You are on page 1of 3

Phần 1.

Câu 1: Sai 
Giải thích: Điều 87, HP 2013  
Chủ tịch nước do Quốc hội bầu trong số đại biểu Quốc hội.  
Chủ tịch nước chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Quốc hội.  
Nhiệm kỳ của Chủ tịch nước theo nhiệm kỳ của Quốc hội. Khi Quốc hội hết nhiệm kỳ,
Chủ tịch nước tiếp tục làm nhiệm vụ cho đến khi Quốc hội khóa mới bầu ra Chủ tịch
nước. 
Câu 2: Sai
Nghị định là văn bản QPPL do Chính phủ ban hành 
Ngoài Chính phủ, UBTVQH, HĐND cũng có thẩm quyền ban hành văn bản QPPL là
Nghị Quyết.  
Câu 3: Đúng, Vi phạm pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động)
trái pháp luật và có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm phạm
đến các quan hệ xã hội được nhà nước xác lập và bảo vệ.
Câu 4: Sai. 
Đối với cá nhân bị mất năng lực hành vi, bị hạn chế năng lực hành vi, hoặc có khó khăn
trong nhận thức hay làm chủ năng lực hành vi thì không thể tự mình tham gia vào các
quan hệ pháp luật mà chỉ có thể tham gia một cách gián tiếp thông qua người đại diện
theo pháp luật. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chỉ những quan hệ có thể được chuyển giao cho
người khác thực hiện theo quy định pháp luật thì cá nhân mới có thể thực hiện thông qua
người đại diện. Do đó, mức độ tham gia vào các quan hệ pháp luật của cá nhân hay ít phụ
thuộc vào năng lực hành vi của cá nhân đó. 
Câu 5: Đúng,
Vì khái niệm hình thức nhà nước có hai vấn đề cơ bản:  
  Thứ nhất là hình thức, cách thức tổ chức quyền lực nhà nước trong đó được chia
thành hai nội dung: cách thức tổ chức quyền lực tối cao ở trung ương ( gọi là hình thức
chính thể) và tổ chức quyền lực theo đơn vị hành chính-lãnh thổ (gọi là hình thức cấu
trúc). 
  Thứ hai là phương thức thực hiện quyền lực nhà nước (được gọi là chế độ chính
trị). 
  Cụ thể trong trường hợp này: hình thức phản ánh cách thức và trình tự thành lập ra các
cơ quan quyền lực tối cao trong bộ máy nhà nước chính là hình thức chính thể.  

Câu 6: Sai  
Vì xã hội cộng sản nguyên thủy có loài người nhưng chưa có nhà nước. Lịch sử cho thấy
không phải khi nào xã hội cũng có nhà nước. Trong xã hội nguyên thuỷ, do kinh tế còn
thấp kém, chưa có sự phân hóa giai cấp, cho nên chưa có nhà nước. 

Phần 2: Bài tập tình huống 


- Do có di chúc nên di sản của A được chia theo di chúc. 
- Di sản của ông A: 8 + 10/2 = 13 tỷ đồng (trong đó 8 tỷ là tải sản riêng của A, 10
tỷ là tài sản chung của A và B) . Nhưng do A nợ 1 tỷ nên di sản của A lúc này là:
13-1=12 tỷ đồng.
- E và F thừa kế toàn bộ di sản theo di chúc của ông A -> E = F = 12/2 = 6 tỷ
đồng 
- Tuy nhiên B và D là những người thừa kế không phụ thuộc di chúc theo pháp
luật quy định (điều 644, BLDS 2015 ), nên mỗi người sẽ được hưởng 2/3 giá trị của 1
suất thừa kế.
Người được hưởng thừa kế chia theo pháp luật gồm bà B, C, D, F:
+ Một suất thừa kế: 12/4 = 3 tỷ đồng 
+ B = D = 2/3*2 = 2 tỷ đồng 
Do đó B và D mỗi người được ít nhất 2 tỷ dồng.
- Phần tiền của B và D được trích từ E và F theo tỉ lệ %: 
+ E trích 2 tỷ đồng 
+ F trích 2 tỷ đồng 
- Vậy:   
+ B hưởng 2 tỷ đồng và 5 tỷ đồng tài sản chung A-B 
+ D hưởng 2 tỷ đồng  
+ E hưởng 4 tỷ đồng (do đã trích ra 2 tỷ)
+ F hưởng 4 tỷ đồng (do đã trích ra 2 tỷ)

You might also like