You are on page 1of 5

Article 2: Why we travel

Từ xa xưa nói rằng đi một ngày đàng học một sàng khôn. Ngày nay nhiều bằng chứng
mới cho rằng việc bay đi tới nơi nào đó sẽ không chỉ khiến bạn thông mình hơn mà còn
khiến cởi mở và sáng tạo
Jonah Lehrer
Chủ nhật ngày 14 tháng 3 năm 2010, 00:10 giờ chuẩn theo kinh tuyến Greenwich
Vào lúc 4 giờ 15 phút sáng cái chuông báo thức của tôi đã cướp mất đi một giấc mộng
đẹp. Dù mắt đã hé mở những con ngươi thì vẫn nhắm, nên tất cả những gì tôi thấy chỉ là
bóng tối mở ảo. Trong một khắc chớp nhoáng, tôi đã thành công trong việc thuyết phục
bản thân rằng sự tỉnh táo của mình là một sai lầm, và rằng tôi có thể chắn chắn chìm vào
vào giấc ngủ. Tuy rồi tôi lại trở mình và thấy cái vali đã được kéo chặt khóa. Tôi kêu lên
tiếng ngái ngủ mệt mỏi: Tôi ra sân bay đây
Taxi đến muộn. Nên có một tính từ ( một từ đồng nghĩa với sự tỉnh táo, chỉ khác là tồi tệ
hơn) để diễn tả tâm trạng từ việc chờ đợi trong ánh sáng màu cam chói lóa của đèn đường
trước khi uống một cốc cafe. Và rồi sau đó thì chiếc taxi bị lạc. Và tôi bát đầu nơm nớp lo
lắng, bởi vì chuyến bay của tôi sẽ cất cánh trong một giờ đồng hồ tới. Và cuối cùng
chúng tôi cũng đến nơi, tôi bị cuốn vào ánh sáng khắc nghiệt của Nhà ga B, chạy cùng
với chiếc vali vì thế tôi có thể chờ trong một hàng dài kiểm tra an ninh. Chiếc khóa ở thẳt
lưng của tôi thì kích hoạt với cái máy rò kim loại, que khử mùi 120ml của tôi thì bị tịch
thu, và cái tất bên trái của tôi có một lỗ rách.
Và rồi tôi cũng đến được cổng vào. Đến khi này bạn có lẽ chắc hẳn đoán ra điểm mấu
chốt của câu chuyện nhàm chán này: chuyến bay của tôi đã bị hủy. Tôi sẽ bị mắc kẹt
trong nhà ga này trong 218 phút tới, niềm an ủi duy nhất của tôi là một tách cafe và một
chiếc sandwich McGriddle. Và sau đó tôi sẽ bỏ lỡ chuyến bay chuyển tiếp và đợi chờ, ở
một thành phố khác, với cùng một thực đơn, cho một chuyến bay khác. Và sau đó, 14
tiếng sau, tôi sẽ đến nơi đó.
Vì sao chúng ta lại đi du lịch? Tôi không bận tâm đến việc bay, mà tôi sẽ luôn bị cảm
thấy vừa thích thú vừa kinh ngạc bởi vật lý đưa một con chim kim loại khổng lồ tiến vào
tầng đối lưu phía trên. Tuy nhiên phần còn lại của chuyến hành trình có thể cảm thấy như
một bài học tẻ nhạt về căn bệnh thời hiện đại, từ chiếu tia X- quang vào rạng sáng tới
những khu mua sắm buồn bã ở sân bay bán những món đồ lưu niệm kém chất lượng. Nói
tóm lại là nó là toàn cầu hóa, và nó tệ thật.
Và chúng ta đang ở đây, bị dồn với số lượng lớn hơn bao giờ hết trên những chiếc máy
bay có cùng kích thước. Thỉnh thoáng chúng ta đi du lịch vì chúng ta phải đi. Vì trong
thời đại kỹ thuật số này luôn có những thứ gì đó quan trọng về cái bắt tay tương tự. Hoặc
là ăn món gà tây của mẹ vào dịp Giáng sinh
Nhưng hầu hết đi du lịch không phải là không thể thương lượng được. (Vào năm 2008,
chỉ có 30% truyến đi trên 50 dặm là được thực hiện cho việc kinh doanh). Thay vào đó,
chúng ta đi du lịch vì chúng ta muốn, bởi vì sự phiền toái ở sân bay bị lấn át bởi sự hồi
hộp phấn khích khi ở tới một địa điểm mới. Bởi vì công việc căng thẳng và huyết áp của
chúng ta thì quá cao và chúng ta cần một kỳ nghỉ. Bởi vì ở nhà là chán. Bời vì các chuyến
bay đã được bán . Bởi vì New York là New York.
Du lịch, trong một cách nói khác, là một mong muốn cơ bản của con người. Chúng ta là
giống loài di cư, cho dù quá trình di cư của chúng ta được cung cấp nhiên liệu bởi xăng
máy bay và gà McNuggets. Nhưng câu hỏi đặt ra của tôi ở đây là: sự thôi thúc tập thể này
đi du lịch để đặt ra khoảng cách giữ chúng ta và mọi thứ chúng ta biết – vẫn là một sự
thúc dục đáng giá trị? Hay nó chỉ như sở thích đối với chất béo bão hòa: một trong những
bản năng mà chúng ta nên bỏ lại trong kỷ nguyên Pleistocene? Bởi nếu đi du lịch chỉ là
vui vẻ thì tôi nghĩ những biện pháp an ninh mới ở sân bãy đã giết chết nó.
Tin tốt, ít nhất là cho những ai đang đọc cái này trong khi bị mắc kẹt trên đường băng, là
niềm vui không phỉa là niềm an ủi duy nhất khi đi du lịch. Trong thực tế, nhiều bài báo
khoa học mới nói gợi ý rằng việc đi xa – dù thậm chí không cần biết đi đâu – là một thói
quen quan trọng cho việc suy nghĩ hiệu quả. Nó không còn là về chuyến du lịch hay sự
thư giãn, hay nhấm nháp từng ngụm nhỏ món cocktail daiquiris trên một bãi biển nhiệt
đới chưa bị khai phá mà là về chính hành động nhàm chán đó, tạo ra vài dặm giữa nhà và
bất kỳ nơi nào bạn định ngủ qua đêm ở đấy.
Hãy bắt đầu với những khía cạnh nguyên bản nhất của đi du lịch, thứ mà được gọi là một
động từ của sự di chuyển. Gửi lời cảm ơn tới những thiết bị công nghệ hiện đại, ngày nay
chúng ta có thể di chuyển qua không gian với tốc độ phi thường. Người đi bộ trung bình
di chuyển với vận tốc là 3 dặm trên giờ, điều này chậm hơn 200 lần so với tốc độ bay ở
độ cao bình thường của máy bay Boeing 737. Có vài điều hữu ích vốn có như về chuyển
động nhanh thứ mà cho chúng ta tráo đổi vị trí thực tế của chúng ta một cách dễ dàng khó
tin. Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, chúng ta có thể vượt qua giới hạn của mặt trời
và chuyển tiếp từ một vùng khí hậu sang những vùng khác chỉ trong 1 ngày
Lí do khiến những chuyến du lịch hữu ích về mặt tinh thần liên quan đến một việc về
nhận thức, trong đó vấn về vảm thấy “ gần gũi” và sự gần gũi có thể về thể chất, thời gian
hoặc thậm chí về cảm xúc, được suy ngẫm theo một cách cụ thể. Kết quả là, khi chúng ta
nghĩ về những thứ ở gần, suy nghĩ của chúng ta bị kiềm chế, bị giới hạn bởi một sự liên
kết các liên tưởng hạn chế hơn. Trong khi sở thích này có thể hữu ích – nó cho phép
chúng ta chú trọng vào sự thật trước mắt – nó cũng cản trở trí tưởng tượng của chúng ta.
Xem xét đến một cánh đồng ngô. Khi bạn đang đứng ngay chính giữa cánh đồng, bị bao
xung quanh bởi những thân cây xenlulozo cao và những lớp vỏ lá bao xơ xác, không khí
có mùi thoang thoảng của phân bón và bỏng ngô, tâm trí bạn sẽ tự động bị lôi cuốn vào
những suy nghĩ vòng quanh cơ sở nghĩa của ngô, đó là một loại cây, một loại ngũ cốc,
một chủ lực chính của nông nghiệp
Tuy nhiên bây giờ tưởng tượng rằng cùng một cánh đồng ngô nhưng từ một bối cảnh
khác. Thay vì đứng trên cánh đồng, bạn bây giờ sẽ ở chính giữa một con đường thành
phố đông đúc, đông nghịt xe taxi và dòng người đi bộ. ( Nhưng vì một lí do kỳ cục nào
đó, bạn vẫn đang nghĩ tới ngô). Thực vật sẽ không chỉ còn là thực vật: thay vào đó, mạng
nơ-ron của bạn sẽ sản xuât ra đủ loại liên kết. Bạn sẽ nghĩ đến si-rô đường, bệnh béo phì
và Michael Pollan , tác giả của cuốn “Bảo vệ thực phẩm”, rượu ngũ cốc làm từ thân cây
ngô, bỏng ngô tại rạp chiếu phim và kem polenta hầm trong bếp củi ở Emilia Romagna.
Danh từ bây giờ là một mạng lưới tiếp tuyến, một khung cửi kết nối từ xa.
Vậy điều này có nghĩa gì với việc đi du lịch? Khi chúng ta thoát khỏi nơi mà chúng ta
dành phần lớn thời thời gian của mình, tâm trí đột nhiên nhận thức được tất cả những ý
định sai lầm mà chúng ta kìm nén. Chúng ta bắt đầu suy nghĩ về những khả năng không
rõ ràng- ngô có thể cung cấp nhiên liệu cho xe hơi – điều mà không bao giờ diễn ra với
chúng ta nếu chúng ta ở lại trên trang trại. Thêm vào đó là loại nhận thức thoải mái hơn
này đi cùng với những lợi ích thực tế, đặc biệt là khi chúng ta đang cố gắng giải quyết
những vấn đề khó khăn.
Ví dụ khi nhìn vào những kinh nghiệm gần đây được dẫn dắt bởi nhà nhà tâm lý học Lile
Jia tại đại học Indiana. Ông đã chia ngẫu nhiên một vài chục sinh viên chưa tốt nghiệp
thành 2 nhóm, cả hai nhóm đều được yêu cầu liệt kê càng nhiều loại phương tiện hiện đại
khác nhau càng tốt ( đây được biết đến như một nhiêm vụ tạo ra sự sáng tạo ) Một nhóm
sinh viên được cho biết rằng nhiệm vụ được phát triẻn bởi nhóm sinh viên du học của đại
học Indiana tại Hy Lạp. (điều kiện ở xa), trong khi nhóm còn lại được biết rằng nhiệm vụ
được phát triển bởi nhóm sinh viên đang học tại Indiana (điều kiện ở gần). Thoạt nhìn lần
đầu, nó thật khó để tin rằng một sự khác biệt rất nhỏ và tưởng chừng không liên quan lại
có thể làm thay đổi hiệu suất của đối tượng. Vậy tại sao điều này lại ảnh hưởng đến nơi
nhiệm vụ được sinh ra?
Dẫu như vậy, Jia dã tìm ra những điểm khác biệt đáng chú ý giữa 2 nhóm: khi sinh viên
được cho biết rằng nhiệm vụ được thu thập từ Hy Lạp, họ đã đưa ra những nhiều phương
tiện khả thi hơn đáng kể. Họ đã không liệt kể xe buýt, tàu hỏa và máy bay, họ trích dẫn
xe ngựa, thuyền chiến thời cổ, tàu vũ trụ, xe đạp và đến cả xe tay ga Segway. Bởi vì
nguồn tài nguyên của vấn đề ở rất xa, những đối tượng cảm thấy ít bị hạn chế bởi những
lựa chọn phương tiện giao thông ở địa phương họ, họ chỉ không nghĩ đến đi vòng quanh
Indiana – họ nghĩ đến đi vòng quanh cả thế giới và thậm chỉ ở cả trong không gian sâu
thẳm.
Trong một nghiên cứu thứ hai, Jia tìm ra rằng con người giải một loạt câu đố sâu xa tốt
hơn là khi bảo họ giải các câu đố đến từ California và không phải từ dưới hành lang.
Những đối tượng này cân nhắc một loạt những chọn thay thế, khiến họ có nhiều khả năng
để giải những vấn để hóc búa hơn. Có một thứ gì đó giải phóng trí tuệ về mặt khoảng
cách.
Vấn đề là hầu hết vấn đề của chúng ta mang tính địa phương – con người ở Indiana đang
lo lắn về Indiana chứ không phải miền đông Đại Trung Hải hay California. Điều này để
lại 2 lựa chọn: 1 là tìm một cách thông minh để đánh lừa bản thân tin vào tình thế lưỡng
nan ở gần mà thực ra ở xa, 2 là đi tới một nơi nào đó thật xa xôi và sau đó nghĩ về vấn đề
của chúng ta ở quê hương. Đặt ra một giới hạn của sự tự lừa dối- chúng ta không thể từ
cù ly chính mình đúng cách – đi du lịch xem như một khả năng thực tế hơn.
Tất nhiên, không đơn giản là lên một cái máy bay: Nếu chúng ta muốn trải nghiệm những
lợi ích sáng tạo từ việc đi du lịch, rồi chúng ta ngẫm lại lý do tồn tại của nó . Hầu hết mọi
người chạy trốn khỏi Paris nên họ không cần nghĩ về những rắc rối mà họ để lại. Nhưng
có một bước ngoặt trớ trêu: tâm trí chúng ta có nhiều khả năng để giải quyết những vấn
đề khó khăn nhất khi chúng ta đang ngồi trong một quán cafe Left Bank sang trọng. Vì
vậy thay vì chiêm ngưỡng chiếc bánh sừng bò bơ đó, chúng nên nghiền ngẫm những câu
đó trong nhà mà chúng ta không thể giải được.
Lí do lớn hơn cả là suy nghĩ của chúng ta bị trói buộc trong những thói quen. Não là một
mở dây thần kinh có khả năng gần như vô tận, điều này tức là nó dành nhiều thời gian và
năng lượng để chọn ra cái gì không bận tâm đến. Kết quả là, sự sáng tạo bị đánh đổi cho
sự năng suất, chúng ta nghĩ bằng văn xuôi phàm tục, chứ không phải bài thơ biểu tượng.
Tuy nhiên, một chút khoảng cách giúp nới lỏng xiềng xích nhận thức, làm cho nó dễ dàng
hơn để thấy điều gì đó mới trong những điều cũ, cõi trần được nắm bắt được một khía
cạnh trừu tượng hơn một chút. Như TS Eliot đã viết trong “Four Quarters”: “ Chúng ta sẽ
không ngừng khám phá, đích đến của sự khám phá của chúng ta sẽ dẫn chúng ta về nới
bắt đầu và biết nơi đó lần đầu tiên”.
Nhưng khoảng cách không phải là một một lợi ích tâm lý duy nhất của du lịch. Đầu năm
nay, các nhà nghiên cứu tại Insead, một trường kinh tế tại Pháp và tại trường Quản lý
Kellog tại Chicago đã báo cáo rằng những sinh viên sống ở nước ngoài có khả năng giải
hơn 20 % một bài toán tâm lý học kinh điển mô phỏng trên máy tính, được gọi là bài toán
ngọn nến Duncker, so với một sinh viên chưa bao giờ sống bên ngoài quốc gia nơi họ
sinh ra.
Bài toàn Duncker có một giả thuyết đơn giản: một đối tượng được nhận một hộp bìa các
tông chứa một vài cái đinh ghim, một hộp diêm và một sáp nến. Họ được yêu cầu xác
minh cách để gắn ngọn nến lên một mẩu của cái bảng ghim trên tưởng để nó có thể cháy
đúng cách mà không có giọt sáp nào nhỏ xuống sàn. Gần 90% mọi người theo đuổi 2
chiến lược giống nhau, ngay cả khi không chiến lược nào có thể thành công. Họ lựa chọn
cách ghim cây nên trực tiếp lên bảng, điều này sẽ làm ngọn nến sáp bị vỡ. Hoặc họ nói họ
định làm chảy ngọn nến với mấy que diêm và rồi sau đó nó thể dính trực tiếp lên bảng.
Nhưng phần sáp lại không giữ được, cây nến sẽ bị rớt xuống sàn. Đến đây hầu hết mọi
người chịu thua. Họ thừa nhận rằng câu đố là bất khả thi, rằng nó thật sự là một trải
nghiệm ngu ngốc và tốn thời gian. Chỉ một số ít đối tượng – thường ít hơn 25% - đưa ra
giải pháp, điều liên quan đến việc gắn cây nên lên trên cái hộp cát tông bởi sáp và rồi gắn
cái hộp đó lên trên cái bảng ghim. Trừ khi mọi người có một cái nhìn sâu sắc về chiếc
hộp – rằng nó có thể làm được nhiều hơn việc giức chiếc đinh ghim - chúng sẽ lầ tốn hết
cây nến này đến cây nến khác. Họ sẽ lặp lại thất bại của mình trong khi đợi chờ một bước
đột phá. Đây được xem là thành kiến của “ sự cố định về chức năng”, vì chúng ta thường
tất tệ trong việc đưa ra những công dụng mới cho những thứ cũ kỹ. Đó là lý do chúng ta
rất kinh ngạc khi học được rằng một cái lò nướng có thế được biến thành một cái tủ nhỏ
hay một quả táo có thể được sử dụng như một quả bong bóng.
Vậy phải làm sao khi điều này xảy ra khi đi du học? Dựa theo các nhà nghiên cứu, những
trải nghiệm những nền văn hóa khác đem lại cho chúng ta một tư duy phóng khoáng giá
trị, giúp chúng ta dễ dàng hơn trong iệc nhận ra những thứ nhỏ lẻ có thể có nhiều ý nghĩa.
Xem xét hành động để lại thức ăn thừa trên đĩa ở Trung Quốc, đây thường được xem là
một lời khen ngợi, một dấu hiệu cho thấy chủ nhà đã đem lại một bữa ăn no đủ. Nhưng ở
Mỹ thì cùng hành động tương tự lại là một sự xúc phạm tinh tế, một dấu hiệu cho thấy
thức ăn không đủ ngon để ăn hết.
Sự tương phản về văn hóa như vậy có thể là một lý do khiến những người đi du lịch sống
trong sự mơ hồ, sẵn sàng để nhận ra có những cách khác biệt (và có giá trị như nhau) để
diễn giải thế giới. Điều này do đó cho phép họ mở rộng chu vi “ đầu vào nhận thức” của
họ, vì họ từ chối dàn xếp các câu trả lời đầu tiên và những dự đoán ban đầu. Sau tất cả, có
thể họ sẽ đem theo những cây nến trong những hộp đính ghim ở Trung Quốc. Có thể sẽ
có một cách tốt hơn để gắn cây nên vào tường.
Dĩ nhiên, sự linh hoạt về tinh thần này không đến từ chỉ khoảng cách. Nó không đủ để chỉ
thay đổi múi giờ hay lôi theo đi vòng quanh thế giới chỉ để ăn Le Big Mac thay vì một
chiếc hamburger có kích thước bằng một phần tư pound kèm với phô mai. Thay vào đó
sự sáng tạo ngày càng tăng này dường như xuất hiện một tác dụng phụ của sự khác biệt:
chúng ta cần thay đổi văn hóa, để trải nghiệm sự đa dạng mất phương hướng của văn hóa
loài người. Một chi tiết nhỏ khác khiến việc đi du lịch nước ngoài thật sự quan ngại –
Liệu tôi có nên đưa tiền bo cho người bồi bàn hay không?

You might also like