You are on page 1of 7

Các đại dương

Đại dương là nơi chứa một lượng nước (nước muối) lớn trên trái đất. Đại dương có diện tích 361 triệu km²
chiếm 75% bề mặt Trái Đất. Ban đầu chỉ có một đại dương duy nhất mà thôi vì ban đầu phần đất liền của
Trái Đất cũng là một khối thống nhất. Nhưng sau khi các mảng lục địa được tách ra như bây giờ (thuyết lục
địa trôi) thì các đậi dương do vậy mà cũng được chia ra thành 5 phần nhỏ hơn là: Thái Bình Dương, Đại Tây
Dương, Ấn Độ Dương, phần phía Nam cực và phần thứ năm nằm ở phía cực Bắc(Antarctic and Arctic
Oceans).Tuy nhiên hai phần Nam và Bắc cực đều được gọi chung là Bắc Băng Dương và do vậy chúng ta
đều biết đến tên của bốn đậi dương đó là:

• Thái Bình Dương (lớn nhất)(179,7 triệu km²)


• Đại Tây Dương (106,2 triệu km²)
• Ấn Độ Dương(74,9 triệu km²)
• Bắc Băng Dương

Thái Bình Dương (theo tiếng Latinh: Mare Pacificum, được đặt tên bởi nhà thám hiểm
Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan), là đại dương lớn nhất thế giới, bao phủ một phần ba bề mặt Trái Đất, với
diện tích 179,7 triệu km² (69,4 triệu dặm vuông). Nó trải dài khoảng 15.500 km (9.600 dặm) từ biển Bering
trong vùng Bắc cực đến gần biển Ross của Nam cực (mặc dù đôi khi khu vực ven châu Nam Cực được gọi
là Nam Đại Dương). Thái Bình Dương có chiều rộng đông-nam lớn nhất tại vĩ tuyến 5° bắc, nơi nó trải dài
19.800 km (12.300 dặm) từ Indonesia đến bờ biển Colombia. Ranh giới phía tây của biển này thường được
đặt tại eo biển Malacca. Điểm thấp nhất trái đất tại vực Mariana nằm ở dộ sâu 10.911 m dưới mặt nước.

Thái Bình Dương có khoảng 25.000 đảo (hơn số đảo của các biển khác hợp lại), phần lớn nằm phía nam của
đường xích đạo.

Dọc theo lề Thái Bình Dương có nhiều biển nhỏ, biển lớn nhất là biển Celebes, biển Coral, biển Đông Trung
Hoa (East China Sea), biển Nhật Bản, biển Đông (South China Sea), biển Sulu, biển Tasman và Hoàng Hải.
Eo biển Malacca nối Thái Bình Dương với Ấn Độ Dương về hướng tây, và eo biển Magellan nối Thái Bình
Dương với Đại Tây Dương về hướng đông.

Nhà thám hiểm người Bồ Đào Nha Ferdinand Magellan đã đặt tên cho biển này. Trong suốt cuộc hành trình
của ông từ eo biển Magellan đến Philippines, Magellan đã không gặp trở ngại. Tuy nhiên, Thái Bình Dương
không phải lúc nào cũng "thái bình". Nhiều cơn bão đã tàn phá nhiều đảo trên Thái Bình Dương và các khu
vực đất liền ven biển có nhiều núi lửa và thường có động đất. Sóng thần, do động đất dưới đáy biển gây ra,
đã tàn phá nhiều đảo và phá hủy nhiều làng mạc.

Đáy biển Thái Bình Dương

Đáy biển ở lòng chảo trung tâm Thái Bình Dương tương đối đồng đều, các khu vực sâu thẳm với độ sâu
trung bình khoảng 4270 m. Sự khác biệt ở khu vực lòng chảo là các ngọn núi dưới mặt nước độ dốc lớn và
đỉnh bằng. Phần phía tây của nền gồm các rặng núi mọc lên trên mặt biển tạo thành các hòn đảo, như đảo
Solomon và New Zealand, và các vực sâu, như vực Mariana, vực Philippine, và vực Tonga. Hầu hết các vực
nằm sát với rìa ngoài của thềm lục địa phía tây rộng lớn

Theo rìa phía đông của lòng chảo Thái Bình Dương là một phần của dãy núi miền trung của đại dương.
Khỏang 3000 km trải dài, khỏang 3km trên mặt nền đại dương bện cạnh

Đại Tây Dương


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Đại Tây Dương là đại dương lớn thứ 2 trên Trái Đất và chiếm khoảng 1/5 diện tích hành tinh, được bao
quanh bởi châu Mỹ về phía Tây, châu Âu và châu Phi về phía Đông. Nó được nối liền với Thái bình dương
bởi Bắc Băng Dương về phía Bắc và hành lang Drake về phía Nam. Đại tây dương còn ăn thông với Thái
bình dương qua một công trình nhân tạo là kênh đào Panama, và được ngăn với Ấn Độ Dương bởi kinh
tuyến 20 độ Đông. Nó được ngăn cách với Bắc băng dương bởi một đường kéo dài từ Greenland đến Tây
bắc của Iceland và từ phía Đông bắc của Iceland đến cực Nam của Spitsbergen và North Cape về phía Bắc
của Na uy. Đại Tây Dương có hình chữ S kéo dài từ Bắc xuống Nam và được chia ra làm hai phần: Bắc và
Nam Đại Tây Dương bởi dòng nước ngược vùng xích đạo vào khoảng 8 vĩ độ Bắc.

Đại Tây Dương có một bờ biển khúc khuỷu với rất nhiều vịnh và biển như: biển Ca-ri-bê, vịnh Mễ tây cơ,
vịnh St. Lawrence, Địa Trung Hải, biển Đen, biển Bắc, biển Labrador, biển Baltic, và biển Na uy-Greenland.

Ấn Độ Dương
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Ấn Độ Dương có diện tích 75.000.000 km2. Đại dương này về hướng Bắc được giới hạn bởi bán đảo Ấn
Độ, Pakistan và Iran, về hướng Đông bởi Đông Nam Á (cụ thể là Myanma, Thái Lan, Malaysia, Indonesia)
và châu Đại Dương), về phía Tây bởi bán đảo Ả Rập và châu Phi. Ấn Độ Dương mở tại hướng Nam và giáp
Nam Băng Dương.

Theo quy ước quốc tế, ranh giới giữa Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương nằm ở kinh tuyến 20° Đông, và ranh
giới với Thái Bình Dương nằm ở kinh tuyến đi ngang qua đảo Tasmania. Ấn Độ Dương chấm dứt chính xác
tại vĩ tuyến 60° Nam và nhường chỗ cho Nam Đại Dương.

Nam Đại Dương


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Nam Đại Dương là một vùng nước bao quanh một châu lục là châu Nam Cực. Nó là đại dương lớn thứ tư
và được xác định muộn nhất, chỉ được chấp thuận bằng quyết định của Tổ chức thủy văn quốc tế (IHO) năm
2000, mặc dù thuật ngữ này đã được sử dụng rất lâu và mang tính truyền thống trong các nhà hàng hải. Sự
thay đổi này phản ánh những phát kiến gần đây trong lĩnh vực hải dương học về tầm quan trọng của các
dòng hải lưu. Trước đây thì Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương được coi là mở rộng tới tận
châu Nam Cực, định nghĩa này hiện nay vẫn còn được một số tổ chức địa lý sử dụng, trong đó có cả Hiệp
hội Địa lý Quốc gia (NGS) của Mỹ.
Địa lý

Về mặt địa lý hải dương học nó được định nghĩa như là một đại dương gắn liền với dòng hải lưu quanh châu
Nam Cực, là dòng hải lưu lưu thông xung quanh châu Nam Cực. Nó bao gồm biển Amundsen, biển
Bellingshausen, một phần của hành lang Drake, biển Ross, một phần nhỏ của biển Scotia và biển Weddell.
Tổng diện tích của nó là 20.327.000 km² và đường bờ biển kéo dài 17.968 km.

Các tọa độ địa lý của nó về danh nghĩa là 65°00′ nam và 0°00′ đông, nhưng Nam Đại Dương có nét đặc biệt
duy nhất do người ta vẫn coi nó như là một vùng nước lưu thông lớn có dạng vòng tròn bao quanh châu
Nam Cực; vòng tròn này nằm giữa vĩ tuyến 60° nam và bờ biển của châu Nam Cực cũng như nó chứa đựng
đủ 360° tính theo kinh độ.

Tuy nhiên, định nghĩa này không phải là phổ biến. Tại Úc thì Nam Đại Dương được định nghĩa giống như
định nghĩa của IHO nhưng có bao gồm toàn bộ vùng nước còn lại nằm giữa châu Nam Cực và các bờ biển
phía nam của Úc và New Zealand cũng như được thể hiện trên bản đồ giống như vậy. Cụ thể, các bản đồ bờ
biển của Tasmania và Nam Úc luôn luôn đánh dấu các khu vực biển là Nam Đại Dương mà không bao giờ là
Ấn Độ Dương.

Bản đồ chỉ ra định nghĩa của Úc về Nam Đại Dương (định dạng PDF)

Nam Đại Dương được hình thành về mặt địa lý hải dương học khi châu Nam Cực và Nam Mỹ chuyển động
ra xa tạo ra hành lang Drake và dòng hải lưu quanh châu Nam Cực đã được tạo ra khoảng 30 triệu năm
trước, điều này làm cho đại dương này trẻ hơn nhiều so với các đại dương khác.

Điểm được lựa chọn chủ yếu là hành lang Drake. Frông vùng cực (vùng hội tụ Nam Cực) là định nghĩa tự
nhiên tốt nhất cho sự mở rộng về hướng bắc của Nam Đại Dương; nó là khu vực đặc biệt ở giữa dòng hải
lưu quanh châu Nam Cực làm tách bạch các vùng nước rất lạnh ở bề mặt xung quang vùng cực ở phía nam
với các vùng nước ấm ở phía bắc; frông và dòng hải lưu mở rộng xung quanh toàn bộ châu Nam Cực, đạt tới
phía nam của vĩ tuyến 60° nam gần New Zealand và gần với 48° nam khi nam Đại Tây Dương trùng khớp
với đường cực đại của các luồng gió tây.

Khu vực bị đóng băng dao động theo từng năm.


Khí hậu

Nhiệt độ nước biển dao động từ 28 đến 50°F (-2 đến 10°C). Các trận bão, gió xoáy di chuyển theo hướng
đông xung quanh châu Nam Cực và thông thường là mạnh do sự chênh lệch nhiệt độ giữa các vùng đóng
băng và đại dương. Khu vực đại dương từ khoảng vĩ tuyến 40° nam cho tới vòng Nam Cực về trung bình là
có các trận gió mạnh nhất trên Trái Đất. Về mùa đông đại dương bị đóng băng tới vĩ tuyến 65° nam ở khu
vực Thái Bình Dương và 55° nam ở khu vực Đại Tây Dương, làm hạ nhiệt độ bề mặt xuống dưới 0°C; tại
một số điểm bờ biển do gió thổi liên tục từ phía trong đã làm cho đường bờ biển không bị đóng băng trong
mùa đông.

Địa hình

Nam Đại Dương là một đại dương khá sâu với độ sâu từ 4.000 đến 5.000 mét tại phần lớn các khu vực của
nó, với một diện tích hữu hạn các vùng nước nông. Thềm lục địa Nam Cực nói chung là hẹp và sâu bất
thường, các gờ của nó nằm ở độ sâu từ 400 đến 800 m (trung bình toàn cầu chỉ khoảng 133 m). Các vùng
đóng băng của Nam Cực dao động từ ít nhất là 2,6 triệu km² vào tháng 3 tới khoảng 18,8 triệu km² vào
tháng 9, gấp khoảng 7 lần khi nhỏ nhất. Dòng hải lưu quanh châu Nam Cực (dài 21.000 km) chuyển động
liên tục về hướng đông; nó là dòng hải lưu lớn nhất thế giới, đem theo 130 triệu m³ nước trên giây - 100 lần
lớn hơn lưu lượng của tất cả các dòng sông trên thế giới.

Các cao độ

• Điểm thấp nhất: -7.235 m tại phần phía nam của rãnh Sandwich Nam, tại 60°00' nam, 0°24' tây
• Điểm cao nhất: mực nước biển 0 m

Các nguồn tài nguyên thiên nhiên

• Có thể có các mỏ dầu mỏ và hơi đốt lớn và khổng lồ nằm trên rìa lục địa.
• Trầm tích mangan
• Có thể có các lớp sa khoáng
• Cát và sỏi
• Nước ngọt trong dạng các núi băng
• Các động vật như mực ống, cá voi, hải cẩu, nhuyễn thể và nhiều loài cá.

Các nguy hiểm tự nhiên

Các núi băng khổng lồ cao tới vài trăm mét; các phần tách ra của các núi băng hay các đồi băng; các lớp
băng trên mặt biển (nói chung dày 0,5 tới 1 m), đôi khi có các biến động ngắn hạn và với sự dao động mạnh
trong năm hay giữa các năm; thềm lục địa sâu được bao phủ bởi các trầm tích từ thời kỳ băng hà dao động
mạnh trên một khoảng cách nhỏ; gió to và sóng lớn trong nhiều thời gian của năm; việc vận tải gặp khó khăn
do bị băng che phủ, đặc biệt từ tháng 5 đến tháng 10; phần lớn các khu vực là thiếu các nguồn tìm kiếm và
cứu hộ.

Môi trường

Các vấn đề hiện tại

• Sự tăng cường của bức xạ tia cực tím từ Mặt Trời tạo ra lỗ thủng ôzôn trên bầu trời Nam Cực đã làm
suy giảm khả năng sinh sản của thực vật phù du tới 15% và làm tổn thương DNA của một số loài cá.
• Việc đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không báo cáo và không điều tiết, đặc biệt là sự đánh bắt loài cá
vược Patagoni (Dissostichus eleginoides) từ 5 đến 6 lần nhiều hơn mức cho phép đã ảnh hưởng tới
khả năng duy trì của loài này.
• Tỷ lệ tử vong cao của các loài chim biển do các lưới đánh bắt hải sản lớn.
• Quần thể hải cẩu lông (phân họ Arctocephalinae) hiện nay được bảo vệ nhưng vẫn đang suy giảm số
lượng do sự khai thác cạn kiệt trong các thế kỷ 18 và 19.

Các hiệp ước quốc tế

Nam Đại Dương là chủ thể của mọi hiệp ước quốc tế liên quan tới các đại dương trên thế giới. Ngoài ra, nó
còn là chủ thể của các thỏa ước liên quan tới khu vực như: Ủy ban nghề săn cá voi quốc tế (cấm săn bắt cá
voi cho mục đích thương mại ở phía nam của vĩ tuyến 40° nam (ở phía nam của vĩ tuyến 60° nam trong khu
vực nằm giữa 50° tới 130° tây); Hiệp ước về bảo tồn hải cẩu Nam Cực (giới hạn việc săn bắt); Hiệp ước về
bảo tồn các nguồn sinh vật biển Nam Cực (điều tiết việc đánh cá)...

• Lưu ý: Nhiều quốc gia cấm thăm dò và khai thác các nguồn khoáng sản ở phía nam của frông vùng
cực (vòng hội tụ Nam Cực).

Tổng quan về kinh tế

Nghề đánh bắt hải sản trong vụ 1998-1999 (1 tháng 7 tới 30 tháng 6) đánh bắt 119.898 tấn, trong đó 85% là
các loài nhuyễn thể và 14% là cá vược Patagoni. Các hiệp ước quốc tế đã được thông qua cuối năm 1999 để
làm giảm việc đánh bắt hải sản bất hợp pháp, không thông báo và không điều tiết. Trong mùa hè 1998-1999
đã có 10.013 du khách tới châu Nam Cực, phần lớn trong số họ là đi theo đường biển để tới thăm Nam Đại
Dương và châu Nam Cực, so với chỉ có 9.604 trong mùa trước. Gần 16.000 du khách đã tới trong mùa 1999-
2000.

Các cảng và cầu cảng

Căn cứ Esperanza, trạm Mawson, trạm McMurdo, trạm Palmer, căn cứ Scott và các chỗ neo tàu xa bờ ở
Nam Cực.

• Lưu ý:Có rất ít cảng và cầu cảng tồn tại ở phía nam của Nam Đại Dương; các điều kiện băng giá đã
giới hạn việc sử dụng chúng chỉ trong thời gian giữa mùa hè ngắn ngủi; thậm chí ngay cả thời gian
đó thì một số cảng cũng không thể vào được nếu không có tàu phá băng đi kèm; phần lớn các cảng
Nam Cực được điều hành bởi các trạm nghiên cứu của nhà nước một số quốc gia và ngoại trừ
trường hợp khẩn cấp thì không mở cho các tàu thuyền cá nhân hay thương mại; các tàu thuyền ở bất
kỳ cảng nào nằm ở phía nam vĩ tuyến 60° nam đều là chủ thể của việc kiểm tra theo Hiệp ước châu
Nam Cực.

Vận tải

Hành lang Drake tạo ra một lối đi khác để vận chuyển theo đường hàng hải đối với kênh đào Panama

Châu Nam Cực


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Vị trí châu Nam Cực trên bản đồ thế giới


Ghép từ ảnh chụp vệ tinh lục địa châu Nam Cực

Một trạm ở châu Nam Cực

Chim cánh cụt ở châu Nam Cực

Châu Nam Cực là một lục địa nằm xung quanh Nam Cực của Trái Đất. Đây là nơi lạnh nhất trên Trái Đất
và thường xuyên được bao phủ gần như toàn bộ bởi băng.

Dấu vết con người

Các bằng chứng lịch sử được công nhận rộng rãi cho biết lục địa này đã được con người nhìn thấy lần đầu
vào năm 1820 và đổ bộ lên vào năm 1821. Trước đó đã có một bản đồ của đô đốc Piri Reis vẽ vào năm 1513
cho thấy một lục địa phía nam có bờ biển gần giống châu Nam Cực.

Có một giả thiết cho rằng châu Nam Cực đã từng có người ở, dựa theo bằng chứng về bản đồ châu này đã có
từ thế kỷ 16, được lập bởi đô đốc Piri Reis, thuộc hạm đội của đế quốc Ottoman, sống vào nửa đầu thế kỷ
16.[1]

Địa lí

Châu Nam Cực có diện tích khoảng 13.200.000 km2. Nó không có dân số cố định. Nó có độ cao trung bình
lớn nhất và độ ẩm thấp nhất trong số các lục địa trên Trái Đất. Nhiệt độ lạnh nhất đo được là âm 89,5 độ C
tại Vostok, trạm cao nhất có con người làm việc. Nhiệt độ trên bình nguyên Nam cực khoảng âm 60°C trong
suốt nửa năm liền. Đó là mùa đông địa cực. Sau đó, chuyển sang mùa hè (khoảng từ giữa tháng 12 năm này
tới giữa tháng 1 năm sau) với nhiệt độ có thể lên tới âm 30°C. Lượng tuyết rơi hàng năm tại điểm Cực Nam
chưa tới 2,5 cm (quy ra mực nước). Còn ở Bán đảo Nam cực, lượng này là 90 cm.

Một đặc điểm khác thường ở Nam cực là, ở gần mặt đất, nhiệt độ tăng lên dần theo độ cao. Trong khi ở các
vùng địa lý khác, trong tầng đối lưu, càng lên cao, nhiệt độ càng giảm. Sự khác biệt về nhiệt độ có thể lên tới
30°C trong vòng 100 mét độ cao.

Ngày 4 tháng 6 năm 2006, các nhà địa chất học đưa ra giả thuyết rằng một hố lớn được tìm thấy dưới dải
băng tại Wilkes Land có liên quan tới Sự kiện Permi-Trias, sự kiện tuyệt chủng lớn nhất trong lịch sử Trái
Đất.

Bắc Băng Dương


Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Bắc Băng Dương

Bắc Băng Dương là đại dương nhỏ nhất trong năm đại dương của Trái Đất .

Nó là một phần của cực Bắc, nơi đây băng tuyết bao phủ quanh năm. Có diện tích 14.090.000 km² và có
chiều sâu trung bình 1.038 mét. Bao quanh bởi các vùng đất của Liên bang Nga, Hoa Kỳ (vùng Alaska),
Canada, Na uy, Đan Mạch (vùng Greenland).

You might also like