You are on page 1of 3

Câu 1: Những quyền lợi, nhiệm vụ và những điều không được làm của người học trong

Trường Đại học Hà Nội (theo quyết định số 2532/QĐ-ĐHHN – ngày 5 tháng 9 năm 2022)
1.1. Những quyền lợi của người học trong Trường Đại học Hà Nội
- Được nhận vào học đúng ngành đăng ký xét tuyển nếu đủ điều kiện trúng tuyển
theoo quy định của Bộ GD&ĐT, Trường;
- Được tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp thông tin về học tập và rèn
luyện;
- Được tạo điều kiện trong học tập, nghiên cứu khoa học và rèn luyện;
- Được góp ý kiến, giám sát hoạt động giáo dục, điều kiện giáo dục;
- Được tư vấn nghề nghiệp, giới thiệu việc làm;
- Được cấp bằng tốt nghiệp, phụ lục…khi có đủ điều kiện tốt nghiệp.
1.2. Nhiệm vụ của người học trong Trường Đại học Hà Nội
- Chấp hành chủ trương đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam, chính sách, pháp luật
của Nhà nước, quy chế, nội quy, quy định của Bộ GD&ĐT và Trường;
- Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của Trường, tự học, rèn
luyện đạo đức, lối sống;
- Tôn trọng cán bộ, giảng viên, thực hiện quy tắc ứng xử của Trường;
- Đóng học phí, bảo hiểm y tế;
- Tham gia các hoạt động, công ích, tình nguyện…;
- Tham gia phòng chống gian lận thi cử, và các hành vi tiêu cực khác;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác liên quan đến quy định pháp luật và của Trường.
1.3. Những việc không được làm của người học trong Trường Đại học Hà Nội
- Xúc phạm nhân phẩm, danh dự, xâm phạm thân thể của cán bộ, giảng viên, sinh
viên của Trường và người khác;
- Gian lận trong học tập, thii cử, tuyển sinh;
- Tham gia tệ nạn xã hội, gây rối trật tự trongg Trường, nơi công cộng và hành vi vi
phạm khác;
- Tổ chức hoặc tham gia các hoạt động vi phạm pháp luật khác.
Câu 2: Theo em, để học tập tốt, sinh viên cần có những kỹ năng sau:
2.1. Kỹ năng lên kế hoạch cho việc học tập, nghỉ ngơi
- Phương pháp học đại học hoàn toàn ngược lại so với cách học cấp ba. Trong suốt 12
năm học, học sinh chỉ cần đến lớp và nghe thầy cô giảng bài sau đó về nhà làm bài
tập được giao. Tuy nhiên, khi học chương trình đại học, sinh viên phải tự giác tìm
hiểu nội dung, nghiên cứu các vấn đề, làm slide…, giảng viên chỉ là người đính
chính lại thông tin, giải đáp thắc mắc về bài học một cách chính xác nhất.
- Vì vậy, phải rèn luyện kỹ năng sắp xếp thời gian biểu khoa học, hợp lý, cân bằng
giữa học tập và nghỉ ngơi để đạt được hiệu quả và năng suất hơn.
2.2. Kỹ năng giao tiếp, thuyết trình và làm việc nhóm
- Làm việc nhóm là cơ hội để ta trau dồi, học hỏi thêm nhiều kiến thức, kỹ năng mới
từ mọi người, thuận lợi cho việc phát triển năng lực bản thân.
- Giao tiếp xã hội là yếu tố quan trọng, góp phần tạo dựng nên thành công.
- Để làm việc nhóm tốt, ta cần gia tiếp tốt, chủ động lắng nghe, tôn trọng ý kiến của
mọi người, biết điều khiển cảm xúc, sử dụng ngôn từ phù hợp, tinh thần trách nhiệm
trong công việc…
- Kết hợp với kỹ năng giao tiếp là kỹ năng thuyết trình, là truyền tải ý kiến, vấn đề
của mình đến mọi người một cách logic, thuyết phục người nghe.
2.3. Tư duy phản biện
- Tư duy phản biện giúp sinh viên có góc nhìn khách quan. Giúp nhìn nhận một vấn
đề dựa trên nhiều yếu tố, có cái nhìn đa chiều. Suy nghĩ tích cực, biết lắng nghe tôn
trọng những ý kiến và quan điểm khác. Giúp sinh viên đánh giá vấn đề một cách có
hệ thống chứ không phải bằng trực giác hay bản năng.
- Để có được tư duy phản biện:
o Hãy chủ động đặt ra những câu hỏi và tự tìm cách để trả lời chúng; hãy có
cái nhìn khách quan về mọi vấn đề;
o Không nên suy nghĩ hay giải quyết các vấn đề theo cảm tính, theo cách nhìn
nhận một chiều, cá nhân;
o Không nên đồng ý ngay với ý kiến của người khác khi mình chưa suy nghĩ
và phân tích kỹ càng mà cần kiểm tra, tư duy và đưa ra ý kiến phản biện của
mình trước khi chấp nhận những kết quả của người khác…
2.4. Kỹ năng làm chủ và đánh giá bản thân
- Làm chủ bản thân giúp tạo ra một cuộc sống tốt đẹp hơn, tăng phần tập trung vào
mục tiêu lý tưởng đã đề ra, tránh sa đà vào thú vui tầm thường trong cuộc sống.
- Tự nhận thức dẫn đến tích lũy kiến thức của bản thân. Tự hiểu về bản thân, biết
được mình là ai, mình đang ở vị trí nào và mình cần gì.
- Khi đã hiểu bản thân mình, ta sẽ biết mình nên làm gì và cần phải làm gì, là tiền đề
cho việc phát huy năng lực bản thân.
- Để có thể tự làm chủ và đánh giá bản thân, ta cần:
o Đặt mục tiêu rõ ràng. ...
o Vượt lên nỗi sợ hãi. ...
o Giữ thái độ sống tích cực. ...
o Cải thiện sự tập trung. ...
o Xây dựng sự tự tin. ...
o Mở rộng lòng mình với mọi người. ...
o Kiên trì, dũng cảm. ...
o Tự kiểm điểm bản thân.
2.5. Liên hệ bản thân
Tự hào là tân sinh viên Trường Đại học Hà Nội, bản thân em đã phấn đấu, cố gắng trang
bị cho mình những kỹ năng cơ bản để có thể thích nghi và học tập thật tốt. Em đã:
- Đặt mục tiêu phấn đấu rõ ràng, tập trung, hăng hái trong mỗi tiết học.
- Chủ động tìm hiểu bài trước giờ lên lớp, tự tìm một phương pháp học tập hiệu quả.
- Giữ mối quan hệ hòa nhã, thân thiết với bạn bè, tiền bối, lễ phép với giảng viên, cán
bộ Trường.
- Tuy nhiên, bản thân em còn chưa thích nghi hoàn toàn với giờ giấc sinh hoạt, còn
chưa phân chia thời gian rõ ràng cho việc học tập, tham gia câu lạc bộ, nghỉ ngơi thư
giãn… Em đang cố gắng khắc phục nhược điểm này để có thể xoay sở mọi công
việc một cách hiệu quả, tăng năng suất học tập và rèn luyện bản thân.

You might also like