You are on page 1of 7

Câu 1:

1.Phân tích hiện tượng căng thẳng tâm lý nảy sinh trong hoạt động lao
động hiện nay?
a.Khái niệm căng thẳng tâm lý
Căng thẳng tâm lý là trạng thái tâm lý của người lao động xuất hiện dưới
ảnh hưởng của các yếu tố môi trường lao động, tuỳ thuộc vào mức độ căng
thẳng mà nó có thể ảnh hưởng tích cực hoặc tiêu cực tới hiệu quả của người
lao động.
Căn cứ vào mức độ căng thẳng, người ta phân chia trạng thái căng thẳng
tâm lý ra làm ba loại:
+ Căng thẳng ở mức độ ôn hoà (mức độ cho phép)
+ Căng thẳng ở mức cực trị (trạng thái căng thẳng quá ngưỡng - stress)
+ Trạng thái trầm uất, đình trệ
b. Các hình thức biểu hiện hành vi của người lao động trong trạng
thái căng thẳng tâm lí
Tuỳ thuộc vào thời gian, cường độ căng thẳng. Trong trạng thái căng thẳng
quá ngưỡng, có những thay đổi về các quá trình sinh lí, sinh hoá như: sự thay
đổi nhịp tim, nhịp hô hấp, nhu cầu ôxy, thay đổi trong quá trình trao đổi
chất... đặc biệt là sự thay đổi trong hành vi, cử chỉ, giọng nói và hành động.
Sự căng thẳng tâm lí có những hình thức biểu hiện khác nhau:
- Kiểu hành vi căng thẳng: Có biểu hiện ở sự kìm hãm hoạt động chung,
thao tác trở nên cứng nhắc, chậm chạp, gò bó, biểu hiện sự căng thẳng trên
nét mặt, có thể vẫn thực hiện được hành động nhưng kém hiệu quả, hay mắc
lỗi, nhầm lẫn, hay quên thông tin cần thiết.
- Kiểu hành vi nhút nhát: Có sự né tránh công việc, đặc biệt là những công
việc phức tạp, công việc có nguy cơ nguy hiểm cao, cảm xúc sợ hãi chiếm ưu
thế. Người lao động thực hiện công việc một cách thụ động, theo thói quen,
bản năng tự vệ, tìm cách từ chối không tham gia vào công việc và để tránh sự
phiền hà, rắc rối.
- Kiểu hành vi ức chế: Sự căng thẳng tâm lí làm cho con người đờ ra,
không còn khả năng vận động, hành động nữa, sự khiếp sợ đến tận cùng,
thậm chí không thể kêu được thành tiếng, tư thế bất động hoàn toàn.
- Kiểu hành vi hung hãn: Sự căng thẳng tâm lí trong trường hợp này đẩy con
người vào trạng thái bị kích động, người lao động không kiểm soát được
hành vi, vận động đột ngột, sự đẩy nhanh tốc độ khẩn trương vội vã, khuynh
hướng mau mau thoát khỏi sự nguy hiểm càng nhanh càng tốt, sự la hét, kích
động, hành động cuống cuồng, sự khiếp đảm có thể dẫn đến sự hoảng loạn
(một trạng thái tâm lí của nhóm).
Với kiểu hành vi hung hãn trong trạng thái căng thẳng quá ngưỡng, rất dễ gặp
nguy hiểm, bởi nó dễ dàng làm lây lan sang người khác, như là một thứ bệnh
dịch, xâm chiếm đột ngột hầu như toàn thể đám đông, “truyền nhiễm” cho họ
tinh thần cho rằng không tài nào thoát khỏi nguy hiểm. Hoảng loạn cũng như
khiếp sợ phòng trước dễ hơn là ngăn lại.
- Kiểu hành vi tiến bộ: Sự căng thẳng tâm lí không làm thay đổi các quá trình
tâm lí, sinh lí. Họ là những người có năng lực, có động cơ làm việc đúng đắn,
là người dũng cảm, kiên cường. Khi có sự cố, tai nạn, họ bình tĩnh, sáng suốt
tìm ra cách giải quyết kịp thời, hơn nữa họ còn đóng vai trò chỉ huy, hướng
dẫn, trấn an tinh thần cho mọi người.
=> Trong trạng thái căng thẳng quá ngưỡng người lao động có những thay
đổi mạnh mẽ ở các phản ứng tâm sinh lý của cơ thể. Stress xuất hiện như các
thông tin chỉ báo dấu hiệu cơ thể cần có sự nghỉ ngơi, phục hồi sức lực để
tránh sự phá hủy. Trong lao động, stress vừa có ý nghĩa tích cực, vừa có ý
nghĩa tiêu cực.
- Mặt tích cực của stress: Stress xuất hiện như sự báo động, phản ứng huy
động sức đề kháng và khả năng thích nghi của cơ thể tăng lên. Ảnh hưởng
của stress đã làm cho người lao động có những phản ứng theo chiều hướng
đáp ứng thích nghi tốt hơn, nghĩa là làm cho họ phát triển hoàn thiện hơn.
Theo H. Seley, cuộc sống không thể thiếu stress, nếu không có stress thì có
thể dẫn đến cái chết. Trong xã hội hiện đại, khả năng chịu áp lực của người
lao động cũng là một chỉ số về năng lực nghề nghiệp.
- Mặt tiêu cực của stress: Nếu stress quá mạnh, hoặc kéo dài sẽ dẫn đến sự
rối loạn chức năng, cơ thể bị suy sụp, xuất hiện các rối loạn bệnh lý. Khi
đánh giá mức độ stress cần chú ý tới các đặc điểm sau:
• Cường độ: Mạnh hay yếu, cấp tính hay mãn tính.
• Tần số: Một lần hay tích tụ nhiều lần
• Thời gian tác động của stress
• Ý nghĩa thông tin của stress phụ thuộc vào những đặc điểm tâm lý của
chủ thể (nhận thức, thái độ, cảm xúc, quan điểm...) từ đó quy định sự phản
ứng của cơ thể đối với stress.
c. Nguyên nhân và biện pháp khắc phục sự căng thẳng quá ngưỡng
trong lao động
-Nguyên nhân gây căng thẳng quá ngưỡng:
Người ta chia ra làm 2 nhóm nguyên nhân dẫn đến sự căng thẳng quá ngưỡng
trong lao động:
+ Nhóm nguyên nhân sinh lí: Do lao động thể lực quá sức, điều kiện vệ sinh
môi trường không đảm bảo (nồng độ bụi cao, làm việc trong hầm lò, công
việc của người thợ lặn phải chịu áp lực của nước, công việc của người lái tàu,
lái xe, lái tàu thủy... dễ bị say xe, say xăng, say sóng...).
+ Nhóm nguyên nhân tâm lí: Chủ yếu là các yếu tố ảnh hưởng, gây áp lực
cho các quá trình tâm lí, như:
 Căng thẳng trí óc xuất hiện khi phải thực hiện công việc phức tạp,trọng,
đòi hỏi trách nhiệm cao, chỉ cần sơ suất một chút cũng có thể bị kỉ luật
hoặc dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.
 Căng thẳng trong lĩnh vực cảm giác, trí giác: Các tín hiệu không rõ
ràng, nhiều thông tin nhiễu, tiếng ồn lớn không phân biệt được âm
thanh quan trọng, màu sắc, ánh sáng mờ ảo khó phát hiện ra đối tượng,
khó tìm kiếm mục tiêu.
 Căng thẳng chú ý: Do phải di chuyển chú ý quá nhanh từ đối tượng này
sang đối tượng khác, công việc yêu cầu phải tập trung chú ý cao độ.
 Căng thẳng cảm xúc: điều kiện lao động chứa đựng nhiều yếu tố mâu
thuẫn, không khí lao động bí quan, chán nản, công việc kém hứng thú,
công việc có nguy cơ rủi ro cao, do mâu thuẫn động cơ.
 Căng thẳng do công việc đơn điệu, buồn tẻ, hậu quả của sự mệt mỏi.
 Căng thẳng do hoạt động trong điều kiện hạn chế giao tiếp, làm việc
một mình (trong một kíp bay, trên tàu vũ trụ, trong buồng máy...).
2.Ví dụ minh họa
Trong thời buổi dịch Côvid-19 diễn ra căng thẳng trên khắp đất nước. Các
lãnh đạo rất căng thẳng trong việc tìm ra những giải pháp phù hợp nhất để
hoạt động chữa trị cứu người, các bác sỹ liên tục nhận bệnh nhân từ khắp mọi
nơi, họ đối mặt với rủi do mắc bệnh đe dọa tính mạng, không có thời gian
thay quần áo thậm chí phải nhận các ca bệnh chuyển biến nặng rất phức tạp
họ áp lực chạy đua với thời gian với mạng sống của từng người, cơ thể mệt
mỏi phồng rộp do mặc đồ bảo hộ, luôn đứng trước căng thẳng các bệnh nhân
ra đi.
3 Biện pháp phòng ngừa và giảm stress
Mức độ, tính chất căng thẳng tâm lí phụ thuộc rất nhiều vào những phẩm chất
tâm lí cá nhân của người lao động, vào ý thức và thái độ tích cực cũng như
trách nhiệm của người lao động. Do vậy, đối với những loại công việc có
những yếu tố nguy hiểm, có những yếu tố bất lợi, nguy cơ rủi ro cao cần có
sự tuyển chọn trước về mặt tâm lí để phân công công việc cho phù hợp như:
Công việc của người lái máy bay, người lái tàu xe, nhà du hành vũ trụ, công
việc của những nhà thám hiểm...
Cần làm tốt công tác chuẩn bị về tinh thần, tư tưởng, giáo dục thái độ đúng
đắn, tinh thần trách nhiệm đối với công việc được giao. Khi người lao động ý
thức sâu sắc về nghĩa vụ và trách nhiệm của mình đối với tập thể, đối với xã
hội sẽ giúp người lao động khắc phục được những trở ngại trong lao động.
Nguyên nhân gây căng thẳng quá ngưỡng có thể thuộc vào yếu tố điều kiện
môi trường lao động, do vậy việc cải thiện điều kiện vệ sinh, môi trường làm
việc, khắc phục những yếu tố bởi lợi như tiếng ổn, độ bụi, chất độc hại, sự ô
nhiễm nguồn nước... cũng là một trong những biện pháp hạn chế bớt sự căng
thẳng không đáng có trong lao động.
Nếu mọi vấn đề về công tác tổ chức, sắp xếp trật tự, nề nếp trong lao động
mà đảm bảo được sự rõ ràng, rành mạch, đầy đủ, tất cả mọi thứ được sắp xếp
khoa học, chu đáo, từng người lao động biết mình phải làm gì và làm vào lúc
nào, trong hoàn cảnh nào thì trạng thái tiêu biểu của người lao động sẽ là tinh
thần hăng say, nhiệt tình công tác, năng lực làm việc cao, có lòng tin vững
chắc. Còn nếu công tác tổ chức kém, thiếu quy chế chặt chẽ, công việc chồng
chéo, làm việc không có giờ nghỉ, không có sự giải trí... sẽ dễ gây tâm trạng
bực bội, không thoả mãn, sự thiếu tin tưởng vào người lãnh đạo, sẽ làm nảy
sinh sự không hài lòng với người lãnh đạo, với tập thể và với chính công việc
của mình.
Luyện tập, củng cố sức khỏe cho người lao động cũng là biện pháp góp phần
hạ thấp sự căng thẳng tâm lý. Người lao động có sức khỏe tốt, được rèn luyện
thể lực ở mức độ cần thiết, họ sẽ có sức làm việc dẻo dai, bền bỉ. Căng thẳng
tâm lý có thể xuất phát từ nguyên nhân bệnh tật, đặc biệt khi người lao động
cảm thấy sức khỏe giảm sút mà không rõ nguyên nhân hoặc mắc các bệnh
hiểm nghèo, khi ấy thường xuất hiện những cảm xúc lo lắng thái quá, sự
khủng hoảng tinh thần do vậy cần quan tâm tới việc khám sức khỏe định kỳ
cho người lao động, sớm phát hiện bệnh để có biện pháp khắc phục kịp thời,
nhanh chóng phục hồi sức khỏe cho người lao động
Xây dựng không khí làm việc vui tươi, có sự quan hệ chặt chẽ, sự hợp tác
giúp đỡ lẫn nhau trong công việc, nâng cao hứng thú nghề nghiệp, khơi gợi
tình yêu, lòng tự hào nghề nghiệp... Chăm lo đến đời sống tinh thần, bộ mặt
văn hóa của lao động cũng là biện pháp làm giảm căng thẳng tâm lý trong lao
động.
Câu 2
1.Đánh giá thực tiễn công tác hướng nghiệp cho sinh viên các trường Đại
học hiện nay.
Hiện nay, đang có rất nhiều trường Đại học tổ chức các chương trình lớn về
hướng nghiệp cho sinh viên. Nhằm đưa ra những điều kiện cần thiết để một
phần nào đó góp phần định hướng nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp của các
sinh viên. Điều đó đóng góp vai trò to lớn và giúp ích rất nhiều cho thế hệ
sinh viên ngày nay. Ngoài ra cũng có một số trường học tổ chức các buổi
ngoại khóa về hướng nghiệp nhằm tạo cho các sinh viên có thể trải nghiệm
trực tiếp qua những công việc mình chưa từng trải nghiệm đến. Thực chất,
việc các trường Đại học tổ chức các chương trình hướng nghiệp cho các sinh
viên là rất quan trọng, nó không những giúp sinh viên hiểu được bản thân
đang cần và đang thiếu sót những gì cần bổ sung mà nó còn giúp ích cho họ
hiểu được bản thân cần làm gì và phải làm gì để có những hành trang nhất
định cho công việc mà bản thân định hướng cho tương lai. Tuy nhiên, hiện
nay vấn đề này chưa được một số trường quan tâm đúng cách và nên cần cải
thiện lại trong công tác chuẩn bị các chương trình hướng nghiệp cho thế hệ
sinh viên của trường.
2 Ví dụ
Theo một khảo sát mới nhất tại Trường đại học Bách khoa TP.HCM về công
tác hướng nghiệp cho sinh viên: có 52,6% sinh viên năm cuối chưa có kế
hoạch tìm việc cho mình; 46,3% sinh viên hiện nay chưa có ý định tự trau dồi
về nghề nghiệp; 44,8% sinh viên không hình dung về nghề nghiệp của mình
sau năm năm. Trên 80% sinh viên tự nhận rằng kỹ năng xin việc dưới mức
trung bình.
3 Biện pháp giúp nâng cao hoạt động và hiệu quả công tác hướng nghiệp
cho sinh viên:
+Tổ chức tốt công tác thông tin nghề nghiệp để giúp học sinh định hướng và
lựa chọn nghề
+ Nhà trường nên kết hợp với các trung tâm hỗ trợ nghề nghiệp thường
xuyên về trường trao đổi, trò chuyện giúp hướng nghiệp cho sinh viên.
+Người tham gia công tác hướng nghiệp cần có được đào tạp chuyên môn về
vấn đề hướng nghiệp.
+Những người đứng đầu các cơ quan tổ chức giáo dục quan tâm hơn vấn đề
hướng nghiệp.
+ Giáo dục hướng nghiệp từ sớm giúp sinh viên chọn đúng ngành mình yêu
thích.
+ Đảm bảo kinh phí, cơ sở vật chất phục vụ hoạt động hướng nghiệp
+Những người làm giáo dục hướng nghiệp tổ chức các buổi thảo luận với
quy mô nhỏ(10-20 người)
+Sinh viên cần đánh giá được đúng năng lực của bản thân, cần phải tự thực
hiện sự hướng nghiệp cho chính mình. Đối với gia đình cần phải có một quan
niệm, cách nhìn nhận đúng đắn về giá trị nghề, sự phát triển nghề trong xã
hội để hỗ trợ các sinh viên trong việc tìm kiếm thông tin, hướng đến việc lựa
chọn nghề phù hợp với bản thân, gia đình và xã hội.
+Nâng cao hiệu quả hoạt động dạy nghề phổ thông, các câu lạc bộ để phát
triển năng kiếu góp phần định hướng nghề nghiệp cho học sinh: ngoài việc
truyền thụ kiến thức, rèn luyện kỹ năng, thái độ cho học sinh; giáo viên dạy
nghề cần quan tâm, phát hiện những năng lực, sở trường của học sinh, từ đó
có những tư vấn hợp lý cho học sinh trong lựa chọ ngành nghề.
+ Sinh viên nên đề xuất thêm với nhà trường về những hội thảo hướng
nghiệp.

You might also like