You are on page 1of 11

Câu hỏi ôn tập môn Hệ Hỗ trợ ra quyết định

1) Trình bày các giai đoạn của quá trình ra quyết định
Các bước của quá trình ra quyết định: 2 điểm
1. Nhận định: tìm kiếm các tình huống dẫn đến việc phải ra quyết định; nhận dạng các vấn đề, nhu cầu,
cơ hội, rủi ro...
2. Thiết kế: Phân tích hướng tiếp cận để giải quyết vấn đề, đáp ứng các nhu cầu, tận dụng các cơ hội,
hạn chế rủi ro.
3. Lựa chọn: Cân nhắc và đánh giá từng giải pháp, đo lường hậu quả từng giải pháp và chọn giải pháp
tối ưu.
4. Tiến hành ra quyết định: Thực hiện giải pháp đã lựa chọn, theo dõi kết quả và điều chỉnh khi thấy
cần thiết.

2) Trình bày định nghĩa Hệ hỗ trợ ra quyết định


Hệ hỗ trợ ra quyết định là hệ thống máy tính tương tác nhằm giúp người ra quyết định sử dụng dữ liệu
và mô hình nhằm giải quyết các vấn đề phi cấu trúc (lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, lựa chọn các
phương án theo các tiêu chuẩn xác định…). (1 điểm)

3) Trình bày các tiêu chí phân loại hệ hỗ trợ ra quyết định và mô tả một số loại hệ HTRQĐ.
Theo DSS- Glossary:

Có tất cả 5 loại Hệ hỗ trợ ra quyết định:

- Hướng giao tiếp (Communication – Drive DSS)

- Hướng dữ liệu (Data-Driven DSS)

- Hướng tài liệu (Document-Driven DSS)

- Hướng tri thức (Knowledge-Driven DSS)

- Hướng mô hình (Model-Driven DSS)

Hướng giao tiếp: Hệ hỗ trợ ra quyết định sử dụng mạng và công nghệ viễn thông để liên lạc và cộng
tác. Công nghệ viễn thông bao gồm Mạng cục bộ (LAN – Local Area Network), mạng diện rộng
(WAN), Internet, ISDN, mạng riêng ảo … là then chốt trong việc hỗ trợ ra quyết định. Các ứng dụng
của hệ hỗ trợ ra quyết định hướng giao tiếp là phần mềm nhóm (Groupware), hội thảo từ xa
(Videoconferencing), bản tin (Bulletin Boards) ….

Hướng dữ liệu: Hệ hỗ trợ ra quyết định dựa trên việc truy xuất và xử lý dữ liệu. Phiên bản đầu tiên
được gọi là Hệ chỉ dành cho việc truy xuất dữ liệu (Retrieval-Only DSS), kho dữ liệu (DatawareHouse)
là một cơ sở dữ liệu tập trung chứa thông tin từ nhiều nguồn đồng thời sẵn sang cung cấp thông tin cần
thiết cho việc ra quyết định, OLAP có nhiều tính năng cao cấp vì cho phép phân tích dữ liệu nhiều
chiều, ví dụ dữ liệu bán hang cần phải được phân tích theo nhiều chiều như theo vùng, theo sản phẩm,
theo thời gian, theo người bán hàng.

Hướng tài liệu: Hệ hỗ trợ ra quyết định dựa trên việc truy xuất và phân tích các văn bản, tài liệu ….
Trong một công ty, có thể có rất nhiều văn bản như chính sách, thủ tục, biên bản cuộc họp, thư tín…
Internet cho phép truy xuất các kho tài liệu lớn như kho văn bản, hình ảnh, âm thanh…. Một công cụ
tìm kiếm hiệu quả là một phần quan trọng đối với các Hệ hỗ trợ ra quyết định dạng này.

Hướng tri thức: Hệ hỗ trỡ quyết định có thể đề nghị và đưa ra những tư vấn cho người ra quyết định.
Những hệ này là các hệ chuyên gia với một kiến thức chuyên ngành cụ thể, nắm vững các vấn đề trong
chuyên ngành đó và có kỹ năng để giải quyết những vấn đề này. Các công cụ khai thác dữ liệu cũng có
thể dùng để tạo ra các hệ dạng này.

Theo Holsapple và Whinston (1996):

Phân ra 6 loại Hệ hỗ trợ ra quyết định:

- Hướng văn bản (Text-Oriented DSS)

- Hướng cơ sở dữ liệu (Database-Oriented DSS)

- Hướng bản tính (Spreasheet-Oriented DSS)

- Hướng người giải quyết (Solver-Oriented DSS)

- Hướng luật (Rule-Oriented DSS)

- Hướng kết hợp (Compound DSS)

Hướng văn bản: Thông tin (bao gồm dữ liệu và kiến thức) được lưu trữ dưới dạng văn bản. Vì vậy hệ
thống đòi hỏi lưu trữ và xử lý các văn bản một cách hiệu quả. Các công nghệ mới như Hệ quản lý văn
bản dựa trên web, Intelligent Agents có thể được sử dụng cùng với hệ này.

Hướng cơ sở dữ liệu: Cơ sở dữ liệu đóng vai trò chủ yếu trong hệ này. Thông tin trong cơ sở dữ liệu
thường có cấu trúc chặt chẽ, có mô tả rõ ràng. Hệ này cho phép người dùng truy vấn thông tin dễ dàng
và rất mạnh về báo cáo.

Hướng bản tính: Một bản tính là một mô hình để cho phép người dùng thực hiện việc phân tích trước
khi ra quyết định. Bản tính có thể bảo gồm nhiều mô hình thống kê, lập trình tuyến tính, mô hình tài
chính… Bản tính phổ biến nhất đó là Microsoft Excel. Hệ này thường được dùng rộng rãi trong các hệ
liên quan tới người dùng cuối.

Hướng người giải quyết: Một trợ giúp là một giải thuật hay chương trình để giải quyết một vấn đề cụ
thể chẳng hạn như tính lượng hàng đặt tối ưu hay tính toán xu hướng bán hàng. Một số trợ giúp khác
phức tạp như là tối ưu hóa đa mục tiêu. Hệ này bao gồm nhiều trợ giúp như vậy
Hướng luật: Kiến thức của hệ này được mô tả trong các quy luật thủ tục hay lí lẽ. Hệ này còn được gọi
là hệ chuyên gia. Các quy luật này có thể là định tính hay định lượng. Ví dụ như hướng dẫn không lưu,
hướng dẫn giao thông trên biển, trên bộ…

Hướng kết hợp: Một hệ tổng hợp có thể kết hợp hai hay nhiều hơn trong số năm hệ trên.

4) Mô tả và nêu ý nghĩa phân hệ quản trị CSDL trong hệ hỗ trợ ra quyết định (HTRQĐ). Trình bày ví dụ
minh hoạ trên một hệ HTRQĐ cụ thể.
Phân hệ quản lý dữ liệu (Data Management) gồm một cơ sở dữ liệu (database) chứa các dữ liệu cần
thiết của tình huống và được quản lý bởi một hệ quản trị cơ sở dữ liệu (DBMS – Data Base
Management System). Phân hệ này có thể được kết nối với nhà kho dữ liệu của tổ chức (Data
Warehouse) – là kho chứa dữ liệu của tổ chức có liên quan đến vấn đề ra quyết định. Thực hiện công
việc lưu trữ các thông tin của hệ và phục vụ cho việc lưu trữ, cập nhật, truy vấn thông tin.

a. Phân hệ quản lý dữ liệu bao gồm các phần tử sau (phần trong khung hình chữ nhật trên hình 1.4)

- Cơ sở dữ liệu

- Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

- Danh mục dữ liệu

- Phương tiện truy vấn

Cơ sở dữ liệu (CSDL): tập hợp các dữ liệu có liên quan phục vụ cho nhu cầu của tổ chức, dùng bởi nhiều
người (vị trí), đơn vị chức năng và ở các ứng dụng khác nhau.

CSDL của HHTQĐ có thể lấy từ kho dữ liệu, hoặc được xây dựng theo yêu cầu riêng. Dữ liệu được trích
lọc từ các nguồn bên trong và bên ngoài tổ chức. Dữ liệu nội tại thường từ hệ xử lý giao tác (TPS – Transaction
Processing System) của tổ chức, có thể ở các đơn vị chức năng khác nhau.

TD: lịch bảo trì máy móc, thông tin về cấp phát ngân sách, dự báo về bán hàng, giá phí của các phụ tùng
hết hàng ..

Dữ liệu ngoại tại thường gồm các dữ liệu về ngành công nghiệp, nghiên cứu thị trường, kinh tế quốc gia
…có nguồn gốc từ các tổ chức chính phủ, các hiệp hội thương mại, công ty nghiên cứu thị trường ..hay từ nỗ
lực tự thân của tổ chức.

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu: thường các HHTQĐ trang bị các hệ quản trị cơ sở dữ liệu tiêu chuẩn (thương
mại) có khả năng hỗ trợ các tác vụ quản lý – duyệt xét các bản ghi dữ liệu, tạo lập và duy trì các quan hệ dữ
liệu, tạo sinh báo cáo theo nhu cầu .. Tuy nhiên, sức mạnh thực sự của các HHTQĐ chỉ xuất hiện khi tích hợp
dữ liệu với các mô hình của nó. Phương tiện truy vấn: trong quá trình xây dựng và sử dụng HHTQĐ
Hình 1.4. Mô hình phân hệ quản lý dữ liệu

5) Mô tả và nêu ý nghĩa phân hệ quản trị mô hình trong hệ hỗ trợ ra quyết định(HTRQĐ).Trình bày ví dụ
minh hoạ trên một hệ HTRQĐ cụ thể.
Phân hệ quản lý mô hình (Model Management) còn được gọi là hệ quản trị cơ sở mô hình (MBMS –
Model Base Management System) là gói phần mềm gồm các thành phần về thống kê, tài chính, khoa
học quản lý hay các phương pháp định lượng nhằm trang bị cho hệ thống năng lực phân tích; cũng có
thể có các ngôn ngữ mô hình hóa. Thành phần này có thể kết nối với các kho chứa mô hình của tổ chức
hay ở bên ngoài. Bao gồm các mô hình ra quyết định (DSS models) và việc quản lý các mô hình này.
Một số ví dụ của các mô hình này bao gồm: Mô hình nếu thì, Mô hình tối ưu, Mô hình tìm kiếm mục
đích, Mô hình thống kê, v.v...

• Cung cấp khả năng cần để giải quyết một vài khía cạnh của bài toán và tăng cường năng lực vận hành
của các thành phần khác của HHTQĐ

• Silverman (1995) đề nghị 3 cách tích hợp các hệ chuyên gia dựa trên kiến thức với mô hình toán:

 Trợ giúp quyết định dựa trên kiến thức - giúp hỗ trợ các bước của quá trình quyết định không
giải quyết được bằng toán

 Các hệ mô hình hóa quyết định thông minh - giúp người dùng xây dựng, áp dụng và quản lý thư
viện các mô hình
 Các hệ chuyên gia phân tích quyết định - tích hợp các phương pháp lý thuyết nghiêm ngặt về
tính bất định vào các cơ sở kiến thức của hệ chuyên gia

Hình 1.5. Mô hình phân hệ quản lý mô hình

• Khi có thành phần này, có các tên gọi: HHTQĐ thông minh (intelligent DSS), HHT chuyên gia (ESS -
Expert Support System), HHTQĐ tích cực (active DSS), HHTQĐ dựa trên kiến thức (knowledge-based DSS)

6) Mô tả và nêu ý nghĩa phân hệ quản trị giao diện người dùng trong hệ hỗ trợ ra quyết định (HTRQĐ).
Trình bày ví dụ minh hoạ trên một hệ HTRQĐ cụ thể.
Phân hệ giao diện người dùng (User Interface Management) giúp người sử dụng giao tiếp với và ra lệnh
cho hệ thống.

. Phân hệ giao diện người dùng giúp người sử dụng giao tiếp với và ra lệnh cho hệ thống.
Hình 1.6. Phân hệ quản lý người dùng

7) Trình bày 2 mô hình tối ưu trong các hệ hỗ trợ quyết định, nêu một số trường hợp Hệ HTQĐ sử dụng
mô hình tối ưu.
a) Mô hình Qui hoạch tuyến tính:
• Bài toán lập kế hoạch sản xuất:
Giả sử một nhà máy sử dụng m loại vật tư để sản xuất n loại mặt hàng khác nhau. Biết rằng để sản xuất
1 đơn vị sản phẩm loại j cần aij vật tư loại i, với dự trữ là bi, i=1,2,...,m; bán 1 đơn vị sản phẩm loại j thu
được lợi nhuận là cj, j=1,2,...,n. Hãy lập kế hoạch sản xuất số lượng từng loại sản phẩm sao cho không sử
dụng quá lượng dự trữ vật tư và thu được lợi nhuận lớn nhất.
Đặt xj là số lượng mặt hàng j cần sản xuất, j=1,2,...,n.
Khi đó lượng vật tư loại i cần sử dụng là:
ai1x1+ai2x2+...+ainxn
Ta có bài toán:
Cần xác định phương án xj, j=1,2,...,n sao cho:
Cực đại hoá lợi nhuận
f(x)= c1x1+c2x2+...+cnxn ---> max (1)
Không sử dụng quá dự trữ vật tư:
ai1x1+ai2x2+...+ainxn≤ bi, i=1,2,...,m (2)
Rõ ràng xj≥ 0, j=1,2,...,n (3)
Bài toán (1)-(3) là bài toán QHTT dạng chuẩn tắc
b. Mô hình luận lý theo trường hợp
• Giả sử trong thực tế làm việc người ta tích luỹ được kinh nghiệm xử lý các trường hợp cụ thể nào đó
thuộc một lĩnh vực công tác (khám chữa bệnh, phát hiện và sửa chữa hỏng hóc máy móc, tư vấn cho
mọi người lựa chọn các giải pháp phù hợp...).
• Để mô tả các kinh nghiệm ta đưa vào tập hợp các kinh nghiệm xử lý trường hợp: K={ki,i=1,2,...,n}.

• Ở đây: ki=(di1, di2, ..., dim, α i), i=1,2,...,n; với dij - là giá trị tham số thứ j của trường hợp i
(j=1,2,...,m), α i là phương án tốt cho trường hợp i.

• Như vậy mỗi trường hợp kinh nghiệm được đặc trưng bởi m giá trị các tham số dij và kinh nghiệm xử lý
là phương án được sử dụng α i.

• Giả sử có một trường hợp mới cần giải quyết k với các tham số (d1, d2,..., dm); theo kinh nghiệm người
ta sẽ sử dụng phương án α i0 của trường hợp ki0 đã biết gần giống nhất với k để giải quyết k với hy
vọng mang lại hiệu quả mong muốn.

• Vấn đề đặt ra là phải chính xác hoá khái niệm "gần giống nhất" giữa k và ki0.
• Ta đưa vào hàm đánh giá độ giống nhau giữa 2 giá trị đặc trưng j:
SIMj(dj, ej) ∈[0,1]
Hàm này là hàm 2 biến nhận giá trị giữa 0 và 1; SIMj(d,d)=1.
• Ta đưa vào hàm đánh giá độ giống nhau giữa 2 trường hợp k và ki:
m

∑SIM
j =1
j (d j ,d ij )
SIM (k ,k i) =
m
• Như vậy k và ki được gọi là giống nhau nếu như SIM(k, ki) nhận giá trị càng gần 1.
• Để chính xác hoá hàm so sánh, người ta đưa vào bộ trọng số (wj>0, j=1,2,...,m) đánh giá mức độ quan
trọng của các đặc trưng. và xây dựng hàm:
m

∑ w SIM
j =1
j j (d j , dij )
SIM (k , ki ) = m

∑w
j =1
j

• Với việc đưa vào bộ trọng số (wj, j=1,2,...,n) mô hình luận lý theo trường hợp đã tìm được nhiều ứng
dụng trong thực tế.
• Hệ hỗ trợ tìm kiếm hỏng hóc
• Hệ hỗ trợ khám chữa bệnh
• Hệ hỗ trợ mua máy tính trên mạng
• ...
8) Trình bày mô hình luận lý (casebased reasoning) theo trường hợp, nêu một số trường hợp Hệ HTQĐ sử
dụng mô hình luận lý theo trường hợp.
•Tập hợp các kinh nghiệm xử lý trường hợp: K={ki,i=1,2,...,n}.
•Ở đây: ki=(di1, di2, ..., dim, ai), i=1,2,...,n; với dij - là giá trị tham số thứ j của trường hợp i
(j=1,2,...,m), ai là phương án tốt cho trường hợp i.
•Như vậy mỗi trường hợp kinh nghiệm được đặc trưng bởi m giá trị các tham số dij và kinh nghiệm xử
lý là phương án được sử dụng ai.
•Ta đưa vào hàm đánh giá độ giống nhau giữa 2 giá trị đặc trưng j:
SIMj(dj, ej) ∈[0,1]

Hàm này là hàm 2 biến nhận giá trị giữa 0 và 1; SIMj(d,d)=1.


•Ta đưa vào hàm đánh giá độ giống nhau giữa 2 trường hợp k và ki:
m

∑ SIM
j =1
j (d j , dij )
SIM (k , ki ) =
m

Như vậy k và ki được gọi là giống nhau nếu như SIM(k, ki) nhận giá trị càng gần 1.

•Để chính xác hoá hàm so sánh, người ta đưa vào bộ trọng số (w j>0, j=1,2,...,m) đánh giá mức độ quan
trọng của các đặc trưng. và xây dựng hàm:
m

∑ w SIM
j =1
j j (d j , dij )
SIM (k , ki ) = m

∑w
j =1
j

9) Trình bày 2 mô hình dự báo trong các hệ hỗ trợ quyết định, nêu một số trường hợp Hệ HTQĐ sử dụng
mô hình dự báo.
a. Dự báo định tính:

Dự báo định tính là dự báo dựa trên phán đoán chủ quan và trực giác của người ra quyết định dự báo.
Phương pháp phổ biến hiện nay là lấy phiếu thăm dò và thu thập ý kiến chuyên gia.

Đối với phiếu thăm dò, ví dụ như dự báo nhu cầu sử dụng ô tô con trong cộng đồng dân cư thành thị có
đời sống thu nhập khá trở lên. Qua các phiếu thăm dò, người ra quyết theo định dự báo sẽ dự đoán khả năng
thay đổi, phát triển số lượng xe ô tô con trong tương lai.

Đối với cách thu thập ý kiến chuyên gia, người ra quyết định dự báo sẽ tập hợp ý kiến của các chuyên
gia am hiểu sâu về lĩnh vực cần dự báo. Kết quả chỉ tiêu dự báo đưa ra sẽ là ý kiến được nhiều tán thành nhất.

Ngoài ra, dự báo có thể căn cứ vào yếu tố mùa vụ (seasoning) hoặc những chu kỳ phát triển kinh tế đã
được kiểm nghiệm trong quá khứ. Dự báo định tính cũng có thể kết hợp với các phương pháp thống kê dõi các
chỉ tiêu định lượng như số trung bình, trung bình di động, phân tích xu hướng.

Dưới đây là một số dự báo định tính thường dùng:

- Lấy ý kiến của ban điều hành

Lấy ý kiến của các nhà phân phối

Phương pháp điều tra người tiêu dung

b. Dự báo định lượng


Các mô hình định lượng có ưu điểm khắc phục được tính chủ quan và cảm tính trong việc dự báo. Các
chỉ tiêu dự báo thường thể hiện bằng con số cụ thể, chính xác. Bằng cách sử dụng các công cụ toán học và
thống kê, mô hình có thể xử lý được các mối quan hệ phức tạp, nhiều chiều của các biến kinh tế với nhau mà
không một nhà dự báo tài ba nào có thể ước lượng định tính trong đầu mình được. Các mô hình phức tạp hiện
nay thường lên đến hàng ngàn phương trình và hàng ngàn biến, do đó kết quả dự báo sẽ phản ánh được hầu
hết các chỉ tiêu quan trọng trong lĩnh vực dự báo. Ngày nay, với sự hỗ trợ của máy tính, việc xử lý các mô
hình định lượng trở nên thuận lợi hơn rất nhiều so với trước đây. Do đó, các mô hình dự báo định lượng ngày
càng được áp dụng rộng rãi.

Tuy nhiên, kỹ thuật dự báo định lượng cũng có nhiều nhược điểm:

- Các mô hình được xây dựng trên giả thuyết lịch sử lặp lại. Nghĩa là hệ thống các hàm, bảng được ước
lượng, sử dụng trong quá khứ nhưng lại được dùng để dự đoán cho tương lai. Tương lai chưa chắc đã giống
với quá khứ và hiện tại vì các điều kiện có thể thay đổi, các mối quan hệ, độ lớn của chúng có thể thay đổi.

- Các mô hình định lượng hầu hết đưa ra các giả định không phù hợp với thực tế.

Sau đây là một số kỹ thuật dự báo định lượng thường dùng:

- Kỹ thuật dự báo hồi quy bội tuyến tính

- Kỹ thuật dự báo trung bình trượt (MA – Moving Average)

- Kỹ thuật dữ báo đường số mũ

- Kỹ thuật dự báo ngoại suy

- Kỹ thuật dự báo chuỗi thời gian (Times Series Method)

10) Mô tả chi tiết các thành phần một hệ hỗ trợ ra quyết định cụ thể.
11) Lựa chọn mô hình cho các hệ hỗ trợ ra quyết định cụ thế
12) Thiết kế giao diện người dùng cho một hệ hỗ trợ ra quyết định cụ thể
13) Danh mục đồ án môn học:
• Thiết kế xây dựng hệ hỗ trợ phân loại văn bản
• Thiết kế xây dựng hệ hỗ trợ lựa chọn mua hoa tặng
• Thiết kế xây dựng hệ hỗ trợ lựa chọn mua máy tính
• Thiết kế xây dựng hệ hỗ trợ lựa chọn mua quần áo trẻ em
• Thiết kế xây dựng hệ hỗ trợ chuẩn đoán bệnh thận
• Thiết kế xây dựng hệ hỗ trợ chuẩn đoán bệnh gan
• Thiết kế xây dựng hệ hỗ trợ lập kế hoạch dự trữ vật tư nhiều giai đoạn
• Thiết kế xây dựng hệ hỗ trợ lập kế hoạch sản xuất tối ưu
• Thiết kế xây dựng hệ hỗ trợ lập khẩu phần ăn tối ưu
• Thiết kế xây dựng hệ hỗ trợ dự báo thị trường chứng khoán
• Thiết kế xây dựng hệ hỗ trợ dự báo biến động giá thực phẩm
• Thiết kế xây dựng hệ hỗ trợ công tác đề bạt, bổ nhiệm
Câu hỏi về lựa chọn mô hình và thiết kế giao diện cho một hệ Hỗ trợ ra quyết định
Cho hệ thống thông tin quản lý hồ sơ cán bộ với các bảng dữ liệu
1. HOSOCB(IDCB, HOTEN, NGAYSINH, GIOITINH, QUEQUAN, TDVH, HOCHAM, HOCVI,
CHUCVU, DONVI, GHICHU): lưu trữ hồ sơ cán bộ
2. Danh sách đã đề bạt: DSDEBAT(IDCB, CHUCVU, NGAYDEBAT, SOQD)
Trường dữ liệu CHUCVU nhận các giá trị: Chủ nhiệm bộ môn, Phó chủ nhiệm BM, Chủ nhiệm khoa, Phó chủ
nhiệm khoa, Giám đốc, Phó giám đốc, Trưởng phòng, Phó trưởng phòng.
Hãy lựa chọn: mô hình trợ giúp, các đặc tính cần thiết trong hồ sơ cán bộ và mô tả hệ hỗ trợ ra quyết định cho
phép lập danh sách phù hợp với các chức vụ nêu trên dựa trên các đặc tính được lựa chọn của cán bộ (căn cứ
theo danh sách đã được đề bạt trong các năm trước đó) trong danh sách cán bộ.
Cho hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp kinh doanh điện thoại di động với các bảng dữ liệu:
1. KHACHHANG(IDKH, HOTEN, NGAYSINH, GIOITINH, LINHVUC, SOTHICH, ID_DT_MUA,
NGAYMUA): lưu danh sách khách hàng đã mua điện thoại di động.
2. DIENTHOAI(ID_DT, MODEL, COMPANY, YEAR, BLUETOOTH, MEMORY, CAMERA, WIFI,
GPRS, USB, MP3, BATTERY, PRICE, COLOR): Lưu danh sách các điện thoại của các hãng theo năm
sản xuất và các đặc tính chủ yếu của điện thoại di động.
Hãy lựa chọn: mô hình trợ giúp, các đặc tính về khách hàng và sản phẩm điện thoại phù hợp và xây dựng hệ hỗ
trợ khách hàng mới lựa chọn mua điện thoại di động.
Cho hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp kinh doanh thép xây dựng với các bảng dữ liệu:
1. DM_THEP(ID_THEP, TEN_THEP, KICH_THUOC, HANG_SX, MOTA): lưu thông tin về các loại
thép xây dựng

2. DUBAO_GIA(ID_THEP, SLYEUCAU, THANG, GIAMUA, GIABAN): lưu dự báo số lượng yêu cầu
và giá mua, giá bán của thép theo từng tháng trong năm kế hoạch (Tháng ∈
{1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,11,12})
Hãy lựa chọn mô hình bài toán phù hợp và xây dựng hệ hỗ trợ ra quyết định xác định kế hoạch mua các loại
thép từng tháng sao cho đáp ứng yêu cầu thực tế và mang lại lợi nhuận cao nhất. Hệ cho phép thay đổi các đơn
giá và số lượng yêu cầu dự báo và đưa ra các phương án mua khác nhau.
Nếu thêm điều kiện giới hạn về vốn hàng tháng thì ràng buộc của mô hình thay đổi như thế nào?

Cho hệ thống thông tin quản lý của một công ty phát hành báo, tạp chí với các bảng dữ liệu:
1. KHACHHANG(ID_KH, HOTEN, DIACHI, DIENTHOAI, NGAYDATBAO,NGAYHETHAN): lưu
trữ thông tin về khách hàng đặt báo, tạp chí.
2. DM_BAO(ID_BAO, TENBAO, LOAI, GIA): Danh mục báo, tạp chí.
3. DATBAO(ID_KH, ID_BAO, SOLUONG): Lưu chi tiết đặt báo, tạp chí của mỗi khách hàng
4. NHANVIEN(ID_NV, HOTEN, DIACHI, DIENTHOAI, LUONG): Lưu danh sách nhân viên đưa báo
5. PHANCONG(ID_NV, ID_KH): Lưu phân công đưa báo cho khách hàng của mỗi nhân viên.
6. KHOANGCACH(DIADIEM1, DIADIEM2, KHOANGCACH): Lưu mạng giao thông liên quan tới đưa
báo (DIADIEMi, i=1,2 có thể là nút giao thông hoặc địa chỉ khách hàng, địa chỉ nhân viên)
Hãy lựa chọn mô hình toán học phù hợp và thiết kế hệ hỗ trợ tìm hành trình đưa báo cho mỗi nhân viên. Hệ cho
phép tính toán lại mỗi khi có khách hàng mới phân cho nhân viên hoặc có khách hàng hết hạn nhận báo.

Cho hệ thống thông tin quản lý doanh nghiệp sản xuất với các bảng dữ liệu:
1. NGUYENLIEU(ID_NL, TEN_NL, DVT, SOLUONG): lưu danh mục nguyên liệu sử dụng trong sản
xuất và số lượng hiện có.
2. SANPHAM(ID_HH, TEN_HH, GIABAN, GIOIHAN): lưu danh mục sản phẩm có thể sản xuất với giá
bán biết trước, GIOIHAN = số lượng sản phẩm lớn nhất có thể tiêu thụ.
3. DINHMUC(ID_HH, ID_NL, SOLUONG): lưu định mức chi phí nguyên vật liệu cho mỗi đơn vị sản
phẩm.
Hãy lựa chọn mô hình bài toán phù hợp và xây dựng hệ hỗ trợ xây dựng kế hoạch sản xuất sản phẩm các loại
sao cho lợi nhuận thu được là lớn nhất. Hệ cho phép thay đổi giá bán và lập lại phương án sản xuất.

Cho Hệ thống thông tin quản lý hồ sơ bệnh án với các bảng dữ liệu:
1. BENH_AN(ID_BA, HOTEN, NGAYSINH, GIOITINH, NOILAMVIEC, ID_BENH, NGAYVAO,
NGAYRA, DONTHUOC, KETQUA): Lưu danh sách hồ sơ bệnh án bệnh nhân mắc các bệnh về mắt,
ngày vào, đơn thuốc điều trị và kết quả điều trị (KETQUA = khỏi, đỡ, không thay đổi, nặng hơn).
2. DM_BENH(ID_BENH, TENBENH)
3. DM_BENH_TC(ID_BENH, ID_TC, MUCDO): lưu danh mục triệu chứng của các bệnh về mắt.
4. DM_TRIEUCHUNG(ID_TC, TEN_TC): lưu danh sách tất cả các triệu chứng của các bệnh về mắt.
Hãy lựa chọn mô hình phù hợp và xây dựng hệ hỗ trợ chẩn đoán bệnh về mắt cho một bệnh nhân đến khám
mới. Cách thay đổi tri thức về chẩn đoán bệnh được thực hiện như thế nào?

Chương 4. Phát triển ứng dụng hệ hỗ trợ ra quyết định 4


- Xây dựng dự án
4 - Xác định mô hình hỗ trợ
- Thiết kế các thành phần

You might also like