You are on page 1of 60

CHƯƠNG 5.

NHỮNG VẤN ĐỀ TÂM LÍ HỌC CỦA VIỆC TỔ CHỨC LAO ĐÔNG NGHỀ
NGHIỆP KHOA HỌC VÀ SỰ THÍCH ỨNG CỦA KHOA HỌC KĨ THUẬT
ĐỐI VỚI CON NGƯỜI
------------------------------------------------------------------------------------
1.1. NHỮNG VẤN ĐỀ TÂM LÍ HỌC CỦA VIỆC TỔ CHỨC LAO ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP
KHOA HỌC
5.1.1. TỔ CHỨC LAO ĐỘNG NGHỀ NGHIỆP KHOA HỌC
a. Khái niệm về tổ chức lao động nghề nghiệp khoa học
Tổ chức lao động hợp lý, khoa học là khái niệm ra đời từ khi có học thuyết về tổ chức khoa
học của Fredric Taylor(1868- 1915) trong sản xuất. Taylor là người đầu tiên áp dụng phương pháp
thực nghiệm vào việc tổ chức lao động của con người, áp dụng pương pháp phân tích để hợp lý
hoá các thao tác sản xuất.
Tổ chức quá trình lao động hợp lý, khoa học là làm cho quá trình lao động phù hợp với
những đặc điểm tâm lý của con người. Là hình thức tổ chức lao động dựa vào sự phân tích một
cách khoa học và tỷ mỷ các quá trình lao động, các điều kiện thực hiện quá trình ấy trên cơ sở đó
áp dụng các biện pháp cụ thể dựa vào thành tựu mới của khoa học hiện đại và thành tựu của tâm
lí học vào trong hoạt động lao động, vào thực tế tiên tiến nhằm nâng cao hiệu quả và năng suất lao
động, giảm nhẹ sự nặng nhọc cho người lao động.
Tổ chức lao động nghề nghiệp khoa học được coi là một điều kiện tâm lí quan trọng, đảm
bảo hiệu quả và chất lượng của các quá trình lao động. Vì vậy những vấn đề tâm lí học của nó từ
lâu đã thu hút sự chú ý tìm hiểu, nghiên cứu và giải quyết của các nhà tâm lí học. Công trình của
F.W.Taylor về chia nhỏ các thao tác lao động thành những đơn vị đơn giản để loại bỏ những động
tác thừa được coi là những nghiên cứu đầu tiên.
Mục đích của việc tổ chức lao động khoa học là không ngừng nâng cao năng suất lao động
với sự tiêu tốn ít nhất các phương tiện vật chất và sức lực thần kinh cơ bắp của con người.
b. T©m lý häc tæ chøc lao ®éng khoa häc
Là một ngành của tâm lí học lao động nhằm nghiên cứu những vấn đề tâm lí người lao động trong
quá trình tổ chức lao động khoa học.
5.1. 2. Hoạt động lao động
a. Khái niệm hoạt động lao động
Hoạt động lao động là hoạt động hướng vào việc tạo ra sản phẩm nhất định bằng cách làm biến
đổi đối tượng hoạt động nhằm đáp ứng (thỏa mãn) một nhu cầu nào đó của con người (chủ thể
lao động)
Lao động là hoạt động nhằm mục đích tạo nên sản phẩm vật chất hoặc tinh thần có ích cho
xã hội. Lao động gắn liền với hoạt động nhận thức vì bất kỳ một công việc gì cũng đòi hỏi phải có
hiểu biết và kinh nghiệm. Lao động là hoạt động phụ thuộc vào tính chất của công cụ lao động.
Công cụ lao động do con người tạo ra thành những phương tiện để làm ra sản phẩm khác cho xã
hội. Chính công cụ lao động nói lên trình độ văn minh(trí khôn) của mỗi thời đại. Lao động của
con người vậy là có tính chất xã hội. Hoạt động lao động thể hiện các tính chất cá nhân, đặc điểm
của quá trình tâm lí và các thuộc tính tâm lí của con người. Đồng thời, lao động là phương tiện
chính để hoàn thiện các quá trình ấy và hình thành các tính chất của cá nhân.
Lao động có ý nghĩa quan trọng đối với đời sống con người. Trong xã hội nói chung lao
động là một hoạt động đặc trưng, cơ bản, là phương thức tồn tại của con người. Lao động chẳng
những sản xuất ra của cải vật chất, tinh thần thoả mãn nhu cầu đời sống, đẩy nhanh sự phát triển
của xã hội mà còn thúc đẩy sự phát triển thể chất và tinh thần của con người lao động, với ý nghĩa
ấy ta thấy lao động đã sáng tạo ra chính bản thân con người.. Lao động có ý nghĩa quan trọng đối
với sự hình thành tâm lí, nhân cách của thanh niên, ngoài việc nhàn cư vi bất thiện còn rèn luyện
tính chịu khó, không sợ làm việc vất vả, làm việc có tổ chức, kỷ luật, có kế hoạch.Thông qua lao
động, nhiều điều được học trên lớp, các môn lý thuyết được sáng tỏ hơn, rèn luyện sự khéo léo, tri
thức được củng cố, đào sâu, cụ thể hóa và nâng cao tay nghề, nhờ lao động mà con người nắm
được tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, tăng cường được ý chí, hình thành được nhân cách. Nhờ hoạt động
lao động mà tư duy, năng lực, hứng thú của con người phát triển, trí tuệ được phát triển, thế giới
quan được hình thành. Lao động gây nên những tình cảm khác nhau tùy theo điều kiện khách quan
trong đó con người làm việc. Một công việc trí óc hoặc chân tay vừa sức nhằm nhằm một mục
đích chính đáng sẽ ảnh hưởng tốt đến sức khỏe tâm lí của con người, làm cho con người yêu đời,
thanh thản nhằm, tạo cho con người một trạng thái khoan khoái, nâng cao thể trạng của con người.
Hoạt động lao động nghề ngiệp là loại hình lao động đặc thù theo các ngành nghề khác
nhau, được đặc trưng bởi các dấu hiệu về môi trường, đối tượng, tính chất, nội dung, qui trình,
công cụ và sản phẩm lao động nhất định. Hoạt động lao động nghề ngiệp diễn ra rất đa dạng mà
kết quả của nó hoàn toàn tùy thuộc vào đặc điểm nhân cách của chủ thể cũng như tính chất của
công cụ, phương tiện, môi trường vật lý và tâm lí xã hội – nơi diễn ra các quá trình lao động, nội
dung của các hoạt động dạy học lao động mà người lao động đã được đào tạo, đặc tính của nền
kinh tế - văn hóa- xã hội..vv. Hoạt động lao động cụ thể rất đa dạng, phức tạp và được thực hiện
trong khoảng 70.000 nghề khác nhau. Khi thực hiện các nhiệm vụ lao động, chủ thể sẽ phải tiến
hành các hành động định hướng, hành động thực hiện và hành động kiểm tra. Các hành động này
đều phải hướng vào việc tổ chức thực hiện một mục đích xác định trên cơ sở các phương tiện- điều
kiện cụ thể. Thao động tác lao động là phương thức thực hiện hành động lao động được bao gồm
các thao tác trí óc và động tác của giác quan – cơ thể hướng ra ngoài đối tượng lao động, khi sử
dụng các phương tiện – trang thiết bị kỹ thuật xã định. Có các thao tác trí óc khi lao động như phân
tích , tổng hợp , so sánh, khái quát hóa, trừu tượng hóa, cụ thể hóa các nội dung của đối tượng kỹ
thuật, qui trình công nghệ và môi trường sản xuất. Có các động tác tay, tay- chân – cơ thể với máy
móc và động tác tay- máy điều khiển – máy tác nghiệp. Cử động lao động là đơn vị nhỏ nhất của
hành động lao động, được tồn tại với tư cách là đơn vị cấu thành của thao – động tác lao động. Cử
động có vai trò đặc biệt quan trọng trong khi chủ thể nhận thức và tác động vào đối tượng lao
động. Trong lao động có các cử động làm việc dùng để tác động vào đối tượng mà làm biến đổi
nó. Cử động nhận thức được thực hiện nhằm mục đích cảm nhận, sờ nắn, đo kiểm và hiểu biết về
đối tượng. Cử động thích nghi giúp cho chủ thể tự điều chỉnh hành động của mình cho phù hợp
với tính chất của máy móc, công cụ, phương tiện, môi trường lao động…vv. Nội dung đối tượng
của hoạt động được bao gồm động cơ, mục đích, phương tiện vật chất- tinh thần và các điều kiện
tâm- sinh lý của chủ thể, tâm lí – xã hội của nhóm lao động và môi trường vật lý, kinh tế - văn hóa
– xã hội, nơi mà các quá trình lao động sẽ diễn ra.
Mục tiêu đào tạo của nhà trường là làm cho mỗi thanh niên, học sinh trở thành người lao
động kiểu mới có văn hoá, có kiến thức về sản xuất, có sự hiểu biết chắc chắn về kỹ thuật, có sức
khoẻ, những người góp phần làm ra của cải vật chất hoặc tinh thần cho xã hội. Do đó việc giáo
dục lao động sản xuất xã hội, đi vào lao động nghề nghiệp là rất quan trọng. Do con người có vai
trò to lớn trong hoạt động lao động như vậy nên mỗi khi thay đổi môi trường sản xuất người ta đều
phải đặt câu hỏi là sự thay đổi ấy sẽ có ảnh hưởng như thế nào đối với người công nhân. Nếu sự
thay đổi khiến hoạt động của người công nhân quá phức tạp về mặt cấu trúc tâm lí tức là phải hoàn
thành một số lớn các động tác trong một thời gian hạn chế thì nó sẽ làm cho họ bị căng thẳng,
chóng mệt mỏi và phạm nhiều sai lầm. Ngược lại nếu hoạt động lại quá đơn giản tức là lặp đi lặp
lại nhiều lần một hoạt động tác động nghèo nàn, đơn điệu thì sẽ làm cho con người trở nên buồn
chán, mất hứng thú đồng thời cũng mau chóng mệt mỏi. Cả hai trường hợp trên đều làm có tác
dụng giảm năng suất. Do vậy nhiệm vụ quan trọng được đặt ra là phải tìm hiểu, nghiên cứu, khai
thác, phổ biến toàn bộ những thao tác tiên tiến cho công nhân và dự thảo xây dựng các thao tác lao
động mới đem áp dụng chúng rộng rãi trong phạm vi toàn xã hội.
b. Cấu trúc trúc của hoạt động lao động trong nghề nghiệp.
* Hành động. Hành động là đơn vị cơ bản của hoạt động một hoạt động bao gồm nhiều
hành động khác nhau - hành động là một phần của hoạt động. Các lĩnh vực hoạt động khác nhau
thì có những hành động khác nhau. Hành động được tiến hành thực hiện trong lao động thì có hành
động lao động. Hành động lao động đươc coi là tổng hợp các động tác lao động của một hay một
số cơ quan chức năng của cơ thể con người thực hiện không chỉ theo mục đích xác định. Khi thực
hiện hành động bao giờ cũng phải tính đến mục đích và điều kiện cụ thể tức là lựa chọn cân nhắc,
cách thức tiến hành và sử dụng phương tiện để hành động tức là xác định nhiệm vụ để hoàn thành.
Một hành động cụ thể bao gồm ba khâu (ba giai đoạn) chính: Giai đoạn chuẩn bị (định hướng);
Giai đoạn thực hiện; Giai đoạn đánh giá kết quả. Động tác chính là khâu thực hiện của hành động,
sự khác nhau giữa hành động và động tác là khâu định hướng.
+ Giai đoạn chuẩn bị (định hướng). Quá trình này con người có động cơ thúc đẩy và xác
định được mục đích, yêu cầu, phương pháp, phương tiện và các điều kiện chi phối đến quá trình
hoạt động. Ví dụ người thợ mộc phải tiến hành cưa một miếng gỗ theo đường bút chì đã định sẵn.
Khâu định hướng thể hiện ở chỗ phải đặt lưỡi cưa sao cho đúng đường kẻ. Nhờ mắt và cảm giác
cơ bắp, người thợ nhận biết được xem lưỡi cưa đã đặt vào đó có vuông góc không. Còn việc đẩy,
kéo lưỡi cưa chính là khâu thực hiện hành động. Tất nhiên trong quá trình thực hiện có sự điều
chỉnh và kiểm tra động tác. Toàn bộ sự chuẩn bị của hoạt động thể hiện ở việc lập kế hoạch để
thực hiện hoạt động ấy. Nó được hoạch định bởi yếu tố thời gian, không gian để thực hiện nội
dung công việc trong đó có tính đến việc sử dụng cách thức phương pháp và phương tiện con
người, cơ sở vật chất kỹ thuật.
Như vậy khâu thực hiện được thể hiện rõ nét, lộ ngay ra trước mắt còn khâu định hướng
thường gắn với việc tính toán, nhận biết hoàn cảnh xung quanh để giúp cho kế hoạch hóa công
việc cho diễn ra trong đầu mà người ngoài khó có thể quan sát được. Song tính chính xác, tính
đúng đắn, tính thích hợp ở khâu thực hiện lại tùy thuộc vào khâu định hướng. Người công nhân
lành nghề khác với người học việc ở chỗ họ đã thực hiện hành động biết định hướng nhanh theo
hoàn cảnh rồi mới thực hiện các động tác. Đây là một trong những điều kiện cần thiết đảm bảo cho
lao động đạt được năng suất cao mà ít phạm sai lầm.
+ Giai đoạn thực hiện. Là giai đoạn tổ chức triển khai thực hiện và quản lý, điều chỉnh,
giám sát trên thực tế kế hoạch hành động đã được xác định. Tổ chức thực hiện, sắp xếp lực lượng
tham gia thực hiện các quy định, nguyên tắc, tiêu chuẩn và các yếu tố về tâm lí con người thực
hiện việc đó. Dù kế hoạch đã vạch ra đúng, sát thực tiễn, song trong quá trình thực hiện thường có
những sự biến động trong thực tế và tình hình có sự thay đổi thì thường phải điều chỉnh, có thể là
phương thức, phương pháp hay điều kiện thực hiện để phù hợp với tình hình cụ thể khi thực hiện
hoạt động. Đây là giai đoạn quyết định đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động để đạt được các
kết quả, sản phẩm mong muốn. Để công việc đúng dự kiến của kế hoạch thì luôn phải kiểm tra
điều hành để đảm bảo nội dung chất lượng tiến độ công việc để đạt mục đích mong muốn.
+ Giai đoạn đánh giá kết quả. Đó là việc xác định giá trị kết quả của hoạt động so với mục
đích ban đầu đặt ra. Khi đánh giá kết quả phải xem xét lại toàn bộ quá trình và kết quả cuối cùng.
Các giai đoạn của cấu trúc hoạt động lao động nói trên có liên quan chặt chẽ với nhau. Định hướng
tốt, thực hiện chính xác, trôi chảy, thuận lợi sẽ tạo điều kiện tốt cho nhận xét và đánh giá hoạt
động. Trong quá trình thực hiện hoạt động, con người luôn có hành động kiểm tra, thông tin ngược
để kịp thời điều chỉnh.
Trong quá trình dạy ở trường nghề và cơ sở sản xuất , giáo viên cần chỉ rõ cho học sinh biết xác
định phần định hướng, phần thực hiện trong hành động lao động nghề nghiệp của người công nhân.
* Thao tác, động tác lao động. Thao động tác là những hành vi riêng rẽ có quan hệ, phối
hợp với nhau theo một trình tự nhất định để tạo thành hành động. Để thực hiện một thao tác có thể
cần hai hay nhiều cử động. Ví dụ, Việc chuẩn bị để gia công một chi tiết máy nào đó được coi là
một hoạt động lao động thì quá trình nghiên cứu bản vẽ, thiết bị, tìm hiểu dụng cụ là hành động
định hướng còn khi gia công để làm ra chi tiết máy là hành động thực hiện. Mỗi hành động cơ bắp
thường được cấu tạo ít nhất từ hai động tác đơn giản như cầm, nắm, dịch chuyển, buông thả. Hành
động lấy cưa, lấy các chi tiết máy, lấy các linh kiện, đưa tay ra theo hướng sư vật hoặc sau đó nắm
cưa vào bàn tay, chuyển về hướng đối tượng tác động lên nó là những động tác lao động. Trong
quá trình lao động, muốn nâng cao năng suất lao động, một trong những yếu tố quan trọng đó là
thực hiện các thao tác cử động nhanh gọn, chính xác.
Thao tác lao động được hiểu là tổng hợp các hành động lao động nhằm đạt được mục đích nhất
định hay nói cụ thể hơn, thao tác lao động là tổng hợp các động tác lao động thực hiện không chỉ
nhằm hoàn thành một bước công việc nhất định. Động tác là phần thực hiện của hành động biểu
hện rõ nét ra ngoài. Khi nói thao tác là là tổng hợp các động tác lao động là muốn nhấn mạnh phần
thực hiện còn phần định hướng của hành động lại được hiểu ngầm và chỉ còn tồn tại trong biểu
tượng, trong suy nghĩ của con người. Các thao tác có sự khác nhau về thành phần cấu trúc, mức
độ phức tạp, khó khăn và sự tiêu hao thời gian để hoàn thành nó. Ở các nghề khác nhau thì thao
tác của lao động cũng khác nhau. Vì vậy trong sản xuất hoặc đào tạo là phải xác định được thao
tác điển hình, đặc trưng riêng của từng nghề, trên cơ sở này mà tiến hành rèn luyện và nâng cao
tay nghề cho học sinh. Những thao tác điển hình, đặc trưng của nghề mộc thường bao gồm việc
cưa, bào, khoan, đục, lắp ráp, đánh bóng. Như vậy người thợ mộc làm một chi tiết hay nhiều chi
tiết, khi gia công đều phải thực hiện các thao tác cơ bản nói trên( bốn thao tác gắn liền với bốn loại
công cụ khác nhau: cưa, bào, đục, giấy ráp). Nếu làm theo dây chuyền công nghệ thì bốn thao tác
này sẽ được công nhân thực hiện trên bốn loại máy. Xét theo góc độ tâm lí học, thao tác luôn gắn
liền với các điều kiện hoặc phương tiện thực hiện hành động hay nói cụ thể hơn, thao tác là phương
pháp sử dụng công cụ lao động.
Các thao tác cơ bản. Trong mỗi lĩnh vực hoạt động đều có thao tác riêng cho lĩnh vực hoạt
động tương ứng như: Thao tác về luyện tập quân sự, thao tác thể thao, nghệ thuật múa; Các thao
tác trí óc: phân tích, tổng hợp, so sánh, diễn dịch, quy nạp, trừu tượng hoá, khái quát hoá...; Trong
các hành động trí óc thường ta gọi các thành phần của nó là thao tác, còn trong các hành động
hướng ra ngoài thì ta gọi nó là các động tác. Trong các hoạt động chân tay (hệ vận động) thường
gọi là động tác. Các thao tác nghề (động tác): dũa kim loại, cắt kim loại, đạp phanh, bóp tay côn,
tắt công tắc...Như vậy các động tác phản ánh một phương thức, phương pháp chuyên biệt. Ví dụ
dũa là một phương thức để thực hiện hành động.
*Động tác lao động trong nghề nghiệp
Theo cấu trúc của hoạt động lao động, những sự vận động ở trường hợp biểu hiện ra ngoài
chủ thể nhờ các cử động của cơ, bắp thịt (hệ vận động của cơ thể người) được gọi là động tác. Ví
dụ: động tác dũa, gá kẹp.. Những động tác thực hiện trong quá trình lao động gọi là động tác lao
động. Nếu không biểu hiện ra ngoài thì ta gọi là thao tác. Ví dụ: các thao tác tư duy.
Như vậy, những thao tác được biểu hiện ra ngoài nhờ các vận động của cơ bắp gọi là động
tác. Động tác lao động là thành phần đơn giản, cơ bản của hành động ở khâu thực hiện hoặc là sự
di chuyển một lần của tứ chi hay thân mình trong quá trình làm việc.Trước động tác còn có các vi
động tác hay gọi là tiểu động tác hoặc cử động. Động tác lao động có vai trò quan trọng trong mọi
dạng hoạt động nghề nghiệp, đặc biệt là các hoạt động sản xuất đòi hỏi độ chính xác cao và sự
phối hợp khéo léo. Máy móc càng phức tạp, tinh vi, càng chuyển động nhanh và có công suất lớn
thì càng nêu ra nhiều yêu cầu cao đối với các động tác do người công nhân điều khiển. Qua nghiên
cứu người ta thấy rằng người thợ dệt trong một ca thực hiện 20.000 động tác, thợ tiện gia công chi
tiết có 15.0000 động tác, người công nhân hái bông mỗi khi hái một nắm bông đưa vào hộp trung
bình phải làm 10 động tác và 50 vi động tác thì một ngày họ sẽ phải thực hiện 600.000 động tác
hay là 9 triệu vi động tác. Số lượng các động tác lao động ở từng nghề sẽ rất khác nhau và có thể
rất lớn. Do vậy năng suất lao động của người công nhân không chỉ tùy thuộc vào việc cải tiến các
phương tiện kỹ thuật mà còn vào việc thực hiện nhanh, chính xác, hợp lý các động tác. Việc xem
thường các yếu tố này trong sản xuất sẽ dẫn người lao động tới những hậu quả đáng tiếc, ví dụ
người công nhân dập phôi khi thực hiện mỗi động tác chỉ cần chậm ½ giây thì một ca bị chậm1/2
giờ và năng suất sẽ giảm 35%. Hình thành và rèn luyện cho người học nghề các động tác lao động
một cách nhanh nhẹn, chính xác và đúng đắn là việc làm cần thiết của dạy tthực hành ở bất cứ
nghề nào.
Căn cứ vào vai trò của động tác đối với mục đích hành động, có các loại động tác sau:
Động tác cơ bản: Động tác chính, cần thiết phải thực hiện trong các hành động để đạt mục
đích;
Động tác phụ: Động tác hỗ trợ, phối hợp cho các động tác cơ bản;Ví dụ: các động tác nâng
đỡ, cầm giữ, giữ thăng bằng.. của tay trái khi thực hiện các động tác chính (gia công, vận hành )
bằng tay phải
Động tác sửa chữa: Động tác loại trừ sự cố, hư hỏng;
Động tác thừa: Động tác gây trở ngại cho các động tác khác, là những động tác không cần
thiết;
Động tác sai lầm: Động tác đi ngược lại với ý muốn và mục đích đã đề ra.
Cử động: Là các thành phần cấu thành của thao tác, động tác. Cử động được coi là đơn vị
nhỏ nhất của hoạt động. Cử động có vai trò đặc biệt trong việc nhận thức và tác động vào đối
tượng lao động. Các thao tác, động tác, cử động ít nội dung tâm lí phức tạp nên dễ được chuyển
vào người máy(Robot). Thông qua các chức năng khác nhau của cử động ta có: Cử động làm
việc(cử động thừa hành) nhằm tác động vào các đối tượng thay đổi nó thông qua phương tiện hoặc
công cụ. Ví dụ các cử động của tay khi vung búa, các cử động, các di chuyển của toàn thân người
và chân tay khi điều khiển máy; Cử động nhận thức thực hiện sự nhận biết, sờ nắn, đo kiểm, cảm
giác của giác quan khác ; Cử động thích nghi để giúp con người điều chỉnh hành động phù hợp
với tác động thế giới bên ngoài và thường là những phản xạ theo bản năng hoặc phản xạ có điều
kiện.Ví dụ: các cử động vung tay để giữ thăng bằng, rụt tay lại khi chạm vào vật nóng, chớp
mắt..vv. Do tính phức tạp và phức hợp của các cử động khi thực hiện hành động nên ranh giới
giữa các cử động không rõ ràng mà thường kết hợp chặt chẽ, tiếp nối và chuyển hóa lẫn nhau.
*Đánh giá và uốn nắn hướng dẫn luyện tập các động tác trong lao động. Trong quá trình
thực hiện các hành động, có thể xuất hiện các động tác thừa hoặc sai lầm do thói quen hoặc do sơ
ý, bất cẩn của người thực hiện. Do đó cần nghiên cứu hợp lý hóa các thao động tác lao động nhằm
tiết kiệm sức lao động, thời gian lao động và nâng cao chất lượng, hiệu quả lao động.
Để thực hiện các hành động, cần phải huấn luyện người lao động thực hiện các thao tác,
động tác cơ bản từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp theo một quy trình nhất định và qua đó
hình thành các kỹ năng, kỹ xảo lao động theo một loại hình công việc, nghề nghiệp nào đó. Quá
trình hướng dẫn và luyện tập các thao, động tác phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố khách quan và chủ
quan trong đó dặc biệt lưu ý các đặc điểm của người học về sức khỏe, thể lực, các đặc điểm tâm –
sinh lý và các thói quen đã định hình từ trước của người học. Trước hết phải chú ý hai yếu tố
Về mặt sinh lý: Căn cứ vào thể lực để đánh giá độ mạnh, tính bền vững, chính xác, nhịp
độ, tốc độ của động tác. Thể lực của học sinh khác nhau cho nên có sự khác nhau khi tiến hành
động tác. Thể lực tốt tiến hành các động tác bền vững, mạnh, chính xác, nhịp độ, tốc độ đảm bảo.
Các em yếu sức thường kém chính xác và khi tiến hành thường phải có sự gắng sức và do đó nhanh
mệt mỏi và trong đó phải có sự nỗ lực ý chí.
Về mặt tâm lí: Trước hết căn cứ vào trạng thái tâm lí, sự phân phối chú ý đều hay không
đều vào tất cả các đối tượng lao động. Trong luyện tập thường xuất hiện những động tác sai lệch,
không chuẩn. Nguyên nhân do: Không rõ mục đích, yêu cầu của hành động, động tác; Không hiểu
trình tự tiến hành và các đặc điểm động tác, thiếu tri thức và kỹ năng, kỹ xảo cần thiết; Thiếu tin
tưởng vào khả năng của mình, lo âu với công việc; Thờ ơ, chủ quan, coi thường công việc, không
chú ý vào việc; Do sự giao thoa của kỹ xảo; Sự mệt mỏi của cơ thể và tâm lí; Khi phát hiện sai
lầm của học sinh, giáo viên phải tìm ra nguyên nhân, biện pháp khắc phục.
Tùy theo các nguyên nhân kể trên mà giáo viên cần có các biện pháp khắc phục, hạn chế
những động tác sai của người học. Trong đó chú ý: Giải thích và chỉ ra những sai lầm; Làm mẫu,
kèm phân tích, giải thích; Cho học sinh làm lại, chậm, chắc chắn và tăng dần tốc độ, nhịp độ, có
sự theo dõi, giám sát của giáo viên.
1.1.3. Hệ tâm lí vận động (hệ tâm vận)
a. Hệ tâm lí vận động.
Hệ tâm vận (tâm lí vận động ) là quá trình khái quát hoá hoạt động tâm lí, xét về mặt biểu
hiện của hành động bắp thịt mà nó chi phối. Các hiện tượng tâm lí không tách rời với hoạt động
nhưng cũng có những hoạt động không gắn liền với nó (rùng mình vì lạnh, ngủ gật, giật mình khi
nghe tiếng động bất ngờ, giật chân khi gõ vào đầu gối.. ).Thông thường đây là những phản xạ (vận
động) theo bản năng hoặc phản xạ không điều kiện. Nhìn chung, mỗi vận động trong hoạt động
lao động đều là sự biểu hiện của tâm lí vận động.
Trong khi lao động, toàn bộ các hoạt động tâm lí của chủ thể sẽ được diễn ra nhằm tổ chức,
định hướng, điều khiển, điều chỉnh kiể tra, đánh giá và hiệu chỉnh mọi hành vi, cử động, thao động
tác của họ. Để hiểu rõ nhiệm vụ lao động, tính chất của đối tượng, công cụ, phương tiện, điều kiện
làm việc cũng như tình trạng của máy ở chủ thể phải có hoạt động nhận thức.. Vì vậy, trong lao
động họ phải tiến hành các hoạt động nhận cảm, tri giác, biểu tượng, tư duy và tưởng tượng về đối
tượng, cũng như quá trình sản xuất khi dựa trên các phương tiện chú ý, trí nhớ, ngôn ngữ kỹ thuật.
Trong quá trình lao động, các thành phần tâm lí của xúc cảm- tình cảm sẽ có tác dụng kích thích
hoạt động và ý chí sẽ tiến hành chuẩn bị ý thức cho việc thực hiện hành động, thao động tác cũng
như các cử động của chủ thể. Cùng với sự diễn biến của các hiện tượng tâm lí đó, toàn bộ các
thuộc tính của nhân cách cũng như xu hướng, tính cách, khí chất, năng lực và các đặc tính chung
của hoạt động- giao tiếp của chủ thể sẽ được sống động, hiện thực ra trong tiến trình họ giải quyết
các nhiệm vụ lao động. Chính điều này đã tạo nên hệ tâm lí vận động(còn gọi là hệ tâm lí động
tác). Như vậy, hệ tâm lí vận động được hiểu là sự liên hệ giữa các hiện tượng tâm lí với các vận
động và hoạt động của con người.
Hoạt động của con người bao giờ cũng có sự kết hợp chặt chẽ và tác động qua lại giữa các
vận động cơ thể và các quá trình tâm lí, trạng thái tâm lí và các thuộc tính cá nhân. Hoạt động
thường được biểu hiện ra ngoài bằng các hiện tượng tâm lí, các vận động, hành vi tương ứng
(thông qua các quá trình tâm vận, ý và cảm vận ). Hệ tâm vận hay tâm lý động tác được hiểu là
cái tâm lí ở bên trong luôn được biểu hiện ra bên ngoài của chủ thể. Mọi hoạt động, hành động,
thao động tác và cử động lao động của chủ thể sẽ được coi là nơi vận hành, biểu hiện của đời sống
tâm lí của chủ thể với các thành phần của hoạt động đối tượng cảm tính. Vì vậy, bằng mắt thường
chúng ta sẽ nhìn thấy các biểu hiện của hoạt động, hành động, thao động tác và cử động lao động,
còn nội dung tâm lí của nó chỉ được nhận biết thông qua chính các hoạt động tư duy cũng như
tưởng tượng tích cực, sáng tạo của chủ thể.
b. Các quá trình cảm giác vận động (Phản ứng cảm vận)
* Cảm giác vận động. Quá trình chủ thể lao động tiến hành nhận cảm và tri giác đối tượng,
trên cơ sở đó phân tích, lựa chọn thông tin, phan tích các tín hiệu kích thích để đưa ra các quyết
định ở trong đầu và cuối cùng là thực hiện một vận động (động tác nào đó) để đáp lại các tác động
của đối tượng gọi là quá trình cảm giác vận động (phản ứng cảm vận). Hay nói cách khác là sự
nhận biết về mặt cảm giác và tri giác xảy ra trong quá trình thực hiện một hành động nào đó.
* Các khâu của quá trình cảm giác vận động. Bất cứ cảm giác vận động nào cũng có các
khâu chính: Khâu cảm giác nhận kích thích(Cảm giác), nhận kích thích khi tri giác các đối tượng;
Khâu phân tích, tổng hợp kết quả của tri giác và ra quyết định cho cơ quan vận động ở não(Trung
ương); Khâu vận động (diễn biến của động tác) của các cơ quan phản ứng đáp lại tác nhân kích
thích của môi trường; Liên hệ ngược: Điều chỉnh động tác bằng cảm giác. Một quá trình cảm vận
được diễn ra ra theo các khâu cơ bản: cảm nhận đối tượng khi tri giác nó, phân tích – tổng hợp các
kết quả tri giác, đưa ra quyết định thực hiện hành động ngay ở trong vỏ não và vận động nhằm đáp
lại các kích thích của môi trường, của các giác quan. Về mặt sinh lý học, các phản ứng cảm giác
vận động là những phản xạ có điều kiện, có thể là một cung phản xạ hay các vòng phản xạ xảy ra
nối tiếp nhau cho đến khi hoàn thành.
* Phân loại. Tùy theo sự phức tạp của tri giác và động tác được tiến hành và mối liên hệ
giữa chúng, tâm lí học chia cảm giác vận động ra làm ba nhóm:
- Phản ứng cảm vận (cảm giác vận động) đơn giản: Là sự đáp ứng càng nhanh càng tốt
bằng một hành động đơn giản, riêng rẽ nhất định đối với một tín hiệu xuất hiện bất ngờ nhưng ta
đã biết trước.
- Phản ứng cảm vận (cảm giác vận động) phức tạp: Thường diễn ra chậm hơn so với phản
ứng cảm vận đơn giản, phải có sự chế biến lại hình ảnh của tri giác (việc phân biệt tác nhân kích
thích, lựa chọn một động tác cần thiết trong nhiều động tác có thể có, chuyển đổi ý nghĩa của các
tín hiệu).
- Sự phối hợp cảm giác vận động(cảm giác vận động tổ hợp): Xảy ra khi vật kích thích và
sự thực hiện các động tác có tính chất cơ động. Ví dụ: Người lái xe đang vận hành một chiếc xe
chạy trên đường, người lái xe phải sử dụng tất cả các giác quan để quan sát (tri giác) tất cả những
gì trên mặt đường và vùng ven, tri giác đẻ phân biệt được tất cả những gì ở các các đòng hồ báo
hệ thống tín hiệu trong buồng lái, nghe các tiếng động, âm thanh( tiếng động cơ, va đập, của bánh
xe trên mặt đường ..) và các cảm giác tiếp xúc giữa tay lái vào vô lăng, bàn chân với các bàn đạp
côn, ga, phanh..vv. Tất cả các cảm giác trên đều có tín hiệu truyền về vỏ não và lập tức được bộ
não phân tích, tổng hợp ra các quyết định xử lý cần thiết (quay vòng lái), thực hiện các phản ứng
đáp lại thích hợp (điều chỉnh tay lái, đạp phanh, nhấn ga…) để xe chạy an toàn và theo ý muốn.
Đó chính là tổ hợp phản ứng cảm giác vận động của người lái xe.
* Các phẩm chất của phản ứng cảm giác vận động. Phẩm chất các phản ứng cảu quá trình
cảm giác vận động được xem xét thông qua các chỉ số cơ bản:
-Thời gian của phản ứng: Được tính từ khi xuất hiện kích thích thu hút sự chú ý đến khi
có tri giác. Thời gian thực hiện phản ứng tính từ khi bắt đầu đến khi kết thúc vận động phản ứng;
Thời gian tổng cộng của phản ứng bằng tổng hai thời gian trên. Thời gian phản ứng là phẩm chất
quan trọng đối với hoạt động, nó đảm bảo thời cơ, thời điểm để quyết định chất lượng và hiệu quả
phản ứng. Nó thể hiện sự nhanh nhạy của các giác quan và hoạt động của hệ thần kinh trung ương
và hệ vận động của cơ thể, qua đó bảo đảm sự kịp thời, chính xác, chất lượng và hiệu quả của các
phản ứng cảm giác vận động. Ví dụ: Khi phanh xe cho xe đỗ kịp thời, đúng thời điểm, đúng vị trí
thể hiện phẩm chất phản ứng cảm giác vận động của người lái xe. Nhanh hay chậm quá đều hỏng
việc.
- Độ chính xác của phản ứng: Phản ứng chính xác là thực hiện các phản ứng cảm giác vận
động một cách thành thục, chính xác phù hợp với yêu cầu và tình huống cũng như các điều qui
định đặt ra. Độ chính xác của phản ứng được xác định dựa theo kết quả cuối cùng của phản ứng,
bản thân các động tác và sự phối hợp của chúng trong quá trình xảy ra phản ứng. Muốn phản ứng
chính xác cần thực hiện tốt và chuẩn xác các khâu của quá trình cảm giác vận động (khâu đầu và
khâu thứ hai của quá trình cảm giác vận động) từ cảm giác nhận kích thích, tri giác đối tượng, phân
tích - tổng hợp các tín hiệu và ra quyết định xử lý tình huống. Vậy cần tri giác đúng, phân tích, lựa
chọn và quyết định đúng đắn.
- Mức ổn định và tính khả biến của phản ứng:
Mức ổn định: Nếu phản ứng được lặp lại nhiều lần theo một qui trình xác định thì các phẩm
chất của phản ứng đó tương đối ổn định hoặc thay đổi hầu như rất ít. Khi đó các phản ứng trở
thành thói quen, hoàn thiện với mức tự động hóa cao. Các cảm ứng vận động được thực hiện tức
thời, chuẩn xác không cần sự kiểm soát chặt chẽ của ý thức (kỹ xảo). Phản ứng đạt đến mức đỉnh,
mức hoàn thiện, mức ổn định.
Tính khả biến (khả năng biến đổi của phản ứng): Ngược lại, tính khả biến của phản ứng
cũng thể hiện rõ trong luyện tập. Thông qua đó, muốn có sự tăng lên, tiến bộ nữa hoàn thiện thêm
nữa thì người ta cũng có thể thay đổi được phản ứng đó. Nghĩa là có thể thay đổi được các phẩm
chất của phản ứng. Phản ứng có thể bị phá vỡ, thay đổi khi luyện tập nâng cao trình độ, mức hoàn
thiện của quá trình cảm giác vận động, xảy ra khi phản ứng đã ổn định. Độ ổn định và khả biến là
hai mặt thống nhất, nhờ nó mà người ta có thể thích nghi với những tác động phức tạp của môi
trường xung quanh.
- Sự phối hợp các động tác của phản ứng cảm vận: Trong thực tế khi xử lý một tình huống
phức tạp, con người phải thực hiện liên tiếp nhiều phản ứng vận động khác nhau. Sự phối hợp các
động tác trong quá trình thực hiện các phản ứng cảm giác vận động biểu hiện ở sự khéo léo,ăn
khớp, nhịp nhàng và linh hoạt của một hành động. Ví dụ: người lái xe phải phối hợp các động tác,
điều khiển vô lăng, chân đạp ga, phanh, sang số..vv. nhất thiết phải có sự ăn khớp và khéo léo đạt
đến mức thành thạo. Nói chung các phẩm chất này không tách rời nhau, mà có mối quan hệ chặt
chẽ, tác động qua lại và hỗ trợ lẫn nhau. Quá trình hoàn thiện một phẩm chất nào đó cũng đồng
thời là quá trình rèn luyện các phẩm chất liên quan để đạt được sự phối hợp chặt chẽ, hài hòa và
chính xác giữa chúng.
1.1.4. Hiện tượng ý vận – Quá trình ý vận
a. Hiện tượng ý vận
Là hiện tượng tâm lí thể hiện sự tác động qua lại và mối liên hệ giữa các động tác lao động
cũng như các hình ảnh của động tác ấy mà ta hình dung ra, làm cho ta có ý thức và cảm xúc về
chúng.Ví dụ Người lái xe khi qua đèo Hải Vân đã hình dung ra sự nguy hiểm là có thể lăn xuống
vực, anh ta lo lắng, hình ảnh đó ám ảnh người lái xe, hình ảnh chiếc xe lao xuống vực tạo biểu
tượng trong đầu có thể ám ảnh, xui khiến người lái xe hành động theo, khiến cho xe lao xuống
vực. Trong quá trình lao động sẽ luôn được biểu hiện ra sư gắn bó hữu cơ giữa các hoạt động tâm
lí của chủ thể với các động tác lao động. Khi ấy trong não của chủ thể cùng một lúc có thể xuất
hiện các biểu tượng, cảm xúc, ý thức chủ quan về động tác lao động sẽ phải diễn ra trong thực tế.
Những hiện tượng tâm lí làm nảy sinh ra cái ý chủ quan của chủ thể, có tác dụng tích cực hoặc tiêu
cực cho việc thực hiện động tác lao động được gọi là quá trình ý vận. Như vậy, thực chất của quá
trình ý vận là: Động tác ta hình dung, các hình ảnh, động tác suy tưởng; Các cảm xúc về chúng, ý
thức về chúng; Các động tác lao động sẽ gây ra trong thực tế. Do đó quá trình ý vận được gọi là
quá trình tâm lí gắn liền với động tác lao động.
b. Vai trò của quá trình ý vận. Quá trình ý vận có vai trò tích cực hoặc tiêu cực đối với
việc thực hiện động tác. Nếu hình ảnh của động tác, các biểu tượng và các thao tác được xây dựng
một cách chính xác, con người có cảm xúc tích cực như phấn khởi, tự tin và ý thức đúng đắn, gây
hưng phấn, hình dung ra những hình ảnh, biểu tượng đẹp về các động tác sẽ làm thì quá trình ý
vận bao giờ cũng giúp con người thực hiện vận động một cách tốt đẹp. Nếu hình ảnh của động tác
được xây dựng dẫn đến sự thất bại của hành động, cảm xúc tiêu cực phát sinh (quá lo lắng, sợ
hãi,...) và con người không tin vào khả năng của mình thì hành động không đạt mục đích. Trường
hợp này vai trò của giáo dục ý chí, nghị lực có tác dụng to lớn. Trong dạy thực hành giáo viên cần
phải biết thông hiểu tâm lí học sinh, hướng dẫn chu đáo, kiểm tra sát sao, động viên khích lệ kịp
thời, không gây ức chế hoặc có những tác động tiêu cực của quá trình ý vận.
c. Một số biện pháp chống lại hiện tượng ý vận theo chiều hướng tiêu cực
+ Khi quá trình ý vận có thể làm cho hoạt động bị phá vỡ, giáo viên cần chú ý: Giải thích
cho học sinh hiểu thật rõ mục đích, yêu cầu của công việc phải thực hiện;Thông qua làm mẫu thật
chu đáo, rõ nét, giảng giải để học sinh có biểu tượng đúng; Khi thực hiện những động tác nguy
hiểm, không nên nhấn mạnh quá mức các yếu tố gây nguy hiểm; Giáo viên cần kiểm tra thường
xuyên việc nắm vững các thao động tác của học sinh để phát hiện kịp thời các sai sót (đặc biệt các
công việc nguy hiểm); Chú ý tới đặc điểm tâm lí đối tượng, tạo cho học sinh sự bình tĩnh, tự tin;
+ Khi quá trình ý vận đã gây ra hỏng việc thì khi nhận xét công việc luyện tập, không nên
tạo ra trạng thái căng thẳng cho học sinh, không quá nhấn mạnh, không nói nhiều về độ nguy hiểm
và ảnh hưởng của nó; Động viên, củng cố lòng tự tin ở học sinh vào công việc của mình; Giúp học
sinh hình dung lại đúng đắn các động tác cần luyện tập; Nghiên cứu kỹ các sai lầm, nguyên nhân
xảy ra ở học sinh và đề ra biện pháp khắc phục một cách tỷ mỷ
1.1.5. Nội dung tâm lí cơ bản về tổ chức lao động nghề nghiệp khoa học:
Hiện nay người ta đã thừa nhận rằng năng suất lao động phụ thuộc rất nhiều vào tâm lí của người
lao động. Quá trình lao động chịu ảnh hưởng tới tâm lí chung của tập thể lao động bởi vì trong
quá trình lao lộng người ta luôn luôn có sự liên hệ, hợp tác với nhau để cùng nhau hoàn thành
nhiệm vụ.Muốn tổ chức tốt quá trình lao động phải giải quyết tốt các vấn đề: Phân công lao động
; Xây dựng chế độ làm việc nghỉ ngơi hợp lý; Cải thiện các điều kiện lao động.
Bao gồm những vấn đề cụ thể:
- Đảm bảo sự liên hệ giữa lao động trí óc và lao động chân tay, lao động có kế hoạch xác
định
- Thực hiện sự phân công, hợp tác lao động có khoa học và quản lý lao động bằng tư duy
lý luận.
- Cải tiến các tư thế, thao động tác, chế tạo và cải tiến mới công cụ, phương tiện kỹ thuật,
máy móc mới cho phù hợp với con người cũng như yêu cầu của lao động.
- Thực hiện việc định mức chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý.
- Thực hiện mọi tác động vệ sinh và thẩm mỹ trong lao động.
- Xây dựng không gian và thời gian cho lao động.
- Xây dựng chế độ làm việc hợp lý, đấu tranh chống mệt mỏi và đảm bảo an toàn lao động.
Để gải quyết được những vấn đề đó tâm lí học tổ chức lao động nghề nghiệp khoa học phải đi vào
tìm hiểu Không khí tâm lí của các nhóm - tập thể những người lao động trong quá trình lao động;
Môi trường lao động và ảnh hưởng của nó đến con người lao động; Phân công lao động; Chế độ
lao động và nghỉ ngơi (cường độ lao động, thời gian lao động, thời gian nghỉ ngơi, sự mệt mỏi);
Sự sáng tạo trong lao động.
a. Bầu không khí tâm lí
* Khái niệm bầu không khí tâm lí : Là những biểu hiện tính chất của những mối quan hệ
qua lại giữa người với người xác định nên tâm trạng cơ bản của tập thể, trạng thái tình cảm tế nhị,
tích cực, điển hình cho một tập thể, trong một nhóm lao động nhất định.
Bầu không khí tâm lí chính là những biểu hiện trong mối quan hệ giữa người - người và
trong thái độ của mọi người đối với lao động ở tập thể lao động. Ở các tập thể lao động khác nhau
bầu không khí không giống nhau. Ở mỗi tập thể lao động, bầu không khí tâm lí luôn biến đổi, phụ
thuộc vào tâm lí của từng thành viên, vào công việc của họ và các điều kiện xã hội cũng như các
điều kiện xung quanh. Bầu không khí tâm lí của nhóm – tập thể lao động có tác dụng qui định tính
chất của cuộc sống, hoạt động và giao tiếp của mọi thành viên. Bầu không khí tâm lí được biểu
hiện ở hai mặt đối lập nhau là tích cực và tiêu cực. Do đó có hai loại bầu không khí tâm lí chủ yếu:
Không khí tâm lí lành mạnh (tích cực); Không khí tâm lí không lành mạnh (tiêu cực). Sự khác
nhau của 2 loại trên phụ thuộc chủ yếu vào các yếu tố: tinh thần tập thể(ý thức nhóm); sự phù hợp
tâm lí (sự tương đồng tâm lí); tâm trạng tập thể (nhóm).
Trong cấu trúc bầu không khí tâm lí có tâm lí cá nhân, tâm lí – xã hội. Các thành phần tâm
lí như tinh thần tập thể, ý thức nhóm, sự tương hợp tâm lí, tâm trạng chung của mọi người sẽ được
vận động trong mối quan hệ qua lại với nhau để tạo ra bầu không khí tâm lí của nhóm – tập thể lao
động.
* Biểu hiện của bầu không khí tâm lí:
+ Tinh thần tập thể: Là sự đoàn kết nhất trí của con người với những mục đích phát triển
xã hội, được biểu hiện ở tính tích cực trong hoạt động xã hội và lao động; Tinh thần trách nhiệm
và nghĩa vụ đối với công việc chung; Tính yêu cầu cao đối với mình và đối với người khác thái độ
trách nhiệm – nghĩa vụ, sự đoàn kết – tương trợ - giúp đỡ nhau nên yêu cầu cao đối với mình và
mọi người khi thực hiện nhiệm vụ lao động. Cơ sở tâm lí của sự tương hợp là sự đồng nhất tâm
tâm trạng, xu hướng, tính cách, khí chất, tình cảm, ý chí và nhận thức của chủ thể đối với đối
tượng. Quá trình lao động và tính chất của dư luận, truyền thống, bầu không khí tâm lí sẽ có sự tác
động qua lại với nhau để qui định sự hình thành của tâm trạng tập thể. Một khi đã hình thành tâm
trạng tập thể sẽ được biểu hiện ở khí thế hào hứng hay không, sự thuận hòa đồng cảm- thiện cảm
hay xích mích- lạnh lùng- ác cảm, sự sảng khoái- hồ hởi hay nặng nề, buồn tẻ, thỏa mãn hay không
thỏa mãn với công việc.
+ Sự phù hợp tâm lí (tương hợp): Là sự tác động tương hỗ giữa các phẩm chất tâm lí cá
nhân của các thành viên tạo nên sự nhất trí trong quan hệ giữa người - người để thực hiện mục
đích đã định. Hay nói cách khác là sự giao tiếp qua lại giữa các phẩm chất tâm lí cá nhân của các
thành viên, tạo nên sự nhất trí, đồng cảm của họ trong lao động và đời sống. Đảm bảo cho sự phát
triển của sự nghiệp chung và sự thoả mãn của cá nhân về công việc.
Sự phù hợp tâm lí phụ thuộc vào các yếu tố: Xu hướng nhân cách, tính cách, khí chất, tình cảm ý
chí và tri thức(trình độ nhận thức), Sự thống nhất về quan điểm, niềm tin; Đặc điểm tính cách của
các thành viên; Nghĩa là trong lao động họ có cùng chung hay giống nhau về các phẩm chất tâm
lí đồng nhất nào đó. Ví dụ, yêu lao động, tinh thần trách nhiệm với công việc, biết tạo điều kiện
cho người khác, tôn trọng lẫn nhau, cùng hợp tác ..vv. Nơi nào có sự phù hợp, tương đồng tâm lí,
nơi đó thường có bầu không khí tâm lí hòa thuận, không có sự xung đột để ý hoặc trù úm lẫn nhau
và như thế công việc bao giờ cũng trôi chảy hơn.
+Tâm trạng tập thể:Trạng thái cảm xúc chung của các thành viên trong tập thể, được biểu
hiện: Có hào hứng làm việc hay không; Thiện cảm hay ác cảm, hoà thuận hay xích mích; Sảng
khoái, hồ hởi hay nặng nề, buồn tẻ; Sự thoả mãn hay không thoả mãn đối với công việc. Tâm trạng
tập thể lành mạnh có ảnh hưởng rất tích cực đến các cá nhân và ngược lại, cá nhân cũng gây cho
tập thể một tâm trạng nhất định.
*Vấn đề hình thành bầu không khí tâm lí của nhóm và tập thể lao động
Không khí tâm lí tốt đẹp trong một tập thể sản xuất có vai trò hết sức quan trọng giúp cho
người lao động hăng say lao động hơn. Để hình thành được bầu không khí tâm lí tích cực trong
nhóm và tập thể lao động cần thiết phải chú ý những vấn đề sau:
+ Giáo dục tính hòa nhập, sự thống nhất tâm trạng lao động cho mọi người. Ý thức gìn giữ
mối quan hệ tốt với nhau giữa người với người, từ đó trong tập thể có sự hoà đồng tư tưởng, tình
cảm, ý chí, nghị lực. . . Sự xúc động tập thể là hiện tượng đồng nhất trạng thái xúc cảm của những
người trong cùng một đơn vị sản xuất. Nhờ sự hoà đồng xúc cảm: họ cùng nhau vui mừng trước
những thành tích đạt được của mọi người, trước sự tiến bộ trong sản xuất của tập thể, cùng nhau
lo lắng trước những khó khăn.
+ Hình thành nhận thức đúng về mối quan hệ liên nhân cách trong lao động, có thái độ
đúng đắn và ý chí tạo lập bầu không khí tâm lí tích cực. Có được một dư luận tập thể lành mạnh,
tác động đến tư tưởng tình cảm, ý chí của từng thành viên trong tập thể. (Dư luận tập thể là những
phán đoán thống nhất về mặt nội dung có trong tập thể trước những sự kiện xã hội, trước đời sống
sinh hoạt của tập thể đó.) Dư luận tập thể lành mạnh nó sẽ động viên mọi cá nhân hăng hái tích
cực trước nhiệm vụ mà tập thể giao cho. Những lời bàn tán, dị nghị với dụng ý thiếu xây dựng sẽ
bị dư luận tập thể tốt đẹp gạt bỏ.
+ Không khí tâm lí tốt đẹp trong tập thể còn được thể hiện ở phong trào thi đua, tác phong
bắt chước lẫn nhau trong tập thể.
b. Môi trường lao động
* Khái niệm về môi trường lao động. Môi trường lao động được hiểu là tất cả các yếu tố tự
nhiên và xã hội bên ngoài (khách quan) có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình lao động và người
lao động.
Có hai loại môi trường: Môi trường tự nhiên và môi trường xã hội.
+ Môi trường tự nhiên bao gồm: Nhiệt độ, độ ẩm, áp suất, lưu không khí; Ánh sáng, bức
xạ, hồng tử -ngoại, phóng xạ; Sự rung động, sự ồn ào, bụi bẩn vi khuẩn, chất độc; Màu sắc, âm
thanh, sự cô độc...vv. Để đảm bảo hiệu quả và chất lượng của lao động, người ta phải quan tâm
đến việc giải quyết một cách khoa học vấn đề chiếu sáng, khí hậu, bố trí màu sắc – âm thanh nơi
làm việc, có biện pháp chống ồn – bụi, sự rung và tác động tiêu cực, độc hại của môi trường đến
con người cũng như tiến trình lao đọng của họ bằng những biện pháp nhất định.
+ Môi trường xã hội được bao gồm những yếu tố về quan hệ giữa người – người – nhóm,
tập thể lao động cũng như qua hệ quản lý giữa những người lãnh đạo với cán bộ kỹ thuật và công
nhân. Môi trường xã hội là tổ hợp các yếu tố trong qua hệ xã hội (quan hệ giữa người với người
trong lao động) có ảnh hưởng đến người lao động. Bao gồm: Hình thái kinh tế xã hội;. Giai cấp;
Tập thể.
* Ảnh hưởng của các yếu tố môi trường đến quá trình lao động
+ Chiếu sáng nơi làm việc. Ánh sáng là một trong những yếu tố được coi là có ảnh hưởng
đến sự tiếp nhận tối ưu các thông tin đi đến bằng kênh thị giác. Con người định hướng ra môi
trường xung quanh mình bằng các giác quan của cơ thể trong đó khoảng 85%- 90% thông qua thị
giác. Do đó ánh sáng đủ để nhìn được là yếu tố quan trọng.
Nếu thiếu ánh sáng con người làm việc rất mệt, bị ức chế. Bởi vì, mắt phải luôn điều tiết
để nhìn cho rõ, cơ mắt thường xuyên phải hoạt động con người phải tập trung chú ý nên thần kinh
rất căng thẳng hoặc mắc các bệnh về mắt: cận thị. Nếu ánh sáng quá mạnh gây nên chói mắt, nhức
mắt, có khi làm thị giác bị rối loạn (rối loạn thị giác). Khi một nguồn ánh sáng có độ chói quá
mạnh thì mắt không thể thích nghi được và có thể bị mù hoàn toàn. Hiện tượng chói lóa có thể là
trực tiếp hoặc gián tiếp khi do sự phảnr chiếu lên những thiết diện phản quang mà chủ yếu là bằng
kim loại. Hiệu quả của hiện tượng chói đã gây ra ở công nhân sự mệt mỏi về thị giác và cảm giác
không thoải moái trong khi làm việc. Đối với nguồn ánh sáng chói trực tiếp có thể khắc phục bằng
cách làm giảm cường độ chiếu sáng, chuyển các nguồn chiếu sáng ra ngoài vùng thị giác, dùng
các lưới chụp, sử dụng các màn hình..vv. Việc giảm nguồn ánh sáng chói gián tiếp có khó khăn
hơn nhưng có thể làm được bằng cách che phủ các mặt phản quang hoặc thậm chí có thể thay đổi
nguồn chiếu sáng nếu cần thiết.
Tùy theo mức độ khó khăn của nhiệm vụ lao động, thực hiện các thao tác (lắp ráp tinh vi
hay những hoạt động thô) có thể có các mức độ chiếu sáng khác nhau với những giới hạn tối đa
cho phép đối với từng công việc lao động cụ thể. Như vậy, ánh sáng yếu quá hoặc mạnh quá đều
làm cho con người bị ức chế gây tâm trạng khó chịu tạo nên sự tổn hao năng lượng không cần
thiết. Do đó cần đảm bảo ánh sáng có cường độ thích hợp, chọn nguồn sáng tự nhiên và nhân tạo
thích hợp để con người làm việc thoải mái, công việc đảm bảo chính xác, sức khoẻ dẻo dai.
Khi bố trí chiếu sáng cần chú ý hai loại ánh sáng:
Ánh sáng tự nhiên: Bằng cách thông qua bố trí mái nhà, hướng nhà, cửa ra vào, cửa sổ tại
nơi làm việc (lấy ánh sáng từ hướng bắc và tây bắc). Không nên lấy ánh sáng từ hướng đông và
tây. Theo TC 29-68 của các công trình kiến trúc: các phòng học phải có chiếu ánh sáng tự nhiên,
trực tiếp, cách bố trí các bàn, ghế học sinh phải lựa để ánh sáng tự nhiện chiếu vào mặt bàn. Nên
tận dụng nguồn sáng tự nhiên trực tiếp đối với các phòng học, bố trí sao cho ánh sáng chiếu từ trái
qua phải.
Ánh sáng nhân tạo: Khi sử dụng loại ánh sáng này cần chú ý đến đặc điểm của nguồn sáng: đèn
huỳnh quang, đèn dây tóc, bóng đèn màu. Theo TC 16-64, TC 30-68 về các công trình dân dụng
và công nghiệp, chiếu sáng cho bảng đen nên dùng đèn huỳnh quang, nếu dùng đèn nung sáng thì
phải có chụp và hướng ánh sáng vào bảng, không để ánh sáng chiếu vào mắt người học..
Bảng 4.Yêu cầu về độ rọi nhỏ nhất trên mặt phẳng làm việc.

Độ rọi nhỏ nhất (lux) Mặt phẳng được chiếu sáng

Khu vực Đèn huỳnh Đèn nung sáng


quang
+ Phòng tập thí nghiệm 50 MP ngang cao 0.80m tính từ mặt
• Bàn học sinh 100 bàn.
• Bảng đen. 100 Mặt bàn.
+ Phòng vẽ 150 75 Mặt bảng
+ Xưởng thực hành. 100 50 MP ngang cao 0.80m tính từ bàn.

Lux = đơn vị chiếu sáng với diện tích 1m2, nguồn ánh sáng xa 1m, cường độ ánh sáng 1
lumen (1m2 cần một lumen tương đương 16w). vd: Một phòng học chuyên môn cần được chiếu
sáng cho một diện tích 7m x 9m = 63m2 thì độ rọi cho toàn phòng học là: 63m2 x 16w = 1008w
tương đương 63lux với đèn nung sáng.
Nhìn chung, để cảm giác trong lao động nên dùng nguồn sáng trắng và bóng đèn mờ.
Nguồn sáng cần đặt từ bên trái và ánh sáng phải chiếu từ trên xuống sẽ không bị loá mắt. Che chụp
là biện pháp cần thiết để tập trung ánh sáng cho quá trình học tập và luyện tay nghề cho học sinh.
Nơi làm việc phải được phân bố ánh sáng để có thể kết hợp các nguồn ánh sáng tự nhiên với các
nguồn ánh sáng nhân tạo. Việc chiếu sáng trực tiếp phải tránh được hiện tượng bóng và chói, phải
cân bằng được nguồn sáng chung với nguồn sáng của từng khu vực của mặt phẳng làm việc nhưng
các tia sáng không chiếu thẳng vào mắt công nhân. Khi ánh sáng chung tốt sẽ có tác dụng làm
giảm các sai sót nhất là đối với những công việc đòi hỏi sự chính xác cao, làm giảm sự mệt và
giảm tần số các tai nạn lao động. Khi xác định một mức độ chiếu sáng nào đó cần lưu ý đến một
trong các yếu tố có quan hệ phụ thuộc lẫn nhau như độ lớn của đối tượng lao động và các chi tiết
của nó. Mức độ phản chiếu của mặt phẳng lao động và của môi trường xung quanh, thời gian cần
thiết để giải quyết nhiệm vụ bằng thị giác; sự tương phản giữa đối tượng được quan sát và nền trên
nó được đặt. Điều này có thể thực hiện bằng sự tương phản màu sắc và có ảnh hưởng rất rõ đến
thành tích lao động.
+ Khí hậu nơi làm việc. Đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm, độ thông gió, không khí tại nơi làm việc
để nâng cao năng suất lao động, đảm bảo sức khoẻ, đảm bảo làm việc dẻo dai cho con người là
vấn đề cần phải đặt ra. Việc duy trì một sư cân bằng nhiệt thường xuyên của cơ thể khoảng 37 oc
sẽ có tác dụng cho việc gìn giữ được các khả năng làm việc của con người.Trong một căn phòng
nhiệt độ được coi là là bình thường và tạo được một cảm giác thoải mái khi ở trong những khoảng
nhiệt 18- 24 oc về mùa đông với độ ẩm 30- 70%. Tốc độ gió ở trong khoảng 4-8m/phút là bình
thường. Theo nghiên cứu của các nhà tâm lí học người Anh, trong điều kiện khí hậu bình thường
để thích hợp với người lao động thì: nhiệt độ khoảng từ 19-23oc. Độ ẩm từ 30-70%. Độ thông gió
từ 3 đến 12m/phút
Trong thực tế, có những nơi làm việc rất nóng như: xưởng luyện gang thép, xưởng hàn, rèn; có
những nơi làm việc quá lạnh như: nhà kho đông lạnh. Nhiệt độ quá cao, thân nhiệt tăng con người
cảm thấy nóng có thể bị hoa mắt, mồ hôi ra nhiều có thể sẽ mất nước dẫn đến mệt mỏi nhanh, hiệu
quả lao động giảm sút. Nhiệt độ quá thấp con người có cảm giác quá lạnh, thân nhiệt giảm dẫn đến
chân tay tê cứng, lao động thiếu chính xác, không nhịp nhàng, các tác động trở nên vụng về vì vậy
hiệu quả lao động thấp.
Muốn tạo được một môi trường khí hậu vi mô phù hợp chúng ta cần lưu ý đến sự mất nhiệt
thông qua sự bốc hơi, tỏa nhiệt và bài tiết của cơ thể. Các công trình nghiên cứu người ta nhận
thấy về mối quan hệ giữa tai nạn lao động và nhiệt độ. Số tai nạn lao động tăng lên như là hậu quả
của sự tăng giảm nhiệt độ xuống dưới trị số tối ưu là 19-20 oc, ở 10-13 oc sẽ làm giảm sự khéo léo
của tay , còn dưới 10 oc làm tăng khả năng tai nạn lao động. Trong quan hệ với tuổi tác người ta
thấy từ ngoài 50 tuổi, con người chịu đựng với độ nóng khó hơn. Sự căng thẳng ở người lao động
do nóng xuất hiện trong một số tình huống lao động và có thể dẫn tới chỗ bị sốc.
Nhìn chung, Cảm giác thoải mái cho thân nhiệt phù hợp bị phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố
lứa tuổi, trang phục, kỹ xảo, các đặc điểm tâm lí cá nhân. Ảnh hưởng của nhiệt độ làm thay đổi
nhiều đến sinh lý con người và từ đó tâm lí con người cũng có sự thay đổi theo. Vì vậy, chống
nóng và chống lạnh là các biện pháp trong việc tổ chức lao động khoa học. Những hậu quả tai hại
mà môi trường nhiệt gây ra cho công nhân có thể được khắc phục bằng cách làm giảm bớt các
nguồn nhiệt độ nóng hoặc nhiệt độ lạnh bởi xây những bức tường ngăn hay mặc quần áo bảo hộ,
quay vòng nhân sự, thông gió, điều hòa nhiệt độ...vv. Có thể chống nóng bằng cách lắp đặt các hệ
thống thông gió, quạt, máy điều hoà nhiệt độ, cải tạo hệ thống mái che. . .vv. Chống lạnh bằng
các hệ thống lò sưởi điện, giữ phòng kín, mặc ấm. . .vv. Ngoài ra cần có chế độ ăn uống và nghỉ
ngơi hợp lý.
+ Bố trí màu sắc nơi làm việc. Môi trường màu sắc có thể là một yếu tố thuận tiện nhưng
cũng có thể là một yếu tố cản trở tới quá trình lao động của con người. Các công trình nghiên cứu
sinh lý học và tâm lí học lao động hiện đại cho thấy con người thu nhận một khối lượng các ấn
tượng nhiều nhất qua cơ quan thị giác, có tới 90% thông tin từ bên ngoài. Vì vậy, vấn đề thẩm mĩ
hóa môi trường xung quanh người lao động phải được thực hiện sao cho nó có thể tác động trước
hết tới tâm lí con người qua hoạt động tri giác nhìn. Màu sắc của các vật xung quanh có ảnh hưởng
trực tiếp đến quá trình lao động của con người, là một trong những phương tiện gây xúc cảm đến
con người mạnh nhất.
Từ năm 1910, A.Stein đã chú ý tới ảnh hưởng gây trương lực chung của một số màu sắc
như đỏ, da cam... tới cơ thể con người. Sau này người ta thấy rằng sản lượng làm ra với sự chiếu
sáng màu xanh lá cây thì lớn hơn so với sự chiếu sáng màu đỏ. Ánh sáng có màu ảnh hưởng nhất
định tới tốc độ của các phản ứng cảm giác vận động của người như màu đỏ có tác dụng làm tăng
các phản ứng đơn giản lên 1,4% và các phản ứng phức tạp lên 5-6%, màu xanh lá cây làm giảm
nhẹ, màu tím làm giảm rõ rệt tốc độ của các phản ứng...vv. Nhiều công trình tâm lí học lao động
cũng cho thấy độ lớn thể tích, trọng lượng của đồ vật được xác định dưới ánh sáng màu đỏ sẽ kém
chính xác hơn dưới ánh sáng màu lục lam. Tương tự như vậy nếu môi trường màu lục làm tăng độ
chính xác của việc thực hiện công việc thì màu đỏ lại tác động làm tăng sự căng thẳng của bắp
thịt.
Trong tổ chức lao động khoa học thường người ta nói đến màu phải “lùi xa”, màu “lại
gần”. Ví dụ, màu lam tạo cảm giác không gian được tăng rộng tựa như “lùi về sau” còn màu nâu
thì ngược lại tựa như “nhô ra phía trước” . Về tác động tâm lí, có những màu sắc tạo nên cảm
giác nhẹ nhõm, dễ chịu, có những màu lại gây ra sự nặng nề, khó chịu cho người lao động ví dụ
màu tối, màu sẫm thường tao cảm giác nặng hợn so với các gam màu sáng. Màu sắc có thể có ảnh
hưởng đến sự tri giác độ nóng và lạnh. Người ta phân biệt các màu nóng ví dụ như đỏ, da cam,
vàng... gây nên ấn tượng về sự nóng và các màu lạnh như lam, chàm.. gây ấn tượng lạnh. Bằng
những màu tương ứng có thể làm thay đổi nhiệt độ trong phòng một phần nào. Thường người ta
sơn các màu xanh nhạt, màu xanh lá cây và để dễ phân biệt các chi tiết người ta dùng các màu
tương phản thông qua sự bố trí màu của chúng. Các màu khác nhau thường gây cho con người
những cảm giác khác nhau. Màu sắc cũng ảnh hưởng tới trạng thái tâm lí, tâm trạng của con người,
người ta nói đến các màu vui, màu buồn, màu hoan hỉ và rầu rĩ ngay khi hình đến các hiện tượng
tương ứng. Màu sắc cũng có thể tác động chung tới hoạt động của con người, một số màu kích
thích, nâng cao hoạt tính của con người như đỏ, vàng da cam..một số màu khác làm con người trở
nên trầm tĩnh dẫn đến thụ động như màu tím, màu lam, do đó người ta hay nói tới những màu tích
cực và màu tiêu cực. Một số màu không có thuộc tính ấy được xếp vào loại màu trung tính. Để
tăng khả năng phân biệt và nhận biết các chi tiết người ta phải làm tăng sự tương phản giữa các
chi tiết máy móc thông qua sự bố trí màu sắc của chúng. Khi bố trí màu sắc của các dụng cụ thiết
bị và các vật xung quanh người ta dựa vào tính năng, tác dụng của chúng là chủ yếu. Sau đây là
bảng tác dụng tâm lí của các màu chủ yếu.
Bảng 5.1. Bảng tác dụng tâm lí của các màu chủ yếu.

Màu Tác dụng tâm lí

- Đỏ - Gây ra cảm giác nóng. Có sức kích thích. Là màu có sinh lực và thúc đẩy
hành động
- Da cam - Gây cảm giác rất nóng. Có tác dụng kích thích làm con người hăng hái.
- Vàng - Kích thích đối với thị giác gây cảm giác nóng. Màu dễ gây ra sự vui tươi
sảng khoái.
- Xanh lá - Là màu lạnh hoặc trung tính, là màu tươi mát gây cho con người cảm giác
cây thư thái. Giúp con người thêm kiên nhẫn.
-Xanh lam - Màu lạnh gây cảm giác trong sáng, tươi mát. Là màu gợi lên sự thanh bình,
yên lặng, gây suy nghĩ, gây cảm giác êm dịu.
- Nâu - Màu trung tính gây cảm giác kích thích

-Tím - Màu lạnh gây cảm giác nhẹ nhõm. Là màu khêu gợi sự dịu dàng, thuỷ chung
hy vọng vào tình người.

Bảng 5.2. Bảng tác dụng tâm sinh lí của các màu chủ yếu.
Màu Tác động đến tâm sinh lý
Kích Tâm Thanh Nóng Lạnh Nặng Nhẹ Gần Xa
thích trạng thản
nặng nề
Đỏ * * * *
Da cam * * *
Vàng * * *
Lục * * *
Lam * * * *
Tràm * * *
Tím * * * *
Trắng * *
Xám nhạt *
Xám sẫm * *
Đen * *

+ Bố trí màu sắc tại nơi làm việc: Màu sắc có tác động đến tâm sinh lý người lao động(bảng
5.2) Màu sắc có tác dụng rất lớn trong quá trình lao động: Như vậy, màu sắc không chỉ có ảnh
hưởng đến tình trạng sức khỏe và sự cân bằng tâm sinh lí của con người mà còn có tác dụng qui
định thành tích lao động cả về số lượng và chất lượng. Màu sắc giúp người lao động chính xác hoá
động tác lao động và tạo điều kiện tối ưu cho hoạt động lao động nhằm nâng cao năng suất lao
động và chất lượng sản phẩm; Màu sắc có tác dụng đảm bảo an toàn lao động; Màu sắc làm giảm
sự mệt mỏi, cải thiện trạng thái sức khoẻ cho người lao động; Màu sắc có tác dụng làm sạch phòng
làm việc, cải thiện điều kiện nơi làm việc, tạo cảm giác dễ chịu, thoải mái.
Việc áp dụng sơn một cách đúng đắn các màu chức năng tại nơi làm việc được thực hiện
tùy thuộc vào đặc điểm riêng của xí nghiệp sẽ tạo ra một trạng thái thuận tiện về mặt tri giác và
tâm lí. Điều đó sẽ góp phần làm giảm hiện tượng mệt mỏi sớm và tăng năngxuất lao động.
- Một số chú ý khi sử dụng màu sắc để sơn các chi tiết và dụng cụ làm việc:
- Tránh dùng màu đơn điệu và xám. Tránh các màu loè loẹt không gây cảm giác thẩm mỹ.
- Khi bố trí màu sắc cần chú ý đến sự tương phản của chúng. Tính tương phản càng cao sự
phân biệt của con người càng tốt.
- Khi dùng màu sắc để phủ lên các dụng cụ máy móc nhất thiết phải chú ý đến đặc điểm,
công dụng của chúng. Những công cụ quan trọng cần đặc biệt nhấn mạnh và làm cho con người
dễ nhận thấy. Khi làm việc cần phải dùng các màu chói để sơn. Ví dụ các nút bấm công tắc, tay
gạt, sơn màu chói để dễ nhận ra.
- Cần chú ý đến các yếu tố khí hậu khi bố trí màu sắc xung quanh. Ví dụ: Xứ nóng, tường
sơn, quét các màu xanh lam, xanh nhạt; Xứ lạnh, tường sơn màu vàng, nâu nhạt.
- Nơi làm việc, lao động chân tay, để kích thích nhịp độ lao động thường bố trí sơn màu
vàng chanh, màu da cam..vv. Nhìn chung khi bố trí màu sắc cần chú ý đến không gian và độ chiếu
sáng tại nơi làm việc. Nơi có quá nhiều ánh sáng người ta phải hạn chế màu sắc.

+ Ảnh hưởng của tiếng ồn và sự rung chuyển.


Tiếng ồn là một yếu tố môi trường có tính độc hại lớn đối với cơ thể con người và gây ra
sự mệt mỏi cho con người, làm giảm số lượng và chất lượng sản phẩm lao động. Tiếng ồn trong
sản xuất là tổng hợp của nhiều loại âm thanh có cường độ và tần số khác nhau hợp lại, không theo
một trật tự nào, hệ thống nào. Các nguồn gây ra tiếng ồn có thể là trực tiếp (từ máy móc, động cơ,
búa... ) hoặc gián tiếp như sự truyền của sóng âm qua tường, sàn hoặc trần nhà. Tiếng ồn trực tiếp
gây ảnh hưởng không tốt đến thính giác. Làm cho đầu óc quay cuồng, gây rối loạn cảm giác nghe,
thậm chí có thể gây ra rối loạn tâm thần, đau đầu, nhức óc vì tiếng ồn mà những tín hiệu âm thanh
như tiếng chuông reo bị át đi còn sự thông tin, giao tiếp trong quá trình lao động lại bị nhiễu. Khi
tiếng ồn kéo dài tới 75dB, xuất hiện lâu sẽ có thể gây ra hiện tượng mất thính giác. Tiếng ồn làm
tăng số lượng sai sót, giảm năng suất lao động.
Có một số vị trí làm việc mà ở đó môi trường âm thanh rất có hại đối với sức khỏe thể chất
và tâm lí đối với người lao động. Tiếng ồn và rung động mạnh, có khi rất mạnh làm cho con người
trong hoạt động tâm lí dễ mệt mỏi căng thẳng và từ đó năng suất lao động cũng giảm sút. Cảm
giác chủ quan về sự mệt mỏi và sự bực bội bị gây ra bởi tiếng ồn có cường độ lớn hơn 90dB thường
khó phát hiện. Chẳng hạn, người ta nhận thấy tiếng ồn làm thay đổi thời gian phản ứng cũng như
khả năng trung chú ý, sự khéo léo, giảm khả năng tri giác. Trong hoạt động giám sát, tiếng ồn có
thể gây ra sốc tâm lí. Người ta đưa ra một loạt yếu tố cần lưu ý khi đánh giá hậu quả tai nạn của
tiếng ồn. Một tiếng ồn bất ngờ và xen kẽ làm khó chịu hơn một tiếng ồn liên tục; Tần số cao làm
phiền hơn tần số thấp; Những hoạt động cần đến sự chú ý thường dễ bị tác động bởi tiếng ồn hơn
các hoạt động khác; Tiếng ồn có hại đến các hoạt động trí óc hơn là hoạt động chân tay: học tập,
sáng tạo...vv.
Sự rung động (rung chuyển) là một hiện tượng xảy ra thường thấy ở các bộ phận, các máy
móc và các thiết bị làm việc dưới hình thức chuyển động cơ học. Nó xảy ra và truyền tới theo
phương bất kỳ, tùy theo lực tác dụng của các chi tiết truyền lực tạo ra. Những rung động trên 16
HZ chưa tác động mạnh tới con người nhưng trên 16 HZ và lớn hơn thế sẽ gây ra tác hại cho
người lao động. Nhất là hệ thần kinh, nếu có sự rung động mạnh, kéo dài sẽ gây mệt mỏi và buồn
ngủ (ức chế hoạt động) . Sự rung chuyển có cường độ và tần số lớn gây ra hiện tượng mệt mỏi và
buồn ngủ. Rung chuyển ảnh hưởng trực tiếp đến cột sống, các khớp xương, gây rối loạn tuần hoàn
và bài tiết. Ví dụ: Nghề lái xe, sự rung dodngj của xe đangchạy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cột
sống, cơ, xương, khớp xương, dẫn đến mệt mỏi và rối loạn tuần hoàn, bài tiết của người lái. Về
mặt tâm lí, sự rung chuyển gây cảm giác mất thăng bằng cho con người, do đó các cảm giácsẽ hầu
như không chính xác. Các thao động tác, cử động không có sự phối hợp nhịp nhàng, năng suất lao
động giảm sút.
- Biện pháp chống ồn và sự rung chuyển:
Cách ly nguồn gây ra tiếng ồn, rung động bằng cách tạo ra một khoảng cách lớn để giảm
sự rung chuyển. Ví dụ cho che chắn tiếng ồn, thay thế vật liệu cứng bằng vật liệu mềm dẻo hơn,
đào rãnh lộ thiên để cách lý sự rung động; Bôi trơn các bộ phận máy móc khi làm việc, bắt chặt
cố định các chi tiết máy; Bố trí hệ thống giảm sóc, đeo các trang bị bảo hộ lao động; Cố định các
máy nặng trên các nền bằng bê tông cứng hoặc bằng thép và trên đó có đặt các lớp vật liệu cách
âm, tiến hành nhóm các nguồn tiếng ồn có cường độ khác nhau nhưng có cùng thành phần vang
như nhau vào cùng với nhau.. Tạo cho người lao động nghỉ ngơi và ăn uống hợp lý; Mặc các trang
thiết bị bảo hộ lao động. Thực tế ở hiện trường lao động hay thực tập thường không thể tránh khỏi
việc gây ra tiếng ồn và rung động. Vì vậy chỉ có thể dùng các biện pháp để hạn chế mà thôi.
+ Âm nhạc trong lao động: Âm nhạc có ảnh hưởng lớn đến tâm lí người lao động và quá
trình lao động. Nó có tác dụng tích cực nếu sử dụng đúng cách.
Những lưu ý khi sử dụng âm nhạc trong lao động: Thời gian mở nhạc, mở theo kiểu nhỏ
giọt có tác dụng hơn mở triền miên. VD: ở Mỹ Các nhà nghiên cứu đã làm thực nghiệm. Mở nhạc
1h/ngày năng suất lao động tăng 12%. Mở nhạc 3h/ngày năng suất lao động tăng 11%. Cường độ,
nhịp độ, tiết tấu của bản nhạc phải phù hợp với động tác lao động (nhanh, chậm), Tính chất lao
động (Kiên trì, bình tĩnh, khẩn trương, xốc vác…). Không nên dùng nhạc có lời. Chọn bản nhạc
quen thuộc. Tính đến thị hiếu nghe nhạc của người lao động. Không nên mở một bản nhạc 2 lần/
1tuần, thậm chí ngay trong một ngày lao động cũng cần thay đổi nội dung và tính chất nhạc.
c. Chế độ lao động: Là sự phân phối công việc và nghỉ ngơi trong một khoảng thời gian
nhất định của quá trình lao động. Những cơ sở xây dựng chế độ lao động(nội dung cho sự phân
phối công việc trong quá trình lao động) bao gồm ba yếu tố chủ yếu: Cường độ lao động; Thời
gian lao động; Sự mệt mỏi
+ Cường độ lao động: Cường độ lao động là yếu tố thể hiện sức lực con người bỏ ra trong
quá trình lao động. Là sự tổn hao năng lượng cơ bắp và năng lượng thần kinh trong một khoảng
thời gian nhất định. Cường độ lao động được đo bằng năng lượng con người phải bỏ ra khi lao
động tính trong khoảng thời gian nhất định, thể hiện ở sự tổn hao năng lượng cơ bắp và thần kinh
phụ thuộc vào 3 yếu tố (trạng thái sức khoẻ cơ thể; khả năng lao động tới hạn(tối đa). Chế độ ăn
uống, bồi dưỡng vật chất và nghỉ ngơi hợp lý). Năng lực lao động của chủ thể sẽ bị phụ thuộc vào
cường độ lao động hợp lý. Năng lực làm việc phụ thuộc vào cường độ lao động vừa sức hay quá
sức. Nếu cường độ lao động phù hợp (vừa sức) sẽ làm sự mệt mỏi diễn ra chậm, người lao động
làm việc dẻo dai, bền bỉ, cử động đạt hiệu quả, năng suất và chất lượng đảm bảo, sức lao động
được lâu bền và sự mệt mỏi không sớm xuất hiện. Nếu cường độ lao động không phù hợp, quá lớn
thì xuất hiện sự mệt mỏi sớm, người lao động giảm sút sức lực, mất dần độ chính xác, sự phối hợp
các thao động tác, các cử động dễ bị rối loạn, năng suất lao động giảm, nguy cơ tai nạn lao động
tăng. Vì vậy, cần phải bố trí công việc phù hợp với khả năng làm việc của từng người. Cường độ
lao động quá lớn làm biểu hiện sự tổn hao năng lượng thần kinh – cơ bắp của chủ thể trong thời
gian xác định.
+ Thời gian lao động. Thời gian lao động là một yếu tố, song cường độ lao động phụ thuộc
nhiều vào thời gian lao động. Thời gian lao động thể hiện sức làm việc của con người, thời gian
làm việc quá dài làm cho sức lực yếu dần, các cơ quan của cảm giác ức chế dẫn đến nhanh mệt
mỏi càng về cuối thì cường độ lao động càng giảm đi. Tùy theo tính chất của công việc và sức lực
của người lao động mà đề ra chế độ làm việc, thời gian làm việc và nghỉ ngơi xen kẽ nhau. Trong
một ngày, số lần nghỉ ngơi và thời gian nghỉ phụ thuộc vào cường độ lao động và tính chất đơn
điệu hay đa dạng của công việc. Nhìn chung nghỉ ngắn và nghỉ dày thường áp dụng cho công việc
trí óc. Nghỉ thưa và lâu thường cho công việc cơ bắp. Ngoài ra còn phụ thuộc vào các yếu tố khác
như: môi trường, nhiệt độ, tiếng ồn và rung động..vv.
Trong thời gian một ngày lao động sức làm việc có những biến đổi xác định, mang tính quy luật
không phụ thuộc vào công việc khác nhau, xí nghiệp khác nhau. Trong một ngày làm việc có 3
giai đoạn rõ rệt:
- Giai đoạn 1: Đó là giai đoạn ”đi vào công việc” (thời gian đầu của ngày làm việc), sức
làm việc được tăng dần lên và cuối cùng đạt đến mức độ tối đa. Nhưng lúc mới bắt đầu làm việc
thì các chỉ số kinh tế - kỹ thuật đều ở mức độ tương đối thấp và có sự căng thẳng nhất định của
các chức năng tâm lí.
- Giai đoạn 2: Giai đoạn sức làm việc tối đa (ổn định): là giai đoạn sức làm việc ổn định ở
mức cao nhất của mình. Dấu hiệu đặc trưng ở giai đoạn này là các chỉ số kinh tế - kỹ thuật đều
cao. Ở đây diễn ra sự hạ thấp tình trạng căng thẳng sinh lý. Đường cong của sức làm việc mang
tính chất ổn định trong suốt một thời gian dài.
- Giai đoạn 3: Sức làm việc giảm sút (giai đoạn sự mệt mỏi tăng): là giai đoạn mà chỉ số
kinh tế - kỹ thuật bắt đầu bị hạ thấp, năng suất lao động giảm sút, chất lượng sản phẩm kém đi, sự
căng thẳng của các chức năng sinh lý tăng lên.
Trong nửa ngày sau của ngày làm việc, sau khi ăn trưa, ba giai đoạn trên lại lặp lại một
cách kế tiếp nhau. Trong một số trường hợp, ở cuối ngày làm việc người lao động lại không xảy
ra sự hạ thấp sức lao động mà nâng cao sức làm việc (thể hiện trên đường cong). Hiện tượng này
là ”đợt cuối cùng”. Đợi cuối cùng là do có sự đòi hỏi của công việc và do những công việc ở phía
trước đang vẫy gọi.
Tóm lại, muốn có hiệu quả, năng suất, chất lượng thì phải xét đến tâm, sinh lý người lao
động để có căn cứ định ra thời gian lao động và nghỉ ngơi cho thích hợp.
+ Thời gian nghỉ ngơi. Thời gian nghỉ ngơi giúp con người nhanh hồi phục lại sức khoẻ.
Từ lâu người ta đã thấy rằng cần có sự luân phiên giữa các thời kỳ làm việc và các thời kỳ nghỉ
ngơi- giải lao. Điều phức tạp nằm ở chỗ làm thế nào kết hợp tối ưu thời gian của các thời kỳ đó.
Trong một ca sản xuất có những thời kỳ giải lao chính thức sau: Nghỉ ăn trưa, thể dục giữa giờ.
Trong khi đó con người không thể làm việc trong một thời gian nào đó. Cũng có những trường
hợp người công nhân không muốn dừng công việc lại nhưng cơ thể buộc họ phải làm điều đó. Lúc
này, sự ngừng tay để nghỉ những giờ giải lao có tổ chức để công nhân được nghỉ ngơi một cách
thanh thản, hạ thấp độ mệt mỏi và nâng cao hiệu quả lao động của họ. Nghỉ ngơi hợp lý, khoa học
tránh được sự mệt mỏi đến sớm trong quá trình lao động kéo dài thời gian làm việc, tăng năng suất
lao động. Có 3 loại nghỉ ngơi: Nghỉ ngơi thụ động; Nghỉ ngơi tích cực, nghe nhạc, vận động
nhẹ…và giấc ngủ.
Thường trong một ca sản xuất, người ta sử dụng một vài lần giải lao có độ dài từ 5 đến 10 phút,
những giờ giải lao dài hơn rất ít gặp. Tổng số các lần giải lao thường là từ 10 đến 30 phút bao gồm
cả giờ thể dục giữa ca. Khi đưa thêm giờ giải lao vào, công nhân sẽ ít mệt mỏi hơn và do đó năng
suất lao động tăng hơn. Nhiều công trình nghiên cứu đã chứng minh điều này. Không có một quy
tắc chung để xác định số lần giải lao và sự phân bố chung trong một ca sản xuất. Điều đó phụ thuộc
vào những điều kiện cụ thể của sản xuất, của phân xưởng, của các loại hình lao động cụ thể. Tuy
nhiên thông thường cũng có những quy luật chung cần phải tính đến khi xây dựng chế độ lao động
và nghỉ ngơi:
+ Những lần nghỉ giải lao đầu tiên được bắt đầu sau khi bắt đầu làm việc từ 1,5 -2h. Lần
giải lao này rất quan trọng vì nó hạ thấp sự mệt mỏi không lớn đã được tích luỹ cho đến lúc này.
+ Trong nửa đầu của ngày làm việc có thể chỉ tổ chức một lần nghỉ giải lao, nếu giờ ăn trưa
được bố trí vào đúng giữa ngày làm việc (sau 4 giờ làm việc). Còn nếu giờ ăn trưa lẫn vào nửa sau
của ngày làm việc cần thêm một lần giải lao nữa. Thời gian nghỉ không được kéo dài trên dưới 50
phút.
+ Trong nửa sau của ngày làm việc cần phải có một lần giải lao sau khi bắt đầu làm việc
được 1h - 1,5h, Vì xuất hiện sự mệt mỏi.
Lưu ý: Nguyên tắc nghỉ: Lao động trí óc thì nghỉ dày (nhiều lần) nhưng nghỉ ngắn, lao động
chân tay nghỉ lâu nhưng nghỉ thưa (ít lần). Đối với công việc sử dụng nhiều sức lực tiêu hao nhiều
năng lượng thần kinh, cơ bắp cần giải lao khoảng 10- 15 phút. Đối với công việc ít tiêu hao sức
lực, công việc đều đều và hơi đơn điệu thì mối lần nghỉ giải lao 5phút. Cần nghỉ nhiều lần hơn.
+ Sự mệt mỏi. là hình thức rối loạn trong việc tổ chức hoạt động như là kết quả của sự cố
gắng làm việc với những biến đổi chức năng trên mọi bình diện như sinh lí, tâm lí. Có nhiều quan
niệm khác nhau về sự mệt mỏi. Theo quan niệm của thuyết ngoại vi: sự mệt mỏi chỉ diễn ra ở các
cơ và nguyên nhân của nó là do những biến đổi của môi trường thể dịch của cơ thể và sự hình
thành các sản phẩm phân huỷ độc hại ở trong các cơ, chúng sẽ đầu độc cơ thể con người. Theo
thuyết vỏ não: sự mệt mỏi là một hiện tượng phức tạp có liên quan với hoạt động điều chỉnh của
hệ thần kinh trung ương và vỏ bán cầu đại não. Tuy nhiên, nhiều nhà tâm lí học và sinh lý học đã
đồng nhất Sự mệt mỏi là một hiện tượng tâm – sinh lí tiêu cực, xuất hiện trong quá trình chủ thể
thực hiện các thao – động tác, cử động lao động.
Con người làm việc liên tục, đây là một hiện tượng khách quan, do vậy mệt mỏi là một phản ứng
tự vệ tự nhiên của cơ thể đối với hoạt động nhằm ngăn ngừa sự phá huỷ của cơ thể. Sự mệt mỏi
xuất hiện làm giảm sút khả năng lao động của con người. Sự lao động được tổ chức không hợp lí
sẽ dẫn tới sự tiêu tốn nhiều năng lượng. Nếu quá mệt thì cơ thể sẽ bị suy sụp cho nên mệt mỏi là
một hiện tượng khách quan, con người có làm việc thì có mệt mỏi. Có sự mệt mỏi về tâm lí và
sinh lí.
Mệt mỏi sinh lý: Được hiểu là kết quả của một thời kỳ hoạt động tích cực của cơ thể.
Nguyên nhân gây ra mệt mỏi sinh lí có thể là sự tiêu hao năng lượng có thể sau một thời gian lao
động. Nó biểu hiện ở khả năng hoạt động của các cơ và các giác quan bị giảm sút. Loại mệt mỏi
này sẽ mất đi sau khi con người nghỉ ngơi thích hợp và được ăn uống đầy đủ. Cách khắc phụ ở đây
là được nghỉ ngơi và ăn uống đầy đủ, bù đắp năng lượng cho các cơ và sự thải trừ các chất cặn bã
trong cơ thể ra ngoài
Sự mệt mỏi tâm lí: Là sự mệt mỏi thường do những nguyên nhân tâm lí gây ra. Do sự tri
giác quá lâu, các cơ quan nhận cảm bị ức chế do việc làm thiếu hứng thú, gây ngao ngán do không
thỏa mãn với các tác nhân bên trong và bên ngoài, do công việc quá đơn điệu, tẻ nhat, thiếu hấp
dẫn.. dẫn đến động tác kém chính xác, sai lầm và từ đó dễ cáu gắt, nóng nảy, bực dọc.. Loại mệt
mỏi này xuất hiện sẽ làm giảm hiệu suất lao động một cách rõ rệt. Sự mệt mỏi tâm lí có những
biểu hiện bề ngoài dễ thấy như dễ cáu gắt, tư thế không thoải mái, uể oải, dễ chán chường khi có
lời nói chê bai. . . Do đó khi sự mệt mỏi tâm lí xuất hiện nhất là xuất hiện ở đa số tập thể lao động
thì hầu như khí thế làm việc mất đi nhường chỗ cho sự chán chường tràn ngập không khí tâm lí
chung.
Có nhiều tác giả cho rằng nên phân biệt khí niệm mệt mỏi và mệt nhọc. Mệt mỏi là khái
niệm sinh lí học để chỉ những biến đổi sinh lí trong cơ thể người công nhân, do sự tiêu tốn năng
lượng trong qúa trình hoạt động gây nên. Mệt mỏi được biểu hiện ở sự giảm khả năng lao động
dẫn đến giảm năng suất lao động ở những biến đổi về sinh lí (hoạt động cơ bắp, hoạt động thần
kinh trung ương) và tâm lí. Mệt nhọc là khái niệm tâm lí học, là sự thể nghiệm mệt mỏi- một trạng
thái tâm lí nảy sinh khi lao động. Hai khái niệm trên có liên quan với nhau nhưng không đồng
nhất. Sự mệt mỏi gây ra những biến đổi chức năng trên mọi bình diện như sinh lí, tâm lí.nhưng có
thể có trường hợp mệt mỏi nhiều mà mệt nhọc lại ít, hoặc mệt mỏi ít mà mệt nhọc lại nhiều. Bao
giờ mệt nhọc cũng là dấu hiệu của sự mệt mỏi.
Phân loại. Có nhiều cách phân loại khác nhau về sự mệt mỏi
+ Mệt mỏi chân tay (cơ bắp): là sự mệt mỏi do các loại lao động chân tay tạo nên
+ Mệt mỏi trí óc (mệt óc): là loại mệt mỏi do các loại lao động trí óc tạo nên
+ Mệt mỏi cảm xúc: là sự mệt mỏi do hoàn cảnh ”chờ đợi thụ động” tạo nên, do những tình
huống căng thẳng trong lao động tạo nên.
Sự phân chia trên đây chỉ có ý nghĩa tương đối. Trong thực tế sản xuất, sự mệt mỏi của
người lao động thường có dạng tổ hợp của ba loại trên vì các loại mệt mỏi có liên quan với nhau.
Tóm lại, Sự mệt mỏi là hiện tượng khách quan không thể tránh khỏi khi thực hiện quá
trình lao động. Vấn đề là ở chỗ phải làm thế nào để sự mệt mỏi không xảy ra sớm. Muốn thế phải
tìm hiểu nguyên nhân gây ra mệt mỏi trong sản xuất để đề ra biện pháp ngăn chặn sự mệt mỏi mỏi
quá sớm. Theo các nhà tâm lí học có ba loại nhân tố gây ra mệt mỏi:
Nhân tố cơ bản, trực tiếp gây ra sự mệt mỏi là sự tổ chức lao động không hợp lý
Nhân tố bổ sung, bản thân nó trong điều kiện nhất định cũng có thể trực tiếp gây ra sự mệt
mỏi
Nhân tố thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi cho sự mệt mỏi dễ dàng xảy ra.
Biện pháp chính để ngăn ngừa không cho sự mệt mỏi xảy ra sớm là sự tổ chức hợp lý bản thân
quá trình lao động. Ngoài ra các biện pháp cải thiện hoàn cảnh và phương tiện, điều kiện lao động
cũng có ý nghĩa quan trọng. Khi sự mệt mỏi được giảm bớt thì sức làm việc được nâng lên
Để khắc phục sự mệt mỏi, người ta thường dùng những biện pháp :
+ Quy định chế độ lao động như: Cường độ lao động, thời gian làm việc, thời gian nghỉ
ngơi phù hợp đối với công việc và người lao động.
+ Cần phải chú ý những việc hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của điều kiện khách quan như
môi trường lao động, tạo lập được các điều kiện, thiết bị dụng cụ lao động cần thiết, giáo dục ý
thức – thái độ lao động và quan tâm đến mọi yêu cầu chính đáng của người lao động.
+ Giải quyết tốt chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, có biện pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của
hoàn cảnh đến người lao động cũng như quá trình sản xuất, công cụ, phương tiện kỹ thật và máy
móc. Giải quyết những yêu cầu chính đáng cho người lao động.
+ Công việc không được đơn điệu, tẻ nhạt gây ức chế. Quan tâm và xây dựng bầu không
khí tâm lí lao động trong tập thể sao cho lành mạnh. Giáo dục ý thức trách nhiệm đối với công
việc và tinh thần hăng say lao động cho mọi người.

+ Sự phân công lao động


Phân công lao động chính là sự chia nhỏ công việc ra cho từng cá nhân. Xu hướng phát
triển của khoa học- kĩ thuật là ngày càng đi sâu vào chuyên môn hoá lao động của con người. Mức
độ chia nhỏ công việc (quá trình lao động) là đặc biệt lớn ở các công việc lắp ráp bằng tay kiểu
dây chuyền cũng như ở các công việc đứng máy được thực hiện bằng các công cụ chuyên môn
hoá.
* Ưu điểm: việc chia nhỏ công việc đã rút ngắn được thời gian sản xuất hạ thấp thời gian
chung cho cả chu trình sản xuất, làm giảm việc trang bị cho những nơi sản xuất, giảm bớt việc sử
dụng các phương tiện cơ giới hoá, rút bớt số lượng các động tác lao động. Tạo điều kiện cho công
nhân hình thành kỹ xảo một cách nhanh chóng.
* Nhược điểm: Tuy nhiên việc chia nhỏ công việc nó làm giảm tính súc tích dẫn đến làm
giảm năng suất lao động vì nó làm xuất hiện tính đơn điệu trong công việc, Tính đơn điệu trong
công việc xuất hiện có ảnh hưởng, làm cho người công nhân mất hứng thú đối với công việc gây
nên sự đánh giá quá mức về độ dài của thời gian làm việc. Dễ gây buồn ngủ cho người công nhân,
làm cho họ mệt mỏi, chán nản.
* Biện pháp khắc phục tính đơn điệu:
- Chia loại dây chuyền sản xuất: Mục đích gộp những khâu dễ xuất hiện tính đơn điệu thành khâu
có tính súc tích cao hơn nhằm giảm thiểu khả năng xuất hiện tính đơn điệu trong quá trình lao
động.
- Luân phiên công nhân đứng ở các tổ khác nhau. Thực chất của biện pháp này là trong
một ca sản xuất và đôi khi trong một tuần lao động người công nhân di chuyển từ một thao tác này
sang thao tác khác để đỡ nhàm chán.
- Xây dựng chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý.
- Sử dụng các phương pháp tác động thẩm mỹ, âm nhạc trong sản xuất.
- Sử dụng hệ thống khen thưởng vật chất và tinh thần.
d. Sự sáng tạo trong lao động kỹ thuật:
Bất kỳ loại lao động nào mà trong đó thể hiện sáng kiến, thể hiện cái mới và những cải tiến
trong quá trình tiến hành, đều mang tính chất sáng tạo. Sáng tạo là giải quyết một cách độc đáo
một nhiệm vụ lao động nào đó, là tạo nên một sản phẩm vật chất hoặc tinh thần mới có giá trị xã
hội.
Sự sáng tạo kỹ thuật là sự tạo ra cái mới trong kỹ thuật, qua đó nâng cao hiệu quả, năng
suất và chất lượng sản phẩm, giảm nhẹ sức lao động, hạ giá thành, tiêu tốn ít và rút ngắn thời
gian lao động.
Đối tượng của sáng tạo kỹ thuật có thể là một phát minh ra kiểu máy mới, một đề nghị hợp
lý hóa sản xuất, một tác phẩm nghệ thuật văn hóa, âm nhạc hay là việc áp dụng những biện pháp
mới độc đáo đem lại thành công cho công việc lao động. Điều tiên quyết để lao động có được tính
sáng tạo là tư tưởng chủ đạo của con người. Sáng tạo cũng hỏi phải có hứng thú đối với công việc
và lòng thiết tha muốn thực hiện công việc một cách tốt đẹp nhất. Tri thức và việc biết suy nghĩ về
công việc của mình cũng có vai trò to lớn. Trên cơ sở đó, dựa vào các sự kiện, hiện tượng, người
ta có thể đề xuất ra một điều gì đó mới mẻ, sáng tạo nên một cái gì độc đáo. Không thể đạt được
một sáng tạo mà nếu thiếu đầu óc tưởng tượng. Để sáng tạo được một cái mới, cần phải mường
tưởng ra nó trước khi biến nó thành hiện thực.
Muốn công việc trở thành sáng tạo, cần phải có tính kiên trì và yêu lao động. Nhiều người
nghĩ rằng vấn đề chỉ là chỗ năng lực, những người có tài năng làm công việc sáng tạo một cách dễ
dàng và thành công tự nó đến với họ. Thực ra, ngay cả những người có tài năng cũng chẳng làm
được gì nếu không thực tế làm việc. Trong bất kỳ công việc gì đều không được lảng tránh khó
khăn. Trong quá trình khắc phục khó khăn, con người phát triển và tăng cường được sức mạnh
tinh thần và thể chất của mình. Nhưng đối với sáng tạo chỉ có lòng yêu lao động không thôi thì
chưa đủ, còn cần phải có những năng lực thích hợp nữa. Những năng lực này sẽ phát triển trong
quá trình hoạt động nếu con người có đủ chí cần thiết và hứng thú với công việc.Muốn sáng tạo
kỹ thuật, vấn đề là phải nghiên cứu để cải tiến và hợp lý hóa lao động- trong đó chú ý đến áp dụng
các thành tựu mới của khoa học kỹ thuật, yếu tố thời gian để rút ngắn vấn đề tìm nguyên liệu mới,
tiết kiệm nguyên nhiên vật liệu..vv.
Trình tự có thể tiến hành như sau: Phân tích các quá trình lao động thực tế; Phát hiện những
bất hợp lý, những cái cần cải tiến; Đề ra các phương án giả thiết để hoàn thiện và lựa chọn phương
án tối ưu; Lập kế hoạch tổ chức lao động khoa học; Tổ chức thử nghiệm để tìm ra cách giải quyết
tốt nhất; Trong quá trình cải tiến kỹ thuật có thể hướng vào các mặt sau đây:
- Cải thiện điều kiện lao động
- Cải tiến chi tiết máy, tổ hợp máy..
- Cải tiến dụng cụ, phương tiện lao động
- Cải tiến qui trình công nghệ và phương pháp gia công
- Thay thế vật liệu…
*Phát triển sáng tạo kỹ thuật ở người học. Để phát triển những khả năng sáng tạo kỹ thuật
của người học, một yêu cầu hết sức cần thiết là ngay trong quá trình đào tạo đã phải có ý thức
chuẩn bị cho họ tham gia vào quá trình lao động, thông qua đó họ ham thích cái mới, có tính tò
mò và tìm tòi. Để thực hiện điều đó cần chú ý một số biện pháp chủ yếu như sau:
Nêu tình huống có vấn đề làm nảy sinh nhu cầu tìm hiểu của người học; Phổ biến những
thành tựu khoa học kỹ thuật mới, tiên tiến; Chỉ ra những khâu yếu, cần phải thay đổi và cải tiến ở
người học ; Khích lệ tham gia sáng tạo, cải tiến kỹ thuật và nắm bát những đề xuất từ người học;
Giúp đỡ tạo điều kiện về vật chất và tinh thần để họ thực hiện có kết quả những sáng kiến đã đề
xuất; Thành lập nhóm, câu lạc bộ sáng tạo kỹ thuật qua đó phát hiện bồi dưỡng tài năng kỹ thuật
Tóm lại. Cần dạy cho người học có đầu óc sáng tạo để họ làm chủ được kỹ thuật trong quá
trình lao động và không ngừng sáng tạo trong điều kiện phát triển mạnh mẽ kỹ thuật – công nghệ
và trong nền sản xuất hàng hóa, cạnh tranh trên thị trường.
1.2. SỰ THÍCH ỨNG CỦA KHOA HỌC KỸ THUẬT ĐỐI VỚI CON NGƯỜI
1.2.1. Trình bày thông tin trong hệ thống
Trong hệ thống “Người - Máy”, con người phải luôn luôn đối diện với rất nhiều nguồn
thông tin. Một phần lớn trong số các thông tin đó con người không thể tiếp nhận một cách trực
tiếp và phù hợp bằng các cơ quan thụ cảm của mình. Trong trường hợp này các thông tin thường
được tiếp nhận một cách gián tiếp nhờ một số bộ phận chỉ báo; các máy đo(các bảng chia độ), các
bóng đèn hiệu hoặc các bảng tín hiệu, các ký hiệu, sơ đồ, các tín hiệu thính giác…vv.
Hầu hết các máy móc, thiết bị và phương tiện kỹ thuật hiện đại đều có các bộ phận chỉ báo,
khí cụ kiểm tra, bảng điều khiển. Tốc độ, độ chính xác của các hành động của con người trong hệ
thống phụ thuộc vào nhiều nhân tố khác nhau. Giai đoạn thu nhận thông tin của máy phụ thuộc
vào các nhân tố quyết định tốc độ tri giác, vào các yêu cầu tâm lý được tính đến trong việc chế tạo
phương tiện truyền đạt thông tin - các chỉ báo ( Indicateur). Giai đoạn thực hiện quyết định phụ
thuộc vào việc bố trí các bộ phận điều khiển phù hợp đến mức độ nào với những yêu cầu về mặt
tâm lý. Nghiên cứu sâu hai khâu quan trọng trong hệ thống “Người - Máy” là bộ phận chỉ báo và
bộ phận điều khiển. nhằm giúp con người điều khiển tốt hoạt động của máy. Việc đánh giá sự bố
trí các bộ phận này theo yêu cầu của tâm lý học được xét trên hai khía cạnh: Có dễ đọc không?, có
đọc được nhanh và chính xác không? Từ hai yêu cầu này khi bố trí các bộ phận chỉ báo, khí cụ
kiểm tra, bảng điều khiển cần đảm bảo là: Phải phù hợp với trường cảm giác của con người; Phải
phù hợp với đặc điểm của hệ tâm vận. Yêu cầu thứ nhất là chủ yếu vì nó quyết định cả đến đặc
điểm của hệ tâm vận.
a. Bộ phận chỉ báo (Indicateur)
Bộ phận chỉ báo là phương tiện truyền đạt thông tin đến con người. Thao tác viên sử dụng
các thiết bị chỉ báo nhằm mục đích thực hiện các chức năng và nhiệm vụ lao động khác nhau: kiểm
tra thao tác, giám sát phát hiện ra một số tín hiệu đột biến; chẩn đoán một số tình trạng bất thường
của quá trình công nghệ trong các chế độ thao tác hoặc duy trì bảo dưỡng (đọc, so sánh đối chiếu,
xử lý các giá trị của các thông số hoặc xử lý một chi tiết bị hỏng hóc); điều chỉnh và hoàn thiện
các thiết bị quá trình công nghệ. Bộ phận chỉ báo thích ứng với những đặc điểm tri giác của con
người. Để làm nhiệm vụ này các nhà tâm lí học đã nghiên cứu khả năng của các cơ quan cảm giác
của con người. Kết quả nghiên cứu cho thấy việc sử dụng mỗi loại giác quan đều có ưu điểm và
nhược điểm của mình. Thí dụ: Thính giác cho cảm giác liên tục hơn so với thị giác, thị giác có tính
lựa chọn và gián đoạn hơn…Bởi vậy thính giác thích hợp hơn so với việc tri giác các kích thích
ngăn ngừa do những kích thích này có thể xuất hiện bất cứ lúc nào. Trong khi đó thị giác có khả
năng phản ánh và tập trung hoàn toàn vào những kích thích nhất định, sau khi đã loại trừ tất cả các
kích thích khác.
Trên thực tế, khi thiết kế bộ phận chỉ báo người ta cố gắng làm các bộ phận chỉ báo tác động lên
các cơ quan phân tích khác nhau. Tuy nhiên phần lớn các bộ phận chỉ báo có tác động đến thị giác
và thính giác là chủ yếu. Các phương thức sử dụng thiết bị chỉ báo thông tin được phân loại căn
cứ vào các loại thông tin mà chúng cung cấp.
+ Nội dung thông tin của bộ phận chỉ báo gồm:
+ Thông tin về mặt số lượng: Cho biết trạng thái của hiện tượng này hay hiện tượng khác,
đọc được giá trị thực của một đại lượng…
+ Thông tin về chất lượng: Báo về mức độ sai lệch của quy trình so với quy trình bình
thường.
+ Thông tin kiểm tra: Cơ chế hoạt động của máy có diễn ra bình thường không.
+ Thông tin về tình huống đột biến, báo động, nguy hiểm thông qua chuông, đèn hiệu…
+ Thông tin kiểm tra các thao tác ra lệnh – điều chỉnh: kiểm tra cacsthao tác đóng - mở,
dừng lại – khởi động hoặc điều chỉnh có được thực hiện phù hợp với trạng thái hoặc giá trị mong
muốn.
+ Thông tin về tình trạng: Kiểm tra và xác lập một biến số theo một giá trị nhất định hoặc
kiểm tra tình trạng của một chu trình..vv.
+ Thông tin theo dõi: Theo dõi một tiêu điểm mà nó đang di chuyển độc lập hoặc phụ
thuộc vào các phản ứng của thao tác viên
+ Thông tin đồng nhất: Các thao tác đồng nhất một điều kiện, một tình huống hay một đối
tượng.
Sự phân loại này có giá trị đối với việc lựa chọn các kiểu thiết bị chỉ báo khi các thao tác
viên cần phải thực hiện nhiều chức năng và nhiệm vụ đòi hỏi phải đối diện với nhiều yếu tố thông
tin khác nhau, thậm chí rất mâu thuẫn nhau.
+ Giới thiệu dạng chỉ báo được sử dụng nhiều nhất là đồng hồ(chỉ báo có kim chỉ):
Việc thiết kế bộ phận chỉ báo có kim chỉ nói chung và bộ phận chỉ báo bằng đồng hồ nói
riêng đối với nhà kỹ sư rất đơn giản, song thiết kế như thế nào để con người đọc nhanh nhất và
chính xác nhất về thông tin của máy. Đòi hỏi có sự tham gia của các nhà tâm lý học kỹ sư trong
việc thiết kế các bộ phận chỉ báo.
Trong số các dụng cụ chỉ báo thị giác, dụng cụ chỉ báo có kim được chia làm 3 loại: Chỉ báo nhữn
thông tin kiểm tra; chỉ báo những thông tin chất lượng và chỉ báo thông tin số lượng. Việc chọn
loại chỉ báo nào khi thiết kế các phương tiện kỹ thuật là do đặc điểm của thông tin cần cho người
thao tác quyết định. Các nhà tâm lý học chú ý nhiều đến việc nghiên cứu sự phụ thuộc của độ chính
xác và tốc độ của việc đọc các chỉ báo vào hình dạng của thang chia độ. Người ta đã so sánh khả
năng đọc được của 5 loại hình dạng thang chia độ như hình dưới đây :

Hình 19: Các dạng mặt số của đồng hồ


(a): Hình cửa sổ mở
(b): Hình tròn
(c): Hình bán nguyệt
(d): Hình chữ nhật nằm ngang
(e): Hình chữ nhật nằm dọc
Như vậy theo độ chính xác của vệc đọc, các hình dạng của thang chia độ được xếp theo
thứ tự: Cửa sổ mở; hình tròn; bán nguyệt; chữ nhật ngang; chữ nhật dọc. Ứng với mỗi loại dụng
cụ có một đường kính tối ưu và hiệu quả của việc đọc được quyết định không phải ở bản thân
đường kính mà là ở quan hệ của nó đối với khoảng cách quan sát.
+ Khi thiết kế đồng hồ phải chú ý đến những yếu tố sau:
- Mặt số phải thiết kế sao cho người đọc đọc chính xác các con số và đọc với tốc độ nhanh
nhất. Theo độ chính xác của việc đọc các hình dạng mặt số được xếp theo thứ tự sau: Cửa sổ mở
(sai số 0,5%), hình tròn (sai số 10,9%), hình bán nguyệt (sai số 16,6%), hình chữ nhật nằm
ngang(sai số 27,5%), hình chữ nhật dọc(sai số 35,5%)
- Cơ chế hoạt động: Kim chuyển động hay mặt số chuyển động, việc lựa chọn cơ chế hoạt
động tuỳ thuộc vào thời gian lộ sáng: Thời gian lộ sáng dưới 0,5 giây-> mặt số chuyển động, kim
cố định sẽ giúp con người đọc chính xác. Thời gian lộ sáng trên 0,5 giây-> Kim chuyển động, mặt
số cố định
- Kích thước của các chữ số trên mặt số: Dựa trên lý thuyết tri giác về quan hệ giữa hình
và nền. Do đó, thang chia độ trên mặt số thiết kế theo nguyên tắc đơn giản, tính liên tục và tính
thống nhất.
➢ Chiều cao của chữ giao động từ 0,9 đến 1,5mm/305mm khoảng cách đọc
➢ Tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều cao của hình chữ bằng1,25/1 là dễ đọc nhất
➢ Hình dáng các con số phải viết sao cho không có sự nhầm lẫn giữa các số
- Kim chỉ. Khoảng cách giữa đầu kim chỉ và vạch chia độ khoảng 0.8mm là thích hợp, mặt
số và kim chỉ thường vận dụng sự tương phản màu sắc: đen trắng, trắng hoặc vàng trên nền đen.
Cụ thể:
➢ Trong điều kiện chiếu sáng bình thường các vạch kẻ, chữ số và kim chỉ thường có mầu
đen trên nền trắng, ở mức độ chiếu sáng thấp hơn, các vạch kẻ, chữ số và kim chỉ sẽ có màu trắng
hoặc màu vàng trên nền mầu đen. Để đọc các thông tin về chất lượng và thông tin về kiểm tra, đôi
khi người ta không cần thiết kế các vạch kẻ trên thang chia độ mà chỉ cần sơn màu với một ý nghĩa
chính xác lên các vùng khác nhau của nó.

Hình 20: Các dụng cụ có kim chỉ không có vạch kẻ trên thang chia độ.
➢ Kích thước, hình dáng, màu sắc - độ đậm nhạt, các loại màu, khả năng cảm quang ánh
sáng, vị trí… đảm bảo người sử dụng nhận được các tín hiệu một cách chính xác
➢ Cần nghiên cứu trường cảm giác (thị giác, thính giác…và các cơ quan vận động) của
người lao động trong những điều kiện tư thế lao động cụ thể
➢ Chú ý đến những ảnh hưởng của môi trường: Như ánh sáng, màu sắc, nhiệt độ, tiếng ồn,
độ rung, khoảng cách…tới thị giác của người lao động.
➢ Chú ý đến các yếu tố kỹ thuật: Như bố trí, phân định các thang chia độ, các chữ số, ký
hiệu, ký tự, kích thước, hình dáng, màu sắc, ánh sáng, âm thanh phát ra. Cụ thể: Đảm bảo đọc được
tín hiệu dễ dàng nhất;
➢ Nếu máy móc, thiết bị cần nhiều loại đồng hồ, cần được sắp xếp theo mức độ ưu tiên: Ý
nghĩa, tầm quan trọng của bộ phận đó; Những bộ phận chỉ báo quan trọng phải được bố trí ở trung
tâm trường cảm giác (chính diện với người vận hành); Bộ phận chỉ báo quan trọng nhưng báo hiệu
các hiện tượng ít khí xảy ra như chuông còi báo động… cần thiết kế sao cho có tác động mạnh đến
giác quan, thuận tiện khi cần dùng đến (sơn các màu có kích thích mạnh, sử dụng tín hiệu đèn nhấp
nháy…); Các chữ số, ký hiệu, ký tự, vạch chia độ cần ghi rõ ràng, đảm bảo tương phản với nền;
Nếu bộ phận chỉ báo có kim chỉ di động thì thang chia độ phải được thiết kế cố định, nếu trong
trường hợp cần đọc các con số có độ chính xác cao cần thiết kế bảng điện tử có hiện số – cần chú
ý đến màn hình, cửa sổ, độ to rõ của kiểu chữ, số liệu; Nếu thiết bị chỉ báo được thiết kế hình cong
thì chỉ số ghi trên thang đo từ trái qua phải theo chiều kim đồng hồ, đối với thang đo thẳng ghi từ
dưới lên theo mức độ tăng dần.
➢ Trong trường hợp con người thao tác trên máy, phải chú ý đến cơ giác vận động. Độ
rung nhận được qua cơ giác vận động giúp con người nhanh chóng phát hiện tình trạng hoạt động
của máy móc và phát đi các tín hiệu đúng đắn.
Tóm lại. Trong tâm lý học kỹ sư đi vào tìm hiểu để xác định yêu cầu tâm lí đối với các bộ
báo hiệu và bàn điều khiển được coi như là đối tượng của các quá trình cảm giác, tri giác và vận
động. Do đó việc chế tạo phải dựa vào khả năng cảm giác, tri giác và hệ tâm vận ở người. Trong
mọi trường hợp, vấn đề đặt ra là phải làm sao để người vận hành dễ đọc, đọc nhanh, chính xác và
dễ điều khiển, hợp với trường cảm giác cũng như qui luật của quá trình tâm vận.
Khi nghiên cứu trường cảm giác, phải chú ý đến khả năng thị giác, thính giác và cơ giác
vận động khi tiếp nhận thông tin của kỹ sư mà thiết kế bề mặt cái chỉ báo cho hợp lí. Phải bố trí
mặt đồng hồ, bảng điều khiển sao cho dễ đọc. Các con số, vạch chia độ, ký hiệu ghi trên mặt đồng
hồ phải rõ ràng, có sự tương phản rõ rệt với nền làm cho khi đọc, người kỹ sư không bị nhầm lẫn.
Nên dùng thang chia độ, còn kim chỉ di động để tránh đọc lầm khi tri giác cái chỉ báo. Các chỉ số
trên đồng hồ nên ghi theo các giá trị tăng dần từ trái qua phải, từ dưới lên trên. Những cái chỉ báo
nào cho tín hiệu chủ yếu, quan trọng phải đặt ở trung tâm trường cảm giác, còn cái thứ yếu thì để
xa người điều khiển.
b. Bộ phận điều khiển.
Bộ phận điều khiển là những phương tiện nhờ đó con người điều chỉnh và tối ưu hoá sự
vận hành của máy hay một quy trình. Ở rất nhiều vị trí làm việc, kết quả hoạt động của con người
được thể hiện bằng một phản ứng cơ thể, một vận động cho dù là mang, vác một số vật nặng hay
nhấn xuống các phím của một chiếc máy chữ hoặc thao tác một thiết bị kiểm tra... Vì vậy cần
nghiên cứu những khả năng của con người khi tiến hành các hoạt động vận động.

+ Các chức năng của bộ phận điều khiển (điều chỉnh)


Bộ phận điều khiển là những con đường hay những phương tiện nhờ đó thao tác viên điều
chỉnh và tối ưu hóa sự vận hành của một chiếc máy bay hay môt quá trình. Các bộ phận điều khiển
là những thiết bị truyền thông tin của hệ thống và có thể được đặc trưng ở loại thông tin cung cấp.
Theo E.J. Cormick đã hệ thống hóa các chức năng của dụng cụ điều khiển và loại thông tin tương
ứng theo các cách sau:
Bảng 6. Các chức năng của dụng cụ điều khiển và loại thông tin tương ứng
Loại kiểm tra chức năng Loại thông tin tương ứng
a. Vận hành (xuất phát, dừng lại) - Thông tin về tình trạng
b. Điều khiển không liên tục - Thông tin về tình trạng
(ở từng vị trí riêng rẽ) - Thông tin về số lượng
- Thông tin kiểm tra
c. Kiểm tra số lượng - Thông tin về số lượng
d. Kiểm tra liên tục - Thông tin về số lượng
- Thông tin tính toán
- Ghi lại thông tin
e. Nhập dữ liệu (vi tính, đánh máy…) - Thông tin mã hoá

+ Phân loại các bộ phận điều khiển


Căn cứ vào chức năng có thể phân loại các kiểu bộ phận điều khiển như sau:
Chức năng

Hoạt Điều Kiểm Kiểm Dữ liệu


hóa khiển tra số tra liên đầu
Bộ phận điều khiển
(vận không lượng tục vào
hành) liên tục

1.Nút bấm bằng tay x

2.Nút bấm bằng chân x

3.Khoá ngắt x x

4.Công tắc xoáy có chọn lọc x

5. Núm xoay x x x

6. Tay quay(ma-ni-ven) x x

7.Vô lăng x x
8. Tay gạt(cần gạt) x x

9.Bàn đạp x x

10.Bàn phím x

Bảng 7. phân loại các kiểu bộ phận điều khiển


Trong các bộ kiểu của điều khiển, kiểu điều khiển bằng nút bấm rất có hiệu quả và cần sử
dụng nó trong mọi trường hợp, khi điều đó phù hợp về mặt kỹ thuật. Hiệu quả của các bộ phận
điều khiển phụ thuộc vào việc tính đến những đặc điểm tâm lý của người thao tác. Các nhà tâm lý
học lao động đã đưa ra những yêu cầu đối với việc thiết kế các bộ phận điều khiển dựa trên việc
nghiên cứu các vùng làm việc tối ưu và tối đa của con người, đặc điểm vận động của con người
(quỹ đạo, tốc độ). Việc nghiên cứu các động tác lao động đã đưa ra những chỉ dẫn cụ thể về sự tác
động qua lại của chức năng và sự bố trí các đối tượng được điều khiển (các cái chỉ báo thông tin)
và các bộ phận điều khiển các đối tượng đó.
Trong các hệ thống người – máy hiện có thì người vận hành sử dụng chủ yếu điều khiển
bằng tay và chân. Kỹ thuật hiện đại ngày nay còn cho phép có thể điều khiển bằng các mệnh lệnh
của lời nói phát ra thành ngôn ngữ nói hay dưới dạng ý nghĩ thông qua các điều kiện của buồng
điều khiển xác định. Vì vậy, thiết bị điều khiển phải được thiết kế, chế tạo sao cho họ dễ vận hành,
nhận biết chính xác về đối tượng và qui trình công nghệ. Đối với máy móc đơn giản, việc tính
toán đến các thiết bị điều khiển dưới góc độ tâm lý học đã là cần thiết thì đối với các buồng điều
khiển hiện đại lại cần thiết hơn bởi vì chỉ một lầm lẫn hoặc sai sót nhỏ người vận hành mắc phải
cũng có thể gây tác hại lớn. Hiện nay và tương lai trong các buồng điều khiển hiện đại khi có nhiều
thông số chịu ảnh hưởng của hàng loạt điều kiện khác nhau, thì càng cần nghiên cứu kỹ dưới góc
độ của tâm lý học kỹ sư nhằm tạo ra những thuận lợi cho người vận hành.
Hình 21. Các bộ kiểu của điều khiển bằng nút bấm, cần gạt, bàn đạp, nút xoay
Trong vận hành máy móc thiết bị
Báo HiÖu
B¸o Hiệu
kỹ thuật con người thường sử dụng các
bộ phận điều khiển để tác động làm thay
đổi trạng thái làm việc của chúng phù hợp
Máy
M¸y
với chức năng, điều kiện và yêu cầu công
việc. Điều khiÓn
§iÒu khiển
Trong thực tế, các thiết bị điều
khiển thường gặp là các cần gạt, bàn đạp,
nút xoay, nút bấm..vv. Khi thiết kế cần nghiên cứu bằng hàng loạt các vấn đề như: con người lao
động, đối tượng công việc, môi trường làm việc..vv, mà nhiều khoa học cùng nghiên cứu như nhân
trắc học, sinh lý học, điều khiển học, kỹ thuật học lao động, tâm lý học, động lực học..vv. Người
vận hành dễ dàng nhận biết và phân biệt rõ chúng, thuận lợi cho việc tiến hành các thao tác lao
động. Do đó, dưới góc độ của tâm lý học kỹ sư các thiết bị điều khiển được thiết kế, chế tạo phải
thỏa mãn yêu cầu:
- Chú ý đến các yếu tố dữ kiện của nhân trắc học tức là về kích thước, những bộ phận chủ
yếu của cơ thể người lao động có liên quan trực tiếp đến công việc điều khiển. Kích thước để tính
toán có thể là số liệu trung bình. Nhưng vẫn cần chú ý số liệu giới hạn tối thiểu và tối đa.
- Phân tích kỹ lưỡng các thao tác lao động khi vận hành: về lực tác động, về tần số lặp
lại các động tác hay nhịp độ diễn ra nhanh hay chậm của động tác..vv. Cần phải tìm hiểu xem
người vận hành điều khiển thế nào?
- Khi vận hành, bộ phận điều khiển nào thường xuyên phải chịu tác động thì bố trí ở gần
người vận hành, bộ phận nào ít chịu tác động hơn thì bố trí xa hơn. Tuy nhiên những thiết bị ít tác
động nhưng giữ vai trò quan trọng và yêu cầu phải được tác động một cách chính xác thì cũng cần
phải được bố trí gần cạnh người vận hành để đảm bảo sự nhận biết dễ dàng và thao tác chính xác.
- Do có sự tồn tại mâu thuẫn giữa tư thế tối ưu cho nhìn và tư thế tối ưu cho việc tiến
hành thao tác (xếp các bộ phận điều khiển gần nhau cho dễ vận hành) thì sự nhận biết về chúng
lại khó khăn hơn; hoặc đối với công việc tinh vi, chính xác phải làm bằng tay thì tư thế tối ưu đối
với bàn tay khi thao tác lại không thuận lợi để nhìn và ngược lại. Cho nên khi thiết kế phải chọn
ra yêu cầu nào là chủ yếu để ưu tiên cho nó và tìm cách hạn chế các nhược điểm cho yêu cầu còn
lại.
- Cần chú ý đến ý nghĩa sử dụng hơn là tần số sử dụng các công tắc trong bố trí sắp xếp
và phân nhóm chúng. Bố trí cho các nhóm công tắc khác nhau về hình dáng, màu sắc, kích
thước…vv. Những công tắc có tầm quan trọng đặc biệt dành cho những công việc khẩn cấp thì
cần tách riêng hẳn ra một chỗ và sơn màu sáng chói như màu đỏ đảm bảo dễ nhận biết và để hạn
chế sự nhầm lẫn.
- Sử dụng bộ nút bấm thay cho dùng tay gạt chuyển dịch đối với các động tác đòi hỏi độ
nhanh, độ chính xác và không cần dùng nhiều lực.
- Đối với động tác phải bỏ ra nhiều lực hơn thì người ta thiết kế các bộ phận điều khiển
dưới dạng các cần gạt, làm việc theo nguyên tắc đòn bẩy, các tay quay hay vô lăng. Yêu cầu khi
thiết kế chúng phải đảm bảo cho người vận hành dễ cầm, nắm, xoay. Nếu là những cần gạt mà khi
tác động vào chúng đòi hỏi dùng lực lớn hơn thì thường thiết kế để kéo vào hơn là đẩy ra.
- Trên cánh tay người nếu tính theo thứ tự từ các khớp ngón tay đến cổ tay rồi đến khuỷu
tay và ở vai thì lực tác động tăng dần lên nhưng độ chính xác của các thao tác lại giảm đi. Vì vậy
muốn đạt về lực thì phải thiết kế các bộ điều khiển sao cho khi sử dụng con người có thể tận dụng
cả các cơ lưng, cơ vai và bắp tay. Nếu cần đạt về độ chính xác thì thiết kế sao cho khi bố trí các
bộ điều khiển, con người chỉ cần tác động bằng đôi bàn tay (chủ yếu là những động tác, cử động
của cổ tay và các khớp ngón tay, bàn tay). Như vậy là trường hợp này cần phải cố định các phần
khác của cánh tay bằng bộ phận để tỳ khuỷu tay.
+ Các nguyên tắc phân bố bộ phận chỉ báo và bộ phận điều khiển:
➢ Nguyên tắc tính kế tục của việc sử dụng: các phương tiện chỉ báo và các bộ phận điều
khiển được sử dụng theo một trình tự nhất định, được sắp xếp gần nhau theo một hàng thẳng từ
trái sang phải
➢ Nguyên tắc tần số sử dụng: những thiết bị, bộ phận điều khiển được sử dụng thường
xuyên đặt ở vùng tối ưu
Hình 22 : Vùng tối ưu và tối đa trên bàn làm việc
➢ Nguyên tắc tầm quan trọng tương đối: ưu tiên các thiết bị sử dụng không thường xuyên
nhưng đòi hỏi có độ chính xác cao đặt ở vùng tối ưu
➢ Nguyên tắc chức năng: các phương tiện chỉ báo và các bộ phận điều khiển thuộc cùng
một quá trình hay chức năng được sắp xếp thành một khối, đó là:Phân bố các dụng cụ chỉ báo theo
một trật tự của quy trình công nghệ; Phân loại và bố trí các dụng cụ cùng đo một đại lượng vật lý
vào một nhóm; Thí dụ: cùng đo nhiệt độ vào một chỗ, sau đó đến nhóm những dụng cụ đo áp suất,
sự bốc hơi…; Phân loại và bố trí các dụng cụ chỉ báo theo các tổ hợp máy (thí dụ tất cả các thông
số kỹ thuật của một tổ hợp được đặt cùng vào một nhóm..); Phân bố theo các nhóm chức năng.
Nếu trong quá trình công nghệ có thể tách ra những nhóm lớn các biến số (đầu vào, đầu ra hoặc
mang tính chất khác) thì các dụng cụ chỉ báo có thể được phân bố theo các nhóm tương tự như vậy
(thí dụ, nồi hơi ở trung tâm nhiệt lượng: các thông số về nhiên liệu, không khí, khí cháy, hơi
nước…)
+ Các quy luật khách quan trong lựa chọn các bộ phận điều khiển.
Tâm lý học cũng nghiên cứu các mặt mạnh và mặt yếu của bộ phận điều khiển. Vì vậy khi lựa
chọn các kiểu bộ phận điều khiển cho từng trường hợp cụ thể cần chú ý đến các quy luật khách
quan sau đây :
- Sự điều khiển bằng tay đạt độ chính xác cao hơn nhiều so với điều khiển bằng chân
- Bộ phận điều khiển bằng chân được sử dụng đối với những vận động không đòi hỏi độ
chính xác đặc biệt những động tác đòi hỏi lực lớn.
- Tay gạt và vô lăng có hiệu quả gần như nhau, nên chọn tay gạt vì nó cho phép thực hiện
động tác bằng một tay. Sử dụng vô lăng trong những động tác đòi hỏi một lực lớn, phải dùng hai
tay
- Việc thực hiện các vận động theo đường tròn ở con người thuận lợi hơn những vận động
theo đường thẳng. Loại trừ vận động của chân theo mặt phẳng ngang vì cử động đó không đặc
trưng cho cơ thể con người, nhanh chóng dẫn đến sự mệt mỏi
- Sự điều khiển bằng nút bấm rất có hiệu quả, hiệu quả sử dụng rất nhiều trong thiết kế
bộ phận điều khiển.
+ Mã hoá các bộ phận điều khiển
Cho dù bộ phận điều khiển thuộc kiểu nào, thì điều cơ bản là làm sao phải được dễ nhận
ra, nhận ra nhanh chóng và chính xác. Trong hoạt động nghề nghiệp có những tình huống trong
đó, nếu không nhận dạng nhanh chóng và đúng các bộ phận điều khiển thì có thể dẫn đến những
hậu quả nghiêm trọng. Do đó phải quan tâm đến việc mã hoá các bộ phận điều khiển song song
với việc giải mã các tín hiệu, có thể sử dụng nhiều loại mã khác nhau:
Mã hoá bằng hình dạng: Sự khác biệt giữa các bộ phận điều khiển bằng hình dạng có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng khi con người làm việc trong điều kiện vừa phải nhanh vừa không có sự tham gia
của thị giác.

Hình 23: Các dạng quả nắm


- Mã hoá bằng độ lớn: Cách mã hoá này ít được sử dụng hơn so với mã hoá bằng hình
dạng, bởi vì khi số lượng các kích cỡ khác nhau tăng lên thì bản thân nó sẽ là một yếu tố tạo điều
kiện cho sự nhầm lẫn. Sự khác biệt về độ lớn giữa hai bộ phận kế tiếp nhau vào khoảng 20%
- Mã hoá bằng vị trí: Chỉ sử dụng trong trường hợp các bộ phận điều khiển không nhiều.
- Mã hoá bằng màu sắc: Đây là cách mã hoá nhận biết bộ phận điều khiển bằng thị giác.
Hiệu quả của nó tăng lên khi có sự kết hợp màu sắc gắn với một ý nghĩa chức năng nhất định. Số
lượng màu sắc được sử dụng không cần nhiều. Hình thức mã hoá này có nhược điểm là không thể
sử dụng trong điều kiện chiếu sáng thấp
Trong khi sử dụng các mã để nhận dạng các bộ phận điều khiển, nên sử dụng phối hợp hai
hay nhiều hệ thống mã hoá. Điều này có thể thực hiện bằng hai cách: Cách thứ nhất: Phối hợp hai
hay nhiều mã khác nhau. Thí dụ: Phân biệt các nút bấm bằng cách cùng một lúc ý đến đường kính,
độ dày và chất liệu của chúng. Cách thứ hai: Có thể nhận biết bằng cách phối hợp giữa hình dạng
và màu sắc của các bộ phận điều khiển.
d. Các kết quả nghiên cứu tâm lí học về khoảng không gian lao động.
Khoảng không gian lao động đối với một công việc ở tại một vị trí nào đó là toàn bộ phạm
vi không gian để con người có thể thực hiện các thao, động tác lao động cần thiết ở vị trí đó. Toàn
bộ phần không gian với các hành động ở đó là trường vận động. Không gian lao động phải được
bố trí sao cho phù hợp với trường vận động của thao tác viên. Mỗi công việc khác nhau và với
những tầm vóc người khác nhau thì có trường vận động không giống nhau.

Hình 24. Khoảng không gian lao động.


Phần quan trọng nhất của tâm lý học kỹ sư là phân tích các cơ sở của những yêu cầu thiết
yếu để thực hiện hóa trong mỗi trường hợp cụ thể nguyên tắc tiêu chuẩn hóa khu vực bố trí các bộ
phận điều khiển. Có ba giai đoạn trong các nghiên cứu về tâm lý học kỹ sư:
Giai đoạn thứ nhất: Phân tích hoạt động lao động của người vận hành tại nơi làm việc
Giai đoạn thứ hai: Soạn thảo ra các yêu cầu về sự hợp lý hóa cần thiết về mặt tâm lý học
trên cơ sở những phân tích của giai đoạn một.
Giai đoạn thứ ba: Kiểm nghiệm tính hiệu quả của các yêu cầu đề ra ở giai đoạn hai
Công việc chủ yếu của giai đoạn thứ nhất là nghiên cứu khoảng không gian vận động của
người vận hành đối với nhiều loại công việc khác nhau, ở những tư thế, thao tác khác nhau. Như
vậy vấn đề đặt ra là phải tìm được yêu cầu chung cho các công việc khi bố trí khoảng không gian
vận động cho người vận hành. Trong quá trình công việc, con người có thể làm việc cố định ở một
vị trí hay thường xuyên thay đổi vị trí. Tuy vậy bất cứ ở đâu, yêu cầu phải đạt được đối với khoảng
không gian vận động là: Bố trí sao cho việc hực hiện các động tác được dễ dàng, chính xác không
gặp trở ngại. Tư thế làm việc thoải mái để không bị tổn hao năng lượng vô ích, không bị ức chế,
làm việc được trong khoảng thời gian lâu dài với năng xuất cao.
+ Cần nghiên cứu những vấn đề sau khi bố trí khoảng không gian vận động:
. *Vấn đề bố trí nơi làm việc Hiệu suất và chất lượng lao động, sự an toàn và thuận tiện trong
lao động phụ thuộc rất nhiều vào việc bố trí sắp đặt hợp lý chỗ làm việc đòi hỏi ít nhất ba khía
cạnh lớn. Đó là: Sự thiết kế thiết bị kỹ thuật; Thiết kế không gian lao động phù hợp với những số
liệu nhân trắc (các kích thước tĩnh và động của cơ thể con người); Sự bố trí tối ưu các thiết bị cơ
bản, thiết bị phụ trợ, các bán thành phẩm và các thành phẩm.
Trong khi thiết kế và xây dựng thiết bị kỹ thuật, xây dựng không gian lao động và bố trí
các nhân tố cơ bản cũng như các nhân tố phụ ở chỗ làm việc, cần tôn trọng một số yêu cầu chung
sau đây:
- Đảm bảo mọi điều kiện để con người làm việc trong một tư thế phù hợp để duy trì được
khả năng lao động và tránh được những ảnh hưởng có hại.
- Đảm bảo các khả năng thay đổi tư thế trong quá trình làm việc.
- Ấn định không gian làm việc, bố trí các dụng cụ chỉ báo và các bộ phận điều khiển trong
phạm vi các vùng thị giác và vùng hoạt động của tay được xác định bằng các chỉ số đo đạc.
- Bố trí có phân biệt các cái chỉ báo, các bộ phận điều khiển và các dụng cụ ở bên trong
cùng làm việc: bình thường hay tối đa, hay ở phía ngoài những vùng này. Việc bố trí này phụ thuộc
vào các đặc điểm tri giác, nhân trắc và cơ chế sinh học của con người, đồng thời còn phụ thuộc
vào các đặc điểm chức năng của các yếu tố chỉ báo, các bộ phận điều khiển.
- Sự phân bố các dụng cụ, các bộ phận điều khiển cho các chi sẽ phụ thuộc vào các yêu cầu
về tốc độ, chính xác và lực tác động của vận động thực hiện. Những bộ phận điều khiển yêu cầu
độ chính xác và một lực tác động từ 14 - 18 kg có thể phân cho tay, còn những bộ phận điều khiển
yêu cầu một lực lớn tới 27 kg thì nên phân cho chân. Nếu vượt quá các giá trị này sẽ có hậu quả
tiêu cực cho độ chính xác và sức khỏe của công nhân.
- Bố trí các bộ phân điều khiển, các dụng cụ, các vật liệu cần đảm bảo sao cho mỗi vận
động sẽ được kết thúc trong một tư thế thuận lợi cho việc thực hiện một vận động tiếp theo.
- Bố trí các thiết bị kỹ thuật, dụng cụ, phương tiện đo đạc, các vật liệu, tư liệu kỹ thuật ở
những nơi cố định, thường xuyên và càng gần người công nhân càng tốt để giảm bớt khoảng cách
phải dịch chuyển trong quá trình thực hiện các thao tác.
- Tối ưu hóa các mối quan hệ giữa các vị trí làm việc và làm giảm nhẹ việc chuyển các đối
tượng lao động từ chỗ này sang chỗ khác.
* Về tư thế lúc làm việc, người ta thấy rằng, một tư thế làm việc không phù hợp do cấu tạo
sai của máy móc sẽ làm giảm năng suất lao động và làm xuất hiện sự mệt mỏi ở công nhân và có
thể dẫn đến giới hạn của bệnh lý. Cấu tạo sai của máy có thể hiện ở chỗ: máy quá cao hoặc quá
thấp; bố trí các bộ phận khởi động, dừng và điều chỉnh ở vị trí quá thấp hoặc quá cao. Tương tự,
cả chiều sâu của mặt phẳng làm việc cũng rất quan trọng. Việc điều khiên ở một khoảng cách lớn
so với thân người buộc người công nhân phải cúi xuống ở từng thao tác. Nếu thêm vào đó, công
nhân còn phải nâng một vật nặng hoặc phải áp dụng những lực khá lớn thì dần dần sẽ dẫn đến
những chấn thương về cột sống. Để tránh những hậu quả xấu này, người ta yêu cầu phải sử dụng
một tư thế làm việc bình thường do vậy sẽ loại trừ được những tư thế cúi liên tục hoặc phải gập
lưng trong khoảng thời gian dài, làm giảm tối thiểu vận động nâng đồng thời tránh được những cố
gắng ở dạng tĩnh và bất động của cơ thể trong một thời gian dài hơn.
Tư thế làm việc bình thường là tư thế trong đó người công nhân cúi người về phía trước
nhiều nhất là 10 – 15 độ mà không ngửa ra sau hoặc nghiêng sang một bên. Nếu như khi ngồi,
trương lực của cơ bằng một đơn vị thì khi đứng thẳng, trương lực cáo tăng lên 1,6 lần trong trường
hợp ngồi cúi: là 4 lần; còn trong trường hợp đứng cúi là 10 lần.
Tư thế ngồi là tư thế tốt hơn so với tất cả các tư thế khác do những nguyên nhân làm giảm
sự mệt mỏi, do đó, công nhân có thể làm việc bằng hai tay, hai chân trong một khoảng thời gian
dài hơn; làm tăng tính ổn định và tính cân bằng của cơ thể; tạo điều kiện hành động đồng thời hoặc
kế tiếp nhau đối với nhiều bộ phận điều khiển bằng chân. Tư thế ngồi nên được áp dụng cho những
công việc đòi hỏi một lực tới 5 kg, tính chính xác cao, thao tác bằng hai tay và hai chân với nhịp
độ chậm và biên độ của vận động tương đối nhỏ.
Tư thế đứng nên sử dụng trong những công việc đòi hỏi một số lượng khá lớn các vận động
mà biệ độ của nó vượt quá một mét trong mặt phẳng chính diện và 30 cm trong chiều sâu; kích
thước của các bộ phận điều khiển tương đối lớn, lực áp dụng lớn (10-20 kg), không gian bố trí các
bộ phận điều khiển và các cái chỉ báo là rộng, do vậy có khả năng thay đổi tư thế trong quá trình
làm việc.
Tư thế hỗ hợp (đứng và ngồi) có tác dụng giúp công nhân thay đổi tư thế làm việc trong
từng khoảng thời gian. Tư thế này được áp dụng cho những công việc đòi hỏi tác động một lực
khoảng 5-10 kg cho những công việc mang tính ngăn ngừa và giám sát theo dõi.
Việc quyết định lựa chọn một tư thế làm việc cho một trường hợp cụ thể là điều rất quan
trọng vì người ta sẽ căn cứ vào đó để xác định các kích thước của mặt phằng làm việc: theo chiều
cao (chiều cao của măt phẳng làm việc), theo chiều ngang (chiều rộng của mặt phẳng chính diện),
và theo chiều sâu. Các tư thế lao động của người vận hành: Đứng, ngồi, Kết hợp đứng ngồi, các
tư thế đặc biệt. Ví dụ:Với lực từ 5kg trở xuống: tư thế ngồi là thích hợp; Với lực từ 5kg đến 10kg:
tư thế phối hợp đứng - ngồi là thích hợp; Với lực từ 10kg đến 20 kg: tư thế đứng là thích hợp; Với
những việc cần độ chính xác cao, có thể thực hiện bằng hai tay nên dùng tư thế làm việc ngồi; Khi
thực hiện những công việc mang tính dự phòng và chăm sóc thiết bị thì tư thế làm việc đứng –
ngồi là thích hợp. Nếu tư thế đứng chúng ta chú ý đến chiều tay với ngang, chiều cao cơ thể, chiều
cao tới mắt – tay – vai – khuỷu, chiều dài khuỷu vai- tay – khuỷu ngón tay của thao tác viên. Nếu
tư thế ngồi chúng ta phải chú ý đến chiều rộng vai, khoảng cách hai khuỷu tay, chiều rộng mông,
chiều cao ngồi, chiều cao ghế đến mắt – đến khuỷu – mặt đất và chiều cao đầu gối tới đất của thao
tác viên để bố trí chi tiết và thiết kế máy sao cho nó tạo ra mtj phẳng làm việc tối ưu- tối đa cho
việc thực hiện thao tác điều khiển.
* Vùng làm việc.
Độ tự do trong vận động của các chị trên và chi dưới, những đặc điểm cơ bản của vận động
(tốc độ, tính chính xác, cường độ) sẽ quy định các vùng làm việc tối đa và tối ưu. Trên mặt phẳng
ngang, vùng tối đa được tính bằng vận động của toàn bộ cánh tay (ngón tay, cổ tay, cẳng tay, cánh
tay) mà không vặn người (Hình 23,24 ).Vùng bình thường được tính bằng vận động của cổ tay và
cẳng tay cũng là vùng thuận tiện nhất trong hoạt động lao động.Trên mặt phẳng đứng, các vùng
làm việc phụ thuộc vào chiều cao của từng công nhân. Người ta đã xác định ba vùng tối đa được
trình bày bằng những cung trong (đối với mỗi tay). Đường kính của cung (của vùng) nhỏ là 88,39
cm; của cung trung bình là 110,49 cm và của cung lớn là 153,40 cm
Nhìn chung, các chi áp dụng lực cùng với các phần khác nhau của cơ thể (thường thì dùng
trọng lượng của cả cơ thể). Nhưng sự chuyển động của toàn bộ cơ thể lại không nên khuyến khích
(cúi, vặn thân người). Vì vậy, trong khi bố trí nơi làm việc, người ta chỉ lưu ý đến vận động của
các chị. Các lực mà tứ chi áp dụng phụ thuộc vào nhiều yếu tố: tư thế của cơ thể, chiều cao cần
thực hiện vận động hướng và khoảng cách của các vận động, các góc co, thời gian hành động, giới
tính, lứa tuổi, chi cần thực hiện thoa tác v.v… Chẳng hạn, lực đẩy hay lực kéo tối đa có thể đạt
được ở một khoảng cách rất ngắn, khẳng 7,62 cm và ở chiều cao của vai. Lực ấn tối đa lên một
bằn đạp có thể đạt được cả bằng cách sử dụng gót chân, lẫn mũi chân. Người ta nhận thấy, lực tối
đa của một người có thể đạt được là ở vào khoảng 25 tuổi. Ở đàn ông 60 tuổi, lực này giảm đi 15%
(so với đàn ông ở tuổi 25).
Theo các nhà nghiên cứu, độ chính xác của vận động phụ thuộc vào hàng loạt yếu tố. Cụ
thể là: Các vận động của tay chính xác hơn so vơi các vận động của chân. Trong các thao tác yêu
cầu vận động chính xác, tinh tế, nên sử dụng tay, còn chân sẽ dành cho các vận động thô và với
mục địch tránh cho tay bị quá sực. Tay phải thực hiện động tác chính xác hơn tay trái. Mặt phẳng
làm việc ở tầm khuỷu tay đảm bảo một độ chính xác lớn hơn của tay. Độ chính xác sẽ bị giảm đi
khi khoảng cách đối với cơ thể tăng lên. Những vận động được kiểm tra bằng mắt (thị giác) sẽ
chính xác hơn nhiều.
*Kích thước của không gian làm việc
Trong việc xác định kích thước của không gian lao động, cần lưu ý đến nhiều yếu tố như:
kích thước của các thiết bị kỹ thuật cơ bản và phụ trợ; kích thước tĩnh của co thể người và kích
thước chức năng (trong vận đông): vùng an toàn (người công nhân tại một vị trí làm việc nhất định
không được làm cản trở đến những công nhân khác hoặc không bị những công nhân khác cản trở
khi đang làm việc). Tiết diện cần thiết của các máy công cụ là tùy thuộc vào độ lớn của chúng.
Về vấn đề kích thước của không gian lao động tối ưu đối với mỗi công nhân, các nghiên
cứu cho thấy các kích thước đó phải lớn hơn những kích thước đo đạc của cơ thể người, bởi vì
người công nhân phải được dành một khoảng không gian để di chuyển xung quanh máy (giám sát
sự vận hành của máy tại những điểm nhất định, bảo dưỡng máy v.v…) không gian để thay đổi tư
thế làm việc và một “không gian tâm lý”. Không gian này phải đủ lớn nhưng không được làm ảnh
hưởng đến độ lớn không gian của một vị trí làm việc nhất định. Chẳng hạn, người công nhân phải
có điều kiện nhìn ra một khoảng không gian tương đối rộng từ một vị trí để không có cảm giác bị
tách biệt. Điều này có thể thực hiện bằng cách không đóng kín không gian lao động.
Đối với những hoạt động hành chính, thường thấy phổ biến nhất là nhwuxng phòng rộng
trong đó không gian đưuọc sử dụng là khoảng 80% so với những phòng nhỏ (chỉ 50%). Trong các
phòng lớn có thể taaoj trung nhiều chỗ làm việc như nhau và điều này có nhiều ưu điểm: sự uyển
chuyển trong việc di chuyển chỗ làm việc; tăng tính linh hoạt; tăng khả năng phân chia một cách
hợp lý các phòng; tăng khẳ năng hoàn thiện mặt thông tin, giao tiếp do giảm bớt một cách tối thiểu
các chu trình… Tuy nhiên, ở loại hình hoạt động này người ta nhận thấy rất rõ cá nhân có nhu cầu
về một không gian tâm lý riêng.
Nhưng, có những loại hoạt động như lắp ráp, thiết kế, duy trì, bảo dưỡng v.v.. trong đó
kích thước không gian của một số vị trí làm việc đạt tới hạn. MẶc dù theo tính chất của các công
việc này thì không gian lao động là rất hẹp, nhưng, trong khi thiết kế cần lưu ý để không gian lao
động là rất hẹo, nhưng trong khi thiết kế cần lưu ý để không gian lao động tối thiểu phải phù hợp
với các số liệu nhân trắc.
* Bố trí các yếu tố cơ bản và phụ trợ ở nơi làm việc
Cùng với những vấn đề khác, việc tổ chức lao động một cách hợp lý đòi hỏi phải giảm bớt
những di chuyển không có lợi cho công nhân đang trong quá trình thực hiện các thao tác sản xuất.
Bì vậy, ở nơi làm việc, ngoài thiết bị kỹ thuật, cần phải xem xét tất cả những yếu tố cần thiết, như:
các bộ phận điều khiển, các dụng cụ đo dạc tính toàn, các thành phẩm v.v… cùng với các vật dụng
để đựng các đồ vật nói trên. Việc đặt tất cả các yếu tố này vào một nơi nhất định cần phải được
làm như thế nào đó để có thể: Làm dễ dàng cho việc nhận và chuyển các đối tượng lao động; Làm
giảm cường độ, không gian và thời gian di chuyển; Đảm bảo sự liên tục tối ưu của các vận động;
Tất nhiên, đó chỉ là những nguyên tắc chung của việc bố trí, còn các cách cụ thể thì rất phức tạp
do sự phong phú và rất đa dạng của chỗ làm việc. Điều này làm cho khó có thể đưa ra những giải
pháp cụ thể, riêng cho từng trường hợp.
Trên đây đã đề cập một số kết quả và yêu cầu khi thiết kế, bố trí sắp xếp các bộ phận chỉ báo,
điều khiển cũng như vấn đề khoảng không gian vận động trên cơ sở những đặc điểm tâm lý của
người vận hành, hợp lý hóa trường vận động của nơi làm việc. Từ đó làm cơ sở cho việc thiết kế,
cải tạo các trang thiết bị máy móc. Các kết quả trên còn là tiền đề lý luận giúp đội ngũ giáo viên
giảng dạy kỹ thuật, hướng dẫn thực hành biết đánh giá những cái đã có trong kỹ thuật như máy
móc, thiết bị, các khí cụ, dụng cụ làm việc....vv. tiến hành tổ chức giảng dạy, thực tập một cách
khoa học, uốn nắn các thao động tác lao đọng, hướng dẫn cho học sinh luyện tập, khắc phục được
những sai lầm xảy ra trong thực hành vafhanj chế những sự cố gây mất an toàn lao động, giúp giáo
viên trong việc cải tiến, chế tạo các phương tiện luyện tập và đồ dùng dạy học đặc biệt kích thích
suy nghĩ sáng tạo, hoàn thiện và sửa chữa những máy móc thiết bị, đồ dùng đã cũ.
1.2.2. CÁC SỰ CỐ, HƯ HỎNG TRONG LAO ĐỘNG VÀ NGĂN NGỪA CÁC HÀNH
ĐỘNG SAI LẦM TRONG QUÁ TRÌNH LAO ĐỘNG
a. Các sự cố, hư hỏng và hành động sai lầm trong quá trình lao động
Trong quá trình lao động, con người tác động vào đối tượng lao động thông qua công cụ
lao động. Do đó các sự cố, tai nạn xảy ra thường xuất hiện giữa các mối quan hệ: Con người- công
cụ lao động – đối tượng lao động. (Hình 29). Trong lao động của các thao tác viên có thể có sự
cố, hỏng hóc, sai lầm và tai nạn. Nguyên nhân của chúng có thể do người, máy móc và môi trường
gây ra. Vì vậy chủ thể phải chú ý suy nghĩ mà tìm ra nguyên nhân để ngăn ngừa chúng thông qua
các hoạt động tư duy kỹ thuật sáng tạo

Con người

Công cụ Đối tượng

lao động lao động


Hình 25 . Mối quan hệ: Con người- công cụ lao động – đối tượng lao động.
* Tình huống có sự cố: Là những trở ngại đối với các điều kiện hoạt động lao động làm cho ta
không tiếp tục thực hiện được công việc như đã định, sinh nguy cơ tai nạn, trục trặc, hỏng hóc cho
người, công cụ và công việc. Tình huống có sự cố có thể xuất phát từ :
- Công cụ lao động, đối tượng lao động, do nhiều nguyên nhân: Máy hỏng
- Từ phía người lao động : Vô ý, mệt mỏi, trình độ chuyên môn…
- Môi trường lao động : Tiếng ồn, rung động, ánh sáng, nhiệt độ…
Có thể đề phòng các sự cố bằng các phương pháp: Phân tích: Nghiên cứu các sự cố cụ thể; Thống
kê: Tìm hiểu sự lặp lại của các sự cố tương tự; Thực nghiệm: Mô hình hoá các tình huống có sự cố
trong điều kiện tự nhiên hoặc trong phòng thí nghiệm. Biện pháp hữu hiệu là thay đổi trang thiết
bị kỹ thuật nhằm đảm bảo an toàn lao động và nâng cao trình độ người lao động.
Do việc áp dụng chương trình kỹ thuật riêng cho từng hệ thống nhất định mà các thành tố của
nó (người, máy, môi trường) có những mối quan hệ với nhau, tùy thuộc vào mục đích đặt ra (tức
đầu ra của hệ thống). Sự tác động qua lại giữa các thành tố thể hiện sự vận hành của hệ thống. Có
hai loại lớn các chỉ số, mà nhờ đó có thể xác định được chất lượng vận hành của hệ thống. Đó là:
a) Các chỉ số trực tiếp (hậu quả trực tiếp của một hành động hay một sự tác động qua lại)
b) Các chỉ sổ gián tiếp (các hậu quả phụ).
Hiển nhiên là, tiêu chi để xác định các chỉ số này là rất khác nhau: kỹ thuật, công nghệ,
kinh tế, con người vv…Dựa vào các chỉ số vừa nêu, có thể xác định được hệ thống đang vận hành
bình thường hay không bình thường (lệch lạc nhiều hay ít so với các tiêu chuẩn đã định sẵn). Trong
các trường hợp thứ hai sẽ có sự trục trặc. Theo quan điểm hệ thống thì sự trục trặc là một hiện
tượng không mong muốn, có tính chất và nguồn gốc phức tạp. Bất cứ một sự trục trặc nào cũng có
những nguyên nhân và hậu quả nhất định. Tuy nhiên, khái niệm trục trặc chỉ là tương đối. Xét
dưới góc độ hậu quả của nó, một hiện tượng đột biến có thể được coi là một sự trục trặc. Còn xét
dưới góc độ các nguyên nhân hay nguồn gốc của nó, sự trục trặc đó có thể là hậu quả của một sự
trục trặc khác, mà đến lượt nó lại do những nguyên nhân khác gây ra. Ở đây, căn cứ vào hậu quả
ít nhiều nghiêm trọng của sự trục trặc trong hệ thống mà có thể có: sự cố và tai nạn.
Tai nạn là một đầu ra không mong muốn của hệ thống, là một chỉ số hoặc một dấu hiệu
của sự trục trặc trong hệ thống, do đó là một hiện tượng có nguồn gốc phức tạp, do nhiều yếu tố
và nguyên nhân gây ra. Tại nạn có thể là hậu quả trực tiếp của sự trục trặc nhưng cũng có thể là
hậu quả gián tiếp hơn (được tách ra từ một số lượng ít hoặc nhiều các rối loạn hoặc sự vận hành
không bình thường).
Sự cố là một chỉ số khác của sự trục trặc và khác với tai nạn ở chỗ có thể quy định một
hoạt động đền bù (bổ sung). Nếu hoạt động này không phù hợp có thể gây ra một sự cố khác hay
thậm chí là tai nạn. Khi phân tích nguyên nhân gây ra các sự cố, gây hư hỏng hay chấn thương cho
công nhân hoặc gây ra những điều bất hạnh, nhìn chung có thể quy về hai loại nhân tố:“con người”
và“ máy móc”. Người công nhân vi phạm các nguyên tắc sử dụng các thiết bị, công cụ kỹ thuật,
coi thường các nguyên tắc an toàn lao động. Nếu vì thế mà gây ra các tình huống , sự cố hay các
bất hạnh thì rõ ràng điều đó là lỗi của họ. Nhưng mặt khác, có thể có những sự cố xuất hiện do
những khiếm khuyết không thấy đươc của máy móc, do sự không hoàn thiện của quá trình thông
tin, có nghĩa là do những nguyên nhân không phụ thuộc vào bản thân người công nhân. Nhưng
nếu xếp nguyên nhân đó vào loại những nhân tố “máy móc” thì cũng không hoàn toàn đúng. Bởi
vì chính việc chế tạo máy móc, xây dựng các quy trình sản xuất, cũng như bất kỳ đối tượng nào
của môi trường vật chất xung quanh người công nhân và việc chăm sóc các thiết bị, lắp ráp và sửa
chữa đều là do con người thực hiện. Cho nên, khó có thể nói đến những nguyên nhân thuần túy
máy móc trong các trường hợp bất hạnh. Từ đây, có thể thấy vai trò của tâm lý học lao động trong
việc tạo ra những điều kiện an toàn lao động là rất quan trọng. Ở đây vai trò của nhà tâm lí học
còn thực sự quan trọng do những trường hợp bất hạnh không phải xẩy ra với tất cả mọi người và
không phải bao giờ cũng xẩy ra.
+ Những sự khác biệt cá nhân: Những trường hợp bất hạnh không phải xảy ra với tất cả mọi công
nhân. Trong thực tế đơn vị công nghiệp nào cũng có công nhân không phạm sai lầm trong quá
trình lao động, đồng thời cũng có những nhóm công nhân mắc phải những sự cố ở những mức độ
khác nhau.
Giới tính. giữa nam và nữa công nhân. Có nhiều tài liệu chứng tỏ rằng có sự phân phối không
đồng đều các trường hợp giữa nam và nữa công nhân. Các nhà tâm lí học Hung ga ri – I.Balintơ
và M.Murani đã tiến hành thống kê trong sản xuất và thấy rằng: năm 1960, cứ trên 1000 công nhân
nam thì xảy ra 71.9 trường hợp bất hạnh, còn trên 1000 công nhân nữa thì có 41.9 trường hợp.
Sang năm sau, tương quan đó thực thế không bị thay đổi (70, 7 và 38, 8).
Kinh nghiệm nghề nghiệp. Sự xuất hiện các trường hợp bất hạnh còn phụ thuộc ở một mật độ
nhất định vào kinh nghiệm nghề nghiệp và thâm niên công tác theo chuyên môn. Các tác giả trên
nhận thấy rằng: năm 1960 có 41.5% trường hợp bất hạnh trong sản xuất đã xảy ra ở những công
nhân có thâm niên nghề nghiệp dưới 1 năm. Năm 1961 cũng ở các công nhân đó xảy ra 37.7%
trường hợp bất hạnh.
Lứa tuổi của công nhân. Có nhiều tài liệu còn chứng tỏ rằng có sự phụ thuộc của tần số xuất hiện
các trường hợp bất hạnh vào lứa tuổi của công nhân. Người ta thấy rằng, trong nhưng điều kiện
ngang bằng vững chắc, thì công nhân trẻ thường chịu những trường hợp bất hạnh nhiều hơn. Theo
tài liệu hội đồng an toàn quốc gia Mỹ, thì những người lái ô tô dưới 25 tuổi chịu khả năng gặp
trường hợp bất hạnh gấy 2 lần so với người lái ô tô trên 25 tuổi.
Sự phụ thuộc này không chỉ giải thích bằng sự thăng lên của kinh nghiệm nghề nghiệp. thông
thường, theo lứa tuổi, sự trưởng thành nhân cách cũng tăng lên. Con người trở lên chín chắn hơn,
tinh thần trách nhiệm đối với những kết quả lao động cũng như đối với sức khỏe của bản thân cũng
được nâng cao. Khi cần phải đối mặt với nguy hiểm. Những người lớn tuổi, có kinh nghiệm sống
nhiều hơn sẽ hành động bình tĩnh hơn và tự tin hơn.
Sự phân thích trên đây khiến ta phải đề cập tới nhân cách của người công nhân. Trước hết
cần nói đến xu hướng nghề nghiệp. Trong thực tế không loại trừ trường hợp là, sự không hứng thú
với hoạt động nghề nghiệp là một trong những nguyên nhân gây ra các trường hợp bất hạnh. Những
công nhân có hứng thú mạnh mẽ và ổn định đối với nghề nghiệp ít gặp sự cố hơn so với những
công nhân không thích nghề nủa mình lắm hoặc hoàn toàn không thích.
Năng lực chuyên môn có ý nghĩa quan trọng về mặt an toàn lao động. Mỗi người, tùy thuộc vào
mức độ phát triển của năng lực nhất định của bản thân mà có thể chịu những sự cố ngay trong hoạt
động nghề nghiệp cụ thể nào đó.
Những nét tính cách của công nhân cũng có thể quyết định sự an toàn lao động. Có một số nghề
nghiệp đòi hỏi rất nhiều ở người công nhân tính cân bằng, sự vững chắc của cảm xúc, kỹ năng
hành động trong tình huống căng thẳng.
Việc tính đến các khác biệt cá nhân có một ý nghĩa to lớn trong sự tạo ra các sự kiện an toàn lao
động. tuy nhiên, những trường hợp bất hạnh không phải lúc nào cũng xảy ra. Điều đó có nghĩa là,
cần tìm kiếm nhân tố gây ra các trường hợp bất hạnh trong một thời gian nào đó, có thể là một thời
gian nhất định đối với chúng. Nói cách khác, cần nắm được những giá trị để giải thích: tại sao
trường hợp bất hạnh lai xảy ra ở chính thời điểm này, mà không xảy ra sớm hơn hay muộn hơn
* Hành động sai lầm: Là hành động không mang lại kết quả theo mục đích con người đã đặt ra.
Nguyên nhân gây ra hành động sai lầm: Khó khăn trong chuyên môn: Sự nặng nhọc quá sức của
công việc; Sự phức tạp của các thao động tác; Sự khó khăn trong việc phối hợp các thao động tác;
Yêu cầu của việc tăng tốc độ và độ chính xác hành động; Thiếu khả năng tính đến kết quả của
hành động thực hiện. Đặc điểm của cá nhân: Hậu quả của việc đào tạo, thiếu hụt những tri thức,
kỹ năng, kỹ xảo cần thiết; Sự không tương ứng giữa phẩm chất tâm lý cá nhân với yêu cầu của
hoạt động lao động; Tính lơ là, vô kỷ luật; Sự giảm năng lực làm việc tạm thời (đau ốm, mệt mỏi,
điều kiện lao động,...); Qui luật của việc hình thành kỹ xảo.
+ Các dạng sai lầm:
Sai lầm ngẫu nhiên: Xảy ra bất ngờ, khó tính trước, do những cản trở ngẫu nhiên, cảm xúc
mềm yếu nảy sinh (tiếng ồn ào, bụi bặm, mệt mỏi, lo âu,...). Biện pháp khắc phục: Giáo dục ý
thức trách nhiệm với công việc; Giáo dục sự chú ý, hứng thú với kết quả hành động,...
Sai lầm tạm thời: Xảy ra khi bắt đầu nắm hành động sản xuất nào đó, do biểu tượng về
công việc chưa rõ ràng, chưa hiểu biết về kỹ thuật và qui tắc thực hiện hành động, thiếu những
kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo cần thiết. Biện pháp khắc phục: Giải thích, hình thành biểu tượng rõ
ràng về hành động sẽ thực hiện; Hướng dẫn cách tự kiểm tra các thao động tác.
Sai lầm theo chu kỳ: Những sai lầm giống nhau được lặp lại ở những công việc tương tự
sau những khoảng thời gian nhất định, do sự căng thẳng cao độ, sự tổn thương về mặt cảm xúc, sự
quá mệt mỏi, tâm trạng chán nản, sức khoẻ sút kém. Biện pháp khắc phục: Củng cố lòng tự tin và
khắc phục sự quá tự tin, tính lơ là; Ngăn chặn việc nảy sinh sự căng thẳng, mệt mỏi.
Sai lầm vững chắc: Những sai lầm thường xuyên biểu hiện dưới một hình thức giống nhau,
kìm hãm việc nắm các hành động sản xuất, do không có năng lực thực hiện hành động, không phát
hiện kịp thời các sai lầm, biện pháp không hợp lý, sự căng thẳng kéo đài và sự can thiệp của kỹ
xảo. Biện pháp khắc phục: Theo dõi kỹ học sinh khi nắm những động tác mới; Hướng dẫn để học
sinh tự phân tích, tìm ra nguyen nhân và biện pháp khắc phục; Sữa chữa hành động không đúng
ngay từ đầu; Nâng cao tinh thần trách nhiệm với công việc.
Sai lầm do thói quen: Biểu hiện trong sự thực hiện hàng ngày các hành động nào đó bằng
các phương pháp khác với phương pháp cần thiết cho một việc làm có kết quả tốt, do thói quen cũ
không phù hợp, tư thế không đúng trong lúc làm việc, việc cầm nắm các dụng cụ, vận động thừa,
sai,... Biện pháp khắc phục: So sánh giữa thói quen cũ với việc làm mới để phân biệt sự khác nhau
giữa chúng; Tự khắc phục dưới sự kiểm tra của giáo viên; Có sự nỗ lực ý chí và tự kiểm tra thường
xuyên của học sinh.
c. Ngăn ngừa các hành động sai lầm trong lao động sản xuất
Theo nhà nghiên cứu, đối với việc ngăn ngừa các tai nạn lao động. Cần lưu ý hai điểm cơ
bản:
- Vấn đề an toàn lao động cần được bao quát trong toàn hệ thống. Bởi vì sự tác động qua
lại giữa các thành tố sẽ làm cho bất cứ một thay đổi nào trong phạm vi của một thành tố cũng sẽ
gây ra những thay đổi trong toàn bộ hệ thống;
- Trong xí nghiệp công nghiệp bao giờ cũng có nhiều mức độ (xí nghiệp, các phân xưởng,
các tổ sản xuất, các vị trí công tác). Vì vậy cả việc chuẩn đoán lẫn việc ngăn ngừa đều phải tiến
hành một cách khác nhau.
Vấn đề an toàn lao động để cập tới nhiều khía cạnh, cho nên đòi hỏi công tác của nhà
chuyên môn thuộc những lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, yếu tố quan trọng nhất lại là bản thân
công nhân, là người tham gia một cách hữu hiệu và tích cực vào an toàn lao động cho mình và
thực hiện một sự tự bảo vệ. Với mục đích hoàn thiện tình trạng an toàn cho hệ thống, hành động
ngăn ngừa có thể được thể hiện thông qua một loạt biện pháp như: các quy tắc an toàn lao động,
giáo dục tuyên truyền, áp dụng các nguyên tắc công thái học. tổ chức phân công lao động hợp lý,
đào tạo tay nghề.
Các quy tắc an toàn lao động phải phù hợp với nhau và phù hợp với quy tắc khác trong
nhà máy, dễ ghi nhớ, rõ ràng và dễ hiểu đối với công nhân, nên sử dụng kết hợp với các hình vẽ.
Tuyên truyền là một biện pháp ngăn ngừa nhằm hình thành cho người công nhân một hành
vi phù hợp thông qua việc hình thành thái độ thức của họ (chứ khôn gphair những câu trả lời bằng
bảng an ket). Cái khóa ở đây là, những thói quen và các kỹ xảo không dễ dàng làm thay đổi chỉ
bằng cách thay đổi chỗ làm việc.
Thông tin đề cập đến những cách thức đối phó chắc chắn trước những tình huống nguy
hiểm trong khi thức hiện từng thao tác lao động. đề cấp đến mức độ an toàn xung quanh đó. Những
thông tin này sẽ được cung cấp cho công nhân cả giai đoạn hình thành nghề nghiệp lẫn ở tại nơi
làm việc của họ.
Đào tạo nghề nghiệp để có thế góp phần vào việc làm thay đổi hành vi nhằm năng cao an
toàn cho công nhân, việc đào tạo nghề nghiệp phải được tiến hành có kế hoạch và được kiểm tra
cẩn thận. Ở đây, không chỉ lưu ý hình thành tay nghề mà còn hình thành cả tháy độ đối với nghề
nghiệp. Đề ngăn ngừa các tai nạn lao động có thế xảy ra, việc đào tạo nghề nghiệp cần lưu ý một
số điểm sau:
-Thống nhất các mã thông tin, thông báo. Do các mã thông báo ở từng nhà máy là khác
nhau, cho nên bất cứ một công nhân nào mới được nhận vào làm việc cũng cần phải học mã để
tránh nhầm lẫn;
-Dạy tiến hành các thao tác phụ và các thao tác chính. Thường thì các thao tác phụ dễ gây
ra tai nạn lao động, vì vậy công nhân phải học để nắm các thao tác này tốt như đối với các thao tác
chính. Cũng cần lưu ý đến một điều là: con người thường có khuynh hướng xem nhẹ sự nguy hiểm
của tai nạn lao động;
- Học đón trước giúp công nhân có khả năng đón trước (nhìn thấy trước) các tính huống
nguy hiểm, nhằm giải quyết chúng một các nhanh chóng và hiệu quả, điều này giúp nâng cao an
toàn lao động;
- Hình thành các nhóm lao động dựa trên các chuẩn mực của nhóm;
-Hình thành thái độ trách nhiệm đối với an toàn lao động;
-Đảm bảo độ tin cậy của hệ thống.
Áp dụng các nguyên tắc của công thái học nhằm mục đích điều chỉnh một số khiếm
khuyết hoặc thiết lập các nhiệm vụ an toàn lao động cho máy ngay từ giai đoạn thiết kề (lắp đặt
các thiết bị an toàn, làm thiết bị phù hợp với các đặc điểm nhân trắc của người lao động) hoàn
thiện môi trường lao động: hoàn thiện việc bảo dưỡng máy móc và nơi làm việc. Các nguyên tắc
công thái học phải luôn luôn lưu ý tới những khả năng cũng như giới hạn của thao tác viên.
- Tổ chức lao động sẽ giúp xác định được các điều kiện tối ưu đề hệ thông vận hành tốt.
Cụ thể: hoàn thiện sự hợp tác giữa các đơn vị dịch vụ, hoàn thiện chương trình thông tin về an toàn
lao động; bố trí các vị trí làm việc phù hợp v.v…
Việc tạo ra những điều kiện an toàn lao động là kết quả sự nỗ lực các chuyên gia thuộc lĩnh vực
khác nhau và của bản thân công nhân.
CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Tổ chức lao động khoa học là gì? Cho biết nội dung chủ yếu của tâm lí học về tổ chức
lao động khoa học?
2. Không khí tâm lí là gì? Những yếu tố của không khí tâm lí?
3. Môi trường lao động là gì? Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lao động.
4. Chế độ lao động bao gồm những yếu tố gì? Hãy phân tích về mặt nội dung của nó
5. Hãy nêu sự cần thiết của sáng tạo kỹ thuật và quá trình sáng tạo kỹ thuật
6. Phân tích và trình bày các yêu cầu tâm lí đối với việc thiết kế và bố trí các bộ báo
hiệu, bảng điều khiển, những thiết bị (bộ phận) điều khiển và đối với khoảng không gian vận động.
7. Tìm một thiết bị hay một chiếc máy cụ thể nào đó có trang bị các bộ báo hiệu hay điều
khiển. Từ đó phân tích đánh giá sự hợp lý và chỉ ra sự bất hợp lý của chúng dựa vào các yêu cầu
đã đề cập.
8. Cho biết những yếu tố liên quan đến sự cố, hỏng hóc và hành động sai lầm trong quá
trình lao động?
9. Cho biết các lạo sai lầm (sự khác biệt giữa chúng), nguyên nhân và biện pháp để hạn
chế, khắc phục sai lầm trong lao động sản xuất.
10. Cần tạo những điều kiện gì để ngăn ngừa tai nạn lao động?
11. * Thảo luận:
- Các yếu tố tác động tới lao động nghề nghiệp
- Cơ sở của tổ chức chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lí(Sự mệt mỏi của người lao động,
Sức làm việc, Chế độ nghỉ giải lao)
BÀI TẬP THỰC HÀNH – THÍ NGHIỆM
Nội dung: Thiết kế các bài thí nghiệm đo tính đơn điệu, sự mệt mỏi, sức làm việc của con người.
Mục đích: Đo sự mệt mỏi, các trường hợp bất hạnh trong sản xuất và vấn đề an toàn lao động
Cách tiến hành:
- Mô tả thực nghiệm, tiêu chuẩn, các chỉ sô và thang đánh giá cho từng bài thí nghiệm.
- Sử dụng cá thiết bị và bài tập đo cho các bài thí nghiệm sau:
Bài 1. Thiết bị đo phản xạ trải rộng của cơ bắp
Bài 2. Đo khả năng xử lí ba tín hiệu:Ngôn ngữ, màu sắc, âm thanh
Bài 3. Kiểm tra sức nghe ở người
Bài 4. Sử dụng máy đo thính lực Starkey AA30 diagnostic audiometer
Bài 5. Sử dụng máy đo cường độ âm thanh Pigital sound level meters
Bài 6. Đo bộ máy âm ốc tai
Bài 7. Bài thí ngiệm ngưỡng nghe và ngưỡng phân biệt tần số ở người
Bài 8. Trắc nghiệm độ run tay, trắc nghiệm đo khả năng thực hiện các thao tác thủ công đòi hỏi
sự nhanh nhẹn.

You might also like