You are on page 1of 17

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


🙡🕮🙣

BÁO CÁO ĐỀ TÀI


MÔN HÀNH VI TỔ CHỨC

Tên đề tài
NGHIÊN CỨU HÀNH VI CÁ NHÂN
TRONG TỔ CHỨC

SVTH: Đinh Thị Thu Quỳnh


Lớp: 42K15.3 CLC
GVHD: Đặng Thị Thu Trang

Đà Nẵng, ngày 22 tháng 04 năm 2018


LỜI NÓI ĐẦU
Hành vi tổ chức (HVTC) là hành vi của con người
trong tổ chức (còn được gọi là người lao động). Hành
vi đó được chi phối và quyết định bởi sự nhận thức, thái độ, năng lực của bản
thân người lao động. Con người với tư cách là thành viên của tổ chức, chịu sự chi
phối và tác động của nhân tố thuộc tổ chức như văn hóa, lãnh đạo, quyền lực, cơ
cấu tổ chức, các nhóm của tổ chức mà người lao động tham gia là thành viên
nhóm.
Hành vi tổ chức bao gồm hành vi và thái độ của cá nhân, tương tác giữa hành vi
và thái độ cá nhân với tổ chức. Mặc dù chúng ta có thể tập trung vào bất kỳ một
khía cạnh nào trong ba khía cạnh nêu trên nhưng để hiểu đầy đủ về HVTC chúng
ta không thể bỏ qua khía cạnh nào. Cần lưu ý là HVTC liên quan tới công việc và
do đó nó phải được diễn ra trong tổ chức. Tổ chức được hiểu là cơ cấu chính thức
của sự phối hợp có kế hoạch, đòi hỏi sự tham gia của từ hai người trở lên và
nhằm đạt mục tiêu chung của tổ chức đó. Do vậy, tổ chức có đặc trưng là sự phối
hợp, tính kế hoạch mục tiêu chung, có sự tham gia của nhiều người.
Tuy nhiên, con người với tư cách là người lao động, họ làm việc và sinh hoạt
trong một tập thể nhất định, tập thể thấp nhất là các nhóm người lao động. Các
nhóm dù là chính thức hay không chính thức cũng có những chuẩn mực, quy tắc
và các giá trị riêng của nhóm. Các thành viên của nhóm cùng nhau chia sẻ những
giá trị chung và chịu sự chi phối của các quy tắc nhóm. Do đó, hành vi tổ chức
không chỉ nghiên cứu hành vi và thái độ của cá nhân, sự tương tác giữa hành vi
và thái độ cá nhân với tổ chức, mà còn phải nghiên cứu sự tương tác giữa hành vi
và thái độ cá nhân với nhóm. Môn học hành vi tổ chức ứng dụng và giúp ích cho
chúng ta nhiều trong cuộc sống. Vì vậy hãy cùng tôi tìm hiểu về đề tài này.

Đinh Thị Thu Quỳnh 2


MỤC LỤC

A. PHẦN MỞ ĐẦU 6
I. Tính cấp thiết của đề tài: 6
II. Đối tượng nghiên cứu: 6
III. Mục tiêu cần đạt được: 6
IV. Phạm vi nghiên cứu: 6
1. Nội dung nghiên cứu 6
2. Đối tượng nghiên cứu 6
3. Thời gian nghiên cứu 6
B. PHẦN NỘI DUNG 6
Cơ sở lý luận: 6
Tiến hành nghiên cứu: 6
1. Phương pháp nghiên cứu 6
2. Quy trình nghiên cứu 7
C. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 7
I. Thái độ và sự hài lòng với công việc 7
1. Thái độ: 7
2. Thỏa mãn trong công việc: 8
II. Tính cách và giá trị 9
1. Tính cách: 9
4. Kết nối tính cách và những giá trị của đối tượng với nơi làm việc: 13
III. Nhận thức và cách ra quyết định cá nhân 14
1. Nhận thức 14
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức: 14
3. Lý thuyết quy kết: 14
4. Những biện pháp phổ biến trong việc đánh giá người khác: 15
5. Mối liên hệ giữa nhận thức và ra quyết định cá nhân: 15
IV. Động lực làm việc 15
1. Khái niệm: 15
2. Các thành tố chính của động lực: 15
3. Lý thuyết bậc thang nhu cầu: 16

Đinh Thị Thu Quỳnh 3


D. PHẦN KẾT LUẬN 16
I. Kết quả nhận được: 16
II. Đánh giá độ tin cậy: 16
III. Hướng phát triển của đề tài: 16
TÀI LIỆU THAM KHẢO 17

Đinh Thị Thu Quỳnh 4


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình ảnh 1.Người ISTJ 10
Hình ảnh 2.Sơ đồ phân tích tính cách 11
Hình ảnh 3.Tháp nhu cầu Maslow 15

Đinh Thị Thu Quỳnh 5


A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong cuộc sống hiện nay, rất nhiều mối quan
hệ đổ vỡ vì thiếu sự thấu hiểu, cũng giống như môi
trường làm việc trong công ty, các đồng nghiệp không
có sự hợp tác với nhau, gây ảnh hưởng đến tiến độ công việc chung cũng vì lí do
đó. Chính vì vậy, tôi đã đi đến quyết đinh khai thác đề tài “nghiên cứu hành vi cá
nhân trong tổ chức” với hi vọng sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về những hành vi
của cá nhân trong tổ chức dựa trên nhiều khía cạnh khác nhau.
II. Đối tượng nghiên cứu:
- Bạn tôi: Nguyễn Thị Thanh Huyền
- Tuổi tác: 19
- Giới tính: Nữ
- Tình trạng hôn nhân: Độc thân
- Nghề nghiệp: Sinh Viên
- Địa chỉ: KTX - Đại học kinh tế - Đại học Đà Nẵng
III. Mục tiêu cần đạt được:
Áp dụng phương pháp đã học trong môn hành vi tổ chức để nghiên cứu hành vi
của đối tượng dựa vào quan sát trong cuộc sống hàng ngày.
IV. Phạm vi nghiên cứu:
1. Nội dung nghiên cứu
- Thái độ và sự hài lòng với công việc.
- Tính cách và giá trị.
- Nhận thức và cách ra quyết định cá nhân.
- Động lực làm việc.
2. Đối tượng nghiên cứu
- Nguyễn Thị Thanh Huyền
3. Thời gian nghiên cứu
Từ ngày 20/02/2018 đến ngày 22/04/2018.

B.PHẦN NỘI DUNG


Cơ sở lý luận:
- Dựa vào kiến thức trong giáo trình.
- Sử dụng mô hình tính cách MBTI 50 câu trắc nghiệm
Tiến hành nghiên cứu:
1. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp tương quan (trắc nghiệm, bảng hỏi, phỏng vấn,...)

Đinh Thị Thu Quỳnh 6


- Phương pháp thực nghiệm
2. Quy trình nghiên cứu
- Thu thập lí thuyết cần thiết
- Tiến hành điều tra lấy thông tin từ đối tượng
- Phân tích câu trả lời của đối tượng.
- Tiến hành viết báo cáo.

C. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


I. Thái độ và sự hài lòng với công việc
1. Thái độ:
1.1 Những thành phần chính của thái độ:
a) Nhận thức:
Một số nhận thức của đối tượng đối với công việc hiện tại:
- Học đại học là việc cần thiết để tìm được công việc cần thiết trong tương
lai, là môi trường năng động để hoàn thiện bản thân.
- Học trong trường đại học không chỉ để tích lũy về mặt kiến thức mà còn về
kĩ năng mềm, trau dồi thêm các kĩ năng cần thiết như thuyết trình, thêm sự
tự tin, mạnh dạn cho bản thân.
- Học đại học kết hợp với làm thêm ( phục vụ nhà hàng dành cho khách du
lịch) để nhằm đỡ được phần nào sự chu cấp của ba mẹ, học hỏi thêm kinh
nghiệm từ cuộc sống, trau dồi thêm ngoại ngữ, kĩ năng giao tiếp.
- Học kết hợp với làm và phải cân bằng được thời gian, tránh sao nhãng việc
học, ảnh hưởng kết quả học tập.
b) Cảm xúc:
- Được học tại trường Đại học Kinh tế - ĐHĐN là một ước vọng của Huyền
từ bé nên Huyền cảm thấy thích thú và yêu thích việc học nơi đây.
- Làm thêm ở nhà hàng hơi vất vả, cật lực vì nhà hàng có lượng khách đông,
nhiều lúc Huyền thấy mệt mỏi và chán nản.
- Tuy vậy, môi trường làm việc ở đây tốt nên có điều kiện trau dồi ngoại
ngữ cho bản thân, vì vậy Huyền cũng cảm thấy thoải mái và yêu thích công
việc hơn.
c) Hành vi:
- Đối tượng luôn luôn đi học đúng giờ, đầy đủ, hoàn thành các công việc, bài
tập do giáo viên yêu cầu.
- Đối tượng đi làm đúng giờ, đầy đủ số buổi quy định, không cần quản lí
nhắc nhở.
- Đôi lúc, khách đông, làm không kịp, bị chủ trách mắng, đối tượng muốn
nghỉ việc.

Đinh Thị Thu Quỳnh 7


d) Nhận xét:
- Từ nhận thức bản chất của công việc, đối tượng
đã hình thành nên những cảm giác tích cực về
công việc dẫn đến kết quả là hành vi muốn
được học và được làm..
- Do áp lực công việc và việc học đôi lúc đối tượng muốn nghỉ làm để tập
trung vào việc học => Sự không đồng nhất giữa thái độ và cảm xúc.
1.2 Những thái độ chính trong công việc hiện tại:
Hầu hết các nghiên cứu về Hành vi của một cá nhân trong tổ chức đều
xem xét các thái độ dưới đây:
a) Sự thỏa mãn trong công việc:
- Theo như những gì tôi khảo sát được, Huyền khá hài lòng với công việc
hiện tại của cô.
- Tuy nhiên, áp lực bài vở cộng với áp lực công việc và lương khá ít cũng
làm giảm phần nào sự hài lòng công việc của cô
b) Sự tham gia vào công việc:
- Đối tượng biết được tầm quan trọng cũng như vai trò của công việc hiện tại
đối với bản thân, gia đình, xã hội.
- Những nghịch lí lại là tình trạng chán nản và có ý định bỏ việc của đối
tượng không cao nhưng vẫn có ý định, mặc dù đối tượng tham gia tích cực
vào công việc.
- Có thể lý giải điều này bằng áp lực công việc và đối tượng cảm thấy thời
gian là không đủ để dung hòa học và làm.

● Cam kết công việc:


Thể hiện những mục tiêu và ước muốn rõ ràng của đối tượng đối với tổ
chức, công việc hiện tại.
- Cam kết tình cảm: Đối tượng cảm thấy có nhiều niềm vui khi đi học cũng
như đi làm, bên cạnh đó các mối quan hệ được thiết lập trong quá trình
học và làm nên đối tượng cảm thấy có sự gắn kết.
- Cam kết tiếp tục: nhận thức được việc học có vai trò quan trọng như thế
nào nên đối tượng sẽ tiếp tục học để đạt được mục tiêu, đối với việc làm
do cảm xúc tiêu cực nhiều hơn tích cực nên sự cam kết tiếp tục trong
tương lai không chắc chắn.
- Cam kết mang tính quy phạm: đối tượng nhận thức được việc học, cũng
như nghĩa vụ việc học của bản thân đối với gia đình.
2. Thỏa mãn trong công việc:
2.1. Định nghĩa:
- Thỏa mãn trong công việc hay còn gọi là hài lòng trong công việc là một
thái độ được nghiên cứu rộng rãi nhất trong hành vi tổ chức

Đinh Thị Thu Quỳnh 8


2.2. Đo lường sự thỏa mãn trong công việc:
Ở đây có 2 phương pháp phổ biến nhất được
áp dụng, đó là:
a) Phương pháp đánh giá tổng thể đơn giản:
- Hỏi trực tiếp bằng câu hỏi:
Tôi đã trực tiếp hỏi bạn về mức độ thỏa mãn trong công việc nếu tổng
thang điểm là 10. Bạn ấy đã cho nói rằng 6/10.
Tổng kết nguyên nhân chính tạo nên sự thỏa mãn trong công việc của đối
tượng:
- Việc học mang lại nhiều lợi ích cho tương lai
- Việc làm tại nhà hàng giúp bản thân trau dồi kĩ năng cho công việc sau
này
- Áp lực học tập và công việc khá lớn gây sự chán nản chô cô ấy.

2.3. Phản hồi của đối tượng khi không hài lòng với công việc: Trung thành
- Đối tượng sẽ lựa chọn phản ứng Trung thành: đợi chờ một cách thụ động
nhưng đầy lạc quan về khả năng cải thiện điều kiện làm việc.
- Năng suất: Vì đối tượng khá hài lòng nên hiệu quả công việc khá tốt.

II. Tính cách và giá trị


1. Tính cách:
1.1. Định nghĩa tính cách:

Tính cách là tổ chức bên trong mỗi cá thể của những hệ thống tâm sinh lý –
những hệ thống xác định điều chỉnh đặc trưng của cá thể này trong môi trường
của mình. (P.Robbins, 2012)

Đinh Thị Thu Quỳnh 9


1.2. Những yếu tố quyết định tính cách
● Di truyền:
Di truyền là hiện tượng chuyển những tính trạng của
cha mẹ cho con cái thông qua gien của bố mẹ. Qua
đó, tính cách của đứa con sẽ được hình thành dựa
trên tính cách lí tưởng của cha mẹ. Tiến sĩ David Reiss và các đồng nghiệp từ Đại
học George Washington, đã tiến hành một nghiên cứu toàn diện và dài hạn về tác
động của di truyền học. Kết quả nghiên cứu cho thấy dường như di truyền có ảnh
hưởng khá lớn đến sự phát triển tính cách của mỗi con người.
● Hoàn cảnh gia đình:
Một trong những nhân tố có tầm ảnh hưởng lớn đến việc hình thành tính cách của
mỗi cá thể chính là hoàn cảnh gia đình của cá nhân đó. Gia đình là nơi nuôi
dưỡng chúng ta lớn lên, là một xã hội thu nhỏ để mỗi con người có cơ hội rèn
luyện đạo đức, hành vi và lối ứng xử chuẩn mực. Từ khi chập chững biết đi, học
đánh vần chữ cái abc, bập bẹ tập nói đến khi lớn lên đi học và làm việc, những
thành viên trong gia đình đóng vai trò là người luôn bên cạnh dạy dỗ, dìu dắt
chúng ta. Do vậy, những bài học nhận được từ lúc chưa có khả năng nhận thức là
yếu tố tác động mạnh, ăn sâu vào lối suy nghĩ của mỗi con người, thậm chí đến
khi tầm hiểu biết mở rộng cũng khó có thể thay đổi được những tính cách đó.
● Hoàn cảnh xã hội:
Không ai có thể sống mãi trong vỏ bọc che chở của bố mẹ hay gia đình. Bất kì
người nào cũng phải tự đứng trên đôi chân của bản thân để bước đến con đường
danh vọng của chính mình. Họ phải tự mình lăn lộn trong xã hội mới có thể nhận
được bài học cũng như kinh nghiệm quý giá có ích. Tuy nhiên, xã hội luôn cạnh
tranh phức tạp và đầy rẫy sự khắc nghiệt. Có những người xuất phát là người tốt
nhưng vì chịu ảnh hưởng tác động lớn của xã hội dẫn đến hủy hoại bản thân và
hình thành những tính cách tiêu cực trái ngươc hoàn toàn với những gì vốn có.Vì
vâỵ, xã hội có thể coi là yếu tố quyết định tính cách của mỗi con người khi
trưởng thành.

1.3. Đánh giá tính cách

Đối tượng đã trực tiếp làm bài trắc nghiêm tính cách MBTI.
a) Kết quả trắc nghiệm (MBTI, 2018) :
Huyền thuộc nhóm tính cánh ISTJ
Hướng nội (I) (53%) hơn Hướng ngoại (E) (47%)
Cảm giác (S) (82%) hơn Trực giác (N) (18%)
Lý trí (T) (70%) hơn Tình cảm (F) (30%)

Đinh Thị Thu Quỳnh 10


Nguyên tắc (J) (81%) hơn Linh hoạt (P) (19%)

Hình ảnh 1.Người ISTJ


a) Phân tích kết quả trắc nghiệm:
Một số đặc điểm của ngưởi thuộc tính cách ISTJ (MBTI, 2018):
- ISTJ là loại tính cách phổ biến nhất, có đến 13% dân số trên thế giới thuộc
nhóm tính cách này. Phương châm sống của họ là “Chỉ có sự thật”, tính
cách ISTJ là rất tôn trọng sự thật, họ có xu hướng tiếp thu rất nhiều thông
tin và nhớ rất lâu.
- Một trong những yếu tố góp phần quan trọng làm cho ISTJ có khả năng
phân tích các sự vật, hiện tượng, con người ở môi trường xung quanh rất
tốt đó là nhờ đặc tính S.
- ISTJ sẽ cân nhắc trách nhiệm của họ để thiết lập và duy trì hoạt động ổn
định.
- ISTJ rất kỹ lưỡng, luôn luôn kiểm tra các sự kiện và không giả định bất cứ
điều gì.
- ISTJ được đánh giá là những người rất trung thành, đặc biệt là trong công
việc.
- ISTJ thường dành nhiều thời gian và công sức để thực hiện các công việc
mà họ cho là quan trọng, đặc biệt là góp phần đạt được một mục tiêu cụ
thể. Tuy nhiên, một cam kết như vậy cũng có mặt tiêu cực – ISTJ sẽ
không hề lay chuyển và chỉ dành rất ít thời gian để làm những việc mà họ
không thấy có ý nghĩa, hoặc không thực tế, ví dụ như nghi thức xã hội.

Đinh Thị Thu Quỳnh 11


Tính cách của ISTJ là thích làm việc một
mình, nhưng khi cần thiết họ vẫn có thể làm
việc nhóm.
- ISTJ là người luôn nhận trách nhiệm về hành
động của mình và họ yêu thích quyền lực cũng
bắt nguồn từ sự chịu trách nhiệm này. Họ thường biết rất nhiều nghề vì
vậy họ có thể thành công trong nhiều lĩnh vực – ISTJ là người minh bạch,
hợp lý, thông thái, họ mong muốn có cuộc sống ổn định và an toàn.
- Với tính cách hướng nội kèm theo tính cách T khá phát triển, ISTJ được
xem là người thờ ơ, lạnh nhạt. Điều đó cũng dễ hiểu vì ISTJ gặp khó khăn
khi bộc lộ cảm xúc hay bày tỏ tình cảm của mình. Nhưng điều đó không
có nghĩa là họ không có cảm xúc hoặc không nhạy cảm.
- ISTJ dễ bực bội với những thiếu sót của người khác – Họ xem lời hứa là
điều thiêng liêng và không thể hiểu “làm thế nào một người có ý thức lại
không hoàn thành nghĩa vụ của mình”.
- ISTJ có xu hướng giữ kín các quan điểm chủ quan của mình, trừ khi ai đó
hỏi họ trực tiếp. Những người có tính cách này thường rất trực tiếp – với
họ sự thật luôn quan trọng hơn nhiều so với cảm xúc. Các phán quyết tàn
nhẫn (ở tòa án, các vụ tranh chấp,…) luôn làm người khác dao động
nhưng với ISTJ thì không, vì họ không để cảm xúc chi phối quyết định.
- ISTJ tôn trọng truyền thống và làm hết sức mình để tuân thủ các quy định
và nguyên tắc hiện hành. Trong một số trường hợp, ISTJ sẽ không phá vỡ
các quy định, mặc dù biết nếu không tuân thủ quy định sẽ giảm được hậu
quả hơn.
- ISTJ rất khó tự cảm nhận được cảm xúc của họ (với cảm xúc ngườikhác
thì càng khó thấu hiểu). Vì vậy họ gặp rất nhiều khó khăn khi cần phải
thấu hiểu nhu cầu tình cảm của người khác. Ngược lại, họ hiếm khi gặp
khó khăn khi đối phó với các tình huống xúc cảm – họ luôn giữ một cái
đầu lạnh và hành động hợp lý.
-
2) Công việc phù hợp với nhóm người có tính ISTJ:
- Đối tượng thuộc loại tính cách ESTJ:

Đinh Thị Thu Quỳnh 12


Hình ảnh 2.Sơ đồ phân tích tính cách
1.4. Những tính cách ảnh hưởng chủ yếu đến hành vi tổ chức:
Các nghiên cứu gần đây cho thấy đặc điểm tính cách có thể giúp chúng ta
dự đoán được các hành vi của nhân viên trong tổ chức chính vì thế có thể dự
đoán hành vi của đối tượng trong công việc thông qua tính cách.
- Tính nguyên tắc: dành nhiều thời gian và công sức để thực hiện các công
việc mà họ cho là quan trọng, đặc biệt là góp phần đạt được một mục tiêu
cụ thể. Chính vì thế theo phân tích thì đối tượng thích hợp với công việc
quản lí và chuyên môn hay những công việc có tính sáng tạo, độc lập.
2. Tôn trọng truyền thống và làm hết sức mình để tuân thủ các quy định và
nguyên tắc hiện hành. Vì thế, dù chán nản, mệt mỏi Huyền sẽ không phá vỡ
các quy định.
3. Giá trị:
2.1. Định nghĩa:
Giá trị là nhận thức cơ bản về một cách ứng xử cụ thể hoặc trạng thái kết
thúc một sự tồn tại được cá nhân hay xã hội ưa thích hơn so với một cách ứng xử
hay một trạng thái kết thúc ngược lại. (P.Robbins, 2012)
2.2. Tầm quan trọng của giá trị:
- Giá trị là cơ sở để hiểu được thái độ và động lực động viên của cá nhân.
- Giá trị có ảnh hưởng đến nhận thức của nhân viên.

Đinh Thị Thu Quỳnh 13


2.3. Phân loại giá trị
- Giá tri tới hạn
- Giá trị phương tiện
2.4. Sử dụng bảng khảo sát giá trị Rokeach
1.1. Hệ thống giá trị tới hạn của đối tượng:
Những mục tiêu hoặc mục đích suốt đời mà Huyền cho rằng mình luôn
tìm cách để đạt được:
- Một thế giới hòa bình (không có chiến tranh và xung đột)
- Một thế giới tuyệt đẹp (cái đẹp của tự nhiên và cái đẹp của nghệ thuật)
- Bình đẳng (tình huynh đệ, cơ hội bình đẳng cho tất cả)
1.2. Hệ thống giá trị phương tiện của đối tượng:
Những niềm tin hành vi mà Huyền mong muốn ứng xử hay cách hành xử:
- Khoan dung (sẵn sàng tha thứ cho người khác)
- Trung thực (chân thành, đáng tin cậy)
- Lịch sự (hiếu thảo, kính trọng, văn minh)
4. Kết nối tính cách và những giá trị của đối tượng với nơi làm việc:
3.1. Sự phù hợp giữa con người và công việc:
Theo John Holland, đối tượng sẽ thuộc loại hình Xã hội và truyền thống :
thích các hoạt động có liên quan đến việc giúp đỡ, phát triển người khác và thích
có quy tắc, trật tự và các hoạt động rõ ràng.
Từ đó phù hợp với các công việc Nhân viên xã hội, giáo viên, nhân viên
tư vấn, nhà tâm lý học, kế toán, quản lí doanh ngiệp, nhân viên giao dịch ngân
hàng, nhân viên văn thư…
Công việc chính hiện tại của Huyền có nét tương đồng với một trong
những nghành nghề nêu trên ( kế toán) nên cũng là khá hài lòng.
Từ đó cho thấy mức độ hài lòng công việc lớn nhất là khi tính cách phù
hợp với công việc hiện tại.
3.2. Sự hòa hợp của cá nhân với tổ chức:
Đối tượng là người hướng nội hơn hướng ngoại, nên môi trường ở Đại học làm
cho đối tượng khá khó thích nghi, ít tham gia vào các hoạt động ngoại khóa.
III. Nhận thức và cách ra quyết định cá nhân
1. Nhận thức
Nhận thức là một quá trình qua đó cá nhân tổ chức, sắp xếp và diễn giải
những ấn tượng giác quan của mình để tìm hiểu môi trường xung quanh.
(P.Robbins, 2012)
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức:

Đinh Thị Thu Quỳnh 14


3. Lý thuyết quy kết:

- Thuyết quy kết cố gắng giải thích các cách đánh giá con người khác nhau,
tùy thuộc vào ý nghĩa mà chúng ta quy cho một hành vi cụ thể. Theo
thuyết này khi quan sát hành vi của một cá nhân, chúng ta thường cố gắng
xác định xem hành vi đó là do nguyên nhân chủ quan hay khách quan.
Tuy nhiên, việc đó phụ thuộc chủ yếu vào 3 yếu tố: sự khác biệt, sự thống
nhất và sự khách quan.
- Khi hỏi Huyền “bạn cảm thấy như thế nào khi bạn trong nhóm bạn lơ là
việc bài tập nhóm, không nộp đúng hạn deadline hay không đi học
nhóm”. Huyền trả lời: “Tùy theo từng người từng trường hợp để đánh giá.
Nếu người đó là một người nhiệt tình, các bài tập trước thường xuyên
tham gia học nhóm, nộp đúng hạn, trao đổi, thảo luận với các bạn trong
nhóm nhưng có một buổi là bạn không đi học nhóm hay nộp deadline
nhóm muộn thì có thể chấp nhận do nguyên nhân khách quan. Nhưng một
người thường xuyên không họp nhóm, trễ hẹn, viện lí do để không làm
bài tập dù đã nhiều lần nhắc nhở đó là do chủ quan của bạn đó thì Huyền
sẽ cho rằng bạn đó là người thiếu trách nhiệm, không có kỷ luật”.
- Điều đó cho thấy Huyền là người nhìn nhận người khác theo lý trí hơn
cảm tính phân tích một cách rõ ràng, cụ thể để đánh giá người khác được
chính xác hơn.

Đinh Thị Thu Quỳnh 15


4. Những biện pháp phổ biến trong việc đánh giá
người khác:
- Nhận thức: Vì đối tượng thường chọn lọc xu
hướng diễn giải có chọn lọc những gì một
người nhìn thấy dựa trên sở thích, nền tảng,
kinh nghiệm, và quan điểm của Giang.
5. Mối liên hệ giữa nhận thức và ra quyết định cá nhân:
- Đối tượng có đủ nhận thức để biết tầm quan trọng của công việc hiện tại
và đó không chỉ là yêu thích mà còn là trách nhiệm với gia đình, nên có
những lúc chán nản đối tượng ráng lấy lại tinh thần và cân bằng mọi thứ.
IV. Động lực làm việc
1. Khái niệm:
- Động lực là các quá trình thể hiện cường độ, định hướng và mức độ nỗ
lực cá nhân nhằm đạt được mục tiêu. (MBTI, 2018)
2. Các thành tố chính của động lực:
- Cường độ: đối tượng có niềm yêu thích công việc nên vẫn thể hiện sự có
cố gắng không nghỉ giữa học và làm giữa chừng.
- Định hướng: Tiếp tục cố gắng trong những tình huống khó khăn nhất
- Bền bỉ: thể hiện rõ trong việc học của đối tượng.
3. Lý thuyết bậc thang nhu cầu:

Hình ảnh 3.Tháp nhu cầu Maslow


Đối tượng đang ở mức có nhu cầu về xã hội: liên quan đến tình yêu
thương.

Đinh Thị Thu Quỳnh 16


D. PHẦN KẾT LUẬN
I. Kết quả nhận được:
Bài báo cáo đã đạt được mục đích của đề tài
nghiên cứu về hành vi của đối tượng trong tổ chức,
công việc.
II. Đánh giá độ tin cậy:
- Hành vi của đối tượng nghiên cứu được lặp đi lặp lại nhiều lần
- Kết quả bài trắc nghiệm tính cách MBTI do chính đối tượng làm trực tiếp.
- Kết quả được kết hợp với việc quan sát và nói chuyện trực tiếp với đối
tượng.
III. Hướng phát triển của đề tài:
Nếu có điều kiện để thực hiện nghiên cứu đề tài này lần nữa thì:
⇨ Nghiên cứu hành vi đối tượng với nhiều khía cảnh khác
⇨ Đưa ra giải pháp cho từng vấn đề mà đối tượng gặp phải
⇨ Nghiên cứu sâu hơn về đề tài này
⇨ Tìm hiểu nhiều thông tin để việc phân tích được cụ thể, chắc chắn hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


MBTI. (2018). Mô hình kiểm tra tính cách.
P.Robbins, S. (2012). Hành vi tổ chức. Hà Nội: NXB Lao động - Xã hội.

Đinh Thị Thu Quỳnh 17

You might also like