You are on page 1of 306

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

PGS. TS. ĐỖ THANH

Lý thuyÕt
vµ thùc hµnh dÞch

NHµ XUÊT B¶N §¹I HäC QuèC GIA Hµ NéI

1
2
MỤC LỤC

Lời nói đầu............................................................................................................. 9

Bài 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LÝ LUẬN DỊCH

I. Sự hình thành của lý luận dịch ........................................................ 11


II. Đối tượng của lý luận dịch và mối quan hệ của nó
với các bộ môn khoa học khác ........................................................ 12
III. Bản chất của quá trình dịch ............................................................. 14
IV. Khái niệm cái bất biến trong khi dịch .............................................. 15
V. Vấn đề khả năng dịch ...................................................................... 16
VI. Các phương pháp nghiên cứu về dịch............................................. 18
VII. Câu hỏi ôn tập ................................................................................. 19

Bài 2

LÝ LUẬN NGÔN NGỮ HỌC CHUNG VỀ DỊCH

I. Nhiệm vụ của ngôn ngữ học dịch ........................................................ 21


II. Các phổ quát ngôn ngữ ....................................................................... 25
III. Dịch văn học: nghệ thuật và khoa học ............................................... 27
IV. Câu hỏi ôn tập .................................................................................... 31

Bài 3

CÁC HÌNH THỨC DỊCH

I. Các hình thức dịch ............................................................................... 33


II. Các hình thức dịch nói ......................................................................... 35

3
III. Hai sơ đồ bố trí dịch tức thời............................................................... 38

IV. Các đặc điểm của dịch nói ................................................................ 40

V. Các yêu cầu đối với dịch viết .............................................................. 40

VI. Câu hỏi ôn tập .................................................................................... 41

Bài 4

CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH DỊCH

I. Nắm ngoại ngữ ..................................................................................... 43

II. Giải thuyết nguyên bản ....................................................................... 44

III. Diễn đạt lại nguyên bản ..................................................................... 45

IV. Câu hỏi ôn tập .................................................................................... 49

Bài 5

Ý NGHĨA NGÔN NGỮ V/ DỊCH

I. Quan niệm về nghĩa ............................................................................. 51

II. Các kiểu nghĩa..................................................................................... 51

III. Cách dịch các kiểu nghĩa ................................................................... 53

IV. Trình tự dịch các kiểu nghĩa ............................................................... 61

V. Câu hỏi ôn tập ..................................................................................... 63

Bài 6

CÁC PHƯƠNG PHÁP DỊCH

I. Dịch ngữ nghĩa ..................................................................................... 65

II. Dịch thoát dịch tự do ........................................................................... 71

III. Dịch tương đương ............................................................................... 72

IV. Câu hỏi ôn tập .................................................................................... 74

4
Bài 7

CÁC THỦ PHÁP DỊCH

I. Định nghĩa ....................................................................................... 75


II. Các loại biến đổi dịch. ..................................................................... 75
III. Các thủ pháp dịch............................................................................ 76
IV. Câu hỏi ôn tập ................................................................................. 87

Bài 8

DỊCH TH/NH NGỮ V/ TỤC NGỮ

I. Định nghĩa về thành ngữ và giá trị của nó....................................... 89


II. Cách dịch thành ngữ ....................................................................... 90
III. Cách dịch tục ngữ ............................................................................ 94
IV. Câu hỏi ôn tập ............................................................................... 100

Bài 9

CHỌN TỪ V/ ĐẶT CÂU KHI DỊCH

I. Chọn từ trong dịch ......................................................................... 101


1. Vai trò của văn cảnh ................................................................ 102
2. Chú ý đến thái độ của tác giả đối với sự kiện được miêu tả.... 102
3. Chọn từ phù hợp với thực tế được miêu tả .............................. 103
4. Tôn trọng khuynh hướng tư tưởng của tác phẩm
và phong cách của tác giả ....................................................... 104
5. Chọn từ phù hợp với khả năng kết hợp từ và âm hưởng
của tiếng Việt .......................................................................... 105
6. Chú ý đến các chuỗi đồng nghĩa, các sắc thái nghĩa của từ ... 106
7. Chú ý đến tính thông dụng của từ, đến vốn từ vụng cơ bản
của ngôn ngữ dịch ................................................................... 107
8. Chú ý đến "tuổi" của từ ............................................................. 108

5
9. Chú ý đến các biểu tượng và liên tưởng
do từ gây ra ở người đọc. ....................................................... . 109
II. Đặt câu trong dịch ......................................................................... 110
III. Câu hỏi ôn tập ............................................................................... 113

Bài 10

ĐƠN VỊ DỊCH

I. Đơn vị dịch được xác định như là đơn vị nhỏ nhất của văn bản ... 115
II. Đơn vị dịch là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất của nguyên bản ............ 117
III. Xác định các đơn vị dịch dựa vào các đơn vị của ngôn ngữ dịch . 117
IV. Xác định đơn vị dịch dựa vào diện nội dung của nguyên bản ...... 119
V. Câu hỏi ôn tập .............................................................................. 122

Bài 11

CHUẨN MỰC DỊCH

I. Về chuẩn mực dịch........................................................................ 123


II. Năm chuẩn mực địch ..................................................................... 129
III. Câu hỏi ôn tập ................................................................................ 135

Bài 12

ĐÁNH GIÁ BẢN DỊCH

I. Đặt vấn đề ..................................................................................... 137


II. Hai tiêu chuẩn "Tín" và "Nhã"........................................................ 138
III. Đánh giá bản dịch dựa vào tài liệu dịch ........................................ 143
IV. Khuynh hướng thực dụng của dịch................................................ 145
V. Chuẩn mực quy ước của việc dịch ................................................ 145
VI. Câu hỏi ôn tập ............................................................................... 146

6
Bài 13

CHUYỂN ĐẠT ĐẶC TRƯNG DÂN TỘC


TRONG BẢN DỊCH TÁC PHẨM VĂN HỌC

I. Tầm quan trọng của vấn đề ......................................................... 147


II. Tinh hình nghiên cứu vấn đề chuyển đạt đặc trưng dân tộc
trong bản dịch văn học trên thế giới và trong nước ....................... 148
III. Tinh hình nghiên cứu vấn đề chuyển đạt đặc trưng dân tộc
trong bản dịch văn học ở Việt Nam ............................................ 150
IV. Chuyển đạt tính độc đáo của nguyên bản .................................... 153
V. Câu hỏi ôn tập ............................................................................... 158

Bài 14

LÝ THUYẾT CHUNG VỀ DỊCH


HOẶC CÁC MÔ HÌNH DỊCH

I. Lý thuyết biểu vật trong dịch thuật ................................................ 159


II. Lý thuyết cải biên trong dịch thuật ............................................... 162
III. Lý thuyết ngữ nghĩa trong dịch thuật ............................................. 165
IV. Lý thuyết cấp độ tương đương trong dịch thuật............................. 169
V. Lý thuyết tương đương có quy luật, trong dịch thuật ..................... 172
VI. Ghi chú .......................................................................................... 174

Bài 15

CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI DỊCH

I. Am hiểu ngoại ngữ ........................................................................ 175


II. Am hiểu tiếng mẹ đẻ ..................................................................... 176
III. Uyên bác ........................................................................................ 178
IV. Năng khiếu và lao động sáng tạo .................................................. 179
V. Có hiểu biết về lý luận dịch ........................................................... 179

7
VI. Câu hỏi ôn tập ............................................................................... 180
Kết luận ................................................................................................ 181
Tài liệu tham khảo ................................................................................ 182

PHỤ LỤC
Bài 1
Nhịp điệu của văn xuôi và dịch ............................................................. 193

Bài 2
Sự thất thoát nhịp điệu thường thấy khi dịch các tác phẩm
của FDOSTOIEVSKI ............................................................................. 197

Bài 3
Dụng ngữ học của dịch ........................................................................ 211

Bài 4
Dịch tương đương .................................................................................. 217

Bài 5
Vấn đề tương đương trong dịch thuật .................................................... 229

Bài 6
Thơ và dịch thơ ...................................................................................... 241
I. Thơ là gì? ....................................................................................... 241
II. Thơ và văn xuôi ............................................................................ 251
III. Về vần thơ ..................................................................................... 253
IV. Vài ý nghĩa về chữ và thơ .............................................................. 259
V. Dịch thơ như thế nào? ................................................................... 263
VI. Một số bài thơ dịch để minh họa ................................................... 269

8
LỜI NÓI ĐẦU

Chuyên luận gồm có hai phần: phần chính-chuyên luận và phần


phụ lục. Phần chuyên luận đề cập tới hầu hết các vấn đề cơ bản của
lý luận dịch. Phần này gồm 15 bài học và được dạy trong 6 học trình,
90 tiết. Việc giảng dạy được phân bổ với số tiết như sau: một số các
bài như “Phương pháp dịch”, “Thủ pháp dịch”, “Chọn từ trong
dịch”, “Mô hình dịch”... được dạy từ 6 đến 8 tiết, một số ít bài như
“Các giai đoạn của quá trình dịch”, “Đơn vị dịch”, “Đánh giá bản
dịch”, được dạy từ 4 đến 6 tiết. Có kiểm tra giữa chuyên luận: gồm
một buổi kiểm tra và một buổi trả bài với thời gian từ 6 đến 8 tiết. Sau
khi học xong, sẽ có bài thi được tiến, hành trong thời gian 4 tiết.
Chuyên luận được viết chủ yếu là dựa trên các tư liệu dịch văn
học, tức là các ví dụ minh họa, phân tích được rút ra từ các bản dịch
văn học và phần lớn các bài học là đề cập đến những vấn đề của dịch
văn học. Tất nhiên, trong chuyên luận cũng có những bài chung cho
mọi thể loại dịch như "Các giai đoạn của quá trình dịch", "Phương
pháp dịch", "Thủ pháp dịch"... Các vấn đề thuộc về các thể loại dịch
như “Dịch chính luận - thông tin báo chí”, “Dịch khoa học - kỹ
thuật”... không được đề cập hoặc bàn sâu... Những vấn đề này người
học sẽ tự bổ cứu trong quá trình công tác hoặc nghiên cứu sau này.
Chúng tôi nghĩ rằng sau khi đã nắm được những vấn đề chung và cơ
bản về lý luận dịch, thì người học sẽ có cơ sở để đi sâu vào những
vấn đề đó.
Ngoài phần chính, chuyên luận còn có thêm phần phụ lục đề
cập đến những vấn đề chưa có hoặc chưa được nói kỹ ở các bài học
như “Ngữ dụng dịch”, “Dịch tương đương”, “Nhịp điệu và dịch” và
đặc biệt là "Dịch thơ" - vấn đề khó nhất của dịch văn học nói riêng và
của việc dịch nói chung. Ở phần phụ lục, tác giả đã chọn đưa vào một
số bài viết và bài dịch có giá trị, trong đó có mấy bài do tác giả dịch.
Khi soạn phần phụ lục, chúng tôi đã phải mất khá nhiều thời gian và

9
công sức để chọn được những bài tốt, thực sự có giá trị và có ích đối
với người học. Phần lớn số trang trong phụ lục được dành cho việc
dịch thơ. Sở dĩ như vậy là vì trên thực tế công tác dịch viết hiện nay ở
nước ta, việc dịch thơ khá phổ biến và được thực hiện theo nhiều
quan niệm khác nhau. Nhưng dù được thực hiện theo quan điểm nào
đi nữa, thì về đại thể, chất lượng dịch đều còn thấp, chưa truyền đạt
được cái hay, cái đẹp của nguyên bản và còn xa mới đáp ứng được sự
chờ đợi của người đọc. Trên các trang báo, hay tạp chí hiện nay, cái
mà người đọc ngại nhất là thơ sáng tác và nhất là thơ dịch vì tỷ lệ các
bài đọc được, bài hay rất thấp1.
Trong quá trình dạy chuyên đề “lý thuyết dịch” trong khoảng
hơn hai thập niên vừa qua, vấn đề dịch thơ có lúc được giảng, có lúc
không được giảng tùy thuộc vào đối tượng người học và thời gian
học. Vì vậy, ở phần phụ lục, chúng tôi dành nhiều trang cho phần
này để người học tự nghiên cứu và có hướng để tự tìm hiểu thêm tư
liệu và có điều kiện đi sâu nghiên cứu.
Cuối cùng là danh mục tài liệu tham khảo. Trong danh mục,
thực sự chúng tôi chỉ nêu khoảng già nửa số cuốn sách, bài báo mà
chúng tôi đã có đọc để viết chuyên luận. Để tiết kiệm giấy, chúng tôi
có lúc đã phải “gộp” chẳng hạn như: các sách viết về ngôn ngữ của
các giáo sư... hoặc “Tạp chí Văn học nước ngoài”... Nếu khai đủ thì
chỉ riêng hai mục trên đã có tới mấy chục đầu sách, đầu báo. Ngoài
ra, trong thư mục, chúng tôi cũng không nêu tên các tác phẩm dịch
đã được sử dụng.

1 Xin xem "Góc nhỏ thơ trữ tình " (Thơ dịch) đang đăng trên báo Người Hà Nội do
nhiều người dịch.

10
B/I 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LÝ LUẬN DỊCH

I. Sự hình thành của lý luận dịch

- Về mặt lịch sử, khái niệm “lý luận dịch” mới xuất hiện gần đây
trên cơ sở của dịch văn học. Lần đầu tiên, khái niệm đó được sử dụng
ở Liên Xô (cũ) trong những năm 20 của thế kỷ này. Bắt đầu là từ
Mácxim Gorơki với việc thành lập các trường đào tạo người dịch thơ
và văn xuôi, với việc xuất bản cuốn Các nguyên tắc dịch văn học làm
hai lần vào năm 1919 và 1920.
Việc ngôn ngữ học chú ý đến vấn đề dịch có quan hệ với việc
nghiên cứu dịch máy bắt đầu phát triển mạnh vào đầu những
năm 1950.
Nhiều nhà bác học bắt đầu chú ý đến những vấn đề lý luận dịch
dưới góc độ không chỉ của dịch văn học, mà là xuất phát từ toàn bộ
hoạt động đa dạng của việc dịch ở thời đại chúng ta, bao gồm dịch
khoa học kỹ thuật, chính luận (nhiều hơn dịch văn học), các hình thức
dịch miệng, dịch để dạy học... và toàn bộ các khả năng của hoạt động
ngôn ngữ như là một hành động giao tiếp nhất định.
Từ giữa những năm 1950, khái niệm "lý luận dịch" bắt đầu được
gặp nhiều hơn trong hệ thống các khoa học về ngôn ngữ với tư cách
là một ngành của ngôn ngữ học hiện đại, đồng thời bắt đầu xuất hiện
ở các nước khác nhau các quan điểm rộng rãi cố gắng bao quát toàn
bộ các hiện tượng được thống nhất bằng khái niệm "dịch".
Khái niệm "dịch” bắt đầu được sử dụng để chỉ bất kỳ thao tác
nào nhằm thay thế một hệ thống ký hiệu này bằng một hệ thống ký
hiệu khác mà vẫn giữ lại nội dung thông tin.

11
Nhà ngôn ngữ học Mỹ, R. Jakobson, đã phân biệt 3 hình thức
dịch thuật với các tên gọi khác nhau:
- Dịch bên trong ngôn ngữ (traduction intralinguale) là giải thích
các ký hiệu ngôn ngữ bằng các ký hiệu khác của cùng một ngôn ngữ.
Thí dụ: bệnh viện, nhà thương, nơi khám và chữa bệnh.
- Dịch qua ngôn ngữ khác (traduction interlinguale) là giải thích
các ký hiệu của một ngôn ngữ bằng những ký hiệu của một ngôn ngữ
khác. Thí dụ: bệnh viện - hospital.
- Dịch qua các ký hiệu khác (traduction intersémiotique) là giải
thích ký hiệu ngôn ngữ này bằng hệ thống ký hiệu ngôn ngữ khác.
Thí dụ: bệnh viện + (chữ thập đỏ).

II. Đối tượng của lý luận dịch và mối quan hệ của nó với các bộ
môn khoa học khác

Các vấn đề lý luận dịch có thể được xét từ nhiều góc độ khác
nhau. Đối tượng nghiên cứu của nó có thể là việc chọn tài liệu dịch
xét về mặt nội dung, giá trị nhận thức và nghệ thuật của nguyên bản.
Tiếp theo, có thể nghiên cứu vai trò của các tác phẩm được dịch trên
bình diện văn học của ngôn ngữ dịch, cá tính của người dịch được
quyết định bởi thế giới quan, các quan điểm văn học, các thủ pháp
nghệ thuật, các sở thích của đất nước, thời đại của người đó.
Ngoài ra, dịch là một quá trình sáng tạo, có quan hệ tới lĩnh vực
tâm lý học. Do đó, nó có thể được xem xét trên bình diện lịch sử văn
hoá, văn học, tâm lý học.
Nhưng vì dịch có quan hệ trước hết với ngôn ngữ nên hơn ở đâu
hết, nó phải được nghiên cứu trên bình diện ngôn ngữ học, tức là
trong quan hệ với vấn đề tính chất của mối quan hệ giữa hai ngôn
ngữ và của các phương tiện tu từ của chúng. Hơn nữa, nghiên cứu
dịch trên bình diện nghiên cứu văn học luôn luôn có quan hệ với việc
xem xét các hiện tượng ngôn ngữ, phân tích và đánh giá các phương
tiện ngôn ngữ được người dịch sử dụng. Vì nội dung của nguyên bản
bao giờ cũng tồn tại trong thể thống nhất giữa nội dung và hình thức
với các phương tiện ngôn ngữ, nơi nội dung đó được thể hiện. Nội

12
dung này có thể được truyền đạt bằng các phương tiện ngôn ngữ ở
bản dịch. Tâm lý học của dịch có quan hệ với mối quan hệ giữa ngôn
ngữ và tư duy với các hình tượng ngôn ngữ.
Không thể có dịch ở ngoài ngôn ngữ học. Lý thuyết dịch với tư
cách chuyên ngành của khoa học ngữ văn trước hết là bộ môn thuộc
ngôn ngữ học. Trên thực tế, trong nhiều trường hợp, lý thuyết dịch
rất gần với khoa nghiên cứu văn học - với lịch sử và lý luận văn học,
với lịch sử của các dân tộc có quan hệ với hai ngôn ngữ.
Có thể phân định các bộ phận chủ yếu sau đây của lý luận dịch:
1. Các quan niệm của các nhà kinh điển như Mác- Ăngghen
Lênin về hoạt động dịch.
2. Lý luận chung về dịch có nhiệm vụ khái quát và hệ thống hoá
các quan sát của các hành động dịch cụ thể để xác định các quy luật
tồn tại trong mối quan hệ giữa các ngôn ngữ khác nhau và đóng vai
trò quan trọng trong dịch.
3. Lý luận riêng về dịch, tức là lý luận về việc dịch từ ngôn ngữ
này sang ngôn ngữ khác. Lý luận chung về dịch khái quát và hệ
thống hoá các cứ liệu của lý luận riêng về dịch.
Trong khuôn khổ của lý luận riêng về dịch, có thể phân biệt hai
bộ phận nhỏ sau:
a. Nghiên cứu các nhiệm vụ chung và các điều kiện làm việc đối
với các ngôn ngữ dịch trong mối liên hệ với các yêu cầu mà ngôn ngữ
đặt ra cho việc dịch.
b. Nghiên cứu các nhiệm vụ và các điều kiện dịch trong mối
quan hệ với các đặc điểm thể loại dịch (thông tin - báo chí, tư liệu sự
vụ, các văn bản khoa học chuyên ngành, các tác phẩm chính trị - xã
hội, ngôn ngữ diễn thuyết, văn học) và việc phát hiện các nguyên tắc
chung trong việc truyền đạt phong cách cá nhân của tác giả.
Lý luận dịch có quan hệ với ngôn ngữ đại cương, có đặc điểm ở:
1/ Tính hai mặt của việc nghiên cứu.
2/ Quan hệ tổng hợp đối với các hiện tượng ngôn ngữ trong mối
quan hệ của hai ngôn ngữ. Nó có quan hệ với tu từ học so sánh. Dịch

13
luôn luôn có quan hệ với các phong cách khác nhau của ngôn ngữ toàn
dân, luôn luôn phải tính đến mối quan hệ và thâm nhập lẫn nhau giữa
hai ngôn ngữ. Lý thuyết dịch có quan hệ với tu từ học vì nó có quan hệ
với việc truyền đạt phong cách nghệ thuật của nhà văn.
Để kết luận chương mục này, chúng tôi xin phép được dẫn ra ý
kiến xác đáng sau của nhà lý luận dịch Ba Lan, Jery Pienkos: "Nhiệm
vụ của người dịch là chuyển những hiện tượng ngôn ngữ chứa đựng
trong văn bản nguồn thành những hiện tượng ngôn ngữ thể hiện
trong văn bản dịch. Hai ngôn ngữ (văn bản) này đối lập nhau trong
mối quan hệ phụ thuộc từ hai phía. Sự cân bằng ngôn ngữ nguồn và
ngôn ngữ dịch cũng như sự thống nhất về mặt hình thức, chúng ta có
thể gọi đó là dịch. Nghiên cứu sự tham gia của hai ngôn ngữ vào việc
miêu tả cùng một tình huống là phần việc của ngôn ngữ học được gọi
với cái tên là lý thuyết dịch nằm trong lĩnh vực quan tâm của ngôn
ngữ học ứng dụng1.

III. Bản chất của quá trình dịch

Trong lý luận dịch, thuật ngữ "dịch" được dùng chủ yếu với hai
nghĩa khác nhau: quá trình và kết quả.
Dịch là một quá trình phức tạp và sáng tạo, trong đó người dịch
thâm nhập vào mọi sự tinh tế về ý nghĩa của nguyên bản và tạo ra
một văn bản hoàn toàn mới. Văn bản mới này - bản dịch (translate) -
giữ lại mọi sắc thái nghĩa mà người dịch tiếp thu được qua quá trình
phân tích và giải thuyết nguyên bản.
Dịch là hình thức giao tiếp đặc biệt của những người nói các
thứ tiếng khác nhau (hay còn gọi là giao tiếp liên ngữ). Sự giao
tiếp của con người nhờ ngôn ngữ trong khoa học gọi là giao tiếp
bằng ngôn ngữ, còn mỗi trường hợp giao tiếp cụ thể được gọi là
hành động giao tiếp.

1 Dẫn theo bài dịch cùa Nguyễn Chí Thuật trong cuốn Dịch giả và dịch thuật trong thế
giới hiện đại.

14
Không nên giải thích quá trình dịch chỉ đơn thuần là sự cải biến
nguyên bản từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác; vì sự cải biến đó
chưa phải là toàn bộ công việc được diễn ra trong quá trình dịch. Sự
cải biến liên ngữ thường được người dịch thực hiện, nhưng trước khi
dịch, người dịch phải hiểu thông báo gốc là công việc phức tạp do
nhiều điều kiện ngôn ngữ học và tâm lý học: đó là việc hiểu ngôn
ngữ, hiểu đối tượng thông báo, hiểu các từ thực tế, hiểu thực tế được
phản ánh trong nguyên bản, cuối cùng là hiểu cá tính của người
thông báo, sự phát triển của vốn khái niệm của bản thân người dịch.
Do đó, việc nghiên cứu quá trình dịch phải dựa trên các nguyên tắc
của lý thuyết thông tin và sự phân tích đối chiếu giữa nguyên bản và
bản dịch bằng cách xác định những tương ứng về từ vựng, ngữ pháp
và tu từ của cặp ngôn ngữ được đối chiếu.
Tóm lại, ta có thể định nghĩa bản chất của quá trình dịch như
sau: "Dịch là quá trình cải biến một sản phẩm ngôn ngữ từ thứ tiếng
này sang sản phẩm ngôn ngữ của thứ tiếng khác mà không làm thay
đổi nội dung tức là ý nghĩa của nó".

IV. Khái niệm cái bất biến trong khi dịch

Thực tiễn dịch chứng tỏ rằng mọi đại lượng tham gia vào việc
truyền đạt nghĩa đều chịu sự biến đổi ít hoặc nhiều. Để làm rõ cái bất
biến trong khi dịch, chúng ta hãy dẫn ra thí dụ sau: người Udơbếch
(LBN) quen gọi người phụ nữ mà mình yêu là: “Con vẹt của anh”. Sở
dĩ như vậy là vì đối với họ, con vẹt tượng trưng cho sắc đẹp nhờ vào
bộ lông sặc sỡ của nó. Nhưng khi dịch sang tiếng Nga hoặc các thứ
tiếng khác, thì không thể giữ nguyên hình ảnh trên. Người Nga hoặc
người Việt Nam quen xem vẹt là con vật hay bắt chước, xem nó
tượng trưng cho sự ngu dốt hoặc thói ba hoa. Vì vậy, người Nga sẽ
dịch là: "Bông hồng của anh". Trong trường hợp này, "Con vẹt" đối
với người Udơbếch và "Bông hồng" đối với người Nga, đều diễn đạt
những ý nghĩa hoàn toàn giống nhau. Và chúng ta sẽ dịch nghĩa cái
bất biến là nội dung ý nghĩa không thay đổi trong khi dịch.
Khái niệm cái bất biến được hình thành trong ý thức con người
bằng cách nghiên cứu các quá trình dịch. Nó chỉ tồn tại trong các biến

15
thể của mình1 và ngay trong phạm vi của một ngôn ngữ, cùng một
nội dung ý nghĩa, có thể được diễn đạt bằng nhiều cách khác nhau.
Cái bất biến được người dịch nhận thức trong quá trình thâm nhập
vào nội dung đầy đủ của thông báo gốc khi anh ta có thể xây dựng sự
hiểu biết của mình về thực tế trên cơ sở của thông báo được truyền
đi, tìm được những điểm chung trong vốn hiểu biết giữa mình và
người truyền, hiểu được nhiệm vụ thông báo của người truyền và
cách giải thích thực tế có quan hệ với nó. Sự kết hợp của tất cả những
nhân tố trên trong óc người dịch cho phép anh ta "cảm nhận" được
bất biến dịch để rồi có thể bước vào giai đoạn sau, giai đoạn cấu tạo
ra bản dịch.
Một vấn đề nữa cũng có tính chất quan trọng là việc giải thích
chức năng của sản phẩm lời nói của nguyên bản là thước đo toàn bộ
hoạt động của người dịch trong quá trình hiểu nguyên bản. Còn
ngược lại, nếu không làm như vậy, thì người dịch sẽ mất cơ hội để
nhận ra bất biến dịch.
L.S. Báckhuđarốp đã nhấn mạnh đến sự mất mát không tránh
khỏi trong khi dịch. Và sự mất mát đó thuộc về những yếu tố khả
biến. Về nguyên tắc, bất kỳ một văn bản nào cũng có thể dịch được
hiểu theo nghĩa là tạo nên được một văn bản bằng một ngôn ngữ
khác tương đương về chức năng với nó bằng cách truyền đạt được
đầy đủ nhất những nội dung thông báo quan trọng nhất nhờ những
thủ pháp dịch có khả năng đền bù những mất mát không tránh khỏi.

V. Vấn đề khả năng dịch

Vì quá cường điệu các khó khăn của việc dịch mà trong những
thế kỷ trước, một số nhà ngôn ngữ học duy tâm ở các nước tư bản đã
kịch liệt phủ nhận khả năng dịch. Theo quan điểm của họ, không thể
có được bản dịch thoả đáng. Đây là bước thụt lùi của ngôn ngữ học.

1 Chẳng hạn các câu sau đây là các biến thể của cùng một cái bất biến:
- Cái mũ này bị hỏng.
- Cái mũ này không còn tốt.
- Cái mũ này cần phải sửa chữa.
- Việc sửa chữa cái mũ này là cần thiết.

16
Tiêu biểu cho số người này là nhà ngôn ngữ học Đức, V.Humboldt.
Ông đã nói như sau: “Mỗi ngôn ngữ vẽ một cái vòng chung quanh
nhân dân nói thứ tiếng đó, và chỉ có thể thoát ra khỏi cái vòng ấy khi
bước vào một cái vòng khác. Vì thế, việc nghiên cứu ngoại ngữ được
xem như là việc phát hiện ra một quan điểm mới trong thế giới quan
cũ, vì rằng hoặc ít hoặc nhiều, chúng ta đã đưa vào thứ ngoại ngữ đó
thế giới quan và quan điểm ngôn ngữ riêng của mình mà chính
chúng ta cũng không cảm thấy một cách hoàn toàn rõ ràng”.
Quan điểm trên của Humboldt đã bị bản thân cuộc sống và thực
tế của công tác phiên dịch bác bỏ. Thực ra, mọi ngôn ngữ phát triển
đều hoàn toàn có đủ khả năng để truyền đạt nội dung được diễn đạt
bằng ngôn ngữ khác1. Việc dịch những kiệt tác của các nhà văn lớn
trên thế giới ra nhiều thứ tiếng là một dẫn chứng hùng hồn cho khả
năng dịch. Hơn nữa, có khi do sự sáng tạo và công phu lao động của
dịch giả mà bản dịch còn có thể “hay” và nổi tiếng hơn cả nguyên
bản. Đó là trường hợp bài dịch Chinh phụ ngâm của Đoàn Thị Điểm,
bản dịch Tỳ bà hành của Phan Huy Vịnh... Các Mác cũng đã có lần nói
rằng Ăng-ghen đã dịch tác phẩm của ông một cách rất sáng tạo, có
đoạn còn hay hơn cả nguyên tác. Tóm lại, hoàn toàn không có căn cứ
để phủ định khả năng dịch. Trong thực tế, trừ những trường hợp cá
biệt, không có người dịch nào đã gặp những chỗ không thể dịch được
ra tiếng mẹ đẻ bằng cách này hay cách khác, trừ phi anh ta không có
đủ trình độ cần thiết để dịch.
Các tác phẩm phong phú về nội dung tư tưởng và có tính nghệ
thuật cao của Việt Nam như Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, thơ Tố Hữu, Truyện Kiều,... đã được dịch ra nhiều thứ liếng
trên thế giới. Việc độc giả nước ngoài nhiệt liệt hoan nghênh và đánh
giá cao các bản dịch đó đã chứng tỏ các dịch giả Việt Nam và thế giới
đã làm tròn nhiệm vụ của mình và là bằng chứng xác nhận khả năng
dịch. Thực ra, vấn đề khả năng dịch không chỉ là vấn đề học thuật
thuần tuý, mà còn là vấn đề chính trị - vấn đề phân biệt chủng tộc,

1 F.P. Filin: "Bất kỳ ngôn ngữ nào, dù là chậm phát triển, một khi có những (điều
kiện thuận lợi đều có thể trở thành ngôn ngữ có trình độ phát triển cao".
Xem bài "Một số vấn đề ngôn học hiện đại", Tạp chí Ngôn ngữ, số 3 - 1980.

17
vấn đề đối lập hai loại ngôn ngữ - ngôn ngữ văn minh và ngôn ngữ
kém phát triển.

VI. Các phương pháp nghiên cứu về dịch1

Có quan hệ với sự phân biệt các nhiệm vụ là sự phân biệt các


phương pháp nghiên cứu về dịch. Ở giai đoạn hiện nay, có 3 nhóm
khác nhau về thủ pháp nghiên cứu việc dịch.
1. Các nhà nghiên cứu độc lập: tự mình nghiên cứu, tách khỏi các
thành tựu của khoa học về dịch. Đặc biệt thường thấy ở các nhà khoa
học của các nước phương Tây. Họ thường không chú ý đến các kết
quả nghiên cứu của các nước xã hội chủ nghĩa.
2. Các trung tâm nghiên cứu dịch văn học: gồm các nhà lý luận
và các nhà nghiên cứu lịch sử. Các trung tâm này có các quan điểm
riêng, có thủ lĩnh riêng.
Đó là các trung tâm ở Sacrbrucken (Đức), Trường Đại học ở New
York, các tạp chí ‘’Babel” của FIT, hai trung tâm của Tiệp Khắc.
3. Các trường phái nghiên cứu về dịch: khác nhau về hướng
nghiên cứu và diện chủ đạo trong việc nghiên cứu. Đứng đầu thế
giới hiện nay là trường phái “lý luận xô viết về dịch”. Có hai trường
phái nhỏ;
a) Trường phái cổ điển: có liên quan đến thực tiễn nghệ thuật
của những người dịch. Khởi đầu từ Coócnây Chucốpxki và kết thúc
bởi các tác giả hiện đại. Trường phái này có các tên tuổi tiêu biểu sau:, I-
Caxkin, Rossels, Levích, Toper... Quan điểm của trường phái này được
trình bày một cách khái quát trong Tiểu bách khoa toàn thư năm 1968, ở
mục “Dịch văn học” do Toper viết. Ngày nay, các nguyên tắc của nó
được phát triển trong các trường đại học của Liên bang Nga, trong các
luận án2 tiến sĩ, phó tiến sĩ về lý luận và lịch sử của dịch văn học.
b) Lý luận ngôn ngữ học về dịch: đứng đầu là A.V. Phêđôrốp với

1 Mục này được viết đã lâu. Nếu nay mai có dữ liệu mới chúng tôi sẽ viết lại.
2 Trong đó có luận án PTS của người soạn công trình này bảo vệ năm 1978 ở
Mátxcơva.

18
tác phẩm chủ yếu là Cơ sở lý thuyết chung về dịch, xuất bản tất cả 3 lần
vào các năm 1953, 1958, 1968. Trung tâm nghiên cứu chủ yếu của nó
là Trường Đại học Ngoại ngữ Matxcơva. Các kết quả nghiên cứu
của nó được công bố trong tạp chí xuất bản hàng năm Sổ tay người
dịch và tuyển tập Nghệ thuật dịch, Sổ tay người dịch do L.S.
Báckhuđarốp, tác giả cuốn Ngôn ngữ và phiên dịch làm chủ biên. Đại
biểu của trường phái này là một loạt các nhà lý luận dịch Xô viết có
tên tuổi ở trong và ngoài nước như V. Camisarốp, V. Krúpnốp, I.
Retsker. V. Phêđôrốp... Brandas, Givi Gachechilátze, T.L Levixcaia,
A.M Filtecman, I.I.Répdin,...

VII. Câu hỏi ôn tập

1- Lý luận dịch ra đời trong hoàn cảnh nào? Ở nước của anh (chị), có
cái gọi là lý luận dịch không? Nếu có, xin cho biết nó có các đặc
điểm gì?
2- Đối tượng của lý luận dịch là gì? Mối quan hệ của nó với các bộ môn
khoa học khác ra sao?
3- Bản chất của quá trình dịch là gì?
4- Thế nào là bất biến dịch? Ở nước anh (chị), các tình nhân thường
gọi nhau thư thế nào? (liên hệ với cách gọi "Con vẹt của anh” ở
trong bài học).
5- Có thể dịch được không? Vì sao?

19
20
B/I 2

LÝ LUẬN NGÔN NGỮ HỌC CHUNG VỀ DỊCH

I. NHIỆM VỤ CỦA NGÔN NGỮ HỌC DỊCH

- Nhiệm vụ quan trọng nhất của lý luận ngôn ngữ học chung về
dịch là định nghĩa hiện tượng đó bằng các thuật ngữ của ngôn ngữ
học, vạch rõ vị trí của cái ở giữa các đối tượng của việc nghiên cứu
“ngôn ngữ - lời nói”, vạch ranh giới giữa các phương diện thuần tuý
ngôn ngữ và các phương diện của lời nói cá nhân, trình bày các khái
niệm xuất phát về cơ chế của ngôn ngữ học dịch làm cơ sở cho việc
phân tích ngôn ngữ đối với việc dịch.
Vậy, với tư cách là đối tượng của ngôn ngữ học, thì dịch là gì?
Trước hết, chúng ta hãy nhìn vào thực tế của người nghiên cứu về
dịch. Dịch là gì? Từ “dịch” có hai ý nghĩa:

a. Cái người dịch làm (quá trình).


b. Kết quả của hoạt động dịch (văn bản).

Đôi khi, hai mặt này đối lập với nhau, nhưng thường thì một
mặt - mặt quá trình - được coi trọng hơn.
Việc hiểu dịch là “hoạt động của người dịch” có những kết quả
quan trọng cả về lý luận và phương pháp, khiến chúng ta xếp dịch
vào lĩnh vực lời nói. Quá trình dịch được bắt đầu từ lúc người dịch
nhận nguyên bản và kết thúc bởi việc anh ta tạo ra bản dịch. Người
dịch có quan hệ với một sản phẩm lời nói bằng một thứ tiếng và bản
thân anh ta là người tạo ra sản phẩm lời nói bằng ngôn ngữ khác. Do
vậy, dịch thuộc lĩnh vực lời nói. Khi định nghĩa dịch là “quá trình”
chuyển một sản phẩm của ngôn ngữ/bằng thứ tiếng này sang sản

21
phẩm ngôn ngữ thứ tiếng khác, L.S. Báckhuđarốp đã nhấn mạnh rằng:
“Dịch không có quan hệ với các hệ thống ngôn ngữ, mà với các sản
phẩm lời nói, tức là các văn bản”.
Như vậy, tính chất đặc biệt của dịch là ở chỗ trong hình thức
giao tiếp liên ngữ đó có sự đồng nhất hai văn bản khác ngữ. Sự đồng
nhất thông báo này phân biệt dịch với mọi phương thức truyền đạt
bằng ngôn ngữ khác nội dung của nguyên bản.
Dịch luôn luôn là sự tồn tại của hai văn bản cộng với sự thống
nhất chúng trong quá trình giao tiếp, tức là có ba hành động ngôn
ngữ khác nhau:

a. Hành động giao tiếp nhờ ngôn ngữ đầu tạo ra nguyên bản.

b. Hành động giao tiếp nhờ ngôn ngữ dịch, tạo ra bản dịch.

c. Hành động thống nhất (cân bằng thông báo) các sản phẩm ngôn ngữ
nhờ ở sự giao tiếp được thực hiện trong các hành động (a) và (b).
Việc các hành động (a) và (b) có quan hệ đối với các hành động
của lời nói là điều rõ ràng, tuy chúng cũng có một số đặc điểm. Cái
phức tạp hơn là hành động (c). Đó hiển nhiên là bộ phận quan trọng
nhất của việc dịch, vì bản chất của dịch là ở sự cân bằng thông báo
của các văn bản khác ngữ. Vì thế, mỗi lần, khi người dịch tạo ra một
sản phẩm bằng ngôn ngữ dịch, thì anh ta không chỉ thực hiện lời nói
ở một ngôn ngữ, mà còn thực hiện sự đồng nhất đoạn lời nói được
tạo ra với bộ phận tương ứng của nguyên bản. Như thế, tức là trên
thực tế, người dịch phân tích các đơn vị của hai ngôn ngữ, so sánh
chúng với nhau và xác định mức tương ứng giữa chúng. Nói cách
khác, anh ta đã thực hiện những thao tác tư duy nhất định với các
đơn vị ngôn ngữ, bằng cách sử dụng chúng trong quá trình giao tiếp.
Điều dễ hiểu là khả năng và kết quả của các thao tác đó có quan hệ
với các đặc điểm trong cấu trúc và hoạt động của các ngôn ngữ tương
ứng. Vì xét về phương diện ngôn ngữ học, lời nói là sự vận dụng các
đơn vị ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp nên hành động (c) là một
thao tác ngôn ngữ hoc, giống như một hành động đặc biệt của “lời nói”
bên trong. Nó chỉ có thể được tạo ra bởi biling, tức là người nói hai thứ

22
tiếng. Hành động này cũng không được quan sát trực tiếp, nhưng nó
phải có vai trò với tư cách là điều kiện cần để thống nhất nguyên bản
và bản dịch vào hành động giao tiếp chung. Chúng ta không nhìn thấy
quá trình so sánh, nhưng chúng ta thấy được kết quả của nó: tiền đề
cho việc cân bằng thông báo của các văn bản khác ngữ.
Do đó, dịch có thể được xem như là sự thống nhất của ba hành
động lời nói. Ta biết rằng mỗi hành động lời nói đều là sự hoạt động
của một ngôn ngữ cụ thể, là sự vận dụng các đơn vị cấu trúc khác
nhau của ngôn ngữ đó phù hợp với chuẩn mực và thói quen sử dụng
của nó. Nghiên cứu nhiều hiện tượng tương tự, nhà ngôn ngữ học
phát hiện ra các quy tắc hoạt động của các ngôn ngữ, của các đơn vị
của nó. Xuất phát từ những yếu tố quan sát lời nói, anh ta rút ra
những kết luận về cơ chế ngôn ngữ là cơ sở của chúng.
Việc miêu tả cơ chế này là nhiệm vụ của ngôn ngữ học.
Phân tích ngôn ngữ học về dịch cũng phải đi theo con đường
này. Chính ở đây, các hành động lời nói được thống nhất trong quá
trình thông báo liên ngữ là tài liệu để nghiên cứu nó cho phép phát
hiện ra cơ sở ngôn ngữ của quá trình này.
Chúng ta đã thấy rằng các hành động (a) và (b) trực tiếp mang
tính chất dịch và sự hoạt động của các ngôn ngữ trong các hành động
này là bộ phận cấu thành của hành động dịch. Ngôn ngữ nguồn và
ngôn ngữ dịch đóng vai trò quan trọng nhất dù là khó thấy hơn,
trong giai đoạn trung tâm của việc dịch, trong hành động (c), nơi diễn
ra sự thống nhất hai sản phẩm lời nói bằng các ngôn ngữ khác nhau.
Chính ở đây, thể hiện diện ngôn ngữ học của dịch thường không
được sự chú ý của các nhà nghiên cứu. Sự thống nhất trong một hành
động giao tiếp chung các đoạn lời nói được tạo nên bởi các đơn vị của
các hộ thống ngôn ngữ khác nhau là được xây dựng theo các quy tắc
tổ chức về ý nghĩa và cú pháp riêng cho mỗi hệ thống đó có thể được
thực hiện nhờ các đặc điểm cấu tạo nào đấy của hai hệ thống đó và
của các quy tắc hoạt động của chúng. Một mặt, bất chấp toàn bộ đặc
trưng về các mặt hình thức và nội dung của ngôn ngữ nguồn và ngôn
ngữ dịch và của các biểu hiện bằng lời nói của chúng được thống

23
nhất trong hành động dịch, các văn bản phải có sự đồng nhất đầy đủ,
bảo đảm tính tương đồng về thông báo của chúng. Nghiên cứu vấn
đề những thuộc tính nào của các hệ thống ngôn ngữ là cơ sở cho cái
đó là nhiệm vụ quan trọng của ngôn ngữ học.
Mặt khác, đặc điểm của các hệ thống ngôn ngữ được sử dụng
không thể không hạn chế tính chất và mức độ tương đồng giữa
nguyên bản và bản dịch.
Sự cân bằng thông báo của các đơn vị lời nói của ngôn ngữ
nguồn và ngôn ngữ dịch được thực hiện trong ý thức của người dịch
song ngữ và các kết quả của nó được phát hiện thấy trong mối quan
hệ của các văn bản của nguyên bản và của bản dịch. Một hành động
riêng biệt mang tính chủ quan cá nhân nhưng đồng thời nó được qui
định bởi các đặc trưng chung và riêng của ngôn ngữ nguồn và ngôn
ngữ dịch và có thể được xem như là một trường hợp riêng của việc
thực hiện các mối quan hệ tồn tại khách quan giữa các hệ thống và
các qui tắc hoạt động của các ngôn ngữ đó. Những mối quan hệ này
có thể thấy được khi nghiên cứu các hiện tượng dịch thực tế bằng
cách chỉ ra các đoạn văn bản tương ứng của nguyên bản và bản dịch.
Việc nghiên cứu này cho phép phân biệt các sự chệch hướng có tính
cá nhân với sự thực hiện các tiềm năng của ngôn ngữ thuần tuý.
Nhưng không có cơ sở để thổi phồng tính chất thuần tuý trong lời nói
của người dịch.
Điều dễ thấy là việc không có khả năng đồng nhất tuyệt đối nội
dung của nguyên bản và bản dịch do không có sự trùng hợp với
nguyên tắc trong các ý nghĩa của các tín hiệu ngôn ngữ xây dựng nên
các văn bản đó. Ý nghĩa của mỗi ký hiệu ngôn ngữ được xây dựng
đồng thời với âm hưởng của nó và chỉ tồn tại song song với nó. Toàn
bộ ý nghĩa của các đơn vị ngôn ngữ tạo nên hệ thống ngữ nghĩa mà
các thành phần của nó liên hệ với nhau bằng những mối liên hệ và
mối phụ thuộc nội tại phức tạp. Do đó, ý nghĩa của mỗi đơn vị ngôn
ngữ cũng có tính riêng như hình thức của nó và chỉ trùng hợp một
phần với ý nghĩa của một đơn vị nào đó của hệ thống ngôn ngữ khác.
L.V.Sécba đã chỉ ra rằng các ý nghĩa của các từ đơn giản như các từ
Nga bulka (bánh mỳ trắng) và kipyatok (nước sôi) chỉ có thể được dịch

24
sang tiếng Đức bằng cách miêu tả vì trong các ngôn ngữ này, không
có các từ tương đương. (giữa ý nghĩa và cách giải thích nó không có
dấu bằng (=). Do đó, hiếm có sự giống nhau giữa nghĩa của từ và
cách giải thích nó bằng ngôn ngữ khác. Vì vậy, nội dung của các từ
đa nghĩa trong nguyên bản và bản dịch không thể được xem là tương
đồng tuyệt đối.
Ý nghĩa của mỗi từ là một bộ phận trong hệ thống nghĩa của một
ngôn ngữ và nó phụ thuộc không chỉ vào chỗ những đặc trưng của
đối tượng được phản ánh trực tiếp trong đó, mà còn vào sự tồn tại
của các nghĩa khác cũng chỉ các hiện tượng đó.
Лощадь CоБака
Thí dụ: horse; dog
Конь пёc
Vì vậy, nguyên bản và bản dịch được tạo nên từ các đơn vị không
đồng nhất về nội dung. Ở mỗi văn bản, các đơn vị đó được xây dựng
trong phát ngôn phù hợp với các quy tắc cú pháp riêng cho mỗi ngôn
ngữ và tất yếu dẫn tới những sự khác nhau trong cấu trúc nghĩa của
các phát ngôn khác ngữ. Sự khác nhau ở diện nội dung thường cũng có
quan hệ với sự khác nhau về chuẩn mực và thói quen sử dụng không
phải là các tổ hợp gần nghĩa với các từ của nguyên bản.

II. CÁC PHỔ QUÁT NGÔN NGỮ

a. Nhiệm vụ quan trọng của lý thuyết dịch là phát hiện ra tính


chất, điều kiện và các giới hạn của cái chung tạo nên bởi các đặc điểm
của các hệ thống và các qui tắc hoạt động của ngôn ngữ nguồn và
ngôn ngữ dịch.
Theo lý thuyết chung về ký hiệu học, cái quyết định đối với dịch
và các ngôn ngữ khác nhau chứa đựng những đơn vị khác nhau ở
diện biểu hiện tức là khác nhau về hình thức, nhưng lại trùng nhau ở
diện nội dung, ý nghĩa. Nếu loại trừ các sắc thái khác nhau (tính khu
biệt) không cơ bản, thì có thể nói rằng đối với chúng ta, những người
nói các thứ tiếng khác nhau, thế giới chỉ là một. Từ đó, lý luận dịch
cho rằng: Con người trao đổi tình cảm với nhau, suy nghĩ về những

25
sự vật, hiện tượng như nhau, không phụ thuộc vào ngôn ngữ của họ
và họ dùng các ký hiệu khác nhau để gọi tên cùng một sự vật - tức là
cùng một biểu vật.
Trong ngôn ngữ học, từ lâu đã tồn tại khái niệm “các phổ quát
ngôn ngữ”. Các nhà ngôn ngữ học đã thừa nhận là cho đến nay, vẫn
chưa có được ý kiến thống nhất về các kiểu loại và tính chất của
chúng. Có thể nói, chúng là điều kiện tồn tại của hoạt động dịch. Ai
cũng biết là, việc thay thế văn bản của ngôn ngữ này bằng văn bản
của ngôn ngữ khác không thể dựa vào chỗ là cả hai ngôn ngữ đó đều
là kết quả của hoạt động ngôn ngữ được thực hiện bằng các quy luật
chung và thực hiện những mối quan hệ tương đồng về nguyên tắc
giữa ngôn ngữ, thực tế và tập thể nói, không phụ thuộc vào các đặc
điểm cụ thể của việc thực hiện đó đối với từng ngôn ngữ riêng.
b. Các phạm trù khái niệm gồm: quá trình, thực thể, số lượng,
chất lượng, đại lượng, sự kế tiếp theo thời gian, sở hữu, họ hàng, tác
động, kẻ hoạt động, đối tượng tác động...
Ngôn ngữ học không thể không tính đến các phổ quát chung
nhất phản ánh sự thống nhất của các ngôn ngữ thế giới trong mối liên
hệ của chúng với thế giới vật chất và tư duy của con người. Mặt khác,
sự tồn tại của các hệ thống các mối quan hệ dịch giữa các ngôn ngữ
có lẽ cũng chứng tỏ sự tồn tại của các phổ quát đặc biệt; của các đơn
vị lời nói tương đương ít hoặc nhiều, về mặt chức năng thông báo,
bảo đảm khả năng giao tiếp liên ngữ trong dịch. Muốn nghiên cứu
những đặc điểm của các hệ thống đó, thì cần mở rộng một cách đáng
kể sự hiểu biết của chúng ta về cái chung và cái riêng trong hoạt động
giao tiếp của các ngôn ngữ khác nhau.
Nhiệm vụ của ngôn ngữ học dịch là nghiên cứu vai trò của các
phổ quát khác kiểu trong giao tiếp liên ngữ đối với các tổ hợp khác
nhau của các ngôn ngữ.
Để kết luận, chúng ta có thể nói rằng chính các yếu tố ngôn ngữ
qui định các đặc điểm ổn định và chung nhất của hiện tượng đó.
Chắc chắn, dịch là đối tượng quan trọng của việc nghiên cứu ngôn
ngữ và trước hết nó phải nghiên cứu và miêu tả bằng các phương
pháp và các khái niệm của khoa học về ngôn ngữ.

26
Cơ sở ngôn ngữ học của sự giao tiếp liên ngữ quyết định tính
khách quan của nó. Đến lượt mình, nó lại tạo ra khả năng phân tích
một cách khách quan các yếu tố cụ thể của việc dịch. Chính nhờ các
đơn vị ngôn ngữ có nội dung ổn định tương đối với các thành viên
trong một tập thể ngôn ngữ mà chúng ta có khả năng so sánh các
thành tố riêng biệt của nguyên bản và bản dịch, phát hiện ra những
chỗ không tương ứng (sai sót trong dịch) và các nguyên nhân của
chúng, giải thích sự tồn tại của các biến thể dịch, giải thích sự cần
thiết phải hy sinh những yếu tố nghĩa kém quan trọng để truyền đạt
chính xác hơn thông tin chủ yếu. Điều đặc biệt quan trọng là khả
năng chỉ ra các vi phạm vô cớ đối với tính tương ứng giữa nguyên
bản và bản dịch, những cái có thể bị loại ra khỏi việc tiếp tục nghiên
cứu các mối quan hệ giữa các văn bản khác ngữ. Việc biết phân biệt
bản dịch tương ứng với bản dịch không tương ứng, không tạo nên
phát ngôn ngang giá về thông báo là điều kiện cần thiết cho việc
phân tích ngôn ngữ học dịch.
Kinh nghiệm đã cho thấy rằng việc so sánh bản dịch với nguyên
bản tạo khả năng để phát hiện các sai lầm cũng như các sự cố ý đi
chệch khỏi sự tương ứng đối đa tuy rằng có thể có các ý kiến khác
nhau về tính hợp lý của sự đi chệch đó cũng như về mức độ trầm
trọng của sai lầm.
Việc giải thuyết không đúng nội dung của nguyên bản (bởi
người dịch) đã dẫn tới sự xuất hiện trong bản dịch những đoạn lời
nói không có trong nguyên bản. Ngược lại, người ta thường dễ dàng
chỉ ra cái gì là nguyên nhân của sai lầm do người dịch mắc phải.

III. DỊCH VĂN HỌC: NGHỆ THUẬT VÀ KHOA HỌC

Dịch là nghệ thuật lần thứ hai. Người dịch không tái hiện các xúc
cảm về những hiện tượng của thực tế hay về các xúc cảm của tác giả,
mà anh ta có nhiệm vụ bằng các phương tiện của ngôn ngữ đích tái
hiện tác phẩm đã được xây dựng, đang tồn tại với tư cách là chỉnh
thể nghệ thuật, là thể thống nhất nảy sinh đồng thời giữa nội dung và
hình thức của ngôn ngữ nguồn.

27
Nhà lý luận dịch Grudia, G. Gachechilátze, đã rất đúng khi
nhận định: “Thoạt đầu, dường như quả là không dịch được nếu chỉ có thể
tái hiện một tác phẩm bằng cách lặp lại sự thống nhất giữa nội dung và
hình thức của tác phẩm được làm nên bởi một ngôn ngữ. Nhưng dường
như đã có lối thoát: dịch là sáng tạo vì nó đã tái tạo lại nội dung và hình
thức của nguyên bản”.
Để tái hiện bằng các phương tiện ngôn ngữ, nội dung nghệ thuật
là chỉnh thể phức tạp của các thành tố ý nghĩa và hình thức, nội và
ngoại, ngôn ngữ và siêu ngôn ngữ, người dịch phải hiểu được cơ
cấu của cái chính thể đó, phân tích nó trên nhiều mặt, tức là phải tái
hiện tác phẩm được dịch. Việc phân tích đó thường bị phức tạp hoá
bởi một loạt yếu tố: khoảng cách lịch sử, tính biểu hiện đặc biệt của
các thực tế dân tộc. Ở người dịch, có một tiêu chuẩn là nguyên bản.
Anh ta không thể nói theo cách của Hămlét - nhân vật trong tác
phẩm cùng tên của Sếchspia: “Chính tôi là công cụ của bản thân
mình”, mà công cụ của anh ta là tiếng mẹ đẻ được dùng để tái hiện
nguyên bản.
Vì vậy, có thể định nghĩa dịch như sau: dịch là thay thế văn bản
của ngôn ngữ này bằng văn bản của ngôn ngữ khác. Trong những
năm gần đây, lý thuyết ngôn ngữ phát triển mạnh nhờ các công cụ
của nhiều ngành khoa học. Thực ra, công việc đó xuất phát từ cái
tiền đề được Cartford diễn đạt rất rõ rệt như sau: “Quá trình dịch có
thể rút lại ở chỗ thay thế hình thức của ngôn ngữ này bằng ngôn
ngữ khác”.
Có phải cơ sở của lý thuyết dịch là ngôn ngữ học? Hình thức
ngôn ngữ của một tác phẩm văn học không phải là cái vỏ ngoài của
nó vì đó chỉ là một trong các yếu tố của hình thức nói chung, tức là
của chỉnh thể “nội dung - hình thức”.
Trong lúc làm việc, người dịch đã bỏ qua giai đoạn phân tích
khoa học - ngữ văn vượt ra ngoài sự phân tích ngôn ngữ học - để xâm
nhập vào mỹ học và tâm lý học.
Đối với lý luận dịch, trước hết phải phân tích các yếu tố ở phía
sau sự sáng tạo cá nhân và dường như là tiền đề của nó. Trong việc

28
sáng tạo dịch, các yếu tố đó có nhiều hơn so với việc sáng tác. Sự
phong phú của các yếu tố đó là do lúc dịch đã xảy ra sự tiếp xúc của
hai cấp độ lịch sử khác nhau của hai nền văn minh, hai truyền thống
và cuối cùng, trong dịch thơ là hai hệ thống âm luật.
Cấp độ so sánh đầu tiên có quan hệ với người dịch là cấp độ
ngôn ngữ. Người dịch phải đối mặt với ít nhất là hai hệ thống ngôn
ngữ và đôi lúc dường như anh ta chỉ có quan hệ với các ngôn ngữ. Ở
cấp độ này, đôi lúc, người dịch đã đi tới các kết luận bi quan là thừa
nhận "bất khả dịch". Kết luận này đã được một số nhà ngôn ngữ học
(chẳng hạn V. Humboldt) ủng hộ.
A. Vâyghécbéc và V.L.Whorf tuy không chuyên nghiên cứu về
ngôn ngữ học nhưng “siêu hình học ngôn ngữ” của họ đã là cơ sở
cho việc phủ nhận khả năng dịch văn học.
Dựa vào việc không có khả năng dịch các từ cá biệt khái quát các
khả năng lịch sử - văn hóa khác nhau của các dân tộc (chẳng hạn:
20 prit (Pháp) Spleen (Anh)...), H.Seidler đã đi tới kết luận: “Ở cả hai
ngôn ngữ, chúng có tỷ trọng tu từ khác nhau”. Ông cho rằng trong
các ngôn ngữ có các quan niệm khác nhau về cái đẹp của việc thể
hiện bằng nghệ thuật ngôn ngữ:
“Người Pháp khao khát sự rõ ràng, đối với người Anh - càng gần
mục đích càng tốt, đối với người Đức - tính độc lập” được coi trọng.
Trong lý luận và thực hành dịch, đôi lúc có hai khuynh hướng
hết sức trái ngược nhau: khuynh hướng ngôn ngữ học và khuynh
hướng nghiên cứu văn học. Những người theo quan điểm ngôn ngữ
học cho rằng lý luận dịch trước hết thuộc lĩnh vực ngôn ngữ học: bắt
đầu là từ, còn những người khác thì cho rằng chỉ có nghiên cứu văn
học mới là khoa học nghiên cứu về dịch văn học (bắt đầu là hình
tượng nghệ thuật).
Những mâu thuẫn tưởng tượng giữa ngôn ngữ học và nghiên
cứu văn học trong lý thuyết dịch và trước hết là trong lĩnh vực dịch
thơ đã bị gạt bỏ trong phạm vi triết học hiểu theo nghĩa rộng của từ.
Ở trường hợp này là trong phạm vi tu từ học hay nói đúng hơn là
trong phạm vi của môn khoa học mới mẻ, non trẻ đang chập chững
những bước đầu tiên - tu từ học so sánh ( ở Pháp).

29
Việc so sánh các phương tiện tu từ của hai ngôn ngữ là điều kiện
cần thiết để xây dựng lý luận dịch mà nếu thiếu nó thì sẽ rất khó
khăn đối với việc dịch văn học. Trong phạm vi của mỗi ngôn ngữ, có
tốc độ thay đổi riêng về cấu trúc của một phong cách nào đó. Ở Đức,
vào những năm 1930 - 1940, phong cách công văn và phong cách
chính luận báo chí thay đổi nhanh do việc phát xít hoá đất nước. Việc
chú ý đến các mối quan hệ giữa các đặc điểm cấu trúc và sự tiến hoá
của các phong cách chức năng là điều cần thiết đối với các nhà lý luận
về dịch văn học. Tu từ học so sánh là tiền đề cần thiết cho việc sáng
tạo có đầy đủ giá trị ở lĩnh vực dịch văn học.
Từ lâu, khoa học Xô viết đã nghiên cứu các vấn đề lý thuyết
dịch. Đồng thời, tuỳ thuộc vào sự quan tâm của các học giả mà có lúc
việc nghiên cứu thiên về thẩm mỹ hoặc về ngôn ngữ học. Thuộc
khuynh hướng thứ nhất là nhiều bài báo và cuốn sách được bắt đầu
từ cuốn Các nguyên tắc dịch nghệ thuật, trong đó có bài báo của
Coócnây Chucốpxki về dịch vãn xuôi, bài của N.Gumiliép về việc
dịch thơ. Trong cuốn Nghệ thuật cao cả của mình, Coócnây Chucốpxki
đã thể hiện các nguyên tắc của trường phái dịch Xô viết. Tiếp đến là
M.P.A.Lếchxâyép với bài Vấn đề dịch thuật - 1931, A.V.Phêđôrốp Về
dịch nghệ thuật 1941, bài của A.A. Xmiếc-nốp có nhan đề Dịch đăng ở
Từ điển bách khoa văn học. Tiếp theo là các bài báo của N.M.Môrôđốp
P.M.Toper, V.M.Rossel và I.A. Kaskin.
Khuynh hướng nghiên cứu dịch dựa trên sự so sánh, đối chiếu
các ngôn ngữ đã được thể hiện rõ nhất trong cuốn sách giáo khoa rất
cơ bản về dịch Dẫn luận vào lý thuyết dịch (in năm 1953, tái bản năm
1968) của nhà lý luận dịch Xô viết có tên tuổi, sống ở thành phố
Lêningrát,v.v... Phêđôrốp, trong các công trình của Đ.I.Rétsker như
Lý thuyết dịch và thực hành dịch, NXB Quan hệ quốc tế, M. 1974; của
L.S.Báckhuđarốp, Ngôn ngữ và phiên dịch, Mátxcơva 1974; các công
trình đối chiếu giữa tiếng Nga và tiếng Pháp của V.G.Gak, của
S.STônxtôi...
Nhưng càng dần dần về sau càng có nhiều người nghiên cứu
dịch bằng cách kết hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau,
chú ý đến các sự kiện thuộc các cấp độ khác nhau - từ thẩm mỹ

30
chung tới ngôn ngữ học (V.E.Son. Ik.Đ.Levưi, V.G.At Tnơni và
T.I.Xinliman...). Khuynh hướng giải quyết tổng hợp - ngữ văn
những vấn đề dịch được phản ánh trong hai tập Những vấn đề cấp
thời của lý luận dịch văn học do Hội Dịch nghệ thuật xuất bản năm
1967 là tài liệu của cuộc hội nghị toàn liên bang được tổ chức ở
thành phố Mátxcơva vào năm 1966.

IV. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Nhiệm vụ của lý luận ngôn ngữ học dịch là gì?


2. Hãy nói về các phổ quát ngôn ngữ.
3. Tại sao nói dịch văn học vừa là khoa học vừa là nghệ thuật?

31
32
B/I 3

CÁC HÌNH THỨC DỊCH

I. CÁC HÌNH THỨC DỊCH

Dịch có quan hệ tới hai ngôn ngữ nên tuỳ thuộc vào chỗ ngôn
ngữ gốc và ngôn ngữ dịch được sử dụng dưới dạng nói hay viết, có
thể chia ra thành các hình thức dịch sau:

1. Nhìn - Viết

Trong hình thức dịch này, ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ dịch đều ở
dạng viết. Đây là kiểu dịch phổ biến và dễ nhất. Đồng thời, trong đó
cũng bao gồm mọi thể loại văn bản khác nhau: văn học, thông tin -
báo chí, khoa học kỹ thuật, văn kiện - chính luận... Điều cần chú ý là
tuỳ theo thể loại văn bản mà việc đánh giá chất lượng dịch có các tiêu
chuẩn khác nhau1.

2. Nghe - Viết

Ngôn ngữ gốc ở dạng nói, ngôn ngữ dịch ở dạng viết. Kiểu này
ít gặp trong thực tế vì tốc độ viết bao giờ cũng chậm hơn rất nhiều so
với tốc độ nói. Có lẽ, trường hợp này chỉ gặp trong hình thức chính tả
- dịch, là một trong những hình thức luyện tập dịch (đọc với tốc độ
giả tạo). Đúng ra, đây cũng là biến thể của kiểu dịch nhìn - viết.

1 L.N. Xôbôlép: "Việc đánh giá mức độ chính xác của bản dịch phải tính đến mục
đích dịch. Bản dịch văn bản nghệ thuật được coi là chính xác nếu nó giữ được ý
tưởng thơ ca của nguyên bản. Bản dịch văn bản chính luận - nếu nó đạt được sự
tương đương của mỗi chi tiết với hiệu quả chính trị mong muốn. Bản dịch văn
kiện - khi được thay bằng tiếng mẹ đẻ và tôn trọng chuẩn mực của tiếng mẹ đẻ".
(Xem bài báo "Về mức độ chính xác trong dịch").

33
3. Nhìn - Nói (Viết-Nói):

Kiểu này cũng ít gặp trong thực tế và nó có hai biến thể.


a. Việc dịch được tiến hành song song với việc đọc thầm nguyên
bản. Đọc tới đâu, dịch tới đó. Nó có thể chậm hoặc nhanh hơn
nguyên bản, nếu người dịch nắm chắc nội dung cần dịch.
b. Việc dịch được tiến hành sau khi đọc xong từng câu hoặc từng
đoạn của nguyên bản.

4. Nghe - Nói (Nói - Nói):

Thường gặp trong giao tiếp. Có hai biến thể:


a. Dịch nối tiếp: Tức là dịch sau khi người nói đã phát âm xong
một câu và thuờng là một chuỗi câu. Lời dịch sẽ bị tạm dừng trong
khoảng thời gian nối tiếp chuỗi câu khác.
Người nghe các cuộc trao đổi miệng bằng ngoại ngữ, sau đó cho
ban ghi chép bằng tiếng Việt hoặc phải dịch viết các bài đã ghi vào
băng (thường được gọi là giữ băng); tài liệu của chương trình phát
thanh, vô tuyến truyền hình, nội dung các cuộc hội đàm, toạ đàm, các
bài phát biểu, diễn văn hoặc bài giảng ở lớp học.
b. Dịch song song (hay còn gọi là dịch tức thời): Bình thường tốc
độ lời dịch thường chậm hơn tốc độ lời nói, nhưng nó cũng có thể
vượt lên trước đôi chút (do cơ chế dự báo). Điều này có quan hệ đến
những kiến thức ngoài ngôn ngữ. Kiểu dịch này thường chỉ được áp
dụng trong phạm vi một đề tài chuyên môn hẹp. Nó rất căng thẳng,
không thể kéo dài (chỉ từ 15-30') và đòi hỏi người dịch phải trải qua
quá trình rèn luyện lâu dài để có thể vừa nghe vừa nói.

Thu thập thông tin

Đọc Nghe

Hình thành Viết


Dịch Dịch
bản dịch
Đọc (nhìn) - Viết (Nghe - Viết)

Dịch Dịch
Nói
Đọc (nhìn) - Nói Nghe - Nói

34
II. CÁC HÌNH THỨC DỊCH NÓI

Katô Lômbơ, nữ phiên dịch người Hung, có kinh nghiệm, đã


chia thành các kiểu dịch nói sau:

1. Dịch hướng đạo

Đây là kiểu dịch phục vụ các khách du lịch, tham quan. Nó đòi
hỏi người dịch phải được chuẩn bị tốt về các mặt kiến thức: chính trị,
lịch sử, kinh tế, địa l ý . . . Trong lúc làm việc, người dịch đóng vai trò
đại diện cho dân tộc mình trước các vị khách quốc tế.

2. Dịch ngoại giao

Đây là kiểu dịch nối tiếp, đòi hỏi người dịch có kiến thức sâu
rộng về một ngành chuyên môn nào đó. Ngoài kiến thức về ngoại
ngữ, người dịch còn phải có trí nhớ tốt, có kỹ thuật ghi chép để trợ
lực cho trí nhớ.

3. Dịch nối tiếp

Là hình thức dịch nói văn bản bằng các phương tiện của ngôn
ngữ khác sau khi nghe. Công việc này đòi hỏi người dịch phải nhớ
nhiều hơn. Trí nhớ của người dịch, sự phát triển của nó và sự luyện
lập, ở một mức độ nhất định, quyết định sự thành công. Hình thức
dịch này phát triển mạnh vào thời kỳ giữa hai cuộc đại chiến, khi mà
các phái đoàn ngoại giao hai bên sử dụng hai ngôn ngữ Anh và Pháp.
Nhưng từ sau Đại chiến thứ hai, Liên hiệp quốc sử dụng tới năm
ngôn ngữ, thì hình thức dịch này trở nên hết sức lãng phí. Do đó, nó
phải nhường chỗ cho hình thức dịch song song thích hợp hơn.

4. Dịch song song

Là một trong những nghề ngôn ngữ thú vị và hiện đại nhất. Nó
chỉ mới được ra đời cách đây không lâu. Có người cho rằng thời điểm
ra đời của nó là lúc xuất hiện tòa án Niunơbécgơ xét xử bọn phát xít
tội phạm chiến tranh.

35
Có điều đáng buồn là, cho đến nay, vẫn còn có không ít người có
thái độ xem thường việc dịch nói, coi đó là việc dễ, chỉ cần biết ngoại
ngữ là có thể làm được. Trên thực tế, lại không phải như vậy. Dịch
song song là công việc rất vất vả. Các thí nghiệm y học đã cho thấy là
trong lúc làm việc, mạch đập của người dịch song song đạt tới 160 lần
trong một phút, tức là nhiều hơn 20 lần so với vận động viên cử tạ. Vì
vậy, trong các hội nghị, những người dịch được chia thành đội từ
2 đến 4 người làm việc ở một cabin.
Muốn tạo được sự dễ dàng cho người dịch song song, các diễn
giả phải chú ý mấy điểm sau:
1/ Lúc nói, cân nhắc cẩn thận từng từ, chọn các cấu trúc ngữ
pháp thích hợp, chính xác.
2/ Nói khác viết, chọn cách nói đơn giản, không sợ các từ, câu lặp lại.
3/ Chuẩn bị và nếu có thể thì phát cho mỗi cabin một bản chụp
bài phát biểu của mình.
Dịch song song là hình thức làm việc theo đội. Mỗi đội viên có
trách nhiệm giúp đỡ đồng đội trong việc dịch, trong việc tìm các cách
diễn đạt cần thiết.
Ngày nay, các cuộc hội nghị quốc tế thường được tổ chức
thường xuyên hàng năm ở các nước khác nhau. Những người tham
gia hội nghị thường không chỉ quen biết, mà còn hiểu rõ cả cá tính,
cách nói của nhau. Người dự thường không thay đổi qua các hội
nghị, nhưng người dịch lại thường bị thay đổi. Do đó, tất nhiên họ sẽ
gặp những khó khăn, bỡ ngỡ trong công việc. Muốn làm tốt nhiệm
vụ, người dịch chỉ còn cách là phải yêu nghề, chịu khó học hỏi và có
lúc phải cố gắng rèn luyện, nâng cao thể lực. Có như vậy, họ mới có
thể làm tròn trách nhiệm vinh quang của mình và xứng đáng với việc
được kính trọng (ở nhiều nước phát triển) và được trả công cao.

5. Dịch hai chiều

Hiện nay, người ta thường chia dịch nói thành hai loại dịch đồng
thời và dịch đuổi. Nếu lời nói của người tham gia giao tiếp trùng với
lời dịch thì đó là dịch đồng thời. Còn nếu lời dịch diễn ra sau lời của

36
người tham gia giao tiếp thì đó là dịch đuổi. Cách chia này còn bỏ sót
kiểu dịch hai chiều là loại dịch có thể dịch đồng thời hoặc dịch đuổi
tùy thuộc vào các yêu cầu dịch.
Nếu lời dịch không đồng thời với lời nói của người đối thoại thì
kiểu dịch hai chiều này trở thành dịch đuổi. Còn trái lại, thì đó là dịch
đồng thời (dịch song song). Nhưng cả ở hai trường hợp, nó vẫn là
dịch hai chiều. Mỗi kiểu dịch đều có các đặc điểm riêng.
Đối với dịch hai chiều, nếu chỉ chú ý đến yếu tố thời gian, thì
chưa đủ. Nhiệm vụ của người dịch hai chiều là dịch lời nói của
những người đối thoại dùng các ngữ khác nhau. Hiện nay, kiểu dịch
này được thấy khi tọa đàm, gặp mặt, cũng như khi hỏi cung nhân
chứng trả lời bằng ngoại ngữ.
Dịch hai chiều là hình thức độc đáo của sự giao tiếp qua người
dịch. Người dịch có thể có ảnh hưởng tới những người tham gia giao
tiếp. Chẳng hạn, khi lời nói của họ có tính tự phát ít hơn lời đối thoại
tự nhiên là muốn thích ứng với người dịch. Những lời nói của họ vẫn
mang tính đối thoại. Do đó, dịch hai chiều có các đặc điểm sau:
a) Hạn chế về thời gian hình thành lời dịch; b) Tính tự phát;
c) Tính khẩu ngữ cao; d) Có hình thức không đầy đủ theo
V.V.Vinôgrađốp, trong lúc đối thoại, diễn ra việc thay đổi nhanh về
ngữ điệu, âm điệu của lời nói, các phương tiện như vẻ mặt, cử chỉ,
các tiếng lóng.
Chúng ta đã biết là, mỗi dân tộc đều có cách nói khác nhau.
Người dịch cần dùng cách nói khẩu ngữ thích hợp đối với từng
trường hợp cụ thể.
Lời đối thoại có cấu trúc cú pháp khác với cú pháp của ngôn ngữ
độc thoại, thường chứa đựng các lỗi ngữ pháp, các lời nói chệch
chuẩn, đặc biệt là đối với những người kém hiểu biết về ngôn ngữ.
Ngay cả những người có học, lúc nói cũng thường phạm lỗi.
Trong giao tiếp, mọi người thường nói kém nên hiểu được lời họ nói
là việc khó. Theo A.Sauvageot và A.Meillet, chỉ những người có học
vấn cao mới nói đúng tiếng Pháp. Vì ở nhiều người, lời nói thường
diễn ra trước ý nghĩ. Họ chỉ nhận thức điều mình nói sau khi nghe
được chính lời nói của mình.

37
Do vậy, muốn dịch hai chiều có kết quả, người dịch phải làm
quen với ngôn ngữ của mọi tầng lớp, chứ không phải chỉ làm quen
với ngôn ngữ của những người sành ngôn ngữ. Thực tế cho thấy sự
cảm thụ cái sai trong lời nói bằng tiếng mẹ đẻ khác về cơ bản với việc
cảm thụ cái sai trong lời nói bằng ngoại ngữ.
Từ đó, có thể rút ra kết luận, người dịch hai chiều cần hiểu được
các loại cấu trúc cú pháp, mà trước hết phải hiểu các lối nói tỉnh lược,
các lỗi sai thường thấy trong lúc đối thoại. Vì những người tham gia
đối thoại thường xuyên đổi vai nên người dịch cũng phải thường
xuyên đổi cách dịch. Đó là điều khó đối với họ.
Tóm lại, do đặc điểm riêng, dịch hai chiều cần được phân biệt
với hai kiểu dịch đồng thời và dịch đuổi ở hai điểm:
a/ Dịch hai chiều có quan hệ với ngôn ngữ đối thoại tự phát cùng
với mọi nhược điểm của nó.
b/ Người dịch cần có khả năng trung hòa ảnh hưởng không phải
của một, mà là của hai ngữ khi lập mã.

III. HAI SƠ ĐỒ BỐ TRÍ DỊCH TỨC THỜI

Có ít nhất hai sơ đồ bố trí dịch tức thời ở Liên hiệp quốc.


Sơ đồ thứ nhất – sơ đồ dich thẳng, được áp dụng ở Liên hiệp
quốc và các cơ quan chuyên môn của nó. Theo sơ đồ này, số cabin
tương ứng với số ngôn ngữ được sử dụng. Chẳng hạn, nếu số ngữ là
5, thì có các cabin của các ngôn ngữ sau: Anh, Pháp, Nga, Tây Ban
Nha và Trung Quốc. Ở mỗi cuộc họp, trong mỗi ca bin, có một đội
dịch bảo đảm dịch từ 4 thứ tiếng sang các ngữ thuộc cabin của mình.
Thường thì mỗi cabin có hai người dịch có trách nhiệm dịch 4 ngữ
trực tiếp sang tiếng mẹ đẻ của mình. Điều đó có nghĩa là người dịch
cabin Nga phải biết các thứ tiếng: Anh, Pháp và Tây Ban Nha, người
dịch thứ hai biết các thứ tiếng Anh và Trung Quốc. Các cabin còn lại
cũng được bố trí như vậy.
Sơ đồ thứ hai có tên gọi là dịch qua ngữ chính hoặc sơ đồ “có
người dịch chính”. Sơ đồ này thường được áp dụng ở Liên Xô (cũ) và

38
ở các nước xã hội chủ nghĩa khác. Ta hãy xét sơ đồ này ở Liên Xô.
Theo sơ đồ này, một trong các ngữ được dùng (ở đây là tiếng Nga) là
ngữ chính. Điều đó có nghĩa là số cabin luôn luôn ít hơn số ngữ 1.
Khi số ngữ được dùng là 5 - Anh, Nga, Pháp, Tây Ban Nha và Đức,
thì ở hội nghị sẽ có 4 cabin: Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Đức. Đội
dịch (thường là 3 người) ở mỗi cabin sẽ dịch từ tiếng Nga sang ngữ
của cabin mình nếu diễn giả nói tiếng Nga và từ ngoại ngữ sang tiếng
Nga nếu diễn giả nói thứ tiếng đó. Trong trường hợp thứ hai, 3 cabin
còn lại sẽ dịch sang ngữ của cabin mình trực tiếp từ lời nói của diễn
giả còn lời dịch tiếng Nga, lời nói của diễn giả sẽ được thực hiện bởi
cabin "chính". Người dịch của cabin chính trở thành "người dịch
chính". Như vậy, trong mọi trường hợp, diễn giả không nói tiếng
Nga, thì sẽ có việc dịch hai bậc sang các ngoại ngữ. Mỗi cabin, tức là
mỗi người dịch, vào lúc nào đó, có thể trở thành người dịch chính".
Mỗi người dịch trong đội thực hiện việc dịch một cách luân
phiên hoặc là từ ngoại ngữ sang tiếng Nga hoặc là từ tiếng Nga sang
một ngoại ngữ nào đó.
Với thuật ngữ tổ hợp, chúng ta hiểu là việc dịch được thực
hiện từ ngôn ngữ đầu, chẳng hạn từ tiếng Anh sang tiếng Nga.
Trong trường hợp này, có thể nói rằng người dịch làm việc ở tổ
hợp Anh - Nga.
Cũng có thể nói về số tổ hợp mà trong đó một người dịch làm
việc. Chẳng hạn, một trong những yêu cầu đối với người dịch tức
thời ở Liên hiệp quốc là phải làm việc từ hai tổ hợp ngữ trở lên.
A.Đ.Svâytser đã chỉ ra 5 nhược điểm của sơ đồ 2 bậc này.1
Trong sơ đồ 1 bậc được thực hiện ở Liên hiệp quốc và nhiều tổ
chức quốc tế khác, lý tưởng là mỗi người dịch phải dịch từ ít nhất là
hai ngữ sang tiếng mẹ đẻ của mình, về mặt lý thuyết, sơ đồ này phải
bảo đảm dịch với chất lượng cao hơn, đặc biệt là về phương diện tu
từ. Sơ đồ dịch thẳng chỉ có thể áp dụng khi số ngữ được sử dụng
không nhiều.

1 Xem bài "Lại bàn về sơ đồ tổ chức dịch tức thời của G.V.Chécnốp, trong tạp chí Sổ
tay người dịch số 14. 1977.

39
IV. CÁC ĐẶC ĐIỂM CỦA DỊCH NÓI

So với dịch viết, dịch nói có hai đặc điểm dễ thấy sau:

1. Sự hạn chế về thời gian

Người dịch viết có thời gian để suy nghĩ, tra từ điển, đánh giá
các biến thể nhằm tìm ra biến thể tốt nhất. Những thuận lợi trên
không có trong dịch nói. Vì thế, người dịch cần luyện cho mình thói
quen có tính tự động: cần am hiểu ý nghĩa của các từ phải dịch để có
thể nhanh chóng tìm được các yếu tố tương ứng mà không cần phải
suy nghĩ. Đồng thời, người dịch cần nắm được ý nghĩa chung ngay cả
khi không hiểu hết ý nghĩa của các từ trong câu.

2. Không có khả năng đính chính trở lại

- Người dịch viết khi thấy sai ở phần trước thì có khả năng đính
chính trở lại. Trái lại, người dịch nói không có khả năng đó. Nếu đính
chính thì sẽ làm lạc hướng chú ý của người nghe. Vì vậy, vạn bất đắc
dĩ thì mới nên đính chính.
- Khắc phục bằng cách dịch khái quát, tức là dịch bằng những từ
có nghĩa rộng hơn (sau đó sẽ sửa lại cho cụ thể hơn). Dịch song song
còn khó ở chỗ người dịch phải vừa nghe vừa nói.

V. CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI DỊCH VIẾT

1. Dịch sách lý luận (bao gồm cả sách kinh điển, văn kiện). Đây
là loại sách thuộc lĩnh vực tư duy trừu tượng. Cần bám sát nguyên
bản ở mức độ cao, sử dụng các thuật ngữ khoa học chính xác (sáng
tạo thuật ngữ mới). Người dịch phải tôn trọng cách diễn đạt của tác
giả. Việc Việt hóa ở đây là diễn đạt rõ ràng, chính xác, không gây
hiểu lầm.

2. Sách lý luận để tham khảo

Không cần bám sát nguyên bản như ở loại trên, chỉ cần nắm
được thực chất ý kiến của tác giả. Có thể thêm, bớt đôi chút cho dễ
hiểu, miễn là không trái ý.

40
3. Sách văn học nghệ thuật

Đây là loại cách sử dụng tư duy hình tượng. Người dịch cần cảm
thụ được nội dung nghệ thuật của nguyên bản để diễn đạt lại bằng
các hình tượng nghệ thuật của ngôn ngữ dịch. Sự chính xác ở đây
không đòi hỏi phải bám sát từng chữ, từng câu, mà là ở toàn bộ hình
tượng toát ra qua cách diễn đạt của người dịch. Đặc biệt là đối với
việc dịch thơ thì càng phải linh hoạt, sáng tạo. Người dịch phải có
năng khiếu, có tư duy nghệ thuật (là nhà văn, nhà thơ...).

4. Sách khoa học kỹ thuật

Người dịch cần có kiến thức nhất định về lĩnh vực chuyên môn,
về thuật ngữ. Hình thức diễn đạt cần chặt chẽ, chính xác, tránh
những câu mơ hồ có thể hiểu theo nhiều cách. Vì vậy, người hiệu
đính các bản dịch loại này lại thường không phải là người giỏi ngoại
ngữ, mà là chuyên gia về lĩnh vực của tài liệu được dịch.

VI. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Dịch nói và dịch viết khác nhau ở những điểm gì? Hãy nói về các
hình thức dịch.
2. Thế nào là dịch hai chiều? Các đặc điểm của dịch hai chiều.
3. Các đặc điểm của dịch nói.
4. Các yêu cầu đối với dịch viết.
5. Theo anh (chị), dịch nói và dịch viết, loại dịch nào khó hơn? Vì sao?
6. Nếu sau này trở thành phiên dịch viên, anh (chị) thích hoạt động ở
loại dịch nào?
7. Hãy cho biết đặc điểm của dịch tức thời.

41
42
B/I 4

CÁC GIAI ĐOẠN CỦA QUÁ TRÌNH DỊCH

Có thể chia quá trình dịch làm 3 giai đoạn như sau:1

I. NẮM NGOẠI NGỮ

- Nghệ sĩ sáng tác phải hiểu thực tế cuộc sống, còn người dịch
phải hiểu nguyên bản. G.G.Máckét, nhà văn Côlômbia nổi tiếng thế
giới, nói: “Dịch giả tốt trước hết là độc giả tốt”. Gachechilátze, tiến sĩ
về lý luận dịch của Liên Xô (cũ), thì đưa ra công thức: thực tế -
nguyên bản - bản dịch. Việc thâm nhập của người dịch vào nguyên
bản trải qua 3 cấp độ:
a. Hiểu từng câu, từng chữ của nguyên bản. Đây là cách hiểu có
tính ngữ văn. Việc hiểu này không đòi hỏi ở người dịch điều gì đặc
biệt ngoài sự chuẩn bị về chuyên môn và thực hành nghề nghiệp, ở
cấp độ này, việc dịch sai thường là do nhầm lẫn những từ đồng âm
và hiểu không đúng văn cảnh.
b. Khi đọc một cách nghiêm túc, thì người đọc nắm được những
yếu tố tu từ, tức là tâm trạng, sắc thái (mỉa mai, chua xót...). Người
đọc thông thường không cần biết tất cả những cái đó, nhưng người
dịch thì phải nghiên cứu chúng và phải tìm hiểu một cách cặn kẽ các
phương tiện biểu đạt của tác giả. G.G.Máckét đã nhận xét một cách
rất chính xác: “Dịch là cách đọc tốt nhất”. Đôi khi, người dịch phải
truyền đạt mọi chi tiết được miêu tả trong nguyên bản để khỏiphá vỡ
sự thống nhất chặt chẽ giữa nội dung và hình thức.

1 Xem chú thích ở cuối bài.

43
c. Thông qua việc tìm hiểu nội dung tu từ và nội dung ý nghĩa
của các phương tiện ngôn ngữ và những môtíp cục bộ, người dịch sẽ
nắm được những thể thống nhất, tức là những hiện tượng của thực tế
nghệ thuật của tác phẩm.

II. GIẢI THUYẾT NGUYÊN BẢN

Ngôn ngữ dịch thường không cho phép diễn đạt một cách rộng
rãi và hàm súc như ngôn ngữ gốc. Người dịch phải suy nghĩ và cân
nhắc thật kỹ, chọn một trong những đơn vị ngôn ngữ hẹp nhất để
truyền đạt được một phần ý của nguyên tác. Muốn vậy, người dịch
cũng cần phải hiểu thực tế đứng ở phía sau nguyên bản. Điều này đã
cắt nghĩa tại sao lúc dịch Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh
sang tiếng Pháp, dịch giả Phan Nhuận đã nhiều lần tới “thâm nhập
thực tế” ở một nhà tù của nước Pháp. Giai đoạn giải thuyết nguyên
bản đòi hỏi người dịch phải:
a. Tìm hiểu những đặc điểm chủ yếu của tác phẩm để bằng mọi
cách dịch sao cho giữ lại được giá trị khách quan của nó. Cũng như
người nghệ sĩ sáng tác, người dịch cũng cần có “tính vô tư” và “khả
năng hoá thân”. Bản dịch là đứa con lai mang hai dòng máu, dòng
máu của tác giả và dòng máu của người dịch. Người dịch phải hạn
chế tới mức tối thiểu sự thâm nhập chủ quan vào tác phẩm và phải
tiếp cận tối đa bản chất khách quan của tác phẩm được dịch.
b. Khác với các độc giả thông thường, người dịch phải có ý thức
chọn cho mình một lập trường để giải thuyết nguyên bản. Người
dịch phải biết rõ mình muốn nói gì với độc giả. Nhà văn Nguyễn
Đình Thi đã nói rất súc tích và hay: “Nghệ thuật là sự nhắn gửi”.
Người dịch cần truyền đạt được “lời nhắn gửi” thiêng liêng đầy tâm
huyết của tác giả và cần đưa vào bản dịch lời nhắn gửi của cá nhân
mình. Trên thế giới này, chỉ có một vở kịch “Hămlét” của Sếchspia,
nhưng lại có biết bao nhiêu bản dịch “Hămlét” của các dịch giả nổi
tiếng và vô danh qua nhiều thời đại của nhiều nước trên thế giới.
c. Người dịch tuyệt đối không được phép lồng những tư tưởng
chủ quan của mình vào bản dịch, nhưng anh ta có thể có cách nhìn

44
mới, cách giải mã mới đối với tác phẩm, làm nổi bật hoặc nhấn mạnh
một số phương diện trong nội dung của nguyên bản. Trên thế giới,
đã từng có những dịch giả suốt đời chỉ dịch đi dịch lại một tác phẩm
duy nhất. Và tất nhiên, cứ mỗi lần dịch, người dịch lại phải có cách
nhìn mới, cách giải mã mới để khỏi lặp lại. Tôi nghĩ, Truyện Kiều, tập
thơ Nhật ký trong tù của Chủ tịch Hồ Chí Minh... có lẽ cũng sẽ có khả
năng được dịch lại nhiều lần.

III. DIỄN ĐẠT LẠI NGUYÊN BẢN

Tác giả có nhiệm vụ miêu tả hiện thực một cách có nghệ thuật.
Đến lượt mình, người dịch cũng có nhiệm vụ tái hiện nguyên bản
một cách có nghệ thuật. Người dịch không phải là thợ thủ công, mà
là nhà nghệ sĩ ngôn từ, nhà tu từ học. Những vấn đề ngôn ngữ của
việc dịch có quan hệ đến:
a. Sự tương quan giữa hai hệ thống ngôn ngữ - Trên thế giới,
không hề có hai ngôn ngữ (cho dù là cùng dòng họ) hoàn toàn tương
đồng với nhau. Vì vậy, không thể dịch một cách máy móc, không thể
dịch từng từ để tạo ra bản “dịch chữ” khô cứng và xám x ị t . . . Vai trò
của ngôn ngữ trong cấu trúc nghệ thuật càng quan trọng, thì càng
khó dịch. Dịch thơ thường phóng túng hơn dịch văn xuôi. Thơ của Tố
Hữu, Chế Lan Viên rất khó dịch là vì vậy. Người dịch làm sao có thể
dịch sang tiếng Anh, tiếng Pháp... mấy câu thơ rất tài hoa của Chế
Lan Viên như: “Lao như trong tình yêu anh lao vào em vậy. Chỉ một
phút lao mà phải lượn cả trăm vòng. Chỉ một phút lao ảo ảo hư hư
mà phải lượn trăm vòng rất thực. Hay để bắt con cá thực ở đời thì
phải lượn trăm vòng rất đỗi hư ảo”. Hay cũng như vậy, không thể
dịch được thủ pháp lặp âm đầu “ng, tr”1 trong 4 câu lục bát sau đây
của Tố Hữu sang bất kỳ ngôn ngữ nào:
Đêm qua trăng sáng Cổ Ngư,
Trăng ngời mặt nước trăng như mặt người.

1 Chú thích ở cuối bài


- Những luồng run rẩy rung rinh lá - Đây mùa thu tới - Xuân Diệu.

45
Trăng treo mặt ngọc trên trời,
Ngẩn ngơ trăng ngó mặt người như trăng.
b. Xét đến cùng, phong cách của người dịch bao giờ cũng mang
dấu ấn, cũng chịu ảnh hưởng của nguyên bản. Có hai loại ảnh hưởng:
trực tiếp và gián tiếp. Ảnh hưởng tích cực thể hiện ở sự có mặt trong
bản dịch những cấu trúc vay mượn của nguyên bản. Ảnh hưởng tiêu
cực thể hiện ở chỗ trong bản dịch không truyền đạt được các phương
tiện biểu cảm ở trong ngôn ngữ gốc. Người dịch thường bỏ qua
những đặc điểm tu từ của nguyên bản.
c. Khó khăn trong việc dịch còn được thể hiện ở chỗ các ý tưởng
trong ngôn ngữ dịch được tạo nên từ một môi trường của ngôn ngữ
khác. Và do đó, đã xuất hiện nhiều giải pháp khác nhau. Người dọc
rất dễ nhận ra văn dịch căn cứ vào số lượng lớn những lối diễn đạt
tương đương về ngữ pháp và tu từ nhưng lại mang tính giả tạo.
d. Chỉ khi nào trước mắt người dịch có nhiều từ đồng nghĩa về
ngữ nghĩa hay tu từ, thì anh ta mới có khả năng lựa chọn các phương
tiện tu từ trong lúc dịch. Càng hiểu cặn kẽ tác phẩm thì người dịch
càng lựa chọn được một cách có hiệu quả các giải pháp dịch. Ngược
lại, khả năng ngôn ngữ và nghệ thuật của người dịch càng lớn, thì
anh ta càng dễ tìm được cách giả thuyết đúng đắn tác phẩm.
e. Trong việc đánh giá để trả tiền nhuận bút đối với các tác phẩm
dịch, người ta thường cho rằng việc dịch chỉ mang tính thủ công.
Cũng như nhà nghiên cứu, nhà phê bình, người dịch cũng được các
nghệ sĩ sáng tạo liệt vào loại “ăn theo”. Vì vậy, người dịch thường
được trả công thấp hơn nhiều so với người sáng tác. Thực ra, việc
dịch cũng đòi hỏi công sức và năng lực sáng tạo chẳng kém gì việc
sáng tác. Chính đại văn hào Lỗ Tấn cũng đã có lần thừa nhận: “Lâu
nay, tôi vẫn cho rằng phiên dịch dễ hơn sáng tác, vì ít nhất nó cũng
không phải suy nghĩ nhiều, nhưng khi bắt tay vào dịch, tôi mới thấy
quả thực đây là việc khó. Ví dụ, một danh từ hay một động từ nào
đó, nếu khi sáng tác, gặp khó khăn thì có thể tránh không dùng,
nhưng nếu là dịch, thì tránh bỏ đi lại không được ổn, cứ phải suy
nghĩ đến bù đầu choáng óc, tựa hồ như muốn tìm trong đầu óc mình
một cái chìa khoá cần dùng để mở hòm mà mãi không thấy”. Ý kiến

46
trên của Lỗ Tấn là nói về việc chọn từ trong lúc dịch. Thế nhưng, việc
dịch không đơn thuần đòi hỏi ở người dịch những kiến thức về ngôn
ngữ, mà cả những tri thức ngoài ngôn ngữ. Điều này đã được
V.Cốptilốp, nhà nghiên cứu về lý luận dịch Xô viết, phát biểu như
sau: “Mỗi tác phẩm nghệ thuật có thể ví như một hình đa giác. Phía
trong nó là toàn bộ các mối quan hệ của các yếu tố khác nhau thuộc
mọi cấp độ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp) tạo nên hệ thống hình
tượng của tác phẩm. Mặt ngoài của nó là sự phong phú của những
mối quan hệ của tác phẩm với thế giới bên ngoài, với văn cảnh rộng;
lịch sử, văn hoá, sinh hoạt văn hoá mà trong đó nó xuất hiện. Nghiên
cứu những mối quan hệ bên ngoài đó là điều rất cần thiết cho việc
dịch... Đó là những trường hợp khi tác giả ám chỉ các sự kiện lịch sử,
các hoàn cảnh xã hội hay khi nguyên bản chứa đựng những trích dẫn
được rút ra từ các tác phẩm khác.
Trên đây là cách chia phổ biến đối với các giai đoạn của quá
trình dịch. Ngoài ra, cũng có những tác giả như V.Cốptilốp chẳng
hạn còn đưa thêm giai đoạn thứ 4 với cách chia cụ thể như sau:

Giai đoạn 1:
Giai đoạn phân tích, ở giai đoạn này, người dịch phân tích một
cách toàn diện, xem xét nội dung, ngữ nghĩa và tu từ của nó, tức là
xem xét các phương tiện ngôn ngữ của tác giả. Giai đoạn phân tích
quyết định phương hướng sáng tạo của người dịch.

Giai đoạn 2:
Người dịch tìm trong ngôn ngữ dịch và truyền thống văn học
của ngôn ngữ dịch các phương tiện tương ứng để tái hiện các đặc
điểm quan trọng nhất của nguyên bản. Ở giai đoạn này, người dịch
phải sử dụng các thủ pháp của tu từ học so sánh.

Giai đoạn 3:
Là giai đoạn tổng hợp, tái hiện nguyên bản. Người dịch sẽ đạt
được kết quả tốt nhất khi tất cả các khâu trong quá trình sáng tạo
(phân tích - chọn tương ứng - tổng hợp) thống nhất với nhau, khi mối
quan hệ giữa chúng vững chắc và ổn định.

47
Giai đoạn 4:
Người dịch đóng vai trò của nhà phê bình và nhà nghiên cứu để
phân tích lại cả bản dịch lẫn nguyên bản. Và tất cả 3 giai đoạn từ
phân tích đến tổng hợp lại được lặp lại theo hình xoáy trôn ốc.
Việc nêu thêm giai đoạn thứ tư là một kiến giải đáng chú ý trong
việc phân chia các giai đoạn của quá trình dịch. Theo chúng tôi, ở lĩnh
vực sáng tác, cũng có giai đoạn tương ứng với giai đoạn này, giai
đoạn mà nhà văn Nguyễn Tuân đã xác định là “giai đoạn nhà văn tự
thưởng thức tác phẩm của mình trước khi bưng mâm ra đãi khách”.
-------------------------
(1) Có 3 loại chi tiết:
+ Các chi tiết chủ đạo. Loại chi tiết này cần được dịch một cách
chính xác nhất.
+ Các chi tiết được tái hiện nhờ các cách diễn đạt đồng nghĩa,
không đòi hỏi dịch thuật chính xác.
+ Các chi tiết phụ, có thể thêm hoặc bớt trong lúc dịch
(2) Thủ pháp lặp âm đầu (allitération). Thơ của Hồ Xuân Hương
lại càng khó dịch hơn.
+ Tuyệt đại đa số các bài thơ lục bát của Trương Nam Hương đều
rất khó dịch vì tính biến ảo trong ngôn ngữ của nó.
Sơ đồ về các giai đoạn dịch của V.Côptilốp

Xã hội

Tâm lý Phong tục


Ngữ âm
Vựng

pháp
Ngữ
Từ

Ngôn ngữ Lịch sử


Địa lý Tu từ

Nhân chủng

48
IV. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Quá trình dịch được phân chia làm mấy giai đoạn? Đặc điểm của
mỗi giai đoạn đó là gì?
2. Người dịch gặp khó khăn nhiều hơn ở giai đoạn nào của quá trình
dịch? Vì sao?
3. Anh (chị) có đồng ý với cách bổ sung thêm giai đoạn thứ tư của
V.Cốptilốp không?
4. Loại thơ hay về ý (nội dung) và loại thơ hay về hình thức (nghệ
thuật), loại nào khó dịch hơn? Lý do.

49
50
B/I 5

Ý NGHĨA NGÔN NGỮ VÀ DỊCH

I. QUAN NIỆM VỀ NGHĨA

Theo L.B. Backhuđarốp1, muốn hiểu bản chất của nghĩa, trước
hết cần nhớ bản chất của ký hiệu là gì. Theo ông, mỗi ký hiệu là ký
hiệu vì nó biểu thị một cái gì. Nói cách khác, nó có quan hệ với một
cái gì nằm ngoài nó. Mối quan hệ của ký hiệu với một cái gì nằm
ngoài nó tức là ý nghĩa của ký hiệu. Hiểu được nghĩa của một đơn vị
nào đó có nghĩa là hiểu được đơn vị đó có quan hệ đến cái gì, tức là
nó biểu thị cái gì.
Trong óc người, nảy sinh và tồn tại không phải bản thân ý nghĩa
của các từ, mà chỉ là sự nhận biết ý nghĩa đó.

II. CÁC KIỂU NGHĨA

Trong ký hiệu học hiện đại, người ta thường nói về 3 kiểu quan
hệ chủ yếu mà trong đó ký hiệu tham dự vào và tương ứng là 3 kiểu
nghĩa chính.

1. Quan hệ giữa ký hiệu và hiện thực khách quan mà nó biểu thị

Ví dụ từ "bò" có quan hệ đến một động vật nhất định, từ "ghế" có


quan hệ với một đồ vật nhất định bằng gỗ dùng để ngồi... Mối quan
hệ giữa ký hiệu và vật mà nó biểu thị được gọi là nghĩa hàm ẩn (hay
hàm nghĩa) (referential meaning).

1 Xem L.S. Báckhuđarốp: "Ngôn ngữ và phiên dịch". NXB. Mátxcơva, 1974.

51
Cần chú ý là "vật nói đến" của ký hiệu, thường dùng để chỉ
chung cho cả một lớp những sự vật, những quá trình, những hiện
tượng... cùng có chung những thuộc tính nào đó. Nhưng cũng cần
chú ý đến những trường hợp trong đó một ký hiệu được dùng để chỉ
một sự vật riêng lẻ (chẳng hạn) cái bàn cụ thể, như trong câu: Sách để
trên bàn. Cái sự vật (cái bàn cụ thể đó) được gọi là "cái biểu vật"
(denotate) của ký hiệu. Quan hệ giữa ký hiệu "bàn" với cái biểu vật
(bàn) cụ thể đó, chúng ta sẽ gọi là "nghĩa biểu vật" của ký hiệu. Nói
cách khác, nghĩa hàm ẩn là nghĩa khái quát, còn nghĩa biểu vật là
nghĩa cụ thể.

2. Quan hệ giữa ký hiệu và người sử dụng ký hiệu

Khi sử dụng các ký hiệu ngôn ngữ để trao đổi tư tưởng tình cảm
chúng ta thường gửi gắm thái độ, tình cảm của mình vào nó.
Chúng ta hãy so sánh các cặp ký hiệu sau:

ăn ; đầu ; tình báo ; khởi nghĩa ; đoàn kết

hốc sọ gián điệp làm loạn cấu kết

Các cặp ký hiệu trên đều biểu thị những đối tượng như nhau,
nhưng giữa chúng có sự khác nhau do thái độ chủ quan của những
người sử dụng chúng.
Quan hệ giữa ký hiệu và thái độ chủ quan của người sử dụng ký
hiệu đó cho ta loại nghĩa gọi là nghĩa ngữ dụng của ký hiệu.
Trong các sách về lý luận dịch, loại nghĩa này thường được gọi là
"nghĩa cảm xúc", "nghĩa biểu hiện", "sắc thái tu từ"... Nghĩa ngữ dụng
là loại nghĩa phản ánh các đặc trưng của một ngôn ngữ, phản ánh
những tâm tư, tình cảm của một dân tộc. Vì vậy, khi dịch loại nghĩa
này cần phải đạt tới cái hay, cái đẹp, cái "thần" của ký hiệu đó.

3. Quan hệ giữa ký hiệu này với những ký hiệu khác trong cùng
một hệ thống ký hiệu

Quan hệ này tạo ra loại nghĩa được gọi là nghĩa nội bộ ngôn ngữ.
Thí dụ từ "bàn" của tiếng Việt nằm trong những mối quan hệ sau:

52
Ghế, tủ, giường...

Cao, thấp, vuông, tròn...


Bàn
Gỗ, sắt, nhựa,

Sàn, màn, đàn...

III. CÁCH DỊCH CÁC KIỂU NGHĨA


1. Dịch các nghĩa sự vật (nghĩa hàm ẩn)

Chúng ta biết rằng con người trao đổi mọi ý nghĩ trên cơ bản là
cùng về những hiện tượng giống nhau của thực tế. Chỉ có cách diễn
đạt tư tưởng là khác nhau trong các ngôn ngữ. Nhìn chung, ở sự diễn
đạt trong các ngôn ngữ thường xảy ra 3 trường hợp sau:
+ Tương ứng hoàn toàn:
- Tên người • Hồ Chí Minh
- Tên đất: • Hà Nội
- Thuật ngữ: • Vécteur
• Chủ nghĩa xã hội
• Âm vị
- Các từ chỉ ngày trong tuần, chỉ tháng trong năm:
• Thứ hai: Monday • Thứ ba: Tuesday
• Tháng giêng: Jenuary • Tháng chạp: December
- Từ đa nghĩa tương ứng hoàn toàn rất ít gặp giữa các ngôn ngữ.

+ Tương ứng bộ phận. Hãy so sánh hai từ "ДОМ" của tiếng Nga
và từ "Nhà" của tiếng Việt.
Дом Nhà
1. Здание - Ngôi nhà
2. Семья - Nhà, gia đình
- Мы знакомы домами. - Hai nhà (gia đình) chúng tôi quen nhau

53
3. Хозяйство семьи - Việc nhà
4. Династия - Nhà Lê, Nhà Nguyễn
5. Учреждение:Дом культуры. - Nhà văn hóa
6. Предприятие: торговый дом - Hiệu buôn
7. ты/ муж /, ты/ жена/ Nhà
8. Мой муж, моя жена Nhà tôi

Bàn tay/ кисть руки/ buổi chiều / ранний вечер


Рука
вечер

Cánh tay/ Рука без кисти buổi tối / поздний вечер

anh / старший брат họa sĩ / живописец/


Брат
em / Младший брат / художник

Зелёный ХапЬ Nghệ sĩ /деятель кскусств/

Xanh Синий

Голубой

Lên Прилив жениться

Triều Kết hôn

Xuống /Отлив/ выходйть амуж

+ Không có tương ứng.


Trong lý luận dịch, lớp từ vựng này được gọi là từ vựng không
tương ứng. Loại này được chia thành:
- Tên riêng không có tương ứng ổn định trong ngôn ngữ khác.
Thí dụ: Sông Cầu, núi Ba Vì...
+ Những từ thực tế: là những từ chỉ tên các yếu tố sinh hoạt lịch
sử, văn hóa riêng của một dân tộc. Từ thực tế gồm có:

54
- Tên món ăn: súp củ cải đỏ, cơ vát, kem chua...
- Tên các loại quần áo, giầy dép: áo dài, áo ngắn...
- Tên các điệu nhảy, điệu hát: quan họ, trống quân, múa sạp, múa
nón...
- Tên các nhạc cụ: đàn bầu, đàn tam thập lục, đàn tơrưng.
- Từ chỉ các hiện tượng sinh hoạt xã hội, chính trị: phòng cổ động,
góc hồng (góc văn hóa) ở Nga...
* Cách dich các từ thực tế.
- Khi dịch các từ thực tế, người dịch thường dùng các cách sau:
a. Phiên âm: (Спутник - Sputnich
Camobap - Samova
Квас - Cơ vát
b. Sao phỏng: - дом куль туры - nhà văn hóa
Магазин самообслуживания
- cửa hàng tự phục vụ
дом смеха - nhà cười
c. Dịch phỏng chừng:
пельмени - vằn thắn
Самовар - ấm lò
Сироп - xirô
Буфет - căng tin
Путевка - vé nghỉ.
* Những người bạn giả của người dịch.
Cụm từ "những người bạn giả của người dịch" tuy dài nhưng
gần đây, nó đã trở thành thuật ngữ. Vì rằng, một là khó có thể tìm
được một cụm từ ngắn hơn, có nghĩa tương ứng; hai là, nó nói lên
được cái ý đó là những chiếc bẫy đối với người dịch, biểu thị các từ
có vẻ ngoài giống nhau nhưng lại khác chức năng.
Các từ "п о з и т и в н ы й " (Nga), Positive (Anh) và Positif (Pháp)
dường như có vẻ đồng nhất. Nhưng thực ra, mỗi tính từ này lại có

55
dung lượng nghĩa và cách dùng khác hẳn nhau, chỉ trùng hợp ở một
số nét nghĩa mà thôi.
“Những người bạn giả của người dịch” là vấn đề có cá tính lý
thuyết lẫn tính thực hành. Nó có thể được xét theo các quan điểm và
các tài liệu khác nhau. "Những người bạn giả" của tiếng Pháp và
tiếng Tây Ban Nha (là hai ngôn ngữ gần nhau) hoạt động khác với
“những người bạn giả” của tiếng Anh và tiếng Nga.
Sự khác nhau quan trọng nữa là ở ngôn ngữ nói và ngôn ngữ
viết. Ở ngôn ngữ nói, đôi lúc chúng ta không nhận thấy những sự
khác biệt chẳng hạn giữa hai từ “позитивный” (Nga), Positive (Anh).
Trong các câu “have been in a positive State of excitement” (B. Sô) và
“я был понастоящему взволнован” (Tôi thực sự xúc động) đã biểu
hiện rõ sự không tương đồng ngữ nghĩa của hai từ đó (dịch từng từ:
"Tôi ở trong tình trạng thực sự bị kích động" là điều không thể chấp
nhận). Vì vậy, đây thực sự là vấn đề của văn viết, nhưng nó cũng có
quan hệ tới người dịch nói.
Sau đây là các kiểu không tương đồng của "những người bạn
giả" ở các ngữ thân thuộc, trước hết là các ngữ gần nhau:
1/ Kiểu 1: Ở ngữ này, từ có nghĩa rộng (ít tính chuyên môn hơn ở
ngữ kia.
Hiện nay từ idiome của tiếng Pháp trước hết có nghĩa là "đặc
trưng của ngôn ngữ", trong tiếng Tây Ban Nha, cái nghĩa trên của từ
idioma chỉ thuộc hàng thứ hai. Vì thế, câu "el professor de idiomas"
của tiếng Tây Ban Nha thường tương ứng với câu "le professeur de
langue ∫," (giảng viên ngôn ngữ) của tiếng Pháp. Từ Идиома của
tiếng Nga chỉ được dùng là một thuật ngữ, hoàn toàn mất nghĩa
chung, tiêu biểu ở tiếng Tây Ban Nha và ít được dùng hơn ở tiếng
Pháp. Trong tiếng Anh, từ idioma với nghĩa "ngôn ngữ", có thể được
dùng cả theo nghĩa chung lẫn nghĩa chuyên ngành.
2/ Kiểu 2 - Ở ngôn ngữ này, chỉ "giống"; ở ngôn ngữ khác, chỉ
"loài". Danh từ vianda (con chim) của tiếng Tây Ban Nha, chỉ mọi loài
chim, còn từ viande của tiếng Pháp có nghĩa là "thịt" (chỉ loài). Từ
pasăsre của tiếng Rumani (chim) (chỉ giống), còn từ passero (chim sẻ)

56
của tiếng Ý (chỉ loài). Các sự tương phản loại này đặc biệt rõ ở các
ngữ gần nhau.
3/ Kiêu 3 - Ở ngôn ngữ này, một nghĩa; ở ngôn ngữ khác, nhiều
nghĩa. Tính từ галантичный (Nga) một nghĩa, còn tính từ gallant của
tiếng Anh thường có nghĩa “can đảm” (gallant sofdier) và “đẹp” như
trong cụm từ “A gallant show” “cảnh đẹp”. Nghĩa “lịch sự” ít gặp ở
tiếng Nga và tiếng Anh.
4/ Kiểu 4 - Không tương đồng về mặt sắc thái tu từ của các từ
và các cụm từ. Ở đây, có thể có các nhóm nhỏ khác nhau.
Động từ amare (yêu) của tiếng La-tinh được thấy ớ nhiều ngôn
ngữ họ Rômăng, nhưng có các chức năng tu từ khác nhau. Từ aimer
của tiếng Pháp được dùng ở mọi phong cách ngôn ngữ, trong khi đó,
ở tiếng Tây Ban Nha, nó chỉ được dùng ở phong cách nhã nhặn.
Danh từ "гуманность"(sự nhân đạo) có vẻ như hoàn toàn có tính
quốc tế. Ý nghĩa "nhân đạo" của nó là điều rõ ràng. Nhưng từ
humanicdad/attende của tiếng Tây Ban Nha không chỉ có nghĩa triết
học, mà còn có nghĩa vật lý. Đó là "bản chất của con người". Từ
attendre (Pháp) dường như đồng nhất với từ attende (Ý) ở nghĩa thứ
hai của động từ (đợi), nhưng hóa ra lại không tương đồng vì người Ý
chỉ dùng từ này với nghĩa tốt. Trái lại động từ/của tiếng Pháp không
có sắc thái đó. Vì vậy, ở tiếng Ý, không thể nói "L'accusato attende là
Sentenza - "Bị cáo đợi sự tuyên án", còn ở tiếng Pháp thì lại nói được.
5/ Kiểu 5- Nghĩa hiện đại ở ngôn ngữ này, nghĩa cổ ở ngôn ngữ
khác. Ở tiếng Nga hiện đại, từ "фельетон" chỉ bài báo viết về đề tài có
tính châm biếm các hiện tượng tiêu cực trong cuộc sống. Nhưng ý
nghĩa của từ feuillieton (Pháp) thì khác hẳn: trích đoạn của cuốn
tiểu thuyết được đăng tải trên báo. Hiện nay, hai từ đó khác nghĩa,
nhưng ở thế kỷ trước, chúng là hai từ có nghĩa tương tự với nhau.
6/ Kiểu 6 - Nghĩa từ vựng tự do ở ngôn ngữ này, không tự do ở
ngôn ngữ khác. Từ riscossa (Ý) có nghĩa "sự giúp đỡ" dường như
trùng hợp với từ rescousse (Pháp) về nghĩa. Nhưng từ của tiếng Ý
được dùng trong tổ hợp tự do, trong khi từ của tiếng Pháp chỉ được

57
dùng trong tổ hợp à la rescousse (dịch sang tiếng Nga là "на иомощь).
Đối với từ идея, cũng có tình hình tương tự như vậy.
7/ Kiểu 7 - Thuật ngữ ở ngôn ngữ này, không phải thuật ngữ ở
ngôn ngữ khác. Từ Бензин (Nga)/ dịch sang tiếng Pháp là essence với
nghĩa chính là "bản chất" rồi sau đó nó mới có nghĩa là "nhiên liệu"
(so sánh với từ эссенция (Nga) - эфирное/масло". Lý do là vì từ
benzine (Pháp) không có nghĩa "nguyên liệu" và được dịch sang
tiếng Nga là (Бензин, còn ở ngôn ngữ khác, thì không phải là thuật
ngữ (essence).
8/ Kiểu 8 - Ở ngôn ngữ này là từ; ở ngôn ngữ khác là cụm từ.
Người Pháp không biết có danh từ автопортрет (chân dung tự họa).
Chẳng hạn, phải địch câu "Пикассо Автопортрет" sang tiếng Pháp
như sau: Picasso par lui - même. Từ рояль (Nga được dịch sang tiếng
Pháp là piano à queue (dịch từng từ: "piano có đuôi").
Nguyên nhân của sự xuất hiện "những người bạn giả của người
dịch" là do tính đặc thù về từ vựng của mỗi ngôn ngữ. Đây là vấn đề
lớn và phức tạp, không thể được giải quyết trong phạm vi của một
bài giảng.

2. Dịch các nghĩa ngữ dụng

+ Điều cần chú ý trước hết là sự khác nhau về các nghĩa ngữ
dụng (khi so sánh các đơn vị của các ngôn ngữ khác nhau) thường
gặp hơn là sự khác nhau về ý nghĩa hàm ẩn. Do đó, rất hay gặp
trường hợp các đơn vị từ vựng của hai ngôn ngữ hoàn toàn giống
nhau về nghĩa sự vật, nhưng lại khác nhau về nghĩa ngữ dụng, tức là
về sắc thái tu từ hay sắc thái tình cảm (ví dụ: biểu tượng "con vẹt" đối
với người Udơbếch và người Việt Nam).
+ Trường hợp này thường thấy khi dịch các thành ngữ tục ngữ:
- Bysy/as/a bee - Bận như bận con thơ.
- пьян как сaпожник (thợ giầy) - Say túy lúy.
- La nuit porte le conseil - Buổi sáng thông minh hơn buổi tối.
- Глуп как пpoбка (nút chai) - Ngu như bò.

58
+ A clear conscience is a sure card. Cây ngay không sợ chết đứng.
+ Trong khi dịch, có thể thay một ký hiệu có nghĩa ngữ
dụng bằng một từ có nghĩa trung tính, nhưng không thể làm
theo cách ngược lại.
+ Có liên quan đến nghĩa ngữ dụng của từ là sự liên tưởng
do nó gây ra ở người bản ngữ.
Черемуха (anh đào) - hoa đào, hoa mai, hoa lan; mùa xuân.
Bốn câu thơ sau của Chế Lan Viên là rất khó hiểu đối với người
ngoại quốc vì họ không hiểu được ý nghĩa của biểu tượng "cây bàng
trụi lá" đối với người Việt Nam:
Ngã ba trụi lá cây bàng,
Giữa năm nghe rõ thời gian qua cành.
Nghe chim ngày tháng bay nhanh,
Năm đi như có đời mình theo đi.
Vì vậy, khi dịch ra tiếng nước ngoài, chắc chắn không thể truyền
đạt cụm từ "trụi lá cây bàng" theo nghĩa đen của các từ.
+ Sự chú ý đến nghĩa ngữ dụng là điều tối cần thiết để đạt được
tính tương ứng dịch.
Điều cũng cần chú ý là không phải tất cả các tài liệu cần dịch đều
đòi hỏi sự chú ý như nhau. A. Neubert chia ra 4 loại tài liệu như sau:
1) Tài liệu khoa học; vừa hướng về người đại diện của ngôn ngữ
nguồn vừa hướng về người đại diện của ngôn ngữ đích.
2) Tài liệu báo chí địa phương: vì chỉ dành cho người sở tại nên
thường không được dịch.
3) Tài liệu văn nghệ: đặc biệt khó về phương diện ngữ dụng.
4) Tài liệu tuyên truyền ra ngoài nước, quảng cáo hàng hóa xuất
khẩu. Với loại tài liệu này, sự chú ý tới nghĩa ngữ dụng đóng vai trò
quyết định trong lúc dịch.

3. Dịch các nghĩa kết câu

Loài nghĩa này xuất hiện trên cơ sở của những mối tương quan
giữa ký hiệu này với các ký hiệu khác trong cùng một hệ thống ngôn

59
ngữ. Loại nghĩa này cần dịch chỉ trong trường hợp khi bản thân nó
giữ vai trò quan trọng đối với sự lĩnh hội đầy đủ nguyên bản. Người
dịch thường gặp các loại nghĩa này khi phải dịch các trường hợp câu
văn của nguyên bản có sử dụng thủ pháp chơi chữ, hiệp vần... Chẳng
hạn, câu tục ngữ Pháp “Vouloir c'est pouvoir” rất quan thuộc đối với
người Việt Nam thường được dịch là "Muốn là được". Theo chúng
tôi, dịch như vậy là đúng ý, nhưng chưa dịch được vần. Vì vậy, tốt
hơn chăng là có thể dịch thành "Muốn thì không bao giờ muộn". Theo
thiển ý của chúng tôi, câu dịch này tuy có dài hơn, không gọn, nhưng
nó truyền đạt được "vần" của câu tục ngữ Pháp.
Khi dịch loại nghĩa này, người dịch thường phải sử dụng thủ
pháp “đền bù” sẽ được nói đến ở bài sau: “Các thủ pháp dịch”.
Thơ Hồ Xuân Hương1 đã được dịch sang các thứ tiếng Nga,
Pháp, Anh... Gần đây, tờ tuần báo “Thể thao văn hóa” có đăng bài
báo của một người Mỹ biết tiếng Việt và đã sống và làm việc ở Việt
Nam 4 năm. Tác giả bài báo cho biết ông hiểu được một cách đầy đủ
cá 2 tầng nghĩa trong các bài thơ của Hồ Xuân Hương được dịch sang
tiếng Anh. Chúng tôi thấy nghi ngờ về điều này vì người dịch, cho
dù là người Việt Nam, làm sao có thể dịch được sang tiếng Anh để
người đọc bản dịch lĩnh hội và cảm thụ được đầy đủ như người Việt
Nam bài thơ "Khóc chồng" và bài thơ "Tượng thanh cùng R" sau đây:
Văng vẳng tai nghe tiếng khóc gì
Thương chồng nên nỗi khóc li ti
Ngọt bùi, thiếp nhớ mùi cam thảo
Cay đắng chàng ơi vị quế chi
Thạch nhũ, trần bì sao tẩm lại
Qui thân, liên nhục tẩm mang đi
Dao cầu thiếp biết trao ai nhỉ?
Sinh ký, chàng ơi, tử tắc quy.

1 Tuyệt đại đa số các bài thơ lục bát của Trương Nam Hương đều không thể dịch
thành công sang ngôn ngữ khác.

60
TƯỢNG THANH1
CÙNG R

Mưa ngâu rả rích suốt ngày


Rì rào sóng biển mê say vỗ bờ
Rì rầm từ sáng đến giờ
Đoàn quân rầm rập dưới cờ diễu binh
Rấm rứt ngồi khóc một mình
Rộn ràng khúc nhạc đượm tình quê hương
Ríu ra ríu rít đến trường
Râm ran cười nói trên đường vui sao
Tiếng vỗ tay nghe rào rào
Rậm rịch chuẩn bị đã bao ngày rồi
Rộn rã tiếng trống liên hồi
Rầm rập xe chạy ông tôi nhức đầu
Tiếng sáo réo rắt nơi đâu
Ra rả tiếng chú ve sầu ngân vang
Lũ nhỏ trò chuyện râm ran
Róc rách nước chảy trong hang suốt ngày.
Người cười rúc rích vui thay
Rích rích tiếng dế đêm nay ngoài vườn.
Đoàn Tiến Lộc

IV. TRÌNH TỰ DỊCH CÁC KIỂU NGHĨA

Cho đến nay, các nhà lý luận dịch, vẫn chưa đưa ra được sơ đồ
thích hợp cho mọi loại văn bản. Vì vậy, ở mỗi trường hợp cụ thể,
người dịch phải tự quyết định cần ưu tiên dịch loại nghĩa nào. Nói
chung, trình tự dịch các loại nghĩa không giống nhau, tùy thuộc vào
bản thân các loại nghĩa. Trước hết, phải dịch nghĩa hàm ẩn. Sau đó,

1 Bài đăng trên báo "Thiếu niên tiền phong" số 134, 11 - 2001.

61
đến các nghĩa ngữ dụng. Cuối cùng là nghĩa nội bộ ngôn ngữ (hay
còn gọi là nghĩa kết cấu). Loại nghĩa này thường không được giữ lại
trong quá trình dịch. Điều này rất dễ hiểu vì mỗi ngôn ngữ là một hệ
thống riêng (mà các yếu tố của nó nằm trong mối quan hệ riêng cho
chính bản thân hệ thống ngôn ngữ dó). Ngoài ra, trình tự dịch các
loại nghĩa còn phụ thuộc vào tính chất của văn bản được dịch. Chẳng
hạn, khi dịch tài liệu khoa học kỹ thuật, các nghĩa hàm ẩn giữ vai trò
quan trọng. Nhưng đối với văn học, chẳng hạn đối với thơ trữ tình,
nghĩa ngữ dụng đóng vai trò của chủ đạo. Cuối cùng, trong nhiều
trường hợp dịch thơ, thông tin quan trọng nhất nằm trong các nghĩa
nội bộ ngôn ngữ, khiến người dịch phải hy sinh các loại nghĩa khác,
trước hết là hy sinh các nghĩa hàm ẩn./.

NỢ

Nguyễn Duy
Nợ thương nợ ghét nợ yêu
Toác toàng toang vỡ bao nhiêu nợ nần
Nợ đời ngót nghét tấm thân
Nợ con đường xác dấu chân chôn vùi
Nợ ly trắng nỗi đầy vơi
Nợ bè bạn dốc cuộc chơi tưng bừng
Nợ người khóe mắt rưng rưng
Nợ sông giọt nước nợ rừng bóng cây
Nợ em lận đận tháng ngày
Ánh trăng ngọn gió áng mây nợ trời
Nợ hương sắc cõi thắm tươi
Giấc mơ nợ xứ xa vời thần tiên
Dễ gì quỵt nợ đâu em
Nợ không trả được bằng tiền mà đau.
Mùa đông Bính Tý, 1996

62
ịTHẬT THÀ

Nguyễn Duy
Tự dưng nhớ Thật nhớ Thà
Nhớ con đường chả đi qua bao giờ
Tự dưng nhớ gió trong mơ
Nhớ trăng dát bạc đôi bờ sông Ngân
Tự dưng nhớ chợ Quỉ Thần
Vườn Thiên Thai rụng dấu chân trái mùa
Tự dưng nhớ nước chưa mưa
Thật Thà lúc lắc đong đưa Thật Thà.

V. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Các kiểu nghĩa


2. Các dịch các kiểu nghĩa
3. Cho ví dụ về 3 từ đa nghĩa tương ứng bộ phận của tiếng Việt và
tiếng mẹ đẻ của anh (chị) (trong đó có từ "nhà").
4. Cách dịch các từ thực tế.
5. Thế nào là "người bạn giả" của người dịch?
6. Cách dịch các nghĩa ngữ dụng.
7. Các dịch các nghĩa kết cấu. Cho vài ví dụ về cách dịch lối chơi chữ
giữa tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ của anh (chị).
8. Trình tự dịch các kiểu nghĩa.
9. Hai bài thơ “Khóc chồng” và “Tượng thanh cùng R” có dịch được sang
ngôn ngữ khác không? Nếu không dịch được thì lý do là vì sao?
10. Hai bài thơ "Nợ" và "Thật Thà" của Nguyễn Duy dẫn ở trên khó dịch
vì sao?

63
64
B/I 6

CÁC PHƯƠNG PHÁP DỊCH

Các phương pháp dịch được đưa ra chỉ khác nhau về tên gọi và
về cơ bản có thể quy lại thành 3 phương pháp chính sau đây:
- Dịch ngữ nghĩa (semantic translation)
- Dịch thông báo (communicative translation)
- Dịch tương đương (equivalent translatation)

A. Dịch ngữ nghĩa


I. Một số định nghĩa

Dịch ngữ nghĩa - (thường gọi là dịch chữ, dịch sát) là phương
pháp dịch cổ điển được áp dụng ngay từ khi dịch thuật mới ra đời.
Cơ sở của nó là quan niệm cho rằng dịch chỉ là thay thế từ vựng. Về
sau, phương pháp này cũng có những thay đổi cần thiết về mặt cấu
trúc cho câu văn dịch đỡ xa lạ và khó hiểu. Nhưng trước sau, về cơ
bản, những người dịch theo phương pháp này vẫn chủ trương truyền
đạt nội dung sát từng chữ, từng câu so với nguyên bản.
Thực tế dịch thuật cho thấy phương pháp dịch này ít mang lại
hiệu quả vì mỗi ngôn ngữ là một hệ thống riêng biệt với những qui tắc
ngữ nghĩa và ngữ pháp riêng, với những qui luật kết hợp từ riêng.
Trong tác phẩm Lý luận và thực hành dịch từ tiếng Anh sang tiếng
Nga, các tác giả T.R. Levixkaia và A. I. Fitécman đã có nhận xét rất
chính xác như sau về tác hại của phương pháp dịch ngữ nghĩa: ‘’Dịch
chữ là hiểu không đúng về tín, là sao chép máy móc các đặc điểm của
ngoại ngữ, dẫn đến sự vi phạm các chuẩn mực của ngôn ngữ dịch
hoặc sự sai lệch về ý, và thường là dẫn đến cả hai”. I. Levưi, nhà lý

65
luận dịch nổi tiếng của Tiệp Khắc, cũng có nhận xét tương tự: “Xét về
thực chất, dịch sát chỉ tạo ra một bản dịch có tính chất chụp ảnh mà
không có hồn... Việc lặp lại từng câu, từng chữ của nguyên bản thực
ra có khi lại làm hỏng nội dung của nó”.
Thí dụ : - You can’t eat your cake and have it.
- Cô không thể vừa muốn ăn bánh lại vừa để dành (lẽ ra: Cô
không thể bắt cá hai tay).
Dịch chữ là kẻ thù nguy hiểm của người dịch. Trong các tài liệu
nghiên cứu, phê bình dịch xuất bản trước năm 1966 ở Nga, có tới một
nửa số bài nói tới tệ dịch chữ.
Cho đến nay, vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về dịch chữ.
Nhà lý luận dịch Xô viết, L. S. Báckhuđanốp, tác giả cuốn Ngôn ngữ
và phiên dịch, xuất bản ở Mát-xcơ-va, năm 1974, đã định nghĩa như
sau về dịch chữ: “Dịch chữ là kiểu dịch được thực hiện ở cấp độ thấp
hơn cấp độ đủ để chuyển nội dung không thay đổi khi tuân theo các
chuẩn mực của ngôn ngữ dịch”. A.V.Phêđôrốp thì đưa ra định nghĩa
khác: “Dịch chữ luôn luôn vi phạm hoặc là ý của nguyên bản hoặc là
chuẩn mực của ngôn ngữ dịch hoặc là vi phạm cả hai” Ia - I. Rétsker
chia ra 2 loại dịch chữ:
a. Dịch chữ về mặt từ nguyên (bệnh ấu trĩ của người mới vào
nghề dịch) do có sự nhầm lẫn về âm thanh và chữ viết (những người
bạn giả của người dịch) (Xem bài “Ý nghĩa ngôn ngữ và dịch”).
b. Người dịch dùng nghĩa phổ biến thay cho nghĩa văn cảnh
hoặc dịch thành ngữ trên cơ sở các nghĩa riêng lẻ.
Tệ dịch chữ đã có từ lâu. Hoàng đế Nga, Pie Đệ nhất, đã nhận
xét: “Dịch chữ che mất ý nghĩa, gây trở ngại cho việc thực hiện mục
đích dịch, gây khó khăn cho việc làm quen với nguyên bản của độc
giả Nga”, về sau, thi hào Puskin cũng phát biểu: “Dịch chữ không
bao giờ có thể là trung thành. Mỗi ngôn ngữ có cách nói riêng, không
thể dịch sang ngôn ngữ khác bằng những từ ngữ tương ứng”.
Ba loại dich chữ:
1/- Về mặt từ vựng: là sao chép máy móc các từ riêng lẻ, các yếu
tố từ vựng của nguyên bản. Chẳng hạn, dịch “Sinh nhân” tiếng Hán

66
là “người sống”(lẽ ra là: người lạ), dịch “Thủ thương” là “súng tay”
(lẽ ra là: súng lục)...
+ Вскóре Орлов лежал на койке эасыпал с приятным
ощущениями с ласкающей теплоты в животе.
- Lát sau, Oóclốp nằm trên giường và ngủ thiếp đi với cảm giác
êm dịu trong bụng (đúng ra: trong lòng).
2/- Về ngữ pháp: - Là sao chép máy móc hình thích ngữ pháp
của nguyên bản
- Возвращался он около полуночи иногда позднее - очень
довольный (М. Горький. Повесть о первой).
Ông ta trở về nhà vào khoảng nửa đêm, đôi khi muộn hơn, rất
hài lòng. (M.Goocki, Mối tình đầu, Truyện ngắn, tập 2, trang 374)
Trong bài: “Mấy ý nghĩ trong khi dịch tác phẩm văn học” đăng ở
tạp chí “Những vấn đề nghiên cứu văn học” số 8/1960, dịch giả
Trương Chính đã viết: "Không thêm không bớt, nghe ra còn có lý,
chứ đến trật tự các mệnh đề trong câu mà cũng cố giữ y nguyên cho
được thì làm gì không trúc trắc: tinh thần của mỗi ngôn ngữ một
khác. Cố bám sát nguyên văn theo lối này thì đố mà dịch cho được,
đố mà lột tinh thần nguyên văn được. Đã không lột được tinh thần
nguyên văn, mà lại còn tối om om, không ai hiểu tác giả dịnh nói gì
nữa. Lấy một thí dụ cụ thể. Họ dịch:
“Bắt sợi tơ tinh thần cứ mắc míu lấy cái ánh sáng mặt trời lạnh
lùng đã đi đứt thì còn gì thú vị gì?
Sợi tơ tinh thần? Mắc míu? Ánh sáng mặt trời đã đi đứt? Văn gì
như thế này?
Theo các nguyên tắc tôi đề ra ở trên, tôi tạm dịch câu này: “ Bắt
lòng mình vấn vương với những ngày hiu quạnh đã qua thử hỏi còn
ý vị gì?”
Giở nguyên văn ra thì thấy: Tinh thần đích ti lũ (sợi tơ tinh thần).
Dĩ thê đích tịch mịch đích thời quang (thời gian đã lạnh lùng trôi đi).
Thời quang mà dịch là ánh sáng mặt trời thì chắc không đúng".

67
Trong bài “Cái khó của dịch văn học” dịch giả văn học Nga-Xô
Viết quen thuộc, Phan Hồng Giang, có nhắc tới một thí dụ khi dịch
tác phẩm “Bức tranh” của nhà văn Nga, Đ. Granhin. Ông viết:
“Đ. Granhin, một nhà văn hàng đầu trong văn học Xô viết hiện nay,
trong cuốn tiểu thuyết nổỉ tiếng “Bức tranh”, có dựng nhân vật một
cô giáo dạy vẽ xinh đẹp, trong cuộc đời rất mực chân thành không
bao giờ biết mưu mô, lươn lẹo, giấu giếm điều gì, cả tâm hồn cô cởi
mở, chân tình, không hề biết hộ thân. Và đây là câu tả của nhà văn về
gương mặt cô gái hiện ra dưới ánh đèn lờ mờ trong một chuyến xe
đêm như thực lại như mơ bất ngờ đưa cô đi với người yêu đến nơi xa
lạ - Tôi xin dịch “nguyên văn” theo kiểu trực dịch như sau: “Những
đường nét không rõ ràng trên gương mặt cô gái bất chợt nhập lại
thành một khối toàn vẹn, đồng nhất được rọi sáng từ bên trong bởi
một sự chân thành. "Câu văn trong tiếng Nga hay bao nhiêu thì trong
tiếng Việt, qua câu dịch này, ta dễ dàng thấy nó thô, nó quê, trúc trắc,
sống sượng (và vô nghĩa nữa) bấy nhiêu.
Bẻ câu, lái ý, đổi chữ thế nào đây cho nét tả đẹp, tả tình ấy của
Granhin cũng thành đẹp, thành tinh tế trong tiếng Việt, thật quả là
đau đầu. Cho đến giờ, thú thật tôi vẫn chưa tìm ra lời giải khả dĩ tự
thấy hài lòng".
3/ - Về tu từ: là sao chép máy móc nguyên bản, không nghĩ đến
hiệu quả và chuẩn mực của ngôn ngữ dịch.
+ В рассказе то и дело встревала Гашка,рассыпая свои уж уж...А
дети?
- Trong câu chuyện, Galơca luôn luôn xen vào, luôn miệng thật
đây, thật đấy, thật đấy... nhưng còn bọn trẻ thì thế nào?
(Theo thói quen sử dụng của tiếng Việt, câu trên có thể bỏ đi hai
cụm từ “thật đấy, thật đấy”, vì ở trước chúng đã có cụm từ luôn miệng).
C. Nguyên nhân của việc dịch chữ: - Dịch chữ là do các nguyên
nhân sau:

1. Kém ngoại ngữ và không am hiếu tiếng mẹ đẻ.


Chẳng hạn, có người dịch câu tiếng Pháp dưới đây.
+ Tout un régiment se cachait dèrriere un bois.

68
- Cả một đội quân nấp sau một khúc gỗ.
(Thực ra, “un bois” ở đây có nghĩa là “khu rừng”, “cánh rừng”).
+ Le papier souffre tout.
- Tờ giấy thổi bay tất cả. (Bút sa gà chết). (Muốn viết gì giấy cũng
phải chịu).
Trong bản dịch “Bông hồng vàng” của nhà văn Nga nổi tiếng
K. Pautốpxki, dịch giả cũng khá nổi tiếng Vũ Thư Hiên (chắc là vì vô
ý) đã có câu văn dịch: Chiếc chìa khoá thơ văn tuôn chảy. Thực ra, từ
“kлюч”ở đây có nghĩa là “nguồn suối”.
Trong bài viết được nhắc đến ở trên, dịch giả Trương Chính đã
kể lại: “Ngày trước, người ta truyền miệng nhau chữ "Hotel de ville"
dịch là "Khách sạn thành phố". Ngày nay, người ta truyền miệng nhau
câu: Tont un régiment se cachait dèrriere un bois dịch là: Cả một đội
quân nấp sau một khúc gỗ. Về tiếng Trung Quốc thì "mã thượng" dịch
là "ngồi trên ngựa", "yên đại" dịch là "túi thuốc", "thủ thương" dịch là
"súng tay", "sinh nhân" dịch là "người sống". Tôi không bịa. Ngồi thống
kê lại mà triển lãm chắc phải cười ra nước mắt".

2- Dịch từ cụm từ riêng lẻ.


Chẳng hạn dịch: “Hotel de ville”: "toà thị sảnh" thành "khách sạn
thành phố" hoặc dịch các cụm từ được dịch giả Trương Chính nhắc
đến ở trên.
+ Да разве одна Как он проклятый слободку попалил, мы все,
кто на этом конце жил, сюда, в этот дом, и напихались... нас там
что семян в огурце
- Không phải chỉ có mình tôi. Trừ khi bọn giặc khốn kiếp đốt phá
làng xóm thì chúng tôi dọn đến đó... nhà ở chật chội như thể hạt dưa
nằm trong quả.
"Семян в огурце " dịch thành “hạt đưa nằm trong quả” tức là đã
dịch nghĩa của từng từ riêng lẻ của thành ngữ Nga. Lẽ ra phải địch
sao cho hợp với chuẩn mực của tiếng Việt, nghĩa là phải tìm được
“thành ngữ tương ứng” của tiếng Việt.

69
+ Она принадлежала, нам мы на нее расходовали наше
лушее и хотя это луиее Крохи нищих, но нас 26, она - одна, и
поэтому нет ей муки от нас достойнойвины ее?
- Cô là của chúng tôi, chúng tôi đã phung phí tất cả những gì tốt
đẹp nhất vì cô, mặc dù cái tốt đẹp nhất ấy chỉ là những mẩu vụn của
những kẻ hành khất.
+ On ne peut être avoir été.
- Cái mà người ta có thể đạt được là mùa hè.
(Lẽ ra: Người ta không thể vừa là hiện tại, vừa là quá khứ ->
Không ai trẻ mãi được).
Trong câu tiếng Việt, người đọc sẽ không hiểu được ý nghĩa của
cụm từ “những mẩu vụn của những kẻ hành khất” là cái gì. Thực ra,
ở đây cụm từ Nga "Крохи нищих" cần phải được hiểu là: số lượng ít
nên cách dịch sẽ phải là: “mặc dù những cái tốt đẹp nhất ấy cũng
chẳng có bao nhiêu".

3/ - Do quan điểm sai lầm mang tính duy tâm về thẩm mỹ.
Tiêu biểu cho quan niệm này là ý kiến của dịch giả Nga, E Ran,
khi ông phát biểu: “Tôi không bỏ sót một từ nào, tôi lặp lại đúng số
lần xuất hiện của từ trong nguyên bản vì tôi cho rằng yếu tố đó làm
nên phong cách, còn “các thủ thuật của sự chính xác” trong việc dịch
cần phải là chiếc chìa khoá giúp người dịch phát hiện ra phong cách
của nhà văn.
Với quan niệm này, có người đã dịch câu tiếng Nga sau:
+ Пожар, пожар, пожар
Cháy, Cháy, Cháy!
mà không chú ý tới sự khác biệt là từ “пожар” của tiếng Nga có hai
âm tiết, còn từ “cháy” của tiếng Việt chỉ có một âm tiết nên không
nhất thiết là ở câu dịch cũng phải nhắc lại đúng 3 lần từ “cháy”.
Chúng ta cũng dễ dàng thấy được là nhận xét được dẫn ra ở
đoạn trên “Không thêm không bớt....” của Trương Chính rất thích
hợp với cách dịch kiểu này.

70
Vì vậy, dịch giả Phan Hồng Giang đã phát biểu rất chính xác về
cái khó của dịch văn học như sau: “Dịch văn học là sử dụng phương
tiện ngôn ngữ với yêu cầu chính xác và tinh tế như đối với người
sáng tác. Người dịch nào hiểu được tác phẩm văn học ở mọi thành tố
hữu cơ của nó (cái hồn của tác phẩm, giọng điệu của tác giả, tính cách
nhân vật, suy tưởng về cuộc đời, những ẩn ý nằm giữa những dòng
chữ...., hiểu được cái thần của nguyên tác nằm trong mọi khả năng
biểu đạt (về chữ nghĩa, cú pháp, âm điệu, câu văn...) của tiếng mẹ đẻ,
người đó mới thấy hết sự đòi hỏi khắt khe về nhiều mặt của việc dịch
văn học.
Mỗi dân tộc có đặc điểm tư duy riêng, nhất là tu duy hình tượng
(điều này thể hiện thật rõ ràng trong hệ thống các thành ngữ, tục
ngữ) cái thuận tay, mát mắt ở một ngôn ngữ này nếu được chuyển
dịch theo lối “chữ đối chữ” (mot à mot) sẽ thành chướng tai gai mắt ở
một ngôn ngữ khác1.
Tuy vậy, xét trong lịch sử, phương pháp này vẫn có vai trò nhất
định. Nó thích hợp với việc dịch các văn bản khoa học kỹ thuật, chính
trị, tư pháp, ngoại giao vì lối diễn đạt ở các loại văn bản này khác
nhau không nhiều giữa các ngôn ngữ nhất là giữa các ngôn ngữ cùng
dòng họ. Ngay cả trong văn nghệ thuật nhiều khi cũng vẫn có thể áp
dụng phương pháp dịch này.

II. DỊCH THOÁT, DỊCH TỰ DO

- Cũng như đối với dịch chữ, cho đến nay, vẫn chưa có định
nghĩa thống nhất về dịch thoát, dịch tự do. L.S.Báckhuđarốp định
nghĩa: “Dịch thoát là việc dịch được thực hiện ở cập độ cao hơn cấp
độ đủ để chuyển đạt nội dung không thay đổi mà vẫn đúng theo các
chuẩn mực của ngôn ngữ dịch”. S.S.Ackhơmanôva định nghĩa: “Dịch
tự do (dịch thoát) là việc dịch trong đó chuyển đạt được nội dung
tổng quát của điều được nói (được viết) sang ngôn khác theo cách
hiểu của người dịch mà không chú ý đến các sắc thái ý nghĩa được
biểu hiện bởi các phương tiện của ngôn ngữ gốc (xem Từ điển thuật

1 Xem bài “Cái khó của việc dịch văn học”.

71
ngữ ngôn ngữ học tiếng Nga). Sự chuyển đạt nghĩa - giải thích điều
được nói (được viết) sang ngoại ngữ mà không theo đúng sự tương
ứng về hình thức giữa ngôn ngữ gốc và ngôn ngữ dịch. Nói cách
khác, khi dịch thoát ý: “Ý nghĩa của văn bản gốc được chuyển đạt
không hoàn toàn chính xác, có sự mất mát lớn về thông tin vì văn bản
gốc bị biến đổi nhiều (sâu sắc) ở chỗ không cần thiết phải thế” (Xem
L.S.Báckhuđarốp, trang 188).
Trường hơp cực đoan của dịch thoát, dịch tự do là dịch ẩu tức là
việc dịch trong đó người dịch mặc sức thêm bớt, làm thay đổi hẳn ý
nghĩa thực của nguyên bản. Và như vậy thì không còn là dịch theo
đúng nghĩa của nó, mà là dịch như đã được cảnh báo trong câu ngạn
ngữ quen thuộc bằng tiếng Italia: traductore, traditore.
Cả dịch thoát lẫn dịch chữ đều có nhiều nhược điểm lớn. Nhưng
nhìn chung, địch thoát dễ chấp nhận hơn vì nó không làm sai lạc ý,
không vi phạm các chuẩn mực của ngôn ngữ dịch vì khi dịch chữ,
độc giả dễ phát hiện hơn.

III. DỊCH TƯƠNG ĐƯƠNG

Phương pháp này ra đời để khắc phục tình trạng mà có người đã


nhận xét là: “Bản dịch cũng như người phụ nữ nếu đã đẹp thì không
chung thuỷ, nếu đã chung thuỷ thì không đẹp”. Phương pháp dịch
tương đương là phương pháp trung hoà, cần và đủ để diễn đạt nội
dung bất biến mà đồng thời vẫn tôn trọng các chuẩn mực của ngôn
ngữ dịch. Cơ sở của nó là quan điểm cho rằng dịch chỉ có quan hệ tới
ngôn ngữ với tư cách là lời nói, chứ không phải là hệ thống. Sự khác
biệt giữa các ngôn ngữ chỉ biểu hiện trong hệ thống, còn ở trong lời
nói thì nó bị xóa nhoà.
Nhiệm vụ của người dịch là tìm những đơn vị tương đương về
chức năng giữa hai ngôn ngữ để tái hiện lại nội dung của nguyên bản
bằng ngôn ngữ dịch một cách đầy đủ nhất, đặc ngữ nhất, phù hợp
với các chuẩn mực tu từ tương đương có ở ngôn ngữ dịch và những
vấn đề thuộc nội dung của nguyên bản. Bản dịch theo phương pháp
này thường có chất lượng cao bảo đảm được cái mà E. Nida gọi là
tương đương động (dynamic equivalence).

72
Xét về thực chất, phương pháp dịch này là sự cải tiến phương
pháp dịch thông báo. Nó chủ trương cải biến nguyên bản trên bình
diện ngữ nghĩa, chứ không phải trên bình diện cấu trúc. Trên thực tế,
việc duy trì ngữ nghĩa của nguyên bản là điều hoàn toàn có thể thực
hiện được, vì theo nhận xét rất đúng như sau của L. S. Backhuđarốp1:
“Với sự phát triển của ngôn ngữ loài người, bất kỳ một ngôn ngữ
phát triển nào cũng được sắp xếp một cách thuận lợi để có thể miêu
tả không chỉ những hoàn cảnh đã biết, mà cả những hoàn cảnh chưa
từng gặp, và khả năng miêu tả này là không có giới hạn”.
Khái niệm “tương đương” trong dịch không có nghĩa là giống hệt
nhau giữa nguyên bản và bản dịch về phương diện nội dung. Nói theo
L.S. Backhuđarốp: “Khi dịch bao giờ cũng xảy ra sự mất mát không
tránh khỏi. Nhiệm vụ của người dịch là hạn chế sự mất mát này ở mức
độ thấp nhất”. Khái niệm tương đương trong dịch văn học được hiểu
là giữ lại cái quan trọng, lược bỏ hay thay thế cái thứ yếu. Cái quan
trọng ở đây là đặc trưng thời đại, đặc trưng dân tộc và xã hội, đặc
trưng thể loại, cá tính sáng tạo của tác giả, sự thống nhất giữa nội dung
và hình thức của tác phẩm. Bản dịch cần duy trì mối quan hệ giữa bộ
phận và toàn thể. Mục đích cuối cùng của dịch là đạt tới tác dụng nghệ
thuật tương ứng với nguyên tác” (G. Gachechilatze).
Để thấy rõ sự khác nhau giữa 3 phương pháp dịch, chúng ta hãy
phân tích và đối chiếu sự khác nhau giữa các câu dịch sau:
+ I hope my brother will have the decency not to marry again.
- Tôi hy vọng rằng ông ta sẽ có được sự đúng đắn không
cưới vợ nữa.
- Tôi hy vọng rằng ông sẽ giữ cho mình sự đúng đắn bằng cách
không lấy vợ nữa.
- Tôi hy vọng rằng anh chồng tôi nên giữ tiếng đừng tục huyền
nữa. Thí dụ thứ hai được lấy trong cuốn tiểu thuyết “Hội chợ phù
hoa” của Thackeray, nhà văn Anh nổi tiếng thế giới.

1 Xem cuốn “Ngôn ngữ và phiên dịch”.

73
IV. CÂU HỎI ÔN TẬP

1- Hãy nói về 3 phương pháp dịch và về đặc điểm của mỗi phương pháp.
2- Dịch chữ là gì? Có mấy loại dịch chữ? Nguyên nhân của dịch chữ?
3- Thế nào là dịch thoát? Dịch thoát có các ưu điểm và nhược điểm gì?
4- Dịch tương đương là gì?
5- Làm thế nào để có được bản dịch tương đương?
6- Thế nào là “ sự mất mát” trong dịch? Làm thế nào để hạn chế được nó?
7- Cho 2 ví dụ về cùng một câu mà được dịch theo 3 phương pháp
khác nhau (như ví dụ ở cuối bài học).

74
B/I 7

CÁC THỦ PHÁP DỊCH

I. ĐỊNH NGHĨA

Các thủ pháp hay còn gọi là các biến đổi dịch tức là các “hoạt
động” của người dịch nhằm chuyển nguyên bản sang bản dịch, V.
N Camisarốp đã định nghĩa về các biến đổi dịch như sau “Người
dịch nhận được nguyên bản, tiến hành một số thao tác đế tạo ra bản
dịch. Các hoạt động của người dịch có thể được xem như là công
việc của một hệ thống điều khiển mà ở cửa vào là nguyên bản, ở cửa
ra là bản dịch.”

II. CÁC LOẠI BIẾN ĐỔI DỊCH CÓ 3 LOẠI


1. Biến đổi từ vựng

Sự khác nhau về cấu trúc, về dung lượng nghĩa của từ, về khả
năng kết hợp của từ trong các ngôn ngữ đòi hỏi phải sử dụng rộng
rãi các biến đổi từ vựng. Mỗi từ không phải là một cái gì biệt lập, mà
là một yếu tố trong hệ thống từ vựng của mỗi ngôn ngữ. Tần suất sử
dụng của cùng một từ cũng khác nhau trong các ngôn ngữ. Cuối
cùng là cách nhìn thế giới của mỗi ngôn ngữ cũng được phản ánh vào
trong nghĩa của từ.

2. Biến đổi ngữ pháp

Là do các nguyên nhân khác nhau (từ vựng, thuần tuý ngữ
pháp). Đóng vai trò chủ yếu là các yếu tố ngữ pháp, tức là sự khác

75
nhau trong hệ thống ngữ pháp của các ngôn ngữ. Trong nhiều trường
hợp, hai loại biến đổi từ vựng và biến đổi ngữ pháp kết hợp với nhau
và tạo nên sự biến đổi từ vựng - ngữ pháp. Khi so sánh hai ngôn ngữ
chúng ta thường thấy xảy ra 3 trường hợp: vắng một phạm trù nào
đó, trùng hợp bộ phận, trùng hợp hoàn toàn.

3. Biến đổi tu từ

Cũng cần thiết như biến đổi từ vựng và biến đổi ngữ pháp. Mặt
khác, các hệ thồng tu từ đều mang tính dân tộc. (chẳng hạn, cùng
một thủ pháp alliteration (lặp âm đầu) mà có mức độ sử dụng khác
nhau ở các ngôn ngữ khác nhau. Khi nghiên cứu bản dịch tác phẩm
Chinh phụ ngâm của Đặng Trần Côn, chúng ta thấy nữ dịch giả
Đoàn Thị Điểm đã có nhiều sáng tạo như: “Khi gặp những thủ pháp
tu từ, những hình thức cú pháp xa lạ với thi pháp Việt Nam, dịch
giả đã lựa chọn những hình thức cú pháp, những thủ pháp tu từ
thích hợp để cho câu thơ trong bản dịch vừa giữ được các yếu tố
ngôn ngữ nói trên của nguyên bản vừa phù hợp với tập quán ngôn
ngữ thi ca Việt Nam".

III. CÁC THỦ PHÁP DỊCH

Số lượng và tên gọi các thủ pháp dịch ở các tác giả không giống
nhau. Chẳng hạn: I. A. Rétsker- 7 loại: Krúpnốp - I loại. Vinay phân
biệt hai hình thức dịch với những thủ pháp1 tương ứng trong lao
động dịch.
- Dịch thẳng (trực tiếp: traduction direcle) và
- Dịch xuyên (tradution oblique).
Trong dịch thẳng, hình thức dịch khoa học tiêu biểu, người ta sử
dụng thông thường các thao tác sau đây:

1 Trình bày theo bài của Nguyễn Quang đăng ở cuốn "Dịch từ Hán sang Việt: một
khoa học, một nghệ thuật. NXB KHXH, 1982.

76
1. Vay mượn (emprunt)

Văn bản gốc có thể có từ ngữ mới mà ngôn ngữ dịch chưa có
đơn vị tương đương. Người dịch có thể vay mượn trực tiếp thuật ngữ
đó, có kèm theo chú thích. Từ ngữ vay mượn mang lại mầu sắc địa
phương và giá trị gợi cảm. Nếu lạm dụng vay mượn, thì ngôn ngữ
dịch sẽ mất sự trong sáng.

2. Sao phỏng (calquer)

Là hình thức vay mượn từng phần nói lên sự bất lực trong việc
tìm ra ngôn ngữ tương đương. Có thể sao phỏng theo nghĩa hoặc
theo âm thanh, kết cấu. Bằng kinh nghiệm bản thân, người ta dễ nhận
ra hiện tượng sao phỏng của tác giả nước ngoài.

3. Dịch nguyên văn (traduction littérale)

Là thừa nhận sự tương hợp hình thức giữa hai ngôn ngữ. Điều
này không thể có được, vì thế việc dịch sát lừng từ thường đưa đến
dịch sai nghĩa, dịch vô nghĩa, hoặc dịch khống (không có lý do),
những bản dịch không tốt.
Trong dịch xuyên, hình thức dịch nghệ thuật tiêu biểu, người ta
sử dụng thông thường các thao tác sau đây:

4. Chuyển hóa (transposition)

Là thay thế một loại từ này bằng một loại từ khác, không phụ
thuộc vào hình thức ngữ pháp, từ vựng, vượt qua hàng rào ngăn cách
ngôn ngữ. Việc chọn các yếu tố tương đương phụ thuộc vào những lý
do về tiết tấu, về thanh điệu, về nghệ thuật nói chung.

5. Uyển ngữ (modulation)

Đi vào chiều sâu của thông báo trong lúc chuyển hóa dựa trên
những thay đổi về hình thức. “Một thông báo khẳng định” có thể
dịch ra hình thức “thông báo phủ định” do nội dung ngữ nghĩa của
từ. Từ vựng học so sánh giữa hai ngôn ngữ cho biết nhiều uyển ngữ

77
truyền thống, cố định phản ánh cách hình dung một hiện tượng
giống nhau bằng những cách khác nhau. Uyển ngữ nằm ở cấp độ tư
duy, người dịch muốn sử dụng nó không thể dựa vào từ điển mà
phải thật sự đặt mình vào vị trí và thế giới quan của tác giả. Uyển
ngữ thường kéo theo chuyển hoán.

6. Tương đương (equivalence)

Là thư pháp rời bỏ lĩnh vực lời nói để đi vào lĩnh vực ngôn ngữ.
Nó xuất phát từ tình huống và tìm giải pháp trong tình huống. Người
ta không dịch từng đơn vị một mà dịch cả tập hợp các đơn vị theo
nghĩa tổng quát. Muốn dịch tương đương có kết quả thì phải có trình
độ văn hóa chung của cả hai ngôn ngữ.

7. Phỏng tác (adaptation)

Là thủ pháp đạt đến giới hạn cuối cùng của dịch thuật. Năm giải
pháp đầu giả định sự đồng nhất về tình huống và thông báo. Trong thủ
pháp 6, thông báo khác nhưng tình huống còn tương đương. Trong
phỏng tác thì sự gắn bó cuối cùng đó không còn nữa và người dịch phải
phỏng đoán sự giống nhau tổng quát giữa hai tình huống mà mỗi tình
huống chỉ tồn tại trong một nền văn hóa mà thôi. Muốn phỏng tác thành
công thì người dịch phải am hiểu nền văn hóa vật chất và quan niệm
triết học của những người sử dụng ngôn ngữ cần dịch.
Theo L.S.Backhuđarốp1 có 4 thủ pháp dịch cơ bản như sau:

A. ĐỔI TRẬT TỰ

- Là đổi trật tự của các yếu tố trong bản dịch so với nguyên bản.
Nguyên nhân thì có nhiều, nhưng chủ yếu là do có sự khác nhau
trong cấu trúc của hai ngôn ngữ.
Có các loại đổi trật tự sau:

1 Xem L.S.Backhuđarốp - "Ngôn ngữ và phiên dịch".

78
1. Đổi trật tự của các cụm từ trong câu:
- I was very glad to do it, of course.
- Tất nhiên, tôi rất thích làm việc đó.
+ Can you, please, tell me how to get to city memoral hospital?
+ Làm ơn chỉ giúp tôi đường tới bệnh viện kỷ niệm thành phố.
- Đổi trật tự giữa định ngữ và danh từ được hạn định.
+ Comrade Nam is the best student in my class.
- Bạn Nam là sinh viên giỏi nhất lớp tôi.

2. Đổi trật tự của chủ ngữ và vị trí.


+ В комнату вощёл мальчик.
- Đứa trẻ bước vào phòng.

3. Đổi trật tự giữa lời nói trực tiếp và lời tác giả.
+ “It is the last one”, said Johnsy.
- Giôn-xi nói: “Đó là chiếc lá cuối cùng”.

4. Đổi trật tự của bổ ngữ trong câu.


+ Разговоры наши любил слушать, внук лесника, Ваня
малявин - мальчик лет пятнадцати.(К. Паутовский. Подарок).
- Va-nhi-a, một em trai 15 tuổi, cháu bác gác rừng, rất thích nghe
các chuyện bàn tán của chúng tôi (K. Pautốpxki trong tập “Chiếc
nhẫn bằng thép”).

5. Đổi trật tự giữa mệnh đề chính và mệnh đề phụ.


- Немцы вошли в город через три дня после ухода отряда (Н
Островский. Как закалялась сталь?).
- Bộ đội đi được ba hôm thì quân Đức kéo vào thành phố
- (N. Astơrốpxki, Thép tôi đã thế đấy, tr. 62).
+ I was learning, when he came.
- Khi anh ấy đến, tôi đang đọc.

79
6 – Chuyển một chữ ở câu này sang câu khác.
+ В это помятное августовское воскресенье день начался
необычно (Воскресеньская. 3. Сердце матери).
- Cái ngày chủ nhật đáng nhi nhớ ấy bắt đầu một cách khác
thường. Hồi đó là tháng tám. (Trái tim người mẹ, trang 22).

B. THAY THẾ

- Thủ pháp này được dùng rộng rãi trong dịch văn học. Mục
đích là để tránh dịch chữ, để đạt được sự tương ứng, xuất phát từ
chính thể, từ nội dung, khuynh hướng tư tưởng và phong cách của
nguyên bản. Nguyên nhân là do trong ngôn ngữ này không có một
cấu trúc nào đó có trong ngôn ngữ khác, do có sự khác nhau trong
việc sử dụng các cấu trúc tương ứng cũng như do các nguyên nhân
về từ vựng.
Có các loại thay thế sau:

1. Thay thế các hình thức của từ (số ít, số nhiều).


Нет это только штаны, - вежливо ответил я, а она засмеялась
(М Горький Повесть о первой любви).
- Không ạ, chỉ là cái quần thôi, tôi trả lời một cách lổ phép, còn cô
thiếu nữ thì cười phá lên. (M. Goócki, truyện ngắn, tập 2, tr. 367).
+ dans la cadre → в рамках.
- dans l'interét ? в интересах.

2. Thay thế các từ loại.


+ His present made mitting more cheerful.
- Anh đến làm cuộc họp trở nên vui vẻ hơn.

3. Thay thế các thành phần câu: Bị động = chủ động.


+ He is seen working in the garden.
- Người ta thấy anh ấy đang làm việc trong vườn.
+ He was met hy his sister.
- Chị anh ấy đã gặp anh ấy.

80
4. Thay thế cú pháp trong câu ghép... phụ - chính; liên hợp - phụ thuộc.

5. Cụ thể hóa và khái quát hóa.


+ Cụ thể hóa: là thay thế từ hay cụm từ của nguyên bản bằng
một từ hay cụm từ có nghĩa hẹp hơn.
+ Khái quát hóa: ngược lại với cụ thể hóa.
+ Ужинать с ним было очень весело.
- Ăn với nói rất vui vẻ.
+ He come over and visits me practically every week end.
- Hầu như anh ấy đến thăm tôi hàng tuần.

6. Phát triển nghĩa trong khi dịch: Dựa trên quan hệ nhân quả
+ Вчера ты был на уроке? + Hôm qua cậu có đi học không?
Нет, я не был. - Không, hôm qua mình bị ốm.

7. Dịch phản nghĩa là dịch cách nói phủ định bằng cách nói khẳng định
hoặc ngược lại.
+ Что мы, не люди, что ли? (Г. Березко. Силынее атома).
-Sao chúng ta cũng là người mà. (G. Bêrốtcô. Mạnh nguyên tử,
trang 26).
+ Keep the child out ot the sun.
- Не держите ребенка на солнце.

81. Thay thế chức năng: có 2 loại:


a) Thay thế tương ứng: + Busy as a bee (Bận như ong)
- Bận như bận con thơ.
- Anh ta là người vụng về. + His fingers arc all thumbs.

1 Thêm (1)
+ Don’t you lake any kind of action? Replied M.de Renal quite calmly.
- Bà đừng làm gì cả. Ông De Renal trả lời với vẻ khá điềm tĩnh.

81
+ Пришел отец, Егор Егорович, тоже сдавший за эти годы,
бородку у него, как мукой осыпало (А. Толстой. Русский
характер).
- Ông Ego Egôrôvích cũng đã về. Mấy năm qua cha cũng già đi
nhiều, chòm râu bạc như cước (A. Tônxtôi. Bản tính Nga).
b) Đền bù: là thay thế các thủ pháp tu từ của nguyên bản bằng
các thủ pháp khác cùng giá trị trong bản dịch hay đền bù các thủ
pháp bị bỏ đi ở một chỗ này trong nguyên bản bằng các thủ pháp
cùng giá trị ở một chỗ khác trong bản dịch. Biện pháp này thường
được dùng để dịch các hiện tượng chơi chữ, thổ ngữ, ngôn ngữ nhân
vật, các hình thức nói sai chuẩn mực.
- Понятно, что мордвин я говорил - мордин, вместо бащкир-
шибир (М. Горький. Как я учился)
- Cũng dễ hiểu là tôi thường đánh chữ nọ ra chữ kia. (M. Goóc-ki,
truyện ngắn, tập 2, trang 340).
c) Thêm: Thủ pháp này được dùng để đạt được mức hiểu đầy đủ
nguyên bản. Nó có liên quan nhiều đến mặt ngữ dụng của dịch và
hiện tượng ngoài ngôn ngữ. Có các loại thêm sau:
1- Thêm các từ làm rõ nghĩa của nguyên bản.
+ It was Friday and soon they go out and get drunk.
- Đó là ngày thứ sáu, ngày lĩnh lương, họ đã ra phố uống rượu.
+ Там фырчали кое - где перфораторы и бухали Сандерсоны
(ф. Гладков. Энергия).
- Ở đấy vọng lên tiếng gầm rít của những chiếc máy khoan và
tiếng nổ ầm ầm của những máy đào đất “xan-đéc-xen”. (F. Gơlátcốp,
Nghị lực, trang 42).
2 - Thêm các từ do có sự khác nhau trong cấu trúc cú pháp của
hai ngôn ngữ. Chẳng hạn, khi dịch từ các ngôn ngữ Ấn Âu sang tiếng
Việt, thường phải khôi phục chủ ngữ ẩn của nguyên bản, thêm các từ
chỉ nơi xuất phát và nơi đến ở trong bản dịch.
+ Выщла замуж за человека много старще ее очень богатвый,
скучный.

82
- Chị cháu lấy một người chồng già, rất giầu, tham lam, chán ngắt.
+ Поехали в оперу.
- Ông Paven, bà Maria và Vêra đến rạp hát.
+ Я ущёл.
- Tôi đi ra suối.
3- Thêm các yếu tố cho phù hợp với sự kết hợp từ, các lối nói
khẩu ngữ, các ngữ khí từ của tiếng Việt.
+ What can you say about a twenty-five year-old, girl who died?
- Bạn có thể nói gì đây về cô gái hăm nhăm tuổi đã lìa đời.
+ Well, it is the weakness, said the doctor.
- Hừ, thế là thiếu sót đấy.
4. Thêm các yếu tố ngoài ngôn ngữ.
+ Гости одевались.
- Khách mặc áo, chuẩn bị ra về.

D. BỚT
Là thủ pháp trái ngược với thêm. Khi dịch, thường có các trường
hợp “bớt” sau:

1. Bớt các ngữ đệm

Well, it is the weekness, said the doctor.


- Hừ, thế là thiếu sót đấy.
+ Я к а адвокату. Он тут за углом, - сказал Нехлюдов
(Л. Толстой. Воскресенье).
- Mình đi đến nhà một người luật sư ở ngay góc phố kia
(L. Tônxtlôi, Sống lại, t. 2, tr. 69).

2. Bớt các yếu tố không cần thiết


Thí dụ khi người Nga nói “Anh ta gật đầu đồng ý”, thì có thể
không cần dịch từ “đồng ý” vì trong tiếng Việt, gật đầu đã có nghĩa là
đồng ý rồi.

83
+ Женила утвердительно кивнула головой (Б. Полевой.
Глубокий тыл).
- Chị gật đầu (B. Pôlevôi, Hậu phương bao la, tr.7).

3. Bớt các yếu tố gần nghĩa


+ The trealy was null and void.
- Bản hiệp ước đã mất hiệu lực.
- Его приборы были не только технически соверщенны, но и
удобны, красивы, изящны (Р Долгушлн Генератор чудес).
- Những máy móc do anh sáng chế đều rất mỹ thuật và hoàn hảo
về kỹ thuật. (I.Đôngusin. Máy phát sóng, tr 195).

4. Bớt các yếu tố do sự khác nhau về kết hợp từ ở hai ngôn ngữ

Thí dụ một câu văn Pháp nếu dịch sát nghĩa từng chữ, ta sẽ có:
“Anh đưa tay của anh lên tát vào má của tôi, tôi đau quá bỏ chạy, anh
liền gọi lại”. Những khi dịch, chúng ta có thể lược bớt các từ “của
anh” và từ "của” trước từ tôi.
5. Trong tiếng Nga, đại từ sở hữu “свой” có nhiều nghĩa và được
dùng thường xuyên. Khi dịch sang tiếng Việt từ đó, chúng ta nhận
thấy có hai trường hợp thường gặp sau:
a) - Khi nói về các bộ phận của cơ thể con người.
+ Княжна облокотила свою открытую польную руку на
столик и не
- Нашла нужным что-либо сказать.
- Công tước phu nhân đặt cánh tay trần đầy đặn lên chiếc bàn
con và không thấy cần phải nói gì.
+ А что будет? задорно спросила она, оскалив свои белые зубы.
- Không thì sao? Chị hỏi với vẻ khiêu khích, phô ra hàm
răng trắng nhỏ.
b) - Khi nói về các vật sở hữu của ai đó.
+ Стась взял свой ящик и убежал.

84
- Xta-xơ xách hòm và chạy ra quảng trường.
c) - Khi nói về những thân nhân của ai đó.
+ Чистильник сапог маленький Стась жил с своим дедом в
Литовском городке на берегу Немана.
- Chú bé đánh giầy Xta-xơ sống với ông trong một thành phố
nhỏ thuộc nước Lít-va, trên bờ sông Nhiêman.
Trong tiếng Nga, ngoài nghĩa nói trên, từ “свой”, còn có các
nghĩa khác. Các nghĩa đó có thể được gặp ở 3 trường hợp sau:
a) Lúc có nghĩa “của mình”, nó cần được dịch sang tiếng Việt.
+ С тепор он был с Балевым официально учтив, деловито
осторожен и не раз удивлиял хозяина своей широкой
осведомленностью во всех областях строительства.
- Từ đấy, bác đối xử với Balêép một cách nghiêm túc, đúng mực,
thận trọng; khéo léo và nhiều lần làm ông giám đốc “phải ngạc nhiên
về trình độ hiểu biết rộng rãi của mình về tất cả các lĩnh vực công tác
của công trường.
b) - Ý nghĩa của từ “của mình” và từ “thuộc về mình” (свой) có
thể dịch hoặc không dịch.
+ Он подош-ел к своему письменному столу, нажал какую
кнопку, что - то передвинул.
- Anh bước đến bên bàn làm việc của mình rồi bấm một cái nút
nào đấy, quay một cái gì đó.
c) - Cuối cùng là trường hợp đại từ sở hữu "свой" được dịch
bằng nhiều từ khác nhau của tiếng Việt.
+ У неё есть свой ключ ко всем загадкам жизни, от этого она
всегда веселая, всегда уверена в себе.
- Nàng có chìa khóa riêng để đi vào tất cả những điều bí ẩn của
cuộc sống, cho nên bao giờ cũng vui vẻ, bao giờ cũng tự tin.
+ Предоставленный себе мальчик жил своей жызнью, и его
беспризорность стала его желанной свободой.
- Có thể là thằng bé đã sống một cuộc đời tự lập và cuộc đời đó
lại phù hợp với ý muốn sống tự do của nó.

85
6. Khi dịch từ ngoại ngữ như các thứ tiếng Nga, Anh, Pháp,
Trung sang tiếng Việt, chúng ta thấy có hiện tượng là một trang của
nguyên bản thường được dịch sang khoảng từ 5/4 đến 4/3 trang Việt.
Do đó, trong các sách song ngữ, muốn cho số trang ở hai bản đều
nhau, người dịch thường phải tìm mọi cách để rút ngắn độ dài của
câu tiếng Việt, trong đó có biện pháp thường được dùng là thay thế
hai, ba... từ gần nghĩa của nguyên bản bằng một từ Việt. Điều này
được thấy trong ví dụ sau:
+ Его приборы были не тодько технически соверщенны, но и
удобны красивы, изящны.
- Những máy móc do anh sáng chế đều rất mỹ thuật và hoàn hảo
về kỹ thuật.
7. Bớt do có sự khác nhau trong cấu trúc cú pháp của hai ngôn
ngữ. Để minh họa, chúng ta hãy xét ví dụ sau:
A little while laler, I still had it with me when 1 and Brossard
and Ackley gol on the bus (J. Salinger, The Catcher in the Rue, 5)1
- Я его все еще держал в руках когда мы с Броссаром и Экли
сели в автобусе.
Trong câu tiếng Anh, trạng ngữ thời gian, a little while later là
yếu tố dư thừa về nghĩa vì trong câu cũng đã có mệnh đề phụ - trạng
ngữ When I and Brossard and Ackley got on the bus. Vì vậy, trong
câu dịch tiếng Nga, nó đã được tỉnh lược.
So I paid my check and all. Then I left the bar and went out
where the telephones were.(2)
Я расплатился и пошел к автоматам.
- Ở ví dụ trên, trong câu tiếng Anh, yếu tố dư thừa về nghĩa là
nhóm từ left the bar vì hành động do nó biểu thị đã được diễn đạt bởi
động từ Went out. Ở bản dịch tiếng Nga, bên cạnh thủ pháp tỉnh
lược, còn có thủ pháp gộp câu.
Tóm lại, trong lúc dịch, trước hết có thể lược bớt những từ có

1, 2 "Các thí dụ (1, 2) mượn của L.S.Báckhuđarốp trong cuốn Ngôn ngữ và dịch NXB.
Mátxcơva. 1975.

86
tính dư thừa về nghĩa, tức là những từ biểu hiện các nghĩa có thể
được rút ra từ văn bản. Trong hệ thống của mỗi ngôn ngữ cũng như
trong các sản phẩm ngôn từ cụ thể của nó thường có độ dư lớn khiến
cho người dịch có thể thực hiện mọi thủ pháp “bớt” khác nhau trong
lúc dịch.

IV. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Các loại biến đổi dịch.


2. Hãy nói về hai hình thức dịch của Vinay. Cho ví dụ minh họa.
3. Thế nào là đổi trật tự trong dịch? Có các loại “đổi trật tự” gì?
4. Thế nào là “thay thế” trong dịch? Có các cách thay thế gì? Cho ví
dụ để minh họa.
5. Vì sao khi dịch phải sử dụng thủ pháp “thêm”? Cho một số ví dụ để
minh họa.
6. Vì sao phải sử dụng thủ pháp “bớt” trong dịch? Cho một số ví dụ để
minh họa.
7. Cho ví dụ về 3 câu dịch mà trong đó người dịch đã sử dụng phối
hợp nhiều thủ pháp dịch.

87
88
B/I 8

DỊCH THÀNH NGỮ VÀ TỤC NGỮ

I. ĐỊNH NGHĨA VỀ THÀNH NGỮ VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ1


1. Định nghĩa

Thành ngữ là một loại phương tiện, một loại biện pháp mà ngôn
ngữ nào cũng có nhằm khắc phục một phần tính có hạn của các từ,
tính không hàm súc, không cô động của các phương tiện lời nói trong
sự biểu vật và biểu thái.

2. Giá trị của thành ngữ

a. Thành ngữ có cấu trúc ngữ nghĩa tương đương với ngữ nghĩa
của một từ tự do.
Thí dụ: - Múa rìu qua mắt thợ.
- Đánh trống qua cửa nhà sấm.
(khoe tài tầm thường trước các bậc thầy của mình).
b. Có thành ngữ đồng nghĩa và không đồng nghĩa với một từ có
sẵn trong thành ngữ.
- Dai như chão.
- Dai như đỉa đói. : Đồng nghĩa với dai
- Dai như chó nhai giẻ rách
- Múa rìu qua mắt thợ : Không đồng nghĩa
- Đánh trống qua, cửa, nhà, sấm

1 Mục này rút từ cuốn Từ vựng học ngữ nghĩa của Đỗ Hữu Châu.

89
c. Các đặc điểm của thành ngữ.
+ Tính biểu trưng: - Đi guốc trong bụng - bức tranh hiện thực
+ Tính dân tộc: Thể hiện ở nội dung và tài liệu (vật thực, việc
thực) của thành ngữ.
+ Tính hình tượng và tính cụ thể: là kết quả tất yếu của tính biểu
trưng (tái hiện chính những hình ảnh về các sự vật, hiện tượng đó).
+ Tính biểu thái: các thành ngữ thường kèm theo thái độ cảm
xúc, sự đánh giá.
Tất cả những đặc điểm về ngữ nghĩa kể trên tạo nên giá trị
của thành ngữ khiến cho nó có hình thức ngắn gọn, song lại nói
được nhiều.

II. CÁCH DỊCH THÀNH NGỮ

Cách tốt nhất là sử dụng thành ngữ tương đương. Có thể có


tương đương tương ứng và biến thể.

1. Sử dụng thành ngữ tương đương

Tương đương thành ngữ là đơn vị thành ngữ trong ngôn ngữ
dịch hoàn toàn tương ứng về nghĩa và khuynh hướng tu từ với thành
ngữ của ngôn ngữ gốc và có cùng hình ảnh với ngôn ngữ gốc.
Đó là khi dịch các thành ngữ quốc tế, có trong phần lớn các ngôn
ngữ Âu châu do cùng nguồn gốc, thường được lấy từ Kinh Thánh,
thần thoại hay từ các tác phẩm văn học.
Thí dụ: - Thanh gươm Đamôclơ: - Sword of Damocles.
- Gót Asin, chơi với lửa, đùa với tình yêu.
- Nước mắt cá sấu: - To shed crocodile tears.
Có thể có tương đương tuyệt đối hoặc tương đương tương đối.
* Tương đương tuyệt đối.
Trùng hợp về mọi phương diện ngữ pháp, từ vựng, tu từ.
- The bitter truth: Sự thật đắng cay.
- To play with fire: Đùa với lửa.

90
- To read between lines: Đọc chữ giữa dòng.
* Tương đương tương đối:
Hoàn toàn giống về nghĩa và khuynh hướng tu từ nhưng có
khác biệt về ngữ pháp (số lượng từ, trật tự từ) hay từ vựng.
Thí dụ: + To fish in troubled waters.
+ ловить рыбу в мутной водице. Bắt nước cá đục.
* Sử dụng biến thể thành ngữ (analogue).
Số lượng thành ngữ giống nhau về nghĩa và hình ảnh không
nhiều giữa các ngôn ngữ. Vì vậy, người dịch thường phải sử dụng
thành ngữ giống về nghĩa, nhưng khác về hình ảnh.
Thí dụ:
Тршикин кафтан.
- Giật gấu vá vai.
Боышому кораблю - большое плавание.
- Lớn thuyền lớn sóng.
Ни рыба ни мясо.
- Dở ông dở thằng, dở ngô dở ngọng.
Рыбак рыбака издалека видит.
- Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.
Có trường hợp một thành ngữ của nguyên bản tương đương với
nhiều thành ngữ trong ngôn ngữ dịch.
+ яблоко от яблони недалеко падает.
Cha nào con ấy, nồi nào vung ấy, hổ phụ sinh hổ tử.

2. Sao phỏng các đơn vị ngữ cũ

Dịch bằng cách sao phỏng hay truyền đạt từng từ của hình ảnh
trong nguyên bản.
Thí dụ: - Love my, love my dog.
- Qui m'aime mon chien.

91
- любишь меня люби и мою собаку.
Người dịch có thể thêm các từ: tục ngữ Nga (Anh, Pháp...) có
câu: “…”

3. Dịch miêu tả1

Khi không có tương đương, tương tự và dịch sát khó hiểu, thì có
thể dùng cách dịch miêu tả (bằng cụm từ tự do).
+ Где собака зарыта.
Mấu chốt của vấn đề là ở đấy.
+ Делать из мухи слона
Làm to chuyện.
+ Буря в стакане.
Cơn bão trong cốc nước.
- Dịch các thành ngữ có tính dân tộc.
a. Không nên dịch từng từ trong trường hợp các từ thực tế ở
nguyên bản không được người đọc bản dịch hiểu: chẳng hạn đối với
hai thành ngữ sau:
+ To carry coal to Newcastle.
+ To dine with Duck Humpherey (остаться без обеда - không
ăn trưa).
b. Dịch các thành ngữ mang đặc trưng dân tộc bằng các thành
ngữ Việt không có sắc thái dân tộc.
Петухи кричат рано к веселой ночи.
Gà gáy trước rước đêm vui.
+ Одна ласточка весны не делает – Một con én chưa đưa lại
mùa xuân.

1 Dịch theo phương thức này cần chú ý:


a. Tính hình ảnh: Как иголка в стогу сена.
- Như cái kim trong đống cỏ.
b. Tạo nhịp diệu cho cụm từ dịch.
+ В чём мать родила
- Nguyên hình như lúc mới sinh

92
+ Только зимой узнают кто - богатый человек.
Có không, mùa đông mới biết.
+ Добрая слава лучше богатства.
Tốt danh hơn lành áo.
Câu tục ngữ Nga "Взялся за уж, так не говори, что не дюж'' có
thể dịch thoát nghĩa sang tiếng Việt là "Đã quyết thì hành", nhưng
cũng có thể có cách dịch sang câu tục ngữ Việt với sự sử dụng vần
lưng trong câu: "Đã nhảy lên yên, chớ rên mình bé". Câu này lấy từ
bản dịch của dịch giả tiếng Nga nổi tiếng Phạm Mạnh Hùng, người
đã được giải thưởng Gorơki về dịch).
c. Sử dụng ca dao, tục ngữ Việt.
+ Была не была.
- Một liều ba bẩy cũng liều.
+ Rien de plus e'loquent que 1'argent (Không có gì mạnh bằng
tiền mặt).
- Vai mang túi bạc kè kè,
Nói quấy nói quá, người nghe ầm ầm.
+ Не спросясь броду не суйся воду.
- Làm người phải đắn phải đo,
Phải cân nặng nhẹ, phải dò nông sâu.
+ To add full to the fire.
- Lửa cháy đổ dầu thêm.
+ Колос от колоса, не слыхать и голоса.
- Rạc rời gié đó gié đây,
Gần nhau mà lại chẳng tày xa nhau.
+ Любишь кататься, люби и саночки возить.
- Muốn ăn phải lăn vào bếp.
+ A clear conscien is a sure card.
- Cây ngay không sợ chết đứng.

93
+ У семи нянек дитя без глаза.
- Cha chung không ai khóc.
+ When/ while the cat's away, the mice mill play.
- Vắng chúa nhà, gà mọc đuôi tôm.
d. Sử dụng các phương thức câu tạo từ của tiếng Việt
+ Семь пятниц на неделе.
- Ba ngày bảy ý.
В чужой монастырь со своим уставым не ходят.
- Nhập gia tùy tục.
Игра не стоит свеч.
- Bĩ cực thái lai.
Рыбак рыбака видит издалека.
- Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã.
Các câu tục ngữ Nga ở trên và câu tục ngữ Anh (Aclear... ở mục
“c” đều được dịch bằng biện pháp sử dụng phép đối trong tiếng Việt).

III. CÁC DỊCH TỤC NGỮ


A. Định nghĩa về tục ngữ

- Tục ngữ là những câu ngắn gọn, có cấu trúc tương đối ổn định,
đúc kết kinh nghiệm sống, đạo đức, tri thức của một dân tộc. Khác
với cách ngôn, tục ngữ không bao hàm ý nghĩa khuyên răn trực tiếp -
Ví dụ:
+ Ăn vóc, học hay; Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng; Đi một
ngày đàng, học một sàng khôn; Sai một ly, đi một dặm; Con có khóc,
mẹ mới cho bú; Có đi mới đến, có học mới biết...
+ Every cock mill crow up on his oun dunghill.
- Mọi con gà trống đều gáy trên đống phân của mình.
+ La nuit porte le conseil.
- Buổi sáng thông minh hơn buổi tối.

94
B. Cách dịch tục ngữ sang tiếng Việt

Các nhà lý luận đã đúc kết thành các cách dịch sau:

1. Dịch tương đương

- Cách dịch này được chia thành hai loại nhỏ:


a. Tương đương tuyệt đối.
b. Tương đương tương đối.
a. Tương đương tuyệt đối: Đây là cách dịch được sử dụng khi câu
tục ngữ Nga luôn luôn tương ứng với câu tục ngữ Việt, không phụ
thuộc vào văn cảnh.

Молчание-знак согласия. Im lặng là đồng ý.

Куй железо пока горячо. Rèn sắt khi còn nóng.

Время-деньги. Thì giờ là tiền bạc.

Одна ласточка не делает весны. Một con én chưa đưa lại mùa Xuân.

Нет розы без шипов. Bông hồng nào cũng có gai.

Не все то золото, что блестит. Không phải vật gì óng ánh


cũng là vàng.

Слово-серебро, Молчание-золото. Lời nói là bạc, im lặng là vàng.

Подливать масла в огонь. Lửa cháy đỏ dầu thêm.

Добрая слава лучше богатства. Tốt danh hơn lành áo.

Учение-свет, неученье-тьма. Học là ánh sáng, không học là


bóng tối.

Ночю все кошки серы. - Ban đêm mọi con mèo đều có
màu xám.

b. Tương đương tương đối: được chia thành hai loại:


+ Tương đương tương đối có sự khác biệt bộ phận trong hình
tượng. Loại tục ngữ này chiếm số lượng nhỏ. Cách dịch này được
dùng khi hai câu tục ngữ nguồn và tục ngữ đích có sự giống nhau

95
hoàn toàn về nghĩa nhưng khác nhau về sắc thái tu từ được thể hiện
ở ngữ pháp, từ vựng và hình tượng.
Chúng ta hãy xét các ví dụ sau:

Большая лодка - Большая волна. - Lớn thuyền lớn sóng.

Пустая бочка громко гремит. - Thùng rỗng kêu lo.

Человек пеловеку рознь, вещь - Người năm bảy đấng, của


вещи рознь. năm bảy loài.

С глаз долой, из сердца вон. - Xa mặt, cách lòng.

Пуганная ворона куста боится. - Chim bị đạn sợ làn cây cong.

Скрипучее дерево два века стоит. - Cây cằn sống dai, bát dạn lâu vỡ.

Шила в мешке не утаишь. - Kim bọc giẻ lâu ngày cũng lòi ra.

Каплая по капле и камень - - Nước chảy đá mòn.


точит, капля камень долбит.

За деревьями леса не видеть. - Thấy cây không thấy rừng.

Лягушка в колодце не знает - Ếch ngồi đáy giếng coi trời


моря. bằng vung.

Яйца курицу не учат. - Trứng khôn hơn vịt.

+ Tương đương tương đối có sự khác hiệt hoàn toàn trong hình
tượng. Loại này chiếm số lượng nhiều hơn. Muốn dịch đúng, người
dịch phải có nhiều sáng tạo. Sau đây là một số ví dụ:

Цыплят по осени считают - Có không màu đông mới biết

Рыбак рыбака видит издалека. - Ngưu tầm ngưu mã tầm mã

Любищь кататься, люби и - Muốn ăn phải lăn vào bếp


саночки возить.

У семи нянек дитя без глаза. - Cha chung không ai khóc

96
В чужой монастырь со своим не - - Nhập gia tùy tục
ходят.
Нет худа без добра. - Bĩ cực thái lai
Игра не стоит свеч. - Lợi bất cập hại (thu chẳng
bù chi)
Пришла беда, отворяй ворота. - Họa vô đơn chí

Новая метла чисто метет. - Quan mới bao giờ cũng hắc

Взявшись за гуж, не говори, что - Đâm lao phải theo lao


дюж.

Ворон ворону глаз не выклюет. - Bọn tàn ác không hại lẫn nhau

Горбатого могила исправит. - Cà cuống chết đến đít còn cay

В гостях хорошо, а дома лучше. - Ta về ta tắm ao ta

Дареному коню взубы не смотрят. - Cái được tặng thì đừng chê

Собаке собауьх смерть. - Sống sao, chết vậy

Валить с больной головы на - Tháo dạ, đổ vạ cho chè


здоровую
Не говори гоп, пока не - Chưa đỗ ông nghè đã đe
перескочищь. hàng tổng.

2. Dịch lựa chọn

Cách dịch này được thực hiện trong trường hợp một câu tục
ngữ của văn bản nguồn tương đương với nhiều câu tục ngữ của
văn bản đích.
Chẳng hạn: яблоко от яблони не далеко падает.
Cha nào con ấy, nồi nào vung ấy, hổ phụ sinh hổ tử: игра не
стоит свеч.
Lợi bất cập hại, thu chẳng bù chi; куй железо, пока горячо. Rèn
sắt khi còn nóng, chớ bỏ thời cơ... Đối với loại tục ngữ này, thì người
dịch phải căn cứ vào văn cảnh để chọn tục ngữ dịch thích hợp.

97
3. Dịch tự do

Cách dịch này được thực hiện trong trường hợp ở ngôn ngữ đích
không có tục ngữ tương đương vì nếu có thì hoặc là nó mang đậm
sắc thái dân tộc, hoặc khác với tục ngữ nguồn ở sắc thái tu từ. Cách
dịch tự do gồm 3 kiểu nhỏ sau:
a. Sao phỏng: là các dịch chỉ truyền đạt ý nghĩa của câu tục ngữ
của nguyên bản. Ví dụ: Петухи кричат рано к ночи;
Gà gáy trước, rước đêm vui.
+ Без бога, не до порога.
- Không có Chúa không ra được tới ngưỡng cửa.
Cách dịch này thường được đi kèm với các từ chen như:
"Như thường nói". Đôi lúc, cũng xảy ra trường hợp sao phỏng bộ
phận. Ví dụ:
+ Москва не сразу строилась
Matxcơva chẳng phải được xây dựng trong một ngày.
+ Труд кормит, лень портит.
- Lao động nuôi người, biếng lười hại chủ.
+ Семь раз отмерь - один раз отрежь.
Bảy lần đo một lần cắt.
+ Правда в огне не горит и во воде не тонет.
- Chân lý quẳng vào lửa không cháy vứt xuống nước không chìm.
Tất cả các câu tục ngữ Nga trên đều được dùng cả trong văn viết
lẫn văn nói.

4. Dịch miêu tả

- Trong trường hợp nếu không dùng được cả ba cách trên, thì
người dịch phải sử dụng cách dịch miêu tả là cách dịch có sự mất mát
nhất định. Các ví dụ:
+ О нет, у меня не хватает сил на это, но я утверждаю:
смешно кормить слонов яйцами всмятку.

98
- Ồ không, tôi không đủ can đảm để nói như: vậy, nhưng tôi
không dám khẳng định: cho voi ăn trứng là-coóc là lố bịch. (Phạm
Mạnh Hùng dịch). Theo nhận xét của chúng tôi, nên dịch đoạn văn có
gạch dưới ở câu trên là: Ai đời lại cho voi ăn trứng luộc bao giờ.
Cũng tương tự như vậy, câu tục ngữ "Язык до Киева" có thể được
dịch là "Đường ở mồm".
+ А про это - молчок! По коже шило, по жизни - рыло...
Иная жизнь, иное и поведение мое будет.
- Cái đó thì không cần phải nói! Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài.
Cuộc sống thay đổi thì cách ăn ở của anh cũng sẽ khác.
Nếu dịch bằng cách sao phỏng mà thiếu thận trọng, thì đôi lúc sẽ
tạo ra việc dịch chữ như trong hai ví dụ sau:
+ Ну, слава богу не заглянув в святы, в колокола не бухнули.
- Cảm ơn Chúa! Như vậy là hai mẹ con không nhìn thấy tượng
Chúa thì không gõ chuông.
Это верно, как говорится, наша горница с богом не спорится,
что на улице, то и тут - усмехнулся Степан м.
- Đúng đấy, như người ta thường nói, nhà ta không tranh cãi với
thượng đế, bên ngoài ra sao thì bên trong cũng vậy. Cụ Xtêpan
Mikhailôvíc cười chua chát.
Để kết luận, chúng ta có thể nhận xét như sau: Mỗi một trong
bốn cách dịch trên đều có ưu và có khuyết. Chẳng hạn, cách dịch sao
phỏng miêu tả được đặc trưng dân tộc của nguyên bản, dù rằng đôi
lúc cần có sự chú thích. Ngược lại, cách dịch tự do lại bỏ mất sắc thái
dân tộc. Vì vậy, ở mỗi trường hợp cụ thể, người dịch phải cố hiểu
đúng nguyên bản để ra sức sáng tạo trong việc chọn thủ pháp dịch
thích hợp. Có như vậy, người dịch mới tạo ra được bản dịch tương
đương và làm tròn trách nhiệm kép - nhiệm vụ trước tác giả và độc
giả bản dịch của mình. Khó khăn mà người dịch gặp phải ở đây là
điều dễ hiểu, vì việc dịch thành ngữ, tục ngữ luôn là tảng đá ngầm
đối với người dịch và là thước đo tài năng sáng tạo của anh ta./.

99
IV. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy nói về các giá trị của thành ngữ.


2. Cách dịch thành ngữ.
3. Cách dịch tục ngữ.
4. Anh (chị) thử dịch các thành ngữ và tục ngữ được nói đến ở trong
bài học sang tiếng mẹ đẻ của mình xem có khó không? Vì sao khó?
5. Theo anh (chị), trong lúc nói chuyện, người Việt Nam có hay sử
dụng các thành ngữ, tục ngữ không? Họ làm như vậy nhằm mục
đích gì?
Trong quá trình học và sử dụng tiếng Việt ở nước mình và ở Hà Nội,
anh (chị) có gặp trường hợp nào vui và đáng nhớ không?

100
B/I 9

CHỌN TỪ VÀ ĐẶT CÂU KHI DỊCH

- Người dịch phải trau dồi cho mình có đầy đủ những tiêu
chuẩn, đức tính cần thiết để làm việc và phải linh hoạt, sáng tạo khi
giải quyết từng trường hợp cụ thể.
- Những vấn đề quan trọng hàng đầu của lý luận dịch là chọn từ,
đặt câu, dịch thành ngữ, tục ngữ...
Trong bài này, chúng ta sẽ bàn đến hai vấn đề thuộc loại quan
trọng nhất là chọn từ, đặt câu trong dịch.

I. CHỌN TỪ TRONG DỊCH

+ A.D. Svâytser, nhà lý luận dịch Nga, đã có lần phát biểu một
cách chính xác và chí lý: “Thật là không đúng nếu cho rằng (trong lúc
làm việc), người dịch chọn một cấu trúc thích hợp của ngôn ngữ rồi
sau đó mới điền các từ tương ứng vào. Nhưng thực ra, những quá
trình này được diễn ra đồng thời, hơn nữa, những sự khác nhau về
mặt kết hợp từ có thể ảnh hưởng đến việc lựa chọn cấu trúc câu trong
khi dịch”.
+ Cái khó của việc chọn từ để dịch đã được đại văn hào Lỗ Tấn
của Trung Quốc xác nhận. Ông viết: Ví dụ một danh từ hay một động
từ nào đó, nếu khi sáng tác gặp khó khăn thì có thể tránh không
dùng, nhưng nếu là dịch thì tránh bỏ đi lại không ổn, cứ phải suy
nghĩ đến bù đầu, choáng óc, tựa hồ như muốn tìm trong đầu óc một
cái chìa khóa cần dùng ngay để mở hòm mà mãi không thấy”.
Khi chọn từ để dịch, người dịch phải chú ý những điểm sau:

101
1. Vai trò của văn cảnh

- Vấn đề tính chính xác của dịch có quan hệ trước hết với văn
cảnh. Vậy văn cảnh là gì? Là chu cảnh trực tiếp của từ hay ngữ làm
cho nghĩa của từ trở nên rõ ràng, cấp cho nó nghĩa mới.
- Catô Lombơ, nữ phiên dịch tức thời, người biết nhiều thứ tiếng
thuộc quốc tịch Hungari, cũng đã thấy được vai trò của văn cảnh khi
bà khuyên người học ngoại ngữ là không nên học từ ngoài văn cảnh.
Để thấy rõ điều này, chúng ta hãy phân tích câu dịch sau:
+ Вскоре пожилая женщина стала главной советницей девчат
прониклась их радостями и заботамы стала оставаться вместе
ним "подрабатывать" (С. Антонов. Василёк).
- Người đàn bà tuổi đã về già ấy không bao lâu đã trở thành cố
vấn số một của cái tổ ít lời đó, bà chia sẻ những niềm vui buồn của
các cô gái, cùng làm thêm giờ với họ. (X.Antônốp, Vaxiliôk)
Theo văn cảnh, “người đàn bà” được các cô gái quý mến, coi như
mẹ. Vì vậy dịch là “người đàn bà tuổi đã về già ấy” là không đúng, vì
đã đưa vào ý mỉa mai, châm biếm một cách không thích hợp.

2. Chú ý đến thái độ của tác giả đối với sự kiện được miêu tả

Khi chọn từ để sáng tác, tác giả luôn tỏ rõ thái độ của mình đối với
nhân vật, hành động, sự việc được miêu tả. Nhiều lúc, người dịch đã
mắc khuyết điểm làm sai lệch nguyên bản vì không chú ý tới điều này.
Khi dịch tiếng Pháp, từ “révolte” chẳng hạn có tới 3 nghĩa rất
khác nhau về cách nhìn nhận, đánh giá. Đó là 3 từ của tiếng Việt: cuộc
nổi loạn, cuộc khởi nghĩa, cuộc cách mạng. Trong tiếng Việt, 3 từ này
nghĩa rất khác nhau. Vì vậy, người dịch phải hết sức thận trọng khi
sử dụng chúng.
Trong bản dịch cuốn tiểu thuyết “Mùa hè kỳ lạ” của Côngxtăngtin
Phêđin có câu dịch sau:
+ Он (Витя) вообще почти ничего не перенял от шубникова.
- Vichia hầu như chẳng thừa hưởng được chút gì của Súpnhicốp.
Trong tiếng Việt, động từ “thừa hưởng” (унаследовать) có nghĩa tốt.

102
Nhưng theo văn cảnh, chúng ta biết rằng ở đoạn văn này, nữ nhân
vật Liza đã nghĩ về Kirin (người yêu cũ của chị), về đứa con trai của
chị và về Súpnhiốp, người chồng trước đây của chị, người chồng mà
chị thù ghét. Liza rất vui vì con trai mình chẳng có gì giống với
Súpnhicốp, người đàn ông nhỏ nhen, vị kỷ, có nhiều thói xấu. Chị rất
vui vì con trai mình có đôi mắt giống với đôi mắt của Kirin. Khi chọn
từ “thừa hưởng” để dịch trong câu văn trên, người dịch đã phạm
khuyết điểm là làm sai lệch thái độ của tác giả đối với nhân vật. Ở
đây, người dịch đã chọn sai từ hoặc là vì không nắm được văn cảnh
rộng hoặc là vì không hiểu (đúng nghĩa của từ Nga và từ Việt. Lẽ ra,
phải dịch là: Vichia chẳng có gì giống với Súpnhicốp. Muốn dịch tốt,
người dịch không chỉ cần có các kiến thức về ngôn ngữ, mà còn phải
có các kiến thức ngoài ngôn ngữ.

3. Chọn từ phù hợp với thực tế được miêu tả

Tiến sĩ lý luận dịch Givi Gachechilatze của Grudia, người đưa ra


công thức “thực tế - nguyên bản – bản dịch”, đã nhận định: “Chỉ có
nắm được thực tế ở mức như tác giả, người dịch mới có thể tạo ra
được bản dịch tốt”. Tương tự như ý kiến trên, đại thi hào Gớt phát
biểu: “Đừng đưa tác giả đến gần ta, mà phải tự mình đến gần tác giả
ngoại quốc đó để thích nghi với điều kiện sống của tác giả, với cơ cấu
ngôn ngữ và các đặc điểm trong phong cách diễn đạt của tác giả”. Ở
đây, là chuyện có liên quan đến những tri thức ngoài ngôn ngữ, tức là
những yếu tố ở bên ngoài hình đa giác theo cách nói đầy hình tượng
của nhà lý luận dịch Nga Cốptilốp. Trên thực tế, có dịch giả đã dịch
cụm từ “сёстры Ленина” thành các chị của Lênin". Dịch như vậy là
sai, vì Lênin chỉ có một chị và một em gái.
Để minh họa, chúng ta hãy xét câu văn dịch sau trong cuốn tiểu
thuyết “Thép đã tôi thế đấy” của nhà văn Nga A.N.Ôxtrốpxki.
+ Гетманец в жупане вылез на крыльцо аптеки и громко
прочитал приказ комендатга Корфа.
- Đứng trên bậc cửa của một hiệu bào chế, tên trùm hội tề đọc to
bản mệnh lệnh của tên quan tư Goócphơ, tư lệnh quân quản của
thành phố.

103
Trong tiếng Việt, “hiệu bào chế” được dùng để chỉ “hiệu thuốc
bắc”. Vì vậy, ở trường hợp này, từ “Anteka” nên dịch là “hiệu tân
dược” hoặc “hiệu thuốc tây”. Muốn dịch đúng các từ thực tế thì
người dịch phải hình dung đúng về các sự vật, hoàn cảnh.... ở phía
sau chúng. Nếu bản thân sự vật không được gọi tên một cách trực
tiếp, mà được biểu hiện theo phép ẩn dụ, thì lúc này, nhiệm vụ của
người dịch càng khó khăn hơn. Chẳng hạn, khi phải dịch 4 câu ca dao
quen thuộc của Việt Nam:
Bây giờ mận mới hỏi đào,
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
Mận hỏi thì đào xin thưa,
Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào.
thì các từ có gạch dưới ở trên không thể được dịch theo nghĩa đen.

4. Tôn trọng khuynh hướng tư tưởng của tác phẩm và phong cách
của tác giả

+ Dịch giả Phan Hồng Giang viết: “Người dịch là một giống khỉ,
muốn hay không muốn cũng phải bắt chước bằng được mọi cử chỉ,
mọi động tác của tác giả”.
+ Mỗi tác giả có một lối hành văn riêng (người Pháp nói: “Style
c’est l’homme” - Văn tức là người). Người dịch không vì lẽ gì đó mà
làm mất cái bản sắc riêng của tác giả. Người dịch trước hết phải là
một độc giả tinh tế, biết phát hiện ra nét riêng đó. Nhà thơ nổi tiếng
người dân tộc Ava (thuộc Liên bang Nga) Raxun Gamdatốp đã phát
biểu rất đúng: “Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp (phong cách)
của mình và thấy được mình - đó có nghĩa là đã trở thành nhà thơ”.
+ Phong cách của tác giả thường được lộ rõ ở ngôn ngữ nhân
vật. Vì vậy, khi dịch các đoạn độc thoại, đối thoại, người dịch phải
hết sức cẩn thận để khỏi làm méo mó nhân vật, xuyên tạc phong
cách của tác giả.
+ Dịch giả Trương Chính đã có lần than thở: “Nhiều nhà văn vĩ
đại trên thế giới đã phải bỏ lại ở nhà bộ đồ đẹp nhất của mình để
khoác vào người những tấm giẻ rách người ta đưa cho”.

104
Ta hãy xét ví dụ sau:
Среди мрачной суеты горя и несчастья в судорожной схватке
жадности и нужды в тине жалкого себялюбия по подвалам
домов, где шла беднота, создавашая богатство города, невидимо
ходили одинокие мечтатели, полные веры в мятежные искры
далекого огня правды.
- Giữa cái cảnh bon chen ảm đạm của buồn khổ và bất hạnh,
trong cơn vật vã quần quại của tham lam và túng quẫn, trong vũng
bùn của lòng tự ái thảm hại, qua những căn nhà, nơi trú ngụ của lớp
dân nghèo vốn là tài sản giàu có của thành phố, có những kẻ mơ
mộng cô đơn vô hình đi lại: họ tràn đầy lòng tin vào con người: xa lạ
và cách vời với tất cả, truyền bá lòng phẫn uất, truyền bá những tia
bất khuất của ngọn lửa chân lý xa xôi.
Người Việt Nam chúng ta ai cũng biết rằng M. Gorơki là nhà văn
vô sản Nga vĩ đại, người sáng lập nền văn học hiện thực xã hội chủ
nghĩa ở nước Nga. Một trong những nét đặc trưng về tư tưởng của
ông là thái độ trân trọng đối với giai cấp vô sản. Câu văn trên lẽ ra
phải dịch là: “…, qua những căn hầm, nơi trú ngụ của lớp dân nghèo,
những người đã làm ra mọi tài sản của thành phố. Câu dịch trên có
một lỗi trái nghĩa do sự sơ suất của người dịch nên đã làm phương
hại tới việc truyền đạt khuynh hướng tư tưởng của tác giả.

5. Chọn từ phù hợp với khả năng kết hợp từ và âm hưởng của
tiếng Việt

+ Mỗi ngôn ngữ có một cách kết hợp từ riêng. Tiếng Việt là thứ
ngôn ngữ đơn âm nên điều này cần phải được đặc biệt chú ý.
+ Cần chú ý đến khuynh hướng song tiết hóa và sự hài thanh của
tiếng Việt. Cũng do đặc điểm này mà nhiều người nước ngoài đã
nhận xét: “Người Việt Nam nói nghe như hát”. “ Người Việt Nam nói
nghe đã hay, mà khi họ chửi nghe cũng hay”. “Cha tiên nhân mày,
mày lên đường ngược mày chết đường ngược, mày về đường xuôi
mày chết đường xuôi...”
Để minh họa, chúng ta hãy phân tích câu dịch sau:

105
+ Он попался в биоблиотеках, разыскивал у булкинисгов
какие - то старинние фолианты об алхимии, внимательно
вчитывался в книги, излагающие учение индисских йогов.
- Anh lục (lẽ ra: lục lọi) trong các thư viện, tìm tòi trong các quán
sách những trang sách cũ nói về thuật luyện đan, chăm chú đọc
những tài liệu giới thiệu thuật i-ô-ga của Ấn Độ.
Lẽ ra, để tuân theo luật cân đối và hài thanh, trong câu dịch trên,
từ đơn tiết “lục” phải được thay bằng từ song tiết “lục lọi”.
+ В это утро мы как-то cразу и впервые почувствовали, что
действительно иppaeм большую игру, что эта проба чистоты
нашего божка может унтчтожить его для вас.
- Sáng hôm ấy, lần đầu tiên, chúng tôi gần như cảm thấy tức thời
rằng, chúng tôi đang chơi một trò chơi lớn,1- rằng cuộc thử thách lòng
trong sạch của vị thần nhỏ bé của chúng tôi có thể tiêu diệt vị thần đó
trước chúng tôi.

6. Chú ý đến các chuỗi đồng nghĩa, các sắc thái nghĩa của từ

+ Khi tái hiện nguyên bản, người dịch phải biết phát hiện vai
trò của mỗi yếu tố từ vựng riêng lẻ, chức năng ngữ nghĩa và tu từ
của nó, phải phân biệt được mọi sắc thái của nội dung sự vật và
chức năng tu từ.
+ Chúng ta biết là trong vốn từ vựng của một ngôn ngữ đều có
những chuỗi từ đồng nghĩa thuộc các từ loại khác nhau (danh từ: hổ,
cọp, kễnh, hùm, ông ba mươi, chúa rừng...; động từ: chết, từ trần, mất, tạ
thế, băng hà, tịch, củ, ngoẻo, sang thế giới bên kia, hai tay buông xuôi.... ;
tính từ: đẹp xinh, duyên dáng, hấp dẫn...)
Trong các chuỗi từ đồng nghĩa, có một từ chủ yếu được gọi là từ
chìa khóa (chết, hổ, đẹp).
+ Người dịch càng nắm được nhiều từ đồng nghĩa thì càng dễ
chọn được từ phù hợp nhất.
- Ta hãy xem xét ví dụ sau:

1 Người Việt Nam quen nói “canh bạc lớn”, chứ không nói “ trò chơi lớn”.

106
+ Когда он узнал Лиза слега, он думал, что она непременно и
сразу умрет.
- Khi được tin Liza ốm, anh ta cứ đinh ninh là thế nào rồi nàng
cũng qua đời ngay.
Trên thực tế, cụm từ Nga “сразу умрет” nên được dịch là “nguy
đến nơi”, “chẳng sống được bao lâu nữa”. Vì trong tiếng Việt, từ
“qua đời” chỉ được dùng trong phong cách trang trọng, không hợp
với văn cảnh cụ thể trên.
+ Коряги………..огонь доедает, их нехотя
-………………………, ngọn lửa miễn cưỡng ăn nốt những mẩu
thừa đó.
- Trong tiếng Việt, có chuỗi từ đồng nghĩa với động từ “ăn” là
xơi, ngự, mời, hốc, chén, tọng, xực, ngốn, nốc... Xét trong văn cảnh,
câu trên nên được dịch là: “ngọn lửa miễn cưỡng ngốn nốt những
mẩu thừa đó”.
+ Теперь ясно было видно, что он плачет - глаза его были
полны слез...
- Bây giờ rõ ràng là bác khóc, cặp mắt bác đầy lệ, lệ luôn trào...
Lẽ ra, trong câu văn dịch trên, nên thay từ “lệ” bằng từ “nước
mắt” và câu dịch sẽ như sau: Bây giờ rõ ràng là bác khóc, cặp mắt
đẫm nước.

7. Chú ý đến tính thông dụng của từ, đến vốn từ vựng cơ bản của
ngôn ngữ dịch

Khi sáng tác, người viết cố gắng chọn dùng những từ thông
dụng, dễ hiểu đối với mọi tầng lớp độc giả. Chỉ trong những trường
hợp thật cần thiết, họ mới phải dùng các từ địa phương, từ lóng, từ
tục... để tác phẩm của mình được phổ biến rộng rãi. Việc lạm dụng
những từ không thông dụng, không thuộc lớp từ của ngôn ngữ toàn
dân là điều người viết hết sức tránh. Vì vậy, người dịch cũng phải có
thái độ tương tự trong lúc dịch. Thế nhưng, tiếc thay, khuynh hướng
“dung tục hóa” lại là hiện tượng khá phổ biến trong dịch. Trong các

107
bản dịch tiếng Việt, chúng ta thường bắt gặp các cụm từ được kết
hợp một cách ngô nghê, xa lạ với chuẩn mực của tiếng Việt như: tính
quốc dị, trò chơi lớn, tòa án lôi đình, chàng ngư, giấc ngủ mồ xanh, tầng
nhì.... Gặp những câu văn có những từ như thế này, người đọc phải
vắt óc suy nghĩ nhưng không phải bao giờ họ cũng hiểu được là
người dịch muốn “truyền đạt” cái gì từ nguyên bản.
Ta hãy xem xét ví dụ sau:
+ Она настаивала на том, что злой человек, что в дуэли с
Безуховым Пьер был прав, а Долохов виноват, что он неприятен
и неестествен.
- Nàng quả quyết rằng chàng là một người xấu và trong cuộc
đấu súng với Bêdukhốp thì Pie là phải, mà Đôlôkhốp là quấy (lẽ ra:
trái) rằng Đôlôkhốp khó chịu và kiểu cách.

8. Chú ý đến “tuổi”của từ

+ Mỗi ngôn ngữ đều có hai lớp từ là “từ cổ” và “từ hiện đại”.
Trong tiếng Việt, từ cổ thường là từ Hán-Việt. Bàn về ý nghĩa của từ
Hán-Việt, nhà nghiên cứu Phan Ngọc đã chỉ ra một cách rất xác đáng:
“Trong cuộc đời có những người đẹp, nhưng trong tranh vẽ thì có mỹ
nhân, trên đường đi có khách đi đường, nhưng trên đường đời lại có
những lữ khách, du khách, tiều phu và mục đồng là những nhân vật
trong tranh cổ, còn trong cuộc đời chỉ có những người hái củi và
những chú chăn trâu” (xem bài “Ngữ nghĩa của từ Hán-Việt)1.
Trong tiểu thuyết “Chiến tranh và hòa bình”, tác giả L.Tônxtôi
dùng rất nhiều từ cổ như: công tước (Герцог), công tước phu nhân
(Княжна), tử tước (Виконт), ngự tiền phu nhân (фрейлина), hoàng
hậu (Императpиуa), buổi tiếp tân (вечер), điền trang (усадъба), thái
ấp (поместъе), thánh đức (добродетельнuй), tâm huyết (чувство) để
giữ vẻ cổ kính của thời đại được miêu tả. Chỉ trong phạm vi mười
trang của bản dịch của cuốn tiểu thuyết này, chúng ta đã bắt gặp các

1 Xem cuốn “Dịch văn học- văn học dịch” - Thúy Toàn (tập hợp bài). NXB Văn học,
1996.

108
từ Hán cổ khó hiểu đối với các độc giả Việt Nam như: đấng ân chủ,
tiên đế, sùng kính, thụ mệnh...
Người dịch chỉ giữ lại “ từ cổ” trong những trường hợp cần thiết
để diễn tả không khí thời đại, nhưng đồng thời cũng nên tránh việc
“hiện đại hóa” ngôn ngữ không đúng lúc, đúng chỗ.
Để minh họa, chúng ta hãy xem xét câu dịch sau;
- Không ai trả lời. Nhưng lần này là sự im lặng có hảo ý.
“Hảo ý” là từ Hán Việt, có nghĩa là “ý tốt” đã được dùng không
đúng chỗ, không phù hợp với ngôn ngữ nhân vật và văn cảnh.

9. Chú ý đến các biểu tượng và liên tưởng do từ gây ra ở người đọc

Mỗi ngôn ngữ đều có một hệ thống hình tượng riêng. Do đó,
người dịch cần chú ý đầy đủ đến sự liên tưởng gây ra ở người đọc
bản dịch sao cho phù hợp với sự liên tưởng gây ra ở người đọc
nguyên bản. Để làm sáng tỏ vấn đề này, chúng tôi xin dẫn ra thí dụ
tiêu biểu sau: “Người Udơbếch (thuộc Liên bang Nga) quen gọi
người phụ nữ mà mình yêu là “con vẹt của anh”. Sở dĩ như vậy là vì
đối với họ, con vẹt là tượng trưng cho sắc đẹp nhờ ở bộ lông sặc sỡ
của nó. Nhưng khi dịch sang tiếng Nga hoặc tiếng Việt, thì không thể
giữ nguyên hình ảnh trên vì người Nga và người Việt Nam lại quen
xem vẹt là con vật hay bắt chước, xem nó là tượng trưng cho sự ngu
dốt hoặc thói ba hoa. Do vậy, người Nga và người Việt Nam sẽ dịch
câu trên là “bông hồng của anh”, “cưng của anh”...
Câu dịch dưới đây cũng mắc sai lầm tương tự:
+ Матрена вся дрожала как осиновый лист.
- Chị Matrêna run như chiếc là hoàn diệp liễu.
(lẽ ra: Chị Matrêna run như cầy sấy).

II. ĐẶT CÂU TRONG DỊCH

So sánh hai ngôn ngữ về mặt cú pháp, ta thấy có các trường


hợp sau:

109
1. Gần nhau
2. Đổi trật tự
3. Đổi một phần từ vựng, cú pháp
4. Đổi hoàn toàn về từ vựng và cú pháp
5. Câu thật khó (câu trường cú).
Hãy xem xét các thí dụ sau:
1. I see a picture: Tôi trông thấy bức tranh.
2. В комнату вошёл мильчик.
- Em bé bước vào nhà.
3 - My father I love more much more than my mother.
- Отца люблю больше несравненно ьыше, чем мать.
4. Kiểu câu thành ngữ:
+ I can’t help laughing.
Tôi không nhịn được cười.
Có các trường hợp sau:
a. Idiom - Idiom:
+ Нет розы без щипов.
Hoa hồng nào cũng có gai.
b. Tương ứng:
+ Яблоко от яблоня недалеко падает
Cha nào con nấy
c. Dịch miêu tả:
Vì dịch bằng thành ngữ tương ứng sẽ làm mất tính dân tộc của
thành ngữ.
- Câu thật khó - Dịch theo các bước sau:
Bước 1: Phân tích câu, cấu trúc chung của câu, tìm chủ ngữ, vị
ngữ, sau đó dịch thử.
Bước 2: Dịch sát.

110
Bước 3: Kể lại bằng ngôn ngữ dịch (tức là hiểu nguyên bản ở
mức cao, coi nguyên bản là một hiện tượng của cuộc sống).
Bước 4: Tìm từ, cụm từ thích hợp để dịch.
Bước 5: Thoát ra khỏi các chi tiết, vạch ra được khung cú pháp
cho câu dịch. Đồng thời, chọn trật tự từ thích hợp nhất và xem xét có
nên dùng thể bị động hay cấu trúc vô nhân xưng không. Thường thì,
còn phải đổi trật tự hoặc cắt câu.
Bước 6: Sửa lần cuối. Đọc to cả câu để xem âm hưởng có tốt
không, có sai phạm gì về nghĩa và nhịp điệu so với nguyên bản
không. Đôi lúc, muốn được như vậy, người dịch có thể thêm vào một
số từ “trung hòa” để câu văn được cân đối, hài hòa.
Trong sáng tác, do yêu cầu của sự biểu đạt mà nhà văn sử dụng
câu ngắn, đơn giản, hoặc câu dài (thường là câu ghép) phức tạp. Trên
thực tế, trong lúc viết, phần lớn các nhà văn thường sử dụng câu
ngắn, câu dài xen kẽ nhau trong một đoạn văn. Những trường cú từ
100 chữ trở lên là trường hợp hiếm gặp. Thế nhưng, khi nhà văn đã
sử dụng nó một cách cố ý để diễn đạt một cách tốt nhất ý tưởng của
mình, thì người dịch cũng phải tìm mọi cách dịch cho được câu
trường cú đó sang tiếng mẹ đẻ của mình một cách nhuần nhuyễn, có
nghệ thuật. Trong cuốn tiểu thuyết “Mùa hè kỳ lạ”, đôi lúc tác giả
Côngxtăngtin Phêđin, đã viết những câu mà nếu dịch sang tiếng Việt
thì phải hơn 100 chữ. Cá biệt có trường hợp có câu mà khi dịch sang
tiếng Việt dài tới hơn 200 chữ. Để minh họa, chúng tôi xin dẫn ra câu
văn dịch dài 247 chữ và câu dịch sang tiếng Anh cũng có độ dài như
vậy lấy từ chương 6 của cuốn tiểu thuyết nói trên.
“Có biết bao nhiêu bộ mặt khác nhau: có những khuôn mặt sầu
não ngước nhìn trời, giống như cảnh tượng vĩnh cửu của các vị thánh
đang cầu khẩn; có những khuôn mặt quay nhìn xung quanh một cách
khó chịu, hình như thấy quanh mình toàn là những con sâu ăn bám
mà mình muốn rũ đi; có những khuôn mặt lại nhìn xoáy vào từng
người bằng cặp mắt sắc nhọn như mũi dùi, dường như muốn nói: ai
thì chẳng biết, chứ chúng tôi đây thì thế nào cũng thoát ra khỏi tai
ương; có người thì đứng ngạo nghễ, cằm vênh lên như muốn tỏ ra

111
rằng tuy cái vương miện đã bị tước bỏ mất, nhưng họ vẫn cứ cảm
thấy nó đang còn ở trên đầu mình; có người lấm lét nhìn ghé qua vài
người bên cạnh với cặp mắt của con chó chưa biết là chủ định đá nó
hay chỉ giậm chân thôi; lại cũng có những người phì phèo thuốc lá
với điệu bộ châm chọc, như muốn rêu rao lên rằng: hừ hôm nay
chúng tôi còn nằm dưới vó ngựa đấy nhưng rồi xem ngày mai, ai sẽ
ngồi lên mình ngựa, cũng có những người vẫn giữ vẻ tự do tự tại hết
sức, cái vỏ của những con người xem thường hết thảy, cả mình lẫn
người khác, tuy đứng ở dưới cùng nhưng lại cứ ra vẻ cao hơn hết1.
- There was an endless diversity to faces: some raised woeful
eyes to heaven like the Eternal Countenance praying that ihe cup
might pass; other, glanced about them sqeamishly, as though their
neighbours were insects which they would like to brush away; still
others pierced each and everyone with gimlet eyes as much as lo say:
we don’t know about the rest of you, but you can be sure we’tIy luận
bore our way to the ends of ther earth if need be; some stood with
their chins high to indicate that though their crowns had been
removed they still fell them upon their brows; a lew looked over their
neighbours’ shoulders with furtive, doglike eyes as though uncertain
whether their master would kick them aside or make do with an oath;
there were those who pulled viciously at their cigarettes and seemed
to be chanting to themselves, “We may be under the horses” hoofs to
day, but we’ll see who’s riding high tomorrow”; some displayed that
complete independence possessed by those who despise themselves
no less than everyone else, and while falling lower than others,
maitain an appearance of superioiily2.

1 Xem "Mùa hè kỳ lạ", tập I trang 107, 108. Bản dịch của Huy Liên – Đỗ Thanh. NXB
Văn học, 1971.
2 Xem "No ordinary summer Konstantin Fedin. Progress Pubhish Moscow Part 1. P.82.

112
III. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Ý nghĩa của việc chọn từ để dịch là gì?


2. Hãy nói về vai trò của văn cảnh trong dịch.
3. Thế nào là chọn từ phù hợp với thái độ của tác giả đối với sự kiện
được miêu tả? Cho ví dụ.
4. Thế nào là chọn từ phù hợp với thực tế được miêu tả? Cho ví dụ.
5. Thế nào là phong cách của tác giả và làm thế nào để truyền đạt nó
trong dịch?
6. Tiếng Việt có những đặc điểm gì về âm hưởng và khả năng kết hợp
giữa các từ, cụm từ?
7. Chuỗi đồng nghĩa là gì? Cho 3 ví dụ về chuỗi đồng nghĩa có danh
từ, động từ, tính từ là từ chìa khóa ở tiếng Việt.
8. Trong việc học tiếng Việt, anh (chị) có gặp khó khăn gì trong việc
nhận biết và hiểu nghĩa của các từ Hán Việt không?
9. Tiếng địa phương có gây khó khăn cho anh (chị) trong việc học và
sử dụng tiếng Việt không? Cho vài ví dụ minh hoạ.
10. Thế nào là biểu tượng và liên tưởng của từ gây ra ở người học,
người nghe?
11. Câu trường cú là gì?
12. Anh (chị) có biết tốt tiếng Anh không, có hiểu được ý nghĩa của câu
trường cú “There/ was…” dẫn ra ở cuối bài không?

113
114
B/I 10

ĐƠN VỊ DỊCH

Việc miêu tả các cấp độ biểu hiện khác nhau của ngôn ngữ được
thực hiện dựa trên sự phân chia trong ngôn ngữ thành những cấp độ
nhất định nằm trong mối quan hệ cấp bực nào đó đối với các đơn vị
của các cấp độ khác nhau. (Trong ngôn ngữ học, đó là các đơn vị: âm
vị, hình vị từ...). Điều dễ hiểu là việc nghiên cứu quá trình dịch có thể
được miêu tả bằng các đơn vị dịch hoặc gọi tắt là các "dịch vị".
Đồng thời, có thể coi “dịch vị” là một đơn vị nào đó của ngôn ngữ
học, hoặc là tách ra một đơn vị hoàn toàn đặc biệt, “đơn vị dịch đích
thực”. Ngoài ra, vì dịch là quá trình “thông báo liên ngữ” nên phải
xem xét các đơn vị dịch được phân định ở một trong hai ngôn ngữ, hay
là mối quan hệ giữa các chiết đoạn của nguyên bản và bản dịch.
Theo quan điểm của người dịch có nguyên bản và bản dịch ở
trước mắt, thì đơn vị dịch trước hết phải được phát hiện ở nguyên
bản, tức là nó là một phần của nguyên bản. Vì các ký hiệu tạo nên
văn bản vừa thuộc diện nội dung vừa thuộc diện hình thức, nên đơn
vị dịch có thể sẽ hoặc là ở trong số các đơn vị hình thức hoặc là ở
trong các đơn vị nội dung. Đồng thời, đơn vị dịch phải được phát
hiện chính ngay trong quá trình dịch, tức là trong những đặc điểm
nào đó của quá trình hay kết quả của quá trình đó.
Có thể chia các đơn vị dịch theo 4 cách sau:

I. ĐƠN VỊ DỊCH ĐƯỢC XÁC ĐỊNH NHƯ LÀ ĐƠN VỊ NHỎ


NHẤT CỦA VĂN BẢN

Nếu văn bản dịch là một thông báo dài hay ngắn, thì việc dịch
nó có thể không được thực hiện dưới dạng một hành động thống

115
nhất. Quá trình dịch trải ra về thời gian, người dịch chia nguyên bản
thành các chiết đoạn nhỏ rồi lần lượt dịch tùng chiết đoạn một. Việc
xác định kích thước của các chiết đoạn đó có giá trị lý luận và thực
hành rõ rệt. Các kích thước đó sẽ khác nhau trong các ngôn ngữ và
các hình thức dịch. Trong các văn bản dịch viết Anh - Nga, đơn vị
nhỏ nhất của văn bản cần dịch sẽ là một câu, còn trong một số trường
hợp, là hai câu liền nhau. Kích thước của đơn vị này được quyết định
bởi chỗ trong nguyên bản chứa đựng toàn bộ thông tin cần thiết để
xác định cấu trúc của câu tương ứng trong bản dịch tiếng Nga. Chẳng
hạn, thường là tổ hợp hai câu tiếng Anh cho phép chọn giữa vài ba
câu đơn, câu ghép hoặc câu ghép mở rộng.
“One of the fundamental aspects of the greatly streng - thened
United States imperialism following Word War I was its tightening
grip upon the other countries of the Western hemisphere. This was
especially the case in Latin America” (W. Foster)
“Одним из основных проявлений значительного роста сил
империализма сща после первой мировой воины было усиление
его власти над остальнми странами Западного полушария,
особенно над государствами Латинской Америки”.
(Một trong các biểu hiện chủ yếu của sự phát triển đáng kể sức
mạnh của chủ nghĩa đế quốc Mỹ sau Thế chiến thứ nhất là sự tăng
cường quyền lực của nó đối với các nước lạc hậu ở Tây bán cầu, đặc
biệt là đối với các nước Mỹ La tinh).
Đối với dịch nói, nhất là dịch tức thời, vấn đề sẽ phức tạp hơn:
không chỉ liên quan đến khả năng chọn cấu trúc câu trong bản dịch,
mà còn liên quan đến khả năng nhớ của người dịch, đến việc sản sinh
bản dịch đồng thời với nguyên bản. Vì thế, người dịch tức thời
thường muốn bắt đầu dịch ngay sau khi nhận được thông tin trong
phạm vi một nhóm nghĩa. Nhưng cả ở đây, đơn vị dịch nhỏ nhất
cũng thường là câu, đặc biệt nếu ở cuối câu có những yếu tố quan
trọng đối với việc hiểu toàn bộ thông báo. (Ví dụ, ngữ khí từ phủ
định trong tiếng Đức).

116
II. ĐƠN VỊ DỊCH LÀ ĐƠN VỊ NGÔN NGỮ NHỎ NHẤT CỦA
NGUYÊN BẢN…

Đơn vị dịch là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất của nguyên bản được
dịch như là một chính thể hiểu theo nghĩa là trong văn bản dịch
không thể phát hiện được những đơn vị của ngôn ngữ dịch, tái hiện
được ý nghĩa của các bộ phận cấu thành của đơn vị đó nếu có tồn tại
các bộ phận như thế. Chẳng hạn, nếu “Sky - Scraper” dịch là
“Небосkpёб”, thì các đơn vị dịch sẽ là các hình vị Sky và Scraper.
(Ngược lại, homeword: В сторону дома (trở về nhà). Mặt khác,
blackbird “дрозы” (chim sáo), dịch ở cấp độ từ; “Don't wash dirty
linen in publis: “Đừng vứt rác ra khỏi nhà - dịch cả câu).
Việc xác định các đơn vị như thế có thể đóng vai trò quan trọng
trong dịch. Người dịch không nên dịch các ký hiệu riêng lẻ lúc chúng
tham gia vào chỉnh thể lớn hơn có nghĩa chung.
Nhưng cần lưu ý rằng việc tồn tại các đơn vị loại này trên thực tế
không có quan hệ với diện biểu hiện của nguyên bản vì đơn vị dịch
có thể là đơn vị thuộc mọi cấp độ ngôn ngữ. Vì vậy, các đơn vị dịch
tương tự không có thể được xác định trong nguyên bản dựa vào các
đặc trưng hình thức nào đó. Chúng cũng không xác định các đơn vị
ngôn ngữ của ngôn ngữ dịch cần được sử dụng trong bản dịch. Thực
ra, khi phân ra các đơn vị như vậy, chúng tôi chỉ muốn nói đến việc
miêu tả một trong những bình diện của cấu trúc nghĩa của ngôn ngữ:
sự tồn tại trong ngôn ngữ những cấu tạo mà nội dung của chúng
không chỉ giới hạn ở ý nghĩa của các yếu tố tạo nên chúng. Tất nhiên,
việc tồn tại những cấu tạo đó phải được phản ánh trong bản dịch.
Nhưng việc chia các đơn vị dịch có thể chỉ đóng vai trò thứ yếu khi
miêu tả quá trình dịch.

III. XÁC ĐỊNH CÁC ĐƠN VỊ DỊCH DỰA VÀO CÁC ĐƠN VỊ
CỦA NGÔN NGỮ DỊCH

Đơn vị dịch ở đây là bộ tối thiểu các từ vị và ngữ pháp vị, có thể
tương ứng với phạm trù từ vựng và ngữ pháp nào đó của ngôn ngữ
nguồn tương ứng với phạm vi từ vựng hoặc ngữ pháp nào đó của

117
ngôn ngữ dịch. Theo quan điểm này, hệ thống các phạm trù từ vựng
và ngữ pháp của ngôn ngữ dịch dường như được chiếu xuống ngôn
ngữ gốc. Kết quả là có thể chia ra tổng thể các đơn vị khác loại và sự
xuất hiện trong nguyên bản bất kỳ các thành phần nào của tổng thể
đó báo hiệu sự cần thiết sử dụng trong bản dịch một phạm trù từ
vựng hay ngữ pháp nhất định. Vẫn như trước, nhược điểm của cách
chia trên là tính chất khác loại của các đơn vị tạo nên các tổng thể
được coi là đơn vị dịch, và cái chính là các phạm trù của ngôn ngữ
(ngữ pháp vị, từ vị) xuất hiện trong các văn bản của ngôn ngữ nguồn
và ngôn ngữ dịch không phải dưới hình thức đơn độc, mà là dưới
hình thức của các thành tố nội dung của các từ và các cụm từ riêng lẻ.
Vì vậy, các đơn vị được chia theo cách đó không phải là các đơn vị
dịch (có nghĩa không phải là các chiết đoạn tương ứng của nguyên
bản hay của bản dịch), mà là các đơn vị tương liên của hai hệ thống
ngôn ngữ.
Có thể loại trừ khuyết điểm trên sau khi đã xác định đơn vị dịch
như là đơn vị tối thiểu của lời nói, tức là chiết đoạn tối thiểu của văn
bản. Sự tồn tại của nó trong nguyên bản quyết định sự xuất hiện một
đoạn lời nói nhất định trong bản dịch. Trong trường hợp này, việc
phân chia đơn vị dịch sẽ được thực hiện nhờ phương thức thay thế
nào đó: tái hiện các yếu tố nhất định của nguyên bản và chỉ ra các
hiện tượng lặp lại nảy sinh đồng thời trong bản dịch.
Chẳng hạn, khi thay thế đại từ giống đực của câu tiếng Anh “He
is a student” bằng đại từ giống cái, chúng ta sẽ thực hiện sự thay đổi
tương tự trong bản dịch và sẽ rút ra kết luận là đại từ “She” là đơn vị
dịch tương ứng với đại từ “OHA” của tiếng Nga. Đồng thời, đại từ
nhân xưng “it” sẽ được thay thế không phải bằng một, mà bằng ba
đơn vị của bản dịch vì việc sử dụng nó trong bản dịch gây ra sự xuất
hiện thường xuyên ở bản dịch một trong ba biến thể - “OH”, “OHA”,
“OHO”. Mặt khác, các dạng thức thời tương lai và thời tương lai
trong quá khứ của tiếng Anh sẽ tạo nên một đơn vị dịch vì chúng
tương ứng với cùng một dạng thức của thời tương lai của tiếng Nga.
Như vậy, theo quan điểm đó, khái niệm đơn vị dịch sẽ có quan
hệ trực tiếp với khái niệm các tương ứng dịch. Rõ ràng là sẽ tồn tại

118
các kiểu khác nhau của các “dịch vị” tương tự. Một trong số đó sẽ
trùng với các đơn vị của ngôn ngữ (hình vị, từ, câu cấu trúc; một số
khác sẽ được tạo nên bởi tổng thể các đơn vị đó hoặc bởi các tổ hợp
của chúng, một số khác nữa sẽ tương ứng với các cấu trúc nhỏ hơn
các đơn vị của ngôn ngữ. Nói cách khác, các bộ phận đó của nguyên
bản sẽ không được dịch (tức là sẽ bị lược trong lúc dịch).

IV. XÁC ĐỊNH ĐƠN VỊ DỊCH DỰA VÀO DIỆN NỘI DUNG CỦA
NGUYÊN BẢN

Đơn vị dịch được xác định như là dịch vị tối thiểu về nội dung
của nguyên bản được tái hiện trong bản dịch. Việc phân biệt các đơn
vị như thế cần thiết để đề ra các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của
bản dịch. Theo quan điểm này, các đơn vị dịch sẽ được phát hiện
trong số các nghĩa cơ bản thuộc các cấp độ khác nhau trong nội dung
của nguyên bản. Từ những điều nói trên, có thể thấy là ở mỗi cấp độ
nội dung, chúng ta phân biệt được các ý nghĩa cơ bản của chúng, và
mỗi ý nghĩa cơ bản được phân biệt nhờ ở mức độ tái hiện nó trong
bản dịch. Do đó, ở mỗi cấp độ, sẽ phát hiện ra các nghĩa cơ bản được
tái hiện trong bản địch (nói cách khác là các đơn vị dịch) cũng như là
các nghĩa cơ bản luôn luôn không được dịch hoặc chỉ được dịch trong
những điều kiện nhất định. Ở mỗi cấp độ, sẽ có một đơn vị dịch
riêng. Ngoài ra, như ta đã biết, vì khả năng tái hiện một cách tương
ứng các nghĩa cơ bản của nguyên bản trong bản dịch phụ thuộc vào
một loại điều kiện và yếu tố nên bộ đơn vị dịch sẽ khác nhau đối với
các hình thức dịch khác nhau. Muốn miêu tả các đơn vị dịch tồn tại
thực trong quá trình dịch, thì cần phải tiếp tục nghiên cứu các khả
năng xác định sự tương ứng ở mỗi kiểu điều kiện mà trong quá trình
dịch được thực hiện.
Để có khái niệm thế nào là đơn vị dịch, chúng ta hãy đối chiếu
và phân tích 2 trang đầu của cuốn sách song ngữ Pháp - Việt là bản
dịch cuốn “L’enfanl et la rivière” (Chú bé và dòng sông) của tác giả
Henri Basco (Ăngri Bốtxcô), NXB Thế giới, Hà Nội - 1993 và 2 trang
trong cuốn sách song ngữ Anh - Việt là bản dịch cuốn “Love story”
(Câu chuyện tình yêu) của tác giả Erich Segal, NXB Thanh niên 2000 để

119
thấy rõ đơn vị dịch thường là câu. Dĩ nhiên, đây là sách song ngữ, còn
đối với các dịch phẩm khác, thì tình hình sẽ không hoàn toàn giống
như vậy. (Chúng tôi chọn sách song ngữ Pháp - Việt và Anh - Việt để
tiện cho việc đánh máy).

TENTATION
Quand j'étais tout enfant, nous habitions à la campagne. La maison
qui nous abritait n'étai qu'une petite métairie isolée au milieu des
champs. Là nous vivions en paix. Mes parents gardaient avec eux une
grand-tante paternelle, Xante Martine.
C'était une fermme à L'antiquie avec la coiffe de qiqué, la robe à
plis et les eiseaux d'argent pendus la ceinture. Elle régentait tout le
monde: les gens, le chien, les canards te les poules. Quant à moi, j'étais
gourmandé du matin au soir. Je suis doux cependant et bien facile à
conduire. N’importe! Elle grondait. C'est que, m'adorant en secret, elle
croyait cacher ainsi ce sentiment d'adoration qui jaillissait, à la moindre
occasion, de toute sa persome.
Autour de nous, on ne voyait que champs, longues haies de cyprès.
Petites cultures et deux ou trois métairies solitaires.
Ce paysage monotone m'attristait.
Mais au-delà coulait une riviere.
On en parlait souvent, àla veillée, surtout I'hiver, mais je ne I'avais
jamais vue. Elle jouait un grand rôle dans la famille, à cause du bien et
du mal qu'elle faisait à nos cultures. Tantôt elle fertilisait la terre, tantôt
elle la pourrissait. Car c'était, parait-il, une grande et puissante rivère.
En automme, au moment des pluies, ses eaux montaient. On les
entendait qui grondaient au loin. Parfois elles passaient par-dessus les
digues de terre et inondaient nos champs. Puis, elles repartaient, en
laissant de la vase.

NIỀM CÁM DỖ

Thuở bé, tôi sống với gia đình ở quê nhà. Nơi gia đình tôi ở chỉ là
một trang trại nhỏ bé, đứng chơ vơ giữa khu đồng ruộng. Tại đó
chúng tôi sống một cách yên bình. Có một cô ruột của bố tôi sống
cùng bố mẹ tôi, bà ấy tên là Máctin.

120
Bà là một phụ nữ cổ, đầu chít khăn vải thô, mặc bộ váy xếp
nhiều ly và luôn đeo bên mình một bộ xà tích bằng bạc. Bà cai quản
hết mọi thứ trong nhà: từ người cho đến con chó và bầy gà vịt. Tôi bị
bà la mắng suốt ngày. Mặc dù tôi là một đứa trẻ hiền lành và dễ bảo.
Tôi chẳng biết! Bà vẫn cứ mắng tôi. Sự thực là trong lòng, bà yêu quý
tôi, tình cảm đó lúc nào cũng chỉ chờ dịp để thoát ra từ khắp nơi trên
người bà.
Từ trong nhà chúng tôi nhìn ra, bốn bề chỉ thấy ruộng đồng,
những hàng cây Hắc Bá chạy dài, những thửa ruộng trồng hoa mầu
và vài ba trang trại nhỏ lẻ loi.
Quang cảnh đơn điệu đó đã làm tôi buồn chán.
Nhưng cách đó không xa, có một con sông.
Trong những buổi tối, nhất là tối mùa đông, mọi người thường
nhắc đến con sông này, nhưng tôi lại chưa hề được thấy. Đối với gia
đình tôi thì con sông này rất quan trọng, vì nó vừa giúp ích và cũng
vừa phá hại mùa màng của chúng tôi. Khi thì nó đem lại cho đất
thêm mầu mỡ, lúc nó lại dâng nước làm ngập úng đất đai. Hình như
con sông này rất lớn và nước chảy mạnh lắm. Mùa thu, khi mưa
xuống, nước sông dâng cao. Từ xa người ta đã nghe tiếng nước chảy.
Có khi nước tràn qua mặt đê làm đồng ruộng ngập hết. Rồi nước lại
rút đi, để lại bùn lầy khắp nơi.
I was angry now, “Jenny, if I’m no good, why did you want me
to invite you for coffee’.
She looked straight into my eyes and smiled.
I like your body’. She said.
Every big winner has to be a good loser too. Every good Harvard
man kowns that. But it’s better if you can win. And so, as I walked
with Jenny to her dormitory, I made my winning move.
‘Listen, Fridays night is the Dartmouth hockey match’
‘So’?
‘So I’d like you to come’.

121
These Radcliffe girls, they really care about sport. ‘And why’, she
asked, ‘should I come to a stupid ice-hockey match?’
‘Because Fin playing’,I answered.
There was a moment’s silence, I think! Heard snow falling.
For which team?’ she said.
Lúc này tôi đã phát cáu “Jenny, nếu tôi chẳng được cái tích sự gì
thì tại sao cô lại muốn tôi mời đi uống cà phê?’
Cô nhìn thẳng vào mắt tôi lại mỉm cười
Kẻ chiến thắng vĩ đại cũng phải biết làm một người thua cuộc.
Mọi sinh viên giỏi của Harvard đều hiểu điều đó. Dĩ nhiên nếu có thể
thắng thì vẫn tốt hơn”. Và bởi vậy, trong lúc tôi đưa Jenny về ký túc
xá của cô, tôi dấn thêm một nước cờ để giành chiến thắng.
“Tôi bảo này, tối Thứ sáu sẽ có một trận đấu hốc-ky của đội
Dartmouth đấy!”
“Thế thì sao?”
Những cô nữ sinh Radclilffe này thực sự rất mê thể thao. Nhưng
cô lại nói, “Tại sao tôi lại phải đến xem một trận hốc-ky trên băng vớ
vẩn nhỉ?”
“Bởi vì hôm đó tôi chơi mà” tôi trả lời.
Yên lặng một lát, dường như tôi nghe được cả tuyết rơi.
“Đấu với đội nào?” Cô hỏi.

V. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Đơn vị dịch là gì?


2. Hãy đọc kỹ và phân tích, đối chiếu các ví dụ dịch được dẫn ra ở
cuối bài để tìm ra các đơn vị dịch và giải thích lý do của việc lựa
chọn chúng.

122
B/I 11

CHUẨN MỰC DỊCH

I. VỀ CHUẨN MỰC DỊCH

Vấn đề chuẩn mực dịch được thảo luận thường xuyên nhất cùng
với vấn đề tính ứng dụng của lý luận dịch: lý thuyết này cần có tính
chuẩn mực ở mức nào, tức là ý muốn xác định các nguyên tắc, quy
tắc, các lời khuyên để người dịch đạt tới chất lượng dịch cao. Đồng
thời, cũng phải đạt tới “sự xác định” quá trình dịch và có được các
tiêu chuẩn đánh giá các kết quả dịch: bản dịch đáp ứng được các
nguyên tắc, quy tắc trên thì sẽ được coi là “tốt” (“tương đương...”),
bản dịch không đáp ứng được các nguyên tắc, quy tắc trên sẽ được
coi là “tồi”, là “không đạt”.
Các tác giả của những công trình ra đời sớm của lý luận ngôn
ngữ học dịch đã chứng minh rằng nhiệm vụ của lý luận đó sẽ là “cơ
sở lý thuyết cho sự thực hành dịch trong việc tìm kiếm các phương
tiện biểu hiện tốt nhất: bản dịch phải thỏa mãn những yêu cầu gì,
người dịch phải làm gì để thực hiện những yêu cầu đó. Lý luận dịch
phải được hiểu là môn học có tính ứng dụng ở mức cao, khái quát
được hoạt động sáng tạo của những người dịch ưu tú. Tính chất ứng
dụng của lý luận ngôn ngữ học dịch đã được bàn đến trong nhiều
công trình xuất bản trong thời gian gần đây. Vì vậy, một số lượng
đáng kể của các công trình nghiên cứu ngôn ngữ dịch đã được xây
dựng theo sơ đồ này. Trước hết là việc xác định khái niệm dịch
“đúng”, sau đó là các phương pháp, thủ pháp dịch để đạt tới sự
tương đương. Rõ ràng là các công trình đó đã có tính chuẩn mực vì
bản thân việc xác định khái niệm bản dịch tương đương (chứ không

123
phải là bản dịch chung chung) đã bao hàm yếu tố chất lượng và trên
thực tế, đã xác định chuẩn mực dịch.
Quan điểm chuẩn mực đối với các nhiệm vụ của lý luận dịch đã
nhiều lần bị phê phán bởi các quan điểm khác nhau. Trước hết, các
nhà nghiên cứu đã chỉ ra sự thiếu nhất quán và mâu thuẫn của
những lời khuyên được đưa ra. Nhiều nguyên tắc dịch được trình
bày dưới dạng các yêu cầu đối với người dịch (“Người dịch phải...”)
trên thực tế, đã phủ nhận lẫn nhau. Người dịch phải truyền đạt được
toàn bộ nội dung của nguyên bản, đồng thời cũng phải hy sinh một
phần nội dung của nó để truyền đạt các bộ phận khác quan trọng hơn
của nó. Anh ta phải “dịch ý, chứ không dịch lời”, nhưng cũng phải
truyền đạt được tất cả các sắc thái tinh tế nhất trong các nghĩa của các
từ của nguyên bản.
Dịch thoát (dịch tự do) không vi phạm bất cứ chuẩn mực nào
của ngôn ngữ dịch, không tương ứng đầy đủ với nguyên bản. Ngoài
ra, thuật ngữ “thoát” được dùng như là đặc trưng tích cực của dịch,
đáp ứng các yêu cầu cần thiết. Hockett Ch.F (trong “Translation via
Immediate Constituents. IJAL. Volxx, 1954, N04, p.313), khi định
nghĩa dịch “chữ” là cách dịch từng từ (word for word), dịch “thoát”
là “thay thế sự biểu hiện chỉnh thể mà không tính đến cấu trúc bên
trong, đã dẫn ra ví dụ cách dịch câu tiếng Pháp “Est-ce que vons avez
faim? ứng với: “It is that you have hunger? và “Are you hungry?”. Ở
đây, rõ ràng là thuật ngữ “thoát” không có nghĩa xấu.
Các thuật ngữ đánh giá “tính tương ứng” hoặc “tính đầy đủ giá
trị” được dùng để chỉ việc dịch “đúng” đã bị tước mất tính chính xác
cần thiết. Trong các cách trình bày rất chung chung, chúng thường bị
tước mất khả năng ứng dụng vào việc phân tích các bản dịch cụ thể.
Điều dễ hiểu là các mức độ tương ứng của các bản dịch cụ thể thường
được đánh giá khác nhau tùy thuộc vào các nhà nghiên cứu. Chẳng
hạn, (I.I Répdin và V.lu Rôdenvâygơ cho rằng cách dịch từ của tiếng
Pháp “bonhomme” bằng từ Nga "Некий старичок" ở đầu truyện
ngắn của A. Đôđê “Un teneur de livre” được A.V. Phêđôrốp trích dẫn
với tư cách là mẫu mực của sự đầy đủ về giá trị là không đúng.
L.S. Báckhuđarốp đề nghị xác định các khái niệm tương đương,

124
dịch chữ và dịch tự do, xuất phát từ sự phân định các đơn vị dịch
thuộc các cấp độ khác nhau. Trong trường hợp này, chất lượng dịch
sẽ được đánh giá phụ thuộc vào việc chọn đúng cấp độ của đơn vị
dịch, như:
a. Dịch tương đương là việc dịch được thực hiện ở cấp độ cần
thiết và đủ để truyền đạt nội dung không đổi khi tuân thủ các chuẩn
mực của ngôn ngữ dịch.
b. Dịch tự do là việc dịch được thực hiện ở cấp độ cao hơn cấp
độ cần thiết để truyền đạt nội dung không thay đổi khi tuân thủ các
chuẩn mực của ngôn ngữ dịch.
L.S. Báckhuđarốp cũng chỉ ra rằng, theo định nghĩa trên, dịch
chữ là hoàn toàn không thể chấp nhận được, còn dịch tự do thì về đại
thể dễ chấp nhận hơn.
Cách định nghĩa của L.S. Báckhuđarốp đã giúp vào việc làm rõ
hơn về các khái niệm mà chúng ta quan tâm, nhưng khi vận dụng
chúng vào việc đánh giá chất lượng dịch thì còn gặp một loạt khó
khăn. Việc phân định đơn vị dịch thuộc các cấp độ khác nhau nhờ
vào việc phân tích so sánh vẫn không chỉ ra được sự tồn tại thực tế
của chúng trong quá trình dịch. Việc lựa chọn cấp độ có thể chẳng có
quan hệ gì tới chất lượng dịch. Chẳng hạn, trong câu tiếng Anh “The
people were not slow in learning the truth”, có thể dịch ở cấp độ từ:
“Ljudi ne zamldlili uzyali pravdu” và cả ở cấp độ cụm từ: Ljudi
bưxtro uzali pravdu. Các thí dụ mà L.S. Báckhađarốp dãn ra đã
chứng tỏ điều này “He is a regular as” mà dịch thành câu tiếng Nga
“On regulja oxel” thì không đúng, vì rằng nó vi phạm chuẩn mực cùa
việc kết hợp từ của tiếng Nga. Theo định nghĩa của L.S. Báckhađarốp,
câu dịch trên là dịch chữ vì nó được thực hiện ở cấp độ từ trong lúc
nó có thể được thực hiện ở cấp độ cụm từ: “On kruglui durak”.
Nhưng chính ở đây, việc thực hiện cấp độ dịch chẳng có quan hệ gì
với chất lượng dịch. Câu trên hoàn toàn có thể được dịch ở cấp độ từ:
“On proxto oxel!”.
Đặc biệt khó kết luận về tính đúng đắn của việc chọn đơn vị dịch
ở các cấp độ câu và văn bản. Việc V.Khurochkinưi chọn cấp độ để
dịch bài thơ sau của nhà thơ Bêrangiê có đúng hay không?

125
Fiest un petit homme. - Как jablochko rumjan.
Tout habillé de gris. - Odet vexima bexpechno.
Dans Paris - Ne to, chtobư ochén pjan.
(Tức là cái người mặc áo nâu xám (đang) sống ở thủ đô Paris).
- A vexel bexkonechno.
Có lẽ, cơ sở duy nhất để trả lời là cách dịch khác cũng có các
phẩm chất nghệ thuật như vậy, nhưng có sự tương ứng ở các cấp độ
thấp hơn.
Một số dịch giả văn học đã xem việc đề ra các nguyên tắc chuẩn
mực và các thủ pháp dịch là sự tước bỏ quyền tự do sáng tạo của họ.
Việc chống lại các cố gắng tương tự thường chấp nhận hình thức phủ
nhận bản thân khả năng và tính hợp lý của việc phân tích lý luận đối
với việc dịch được xem xét chỉ như là hình thức nghệ thuật, tức là
một đối tượng phi ngôn ngữ học về nguyên tắc. Khi xem xét lý luận
dịch như là một môn học có tính ứng dụng thuần túy đề ra những lời
khuyên thực tế, những kẻ phản đối nó thường chỉ ra tính vô ích và
thậm chí là tính có hại của một lời khuyên cụ thể nào đó đối với
người dịch.
Đứng trước sự phê phán đó, một số nhà lý luận dịch đã rút về
“thế tự vệ” để rồi bắt đầu khẳng định rằng:
1. Những quan niệm họ đưa ra không có tính chuẩn mực
2. Việc đưa ra các quy tắc chuẩn mực, các “qui tắc” dịch chỉ có
được trong những giới hạn hẹp (tức là trong các trường hợp tương
đối đơn giản) và luôn ở dạng tương đối khái quát.
Những lời nói thêm vừa rồi ít có tác dụng đối với việc làm rõ
bản chất của các nguyên tắc mà người dịch phải tuân thủ (chẳng hạn,
“nguyên tắc tương đương”) đưa ra các yêu cầu (chẳng hạn, “dùng
các phương tiện của ngôn ngữ khác để truyền đạt một cách đầy đủ và
chính xác nội dung của nguyên bản sau khi đã giữ lại các đặc trưng
tu từ và biểu cảm của nó và coi một bản dịch là không đúng (không
tương đương) nếu các yêu cầu đó không được thực hiện.

126
Đương nhiên là, các nguyên tắc chuẩn mực có thể ít nhiều có
tính cụ thể nếu nó bao quát được những trường hợp cá biệt, riêng rẽ
hoặc là có quan hệ với một kiểu dịch nhất định hoặc với toàn bộ việc
dịch nói chung. Chúng có thể được trình bày dưới dạng của một quy
tắc chung hoặc là có kèm theo việc chỉ ra các điều kiện áp dụng hoặc
là chỉ ra ít hoặc nhiều trường hợp sử dụng chúng (“các sự đi chệch
khỏi nguyên tắc”). Ý định tìm kiếm nguyên tắc chung đó, nguyên tắc
bao quát hầu hết mọi hiện tượng được nghiên cứu phụ thuộc vào
mức độ đồng nhất của chúng và trong phần lớn các trường hợp, là ý
định phi thực tế. Còn về việc đưa ra các quy tắc dịch “dưới dạng thức
tương đối khái quát”, thì ở mọi trường hợp, các quy tắc đó phải báo
đảm khả năng áp dụng chúng vào thực tế. Nếu một quy tắc có tính
chung chung tới mức chấp nhận những cách giải thích khác nhau và
dẫn đến các kết quả khác nhau, thì nó không chỉ mất tính chuẩn mực,
mà còn trở thành vô ích. Quan điểm được tạo nên từ những quy tắc
độ không thể có các mục đích ứng dụng vì chẳng có gì được áp đặt
lên nó.
Tính mâu thuẫn và tính thiếu cụ thể của các quy tắc và nguyên tắc
được trình bày ở một số công trình nghiên cứu về dịch không có nghĩa
là sự sai lầm về nguyên tắc của quan điểm chuẩn mực đối với hoạt
động dịch. Bằng cách chỉ ra các quan điểm chuẩn mực về dịch, hai tác
giả I.I.Répdin và V.lu.Rôdenvâygơ đã khẳng định rằng: “Bộ môn khoa
học nhằm miêu tả việc dịch với tư cách là một quá trình phải không có
tính chuẩn mực, mà có tính chất lý thuyết”. Hai ông cũng chỉ ra một
cách đúng đắn rằng vì ngôn ngữ học cố gắng miêu tả ngôn ngữ đúng
như nó đang hoạt động trong thực tế, chứ không áp đặt trước cho nó
các chuẩn mực sử dụng, nên ngôn ngữ học dịch phải miêu tả không
phải cái cần có, mà là cái hiện có trong thực tế. Nhưng ngôn ngữ học
không chỉ phát hiện các chuẩn mực sử dụng của các đơn vị ngôn ngữ,
mà còn mã hóa chúng bằng cách áp dụng các khái niệm “chuẩn mực
văn hóa”, “ngôn ngữ đúng”, “trau dồi ngôn ngữ”....
Toàn bộ các vấn đề được trình bày ở trên của các công trình
nghiên cứu ngôn ngữ học dịch đã cho thấy không có các cơ sở để cho
rằng ngôn ngữ học dịch chỉ là khoa học ứng dụng thuần túy. Nhiệm

127
vụ chủ yếu của nó với tư cách là một bộ phận cấu thành của ngôn
ngữ học là ở chỗ nghiên cứu lý thuyết và miêu tả hiện tượng giao tiếp
liên ngữ để phát hiện hệ thống quan hệ của các ngôn ngữ tham gia
vào quá trình hành chức của chúng. Chúng ta đã thấy rằng nhiệm vụ
này trực tiếp có quan hệ với nhiều vấn đề của lý thuyết chung về
ngôn ngữ. Đồng thời, ngôn ngữ học không thể không mong muốn
tìm được lối thoát trong thực tiễn, chỉ ra những lời khuyên có tính
chuẩn mực một mặt làm “phương châm hành động” đối với người
dịch, một mặt khác, đưa ra các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng dịch.
Sai lầm không phải ở ý định trình bày “các quy tắc dịch”, mà ở sự cố
gắng làm điều đó một cách thiếu cơ sở lý thuyết đầy đủ trong lúc bản
thân khái niệm “chuẩn mực” còn chưa được xác định rõ. Trong lúc
đó, vấn đề chuẩn mực dịch hoàn toàn không có tính đơn giản và đòi
hỏi được nghiên cứu một cách toàn diện về mặt lý thuyết. Việc giải
quyết nó không thể được bắt đầu từ những lời khuyên có tính chuẩn
mực theo kiểu “người dịch phải”. Trước hết, cần phát hiện và miêu tả
chuẩn mực dịch rồi sau đó mới nói đến việc nó tồn tại ra sao trong
mối quan hệ giữa chuẩn mực và thói quen sử dụng của ngôn ngữ.
Chỉ sau khi miêu tả một cách toàn diện chuẩn mực dịch và các biến
thể của nó ở các kiểu loại khác nhau và ở các điều kiện làm việc khác
nhau của hoạt động dịch, thì mới hy vọng trình bày các quy tắc được
xác định một cách đầy đủ mà người dịch phải thực hiện để đạt các
kết quả cần thiết. Phải thừa nhận rằng, cho đến nay, dù đã nhấn
mạnh có tính truyền thống vào phương tiện ứng dụng của nó, nhưng
lý thuyết dịch vẫn chưa được công nhận là một bộ môn khoa học có
tính chuẩn mực.
Vậy cái gì nằm trong khái niệm “chuẩn mực dịch”? Từ quan
điểm ngôn ngữ học dịch được trình bày ở những dòng trên, cần rút
ra kết luận rằng chuẩn mực dịch không thể được trình bày dưới dạng
yêu cầu chung phải thực hiện trong tất cả mọi hình thức giao tiếp liên
ngữ. Nói đúng hơn, nó phải được hình thành từ một số biến thể tùy
theo các nhiệm vụ và tính chất của hoại động dịch.
Chúng ta đã thấy rằng kết quả của quá trình dịch được quyết
định bởi mức độ gần gũi về nghĩa của bản dịch và nguyên bản, bởi

128
kiểu loại tu từ của nguyên bản cũng như bởi các nhiệm vụ thực dụng
bổ sung của một hành động dịch cụ thể.
Tất cả các yếu tố đó đều có tính chuẩn mực trực tiếp, quyết định
chiến thuật của người dịch và các tiêu chuẩn đánh giá sự lao động
của anh ta. Khái niệm dịch cũng phải bao hàm yêu cầu sử dụng đúng
chuẩn mực ngôn ngữ dịch, cũng như sự tương ứng của các kết quả
của quá trình dịch với các quan điểm được mọi người thừa nhận về
các mục đích và nhiệm vụ của hoạt động dịch mà người dịch phải
tuân thủ ở một giai đoạn lịch sử nhất định.

II. NĂM CHUẨN MỰC DỊCH

Chuẩn mực dịch có thể được nghiên cứu như là kết quả của sự
tác động tương hỗ ít ra là của 5 hình thức khác nhau của các yêu cầu
mang tính chuẩn mực.
1. Chuẩn mực tương ứng dịch.
2. Chuẩn mực thể loại - tu từ - dịch.
3. Chuẩn mực ngôn ngữ dịch.
4. Chuẩn mực thực dụng dịch.
5. Chuẩn mực qui ước dịch.
Việc miêu tả chi tiết mỗi biến thể trong số đó của chuẩn mực
dịch và tầm quan trọng tương đối của mỗi biến thể bảo đảm tính
đúng đắn của việc dịch là nhiệm vụ của một công trình nghiên cứu
đặc biệt. Dưới đây, chúng tôi chỉ đề cập đến một số điểm có quan hệ
tới việc nghiên cứu vấn đề đó.

1. Chuẩn mực tương ứng dịch

Trước hết, cần phân biệt hai thuật ngữ “adekvatnưi perevod” và
“ehkvivalentnưi perevod”. Thuật ngữ “adekvatnưi perevod” có
nghĩa rộng hơn và được dùng như là từ đồng nghĩa của khái niệm
“dịch tốt”, tức là bản dịch bảo đảm sự đầy đủ cần thiết của thông báo
liên ngữ trong các điều kiện cụ thể. Thuật ngữ “ehkvivalentnui
perevod” được dùng trong bài này với nghĩa ngôn ngữ học thuần

129
túy, tức là sự đồng nhất về nghĩa của các đơn vị tương đồng của
ngôn ngữ hay của lời nói. Tính tương ứng xuất hiện với tư cách là cơ
sở của sự tương đồng về giao tiếp khiến cho một văn bản được gọi là
bản dịch. Theo định nghĩa, “adekvatnưi perevod” được gọi là:
“ehkvalentnưi”, dù rằng mức đồng nhất về nghĩa giữa nguyên bản
và bản dịch có thể khác nhau. Tính tương ứng đầy đủ nhất (ở cấp độ
từ) có nghĩa là sự đồng nhất tối đa về mặt nội dung của hai văn bản
khác ngữ. Điều dễ hiểu là sự phụ thuộc ngược lại là điều không có
tính bắt buộc: bản dịch tương đương (adekvatnưi perevod) không
phải bao giờ cũng có tính tương ứng vì nó sẽ chỉ thỏa mãn yêu cầu
gần về nghĩa với nguyên bản, nhưng nó có thể được thực hiện với sự
vi phạm các hình thức khác của chuẩn mực dịch.
Cần lưu ý rằng khái niệm tương ứng dịch có hàm ý là truyền đạt
trong bản dịch nội dung của nguyên bản đã được chúng ta xem xét
như là toàn bộ thông tin có trong văn bản bao gồm các chức năng tu
từ, hình tượng, thẩm mỹ... của các đơn vị ngôn ngữ và lời nói. Như
vậy, tính tương ứng - khái niệm “tính chính xác của dịch” - thường
được hiểu là giữ lại “nội dung sự vật - logic” của nguyên bản, tức là
việc chỉ ra tình thế đồng nhất. Nói cách khác, chuẩn mực tương ứng
là yêu cầu hướng tối đa vào nguyên bản.
Chuẩn mực tương ứng dịch không phải là một thông số cố định.
Nó có nghĩa là cần phải đồng nhất tối đa về mặt nội dung giữa
nguyên bản và bản dịch, nhưng chỉ trong phạm vi phù hợp với các
yêu cầu chuẩn mực khác bảo đảm tính tương ứng dịch. Trong mỗi
trường hợp cụ thể, kiểu loại của tính tương ứng được quyết định bởi
mối quan hệ giữa các đơn vị của hai ngôn ngữ cũng như bởi việc chú
ý đến các yếu tố thực dụng tác động tới hoạt động dịch. Sự vi phạm
chuẩn mực của tính tương ứng dịch có thể mang tính tuyệt đối khi
bản dịch bị coi là không tương ứng, không truyền đạt được nội dung
của nguyên bản ngay cả ở mức thấp nhất (kiểu tương ứng 1) hoặc là
có tính tương đối nếu xác định thấy rằng các yêu cầu chuẩn mực khác
có thể được thực hiện cả ở cấp độ tương ứng cao hơn mức đạt được
trong thực tế. Trong trường hợp sau, nó có thể được coi là tương ứng
nếu sự gần gũi tối đa về nghĩa có thể là không có tính bắt buộc đối
với sự giao tiếp liên ngữ có kết quả.

130
2. Chuẩn mực thể loại tu từ dịch

Chuẩn mực thể loại - tu từ giữ vai trò quan trọng trong việc đạt
tới tính tương ứng dịch. Nó quyết định nhiều cả về mức độ tương
ứng cần thiết là nhiệm vụ chủ yếu của người dịch và tiêu chuẩn chủ
yếu để đánh giá ở kiểu loại dịch. Như vậy, có thể nhấn mạnh rằng các
chuẩn mực của ngôn ngữ đúng chỉ có thể được xác định với điều
kiện chú ý tới những sự khu biệt về tu từ và xã hội học ngôn ngữ
cũng như các yêu cầu chuẩn mực đối với một kiểu loại văn bản nhất
định và các điều kiện nhất định của hoạt động dịch. Thật là vô lý nếu
áp dụng các tiêu chuẩn như nhau để đánh giá các thể loại văn bản
dịch khác nhau.
Sự phê bình thực tế đối với các bản dịch chủ yếu là dựa vào sự
cảm thụ mang tính trực giác đối với chuẩn mực tu từ - thể loại. Dịch
tác phẩm văn học được đánh giá theo các phẩm chất văn học, dịch kỹ
thuật - theo tính chính xác của các thuật ngữ, bảo đảm việc hiểu thực
chất vấn đề và có thể dùng bản dịch trong thực tế kỹ thuật, việc dịch
các quảng cáo được đánh giá theo tác động của nó.
Do vậy, có thể định nghĩa chuẩn mực - tu từ của dịch là yêu cầu
tương ứng của bản dịch về chức năng chủ đạo với các đặc điểm tu từ
trong kiểu loại văn bản của bản dịch. Việc lựa chọn kiểu loại này
được quyết định bởi tính chất của nguyên bản, còn các yêu cầu về tu
từ mà bản dịch phải đáp ứng là những quy tắc có tính chuẩn mực xác
định các đặc điểm của văn bản thuộc kiểu loại tương tự trong ngôn
ngữ dịch. Chẳng hạn, một văn bản nào đó là sự miêu tả kỹ thuật giả
định là nguyên bản cũng như vậy, còn ngôn ngữ và phong cách của
văn bản được quyết định bởi các yêu cầu được đặt ra cho các sự miêu
tả về kỹ thuật ở ngôn ngữ dịch. Nói cách khác, chuẩn mực tu từ - thể
loại của dịch có tính định hướng kép và hướng chủ yếu vào ngôn
ngữ dịch.

3. Chuẩn mực ngôn ngữ dịch

Vấn đề chuẩn mực của ngôn ngữ dịch, cho đến nay, vẫn hoàn
toàn chưa được nghiên cứu. Ngôn ngữ của các bản dịch không thể
không có các đặc điểm nhất định có quan hệ với các đặc điểm của

131
thể loại đó trong hoạt động ngôn ngữ. Sự tiếp xúc của hai ngôn ngữ
trong quá trình dịch nhất định dẫn tới việc sử dụng rộng rãi hơn các
hình thức tương tự, tới sự đồng nhất tương đối các phương tiện
ngôn ngữ.
Văn bản dịch là một tác phẩm được viết bằng ngôn ngữ dịch nên
nó buộc phải tuân thủ các quy tắc chuẩn mực và thói quen sử dụng
của nó ngôn ngữ đó. Các quy tắc này biến đổi trong các phong cách
chức năng khác nhau và phụ thuộc vào biến thể của ngôn ngữ văn
học chung, trong đó thường có sự phân biệt giữa ngôn ngữ nói và
ngôn ngữ viết. Trong các tài liệu ngôn ngữ học, có ý kiến cho rằng
chính ngôn ngữ khoa học đã tạo ra biến thể đặc biệt của ngôn ngữ.
“Tính lặp lại” của các văn bản dịch, sự định hướng của chúng vào các
văn bản khác ngữ có tác dụng khu biệt các văn bản đó trong các tác
phẩm ngôn ngữ khác của chính ngôn ngữ đó. Sự hướng tới nguyên
bản tất yếu sẽ làm thay đổi tính chất của việc sử dụng các phương
tiện ngôn ngữ, dẫn tới chỗ “làm lung lay” (nói cách khác là dẫn tới sự
phát triển) chuẩn mực ngôn ngữ và đặc biệt là “làm lung lay” thói
quen sử dụng ngôn ngữ. Có nhiều từ, cụm từ, các cách miêu tả tình
thế lúc đầu là đặc trưng của ngôn ngữ dịch và chỉ sau đó, một phần
của chúng mới thâm nhập được vào ngôn ngữ của các sáng tác phẩm
hoặc được thông dụng trong ngôn ngữ.
Có thể định nghĩa chuẩn mực ngôn ngữ dịch là yêu cầu tuân thủ
các quy tắc chuẩn mực và thói quen sử dụng của ngôn ngữ dịch của
ngôn ngữ có chú ý tới các đặc điểm của thói quen sử dụng của các
văn bản dịch trong ngôn ngữ đó. Cho đến nay, các đặc điểm này vẫn
chưa được miêu tả và được hiện thực hóa bởi những người dịch nhờ
vào trực giác của họ trong thực tế dịch.

4. Chuẩn mực thực dụng dịch

Khác với các yêu cầu có tính chuẩn mực, định hướng chuẩn mực
dịch không có tính chuẩn mực theo nghĩa đầy đủ của từ này vì giữa
nhiệm vụ thực dụng của hoạt động dịch có thể mang tính cá nhân và
không phải là đặc điểm của hoạt động dịch nói chung. Nhưng sự
biến đổi của các kết quả trong quá trình dịch vì mục đích thực dụng

132
là hiện tượng khá phổ biến mà nếu bỏ qua nó thì không thể đánh giá
các bản dịch theo chuẩn mực. Mong muốn thực hiện nhiệm vụ thực
dụng cụ thể là siêu chức năng đặc biệt (xuperfunkxhija) chi phối mọi
phương diện khác của chuẩn mực dịch. Để thực hiện nhiệm vụ này,
người dịch có thể từ bỏ sự tương ứng tối đa và chỉ dịch một phần của
nguyên bản, thay đổi thể loại của văn bản, tái hiện các đặc điểm hình
thức nào đó của bản dịch và vi phạm chuẩn mực hoặc thói quen sử
dụng của ngôn ngữ dịch... Các điều kiện có tính thực dụng của một
hành động dịch có thể buộc người dịch phải từ bỏ việc tuân thủ
chuẩn mực dịch và trên thực tế, anh ta đã thay thế việc dịch bằng
cách kể lại một cách tóm tắt hoặc một hình thức truyền đạt khác nào
đó nội dung của nguyên bản mà không tái hiện nó một cách đầy đủ.
Cuối cùng, cần lưu ý rằng ở một tập thể ngôn ngữ vào một thời
kỳ lịch sử nhất định, có thể tồn tại các quan điểm khe khắt đối với các
mục đích, các nhiệm vụ dịch và các thủ pháp đạt tới những mục đích
đó. Mọi người đều biết rằng ở các thời kỳ lịch sử nhất định, đã thịnh
hành các yêu cầu dịch sát nguyên bản, “làm đẹp” nguyên bản trong
lúc dịch (dịch có sửa chữa), “sự tự do” của người dịch đối với một
nguyên bản bị coi là “không thể dịch”, trên nguyên tắc.
Các bản dịch đầu tiên các văn bản tôn giáo đã phản ánh sự tôn
thờ của người dịch không chỉ về mặt ý nghĩa, mà cả về mặt ngôn ngữ
của nguyên bản. Ngay cả hiện nay, khi dịch Kinh Thánh đôi lúc, vẫn
phải giữ lại trong bản dịch “tính khó hiểu” nhằm mục đích bảo đảm
tác dụng cần thiết đối với các tín đồ. Mọi người đều biết rằng, hồi thế
kỷ XVIII, các dịch giả Pháp đã xem nhiệm vụ chủ yếu của họ là phải
sửa lại nguyên bản để thỏa mãn “thị hiếu sành sỏi” của người đọc
bản dịch. Nếu không làm như vậy, thì bản dịch sẽ không được các
nhà phê bình và người đọc chấp nhận. Nói cách khác, trong những
thời kỳ phát triển nhất định của xã hội, những sự vi phạm các mặt
khác nhau của chuẩn mực dịch đã trở thành một tiêu chuẩn bắt buộc
phải tuân theo. Điều dễ hiểu là ở mỗi thời lỳ lịch sử, các yêu cầu
chuẩn mực đối với dịch được diễn đạt trên cơ sở của “chuẩn mực có
tính qui ước” đặc biệt đó.

133
5. Chuẩn mực quy ước dịch

Ngày nay, có thể định nghĩa chuẩn mực quy ước dịch là yêu cầu
gần gũi tối đa của bản dịch với nguyên bản, là khả năng của nó trong
việc thay thế một cách đầy đủ nguyên bản trong toàn bộ cũng như
trong các chi tiết bằng cách thực hiện các nhiệm vụ của việc dịch. Yêu
cầu đó đã được thỏa mãn bằng cách thực hiện tất cả hoặc chỉ một số
phương diện của chuẩn mực dịch.
Trên thực tế, giữa các mặt khác nhau của chuẩn mực dịch có tồn
tại thứ hạng nhất định. Người dịch và người đọc thường chú ý trước
hết đến giá trị thực dụng của bản dịch, đến kết quả của việc thực hiện
“siêu nhiệm vụ’’ thực dụng nếu nó được đặt ra đối với một hoạt
động dịch nhất định. Việc chú ý nhiều hoặc ít đến chuẩn mực của
ngôn ngữ dịch có quan hệ đến chuẩn mực tu từ của dịch, tạo nên
thông số quan trọng thứ hai của việc đánh giá theo chuẩn mực. Và
cuối cùng, chuẩn mực tính tương ứng cần được thực hiện trong điều
kiện tuân theo tất cả các mặt khác của chuẩn mực dịch. Rõ ràng là sự
đầy đủ trong việc truyền đạt nội dung của nguyên bản trong dịch là
đặc điểm quan trọng nhất của sự giao tiếp liên ngữ và là chuẩn mực
riêng của dịch. Nó hoàn toàn được quyết định bởi các yếu tố ngôn
ngữ và mức độ tuân thủ nó có thể được xác định với tính khách quan
tối đa.
Mặt khác, việc đánh giá tính tương ứng dịch đối với nguyên bản
đòi hỏi phải so sánh cụ thể bản dịch với nguyên bản, đòi hỏi phải có
trình độ chuyên môn tương ứng cùng nhiều thời gian và công sức.
Ngoài ra, trong các điều kiện thực tế, mức độ tương ứng tương đối
thấp có thể bảo đảm khả năng giáo tiếp liên ngữ, nếu ở đó bảo đảm
được các điều kiện chuẩn mực khác mà trong trường hợp này, chúng
có vai trò quan trọng hơn đối với những người giao tiếp. Cũng có thể
chỉ ra rằng việc đạt tới tính tương ứng tối đa là điều kiện không dễ
dàng. Nhiệm vụ này, đôi lúc, chỉ được người dịch thực hiện một
phần, đặc biệt là nếu người đó làm việc một cách có kết quả. Vì thế,
cho dù là khó hiểu, chính chuẩn mực tương ứng dịch thường là yêu
cầu ít bắt buộc nhất đối với người dịch.

134
Vấn đề nhiều mặt của chuẩn mực dịch đòi phải tiếp tục nghiên
cứu để đưa ra được những tiêu chuẩn khách quan và có thể được
ứng dụng trong thực tế của việc đánh giá chất lượng dịch.

III. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Chuẩn mực dịch là gì?


2. Năm chuẩn mực dịch là gì? Nội dung của từng chuẩn mực là gì?
Chuẩn mực nào cần chú ý nhiều nhất trong dịch?
3. Giải thích ý nghĩa của đoạn từ “Mặt khác... đối với người dịch” ở cuối
bài học.

135
136
B/I 12

ĐÁNH GIÁ BẢN DỊCH

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Việc đánh giá bản dịch có liên quan tới các quan điểm rất khác
nhau về dịch thuật. Từ lâu, người ta đã tranh cãi, thảo luận rất nhiều
về vấn đề tưởng như đơn giản này mà vẫn chưa đi tới ý kiến thống
nhất. Có tác giả như T. H.Savory trong cuốn “Nghệ thuật dịch - The
art of Transition” xuất bản ở London năm 1968 đã khái quát lại thành
6 cặp ý kiến đối sau:
1- Bản dịch phải nêu được hết các nghĩa của các từ trong
nguyên bản
- Bản dịch phải nêu được hết các ý của nguyên bản.
2- Bản dịch khi đọc lên phải giống như một sáng tác phẩm.
- Bản dịch khi đọc lên phải mang sắc thái riêng của bản dịch (tức
là không lẫn với các sáng tác phẩm).
3- Bản dịch khi đọc lên phải phản ánh đúng phong cách của
nguyên bản.
- Bản dịch khi đọc lên phải có được phong cách riêng (khác với
phong cách của nguyên bản).
4- Bản dịch khi đọc lên phải giống như một tác phẩm cùng thời
với nguyên bản.
- Bản dịch khi đọc lên phải giống như một tác phẩm cùng thời
với bản dịch
5 - Không được phép thêm bớt trong bản dịch.

137
- Có thể thêm bớt trong bản dịch.
6 - Bản dịch phải cùng thể loại với nguyên bản (thơ dịch thành
thơ, văn xuôi dịch thành văn xuôi)
- Bản dịch có thể không cùng thể loại với nguyên bản.
Cũng có thể rút gọn hơn thành các quan điểm sau:
+ Dịch là phản: nghi ngờ tính chính xác của bản dịch. Tiêu biểu
là ý kiến của một nhà văn Pháp: “Bản dịch giống như người phụ nữ,
nếu đã đẹp thì không chung thủy hoặc ngược lại”.
+ Dịch là công việc vô tận: tức là chỉ thừa nhận có sự chính xác
một cách tương đối.
Muốn giải quyết vấn đề này, trước hết chúng ta hãy xem lại bản
chất của việc dịch. Vậy bản chất của việc dịch là gì? Về câu hỏi này,
các tác giả đều thống nhất với định nghĩa: “Dịch là diễn tả ý của
nguyên bản bằng ngôn ngữ của mình, dùng ngôn ngữ của mình để
chuyển hóa nguyên bản một cách nhuần nhuyễn”.

II. HAI TIÊU CHUẨN “TÍN” VÀ “NHÔ

- Tín là gì? Là tôn trọng nguyên văn của nguyên bản nhưng
không có nghĩa là lệ thuộc vào nguyên bản một cách máy móc. Vì cái
tương đương trong bản dịch văn học không phải là tương đương của
các chi tiết, của từng từ riêng lẻ, mà là cái tương đương có tính toàn
thể cả về nội dung lẫn hình thức.
Dịch là tái tạo nguyên bản bằng các phương tiện biểu đạt của
ngôn ngữ khác với sự duy trì một cách đầy đủ thể thống nhất giữa
nội dung và hình thức của nó. Thể thống nhất này đạt được bằng việc
tái hiện toàn bộ nội dung tư tưởng của nguyên bản trong các sắc thái
tu từ của nó trên cơ sở của thứ tiếng khác. Không thể có được sự
thống nhất đó nếu chỉ bằng cách xác định các mối tương quan về mặt
hình thức. Sự so sánh các phương tiện của hai ngôn ngữ khác nhau
hoặc thậm chí xa nhau nhất chỉ có thể được thực hiện bởi các phương
tiện biểu đạt khác nhau. Do đó tính chính xác (tín) của dịch nằm
trong mối tương quan về chức năng, chứ không nằm trong mối
tương quan về hình thức với nguyên bản.

138
Trong bài trả lời phỏng vấn nhân dịp xuất bản số đầu tiên của
tạp chí “Văn học nước ngoài”, Giáo sư Ngôn ngữ kiêm dịch giả
biết nhiều thứ tiếng Phan Ngọc, đã nói như sau về đối chiếu
(tương ứng) dịch:
“Có nhiều cách đối chiếu. Đối chiếu ngôn ngữ học nhằm phục
vụ cho việc phân nhóm ngôn ngữ theo loại hình học và nhằm giải
thích các hiện tượng ngôn ngữ có liên quan đến các thứ tiếng khác.
Tôi nghiên cứu các thứ tiếng Đông Nam Á là để hiểu tiếng Việt hơn.
Tôi có ý định viết một công trình về một lớp từ vựng đặc biệt của
tiếng Việt mà xưa nay người ta ít nói đến, gọi là lớp từ cặn. Thí dụ:
khi nói xanh lét, ta thường không giải thích lét là gì, chỉ biết nó chỉ
mức độ cao mà thôi. Tôi coi lét là một từ trong lớp cặn đó.
Đối chiếu trong dịch là nhằm tìm ra những tương đương trọn
nghĩa, tìm ra những cách diễn đạt tương xứng với nguyên bản.
Những người mới vào nghề dịch thường cố tìm những tương đương
một đối một chẳng hạn, bên anh có danh từ thì bên tôi cũng phải có
danh từ. Thực ra, nguyên bản và bản dịch như hai đạo quân, bên này
có thề mạnh về không quân, bên kia có thể mạnh về lục quân. Nếu
biết dụng binh hợp lý thì hai bên có thể tương đương với nhau".
Chữ tín có vai trò rất quan trọng trong tiếp nhận ngôn ngữ. Hiện
tượng tiếp nhận ngôn ngữ là một xu hướng tất yếu. Nó góp phần làm
giầu cho ngôn ngữ tiếp nhận và góp phần làm cho các dân tộc trên
thế giới xích lại gần nhau hơn và qua đó tăng cường sự hiểu biết quốc
tế và tình hữu nghị giữa các dân tộc. Trong tình hình ấy, việc tiếp
nhận ngôn ngữ là không thể tránh khỏi khi mà khả năng diễn đạt của
ngôn ngữ tiếp nhận tỏ ra hạn chế trong một số trường hợp. Chẳng
hạn, một loại thuật ngữ mới của tiếng Việt hiện nay là những thuật
ngữ vay mượn của nước ngoài. Một số cấu trúc ngữ pháp cũng được
tiếp thu để bổ sung và làm giàu thêm cho ngữ pháp tiếng Việt, như
cấu trúc thành ngữ “hơn một lần”1, “hơn cả tuyệt vời”... Những cấu
trúc kiểu như vậy đã được thử thách và được chấp nhận vì chúng

1 Liên hệ với 2 câu thơ của Xuân Diệu:


Hơn một loài hoa đã rụng cành
Trong vườn sắc đỏ rủa màu xanh.

139
không gây hiểu lầm hoặc khó hiểu đối với quảng đại quần chúng.
Nhà phê bình Nga nổi tiếng? V.G Biêlinxki quan niệm “Dịch là sáng
tạo ra văn bản mà tác giả sẽ viết như thế nếu ngôn ngữ dịch là tiếng
mẹ đẻ của anh ta”.
Tiếp theo tiêu chuẩn “tin” là đến tiêu chuẩn “đạt”. Vậy “đạt” là
gì? Về điều này, có khá nhiều ý kiến khác nhau. Dịch giả Hướng
Minh đã phát biểu: “Người dịch trong khi lựa ý, chọn lời, xếp đặt
thích đáng từng đoạn trong một câu, từng chữ trong một đoạn, đồng
thời lại chú trọng cả nhạc điệu của toàn thể để truyền đạt tới người
đọc cái tinh thần của nguyện văn. Một bản dịch chuyển được tinh
thần như thế mới gọi là đạt”. “Đạt” theo cách hiểu, của dịch giả văn
học Trung Quốc nổi tiếng Trương Chính là: “Muốn lưu thoát thì
không bám sát nguyên văn (nguyên văn chứ không phải là nguyên
ý), mà muốn bám sát nguyên văn thì lại không lưu thoát. Mâu thuẫn
ở chỗ đó. Ai giải quyết được mâu thuẫn đó thì người ấy dịch đạt”.
Sau khi dẫn ra hai ý kiến trên về “đạt”, Tạp chí “Nghiên cứu văn
học”1 đã kết luận như sau: “Tóm lại, một bản địch đạt là một bản dịch
trung thành với cả nguyên ý và nguyên văn của tác phẩm, truyền đạt
được những tư tưởng, tình cảm của tác phẩm cho người đọc của
nước mình. Vì vậy, các vấn đề Việt hóa, sáng tạo cũng là những vấn
đề quan trọng phải bàn khi đề cập đến vấn đề “đạt”. Không có sáng
tạo, thì không thể có tín và càng không thể có đạt. Thực ra, tín và đạt
chỉ là hai mặt của một vấn đề có liên quan mật thiết với nhau, không
thể tách rời được".
Về tiêu chuẩn “nhã”, nói chung, các nhà nghiên cứu đều thống
nhất ở ý kiến cho rẳng “nhã” là đẹp, có nghĩa là lời văn trong bản
dịch phải hay, phải phù hợp với các chuẩn mực ngữ pháp và tu từ
của ngôn ngữ dịch. Điều này là dễ hiểu và đơn giản trong trường hợp
nguyên bản là một tác phẩm có lời văn diễn đạt cũng hay, cũng nhã.
Thế còn nếu ngược lại thì sao? Cách đây hơn 40 năm, dịch giả Huyền
Kiêu đã quan niệm về nhã như sau: “Phong cách riêng của từng tác
phẩm, từng nhà văn của mỗi dân tộc, vốn vô cùng phong phú, sinh
động, lắm hình nhiều vẻ. Diễn đạt được cái sinh động, lắm hình

1 năm 1960.

140
nhiều vẻ ấy là cách dịch tốt nhất. Cho nên tôi không đồng ý “trói
tròn” phong cách của tác phẩm trong mấy chữ trang nhã, chải chuốt.
Nhiều nhà văn còn sợ cái trang nhã chải chuốt là khác!
Còn trong trường hợp nếu nguyên bản có lối hành văn trúc
trặc, ngô nghê, thì dịch giả không nên vì để đạt được tiêu chuẩn
“nhã” mà cố sức gọt giũa cho trở nên bóng bẩy, chải chuốt.
Một điểm nữa cũng được đa số các nhà nghiên cứu, dịch giả
quan niệm một cách thống nhất là muốn đạt được tiêu chuẩn “nhã”
thì người dịch phải sáng tạo. Sáng tạo ở đây là sáng tạo về mặt ngôn
ngữ. Chẳng hạn, nếu dịch sang tiếng Việt, thì người dịch phải cố Việt
hóa tối đa để lời văn trong bản dịch phù hợp với ngữ pháp, tu từ của
tiếng Việt, người dịch phải hết sức tránh cách dịch trúc trắc, khô
khan, không lột tả được các tình ý có ở trong nguyên bản.
Tóm lại, thực ra, hai tiêu chuẩn “đạt” và “nhã” có thể liên kết với
nhau thành tiêu chuẩn duy nhất “nhã” theo cách hiểu đã nói ở trên.
Một bản dịch tốt tức là bản dịch phải thỏa mãn được đầy đủ cả hai
tiêu chuẩn “tín” và “nhã”. Đó chính là các bản dịch nổi tiếng “Tỳ bà
hành”, “Chinh phụ ngâm”, “Hoàng Hạc lâu”, “Đợi anh về”.... Đạt
được cả hai tiêu chuẩn “tín” và “nhã” trong dịch văn xuôi đã khó,
trong dịch thơ còn khó hơn nhiều. Muốn có bản dịch thơ tốt, người
dịch phải nắm được “cái thần” của bài thơ. Trong bài “Bông hoa nhỏ
của Puskin” (tiểu khúc phê bình), dịch giả văn học Nga quen biết, Vũ
Thế Khôi1, đã phân tích và biểu dương bản dịch của dịch giả Nguyễn
Minh Đức như sau:
“Những ai dịch thơ, hẳn đều biết đạt được cả tín lẫn nhã khó
nhường nào. Vậy mà trong bản dịch dưới đây, dịch giả đã làm được:
anh đã dịch gần như “nguyên văn” chẳng những từng câu chữ, mà
mọi đường nét tiết tấu của nguyên tác, những chỗ dừng nghỉ cuối
dòng và ngập ngừng giữa dòng. Nhưng điều quan trọng nhất, vì cảm
đúng cái thần của bài thơ nên ngay từ đầu, để truyền đạt cái từ (Безу-
ханный) “rất đắt” của Puskin, dịch giả đã không dùng từ mùi thơm,
vốn quá cụ thể, quá “vật chất”, có thể gợi sự liên tưởng đến các loại

1 Vũ Thế Khôi - Góp bàn về phê bình “ văn học nước ngoài” số 3 năm 2000.

141
mùi thế tục khác, mà chọn đúng từ “hương” huyền ảo hơn, lại đơn
nghĩa: không thể có những “hương” xú uế! - nên thanh hơn. Từ
“hương” của anh lại kết hợp tài tình với “bay”, “đã bay hương”, bởi
nếu dùng “hết” thì lại phải viện đến “mùi”, “thơm” (không thể nói
“hết hương”, mà buộc phải dùng: “hết mùi hương” “hết hương
thơm”) : hơn nữa “đã bay hương” tức là hương xưa vẫn vấn vương
đâu đó trong không gian - thời gian, tức cả trong ký ức con người
đang, tồn tại trong không gian – thời gian ấy! Đồng thời, trong toàn
bài, dịch giả đã khéo léo sử dụng các từ thông dụng trong thơ ca Việt
như : “nao”, “vậy”, “đấy”, “chứ”... khiến lời thơ dịch trôi chảy, bình
dị, tự nhiên như lời nói riêng với lòng mình. Đọc bài thơ dịch lên mà
ta có cảm tưởng đây là một bài thơ sáng tác bằng tiếng Việt:

BÔNG HOA NHỎ

Tôi bỗng thấy một bông hoa khô úa


Quên trong trang sách đã bay hương
Từ đấy lòng tôi bao chan chứa
Tràn ngập niềm mơ ước lạ thường.

Hoa nở nơi nao? Xuân nào vậy?


Nở có lâu không? Ai hái đi?
Một bàn tay lạ hay quen đấy?
Hoa đặt vào đây có chuyện gì?

Hoa kỷ niệm ngày vui sum họp?


Hay buổi dạo chơi lang thang cô độc
Hay một chiều bất hạnh chia ly?
Dưới bóng rừng cây đồng nội im lìm...?

Chắc chàng, còn sống? Nàng sống chứ


Không biết bây giờ họ nơi nao?
Hay cả hai người cùng tàn rũ
Như bông hoa bí ẩn ngày nào?

142
Цветок

Цветок расохщий беуханный


Забытой в книге вижу я
И вот уже Мечтою странной
Дуща Наполонилась моя.

Где цвел? когда? какой весною?


И долго цвел? И сорван кем.
Чужой знакомой ли рукою?
И положен сюда зачем?

На память нежного ль свиданья


Или разлуки роковой
Иль одинокого гулянья
в тиши полей, в тени лесной?

И жив ли тот и та жива ли?


И нынче где их уголок?
Или уже они увяли;
Как сей неведомый цветок?

III. ĐÁNH GIÁ BẢN DỊCH DỰA VÀO TÀI LIỆU DỊCH

Trước hết, chúng ta hãy xem xét ý kiến rất xác đáng sau của
L.Xôbôlép, nhà văn kiêm dịch giả Nga: “Việc đánh giá mức độ chính
xác của bản dịch phải tính đến mục đích dịch. Bản dịch văn bản nghệ
thuật được coi là chính xác nếu nó giữ được ý tưởng thơ ca của
nguyên bản. Bản dịch văn bản thuộc thể loại chính luận, nếu nó đạt
được sự tương đương của mỗi chi tiết với hiệu quả chính trị mong
muốn. Bản dịch văn kiện, khi nguyên bản được thay thế bằng tiếng
mẹ đẻ và tôn trọng chuẩn mực của nó”.
Tóm lại, mỗi thể loại dịch phải được đánh giá theo các tiêu
chuẩn khác nhau về tính chính xác. Tính chính chính xác trong thơ

143
phải được hiểu khác với tính chính xác trong văn xuôi chẳng hạn. Cụ
thể là như sau:
1. Dịch sách lý luận (văn kiện và tác phẩm kinh điển). Đây là
loại sách được viết bằng tư duy trừu tượng. Người dịch phải bám sát
nguyên bản ở mức cao, thuật ngữ phải chính xác, mới mẻ. Người
dịch phải tôn trọng cách diễn đạt của tác giả. Khi dịch sang tiếng Việt
chẳng hạn, thì Việt hóa ở đây là dịch rõ ràng, chính xác, tránh gây
hiểu lầm.
2. Dịch sách lý luận, chính trị, kỹ thuật... để tham khảo, nghiên
cứu: Về tính chất, có phần nào giống với loại 1. Có khác chăng là khác
ở mục đích, yêu cầu của việc dịch. Loại dịch này không cần phải bám
sát nguyên bản và truyền đạt đầy đủ văn phong của tác giả như
trong loại 1. Yêu cầu dịch ở đây là: cần nắm thực chất ý kiến của tác
giả để dịch một cách linh hoạt. Có thể thêm, bớt (chủ yếu) chút ít,
miễn là không trái ý với tác giả.
3. Dịch sách khoa học kỹ thuật: Chúng ta đã biết, ngôn ngữ
khoa học không đối lập với ngôn ngữ toàn dân, nhưng nó có các đặc
điểm riêng. Trong văn bản khoa học thường chứa đựng nhiều thuật
ngữ khoa học, công thức, qui tắc của khoa học kỹ thuật. Người dịch
cần phải hiểu và dịch đúng các thuật ngữ khoa học sang ngôn ngữ
dịch. Người dịch phải có hiểu biết nhất định về lĩnh vực văn bản mà
mình dịch. Yêu cầu dịch ở đây là chính xác, chặt chẽ, hết sức tránh
những câu mơ hồ về nghĩa.
4. Dịch sách văn nghệ: Ở đây, ngôn ngữ hình tượng được sử
dụng rộng rãi, từ vựng phong phú, đa dạng. Từ cổ, từ mới, phương
ngữ, từ vay mượn, từ lóng, từ tục, nghĩa đen, nghĩa bóng... được sử
dụng một cách phong phú, thoải mái trong các loại sách văn nghệ.
Điều quan trọng là người dịch phải cảm thụ được nội dung nghệ
thuật của nguyên bản để diễn đạt lại. Sự chính xác ở đây không phải là
ở từng chữ, từng câu, mà là ở toàn bộ hình tượng toát ra qua bản dịch
(tương đương động). Loại dịch này đòi hỏi người dịch phải am hiểu lý
luận về nghệ thuật, có năng khiếu, có tư duy nghệ thuật và có tính
sáng tạo, có tâm hồn nghệ sĩ. Chẳng phải ngẫu nhiên mà đã có ý kiến

144
phát biểu một cách khắt khe, đòi hỏi người dịch văn phải là nhà văn,
người dịch thơ phải là nhà thơ, người dịch kịch phải là nhà viết kịch...

IV. KHUYNH HƯỚNG THỰC DỤNG CỦA DỊCH

Muốn đánh giá bản dịch thì phải căn cứ vào nhiệm vụ của việc
dịch. Trong nhiều trường hợp, người dịch có thể từ bỏ sự tương ứng
tối đa, thay đổi thể loại của nguyên bản, tái hiện những đặc điểm
hình thức nhất định của nguyên bản. Và chính vì thế mà anh ta đã vi
phạm chuẩn mực hoặc thói quen sử dụng của ngôn ngữ dịch.
Cần xem xét yêu cầu của việc dịch là gì? Dịch làm gì? Cho đối
tượng nào? (tham khảo, nghiên cứu, xuất bản). Phải xuất phát từ yêu
cầu cụ thể mà định mức độ dịch, mức độ chú thích, mức độ so sánh.
Tóm lại, không hề có khuôn mẫu cố định, cứng nhắc, buộc người
dịch cứ nhất thiết phải tuân theo một cách máy móc.

V. CHUẨN MỰC QUY ƯỚC CỦA VIỆC DỊCH

- Mỗi thời kỳ lịch sử lại có một quan điểm riêng về dịch: dịch sát,
dịch có sửa chữa, dịch tự do. Chẳng hạn, Kinh Thánh có lẽ là một
trong những tác phẩm được dịch nhiều nhất và sang nhiều thứ tiếng
nhất. Vì dịch Kinh Thánh có yêu cầu riêng cho nên ngay cả bây giờ,
trong các bản dịch. Kinh Thánh, đôi khi cũng phải có những từ,
những chỗ khó hiểu để tác động tới tâm lý của người đọc. Khi đề cập
đến tình hình dịch kinh Phật ở Trung Quốc, tác giả Trần Nghĩa đã
viết như sau trong bài “Những vấn đề đặt ra trong việc dịch từ Hán
sang Việt hôm nay1”. Dịch Kinh Phật không tránh khỏi 5 điều mất
mát”. Một là, trật tự từ tiếng Phạn không giống trật tự từ tiếng Hán,
khi dịch thường đảo ngược lại. Hai là, tiếng Phạn chân chất, tiếng
Hán bóng bảy. Ba là, trong Kinh Phật, mỗi ý thường được nhắc lại
nhiều lần cho nên khi dịch cần phải bớt. Bốn là, trong Kinh Phật,
trước khi kết thúc một ý, thường tóm tắt những điều đã nói trong
vòng từ 500 đến 100 chữ nên phải bớt. Năm là, trong Kinh Phật, trước

1 Xem "Dịch từ Hán sang Việt một khoa học, một nghệ thuật. NXB KHXH Hà Nội -
1982, trang 17.

145
khi chuyển sang ý khác thường nhắc lại ý đã nói một lượt, khi dịch
không thể giữ nguyên. Ngoài 5 khoản mất trên, còn có “3 điều không
dễ”: Một là, dùng tiếng hiện đại để phiên tiếng cổ đại, khó mà chính
xác trăm phần trăm. Hai là, tư tưởng người xưa vừa sâu vừa tinh tế,
những kẻ học Kinh Phật đời sau thường hời hợt, khó lòng hiểu đầy
đủ. Ba là, Kinh Phật được soạn rất công phu, người đời sau mang ra
dịch một cách tùy tiện, tránh sao khỏi bôi bác. Từ các lý do trên,
trường phái “dịch chữ” (ở Trung Quốc) đã cố giữ lại những gì vốn có
của nguyên bản. Họ cho rằng một bản dịch lưu loát chỉ có thể là thứ
“rượu nho pha nước lã”.
- Thế kỷ VIII, ở Pháp thịnh hành cách dịch có sửa chữa để làm
đẹp nguyên bản cho phù hợp với thị hiếu của người đọc đương thời.
- Ngày nay, thịnh hành phương pháp dịch tương đương để bảo
đảm chính xác tối đa cả về hai phương diện dịch ý và văn.
- Cuối cùng, người dịch cần chú ý đến tính thứ bậc trong việc
thực hiện các yêu cầu trên: tính thực dụng của dịch, chuẩn mực thể
loại tu từ, tính chính xác.
Một điều cũng cần lưu ý nữa là: muốn kiểm tra tính chính xác thì
phải so sánh, đối chiếu giữa nguyên bản và bản dịch, nghĩa là phải có
trình độ chuyên môn, thời gian, sức lực. Điều này cũng không dễ
thực hiện, nhất là khi phải dịch các ngôn ngữ ít được phổ biến.

VI. CÂU HỎI ÔN TẬP

1. Hãy nói về 2 tiêu chuẩn “tín” và “nhã” trong dịch.


2. “Tín” và “nhã” có quan hệ với nhau như thế nào?
3. Thế nào là sáng tạo trong dịch?
4. Đánh giá bản dịch “phải dựa vào tài liệu được dịch” nghĩa là gì?
5. Hãy nói về khuynh hướng thực dụng của dịch.
6. Thế nào là chuẩn mực quy ước của dịch?

146
B/I 13

CHUYỂN ĐẠT ĐẶC TRƯNG DÂN TỘC


TRONG BẢN DỊCH TÁC PHẨM VĂN HỌC

I. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ

Chuyển đạt đặc trưng dân tộc trong bản dịch văn học là một
trong những vấn đề quan trọng của việc dịch vì những lẽ sau:
1. Nhiều nhà nghiên cứu về lý thuyết dịch và nhiều dịch giả nổi
tiếng (chẳng hạn của Liên Xô (cũ) như A.V.Phêđôrốp, V.L.Rossel’,
G.Gachechilatze, của Tiệp Khắc như.Le.vưi, của Bun-ga-ri như
Xécgây-Vlakhốp và Xiđer Flôrin...) đã khẳng định rằng một trong
những vấn đề quan trọng nhất của lý thuyết dịch là vấn đề đặc
trưng dân tộc của nguyên bản. Tại đại hội của các nhà văn Xôviết
lần thứ hai, có người đã nêu ý kiến: “Thiếu sót nghiêm trọng của lý
thuyết dịch là chưa nghiên cứu những vấn đề hình thức dân tộc
trong bản dịch”.
2. Khó khăn đầu tiên người dịch gặp phải là những thực tế trong
sinh hoạt xã hội và sinh hoạt vật chất của những người nói thứ ngôn
ngữ của nguyên bản. Điều này càng đặc biệt nổi rõ khi phải dịch
những tác phẩm có chủ đề gần với sinh hoạt dân tộc và thể loại gần
với văn học dân gian. Chẳng hạn, khi phải dịch các tác phẩm của
Gôgôn, Sếchspia, Bandắc... Thường ở những nhà văn càng lớn, thì
tính dân tộc, tính nhân dân càng được thể hiện rõ.
3. Những sai sót lớn nhất trong bản dịch văn học thường là do
người dịch không hiểu những đặc trưng trong sinh hoạt dân tộc, nếp
tâm lý dân tộc được miêu tả trong nguyên bản. Người dịch không
phải chỉ biết ngôn ngữ, mà còn phải hiểu cuộc sống và sinh hoạt, địa
lý, văn hóa, chế độ quốc gia và chính trị của những nước nói thứ
tiếng mình dịch.

147
4. Trong lý thuyết dịch, từ trước đến nay, người ta thường tranh
cãi về vấn đề khả năng dịch. Người ta thường dựa vào sự phân đoạn
thực tại khác nhau và việc không có khả năng chuyển đạt đầy đủ một
số yếu tố như từ thực tế (réalitée), tục ngữ, đặc ngữ... để phủ nhận
khả năng dịch (tiêu biểu cho xu hướng này là hai học giả tư sản
Humbôn và Uôphơ).
Do đó, việc nghiên cứu vấn đề chuyển đạt đặc trưng dân tộc
trong bản dịch văn học sẽ góp phần vào việc chứng minh cho khả
năng dịch đã được lý thuyết dịch và thực hành dịch xác định lừ lâu.

II. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ CHUYỂN ĐẠT ĐẶC


TRƯNG DÂN TỘC TRONG DỊCH VĂN HỌC TRÊN THẾ GIỚI
VÀ TRONG NƯỚC

Trong lý luận và thực hành dịch ở Liên Xô (cũ), có hai khuynh


hướng đôi lúc hết sức trái ngược nhau: khuynh hướng ngôn ngữ học
và khuynh hướng nghiên cứu văn học. Những người theo quan điểm
ngôn ngữ học (như A.V.Phêđôrốp. LX Backhuđarốp, V.N/Camisarốp...)
cho rằng lý thuyết dịch được bắt đầu trước hết từ "các từ". Ngược lại,
những người theo quan điểm nghiên cứu văn học (như V.L.Rossel’,
I.Kaskin, LN. Xôbôlép...) lại cho rằng việc dịch được bắt đầu từ “hình
tượng văn học”. Tuy vậy, khi bàn về vấn đề chuyển đạt đặc trưng
dân tộc, thì ý kiến của hầu hết các nhà nghiên cứu lại không đối lập
nhau như lúc họ bàn về những vấn đề chung của lý thuyết địch.
Trong các cuốn sách và các bài viết của tác giả xô-viết về vấn đề
chuyển đạt đặc trưng dân tộc, chúng ta thấy nổi lên ba vấn đề là các
từ thực tế, tục ngữ, đặc ngữ. Đi vào cách giải quyết cụ thể, các tác giả
xô-viết đã đề nghị dịch theo các cách sau:.

1. Cách dịch các từ thực tế (relitée)1

Trong cuốn “Cơ sở lý thuyết chung của việc dịch”, A.V.Phêđôrốp


đã đưa ra các cách dịch như sau:

1 Về vấn đề này, hai tác giả Bungari là Xécgây Vlakhốp và Xiđer Plôrin đã xuất bản cả
một cuốn sách dày 400 trang với tiêu đề “Cái không dịch được trong bản dịch”.

148
a. Chuyển chữ (chuyển toàn bộ hoặc một phần), tức là sử dụng
một cách trực tiếp từ đó hoặc thân từ của nó trong chữ viết bằng; các
chữ cái của tiếng mẹ đẻ hoặc kết hợp với các vĩ tố của tiếng mẹ đẻ.
b. Tạo ra từ mới hoặc từ phức tạp, cụm từ để biểu thị sự tương
ứng trên cơ sở của các yếu tố và các mối quan hệ hình thái có trong
ngôn ngữ.
c. Sử dụng một từ biểu thị một cái gì gần gũi, chứ không đồng
nhất về chức năng với từ thực tế trong nguyên bản, tức là sự
phỏng dịch được thuyết minh bởi văn cảnh và đôi lúc tiếp cận với
việc miêu tả.

2. Cách dịch các tục ngữ, thành ngữ

Về vấn đề này, các tác giả xô-viết đã thống nhất nhận định: “Mỗi
tục ngữ đều có sự tương ứng trong hầu hết các ngôn ngữ. Vì vậy, về
nguyên tắc, bao giờ cũng có khả năng dịch nó. Mỗi tục ngữ đều có cơ
sở lịch sử cụ thể. Tục ngữ mang đậm chất dân tộc. Nếu tính chất của
bản dịch cho phép, thì có thể dịch một tục ngữ trong nguyên bản
bằng một tục ngữ tương ứng về nghĩa trong bản dịch. Khi tìm trong
tiếng mẹ đẻ một hình tượng tương đương với hình tượng của nguyên
bản, người dịch phải làm sao cho hình tượng tương đương đó không
mang tính dân tộc của mình một cách quá đặc biệt khiến nó trở nên
xa lạ với nguyên bản”.

3. Cách dịch các đặc ngữ


Có 3 cách dịch sau:
a. Đối với đặc ngữ trung tính, dễ dịch: hoặc là tìm sự tương ứng
trong tiếng mẹ đẻ (nếu có) hoặc là dịch bản thân hình tượng.
b. Đối với các đặc ngữ mang sắc thái dân tộc biểu thị các thực tế
dân tộc: thường không dịch sát nghĩa từng từ, mà phải tìm sự tương
đồng hoặc phải cấu tạo những đặc ngữ mới để biến chúng thành đặc
ngữ tương ứng trong tiếng mẹ đẻ.
c. Đối với các đặc ngữ mang nội dung chơi chữ rất khó dịch:
phải thay thế và tạo nên sự chơi chữ tương tự trong tiếng mẹ đẻ của
người dịch vì hiện tượng chơi chữ có quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ.

149
III. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ CHUYỂN ĐẠT ĐẶC
TRƯNG DÂN TỘC TRONG BẢN DỊCH VĂN HỌC Ở VIỆT NAM.

Ở nước ta, từ trước tới nay, chưa có công trình nào nghiên cứu
một. cách tập trung và trực tiếp về vấn đề trên. Dẫu vậy, chúng tôi
cũng xin thử phác qua mấy nét về việc nghiên cứu lý luận dịch nói
chung và các quan điểm cụ thể về vấn đề chúng ta đang bàn nói riêng
như sau:
1. Năm 1960, trên tạp chí “Nghiên cứu văn học” có cuộc trao đổi
ý kiến về “Vấn đề dịch tác phẩm văn học nước ngoài” với sự tham
gia của các nhà. nghiên cứu và các dịch giả như Trương Chính,
Huyền Kiêu, Lê Xuân Vũ, Mộ Thanh, Việt Hùng...
Nói chung, các bài viết đều xoay quanh 3 tiêu chuẩn chính là tín,
đạt, nhã. Trong đó, có nhũng vấn đề được nhấn mạnh như vấn đề
Việt hóa, vấn đề sáng tạo, vấn đề ngôn ngữ. Ngoài ra, các bài viết
cũng có bàn đến một số vấn đề khác như dịch thơ, kịch, vấn đề tính
tư tưởng của công tác dịch thuật, vấn đề các yêu cầu đối với người
dịch phải là nhà văn...
2. Giáo trình “Lý thuyết và thực hành dịch Nga - Việt” (in-rô-nồ-
ô) của khoa Nga, Trường đại học Sư phạm ngoại ngữ do tác giả Vũ
Lộc, cán bộ giảng dạy của khoa, soạn. Trong giáo trình này, khi bàn
đến các từ thực tế, tác giả Vũ Lộc cho rằng muốn dịch đúng, trước hết
phải hiểu đúng sự vật hoặc khái niệm do chúng biểu thị. Tác giả đã
đưa ra ba cách giải quyết sau:
a. Tìm những từ có nghĩa tương tự trong ngôn ngữ dịch. Thí dụ:
khram - miếu; aul - bản; khizhina -túp lều; samovar - ấm đun nước.
b. Dịch bằng cách giải thích, miêu tả. Phần lớn dùng để dịch các
từ có tính chất thuật ngữ.
trollejbus - xe điện bánh hơi; tramvaj -xe điện; traktor -máy kéo;
pylesos - máy hút bụi.
c. Dịch âm
rubl’ - rúp; vodka - vốt ca
bol’shevik - bôn - sê - vích.

150
Một bộ phận dịch âm, một bộ phận dịch nghĩa.
Gorosovet - Xô - viết thành phố.
hoặc tồn tại cả 2 cách dịch (dịch âm và dịch chữ).
+ Đối với thành ngữ, tác giả đã giới thiệu các cách dịch:
a. Dịch bằng thành ngữ tương đương.
Lửa đổ thêm dầu - Podlivat’ maslo Vogon’.
Cha nào con ấy - Kakob otec, takov i syn.
b. Dịch bằng cách đổi hình ảnh nhưng có nội dung phù hợp.
Một cây làm chẳng nên non - Odin v pole ne voin.
Bán anh em xa, mua láng giềng gần - Blizkij, sosed luchshe
dlal’ney rodni.
c. Dịch trực tiếp ý nghĩa của thành ngữ (có thể thay đổi,
thêm, bớt).
Nó suốt ngày lêu lổng - On celyj den’ Gbaklusi.
- Chuyên đề “Lý thuyết dịch” do Giáo sư Nonna Xtankiêvích
đọc trong nhiều năm ở Khoa Ngữ văn Trường Đại học Tổng hợp
Hà Nội.
Đây là các bài giảng khá đầy đủ và có hệ thống về lý thuyết và
thực hành dịch. Vì rất am hiểu cả hai thứ tiếng Nga, Việt nên người
đọc đã đưa ra mội số dẫn chứng bổ ích, chính xác trong các trường
hợp có liên quan đến việc so sánh hai thứ tiếng trên. Đặc biệt, tác giả
có dẫn ra một số trường hợp không thể dịch, mà phải dùng cách giải
thích như:
- Không thể dịch hai từ “ty” và “vy” của tiếng Nga sang tiếng Anh.
- Rất khó dịch sang tiếng Việt các từ như: đom, izba, khata (của
tiếng Nga) cũng như rất khó dịch sang tiếng Nga các từ của tiếng Việt
như: ăn, chén, nhậu...
Vì theo tác giả, các phạm trù này không liên quan đến việc phân
đoạn thực tại, mà chỉ liên quan đến việc đánh giá thực tại mà thôi.
Khi bàn về thành ngữ, tục ngữ, tác giả cũng chia làm hai loại.

151
a. Loại dịch được: thí dụ, Gieo gió, gặt bão. Loại này dịch
được, vì người nước ngoài hiểu được trên cơ sở liên hệ với tình
huống bên ngoài.
b. Loại không dịch được: Vì các yếu tố ngữ nghĩa của nó có tính
chất tình huống. Thí dụ “đứt ruột” không dịch được, mà phải tìm
cách nói tương tự.
4. Giáo trình “Lý thuyết phiên dịch” của Phan Đắc Huệ, cán bộ
giảng dạy Khoa Tiếng Việt, Đại học Tổng hợp Hà Nội (Trường Đại
học Tổng hợp in rô-nê-ô năm 1982).
Đây là tập giáo trình được biên soạn chủ yếu dựa trên các luận
điểm được trình bày trong hai cuốn “Bàn về phiên dịch” của V.V.Ca-
mi-sa-rốp và “Ngôn ngữ và phiên dịch” của L.X.Backhuđarốp. Trong
giáo trình này, khi bàn đến việc dịch “các từ không có tương đương”,
tác giả Phan Đắc Huệ đã đưa ra mấy cách sau:
1. Dịch âm - Gorkij - Goócki; Solokhov - Sô-lô-khốp
2. Dịch can-ke - Thí dụ:
+ Grand Jury bol’shoe zhjuri.
- Dom kul’tury - House of Culture.
3. Dịch theo kiểu giải thích.
Biện pháp này được sử dụng để dịch các từ hoặc cụm từ chỉ
những “sự vật” độc đáo của ngôn ngữ không có các từ hoặc cụm từ
tương đương với nó trong ngôn ngữ dịch. Thực chất của thủ pháp
này là cách dịch nghĩa một từ của nguyên bản bằng một nhóm từ
hoặc một câu trong bản địch.
Thí dụ:
- Landslide - Sự thắng phiếu lớn trong các cuộc bầu cử.
- Whisstle - stop speech - Bài diễn văn dùng trong lúc dừng lại
trên đường đi vận động bầu cử.
4. Phỏng dịch (dịch một cách tương đương)
Biện pháp này nhằm vạch ra một sự tương ứng gần gũi nhất với
ý nghĩa của đơn vị từ vựng trong nguyên bản không có từ hoàn toàn
tương đương với nó trong ngôn ngữ dịch.

152
Gorsovet - Hội đồng Xô viết thành phố.
Khata - nhà trát vách.
Mullin - bánh nướng xốp.
Know-how - bí quyết sản xuất.
Khuôn khổ của bài giảng có hạn nên chúng tôi xin được kết thúc
bằng hai điểm nói thêm như sau:
1. Từ thực tế chỉ là một trong những yếu tố làm nên đặc trưng
dân tộc của một tác phẩm văn học.
2. Cả ba nhà nghiên cứu về lý luận dịch của Liên Xô (cũ) đã được
nói đến ở phần II đều bàn tương đối kỹ về ba loại yếu tố làm nên đặc
trưng dân tộc của tác phẩm văn học. Nhưng để tránh sự trình bày dài
dòng nên ở mỗi người, chúng tôi chỉ giới thiệu cách giải quyết cụ thể
về một trong ba yếu tố đó. Cụ thể là: ở Phêđôrốp cách dịch các từ
thực tế, ở Rossel’i - cách dịch các đặc ngữ; ở Gachechi1atze - cách dịch
thành ngữ, tục ngữ.

IV. CHUYỂN ĐẠT TÍNH ĐỘC ĐÁO CỦA NGUYÊN BẢN.

Vấn đề chuyền đạt sang ngôn ngữ khác tính độc đáo, dân tộc của
nguyên bản có vai trò đáng kể trong số các vấn đề sống còn của lý
luận dịch.
Hiện nay, đôi lúc vấn đề này còn có ý nghĩa chính trị. Các dịch
giả Xô viết đã có được nhiều kinh nghiệm thực tế trong việc truyền
đạt tính độc đáo dân tộc bằng ngôn ngữ khác. Nhưng các nguyên tắc
và tiêu chuẩn trong lĩnh vực đó vẫn chưa được đề ra. Các giải pháp
cụ thể thường mâu thuẫn nhau và đôi khi không chính xác.
Vậy những từ nào cần dịch, còn những từ nào thì không? Người
dịch chỉ nên dịch những từ biểu thị các khái niệm, sự vật, hiện tượng.
Nói tóm lại, đó là các thực tế có ở thói quen sử dụng của ngôn ngữ
dịch, có một số người dịch đã làm việc một cách hình thức, tức là đã
mày mò để dịch một từ nào đó không nhất thiết phải dịch. Họ đã
quên mất rằng một từ riêng lẻ là một yếu tố của ngôn ngữ, chứ không
phải là một yếu tố của hình thức văn học. Do vậy, đó không phải là
biện pháp miêu tả của ngôn ngữ khác.

153
Dưới các tên gọi khác nhau, vấn đề hình thức dân tộc đã được
đề cập đến trong tất cả các công trình nghiên cứu xưa và nay về
dịch. Xâytlin đã nhận định: “Mỗi dân tộc dù lớn hay nhỏ, đều có
đặc điểm riêng về phẩm chất, đều có các đặc trưng riêng không có ở
dân tộc khác”.
Hình thức dân tộc của một nền văn hóa cũng thay đổi do sự phát
triển của dân tộc. Đồng thời, toàn bộ sự tiến hóa có lợi cho phát triển
của dân tộc tham gia vào kho tàng văn hóa thế giới với tư cách là
thành quả vĩnh viễn của các giá trị văn hóa dân tộc.
Với tư cách đại biểu của dân tộc, mỗi con người đều có nếp tâm
lý độc đáo riêng. Đó là các đặc điểm của một tính cách nhất định. Nó
được phản ánh vào tác phẩm văn hóa và bị bao vây giữa các hiện
tượng sinh hoạt riêng, các thực tế có tính địa phương. Theo nghĩa đó
hình thức dân tộc trở thành đối tượng miêu tả trong tác phẩm văn
học, một bộ phận trong nội dung của nó.
Dịch giả Xô viết VI. Rossel’i đã có lần tâm sự:
“Khi đọc một tác phẩm văn học lớn, chúng ta bị ngợp giữa thực
tế ngồn ngộn. Trong nghề dịch, đã có lúc tôi phải dịch tác phẩm
“Большая родня” của nhà văn nổi tiếng M.Xten-mác. Trong tác
phẩm đó, có tới hơn 300 cảnh, chẳng cảnh nào giống cảnh nào. Cảnh
nào cũng có tính đặc thù của một địa phương cụ thể: cây cối, hoa lá,
chim chóc... Để dịch đúng tất cả các cảnh đó, người dịch phải hiểu
biết về thiên nhiên Ucrainna1. Nói rộng hơn: muốn dịch đúng bằng
thứ tiếng khác sự phong phú có trong nội dung ở nguyên bản, thì
người dịch phải hiểu biết đất nước, lịch sử, sinh hoạt, thiên nhiên của
đất nước đã tạo ra nguyên bản.
Phương pháp hiện thực xã hội chủ nghĩa đòi người dịch cũng
như nhà văn phải hiểu đầy đủ về bản thân cuộc sống và dùng nó để
kiểm tra tính chính xác của bản dịch của mình. Chỉ có như vậy, bản
dịch mới đáp ứng được yêu cầu chính đáng của người đọc”.

1 Trong lúc dịch cuốn “Rừng Nga” của Lêônít Lênốp, dịch giả Phạm Mạnh Hùng
cũng gặp khó khăn tương tự như vậy và anh đã dịch một cách thành công.

154
Năm 1885, trong bài báo nổi tiếng “Cần dịch nói như thế nào?”,
F. Ăng-ghen đã nói rằng để hiểu một tác phẩm lớn (ám chỉ “Tư bản
luận”), người dịch không thể chỉ cần thạo ngôn ngữ nói, ngôn ngữ
viết mà còn phải hiểu biết về đời sống Đức.
Tài năng dịch là tất cả sự phong phú trong việc truyền đạt thể
thống nhất nghệ thuật sang ngôn ngữ khác sao cho nó giữ lại mọi
phẩm chất nghệ thuật của nguyên bản.
Nhiệm vụ đó có thể thực hiện được không? Và cần có những
điều kiện gì? Nhà thơ Nga, Paxtécnác, đã viết: “Âm nhạc của từ
không nằm trong âm hưởng, mà nằm trong sự kết hợp giữa âm
hưởng và ý nghĩa của nó”.
Dịch chữ ít có khả năng biểu đạt ngữ điệu, tức là hệ thống chỗ
ngắt, trường cú, chỗ lên giọng, xuống giọng, trọng âm ý nghĩa của
câu, chỗ nhanh, chậm trong tốc độ ngôn ngữ, cũng tức là hệ thống
tạo nên sự cảm thụ của người đọc, ngay cả lúc đọc thầm”.
I.A.Kaskin nói: “Hình thức dân tộc không được truyền đạt bởi
sự xuyên tạc ngôn ngữ dịch làm nó gần với các quy tắc của ngôn
ngữ khác”.
Mặt khác, ngôn ngữ là công cụ giao tiếp. Các ngôn ngữ khác
nhau và hệ thống cấu tạo của chúng cũng khác nhau. Nhưng các quy
luật của tư duy lại là chung cho toàn nhân loại. Mọi ngôn ngữ đều
phái triển theo hướng thỏa mãn tối đa yêu cầu diễn đạt tư tưởng.
Nếu một tư tưởng nào đó đã được biểu đạt ở một ngôn ngữ, thì điều
đó cũng có nghĩa: sớm hoặc muộn, nó cũng sẽ được biểu đạt ở các
ngôn ngữ khác.
Nhiệm vụ của dịch văn học là truyền đạt tư tưởng, hình tượng
có ở nguyên bản bằng các phương tiện biểu đạt của ngôn ngữ dịch.
Muốn vậy, ngôn ngữ dịch phải chính xác ở mức cao. Điều đó đòi hỏi
người dịch phải hoàn thiện tiếng mẹ đẻ để bản dịch đạt tới sự gần gũi
tối đa nguyên bản.
Có thể nói rằng: chẳng phải bao giờ đoạn câu cũng là đơn vị
nghệ thuật hoàn chỉnh. Bản thân sự khác biệt của các ngôn ngữ đôi
lúc đã cho phép người dịch cắt hoặc gộp câu, gộp đoạn.

155
Như vậy, để truyền đạt ý nghĩa của hình tượng, người dịch buộc
phải phá vỡ các ranh giới hình thức của các yếu tố có trong nguyên
bản, thay thế từ, cấu trúc câu, chia nhỏ hoặc liên kết nó với câu bên
cạnh, chuyển các từ riêng lẻ ở câu này sang câu khác, thậm chí
chuyển cả một câu từ đoạn này sang đoạn khác.
Người dịch cần có chỗ dựa về phương pháp luận vững chắc khi
phải dịch các yếu tố quan trọng nhất của hình thức dân tộc của
nguyên bản.
Ngữ điệu nằm trong mối liên hệ tương hỗ chặt chẽ với hệ thống
ngữ pháp của một ngôn ngữ, tức là một bộ phận hữu cơ của hình
thức dân tộc. Vấn đề truyền đạt ngữ điệu của câu trở thành đối tượng
của các cuộc tranh cãi về mặt lý luận. Ngay từ buổi đầu của nghệ
thuật dịch Xô viết, cuốn sách “Các nguyên tắc dịch văn học” (được
xuất bản năm 1920 và tái bản năm 1921) đã bộc lộ hai quan điểm trái
ngược về vấn đề này.
Theo F.Báchuxcốp (và cả A.V.Phê-đô-rốp) trong bài báo “Những
nhiệm vụ của dịch văn học”, thì ngữ điệu là cái không thể dịch được
sang ngôn ngữ khác. Ông đã kết luận bài báo như sau: “Cần có sự
thỏa hợp nào đó có thể khiến ta nhớ đến ngôn ngữ của nguyên bản
mà không phá vỡ cấu trúc chung ở ngôn ngữ dịch”.
Các đặc trưng dân tộc trong ngữ điệu của lời nói được quyết
định bởi các khả năng về cú pháp và từ vựng của ngôn ngữ. Chẳng
hạn, trong tiếng Ucraina, trọng tâm ý nghĩa của câu rất ít khi rơi vào
cuối câu, mà thường ở đầu hoặc giữa câu, còn ở cuối câu thường là
động từ và bổ ngữ thì được đưa lên phía trước. Trái lại, trong tiếng
Nga, có khuynh hướng đặt trọng âm ý nghĩa ở giữa câu và bổ ngữ
được đặt sau động từ của vị ngữ.
Chỉ có thể nắm được ngữ điệu trong một chiết đoạn hoàn chỉnh
của văn bản là sự thống nhất có tính bộ phận giữa ý nghĩa và cách nói
hình tượng có quan hệ với nhau do tính cộng đồng của nhịp điệu,
nhịp độ, độ căng về tình cảm.
Tất nhiên, mỗi chiết đoạn loại đó phải luôn luôn có quan hệ với
toàn bộ tác phẩm. Người dịch phải hình dung được bộ phận đó của

156
văn bản chiếm vị trí nào trong nguyên bản. Ngữ điệu của dân tộc -
cũng như sự biểu hiện một bộ phận của nó - ngữ điệu của tác giả - là
cái có thể được tái hiện sang một ngôn ngữ phát triển khác một cách
đẩy đủ. Nó là một trong những hiện tượng rõ rệt nhất của hình thức
dân tộc của tác phẩm văn học. Châm ngôn, ẩn dụ, so sánh, tính ngữ,
từ đồng âm và tất cả các lối nói có hình tượng khác được sinh ra
trong hình thức dân tộc, tức là trong cái hình thức bị chi phối bởi các
quy luật của ngôn ngữ, còn nội dung của chúng thì phản ánh các đặc
trưng văn hóa của nguyên bản. Thi hào Puskin viết: ”Dịch sát không
bao giờ có thể đúng được. Mỗi ngôn ngữ đều có cách nói riêng, các
cách tu từ riêng không thể dịch được sang ngôn ngữ khác một cách
tương ứng?”.
Vấn đề dịch tính hình tượng của ngôn ngữ là một trong số ít vấn
đề của lý luận dịch đã có được sự giải thích khá rộng rãi, cho phép
hạn chế ở các nhận xét tổng kết, khái quái. Dường như tính ngữ là
loại chuyển nghĩa đơn giản nhất. Nhưng khi dịch các tính ngữ, chúng
ta phải đề phòng nguy cơ xuyên tạc phong cách của tác giả vì nó luôn
luôn gắn với một trong những phong cách tồn tại của ngôn ngữ toàn
dân. Mỗi ngôn ngữ đều có các hình tượng có quan hệ chặt chẽ với
đặc trưng tâm lý dân lộc.
Sự khác nhau lớn giữa các ngôn ngữ nằm ở sự lặp lại. Sự lặp
lại có quan hệ hình thức dân tộc chỉ bởi vỏ ngoài của ngôn ngữ. Ở
đây, nhiệm vụ của người dịch không phải là chuyển cái vỏ đó từ
ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, mà là ở chỗ chuyển đạt được bản
thân sự chồng chất các yếu tố đồng loại của nội dung trong cái vỏ của
ngôn ngữ dịch.
Vấn đề đáng được chú ý nhất là dịch các đặc ngữ, tục ngữ.
Những ai đã viết về lý luận dịch đều nghiên cứu vấn đề này. Một
điều tưởng cũng cần nhắc lại là dù theo hướng nào, chúng ta cũng
đều tới được những vấn đề dịch văn học xuất phát từ chỗ là: tác
phẩm dịch là một sáng tạo nghệ thuật, là thể thống nhất. Người dịch
phải luôn luôn nhớ đến các mối tương tác giữa các bộ phận vì vị trí
và vai trò của chúng trong việc tạo nên chính thể nghệ thuật mới mẻ,
hoàn hảo.

157
V. CÂU HỎI ÔN TẬP

1- Hãy nói về tầm quan trọng; của việc chuyển đạt đặc trưng dân tộc
trong dịch.
2- Đặc ngữ là gì? Cách dịch đặc ngữ.
3- Vì sao có quan niệm “bất khả dịch” (không dịch được)?
4- Cách chuyển đạt tính độc đáo của nguyên bản.

158
B/I 14

LÝ THUYẾT CHUNG VỀ DỊCH HOẶC CÁC MÔ HÌNH DỊCH

- Từ lâu, lý luận dịch đã rất cố gắng khái quát các nguyên tắc
chung của hoạt động dịch. Các nguyên tắc đó thường được nêu ra
dưới dạng các nguyên tắc (các yêu cầu) dịch và được rút ra từ thực tế
dịch. Trên thực tế, mỗi dịch giả trong lúc làm việc thường tuân theo
“tín điều” riêng, không ai giống ai. Có ba nguyên tắc thường được
nhắc tới trong dịch là “tín, đạt, nhã” bởi Nghiêm Phục đời nhà
Đường (Trung Quốc). Các nguyên tắc này, nói chung, được nhiều
người dịch thừa nhận, nhưng cách hiểu về từng nguyên tắc và yêu
cầu nói trên lại khác nhau ở các nhà nghiên cứu.
- Nhiệm vụ của lý luận chung về dịch là vạch ra bản chất của các
hoạt động dịch, tạo ra mô hình lý thuyết về dịch, mô hình phát hiện
khái niệm chung về tính tương ứng và các cơ sở của quá trình sản
sinh ra bản dịch.
-Về lý tưởng, lý luận chung về dịch phải giải thích được tất cả
các hiện tượng quan sát thấy trong khi dịch và được dùng làm xuất
phát điểm để khởi thảo ra các vấn đề có tính riêng biệt hơn. Vì chưa
có được lý luận chung này nên các nhà nghiên cứu thường giải thích
sai về các hiện tượng đã biết và hiểu nhầm về các quy tắc riêng và các
quy tắc chung.
Có 5 lý thuyết về dịch như sau:

I. LÝ THUYẾT BIỂU VẬT TRONG DỊCH THUẬT

Có lẽ, đây là mô hình phổ biến nhất về dịch. Nó xuất phát từ chỗ
cho rằng nội dung của các ký hiệu ngôn ngữ rút cục đều phản ánh

159
những sự vật, hiện tượng, quan hệ nào đó của thực tại. Những yếu tố
của thực tại được phản ánh bằng các ký hiệu ngôn ngữ đó thường
được gọi là các biểu vật (dénotat). Các thông báo (các chiết đoạn lời
nói) được xây dựng bằng mã ngôn ngữ đó cũng chứa đựng thông tin
về tình huống nào đó, tức là về các biểu vật có mối quan hệ nhất định
với nhau.
Trong cuộc sống, mọi người trên thế giới đều trao đổi ý kiến về
những sự vật, hiện tượng… giống nhau và các mã ngôn ngữ được sử
dụng để gọi tên các biểu vật giống nhau.
Trong nhiều trường hợp, quá trình này đã được thực hiện qua
con đường ngắn hơn. Người dịch biết trước các yếu tố nào đó của hai
ngôn ngữ có các biểu vật giống nhau nên anh ta đã thay thế một cách
trực tiếp các đơn vị của nguyên bản bằng các đơn vị tương ứng.
Trong bản dịch, trong sơ đồ, hai cách dịch này được biểu thị bằng các
đường liền và các đường chấm tương ứng. Có điều cần chú ý là cách
dịch sau chỉ được thực hiện khi giữa các đơn vị của hai ngôn ngữ xác
định trước sự tương đồng về tình huống nhờ ở sự chú ý tới thực tế.
Việc miêu tả bằng các phương tiện của ngôn ngữ dịch một tình
huống có thực nào đó được rút ra từ nguyên bản luôn luôn có thể
được thực hiện trên nguyên tắc vì mọi ngôn ngữ phát triển đều có các
phương tiện cần thiết để miêu tả không chỉ các sự việc, hiện tượng
thực tế đã biết, mà cả những sự việc, hiện tượng mới mẻ mới được
nhận thức lần đầu tiên. Trong trường hợp này, những khác biệt trong
điều kiện sống của các dân tộc không gây khó khăn cho người dịch.
Lý thuyết biểu vật trong dịch thuật mô tả một cách tương đương
một loạt đặc điểm riêng của quá trình dịch khi việc chọn phương án
dịch không thể được thực hiện nếu không chú ý tới thực tế đứng
đằng sau nguyên bản. Đó là các trường hợp sau:
1. Trong hệ thống của ngôn ngữ dịch không có ký hiệu biểu thị
tình huống được miêu tả bởi một đơn vị nào đó của ngôn ngữ nguồn.
2. Vai trò quyết định của tình huống được miêu tả khi lựa chọn
phương án dịch độc lập với phương tiện đã được lựa chọn để dịch.

160
3. Cần thiết phải chú ý tới thực tế khi xác định tính thích hợp của
việc sử dụng trong bản dịch sự tương ứng thông thường hoặc thay
thế nó bằng một biến thể khác.
Lý thuyết này đã phản ánh đúng nhiều phương diện quan trọng
của quá trình dịch và giải thích được nhiều đặc điểm trong việc lựa
chọn phương án dịch có tính đến thực tế được dịch.
Chẳng hạn từ “собака” (tiếng Nga) và từ “dog” (tiếng Anh)
không đồng nhất về nội dung (ý nghĩa), nhưng chúng đều được
dùng để chỉ tên con vật mà mọi người đều biết đó là “con chó” trong
tiếng Việt.
Do đó, nội dung cơ bản của thông báo, trong đó có thông báo
“hai ngôn ngữ”, nằm ở các ranh giới của ngôn ngữ. Lý thuyết biểu
vật trong dịch thuật xác định việc dịch như là quá trình miêu tả các
biểu vật được biểu hiện ở ngôn ngữ nguyên bản bằng ngôn ngữ dịch.
Đồng thời, bộ phận trung tâm của sơ đồ hoạt động dịch được thể
hiện ở sơ đồ 3. Sau khi nhận được nguyên bản, người dịch đồng nhất
các đơn vị tạo nên văn bản với các ký hiệu mà anh ta đã biết của ngôn
ngữ nguồn để nhận biết tình huống được miêu tả trong nguyên bản.
Sau lúc làm rõ biểu vật của nguyên bản, người dịch miêu tả tình
huống đó ở ngôn ngữ dịch.

Оригинал П перевод

ИЯ ПЯ

Д Д

Sơ đồ 3: Lý thuyết biểu vật trong dịch

161
Оригинал: nguyên bản; П: Người dịch; Перевод: bản dịch
Ия: ngôn ngữ nguồn; Пя: ngôn ngữ đích; Д: thực tế
Bên cạnh đó, nó cũng có nhiều nhược điểm:
Trước hết, nó chưa chỉ ra được cơ chế chủ yếu trong việc chuyển
từ nguyên bản đến bản dịch. Nó chỉ có tác dụng trong những trường
hợp tình huống được dịch quyết định một cách tương đối dứt khoát
việc lựa chọn phương án dịch cần thiết. Nhưng trong nhiều trường
hợp, cùng một tình huống có thể được miêu tả bằng các tổ hợp của
các ký hiệu ngôn ngữ khác nhau của ngôn ngữ dịch. Nó không giải
thích được khả năng lựa chọn nhiều phương án dịch.
- Sự đồng nhất của các biểu vật của nguyên bản và bản dịch
không phải bao giờ cũng bảo đảm mức độ tương ứng cần thiết của
hai văn bản đó. Vẫn còn có một bộ phận đáng kể của thông tin có
quan hệ với việc chọn các phương tiện ngôn ngữ ở nguyên bản cũng
như ở bản dịch.
- Lý thuyết này chưa giải quyết được vấn đề tính tương
đương trong dịch thuật, tính cộng đồng về biểu vật là đặc trưng
của việc dịch.
Tất nhiên, tất cả những hạn chế nêu ở trên không chứng tỏ tính
không đúng đắn hoặc tính không cần thiết của lý thuyết biểu vật
trong dịch thuật. Vì nếu thiếu lý thuyết này, thì chúng ta sẽ không thể
giải thích được một số mặt của quá trình dịch.

II. LÝ THUYẾT CẢI BIÊN TRONG DỊCH THUẬT

Lý thuyết này có quan hệ với các ý tưởng của học thuyết ngôn
ngữ có tên là “ngữ pháp cải biên”. Ngữ pháp cải biên xem xét các quy
tắc sản sinh các cấu trúc cú pháp có đặc trưng ở sự giống nhau của các
từ vị (Лекса) và các mối liên hệ logic - cú pháp chủ yếu, chẳng hạn:
“Мальчик бросал Камень”, “Камень был брощен мальчиком”,
“брощеный мальчиком камень”, “бросание камня мальчиком”1.
Các cấu trúc đó có được bằng cách thực hiện các quy tắc cải biên thích

1 Em bé ném hòn đá. Hòn đá được ném bởi em bé. Hành động ném hòn đá của em bé.

162
hợp. Có sự khác biệt về hình thức của các thành tố tạo nên chúng, các
cấu trúc có sự giống nhau tương đối ở diện nội dung.
Ngữ pháp cải biên không chỉ liên kết các thành viên trong nội bộ
cấu trúc có liên hệ với nhau bởi các quy tắc cải biên. Nó coi một số
cấu trúc trong số đó là cấu trúc “hạt nhân”, số còn lại là cấu trúc “cải
biên”. Chẳng hạn, nếu cấu trúc hạt nhân là cấu trúc vị tính “người
hành động - hành động” - “Мальчик - читает”, thì từ đó có thể rút ra
các cấu trúc cải biên duy trì mối quan hệ chủ yếu “чтение
мальчика", "Читающий мальчик", "Прочитанноe мальчиком”.
Trong lý thuyết chung về dịch, có hai khuynh hướng áp dụng
một cách khác nhau các ý tưởng của ngữ pháp cải biên.
Khuynh hướng thứ nhất nghiên cứu bản thân quá trình tạo ra
bản dịch như là việc biến đổi các đơn vị và cấu trúc của ngôn ngữ
nguồn thành các đơn vị và các cấu trúc của ngôn ngữ đích. Người ta
giả định rằng các sự cải biên nội bộ ngôn ngữ và việc dịch từ ngôn
ngữ này sang ngôn ngữ khác là những hiện tượng của cùng một cấp
độ và dịch là một chuỗi các cải biên liên ngữ. Bản chất của quá trình
dịch là sự lựa chọn các đơn vị của ngôn ngữ đích nằm trong nhiều
biến đổi dịch chung với các đơn vị của ngôn ngữ nguồn. Nó đề lên
hàng đầu những mối liên hệ giữa các hình thức của hai ngôn ngữ.
Việc nghiên cứu các kiểu quan hệ này cho phép phát hiện ra các
tương ứng tuyệt đối hoặc các tương ứng có xác suất “thống kê lớn
nhất” các thủ pháp dịch được thấy ở bản dịch khi hiện hữu các yếu tố
hình thức nhất định trong nguyên bản.
Khuynh hướng thứ hai không coi bản thân quá trình chuyển từ
ngôn ngữ nguồn tới ngôn ngữ đích như là sự chuyển hóa, mà nó
miêu tả một loạt giai đoạn của quá trình dịch bằng các thuật ngữ của
phép cải biên. Trước hết, nó quy toàn bộ tính đa dạng của các hình
thức ngôn ngữ của cả hai ngôn ngữ vào một số lượng tương đối ít ỏi
vì giữa các cấu trúc đó của hai ngôn ngữ có sự tương đồng tuyệt đối.
Lúc này, việc dịch ở cấp độ của các cấu trúc này sẽ chỉ còn là sự thay
thế đơn giản cấu trúc hạt nhân của ngôn ngữ nguồn bằng cấu trúc
hạt nhân tương ứng của ngôn ngữ đích. Ở mỗi ngôn ngữ đều có “khu

163
vực tương đồng” mà các đơn vị của nó tương đương với các đơn vị
của khu vực đó của một ngôn ngữ khác. Quá trình dịch sẽ được diễn
ra qua 3 giai đoạn:
1/ Giai đoạn phân tích - các cấu trúc của ngôn ngữ nguồn được
cải biên thành các cấu trúc hạt nhân của ngôn ngữ đó (cải biên trong
nội bộ của ngôn ngữ nguồn).
2/ Giai đoạn dịch chính hiệu - các cấu trúc hạt nhân của ngôn
ngữ dịch được phát triển thành các cấu trúc cuối của văn bản dịch.
Việc áp dụng mô hình cải biên vào việc nghiên cứu hoạt động
dịch tỏ ra rất có lợi. Một cái lợi lớn nữa là việc miêu tả bản thân quá
trình dịch bằng các thuật ngữ của phép cải biên. Trên cơ sở của sự
đối chiếu các hình thức đầu và các hình thức cuối của các cải biên,
có thể phát hiện ra các kiểu cải biên khác nhau trong lúc dịch, giúp
người dịch nắm được các “thủ pháp dịch” được sử dụng rộng rãi
trong dịch thuật.
Việc liên kết quá trình dịch với các cải biên trong nội bộ ngôn
ngữ cũng đưa lại kết quả rõ rệt. Khuynh hướng này của lý thuyết cải
biên trong dịch thuật có cơ sở ở “các thay thế ngữ pháp” khi các cấu
trúc nào đó của ngôn ngữ nguồn tương ứng với các cấu trúc ngữ
pháp trong bản dịch. Chẳng hạn, tính tương ứng của các cấu trúc
không cùng loại của tiếng Anh và tiếng Nga trong các ví dụ sau có
thể được giải thích bằng cách là các cấu trúc của tiếng Anh được cải
biên thành các cấu trúc tương tự ở tiếng Nga.
We had a long walk. (We walked long).
Мы шли долго.
He was by a little girl (A little girl met him).
Его вкстретила маленькая девочка.
I saw him enter the room (I saw that he entered the room.)
Я видел, что он вощёл в комнату.
Ví dụ trên đã cho thấy lý thuyết cải biên trong dịch thuật đã đưa
lại khả năng giải thích việc dịch các cấu trúc của ngôn ngữ nguồn
không có các tương ứng ở ngôn ngữ dịch.

164
Thao tác cải biên trong nội bộ ngôn ngữ có thể được áp dụng vào
việc dạy dịch. Chẳng hạn, nó khuyên người mới tập dịch là nếu
không tìm được sự tương ứng của một cấu trúc phức tạp ở nguyên
bản, thì trước hết hãy cải biên nó thành cấu trúc đơn giản mà trong
đó các mối quan hệ về nghĩa giữa các đơn vị riêng lẻ được thể hiện
một cách hết sức rõ ràng. Chẳng hạn, khi dịch câu: “How short a the
old people had left”, “The old people had a very short time left "a
very short time was left to the old people”- “ This time (which was
left to the old people) was very short”. (Hiển nhiên là khi đã hiểu
nghĩa của câu văn trên thì người dịch sẽ ngừng quá trình cải biên).
Song song với các ưu điểm nói trên, lý thuyết cải biên trong dịch
thuật cũng có một số nhược điểm lớn. Khuynh hướng thứ nhất của lý
thuyết này đã bỏ qua vấn đề tương ứng dịch. Khuynh hướng thứ hai
của nó khó có thể giúp người dịch giải thích được sự lựa chọn không
có quan hệ với tính tương ứng của các cấu trúc hạt nhân.
Lý thuyết này cũng không giúp người dịch giải thích được các
trường hợp tương ứng về tình huống kiểu: “fragile” - “осторожно
стекло”.
Tóm lại, lý thuyết cải biên trong dịch thuật chỉ thích hợp với
việc miêu tả một số mặt của hoạt động dịch, chủ yếu là những mặt
có quan hệ với các sự tương ứng của các cấu trúc ngữ pháp ở hai
ngôn ngữ.

III. LÝ THUYẾT NGỮ NGHĨA TRONG DỊCH THUẬT

Một trong những nhiệm vụ chủ yếu của lý thuyết chung về


dịch là phát hiện bản chất của các mối quan hệ tương ứng giữa nội
dung của nguyên bản và bản dịch. Vì vậy, trước hết cần phải
nghiên cứu mặt ý nghĩa của các văn bản nguồn và văn bản dịch.
Về mặt lý thuyết, có thể khẳng định rằng tính tương ứng về nội
dung của hai văn bản (trong đó có cả hai văn bản của các ngữ khác
nhau) bao hàm tính đồng nhất hoặc tính gần gũi của tất cả hoặc
của một số yếu tố ý nghĩa tạo nên nội dung của các yếu tố nghĩa
trong nguyên bản rồi lựa chọn các đơn vị của ngôn ngữ dịch thể
hiện đầy đủ đến mức tối đa các yếu tố nghĩa đó trong bản dịch.

165
Công việc này khó vì hiện chưa có được các phương pháp hoàn
hảo để phân tích diện nội dung của văn bản. Ở mỗi văn bản nguồn
đều có thể tách ra “nội dung ý nghĩa” và “các đặc điểm biểu cảm -
tu từ”. Nội dung thứ nhất (cũng có tên là “nội dung sự vật - lôgíc”)
thống nhất toàn bộ thông tin thực tế, còn các yếu tố thứ hai thống
nhất - tình cảm - đánh giá và đặc trưng của các đơn vị của văn bản
xét theo góc độ sự phụ thuộc của chúng vào một phong cách chức
năng nhất định hoặc vào một thể loại của lời nói.
Nội dung (ý nghĩa) của mỗi đơn vị ngôn ngữ đều được coi như
là một bộ các ý nghĩa cơ bản hơn, bộ các nghĩa vị. Chẳng hạn, ý nghĩa
của các từ “Студент” của tiếng Nga bao gồm một bộ các nghĩa vị sau:
1/ “Học viên” - không phải là giảng viên (nói cách khác, nghĩa vị
“học viên” có được khi so sánh các từ “sinh viên” và “giảng viên”.
2/ Học viên ở trường đại học “không phải là “học sinh”.
3/ “Nam” - không phải là “nữ sinh viên”.
4/ “Một người” - không phải là “các sinh viên”... Lúc sử dụng từ
“sinh viên”, các đặc trưng đó sẽ được tái hiện. Đồng thời, các đặc
trưng khác có ở mọi sinh viên - tuổi, chiều cao, màu tóc... đều không
có tính cần yếu về mặt ngôn ngữ và không được phản ánh trong ý
nghĩa của từ “sinh viên”. Mỗi ngôn ngữ đều có các yếu tố cần yếu về
mặt ngôn ngữ theo cách riêng. Chẳng hạn, từ “student” của tiếng
Anh không có nghĩa vị “giống đực”. Đó là điểm khác biệt với từ
"Студент" của tiếng Nga. Điều đó có nghĩa là từ “student” của tiếng
Anh không có đặc trưng khu biệt về “giới tính”. Vì vậy, bên cạnh tính
cần yếu ngôn ngữ, còn có tính cần yếu thông báo.
Dựa trên cách hiểu đó về cấu trúc của diện nội dung, lý thuyết
ngữ nghĩa trong dịch thuật xây dựng nên sự tương ứng dịch căn cứ
vào sự hiện diện của các nghĩa vị chung trong nội dung của hai văn
bản. Do đó, nhiệm vụ của người dịch là tái hiện trong bản dịch chính
các nghĩa tố thông báo cần yếu có ở nguyên bản. Sự mất mát của các
nghĩa vị khác có trong ý nghĩa của các đơn vị phải dịch được coi là
không có giá trị.

166
Trong một văn bản, tình huống được miêu tả trong tiếng Anh
bởi câu: “I have arrived” cần được dịch sang tiếng Nga bằng câu: "Я
прищла" thì nội dung của hai văn bản sẽ có quan hệ với nhau theo
cách sau:

I have arriived я пришлa

I speaker Я

fermal He_ "иришел"

He_ "ущла"
Not "departod"
Arrival
On foot
He_ "Приехала"
Not "arrive"
Have Prior event He_ "Приехала"
arrived Not "arrived"
Linked to He_ "Приxаожу"
present
Not "had arrived" пришла

He_ "Приходила"
completed

Sơ đồ trên cho thấy trong 8 nghĩa cơ bản có ở hai câu, trong câu
tiếng Anh có 5, câu tiếng Nga có 6, đồng thời trong đó chỉ có 3 nghĩa
vị chung đảm bảo cho việc tái hiện tính tương ứng của bản dịch. Các
nghĩa vị khác đều thuộc loại không cần yếu về mặt thông báo. Điều
đó có nghĩa là số nghĩa vị trùng hợp càng nhiều, thì tính tương ứng
dịch càng cao. Sự phát triển tiếp theo cơ sở của sự kết hợp lý thuyết
về các nghĩa vị với một số ý tưởng của cái gọi là “ngữ nghĩa học tạo
sinh”. Nhiều công trình của khuynh hướng này có xuất phát điểm ở
quan niệm cho rằng các ngôn ngữ khác nhau là một bộ các cách riêng
để biểu hiện nhiều phạm trù nội dung (“chuyển động”, “tồn tại trong
không gian”, “sở hữu”....). Từ đó, có thể đi tới kết luận là mỗi cặp
ngôn ngữ có một bộ các nghĩa vị tạo nên cấu trúc bề sâu chung. Quá
trình dịch sẽ được hình dung theo sơ đồ 6 sau đây:

167
П
оритиная Перевод

I Ck II ИЯ
ИЯ
A A1
B

Sơ đồ lý thuyết ngữ nghĩa trong dịch thuật

Theo sơ đồ trên, ở giai đoạn đầu của việc dịch, các đơn vị của
nguyên bản được quy về các phạm trù nội dung bề sâu. Vì các phạm
trù đó là chung cho cả hai ngôn ngữ nên sự quy tụ đó chính là hành
động dịch. Sau đó, các phạm trù bề sâu được phát triển thành hệ
thống của các phương tiện của ngôn ngữ dịch trong đó lựa chọn ra
các đơn vị phù hợp nhất đối với đơn vị bề mặt của nguyên bản.
Lý thuyết này giải thích nhiều khía cạnh của quá trình dịch
không được quan sát một cách trực tiếp. Nó cho phép miêu tả không
chỉ các yếu tố chung về nội dung của hai văn bản, mà còn miêu tả
được nhiều nguyên nhân và khuynh hướng của các sự khác biệt giữa
hai văn bản. Nó cũng cho phép phân tích một cách khách quan hệ
thống của các phương tiện đồng nghĩa biểu hiện một phạm trù nội
dung nào đó và chỉ ra nhiều yếu tố quan trọng quyết định việc lựa
chọn phương án dịch. Nó cho phép tiến hành đối chiếu dịch không
chỉ các từ riêng lẻ, mà cả những đơn vị ngôn ngữ dựa vào các quy tắc
xây dựng các thông báo bằng các ngôn ngữ khác nhau. Bên cạnh đó,
lý thuyết này cũng còn có các nhược điểm sau:

168
1. Cho đến nay, việc phân chia các phạm trù nội dung còn gặp
nhiều khó khăn lớn nên chưa có được một bộ đầy đủ các phạm trù
nội dung đối với từng cặp ngôn ngữ.
2. Lý thuyết này vẫn không vượt quá cấp độ ngữ nghĩa của ngôn
ngữ. Nó không tính đến trường hợp là để miêu tả cùng một tình
huống, các ngôn ngữ đã phải sử dụng các phạm trù ngữ nghĩa khác
hẳn nhau1.
Với lý thuyết này, khó có thể giải thích cách dịch tổ hợp từ
“instant coffee” của tiếng Anh bằng tổ hợp từ “Растворимый кофе”
của tiếng Nga. Đó là điểm yếu của nó so với lý thuyết biểu vật trong
dịch thuật.
3. Lý thuyết này không đề cập tới các vấn đề dịch các liên tưởng
hình tượng và các liên tưởng khác. Nó bỏ qua tính đa diện trong nội
dung của văn bản, khả năng sử dụng các đơn vị ngôn ngữ theo nghĩa
bóng, không tính đến kinh nghiệm và sự tồn tại của các liên tưởng
không đồng nhất ở người nhận nguyên bản và bản dịch.
4. Nó cũng bỏ qua phạm trù mục đích thông báo có vai trò quyết
định trong việc lựa chọn các phương tiện dịch - mà đôi lúc đòi cần
phải thay thế bản thân tình huống được miêu tả.

IV. LÝ THUYẾT CẤP ĐỘ TƯƠNG ĐƯƠNG TRONG DỊCH THUẬT

Lý thuyết biểu vật trong dịch thuật chỉ ra sự cần thiết phải miêu
tả tình huống chung, lý thuyết cải biên trong dịch thuật nhấn mạnh
việc cần thiết có sự gần gũi về nghĩa (tính bất biến) trong các cấu trúc
cú pháp của hai văn bản. Lý thuyết ngữ nghĩa trong dịch thuật chú ý
đến tính đồng nhất, của các phạm trù nội dung (bề sâu) và sự cần
thiết của sự trùng hợp tối đa trong bộ các đặc trưng ý nghĩa ở các đơn
vị tương ứng.
Cần phải thống nhất các mô hình lý thuyết riêng rẽ vào một lý
thuyết chung, thống nhất về dịch. Đó chính là lý thuyết về các cấp độ

1 Xem V.G.Gak. Về các mô hình tổng hợp ngôn ngữ. “Ngoại ngữ trong nhà
trường”, 1969, số 4.

169
tương đương trong dịch thuật. Lý thuyết này dựa trên sự giả định
rằng các mối quan hệ tương đương được xác định giữa các cấp độ
tương ứng của nội dung có ở hai văn bản. Cơ sở của mô hình này là
việc tìm ra trong nội dung của văn bản một loạt cấp độ kế tiếp phân
biệt với nhau về tính chất thông tin được truyền từ người phát đến
người nhận.
Người phát truyền tới người nhận thông tin về các đối tượng vật
chất hoặc ý tưởng và về các mối quan hệ giữa chúng với nhau. Sau
đây, chúng ta sẽ gọi các đối tượng và các mối quan hệ đó là tình
huống còn thông tin về chúng thì được gọi là sự miêu tả tình huống.
Nội dung chủ yếu của văn bản chính là sự miêu tả một tình huống
nào đó.
Nhưng mỗi tình huống không thể được miêu tả ngay lập tức tất
cả các đặc điểm và thuộc tính của nó. Việc miêu tả tình huống luôn
luôn được thực hiện bằng cách chỉ ra các mặt và các đặc trưng riêng
lẻ nào đó. Vì thế, cùng một tình huống có thể được miêu tả bằng các
phạm trù nội dung khác nhau phản ánh các đặc trưng khác nhau của
nó. Chẳng hạn, cái mái nhà bị hỏng (tình huống) có thể được thông
báo theo nhiều cách: “Mái nhà dột”, “Mái nhà cần phải sửa”, “Mái
nhà thủng lỗ chỗ”. “Đây không phải mái nhà, mà là cái rây bột”...
hoặc các thông báo đồng nghĩa sau: “Alếchxăngđrơ Xécgheêvích
Puskin”, “Tác giả của trường ca Épghêni Ônêghin”, “Mặt trời của thơ
ca Nga”.... Mỗi một cách miêu tả như vậy được gọi là thông báo. Vì
vậy, cùng một tình huống có thể được miêu tả bằng nhiều thông báo
khác nhau được khu biệt bởi toàn bộ cấu trúc tức là bởi tính chất và
sự phân bố các phạm trù nội dung được sử dụng để tạo nên chúng.
Trong quá trình thông báo, người phát truyền tới người nhận
một thông báo miêu tả một tình huống và thực hiện mục đích thông
báo bằng cách sử dụng mã ngôn ngữ được tạo nên từ các đơn vị (từ)
có diện nội dung của nó, tức là hàm chứa một thông tin nào đó. Lúc
truyền thông báo, từ các đơn vị đó, người phát xây dựng nên một
thông báo, tức là một chuỗi theo đường thẳng các ký hiệu được lựa
chọn một cách đặc biệt theo các quy tắc và trật tự nhất định. Chỉ cần
chỉ ra rằng trong thông báo, ngoài các từ tạo nên nó, còn phải tính

170
đến cấu trúc của nó, tức là các tổ hợp từ, trật tự bố trí các từ, sự lựa
chọn từ.
Như vậy, trong văn bản (nói, viết) được truyền từ người phát
đến người nhận, chuỗi âm thanh hoặc chữ cái thực hiện một tổ hợp ý
nghĩa phức tạp, trong đó có thể bao gồm mấy cấp độ chủ yếu sau đây
của diện nội dung:
1. Cấp độ ký hiệu ngôn ngữ (từ);
2. Cấp độ phát ngôn;
3. Cấp độ thông báo;
4. Cấp độ miêu tả tình huống;
5. Cấp độ mục đích thông báo.
Ví dụ:
1. Miêu tả về vẻ ngoài của một người: mục đích thông báo.
2. Có thể tả bằng các cách khác nhau: chiều cao (tình huống).
3. Его рост; phóng đại có hình tượng Он ростом с
коломенскую версту (Anh ta cao như cái sào) hoặc xác nhận
đơn giản: Đó là một người rất cao.
4. Thông báo này có thể được truyền đạt bằng nhiều phát ngôn:
Đó là một người dáng cao; Đó là mội người rất cao; Người này
có dáng vẻ cao; Anh ta khác người ở chiều cao.
5. Chọn trong một loạt từ đồng nghĩa: Парень, верзила, субект,
тип...
Lý thuyết cấp độ tương đương trong dịch thuật khắc phục một
số điểm trống của các mô hình biểu vật, cải biên quá trình dịch. Nó
miêu tả một cách đầy đủ hơn quá trình đó, chia ra các tổ hợp nghĩa
làm nên nội dung của nguyên bản và đề ra tiêu chuẩn để đánh giá
chất lượng dịch. Nó giải thích thủ tục thông thường của việc chọn
hình thức dịch từ một loạt phương án có thể có, giải thích các sự kiện
quyết định việc dịch bởi các đặc điểm của thực tế được miêu tả
không thuộc mã ngôn ngữ và có liên quan với các đơn vị nhất định
của một mã ngôn ngữ.

171
Sức mạnh giải thích và khả năng sử dụng thực tế của lý thuyết
này phụ thuộc nhiều vào việc cụ thể hóa khái niệm tính tương đương
ở từng cấp độ, và sự miêu tả tương đương các biến thể của diện biểu
hiện (các phương tiện ngôn ngữ) của từng cấp độ và các sự khu biệt
về nghĩa giữa các biến thể đó. Sự miêu tả này phải được thực hiện ở
bình diện đối chiếu mỗi cặp ngôn ngữ tham gia vào quá trình dịch.
Điều đó cho phép đối chiếu thông tin thu được biểu hiện bằng các
phương tiện tương ứng của hai ngôn ngữ và rút ra kết luận xác đáng
về mức độ tương đương đã đạt được lúc áp dụng một phương án
dịch nào đó.
Mô hình này hoàn toàn dựa trên sự phân tích về mặt nội dung
của văn bản nguồn. Vì thế, nó không thích hợp với việc miêu tả tạo ra
quá trình dịch chỉ thuần túy dựa vào các tiêu chuẩn hình thức, chẳng
hạn như dịch máy là điểm mạnh của mô hình cải biên hoặc của các
mô hình dịch khác.

V. LÝ THUYẾT TƯƠNG ĐƯƠNG CÓ QUY LUẬT TRONG DỊCH THUẬT

Lý thuyết này được đề xướng bởi nhà lý luận dịch Nga


la.Retsker. Nó xác định sự tương đương có quy luật giữa ngôn ngữ
của văn bản nguồn và ngôn ngữ của văn bản dịch bằng cách đi từ
phạm trù hình thức (cứ liệu khách quan) đến việc xác định ý nghĩa
của nó trong văn cảnh của nguyên bản rồi sau đó diễn đạt ý nghĩa đó
bằng các phương tiện hình thức của ngôn ngữ dịch có sự tương
đương hoặc không tương đương với nguyên bản. Phương pháp cơ
bản nhất của lý thuyết này là dựa vào chức năng để xác định các
tương đương dịch.
Ia.Retsker đã chia các tương đương có quy luật như sau:
1. Các tương đương (hoàn toàn, bộ phận, tuyệt đối, tương đối)
2. Các tương ứng biến thể: khi trong ngôn ngữ dịch có một số từ
để truyền đạt cùng một nghĩa của cái từ của nguyên bản: Soldier:
Солдат, рядовой, военнослужащий, военный.
3. Các loại hình cải biên trong dịch: xuất phát từ chính thể, chứ
không phải là tương ứng từ và câu.

172
Lý thuyết này có ý nghĩa lớn đối với dịch thuật vì đây là lần đầu
tiên đề xuất các thủ thuật dịch cụ thể dựa trên cơ sở ngôn ngữ học.
Nó giúp vào việc giải quyết một cách tổng thể các vấn đề có liên quan
đến dịch thuật.
J.Retsker cho rằng không thể có hành động dịch nếu thiếu cơ sở
ngôn ngữ học. Nhiệm vụ của lý luận dịch nhất thiết phải là nghiên
cứu đối các hiện tượng ngôn ngữ và xác định các quy luật tương ứng
giữa văn bản nguồn và văn bản dịch (bản dịch).

VI. GHI CHÚ

Bài này khó nên chỉ giới thiệu để người học làm quen sơ bộ với
các mô hình dịch.

173
174
B/I 15

CÁC YÊU CẦU ĐỐI VỚI NGƯỜI DỊCH

Các yêu cầu đối với người dịch thì có nhiều, nhưng có thể quy về
mấy điểm chủ yếu sau đây:

I. AM HIỂU NGOẠI NGỮ: Đây không phải là yêu cầu quan trọng
nhất, nhưng là yêu cầu hiển nhiên, cần nhắc đến trước hết. Có mấy
vấn đề cần lưu ý:

+ Thế nào là giỏi ngoại ngữ?


- Không phải là hiểu ngoại ngữ theo cách thông thường. Hiểu
ngoại ngữ để dịch có mấy đặc điểm sau:
- Người dịch phải hiểu hai ngôn ngữ (ngoại ngữ và tiếng mẹ đẻ)
theo cách riêng của việc dịch, tức là hiểu chúng trong sự kết hợp với
các quy tắc, với các điều kiện “chuyển từ các đơn vị của ngôn ngữ
này sang ngôn ngữ khác” (V.N. Camítsarốp - “Bàn về dịch”)1.
Trong cuốn sách mỏng “Cuộc chạy đua tiếp sức của các từ”,
V.L.Rốssel’, nhà lý luận dịch Xô viết, cũng đồng quan điểm với
V.N.Camítsarốp. Ông viết: “Ngôn ngữ thì nhiều người biết, đặc biệt
là các ngôn ngữ châu Âu (Anh, Pháp, Đức). Các ngoại ngữ được dạy
ở tất cả các trường phổ thông và đại học. Thế nhưng, có điều lạ là
nhu cầu về dịch không vì thế mà giảm bớt”. Tại sao vậy? Về câu hỏi
này, đã có người trả lời rằng: “Vì cho đến nay, người ta không hiểu
ngoại ngữ như một hệ thống hình tượng, mà trước hết họ hiểu nó
như một hệ thống khái niệm trừu tượng và thường dạy nó một cách

1 NXB Matxcơ, 1973.

175
hình thức. Các thầy giáo, ngay cả khi họ đã quen với Sếchspia và
Bandắc trong nguyên bản nhưng họ vẫn hiểu nó một cách hời hợt
không đầy đủ, không lĩnh hội được hết mọi ý nghĩa và hình thức
nghệ thuật của tác phẩm.
Theo chúng tôi, câu trả lời trên là chính xác nhưng chưa đủ. Vì
giả dụ, các ngoại ngữ được dạy tốt hơn và giả dụ cơ cấu hình tượng
của nó được độc giả người ngoại quốc hiểu như độc giả trong nước,
thì nhu cầu về dịch vẫn không vì thế mà giảm đi. Vì rằng, tác phẩm
văn học có quan hệ chặt chẽ với môi trường trong nước, với hình
thức sinh hoạt và nghệ thuật dân tộc chặt chẽ tới mức chỉ có người
bản ngữ và người dịch mới lĩnh hội được nó một cách đầy đủ”.
Yêu cầu về việc nắm vững ngoại ngữ đối với người dịch cao và
có tính đặc trưng như vậy, nhưng trên thực tế, trình độ ngoại ngữ của
người dịch, chất lượng dịch và trình độ am hiểu ngoại ngữ của các
sinh viên được đào tạo ngoại ngữ nước ta còn chưa cao. Các dịch giả
tài năng như Cao Xuân Hạo, Phạm Mạnh Hùng... và hai nhà văn hóa
có tên tuổi Nguyễn Khắc Viện và Nguyễn Hữu Ngọc đều có nhận xét
công khai như vậy trên báo Văn nghệ và một số tờ báo khác.
- Dựa vào những đặc điểm đã nói ở trên, chúng tôi thấy việc dạy
ngoại ngữ ở các trường và khoa chuyên ngữ cần chú ý những điểm sau:
+ Dạy cho học sinh nắm được tương đối đầy đủ và có hệ thống
về các phương diện của một ngoại ngữ (ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp,
tu từ), hoặc nói như Catô Lômbơ, nhà nữ phiên dịch nổi tiếng, người
Hung-ga-ri, là: “Mỗi ngôn ngữ như một tòa nhà mà người học cần
nắm được toàn bộ các phòng của nó”.
+ Dạy có đối chiếu một cách có cơ sở khoa học và thích đáng với
tiếng Việt cả về các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, tu từ. Ở giai
đoạn đầu, cần nhấn mạnh các đặc điểm của tiếng Việt. Đến giai đoạn
sau, lại phải chuyển sang nhấn mạnh các đặc điểm của ngôn ngữ.

II. AM HIỂU TIẾNG MẸ ĐẺ

- Gần đây, yêu cầu này đã được nhiều nhà nghiên cứu đưa lên vị
trí số một, trên cả yêu cầu về am hiểu ngôn ngữ. Để hiểu rõ tầm quan

176
trọng của yêu cầu giỏi tiếng mẹ đẻ, chúng tôi xin phép được dẫn ra ý
kiến của Tiến sĩ khoa học Ngữ văn Phan Hồng Giang, người đã dịch
tác phẩm “Ngày phán xử cuối cùng” của Blaga Đimitrôva, tiểu thuyết
“Bức tranh” của Đ- Granhin... trong bài viết “Cái khó của việc dịch
văn học” đăng trên báo “Văn nghệ” số 46 năm 1983: “Dịch văn học là
sử dụng phương tiện ngôn ngữ với yêu cầu chính xác và tinh tế như
đối với người sáng tác. Người dịch nào hiểu được tác phẩm văn học ở
mọi thành tố hữu cơ của nó (cái hồn của tác phẩm, giọng điệu của tác
giả, tính cách nhân vật, suy tưởng về cuộc đời, những ẩn ý nằm giữa
các hàng chữ...) hiểu được cái thần của ngôn ngữ của nguyên tác,
nắm được khả năng diễn đạt (về chữ nghĩa, ngữ pháp, âm điệu, câu
văn...) của tiếng mẹ đẻ, người đó mới thấy hết sự đòi hỏi khắt khe về
nhiều mặt của dịch văn học”.
Thực tế dịch cho thấy nếu không am hiểu ngôn ngữ, nếu không
có khả năng văn học, thì người dịch sẽ không thể dịch tốt được. Từ
trước đến nay, trên các báo, đã có nhiều bài viết đề cập đến những sai
sót trong việc dịch văn học. Theo chúng tôi, một trong những tác
phẩm mà câu văn tiếng Việt lủng củng nhất, ngô nghê nhất, là bản
dịch “Chú nhóc đen” của Rítsớc do Trần Kiên dịch, Nhà xuất bản
“Tác phẩm mới”, 1982.
Nhiều nhà nghiên cứu về lý luận dịch đã đưa ra yêu cầu cao, đòi
hỏi người dịch thơ phải là nhà thơ, người dịch văn xuôi phải là nhà
văn, người dịch các tác phẩm kịch phải là nhà viết kịch... Yêu cầu này
tuy cao, nhưng nó có cơ sở lý luận và thực tế. Vì muốn hiểu tốt
nguyên bản để dịch hay, người dịch phải là nhà “tu từ học”, phải có
đầy đủ những năng lực và phẩm chất của một nhà thơ, nhà văn.
Trước kia, người ta thường dẫn ra ý kiến nổi tiếng của Biêlinxki:
“Phải dịch sao cho nếu viết bằng thứ ngôn ngữ dịch, thì tác giả cũng
sẽ viết như vậy”. Còn về cơ sở thực tế dịch, thì càng ngày chúng ta
càng thấy nổi rõ một hiện tượng là trong những năm gần đây, ở nước
ta, đã xuất hiện một đội ngũ đông đảo các nhà nghiên cứu văn học,
nhà thơ, nhà văn, kiêm dịch giả như Phạm Xuân Nguyên, Anh Ngọc,
Ngô Văn Phú, Lữ Huy Nguyên, Thái Bá Tân, Hồng Thanh Quang,
Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Quang Thiều, Phạm Thị Hoài, Hoàng

177
Phong, Ngô Tự Lập, Trinh Bảo... Trong khi đó, hiện tượng ngược lại,
khá hiếm hoi. Chúng ta ít thấy có trường hợp, các dịch giả, kể cả các
dịch giả nổi tiếng mà sau một quá trình dịch đã chuyển sang sáng tác
và có được các tác phẩm thơ, văn nổi tiếng hoặc đạt tới một giá trị
nhất định.

III. UYÊN BÁC

- Trong nhiều lần nói chuyện với các văn nghệ sĩ, trước kia, cố
Thủ tướng Phạm Văn Đồng thường nhắc nhở là các văn nghệ sĩ cần
nỗ lực học tập để có được ba thứ vốn: vốn sống, vốn hiểu biết chung
và vốn nghề nghiệp. Đại văn hào Lỗ Tấn cũng đã thú nhận: “Lâu nay,
tôi vẫn cho rằng phiên dịch dễ hơn sáng tác vì...., nhưng khi bắt tay
vào dịch, tôi thấy khó. Ví dụ, một danh từ hay một động từ nào đó,
nếu khi sáng tác gặp khó khăn thì có thể tránh không dùng, nhưng
nếu là dịch thì tránh bỏ đi lại không được ổn, cứ phải suy nghĩ đến
bù đầu choáng óc, tựa hồ như muốn tìm trong óc mình một cái chìa
khóa cần dùng ngay để mở hòm mà mãi không thấy”.
Ý kiến trên của Lỗ Tấn tuy rất sâu sắc và chân thành nhưng ông
cũng mới chỉ đề cập đến cái khó của việc dịch từ. Thực ra, muốn dịch
được tốt thì người dịch phải hiểu sâu sắc, hiểu biết đầy đủ nguyên
bản. Và muốn vậy thì ngoài việc am hiểu ngoại ngữ, người dịch còn
cần phải uyên bác. Trong bài báo “Người dịch cũng phải uyên bác”
đăng trên báo Văn nghệ1, dịch giả nổi tiếng Phạm Mạnh Hùng viết:
“Năng khiếu và kiến thức nhiều mặt là hai yếu tố cần cho bất cứ
người nào làm nghệ thuật. Song, tôi cho rằng tỉ lệ cần thiết giữa hai
yếu tố đó có khác nhau ở người sáng tác và người dịch. Không hiếm
trường hợp nhà thơ hay nhà văn viết được những tác phẩm tốt ngay
từ lúc trình độ kiến thức chung còn chưa cao lắm, nhưng không hề có
người nào dịch tốt được một tác phẩm văn học lớn mà lại ở trình độ
văn hóa trung bình. Như vậy, nhiệm vụ học tập là nhiệm vụ hàng
đầu tối quan trọng đối với người dịch”.

1 Số ra ngày 22/02/1986.

178
IV. NĂNG KHIẾU VÀ LAO ĐỘNG SÁNG TẠO

- Về năng khiếu thì điều này đã được Tiến sĩ Ngữ văn Trương
Đình Bính, nguyên Chủ nhiệm Khoa Phiên dịch, Trường Đại học
Ngoại ngữ, tâm sự như sau: “Nhiều bạn trẻ có nguyện vọng muốn
trở thành phiên dịch viên. Nhân đây tôi cũng muốn lưu ý các bạn đôi
điều. Nghề dịch là một nghề đòi hỏi năng khiếu. Người dịch phải có
một số phẩm chất nhất định mà những người làm nghề khác không
nhất thiết phải có...”.
Có năng khiếu rồi, nhưng để có được dịch phẩm tốt, người dịch
còn phải miệt mài lao động ngày đêm không kém gì sự lao động cần
mẫn của tác giả. Về lao động của nghề văn, chúng ta đều đã biết
nhiều nên chúng tôi chỉ xin phép được dẫn thêm một câu nói chí lý
của nhà văn Nga nổi tiếng Baben: “Để viết được một truyện ngắn, tôi
đã phải làm việc cật lực như phải một mình di chuyển cả dãy núi Hy
mã lap sơn”. Còn về dịch, X. Baruđin, nhà văn Nga đương đại nổi
tiếng đã nói: “Bản dịch nghệ thuật thành công là một chiến công
trong dịch văn học”.
Givi Gachechilátze, tiến sĩ lý luận dịch, người Grudia, đã đưa ra
công thức ba bậc nổi tiếng “thực tế - tác phẩm - bản dịch”. Nhà thơ Xô
viết Raxun Gamdatốp thì tâm sự với người dịch: “Tôi với anh như hai
người bạn cùng kéo chung hai cái càng của chiếc xe bò. Phải phối hợp
sao cho thật tốt để chiếc xe có thể tiến được về phía trước”. Người dịch
không chỉ có trách nhiệm đối với người đọc, mà còn có trách nhiệm đối
với tác giả. Vì vậy, lẽ nào anh ta lại có thể lười biếng, làm nhanh, làm
ẩu để tạo ra các bản dịch kém phẩm chất kiểu như bản dịch “Chú nhóc
đen” mà chúng tôi đã có dịp nhắc tới ở phần trên?

V. CÓ HIỂU BIẾT VỀ LÝ LUẬN DỊCH

Cũng như tu từ học, lý luận dịch là bộ môn tương đối trẻ so với
các bộ môn khác (ngữ âm học, từ vựng học, ngữ pháp học) của ngôn
ngữ học.
Với lịch sử ra đời khoảng gần 50 năm, lý luận dịch trong suốt
chặng đường hình thành và phát triển của mình đã đạt được những

179
thành tựu rất đáng khích lệ ở các nước có nền khoa học phát triển. Có
thể nói, lý luận dịch hiện đại bao gồm ba bộ phận chủ yếu: lý luận
chung về dịch, lịch sử phiên dịch và phê bình dịch.
Lý luận dịch hiện đang được giảng dạy rộng rãi ở một số nước.
Đó là bộ môn khoa học hoàn chỉnh với các bài học chủ yếu như quá
trình dịch, hình thức dịch, phương pháp dịch, thủ pháp dịch, khả năng
dịch, đơn vị dịch, mô hình dịch, cách đánh giá bản dịch, dịch thành
ngữ, tục ngữ, dịch thơ... Vì vậy, ở giai đoạn hiện nay, các dịch giả
chuyên nghiệp không thể dịch một cách mò mẫm, theo lối kinh
nghiệm chủ nghĩa. Hiện nay ở nước ta, đã xuất hiện một số báo cáo
khoa học, bài báo đúc kết có giá trị về những kinh nghiệm cụ thể trong
việc dịch. Về mặt này, đáng chú ý nhất là một số báo cáo khoa học của
nhà nghiên cứu ngôn ngữ Phan Ngọc dưới tiêu đề “Mẹo dịch”. Ngoài
ra, chuyên đề lý luận dịch cũng đã được đưa vào chương trình giảng
dạy ở một số trường và một số khoa có liên quan đến ngoại ngữ từ
mười mấy năm nay. Trong tình hình đó, muốn trở thành một dịch giả
chuyên nghiệp, làm ăn có bài bản, người dịch nhất thiết phải có những
hiểu biết đầy đủ về lý luận dịch. Theo chúng tôi, tốt nhất là họ cần
được học qua “Giáo trình lý luận chung về dịch”.

VI. CÂU HỎI ÔN TẬP

1- Có các yêu cầu gì đối với người dịch?


2- Ngoài các yêu cầu được nêu ở trong bài, anh (chị) còn thấy có các
yêu cầu nào nữa? Lý do?
3- Thế nào là am hiểu ngoại ngữ trong dịch?
4- Đối với người dịch, giữa 2 yêu cầu 1 và 2 (trong bài), yêu cầu nào
cần thiết hơn? Lý do?
5- Vốn hiểu biết chung và vốn sống có vai trò như thế nào đối với
người dịch nói, dịch viết?

180
KẾT LUẬN

1. Với 183 trang sách và 15 buổi học, chuyên luận đã đề cập đến
hầu hết các vấn đề cơ bản của lý luận dịch. Trong số đó, có một số
vấn đề đã được bàn tương đối kỹ như “Phương pháp dịch”, “Thủ
pháp dịch”, “Chọn từ và đặt câu khi dịch”, “Dịch thành ngữ tục ngữ”
“Chuyển đạt đặc trưng dân tộc trong bản dịch tác phẩm văn học”.
Bên cạnh đó, cũng có những vấn đề chưa có điều kiện nói kỹ như
“Đơn vị dịch”, “Mô hình dịch” "Ngữ dụng dịch”...
2. Ở phần phụ lục, với số trang tương đối lớn (hơn 100 trang),
chúng tôi đã chọn và đề cập đến một số vấn đề quan trọng như “Ngữ
dụng dịch”, “Nhịp điệu trong dịch”, “Dịch tương đương”, “Dịch
thơ”. Thế nhưng, cũng vẫn còn một số vấn đề nữa chưa có điều kiện
đưa vào phần này (dù trong tay chúng tôi có khá nhiều tài liệu) như
“Dịch nói”, “Dịch máy”, “Sử dụng từ điển trong dịch”, “Sự khác
nhau giữa các nền văn hóa”, “Chân dung một số dịch giả quen biết ở
Việt Nam”, “Ghi chép trong dịch nói”, “Dịch tức thời”, “Vai trò của
người dịch trong xã hội ngày nay”...
3. Ở giai đoạn hiện nay của việc giảng dạy về lý luận dịch ở Việt
Nam, tình hình đại để là như sau: ở các khoa phiên dịch tại các
trường ngoại ngữ có dạy một số tiết về lý thuyết dịch kết hợp với việc
dạy thực hành dịch. Giáo viên chỉ giảng lý thuyết để giúp cho việc
thực hành, chứ không có mục đích giảng một giáo trình đầy đủ về lý
luận dịch, nhất là về dịch văn học. Vì vậy, có thể coi chuyên luận này
là công trình đầu tiên bàn kỹ (90 tiết) về lý luận dịch đại cương có
thiên về dịch văn học.
4. Về tình hình nghiên cứu về lý luận dịch ở Việt Nam trong giai
đoạn hiện nay. Ở nước ta, lý luận dịch chưa được quan tâm nghiên
cứu ở mức đầy đủ và toàn diện như ở một số nước phát triển Mỹ,
Nga, Tiệp, Pháp... Từ lâu, đã có một số bài báo, báo cáo khoa học về
dịch, nhưng chưa đi sâu vào các vấn đề lý luận. Trong đó, nổi lên một
số ít người có khả năng làm việc đó.

181
5. Sau khi đã nắm được những vấn đề cơ bản của lý luận và thực
hành dịch, nếu muốn đi sâu thêm vào một vấn đề gì đó nữa, người
học có thể tìm đọc các bài viết về dịch đăng trên các báo “Đầu tư”,
“Văn nghệ’’ (già và trẻ), trên các tạp chí “Văn học nước ngoài”
“Ngoại ngữ”, “Ngôn ngữ”, “Ngôn ngữ và đời sống”.. các kỷ yếu hội
nghị khoa học của chuyên ngành ngôn ngữ. Về dịch văn học, người
học có thể đọc thêm hai cuốn “Dịch văn học và văn học dịch” (Thúy
Toàn tập hợp bài) và tuyển tập các bài viết về dịch của Thúy Toàn với
tiêu đề “Không phải của riêng ai”, Kỷ yếu “Dịch Hán - Nôm - một
khoa học - một nghệ thuật”, Kỷ yếu “Những vấn đề ngôn ngữ và
dịch thuật” (xem phần thư mục).
6. Biên dịch (dịch viết) và phiên dịch (dịch nói) đã có từ thời
thượng cổ ở tất cả các nước trên thế giới. Cho đến nay, mọi người đều
thống nhất ở nhận định: dịch không phải là hoạt động thủ công, máy
móc, mà là công việc sáng tạo, đòi hỏi người dịch phải có năng khiếu
hoặc ít hoặc nhiều. Người ta đã đưa ra đòi hỏi có phần thỏa đáng và
mang tính tích cực: dịch văn xuôi phải là nhà văn, dịch thơ phải là
nhà thơ. Muốn dịch ở lĩnh vực chuyên môn nào, thì người dịch phải
am hiểu về lĩnh vực đó. Bên cạnh năng khiếu ngoại ngữ, người dịch
còn phải uyên bác, đọc nhiều biết rộng, cần cù lao động, trung thực...
7. Ở các nước phát triển hiện nay, nghề dịch là nghề hiện đại,
ngày càng có nhiều người theo đuổi. Người dịch được xã hội tôn trọng
và được trả công cao. Đội ngũ những người dịch ngày càng đông đảo
ở tất cả các lĩnh vực dịch: dịch văn học, dịch chính luận - thông tin báo
chí, dịch khoa học kỹ thuật, dịch quân sự, luật học, y học... Mỗi thể loại
dịch lại có các đặc điểm riêng, các yêu cầu riêng đối với người dịch.
Người dịch ngoài việc am hiểu ngoại ngữ, kỹ năng nghề nghiệp, còn
phải thường xuyên học hỏi để nâng cao trình độ, tay nghề. Chỉ nói
riêng ở lĩnh vực dịch văn học, trong thời gian qua, người ta thường
nhắc đến một số dịch giả đã có nhiều đóng góp như: Trương Chính,
Nguyễn Hiến Lê, Phạm Mạnh Hùng, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Thụy
Ứng, Tuấn Đô, Dương Tường, Trung Đức, Nguyễn Trung Đức, Phạm
Tú Châu, Trần Đình Hiến... Ngoài ra, hiện nay, ở nước ta, đã xuất hiện
một lớp dịch giả trẻ, trong đó có một số người dịch 2, 3 ngữ. Tất nhiên,
đây cũng là xu thế chung của thời đại chứ không riêng gì ở nước ta.

182
T/I LIỆU THAM KHẢO

A/ TIẾNG VIỆT

1. Thế Anh, “Ngày xuân nói chuyện dịch thơ Đường Ngôn ngữ và Đời
sống, 1-1999.
2. Lại Nguyên Ân – “Vai trò của dịch thuật trong sự hình thành văn
xuôi Tiếng Việt”, trong cuốn Đọc lại người trước, đọc lại người xưa.
NXB Hội Nhà văn, 4-1998.
3. Bùi Thạch Cẩn – “Một số vấn đề về mạo từ tiếng Anh đối với người
học dịch”. Ngữ học trẻ 1999.
4. Wallace L. Chafe. Ý nghĩa cấu trúc của ngôn ngữ, Nguyễn Văn Lai
dịch. NXB Giáo dục, 1998.
5. Đỗ Hữu Châu. Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Ngữ dụng học. NXB
Giáo dục. 2001.
6. Nguyễn Hồng Cổn. “Về vấn đề tương đương trong dịch thuật”, Ngôn
ngữ 11-2001.
7. Trần Văn Cơ. Một số vấn đề về việc miêu tả một ngoại ngữ. Ngôn
ngữ 4-1974
8. Nguyễn Đức Dân. Ngữ dụng học, tập I. NXB Giáo dục. 1998.
9. Nguyễn Đức Dân. Vấn đề "dịch sát nghĩa" trong sách học ngoại
ngữ. Ngôn ngữ 8-1997.
10. Nguyễn Đức Dân. “Ngữ nghĩa và tục ngữ - sự vận dụng”, Ngôn ngữ
3-1986.
11. Nguyễn Đức Dân. Dịch máy, Ngôn ngữ. 7-2000 - Dịch từ Hán sang
Việt một khoa học, một nghệ thuật.
12. Vũ Xuân Đoàn. Vị trí người phiên dịch, NXB KHXH.1992.
13. Những vấn đề ngữ dụng học. Kỷ yếu HTKH "Ngữ dụng học" lần I
Hà Nội 4-1999.
14. Hoàng Văn Hành. Tục ngữ trong cách nhìn của ngữ nghĩa học,
Ngôn ngữ, 4-1980.

183
15. Cao Xuân Hạo. Về ý nghĩa "thì" và "thể" trong tiếng Việt, Ngôn ngữ
5-1988.
16. Trịnh Đức Hiển. Một số hình thức thể hiện tính hình tượng trong Xú -
pha- xít Lào, Ngô ngữ và đời sống 3-1991.
17. Nguyễn Xuân Hoà. “Thành ngữ tiếng Việt nhìn từ góc độ bản sắc
văn hoá dân tộc”, Tạp chí NCĐNA 1-1994.
18. Nguyễn Thị Thu Hương. Tìm lại ý nghĩa một số câu tục ngữ Châu
Âu (đọc cuốn "Tục ngữ và châm ngôn Châu Âu") Ngô ngữ và đời
sống 5-1998.

19. Phan Đắc Huệ. Về vấn đề tính tương đương trong phiên dịch. Giáo
trình "Lý thuyết và thực hành dịch” (in rônêô) ĐHTH 1982.
20. Karamurakimi. Một vài khó khăn của người Nhật khi học tiếng Việt
Ngô ngữ và đời sống 7-2001.
21. Lê Đình Khẩn. “Qua bản dịch tiếng Việt một bộ sách văn học cổ
Trung Quốc bàn thêm về vấn đề dịch Hán - Việt”, Ngô ngữ và đời
sống 5-1996.

22. Trần Thị Thanh Liêm. “Vài nét về yếu tố văn hoá trong giao tiếp,
phiên dịch, giảng dạy và học tiếng nước ngoài. Những vấn đề ngữ
dụng học”. Kỷ yếu HTKH "Ngữ dụng học" lần I Hà Nội 4- 1999.
23. André Martinet. “Về tình hình ngôn ngữ học hiện đại”. Ngôn ngữ, 1-1979.
24. Bùi Đình Mỹ. “Bước đầu tìm hiểu vấn đề đặc trưng nội dung của
ngôn ngữ dân tộc”. Ngôn ngữ 2-1974.
25. Lê Tá Nghị. “Bàn về mức độ trắc lượng được trong cách dịch lột lấy
cái thần”. VHNN 4-2001.
26. Phan Ngọc. Dịch thơ Hán ra thơ Việt - nhìn từ góc độ ngôn ngữ học.
Trong cuốn "Dịch từ Hán sang Việt một khoa học, một nghệ thuật.
NXB HKXH, 1982.
27. Lê Nhân, Bản sắc dân tộc trong các từ tương đương Nga - Việt.
NCĐNA. 1-1994.
28. Những vấn đề ngôn ngữ và dịch thuật, kỷ yếu Hội NNHVN, Trường
ĐHSPNN - Hà Nội. 1993.
29. Nội san Ngôn ngữ số 1 - 1989, ĐHNN - Hà Nội.
30. Trần Thị Đan Phượng. “Sắc thái văn hoá của ẩn dụ, hoán dụ trong
tiếng Anh, tiếng Pháp và cách dịch sang tiếng Việt”. Ngữ học trẻ. 1998.

184
31. Tôn Diễn Phong. Tìm hiểu sự sai lệch ngữ nghĩa trong giao tiếp văn
hoá. Những vấn đề ngữ dụng học. Kỷ yếu HTKH "Ngữ dụng học"
lần I Hà Nội. 4-1999.
32. Tôn Diễn Phong. Tìm hiểu sự khác nhau về cách thức giao tiếp của
người Việt và người phương Tây. Ngữ học trẻ 1999.
33. Nguyễn Văn Phú. Tiếng Anh lý thú VAPBC 2000.
34. Nguyễn Cảnh Phúc. “Nhân đọc bài vấn đề dùng từ Hán trong tiếng
Việt hiện nay”. Ngô ngữ và đời sống 9-1997.
35. Trần Vĩnh Phúc. “Một vài khía cạnh nắm hiểu và chuyển dịch ngôn
ngữ nước ngoài sang Tiếng Việt”. Ngô ngữ và đời sống 8-2001.
36. Roland Jacque, “Việc học tiếng Việt đối với những người vốn nói các
ngôn ngữ Châu Âu”. Ngô ngữ và đời sống 4-1996.
37. N.V.Stankevich. “Cần tìm hiểu thêm về cách xưng hô trong tiếng
Việt. Kỷ yếu Hội Ngôn ngữ học Việt Nam và Trường ĐHSPNN 1993.
38. Stêpanốp Iu.S, "Hình ảnh ngôn ngữ" thay đổi trong khoa học thế kỷ
20”. Ngôn ngữ 4-2000.
39. Zan Stolpe, Dịch thuật một hoạt động sáng tạo. VHNN. 5-1998.
40. V.M.Xônxép. “Một số vấn đề lý thuyết nghĩa (hay ngữ nghĩa)”, Ngôn
ngữ, 1-1980
41. V.M.Xônxép. “Những thuộc tính về một loại hình học của các ngôn
ngữ đơn lập”. Ngôn ngữ, 3-1983.
42. Lương Văn Tâm. Bản dịch tiếng Việt cuốn "Những cơ sở của ngôn
ngữ học đại cương" của Iu. Xtêpanốp. Ngôn ngữ, 1-1978.
43. Hà Huy Thái. Chuẩn mực hoá và công thức hóa câu văn. VHTT. 2001.
44. Đỗ Thanh. Các báo cáo khoa học và các bài viết về ngôn ngữ và
dịch đăng trên tạp chí "Ngôn ngữ và đời sống" và báo "Giáo dục thời
đại chủ nhật".
45. Lưu Kiếm Thanh, “Về việc dịch thuật ngữ KHXH”, Nghiên cứu Đông
Nam Á, 1-1994.
46. Nhữ Thành. “Nhận xét về ngữ nghĩa của từ Hán Việt”. Ngôn ngữ 2-1977.
47. Trần Ngọc Thêm. “Đi tìm ngôn ngữ của văn hoá và đặc trưng văn
hoá và của ngôn ngữ”. Việt Nam Kỷ yếu Hội NNHVN - Trường
ĐHSPNN Hà Nội. 1993.

185
48. Nguyễn Thị Hồng Thu. Tục ngữ Nhật - Việt. NXB văn học 2001.
49. Nguyễn Chí Thuật. “Vấn đề văn hoá - đất nước học trong giảng dạy
ngoại ngữ”. Nghiên cứu Đông Nam Á, 1-1994.
50. Thuý Toàn (Tập hợp bài). Dịch Văn học - văn học dịch. Văn học 1996.
51. Thuý Toàn. Không phải của riêng ai. Dịch văn học - văn học dịch
Văn học - T2 VHNN Đông Tây 1999.
52. Lê Hùng Tiến. “Về vấn đề dịch và học tiếng Anh ở Việt Nam”, Tạp
chí Ngoại ngữ. 5-1987.
53. Cù Đình Tú. “Góp ý kiến về sự phân biệt thành ngữ với tục ngữ”
Ngôn ngữ, 1-1973.
54. Nguyễn Lân Trung. Các yếu tố văn hoá và văn minh trong dạy tiếng
nước ngoài. Kỷ yếu Hội NNHVN và trường ĐHSPNN Hà Nội. 1993.
55. Bùi Khắc Việt. “Về tính biểu trưng của thành tiếng Việt”. Ngôn ngữ
1-1978.
56. Đỗ Quang Việt. Suy nghĩ về một dạng câu bị động trong tiếng Pháp.
Ngoại ngữ. 4-2000.
57. Vũ Ngọc Vinh. “Từ đặc thù tiếng Việt qua một số bản dịch Việt –
Nga”. Ngữ học trẻ. 1997
58. Mục "Văn học dịch và dịch văn học", "Bách khoa văn học", Tạp chí
"Văn học nước ngoài" từ số 1 - 1996 đến nay, trong đó quan trọng
nhất là các chương của cuốn "Dịch giả và dịch thuật trong thế giới
hiện đại" của Jerzy Pienkos do Nguyễn Chí Thuật dịch.
59. Hoàng Văn Vân. “Về dịch thuật: bình diện lịch sử, phần II nghiên
cứu dịch thuật ở thế kỷ 20”, TCKH, ĐHQG HN, KHXH. 1-2001.
60. Xâytlin. Lao động nhà văn I. II. Hoài Lam và Hoài Ly dịch Văn
học.1968.
61. Các cuốn sách về ngôn ngữ học của các giáo sư ngôn ngữ của
ĐHTH, ĐHSP và Viện Ngôn Ngữ.

B/ SÁCH SONG NGỮ


1. Anh Việt: Erich Segan. Love Story (câu chuyện tình yêu), Trần Anh
Kim dịch. NXB Thanh niên.2000.
2. Pháp Việt: Henri Bosco. Lénfant et la rivière (Chú bé và dòng
sông). NXB Thế giới Hà Nội.1993.
3. Nga - Việt: Aden Cuti. Những bức thư không gửi, NXB Ngoại văn Hà
Nội.1987.

186
C/ TIẾNG ANH
1. The encyclopedia of Language and Linguistics. Volume 9.(từ trang
4681 đến trang 4760 phần bàn về “dịch” (khổ lớn, chữ nhỏ).
Pergamon. Press.Oxford. New York_Seou1-Tokyo.

D/ TIẾNG NGA

1. H. Б. Аристов. Основы Перевода. NXB “Ngoại Văn”M. 1959.

2. Бархударов л. с, Рецкер я. и. Курс лексий по теоpий перевода. M 1968.


3. Бархударов л. с, Язык и перевод. M. 1975.
4. Брандас. м. Стиль ипереводa "Тетради переводчика (ТП). M. 1968.
5. Е.А. Быстрова, А. П. Окунева, H. M. Шанский. Учебный фран. словарь,
русского языка. "Просвещение". П 1984.
6. Е. М. Верещагин, в.г. Костомаров. Язык и культура. МГУ.)1973.
7. Сергей Власов, Сидер флорин. Непереводимое в переводе. M. 1996.
8. Вольков ию. Проблемя стиля в переводе (ТП). M. 1969.
9. Вопросы теории перевода в зар. Лингвистике. QHQT, M.1978.
10. Вопросы худ. перевода. Сборник статей. M. 1955.
11. Вопросы худ. перевода. Сборник статей. Văn nghệ, M.1972.
12. В. Г. Гак, ю. И. Львин. Курс перевода (фран. язык). QHQT, M. 1990
13. Гачечиладзе г.о. Введение в теорию худ. перевода. Тбилиси. 1969
14. Гачечиладзe г. О реализме в искустве перевода "Актуальные проблемы
теории худ. перевода" том I, M,1967.
15. Гинзбург Л. В Над строкой перевода Советская Россия. М.1981.
16. В. П. Жуков. Семантика фран. оборотов Просвещение. 1978.
17. Дмитрий Жуков мы - переводчики. зндниб.1975.
18. М. Златкин Когда книга сближает народы Тбилиси 1979.
19. Иван Кащкин. Для читателей – современника. Статьи и исследования.
M. 1977.
20. Как научиться понимать и понимать и переводить инос текстa Минск.
1968.
21. М.Н Кожина. Стилистика русс, языка Просвещение.M 1977.

187
22. В. H Комиссаров Слово о переводе. M. 1973.
23. В. Комиссаров. Лингвистика перевода, M.1980.
24. В. H Комиссаров я. и. Рецкер, В. И. Тархов. Пособие по переводу с анг.
Языка иа русский. I, II. M.1960-1965.
25. П. И. Копанев. Вопросы истории и теории, худ. Перевода. Минск.1972.
26. В. H. Крупнов. В творческой лаборатории переводчика, M.1976.
27. Т. Р. Левицкая, А. M. фитерман. Теория и практика перевода с анг.
языка на русский. NXB. Ngoại văn. M.1963.
28. Иржи. Левый. Искусство перевода, M. 1974.
29. Анна лилова. Введение в общю теорию перевода. M.1985.
30. Като Ломб. Как я изучаю языки? Прогресс, M. 1978.
31. Найда М.М. Наука перевода, ВЯ. Số 4-1976.
32. Николай Любимов. Перевода -искусство. Советская Россия.М. 1902.
33. Р. К. Миньяр-Белоручев. Последовательный перевод, M.1969.
34. М. М. Морозов. Пособие по переводу. NXB. "VHNN".M. 1956.
35. Особенности стиля научного изложения. Наука.M. 1976.
36. Антон. Почович. Проблемы худ. перевода.M.1980.
37. И. И. Ревзин, в. ю. Розенцвейг. Основы общего и машинного перевода.
NXB. "Đại học", М.1964.
38. Я. И. Рецкер. Теория перевода и переводческая практика QHQT. М.
1974.
39. Россель Вл. Эстафета слова. Знание số 3. 1972.
40. Р. С. Смелкова. Слово в худ. тексте. Педагогика. М. 1980.
41. Соболев П.Н.О фпереводе образа образом "Вопросы худ перевода".
M.1955.
42. Станкевич, в. Ритм прозы и перевод “Вопросы теорий худ перевода”,
M.1977.
43. Е.М.Стрелковский - Л К Лагышев Научно - Технический Перевод
Просвещение. M.1977.
44. Рышард Стыпула. Словарь пословиц и поговорок русско - польский
“польско - русский Варщава. 1974.
45. 3.Л. Тарланов Очерки по синтаксису русск пословиц, ДГУ. М. 1982.

188
46. Теория и практика перевода - сборник статей. Киев 1982.
47. Тольстой С.С Как переводить с анг. языка? M. 1962.
48. Трудности перевода с фран. языка на русский. Наука - 1967.
49. Т.А.Тучкова, О.В. Критская. Пособие по переводу с фран. языка на
русский - Просвещение. M. 1962.
50. Федоров А-В.O соотношений отдельного и целого в процессе перевода.
B. Я Số 6 - 1970.
51. Федоров A-В Ведение в теорию перевода. M.1953-1963.
52. Б-С Фокин. О Мышлении на пнос, языке Сборник статей Проблемы
общего и частного языкознания. M. 1960.
53. Цвиллинг М.Я Туровер гя о критериях оценки перевода 1978.
54. Г. В.Чернов.Теория и практика синхронного перевода QHQT.M 1978.
55. Л.А. Черняховская.Перевод и смысловая структура QHQT 1976.
56. Чтение,перевод, устная речь Сборник - статей Наука 1.1977.
57. Чуковский. К. Высокое искусство- M. 1968.
58. Чуковский.Живой как жизнь.Молодая гвардия. M.1962.
59. Чуковский.Реалистическое искусство. Мастерство перевода 1962
60. Чыонг донг Сан. Фразеологические обороты в русс, языке и способы
передачи их па вьетнамский язык. Канд. Дисс. M. 1972
61. Н. М. Шанский. Лингвистический анализ худ. текста Просвещение,A.
1990.
62. А. Д. Щвейцер. Перевод и лингвистика. M. 1973
63. А. Д. Щвейцер. Семантико - стилистические и прагматические аспекты
перевода, ияш. số 3. 1971.
64. А. Д. Щвейцер. К вопросу об анализе грам. явлений при переводе ТП.
M. 1970.
65. A-В. Ширяев. Синхронный перевод. QHQT. M. 1989.
66. Шор В. Об общем и своеобразном в переводах. "Актуальные
проблемы...". Том I. M. 1967.
67. Щукин А.А. Текст как обьект. линг. анализа. “Вестник московского
университета", Востоковедение. 2.1976.
68. Эткипд. Е. Г. Поэзия и перевод, M. Л. 1963.

189
69. Эткинд. Е. Г. Художественный перевод: искусство и наука Вя. Số 4. M
1970.
70. Языки Китая и юго - восточный Азии. Проблемы синтаксиса Наука. М.
1971.
71. Một số bài trong các số “Гетради переводчика".
72. Một số bài trong các số "Мастерство перевода".

190
PHỤ LỤC

191
192
BÀI 1

Nhòp ñieäu cuûa vaên xuoâi vaø dòch

V.Xtanhevits (Nga)

Ngày càng nhiều dân tộc được thoát khỏi ách thực dân và dường
như được sinh ra cho một cuộc sống chính trị và lịch sử lớn lao. Các
dân tộc đó chờ đợi sự hiểu biết ở đâu nếu không phải là ở cái nước
đang xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Các ngôn ngữ và các nền văn hóa của các dân tộc châu Á và châu
Phi là một loạt tiểu thế giới mà các nền văn học của chúng ta có quan
hệ chặt chẽ hơn nhiều so với các nền văn học hiện đại của phương
Tây, gắn liền với sự sáng tạo của nhân dân, với những hình ảnh,
ngôn từ, nhịp điệu của nó. Nhưng còn xa chúng ta mới thâm nhập
được vào cuộc sống của các dân tộc đó để tái hiện các nền văn học
dân tộc của họ sang tiếng Nga. Các nhà xuất bản thường hài lòng với
các bản dịch nhợt nhạt, bị tước bỏ tính dân tộc đặc sắc. Nguyên nhân
không chỉ ở chỗ người dịch biết ngoại ngữ kém, biết hời hợt, không
hiểu ngoại ngữ như là sự biểu hiện của toàn bộ sinh hoạt sáng tạo của
nhân dân, mà là ở chỗ họ chỉ coi ngoại ngữ như một “hệ thống thông
tin”. Họ không quan tâm đến đời sống của các từ, cụm từ, sự sinh ra
và mất đi của chúng. Đối với họ, không có sự tồn tại của ngữ âm,
nhịp điệu.
Người dịch phải tái hiện các thủ pháp nghệ thuật chủ yếu của
nguyên bản. Một trong những thủ pháp đó là ngữ điệu dù rằng vai
trò của nó ít được biết đến hơn là vai trò của từ vựng và trường cú.
Cho đến nay, vẫn chưa có được lý thuyết về nhịp điệu của văn xuôi.
Các dịch giả chưa đưa ra được một thuật ngữ chung. Nhiều người
trong số họ còn hoàn toàn phủ nhận nhịp điệu của văn xuôi với tư

193
cách là biện pháp tổ chức cơ cấu từ vựng – ngữ âm của tác phẩm và
với tư cách là phương tiện nghệ thuật. Chẳng hạn, L.Timôphêép đã
tuyên bố: “Thật ra, chẳng có cái gì là nhịp điệu và người ta chỉ luôn
luôn nói tới nó như là một ẩn dụ”.
Nhưng trong lúc thâm nhập vào cơ cấu của nguyên bản, người
dịch đã cảm thấy những sợi chỉ của tấm vải nhịp điệu và độc giả sẽ bị
thiệt thòi nhiều nếu người dịch không truyền đạt được nhịp điệu
trong các tác phẩm được dịch.
“Nhịp điệu” ở tiếng Hy Lạp có nghĩa là “phách”, “phù hợp”,
“cân đối”. Hiện nay, về mặt hình thức, nó được định nghĩa là sự lặp
lại có qui luật những đơn vị có tính thông ước. Lúc nói tới vai trò
quan trọng của nhịp điệu ở điện ảnh, đạo diễn Puđốpkin đã chỉ ra
rằng việc tìm kiếm nhịp điệu một cách thành công có thể có tác động
mạnh tới sân khấu. Thông qua nhịp điệu, người dẫn cảnh có thể thay
đổi các mối quan hệ về không gian và thời gian.
Đối với nhà thơ Xô viết Maiacốpxki, nhịp điệu là“tiếng ồn ào”
mà từ đó thỉnh thoảng ông đã “rút ra” được các từ ngữ. Ông viết:
“Nhịp điệu là sức mạnh chủ yếu, là năng lượng chủ yếu của nhà thơ.
Có thể nói về nó như là về nam châm hoặc về điện. Nhịp điệu là tiếng
gào thét của biển cả, tiếng xào xạc của cây cối và thậm chí là sự vần
xoay của trái đất”.1
Năm 1991, nhà thơ Nga Blốc đã thừa nhận là từ rất sớm, ông đã
nghe thấy nhịp điệu của thời đại. Tất nhiên, chẳng phải ai cũng có thể
cảm thấy các xung động được phân chia bởi những thời đoạn lớn và
đọc được trong tiến trình lịch sử. Năm 1958, L.Timôphêép đã viết:
“Sự mơ hồ trong nội dung của khái niệm nhịp điệu của văn xuôi đã
dẫn tới cả một loạt sai lầm. Trong văn xuôi, chúng ta chỉ muốn nói
đến các tiết điệu ban đầu không chuyển thành nhịp điệu của một cơ
cấu rõ rệt nào đấy”.
Tiết điệu vốn có ở ngôn ngữ của con người và phụ thuộc chẳng
hạn vào ưu thế của các từ một - hai âm tiết trong tiếng Anh và các từ

1 Xem bài "Làm thơ như thế nào?".

194
3 âm tiết trong tiếng Nga. Nhà văn Pautốpxki đã viết trong lời nói
đầu cuốn sách một tập của Bunhin! “Văn xuôi cũng có âm điệu bên
trong như thơ và nhạc. Ý thức về nhịp điệu của văn xuôi và âm
hưởng nhạc của nó tiềm tàng một cách hữu cơ trong sự hiểu biết thấu
đáo và trong cảm giác tinh tế về tiếng mẹ đẻ”.
Những sự đối lập thơ và văn xuôi đều dựa trên cơ sở thơ thì có
nhịp điệu, còn văn xuôi thì không có. Đó là di sản còn lại tới ngày nay
của thời kỳ khi câu thơ Nga còn bị trói buộc vào sơ đồ vần luật của
ngôn ngữ.
Để “văn xuôi hóa” âm giai lớn, Puskin đã sử dụng từ vựng và
ngữ điệu dân gian, các hình thức kịch và độc thoại kết hợp câu thơ
tự do với câu thơ hiệp vần. Cũng như Sếchspia, Puskin đã đưa
nhiều đoạn văn xuôi vào trong thơ. Chính Puskin đã viết loại văn
xuôi bằng thơ.
Các nhà lý luận đã nhiều lần chỉ ra rằng trong thơ, độ dài của
chỗ nghỉ sau dòng thường không ngắn hơn một âm tiết không trọng
âm. Trong văn xuôi, chúng ta muốn nhấn mạnh độ dài của các chỗ
ngắt đối với một đoạn nào đó thường xuyên được cấu tạo về mặt
nhịp điệu. Độ lớn của quãng ngắt dao động phụ thuộc vào dấu chấm
câu, vào ngữ điệu, vào sự hoàn chỉnh hoặc chưa hoàn chỉnh của ý
nghĩa. Flô-be viết: "Các câu văn viết kém làm người đọc bị tức ngực.
Chúng nằm bên ngoài các điều kiện tự nhiên”.
Người dịch phải cố sức tái tạo các trường cú. Chỉ có ngữ điệu kịch
là có thể tạo nên ở văn xuôi các chỗ ngắt của vị ngữ giống như các chỗ
ngắt cuối dòng ở câu thơ vì chúng được bổ sung bởi việc diễn xuất của
diễn viên. Stanilápxki đã nói một cách thuyết phục về điều này.
Ngôn ngữ không chỉ được hình thành bởi âm thanh, mà còn bởi
các chỗ ngắt. Tốc độ, nhịp độ của văn xuôi được tạo nên bởi sự luân
phiên của những chỗ mạnh, yếu của ngôn ngữ và các chỗ ngắt.
Nhưng ở những chỗ không có sự diễn xuất của diễn viên thì
người dịch phải hết sức thận trọng trong việc đối xử với những chỗ
ngắt đó để khỏi tự ý đưa vào đó nhịp điệu của chỗ ngắt ở cuối dòng

195
thơ. Và nói chung, đoạn văn càng nhiều chỗ ngắt thì càng khó xác
định hệ thống nhịp điệu của nó.
Đốpdencô đã phát biểu: “Văn xuôi đối thoại không nên vang lên
trên các ổ gà chất đầy các chi tiết, các sự chứng minh, giải thích. Nó
phải bay liệng một cách tự do như những câu thơ hay mà bao giờ
cũng nhẹ nhàng dù là ở trên cao hay dưới vực sâu”. Các dấu chấm
câu của văn xuôi cũng có độ căng khác nhau về thời gian và ý nghĩa.
Một trong những sự phản đối chủ yếu chống lại việc thừa nhận nhịp
điệu của văn xuôi là ý kiến cho rằng trong thơ bao giờ cũng có thể
tìm được “cái được coi là đơn vị nhịp điệu”, còn trong văn xuôi thì
không tìm được. Một số người còn khẳng định rằng ở thơ ca hiện đại,
đơn vị nhịp điệu không phải là âm tiết và cước vận, mà là từ, tức là
sự hình thành của thơ bởi “tổ hợp âm tiết” và “tổ hợp cước vận” biến
thành các “tổ hợp từ”. Những người khác thì cho rằng đơn vị đó có
thể là “câu phách”. L.Timôphêép đã tuyên bố : “Đơn vị nhịp điệu của
thơ ca là dòng thơ nhưng không thể trông cậy vào nó”.
Nhưng cũng xin nói thật là các mưu toan phủ nhận nhịp điệu
của văn xuôi đều có tính chất máy móc và không có tác dụng với lý
thuyết và đã làm nẩy sinh nhiều vấn đề.
Các chỗ ngắt có giá trị nhịp điệu như nhau ở văn xuôi. Giá trị đó
được quyết định bởi nội dung của vị ngữ của chúng. Ở bản dịch, vị
trí của các chỗ ngắt, trường độ của chúng không chỉ phụ thuộc vào
nguyên bản, mà phụ thuộc cả vào văn bản của ngôn ngữ dịch.
Để dịch một câu văn xây dựng trên nhịp điệu được nhấn mạnh,
thì trước hết người dịch phải tìm được trọng tâm nhịp điệu của nó.
Nó có thể được bộc lộ rõ ràng và cũng có thể được ẩn giấu trong văn
cảnh. Điều này được gặp trong ngữ điệu của vị ngữ là bộ phận đặc
biệt thường chứa đựng yếu tố đánh giá về mặt tình cảm. Đôi lúc, để
làm sáng tỏ ý nghĩa, người dịch phải rút trọng tâm ngữ điệu đó ra từ
văn cảnh.
Ở trên, chúng tôi chỉ đề cập đến mội số vấn đề về nhịp điệu của
văn xuôi và việc chuyển dịch nó./.

Đỗ Thanh dịch

196
BÀI 2

Söï thaát thoaùt nhòp ñieäu thöôøng thaáy khi


dòch
caùc taùc phaåm cuûa F.Dostoievski

Gần đây có một ý kiến bàn về “cá tính sáng tạo của dịch giả”,
yêu cầu bản dịch cần thể hiện được cá tính của dịch giả. Chúng tôi
cho rằng bản thân dịch thuật đã là nghệ thuật (dĩ nhiên chỉ nói đến
dịch thuật với nghĩa đích thực của nó), và “mỗi dịch giả có trình độ
đều là một nghệ sĩ” (R.Italiander). Mà đã là nghệ sĩ thì công việc phải
là sáng tạo. Song, dù sáng tạo thế nào, người dịch vẫn phải trung
thành với nguyên tác, nếu không sẽ không còn là bản dịch nữa mà là
phóng tác hoặc sáng tác mới. Chữ tín trong dịch thuật là nguyên tắc
cao nhất và cần được hiểu đó là “sự trung thành với cả ý đồ nội dung
ngữ nghĩa lẫn ý đồ về hình thức nghệ thuật của tác giả nguyên tác”
{2000:224}. Dịch giả không có quyền áp đặt nội dung, tư tưởng cũng
như giọng điệu khác cho tác giả. Albert Karenski khuyến cáo: “Tôi
xin nhắc lại một điều tâm niệm trong lao động dịch thuật phải giới
hạn một cách có ý thức cá tính sáng tạo của mình theo hướng có lợi
cho tác giả mình dịch” {1996:221}. Theo nhận định của Đặng Anh Đào
thì gần đây “các dịch giả có xu hướng tái hiện trung thành nguyên
bản hơn là làm cho nó đẹp thêm” {1996:32}.
Mỗi nhà văn có một giọng điệu riêng với những cung bậc trầm
bổng đặc trưng của mình. Nắm được những cung bậc ấy là điều
không dễ, và chuyển tải nó sang bản dịch lại càng khó hơn. Lưu
Hiệp trong "Văn tâm điêu long" có nhấn mạnh đến thanh luật, cho
rằng âm nhạc là bắt chước âm thanh của con người nên ngôn ngữ
của con người chính là âm nhạc trong đó có ngôn ngữ văn học, và
đó là loại âm nhạc khó nhận biết nhất. Ông viết: “Nghe âm nhạc

197
thấy sai thì biết vì đó là nghe cái thanh ở bên ngoài nên dễ, còn nghe
văn sai thì khó biết vì đó là nghe cái bên trong.” {1996: 178}. Mai
Thúc Luân kiên quyết yêu cầu văn bản dịch phải truyền đạt lại được
nhịp điệu câu văn: “Chỉ cần đọc một đoạn văn của Thomas Mann,
Conrat Maie của Đức, Hemingway của Mỹ, Erenburg của Nga, Aragon
của Pháp, tự khắc người đọc thấy ngay nhịp điệu của câu văn và
thấy nhiệm vụ của mình là phải truyền đạt cho được đặc trưng ấy
của nhà văn. Mỗi nhà văn có một nhịp điệu khác nhau. Có khi nhịp
điệu trở thành một sáng tạo độc đáo, nó quyết định cả tư tưởng và
lối sáng tác, trường hợp ấy người dịch phải chú ý phản ánh nó trở
lại một cách đầy đủ sáng tạo. Không làm được điều đó thì bản dịch
đã hỏng rồi. ” {1996: 187}.
Sáng tác cùng một thời đại, các nhà văn Nga thế kỷ XIX hát
không cùng một bè trong bản đại hợp xướng hài hòa chung của họ.
Nhạc điệu của Gogol mãnh liệt, sôi nổi, câu chữ đổ xuống dào dạt
thành dòng chảy trữ tình, chốc chốc lại xen vào một vài câu bông đùa
duyên dáng, dí dỏm. Ông như thôi miên chúng ta bằng sự hòa thanh
của độ trầm bổng, bằng sự uyển chuyển và hân hoan của các trạng
thái, cảm xúc. L. Tolstoi cũng vậy, ông quả thật là một cây đại phong
cần nhiều phím, luôn chú trọng tìm kiếm sự hòa âm, sự ngân vang
của màu sắc, hương vị, tiếng động. Chủ trương nghệ thuật của
Dostoievski không như vậy. Zweig nhìn nhận ông như “một siêu
nhân nồng nhiệt, mang trong mình toàn bộ thế giới mâu thuẫn, hỗn
loạn”. Ông phá vỡ sự hài hòa bên ngoài. Giọng điệu của ông gấp gáp,
câu chữ và tư tưởng dường như vội vã đi tìm cho mình cách biểu
hiện, tạo nên những tiết tấu khi bị cắt ngắn khi lại dài dòng; khi thì hạ
thấp đột ngột, khi lại vang lên chói óc. So với các nhà văn khác, từ lặp
(kể cả hư từ lẫn thực từ) trong câu văn của Dostoievski có tần số xuất
hiện dày đặc hơn hẳn. Dịch ông, chúng ta buộc phải nắm được
những gam màu u sẫm và nhạc điệu luyến láy của bài ca văn xuôi dài
lê thê. Nếu bỏ đi những từ lặp ấy nhằm mục đích sắp xếp lại lối diễn
đạt, nhiều khi vô tình ta đã làm thất thoát tiết tấu chủ đạo của hơi
văn. Dostoievski xa lạ với việc làm văn, ông chủ trương thể hiện cuộc
sống xù xì, ngồn ngộn chất hiện thực. Bên cạnh đó, đói nghèo, bệnh

198
tật, nợ nần thúc bách cùng với sự chồng chất, bề bộn của các ấn
tượng, suy tư làm cho câu văn luôn phải viết gấp gáp, ít có thời gian
trau chuốt. Trong những dòng viết của ông, ta đọc thấy những tư
tưởng còn tươi rói, những nhịp đời đập vội vã, nỗi đau đớn của thể
xác trong cơn chấn động thần kinh dữ dội và niềm đam mê nghệ
thuật nồng cháy. Sẽ rất sai lầm, nếu ta tước đi tất cả những âm điệu
sống động ấy bằng bản dịch cố tình thanh thoát, tao nhã.
Nếu như nhịp điệu thơ ca cổ được chi phối bởi luật bằng trắc,
âm vần và ngắt nhịp có quy định, thì nhịp điệu thơ hiện đại tự do
hơn, được phối âm bởi nhịp thở, nhịp lòng người viết. Nhịp văn xuôi
của Dostoievski đã tuân thủ chính cái thi pháp này. Ông là nhà văn
“văn xuôi nhất” trong số các nhà văn xuôi, đồng thời là nhà thi sĩ
nhậy cảm sâu sắc nhất cái nhịp điệu của cuộc sống hiện đại. Nhiều
nhà phê bình cho rằng càng đọc Lev Tolstoi thì nhịp văn càng dài,
càng đọc Dostoievski thì nhịp văn ngày càng ngắn. Ta nghe thấy
tiếng thở gấp gáp của người kể ngay cả trong những câu dài nhất.
Đây không còn là sự dìu dặt, trầm bổng hài hòa của sự phối khí âm
thanh nữa, mà là nhịp ngắn - dài, lên - xuống của nhịp hơi thở, nhịp
điệu lòng.
Hơn 1/2 số lượng tác phẩm của Dostoievski đã dịch sang tiếng
Việt hiện đang lưu hành là được phiên dịch từ tiếng Pháp, chủ yếu là
các bản dịch tại miền Nam trước 1975, nay hầu hết được tái bản. Kế
đến là những bản dịch từ tiếng Nga (của các dịch giả ngoài Bắc). Lác
đác có vài tác phẩm được phiên dịch qua bản tiếng Anh. Tình trạng
trên cho thấy chất lượng nhiều dịch phẩm cần phải thẩm định lại, vì
nếu được dịch qua tiếng Pháp và tiếng Anh có nghĩa là tác phẩm bị
dịch đến hai lần, e rằng có những chỗ hiểu chưa đúng ý của tác giả.
Hơn nữa các bản dịch này ra đời ở Pháp vào thời điểm, như Andre
Markowiez nhận xét; “Các dịch giả thường hay sửa sang văn bản,
muốn quy nó về một chuẩn mực Pháp.” Đó là những bản dịch có xu
hướng gọt tỉa, trau chuốt lại câu văn theo “kiểu nói Pháp tao nhã”
mà, theo A. Markowiez, là “một sự lầm lẫn”, không phù hợp với
“một nhà văn chủ trương tiêu trừ lối văn phong thanh lịch, coi việc
tiêu trừ này là điều cốt tử nhằm phục hưng nước Nga” [1997: 166].

199
Khảo sát các bản dịch tiếng Việt, chúng tôi nhận thấy việc để thất
thoát nhịp điệu trong câu văn của Dostoievski thường rất dễ xảy ra.
Xin đơn cử một dẫn chứng – lời thổ lộ tâm tình vua Ivan Karamazov
với em trai:
"Я хочу в Европу сьездить Алеша, отсюда и поеду и ведь я
знаю что поеду лишь на кладбище то на самое самое дорогое
кладбище, вот что! Дорогие там лежат покойники, каждый
камень над ними гдасит о такой горячей минувшей жизни о
такой горжyeй! минувшей жизни о такой страстной вере в свой
подвиг, и свою истину в свою борьбу и свою науку что я знаЬэ
заранее, паду на землю и буду целовать эти камни и плакать над
ними, - в то же время убжденный всем сердуем моем, что все это
давно уже кладбише и никак не более"
Lời bộc bạch trên là những tâm sự chân thành nhất của Ivan
Karanazov, thể hiện rõ quan niệm của chàng về phương Tây, đồng
thời cũng bộc lộ những kịch tính bi thảm trong con người vô thần ấy.
Trong đoạn này có những từ chìa khóa chứa đựng nghĩa hàm ẩn về tư
tưởng của người phát ngôn ra nó. Ngôn ngữ của văn học theo cách
nhìn của cấu trúc luận bao gồm hai lớp nghĩa: nghĩa xác thực và
nghĩa tương tự. Người dịch viết như vậy buộc độc giả phải đọc được
nghĩa tượng trưng đó, nó thường nằm trong vùng ngôn ngữ đặc
trưng của nhân vật và của chính nhà văn. Mà muốn chuyển tải được
chúng, trước hết người dịch phải “đọc” được chúng và dĩ nhiên
không lược bỏ đi chính những từ chìa khóa ấy.
Trong lời phát biểu trên của Ivan, ta cần chú ý đến các từ “самое
дорогое”, “покойники”, các đại từ “свой, своя, свое”. Chúng vừa là
ngôn từ cất giấu tư tưởng và vừa là cái làm nên nhịp điệu của câu
văn. Nhịp điệu ấy thể hiện một trạng thái say sưa, nhiệt thành và u
uẩn của Ivan. “Châu Âu” cùng với “những người quá cố thân thiết.”
Với “niềm tin vào kỳ công, vào chân lý, vào cuộc đấu tranh” - những
cái đó, theo Dostoevski, là biểu tượng các cuộc tìm kiếm cao cả của
nhân loại, thể hiện ước mơ của các nhà XHCN Khai Sáng và Không
Tưởng. Theo nhà văn, các tư tưởng XHCN là hiện tượng đặc thù của
Tây Âu, vì thế đường lối của Bielinski, Chernysevski là sự du nhập

200
một cách máy móc những tư tưởng Tây Âu vào thổ nhưỡng Nga.
Ivan là con người thân Tây phương - chàng yêu quý những lý tưởng
ấy, nhưng chúng đã “quá cố” và châu Âu chỉ còn là một “nghĩa trang”,
nơi chôn cất chúng. Chính vì vậy, từ “những người quá cố thân thiết
của Ivan lại mang một ý nghĩ bi quan và tại sao những người quá cố
ấy lại “thân thiết” đối với Ivan? Bởi vì mục đích cuối cùng của họ
Ivan nhìn thấy trong việc tiêu diệt những đau khổ trên hành tinh này
để không còn phải khóc than cho trẻ thơ, để trái đất không còn “thấm
đẫm nước mắt từ vỏ đến ruột”. Tại sao đối với chàng đó lại là những
người đã “quá cố”?. Bởi vì những lý tưởng ấy không thực hiện được
ở nước Nga. Các đại từ "свой, своя, свое" ở đây mang ý nghĩa triết học,
nhấn mạnh cái “tôi” của lý thuyết cá nhân chủ nghĩa phương Tây.
Vũ Đình Lưu dịch thoát đoạn văn trên như sau:
“Tôi muốn du lịch qua châu Âu, tôi biết rằng chỉ có bãi tha ma,
nhưng trong bãi tha ma ấy nằm yên nghỉ biết bao người hăng hái say
sưa lý tưởng, đấu tranh cho sự thật và khoa học. Tôi biết rằng đó chỉ
là một bãi tha ma, không có gì hơn. Nhưng tôi sẽ khóc trước mồ các
bậc vĩ nhân” (Anh em nhà Karamazov, tr.260).
Đoạn dịch này bị tước bỏ mất những từ trọng tâm, làm cho lời
nói của nhân vật trở nên trơ trụi, thiếu đi nghĩa hàm ẩn. Bên cạnh đó,
ở đây còn thiếu hụt hoàn toàn nhịp điệu, tiết tấu của lời văn trong
nguyên tác do các từ "самое - самое", "дорогое - дорогое", "отакой -
о токой, "в свой - вcoю", "и буду цедовать...и плакать..." tạo thành.
Milan Kundera nói: “Khi người ta lặp lại một từ, đó là bởi từ này
quan trọng, bởi người ta muốn nó âm vang trong khoảnh khắc của
một đoạn văn”. Những từ lặp, chi tiết lặp như thế có rất nhiều trong
văn Dostoievski và dĩ nhiên chúng phải có vai trò nghệ thuật nào đó.
Ví dụ như trong Tội ác và hình phạt, nhà văn thường lặp lại các từ
“thử”, “kiêu hãnh ”, "góc nhỏ”, “cánh cửa”, “bỗng nhiên", “kỳ quặc ”,
"hình như"... hay như hình ảnh lưỡi rìu giết người cứ trở đi trở lại lởn
vởn trong đầu Raskolnikov. Nhiều nhà nghiên cứu gọi các từ lặp, chi
tiết lặp này là những từ chìa khóa của tác phẩm Dostoievski.
Đoạn văn trên được Phạm Mạnh Hùng dịch như sau:

201
“Tôi muốn sang châu Âu, Aliosa ạ, từ đây ra đi, tôi biết rằng đến
đấy tôi sẽ chỉ thấy một nghĩa trang, nhưng là một nghĩa trang thân
thiết, thế đấy. Những người thân thiết yên nghỉ ở đấy, mỗi phiến đá
trên mồ họ đều nói lên cuộc đời sôi nổi đã qua, nói lên niềm tin say
mê vào kỳ công vào chân lý, vào cuộc đấu tranh và khoa học của họ,
tôi biết trước rằng tôi sẽ quỳ sụp xuống hôn những phiến đá ấy và
khóc trên mồ của họ, mặc dù tôi thực lòng tin rằng từ lâu đấy chỉ là
một nghĩa trang, không có gì hơn.” (tập II, tr. 36).
Đoạn dịch trên sát ý, tái hiện được những từ ngữ mang nghĩa
hàm ẩn và chuyển tải được phần nào nhịp điệu của hơi văn trong
nguyên tác. Dịch giả chuyển tiết tấu láy do các từ свой – своя tạo
thành sang các từ tiếng Việt không có nghĩa tương đương vào - vào,
tạo trọng âm của câu. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn có cảm giác đoạn dịch
này chưa bộc lộ được hết nỗi niềm thiết tha trong nhịp thở của người
phát ngôn. Cho phép chúng tôi trên cơ sở dịch nghĩa của Phạm Mạnh
Hùng thử phần nào đó tái hiện nhịp điệu hơi văn của đoạn trích.
“Tôi luôn muốn sang châu Âu, Aliosa ạ, từ nơi này rồi tôi sẽ ra
đi, mà vẫn biết rằng sẽ chỉ thấy một nghĩa trang, nhưng là nghĩa
trang thân thiết nhất, vô cùng thân thiết, vậy đó. Nơi ấy những người
quá cố thân thiết đang yên nghỉ, mỗi phiến đá trên mồ họ đều nói lên
cuộc đời đầy sôi nổi đã qua, niềm tin đầy say mê vào kỳ công, vào
cuộc đấu tranh, vào khoa học của họ, tôi biết trước rằng tôi sẽ quỳ
sụp bên mộ họ và hôn những phiến đá ấy và khóc than - mặc dù thực
lòng tôi tin từ lâu rồi đấy chỉ là một nghĩa trang, chẳng có gì hơn”.
Cái làm chúng ta lúng túng là tính chất đặc biệt của hệ thống
trọng âm trong ngôn ngữ Nga. Bản thân trọng âm ấy vang lên, lặp
lại, mà chưa cần xét đến nội dung ý nghĩa nó biểu hiện, đã tạo nên
tiết tấu của bản nhạc văn xuôi.
Dostoievski có nhiều cách thức thể hiện nhịp điệu câu văn.
Trong bài viết nhỏ này, chúng tôi chỉ xin nêu một trong những biểu
hiện ấy - đó là việc sử dụng các đại từ một cách đặc biệt. Đại từ của
Dostoievski mang những chức năng hết sức đa dạng. Một mặt chúng
có khả năng thể hiện “sự xê dịch mang tính chủ quan của nội dung,
tạo cho ý nghĩa của từ vựng trở nên ước lệ, tượng trưng và khái quát”

202
[1972: 260]; mặt khác, nó chính là một trong những phương thức tạo
nên nhịp điệu của câu văn.
Dostoievski yêu thích dùng đại từ hơn bất kỳ một nhà văn nào
khác. Việc lặp các đại từ với tần số dày đặc như một sự chệch chuẩn
của văn bản nghệ thuật đã trở thành một trong những nét đặc biệt
của thi pháp Dostoievski. Trong bất cứ tác phẩm nào của ông, ở một
chương, một trang, thậm chí ở một dòng, ta dễ dàng nhận thấy các
đại từ chen chúc, xô lấn nhau với mật số phân bố dày đặc. Điều này
có thể quan sát rõ nhất trong Tội ác và hình phạt.
Thi pháp Tội ác và hình phạt là thi pháp tổng hợp cao độ.
Raskolnikov không chỉ là “con người trẻ tuổi” - mà còn là “nó ”, “anh
ta” - trong đó chứa đựng nét tính cách của cả Napoleon, cả Cesar, cả
Mohamet, nghĩa là của tất cả những con người vĩ đại đã “vượt qua
ngưỡng giới hạn cho phép” để vung tay lên trước nhân loại. Nhân
vật đó xuất hiện trong suốt mấy trang đầu của tác phẩm không mang
tên họ riêng, mà chỉ là “con người trẻ tuổi” (nếu là nhà văn khác,
thông thường họ sẽ giới thiệu ngay: Raskolnikov, chàng trai trẻ). Tác
giả chỉ cho ta biết tên của nhân vật sau một hồi lâu miêu tả tâm trạng
bất ổn của anh ta. Vả lại cũng không phải tác giả giới thiệu mà chính
con người đó tự xưng danh với nạn nhân sau này của mình - mụ già
cầm đồ: “Raskolnikov, sinh viên, đã ghé đây một lần tháng trước”.
Cách để nhân vật xuất hiện như thế tạo nên vầng hào quang bí ẩn và
đem đến một ý nghĩa khái quát, tượng trưng. Quy luật chuyển hóa
đại từ thành tên nhân vật của Dosloievski thường xảy ra như sau: Khi
chỉ có một mình (trong căn phòng, đối diện với lý thuyết của mình),
nhân vật được gọi bằng đại từ ngôi thứ ba, nhưng khi nhân vật buộc
phải va chạm, tiếp xúc với đám đông, anh ta được gọi bằng tên họ.
Tội ác được thực thi bởi “anh ta”. Trong giấc mơ nhân vật thực hiện
lại hành động giết người - lại chỉ thấy “anh ta”, cái tên Raskolnikov
không được gọi tới, dù chỉ một lần. Đấu khẩu - đấu trí với viên dự
thẩm cũng chỉ có “anh ta”. Toàn bộ cảnh Raskolnikov thú nhận với
Sonia về tội ác (hơn 10 trang) người kể chuyện chỉ gọi nhân vật bằng
tên 9 lần - mà hầu hết ở ngay đoạn đầu. Cả Sonia cũng tránh gọi tên
riêng người đối thoại với mình. (Trong khi đó tên nàng lại luôn được

203
nhắc tới). Tới đoạn cao trào của phân cảnh này thì cả Raskolnikov, cả
Sonia đều biến mất. Cả thế gian, cả lịch sử của nhân loại chỉ còn lại
“anh ta” và “cô ta”. Rõ ràng đại từ nhân xưng ngoài ý nghĩa về tâm lý
(cô đơn giữa loài người khi mang trong mình thứ lý thuyết phi nhân
tính), còn hàm ẩn về những hành vi có tính chất và kích cỡ siêu
không gian và siêu thời gian. Không riêng gì đại từ OH, OHa mà cả
nhiều loại đại từ khác nhau nữa cũng được tung vào đoạn này dày
đặc đến kinh ngạc - nhất là các đại từ Все, тот, этот. Chúng đem lại
sự không xác định cho sự xác định, sự không rõ ràng cho sự rõ ràng.
Chúng trở thành các từ có tính chất chìa khóa của cuốn tiểu thuyết. Ví
dụ như đại từ tot trong đoạn này mang một ý nghĩa bí hiểm đặc biệt:
nó cào bằng tất cả mọi người - nó được dùng để chỉ cả Lebeziatnikov,
cả Lugin, cả Raskolnikov. Tất cả bọn họ đều đơn thuần là con người
như bao kẻ khác và như chính chúng ta, đồng thời là những kẻ đang
thực hiện hành vi phạm tội. Con người được gọi bằng đại từ nhân
xưng ở đây là con người bình thường của một thế giới bình thường,
nhưng đồng thời cũng là con người khác thường trong một thế giới
khác thường. Bởi thế viết về những con người này không thể bằng
phong cách truyền thống và chính điều này góp phần tạo nên nghệ
thuật đa thanh, nhiều tầng ý nghĩa của Dostoievski.
Điểm nổi bật ở đây là chính các đại từ đó tham gia vào chức
năng cấu âm, tạo nên tiết tấu của dòng văn. Khi dịch văn Dostoievski,
một số dịch giả thường bám sát nội dung, cố phiên sao cho đúng
nghĩa, thoát ý mà quên mất những từ lặp mang chức năng chìa khóa
có tính khái quát cao độ và chức năng cấu âm, tạo nhịp điệu. Thông
thường họ lược bớt những đại từ lặp để câu văn bớt rườm rà. Ta có
thể đối chiếu một vài trường hợp sau đây, từ một câu văn ngắn nhất
đến cả đoạn văn dài:
- Khi bảo vệ Sonia bị buộc tội ăn cắp, Katerina Ivannovna đã lăn
xả vào ôm lấy Sonia điên cuồng hướng về mọi người mà thét lớn:
"Мизинца вы ее не стоите все, все, все, все,все!"
Lý Quốc Sỉnh dịch như sau: “Tất cả các người đang nghênh
ngang hiện nay, các người không đáng giá bằng ngón tay út nó đâu”
(tr.577).

204
Bản của Trương Đình Cử: “Các người không xứng đáng được
với ngón tay út của nó, nếu các người đều là như vậy cả” (tr.847).
Bản của Cao Xuân Hạo: “Các người không đáng ngón tay út của
nó, cả lũ các người ấy, cả lũ, cả lũ” (tr.487).
Trong các cách dịch trên, chỉ có cách thứ ba là đạt cả ngữ nghĩa
lẫn ngữ điệu câu nói - nhịp ngắn như tiếng thở dốc ra thể hiện sự
quyết liệt, gần như thác loạn của người mẹ kế trong cơn tuyệt vọng,
biết đứa con gái hiếu thảo, tận tụy hết mình vì kẻ khác đang vu
khống oan ức và trắng trợn nhưng bà không sao bảo vệ nổi nó. Giọng
điệu đó mới chính là giọng điệu của một kẻ mà sau đó ít giờ đã phát
điên và để rồi chết một cách bi thảm trên đường phố.
- Đoạn trích sau là lời thú tội của Raskolnikhov trước Sonia:
"Я все знаю. Все это уже передумал и перешептал себе когда
лежал тогда в темноте... Все это я сам собой переспорил до
последней малейшей черты, и все знаю, все! И так надоела, так
надоела мне тогда вся эта болтовня! Я все хотел забыть и вновь
начать, Соня и перестать болтать (...) Всю, всю муку всей этой
болтовни я выдержал, Соня, и всю ее с плеч стряхнуть пожелал:
Я захотел, Соня, убить без казуистики, убить для себя, для себя
одного! Я лгать не хотел в этом даже себе! Не для того, что
матери помочь, Я убил - вздор! Не для того я убил, чтобы
получив средства и власть, сделаться благодетелем человечества.
Вздор! Я просто убил для себя убил, для себя одного: а там стал
ли бы я чьим - нибудь благодетелем или всю жизню, как паук
ловил бы всех в паутину и из всех живые соки высасывал, мне, в
ту минуту все раяно должно было быть (....) Я это все теперь знаю
(…) Мне другое нало было узнать, другое толколо меня под руки:
Мне надо было узнать тогда (...) вощь ли я, как все иле человек?
Смогу ли я переступить или не смогу (…) Тварь ли я дрожашая
или nраво имею" (c 315).
Trong đoạn này chồng chất nhiều loại đại từ, nổi bật nhất là đại
từ bce (tất cả) - dấu hiệu đặc biệt quan trọng của toàn cảnh, thể hiện
trạng thái đầy cảm xúc đặc biệt của nhân vật khi muốn bao quát mọi
vấn đề để thử cắt nghĩa mọi suy nghĩ, tâm trạng dẫn đến hành động.

205
Những cái gọi là tất cả ấy diễn ra rất nhanh, kỳ quặc và bi thảm.
Nhân vật của Dostoievski trong một khoảng thời gian ngắn được tính
bằng ngày, bằng giờ, thậm chí bằng khoảnh khắc, đã sống, trải qua
nhiều hơn các nhân vật của những nhà văn khác sống hàng năm dài.
Vì vậy nhân vật của ông mới vội vã, mới rối rắm trong những cái tất
cả có tính chất khái quát và tượng trưng như thế. Những đại từ này
làm cho nhịp điệu câu văn trở nên dồn dập, khắc khoải. Và chính
chúng là những từ chìa khóa không những của từng đoạn văn mà
còn của cả tác phẩm - và nói chung, của toàn bộ sáng tác của
Dostoievski. Trong từ vựng của ông, từ bce có nhiều nghĩa khác
nhau. Nó được dùng như phó từ, trợ từ tăng cường, nhưng thường
nhất được dùng như danh từ với nghĩa, “đầy đủ, toàn bộ”, trong sự
biểu hiện “những cái có, khắp nơi, không có ngoại lệ” [1978: 36].
Cha trưởng lão Zosima đã từng cúi rạp mình trước Dmitri
Karamazov như cúi mình trước tất cả nỗi thống khổ do tội lỗi con
người có thể mang đến. Raskolnikhov nói với Sonia: “Tôi quỳ xuống
không phải xuống trước em, mà tôi quỳ trước tất cả nỗi khổ của loài
người”. Còn nàng sau này đã khuyên chàng ra giữa quảng trường
trước đám đông, trước tất cả để mà thú tội.
Với cách lập luận như trên, chúng tôi thử tái hiện những từ chìa
khóa và phần nào nhịp điệu của đoạn trích này.
“Tôi hiểu cả chứ. Tất cả những điều đó đã đắn đo suy tính và thầm bàn
tới bàn lui bao lần nằm dài trong bóng tối... Tất cả những vấn đề đó tôi đã
đem ra đấu lý mãi với mình, đến tận những chi tiết nhỏ nhặt nhất, và bây
giờ tôi hiểu tất cả chứ, tất cả. Sao dạo ấy tôi ngán những trò tranh luận tầm
pháo đó quá, tất cả những trò tầm phào đó. Sonia ơi, tôi những muốn quên
đi hết thảy và bắt đầu làm lại, và không tranh luận nữa (...).Tôi đã phải chịu
đựng sự dằn vặt của tất cả những ý nghĩ không đâu ấy, và Sonia ạ, tôi
muốn rũ bỏ tất tật chúng khỏi đầu óc mình: Tôi muốn giết người không cần
phải biện luận nữa, giết vì mình, cho mỗi một mình thôi! Trong việc này tôi
không muốn trí trá, dù chỉ để phờ phỉnh bản thân! Không phải vì muốn giúp
mẹ mà tôi giết người - nhảm nhí, bịa đặt! Không phải để nắm được phương
tiện và quyền hành rồi đứng ra ban ơn cho nhân loại mà tôi giết người.
Nhảm nhí! Tôi chỉ giết thôi; giết cho mình, chỉ cho mỗi mình, không cần
quan tâm mình có là ân nhân của ai hay là thứ nhện cái giăng bẫy bắt tất cả

206
mọi sinh vật. Giờ đây thì tôi đã rõ tất cả những cái đó rồi. Hồi ấy tôi cần
biết, biết cho thật nhanh, tôi là con rận như tất cả hay tôi là một con người?
Tôi dám hay không vượt qua giới hạn. Tôi là đồ sâu mọt khiếp nhược hay tôi
có quyền?”.
Về cuối đoạn tự phân tích mình, khi Raskolnikhov đã nêu rõ
được lí do đích thực của hành động giết người. Từ tất cả nhường chỗ
cho từ tôi, khẳng định ý muốn của cá nhân, bất chấp tất cả.
Sau đây là đoạn dịch của Trương Đình Cử:
“Anh biết hết. Những gì em sắp muốn nói với anh đó, anh đã
nghĩ tới và anh cũng lặp đi lặp lại với anh cả ngàn lần rồi khi anh
nằm dài trong bóng tối... Biết bao cuộc đấu tranh bản thân anh đã
xông vào rồi... Nếu em biết được những cuộc thảo luận vô ích như
thế này làm anh chán mứa đến như thế nào! Anh muốn quên đi hết
và bắt đầu sống lại và nhất là, Sonia ạ, chấm dứt được những việc tự
ngẫm, độc thoại một mình trước đây (...) Anh đã chịu đựng cho đến
cuối sự đau khổ gây nên bởi những việc lẩn thẩn kia, thế rồi anh lại
còn muốn lay động niềm đau khổ kia nữa. Anh muốn giết, Sonia ạ,
không cần lý thuyết vặt vãnh, giết cho anh, chỉ cho mình anh mà thôi.
Anh từ chối phỉnh lừa anh, trong công việc ấy. Không phải nhằm việc
trợ giúp mẹ anh mà anh giết, cũng không phải là để góp phần hạnh
phúc nhân loại bằng sức mạnh và tiền bạc mà anh sẽ chiếm được.
Không, không, giản dị nhất là anh chỉ giết cho anh và trong khoảng
thời gian đó, anh đâu có nghĩ đến việc muốn biết anh đây có phải là
kẻ ân nhân của nhân loại, một loại váng nhện lôi kéo những sinh vật
vào cái lưới của nó... Tất cả đối với anh đều như nhau (...) Bây giờ
đây, anh biết hết... cảm thông anh... Một vấn đề khác làm bận rộn
anh, thúc đẩy anh đến hành động. Anh cần muốn biết và biết cho
sớm anh là con rệp như tất cả mọi người hay anh là một con người?
Anh vượt qua được chướng ngại không? Anh là một sinh vật run rẩy
hay là anh có quyền?” (tr.893).
Trước hết là nói về cách dịch đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất ở
đoạn này. Trong tiếng Nga, chỉ có một từ duy nhất dùng cho ngôi thứ
nhất số ít, có sắc thái trung tính - đó là từ я. Trong tiếng Việt, ngôi
này có nhiều từ tương đương mang sắc thái biểu cảm rõ rệt (tôi, tao,

207
mình, tớ...) Khi dịch, tùy từng trường hợp đối tượng đối thoại là ai,
trong mối quan hệ như thế nào, trong ngữ cảnh hay trong cảm xúc
nào... mà ta chọn một đại từ thích hợp nhất. Trong trường hợp trên
đây, không nên dùng từ anh, vì nó biểu lộ sắc thái thân thuộc quá
mức mà mối quan hệ vài ngày kia chưa cho phép, làm cho ranh giới
giữa hai người bị phá vỡ. Hơn nữa, từ anh tuy cũng là đại từ nhân
xưng ngôi thứ nhất, nhưng khi vang lên đã đánh mất ít nhiều cá tính,
tính riêng biệt của chủ thể - “cái tôi”. Dùng đại từ “tôi” ở đây sẽ đem
lại hiệu quả hơn. Điều thứ hai ta dễ nhận thấy là các từ trọng tâm все,
все, все hầu hết bị chuyển thành định từ chỉ số nhiều những. Trong cả
đoạn chỉ còn lại hai từ tất cả, nhưng một trong hai từ đó không được
phiên từ đại từ dùng với nghĩa danh từ mà lại là từ trạng từ все -
равно. Đoạn dịch trên không còn sắc thái băn khoăn của người phát
ngôn. Điều đó có thể cảm nhận được nhờ vào nhịp điệu câu văn
tương đối đều đều như kể cho người khác nghe những gì mà mình
đã trải qua, dường như giờ đây không còn can dự đến mình nữa, chứ
không còn là giọng nói của một kẻ đang cố chứng minh bày tỏ không
những để người khác hiểu mà còn chủ yếu cho bản thân.
Raskolnikhov đang tự phân tích và lắng nghe mình.
Trên đây chúng tôi bước đầu thử xem xét hết sức sơ lược một
khía cạnh văn phong của Dostoievski mà khi chuyển sang Việt ngữ,
nếu không để ý, chúng ta sẽ rất dễ để thất thoát hoặc làm xô lệch.
Trong tương lai, lớp độc giả với tầm thị hiếu ngày càng được nâng
cao chắc chắn ngoài nội dung sẽ còn quan tâm nhiều hơn nữa đến
hình thức nghệ thuật tác phấm. Có lẽ họ sẽ thiên về phương án tái
hiện trung thành văn phong của Dostoievski - một văn phong xù xì,
sống động của nhà nghệ sĩ luôn thể hiện những hỗn loạn của cuộc
sống, của thế giới đang dữ dội chuyển biến ngay cả trong vẻ ngoài
bình lặng nhất.

Bài đăng trong tạp chí “Văn học nước ngoài”, số 6 – 2001

• 2000 – Lại bàn về 3 chữ tín, đạt, nhã trong dịch thuật – Văn học
nước ngoài (4), Hà Nội, Hội Nhà văn Việt Nam.

208
• Albert Karenski, 1996 – Cá tính sáng tạo của dịch giả và
thính giác tu từ - Văn học nước ngoài (3) Hà Nội, Hội Nhà
văn Việt Nam.
• Đào Anh Đào, 1996 – Dịch văn học ở Việt Nam – những vấn đề
đặt ra trong năm 1996 – Văn học nước ngoài (6), Hà Nội, Hội
Nhà văn Việt Nam.
• Lưu Hiệp, 1996 – Văn tâm điêu long – Phan Ngọc dịch và giới
thiệu – Văn học nước ngoài (3), Hà Nội, Hội Nhà văn Việt
Nam.
• Mai Thúc Luân, 1996 – Về việc dịch tác phẩm văn học – Trong
cuốn “Dịch văn học và văn học dịch”, Hà Nội, Văn học.
• A. Markowiez, 997 – Dịch là sự lựa chọn – Văn học nước ngoài,
Hà Nội, Hội nhà văn Việt Nam.

• В. виноградов, 1972 - Русский язык словарь - Москва.Наука.

209
210
B/I 3

Duïng ngöõ hoïc cuûa dòch

V.N. Camisarốp

Trong các tài liệu ngôn ngữ học dịch, dụng ngữ học dịch được
nghiên cứu theo 3 quan điểm khác nhau:

1. Đặt vấn đề truyền đạt các nghĩa thực dụng của các từ ở nguyên bản.

2. Ngữ dụng học dịch được giải thích như là nhiệm vụ thực dụng
của một hành động dịch cụ thể.

Đề ra yêu cầu thích nghi thực dụng nhằm mục đích bảo đảm sự
cân bằng hiệu quả giao tiếp trong nguyên bản và bản dịch.
1/ Thuật ngữ “ý nghĩa thực dụng” được dùng trong ngôn ngữ
học hoàn toàn không giống nhau. Ta biết rằng mỗi ký hiệu có 3 loại
nghĩa: thuần túy ngữ nghĩa (dénotat), nghĩa cú pháp (nội bộ ngôn
ngữ) và nghĩa thực dụng.
L.S. Báckhuđarốp liệt vào nghĩa thực dụng cả đặc điểm tu từ,
đặc trưng biểu cảm của nó (register) và sắc thái tình cảm của từ, tức
là các thành tố ngữ nghĩa của từ thường có quan hệ đến connotation
của nó.
Theo ông, connotation (biểu tượng bổ sung) không phải là một bộ
phận trong ý nghĩa của từ. Thí dụ: cây anh đào - mùa xuân.
A.Đ. Svâytser chia ra trong diện nội dung của các “biểu hiện
ngôn ngữ” các nghĩa: biểu vật, tín hiệu, cú pháp, sắc thái chức năng
tu từ và nghĩa thực dụng.

211
Thí dụ:
She looks beautiful She looks a million dollar.
She – gorgeous She looks - knock-out.
A.Neubert: bao gồm toàn bộ tu từ học, vì rằng nó nghiên cứu
những vấn đề có quan hệ với việc người nói lựa chọn các formative.
Đồng thời theo ông, một mặt tính thực dụng của nguyên bản dựa vào
ngữ pháp và ngữ nghĩa của nó. Mặt khác, nó có thể thuộc về toàn bộ
sản phẩm ngôn từ nói chung, thậm chí không phụ thuộc vào nội
dung của nó, vì rằng không phải nội dung, mà là bản thân sự kiện lời
nói mới có mục đích thực dụng.
K.Runker: yêu cầu thực dụng khi dịch nằm ở chỗ thực hiện sự
sáng rõ của văn bản dịch đối với ngôn ngữ dịch như là nguyên bản đối
với ngôn ngữ đầu. Đề nghị chia thành 2 nhóm các yếu tố thực dụng:
a/ Phản ánh trong hệ thống ngôn ngữ (cấp độ mã).
b/ Không phản ánh trong hệ thống (nằm ở bản chất thực dụng).
Các yếu tố loại 2 gây ra những sự khác nhau được khắc phục
bằng cách lựa chọn các đơn vị tương ứng về mặt ngữ dụng trong 2
ngôn ngữ, tức là trong lĩnh vực tu từ của chúng. Những sự khu biệt
loại 2 phải được loại bỏ ở cấp độ cao hơn, cấp độ “xã hội”.
Như vậy, địa vị của các nghĩa thực dụng trong cấu trúc ý nghĩa
của từ còn chưa được xác định đầy đủ. Thậm chí, còn nghi ngờ khả
năng tồn tại của loại nghĩa đặc biệt này. Thực ra, nó chỉ là tên gọi
khác nhau của các loại nghĩa tình cảm, tu từ, liên tưởng... tùy theo
quan điểm của từng tác giả.
Thái độ của người sử dụng ngôn ngữ đối với các tín hiệu riêng
biệt có thể được biểu hiện không chỉ thông qua các thành tố biểu cảm,
tu từ hay ẩn dụ - hình tượng trong ý nghĩa của ký hiệu, mà còn trực
tiếp tham gia vào việc miêu tả biểu vật. Mọi người đều biết rằng,
trong tiếng Nga, có những từ “cao cả”, “thấp hèn”, “khen ngợi” và
“chửi mắng”. (Hãy so sánh các từ: великодушный, рыцарский " và "
подлый, бездушный, лицемерный).
Điều tự nhiên là việc tái hiện nội dung của nguyên bản khi dịch
bao gồm việc giữ lại cả phương diện đó trong ý nghĩa của các đơn vị
tương ứng.

212
Bộ phận thông tin (thực dụng) được gắn vào tín hiệu giữ vai trò
quan trọng và việc duy trì nó bảo đảm tính tương đương về thông
báo của bản dịch so với nguyên bản. Các yếu tố thực dụng là các yếu
tố cấu thành của tính tương ứng ở mọi cấp độ.
- Các phương diện nào của ngữ dụng học của nguyên bản được
tái hiện trong bản dịch?
G.Eger chia ra 4 diện thực dụng chủ yếu của văn bản, có quan hệ
với sự lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ trong quá trình giao tiếp.
Diện 1: Nằm ở bản thân việc quyết định xây dựng văn bản dưới
dạng phỏng đoán, nghi vấn, thúc giục hay mong muốn. Nói cách
khác, bản thân việc thực hiện văn bản dưới hình thức ngôn ngữ nhất
định là yếu tố thực dụng.
Diện 2: Được quyết định ở việc lựa chọn nội dung văn bản có
tính đến mục đích giao tiếp và tính cách của những người giao tiếp.
Diện 3: Có quan hệ đến phương thức diễn dạt bằng ngôn ngữ
tức là việc lựa chọn ngôn ngữ làm nên văn bản. Ngoài ngôn ngữ
thông thường, trong văn bản có thể có sử dụng một cách không
chuẩn các hình thức ngôn ngữ hay các yếu tố thuộc về thổ ngữ hoặc
các loại ngôn ngữ khác, có ý nghĩa thực dụng đặc biệt.
Hai loại đầu được phản ánh trong ý nghĩa tín hiệu thực tế của văn
bản, 2 loại sau tạo nên các nghĩa thực dụng nội bộ ngôn ngữ của nó.
Truyền đạt nghĩa thực dụng của nguyên bản là tái hiện một cách
đầy đủ hơn diện nội dung của các tín hiệu ngôn ngữ tạo nên nó.
G.Eger cho rằng khái niệm thực dụng của văn bản có thể bao
gồm các chức năng thực dụng nảy sinh trong khuôn khổ của sự lựa
chọn thứ hai do kết quả đánh giá và giải thích nội dung văn bản
trong hoàn cảnh nhất định, cũng như thái độ cá nhân của những
người tham gia thông báo đối với nội dung văn bản và các thành tố
của nó.
Thí dụ: Эта рукопись пригодна лищь для дидактических
целей'.
Các chức năng thực dụng có tính chất phi ngôn ngữ học, thứ
yếu. Chúng không trực tiếp tham gia vào nội dung của văn bản, mà

213
chỉ có thể được rút ra từ đó khi có các điều kiện nhất định. Sự truyền
đạt chúng tham gia vào khái niệm tương ứng dịch.
2/ Ngoài ra, bản thân thuật ngữ “thực dụng” còn có nghĩa khác,
là “muc đích thực tế” hay “nhiệm vụ thực tế” của một hoạt động nào
đó. Ở mức độ đáng kể, những vấn đề này có tính siêu ngôn ngữ, vì ở
đây nói về mặt thực dụng của bản thân hành động dịch. Cơ sở để
nghiên cứu dịch thuộc diện này là tính 2 mặt độc đáo của dịch với tư
cách là một hoạt động lời nói. Quá trình dịch có tính định hướng kép:
hướng vào nguyên bản và hướng vào người nhận cụ thể, và vào
những điều kiện nhất định. “Siêu nhiệm vụ” thực dụng này không
thể không ảnh hưởng đến quá trình dịch và việc đánh giá các kết quả
của nó.
Trong các trường hợp riêng biệt, cả hai mặt kể trên của dịch có
thể trùng hợp và nhiệm vụ thực dụng của dịch sẽ chỉ là đạt tới sự
tương ứng tối đa. Nhưng “siêu nhiệm vụ” thực dụng có thể được
quyết định bởi những yếu tố không có quan hệ trực tiếp với nguyên
bản, chẳng hạn do người dịch muốn tác động tới người nhận bản
dịch, do thái độ của người dịch hay đối với người nhận bản dịch hay
đối với nguyên bản, đối với các ý tướng có trong văn bản hay đối với
cách sáng tạo của tác giả, do sự quan tâm đặc biệt của họ đối với một
bộ phận nào đó trong nội dung của văn bản....
Vì muốn thực hiện “siêu nhiệm vụ” thực dụng của hành động
dịch cụ thể mà đôi lúc người dịch có thể từ bỏ sự tương ứng tối đa.
Như vậy, tính thực dụng thực tế của dịch bao gồm cả vấn đề thái
độ của người dịch đối với hoạt động của bản thân mình, các ý định
mà người đó thực hiện trong quá trình dịch. Đồng thời, cũng phát
hiện thấy tính thực dụng kép của hành động dịch mà nhờ nó, cùng
với sự hướng vào nguyên bản, người dịch có thể đặt ra cho mình
những mục đích không có quan hệ gì với những nhiệm vụ mà tác giả
tự đặt ra. Để đạt mục đích đó, người dịch có thể đơn giản hóa, rút
ngắn hoặc thay đổi thông báo cần dịch, cố tình không chấp nhận tính
tương ứng tối đa.
Việc sử dụng giao tiếp liên ngữ với những mục đích đó nằm bên
ngoài phạm vi của những vấn đề của ngôn ngữ học dịch, nhưng

214
những hiện tượng đó vẫn cần được tính đến khi phân tích dịch dưới
góc độ của ngôn ngữ học.
3. Tác động của văn bản đến người nhận và phản ứng của
người đó đối với nội dung của văn bản.
Cần chú ý đến sự khác nhau về “văn hóa” giữa người tiếp nhận
nguyên bản và người tiếp nhận bản dịch. Khái niệm văn hóa được
hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm các hiện tượng nhân chủng, lịch sử,
địa lý...
Một số tác giả đã đưa vào khái niệm “văn hóa” cả tính độc đảo
của bức tranh ngôn ngữ của thế giới. Còn một số tác giả khác lại đặc
biệt nhấn mạnh việc chú ý đến các tín hiệu của “nền văn hóa khu
vực” đối với việc hiểu ý nghĩa của các tín hiệu ngôn ngữ. Thông báo
về “sự nóng lên của tình hình thế giới” ở Ấn Độ, có thể được hiểu là
“tình trạng căng thẳng” vì rằng đối với Ấn Độ, điều dễ chịu không
phải là “sự nóng lên”, mà là “sự lạnh đi”.
Những sự khác nhau trong lĩnh vực nhân chủng, xã hội đóng vai
trò quan trọng trong dịch. Lấy mội thí dụ để minh họa: Người Ư-dơ-
bếch quen gọi “Người mình yêu” là “Con vẹt của Anh” vì đối với họ,
con vẹt là tượng trưng cho vẻ đẹp nhờ ở bộ lông sặc sỡ của nó. Thế
nhưng, đối với người Nga (và cả đối với người Việt Nam), con vẹt lại
được quan niệm là con vật hay bắt chước một cách máy móc, thiếu
sáng tạo, cỏ tính ngu ngốc. Vì vậy, khi dịch sang tiếng Nga và tiếng
Việt, cách gọi trên sẽ phải đổi thành chẳng hạn như: “Bông hồng của
anh”, “Cục cưng của anh”, “Cún con của anh”...
Theo E.Nida, nhà lý luận dịch nổi tiếng, và quen biết người Mỹ,
những sự khác nhau về văn hóa gây ra ít khó khăn hơn người ta
tưởng vì mọi người đều biết rằng các dân tộc có thể có cách sống
khác nhau. Có thể có một số dân tộc mà trình độ nhận thức điều đó
thấp hơn, nhưng ở trình độ giao tiếp hiện nay, những cái đó sẽ không
có thể tồn lại lâu dài.
Có ý kiến cho rằng việc đạt được sự tương ứng trong phản ứng
của người nhận đối với nguyên bản và bản dịch phụ thuộc vào văn
bản được dịch. A.Neubert đề nghị chia ra làm 4 kiểu quan hệ khi dịch

215
từ "khả năng dịch" cao nhất về phương diện ý nghĩa thực dụng đến
việc không có khả năng thực tế để tái hiện mặt thực dụng của nguyên
bản trong bản dịch.
a. Hướng thực dụng được truyền đạt đầy đủ nhất được sự chú ý
về mặt thực dụng như nhau đối với những người đọc bản dịch
(chẳng hạn, tài liệu khoa học kỹ thuật).
b. Các nguyên bản được tạo ra chỉ nhằm để dịch một cách tương
đối thành công. (Các tài liệu thông tin và các tài liệu khác dành cho
các độc giả ngoại quốc).
c. Bị hạn chế đáng kể là việc dịch các tác phẩm văn học dành cho
người tiếp nhận nguyên bản và cho mọi người.
d. Các nguyên bản chỉ dành cho các thành viên của một tập thể
ngôn ngữ nhất định và chẳng có quan hệ gì với người tiếp nhận bản
dịch (các tài liệu về luật pháp, sách báo thường kỳ về xã hội, chính trị,
kinh tế, các loại thông báo khác nhau) hoàn toàn không có thể được
dịch một cách tương ứng về mặt thực dụng.
A. D. S.vâytser cho rằng sự phân loại trên chỉ có tính chất quy
ước. Sự giống nhau ở tác động của người dịch và bản dịch đối với
những người nhận chỉ có thể được giải thích chỉ như là việc họ nhận
được thông tin đánh giá như nhau có ở trong các văn bản đó. Có lẽ,
theo nghĩa đó, có thể giải thích việc một số nhà ngôn ngữ học tiếp tục
sử dụng việc hỏi ý kiến các informant để so sánh phản ứng của người
tiếp nhận nguyên bản và người tiếp nhận bản dịch. Khi sử dụng thủ
tục này cũng cần chú ý rằng việc bảo đảm tác động như nhau đối với
người nhận bản dịch có thể không phải là mục đích thực dụng của
công việc dịch.:

Đỗ Thanh dịch

216
BÀI 4

Dòch töông ñöông

Vấn đề tương đương đối với dịch thuật có một ý nghĩa mang
tính nền tảng. Có thể mạnh dạn khẳng định rằng mọi bản dịch đều là
dịch tương đương. Dịch không phải là tương đương thì không còn là
dịch nữa. Bản gốc và bản dịch là tương đương nếu chúng cho phép
thay thế cho nhau trong những hoàn cảnh cụ thể. Thuật ngữ tương
đương trước hết dùng để nói đến thủ pháp cho phép dịch giả miêu tả
cùng một tình huống đồng thời với việc sử dụng các phương tiện về
cấu trúc và phong cách hoàn toàn khác nhau. Sự tương đương bao
trùm toàn bộ thông báo về một tình huống cụ thể, và cái đó phân biệt
nó với môdun hóa với tư cách là một trong những cách thức dịch.
Tương đương không liên quan đến phân tích các đơn vị dịch thuật,
mà liên quan đến phân tích tình huống.
Trong lí luận và trong thực tiễn dịch thuật có thể gặp những
định nghĩa và cách phân tích khác nhau về thuật ngữ tương đương.
Cho đến nay, chúng ta vẫn chưa có được một công thức tổng hợp về
sự tương đương trong dịch thuật để có thể đánh giá chất lượng bản
dịch. Trong ý nghĩa từ nguyên học, tương đương có nghĩa là có giá trị
ngang nhau. Hai câu hoặc hai chức năng cú pháp được gọi là có giá
trị ngang nhau một khi chúng là xuất phát điểm của nhau. Các loại
ngang bằng giá trị hình thành phụ thuộc vào loại xuất phát điểm.
Trong tiếng Latinh, động từ tương đương chứa đựng các ý nghĩa sau
đây: 1) Cùng có nhiều nghĩa như nhau và 2) Có cùng một giá trị. Ý
nghĩa như nhau thường được hiểu với tư cách là quan hệ mạnh hơn
so với ngang bằng giá trị, tức là thừa nhận rằng cứ hai sự thể hiện
ngang bằng nhau về ý nghĩa đều là ngang bằng giá trị, nhưng sự
ngang bằng giá trị không phải lúc nào cũng kéo theo sự ngang bằng ý

217
nghĩa. Hai thuật ngữ có thể là ngang bằng ý nghĩa, nhưng không
phải là ngang bằng giá trị. Vì vậy có thể thường xuyên nói đến sự
ngang bằng ý nghĩa và về sự ngang bằng giá trị theo kiểu ngầm định
của các thuật ngữ và ngược lại - có thể nói đến sự ngang bằng ý nghĩa
ngầm định và về sự ngang bằng ý nghĩa mang tính ngữ nghĩa. Trong
dịch thuật, người ta đã chấp nhận rằng thông qua sự tương đương
cần phải hiểu mối quan hệ giữa văn bản (hoặc đoạn văn bản) của bản
dịch với văn bản (hoặc đoạn văn bản) nguồn tương ứng.
Đối với nhiều nhà thực tiễn, nhiều nhà văn, bạn đọc, dịch thuật,
với tư cách một hiện tượng ngôn ngữ, luôn làm thức dậy những ấn
tượng khác nhau: họ không cảm thấy thỏa mãn khi cho rằng văn bản
dịch bị xuống cấp so với nguyên bản - điều này đã được thành ngữ
“dịch - diệt” thể hiện đầy đủ. Chấp nhận quan điểm này cũng có
nghĩa là thừa nhận tính không dịch được, nhất là đối với thơ. Dịch
cần được hiểu là sự khác nhau về tương đương. Với cách thức đó, le
của tiếng Pháp không phải là từ tương đương của the tiếng Anh khi le
của tiếng Pháp chỉ thể hiện một trong những nét nghĩa có thể có
trong các giá trị của the. Trong một số ngữ cảnh khác, the sẽ có ý
nghĩa chỉ định của ce, cet hoặc cette, ces tiếng Pháp. Phạm vi tương
đương này có thể sẽ bị thu hẹp lại nếu ta chú ý rằng le tôi khi lại
tương đương với trường hợp không dùng quán từ trong tiếng Anh
trước một danh từ phù hợp. Hay một trường hợp khác. Soir và
evening thoạt nhìn có vẻ tương đương, song so sánh kỹ, có thể thấy là
evening có phạm vi ngữ nghĩa rộng hơn, bởi vì tùy ngữ cảnh nó có thể
là tương đương của soir hoặc soirée. Những ví dụ như thế này có thể
kể ra rất nhiều.
Những khó khăn nảy sinh trong quá trình dịch không chỉ xuất
phát từ thực tế rằng từ ngữ của hai ngôn ngữ không có cùng một “bề
mặt” khái niệm, mà là từ việc cần phải áp dụng trong hai ngôn ngữ
đó, theo đúng nguyên tắc riêng của chúng, các đơn vị từ vựng cần
phải tìm ra. Một phát ngôn cụ thể bao giờ cũng bị chi phối bởi tiềm
năng về mặt hình thái cú pháp của từ ngữ và sự năng động của phát
ngôn đó. Trong dịch thuật, sự năng động này phụ thuộc vào sự có
mặt của hình thức xuất phát mà ranh giới của nó cần được xác định.

218
Cũng cần phải nhắc lại rằng ngôn ngữ là cái phát ra của cộng đồng
văn hóa nhất định, có gốc rễ về địa lí và lịch sử trên một vùng đất
nhất định. Nó là tư duy của một nền văn minh. Với danh nghĩa đó,
nó chứa đựng những từ ngữ đương nhiên đặc trưng cho nền văn
minh đó, không thường xuyên được lặp lại ở những nơi khác. Chẳng
hạn như tiếng Pháp có rất nhiều danh từ để gọi tên các loại phomát
và bánh mì mà các nước khác không có. Nếu phải dịch thì tốt nhất
trong trường hợp này là mượn trong nguyên gốc và chú thích bên
cạnh hơn là tìm từ tương ứng. Người dịch cố gắng đóng vai trò trung
gian hành động giao tiếp và nên tạo điều kiện dễ dàng cho người đọc
thâm nhập vào một nền vãn minh khác chăng? Trong văn bản tiếng
Pháp miêu tả cảnh công nhân Anh đang uống trà, có nên nói về giờ
giải lao uống cà phê hoặc li rượu vang với lí do là ở Pháp chuyện
uống trà trong những hoàn cảnh như vậy là điều kì cục? Cuộc tranh
luận của các nhà lý luận và các nhà thực tiễn dịch thuật về vấn đề này
vẫn đang tiếp diễn và chưa có dấu hiệu chứng tỏ là sẽ đem lại cách
giải quyết vấn đề một cách nghiêm túc.
Sự tương đương đang được tìm kiếm thông qua vật tương
đương. Trong lý luận và thực tiễn dịch thuật tồn tại hai cách hiểu
khái niệm tương đương. Không hiếm gặp trường hợp khái niệm
tương đương được hiểu như một sự thống nhất với từ hoặc nhóm từ
của nguyên bản trong một ngữ cảnh cụ thể, hoặc nói cách khác, như
một sự thống nhất nào đó được thể hiện đúng thông qua một tiểu
đơn vị dịch thuật.
Cách hiểu như thế về tương đương sẽ xóa nhòa hoàn toàn sự
khác nhau đương nhiên giữa những tiêu chí về sự thống nhất về mặt
từ vựng. Sự thống nhất thường trực, cân bằng ý nghĩa cần được gọi là
cái tương đương, với tư cách là nguyên tác không phụ thuộc vào ngữ
cảnh. Trong quá trình dịch, những cái tương đương đóng vai trò chất
xúc tác riêng biệt. Vai trò của chúng không thể coi nhẹ, nhất là trong
dịch miệng. Chính những đơn vị dịch thuật này, một khi có sự thống
nhất cố định cảnh xung quanh và ý nghĩa từng phát ngôn, thậm chí
những phát ngôn chứa đựng những từ anh ta không biết.

219
Những yếu tố tương đương có thể là những từ tương đương đầy
đủ hoặc một phần, tuyệt đối hay tương đối của các từ hoặc liên kết từ
cùa ngôn ngữ khác.
Tạo ra những yếu tố tương đương trong khi dịch các yếu tố mới
là một vấn đề riêng rẽ. Chẳng hạn như khi trong tiếng Anh xuất hiện
một từ mới thì các dịch giả thường cố gắng tìm cho nó một từ tương
ứng tốt nhất và duy nhất. Vấn đề đặc biệt quan trọng là tìm ra yếu tố
tương ứng của thuật ngữ, nghĩa là một từ được định nghĩa mang tính
khoa học. Mẫu số chung của hai thuật ngữ tương đương sẽ là ý nghĩa
thuật ngữ gốc được tái tạo thông qua thuật ngữ của ngôn ngữ đích.
Những hình thức tương ứng của hai thuật ngữ tương đương có thể
hoặc không thể có gốc gác với nhau về mặt hình thức. Ví dụ thuật
ngữ tiếng Anh gasify, tương đưong với từ liếng Pháp qazé fĩer, có gốc
gác với nó về mặt hình lhức,, còn thuật ngữ forage trong quan hệ với
thuật ngữ tiếng Anh drilling lại không phai như vậy. Kết quả việc tìm
kiếm những yếu tố tương đương là sự lựa chọn một tương đương
hoặc đang tồn tại hoặc - ngôn ngữ hàng ngày, với thuật ngữ học pháp
luật và hành chính, với những sự khác nhau xuất hiện trong các ngôn
ngữ khoa học - kĩ thuật cụ thể, ở một mức độ khá lớn, bị hạn chế do
kết quả của quốc tế hóa thông tin khoa học - kĩ thuật.
J. Cafford thay cho từ dịch thuật đã đề nghị dùng thuật ngữ
chuyển dịch để giải thích việc ông ta từ bỏ sự tương đương với tư
cách là khả năng tái tạo ý nghĩa của một từ của ngôn ngữ nguồn
thông qua các phương tiện ngôn ngữ của bản dịch. Tác giả này đã
đưa vào việc phân biệt giữa dịch hoàn toàn (total translalion) với dịch
hạn chế (restricted translation) những cái mà chúng ta có thể gọi tên
khác là dịch vĩ mô và dịch vi mô, với mội điều lưu ý là bản dịch thứ
nhất có thể là bản dịch trong đó ngữ pháp và từ vựng của nguyên gốc
được thay thế bằng những yếu tố tương đương giá trị về ngữ pháp
và từ vựng của ngôn ngữ bản dịch, còn dịch hạn chế lại dựa trên tư
liệu văn bản gốc thông qua tư liệu tương đương ý nghĩa của ngôn
ngữ dịch nhưng chỉ tính trên một mặt nào đó.
Điều kiện cần thiết của sự tương đương đối với một bản dịch là
phải lấy một cái gì đó làm cơ sở. Nhiệm vụ của người dịch không chỉ

220
là làm toát ra cái chứa đựng trong bản gốc, mà phải bao hàm cả việc
nói được xem cái chứa đựng trong bản gốc đã được thể hiện như thế
nào. Trách nhiệm đó sẽ dẫn đến giai đoạn không tránh khỏi trong
quá trình dịch là phân tích. Một khi ta chỉ lưu ý đến văn bản một cách
tổng thể và sử dụng phương pháp quy nạp thì ta không thể bảo đảm
có sự cân bằng giá trị của mỗi một phương tiện đã được người dịch
lựa chọn nhằm mục đích chuyển dịch những nội dung giàu sức biểu
cảm và mang đậm phong cách của bản gốc. Không có sự phân tích
sâu sắc những phương tiện ngôn ngữ của văn bản nguồn thì không
thể đạt được sự thống nhất trọn vẹn giữa nội dung và hình thức
trong bản dịch, cho nên rất cần thiết phải lưu ý đến “dịch vi mô”, đến
sự thống nhất về từ vựng.
Đối với quá trình dịch thuật, việc phân biệt giữa tương đương,
về ý nghĩa của từ ngoài ngữ cảnh với tương đương về ý nghĩa của nó
trong ngữ cảnh vai trò quan trọng. Sự phân biệt này cho phép nhận
ra ngay rằng trong ngữ cảnh, một phần của hành động lời nói sẽ mất
đi giá trị về nghĩa của mình và chỉ lấy lại một ý nghĩa xác định. Ý
nghĩa về mặt ngôn ngữ và ý nghĩa trong ngữ cảnh đôi khi thống nhất
với nhau, chẳng hạn như trong các từ “bác sĩ tâm thần”, “vẻ đẹp trên
mức bình thường”, “trên đường phố”. Những kí hiệu khác lấy lại ý
nghĩa trong một tình huống giao tiếp nhất định, chỉ có thể gán cho
chúng trên cơ sở ý nghĩa về mặt ngôn ngữ. Duy nhất văn bản học,
hay còn gọi là ngôn ngữ học văn bản, là có khả năng chứng minh cho
cơ sở của những tương đương sau: then (tiếng Anh) được dịch thành
un beau jour (tiếng Pháp). Những ví dụ này khẳng định một lí thuyết
cơ bản của dịch thuật (đã được chứng minh thông qua văn bản học
song ngữ), rằng không bao giờ được phép dịch ngôn ngữ này sang
ngôn ngữ khác mà luôn phải dịch văn bản sang văn bản. Chỉ có văn
bản mới đem lại cho từ ngữ số lượng vô hạn các ý nghĩa. Từ điển,
như chúng ta biết, không liệt kê ra được tất cả mọi tương đương của
tư duy, nó chỉ là công cụ hữu ích, phục vụ cho việc lấp chỗ trồng khi
hiểu biết chưa đầy đủ về từ vựng của các ngôn ngữ cho nên cần đánh
giá đúng đóng góp của nó. Dù sao thì từ điển cũng thông báo về ý
nghĩa của từ, chứ không thông báo về ý nghĩa trong ngữ cảnh. Nhiệm

221
vụ của nó là hướng cho người sử dụng ngôn ngữ, dẫn dắt anh ta lần
theo dấu vết của ý nghĩa. Bất cứ ai, nếu trong lao động dịch thuật chỉ
hạn chế mình ở việc tra từ điển, người đó đã nhầm khái niệm ý nghĩa
văn cảnh của từ đó. Ở đâu cần khai thác ý nghĩa văn bản, thì ở đó từ
điển không bao giờ thay thế sự lí giải mà người dịch sẽ phải làm. Lí
giải ở đây là cách hiểu mang tính phân tích, tổng hợp, không thể
thiếu trong lao động dịch thuật. Từ điển không giải quyết tất cả mọi
khó khăn liên quan đến dịch, cho nên chắc chắn nó không có thể là
thứ đầy quyền uy.
Đóng góp không cần bàn cãi của dịch thuật và văn bản học là sự
xác định một thực tế rằng từ ngữ có thể mất đi ý nghĩa tiềm ẩn của nó
trong hành động lời nói và lấy lại ý nghĩa này trong điều kiện nhất
định của môi trường xung quanh, hay còn gọi là ngữ cảnh. Đây
không chỉ là chuyện từ ngữ đơn lẻ mà thậm chí bao gồm cả câu. Câu
không phải lúc nào cũng là một đơn vị lời nói độc lập. Bởi nếu như
vậy thì chỉ cần dịch lần lượt từng câu trong nguyên bản là sẽ thể hiện
được ý nghĩa của cả thông báo. Mỗi văn bản được dịch sẽ có một mức
độ hiểu được nhất định, không hoàn toàn bị tước bỏ ý nghĩa, nhưng
nó không thể hiện được đầy đủ ý nghĩa của văn bản gốc. Hàng loạt
những câu dịch, nếu tách rời với phần còn lại của văn bản, sẽ tạo nên
cảm giác thiếu hụt liên tục. Ngoài ra, một số từ đơn lẻ, loại trừ một số
ít trường hợp, sẽ không có ý nghĩa xác định, nhưng sẽ lấy lại được ý
nghĩa đó trong ngữ cảnh cùng những từ khác. Một câu cũng sẽ lấy lại
được ý nghĩa thực khi nó đứng giữa những câu khác. Dịch thuật và
văn bản học đã chỉ ra rằng một câu không có thể được coi là đơn vị
nhỏ nhất của hành động lời nói. Chỉ có đoạn văn bản, với tư cách
tổng thể, mới được gọi là đơn vị văn bản học đương nhiên và thật sự.
Ý nghĩa riêng của từ ngữ, tức là nghĩa ngữ cảnh của chúng, được
người dịch khai thác sau khi đã nhận biết ý nghĩa trong ngữ cảnh.
Tuy vậy sự thỏa hiệp ở đây là không thể có được; hoặc phải trung
thành với kí hiệu ngôn ngữ - đây thực chất là phản bội lại sự trung
thành với ngữ cảnh - hoặc phải trung thành với ý nghĩa ngữ cảnh; khi
đó sẽ tồn tại sự tự do tương đương cho phép lựa chọn những phương
tiện thể hiện phù hợp. Người dịch không thể hài lòng với sự phân
tích ý nghĩa ngôn ngữ mà phải tạo cho văn bản một ý nghĩa phù hợp.

222
Trong rất nhiều loại tương đương dùng để chuyển mã thông
báo, một số loại có thể có đặc tính riêng của một lĩnh vực hoặc nghề
nghiệp. Mỗi một lĩnh vực, một nghề nghiệp, một tổ chức hay cơ quan
quốc tế có số từ vựng chuyên ngành và thuật ngữ của riêng mình, chỉ
cần biết tương ứng của chúng trong ngôn ngữ khác. Cả hai loại tương
đương này đều xuất hiện trước khi ứng dụng ngôn ngữ và chúng
không phụ thuộc vào ý nghĩa trước khi bắt đầu quá trình dịch. Một
bộ phận rất lớn các tương đương hình thành tức thời, không có sự
chuẩn bị trước. Chúng là những tương đương ở cấp độ ý nghĩa,
giống như sự thể hiện thông qua thành ngữ, châm ngôn, tục ngữ, có
điều là khác với tục ngữ, các tương đương này không đi vào ngôn
ngữ như một yếu tố cố định.
Khái niệm về sự tương đương, mang tính tương đương, yếu tố
tương đương... thường xuất hiện trong những định nghĩa hay những
đoạn miêu tả trong quá trình dịch thuật. Trong các định nghĩa này,
khái niệm tương đương hành chức rất khác nhau. Trong các chuyên
đề về tương đương, người ta đưa ra rất nhiều khía cạnh của nó,
chẳng hạn như tương đương về nội dung, thường được gọi là bất
biến ở cấp độ nội dung, tương đương phong cách, tương đương hình
thức, tương đương chức năng, tương đương văn bản, tương đương
giao tiếp, tương đương thực dụng.
Do cách xác định khác nhau về tương đương, cần phải chính xác
hóa cách hiểu tương đương của khoa học về dịch. Khái niệm tương
đương thường được hiểu như là mối quan hệ xuất hiện giữa văn bản
xuất phát, hoặc một yếu tố của văn bản này, với ngôn ngữ của văn
bản đích hoặc với các yếu tố của văn bản đích. Khái niệm về sự tương
đương được hình thành như vậy sẽ không nói lên điều gì về loại hình
quan hệ, cho nên xuất hiện sự cần thiết phải định nghĩa lại nó. Kiến
nghị về sự tương đương của bản dịch so với nguyên gốc là sự đòi hỏi
không hoàn toàn có lí. Cũng giống như đòi hỏi bản dịch phải cân
bằng giá trị là một đòi hỏi vô lí, bởi vì khái niệm lệch giá trị sẽ đòi hỏi
phải xác định loại hình và điểm vươn tới sự cân hằng giá trị.
Trong ngữ cảnh này, cần nhận thức rõ ràng rằng sự tương
đương giữa văn bản nguồn và văn bản đích thỏa mãn những điều

223
kiện xác định. Đòi hỏi phải giữ được sự tương đương sẽ cho phép
mỗi lần dịch giữ vững công thức: chất lượng văn bản nguồn được giữ
nguyên ở văn bản đích. Có thể kế ra 5 loại nhận xét có vai trò quan
trọng trong việc xác định các dạng tương đương.
1. Hiện thực ngoài ngôn ngữ chứa đựng trong văn bản
gốc. Loại tương đương này chúng ta gọi là tương đương
hàm nghĩa hoặc tương đương bất biến về nội dung (ở
cấp độ nội dung);
2. Loại ngôn từ hóa xuất hiện trong văn bản, được thực
hiện thông qua lựa chọn từ đồng nghĩa, xác định với từ
cách tương đương nội hàm;
3. Chuẩn mực văn bản và chuẩn mực ngôn ngữ liên quan
đến những văn bản xác định. Sự tương đương đang
được tìm kiếm dành cho các văn bản chuyên ngành có
thể gọi là tương đương văn bản chuẩn mực hoặc tương
đương phong cách;
4. Người tiếp nhận (người đọc), đối tượng hướng tới của
văn bản (bản dịch) và đối tượng mà văn bản (bản dịch)
này ứng dụng.
Tương đương trong các văn bản loại này gọi là tương
đương thực dụng hay tương đương mang tính thông báo;
5. Sự giữ vững trong văn bản đích các đặc tính về hình
thức, văn phong, thẩm mĩ được đề tài hóa về mặt ngôn
ngữ đồng thời là những đặc tính mang tính cá nhân của
văn bản nguồn được gọi là tương đương hình thức. So
với bản dịch thơ, sự tương đương này có thể gọi là
tương đương biểu cảm hay tương đương nghệ thuật -
mĩ học.
Nếu bản dịch đặt ra mục tiêu vươn tới sự tương đương hàm
nghĩa thì khi đó cần miêu tả và chính xác hóa quan hệ mang tính
tương đương tiềm tàng của một cặp ngôn ngữ, song song với việc liệt
kê những yếu tố văn bản có nhiệm vụ xác định sự lựa chọn tương
đương cụ thể.

224
Văn bản hợp đồng, hiệp định, các văn bản hướng dẫn, thư tín
thương mại, văn bản khoa học... thường áp dụng các lựa chọn
phương tiện ngôn ngữ trong phạm vi cú pháp và phong cách học,là
những phương tiện cho phép đạt tới sự tương đương mang tính văn
bản - chuẩn mực.
Văn bản pháp luật, pháp lí, quảng cáo, chính trị là một ví dụ tốt
về sự tương đương thực dụng được sử dụng hữu ích đối với người
tiếp nhận.
Sự tương đương hình thức có thể đạt được khi tận dụng những
phương tiện hiện có đồng thời tạo ra những phương tiện ngôn ngữ
mới trong ngôn ngữ đích. R.W. Jampelt, trên cơ sở công trình nghiên
cứu các văn bản khoa học kỹ thuật và thiên nhiên, đã viết rất chính
xác rằng không thể nào đạt được tương đương hoàn toàn lí tưởng,
song việc tiến hành lựa chọn thường xuyên là rất cần thiết và có ý
nghĩa của tương đương chính là ở chỗ đó - dịch giả làm điều này một
cách tuyệt đối ở cấp độ đoạn văn bản hoặc toàn bộ văn bản; người
dịch phải biết duy trì sự phân định thứ bậc giá trị văn bản. Xác định
thứ bậc những giá trị cần chuyển tải đến người tiếp nhận là việc làm
trước khi phân tích văn bản dưới góc độ quan hệ của nó. Còn về loại
hình học văn bản dưới góc độ bản dịch thì bộ môn khoa học này
đang có trước mặt con đường rộng mở.
Vấn đề tương đương xuất hiện đặc biệt rõ ràng trong hai lĩnh
vực ngôn ngữ học đối chiếu và dịch thuật. Trong hai bộ môn khoa
học này, khái niệm tương đương hành chức có khác nhau đôi chút.
Dịch thuật nghiên cứu sự ràng buộc lẫn nhau của tương đương và
miêu tả sự ràng buộc giữa các phát ngôn và văn bản của hai thứ
tiếng, là những ràng buộc mà tiêu chí tương đương của dịch thuật
phải phục tùng. Dịch thuật là khoa học về hành động lời nói, còn
ngôn ngữ học đối chiếu nghiên cứu sự ràng buộc lẫn nhau và khuynh
hướng chấp nhận tính phù hợp (tính tương đương), tức là sự tương
đương hình thức và miêu tả những cấu trúc thích hợp và miêu tả câu.
Vì vậy ngôn ngữ học đối chiếu là khoa học về ngôn ngữ. Mục tiêu
của nó không phải là miêu tả tất cả những biến thể có thể có của ngôn
ngữ đích, mà chỉ miêu tả những biến thể có thể so sánh được về mặt
cấu trúc với sự thể hiện của ngôn ngữ gốc trên cơ sở tiêu chí về sự

225
tương đương. Đòi hỏi tính tương đương có nghĩa là những cấu trúc
đã xác định của ngôn ngữ đích, mà chỉ miêu tả những biến thể có thể
so sánh được về mặt cấu trúc với sự thể hiện của ngôn ngữ gốc trên
cơ sở tiêu chí về sự tương đương. Đòi hỏi tính tương đương có nghĩa
là những cấu trúc đã xác định của ngôn ngữ đích phục tùng những
cấu trúc đã xác định của ngôn ngữ gốc.
Không có những tương đương lí tưởng (tuyệt đối) trong bản
dịch nhất là ở cấp độ từ, cụm từ, câu - cho thấy là người dịch buộc
phải đi tìm những tương ứng gần nhất có thể có. E.A. Nida, khi đi
tìm một phương tiện khả dĩ, đã tạo ra khái niệm tương đương hình
thức và tương đương năng động; cái thứ nhất nhấn mạnh thông tin
nguồn, nhấn mạnh hình thức và nội dung của thông tin đó. Theo
E.A.Nida, người dịch phải “đi tìm sự tương đương tự nhiên gần nhất
của thông báo nguồn”. Bên cạnh quan điểm về tương đương hình
thức và tương đương năng động, người ta cũng đã biên soạn ra
những quan điểm khác trong khoa học dịch, trong đó đáng chú ý
nhất là quan điểm về tương đương mang tính thông báo (kết quả và
đối tượng nghiên cứu của các đại diện của trường phái Lep - dích) và
quan điểm về tương đương chức năng. Quan điểm tương đương
mang tính thông báo dựa trên sự so sánh giá trị về mặt thông báo của
bản dịch và nguyên bản, có lưu ý đến những người tiếp nhận khác
nhau. Nếu trong văn bản dịch, người dịch thành công trong việc tái
tạo (tái sản xuất) giá trị bình thường của thông báo chứa đựng trong
văn bản nguồn thì một bản dịch như vậy có thể coi là tính tương
đương, nhìn từ góc độ thông báo, G.Jager, trong một công trình
nghiên cứu của mình, đã phân biệt cái gọi là tương đương chức năng
dựa trên việc xác định mức độ tương đương của các ý nghĩa về mặt
ngôn ngữ của những văn bản được so sánh thông qua so sánh giá trị
mang tính chức năng của văn bản gốc với bản dịch. Trong trường
hợp không đạt được sự tương đương tối đa, thì theo G.Jager, chúng
ta gặp ở đây một trung gian ngôn ngữ chứa đựng những tương
đương tối đa. Bằng cách đó, khái niệm dịch dựa trên sự trung gian
ngôn ngữ có sử dụng tương đương tối đa cùng với khái niệm chuyển
thể dựa trên sự trung gian ngôn ngữ có sử dụng tương đương tối đa
đã được đưa vào khoa học dịch. Thực tế đã chỉ ra rằng trong khi dịch

226
chúng ta thường xuyên làm công việc chuyển thể,chứ không phải là
dịch tương đương khả dĩ nhất, tức là tương đương tối đa.
Trong các công trình nghiên cứu về tương đương, có thể nhận
thấy rằng cái mà chúng ta thường gặp là những cấp độ khác nhau
của nó. Trước hết cần chỉ ra sự xuất hiện hai cấp độ cơ bản: tương
đương ngữ nghĩa và tương đương thực dụng. Loại thứ nhất có thể
chia ra thành tương đương ý nghĩa và tương đương tình thế, còn loại
thứ hai có thể có dạng khác.
- Tương đương ở cấp độ người dịch (nhờ đó người dịch muốn
đạt tới mục tiêu thông báo của riêng mình);
- Tương đương xu thế thông báo (dựa trên việc “phát hiện” ý đồ
của người phát thông báo thông qua ngôn ngữ);
V.N.Komissarov phân biệt các loại tương đương trong dịch
như sau:
- Thể hiện được mục đích giống nhau của thông báo bằng
ngôn ngữ.
- Thể hiện được bản sắc tình huống (trong các văn bản gốc và
bản dịch cùng nói về một vấn đề, song thông qua những phương tiện
khác nhau);
- Giữ nguyên những “cái chung” nhất định về ngữ nghĩa giữa
văn bản của ngôn ngữ nguồn và văn bản của ngôn ngữ dịch, đồng
thời thể hiện được phần thông tin chứa đựng trong văn bản gốc;
- Giữ nguyên sự tương đương ở cấp độ phát ngôn;
- Giữ nguyên sự tương đương ở cấp độ từ.
Tất cả các loại tương đương nêu trên được V.N.Komissarov kể ra
theo thứ bậc nhất định, nhưng mỗi loại lại đồng thời ràng buộc vào
việc giữ vững sự tương đương ở các cấp độ trước đó.

Nguyễn Chí Thuật

(Trích dịch trong cuốn Dịch thuật và dịch giả trong thế giới hiện đại,
Nxh Khoa học, Vacsava, 1992).

227
228
BÀI 5

Vaán ñề töông ñöông trong dòch thuaät.


TS. Nguyễn Hồng Cổn

Bài viết này có nhiệm vụ điểm luận lại một số quan niệm về vấn
đề tương đương trong dịch thuật, thảo luận thêm về khái niệm tương
đương dịch thuật, và kháo sát các hình diện và các kiểu tương đương
dịch thuật từ quan điểm ngôn ngữ học. Trong bài, thuật ngữ dịch
thuật (ỉranslation) được dùng theo nghĩa rộng bao hàm cả biên dịch
(translalion, theo nghĩa hẹp) và phiên dịch (inlerpreting). Các thuật
ngữ nguyên bản (hay văn bản người Việt Nam VBN) và bản dịch
(hay văn bản đích - VBĐ) cũng được dùng theo nghĩa rộng để chỉ các
sản phẩm lời nói của ngữ nguồn và ngữ đích ở cả hai dạng nói và viết

1. Khái niệm tương đương dịch thuật

1.1. Cùng với hoạt động dịch thuật, tương đương dịch thuật
(TĐDT translation equivalence) vói tư cách là mối quan hệ tương
đương giữa VBĐ và VBN (cũng như giữa các đơn vị dịch thuật của
chúng) đã được các dịch giả cũng như các nhà nghiên cứu quan tâm
từ lâu với những ý kiến khác nhau. Một số người hoàn toàn phủ
nhận khả năng chuyển dịch tương đương một văn bản từ ngữ này
sang ngữ khác. Một số thừa nhận khả năng chuyển dịch tương
đương nhưng lại thần bí hóa quá trình dịch thuật, phủ nhận tính
khách quan của tương đương dịch thuật.
Nhiều người thừa nhận có một mối quan hệ tương đương tồn tại
khách quan giữa bản dịch và nguyên bản, nhưng lại tuyệt đối hóa
khái niệm TĐDT. Theo họ, một bản dịch được coi là tương đương với
nguyên bản khi và chỉ khi toàn bộ các từ của 2 văn bản được dịch đối
ứng với nhau một đối một (1-1). Quan điểm cực đoan này đã chi phối
hoạt động dịch trong một thời gian dài, đặc biệt là trong việc dịch các

229
văn bản tôn giáo [1,4716].
Cùng với sự phát triển của thực tiễn và lý thuyết dịch thuật,
quan niệm cực đoan này dần dần được thay thế bằng những cách
hiểu về TĐDT có tính khoa học hơn. Lúc đầu, khái niệm TĐDT được
các dịch giả và các nhà nghiên cứu theo quan điểm ngữ văn học dùng
để chỉ mối quan hệ tương ứng lí tưởng (cả về hình thức và nội dung)
giữa bản dịch và nguyên bản. Tuy nhiên, do thiếu những tiêu chí xác
định nên mối quan hệ tương đương lí tưởng này được các tác giả
luận giải một cách khác nhau, thậm chí mâu thuẫn nhau. Savory
(1957, dẫn theo [1.4700] đã tổng kết lại các quan niệm mâu thuẫn
nhau về TĐDT như sau:
a. Bản dịch phải dịch hết ý nghĩa các từ ngữ của nguyên bản;
b) Bản dịch phải dịch hết được các ý tưởng của nguyên bản; c) Bản
dịch đọc lên phải giống như một nguyên bản; d) Bản dịch đọc lên
phải giống như một bản dịch; e) Bản dịch phải phản ánh đúng
phong cách của nguyên bản; f) Bản dịch phải có phong cách riêng
của dịch giả (...).
Ở Trung Quốc và Việt Nam, dưới ảnh hưởng của quan điểm ngữ
văn học, khái niệm TĐDT thường được xác định bằng ba tiêu chuẩn
tín, đạt, nhã (do Nghiêm Phục đề xuất từ cuối thế kỷ XIX), nhưng
trong thực tế thế nào là tín, là đạt, là nhã thì mỗi người cũng hiểu một
cách khác nhau (x.16).
1.2. TĐDT chỉ thực sự trở thành một khái niệm khoa học khi các
nhà nghiên cứu thay thế quan điểm ngữ văn học bằng quan điểm
ngôn ngữ học. Nói đến bản chất của TĐDT, các tác giả theo quan
điểm ngôn ngữ học cấu trúc nhấn mạnh trước hết đến sự thống nhất
giữa tương đương về nghĩa và tương đương về hình thức, trong đó
tương đương về nghĩa đóng vai trò quyết định. Theo Catford
[1,4793], [2,1] dịch thuật thực chất là sự thay thế hình thức và chất
liệu của VBN bằng hình thức và chất liệu của VBĐ, mà cơ sở của sự
thay thế đó là sự tương đương về nghĩa hay chất liệu tình huống.
Còn với A.Fedorov [3.40], dịch thuật phải chuyển tải được nội dung ý
nghĩa của nguyên bản và sự tương đương về hình thức (nghệ thuật
tu từ). Xuất phát từ quan điểm giao tiếp, Nida và Taber, đã đề xuất

230
khái niệm “tương đương động” (dynamic equivalence), nhấn mạnh
đến sự tương đương về chức năng thông báo giữa VBĐ và VBN,
[11,173]. Quan niệm của Nida và Taber là cơ sở cho sự ra đời của các
khái niệm “tương đương thông báo” và “tương đương chức năng”
trong các công trình nghiên cứu về dịch thuật theo quan điểm giao
tiếp [9, 10]. Kết hợp quan điểm giao tiếp với quan điểm cấu trúc, một
số tác giả đã xem xét bản chất của TĐDT từ nhiều khía cạnh, nhiều
góc độ khác nhau. Theo Newman [ 1, 4695] tương đương dịch thuật
là sự trùng hợp hay tương ứng của bản dịch và nguyên bản (cũng
như các đơn vị của nó) trên các đặc trưng ngữ âm / kí tự, cú pháp,
ngữ pháp, và ngữ dụng. Tương tự, Koller (1990, dẫn theo [7, 165])
cho rằng TĐDT có thể được biểu hiện qua năm khía cạnh khác nhau
là nghĩa biểu vật, nghĩa biểu thái, thể loại văn bản và chuẩn mực
ngôn ngữ, ngữ dụng và hình thức. Tùy theo đơn vị dịch, thể loại văn
bản, mục đích và tình huống dịch thuật mà một TĐDT nhất định
được xác lập trên sự ưu tiên lựa chọn một hay nhiều đặc tính tương
đương có thể có.
Tiếp thu các quan điểm nêu trên, trong bài này chúng tôi tạm
đưa ra một định nghĩa về TĐDT để làm việc như sau: “Tương đương
dịch thuật là sự trùng hợp hay tương ứng trên một hoặc nhiều bình
diện (ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng) giữa các đơn vị dịch
thuật của VBN và VBĐ với tư cách vừa là sản phẩm vừa là phương
tiện của dịch thuật như một quá trình giao tiếp”. Định nghĩa trên đây
ngụ ý rằng: a) TĐDT là một thuộc tính khách quan, một mối quan hệ
có thực tồn tại giữa VBN và VBĐ và các đơn vị của chúng. b) TĐDT
là một đại lượng động, biến thiên theo số lượng và tính chất của các
bình diện tương đương được dịch. c) TĐDT chịu sự ảnh hưởng và chi
phối của nhiều nhân tố trong việc ưu tiên lựa chọn một bình diện,
một khía cạnh tương đương này hay khác.

2. Các bình diện tương đương trong dịch thuật

Từ nhiều cách hiểu về TĐDT như trên, chúng tôi cho rằng có
một TĐDT lý tưởng nào chung cho các đơn vị dịch thuật (hiểu theo
nghĩa rộng nhất bao gồm cả VBN và VBĐ). Tùy thuộc vào tính chất

231
và số lượng của các bình diện tương đương được chuyển dịch, giữa
các đơn vị dịch thuật có thể có các kiểu TĐDT khác nhau.;
Xét theo các đặc tính tương đương được chuyển dịch, chúng tôi
phân biệt bốn bình diện TĐDT cơ bản sau đây:

2.1 Tương đương ngữ âm (phonetic equivalence) là khả năng tương


ứng giữa các đơn vị dịch của VBN và VBĐ về cấu trúc âm vị, đặc
trưng ngôn điệu (trọng âm, ngữ điệu), và độ dài tuyến tính. Nói
chung, do tính đặc thù của bình diện cái biểu hiện ở mỗi ngôn ngữ,
nên khả năng tương đương về ngữ âm, đặc biệt là âm vị thường khó
xảy ra hơn so với các bình diện khác. Tuy nhiên, do hiện tượng tiếp
xúc, vay mượn việc lựa chọn các tương đương âm vị ở cấp độ từ
không phải là hiếm thấy. Chẳng hạn, trong tiếng Việt có sự có mặt
của các từ vay mượn bằng cách phiên âm (thủy, hỏa, quốc gia, thương
mại..., cà phê, giăm bông, batê, axit...), chuyển tự (samova, sputnik,
Moskva...), hoặc để nguyên dạng (cocacola, fax, internet...) tạo ra khả
năng chuyển dịch tương đương ngữ âm của các từ ở cấp độ câu sự
tương đương âm vị ít xảy ra hơn, và nếu có thì bao giờ cũng đi liền
với sự tương đương về ngữ pháp (x.mục 3.1). Nói đến tương đương
ngữ âm thì ngoài đặc trưng âm vị còn phải kể đến các đặc trưng ngôn
điệu (trọng âm, ngữ điệu, thanh điệu...) và độ dài tuyến tính (được
đo bằng số lượng âm vị/kí tự hoặc âm tiết) của các đơn vị dịch.

2.2 Tương đương ngữ pháp (grammatical equivalence) là khả năng


tương đương giữa các đơn vị dịch thuật về các phương diện phạm
trù từ loại của các từ, trật tự từ, cấu trúc cú pháp, và kiểu câu.
Ví dụ: 1. They live in Hanoi - Họ sống ở Hà Nội
2. I totally agree with you - Tôi hoàn toàn đồng ý với anh.
3.They came here at 5o'clock - Họ đến đây lúc 5 giờ.
Đặc biệt, ở các ngôn ngữ có quan hệ họ hàng gần gũi hoặc có
quan hệ tiếp xúc, vay mượn từ lâu đời, đôi khi tương đương ngữ
pháp còn kèm theo cả sự tương đương về từ vựng và ngữ âm. Tuy
nhiên, do sự khác biệt về loại hình hoặc quan hệ họ hàng, phần lớn

232
câu của các ngôn ngữ đều khác nhau ít nhiều về mặt ngữ pháp, có
khi khác biệt hoàn toàn (x. mục 31).

2.3 Tương đương ngữ nghĩa (semantic equivalence) là khả năng


tương đương giữa các đơn vị dịch của VBN và VBĐ về a) nghĩa sở
biểu và nghĩa sở chỉ ở cấp độ từ; b) nghĩa mô tả hay nghĩa mệnh đề
ở cấp độ câu.
Ở cấp độ từ, trước hết đó là các tương đương đồng nghĩa phi
ngữ cảnh như các thuật ngữ khoa học (ví dụ: hình vị - morpheme,
nguyên tử - electron, kinh tế thị trường - market economy,...), tên gọi các
địa danh hay tổ chức (Pháp - France, Bắc Kinh - Beijing, Liên hợp quốc -
United Nations, Đạo Phật – Buddhism…), tên gọi các sản phẩm hay đồ
vật duy nhất (bia – beer, cocacola - cô ca cô la, quần bò- jeans...). Tuy
nhiên, do hiện tượng đa nghĩa, phần lớn các tương đương ngữ nghĩa
của từ được xác lập trong câu là các tương đương phụ thuộc vào ngữ
cảnh. Ví dụ, động từ wash của tiếng Anh, tùy theo ngữ cảnh sử dụng
trong câu khi dịch sang tiếng Việt có thể có các từ tương đương ngữ
nghĩa khác nhau là tắm (Go and wash yourself - Đi tắm), giặt (The clothes
will have to be washed - Chỗ quần áo này phải đem đi giặt), rửa (Wash your
hand, please! - Rửa tay đi), hoặc gội (She is washing her hair - Cô ấy đang
gội đầu).
Ở cấp độ câu, sự tương đương về nghĩa xảy ra khi các đơn vị
dịch của VBĐ và VBN trùng nhau về thông tin miêu tả hay nghĩa
mệnh đề do chúng biểu thị hiển ngôn hay hàm ẩn. Dựa vào việc phân
tích các nét nghĩa cần yếu của vị từ (+/- động, +/- chủ ý, +/- chuyển
tác,...) và các vai nghĩa đi kèm cung vị từ (như tác thể, đương thể, đối
thể, tiếp thể, công cụ...)chúng ta có thể nhận diện được sự tình mà các
đơn vị dịch của VBN và VBĐ cùng biểu thị, ví dụ:
4. John ran fast - John chạy nhanh (hoạt động)
5. John is reading a book - John đang đọc sách
6. John fell down - John bị ngã (quá trình)
7. John is happy - John hạnh phúc(trạng thái)
8. John is my student - John là học viên của tôi (quan hệ)

233
Đóng góp vào sự tương đương về ngữ nghĩa của câu, ngoài sự
tương đương về nghĩa mệnh đề, còn có sự tương đương về các nghĩa
tình thái khách quan (objective modality), thể hiện những thuộc tính
nội tại khác nhau của sự tình như các thuộc tính về thời gian (hiện tại,
quá khứ, tương lai), thể (kéo dài/không kéo dài, kết thúc/ không kết
thúc,...) đối lập có/không (khẳng định, phủ định), v.v.. (Về khả năng
tình thái x [6]).

2.4. Tương đương ngữ dụng (pragmatic equivalence) là sự tương ứng


giữa các đơn vị dịch thuật của VBN và VBĐ về các thông tin ngữ
dụng (hay còn là thông tin phi miêu tả), liên quan đến các nhân tố
của tình huống giao tiếp. Thuộc vào bình diện tương đương ngữ
dụng có khả năng tương đương như sau:

2.4.1. Tương đương về mục đích thông báo: Một phát ngôn của VBN bao
giờ cũng biểu hiện (trực tiếp hoặc gián tiếp) một hành động ngôn
trung cụ thể. Đơn vị đối dịch của VBĐ được coi là tương đương về
mục đích thông báo với đơn vị gốc khi nó cùng biểu hiện một hành
động ngôn trung như đơn vị gốc. Ví dụ:
9. A: Good morning. May I help you?
- Chào ông. Tôi có thể giúp gì cho ông? (chào – hỏi)
B: Yes. I’d like to make an appointment to see the director.
- Dạ. Tôi muốn hẹn gặp giám đốc (đáp – cầu khiến)
A: Wait a moment, please.
- Xin ông chờ một chút (cầu khiến).

2.4.2. Tương đương về giá trị thông báo hay tiêu điểm thông tin. Trong
câu, tiêu điểm thông tin có thể rơi vào một bộ phận bất kỳ, và được
đánh dấu bằng các phương tiện khác nhau như trọng âm, trật tự từ,
các tiểu tứ tình thái... (x.13). Quan tâm đến sự tương đương về giá trị
thông báo, một mặt người dịch phải nhận diện được tiêu điểm thông
tin của đơn vị dịch, mặt khác phải lựa chọn trong số các biến thể khác
nhau về trọng âm, trật tự từ... của ngữ đích để có được một TĐDT
thỏa đáng. Ví dụ:

234
10. A: When did you meet her?
- Anh gặp cô ấy bao giờ? (*Bao giờ anh gặp cô ấy?)
B: I met her last year.
- Tôi gặp cô ấy năm ngoái (*Năm ngoái tôi gặp cô ấy).

2.4.3. Tương đương về nghĩa tình thái: là sự tương đương về các khía
cạnh tình thái chủ quan (subjective modality) khác nhau của phát
ngôn, biểu hiện các hàm ý, thái độ đánh giá hay sự cam kết của người
nói đối với nội dung phát ngôn. Khi chuyển dịch các câu có các tiểu
từ tình thái cuối câu (à, ư, nhỉ, nhé...) trong tiếng Việt thành các câu
tương đương trong tiếng Anh, hay ngược lại, dịch các câu có vị từ
tình thái (can, could, would, may, might...) của tiếng Anh thành các câu
tương đương trong tiếng Việt, xét về mặt ngữ dụng, cái khó không
phải là tìm kiếm các tương đương về giá trị ngôn trung hay giá trị
thông báo mà chính là sự tương đương về giá trị tình thái. Ví dụ, câu
tiếng Việt “Tôi mượn anh tờ báo được không?”, tùy thuộc vào quan hệ
giữa người nói với người nghe và tình huống giao tiếp, có thể có các
tương đương khác nhau về giá trị tình thái rất tế nhị trong tiếng Anh.
11. A. Can I borrow your newspaper? (bình thường).
B. May I borrow your newspaper? (lịch sự)
2.4.4. Tương đương về giá trị biểu cảm và phong cách: là tương
đương về nghĩa liên hội (connotative meaning) hay nghĩa biểu cảm
(emotive meaning). Đây là kiểu tương đương phức tạp và tinh tế vì
nó gắn liền với tâm lí dân tộc, với các nét nghĩa văn hóa hàm chứa
trong ngôn ngữ, với đặc điểm phong cách của văn bản. Một đại từ
nhân xưng như he của tiếng Anh chẳng hạn, tùy thuộc vào đặc điểm
xã hội (địa vị, quyền lực, tuổi tác...) của sở chỉ và thái độ đánh giá của
người nói (và cả của người dịch) đối với sở chỉ đó, tùy thuộc vào tình
huống giao tiếp... có thể có nhiều tương đương biểu cảm khác nhau
trong tiếng Việt: ông ấy, anh ấy, lão ấy, nó, hắn, gã...
Như vậy VBN và VBĐ cũng như các đơn vị của chúng có thể
tương đương với nhau trên bốn phương diện cơ bản là ngữ âm, ngữ
pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng, và đến lượt chúng mỗi bình diện

235
tương đương lại bao hàm những khía cạnh tương đương cụ thể khác
nhau. Tuy nhiên, không phải tất cả các bình diện tương đương trên
đây đều có mặt trong TĐDT được lựa chọn, mà tùy thuộc vào các
đơn vị dịch, các loại văn bản, mục đích dịch thuật và đối tượng tiếp
nhận bản dịch, các TĐDT có thể bao hàm một hay nhiều bình diện
tương đương khác nhau, và chính điều đó làm nên sự khác biệt giữa
một kiểu TĐDT này với một kiểu TĐDT khác.

3. Các kiểu tương đương dịch thuật

Xét theo sự có mặt/vắng mặt của 4 bình diện tương đương cơ


bản nêu trên, chúng tôi phân chia các TĐDT thành 2 nhóm lớn với 6
kiểu tương đương sau đây:

3.1. Các tương đương hoàn toàn, bao gồm hai kiểu: a) tương đương
hoàn toàn tuyệt đối; b) tương đương hoàn toàn tương đối.

3.1.1. Tương đương hoàn toàn tuyệt đối: là các TĐDT tương đương với
nhau trên cả 4 bình diện ngữ âm, ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng.
Ở cấp độ từ đó là việc dịch bằng cách dùng lại các từ mà ngữ đích
vay mượn trực tiếp từ ngữ nguồn bằng cách phiên âm hay để nguyên
dạng (ví dụ: cà phê, axit, đôla, internet, photocopy, Paris,
Moskova…). Ở cấp độ câu, kiểu tương đương tuyệt đối chỉ xảy ra khi
dịch các ngôn ngữ có quan hệ họ hàng rất gần gũi, hoặc có quan hệ
tiếp xúc, vay mượn từ lâu đời. Chẳng hạn, nhiều câu tiếng Nga khi
dịch sang các thứ tiếng Slave khác gần như giống nhau hoàn toàn (ví
dụ, tiếng Nga: Ja idi na postu: On dal mne knigu —> tiếng Slovakia: (Ja)
iden na posty; On dal mi khihu). Nhiều câu tiếng Hán khi dịch sang
tiếng Việt chỉ cần phiên âm Hán - Việt còn từ vựng và ngữ pháp Hán
vẫn được giữ nguyên nhưng không hề cản trở sự giao tiếp (ví dụ: Vạn
sự khởi đầu nan; Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên; Tại gia tòng phụ,
xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử...)
Tuy nhiên, do phần lớn các ngôn ngữ có hệ thống âm vị khác
nhau nên các tương đương hoàn toàn tuyệt đối như trên là rất ít.
3.1.2. Tương đương hoàn toàn tương đối: là các TĐDT giống nhau trên

236
ba bình diện ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng. Ở cấp độ từ đó là các
tương đương đồng nghĩa ngữ cảnh và phi ngữ cảnh đã nói ở trên (x.
mục 2.3). Ở cấp độ câu, nếu chúng ta giới hạn sự tương đương về
ngữ pháp ở một vài đặc điểm quan trọng nhất như phạm trù từ loại
của từ, trật tự từ, cấu trúc, cú pháp, kiểu câu, có thể thấy các TĐDT
kiểu này cũng khá phổ biến. Ví dụ:
12. He seems to like her - Anh ấy có vẻ thích cô ta.
13. She refused to marry him - Cô ấy từ chối hắn.
14. If you don't want to go, you can stay at home - Nếu cậu không
muốn đi, cậu có thể ở nhà.
Câu thành ngữ Hán - Việt “Nhân sinh thất thập cổ lại hy" đã được
Bác Hồ dịch sang tiếng Việt bằng một câu tương đương hoàn toàn chỉ
khác biệt về âm là “Người thọ bảy mươi xưa nay hiếm". Tuy nhiên, do sự
khác biệt giữa các ngôn ngữ nên có không ít những đơn vị không thể
dịch được tương đương hoàn toàn, hoặc nếu cố gắng dịch, sẽ tạo nên
những đơn vị đối dịch thiếu tính tự nhiên, thậm chí vô nghĩa. Ví dụ:
15. Anh có gia đình chưa?
- Do you have a family? (Are you married)?
16. The show was enjoyed by everyone.
- Mọi người ai cũng thích buổi diễn.

3.2. Các tương đương bộ phận là các TĐDT chỉ tương ứng với nhau
trên một hoặc hai bình diện. Chúng bao gồm các kiểu sau:

3.2.1. Tương đương ngữ pháp - ngữ nghĩa: Đâỵ là kiểu TĐDT mà do sự
khác biệt tinh tế giữa hai ngôn ngữ người dịch không thể chuyển tải
được hết các thông tin dụng học khác nhau của đơn vị dịch. Chẳng
hạn, nếu dịch các từ vợ, phu nhân, bà xã của tiếng Việt sang tiếng Anh,
người dịch chỉ có một từ duy nhất để lựa chọn là wife tương đương
về từ loại và ý nghĩa nhưng không diễn tả được các nét nghĩa biểu
cảm khác nhau của chúng. Ở cấp độ câu, khi dịch các văn bản khoa
học, hoặc dịch đuổi, do đặc điểm của văn bản hoặc sự hạn chế về thời
gian, người dịch cũng có thể bỏ qua một số thông tin ngữ dụng tế

237
nhị, khó dịch nhưng với giá trị thông báo, nếu lược bỏ sẽ làm tổn hại
đến sự giao tiếp. Lấy ví dụ, khi dịch lời mời “Mời anh vào nhà” sang
tiếng Anh, nếu chỉ quan tâm đến sự tương đương về ngữ pháp và ngữ
nghĩa mà không quan tâm đến sự tương đương về đích ngôn trung,
người dịch có thể dịch là “(1) invite you to come into the house”(Câu này
không được người Anh hiểu như một lời mời), trong khi lẽ ra chỉ dịch
đơn giản là “Come in, please!”. Kiểu dịch tương đương ngữ pháp – ngữ
nghĩa nguyên văn của câu (chẳng hạn, chú giải nghĩa nguyên văn của
thành ngữ), chứ ít dùng trong dịch giao tiếp.

3.2.2. Tương đương ngữ pháp – ngữ dụng: là kiểu tương đương trong
đó các đơn vị dịch của VBN và VBĐ chỉ tương đương nhau về ngữ
pháp và ngữ dụng nhưng không tương đương về ngữ nghĩa. Ở cấp
độ từ, trường hợp này xảy ra khi một từ của ngữ nguồn được dịch
bằng một từ của ngữ đích khác hẳn về nghĩa sở biểu nhưng tương
đương về mặt phạm trù từ loại, và nghĩa liên hội hay nghĩa biểu cảm.
Chẳng hạn, khi dịch các thành ngữ “Xấu như ma ”, “Câm như hến ”
sang tiếng Anh nếu đổi thành “Xấu như bù nhìn” (“as ugly as a
scarecrow”), "Câm như cá”("as mute as a fish) thì người Anh dễ hiểu
hơn, bởi vì các từ ghost và mussel trong tiếng Anh không có các nét
nghĩa liên tưởng như ma và hến trong tiếng Việt. Ở đây người dịch
phải hy sinh sự tương đương về nghĩa sở chỉ để đổi lấy tương đương
về nghĩa liên hội (hàm nghĩa văn hóa). Ở cấp độ câu, các đơn vị gốc
và đơn vị đối địch tương đương nhau về các đặc trưng ngữ pháp cơ
bản (cấu trúc cú pháp, trật tự từ...) và giá trị ngôn trung nhưng khác
nhau về nghĩa biểu hiện. Ví dụ, thành ngữ tiếng Việt “chở củi về rừng”
có thể dịch sang tiếng Anh là “carry coal to Newcastle” {chở than đến
Newcastle). Hay tiếng Nga là “vozit’ samovar v Tulu” (đem ấm đến Tula)
mặc dù khác nhau về nghĩa biểu hiện (nói đến ba sự việc khác nhau),
ba thành ngữ trên có cùng cấu trúc ngữ pháp (C) V B1 đến B2), và
cùng biểu hiện một thông báo là (C) “đã làm một việc vô ích”.

3.2.3. Tương đương ngữ nghĩa - ngữ dụng: là kiểu tương đương phổ
biến nhất. Ở kiểu tương đương này đơn vị gốc và đơn vị đối dịch có
nghĩa biểu hiện và nghĩa ngữ dụng (đích ngôn trung, giá trị thông

238
báo...) tương ứng với nhau nhưng giữa chúng có những khác biệt
nhất định về mặt ngữ pháp. Ví dụ:
17. Thank you for your help – Cảm ơn anh đã giúp đỡ.
18. Where is my book? - Quyển sách của tôi đâu?
19. It’s too cold to go to the beach.
- Trời quá lạnh, chưa thể đi ra bãi biển được.
Các câu đối dịch trong (17) khác nhau về phạm trù từ loại của từ,
trong (18) khác về trật tự từ, còn ở (19) chủ yếu là về cấu trúc cú
pháp. Các ngôn ngữ càng xa nhau về loại hình, độ dài của đơn vị
dịch càng lớn thì mức độ khác biệt ngữ pháp của các tương đương
kiểu này càng phức tạp.

3.2.4. Tương đương thuần ngữ dụng: Đây là kiểu tương đương tự do
nhất, trong đó các khía cạnh tương đương khác nhau về thông tin
ngữ dụng (đặc biệt là đích ngôn trung và giá trị thông báo) hầu như
độc lập với tương đương ngữ pháp và ngữ nghĩa, và nếu chúng ta cố
liên kết chúng khi dịch, câu đối dịch sẽ trở nên vô nghĩa giống như
“dịch từng từ”. Vì vậy, ở đây tương đương ngữ dụng là ưu tiên dịch
duy nhất. Kiểu tương đương này thường gặp khi dịch các câu có tính
nghi thức hoặc tính thành ngữ cao, ví dụ:
20. How do you do? - Xin chào.
21. Would you like to join us for dinner this evening.
- Mời anh tối nay đi ăn tối cùng chúng tôi.
22. Nó no bụng đói con mắt - His eyes are bigger than his belly.
Trên đây chúng tôi đã trình bày một số nhận xét bước đầu về
khái niệm TĐDT và một số vấn đề liên quan. Để kết luận, có thể nói
rằng nhìn từ góc độ ngôn ngữ học, TĐDT không phải là một quan hệ
đồng nhất lí tưởng giữa VBN và VBĐ cũng như giữa các đơn vị cúa
chúng. Nó bao hàm trong đó nhiều bình diện, nhiều kiểu quan hệ
tương đương khác nhau. Các bình diện, các kiểu TĐDT này chịu sự
chi phối của những nhân tố gì, và có thể lựa chọn, xác lập bằng các
thủ pháp dịch thuật nào? Chúng tôi hy vọng có dịp bàn đến những
vấn đề này trong một bài viết khác.

239
240
B/I 6

Thô vaø dòch thô

I. THƠ L/ GÌ?

Phan Ngọc

Trong quá trình xây dựng bộ Phong cách học cấu trúc tiếng Việt, tôi
bắt buộc phải định nghĩa lại các khái niệm bởi vì các khái niệm trước
đây về phong cách học là dựa trên nhận thức cảm tính về cái đã có,
còn công trình của tôi mang tính thao tác phải tìm cái lý do, cái sở dĩ
nhiên của những hiện tượng đã được xem là hiển nhiên.
Một định nghĩa về thơ, do đó phải:
1. Có giá trị phổ quát, tức là áp dụng cho mọi hiện tượng gọi
là thơ trên trái đất này, bất chấp ngôn ngữ, thời gian, tập quán,
trường phái.
2. Mang tính hình thức, giúp người ta nhận diện được ngay thơ,
không cần phải có kinh nghiệm và hiểu biết nghệ thuật:
3. Giúp người ta nắm được thực chất của thơ để làm thơ, đọc
thơ, giảng thơ có kết quả.
Các công trình ngôn ngữ học nước ngoài, theo tôi theo dõi, quan
tâm không phải tới điểm thơ là gì mà cái nên thơ (le poétique) là gì.
Hai khái niệm này rất khác nhau. Ở đây, tôi không bàn đến sự khác
nhau này để khỏi sa vào tư biện. Trong phạm vi bài này, để cho dễ
đọc, tôi xin nêu định nghĩa của tôi và giải thích lý do tại sao tôi lại
định nghĩa như vậy.
Thơ là một cách tổ chức ngôn ngữ hết sức quái đản để bắt người tiếp
nhận phải nhớ, phải cảm xúc, và phải suy nghĩ do chính hình thức tổ chức
ngôn ngữ này.

241
Khi nói rằng hình thức tổ chức ngôn ngữ của thơ hết sức quái
đản tức là nói rằng trong ngôn ngữ giao tiếp không ai tổ chức ngôn
ngữ như thế. Trong ngôn ngữ hàng ngày, chẳng ai tổ chức câu nói
theo âm tiết, vần, nhịp, khổ, số câu... hết. Vậy tại sao mọi ngôn từ A
đến Z đều chấp nhận một cách tổ chức thơ quái đản đến thế? Chắc
chắn không phải vì người ta dại. Chắc chắn đây không phải do nhu
cầu giao tiếp, bởi vì chẳng cần phải tổ chức ngôn ngữ kỳ quặc đến
như thế; cứ nói như ngôn ngữ hàng ngày vẫn giao tiếp rất tốt kia mà.
Lý do phải tìm ở chỗ khác. Đó là vì ngôn ngữ hàng ngày, văn xuôi,
vấp phải những giới hạn không tài nào vượt qua được. Đó là vì có một thứ
thông báo hết sức cần thiết cho đời sống tinh thần của một tập thể cộng
đồng mà ta chỉ có thể truyền đạt bằng cách tổ chức quái đản này thôi. Ta
phải tìm cho ra cái sở dĩ nhiên này để có thể phân định rạch ròi chức
năng của thơ. Khi hình thức thông báo thay đổi thì nội dung thông
báo cũng không thể không thay đổi. Hình thức đã quái đản như vậy
thì nội dung phải có một khía cạnh nào đó thực tế không có trong
ngôn ngữ bình thường. Sự thức nhận về ngôn ngữ thơ cho đến nay
chưa tiến hành triệt để, ta chỉ nghe nói những lời hoa mỹ về ngôn
ngữ này, và không thấy một sự đối lập thích đáng giữa thơ và văn
xuôi. Những điều kiện này gây khó khăn cho việc xây dựng một
phong cách học cấu trúc.
Chúng tôi đã nói đến mục đích của thơ là bắt người tiếp nhận
phải nhớ, cảm xúc và suy nghĩ và cả ba mặt nhớ, cảm xúc và suy nghĩ
đều là do cách tổ chức ngôn ngữ rất quái đản của thơ. Trong 3 mục
đích thì nhớ là đầu tiên và quyết định, bởi vì nếu người ta quên ngay
hình thức diễn đạt thì làm thế nào có thể cảm xúc và suy nghĩ được.
Có nhiều dân tộc không có chữ viết nhưng thơ vẫn lưu truyền
qua hàng ngàn năm vì người ta nhớ. Trong giao tiếp hàng ngày,
chúng ta chỉ chú ý đến nội dung của thông báo, còn hình thức của nó
ta quên ngay. Cho nên có câu “Lời nói gió bay”. Trong đời chúng ta
có một số câu vô hạn và đọc một số câu cũng vô hạn nhưng nhiều
lắm chỉ nhớ cái nội dung được thông báo chứ làm sao nhớ được hình
thức của thông báo. Tại sao thế ? Vì cách tổ chức câu nói quá bình

242
thường. Một câu nói theo tổ chức bình thường chỉ có thể lưu lại đời
sau với một trong ba điều kiện:
a. Nó là lời của một con người lỗi lạc và tiêu biểu cho sự nghiệp
của người ấy. Thí dụ câu “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của
Hồ Chủ tịch. Nếu một người khác nói câu ấy thì nó sẽ bị quên;
b. Nó gắn liền với cúng tế, nghi lễ, tôn giáo: câu thần chú, cầu kinh;
c. Nó gắn liền với một biến cố lịch sử quan trọng. Nó trở thành
thiêng liêng đến mức người nói bắt buộc phải duy trì nguyên vẹn
hình thức. Đó là những khẩu hiệu, những câu tuyên ngôn bất tử.
những chân lý thiêng liêng.
Trong cả 3 trường hợp, một câu nói bình thường đều phải dựa vào
một sự kiện hết sức đặc biệt, hiếm có, mới có thể duy trì hình thức.
Trái lại câu thơ được nhớ nguyên vẹn qua hàng ngàn năm không
cần dựa vào yếu tố gì đặc biệt ngoài ngôn ngữ cả. Vậy cái gì khiến nó
tồn tại lâu dài như vậy trong trí nhớ loài người? Chắc chắn không
phải nhờ nội dung. Đó chính là nhờ cách tổ chức ngôn ngữ của nó.
Quy luật của trí nhớ cho ta biết cái bình thường thì bị quên đi
ngay lập tức. Muốn khắc sâu vào trí nhớ, nó phải khác thường hoặc
về nội dung, hoặc về hình thức. Hãy kiểm điểm lại đời mình xem cái
gì còn lại trong trí nhớ: đó là đều những biến cố tạo nên một sự thay
đổi trong cuộc đời; cái chết của những người thân, những ngày chiến
đấu gian khổ, tình yêu đầu tiên... Đọc thần thoại, ai cũng nhớ đến con
quái vật có con mắt giữa trán vì không có một sinh vật nào có con
mắt ở vị trí quái gở như thế.
Cho nên ở bất cứ ngôn ngữ nào thơ cũng là một cách tổ chức ngôn
ngữ quái gở, đối lập với ngôn ngữ hàng ngày đến khó chịu. Ngay cả lối thơ
không vần hiện đại. Cho nên ta không ngạc nhiên khi thơ có vần, có
nhịp, có cắt mạch, có số âm tiết, có đôi, có số câu, có niêm, có sự vận
dụng về trọng âm, trường độ... theo những mô hình cực kỳ gắt gao.
Cái gắt gao của mô hình chính là ở chỗ dựa của trí nhớ. Mô hình càng
chặt thì càng dễ nhớ và dễ lưu truyền bởi vì người ta có thể căn cứ
vào mô hình để phục hổi câu thơ chính xác. Ở đây có hai trường hợp
cần bàn. Có những nhà thơ đọc có vẻ rất thoải mái, ngay trong cái mô

243
hình chặt chẽ nhất. Thơ Tú Xương là một thí dụ. Lại có loại thơ tự do
nhìn có vẻ hệt như văn xuôi thậm chí có vẻ lủng củng. Thế phải
chăng quy tắc tổ chức ngôn ngữ một cách quái gở bị vi phạm? Về
trường hợp thứ nhất dễ trả lời. Đó là vì nhà thơ đã làm chủ khuôn
phép một cách hoàn toàn đến mức có vẻ như con người đi trên sợi
dây mà vẫn hoàn toàn thoải mái. Trường hợp thứ hai là một sự đánh
tráo. Nhà thơ bỏ sự gò bó bên ngoài về hình thức không phải để quay
trở về văn xuôi mà để chấp nhận những gò bó khác ở cấp độ cú pháp
và từ vựng. Bài thơ anh ta phải mới lạ về nội dung tư tưởng và tạo
nên những liên hệ tư tưởng bất ngờ do cách dùng từ mang tính nên
thơ. Tóm lại, đây vẫn là một cách tổ chức ngôn ngữ khác thường.
Nếu thơ tự do không mới lạ về cách nhìn, không sắc sảo về từ ngữ thì
nó rất dễ chết. Điều đó cắt nghĩa tại sao trên thế giới tuy thơ tự do
nhan nhản nhưng số bài còn lại chẳng bao nhiêu. Trái lại, thơ theo
khuôn khổ chặt chẽ thực tế không đòi hỏi phải độc đáo về tư tưởng
và từ ngữ cho lắm. Miễn là nó nói đúng khao khát trong lòng ta là nó
tồn tại vì bản thân hình thức đã bắt người ta nhớ nó. Mặt khác, nếu
nhà thơ theo khuôn khổ cho phép nêu bật tài năng riêng của mình
hay phá được khuôn khổ cũ đi tới một khuôn khổ mới được đời sau
chấp nhận thì anh ta sẽ có khả năng bất tử: tôi nghĩ đến Sủn Thon
Phu ở Thái Lan, Hồ Xuân Hương ở Việt Nam. Cũng vậy, nếu đằng
sau cái vẻ tự do, chứa đựng những quy tắc rất chặt chẽ thì khả năng
bất tử vẫn có: tôi muốn nói đến trường hợp Maiakovski ở Liên Xô,
Paul Eluard, Louis Aragon ở Pháp. Nếu một nhà thơ trẻ mà trình độ
tư duy, hiểu biết về tiếng Việt chưa sâu, hiểu biết về văn hóa chưa
rộng thì hãy khoan làm thơ tự do. Thơ tự do hết sức khó làm hay,
thực tế khó làm hơn thơ có khuôn phép rất nhiều.
Tôi đã nói đến mặt nhớ trong mối quan hệ với cái lạ. Bây giờ nói
đến việc gây cảm xúc trong mối quan hệ với cái lạ. Ta hãy nói đến cảm
xúc nhưng phải thấy cảm xúc nảy sinh trong hoàn cảnh nào thì ta mới
nắm được những thao tác cần thiết để gây cảm xúc. Không phải tôi
cảm xúc thì tôi có thể làm người khác cảm xúc. Nghệ thuật không phải
là cứ bộc lộ cảm xúc mình rồi người ta sẽ cảm xúc. Nghệ thuật là khiến
người khác cảm xúc như mình muốn. Do đó phải có thao tác.

244
Cảm xúc do thơ gây nên không phải là cảm xúc do văn xuôi gây
nên. Đây là một điểm rất căn bản mà tiếc thay lý luận văn học đã bỏ
qua. Tiểu thuyết miêu tả tình yêu nổi tiếng thế giới không phải là
hiếm. Nhưng khi bạn tìm những câu cụ thể để nói lên tình yêu của
mình thì chắc chắn bạn sẽ nhớ những câu của Virgile, Lamartine,
Nguyễn Du, Nguyễn Bính, Xuân Diệu... và của những nhà thơ có thể
rất tầm thường bên cạnh những ngọn núi đồ sộ như Stendhal,
Tolstoi, Dostoevski..., nhưng các nhà văn xuôi kia dù có vĩ đại đến
đâu trong việc miêu tả tình yêu vẫn không tài nào cấp cho bạn tiếng
nói bằng lời cụ thể và dứt khoát của tình yêu của bạn. Cũng vậy,
không thiếu gì những đoạn văn xuôi miêu tả vầng trăng, kiếp sống
con người nhưng cả Đông Á nhìn vầng trăng với đôi mắt Lý Bạch,
suy nghĩ về kiếp sống với trái tim Đỗ Phủ. Cuộc đời không cho phép
tôi có một học vấn, một sự đào tạo công phu dành cho một triết gia.
mặc dầu tôi có ý thức học triết học nghiêm túc. Nhưng tôi đã dành cả
cuộc đời để tìm hiểu chính mình cũng công phu không kém một triết
gia. Khi lí giải hiện tượng này, tôi thấy sự khác nhau chính là ở chỗ
câu thơ đọc xong thì đọng lại nguyên vẹn trong trí óc ta, trở thành
một ám ảnh và được nội cảm hóa ngay lập tức đến mức nó là của chính tôi.
Đây là một sự chiếm hữu trọn vẹn cả nội dung lẫn hình thức không
một chút vi phạm dù nhỏ nhất. Đọc văn xuôi, tôi có sự chiếm hữu chỉ
trọn vẹn ngay khi đọc, rồi sau đó tôi chỉ nhớ mang máng nội dung,
còn hình thức thì quên. Khi hình thức đã quên, cách nào cảm xúc
được nội cảm hóa được? Kết quả việc thưởng thức Truyện Kiều rất
khác việc thưởng thức Ana Karênina chẳng hạn. Tôi nhớ Truyện Kiều
từ đầu chí cuối cho nên cuối cùng có một sự chuyển hóa, tôi là Kiều,
Kim Trọng, Từ Hải, thậm chí Mã Giám Sinh, Sở Khanh lúc nào không
biết nữa. Năm 764, Đỗ Phủ viết những câu thơ mà tôi tạm dịch: “Việc
qua, nếu được nới tay/ Bên vua sàm nịnh tràn đầy khắp nơi”. “Việc lo
đã có quan cao/ Cớ gì nước mắt ào ào cứ tuôn?” Tôi là ngưòi nghiện
thơ Đỗ Phủ. Bây giờ sau 1226 năm, có lúc tôi thấy chính tôi muốn nói
như vậy. Đây là một đặc điểm hình như chỉ có thơ mới làm được.
Văn xuôi không làm được đã đành, vì cái còn lại trong ta là thông báo
không phải hình thức diễn đạt. Cái hình thức điêu khắc, kiến trúc

245
không làm được vì nó nằm ngoài con người. Còn âm nhạc, vũ đòi hỏi
những con người tái hiện được nó, một số rất ít. Riêng thơ là chung
cho loài người, chỉ cần anh hiểu được là anh nhớ và trở thành sở hữu
của anh suốt đời.
Cảm xúc của thơ cũng khác cảm xúc thực tế đưa đến hay cảm
xúc của các hình thức nghệ thuật không sử dụng tiếng nói con người
(kiến trúc, hội họa...) ở điểm sau đây: nó là một cảm xúc được khái niệm
hóa chứ không phải cảm xúc trực tiếp. Giác quan ta không tiếp nhận trực
tiếp hình ảnh ấy có gây được cảm xúc hay không chỉ là căn cứ vào
điểm nó có phù hợp với cách ta khái niệm hóa bằng ngôn ngữ hay
không. Điều này thấy rất rõ trong cái được gọi là tính nhạc của thơ.
Một câu thơ được gọi là dịu dàng, dồn dập, vang dội, bay bổng... chỉ
khi nào cách tổ chức âm thanh phù hợp với nội dung được biểu đạt
cũng dịu dàng, dồn dập, vang dội, bay bổng. Còn khi nội dung khác
đi thì ta chẳng cảm thấy tính nhạc gì cả. Về hình ảnh thị giác cũng
thế: nếu hình ảnh không phù hợp với nội dung khái niệm được diễn
đạt thì chẳng gây cảm xúc gì. Tình hình không giống như trong âm
nhạc và nghệ thuật tạo hình ở đây âm thanh hình tượng tự nó tác
động trực tiếp đẩy ta tới khái niệm. Trong câu văn trước hết là chữ và
cách tổ chức của chữ. Đó là điểm thứ hai.
Tôi không có một học vấn triết học và tâm lý học đủ để xây dựng
một lý thuyết thao tác luận về cảm xúc thơ. Các lý thuyết tâm lý học
mà tôi theo dõi chưa đáp ứng được yêu cầu này. Tôi chỉ có khả năng
nói đến một số biểu hiện của cảm xúc thơ rất phổ biến.
Có những cảm xúc liên quan đến những thèm khát của kiếp
người. Có ba loại: loại khao khát không bao giờ thỏa mãn được,
nhưng giới hạn của nó ngày càng giảm bớt. Có loại khao khát hôm
nay tôi chưa đạt được. Nhưng trước đây hay ngày mai thế nào cũng
đạt được. Cuối cùng là loại khao khát tôi đã đạt được cho tôi, nhưng
vẫn có những người chưa đạt được và mơ ước của tôi là toàn thể
loài người phải đạt được khao khát ấy. Cảm xúc do thơ gợi lên
chính là cái khao khát tôi cảm thấy với tính cách kiếp người, cá
nhân hay loài người.

246
Ngày nào tôi cũng ăn phở, ngày nay tôi cũng ăn bát phở không
gây cảm xúc gì đáng kể. Trái lại tôi đói thèm một bát phở hay được
ăn bát phở thì sẽ có cảm xúc. Hay đang ăn bát phở nhìn quanh thấy
vô sô người đói thì tôi có cảm xúc. Tôi muốn làm thơ gây cảm xúc thì
phải theo cái mẹo ấy: tạo nên sự khao khát.
Có những khao khát kiếp người không sao thỏa mãn được. Tôi
biết tôi sẽ chết nhưng lại muốn sống mãi, tôi đã già hay sẽ già nhưng
lại muốn trẻ mãi. Tôi là đàn ông, người Việt Nam, hôm nay làm thế
nào có thể là cô thiếu nữ Hy Lạp cách đây ba ngàn năm? Tôi là người,
làm sao có thể là trăng, là hoa, là chim được? Nhưng từ cái ngày con
người đẽo được hòn đá đầu tiên theo cái mô hình trong đầu óc anh ta
thì cùng một lúc anh ta sống với hai thế giới là cái thế giới thực tế với
mọi sự hạn chế về tự nhiên,xã hội, cuộc sống mà anh ta phải chịu và
cái thế giới biểu tượng trong đó anh ta không chấp nhận giới hạn nào
cả. Để tự an ủi, anh ta sẽ đẩy cái thế giới biểu tượng về quá khứ hay
về tương lai và sẽ tổ chức cái thế giới thực tế theo thế giới biểu tượng.
Cái cuồng vọng ấy có một cơ sở vật chất: dù chỉ là sáng tạo một cục
đá, anh ta đã làm một hành động xưa nay dành cho thượng đế, anh ta
ý thức được cái đốm lửa thượng đế ở trong mình. Lịch sử tiến hóa
loài người xét về một mặt nào đó là sự đẩy lùi những hạn chế về
không gian, thời gian, xã hội, tuổi tác, giai cấp, văn hóa, dân tộc... cho
nên không thể coi đó là mê tín được.
Để thỏa mãn ngay tức khắc cái khao khát này, văn xuôi bó tay.
Tại sao? Vì văn xuôi là tiếng nói của thực tế tẻ nhạt, hàng ngày. Mà
cái khao khát vươn lên đến sự thống nhất với vũ trụ, với loài người,
xóa bỏ mọi giới hạn vốn dĩ là quái đản. Cho nên phải có một cách tổ
chức ngôn ngữ quái đản mới đáp ứng được. Tại sao cô vũ nữ ba lê đi
trên đầu ngón chân cho khổ. Đứng hai bàn chân cũng được chứ sao?
Nhưng chỉ cần cô đứng trên hai bàn chân là cái thế giới bay bổng của
trí tưởng tượng biến mất. Cô quay tròn trên đầu ngón chân như vậy
thì ta có cái nội dung của nó là vì vậy. Không phải ngẫu nhiên mà
văn xuôi khi cố tình thể hiện cái khao khát này đều phải mang một
hình thức quái đản: cân đối, nhịp nhàng, thậm chí hóc hiểm. Những
câu kinh nổi tiếng truyền lại đều mang hình thức này. Người hát
tuồng vẽ mặt, vẽ mặt hay mang mặt nạ, nói với một giọng không có

247
trong cuộc sống, cử chỉ điệu bộ đều có cái gì quái đản cũng là vì vậy.
Nghệ thuật không phải là sự sao phỏng cuộc sống, nó là sự khao khát
vươn tới cuộc sống đẹp hơn, cao hơn cuộc sống hiện tại.
Con người còn có những khao khát trong cuộc sống thực tế: tin
được người khác và được người khác tin, có một mái nhà, một cuộc
sống vợ chồng, có miếng cơm, manh áo, không phải tự lừa mình và
lừa dối người khác, sống tự do trong một đất nước tự do, hòa bình,
độc lập, có một cuộc sống yên ổn...Dĩ nhiên về mặt này văn xuôi thực
tế đáp ứng tốt hơn vì nó là tiếng nói của thực tế. Nhưng tự thân văn
xuôi vấp một cản trở không vượt qua được. Nó không được ngưòi ta
nhớ nguyên vẹn và không biến thành nội cảm được. Thơ tuy nói ít
nhưng tác dụng sâu hơn. Cách tổ chức thơ lại có ưu thế hơn văn
xuôi là tính chắp đoạn của nó. Một bài thơ chia ra làm nhiều đoạn,
mỗi đoạn nhiều khổ, mỗi khổ nhiều câu, từng câu một có một nghĩa
trọn vẹn, cũng như từng khổ, từng đoạn. Đó thực là một tổ chức
hoàn mỹ để giúp cho cảm giác được nội cảm hóa dễ dàng và được
nhớ. Không nhớ cả bài thơ thì nhớ một đoạn, không nhớ một đoạn
thì nhớ một khổ, không nhớ một khổ thì nhớ một câu vẫn duy trì
được tính hoàn chỉnh của cảm xúc. Điều kỳ diệu là con người đã
phát hiện ra cách tổ chức hoàn hảo ấy ít nhất là một ngàn năm trước
công nguyên mà những bài thơ đầu tiên của Kinh Thi là một bằng
chứng không thể chối cãi. Và cho đến nay, vẫn chưa có cải tiến gì
quan trọng. Nếu ta chịu khó suy nghĩ một chút thì phải thấy đây là
một cách tổ chức liên quan đến bản chất của thơ, chứ không thể xem
đó là một điều ngẫu nhiên.
Tóm lại, cảm xúc của thơ do hình thức tổ chức quái đản của nó là
một cảm xúc trọn vẹn, hoàn chỉnh, mang tính nội tâm, bất chấp thời
gian và không gian. Cảm xúc nghệ thuật do văn xuôi đưa đến thì mơ
hồ, không được tổ chức, không có cấu trúc, thay đổi theo người. Còn
cảm xúc thơ mang tính quần chúng cao nhất, đồng nhất cho cả một
dân tộc. Đó là lý do khiến cho tộc người nào hầu như cũng nhớ một
số bài thơ.
Bây giờ đến điểm bản thân hình thức tổ chức quái đản cấp cho ta
những suy nghĩ ở ngoài nội dung thông báo. Cho đến nay, người ta chỉ

248
xét nội dung thông báo của thơ như nội dung thông báo của văn
xuôi, tức là cái nội dung do cú pháp đem đến. Cái nội dung sự việc là
thuộc bộ môn khác của ngôn ngữ học (cú pháp, từ vựng, ngữ nghĩa)
không bàn đến ở đây. Ta xét đến nội dung khác.
Ngữ nghĩa của bài thơ ngoài ngữ nghĩa thông báo còn có những
ngữ nghĩa khác. Nghĩa của thông báo thơ là khác nghĩa của thông
báo văn xuôi. Câu văn xuôi chứa đựng một thông báo cá biệt, hạn chế
về địa điểm, đối tượng, thời gian và sau đó là quên. Một thông báo của
thơ là phi thời gian, phi không gian, chung cho loài người ngay dù cho nó
là mội bài thơ tặng. Nghĩa của câu thơ là “Nói Sơn Tây trúc cây Hà)
Nội”. Khi Thanh Quan nói trong bài Qua Đèo Ngang : “Một mảnh tình
riêng ta với ta” thì đó không phải chỉ là “mảnh tình riêng” của nữ sĩ ở
ngay nơi đã từng chứng kiến cảnh huynh đệ tương tàn. Mỗi người sẽ
hiểu nó trong từng hoàn cảnh riêng: có những nỗi niềm con người chỉ
biết chôn chặt đáy lòng không thể nói ra. Câu thơ nào cũng đa nghĩa
là vì thế. Bài thơ nào cũng là một bài thơ đố. Anh tự giải lấy cho anh.
Chính vì vậy nếu xét về tần số xuất hiện thì thơ là nơi tập trung
mọi kiến trúc mang tính ngoại lệ: đảo cú, đọc xuôi ngược, chơi chữ,
cân đối, chiết tự, nói lửng, rút gọn, thậm xưng, đủ mọi thứ mỹ từ
pháp biểu dương: ẩn dụ, hoán vị, chuyển nghĩa, nói lái... Cố nhiên
văn xuôi cũng sử dụng các biện pháp ấy nhưng tần số của nó rất
thấp. Còn ở đây nó hết sức cao. Đây là hiện tượng chung cho mọi
ngôn ngữ. Ở đâu thơ cũng là nơi tập trung tới mức độ thừa thãi tất cả
mọi kiên trúc kỳ quặc, tại sao thế? Tự thân thơ đã là lạ rồi, đã là đi
trên đầu ngón chân rồi. Cái lạ khiến người ta nhớ. Cái lạ bắt người ta
suy nghĩ. Nói “tuyết trắng” thì người ta sẽ quên, nhưng nói “tuyết
đen”, “tuyết cháy bỏng", “tuyết đỏ” thì ai mà quên được! Nó bắt
người ta phải giải thích, tìm lý do. Nói “cuộc chia ly buồn bã” chẳng
bắt ai suy nghĩ nhưng nói “cuộc chia ly màu đỏ” thì đố ai khỏi tò mò,
nói “trong xe có một con người” chẳng thông báo gì cả, nói “trong xe
có một trái tim” thì kinh người. Cái giản dị trong thơ không phải cái
giản dị trong văn xuôi. Anh Bắc bảo chị Nam “Anh yêu em”. Trong
văn xuôi đó là một thông báo cá biệt. Cũng cái câu ấy đưa vào thơ sẽ
là lời tỏ tình của nam giới với nữ giới. Từ nào cũng thế, câu nào cũng

249
thế. Văn xuôi nói là tiếng nói của công việc. Thơ là tiếng nói của thân
phận con người. Nó không phải tiếng nói của công việc. Do đó câu
bình thường nhất, văn xuôi nhất đưa vào một tổ chức quái đản như
tổ chức thơ cũng bị hoán cải, đó là sự hoán cải do hình thức đem đến.
Người ta cho hình thức là cái vỏ, ý nói nó là cái gì hết sức thứ
yếu thay đổi dễ dàng. Nhưng dù cho bảo là vỏ đi nữa thì vỏ cam
khác vỏ mít và gắn chặt với nội dung của cái quả. Người khác bảo
hình thức là cái áo khoác, nhưng áo nào mà chẳng có nội dung? Cứ
thử mặc áo tắm đi giữa phố xem. Anh là anh lính trơn, cứ thử mặc
bộ đồ cấp tướng đi ra đường xem người ta có thể để anh yên
không? Cô đi mua áo. Người bán hàng sẽ hỏi cô: cô mua áo gì? áo
lót, áo tắm, áo lao động, áo lễ phục, áo cưới, áo vũ hội, áo đi mưa...
Làm gì có một cái áo dùng cho mọi trường hợp? Ngay cả cái vỏ, cái
áo còn có nội dung thì làm sao hình thức tổ chức của ngôn ngữ
không có nội dung được.
Trong một phạm vi bài định nghĩa về thơ không thể nào bàn đến
câu chuyện này được. Câu chuyện rất rắc rối nên tôi phải mất vài
ngàn trang mới hy vọng nói được một cái gì tương đối nghiêm chỉnh,
đỡ hời hợt. Nói ngắn thì chính là tôi chưa thuyết phục nổi mình, làm
cách nào thuyết phục được ai? Viết kỹ với vô số bằng chứng thì nếu
có mang tiếng là máy móc, cực đoan cũng sẽ đỡ vất vả cho việc khảo
sát dù là theo quan điểm đối lập.
Chỉ xin nêu một thí dụ về nội dung của hình thức. Bà mẹ bảo con
“Mày nhác việc nhà lắm” thì thông báo chỉ có nghĩa là “mày không lo
lắng gì đến việc trong nhà" mà thôi. Nhưng khi cũng bà mẹ ấy nói
“Mày việc nhà thì nhác, việc chú bác thì siêng” thì do hình thức cân
đối giữa việc nhà/việc chú bác và nhác/siêng, lập tức nghĩa thông báo
thay đổi “việc nhà” có một nghĩa riêng trong quan hệ với “việc chú
bác” và có thể là: việc nhà mình/ việc nhà người ta; việc gia đình/ việc
xã hội, việc chuyên môn của mình/việc linh tinh, việc có lợi cho
mình/việc có lợi cho người khác; bổn phận/chuyện phù phiếm; công
việc trước mắt/ chuyện không đâu... Và quan hệ khác/riêng sẽ trở
thành lười/chăm, không am hiểu/thông thạo, thờ ơ/chăm lo. Hình
thức cân đối còn tạo nên một nghĩa nữa: đây là một hiện tượng

250
chung, mang tính thói quen thường lặp đi lặp lại trong mọi xã hội.
Các hàm nghĩa này là do kiến trúc cấu tạo ra, không nằm trong thông
báo cụ thể. Nó là nghĩa của hình thức câu, ở đâu có hình thức câu thì
có hàm nghĩa này, vậy nó không phải là nội dung của hình thức sao?
Mỗi thể thơ có một nội dung riêng của chính nó không gặp lại ở
các thể thơ khác. Thí dụ, nội dung của thơ bát cú Đường luật là gì?
Nó là ở chỗ khẳng định một sự bất biến mà con người phát hiện ra.
Đó có thể là sự bất biến của quy luật vũ trụ trước sự biến đổi của xã
hội, của lòng ta trước mọi biến cải của thiên nhiên trước sự biến đổi
của tâm trạng, của đạo lý cương thường trước mọi nhố nhăng của
thực tại, của tính nhất thể giữa vũ trụ và con người, giữa hiện tại và
quá khứ, giữa tôi và bạn....
Nó xây dựng nội dung này bằng cách đặt bốn câu thành hai cặp
cân đối cực kỳ nghiêm túc bị bao quanh bởi trên hai câu, dưới hai câu
và các câu niêm với nhau thành một khối rắn chắc. Tất cả cách tổ
chức này không thể là ngẫu nhiên.
Cứ như thế từ vần, nhịp, phách, thể loại, trường phái đến các mỹ
từ pháp… cái gì cũng có nội dung và nội dung là quan hệ. Và phong
cách học cấu trúc đi tìm cái nội dung ấy xem nó thể hiện ra sao.
Tôi hy vọng các bạn hiểu cho việc làm của tôi không phải là vô
dụng và định nghĩa đưa ra về thơ là có cơ sở. Tôi hiểu những khó
khăn đang đón đợi mình. Nhưng “mảnh tình riêng” cần phải được
bộc lộ cho những người của nó.
Tạp chí “Văn học”số 1 – 1991

II. THƠ V/ VĂN XUÔI (IẾCDI LEVƯI - TIỆP)

Nhà nghiên cứu nữ người Ba Lan M.R. Mayênova bằng cách


thống kê đã xác định được những sự khác biệt chủ yếu nhất giữa các
văn bản thơ và văn xuôi Ba Lan như sau:
a) Trong thơ có tương đối nhiều các cấu trúc không có liên từ. Đó
có lẽ là do trong thơ thường sử dụng tính song hành và cần tiết kiệm
âm tiết.

251
b) Trong thơ có nhiều đồng vị ngữ hơn trong văn xuôi.
c) Trong thơ ít có mối liên hệ phụ thuộc. Pierre Guirand đã chỉ ra
rằng các liên từ chỉ nguyên nhân, kết quả, mục đích trong thơ Pháp chỉ
chiếm lừ 1/4 đến 1/2 số các liên từ đó được sử dụng trong văn xuôi.
d) Hình thức thơ làm tăng số phần trăm các cấu trúc hai nghĩa về
mặt cú pháp; có thể chứng minh rằng trong thơ dịch, các cấu trúc này
còn nhiều hơn.
e) Nói chung, số phần trăm lối nói ẩn dụ trong thơ cao hơn trong
văn xuôi, nhưng đừng tuyệt đối hoá đặc điểm này.
Việc nghiên cứu của Mayenova chỉ làm rõ quan niệm phổ biến
cho rằng văn xuôi thường dùng nhiều cấu trúc có tính quán ngữ. Đó
là lý do để giải thích cái việc là không phải mọi người dịch thơ đều cổ
đều có thể dịch được văn xuôi do họ không biết cách sử dụng các cấu
trúc cú pháp phức tạp. Nhưng thơ đòi hỏi phải chú ý nhiều hơn tới
hình tượng và sự nhạy cảm đối với các từ.
Ngôn ngữ thơ có đặc điểm ở sự độc đáo về mặt từ vựng, vì rằng
việc lựa chọn từ ngữ trong thơ phụ thuộc vào các yêu cầu của hình
thức: số phần trăm các từ ngắn trong thơ cao hơn trong văn xuôi (vì
chúng dễ được đưa vào sơ đồ nhịp diệu) và rất hạn chế các từ dài có
từ 4 âm tiết trở lên. Độ dài trung bình của từ Tiệp trong văn xuôi là
2,4 âm tiết, trong thơ là 1,8 âm tiết; từ tiếng Anh tương ứng là 1,4 và
1,28; từ tiếng Pháp là 2,4 và 1,4. Điều đáng chú ý là sự khác nhau tùy
thuộc vào ngôn ngữ. Trong tiếng Anh, các từ ngắn thường có nguồn
gốc Đức.
Lúc dịch, phải chú ý đến hiện tượng là: trẻ em Nga và trẻ em
Tiệp ngay từ bé đã quen với các cuốn sách thơ thuộc các loạị (trong
đó có sách giáo khoa), thậm chí quen cả với các cuốn sách thơ của
Mác Sắc hoặc của Fr Hrubin, trong lúc lúc em Pháp lại ít được làm
quen với thơ.

Đỗ Thanh dịch tiếng Nga.

252
III. VỀ VẦN THƠ
Võ Bình

Vần không phải là yếu tố bắt buộc của thơ, nhưng là yếu tố quan
trọng, nó từng phổ biến trong mọi nền thơ. Trong truyền thống cũ
của thơ ta, vần là yếu tố bắt buộc và đòi được thể hiện một cách
nghiêm ngặt, còn hiện nay thơ có thể không vần, nới lỏng về vần,
nhưng nhìn chung vần vẫn đang là yếu tố được hầu hết các nhà thơ
duy trì và coi trọng.
Trong những cuốn sách có phần thi pháp của ta. có tác giả đi vào
việc miêu tả cụ thể các loại vần, có tác giả thì cho ta những định
nghĩa dứt khoát. Ông Dương Quang Hàm, trong cuốn “Việt văn giáo
khoa thư”, viết: "Vần chữ nho là vận là những tiếng thanh âm hòa
hiệp đặt vào hai hoặc nhiều câu văn để hưởng ứng nhau" (1).
Những tác giả cùng thời, khi nói đến vần thơ. cũng đưa ra
những định nghĩa tương tự.
Sau này, trong cuốn "Mấy vần đề nguyên lý văn học" in năm
1960, ông Nguyễn Lương Ngọc viết: "Sự lặp lại của những thanh đọc
theo một âm ở cuối hay đứt quãng giữa dòng thơ để làm tăng tiết tấu
và sức biểu hiện của từ gọi là vần" (2). Đây là một định nghĩa hoàn
chỉnh hơn và có chiếu cố đến một thực lế của vần thơ Việt Nam, đặc
sắc và quan trọng, đó là vần lưng. Tuy vậy, ở đây 2 khái niệm thanh
và âm hiện nay cần được biểu thị rõ ràng để tránh nhầm lẫn.
Trong các yếu tố tổ chức của thơ thì vần là yếu tố giúp cho việc
đọc được thuận miệng, nghe thuận tai - do đó dễ nhớ, dễ thuộc. Ta
cũng biết rằng thơ ca cũ của ta còn thường gắn với những hình thức
âm nhạc, thơ có thể để ngâm, để hát.
Ở người sáng tác thơ, việc lựa chọn ngôn ngữ ca ở mặt ý nghĩa
lần mặt hình thức âm thanh là hết sức tinh tế. Gieo vần là chọn một
hình thức cho những; âm tiết cuối dòng hay giữa dòng, tuỳ theo thể
thơ, sao cho có thể làm thành một mạch nối tiếp, do đó những yếu tố
hiệp vần phải là những yếu tố có những nét đồng nhất về mặt âm

253
thanh, tuỳ mức độ của sự đồng nhất mà người ta có còn chia ra các
loại vần.
Nhưng thực ra vần không chỉ là một hiện tượng trùng lặp,
không phải chỉ có mặt đồng nhất mà còn là một hiện tượng có tính
chất vận động đó là một, dòng nước chảy chứ không phải ao tù. Ở
vần, ta thấy một hình thức được củng cố nhưng đồng thời lại có sự
chuyển biến. Dưới đây là những phân tích đi vào chi tiết.
2. Khi nói 2 âm tiết hiệp vần với nhau thì trước hết phải quan
niệm rằng đó không phải là một sự trùng lặp hay nhại lại hoàn toàn.
Đọc 2 câu thơ:
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo (3)
Dù rằng khác nghĩa. 2 âm tiết "teo" ở đây cũng hiệp vần với
nhau một cách gượng ép, sỡ đĩ có lúc cũng nhận được thực ra vì 2
dòng thơ này ở xa nhau, còn nếu kế nhau như trong vẩn liền thì sẽ
thấy rất ngang tai. Vậy chính sự trùng hợp hoàn toàn lại làm mất khả
năng tạo âm hưởng, nhạc thơ chững lại, giẫm chân một chỗ. Người
làm thơ coi việc phải lặp lại như thế là bất đắc dĩ chẳng khác nào
dùng vần ép.
Đến đây, ta cần phân biệt vần với tính cách một yếu tố thi pháp
và phần vần (vận mẫu) trong âm tiết mà con người tưởng nhầm là
một. Vần trong thơ tuy chủ yếu là sự hài hoà tạo ra từ vận mẫu của
âm tiết nlurng sự hài hoà đó còn có sự tham gia có tính chất không
kém phẩn quyết định của các yếu tố khác như phụ âm đầu (thanh
mẫu) và thanh điệu... Như vậy vần thơ vừa rộng hơn vừa khác với
phần vần (vận mầu) của âm tiết.
Khi 2 âm tiết hiệp vần với nhau, nếu phần vần của chúng đã
giống nhau thì phụ âm đầu phải khác nhau:
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc câu bé tẻo teo.
Nếu cả phẩn vần lẫn phụ âm đầu đều giống nhau thì thanh điệu
phải khác nhau, ta nhận thấy đây là trường hợp vận dụng, ngôn ngữ
mà thanh điệu được hình thành như tách khỏi âm tiết.

254
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo...
Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo...
Một âm tiết tiếng Việt trong dạng đầy đủ nhất thì trước âm gốc
và âm cuối còn có âm đệm (còn gọi là giới âm, âm đầu vần). Quan sát
các kiểu nói lái, âm đệm có thể tách khỏi phụ âm đầu và cũng có thể
tách khỏi âm gốc. Trong sự hiệp vần, âm đệm không cần tính đến
nhưng nó vẫn là yếu tố phân biệt.
Từ những điều vừa nói trên, ta có thể giải thích về vần chính.
Các âm tiết hiệp vần với nhau theo kiểu vần chính cần những
điều kiện sau:
- Giống nhau về âm gốc và âm cuối.
- Đồng thời phải khác nhau ít ra ở một trong những yếu tố:
+ Phụ âm đầu.
+ Thanh điệu (trong mỗi nhóm bằng hay trắc).
+ Âm đệm (có / không có).
Như vậy ta nhận thấy loại vần chính đòi hỏi một sự thống nhất ở
phần cơ bản nhất của âm tiết, không có tối thiểu sự đồng nhất đó thì
không thể coi là vần chính được.
Trong bài "Vần thơ và cái nền của nó trong thơ Việt Nam", Lê
Anh Hiền có đề nghị: "Ngoài ra, cũng phải xem là vần chính, kiểu
vần có âm cuối trùng lặp, và ở âm gốc: i hiệp vần với iê (ia); u hiệp
vần với uô (ua) và ư hiệp vần với ươ (ưa). Bởi vì khi phát âm, i (trong
iê) u (trong uô) và ư (trong ươ) được nhấn mạnh, còn ê, ô và ơ chỉ lướt
nhẹ...và rõ ràng ở đây, trong sự hiệp vần i, ư và u không phân biệt với
ie, ươ và uô. Ví dụ:
Sống vững chãi bốn nghìn năm sừng sững.
Lưng đeo gươm, tay mềm mại bút hoa
Trong và thật: sáng hai bờ suy tưởng
Sống hiên ngang mà nhân ái chan hoà.
(Huy Cận – Đi trên mảnh đất này)

255
Ở đoạn thơ trên đây, hoa là vần chính với hòa, mà sững cũng là
vần chính với tưởng. (4).
Ở đây việc coi nhẹ giá trị của ê, ô, ơ trong các nguyên âm đôi iê,
uô và ươ là không ổn.
Có người khi trình bày về nguyên âm đôi thật (đối lập với nguyên
âm đôi giả, ở đó một yếu tố được nhấn mạnh còn yếu tố kia chỉ lướt
qua) đã kể đến các nguyên âm đôi tiếng Việt iê, uô và ươ là không
thừa nhận trong đó có yếu tố nào bị lướt qua (5). M.V. Goóc - đi - na
trong bài "Bàn về cách giải quyết âm vị học các nguyên âm đôi Việt
Nam" sau khi phân tích và đối chiếu với quan điểm của những người
khác cũng thừa nhận rằng chúng là những đơn vị âm vị học độc lập",
"... nguyên âm đổi làm thành một nhóm riêng trong số các nguyên
âm Việt Nam". Chúng tôi cũng cho rằng không thể đồng nhất hoặc
đặt mọi giá trị tương đương giữa iê và i, uô và u, ươ và ư, cho dù chỉ
trong phạm vi vần thơ.
Đề nghị của Lê Anh Hiền có lẽ dựa vào sự quan sát cách phát âm
của một phương ngôn, ở đó yếu tố sau của các nguyên âm đuôi ie,
ươ, uô bị giảm nhẹ rõ rệt. thanh hỏi và thanh ngã không phân biệt.
Theo ý chúng tôi xét theo kết cấu ngữ âm tiếng Việt hiện đại và cũng
theo truyền thống thì phần cơ bản của 2 âm tiết sững và tưởng đồng
nhất, sự hiệp vần này nên đưa vào loại vần thông thì hợp lý hơn.
3. Về vần thông, các sách nói về loại vần này đều có những giải
thích tương tự: "Cùng thanh bằng, hay thanh trắc, mà đọc theo một
giọng tương tự" (6), "Vần chỉ hiệp nhau về thanh, còn âm thì tương tự
chứ không, hiệp hẳn" (7). ''thanh đọc theo những âm na ná giống
nhau" (8).
Tính chất "na ná". "tương tự" nhận ra bằng cảm giác ở trên, sau
này được giải thích trên cơ sở ngữ âm học trong một bài viết như mô
hình có cấu ngữ âm học trong truyện Kiều" của Nguyễn Phan Cảnh
hay bài vừa nhắc đến ở trên của Lê Anh Hiền.
Vần thông là kiểu hiệp vần của các âm tiết có âm gốc cùng dòng
với nhau và sau chúng âm cuối trùng nhau hoặc là cùng nhóm (phụ
âm vang hoặc tắc), đấy là hình thức chủ yếu, cũng có thể là sự hiệp
vần của các âm tiết có âm gốc tuy khác dòng song cùng độ mở. Như

256
vậy ở vần thông có sự nới rộng, song ta cũng thấy là có giới hạn, một
giới hạn dựa trên tiêu chí "vang" biểu hiện bằng yếu tố cường độ và
lượng) và tiêu chí "thanh" (đặc trưng bởi yếu tố độ cao) của các
nguyên âm (10).
Qua thực tế hiệp vần kiểu vần thông, ta có nhận xét này: nguyên
âm a với tính cách âm gốc của âm tiết hiệp vần có thể đi với ê
(nguyên âm hàng trước, không tròn môi). Ví dụ:
"Nỗi ông vật vã, nỗi nàng thở than,
Dặn tôi đứng lại một bên..."
nhưng thường nhất là a có thể đi với u, ô, o có thể đi với u, ô, o
(nguyên âm hàng sau,tròn môi), ví dụ:
a-u Thú quê thuần hức bén mùi
Giêng vàng đã rụng một vài lá ngô.
a-ô “Cũng cờ biển cũng cân đai
Cũng gọi ông nghè có kém ai
…Nét son điểm rõ mặt văn khôi”
a-o Khúc “vui” con hát lựa chiều cầm xoang.
Cũng có lúc rượu ngon cùng nhắp.
i u u Từ đó ta có thể nghĩ
rằng:
- a là đỉnh của sơ đồ
ơ tam giác nguyên âm như
ê ô
nhiều người đã miêu tả
và nó mang tính chất
điểm nối của các dòng
e o nguyên âm.
Trong sự hiệp vần
thì tính chất cùng hàng
quan trọng hơn là tính
tròn môi hay không tròn
môi.
a

257
4. Đi ra ngoài những quan hệ ràng buộc về mặt ngữ âm đã
nêu trên thì sẽ rơi vào những trường hợp gọi là vần ép hay lạc vần
tùy mức độ.
Lạc vần là tuyệt nhiên không có nét đổng nhất ngữ âm nào cả;
như núi "vần" với sông (!). Còn vần ép là kiểu vần chỉ có âm cuối hoặc
trùng lặp hoặc cùng nhóm. Những âm tiết hiệp vần theo kiểu này
vẫn còn tạo ra một hoà âm nhất định. Vì sao vậy? Vì âm cuối tuy
không bao giờ đứng riêng một mình (đó là những phụ âm và bán
âm) mà phải gắn với âm chính, sự gắn bó đó rất chặt chẽ, không có
biên giới hình thái học nào đi ngang giữa hai yếu tố này, nhưng nó
vẫn có một giá trị, hơn thế giá trị đó còn được phát huy khi nó ở
trong một âm tiết hiệp vần.
Sự khác nhau giữa 2 âm tiết mà một là do một âm vị và một nữa
là do một kết hợp âm vị tạo thành là ở chỗ trong trường hợp thứ nhất
người ta nhận được một ấn tượng đồng nhất về âm thanh, còn
trường hợp thứ hai là mội cảm giác rõ rệt về sự không đồng nhất âm
thanh diễn ra bằng tuyến tính.
Như ta đã biết trong trường hợp cùng trọng âm các âm tiết đó sẽ
có cùng trường độ bất kể tính chất cấu tạo. Chẳng hạn trong câu nói:
“Chính y đã quyết như thế”, thì trên chữ viết và cả trên khả năng phân
giới âm tiết bằng những ấn tượng thính giác, người ta dễ cho rằng
quyết là “dài” hơn y thực ra thì đó chỉ là những ghi nhận có tính chất
cảm giác.
Ở vần thơ, tức ở những âm tiết thường đứng cuối dòng thơ hoặc
ở vị trí xác định và cỏ thể ngân dài thì yếu tố cuối của âm tiết sẽ phát
huy những hiệu quả âm tiết nhất định, những giá trị nhất định. Như
đã nói, âm cuối không có vai trò độc lập nhưng trong sự kết hợp của
âm tiết sẽ phát huy những hiệu quả âm tiết nhất định. Như đã nói,
âm cuối không có vai trò độc lập nhưng trong sự kết hợp hết sức chặt
chẽ với âm gốc và với thanh điệu nó sẽ tạo nên những ấn tượng thính
giác rõ rệt trong sự hòa âm.
Vì sự đòi hỏi của hoà âm trong thơ mà sự trùng lặp của âm
cuối ở các âm tiết hiệp vẫn không những bắt buộc ở loại vần chính,
vần thông mà cả ở loại vần ép nữa. Đó là chỗ đồng nhất phải có
của vần thơ.

258
5. Sự hoà âm trong thơ được tạo nên chủ yếu từ vần thơ; so sánh
với thơ không vần sẽ thấy rõ điều đó. Hòa âm ấy như thế nào là do
cơ cấu nội tại của hệ thống vần thơ quyết định. Đi theo cùng sự phát
triển của nội dung, vần thơ không thể là cái gì đứng yên bất di dịch,
một mặt nó phải bảo đảm tính chất đồng nhất nào đó của những yếu
tố hiệp vần như vừa nêu trên bằng cách lấy lại một bộ phận có khả
năng tạo tính chất hoà âm, mặt khác nó phải luôn luôn cỏ sự thay đổi
trong giới hạn nhất định của tổ chức âm tiết nhằm tránh một cảm
giác ngang tai hay đơn điệu, đấy chính là sự thay đổi không xác định
của phụ âm đầu, sự thay đổi của âm gốc theo dòng hay theo độ mở,
sự thay đổi trong phạm vi nhóm bằng hay nhóm trắc của thanh
điệu... Tính chất vận động của vần thơ mà chúng tôi đã nêu ra là ở
đó. Sự vận động đó là tự nhiên và tất yếu, cùng với sự đồng nhất chúng
tạo nên hai mặt tác động tạo nên sự hài hoà.
Nhiều người đã nói đến tính nhạc trong thơ. Nhạc trong thơ
chính là những hiệu quả ngữ âm của một hình thức tổ chức ngôn ngữ
đặc biệt. Với sự cảm nhận tự nhiên, trực tiếp của thính giác về những
chất liệu ngôn ngữ của mình, mỗi dân tộc đã tạo ra một nền thơ với
nhiều hình thức riêng biệt. Tổ chức ngôn ngữ của thơ nói chung, và
riêng cách hiệp vần, chắc chắn có phản ánh những nét đặc trưng
ngôn ngữ học mà ta cần biết đến.

IV. V/I Ý NGHĨ VỀ CHỮ V/ THƠ

Trúc Thông1

1. Cũng có một loại ý kiến cho rằng: không cứ phải có chữ hay,
miễn là toàn bài thích, tức là thơ hay. Hoặc: thơ hiện đại bây giờ
người ta chú ý đến toàn khối chứ không thiên về khâu tế vi là từng
chữ. (Một chị bạn thật thà: anh bảo em tối mắt tối mũi kiếm ăn, tranh
thủ cho toàn bài ra đã, chứ em làm gì có thời gian ngồi gọt giũa từng
chữ). Một anh bạn vốn năng động trong tình huống vốn bươn chải

1 Nhà thơ, hội viên hội văn học Việt Nam.

259
viết lách cũng bảo: phải đưa thơ vào công chúng, đừng gọt đẽo cô
động, cầu kỳ chữ nghĩa thco lối cũ, nghĩa là phải phóng lốc cảm xúc
khi có nhịp sống của giới trẻ hôm nay. Và anh so sánh thơ với nhạc
pop, rốc, khuyên các bạn thơ của mình hãy tìm cách giành lại độc giả
cho thơ, đừng để nhạc họ "cướp" mất...
Không nên vội phũ quyết những ý kiến đáng tham khảo trên,
cần luôn luôn đặt thơ vào giữa dòng chảy mạnh xiết của thời đại. đặc
biệt không theo nhịp độ cũ...
Nhưng vần cần quay lại những đặc trưng cơ bản của thể loại
thơ, đế giải quyết vấn đề chữ trong thơ. Đứng về mặt “thuần túy” thơ
mà xét thì thơ không gì hơn là nghệ thuật của ngôn từ. Để tạo nên
những nhịp điệu, những hình ảnh. nhằm cất lên một ý nghĩa nào đó.
Nhờ có từ (mà ta gọi ở trên là “chữ”) được thực hiện bằng một ngữ
pháp “thoải mái” nhất, “tự do” nhất (so với văn xuôi và lời nói
thường) thơ đã gói ghém nhiều sâu sắc, đẩy xa biên độ ý tưởng, tư
tưởng, tạo nên trong đọc thơ nhiều chấn động lạ lùng (mà chỉ có thơ
mới “châm ngòi”, gây nổ được).
Tiếng gà văng vẳng gáy trên mom
Oán hận trông ra khắp mọi chòm
Mõ thám không khua mà cũng cốc
Chuông sầu chẳng đánh cớ sao om
Nếu thiếu những “văng vẳng", “oán hận", “mõ thám” cùng với
“cốc”, “chuông sầu” kế với “om”, vàng, nếu thiếu đi những chữ sắc
sảo được đặt phăm phắp vào những vị trí tiết tấu ấy của từng câu thơ
thì làm sao chúng ta cách đã hai trăm năm vẫn nhận ra được ngòi búi
tài hoa đầy góc cạnh của người nữ sĩ lớn Hồ Xuân Hương? Cái lối
triển khai tứ thơ quyết liệt đầy cắc cớ ở cặp 3 câu và 4, nỗi bi phẫn
chán chường bế tắc làm sao có thể khiến chúng ta cảm thấy một cách
đầy khâm phục, nếu ‘mõ thảm” và “chuông sầu” đang giữa đêm im
lặng trùm phủ vũ trụ, không được Hồ Xuân Hương bỗng khua gõ lên
bằng từng chữ và cách đặt câu nghi vấn với chỉ ngần ấy chữ? Sự bế
tắc, buồn chán thường đơn điệu, mù mù nhàm tẻ, Hồ Xuân Hương
tuyệt diệu của chúng ta đã thổi bùng lên trong một diễn đạt thơ như
thể tung xiếc chỉ cần mười bốn con chữ.

260
Không thể thoát được, hơn thế nữa còn phải làm sáng lên, vang
lên, động đậy và lắm khi bay múa các con chữ, nhà thơ mới “truyền
diện" thẩm mĩ được cho người thưởng thức. Chả có con đường nào
khác hoặc lối tắt mà anh ta đạt được hiệu quả nghệ thuật thơ. Duy có
điều ai cũng yêu quý, ưa chiều, trân trọng sự giản dị mà vẫn cứ sâu
xa, ẩn chứa nhiều tầng của chữ. Bớt tránh đi sự cầu kỳ cố ý sự mài
giũa lộ liễu khiến cho chữ “sạch sẽ” đến vô trùng, không đựng một li
ti hạt nào của đời sống. Cho đến sự phát triển hôm nay của thơ ca,
người ta đã sục sạo tìm đường ở khắp thế giới, vẫn không thể bác bỏ
và liều lĩnh với ngôn từ, với từng con chữ. Anh có thể chủ trương
không “đúc chữ” như các cụ ta xưa làm thơ, có thể tìm cách giải
phóng chữ khỏi lối thơ ca hàn lâm, chú trương cách dùng từ hè phố,
tự nhiên như giọt đời thường. Hoàn toàn chấp nhận được, miễn từ
ngữ trong bài thơ ấy vần phải được chọn lọc đắt chỗ, đầy thú vị bất
ngờ. Bài thơ lôi cuốn người đọc bằng một giọng mới, khác, vẫn phải
dựa trên một đảm bảo chắc chắn, duy nhất là sự nối kết các từ, các
con chữ. Hãy đọc lại những bài thơ của Bà Huyện Thanh Quan, Hồ
Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương... thơ Đường luật mà trôi
một mạch, lắm khi như thể xuất khẩu thành chương.
….Khi cảnh khi tiu khi chũm chọe
Giọng hì giọng hỉ giọng hi ha
(Hồ Xuân Hương)
Êm ái chiều xuân tới khán đài
Lâng lâng chẳng bợn chút trần ai
Ba hồi chiêu mộ chuông gầm sóng
Một vũng tang thương nước lộn trời…
(Bà Huyện Thanh Quan)
Ao thu lạnh lẽo nước trong veo
Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo
Sóng biếc theo làn mây gợn tí
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.
(Nguyễn Khuyến)

261
Những tài năng thơ xuất chúng, già dặn, điêu luyện của nước
ta đã viết như thế, những áng thơ, câu thơ còn hay mãi. Và những
thế hệ thơ Việt Nam tiếp nối cũng như tất cả những ai yêu thơ sẽ
còn học hỏi mãi, tra vấn mãi. Bằng cách soi lên từng chữ từng câu,
chứ làm cách nào khác? - mong góp phần tìm hiếu phân tích, giải
mã những bí quyết nghệ thuật đầy quyến rũ của thơ Việt Nam và
của thơ nói chung.
2. Tôi đồng ý rằng có những nhà thơ không đặc sắc, tân kỳ ở
từng chữ mà vẫn có thơ hay ở toàn bài. Công bằng tác giả vẫn đứng
nguyên vị một bài thơ. Nguyên do: nhà thơ ấy có giọng riêng, có lối
kiến tạo bài thơ thành nếp riêng, có lối sử dụng hình ảnh, sắp xếp
ngữ pháp câu thơ không giống người khác... Nghĩa là vẫn có nét độc
đáo tạo nên mội tác giả, một phong cách, mội bút pháp.
Nhưng nhà thơ ấy không thể tách lìa, không thể không nương
nhờ vào chữ, có điều nương nhờ, sử dụng, chi phối và chịu chi phối
bởi chữ, theo lối cách riêng của mình mà thôi. Thí dụ Hoàng Trung
Thông, hoặc Lê Văn Ngăn ở thơ văn xuôi. Rõ ràng đó là những cây
bút tinh về chữ, ở những bài đạt nhất của họ không có chữ sạn, chữ
non lép. Thơ họ đi một mạch đến kết. Ấy là nhờ họ đã thao luyện chữ
theo một lối riêng, làm bình dị, giản dị đi, tất cả các chữ thơ xếp theo
đội hình đều mặc áo lính, không chữ nào mặc áo tướng, áo lá, soái.
Cũng là một kiểu làm thơ, dùng chữ, nhưng phải cao tay, nếu không
sẽ rơi vào không phải mộc mà thô mộc, không phải bình đạm mà nhàn
nhạt, không phải giản dị lão thực mà cáo già kiểu cách.
Để bênh vực cho vai trò dĩ nhiên tối trọng của chữ với thơ, xin
tiếp một dẫn chứng vui. Một nhà văn đầy năng khiếu, viết hàng ngàn
trang rất hoạt, cũng có chỗ lấp lánh, Ông muốn chinh phục cả thơ,
thơ ngắn thường dài lời và trường ca thì dầy cộp. Có rất nhiều ý,
nhiều điều muốn nói, khởi nguyên ông cũng đầy xúc cảm. Nhưng tại
sao đọc cứ chuội đi? Đứng riêng về chữ mà nói, nhà văn ấy thiếu
chọn lọc. Ông phóng vào thưởng thức thơ những những đợt sóng lời,
không hở ra một tí gì cho không lời, cho khoảng trống thẩm mĩ, cho
âm vang đằng sau chữ. Tác giả này đã làm thơ theo kiểu viết văn

262
xuôi. Tôi không dám nói rằng ông thất bại, nhưng quả ông chưa
thành công về thơ dù đã có mấy trường ca.
Nguyễn Du, nói mãi rồi, nhưng vẫn không thể bác được mấy
ngàn câu Kiều mà chữ hay, chữ đẹp bình thẩm đến bây giờ vẫn cứ
thấy còn chưa đã. Một chữ, một cặp chữ, một câu, một cặp câu lắm
khi đã gói đủ cả một bài thơ đặc sắc. Trong thơ Thịnh Đường, Đỗ Phủ
là một dẫn chứng, một bài học khó cãi lại về tài chữ. Ông nói đại ý
chữ chưa “kinh người” thì chưa hạ bút. Một số bài tứ tuyệt và thất
ngôn cho ta thấy ông tài hoa “phun châu nhả ngọc” có thua gì Lý
Bạch. Nhưng ông đã tin chọn một bút pháp “hiện thực tỉnh táo” một
lối tràn tư liệu cuộc đời vào thơ những chi tiết chính văn xuôi cũng
phải “chịu cứng”. Nhưng chữ dùng của ônng vẫn là những chữ cô
chắt đến hết mức của thơ, chúng đóng đanh những chi tiết khó nhổ
khỏi trái tim người đọc, chúng, đau đến rách giấy, khốc liệt đến
muốn hét lên rằng, sao khổ đến mức này...
Một nhà “vua đúc chữ” trong thơ ca trung đại Việt Nam là
Nguyễn Gia Thiều tài hoa và uyên bác đến cao ngạo ngất trời qua
khúc trường ngâm Cung oán.
Và đây là thơ “ứng tác" của ông.
Lép nhép vài hàng tỏi
Lơ thơ mấy khóm gừng
Vẻ chi teo tẻo cảnh
Thế mà cũng tang thương
Vẫn cứ là “siêu" trong hàng tứ tuyệt, chữ giản mộc, tự nhiên
nhưng cứ tăm tắp, xanh tươi cho đến tận giờ và mai sau, mặc dù chỉ
như chấm phá cảnh xác xơ sau bão.

V. DỊCH THƠ NHƯ THẾ N/O?

A. “Thơ dịch sang văn xuôi sẽ chết"

“Người ta có thể hoàn trả lại mội cách trung thành cái hồn của một bài
thơ trong một bản dịch thành vần được hay không?”

263
Câu hỏi này rất phức tạp: để trả lời nó, cần phải xem xét đến dịch thơ
nói chung và sự trung thành thuộc về nguyên bản nói riêng. Từ khi dịch
thơ, người ta đã không ngừng tranh luận về vấn đề đó. Một số người thấy
cần phải dịch thơ ra văn xuôi để mang lại một cách chính xác nguyên bản;
mặt khác, ngựơc lại, tán thành việc dịch thơ ra thơ, vì lẽ cảm giác mà mội bài
thơ sản sinh ra nằm ở trong hình thức âm nhạc của nó… Chúng ta thử xem
xét hai điểm này.
1. Dịch thơ sang văn xuôi: thơ và văn xuôi là hai hình thức điền từ
hoàn toàn khác nhau… Thơ phân biệt với văn xuôi thông qua tổ chức âm
nhạc của nó, bao gồm nhịp điệu, vần và những yếu tố khác cấu thành nên
những hình ảnh của thơ sức mạnh và sắc thái mới... Được diễn đạt bằng
văn xuôi, chính những tình cảm và những ý tưởng đó bị mất đi sức mạnh
của chúng. Nhà thơ Nga Valeri Briusov đã nhấn mạnh: “Thơ dịch ra văn
xuôi, ngay cả văn xuôi hay, cũng bị chết”. Còn nhà văn và nhà phê bình
Pháp E.M de Vogué, đọc Pitskin và Lermoontv bằng tiếng Nga, đã lưu ý:
“Mội số câu thơ của Puskin và Lermontov là những câu thơ hay nhất
mà tôi được biết trên thế giới: còn cái ý nghĩ tầm thường trong trang
phục nhạt nhẽo bằng văn xuôi thì người ta chỉ nhặt được ở đó những
mảnh vụn của chúng mà thôi”.
...Chúng tôi cũng vậy, chúng tôi tin rằng... bản dịch văn xuôi cho thơ
thì không thể có khả năng sản sinh lại cái cảm giác thẩm mỹ của một bài thơ,
ngay cả việc mang lại ở đây một ý tưởng gần đúng. Người ta dịch những
tác phẩm văn chương, bao gồm cả thơ, để các dân tộc có thể lĩnh hội.” những
tác phẩm nghệ thuật của các dân tộc khác và làm phong phú lẫn nhau thông
qua việc trao đổi văn hóa đó. Nhưng một bài thơ dịch ra văn xuôi bị chết,
như Briusov nói, hoặc nếu có được chuyển dịch vào một trang phục nhạt
nhẽo, như De Vogiié bảo, thì đó không còn là một tác phấm nghệ thuật nữa,
mà là bức biếm họa của nó, cái xác của một vẻ đẹp không còn có thể làm
phong phú cho ai.
2. Dịch thơ sang thơ. Các địch thủ của phương pháp này khẳng định
rằng nó cản trở việc mang lại một cách trung thành ý nghĩa của nguyên
bản. Cái gì là sự trung thành với nguyên bản thì người ta vẫn chưa kết thúc
việc tranh cãi về nó. Ngay cả khi dịch sang văn xuôi, có thể tuân thủ sự

264
trung thành một cách nghiêm ngặt được chăng?... Một tác phẩm nghệ thuật
không được cấu thành từ một yếu tố duy nhất – đề tài và sự triển khai của
nó. Cái đề tài này được khoác lên mội hình thức nghệ thuật được dự định
dành cho độc giả những niềm vui thẩm mỹ, khiến họ cảm động và, qua đó,
làm cho hiểu hơn ý nghĩa... Nếu vấn đề là một tác phẩm văn xuôi (tiểu
thuyết, truyện ngắn, v.v…) cái hình thức diễn đạt không, hoàn hảo, ngay cả
khi gây ra thiệt hại to lớn cho việc dịch, thì tuy vậy nó vẫn không làm cho
bản dịch không thể chấp nhận được. Trong khi, ở một bài thơ, nội dung và
hình thức liên quan với nhau mội cách chặt chẽ đến nỗi người ta không thể
phá hỏng hình thức mà không làm phương hại đến nghĩa...
Vậy thì những yếu tố nào phải được tái hiện trong bản dịch một bài thơ
để bản dịch đó mang lại cho độc giả một ý tưởng chính xác của nguyên văn?
Những câu thơ, giống như âm nhạc, chúng được gọi đến làm chúng ta cảm
động,làm cho chúng ta thích thú, ngay cả khi chúng nói về những điều buồn
bã. Cái gì đã mang đến/chúng sức mạnh đó? Đây là những điều mà Briuson
đã viết về vấn đề này:
"Cái ấn tượng mà một tác phẩm thơ sản sinh ở chúng ta không
chỉ nằm ở trong những ý tưởng, những tình cảm và những hình ảnh,
mà trước hết ở ngôn từ, trong trò chơi của những âm tiết và những
âm thanh...".
De Vogiié diễn đạt chính tư tưởng này trong những từ ngữ khác:
“Mộl bài thơ trữ tình là một bản thể sống của một cuộc sống
thoáng qua nằm trong sự dàn xếp của các từ ngữ.
Kết luận buộc phải thừa nhận từ chính ý kiến: "nếu kết quả mà một tác
phẩm thơ ca sản sinh ra ở chúng ta nằm ờ trong ấn tượng ngữ âm học, thì
buộc phải tái sản sinh điều đó ở bản dịch. Từ ngữ đối với nhà thơ không chi
giới thiệu những giá trị thuộc về ngữ nghĩa, mà còn là những giá trị ngữ
âm học, vớt chúng nhà thơ sáng tạo ra những giai điệu thực sự. Đó chính là
điều mà dịch giả của một bài thơ đến lượt mình cần phải cố gắng thực hiện.
Song khi đó anh ta sẽ vấp phải những cản trở đáng kể…vì sự không tương
hợp của hai ngôn ngữ…Tuy nhiên những khó khăn này dẫu lớn đến đâu,
chẳng lẽ chúng lại không thể vượt qua được?...”

265
Đó là những điều Nina Nassakina viết năm 1978 trong bài
“Những vấn đề về dịch thơ”.1Bài viết có thể được quan niệm như “di
chúc văn học” của tác giả: bởi vì năm sau đó là năm N.Nassakina qua
đời, mà ta vừa mới đọc một phần bản dịch Chương I Evgeni Onegin
của bà. Nữ dịch giả đã dành ba mươi hoặc bốn mươi năm cuối của
đời mình cho công việc tái - sáng tạo sang tiếng Pháp tiểu thuyết
bằnng thơ của Puskin. Nhưng, tính toán có lí rằng một sự cố gắng
tương tự là quá bao la “với tỉ lệ của một đời sống con người” (như
chính bà vẫn thường nói), bà đã chọn một phương, pháp độc đáo
theo kiểu sáng tác văn học: bà bắt đầu việc dịch những thời điểm
“tuyệt đỉnh'" của Onnegin, cần thiết cho sự khai triển của đề tài và
cho bức tranh của các tính cách, sau đó bà sang đến các tình tiết phụ,
những miêu tả thiên nhiên và những “bình luận trữ tình ngoại đề"
nổi liếng của Puskin, không ngừng sửa chữa lại rất nhiều những
đoạn đã dịch. Đến nỗi dù bản dịch của bà có tiếp tục tiến triển, thì nó
vẫn trong sự “tiến triển” không ngừng. Tổng cộng, Nassakina đã
dịch, với sự đứt đoạn, bảy chương của Onegin (chương I - VI và
chương VIII); Việc dịch này tuy chưa trọn vẹn nhưng trình bày một
sự liên kết toàn thể. Đối với những cái thuộc về hình thức, nữ dịch
giả trung thành với những nguyên lý đã phát biểu trong bài viết của
bà và đã bày tỏ công khai suốt chiều dài hoạt động văn học của mình,
bà đã tìm cách tiếp cận đến đa nguyên bản. Chọn câu thơ có tám âm
tiết (thể thơ Pháp tương đương với thơ iambe bốn âm tiết của Puskin)
và, thông qua “trò chơi của những âm tiết và những âm thanh”, “sự
dàn xếp của các từ ngữ". Bà đã thử hoàn trả lại tính vang âm của câu
thơ về Onegin nổi tiếng 14 câu, mà “thể thức cân xứng” đã được
Puskin lưu ý bằng tiếng Pháp: “4 chéo, 4 tiếp theo, 1.2.1 và hai”, điều đó
có nghĩa là: một khổ ba với vần ôm và, một lần nữa, hai câu thơ ở vần
thường. Đối với chính vần điêu, thav vì sự phân chia theo truyền
thống ở vần đực và vần cái. Nina Nassakina đã chấp nhận kiểu vần,
hiện đại hơn, vần nguyên âm và phụ âm.
Đảo Duy Hiệp dịch từ tiếng Pháp

Tạp chí “Văn học nước ngoài", số3-1999

1 Xem “Lettres soviétiques." số 234. tr. 134 – 140.

266
B. DỊCH THƠ PHẢI THÀNH THƠ

PON VECLEN Tôi thật hân hạnh


được chép lại bản dịch
(Paul Verlaine, 1844-1896)
trên đây của nhà thơ Tố
Laù vaøng Hữu do chính nhà thơ
đọc cho chúng tôi - tôi và
anh Phan Hồng Giang -
Tiếng đàn ai
nghe bữa vừa qua. Bản
nức nở hoài dịch chưa đăng ở đâu
Mùa thu bao giờ. Các bạn hãy
đau nhìn vào bản chép ra ở
đây. Và rồi hãy thử tự
nỗi sầu
mình se sẽ chậm rãi đọc
tẻ ngắt lên. Nào, có phải các bạn
Chao ôi đang đứng trước khung
ruột thắt cảnh một buổi chiều thu
nào đó tơi tả lá vàng rơi?
tái tê
Chiều qua, trời trở
Khi lòng ta
gió bắc về, ngồi trong căn
lại nhớ về phòng khách rộng đóng
ngày qua kín cửa chỉ có ba người,
Mà sa nghe nhà thơ thoạt đầu
đọc nguyên bản tiếng
nước mắt
Pháp của Veclen. rồi tiếp
Ta lại đi đến bản dịch ra tiếng
theo gió Việt của mình, chúng tôi
phũ phàng thực sự cảm nhận được
cái hồn của “lá vàng rơi”.
cuốn lang thang
Không thông thạo tiếng
đây đó Pháp, nhưng bản dịch ra
như chiếc lá vàng rơi tiếng Việt của Tố Hữu
Tô Hữu dịch cũng đã đem lại cho
chúng tôi cảm nhận ấy.

267
Đến khi về nhà chép lại sạch sẽ ra giấy và tự đọc lên một lần nữa bản
dịch thì tôi thực sự sửng sốt trước một tác phẩm trọn vẹn bằng tiếng
Việt mẹ đẻ của chúng ta. Ở đây có đủ các “ý, tình, hình, nhạc” như
chính nhà thơ chuyện trò với chúng tôi đã đưa ra đòi hỏi ở thơ sáng
tác cũng như ở thơ dịch. Ông tâm sự “Mình không hiểu thơ bây giờ
ra sao. Có thể mình lạc hậu, kém cỏi mà không hiểu nổi chăng? Thơ
tình cũng vậy, không hiểu họ nói gì. Thơ là tình cảm, là cảm xúc, là
rung động. Phải có ý, có tình, thơ phải có hình ảnh, có nhạc... Vần là
quan trọng lắm. Nó là cái nút để ấn vào (ông đưa ngón tay ấn vào
ngực mình). Phải đi được vào lòng người, tiếng Việt ta phong phú và
đẹp lắm… Lơ thơ tơ liễu buông mành, dịch thế nào được chữ lơ thơ ra
tiếng nước ngoài. Dịch thơ nước ngoài ra tiếng ông Việt phải vận
dụng cái phong phú, cái đẹp của tiếng Việt mà dịch cho hết cái đẹp
của nguyên tác. Dịch hết cái hồn của nó và dịch thơ phải thành thơ,
thơ Việt Nam cho hạn đọc Việl Nam... Có người cứ đòi dịch sát từng
chữ, vừa sai ý, vừa chẳng thành thơ, chẳng rung động được ai...
Việc dịch những bài thơ của K.Xinìônốp thì Tố Hữu làm hoàn
toàn chẳng khác việc ông sáng tác. Có lần ông đã kể cho một bạn bút
nước ngoài: “Bấy giờ là thu đông năm 47, giặc Pháp tấn công ra vùng
tự do. Tôi đã thấy cảnh hàng xóm bị chúng đốt phá, cảnh đau thương
mà chị em phụ nữ chúng tôi phải gánh chịu. Vừa hay tôi có được
trong tay một cuốn sách văn học Xôviết bằng tiếng Pháp, trong đó
tìm thấy mấy bài thơ của K.Ximônốp. Những bài thơ đã làm tôi xúc
động mạnh, liên tưởng đến cảnh xóm làng bị tàn phá trước mắt. Tôi
đã dịch một mạch xong bài thơ “Bản dịch Đợi anh về\ Aliôsa, nhớ
chăng con đường Xmôlenxcơ của Tố Hữu ra đời và từ đó đã được bao
nhiêu thế hệ bạn đọc Việt Nam truyền nhau ghi nhớ thuộc lòng suốt
gần nửa thế kỷ nay rồi: “Đợi anh về của tôi nó sẽ còn sống mãi trong
bản dịch tuyệt vời của anh” - chính tác giả của nó, K.Ximônốp, trong
bài Gửi Tố Hữu cũng đã phải thốt lên như vậy.
Sau này thỉnh thoảng nhà thơ Tố Hữu vẫn tiếp tục dịch thơ. Ông
dịch không nhiều, nhưng trong mỗi bản dịch của mình ông đều gửi
gắm tâm tư, tình cảm, đều để hết rung động sâu xa của lòng mình
vào. Ông dịch những bài thơ ông thực sự đồng cảm, thực sự yêu

268
thích, thực sự thấu hiểu. Những bài thơ ông thấy rõ quả là chân thật
không phải “làm xiếc câu chữ...”ông bảo Pôn Eluya không dễ gì hiểu
được, Neruda dài dòng quá. Ông thích Nadim Hilmél, hay B.Brext. Ý
tứ rõ ràng, vần điệu súc tích, hình tượng dễ nắm bắt. Ông thích
Tagor. Tagor lớn lắm, trữ tình mà thâm thúy. Thơ văn xuôi của Tagor
cũng thật hay. Thơ văn xuôi cũng phải là thơ. Ông phân biệt với thứ
văn xuôi mạo nhận là thơ…
11/3/1996
Thúy Toàn

Báo “văn nghệ” số 12 năm 1996

VI. MỘT SỐ B/I THƠ Hựu bất kiến cao đường minh
DỊCH ĐỂ MINH HỌA kính bi bạch phát,
Triêu như thanh ty mộ thành
A. THƠ TRUNG QUỐC
tuyết.
Bài thơ “Tương tiếu tửu” Nhân sinh đắc ý tụ tận hoan,
của Lý Bạch và một số bản dịch
Mạc sử kim tán tần hoàn phục
LTS. Bài “Tương tiếu tửu” từ lai.
trước đến nay đã có nhiều người
Phanh dương tể ngưu thả vi lạc,
dịch, có người dịch theo nguyên thể,
có người dịch theo thể thơ truyền Hội tu nhất ẩm tam bách bôi.
thống của Việt Nam, mỗi người một Sầm phu tử,
vẻ. Trong số này, Tạp chí Văn học Đan khâu sinh,
nước ngoài xin qiới thiệu bài cảm
Tương tiếu tửu,
xúc khi đọc “Tương tiếu tửu” của
nhà nghiên cứu Hán Nôm, Thế Bôi mạc đình,
Anh, và một số bản dịch thơ” Dữ quân ca nhất khúc,
1. Tương tiếu tửu Thỉnh quân vị ngã khuynh nhĩ
Bản Hán Việt thinh.

Quân bất kiến Hoàng Hà chi Chung cổ soạn ngọc bất túc quý,
thủy thiên thượng lai, Đãn nguyệt trường túy bất
Bôn lưu đáo hải bất phục hồi. nguyện tỉnh.

269
Cổ lai thánh hiền giai tịch mịch, Hỡi bán Sầm, hỡi anh Đan khâu,

Duy hữu ẩm giả lưu kì danh. Rượu sắp dâng rồi, bạn đừng
ngừng lại.
Trần Vương tích thời yến Bình
Lạc. Vì bạn, ta hát lên một bài,

Đẩu tửu thập thiên tử hoan hước. Vì ta mời bạn nghiêng tai lắng
nghe: Tiệc ngon giữa tiếng
Chủ nhân hà vi ngôn thiểu tiền,
trống chuông cũng không
Kinh tu cô thủ đối quân chước.
đáng quý,
Ta không muốn tính, chỉ muốn
Ngũ hoa mã say rền,
Thiên kim cưu Từ xưa thánh hiền đều vắng ngắt,
Hô nhi tương xuất hoán mĩ tửu Duy kẻ uống rượu được lưu danh.
Dự nhĩ đồng liêu vạn cổ sầu. Thời trước Trần Vương yến
Dịch nghĩa: ẩm cung Bình Lạc.
Sắp mời rượu Rượu vạn đổng một đấu, mặc
sức vui uống nô đùa.
Bạn chẳng thấy nước sông
Hoàng từ trên trời xuống. Chủ nhân có sao lại nói thiếu
tiền,
Cuồn cuộn chảy ra bể không
trở lại. Mua rượu mau để bạn cùng ta
chuốc chén.
Lại chẳng thấy gương sáng lầu
cao chiếu nỗi buồn tóc trắng, Này đây ngựa năm sắc, áo cừu
Sớm còn như tơ xanh, chiều đã quý ngàn vàng,
như tuyết. Con hỡi! Hãy đem đổi lấy
Đời người khi đắc ý nên tận rượu ngon,
hưởng niềm vui, Cùng nhau phá tan cơn sầu
Đừng để chén vàng cạn trơ muôn thuở.
dưới nguyệt. (Nhà văn Hoàng Tiến cùng cấp
Trời sinh thân ta tất có chỗ dùng, bản Hán Việt và bản dịch nghĩa)
Nghìn vàng tiêu hết rồi lại có. Bản dich của Hoàng Tiến
Mổ dê, giết bò để tìm thú vui, Tương tiếu tửu
Tất phải uống một lần đủ ba (Tên một khúc nhạc cổ với
trăm chén. nghĩa “Sắp mời rượu”).

270
Bạn không thấy nước sông Chủ nhân sao lại nói thiếu tiền?
Hoàng từ trên trời đổ xuống, Cứ mua thêm rượu uống thật
chảy tuôn ra bể chẳng quay về. thích
Lại không thấy lầu cao gương Đây ngựa quý!
soi buồn tóc trắng, Đây áo cừu!
sáng còn xanh tơ, chiều đã tuyết. Con trẻ đâu! Mau đổi rượu
ngon tất,
Đời người đắc ý - cứ vui đi,
Cùng nhau dốc chén tiêu sầu
Chớ để chén vàng không
ngàn thu...
trăng rọi.
Quý Hạ nguyệt - Kì Mão niên (1999).
Trời sinh tài ta tất phải dùng,
HT
Nghìn vàng nhẵn túi rồi lại có.
Bản dich của Hoàng Tao và
Thui dê, mổ trâu, vui cho thỏa,
Tương Như:
Gặp nhau một bữa ba trăm chén. Há chẳng thấy
Nào bác Sầm! Nước sông Hoàng từ trên trời
Nào chú Đan! tuôn xuống

Chớ buông chén! Chảy nhanh ra bể, chẳng quay


về?
Rượu sắp tàn!
Lại chẳng thấy
Vì bác tôi ca một bài,
Thềm cao gương soi rầu tóc
Vì tôi, xin bác vểnh dài tai nghe: bạc
“Cỗ ngọc, trổng chiêng, không dù Sớm như tơ xanh, chiều tựa
thích, tuyết?
Cứ thích say mèm, không thích Đời người đắc ý hãy vui tràn,
tỉnh
Chớ để bình vàng suông bóng
Thánh hiền chẳng thấy lưu tên nguyệt!
danh Trời sinh thân ta, hẳn có dùng,
Chỉ thấy bợm rượu ghi kì tích Nghìn vàng tiêu hết rồi lại đến.
Trần Vương xưa mở Bình Lạc yến, Mổ dê, giết trâu, cứ vui đi,
Đấu rượu mười ngàn, vui cười Uống liền một mạch ba trăm
vang ” chén!

271
Bác Sầm ơi! Bác Đan ơi, Người sinh đắc ý vui tràn đi!
Sắp mời rượu, chó có thôi! Chớ để chén vàng trơ với nguyệt.
Vì nhau tôi xin hát, Trời đã sinh ta là có dụng,
Hãy vì tôi hai bác nghe cùng: Ngàn vàng phóng sạch rồi thở
lui.
“Này cỗ ngọc nhạc trung, chẳng
chuộng, Ninh dê, mổ trâu, rứa mới há,

Muốn say hoài, chẳng muốn tỉnh Chén nhập ba trăm làm một hơi.
chi! Bác Sầm hỡi! Chú Đan ơi!
Thánh hiền, tên tuổi bặt đi, Chớ ngừng chén, rượu đây, mời!
Chỉ phường thánh rượu tiếng ghi Cùng bác ta ca hát,
muôn đời! Vì ta bác hãy lắng nghe chơi.
Xưa Trần - Vương yến nơi Bình Chuông trống cổ bàn chưa đủ
Lạc, quý,
Rượu tiền muôn đùa cợt tha hồ ” Hay chi hòng tỉnh, ước say dài!
Chủ nhân kêu thiếu tiền ru? Xưa nay thánh hiền đều bặt
Để cùng dốc chén, ta mua đi nào! tiếng,

Đây ngựa gấm, đây áo cừu, Chỉ có bọn rượu danh lừng
thôi!
Này con, đổi rượu hết,
Trần - Vương thủa xưa tiệc
Cùng nhau ta giết cái sầu
Bình Lạc,
nghìn thu!
Đấu rượu mười ngàn vui thỏa
Bản dịch của Khương Hữu
thích.
Dung:
Chủ nhân cớ sao kêu thiếu
Bác chẳng thấy, sông Hoàng từ
tiền,
trời, nước đổ xuôi,
Dốc túi cùng la chén thù tạc.
Một mạch xuống biển không
về lui? Ngựa năm bớt,

Lại chẳng thấy gương sáng lầu Áo ngàn vàng.


cao buồn tóc bạc, Trẻ đâu! Cho đổi rượu tất,
Sớm mới xanh tơ, chiều đã Ta cạn muôn đời sầu thế gian!
tuyết?

272
Bản dịch của Tú Sót: Đã say chớ tỉnh, say tràn mới vui!
Nài rượu Thánh hiền cũng bặt tăm hơi,
Bác có thấy, Chỉ phường thánh rượu là đời
Nước sông Hoàng từ trên trời lưu danh!
đổ xuống tuôn ra bể chẳng Bình Lạc xưa, yến vua Trần,
quay về! Đấu rượu mười ngàn, cứ thả
Bác có thấy, sức say!
Lầu son gương soi sầu trắng tóc, Chủ nhân kêu thiếu tiền sao?
Sớm đương tơ xanh chiều đã Hãy mua về tôi cùng bác!
tuyết! Đây ngựa gấm, đây áo cừu!
Đời người! Đắc ý cứ vui tràn, Rượu ngon cứ đổi, con đâu!
Chớ để chén vàng suông dưới Chuốc cho tan vạn kiếp sầu
nguyệt! trong ta!...
Trời sinh ra ta Bản dịch của Hữu Loan:
Ắt có chỗ dùng! Tương tiếu tửu
Nghìn vàng trắng tay lại có! Thấy chăng ai Hoàng hà như
Giết bò đi! thác dốc tự trời cao
Mổ dê đi! Cuồn cuộn về khơi tráo ngược
Tha hồ vui! lại làm sao?

Ba trăm chén một hơi!... Thấy chăng nữa cao gương


sáng thương cho tóc
Bác Sầm ơi!
Sáng mới tơ xanh chiều đà
Chú Đan ơi,
như tuyết!
Đã nâng chén,
Người đời ơi! Đắc chí cứ vui
Quyết không thôi! tràn
Tôi vì bác, Chớ để ráo nậm vàng khuya
Ca một bài! trăng ngó!
Bác vì tôi, xin hãy lắng tai: Trời sinh ta “Tài không để bỏ”
Chiêng trống tiệc ngọc cũng Nghìn vàng vùng tay trắng
xoàng, xòe lại có!

273
Nướng dê, mổ trâu nhắm Hò trẻ em luôn rượu trứ danh
tuyệt vời! sang tất
Nâng chén mời nhau 300 chén - Cùng uống say tan
một hơi “Muôn kiếp - sầu - đời”!
Này Sẩm Phu Tử! Bản dịch của Lê Nguyễn Lưu
Người Đan Khâu ơi! Hãy mời rượu
Đã uống thì luôn tay chén chớ Anh chẳng thấy:
rời
Dòng nước sông Hoàng đổ tự
Cùng người ta hát khúc... trời,
Nghiêng tai này bác lắng nghe Tuôn phăng ra bể chẳng quay
tôi: vời...
Thức ngọc mâm vàng, trông Gương sáng nhà cao tóc bạc hết.
chiêng sao đủ quý?
Sớm như tơ xanh chiều đã tuyết.
Ai tỉnh ai say suốt đời thề túy
Người đời đắc ý cứ vui tràn,
lúy!
Chớ để bình vàng suông ánh
Thánh hiền xưa nay các cái
nguyệt,
thảy im lìm
Trời đã sinh ta thì chẳng bỏ,
Duy đấng làng say danh lừng
để Nghìn vàng tiêu hết lại đầy
ngay.
Trần Vương ban yến xưa Bình
Lạc rượu đấu mười ngàn Bò thui, dê nấu vui cho thỏa,

Khách mê say khướt Ba trăm chén rượu một cơn say!

Nghe như chủ nhân thì thào Bác Sầm nhé!


thiếu tiền? Bác Đan ơi!
- Uống cấm lại vò! Hãy mời rượu,
- Dốc nốt ta cùng! Chớ có vơi!
- Mời tôi Vì ai ca một khúc,
- Mời bác Vì ta, các bác lắng nghe lời!
- Cởi hồ cừu, ngàn vàng! Chuông trống cỗ bàn đâu đủ
- Đóng ngựa hoa năm sắc! quý?

274
Chỉ mong say mãi, tỉnh chi người! Này Sầm phu tử,
Hiền thánh xưa nay đều vắng Này chàng Đan Khâu,
vẻ, Chớ ngừng nâng chén,
Chỉ còn làng rượu tiếng trên Hãy chuốc mời nhau.
đời... Vì bạn tôi ca một khúc
Trần Vương Bình Lạc mời thân Vì tôi bạn lắng nghe nào.
thuộc,
Chuông trống, cỗ bàn đâu đủ
Vạn đấu rượu ngon vui một cuộc. quý,
Chủ nhân chớ ngại thiếu chi tiền, Say hoài không tỉnh, chỉ mong
Đem đi đổi rượu khề khà uống sao.
chơi Hiển thánh xưa nay đều vắng
Sầu đâu dằng dặc muôn đời. lặng.
Tạp chí “Văn học nước ngoài ” Kẻ say riêng để tiếng ngàn sau.
số 5 – 1999 Trần Vương xưa mở tiệc Binh
Lạc,
Bản dịch của Trần Trọng San
Mười ngàn bình rượu, ngông
Sắp mời rượu xiết bao!
Thấy chăng ai: Nước sông Chủ nhân sao lại than tiền ít?
Hoàng xuống từ trời kia, Hãy vì ai chuốc, mua rượu mau.
Chảy mau ra bển chẳng quay Này ngựa hoa năm sắc,
về.
Này ngàn vàng áo cừu,
Thấy chăng ai: Gương sáng
Gọi con mau đem đổi rượu,
nhà cao, thương tóc bạc
Với bạn cùng khuây vạn cổ sầu.
Ở đời, đắc ý, cứ vui chơi,
Chớ để chén vàng trơ dưới Bản dịch của Phạm Vũ Toản
nguyệt.
Cùng uống rượu
Trời sinh ta, ắt hẳn dùng tài;
Anh chẳng thấy Hoàng Hà
Ngàn vàng tiêu hết, lại về tay.
nước cuộn,
Mổ dê, giết trâu, hãy vui vẻ,
Nước trên trời đổ xuống đầy
Cạn ba trăm chén một lần say.
vơi,

275
Chảy nhanh ra chốn biển khơi, Thánh hiền sổng suốt đời
Chảy đi nhưng chẳng vãn hồi buồn tẻ,
chút nao, Chỉ kẻ say danh để đời đời!
Anh chẳng thấy nhà cao kính Trần Vương, Bình Lạc chuốc
sáng, vui,
Nhưng mái đầu buồn chẳng Mười ngàn đấu rượu uống
giống xưa. chơi ồn ào.
Sáng còn xanh mượt như tơ, Chủ nhân chứ rêu rao tiền ít,
Chiếu đà sương tuyết bạc phơ Mua rượu vẻ say tít cùng ta
một mầu. Áo lông chồn, ngựa ngũ hoa,
Thú tận hưởng ngõ hầu thỏa Đưa ra đổi rượu rồi ta uống
chí. cùng,
Dưới trăng, bình dừng để rỗng Khuây sầu vạn thuở mới
không. mong
Trời sinh ta ắt có dùng,
Bản dịch cùa Trần Trọng Kim
Ngàn vàng tiêu hết, hết xong
lại về. Cùng uống rượu.
Tiệc vui giết bò dê thiết bạn. Anh chẳng thấy Hoàng hà
Rượu ba trăm chén cạn một nước nọ,
lần. Tự trên trời chảy đổ ra khơi,
Sầm quân cùng với Đan quân. Ra khơi thôi thế là thôi,
Chén vàng cùng chuốc chẳng Về nguồn trở lại có đời nào đâu.
lần từ nan.
Anh chẳng thấy nhà cao gương
Rồi cùng nhau ca vang mấy sáng,
khúc,
Những buồn tênh vì mảng tóc
Lại vì nhau thành thực nghiêng thưa.
tai.
Sớm còn xanh mượt như tơ,
Trống chiêng đến tiệc chẳng nài.
Tối đà như tuyết bạc phơ bời
Chỉ mong say khướt, say hoài bời,
mãi thôi.
Khi đắc ý cứ chơi cho phỉ,

276
Dưới vầng trăng đừng để chén 2. HOÀNG HẠC LÂU
không.
Thôi Hiệu
Có thân âu hẳn có dùng,
Tích nhân dĩ thừa Hoàng hạc
Ngàn vàng tiêu hết lại hòng khứ
kiếm ra.
Thử địa không dư Hoàng hạc
Trâu dê mổ, tiệc hoa trần thiết. lâu
Ba trăm chung cạn hết một lần. Hoàng hạc nhất khứ bất phục
Sầm phu tử. Đan khâu quân. phản

Rượu kèo xin chớ ngại ngần Bạch vân thiên tải không du du
uống ngay. Tình xuyên lịch lịch Hán dương
Hát một khúc vì ai an ủy. thụ
Phương thảo thê thê Anh vũ
Lắng tai nghe ý vị khôn cùng.
châu
Quý gì soạn ngọc cổ chung,
Nhật mộ hương quan hà xứ thị
Muốn say say mãi tỉnh không
Yên ba giang thượng sử nhân
thú gì.
sầu.
Bao hiền thánh xưa kia lặng lẽ
Chỉ anh say tiếng để đời đời. LẦU HOÀNG HẠC

Trần Vương Bình Lạc mua vui Thôi Hiệu.

Mười ngàn đấu rượu chơi bời Hạc vàng ai cưỡi đi đâu
thỏa thuê. Mà nay Hoàng Hạc riêng lầu
còn trơ
Chủ ông hỡi chớ e tiền ít,
Hạc vàng bay mất từ xưa
Mua rượu về chén tít cùng ta.
Ngàn năm mây trắng bây giờ
Cừu thiên kim, ngựa ngũ hoa.
còn bay
Đem đi đổi mượn khề khà Hán Dương sông lạnh cây bầy
uống chơi. Bãi xa Anh Vũ xanh đầy cỏ non
Sầu đâu dằng dặc muôn đời. Quê hương khuất bóng hoàng
Tạp chí “Văn học nước ngoài” hôn
số 5-1999 Xa trông khói sóng cho buồn
lòng ai
Tản Đà dịch TTTLBNC.tr 187

277
LẦU HOÀNG HẠC Gió xuân xót li biệt,
Hạc vàng ai cưỡi bay xa Chẳng khiến liễu xanh cành
Mà đây Hoàng Mạc lầu hoa Tương tự Như dịch
lạnh lùng Người đời đau khổ dường bao,
Hạc vàng xa mãi khôn trùng Là nơi tiễn khách Lao lao đình
Ngàn năm mây trắng lượn này,
vòng lửng lơ Gió xuân như cũng thấu hay,
Hán Dương sông tạnh cây khô Không cho cành liễu điểm
Bãi xa Anh Vũ thơm bờ cỏ đầy... xanh non.
xanh Trúc Khê dịch
Đâu quê hương, tự hỏi mình
Trên sông khói sóng gợi tình 4. XUÂN OÁN
sầu thương Kim Xương Tư
Ngân Hà dịch Đã khởi hoàng anh nhi
mạch giao chi thượng đế
Phỏng theo bản dịch nổi tiếng
của Tản Đà Đề thì kinh thiếp mộng
Bất đắc đáo Liêu - tây
3. Trong rất nhiều bài thơ viết
về mùa xuân, viết về sự ly biệt OÁN XUÂN
của thi tiên Lý Bạch thì “Lao
lao đình” là một bài thơ đặc Ai ơi đuổi hộ con oanh
sắc. Đặc sắc về bút pháp nghệ Đừng cho nó đậu trên cành
thuật đặc sắc vể sự liên tưởng. hót vang
Nguyên bản bài thơ như sau: Khiến cho mộng đẹp bỗng tan
“Thiên hạ thương tâm xứ, Chẳng còn đến dược nơi
Lao lao tống khách tình. chàng Liêu - tê (tây).
Xuân phong tri biệt khổ, Minh Mỵ dịch
Bất khiển liễu điêu thành ”
5. KHUÊ OÁN
Dịch thơ: Đình Lao Lao
Vương Xương Linh
"Dưới trời nơi đau khổ, Khuê trung thiếu phụ bất tri
Chính ở Lao lao đình. sầu

278
Xuân nhật ngưng trang thượng Avant l'oû, foi d'animal,
thúy lâu Intérêt et principal."
Hốt kiến mạch dầu đương liễu La Fourmi n'est pas prêteuse:
sắc
C'est là son moindre défaut.
Hối giao phu tế mịch phong
"Que faisiez - vous au-temps
hầu
chaud? Dit-ellé à cette
emprunteuse.
NỖI OÁN PHÒNG KHUÊ
- Nuit et jour à tout venant
Phòng khuê nàng chẳng biết
Je chantais, ne vous déplaise.
sầu
- Vous chantiez? J'en suis fort
Ngày xuân thiếu phụ lên lầu
aise:
điểm trang
Eh bien! Dansez maintenant..."
Chợt nhìn tơ liễu rủ buông
Hận vì ham tước để chàng ra di.
CON VE VÀ CON KIẾN
Minh Mỵ dịch
Ve sầu kêu ve ve,
B. THƠ PHÁP Suốt mùa hè,
LA CIGALE ET LA FOURMI Đến kỳ gió bấc thổi,
La Cigale, ayant chanté Nguồn cơn thật bối rối.
Tout l'été, Một miếng cũng chẳng còn,
Se trouva fort dépourvue Ruồi bọ không một con.
Quand la bise fut venue: Vác miệng chịu khúm núm
Pas un seul petit morcecau Sang chị Kiến hàng xóm,
De mouche et de vermisseau Xin cùng chị cho vay.
Elle alla crier famine Dăm ba hạt qua ngày.
Chez la Fourmi sa voisine, Từ nay sang tháng ba,
La priant de lui prêter Em lại xin đem trả
Quelque grain pour subsister Trước thu về,thề Đất Trời!
Jusqu'à la saison nouvelle. Xin đủ cả vốn lời.
"Je vous paierai, lui dit-elle, Tính kiến ghét vay cậy.

279
Thói ấy chẳng hề chi. Elle ira son chemin, distraite et
- Nắng ráo chú làm gì? sans entendre
Kiến hỏi Ve như vậy. Ce mumure d'amour élevé sur
Ve rằng ses pas;

- Luôn đêm ngày; À l'austère devoir pieusement


fidèle,
Tôi hát, thiệt gì bác.
Kiến rằng:
-Xưa chú hát Elle dira, lisant ces vers tout
remplis d'elle:
Nay thử múa coi đây.
"Quelle est donc cette femme?"
Nguyễn Văn Vinh dịch
et ne comprend pas.
SONNET D'ARVERS
XON-NE ÁC VE
ALEXIS FÉLIX ARVERS
Hồn ta kín, đời ta bí ẩn
Mon âme a son secret, ma vie a
son mystère. Một mối tình vô tận bỗng sinh.
Un amour eternel en un Vì thất vọng, phải làm thinh,
moment conçu, Mà người gây chuyện vô tình,
Le mal est sans espoir, aussi biết đâu!
j'ai dû le taire, Ôi! Khốn nỗi! Mặc dầu ở cạnh,
Et celle qui l'a fait n'en a jamais Nàng chẳng hay: Hiu quạnh
rien su. mình ta!
Hélas! J'aurai passeé près d'elle Trên đời, đến lúc ngày tà,
inaperçsu, Xin thì chẳng dám, mong mà
Toujours à ses côtés, et được chi!
pourtant solitaire, Tùy trời phú tính thùy mị thế,
Et j'aurai jusqu'au bout fait Nàng hồn nhiên, ai kể cho nghe
mon temps sur la terre Mối tình âm ỉ thầm thì
N'osant rien demander et Hằng dâng lên dưới bước đi
n'ayant rien reçu của nàng.
Pour elle, quoique Dieu l'ait Nàng nghiêm chinh theo đàng
faite douce et tendre, nghĩa vụ,

280
Đọc bài thơ chuyên chú về Bếp than yên sáng bừng lên
nàng, ánh lửa.
Nên nàng sẽ hỏi, ngỡ ngàng: Ầm lòng sao mái rạ khói chiều
“Chẳng hay thơ nói cô nàng vương?
nào đây” Vật vô tri người có hồn không
Từ Ngọc dịch nhỉ?
Cùng hồn ta mang nặng vạn
HỒ niềm thương.
Trần Mai Chân dịch
“Đừng nhắc đến cố hương”
hai tiếng đó! Le Lac Alphonse de Lamartine
Chốn quê người ta thấy quặn
(Pourquoi le prononcer ce nom
lòng đau.
de la patrie?
Nghe vang vọng trong hồn ta
Dans son brillant exit mon
tủi khổ.
coeur en a frémi,
Tiếng chân quen hay giọng
Il résonne de loin dans mon
bạn năm nào.
âme attendrie
Ôi lũng nhỏ giá ban mai phủ
Comme les pas connus ou la
bạc!
voix d'un ami
Ôi núi già bảng lảng lớp sương
thu! Montagnes que voilait le
Ôi cành liễu cành cao ai xén tỉa! brouillard de l'automne
Vallons que ta pissait le givre
Ôi tháp xưa chiều nhuộm
du matin
nắng mơ hồ!
Tường cũ sậm bén đồi hoang, Saules don't l'émondeur
lối dốc. effeuillait la couronne

Mấy mục đồng đợi hứng nước Vieilles tours que le soir dorait
dans le lointain,
khe trong,
Tay cầm hũ đón dần từng giọt Mures noircis par les ans,
ngọc couteaux, sentier rapide,
Đang lao xao chuyện vãn sớm Fontaine où les pasteurs
mai hồng. accroupis tour à tour

281
Attendaient goutte à goutte Mais sur le sable au loin
une eau rare et limpide chante la mer divine,
Et, leur urne à la main, Et des hautes forêts gémit la
s'entretenaient du jour grande voix,
Et l'air sonore, aux cieux que la
Chaumière où du foyer
nuit illumine
étincelait la flamme,
Porte le chant des mers et le
Toit que le pèlerin aimait à
soupir des bois.
voie fumer,
Objets inanimés, avez-vous
done une âme Montez, saintes rumeurs,
paroles surhumaines,
Qui s'attache à notre âme et la
force d'aimer?) Entretien lent et doux de la
terre et du ciel!
4. NOX
Montez, et demandez aux
Charles Marie Leconte de Lisle
étoiles sereines
(1818-1894)
S'il est pour les atteindre un
Sur la pent des monts les
chemin éternel.
brises apaisées
Inclinent au sommeil les arbres
onduleux O mers, ô bois songeurs, voix
pieuse du monde,
L'oiseau silencieux s'endort
dans les rosées, Vous m'avez répondu durant
Et l'étoile adoré l'écume des mes jours mauvais;
flots bleus. Vous avez apaisé ma tristesse
inféconde,
Au contour des ravins, sur les
hauteurs sauvages, Et dans mon coeur aussi vous
chantez à jamais!
Une molle vapeur effece les
chemins; ĐÊM
La lune tristement baigne les
noirs feuillages; Sườn non gió nhẹ mơn man,

L'oreille n'entend plus les Hàng cây gợn sóng mơ màng


murmures humains. giấc xuân

282
Trong sương chim lặng ngủ dần, Vút lên giọng thánh, siêu
Trời sao sóng biếc bọt vàng phàm,
nhấp nhô Đất trời chậm chạp, dịu dàng
đổi trao.
Khe sâu, núi thắm hoang sơ,
Bay lên hỏi các vì sao
Đường đi nhòa xóa sương mờ
Phải chăng đây đó lối vào vô
nhẹ buông
biên?
Bóng cây tắm ánh trăng buồn,
Biển, rừng thành kính thiêng
Râm ran đã tắt, khồng còn liêng,
thanh âm.
Đáp lời tôi những ngày đêm
ngậm ngùi.
Bãi xa sóng hát rì rầm,
Người xoa dịu nỗi buồn tôi.
Rừng cao vang dội ầm ầm
Tim tôi vẳng mãi tiếng người
tiếng than.
hát ca!
Vi vu sao rọi không gian,
Nguyễn Công Chương dịch
Mang lời biển hát, than van
gió ngàn.

C. THƠ ANH

Thơ Sônê của Shakespeare


Thơ sônê giữ một vị trí độc đáo và quan trọng trong di sản văn học của
Shekspeưre (ỉ564 - 1616). Sônê là một thể thơ niêm luật chặt chẽ rất thịnh
hành thời Phục Hưng ở Châu Âu, nhất là Italia, với bốn khổ thơ, hai khổ
đầu, mỗi khổ bốn câu, hai khổ sau mỗi khổ ba câu, với cách gieo vần thống
nhất và khá phức tạp. Shakespeare là người đã phát triển sônê cổ điển Italia,
giữ nguyên 14 câu nhưng thay đổi số lượng câu trong các khổ và cách gieo
vần. Cụ thể ba khổ đầu mỗi khổ bốn câu theo vần abab, khổ cuối cùng chỉ hai
câu, vần a a, thường có tính khái quát triết lí. Tổng cộng Shakespeare viết
154 bài sônê. Tuy mỗi bài là một tác phẩm độc lập, cả tập có chung để tài,
chủ yếu ca ngợi một phụ nữ đẹp có nước da ngâm đen (the dark lady) mà
nhà thơ yêu tha thiết. Một nhân vật khác được tác giả hết lòng ca ngợi là
người bạn trai của ông. Người này và the dark lady cuối cùng lại yêu
nhau, khiến nhà thơ mất cả người yêu lẫn bạn.

283
Dưới đây Văn học nước ngoài xin giới thiệu với bạn đọc một số bài
trong tập sônê nổi tiếng của ông, qua bản dịch từ tiếng Anh của dịch giả
Thái Bá Tân. Số thứ tự theo đúng nguyên bản.

Bài 2.

Khi cái tuổi bốn mươi, già, đau yếu


Làm trán anh nham nhở những đường cày,
Ai lúc ấy nhìn anh và đoán hiểu
Anh đã từng xinh đẹp giống hôm nay?

Nếu bị hỏi: “Ơ đâu rồi cái đẹp,


Bao hào hoa một thời trẻ đâu rồi?”
Anh biết trả lời sao, hay lễ phép
Chỉ ầm ừ cam xấu hổ mà thôi?
Danh giá nhất là khi anh sẽ nói
Con tôi đây, xin các vị cứ nhìn
Nó thừa kế tuổi xuân tôi sôi nổi
Tôi đã nhường cả sắc đẹp, niềm tin”

Vâng, phải thế, khi anh già, con cái


Sẽ làm máu trong người anh nóng lại

Bài 5

Ôi thời gian với bàn tay tinh xảo


Từng làm nên bao cảnh đẹp huy hoàng
Nhưng thời gian với cái mình sáng tạo
Lại biến dần thành đổ nát, tan hoang.

284
Như thác nước, thời gian cuồn cuộn chảy.
Đưa mùa hè vào bó nụ lối mùa đông,
Nơi lá úa, cành cây trơ run rẩy,
Đất thành băng, tuyết phủ trắng khắp đồng.

Và chỉ có hương hoa hồng tháng hạ


Bị giam tù trong lọ nhỏ trên tay
Còn giữ lại giữa mùa đông băng giá
Rằng từng qua rất ấm áp bao ngày.

Gặp mùa đông hoa không còn tươi mãi,


Nhưng mùi thơm bông hoa còn giữ lại

Bài 21

Tôi không giống như những nhà thơ nọ,


Người dùng bao sáo ngũ đẹp, mĩ miều,
Người đem dâng cả bầu trời, mây gió
Gặp cái gì cũng ví với người yêu.

Và làm thơ, khi nói về tình cảm,


Họ phải cẩn cả vũ trụ bao la,
Cả núi sông, cả biển xanh, trời thắm
Bao điều hay, bao cái lạ gần xa...

Trong sáng tác, tôi tôn thờ sự thật,


Tôi khen em xinh đẹp chẳng ai bằng,
Nhưng người thật và sống trên trái đất,
Không thánh thẩn, càng không phải sao trăng.

285
Mặc người khác ngợi ca tìm đủ cách.
Không bán em, tôi không cần câu khách

Bài 46

Tim, mắt anh luôn cãi nhau gay gắt:


Làm cách nào mong có thể chia em?
Mắt nhất định đòi trao em cho mắt.
Tim nói rằng nên để đấy cho tim.

Tim quá quyết là tim em tim giữ


Sâu trong lòng mà mắt chẳng hề hay.
Nhưng đôi mắt không ngớt lời chống cự,
Bảo nhìn em mắt chụp giữ bao ngày.

Để chấm dứt mối bất hòa, lí trí


Đem hai bên đương sự lên cân
Và kết luận sau hồi lâu suy nghĩ-
Phải chia sao cho ai cũng có phẩn:

Những gì thuộc về phần ngoài - cho mắt.


Còn phần trong - cho trái tim chân thật.

Bài 60

Như sóng biển đêm ngày lên bãi sỏi


Đang xô nhau tìm cái chết của mình
Phút tiếp theo, thời gian không biết mỏi
Vào vĩnh hằng, phút tiếp phút trôi nhanh.

286
Vầng trăng non những đêm đầu nhợt nhạt
Đã to dần, thêm sáng với thời gian
Nhưng thời gian lại làm trăng che khuất
Và ngày kia không sáng nữa, trăng tàn

Thời gian phá những mùa xuân tuổi trẻ,


Trên trán người, nhiều nếp khắc in sâu.
Và những gì trong thiên nhiên đẹp thế -
Trước thời gian tất cả phải cúi đầu.

Nhưng thơ tôi thời gian không thể giết –


Trong thơ tôi em trở thành bất diệt

Bài 66

Quá mỏi mệt, anh cầu mong cái chết,


Vì thấy dân phải sống kiếp ăn mày,
Và cái tốt bị xem thường, khinh miệt,
Và cái tôi đời quý trọng, khen hay,

Và niềm tin bị đạp chà, lừa dối,


Và gái ngoan cam chịu nhục suối đời,
Và kẻ mạnh trước kẻ hèn uốn gối,
Và bao lần danh dự hóa trò chơi,

Và nghệ thuật bị chính quyền khóa miệng,


Và người ngay nô lệ kẻ côn đồ,
Và thằng đốt chê người tài lên tiếng,
Và thật thà bị chế giễu ngây ngô...

287
Anh muốn chết, thoát những điều thấy đó,
Nhưng không nỡ để mình em đau khổ

Bài 92

Đừng tìm cách lánh xa anh như vậy.


Vì đời ta do số phận gắn liền
Anh chỉ sống đến một ngày nào đấy
Khi buộc lòng anh để mất tình em.

Nên vì thế anh không hề sợ chết.


Với riêng anh, chết cũng chẳng là gì.
Đáng sợ hơn là chị em khinh ghét
Hay trêu đùa rất cay độc nhiều khi,

Em cũng chẳng làm anh buồn, khổ nhục

Bằng bất công, bằng giả dối bao điều.

Vì với anh, yêu em là hạnh phúc,

Như đồng thời được chết bởi tình yêu

Ôi, hạnh phúc thường kèm theo đau khổ:


Em giả dối mà anh quên điều đó

Bài 93

Thôi đành thế, bây giờ em phụ bạc,

Nhưng anh xem như em vẫn chung tình.

Trái tim em, em đã trao người khác,

Chỉ cái nhìn là vẫn để cho anh.

288
Đôi mắt em không có gì thay đổi,

Không có gì ác cảm, vẫn như xưa.

Mắt người khác thường lộ ngay giả dối,

Một thoáng trông đủ biết hết lọc lừa.

Nhưng có lẽ theo ý trời định trước

Mà mắt em luôn trong sáng dịu dàng,

Vẫn yêu thương, vẫn như hai giọt nước

Dù trong lòng bao giá dối em mang.

Thì quả táo Êva ăn ngày nọ

Ai dám bảo bề ngoài không cám dỗ!.


Tạp chí “Văn học nước ngoài” số 1-2001.

TO THE MOON GỬI TRĂNG


Phải không em, em xanh xao
Percy B.Shelley (1792 - 1822)
vì mệt mỏi
Art thou pale for weariness Em leo lên trời cao mà mải
Of climbing heaven, and gazing miết nhìn...
on the earth Ôi! Trái đất lang thang chẳng
Wanderi ng com panionless bạn bè niềm tin

Among the stars that have a Bao bọc bởi ngàn sao không
different birth, cùng chung nguồn cội,

And ever changing, like a Em luôn luôn đổi thay, mắl


joyless eye như buồn vời vợi
Không tìm thấy kẻ nào đáng
That finds no object worth its
cho mình chung thủy dưới
constancy
trần gian
Phan Giang dịch

289
D. THƠ NGA

K.... 1. GỬI....

К А.П.КЕРН Anh nhớ mãi phút giây huyền


diệu:
(А. С. Пушкин)
Trước mặt anh em bỗng hiện
Я помню чудное мгновенье lên,

Передо мой явилась ты Như hư ảnh mong manh vụt


biến.
Как мимолётное виденье
Như thiên thần sắc đẹp trắng
Как гений чистой красоты
trong.
В томленьях грусти безнадёжной
Giữa day dứt sầu đau tuyệt vọng,
В тревогах шумной суеты
Giữa ồn ào náo động buồn lo
Звучал мне долго голос
Tiếng em nói bên tai anh văng
нежный
vẳng
И снились милые черты
Bóng dáng em anh gặp lại
trong mơ
Шли годы. Бурь порыв Tháng ngày qua. Những cơn
мятежный gió bụi
Рассеял прежние мечты Đã xua tan mộng đẹp tuổi thơ,
И я забыл твой голос Lãng quên rồi giọng em hiền
нежный dịu.
Твои небесные черты. Nhòa tan rồi bóng dáng nguy
nga
В глуши во мраке заточенья
Giữa cô quạnh âm u tù hãm
Тянулись тихо дни мои
Dòng đời trôi quằn quại hắt hiu,
Без божества, вез вдоховенья,
Chẳng tiên thần, chằng nguồn
Без слёз, без жизни, без
cảm xúc,
любви.
Chẳng đời, chẳng lệ. chẳng
Душе настало пробужденье:
tình yêu.

290
И вот опять явилась ты,
Cả hồn anh bỗng bừng tỉnh giấc:
Как мимолётное виденье,
Trước mặt anh em lại hiện lên,
Как гений чистой красоты,
Như hư ảnh mong manh vụt biến
И сердце бьётся в упоенье, Như thiên thần sắc đẹp trắng
И для него воскресли вновь trong.
И божество и вдохновенье,
Quả tim lại rộn ràng náo nức,
И жизнь и слёзы и любовь.
Vì trái tim sống đậy đủ điều:
Cả tiên thần, cả nguồn cảm xúc.
Cả đời, cả lệ, cả tình yêu.
Thủy Toàn dịch

GỬI EM1

Anh nhớ mãi phút giây kỳ diệu,


Trước mặt anh, em hiện hình lên,
Bóng hình thấp thoáng trong tim,
Đẹp xinh như một nàng tiên giáng trần

Trong đau đớn, tủi sầu, tuyệt vọng


Trong băn khoăn, lo lắng cuộc đời.
Tiếng em êm ái tuyệt vời,
Trong mơ, anh thấy sáng ngời hình em.

Năm tháng lại, cuộc đời nổi sóng,


Xóa sạch tan những mộng cùng mơ
Những lời dịu ngọt như tơ,
Quen rồi, quên ca người xưa mỹ miều.

1 Bài thơ này Puskin gửi cho cô A.n.Keph, người mà Puskin đã quen trước khi đi
đầy trong buổi vũ hội lại Pêtécbua và sau lại gặp ở làng Mikhailốp. (Đ.T).

291
Chốn đầy ải, những chiều quạnh quẽ,
Chuỗi ngày xanh, lặng lẽ dần trôi,
Khổ đau quên cả Chúa Trời,
Đã khô nước mắt khóc người tình nhân.

Chúa run rủi bất thần em đến


Trước mặt anh, em hiện hình lên
Bóng hình thấp thoáng trong tim
Đẹp xinh như một nàng tiên giáng trần.

Tim lại đập rộn ràng, rơi lệ


Chúa lại về ngự trị trong tim
Cuộc đời lại đượm hơi men,
Bởi anh mang nặng tình em trong lòng.
Đỗ Thanh dịch

2. BÔNG HOA NHỎ1


A.X. Puskin
Trong sách tôi thấy một hông hoa nhỏ
Héo khô rồi, đâu nữa mùi thơm
Thế rồi tôi rạo rực tâm hồn
Những ý nghĩ vấn vương kỳ dị:

Ở đâu kia? Nở bao giờ nhi?


Mùa xuân nào, hoa nở đã từ bao
Ai ngắt hoa? Bỏ đấy vì sao?
Tay bầu bạn hay bàn tay xa lạ?

Để kỷ niệm một lần gặp gỡ


Để ghi đời định mệnh chia ly?

1 Chú thích: Xem thêm bài dịch khác ở trang.

292
Hay để rồi nhớ một buổi mình đi
Trên đồng vắng, dưới rừng cây râm bóng?

Anh còn sống? Chị còn sống?


Họ hiện giờ tổ ấm nơi đâu?
Hay họ đã khô héo từ lâu
Như hoa nhỏ không ai biết đấy?
1828
Hoàng Trung Thông dịch

3. ĐỪNG
Bella Akhmadulina

Đừng nghĩ nhiều về em,


Đừng hỏi nhiều anh nhỉ
Đừng “xoắn chặt” tay em
Đôi mắt hiền chung thủy.

Mùa xuân đừng đến nữa


Lần theo vết chân em
Em biết dù gặp gỡ
Chẳng mang lại gì thêm.

Anh tưởng em kiêu hãnh


Không tiếp nhận tình anh
Thực tình, em xa lánh
Vì đau khổ chân thành

Đỗ Thanh dịch

293
THÔI CHỚ PHÍ THỜI GIAN THẾ
Bella Akhmadulina

Thôi chớ phí thời gian thế


Và đừng gặng hỏi gì thêm,
Đừng đưa cái nhìn xao xuyến
Thẫn thờ ve vuốt tay em

Đừng theo sát em từng bước


Lội vào vũng nước băng tan
Gặp nhau lần này, em biêt,
Gắng thêm cũng chỉ dã tràng

Anh hẳn nghĩ em bắc bậc


Kiêu kỳ cứ chối từ anh
Thực ra chỉ vì chua chát
Cho nên lẻ bóng, em đành...
Hồng Thanh Quang dịch

4. BẢO TÔI KHÔNG ĐẸP KHÔNG CÒN


(Гoворят, что я не красивая)

Dân ca Nga
Bảo tôi không đẹp không giòn,
Sao tôi đi phố vẫn còn người trêu?
Mùa xuân mưa bụi hắt hiu,
Tiễn tôi anh ấy về theo tận nhà
Hễ tôi đi đến đâu là,
Thấy anh lẽo đẽo, la cà theo sau.
Nhìn tôi đăm đắm hồi lâu,
Nói rằng anh chẳng tìm đâu hơn nàng.

294
Tối qua trong lúc mơ màng,
Cởi luôn áo khoác anh choàng vai tôi.
Chắc là anh nghĩ xa xôi
Đêm khuya sương lạnh, sợ tôi cảm hàn
Chia tay biết đã mấy lần,
Nhưng anh vẫn cứ bần thần bên tôi.
Giờ tôi sung sướng quá rồi,
Với ai tôi cũng mỉm cười khắp nơi.
Ai mà có nói lôi thôi,
Rằng tôi không đẹp, thì tôi chẳng cần

Đỗ Thanh dịch

5. THỨ NĂM (Пятое)

Vađim Sépnher

Tình yêu là thời gian thứ năm của một ngày đêm
Nó không phải buổi tối, ban đêm, ban ngày và buổi sớm
Anh đến - mặt trời chiếu rạng giữa đêm khuya.
Anh đi - buổi sáng biến thành tối đen.

Tình yêu là mùa thứ năm của năm


Nó không phải mùa xuân, mùa thu, mùa đông, mùa hạ.
Mà là cái mùa rất lạ
Tất cả là…. do anh.

Tinh yêu không giống cái gì trên trái đất.


Nó không phải tuổi ấu thơ, tuổi già, tuổi thiếu niên.
Tuổi trưởng thành, lúc con người sung sức nhất.
Tinh yêu là thời gian thứ năm của cuộc đời.
Đỗ Thanh dịch

295
6. KHÔNG

Ônga Bécgôn

Em nhớ lại chuyện ngày quá khứ


Khúc hát ngây thơ một thời thiếu nữ
Ngôi sao cháy bùng trên sông Nhê va.
Và tiếng chim kêu những buổi chiều tà

Năm tháng đắng cay hơn, năm tháng ngọt ngào hơn
Em mới hiểu bây giờ anh có lý
Dù chuyện xong rồi, anh đã xa cách thế
Em hát khúc xưa rồi, khóc cũng khác xưa

Lớp trẻ lớn lên giờ lại hát theo ta


Lại nhắp vị ngọt ngào thủa trước
Vãn sông Nhêva, chiều tà, ánh nước
Nhưng nghĩ cho cùng họ có lỗi dâu anh?

Bằng Việt dịch

E. THƠ HUNG

1. Hai bài thơ của Jozsef Atilia (Hung) do Tế Hanh dịch từ tiếng
Pháp

RU

Xem kìa người đẹp ru tôi,


Như là mặt nước ru hời khóm lau

296
Trong khi xanh ngắt trời cao,
Chiếc hôn gửi xuống qua màu lá xanh.
Ngày kia có lẽ mối tình,
Một người khác nữa này dành cho chăng?
Người ta lại sẽ ru nàng
Như nàng có lúc dịu dàng ru tôi.

Người đẹp ngày xưa


Nhớ sao người đẹp ngày xưa,
Bao nhiêu duyên dáng tiên vừa hiện ra
Cùng ta dạo giữa đồng hoa,
Nàng vui nhí nhảnh nhưng mà nghiêm trang.
Nàng cười, tôi thấy xốn xang,
Tình yêu đâu phải mơ màng của tôi
Chỉ mong gặp lại nàng thôi,
Nàng đi trong nắng hay ngồi dưới cây.
Nâng cầm quyển sách trên tay
Mùa thu những cụm lá dày xôn xao.
Nàng đứng lên gió thì thào,
Nàng như trong giấc chiêm bao bước đều.
Con đường hoa lá thân yêu,
Nàng đi, cây cũng nhìn theo gửi lời.
Như con nhớ mẹ chết rồi,
Tôi mong gặp lại con người xa xăm.
Vừa xa nhưng, lại rất gần,
Nàng như tan biến trong vầng nắng lên.

297
2. Mười bài thơ một câu

Weores Sándor (Hung)

I.
Bụi vội vàng, đá rỗi rãi.

II.
Gieo thịt, gặt xương.

III.
Hình hài nỗi nhớ là cái bóng.

IV.
Quá khứ là hình, tương lai là hương của hiện tại.

V.
Kẻ dối trá luôn rình người trung thực.

VI.
Anh chỉ là cái khung của chính mình.

VII.
Chúa trên người anh là nước mắt không rơi.

VIII.
Chúa trong anh là nụ cười vô tận.

IX.
Kẻ điên xét đoán anh bằng đầu của hắn.

X.
Người thông thái xét đoán anh bằng đầu của anh.

Trương Đăng Dung dịch từ tiếng Hung

298
3. Hai bài thơ của Sandqr Petôpphi

KHÓM HOA HỒNG Ở BÊN SƯỜN ĐỒI


Khóm hoa hồng ở bên sườn đồi
Thiên thần - Em hãy ngả xuống vai tôi
Hãy thì thầm với tôi những lời âu yếm
Rằng yêu tôi, dễ chịu quá thôi!

Sông Đuna ôm hình bóng mặt trời.


Nước run rẩy nỗi niềm sung sướng
Sông lặng lẽ ru mặt trời trong bóng nước
Như tối ru em, em của tôi ơi!

Ồ lạ sao lũ quỉ không bắt tôi.


Vì chưng tôi là kẻ vô thần!
Giờ đây tôi chắp tay cầu nguyện
Tai lắng nghe nhịp đập trái tim em.
Hà Huy Anh dịch
(Theo nguyên bản tiếng Hung)

LẠI ĐÂY NGỰA CỦA TA


Lại đây ngựa của ta, cho ta thắng yên cương!
Hôm nay ta cần đến với người thương
Khi chân ta vừa đặt lên bàn đạp
Tâm hồn ta đã ở bên em.

Chim bay nhanh về phía chim đôi;


Bỏ ta lại, cánh chim bay vội
Ngựa ta ơi, hãy cất cao vó mạnh
Hãy phi nhanh, thi với cánh chim.
Hà Huy Anh dịch
(Theo nguyên bản tiếng Hung)

299
G. CHÙM THƠ BẰNG VĂN XUÔI
Iếc-di Vôncơ (Tiệp Khắc)

1. NGƯỜI THỦY THỦ


Những giọt nước mắt của em giống như sợi dây xích nhưng dù
sao đêm nay anh vẫn phải ra đi. Em có nghe thấy không? Biển cả
đang rền rĩ, réo gọi.
Biển gọi và đêm nay anh sẽ ra đi.
Đừng ôm anh nữa! - Anh không muốn dứt khỏi vòng tay ấm áp
của em. Kìa, ánh trăng đang lấp lánh trên mặt nước phẳng lặng và
nước triều dâng đã tràn ngập bãi cát mịn màng.
Thôi, em đừng nhóm lửa trong lò mà phí công, vô ích. Ngay cả
hương thơm của cỏ mộc tê nở hoa lúc chúng ta yêu nhau cũng không
níu giữ được anh đâu.
Những con sóng mặn mà, trơn tuột đang gọi anh - những gợn
sóng đang lăn trên đầu chúng lời chào thăm của những miền đất
xa xôi.
Con tầu của anh đã thiếp ngủ mãi trong bến cảng yên tĩnh của
em, những sợi dây neo của nó đã mục nát cả rồi.
Đêm nay, anh sẽ ra đi.
Em ơi, đừng khóc nữa! Anh mang những giọt nước mắt của em
trong trái tim anh như mang một lỗi lầm oan ức, nhưng chúng nặng
đến nỗi sẽ nhấn chìm con tàu của anh ở nơi biển cả bát ngát xa lạ, đầy
bão tố.

2. MẸ
- Con ơi! Sao con lại ra đi giữa đêm tối? Con hãy lắng nghe tiếng
những hàng cây đang rên rỉ bên dưới cửa sổ nhà ta!.
- Mẹ nghe lầm đấy, mẹ ạ! Chúng đang ca hát đấy chứ, mẹ? Ánh
trăng bạc đang hôn chúng, mẹ ạ!.
- Ôi, mẹ rất lo cho con. Quân giết người cướp của đang rình rập
khách qua đường vào những đêm như đêm nay.

300
- Mẹ đừng lo, mẹ ạ! Trên những nẻo đường, con sẽ đi chỉ có
những Nàng Tiên kiều diễm đang dạo chơi. Họ đang đợi để ban
phước lành cho con.
- Mẹ không hiểu được những lời lẽ điên rồ của con. Tốt hơn là
con hãy ở lại bên lò lửa ấm áp! Ở đây thật là tuyệt!.
- Hôm nay, ở đây, trong căn nhà này con rất ngột ngạt vì cái mùi
vị do sự ẩm mốc của những bức tường cũ kỹ. Ngọn đèn thờ của mẹ
leo lét như ngọn nến trên ngôi mộ, còn ở nơi xa kia, có hàng triệu vì
sao đang tỏa sáng xuống cuộc sống bất tận. Thôi, con xin từ biệt mẹ!.

3. TRĂNG

Em nên biết rằng đêm nay anh muốn đến để hát bên dưới cửa sổ
phòng em.
Có lần, anh đã hứa như vậy giữa những cái hôn, lúc anh đã cảm
nhận được hết vẻ đẹp trên thân thể và trong trái tim em.
Nhưng những lời hứa trong lúc hôn nhau cũng dễ vỡ như
thủy tinh.
Anh đã không đến. Mặt trăng đã quyến rũ anh. Cái mặt trăng
mơ màng ở trên cao đang mỉm cười khó hiểu, cái mặt trăng xa xôi,
không sao với tới được.
Suốt đêm, mặt trăng đã quyến rũ anh, nhưng nó còn xa lạ đối
với anh. Rồi mặt trăng tối lại, ngã xuống vòng tay đang đón đợi của
những rặng núi xa mờ.
Chính ở nơi đó đã ẩn giấu cái điều bí ẩn của tình yêu bất tận,
muốn nhận thức nhưng không bao giờ nhận thức được.

4. BỨC THƯ

Nép mình trong bóng tối, tôi cứ dõi nhìn mãi theo cô gái. Cửa sổ
phòng cô sáng đến nỗi tự nhiên tôi bước chậm lại.
Tôi đã nhận ra là cô đang viết thư.

301
Bàn tay cô run lên như trái tim tôi. Sự dịu dàng trong mắt cô
khiến cho ngay cả đêm tối lúc đi qua cửa sổ phòng cô cũng sửng sốt
ngó vào.
Cô viết xong thư, dán phong bì lại, chạy xuống phía dưới nhẹ
nhàng như ánh trăng. Ôi, cái tiếng chìa khóa kêu ken két trong ổ
khóa rỉ mới đáng sợ làm sao! Hẳn là cái tiếng ken két đó đã làm cô
nhớ tới giọng nói của những người đàn ông muốn chiếm lĩnh trái tim
cô, nhưng lại hoàn toàn không hiểu thế nào là tình yêu. Cô run lên.
Cô chạy vụt qua người tôi, bỏ lá thư vào hòm thư rồi quay trở
về, để lại trên đường phố bụi bặm cái mùi thơm ngào ngạt của những
bông hoa mới nở.
Tất cả sự việc đó diễn ra một cách êm đẹp, đến nỗi thậm chí tôi
không thấy ghen với cái người đã làm cho cửa sổ phòng của cô sáng
mãi giữa đêm khuya.
Đỗ Thanh dịch từ tiếng Nga

5. SOMLYÓ GYÕRGY (Hungari)


Chuyện kể về bông hoa
Tôi đi lại trong phòng ngồi trên ghế cạnh chiếc bàn lật từng
trang sách. Tôi hút thuốc, uống một ngụm rượu và tìm lời tìm chữ...
Bông mẫu đơn màu hồng đứng bất động trong lọ hoa. Lấy áo
khoác, ra khỏi nhà, tôi chạy theo công việc vẫn tưởng là của mình.
Tôi trở lại nhà...
Bông mẫu đơn vẫn đứng đó, hướng về tôi và nhìn bằng đầu
cánh hoa to.
Hoa chăm chú nhìn lôi không biết chán, cánh xòe ra như mắt mở
to, như một cái loa, như cửa sổ lớn của nhà thờ Đức Bà...
Tôi phải biểu hiện mình như thế nào đây?
Bông mẫu đơn không muốn biểu hiện mình, hoa đồng nhất với
chính nó mà không cần gì thêm nữa. Hoa đẹp là bởi vậy.
Hết thẩy đều nhậy cảm. Nếu tôi đi ngang qua, những bước chân
nhẹ nhàng cũng đủ làm các cánh hoa rùng mình hốt hoảng.

302
Có phải tôi khát khao cuộc đời cây cỏ? Có phải tôi khát khao
niềm an ủi của vô thức cỏ cây chứ không phải của con người?
Không. Chính tôi phải hồn nhiên được như bông hoa ấy!
Tôi không muốn trở thành bông hoa, tôi chỉ muốn làm người
được như bông hoa vẫn làm hoa.
Bông mẫu đơn màu hồng...

Trương Đăng Dung dịch từ tiếng Hung

6. KHỔ 52: TRONG TẬP THƠ "LỜI DÂNG"


CỦA RABINDRANATH TAGORE
Em định bụng hỏi anh - Song lại không dám - vòng hoa hồng
anh quàng trên cổ ấy mà. Cứ thế em chờ cho đến sáng, khi anh đã đi
rồi, mới tìm vài cánh hoa trên giường ngủ. Như một người hành
khất, em lục lọi, lúc bình minh, dù chỉ tìm một cánh hoa lạc lõng.
Ôi chao! Em đã thấy gì nhỉ? Dấu hiệu nào tình yêu của anh còn
để lạỉ? Chẳng phải hoa tươi, chẳng phải hương nồng đượm hay bình
nước thơm tho. Mà là thanh kiếm oai hùng long lanh như ánh lửa,
nặng nề như sấm rền. Ánh sáng non dọi ban mai lọt qua cửa sổ, trải
đậm trên giường anh nằm. Chim đầu ngày líu lo cất tiếng hỏi - Này,
hỡi người đàn bà, đã thấy gì thế hở? Không, chẳng phải hoa tươi,
hương nồng đượm hay bình nước thơm tho - Mà chỉ là thanh kiếm
khủng khiếp, oai hùng.
Em ngồi trầm tư tự hỏi - Tặng vật này anh cho em là gì nhí? Em
không thể tìm nơi cất giấu. Đeo vào người, mảnh mai như em, em
thấy ngượng ngùng; khi ép vào lòng, em thấy nhói đau. Tuy nhiên,
trong tim mình em sẽ mang mãi vinh dự này, tặng vật của gánh nặng
đớn đau anh trịu tặng.
Từ đây thôi hết hãi hùng đời dành cho em. Trong mọi đấu tranh
em gặp, em sẽ là người chiến thắng. Anh đã đổ lại cho em sự chết
làm bạn đồng hành, em sẽ lấy đời mình làm vương miện phong Vua
người ấy. Kiếm anh cho sẽ theo cắt mọi mắt xích xiềng. Từ đây thôi
hết hãi hùng đời dành cho em.

303
Từ đây em bỏ hết trang sức tầm thường. Hỡi Hoàng tử của lòng
em, thôi nhé, với em hết rồi chờ đợi, hết rồi nhỏ lệ trong xó tối âm u,
hết rồi thẹn thùng, bẽn lẽn và hết rồi duyên đáng dịu dàng. Anh đã
cho em kiếm sắc làm vật điểm trang. Từ đây thôi hết làm đỏm con gái
ngây thơ!

304
286

You might also like