You are on page 1of 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc


Đà Nẵng, ngày..... tháng.....năm 2019

BẢN LUẬN CỨ
Kính thưa Hội đồng xét xử, thưa các quý vị có mặt trong phiên tòa ngày hôm nay.
Tôi là LS…................ thuộc trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước thành phố Đà
Nẵng, theo yêu cầu của nguyên đơn là Công ty TNHH Niwa Foundry Việt Nam
(sau đây gọi là “công ty”) hôm nay, trước phiên Tòa sơ thẩm này, tôi xin được
thực hiện việc bảo vệ quyền và lợi ích của thân chủ tôi ( công ty ) với các quan
điểm và luận cứ sau:
Theo kết quả buổi làm việc ngày 16 tháng 12 năm 2015 với ông ĐOÀN MINH
HƯƠNG, giữa thân chủ tôi và ông HƯƠNG có một số ý kiến liên quan đến việc ký
kết hợp đồng lao động như sau:

Thứ nhất, chiếu theo mục 2.2.1 Điều 2 và mục 3.1.4 Điều 3 của hợp đồng đào tạo
thì sau khi ông HƯƠNG hoàn thành khóa đào tạo và quay về nước, thân chủ của
tôi hoàn toàn có quyền quyết định sắp xếp, bố trí công tác theo như kế hoạch
công ty đã đặt ra. Cụ thể:
1. Căn cứ theo khoản 2.2.1của hợp đồng đào tạo ký ngày 14/042014 thì phía công ty có quyền sắp xếp,
bố trí công tác cho ông Hương theo yêu cầu quy hoạch nhân sự. Chính vì vậy, khi ông Hương hoàn thành
khóa học và trở về Việt Nam thì công ty có quyền sắp xếp vị trị làm việc cho ông Hương.

2. Căn cứ theo khoản 3.1.4 của hợp đồng đào tạo ký ngày 14/04/2014 thì ông Hương phải cam kết làm
việc cho công ty trong thời gian 3 năm kể từ ngày kết thúc khóa đào tạo nhưng ông Hương lại không
chấp nhận ký kết hợp đồng lao động để bắt đầu thời gian làm việc 3 năm tại công ty.

Như vậy, rõ ràng hợp đồng đào tạo mà công ty ký với ông HƯƠNG vẫn chưa kết
thúc, hai bên vẫn chịu sự ràng buộc của nhau tính đến 03 năm sau, kể từ ngày anh
vào làm việc chính thức tại công ty.
- Chú thích: Việc đánh giá từ phía đào tạo không nằm trong sự quản lý
của công ty nên công ty sẽ né tránh nói về việc này. Bị đơn nên cố
gắng khai thác để nguển đơn nói đến điều này.

Thứ hai, việc căn cứ vào sự đánh giá của phía Nhật Bản để đưa ra mức tiền lương
là hoàn toàn khách quan và hợp lý. Bởi lẽ trong cuộc họp trước khi đưa các thực
tập sinh qua Nhật Bản, thân chủ tôi đã nhấn mạnh rằng lương tại Việt Nam sẽ phụ
thuộc vào kết quả đánh giá tại Nhật Bản. Vì vậy, dựa theo đánh giá của các chuyên
gia người Nhật Bản với số điểm là 65/100, thân chủ tôi đưa ra mức lương là 8
triệu kèm theo phụ cấp đi lại, phụ cấp ăn giữa ca so với mức lương tối đa 9 triệu
là hoàn toàn hợp lý.
Thứ ba, khoản tiền mà thân chủ tôi đang giữ của ông HƯƠNG là hoàn toàn hợp
pháp. Về bản chất thì số tiền này đúng là thuộc sở hữu của ông HƯƠNG nhưng
chiếu theo mục 3.1.5 Điều 3 của hợp đồng đào tạo thì trong thời gian đào tạo tại
Nhật bên thân chủ tôi sẽ tạm giữ một khoản tiền lương là 27000 yên một tháng
kể từ tháng lương đầu tiên. Thân chủ tôi sẽ trả toàn bộ số tiền kể từ thời điểm
ông HƯƠNG quay về Việt Nam và làm việc tại nhà máy, bên cạnh đó thì số tiền
này sẽ được trả dần theo thời gian ông HƯƠNG vào làm tại nhà máy và sẽ trả hết
vào năm thứ 3 lúc ông HƯƠNG kết thúc làm việc theo hợp đồng. Thế nên khi ông
HƯƠNG chưa quay về làm việc thì nhà máy của thân chủ tôi cũng chưa thể hoàn
trả lại số tiền này.
( Phần tiền ký quỹ, trong hợp đông công ty đã ghi rõ phương thức thanh toàn kí
quỹ và thời gian hoàn trả bắt đầu từ thời điểm ông hương quay về Việt Nam và làm
việc tại công ty. điều đó chứng tỏ rằng công ty hoàn toàn không có ý định sẽ không
hoàn trả mà chỉ mi=uốn thực hiện đúng như hợp đồng đã giao kết.)
Thứ tư, việc ông HƯƠNG chưa cảm nhận được sự thiện chí từ phía thân chủ tôi
trong việc giao kết hợp đồng không phải lỗi của thân chủ tôi. Bởi lẽ việc ông
HƯƠNG quay về làm việc trong nhà máy là nghĩa vụ mà ông HƯƠNG phải làm
theo như đã cam kết trong hợp đồng đào tạo, bên cạnh đó thì thân chủ tôi cũng
đã sắp xếp công việc cho ông HƯƠNG và bàn bạc về hợp đồng mặc dù quá trình
đàm phán không đạt được thỏa thuận.
Chú thích: lập luận trên có thể gây cho thẩm phán có cái nhìn không tốt nên nếu
được, hãy làm cho nguyên đơn nói điều này

You might also like