạc Chính Tử đem chiếc đỉnh giả dâng cho vua Tề,
Nhạc Chính Tử nhất mực từ chối. Nhạc Chính Tử nói: “Nhà vua qúi cái đỉnh ấy thế
nào thì tôi qúi cái đức tín của tôi như thế.” Nhạc Chính Tử đã thể hiện sự trung
thành, liêm khiết và tự trọng với bản thân và quốc gia.
- Dẫn chứng 2: Fujita – công ty chuyên sản xuất dao, nĩa để cung cấp cho các
công ty thực phẩm là một ví dụ rõ nét nhất về tinh thần trọng chữ tín của người
Nhật. Theo hợp đồng, Fujita sẽ giao 3 triệu chiếc dao nĩa cho một công ty thực
phẩm ở Chicago (Mỹ) vào ngày 1/9. Tuy nhiên, một vài sự cố thiết bị xảy ra khiến
lô hàng chỉ được hoàn tất vào ngày 30/8, tức truớc hạn giao đúng…1 ngày. Nếu
áp dụng cách giao hàng như đã thỏa thuận (vận chuyển bằng tàu, thời gian giao
mất 1 tháng) đồng nghĩa với việc lô hàng không thể đến Chicago đúng hạn. Fujita
đã quyết định giao hàng bằng máy bay để kịp hạn giao hàng. Đây là một quyết
định rất khó khăn vì chi phí giao hàng bằng máy bay cao gấp 10 lần so với bằng
tàu. Tuy nhiên, Fujita đã không ngần ngại chi tiền để giữ được uy tín và lòng tin
của khách hàng.
7. Lòng nhân ái
- Mẹ Theresa: Trong hơn 40 năm, bà chăm sóc người nghèo, bệnh tật, trẻ mồ
côi, người hấp hối và lãnh đạo dòng Thừa Sai Bác Ái (Missionaries of Charity)
phát triển khắp Ấn Độ và đến các quốc gia khác. Bà thực hiện bất cứ việc gì bà
nghĩ là có thể xoa dịu “cơn khát” hòa bình, tình yêu và tiếng cười trên thế giới. Từ
các việc làm của bà, mọi người đều nhận thấy được tình yêu thương không vị kỷ
của vị nữ tu.

- Chuyện kể rằng Lê Hữu Trác chữa cho một cậu bé con nhà thuyền chài nghèo
bị mắc bệnh đậu mùa rất nặng, người bốc lên mùi xú uế, mỗi khi khám bệnh phải
bỏ quần áo trên bờ, nhét bông vào hai lỗ mũi cho giảm bớt mùi khó chịu. Thế mà
ông vẫn đi lại thăm khám, bốc thuốc chữa bệnh ròng rã hàng tháng trời. Đến khi
cậu bé khỏi bệnh, không những ông không nhận một đồng thù lao nào mà còn
cho gia đình cậu bé gạo, củi, dầu, đèn…

8. Tính khiêm tốn


- Nhà bác học vĩ đại Einstein không tự nhận mình là một người nổi tiếng: “Tôi chỉ là một
người bình thường như bao người khác thôi, cũng sống và làm công việc mình yêu
thích, sao lại gọi tôi là người nổi tiếng?”

- Adele là cô ca sĩ nổi tiếng của nước Anh với giọng hát đầy nội lực, có sức
truyền cảm với hàng triệu người nghe nhạc trên thế giới nhưng khi nói về vai
trò của người ca sĩ, cô vẫn khiêm tốn thừa nhận “Tôi chỉ là một cô nàng bình
thường thôi, danh xưng ca sĩ thật quá tầm với tôi”.

9. Sống có đam mê
- Steve Jobs, CEO của Apple là một người có đam mê mạnh mẽ với công nghệ máy
tính. Hơn chục năm gầy dựng sự nghiệp, ít ai ngờ chính Steve Jobs từng bị Apple sa
thải. Đam mê không cho phép ông nản lòng, rời khỏi Apple, ông vẫn kiên trì xây dựng
lại sự nghiệp, tạo ra nhiều công nghệ đột phá, mới mẻ. Những danh ngôn của Steve
Jobs: “Đôi khi cuộc đời sẽ ném gạch vào đầu bạn. Đừng đánh mất niềm tin.” (Steve
Jobs). “Chúng ta không có cơ hội làm quá nhiều điều, và mỗi thứ chúng ta làm đều phải
thật sự tuyệt vời. Bởi vì đây là cuộc đời của chúng ta. Cuộc đời ngắn ngủi lắm, và rồi
bạn chết, bạn biết chứ? Và chúng ta đều được lựa chọn để làm điều này với cuộc đời
mình. Vì vậy điều ta làm nên thật tốt. Nên đáng giá.”

- Đối với, Susan Boyle, giọng ca thiên thần nước Anh, đam mê ca hát cho cô nghị lực
sống. Susan được sinh ra khi mẹ cô đã 47 tuổi. Ca sinh nở khó khăn gây ảnh hưởng tới
não vì thiếu oxy và thai nhi được chẩn đoán sẽ gặp khó khăn trong học tập sau này, cô
hay bị bắt nạt ở trường và bị mọi người chế giễu vì vẻ xấu xí của mình. Trước những
khó khăn của cuộc đời cô vẫn giữ vững niềm đam mê âm nhạc, với ca khúc “I Dreamed
a dream”, giọng ca thiên thần của cô đã chạm vào trái tim hàng triệu khán giả.

10. Sáng tạo, chủ động khắc phục khó khăn, nắm bắt cơ hội
- Gần như không một anh bộ đội nào không biết đến bếp Hoàng Cầm. Trong
cuộc kháng chiến chống Mỹ khi chỉ một lọn khói nhỏ cũng có thể bị phát hiện,
đồng nghĩa với những cuộc oanh kích dữ dội, đồng chí Hoàng Cầm đã sáng tạo
ra chiếc bếp không khói, vô hiệu hóa kỹ thuật quân sự của không quân Mỹ.
-Nữ diễn viên nổi tiếng Anna Pavlova: Mỗi lần biểu diễn trên sân khấu là mỗi lần
Anna Pavlova khổ sở vì đau chân, vì thế bà đã sửa giày của mình bằng cách
đệm thêm một miếng da cứng vào đế giày đồng thời đệm phẳng cả bên trong
lòng giày. Kiểu giầy đó đã giúp giải phóng cảm giác đau đớn từ bàn chân và giúp
bà thuận lợi hơn trong xử lý các động tác để phát huy sự sáng tạo trong biểu
diễn

11. Lòng tự trọng


- Hồi World Cup năm 2002, tổ chức tại Hàn Quốc và Nhật Bản. Rất nhiều người
hâm mộ từ châu Âu sang Nhật xem bóng đá. Trong các sân vận động, sau khi
trận đấu kết thúc, người xem ra về, nhưng người Nhật nán lại nhặt các vỏ đồ
hộp, chai, lọ, rác vứt rải rác trong sân vận động, để mang ra thùng rác bên ngoài.
Nhiều người hâm mộ Tây thấy xấu hổ, cũng quay lại, học người Nhật, nhặt các
vỏ chai lọ, đồ hộp, bao giấy mà mình vứt lại, mang ra thùng rác. Ý thức công
cộng của người Nhật quả là đáng khâm phục.

- Trong lịch sử Việt Nam, người anh hùng Trần Bình Trọng từng thốt lên đầy hào sảng
và tự tin trước mặt kẻ thù cướp nước:

“Ta thà làm giặc nước Nam


Chứ không làm vua nước Bắc”
12. Tinh thần đoàn kết
- Trong thảm họa sóng thần năm 2012, người dân Nhật vẫn bình tĩnh, ứng phó,
người dân bình tĩnh đứng xếp hàng nhận viện trợ, không có nạn hôi của xảy ra,
các cửa hàng giảm giá bán để giúp đỡ đồng bào. Tinh thần đoàn kết cao độ, sự
nhận thức sâu sắc mối quan hệ giữa các nhân và tập thể đã giúp người Nhật
đứng dậy từ thảm họa, được cả thế giới khâm phục.

- Tinh thần đoàn kết của dân tộc ta đã có từ xưa nay, từ thời ông cha ta trong quá trình dựng
và giữ nước. Từ thời vua Hùng khi đất nước ta bị giặc xâm chiếm dân ta đã cùng nhau đồng
lòng đứng dậy đấu tranh giành lại hòa bình. Hai Bà Trưng, Bà Triệu, Đinh Tiên Hoàng, Ngô
Quyền… tất cả đều một lòng xây nước và giữ nước. Những vị anh hùng luôn kiên cường
chống lại giặc. Nước ta thắng lợi không chỉ nhờ có sự chỉ huy tài tình của các anh hùng mà
công lớn nằm ở sự đoàn kết và ủng hộ của nhân dân ta. “Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh” câu
nói thể hiện tinh thần và lòng quyết tâm lấy lại hòa bình của nhân dân ta. Mặc dù là một đất
nước nhỏ bé với những công cụ chiến đấu thô sơ thế nhưng nhân dân ta luôn chiến đấu với
tinh thần tốt nhất. Quyết không bỏ cuộc, không khuất phục trước kẻ thù và nhân dân ta đã
khiến cho nhiều nước phải ngả mũ thán phục vì tinh thần chiến đấu dũng cảm.

13. Sách và cuộc sống


- Đỗ Phủ, nhà thơ được mệnh danh là Thánh thi của Trung Quốc từng quan niệm “Đọc
nát vạn quyển sách, hạ bút như có thần”. Sách có vai trò vô cùng to lớn đến việc mở
mang đầu óc, trau dồi tình cảm của mỗi người, giúp cho người nghệ sĩ có thể sáng tạo
ra những tác phẩm bất hủ.

- Maxim Gorki, “cánh chim báo bão của cách mạng Nga”, cây đại thụ của nền văn học
Xô viết, là một người ham mê đọc sách. Tuổi trẻ cơ cực, Maxim Gorki phải tự trau dồi
kiến thức qua những cuốn sách quý báu mà ông có được.

14. Tinh thần ham học hỏi


- Darwin là một nhà bác học nổi tiếng, khi về già vẫn chăm chỉ đọc sách trau dồi
kiến thức. Con gái ông thấy lạ, thắc mắc tại sao cha đã lớn tuổi mà vẫn chăm chỉ
học tập, ông trả lời: “Bác học không có nghĩa là ngừng học”.

- Giáo sư Ngô Bảo Châu, nhà toán học xuất sắc đã giải được bổ đề Langlands
và giành được huy chương Field danh giá, đã bỏ ra rất nhiều tâm huyết nghiên
cứu, trau dồi để theo đuổi đam mê toán học của mình. Ông cho rằng: "Đến một
lúc nào đó, bạn làm toán vì bạn thích chứ không phải để chứng tỏ một cái gì
nữa"

15. Lý tưởng của giới trẻ


- Nguyễn Trần Hoàng Việt, anh chàng sinh viên năm 4 ngành ngoại thương ĐH
Hoa Sen – đã tạo ra Cây Tri Thức, một giá sách công cộng đặt ở sảnh trường
đại học để mọi người có thể cùng nhau chia sẻ đam mê đọc sách. Việt mong mỏi
không chỉ chia sẻ tri thức với bạn bè. Cháy bỏng hơn, Việt muốn tập tành xây
dựng một cộng đồng sống tử tế, trung thực, trân trọng khi nhận và tự nguyện cho
đi.

- Remi Camus, chàng trai người Pháp, đã bơi dọc sông Mê Kông tổng chiều dài
4400km để truyền tới thế giới thông điệp mạnh mẽ về việc bảo vệ nguồn nước
sạch.

16. Thói vô trách nhiệm


- Dù lỗ của thanh sắt đã bị nứt, nhưng nhóm công nhân trong công trường thi công nhà
ga Metro Hà Nội vẫn cho cẩu móc vào để di chuyển dẫn đến sự cố cọc sắt dài 9m nặng
hơn 600 kg rơi xuống đường. Sự vô trách nhiệm trong thi công công trình gây nguy
hiểm cho mọi người xung quanh.

- Nhiều vụ tai nạn giao thông thảm khốc xảy ra do tài xế ngủ gục, hoặc cố tình phóng
nhanh vượt ẩu vi phạm luật giao thông. Sự vô trách nhiệm có thể dẫn đến những hậu
quả nghiêm trọng, gây ra đau thương, mất mát cho mọi người.

17. Cho và nhận


- Anh Trần Phước Hòa ở quận Bình Tân là người đã xây dựng hệ thống quán cơm
chay giá 5000 đồng để giúp đỡ những người gặp hoàn cảnh khó khăn. “Việc quan sát
bà con đến ăn ở quán, hỏi họ dăm ba câu đã thành thói quen của tôi. Tôi cảm thấy ấm
lòng mình khi họ được no bụng”. (Theo tuoitre)

- Một hình ảnh đặc trưng cho sự nhân ái của người Sài Gòn chính là những bình trà đá
miễn phí đặt ở vỉa hè. Hành động giản đơn nhưng ấm áp tình người, làm nên hình ảnh
một Sài Gòn nhân hậu, thân thiện, hiếu khách.

18. Ô nhiễm môi trường


- Cá chết bất thường được phát hiện từ đầu tháng 4 ở Hà Tĩnh, lan vào khu vực Hòn
La (Quảng Bình, giáp Hà Tĩnh) rồi mở rộng xuống vùng biển Nhật Lệ, Hải Ninh và Lệ
Thuỷ. Đến ngày 18 và 19/4, Quảng Trị và Huế cũng xuất hiện tình trạng này. Riêng tại
Quảng Trị, tổng khối lượng cá chết mà người dân vớt được từ 2 đến 4 tấn.

- 10 tấn rác thải “tấn công” vịnh Nha Trang mỗi ngày Chỉ trong mấy ngày qua bờ biển
tỉnh Hà Tĩnh chứng kiến hai sự cố mà tác nhân chủ yếu đến từ ô nhiễm môi trường ven
bờ biển. Từ ngày 2-3, hơn 50 ha nghêu thương phẩm vùng bờ biển bãi ngang hai
huyện Kỳ Anh và Cẩm Xuyên chết rạt đến gần 90% chưa có biện pháp khắc phục hậu
quả thì ngay sau đó sò lông, ốc hương tự nhiên chết theo sóng biển tấp vào đầy nghẹt
bờ cát ven bờ huyện Kỳ Anh, dọn không xuể.

19. Lòng yêu nước


- Lorca là người chiến sĩ, là nhà văn, người nghệ sĩ của Tây Ban Nha đã dành
trọn cuộc đời ngắn ngủi của mình cống hiến cho đất nước tài năng nghệ thuật
của mình, hết lòng bản lĩnh, dũng cảm phản đối gay gắt chế độ độc tài Phát Xít.
Dù kết cụ của ông vô cùng bi thảm, bị xử bắn và chôn mình vào hố chôn tập thể
nhưng hào quang về tâm hồn quả cảm của ông với đất nước luôn còn mãi.

- Ngay trên chính đất nước Việt Nam ta lòng yêu nước cũng đã ăn sâu vào tiềm
thức, từ thuở hai bà Trưng cưỡi voi ra trận, đến Nguyễn Ái Quốc – Vị lãnh tụ vĩ
đại của dân tộc bôn ba suốt ba mươi năm ở nước ngoài để tìm đường cứu nước,
khi trở về Người không khỏi xúc động hôn lấy nắm đất dấu yêu của quê hương.
Rồi đến Võ Thị Sáu – người nữ anh hùng dũng cảm không chịu khuất phục trước
kẻ thù khi bị tra tấn, hành hạ, bị xử tử, là anh La Văn Cầu hy sinh thân mình để
lấp lỗ châu mai,… những tấm gương sáng ngời ấy luôn làm chúng ta xúc động
và nhớ mãi

20. Văn hoá của giới trẻ tại nơi công cộng
- Một trong những tấm gương về nhân cách sáng rọi nhất không thể không nhắc
đến là chủ tịch Hồ Chí Minh. Ở Người tồn tại những đức tính, suy nghĩ vô cùng
tốt đẹp phản ánh nhân cách cao cả của Người từ những hành động nhỏ nhất,
cách Người đối đãi với trẻ em, cụ già, chiến sĩ… Người vĩnh viễn là tấm gương
sáng soi để nhiều thế hệ học tập và noi theo.

- Nền văn hóa này đã được dân tộc ta vun đắp nên từ ngàn đời nay với những
câu ca dao, tục ngữ như; “ Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa
lòng nhau”, “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, “ Ăn phải nhai, nói phải nghĩ”, “ Uống
nước nhớ nguồn”,…đó là văn hóa trọng tình, trọng nghĩa, quan tâm yêu thương,
giúp đỡ lẫn nhau. Cái nôi đầu tiên khởi nguồn cho chúng ta học cách ứng xử,
giao tiếp với người khác đó chính là gia đình. Từ khi con người ta được sinh ra
đến khi trưởng thành là cả một quá trình dài tu dưỡng, rèn luyện học tập không
ngừng: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, khi còn nhỏ chúng ta đã được ông
bà, cha mẹ, người thân dạy cho chúng ta cách tập ăn, tập nói, học đọc, học viết,
… khi được ai cho những món quà thì phải biết khoanh tay lại xin và nói cảm ơn.
Gặp người lớn thì phải khoanh tay lại chào hỏi một cách lễ phép.

21. Sự vô cảm
- Có thể lấy hàng trăm nghìn ví dụ về bệnh vô cảm trong đời sống mà con
người ta phải cảnh tỉnh trên báo chí. Ví dụ như chiều ngày 13/3/2015, tại một
khu đất trống ở Thành phố Hồ Chí Minh bỗng xảy ra một vụ nổ lớn khiến anh
Nguyễn Hữu Đức bị bỏng nặng. Người dân xung quanh đưa anh tới bệnh viện
nhưng không một con taxi nào chịu chở anh. Clip được quay lại và phát trên
mạng làm cho mọi người rùng mình về nỗi đau của người khác. Hay gần đây
là vụ nữ sinh 12 bị bỏng bị lên án vì sự thờ ơ của các giáo viên hay sự vô cảm
của một phần cộng đồng mạng khi mắng nhiếc nữ sinh ấy làm quá mọi việc
lên….

- Câu chuyện ngụ ngôn Cháy nhà hàng xóm bình chân như vại xuất hiện từ
thuở xa xưa kể về một anh chàng khi nhà hàng xóm liền vách bị cháy mà vẫn
thản nhiên kéo chăn trùm đầu nằm ngủ, còn tặc lưỡi tự nhủ là cháy nhà người
khác chứ có phải cháy nhà mình đâu mà sợ! Rốt cuộc, lửa cháy lan sang nhà
anh ta, mọi thứ tan thành tro bụi. Lúc đó, anh ta mới tỉnh ngộ, ân hận vò đầu,
bứt tai kêu khóc. Thờ ơ, lạnh nhạt đến ích kỉ như thế là tự chuốc họa vào thân.

22. Đồng cảm


- Nhắc đến sự đồng cảm sẻ chia , hẳn ai trong mỗi chúng ta sẽ nhớ ngay về chủ tịch Hồ
Chí Minh - vị cha già đáng kính của dân tộc Việt Nam . Ra đi cũng vì lòng yêu nước ,
thương dân, đồng cảm với hoàn cảnh khó khăn của nhân dân Việt Nam . Người đã buôn ba
suốt 30 năm ở nước ngoài , chứng kiến nhiều hoàn cảnh khổ sở , khó khăn của giai cấp vô
sản , rút ra được nhiều kinh nghiệm và cũng nhờ sự đồng cảm sẻ chia mà Người đã tìm
được ra chân lý cứu nước . Từ đó kêu gọi nhân dân cùng nhau đấu tranh không chỉ ở trong
nước mà còn rộng rãi trên thế giới.

- Trong đại dịch Covid - 19 hoành hành khắp nơi , có biết bao nhiêu người phải chịu thiệt
thòi do dịch bệnh để lại , nhiều mảnh đời bất hạnh ,.... đồng cảm trước những số phận đó ,
đã có không ít những vị anh hùng áo trắng xung phong vào vùng dịch để cứu giúp người
hoạn nạn ; hay những tấm hảo tâm dựng nên hũ gạo cứu đói , quán cơm không đồng ,...
nhưng việc đó đều xuất từ tinh thần đoàn kết dân tộc cũng như là sự đồng cảm , sẻ chia
trong mỗi người.
23. Cân bằng cảm xúc

- Đến những kỳ thi cuối học kỳ, lên cấp THCS, THPT, học sinh có những nỗi lo sợ
điểm kém, thi trượt làm cha mẹ buồn lòng, hay mặc cảm về gia cảnh, về hình thể, lo
sợ bạn bè không ai quan tâm, không ai chơi với mình, lo sợ bạo lực học đường…

Từ những vấn đề nhỏ trong gia đình, trường học, nếu không được giải quyết thì dần
dần trẻ lớn lên sẽ tích tụ nhiều vấn đề bất ổn tâm lý, khiến các em không thể có cuộc
sống cân bằng, dễ bị căng thẳng, stress dẫn đến suy nghĩ tiêu cực”.

24. Làm chủ bản thân


- Vào thập kỉ 60, 70 của thế kỉ XX, Nguyễn Ngọc Kí đã trở thành cái tên nổi tiếng
ở miền Bắc. Gương sáng Nguyễn Ngọc Kí được đưa vào sách giáo khoa để dạy
đạo đức cho học sinh. Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, bản thân lại bị
liệt cả hai tay sau một cơn sốt kéo dài từ lúc còn nhỏ tuổi, Nguyễn Ngọc Kí rơi
vào hoàn cảnh thật đáng thương. Thoạt đầu, cậu viết bằng miệng, nhưng không
thành công. Một lần tình cờ nhìn thấy đàn gà bới đất bằng chân, Nguyễn Ngọc Kí lóe
lên ý nghĩ là có thể dùng chân để viết. Sau đó, Nguyễn Ngọc Kí đã kiên trì tập viết bằng
chân. Cô giáo đến thăm, mang cho Kí vài viên phấn. Thấy Kí quyết tâm, cô vui lòng nhận
Kí vào lớp. Từ đó, manh chiếu gắn liền với đời học sinh của Kí. Kết quả, Nguyễn Ngọc Kí
không những viết thành thạo mà còn viết rất đẹp và trở thành học sinh giỏi trong nhiều
năm liền, hai lần được Bác Hồ tặng huy hiệu.

- Câu chuyện kể về cô người mẫu tên Madeline. Dù mắc chứng Down bẩm sinh
nhưng Madeline vẫn khát khao trở thành người mẫu. Để thực hiện ước mơ, 9X
bắt đầu chơi thể thao và giảm đến 20 kg. Sau thời gian dài nỗ lực, cô đã ký hợp
đồng với thương hiệu thể thao Manifesta cũng như tham dự nhiều sàn diễn thời
trang đẳng cấp như New York Fashion Week.

You might also like