You are on page 1of 2

Nguồn gốc của lúa gạo

Lúa gạo là nguồn lương thực quan trọng không chỉ riêng với Việt Nam mà còn với cả
thế giới, với khoảng hơn 3 tỷ người tiêu thụ - chiếm hơn một nửa dân số toàn cầu và
được trồng ở 113 nước khác nhau trên thế giới. Gạo không chỉ góp phần bảo đảm an
ninh lương thực quốc gia mà còn đem lại nguồn thu nhập cho hàng triệu người dân
nông thôn và bảo vệ môi trường. Tuy nhiên thì vẫn còn nhiều tranh cãi xung quanh
vấn đề nguồn gốc của lúa gạo vì nó xuất hiện trong thời kỳ sơ khai của lịch sử. Theo
như một số nghiên cứu ở Việt Nam và ở nước ngoài, vào khoảng thời điểm 8000 năm
trước công nguyên trong nền văn hóa Hòa Bình, những người tiền sử cư trú ở đây có
thể đã biết cách thu lượm được các hạt lúa dại để làm thức ăn, bên cạnh đó là các cây
họ đậu và rau củ khác, và theo như thuyết đa trung tâm được nghiên cứu bởi Viện
Nghiên cứu lúa gạo quốc tế - IRRI và những nhà khoa học khác thì miền Bắc Việt
Nam có thể là một trong những nơi đầu tiên có nguồn gốc trồng lúa ở Châu Á. Trong
hơn mấy nghìn năm qua, cây lúa đã phát triển từ một loại cây hoang dại cho tới giống
cây hiện đại ngày nay và tác động đến mọi mặt của đời sống xã hội cũng như cuộc
sống con người, trong khi đó thì nền văn minh Việt Nam mới chỉ có những bước tiến
chậm chạp, bắt đầu từ sự xuất hiện của các bộ lạc vào cuối thời kỳ đồ đá mới đã biết
cách trồng lúa, rồi tiếp đến là nền văn minh lúa nước trong suốt khoảng thời gian tạo
dựng nên nhà nước sơ khai, tiếp nữa là thời kỳ Bắc thuộc gắn với việc sản xuất lúa
gạo truyển thống, và cuối cùng là sự phân phối lúa gạo hiện đại diễn ra trong thời kỳ
công cuộc Cách Mạng Xanh gần đây và cải cách kinh tế.
Do đó, gạo là nhu cầu thực phẩm thiết yếu đối với người Việt Nam. Ở Việt Nam, gạo
được xem như không chỉ mang lại giá trị dinh dưỡng mà còn mang một bản sắc riêng
về văn hóa và chính trị không thể tách rời của xã hội. Có rất nhiều những lễ hội địa
phương và các nghi thức tôn vinh giá trị cộng đồng của loại cây này. Trong hơn 3000
năm qua, cuộc sống của người dân Việt Nam luôn gắn với sản lượng gạo thu hoạch
được hằng năm, những vụ mùa bội thu mang lại sự phồn vinh, thịnh vượng cho họ
trong khi chỉ một vụ mất mùa kết hợp với giá tăng cao lại gây ra nạn đói lan rộng ra
tận những vùng sâu vùng xa cùng với sự bất ổn đinh về chính trị xã hội ở những vùng
xung quanh đó. Trong suốt hai thập kỷ qua, những cải cách kinh tế và cuộc cách mạng
xanh mới kết thúc gần đây không chỉ giúp các nước tiến bộ hơn trong việc đảm bảo an
ninh lương thực, mà đồng thời còn giúp cải thịện được nền kinh tế thông qua việc xuất
khẩu gạo ra nước ngoài. Tuy vậy, những chính sách quốc gia thường là có lợi cho
người tiêu dùng và thị trường xuất khẩu mà không phải là những người nông dân đang
sống ở các vùng nông thôn.

Những thách thức hiện nay đối với các nhà lãnh đạo, chuyên gia hoạch định và các
nhà khoa học đó là phải phải nâng cao được hiệu quả và năng suất của hệ thống sản
xuất lúa gạo hiện tại, hay việc cải thiện chất lượng cuộc sống của người nông dân, bảo
tồn được những nguồn tài nguyên thiên nhiên và ứng phó nhanh chóng đối với sự thay
đổi khí hậu toàn cầu.

Group: 1) Vũ Hồng Nhung


2) Nguyễn Thị Hoàng Liên
3) Lê Quỳnh Trang
4) Phạm Thị Nhung
5) Nguyễn Thị Kiều Trang

You might also like