You are on page 1of 15

1.

Các sự cố và phân tích các sai lầm trong quá trình lao động
Tâm lý học lao động nghiên cứu sự cố và tai nạn dưới góc độ của những mối quan hệ:

Con người

Công cụ Đối tượng


lao động lao động

Tình huống có sự cố: Là những trở ngại đối với các điều kiện hoạt động lao động làm cho ta
không tiếp tục thực hiện được công việc như đã định.
 Tình huống có sự cố có thể xuất phát từ :
Công cụ lao động, đối tượng lao động, do nhiều nguyên nhân: Máy hỏng
Từ phía người lao động : Vô ý, mệt mỏi, trình độ chuyên môn…
Môi trường lao động : Tiếng ồn, rung động, ánh sáng, nhiệt độ…
 Có thể đề phòng các sự cố bằng các phương pháp:
 Phân tích: Nghiên cứu các sự cố cụ thể;
Thống kê: Tìm hiểu sự lặp lại của các sự cố tương tự;
Thực nghiệm: Mô hình hoá các tình huống có sự cố trong điều kiện tự nhiên hoặc
trong phòng thí nghiệm.
Biện pháp hữu hiệu là thay đổi trang thiết bị kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn lao động và
nâng cao trình độ người lao động.
- Phân tích các sai lầm:
 Hành động sai lầm: Là hành động không mang lại kết quả theo mục đích con người đã
đặt ra.
Nguyên nhân gây ra hành động sai lầm:
Khó khăn trong chuyên môn:
 Sự nặng nhọc quá sức của công việc;
 Sự phức tạp của các thao động tác;
 Sự khó khăn trong việc phối hợp các thao động tác;
 Yêu cầu của việc tăng tốc độ và độ chính xác hành động;
 Thiếu khả năng tính đến kết quả của hành động thực hiện.
Đặc điểm của cá nhân:
 Hậu quả của việc đào tạo, thiếu hụt những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết;
 Sự không tương ứng giữa phẩm chất tâm lý cá nhân với yêu cầu của hoạt động lao
động;
 Tính lơ là, vô kỷ luật;
 Sự giảm năng lực làm việc tạm thời (đau ốm, mệt mỏi, điều kiện lao động,...);
 Qui luật của việc hình thành kỹ xảo.
 Các dạng sai lầm:
 Sai lầm ngẫu nhiên: Xảy ra bất ngờ, khó tính trước, do những cản trở ngẫu nhiên,
cảm xúc mềm yếu nảy sinh (tiếng ồn ào, bụi bặm, mệt mỏi, lo âu,...). Biện pháp khắc phục:
 Giáo dục ý thức trách nhiệm với công việc;
 Giáo dục sự chú ý, hứng thú với kết quả hành động,...
 Sai lầm tạm thời: Xảy ra khi bắt đầu nắm hành động sản xuất nào đó, do biểu tượng
về công việc chưa rõ ràng, chưa hiểu biết về kỹ thuật và qui tắc thực hiện hành động, thiếu
những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết. Biện pháp khắc phục:
 Giải thích, hình thành biểu tượng rõ ràng về hành động sẽ thực hiện;
 Hướng dẫn cách tự kiểm tra các thao động tác.
 Sai lầm theo chu kỳ: Những sai lầm giống nhau được lặp lại ở những công việc
tương tự sau những khoảng thời gian nhất định, do sự căng thẳng cao độ, sự tổn thương về mặt
cảm xúc, sự quá mệt mỏi, tâm trạng chán nản, sức khoẻ sút kém. Biện pháp khắc phục:
 Củng cố lòng tự tin và khắc phục sự quá tự tin, tính lơ là;
 Ngăn chặn việc nảy sinh sự căng thẳng, mệt mỏi.
 Sai lầm vững chắc: Những sai lầm thường xuyên biểu hiện dưới một hình thức giống
nhau, kìm hãm việc nắm các hành động sản xuất, do không có năng lực thực hiện hành động,
không phát hiện kịp thời các sai lầm, biện pháp không hợp lý, sự căng thẳng kéo đài và sự can
thiệp của kỹ xảo. Biện pháp khắc phục:
 Theo dõi kỹ học sinh khi nắm những động tác mới;
 Hướng dẫn để học sinh tự phân tích, tìm ra nguyen nhân và biện pháp khắc
phục;
 Sữa chữa hành động không đúng ngay từ đầu;
 Nâng cao tinh thần trách nhiệm với công việc.
 Sai lầm do thói qưen: Biểu hiện trong sự thực hiện hàng ngày các hành động nào đó
bằng các phương pháp khác với phương pháp cần thiết cho một việc làm có kết quả tốt, do thói
quen cũ không phù hợp, tư thế không đúng trong lúc làm việc, việc cầm nắm các dụng cụ, vận
động thừa, sai,... Biện pháp khắc phục:
 So sánh giữa thói quen cũ với việc làm mới để phân biệt sự khác nhau giữa
chúng;
 Tự khắc phục dưới sự kiểm tra của giáo viên;
 Có sự nỗ lực ý chí và tự kiểm tra thường xuyên của học sinh.

Câu hỏi:
Tình huống có sự cố là gì? Phân tích các nguyên nhân tâm lý gây ra sự cố và tai nạn lao động;
Từ đó đề xuất biện pháp khắc phục?

tâm lý học tổ chức lao động khoa học


1. Khái niệm chung
1.1. Tổ chức lao động khoa học
Là hình thức tổ chức lao động dựa trên sự phân tích một cách khoa học và tỷ mỷ các quá
trình lao động, các điều kiện thực hiện quá trình ấy trên cơ sở đó áp dụng các biện pháp cụ thể
dựa vào thành tựu mới của khoa học hiện đại và thực tế tiên tiến.
Mục đích của việc tổ chức lao động khoa học là: Không ngừng nâng cao năng suất lao
động với sự tiêu tốn ít nhất các phương tiện vật chất và sức lực thần kinh cơ bắp của con người.
1.2. Tâm lý học tổ chức lao động khoa học
Là một ngành của tâm lý học nghiên cứu và áp dụng các thành tựu của tâm lý học vào
trong hoạt động lao động nhằm nâng cao năng suất lao động.
2. Nội dung của tâm lý học tổ chức lao động
2.1. Không khí tâm lý
- Định nghĩa: Là những biểu hiện trong mối quan hệ giữa người với người, điển hình cho
một tập thể. Những mối quan hệ ấy xác định nên tâm trạng cơ bản của tập thể.
- Biểu hiện của không khí tâm lý:
 Tinh thần tập thể: Là sự đoàn kết nhất trí của con người với những mục đích phát
triển xã hội, được biểu hiện ở:
Tính tích cực trong hoạt động xã hội và lao động;
Tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ đối với công việc chung;
Tính yêu cầu cao đối với mình và đối với người khác.
 Sự phù hợp tâm lý: Là sự phối hợp tốt nhất các thuộc tính tâm lý cá nhân, đảm bảo
cho sự phát triển của sự nghiệp chung và sự thoả mãn của cá nhân về công việc. Sự phù hợp
tâm lý phụ thuộc vào các yếu tố:
Sự thống nhất về quan điểm, niêm tin;
Đặc điểm tính cách của các thành viên.
 Tâm trạng tập thể: Trạng thái cảm xúc chung của các thành viên trong tập thể, được
biểu hiện ở
Có hào hứng làm việc hay không
Thiện cảm hay ác cảm, hoà thuận hay xích mích
Sảng khoái, hồ hởi hay nặng nề, buồn tẻ
Sự thoả mãn hay không thoả mãn đối với công việc
2.2. Môi trường làm việc
- Định nghĩa: Là tất cả các yếu tố tự nhiên và xã hội bên ngoài có ảnh hưởng đến người
lao động và quá trình lao động
- Phân loại:
 Môi trường tự nhiên bao gồm: Nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng, áp suất. Sự rung động và tiếng
ồn. Bụi, chất thải, vi khuẩn. Màu sắc, âm thanh
 Môi trường xã hội: Là tổ hợp các yếu tố trong quan hệ xã hội có ảnh hưởng đến người
lao động gồm: Hình thái kinh tế xã hội. Giai cấp. Tập thể
- Những ảnh hưởng của môi trường đến quá trình lao động
 Môi trường tự nhiên
 Sự rung động và tiếng ồn
 Sự rung động: Là những chuyển động cơ học truyền đến theo phương bất kỳ
tác động đến người lao động (do máy móc trong quá trình hoạt động gây ra). Về mặt sinh lý sẽ
gây ra mệt mỏi, buồn ngủ, rối loạn tuần hoàn và bài tiết. Về mặt tâm lý gây rối loạn cảm giác
thăng bằng, xúc giác giảm, rối loạn vận động, năng suất lao động giảm. Khắc phục: Cải tiến
trang thiết bị kỹ thuật, sủa chữa kịp thời những hư hỏng, đặt máy trên chân đế đàn hồi, hay thiết
kế các bộ phận giảm xóc, đi giầy, bao tay khi àm việc.
 Tiếng ồn: Là tổng hợp nhiều loại âm thanh có cường độ tần số khác nhau hợp
lại. Tiếng ồn làm mệt nhọc cơ quan thính giác, làm rối loạn sự làm việc của bộ não, làm giảm
chú ý và trí nhớ, rối loạn giấc ngủ. Khắc phục: Trồng cây xanh, bôi trơn các ổ trục máy, sử
dụng vật liệu cách âm...
 Khí hậu nơi làm việc, tuỳ vào điều kiện nơi làm việc, khí hậu nơi làm việc.
 Nhiệt độ quá cao hay quá thấp đều có ảnh hưởng xấu đến người lao động. Các
biện pháp chống nóng, lạnh: sử dụng quạt thông gió, máy điều hoà không khí. Chống lạnh bằng
hệ thống lò sưởi …ngoài ra còn phải có chế độn lao động hợp lý. Theo W.T Singleton giáo sư
TLH người anh đưa ra số liệu sau: Trong điều kiện lao động bình thường, để thích hợp với
người lao động thì. Nhiệt độ = 190C, độ ẩm = 30 – 70%. Tốc độ gió = 2 – 12m/phút
 Chiếu sáng nơi làm việc:
 ánh sáng quá yếu dẫn đến mắt luôn phải điều tiết để nhìn rõ, gây trạng thái
căng thẳng, mệt mỏi thần kinh. ánh sáng quá mạnh, gây chói mắt thị giác rối
loạn
 Chọn nguồn sáng thích hợp, bố trí đủ ánh sáng là yêu cầu cần thiết.
 Chiếu sáng tự nhiên: Theo TC 29-68 của các công trình kiến trúc. Nên tận
dụng nguồn sáng tự nhiên trực tiếp đối với các phòng học, bố trí sao cho
ánh sáng chiếu từ trái qua phải.
 Chiếu sáng nhân tạo: Theo TC 16-64, TC 30-68 về các công trình dân
dụng và công nghiệp, chiếu sáng cho bảng đen nên dùng đèn huỳnh quang,
nếu dùng đèn nung sáng thì phải có chụp và hướng ánh sáng vào bảng,
không để ánh sáng chiếu vào mắt người học..
 Yêu cầu về độ rọi nhỏ nhất trên mặt phẳng làm việc

Độ rọi nhỏ nhất (lux)


Khu vực Đèn huỳnh Đèn nung sáng Mặt phẳng được chiếu
quang sáng
Phòng học, thí nghiệm 50 Mặt phẳng ngang cao
0,80m
Bàn học sinh 100 Tính từ mặt bàn
Bảng đen 100 Mặt bàn
Phòng vẽ 150 75 Mặt bảng
Xưởng thực tập 100 50 Mặt phẳng ngang cao
0,80m

Trong đó: Lux: Đơn vị chiếu sáng với diện tích 1m 2 nguồn sáng xa 1m, cường độ ánh sáng
1lumen (1m2 cần 1lumen tương 16W)
 Bố trí màu sắc tại nơi làm việc: Màu sắc có tác động đến tâm sinh lý ngời lao
động
Màu Tác động đến tâm sinh lý
Kích Tâm Thanh Nóng Lạnh Nặng Nhẹ Gần Xa
thích trạng thản
nặng
nề
Đỏ * * * *
Da cam * * *
Vàng * * *
Lục * * *
Lam * * * *
Tràm * * *
Tím * * * *
Trắng * *
Xám *
nhạt
Xám * *
sẫm
Đen * *
 Tác dụng của màu sắc trong lao động
 Chính xác hoá động tác trong lao động
 Nâng cao sức làm việc của con người
 Phục hồi sức khoẻ
 Đảm bảo an toàn trong lao động
 Nguyên tắc sử dụng màu sắc trong lao động
 TRánh dùng màu loè loẹt, màu đơn điệu
 Chú ý đến đặc điểm và công dụng của chi tiết cần sơn
 Chú ý đến sự tương phản của màu sắc
 Cần tính đến sự phù hợ với đặc điểm khí hậu
 Chú ý đến đặc điểm của lao động, độ chiếu sáng
 Âm nhạc trong lao động: Âm nhạc có ảnh hưởng lớn đến tâm lý người lao
động và quá trình lao động. Nó có tác dụng tích cực nếu sử dụng đúng cách.
 Những lưu ý khi sử dụng âm nhạc trong lao động: Thời gian mở nhạc, mở theo
kiểu nhỏ giọt có tác dụng hơn mở triền miên. VD: ở Mỹ Các nhà nghiên cứu đã làm thực
nghiệm. Mở nhạc 1h/ngày năng suất lao động tăng 12%. Mở nhạc 3h/ngày năng suất lao động
tăng 11%. Cường độ, nhịp độ, tiết tấu của bản nhạc phải phù hợp với động tác lao động (nhanh,
chậm), Tính chất lao đọng (Kiên trì, bình tĩnh, khẩn trương, xốc vác…). Không nên dùng nhạc
có lời. Chọn bản nhạc quen thuộc. Tính đến thị hiếu nghe nhạc của người lao động. Không nên
mở một bản nhạc 2 lần/ 1tuần, thậm chí ngay trong một ngày lao động cũng cần thay đổi nội
dung và tính chất nhạc
2.3. Chế độ lao động: Là sự phân phối công việc, nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian
nhất định
- Những cơ sở xây dựng chế độ lao động
 Cường độ lao động: Được đo bằng năng lượng con người phải bỏ ra khi lao động
tính trong khoảng thời gian nhất định, thể hiện ở sự tổn hao năng lượng cơ bắp và
thần kinh phụ thuộ vào 3 yếu tố (trạng thái sức khoẻ cơ thể; Mức độ ăn uống, bồi
dưỡng, nghỉ ngơi; khả năng lao động). Nừu cường độ lao động phù hợp sẽ làm sự
mệt mởi diễn ra chậm và ngược lại làm cho năng suất lao động giảm, nguy cơ tai nạn
lao động tăng.
 Sự mệt mỏi: Có 3 loại mệt mỏi cơ bản
 Mệt mỏi xúc cảm
 Mệt mỏi chân tay
 Mệt mỏi trí óc
Nguyên nhân dẫn đến sự mệt mỏi thường là do điều kiện phục vụ lao động không tốt
(ánh sáng, nhiệt độ, tiếng ồn…), điều kiện sức khoẻ,
 Sức làm việc: Là khả năng làm việc trong khoảng thời gian nhất định mà không mệt
mỏi.

Sức mà việc ở mức


thấp dần dần
nâng cao
Sức Sức làm việc tối đa
làm ổn định
việc Sức làm việc giảm
sút
2 Nghỉ
1 3
Trưa

Sức mà việc ở
Sức mức thấp dần
làm dần nâng cao
việc Nghỉ
1 2 3 4 5 6 7 8 9 8h/ Sức
ngàylàm việc
1 2 3 4Trưa 5 6 7 8 9 8h/ ngày
giảm sút

Sơ đồ về sức làm việc của con người/1 ngày lao động

Trong đó với ca làm việc buổi chiều, năng suất lao động giảm từ 30-40% so với ca làm việc
buổi sáng.

Sức
làm
việc

T2 T3 T4 T5 T6 T7 Ngày làm việc/tuần

Sơ đồ về sức làm việc của con người/1 tuần lao động


Với các ngày làm việc trong tuần thì sự biến đổi sức làm việc của các ngày giữa tuần là không
đáng kể.

 Thời gian nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi hợp lý, khoa học tránh được sự mệt mỏi đến sớm
trong quá trình lao động kéo dài thời gian làm việc, tăng năng suất lao động. Có 3
loại nghỉ ngơi
 Nghỉ ngơi thụ động
 Nghỉ ngơi tích cực, nghe nhạc, vận động nhẹ…
 Giấc ngủ
Nguyên tắc nghỉ: Lao động trí óc thì nghỉ dày (nhiều lần) nhưng nghỉ ngắn, lao động
chân tay nghỉ lâu nhưng nghỉ thưa (ít lần).

2.3.1. Sự sáng tạo kỹ thuật: Nội dung của sự sáng tạo kỹ thuật trong lao động
- Hợp lý hoá lao động: Là nhưng biện pháp sản xuất để tiết kiệm thời gian, năng lượng,
nguyên liệu, sức lao động…nâng cao năng suất lao động và sức mạnh của con người. Để
có những sáng tạo trong lao động ccần tiến hành những công việc sau:
 Phân tích các quá trình sản xuất thực tế
 Phát hiện những bất hợp lý, những yếu tố cần cải tiến trong sản xuất
 Đề ra những giả thuyết để hoàn thiện quá trình lao động
 Lập kế hoạch tổ chức lao động khoa học
 Tổ chức thử nghiệm để tìm biện pháp tốt nhất
- Nội dung của sự hợp lý hoá lao động
 Cải thiện các điều kiện lao động
 Cải tiến quy trình công nghệ
 Thay thế vật liệu, nhiên liệu…
 áp dụng các phương phá lao động tiên tiến, hợp lý hoá các thao tác lao động
 Phân công lao động hợp lý
- Phát triển sáng tạo kỹ thuật ở học sinh
 Nêu tình huống có vấn đề làm nảy sinh như cầu tìm hiểu của người học
 Phổ biến những thành tựu học kỹ thuật mới
 Khích lệ tham gia sáng tạo, cải tiến kỹ thuật
 Giúp đỡ tạo điều kiện về vật chất và tinh thần
 Thành lập nhóm, CLB sáng tạo kỹ thuật qua đó phát hiện bồi dưỡng tài năng kỹ
thuật
Tâm lý học kỹ sư
1. Khái niệm chung về tâm lý học kỹ sư
Khoa học công nghệ càng phát triển càng cần tính đến sự hợp lý của phương tiện lao động, máy
móc, trang thiết bị sao cho thích ứng với đặc đIểm tâm lý và nhân trắc của con người lao động.
Tâm lý học kỹ sư nghiên cứu mối quan hệ giữa người lao động với máy móc, công cụ lao động.

Nhiệm vụ của tâm lý học kỹ sư:


- Tìm ra các quy luật tâm lý của con người trong hoạt động vận hành, điều khiển máy
móc, thiết bị kỹ thuật, vận dụng các qui luật đó khi thiết kế máy móc và trong việc đào
tạo người sử dụng máy móc có hiệu quả cao.
- Tìm ra các cơ sở tâm lý để vận dụng thiết lập các mối quan hệ “Người – Máy” phù hợp.
Tâm lý học kỹ sư tập trung vào giải quyết những vấn đề cơ bản sau.
- Trong số các công cụ, máy móc, thiết bị cùng loại mang ra so sánh thì loại nào tốt nhất?
- Trong số các công cụ, máy móc, thiết bị, dụng cụ…đã có theo quan điểm tâm lý học thì
cái nào phù hợp, cái nào không phù hợp với người lao động?
- Khi cải tiến, thiết kế đối với máy móc, thiết bị mới phải chú ý đến những yêu cầu nào về
tâm lý học
2. Một số kết quả nghiên cứu của tâm lý học kỹ sư
2.1 Kết quả nghiên cứu các bộ phận chỉ báo, khí cụ kiểm tra và bảng điều khiển
- Hầu hết các máy móc, thiết bị và phương tiện kỹ thuật hiện đại đều có các bộ phận chỉ
báo, khí cụ kiểm tra, bảng điều khiển. Chúng là đối tượng mà tâm lý học kỹ sư chú ý
nghiên cứu.
- Việc bố trí các bộ phận này theo yêu cầu của tâm lý học được xét trên hai khía cạnh: Có
dễ đọc không?, có đọc được nhanh và chính xác không? Từ 2 yêu cầu này khi bố trí
cácbộ phận chỉ báo, khí cụ kiểm tra, bảng điều khiển cần đảm bảo.
 Phải phù hợp với trường cảm giác của con người
 Phải phù hợp với đặc điểm của hệ tâm vận
- Tóm lại khi thiết kế các bộ phận chỉ báo, khí cụ kiểm tra, bảng điều khiển cần cú ý một
số điểm căn bản sau
 Kích thước, hình dáng, màu sắc - độ đạm nhạt, các loại màu, khả năng cảm quang
ánh sáng, vị trí… đảm bảo người sử dụng nhận được các tín hiệu một cách chính xác
 Cần nghiên cứu trường cảm giác (thị giác, thính giác…và các cơ quan vận động)
của người lao động trong những điều kiện tư thế lao động cụ thể
 Chú ý đến nhứng ảnh hưởng của môi trường: Như ánh sáng, màu sắc, nhiệt độ, tiếng
ồn, độ rung, khoảng cách…tới thị giác của người lao động.
 Chú ý đến các yếu tố kỹ thuật: Như bố trí, phân định các thang chia độ, các chữ số,
ký hiệu, ký tự, kích thước, hình dáng, màu sắc, ánh sáng, âm thanh phát ra. Cụ thể:
 Đảm bảo đọc được tín hiệu dễ dàng nhất
 Nếu máy móc, thiết bị cần nhiều loại đồng hồ, cần được sáp xếp theo mức độ ưu
tiên:
1) ý nghĩa, tầm quan trọng của bộ phận đó
2) Những bộ phận chỉ báo quan trọng phải được bố trí ở trung tâm trường cảm
giác (chính diện với người vận hành)
3) Bộ phận chỉ báo quan trọng nhưng báo hiệu các hiện tượng ít khí xảy ra như
chuông còi báo động… cần thiết kế sao cho có tác động mạnh đến giác quan,
thuận tiện khi cần dùng đến (sơn các màu có kích thích mạnh, sử dụng tín
hiệu đèn nhấp nháy…)
4) Các chữ số, ký hiệu, ký tự, vạch chia độ cần ghi rõ ràng, đảm bảo tương phản
với nền
5) Nếu bộ phận chỉ báo có kim chỉ di động thì thang chia độ phải được thiết kế
cố định, nếu trong trường hợp cần đọc các con số có độ chính xác cao cần
thiết kế bảng điện tử có hiện số – cần chú ý đến màn hình, của sổ, độ to rõ của
kiểu chữ, số liệu
6) Nếu thiết bị chỉ báo được thiết kế hình cong thì chỉ số ghi trên thang đo từ trái
qua phải theo chiều kim đồng hồ, đoói với thang đo thẳng ghi từ dưới lên theo
mức độ tăng dần.
2.2 Kết quả nghiên cứu đối với tay gạt, bàn đạp, phím gõ, nút bấm công tắc

- Trong vận hành máy móc thiết bị kỹ


Báo Hiệu
thuật con người thường sử dụng các
bộ phận điều khiển để tác động làm
thay đổi trạng thái làm việc của
Máy
chúng phù hợp với chức năng,
điều kiện và yêu cầu công việc Điều khiển
- Trong thực tế, các thiết bị điều khiển thường gặp ở các phương tiện chủ yếu vẫn là cần
gạt, bàn đạp, nút bấm, bàn phím…khi thiết kế cần xem xét các vần đề như.
 Con người lao động
 đối tượng lao động, phương tiện, công cụ lao động
 Môi trường lao động
- Dưới góc độ của tâm lý học kỹ sư khi thiết kế chế tạo các thiết bị điều khiển phải thoả
mãn 2 yêu cầu cơ bản:
 Dễ dàng nhận biết và phân biệt
 Thuận lợi cho việc tiến hành các thao tác lao động
- Những vấn đề cụ thể cần quan tâm khi thiết kế, chế tạo các bộ phận điều khiển
 Phải dựa vào các tiêu chuẩn về nhân trắc học, nghĩa là phải căn cứ vào kích thước
những bộ phận của cơ thể con người
 Phân tích kỹ lưỡng các thao tác lao động khi vận hành: lực tác dụng, quỹ đạo của
chuyển động, tần số lặp lại các động tác, nhịp độ diễn ra nhanh hay chậm của động
tác…
 Khi bố trí các bộ phận điều khiển có tần xuất sử dụng, mức độ quan trọng và yêu cầu
chính xác cao thì bố trí ở gần vị trí người vận hành
 Cần chú ý đến ý nghĩa sử dụng hơn là tần số sử dụng để bố trí các bộ phận điều
khiển sao cho hợp lý
 Những bộ phận điều khiển cần có lực tác động lớn nên thiết kế dưới dạng bàn đạp,
cần gạt: Phanh, cần số, cần điều khiển đối với các loại máy công cụ nặng- máy cẩu,
máy xúc, máy ủi…Yêu cầu khi thiết kế các bộ phận này phải đảm bảo dễ cầm nắm,
xoay, và phù hợp với số liệu nhân trắc của bàn tay, chân người. Chú ý thiết kế để kéo
vào hơn là đẩy ra.
 Nếu các bộ phận điều khiển chỉ cần độ chính xác mà không tốn về lực khi tác động
thì thiết kế dưới dạng các nút bấm, bàn phím…cần thiết kế các nút bấm, phím bấm
có bề mặt lõm phù hợp với kích cơ ngón tay để thao tác được chính xác
 Trên cánh tay người, nếu tính theo thứ tự từ các khớp ngón tay đến cổ tay, khuỷu tay
và vai thì lực tác động tăng dần lên nhưng độ chính xác lại giảm đi. Vì vậy, muốn đạt
về lực thì phảI thiết kế các bộ phận đIều khiển tận dụng được cơ lưng, cơ vai và bắp
tay. Nếu muốn đạt về độ chính xác thì thiết kế các bộ phận đIều khiển chỉ cần tác
động bằng đôI bàn tay.
2.3 Các kết quả nghiên cứu về khoảng không gian vận động
Khoảng không gian vận động đối với một công việc ở tại một vị trí nào đó là toàn bộ phạm vi
không gian để con người có thể thực hiện các thao tác lao động cần thiết ở vị trí đó.
Mỗi công việc khác nhau và với những tầm vóc người khác nhau thì có trường vận động không
giống nhau.
- Những yêu cầu cơ bản khi bố trí khoảng không gian vận động
 Bố trí sao cho việc hực hiện các động tác được dễ dàng, chính xác không gặp trở
ngại.
 Tư thế làm việc thoảI máI để không bị tổn hao năng lượng vô ích, không bị ức chế,
làm việc được trong khoảng thời gian lâu dài với năng xuất cao
- Cần nghiên cứu những vấn đề sau khi bố trí khoảng không gian vận động
 Các yếu tố của môI trường lao động: Nhiệt độ, độ ẩm, độ rung, tiếng ồn…
 Đặc đIểm về nhân trắc học có liên quan đến các thao động tác và tư thế lao động
 Các hành động của người lao động: Các yếu tố như lực, quỹ đạo, tốc độ, chu kỳ, độ
chính xác, cũng như sự phối hợp gữa các yếu tố đó của từng động tác lao động
 Các tư thế lao động của người vận hành: Đứng, ngồi, Kết hợp đứng ngồi, các tư thế
đặc biệt:
 Với lực từ 5kg trở xuống: tư thế ngồi là thích hợp
 Với lực từ 5kg đến 10kg: tư thế phối hợp đứng - ngồi là thích hợp
 Với lực từ 10kg đến 20 kg: tư thế đứng là thích hợp
 Với những việc cần độ chính xác cao, có thể thực hiện bằng hai tay nên dùng tư
thế làm việc ngồi
 Khi thực hiện những công việc mang tính dự phòng và chăm sóc thiết bị thì tư thế
làm việc đứng – ngồi là thích hợp
- Những chú ý khi bố trí khoảng không gian vận động
 Kích thước tại nơI làm việc phảI phù hợp
với 90% số người sẽ làm việc ở đó
 Các bộ phận đIều khiển, các sản
phẩm, hoặc bán thành phẩm cần phảI được
đặt trong mặt phẳng lao động tối ưu.
 Các chi tiết và sản phẩm phảI nằm trong
trường cảm giác của con người
 Công việc ở tư thế đứng: cần góc nhìn
300
 Công việc ở tư thế ngồi: Cần góc nhìn
380
 PhảI bố trí đảm bảo ánh sáng, hình thức, góc độ chiếu sáng để con người có khả
năng nhận cảm tốt nhất
Trên đây đã đề cập một số kết quả và yêu cầu khi thiết kế, bố trí sắp xếp các bộ phận chỉ báo,
đIều khiển cũng như vấn đề khoảng không gian vận động trên cơ sở những đặc đIểm tâm lý của
người vận hành. Từ đó làm cơ sở cho việc thiết kế, cảI tạo các trang thiết bị máy móc.

You might also like