You are on page 1of 40

KỸ NĂNG THIẾT KẾ MỤC TIÊU VÀ

NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO


DỤC NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
 
NỘI DUNG 1:
PHÂN TÍCH BỐI CẢNH NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG

Phần 1

Các yếu tố bên trong và bên ngoài nhà trường


Các yếu tố bên trong nhà trường gồm có:
• - Đội ngũ giáo viên về số lượng và chất lượng
• - Đặc điểm của người học về học lực và phẩm
chất, nhu cầu, định hướng
• - Cơ sở vật chất và nguồn lực hỗ trợ hoạt động
giáo dục
• - Năng lực tổ chức và quản lý giáo dục của nhà
trường ................................................................
.....................
• Các yếu tố bên ngoài nhà trường gồm có:
• - Chỉ đạo của Đảng và nhà nước về giáo dục phổ thông nói
chung và giáo dục phổ thông nói riêng
• - Các văn bản pháp qui về giáo dục phổ thông nói chung và
giáo dục phổ thông trung học nói riêng
• - Hiện trạng và xu thế phát triển kinh tế xã hội, khoa học giáo
dục đặc biệt là về giáo dục phổ thông nói chung cũng như
giáo dục phổ thông trung học nói riêng ở các nước tiên tiến
và khu vực
• - Đặc điểm vùng miền, địa phương nơi nhà trường triển khai
chương trình giáo dục về kinh tế, văn hóa, xã hội
• - ........................................................................................
Phần 2. Ví dụ minh họa về phân tích bối cảnh
nhà trường phổ thông
• - Tên trường: Trường THPT A
• - Địa điểm: Huyện Đông Anh – Hà Nội
• - Qui mô: 30 lớp
• - Số lượng học sinh: 1216
• - Số lượng cán bộ, giáo viên: 63 người
• - Một số thành tích:
• + Đào tạo: 100 % HS đỗ tốt nghiệp, tỉ lệ đỗ đại học, cao đắng hàng
năm đạt gần 60 %
• + 98 % HS đạt hạnh kiểm Tốt, Khá
• + Phần thưởng: Bằng khen của Thủ Tướng, Bằng khen của Trung
ương Đoàn, Giấy khen của Sở GD&ĐT HN, UBND và Huyện Đông
Anh….
Bối cảnh chung
1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã
hội
• Đông Anh nằm phía Đông - Bắc thủ đô Hà Nội,
là một trong năm huyện ngoại thành Hà Nội,
có một thị trấn và 23 xã, cách trung tâm Hà
Nội 22 km. Diện tích tự nhiên là 18.230 ha,
• Đông Anh là địa phương có nhiều cảnh quan
đẹp như khu công viên Cầu Đôi rất gần quốc lộ
3
• Đông Anh là địa phương có truyền thống văn hoá, lịch
sử, cách mạng. Trên địa bàn huyện có 205 đền, chùa.
Trong đó có 28 đền, chùa, địa điểm đã được nhà nước
xếp hạng là di tích lịch sử và văn hoá. Những công trình
tiêu biểu là Cổ Loa, Đền Sái, địa đạo Nam Hồng
• Ở Đông Anh còn lưu giữ được một số loại hình văn hoá,
văn nghệ, lễ hội cổ truyền mang đậm bản sắc dân tộc
như ca trù, tuồng cổ, chèo, rối nước, lò vật ở các xã
Thụy Lâm, Kim Chung, Nam Hồng, Bắc Hồng, Kim Nỗ,
Hải Bối, Liên Hà, Dục Tú, Uy Nỗ, Tiên Dương, Cổ Loa,
Vĩnh Ngọc, Việt Hùng.         
• Ở Đông Anh có các nghề truyền thống như chạm trổ,
sơn mài, đồ gỗ ở Vân Hà, Liên Hà,
• Đông Anh là huyện có lợi thế lớn về giao thông : Trên
địa bàn huyện có hai tuyến đường sắt chạy qua:
tuyến Hà Nội - Thái Nguyên và tuyến Hà Nội - Yên Bái.
• Đường cao tốc Thăng Long - Nội Bài, đoạn chạy qua
huyện Đông Anh dài 7,5 km.
• Đông Anh đã và đang thu hút được sự quan tâm của
các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Trên địa bàn
huyện có trên 100 doanh nghiệp, trong đó có 4 liên
doanh với nước ngoài đã đi vào hoạt động.
• Tại đây, sẽ hình thành một Hà Nội mới với các khu
công nghiệp: Bắc Thăng Long - Vân Trì, Đông Anh - Cổ
Loa, Gia Lâm - Sài Đồng - Yên Viên
2. Bối cảnh nhà trường

• Đội ngũ giáo viên: Nhà trường có đội ngũ giáo viên yêu
nghề, có trình độ (có 10 thạc sỹ, nhiều giáo viên dạy
giỏi). Các tổ bộ môn hoạt động tích cực, có chất lượng.
• Học sinh: được tuyển chọn theo hình thức xét tuyển,
phạm vi trên địa bạn huyện Đông Anh và một số vùng
phụ cận. Trình độ đầu vào của học sinh khá tốt: điểm
trung bình hàng năm xét tuyển trên 45 điểm.
• Cơ sở vật chất: 35 phòng học, nhiều phòng học đã được
trang bị máy chiếu. CSVC đang tiếp tục được nâng cao,
sửa chữa
Phân tích tình hình hiện tại
• Điểm mạnh (Strengths)
• - Nhà trường luôn nhận được sự giúp đỡ của các cấp,
các ngành và chính quyền địa phương.
• - Ban Giám Hiệu, giáo viên, công nhân viên đều tâm
huyết với sự nghiệp giáo dục, có kinh nghiệm sư
phạm và nhiệt tình công tác. Các giáo viên đều cố
gắng vừa dạy kiến thức, vừa dạy phương pháp học
(cách học) phát huy tính tích cực tự học, chủ động,
sáng tạo cho học sinh, chú trọng bồi dưỡng nâng cao
chỉ số thông minh (IQ), chỉ số cảm xúc (EQ), chỉ số
sáng tạo (CQ).
Điểm yếu (Weaknesses)
• Nguồn lực tài chính hạn chế gây khó khăn cho
đầu tư hệ thống phòng học, phòng chức năng,
trang thiết bị, thư viện, phòng thí nghiệm.
• Kinh nghiệm, trình độ công tác của đội ngũ
quản lý phần nào chưa đáp ứng nhu cầu. Còn
thiếu giáo viên giỏi ở một số bộ môn
Cơ hội (Opportunities)
• Mở cửa nền kinh tế giúp nhà trường mở rộng quan hệ hợp tác,
trao đổi học tâp kinh nghiệm xây dựng và phát triển của các
trường trong khu vực và nước ngoài.
• Yêu cầu của phụ huynh về chất lượng đào tạo, các cuộc kiểm tra
chất lượng của Bộ GD&ĐT là cơ hội để Nhà trường hoàn thiện
và phát triển.
• Nhờ có mục tiêu giáo dục toàn diện và đội ngũ giáo viên giỏi nên
trường ngày càng được nhiều phụ huynh và học sinh biết đến và
ủng hộ các hoạt động của nhà trường. Nhiều cha mẹ học sinh làm
việc tại các khu công nghiệp tích cực tham gia các hoạt động giáo
dục của nhà trường.
• Trường chú trọng đến đội ngũ cán bộ, giáo viên, được đào tạo cơ
bản, có năng lực chuyên môn và kỹ năng sư phạm khá, tốt
Thách thức (Threats)
• Ảnh hưởng của phim ảnh, internet và xã hội lên học sinh,
khiến việc quản lý và giáo dục các em cần có sự đầu tư và đổi
mới liên tục.
• Đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng giáo dục của cha mẹ
học sinh và xã hội trong thời kỳ hội nhập.
• Chất lượng của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, công nhân
viên phải đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục.
• Yêu cầu ngày một cao về ứng dụng CNTT trong giảng dạy và
quản lý, trình độ ngoại ngữ, khả năng sáng tạo của cán bộ,
giáo viên, công nhân viên
Hướng phát triển chương trình nhà trường

1. Rà soát chương trình hiện hành, xây dựng chương trình


nhà trường theo hướng phát triển năng lực học sinh, chú
trọng dạy học tích hợp và phân hóa.
2. Xây dựng một số chủ đề tích hợp liên môn gắn với thực
tiễn địa phương
- Chủ đề: Môn Sinh học - công nghệ gắn với sản xuất nông
nghiệp, làng nghề trồng rau an toàn Liên Hà.
- Chủ đề: Môn Địa lí – GDCD gắn với hoạt động kinh tế ở
các khu công nghiệp
- Chủ đề giảng dạy lịch sử địa phương gắn với di tích Cổ Loa
• 3. Xây dựng các chủ đề theo hướng dạy học phân hóa
• - Chủ đề: Phân hóa đối tượng học sinh theo năng lực
(Toán, Lí, Hóa)
• - Chủ đề: Phân hóa học sinh theo định hướng nghề
nghiệp, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực địa phương.
• 4. Xây dựng các chủ đề dạy học trải nghiệm, sáng tạo
• - Chủ đề: Học tập tại di tích Cổ Loa, làng nghề Vân Hà
• - Chủ đề: Tham quan khu công nghiệp chế xuất Bắc
Thăng Long
• - Chủ đề: Nghiên cứu thực trạng, nguồn nước và giải
pháp khu dân cư gần các khu công nghiệp.
• - Chủ đề: Giải pháp trồng rau sạch ở huyện Đông Anh.
NỘI DUNG 2:
THIẾT KẾ MỤC TIÊU CHƯƠNG TRÌNH
GIÁO DỤC PHỔ THÔNG
Thiết kế mục tiêu chung của chương trình giáo dục nhà trường phổ thông

• Dựa vào mục tiêu giáo dục phổ thông theo luật
GD 2005, định hướng mục tiêu giáo dục phổ
thông theo nghị quyết 8 và định hướng mục
tiêu giáo dục phổ thông theo đề án "Đổi mới
căn bản toàn diện GD" và kết quả phân tích bối
cảnh ở nội dung 1 cho một trường phổ thông
cụ thể để thiết kế mục tiêu chung: mô tả sản
phẩm giáo dục sau khi hoàn thành chương trình
giáo dục của nhà trường phổ thông cụ thể đó.
Phần 1:
Nội dung mục tiêu chương trình giáo dục của một
nhà trường phổ thông cụ thể gồm

1. Mục tiêu chung: mô tả sản phẩm giáo dục sau khi hoàn
thành chương trình giáo dục của nhà trường phổ thông cụ
thể nào đó.

2. Mục tiêu cụ thể: mô tả chương trình giáo dục nhà trường


phổ thông sẽ trang bị cho người học các kiến thức, kỹ năng và
thái độ gì (trên cơ sở Mục tiêu và chuẩn chương trình giaaso
dục quốc gia) để tạo năng lực cho người học đáp ứng sản phẩm
giáo dục mô tả ở mục tiêu chung sau khi hoàn thành chương
trình giáo dục của nhà trường phổ thông đó
Ví dụ về mục tiêu chung

"Chương trình giáo dục nhà trường X ... nhằm


giáo dục và rèn luyện người học trở thành những
công dân tương lai: mạnh về thể chất, sáng về trí
tuệ, giàu có về tâm hồn, có kỹ năng sống tốt,
phát huy tính sáng tạo, khả năng tự học, tinh
thần trách nhiệm của học sinh
So sánh mục tiêu chương trình giáo dục phổ
thông của một số nước
Ôxtrâylia (Tr 61 – 62)
• Các học viên thành công
• phát triển năng lực của học sinh để học tập và đóng vai trò tích cực trong quá
trình học tập của bản thân
• có các kỹ năng thiết yếu về đọc viết và số học; là người sử dụng sáng tạo và
thành công các công nghệ, đặc biệt công nghệ thông tin và truyền thông, làm
cơ sở cho sự thành công trong mọi lĩnh vực học tập
• Các cá nhân tự tin
• có ý thức về giá trị bản thân, tự nhận thức và tính cách cá nhân cho phép họ
quản lý sự phát triển toàn diện về cảm xúc, tinh thần, trí óc và thân thể.
• có ý thức lạc quan về cuộc sống và tương lai - dám nghĩ dám làm, thể hiện sáng
kiến và sử dụng năng lực sáng tạo bản thân
• Các công dân tích cực và đủ thông tin
• hành động với sự chính trực về đạo đức
• đề cao tính đa dạng về xã hội, văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo của Ôxtrâylia, hiểu
biết về hệ thống chính quyền, lịch sử và văn hóa Ôxtrâylia
Nhật Bản: HS Nhật Bản phải:

• có được kiến thức rộng trên nhiều lĩnh vực và văn hóa, nuôi dưỡng
cảm giác phong phú và ý thức về đạo lý, và phát triển một cơ thể khỏe
mạnh
• phát triển năng lực của cá nhân, nuôi dưỡng tinh thần tự chủ và độc
lập, và nhấn mạnh các mối liên hệ giữa nghề nghiệp và đời sống thực
tế.
• nuôi dưỡng thái độ coi trọng công lý và trách nhiệm, tôn trọng lẫn
nhau và hợp tác, sự bình đẳng giữa nam và nữ, và tinh thần công dân
• nuôi dưỡng thái độ trân trọng cuộc sống và tự nhiên, và đóng góp vào
việc bảo vệ môi trường.
• nuôi dưỡng thái độ tôn trọng các truyền thống và văn hóa đất nước,
lòng yêu nước và vùng đất đã nuôi dưỡng họ, tôn trọng các quốc gia
khác.
• góp phần vào hòa bình thế giới và sự phát triển của cộng đồng quốc tế
Xingapo

• Một người tự tin có ý thức mạnh mẽ về đúng và sai, dễ thích


nghi và kiên cường, hiểu rõ bản thân, khách quan trong nhận
định, tư duy độc lập và phê phán, và giao tiếp hiệu quả;
• Một người học biết tự định hướng - người chịu trách nhiệm
về việc học tập của bản thân, biết đặt câu hỏi, suy nghĩ và kiên
trì trong theo đuổi việc học;
• Một người đóng góp tích cực - người có khả năng làm việc
hiệu quả theo nhóm, chủ động, chấp nhận rủi ro có tính toán,
sáng tạo và nỗ lực vươn tới sự xuất sắc; và,
• Một công dân biết quan tâm - người gắn bó với đất nước
Xingapo, có ý thức công dân mạnh mẽ, được thông tin đầy đủ,
và đóng vai trò tích cực để làm cuộc sống của những người
xung quanh trở nên tốt đẹp hơn.
Việt Nam

• Giáo dục Trung học cơ sở giúp học sinh:


• Có tình yêu quê hương đất nước Việt Nam. Tự hào với và sẵn sàng thúc
đẩy các giá trị và tập quán truyền thống của đất nước.
• Tôn trọng các nền văn hóa khác và người dân của các nước khác.
• Trở thành các công dân tốt, tôn trọng và yêu mến người khác. Có kỹ năng
giao tiếp cá nhân tốt.
• Tự trọng và tự tin trong giao tiếp và hoạt động hằng ngày.
• Có ý thức học tập tốt và ứng dụng kiến thức đã học vào đời sống. Bắt đầu
phát triển các đặc điểm chủ yếu của một người tốt, như: chăm chỉ, sáng
tạo, trung thực, có trách nhiệm, có nguyên tắc, hợp tác và chuyên nghiệp.
• Tích cực tham gia các hoạt động xã hội và cộng đồng.
• Có ý thức thẩm mỹ, yêu mến và đánh giá cao cái đẹp
HOẠT ĐỘNG 2
Thiết kế mục tiêu cụ thể của chương trình giáo
dục nhà trường phổ thông
• NHIỆM VỤ
• - Làm việc cá nhân: mỗi cá nhân căn cứ vào
mục tiêu chung tự phác thảo mục tiêu cụ thể của
một lĩnh vực được phân công để đưa ra thảo
luận nhóm .
• - Làm việc theo nhóm: thảo luận nhóm để
thống nhất mục tiêu cụ thể của chương trình
giáo dục cho nhà trường phổ thông cụ thể nêu
trên
Ví dụ
mục tiêu cụ thể của chương trình Nhà
trường X
• Trang bị cho học sinh các kiến thức về khoa học tự nhiên và khoa học xã
hội. Chú trọng năng lực vận dụng kiến thức môn học để giải quyết những
vấn đề của thực tiễn, đáp ứng nhu cầu cuộc sống hiện tại và tương lai một
cách linh hoạt.
• - Tổ chức các hoạt động thể thao, văn hóa nghệ thuật và các hoạt động
khác để phát huy tối đa năng khiếu và năng lực cá nhân của học sinh.
• - Tổ chức các hoạt động giáo dục - dạy kỹ năng sống, giá trị sống, các
hoạt động giáo dục theo chủ đề để hình thành và phát triển nhân cách cho
học sinh.
• - Phối hợp các hoạt động giáo dục của chương trình nhằm làm cho học
sinh tốt nghiệp phổ thông có năng lực tự học, năng lực tư duy, năng lực
giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, biết cảm thụ cái đẹp, sáng tạo, dám
nghĩ dám làm và giao tiếp thuyết phục.
• * Lưu ý: Xem thêm mục “Thông tin nguồn cho hoạt động 1”
• KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG 2: văn bản mục tiêu cụ
thể của chương trình giáo dục cho nhà trường
phổ thông cụ thể
NỘI DUNG 3
THIẾT KẾ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC
NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG
HOẠT ĐỘNG 1:
Xây dựng, đề xuất chương trình liên môn
• NHIỆM VỤ
• - Làm việc cá nhân: mỗi cá nhân căn cứ vào nội
dung chương trình giáo dục của nhà trường cụ thể
đề xuất một chương trình liên môn sẽ đưa vào
chương trình giáo dục để đưa ra thảo luận nhóm .
• - Làm việc theo nhóm: thảo luận nhóm để thống
nhất các chương trình liên môn sẽ đưa vào nội
dung chương trình giáo dục của nhà trường phổ
thông đã xác định ở các nội dung trước
Ví dụ minh họa về chủ đề liên môn
(tr 67 – 71)

• Tên chủ đề : Nước trong môi trường xung quanh - lớp 6


• Mục tiêu
• Kiến thức:
• Biết rằng trong môi trường xung quanh, nước có thể tồn tại ở khắp nơi (trong cơ thể,
sinh vật, thức ăn...) và ở thể rắn, lỏng hoặc khí. Nhận biết được một số thể đó;
• Biết rằng nước cần thiết với đời sống con người, bề mặt Trái Đất được bao phủ bởi
một lượng nước vô cùng lớn nhưng nước dùng được với con người lại rất khan hiếm
và cần được bảo vệ;
• Có hiểu biết sơ bộ về nguồn nước và ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam và ở địa
phương.
• Kĩ năng:
• Thu thập và xử lí thông tin: tìm kiếm các tư liệu, phân tích thông tin để rút ra kết
luận,...
• đọc các biểu bảng, biểu đồ, đồ thị, các thông tin thời tiết...
• Thái độ:
• Ý thức sử dụng nước tiết kiệm
• Ý thức bảo vệ các nguồn nư
Nội dung dạy học:

1. Nước trong tự nhiên và các trạng thái của nước


(Vật lí, Địa lí)
2. Vai trò của nước đối với sự sống, đối với con người
(sinh học, công nghệ)
3. Nguồn nước (địa lí, hóa)
4. Bảo vệ nguồn nước và tiết kiệm nước
• Quan hệ với nội dung trong chương trình các
môn hiện tại
• Phương pháp và hình thức tổ chức dạy học:
 Thời lượng: Khoảng 6-10 tiết
 Thời điểm: cuối HK1 lớp 6
 Giáo viên: Vì chủ đề đơn giản nên GV các môn Lí, Hóa,
Sinh , Công nghệ và địa lí đều có thể dạy được.
 Hình thức tổ chức dạy học, phương pháp dạy học
• KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG 1: Các thiết kế về
chương trình liên môn của chương trình giáo
dục cho nhà trường phổ thông
HOẠT ĐỘNG 2:
Xây dựng, đề xuất một hoạt động giáo
dục cho nhà trường phổ thông
• NHIỆM VỤ
• - Làm việc cá nhân: mỗi cá nhân căn cứ vào bối cảnh,
sứ mạng, mục tiêu và nội dung chương trình giáo dục
đã thiết lập, đề xuất một hoạt động giáo dục dự kiến bổ
sung vào nội dung chương trình giáo dục nhà trường
phổ thông để đưa ra thảo luận nhóm.
• - Làm việc theo nhóm: thảo luận nhóm thống nhất các
hoạt động giáo dục đề xuất để đưa vào nội dung
chương trình giáo dục của nhà trường phổ thông cụ thể
Ví dụ
một hoạt động giáo dục trong nhà trường phổ
thông (tr 73-77)

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC HỘI THẢO KHOA HỌC HỌC


SINH LẦN THỨ II - TRƯỜNG THPT A
Tên chủ đề: “KHOA HỌC VÌ CON NGƯỜI”
• I. Mục tiêu
• 1. Kiến thức
• - Làm rõ và nâng cao kiến thức những môn khoa học tự nhiên trong nhà
trường.
• - Vận dụng những kiến thức khoa học vào thực tiến cuộc sống.
• 2. Kĩ năng
• - Khai thác, xử lí thông tin khoa học.
• - Thực hành, chế tạo sản phẩm khoa học.
• - Làm việc theo nhóm
• 3. Thái độ
• - Trân trọng những giá trị của khoa học mang lại
• - Sáng tạo cống hiến trong NCKH với mục tiêu: “Vì con người”
• 4. Năng lực
• - Năng lực sáng tạo
• - Năng lực hợp tác
• - Năng lực thuyết trình
• II. Đối tượng tham gia
Học sinh toàn trường
• III. Các nội dung triển khai cụ thể

STT Nội dung công việc Thời gian Người phụ trách Phối hợp thực Sản phẩm
hiện

Bài báo trên website giới thiệu về


các sản phẩm tham gia hội thảo
khoa học học sinh lần thứ nhất, Tuần đầu Thầy giáo phụ trách Bài báo trên
1 nhấn mạnh các sản phẩm đã đạt Tháng 8 Website đ/c cố vấn Đoàn website
giải tại triển lãm nghiên cứu KH
tại Singapore.

Thông báo về hội thảo khoa học


học sinh lần 2 tới học sinh toàn Giáo viên CN
trường (Thể lệ tham gia, dự kiến Tuần cuối Bản thông báo tới
2 thời gian đăng ký, sơ loại, hội đ/c cố vấn Đoàn (Triển khai trong
thảo, yêu cầu báo cáo, cử giáo Tháng 8 cuộc họp giáo các lớp
viên hướng dẫn, Hội đồng khoa viên chủ nhiệm)
học,…)
VI. DỰ KIẾN BAN TỔ CHỨC, HỘI ĐỒNG KHOA HỌC

BAN THÔNG TIN HỘI THẢO


BAN TỔ CHỨC HỘI ĐỒNG KHOA HỌC
 

Thường xuyên có bài viết trên


Tham gia triển khai công việc tiến
tới hội thảo và các công việc sau Chấm, lựa chọn các sản phẩm Website, Bảng tin sau mỗi giai đoạn
hội thảo từ khâu chuẩn bị, tuyên truyền, đăng
ký, sơ loại, hội thảo, sau hội thảo

1. Chỉ đạo: Ban Giám hiệu 1. GV môn Hóa học 1. BCH Đoàn trường

2. GV môn Tiếng Anh 2. CLB Phóng viên


2. Cố vấn Đoàn
3. GV môn Tin học  
3. Bí thư CĐ Cán bộ 4. GV môn Sinh Học  
• KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG 2: Các ví dụ hoạt động
giáo dục đưa vào nội dung của chương trình
giáo dục cho nhà trường phổ thông cụ thể.

You might also like