You are on page 1of 4

“Tôi không biết anh đã làm được những gì, bởi đó chỉ là kết quả.

Tôi muốn biết


anh đã đi được những đâu, bởi đó là hành trình.” Trần Hùng John, chàng trai
người Mỹ gốc Việt từng rời bỏ cuộc sống thường ngày để lên đường đến Việt
Nam – tìm về cội nguồn, xứ sở. Anh đã đi xuyên Việt hơn hai năm trời để tìm
hiểu và khám phá về con người trên dải đất hình chữ S. Trong cuốn “John đi tìm
Hùng” nói về chuyến đi này của anh, Hùng John đã mượn câu nói của Mark
Twain để nói về giá trị của sự trải nghiệm ấy: “Đi khám phá là giết chết thành
kiến, sự cố chấp và những đầu óc hạn hẹp.”

“Khám phá” – đó là một hành trình của sự trải nghiệm và dấn thân thực
sự vào những góc khuất của cuộc sống, nẻo đường của cuộc đời; là đi sâu vào
tâm hồn con người để nhìn nhận và thấu hiểu. “Khám phá” chỉ sự “đào sâu, bới
kĩ” đến tận cùng cốt lõi và căn nguyên của vấn đề chứ không chỉ dừng lại ở
nhận thức và biết đến. “Khám phá” diễn ra trong mốc thời gian này đến mốc
thời gian kia. “Đi khám phá”, có nghĩa là ta phải tự mình dấn thân vào “công
cuộc” ấy. “Đi” chứ không phải “chạy”, hay “đi chậm”. “Đi” – đó là những bước
chân, những ánh mắt, những trái tim, những nhịp đập muốn cảm nhận vẹn toàn
từ những điều lớn lao đến tận cùng hơi thở của sự sống, để “giết chết thành kiến
và những đầu óc hạn hẹp”. “Thành kiến” là những suy nghĩ, tư tưởng đã cố hữu,
bám rễ và neo đậu chắc chắn trong tâm thức, lặn sâu trong tiềm thức con người.
“Cố chấp” là những ý kiến, cản quang bảo thủ, “khư khư theo nếp cũ”.

Những đầu óc hạn hẹp” là chỉ sự cổ hủ, kém hiểu biết của những tâm trí
còn thô sơ, và cần được khai hoang. Ba mức độ của hành trình khám phá mà chỉ
có những trải nghiệm mới đủ sức “giết chết”, phá bỏ, bài trừ, khiến cho những
điều ấy phải “đứt tung cội rễ” dù đã “vin rõ ngọn ngành”: thành kiến – sự cố
chấp – những đầu óc hạn hẹp. Ý kiến của Mark Tawin bàn về giá trị của sự trải
nghiệm, hay nói cách khác đi, nếu không dấn thân khám phá, chúng ta sẽ trở
thành những con người mang nhiều thành kiến, dẫn đến một cái nhìn bảo thủ và
một cái đầu hạn hẹp.

“Cuộc đời là những chuyến đi”. Phi Tuyết từng viết trên Blog của mình,
rằng: “Không có trải nghiệm, tuổi trẻ không đáng giá một xu.”. Chúng ta cần
những khám phá để hiểu biết thêm về thế giới xung quanh, có cho mình tri thức
và vốn sống để làm “hành trang” sống trong cuộc đời. Chúng ta cần những trải
nghiệm để giải tỏa áp lực, căng thẳng; để khám phá giới hạn của bản thân và
làm mới chính mình.
Nam Cao từng đưa ra tuyên ngôn “Sống đã rồi hãy viết”, có nghĩa là anh phải
sống, phải trải nghiệm thực sự sâu sắc với đời thì mới có thể viết nên những tác
phẩm có giá trị. Trong trường hợp này, chúng ta giống những nhà văn. Làm sao
chúng ta có thể viết nên những bản hoa ca đời mình khi chúng ta không hiểu về
mảnh đất nơi mình đang sống? Từ những thế kì XV, người phương Tây họ đã
bắt đầu chú trọng đến thương nghiệp bằng cách đầu tư vào những nhà hàng hải
để họ có thể đi thám hiểm và khai phá những vùng đất mới. Có một Magienlang
đi vòng quanh thế giới, có một Colombo tìm ra châu Mĩ, có một Yuri Gagarin
bay vòng quanh vũ trụ,… Họ dấn thân vào trải nghiệm, không chỉ vì tri thức
hay hiểu biết, giàu sang hay tiền bạc; mà hơn thế, là sự vượt lên trên giới hạn
của chính mình – loài người.

“Khám phá” là hai từ ngắn gọn nhưng không đơn giản. Nó cần những người có
lòng dũng cảm, ý chí và quyết tâm để có thể chinh phục – những miền đất mới.
Có thể là những vùng đất quen, hay những “chân trời cũ” được sống lại bằng vẻ
đẹp khuất lấp. Làm sao để cô gái trẻ Huyền Chip dám “Xách ba lô lên và đi” ở
tuổi 18? Làm sao để Nguyễn Phương Mai từ bỏ một công việc hàng ngàn người
ao ước – giảng viên đại học Amsterdam (Hà Lan) để lên đường, đi đến hơn 80
quốc gia để trải nghiệm? Lý do gì khiến Trần Đặng Đăng Khoa lên đường bằng
cách đi xe máy từ Hà Nội đến Paris mặc bao người nói là “điên rồ”?

Phải chăng là vì muốn “giết chết thành kiến, sự cố chấp và những đầu óc hạn
hẹp”?
Tô Hoài đã lên Tây Bắc, thực hiện “ba cùng” với người dân tộc Mông: cùng ăn,
cùng sống, cùng chiến đấu để viết lên “Vợ chồng A Phủ”, để Mị và A Phủ thay
ông chứng minh rằng người dân vùng núi không phải chỉ là những con người
chỉ biết nhẫn nhục, chịu đựng kiếp nô lệ mà trong họ còn tiềm tàng sức mạnh
chiến đấu và khát khao tự do mãnh liệt. Nguyễn Phương Mai đã nguyện làm
một “con lừa” để đi đến “Con đường Hồi giáo”, để cho mọi người biết đất nước
và con người nơi đây tuyệt vời, đẹp đẽ biết bao; đâu chỉ có chiến tranh, đói
kém? Châu Thanh Vũ từ vùng quê nghèo Ninh Thuận đến Havard cũng là để
chứng minh suy nghĩ người Việt không đủ tầm để vươn ra thế giới là không có
căn cứ!
Chỉ khi khám phá và trải nghiệm, những hàng rào định kiến – cố chấp mới
dần được gỡ bỏ. Bởi hình thành định kiến không phải là ngày một ngày hai mà
phải trong một khoảng thời gian dài. Vậy thì muốn tiêu diệt, “băng hoại” nó thì
cũng không thể nhanh chóng được.

Phan Thanh Niên và hai người bạn của mình phải chuẩn bị hơn hai năm cho sự
thành công của hành trình chinh phục đỉnh núi cao nhất thế giới Everest. U23
Việt Nam cũng phải kiên trì đến cùng cho công cuộc đưa bóng đá nước nhà lên
tầm cao mới. Ban đầu, đã có biết bao hồ nghi cho sự xuất hiện, cầm quân của
ông Park Hang Seo. VFC đưa tin, người ngó lơ, người bảo “lại vết xe cũ”. Và
cuối cùng, U23 Việt Nam dưới sự dẫn dắt của huấn luyện viên người Hàn Quốc
đã làm được điều gì? Huy chương Bạc bóng đá Đông Nam Á, vượt lên trên cả
những đối thủ vẫn được đánh giá là mạnh như Hàn Quốc, Uzerbekistan,… Đó
phải là một hành trình dài mà các cầu thủ phải tự khám phá ra nội lực của mình,
những “chiến thuật” để thành công. Và họ đã phá vỡ được suy nghĩ cố chấp của
một số bộ phận người Việt Nam khi cho rằng bóng đá nước nhà đã “hết hi
vọng”.

“Khám phá” xưa nay gắn liền với sự khai mở ra những điều mới. Nhưng nếu
không thể khám phá bằng đôi chân, hãy tìm hiểu vạn vật xung quanh bằng trái
tim mình. Vì cuộc sống mà chúng ta “trải qua rồi nghiệm lại sau cuối” chỉ là
một phần của thế giới rộng lớn. Chúng ta có thể đọc sách báo và tiếp cận với
Internet để “khai hoang” cho đầu óc hạn hẹp của mình. Nếu không thể phiêu lưu
thực sự, ta có sách làm “chân trời mơ ước”!

Quan trọng vẫn luôn là ở sự dấn thân, khát khao khám phá của chúng ta lớn đến
đâu. Thành kiến với người khuyết tật là những kẻ vô dụng được Nguyễn Hồng
Lợi, Lê Văn Công xóa nhòa. Sự bảo thủ về việc những đứa trẻ học kém, những
kẻ bỏ học sẽ chẳng làm nên “tích sự” gì được Thomas Edison, Bill Gates thủ
tiêu. Những “đầu óc hạn hẹp, suy nghĩ cổ hủ được Hoàng Lê Giang, Phan
Thanh Niên khai phá. Còn chúng ta? Có hai ngày quan trọng nhất trong cuộc
đời là ngày chúng ta được sinh ra và ngày chúng ta khẳng định chính mình. Khi
bạn đọc những con chữ này và tôi viết những dòng chữ này thì ngày đầu tiên
trong hai ngày quan trọng nhất đã trôi qua. Nếu cứ mãi đắm chìm trong tư tưởng
cũ, chúng ta chẳng thể phát triển, có cơ hội khẳng định mình!
Ai bảo con gái chỉ bếp núc, cơm rau, an nhàn là đủ, hãy nhìn thủ tướng Đức
Angela Merkel. Ai bảo con trai chỉ cần giỏi giang, thành đạt, hãy nhìn đầu bếp
Trần Mạnh Hùng. Ai bảo đàn ông không được chăm chút nhan sắc, trang điểm
hãy đến với Hàn Quốc… Những tư tưởng hạn hẹp, xưa cũ đều có thể xóa nhòa
khi ta ao ước vượt lên trên những lối mòn trong nhận thức ấy. Chỉ cần ta quyết
tâm khám phá, lên lịch trình cho những trải nghiệm của cuộc đời.

Có bao nhiêu kẻ đang sống những cuộc đời “không đáng một xu”. Chẳng có gì
bao biện được cho những cái tôi lười biếng và hèn nhát ấy. Cứ ngồi lì trong
phòng với suy nghĩ “an phận thủ thường” có một cuộc đời hạnh phúc, lao ra xã
hội “chẳng thể vui” thì mãi mãi bạn chỉ là những xác thể dần tàn mà thôi.

Vì những suy nghĩ nhỏ hẹp ấy thì chưa “làm hại” ai, nhưng dần dà – cố hữu nó
có thể lấy đi một mạng người, khiến người ta cô lập, trầm cảm. Điều cần thay
đổi nhất chính là suy nghĩ của chúng ta…

Hiện tại, tôi đang mang nhiều thành khiến với những người đồng tính – điều này
tôi thú nhận. Và tôi đang trên hành trình đi khám phá về họ để “giết chết”
những suy nghĩ ấy. Tôi tin mình sẽ làm được. Bạn có thể không?

You might also like