You are on page 1of 44

TÔI TIN HỘI THÁNH

DUY NHẤT – THÁNH THIỆN – CÔNG


GIÁO – TÔNG TRUYỀN
BẢN TIN GIÁO HỘI
SỐ 117 (NĂM III) (TUẦN TỪ 20.01
ĐẾN 27.01.2009)

Trong số nầy.

TIN TỨC HỘI


THÁNH
CÔNG-GIÁO

GIỚI THIỆU
► TÀI LIỆU MỤC
VỤ
CUỘC KHỦNG
HOẢNG CÒN LỚN
HƠN CẢ KINH TẾ
► TÌM HIỂU KINH THÁNH.
CÁC VẤN NẠN VỀ ”BÀI CA ĐỨC ÁI” ► ĐỌC & SUY
GẪM
THIÊN CHÚA và TRẦN THẾ

◙ PHỤ LỤC :
GỢI Ý SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT
2
TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

XUÂN KỶ SỬU 2009


KÍNH CHÚC

PHÚC LÀNH CHÚA BAN TRÀN ĐẦY


LỘC THÁNH XÁC HỒN DỒI DÀO CHO CỘNG
ĐOÀN – GIA TỘC
THỌ DƯƠNG GIAN THÁNG NGÀY AN BÌNH VÀ
THIÊN QUỐC HẠNH PHÚC NGÀN ĐỜI

TRONG TÂM TÌNH TẠ ƠN THIÊN CHÚA


VỚI ƯỚC MUỐN HỖ TRỢ ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN VÀ
TRUYỀN GIÁO,
BẢN TIN GIÁO HỘI KÍNH CHÚC MỌI THÀNH PHẦN
DÂN CHÚA NGƯỜI VIỆT
MỘT NĂM MỚI TRÀN ĐẦY ÂN PHÚC LỘC CHÚA
BAN
VÀ NÊN ÁNH SÁNG VÀ MUỐI ĐẤT CHO NHỮNG
NGƯỜI ANH EM CHƯA NHẬN BIẾT CHÚA.

2
3

TIN TỨC HỘI THÁNH CÔNG GIÁO

HIỆP HỘI THẦY THUỐC


CÔNG GIÁO (FIAMC)
và TÔNG THƯ HUMANAE
VITAE
(Genetique.org 12.01)
Zenit trở lại tông thư
Humanae Vitae được công
bố cách nay hơn 40 năm,
với ý kiến của giáo sư José
Maria Simom Casrellvi, chủ
tịch Liên Minh Quốc Tế các
Hiệp Hội Thầy Thuốc Công
giáo. Đối với một số người,
viên ngừa tránh thai hoà
nhịp với giải phóng phụ nữ.
Với Simon Castellvi, “các
viên ngừa tránh thai không
hề là một tiến bộ đối với nữ
giới hợa với hành tinh”. Ông
nhắc lại rằng viên ngừa
tránh thai đươc gọi là “không cho rụng trứng”
(anovulatory) cũng có thể có tác dụng chống đậu thai
(anti-nidation: chống việc tinh trùng và trứng đã kết
hợp làm tổ ở tử cung) và do vậy có “tác dụng phá thai,
vì nó trục một phôi người bé nhỏ”. Ông lấy làm tiếc là
thông tin nầy không được đa số quần chúng biết đến.
Ông nhắc lại rằng viên ngừa tránh thai “có một tác
dụng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng
đến khả năng sinh sản nam giới” và trích dẫn các kết

3
4
luận một nghiên cứu của Tổ Chức Y Tế Thế Giới, theo
đó các viên ngừa tránh thai phối hợp các nội tiết tố
oestrogen va progesterone có khả năng gây ung thư.
Đối với Ông, Đức Thánh Cha Phaolô VI xét về mặt
khoa học, có tính cách nhà tiên tri.Trong tông thư
Humanae Vitae, quả thật Người đã cảnh báo các nguy
hiểm của viên ngừa tránh thai như ung thư, vô sinh,
xâm phạm quyền con người, v..v…Ông giải thích ít nhất
năm quyền quan trọng bị các phương tiện ngừa tránh
thai xâm phạm: 1). Quyền sự/được sống 2). Quyền
được sức khoẻ (bởi vì viên ngừa tránh thai không dùng
để chữa trị và có những tác dụng phụ quan trọng) 3).
Quyền được thông tin (vì không có thông tin về các tác
dụng thật sự của thuốc ngừa tránh thai) 4). Quyền
được giáo dục (vì rất ít người giải thích các phương
pháp điều hoà sinh sản tự nhiên) 5). Quyền bình đẳng
giới để cho con người chu toàn phần trách nhiệm của
họ. Cuối cùng, với Simon Castellvi, rấtn nhiều những
chỉ trích tông thư nầy “có liên quan đến những lợi ích
kinh tế đàng sau việc buôn bán thuốc ngừa tránh thai”
trong khi những phê bình chỉ trích khác “xuất phát từ
những kẻ muốn hạn chế quyền bính đạo đức của Giáo
Hội Công Giáo”.
RỬA TỘI TẠI NHÀ NGUYỆN SIXTINE
(VIS 11.01) Theo thông lệ vào ngày lễ Chúa Giêsu chịu
phép rửa, Đức Thánh Cha ban bích tích Thánh Tẩy cho
13 cháu bé sơ sinh tại nhà nguyện Sixtine. Trong bài
giảng lễ, Người nói :” Phép rửa rội nói được là cây cầu
mà Thiên Chúa đã bắc giữa Người và chúng ta, là con
đường qua đó Người cho chúng ta đến được với Người.
Người là cầu vồng linh thánh trên cuộc đời chúng ta, là
lời hứa của Chúa, là cửa hy vọng và đồng thời là dấu
hiệu chỉ cho chúng ta con đường vượt qua một cách
phấn khởi và vui mừng để gặp được Người và để cảm
nhận được tình Người yêu ta”. Qua bí tích Rửa Tội,
4
5
chúng ta trả về cho Chúa những gì đến từ Người. Đứa
con không phải là tài sản của cha mẹ cháu, nhưng
được Đấng Tạo Hoá giao phó cho họ chịu trách nhiệm,
một cách tự do và luôn bằng cách thức khác biệt, để
họ giúp cho cháu trở nên một người con của Chúa. […]
Nếu qua bí tích nầy, người mới lãnh nhận phép rửa trở
thành dưỡng tử của Chúa, đối tượng được Người yêu
thương vô bờ bến, được chở che và bênh vực khỏi
những thế lực đen tối của sự dữ, thì phải dạy cho cháu
nhận biết Thiên Chúa như Cha của Cháu và biết đàng
đi về với Người trong quan hệ làm con”
CON ĐƯỜNG TÂN DỰ TÒNG
(VIS 11.01) Sau trưa ngày 10.01, tại Đền Thờ Thánh
Phêrô, Đức Thánh Cha đã mừng kỷ niệm 40 năm Con
Đừơng Tân Dự Tòng, phong trào được lập ra ở Roma
do các giáo dân người Tây Ban Nha Kiko Arguello và
Carmen Hernandez và linh mục người Ý Mario Pezzi.
Trước sự hiện diện của 25.000 thành viên, Đức Thánh
Cha đã trao Thánh Giá Sứ Mệnh cho 14 cộng đoàn của
phong trào nầy. Người nói : Sự hiện diện của các con
làm chứng cho những điều diệu kỳ mà Đức Chúa đã
hoàn tất vào những thập niên gần đây nhất và suốt cả
hành trình thực hiện trên con đường đức tin, con
đường trung thành với Chúa Kitô và con đường làm
chứng cho Tin Mừng nầy… Đây là con đường gắn bó với
những chỉ thị của các mục tử và hiệp thông vơi phần
còn lại của Dân Chúa, mà các con đang theo đuổi ‘ với
việc giúp cho mọi người tìm thấy Chúa Giêsu Kitô,
Đấng Cứu Chuộc con người, theo như sứ mệnh của
Giáo Hội và của tất cả mọi người đã được rửa tội. [….]
Đức Thánh Cha kết luận bằng viêc mời gọi các thành
viên CĐTDT “không bao giờ lùi bước trước khó khăn,
không tìm kiếm những thành công thế trần, không sợ
bị hiểu lầm và cả những bách hại”. Người khích lệ
phong trào CĐTDT chỉ tin tưởng vào sức mạnh của
5
6
Chúa Kitô, vác thập giá mình, đi theo con đường Đấng
Cứu Chuộc.
CARITAS QUỐC TẾ KÊU GỌI : 9 TRÊN 10 GIA ĐÌNH Ở
ZIMBABWE CHỊU ĐÓI
(Zenit 13.01) Trong một thông cáo khẳng định rằng 9
trên 1o gia đình thiếu lươngt hực, Cariatas Quốc Tế
kêu gọi : Tình hình ở nước Zimmbabwe “cùng cực” và
“tuyệt vọng”. Dân chúng sẽ chết nếu không nhận được
trợ giúp nhân đạo khẩn cấp, trước mắt cần 7 triệu đôla
để nuôi sống 250.000 người hết sức cấp bách. Số tiền
nầy còn được dùng để cung cấp nông cụ, nước uống và
chăm sóc y tế. Nhưng món tiền nầy cũng chỉ là một
khoản viện trợ nhỏ nhoi so với thảm hoạ nhân đạo to
lớn, thêm trầm trịng do dịch tả đã cướp đi mạng sống
của 1.700 người và con số người bị nhiễm nay đã là
hơn 36.000.
PHẢN ĐỐI CHIỀN DỊCH QUẢNG CÁO VÔ THẦN Ở ANH
QUỐC
(Zenit 13.01) Sau khi một chiến dịch quảng cáo vô
thần được tung ra trên những phương tiện giao thông
công cộng nước Anh, tuyên bố rằng “Thiên Chúa chắc
hẳn không hiện hữu”, một tổ chức Kitô-giáo đã phản
đối hôm 08.01 với thẩm quyền phụ trách giám sát
quảng cáo nầy, d0òi hỏi các chứng cớ lời khẳng định
ấy. Quảng cáo vô thần nầy được dán lên 800 xe búyt
và tàu điện ngầm ở Luân-Đôn có sự hỗ trợ của Hội
nghiên cứu nhân văn nước Anh (BHA) và được tài trợ
hơn 200.000 đôla. Khẩi hiệu đầy đủ của nó, là :”
THIÊN CHÚA HẲN LÀ KHÔNG HIỆN HỮU. HÃY THÔI LO
SỢ VÀ HÃY TẬN HƯỞNG CUỘC SỐNG”.Stephen Green,
giám đốc toàn quốc Hội Tiếng Nói Kitô giáo, đã gửi đơn
kiện lên Thẩm Quyền Các Chuẩn Mực Quảng Cáo
(ASA), cho rằng chiến dịch nầy là một sự vi phạm quy
tắc quảng cáo lừa đảo vàa thiếu căn cứ (Quy tắc của
ASA quy định “quảng cáo không được làm người tiêu
6
7
dùng mất phương hướng, có nghĩa là những ai lưu
hành quảng cáo nầy phải có thể chứng minh được tính
xác thực của những gì họ thông báo trên các sản phẩm
trước khi đưa ra”.
CHUYẾN TÔNG DU CỦA ĐỨC THÁNH CHA TỚI THÁNH
ĐỊA CÓ THỂ BỊ HỦY
(CWNews 13.01) Tạp chí Times cho biết : Những triển
vọng về một cuộc tông du tới Thánh Địa đang mờ nhạt
dần khi các cuộc tấn công ở Gaza cứ tiếp diễn. Tờ
Times thuật lại lời một nhân vật cao cấp ở Vatican :”
Ban đầu, các bạn có thể tưởng tượng rằng [chiến
tranh] không làm Đức Thánh Cha thay đổi các kế
hoạch của Người. Nhưng nay thì rõ ràng là mọi sự đều
phải được cân nhắc lại để [chuyến đi] xảy ra được”.
Vatican chưa hề xác nhận một chuyến tông du của Đức
Thánh Cha đã được lên kế hoạch, mặc dù Vị Thượng
Phụ nghi lễ La-tinh ở Giêrusalem đã nói Đức Thánh
Cha sẽ đến.
TÌNH TRẠNG MẤT AN NINH VÀ HẬN THÙ CHỜ ĐỢI
KITÔ-HỮU BỊ BUỘC PHẢI RA KHỎI TRẠI TỴ NẠN
(AsiaNews 13.01) Không có dấu hiệu nào cho thấy
chuỗi ngày dài đau khổ chịu đựng của cộng đoàn Kitô-
hữu ở Orissa gần chấm dứt. Chính phủ đã quyết định
đóng cửa các trại tỵ nạn và buộc các Kitô-hữu rời bỏ,
nhưng không một ai bảo đảm cho họ an ninh chống lại
bạo lực sau nầy một khi họ trở về nhà. Thay vì thế, họ
vẫn là đối tượng chịu hận thù và gạt bỏ. Cha Nithiya,
thư ký điều hành Uỷ Ban Công Lý Hoà Bình HĐGM Ấn
Độ, đã đi thăm một số dân tỵ nạn từ làng Gobapur đã
trải qua những liệu pháp tâm lý thần kinh giúp họ vượt
qua chấn thương tinh thần. Ngài cho biết :”Những trại
tỵ nạn do nhà nước điều hành đã bị đóng cửa và dân
chúng bị trả về [địa phương cũ] với một ít tiền bạc,
khoảng 200 USD. Họ thật sự sợ hãi và tìm cách lánh
nạn sang các quận hoặc bang khác. An ninh được duy
7
8
trì ở các thành phố lớn, nhưng ở các làng mạc xa xôi
thì không hề an toàn cho Kitô-hữu. Thật hài hước khi
chính phủ rủ bỏ trách nhiệm với 200 USD”. Tuy vậy
nhiều người trở về phải sống giữa cảnh đổ nát điêu tàn
của những gì trước đây là nhà cửa ruộng vuờn và che
chái tạm bợ để sinh sống.
HỘI ĐỒNG MỤC VỤ LÀM GIÁO XỨ THAY ĐỔI
(UCAN 13.01) Cha John Sim, một linh mục quản xứ ở
Singapore loan báo với cộng đoàn của Ngài trong
Thánh Lễ hôm 11.01 :”Chúng ta là giáo xứ đầu tiên ở
Singapore có được một bệnh viện miễn phí, các dịch
vụ tư vấn và một bệnh viện miễn phí theo luật định”.
Cha mô tả Giáo Xứ Chúa Kitô Phục Sinh của Cha được
thành lập năm 1971, là “ngủ yên” trước năm 2005.
Nay, bốn năm sau khi được “đánh thức”, giáo xứ với
khoảng 8.000 giáo dân nầy có một website được cập
nhất đều đặn các tin tức của giáo xứ. Từ 2005, những
giáo dân lớn tuổi gặp gỡ nhau để khiêu vũ và nhiều
sinh hoạt giải trí và tinh thần khác. Năm 1007, Giáo xứ
khởi đầu bệnh viện miễn phí do các bác sĩ và y tá tình
nguyện điều hành. Thay đổi nầy đến với hội đồng mục
vụ giáo xứ (PPC), một nhóm giáo dân được bầu ra hỗ
trợ các linh mục giáo xứ chu toàn các nhu cầu mục vụ
của giáo xứ. Viện Mục Vụ Singapore giới thiệu khái
niệm HĐ Mục Vụ Giáo Xứ năm 2004 để làm tăng sự
tham gia của giáo dân vào giáo xứ của họ (PPC của
giáo xứ Chúa Kitô Phục Sinh có 50 thành viên). Một uỷ
ban gồm các người cầm đầu mọi ban ngành trong giáo
xứ giúp PPC tong việc thực hiện các kế hoạch đề
ra.Vivienne Lim, chủ tịch tiên khởi hội đồng nầy và là
một luật sư, tin rằng việc thành lập bệnh viện miễn phí
theo luật định là do Chúa quan phòng. Bà nói :”Thật là
hết sức đáng làm khi nhìn thấy sự tăng trưởng của
giáo xứ cũng như sự tăng trưởng cá nhân các thành

8
9
viên PPC. Hiện Hội Đồng đang nghiên cứu một chương
trình canh tân giáo xứ”.
TRANH LUẬN TIẾP DIỄN VỀ LÝ DO SÚT GIẢM CON SỐ
NỮ TU
(CNS 13.01) Thống kê cho thấy không còn nhgi ngờ gì
nữa việc con số nữ tu giảm nghiêm trọng trong 50
năm gần đây nhất., nhưng đang có một cuộc tranh
luận để tìm ra nguyên do. Vấn nạn vừa qua nỗi lên khi
tờ Osservatore Romano đề nghị các linh mục xem xét
quan điểm của nhau về hiện tượng nầy. Cha Dòng
Claret Angelo Pardilla, tác giả cuốn “Tu Sĩ Hôm Qua,
Hôm Nay và Ngày Mai”, cho biết nguyên nhân chính là
nhiều tu sĩ hiểu sai lời giáo huấn của CĐ Vatican II và
đánh mất ý nghĩa căn tính của họ.Nhưng Cha
Giancardo Rocca, một học giả lịch sử các dòng tu, đặt
vấn đề luân điểm của Cha Pardilla trong bài phê bình
viết cho tờ báo nầy. Cha Rocca đồng ý với Cha Pardilla
rằng các nhân tố góp phần vào sự sụt giảm nầy có chủ
nghĩa duy vật, chủ nghĩa tục hoá, phong trào chống lại
quyền bính cuối thập niên 1960 và số con trong gia
đình giảm sút, song Ngài cho rằng một sự hiểu sai CĐ
Vatican II không thể là thủ phạm hàng đầu, bởi vì ở
nhiều chỗ các con số bắt đầu sụt giảm trong thập niên
1930 rất lâu trước khi khai mạc CĐ Vatican II vào năm
1962. Theo Cha Rocca, chìa khoá vấn đề là sự giải
phóng phụ nữ.
CHỈ THỊ CỦA THÁNH BỘ TÍN LÝ ĐỨC TIN VỀ CÁC CUỘC
HIỆN RA
(London Telegraph 14.01) Nhật báo Telegrap Luân-đôn
- chủ yếu đăng lại nội dung một tin tức xuất hiện tuần
trước trên website Petrus của Ý – đưa tin rằng Thánh
Bộ Tín Lý Đức Tin sẽ sớm công bố một văn kiện để các
giám mục đối phó và giải quyết ra sao với những tín
hữu Công giáo tuyên bố đã trải nghiệm những hiện
tượng siêu nhiên như là các cuộc hiện ra. Theo tờ
9
10
Telegraph, những người được cho là thấu thị sẽ áp đặt
phải im lặng, phải chịu khám tâm lý và có thể bị những
người trừ quỷ lục vấn để tìm ra ảnh hưởng có thể có
của ma qủy.
PHỤ NỮ NGƯỜI ANH TỪ CHỐI NẠO PHÁ ĐỨA CON
SINH ĐÔI
(CWNews 14.01) Một phụ nữ Công giáo người Anh,
Lisa Chamberlain, 25 tuổi, từ chối những lời khuyên
của bác sĩ nhằm phá các con sinh đôi của Chị sẽ sinh
ra với hai cái đầu dính với một thân hình duy nhất. Chị
thừa nhận những vấn đề y khoa nghiêm trọng mà các
con Chị sẽ phải đương đầu, nhưng Chị cho biết :” Với
tôi, các con sinh đôi của tôi là một quà tặng từ Thiên
húa và chúng tôi quyết định sẽ cho các cháu cô hội
được sống”. “ Một số người có thể cho rằng các con
sinh đôi của tôi lạ lùng, nhưng với tôi thì các cháu chỉ
là đặc biệt mà thôi. Mọi sự xảy ra đều có lý do. Mike,
chồng tôi, và tôi đã cố gắng để có con trong bảy năm
qua”. Cặp vợ chồng hy vọng các cháu bé sẽ theo
gương hai cháu sinh đôi người Thái, Anigail và Britany
Hensel sinh tháng 3.1990 với chung các bộ phận từ
dưới rốn mà nay vẫn còn sống
SÊ-RI “CANH GÀ CHO TÂM HỒN” GẦN ĐẤY NHẤT
ĐƯỢC VIẾT CHO NGƯỜI CÔNG GIÁO
(CNS 14.01) Loạt bài viết “Canh Gà cho Tâm Hồn”
(Chicken Soup For the Soul) nay có thể thêm người
Công giáo vào hơn 200 nhóm cử toạ mà nó nhắm tới.
Vào giữa tháng 12, Simon & Schuster đã phát hành
“Canh Gà Cho Tâm Hồn : Sống Đức Tin Công giáo”,
cộng vào loạt sách đã bán được hơn 112 triệu bản
bằng 40 ngôn ngữ trong 16 năm qua. Những cuốn
“Canh Gà Cho Tâm Hồn” nầy luôn có 101 câu chuyện
cá nhân và mỗi tập đều nhắm tới một cử toạ đặc thù :
các bà mẹ, các ông bố, các ông bà, tuổi teens, trẻ em,
những người hâm mộ thể thao, những người yêu thích
10
11
vật cưng, những người ghiền cà phê, những người
đang phiền não, và cả những fans của chương trình
truyền hình “thần tượng âm nhạc” [ Việt Nam đã có
“Vietnam Idol” hai năm : 2007 là ca sĩ Phương Vy và
2008 là Quốc Thiên, ngày 14.01.2009. BTGH]. Có
những cuốn đặc biệt nhắm tới các thành viên đức tin
Do Thái, các Thánh ngày nay, các Kitô hữu và nữ giới
Kitô giáo. LeAnn Thieman, một người Công giáo đồng
tác giả cuốn sách “Sống Đức Tin Công giáo” nầy và
chín cuốn khác, không xa lạ gì với hiện tượng “Canh
Gà Cho Tâm Hồn”. Hiện Bà đang viết một cuốn sách về
các phép lạ.
CÁC GIÁM MỤC THỤY SĨ BÃI BỎ THỰC HÀNH XÁ TỘI
TẬP THỂ
(APIC 15.01) Các giám mục Thụy Sĩ đã ra quyết định
vào ngày 14.01 hủy bỏ thực hành giải tội tập thể trong
các nghi thức sám hối xá giải trong các giáo phận đã
biết đến cách thức nầy từ nhiều thập kỷ qua. Các Ngài
kèm theo những chỉ thị trong tông thư do Đức Thánh
Cha Gioan-Phaolô II công bố ngày 07.04.2002, có tựa
đề “Lòng Thương Xót Chúa – Về một số khía cạnh cử
hành Bí Tích Sám Hối”.
KHÁNH THÀNH “CỬA SỔ SỰ SỐNG” THỨ BA Ở
CZESTOCHOWA
(Fides 16.01) “Cửa sổ Sự Sống của Chân Phước
Edmundo Bojanowski” được khánh thành ở
Czestochowa, Ba Lan, trong Lễ Thánh Gia Nazaret,
theo sáng kiến của Đức TGM giáo phận, ĐC Stanislaw
Nowak, của Caritas Tổng giáo phận và của các nữ tu
Dòng “Nô Tỳ Vô Nhiễm Thai Mẹ Thiên Chúa”, là cái thứ
ba sau Cracovia và Varsovie. Nhờ công trình nầy, rất
nhiều trẻ sơ sinh được cứu, giúp các bà mẹ có thể bỏ
con cái mà không bị nhận ra, trong một ngôi nhà của
các nữ tu Dòng nầy. Don Stanislaw IIiczyk, giám đốc
Caritas Tổng giáo phận cho biết :” Đó là một nơi mà
11
12
các phụ nữ không muốn hoặc không thể giữ con lại
nuôi, có thể kín đáo bỏ cháu lại để có được một gia
đình tiềp nhận cháu. Chính bằng cách nầy mà chúng
tôi có thể thực hiện lời dạy của Đức Gioan-Phaolô II và
bảo vệ sự sống con người”.
CÁC GIÁ TRỊ GIA ĐÌNH SỤP ĐỖ SẼ LÀM TĂNG TỘI ÁC
(CNS 16.01) Hội Nghị Quốc Tế Gia Đình lần thứ VI khai
mạc ngày 14.01 với một lời cảnh báo từ tổng thống
nước Mehico rằng một sự sụp đỗ trong các giá trị gia
đình sẽ dẫn tới gia tăng các vấn nạn xã hội và các tội
ác. Tổng thống Felipe Calderon nói với những người
tham dự lễ khai mạc hội nghị kéo dài năm ngày
nầy : « Trách nhiệm của chính phủ là tạo ra những
đềiu kiện an ninh về mặt kinh tế, xã hội, công cộng,
pháp lý và văn hoá – giúp cho sự phát triển toàn diện
của các gia đình có thể có được. ĐHY Norberto Rivera
Carrera giáo phận Mehico Cuty cũng lập lại những tâm
tình nầy.
ĐỨC THÁNH CHA TRIỆU TẬP THƯƠNG HỘI ĐỒNG
CÔNG GIÁO SYRI ĐỂ BẦU CỬ
(Zenit 16.01) Cuộc bầu chọn Thượng Phụ Antiokia của
tín hữu Công giáo Syri sẽ diễn ra ở Roma từ 17 đến
23.01. Thượng phụ Ignace-Pierre VIII Abdel-Ahad,
được bầu 16.02.2001 và được Đức Gioan-Phaolô xác
nhận ngày 20.01.2001, đã từ chức năm 2008 để tạo
điều kiện cho “hiệp nhất”. Một thông cáo của văn
phòng báo chí Toà Thánh loan báo cuộc họp nầy và
nhấn mạnh sự ‘lo lắng” của Đức Thánh Cha đối với
“Giáo Hội Công giáo Syri” và về thủ tục triệu tập cuộc
họp, trích dẫn điều khoản Giáo Luật về Giáo Hội Đông
Phương nói rằng “Nếu viêc bầu cử không hoàn tất
trong vòng 15 ngày tính từ lúc khởi đầu Thượng Hội
Đồng Các giám mục của Giáo Hội Thượng Phụ, thì vụ
việc sẽ trao lại cho Đức Giáo Tông Roma “ (Gl 72 § 2).
Thượng hội đồng bắt đầu với 2 ngày cầu nguyện và
12
13
suy gẫm dưới sự chủ trì của ĐHT Leonardo Sandri,
Tổng Trưởng Thánh Bộ Các Giáo Hội Công giáo Phương
Đông. Giáo Hội Công Giáo Syri Antiokia, trụ sở ở
Beyrut có khoảng 125.000 khắp thế giới, chủ yếu là ở
Iraq, Syri và ở hải ngoại, đặc biệt là ở Liban. Sinh ra từ
Công Đồng Cancêđônia (451).
GIÁO DỤC GIỚI TÍNH TỐT NHẤT ĐƯỢC THỰC HIỆN Ở
NHÀ
(Zenit 16.01) Giáo dục giới tính là giáo dục sự khiết
tịnh – và có những bài học tốt nhất được dạy tại nhà.
Bác sĩ người Ý Maria Luisa Di Pietro, trợ lý giáo sư đạo
đức sinh học ở Đại học Thánh Tâm Roma và là chủ tịch
Hiệp Hội Khoa Học và Đời Sống, khẳng định điều đó
trong bài diễn văm của Bà ngày 15.01 trước khoảng
10.000 người tham dự hội nghị thần học trong cuộc
gặp gỡ gia đình. Bà nói : Gia đình tạo nên “một bầu
khí thuận lợi” cho giáo dục giới tính trong một “văn
hoá bị lệ thuộc những tác động của làn sóng có ảnh
hưởng sâu rộng của cuộc cách mạng tình dục”. Bà cho
rằng trên hết cần phải “làm sáng tỏ khái niệm sự khiết
tịnh”. Bà gọi nhân đức nầy là “một nguồn năng lực tinh
thần vốn biết rõ làm sao để bảo vệ tình yêu khỏi
những mối nguy hiểm của chủ nghĩa ích kỷ và tính
hung hăng và biết rõ làm sao để thực hiện nó môt
cách trọn vẹn tốt đẹp”. Bà nói :”Ngoài ra, giảm thiểu
tình dục chỉ còn chiều kích bản năng đã tạo thuận lợi ,
trong những biểu hiện tột bậc và thâp nhất, sự lan
truyền sách báo khiêu dâm và bạo lực tình dục, vì thế
các gia đình phải cấp tốc đảm nhận vai trò chính trong
việc đào tạo tình cảm và đạo đức luân lý cho con cái
họ”. Bà cảnh báo :”Hấp tấp bỏ qua các bước là làm cho
sự trưởng thành về tình cảm của các cháu trở nên khó
khăn hơn và còn có thể làm cho sức khoẻ của chúng
chịu rủi ro”. Bà gợi ra hai trụ cột cho giáo dục lấy tình
yêu làm nền tảng : khái niệm người ta có về con người
13
14
và kế hoạch con người đang nỗ lực. “nếu sự thật về
con người bị bác bỏ - tình yêu đối với chân lý – thì có
nguy cơ sẽ gây nguy hiểm cho công việc giáo dục. Nếu
tự do không được đưa vào và bén rễ trong một chân lý
trọn vẹn về con người, thì nó có thể dẫn con người tới
những ứng xử và chọn lựa làm nó giảm giá trị hoặc có
thể trở thành một dụng cụ cho chủ ý buông thả và tuỳ
thích hoặc dẫn tới những thái độ cam chịu và chủ
nghĩa hoài nghi nguy hiểm”. Các phụ huynh phải nhận
thức rằng nhiệm vụ giáo dục luân lý là không thể
nhượng được và không bao giờ có thể hoàn toàn ủy
thác cho ai hoặc bị hoàn toàn chiếm đoạt.
VATICAN CHO BIẾT CÁC TỘI CHỈ CÓ ĐỨC GIÁO
HOÀNG THA ĐƯỢC
(CWNews 16.01) Tiêu đề không chính xác trên một
nhật báo Canada hàng đầu hôm nay, tiêu đề giật
gân khác trên một nhật báo Anh rằng Giáo Hội để
lộ ra những tội đã được xưng, cho thấy việc đưa tin
của các phương tiện truyền thống thế tục sai lệch đến
khó tin. Thực ra, hội nghị hai ngày do Toà Ân Giải
Toà Thánh tài trợ thảo luận về những tội bị phạt
theo Giáo Luật, mà chỉ có thẩm quyền Toà Thánh
mới dỡ bỏ được. Tất nhiên những tội nầy không bao
giờ được công khai. Hội nghị chỉ bàn về những tội
nào phải chịu những hình phạt nầy và làm thế nào
để chúng được dỡ bỏ. Hơn một phần tư thế kỷ
trước ngày công bố câu chuyện của National Post,
các khoản 1364 – 1399 của Bộ Giáo Luật 1983 đã
thảo luận về những vi phạm đáng chịu vạ tuyệt
thông tiền kết (latae sententiae)gồm : những kẻ
vứt ném các hình bánh rượu đã truyền phép hoặc
có hành vi với mục đích phạm thánh; sử dụng sức
mạnh thể lý chống lại Đức giáo tông La Mã; cả vị
giám mục truyền chức giám mục cho một người mà
không được Giáo Hoàng ủy thác lẫn người được tấn
14
15
phong; một cha giải tội phạm trực tiếp ấn toà giải
tội; một cha giải tội tha tội cho một tòng phạm tội
phạm điều răn thứ sáu; một người thưc hiện nạo
phá thai;bỏ đạo, dị giáo và ly khai. Việc dở bỏ các
hình phạt nầy, theo Giáo Luật 1356, dành riêng cho
Đức Thánh Cha.
CAMEROON KHÁNG LẠI ÁP LỰC VỀ NẠO PHÁ THAI CỦA
ỦY BAN LHQ
(CWNews 17.01) Các giới chức chính phủ Cameroon
đẩy lui mạnh mẽ áp lực từ một uỷ ban của LHQ nhằm
hợp pháp hoá nạo phá thai ở quốc gia Châu Phi nầy,
giải thích rằng không thể làm việc nầy, vì « nạo phá
thai là tội sát nhân ». Trong một thư dài đáp lại lời kêu
gọi của uỷ ban LHQ đề nghị xém xét lại luật lệ
Cameroon, phái đoàn Cameroon đã đưa ra một bản
tóm tắt mạnh mẽ về các luận cứ bảo vệ sự sống.
HỘI NGHỊ LIÊN HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC CHÂU Á :
« SỐNG THÁNH THỂ ».
(Fides 16.01) Từ 10 đến 16.10.2009 sẽ diễn ra Cuộc
Họp Khoáng Đại bốn năm một lần, lần thứ 9 Liên
HĐGM Châu Á (FABC) tại Manila, nhằm trao đổi kinh
nghiệm, thẩm tra và lên kế hoạch cho các Giáo Hội
Châu Á. Chủ đề Hội Nghị sẽ là : « Sống Thánh Thể ở
Châu Á ». Các giám mục nghe nhắc lại tính chất trung
tâm của Thánh Thể trong đời sống Giáo Hội, mà nhiệm
vụ các giám mục là biến thành hiện thực và hình thành
văn bản những điều trực giác nầy. Trước đó sẽ có
những thảo luận trù bị do FABC tổ chức
ĐẠI HỘI QUỐC TẾ GIA ĐÌNH LẦN VII:
(Zenit 18.01) Bế mạc Đại Hội Quốc Tế Gia Đình lần VI
tại Mehico, ĐứcThánh Cha tuyên bố ĐH. Gia Đình lần
tới sẽ diễn ra ở Milan, nước Ý vào năm 2012 với chủ đề
:”Gia Đình – Công Việc – Ngày Lễ” [lần I – 1994 tại
Roma; lần II – 1997 tại Rio de Janeiro; lần III – 2000

15
16
tại Roma; lần IV- 2003 tại Manila; lần V- 2006 tại
Valentia]

MỘT CUỘC KHỦNG HOẢNG CÒN LỚN HƠN CẢ


KINH TẾ
CÔNG GIÁO VÀ CHÍNH THỐNG XEM XÉT GIA ĐÌNH Ở
CHÂU ÂU

Hơn bao giờ hết, GIA ĐÌNH là đích ngắm của rất
nhiều thế lực thiêng liêng, tinh thần, thế tục. Với
Kinh Thánh và Giáo Lý Công giáo, điều đó không cần
phải nhắc lại. Giáo Hội luôn quan tâm đến ĐỜI SỐNG
HÔN NHÂN và GIA ĐÌNH, và ngày càng đề cao những
“mô hình” NÊN THÁNH trong và qua đời sống hôn
nhân và gia đình, cũng như xây dựng và cổ vũ Ơn
Thiên Triệu từ gia đình. NHƯNG Xatan cũng không dể
mất miếng gồi ngon nầy, màchúng biết rõ chỉ vần
lam cho lung lay, phá hủy được một phần các giá trị
nền tảng Hôn Nhân và Gia Đình, là sẽ làm cho Giáo
Hội khốn đốn. Chỉ cần tỉnh táo một chút và treo dõi
sự phát triển của khoa học, y sinh học (biomedical),
di truyền học, phôi học (embryology), …là ta nhận
thấy ngay âm mưu thâm độc của Xatan, sử dụng
những cá nhân, những tổ chức, những quốc gia đảng
phái vô thần duy vật, lợi dụng mọi phương tiện trong
tầm tay, … để thi nhau đập phá nền móng gia đình,
như những con sóng hung hãn, điên cuồng, ngày
đêm công phá thành trì Giáo Hội. Ngừa tránh thai,
nạo phá thai, an tử, đồng tính dục, thác loạn nhục
dục, nhân bản vô tính, … Sự ngông cuồng vô luân đã
đẩy đầu óc điên loạn kiêu căng của con người tới chỗ
tạo ra phôi lai người - động vật, hạ thấp nhân phẩm
đến không còn gì thấp hèn hơn! Những vấn đề ly dị
gần như đã “lỗi mốt”, gần như là chuyện tất yếu, khi
không còn thích sống chung. Hôn nhân và gia đình bị
ảnh hưởng vô cùng nặng nề. UÔN NẮN - SỬA SAI -
HOÀN LẠI ĐỊA VỊ - THÁNH HOÁ Gia đình và Hôn

16
17
Nhân, chống lại những suy nghĩ – lý thuyết - thực
hành sai trái, vô đạo, ích kỷ nêu trên, CHỈ CÓ Ý
THỨC CỦA TÍN HỮU CÔNG GIÁO, thực hành trong
đời sống Hôn Nhân và Gia Đình Công giáo, sao cho
Gia Đình là nơi phát xuất đầu tiên và là nơi phát huy,
phát triển ĐỨC TIN, ĐỨC CẬY, ĐỨC ÁI, nên nhân
chứng cho Chúa Kitô Phục Sinh. Trong tâm tình đó,
BTGH kính giới thiệu tóm tắt kết quả DIỄN ĐÀN
CHUNG CÔNG GIÁO – CHÍNH THỐNG về Gia Đình.

Một diễn đàn chung Công giáo – Chính Thống nói rằng
khủng hoảng gia đình ở Châu Âu còn sâu sắc nặng nề
hơn là khủng hoảng kinh tế và họ đã đưa ra những lời
khuyên nhằm cải thiện tình hình nầy.
Một văn kiện đúc kết cuối từ diễn đàn Công Giáo –
Chính Thống lần thứ nhất kéo dài từ Thứ Tư đến Chúa
Nhật (12.12 – 16.12.2008) với chủ đề “ Gia Đình : Một
Điều Thiện cho Nhân Loại”, được công bố ngày 16.12,
giải thích rằng diễn đàn nầy “không nhằm thảo luận
những vấn đề thần học vốn được nghiên cứu giải quyết
ở những trình độ khác. Công việc của chúng tôi đúng
ra chỉ tập trung vào những vấn đề nhân chủng học có
tầm quan trọng chủ chốt cho hiện ạti và tương lai của
nhân loại. Mục tiêu của diễn đàn là để giúp xác định
các lập trường chung về nbững vấn đề xã hội và đạo
đức luân lý”.
Văn kiện nầy cho ta một tóm lược những giáo lý căn
bản của Chính Thống và Công giáo về Gia đình, tỏ cho
thấy sự tin tưỉơng và nhựng quan ngại được chia sẻ
rộng rãi của họ. Sau đó, văn kiện nầy tiếp tục xem xét
ba điểm cùng tập trung chú ý : tầm quan trọng của gia
đình với việc truyền sự sống; Quyền và bổn phận giáo
dục của cha mẹ và khủng hoảng hiện nay trong xã hội.

NÂNG ĐỠ CÁC BÀ MẸ

17
18
Liên quan đến việc truyền sự sống, các nhà lãnh đạo
Công giáo và Vhính Thống nhất trí :” Chúng ta không
tự ban cho mình sự sống, và cha mẹ cũng không phải
là nguồn duy nhất của sự sống, vì cần có sự can thiệp
của Thiên Chúa. Tính chất linh thánh của sự sống con
người từ khi thụ thai đến khi chết tự nhiên phải được
tôn trọng trọn vẹn […].
“Trong quá khứ, gia đình và con cái được coi như một
sự gì linh thánh. Trong những năm gần đây, tuy vậy,
những khái niệm nầy bị đặt vấn đề. Có một mưu toan
thay đổi ngôn ngữ và đưa sự mập mờ hai nghĩa vào
trong các tài liệu quốc tế dưới sự du nhập mang tính ý
thức hệ của lý thuyết giới tính”.
Các nhà lãnh đạo đại kết bày tỏ lo âu rằng “những khà
năng sinh con và dạy dỗ con áci đang bị giảm sút một
cách quyết liệt” trong những tình huống mà cả cha mẹ
đều “ bận bịu như nhau với việc thực hiện tiềm năng
nghề nghiệp của họ và cả hai phải mang gánh nặng
trách nhiệm tài chính đối với gia đình”
Các nhà lãnh đạo nêu lên vấn đề di dân, vốn thừơng
gây “đau khổ lớn lao cho trẻ em, mà rất nhiều torng số
đó bi thiếu ‘tình thương và sự chăm nom” của cha mẹ
chúng.

Các nhà lãnh đạo Kitô giáo sau đó phàn nàn rằng xã
hội thường “phá hoại khái niệm tình mẫu tử như là một
ơn gọi cá nhân”.
Họ khẳng định :” Chúng tôi, Công giáo và Chính Thống
chung nhau, nhấn mạnh tính chất linh thánh của tình
mẫu tử và việc xã hội cần phải tôn trọng nó. Những bà
mẹ ở nhà để lo nuôi nấng dạy dỗ con cái phải có điều
kiện được nâng đỡ cả về mặt tinh thần lẫn tài chính.
Sứ mệnh của họ kh6ong hề kém cạnh chút nào so với
những nghề nghiệp được tôn trọng khác.

18
19
“ Tình mẹ là một sứ mệnh và ví là một sứ mệnh, nó
xứng đáng được nâng đỡ và tôn trọng vô điều kiện. Y
tưởng tình phụ tử cũng cơ bản đối với xã hội và cũng
cần phải được xã hội đương thời áti káhm phá. Không
thể nói về một xã hội anh em mà lại không có tình phụ
tử”
GIÁO DỤC GIỚI TÍNH

Các nhà lãnh đạo Kitô giáo nhắc nhở rằng các bậc phụ
huynh là những nhà giáo dục đầu tiên đối với con cái
và những kẻ khác sẽ cộng tác vào việc dạy đỗ con cái
cũng phải làm như thế phù hợp với các phụ huynh.
Họ chú tâm đặc biệt vào giáo dục giới tính: “Mục tiêu
chính của một việc giảng dạy như thế được hướng tới
việc đào tạo những con người trong ý nghĩa tình yêu
hôn nhân [..] Vả lại, các phụ huynh phải cung cấp
thông tin thích hợp với từng giai đoạn phát triển cá thể
của con cái họ. Những người khác, chẳng ạhn nhà
trường, trong chiều hướng nầy, cáu thành một trợ giúp
cho các phụ huynh”
Những ngừơi tham dự diễn đàn cảnh báo chống lại ảnh
hưởng của các phương tiện truyền thông, lưu ý rằng
“bên cạnh nhiều mặt tích cực [..], các phương tiện
truyền thông nầy giới thiệu những sách báo phim ảnh
khiêu dâm cũng như một văn hoá theo chủ nghĩa cá
nhân và vị kỷ mợt cách hết sức tai hại và ngày càng
tăng”.
Các nhà lãnh đạo Kitô giáo kết thúc với một lời khẳng
định về tầm quan trọng của đời sống gia đình đối với
nền văn hoá :”Những gia đình dạy dỗ con cái tốt, để
tâm vào việc thiết lập những mối quan hệ đúng đắn
giữa các thành viên trong gia đình, tạo thành một vốn
con người có giá trị lớn quan trọng và cần thiết cho xã
hội trong cả thiện ích về mặt kinh tế lẫn về mặt tinh
thần. Đời sống gia đình tạo nên văn hoá. Con người
19
20
học hỏi ngôn ngữ sự sống chính yếu và tất cả những gì
giúp con người trở nên nhân bản một cách trọn vẹn.
Mọi văn hoá, ở khởi đầu và phát triển của nó, là một
sự kiện gia đình”.

CUỘC KHỦNG HOẢNG ĐÍCH THỰC

Các nhà lãnh đạo Công giáo và Chính Thống cho rằng
có một “khủng hoảng sâu xa trong nhãn quan về
những gì, thì đó là sự sống con người và gia đình”.
Họ giải thích :” Các khuynh hướng dân số chỉ riêng ở
Châu Âu là những dấu hiệu rõ rệt của một cuộc khủng
hoảng còn lớn lao hơn cuộc khủng hoảng tài chính. Gia
đình, sinh ra từ hôn nhân giữa một người nam và một
người nữ, cho ra con cái và một mạng mở rộng các
tương quan, phải được tái khám phá như vốn xã hội có
giá trị to lớn”
Tỷ lệ sinh sản khắp Châu Âu thấp một cách đáng kể.
Tây Ban Nha và Áo, chẳng hạn, không đến 0, 1%’ Đức
và Ý nằm trong số các quốc gia với tăng trưởng dân số
âm.
Các Đại diện Giáo Hội khẩn thí6t kêu gọi các nhà lãnh
đạo xã hội và chính trị phải để tâm tới vấn đề nầy “
trước khi quá muộn”.

Với điều đó, tuyên bố cuối cùng đã đưa ra sáu lời


nhắn nhủ và mời gọi.
Trong những lời nhắn nhủ và mời gọi nầy, họ khẳng
định :
” Cần nhiểu nỗ lực được đầu tư vào việc xúc tiến tích
cực ủng hộ gia đình. Gia đình cần được áti káhm ra về
những gì nó đem lại cho xã hội [..]
“Gia đình không pảhi là một khái niệm lỗi thời! Nếu
được áti káhm páh một cách đúng đắn, đó là tương lai.
20
21
Không co tình yêu cho nhau của gia đình, thì xã hỗu
chúng ta sẽ chết”

Tuyên bố cuối cùng tiếp tục :


”Chúng ta đang nhìn thấy một hiểm nguy lớn lao trong
sự lệ thuộc rành rành các nhu cầu của con cái và hạnh
phúc của gia đình vào những lợi ích kinh tế.
“Chúng tôi kêu gọi tất cả thể chế công phải bảo đảm
rằng các chính sách liên quan tới việc trả lương lao
động phải phù hợp với việc thành lập và duy trì một
gia đình một cách xứng phẩm giá […] Nó phải làm sao
để cả cha mẹ không nhất thiết buộc phải lao động suốt
ngày bên ngoài nhà, có cơ tổn hại đến đời sống gia
đình và nhất là với việc giáo dục con cái.
“Chúng tôi kêu gọi mọi cơ chế công hãy công nhận và
tôn trọng công việc của người mẹ tr ong nhà, vì giá trị
của công việc nầy đối với gia đình cũng như với xã hội.
Vấn để “coi sóc con cái” nầy cần được xem xét thêm
với những quan tâm tíôt nhất với đứa con như là
nguyên tắc hướng đạo”
Các nhà lãnh đạo Công giáo và Chính Thống kết luận
với việc bày tỏ ý muốn sẽ lần nữa chung sức trong
những cuộc gặp gỡ đều đặn “để củng cố những quan
hệ hỗ tương của chúng ta và để đề cập đến những thử
thách chung mà Châu Âu đang phải đương đầu”.
BTGH chuyển ngữ từ Zenit, 16.12.2008

"Fear not tomorrow, God is already there!"


NGÀY MAI? - XIN ĐỪNG SỢ!
VÌ TƯƠNG LAI, CHÚA ĐÃ HIỆN DIỆN Ở ĐÓ RỒI!
TÌM HIỂU KINH THÁNH

ĐỀ TÀI 92
21
22

CÁC VẤN NẠN VỀ ”BÀI CA ĐỨC ÁI”


TRONG CHƯƠNG 13 THƯ THỨ I GỬI GIÁO ĐOÀN
CÔRINTÔ

Chương 13 thư thứ I gửi hữu Côrintô hay vẫn thường


được gọi là ”Bài ca đức ái” là một trong các trang tuyệt
tác của Kinh Thánh Tân Ước. Nhưng nó tạo ra một vài
vấn nạn cần giải quyết trước khi chú giải chi tiết văn
bản. Vấn nạn thứ nhất liên quan tới chỗ đứng của ”Bài
ca đức ái” xen kẽ giữa hai chương 12 và 14 trình bầy
các đặc sủng. Chương 13 xem ra lạc lõng không hợp
với bối cảnh chung của các văn bản. Có ba lý do khiến
nhiều học giả cho rằng ”Bài ca đức ái” được lấy từ một
nơi khác và lồng vào khảo luận về đặc sủng, chứ đây
không phải là chỗ tự nhiên ban đầu của nó. Lý do thứ
nhất là vì nhiều học giả cho rằng đức ái không phải là
một đặc sủng, và không thể tự giới thiệu như một đặc
sủng. Do đó chương 13 không nằm trong bối cảnh văn
bản đúng đắn của nó. Lý do thứ hai, lời thánh Phaolô
khuyến khích tín hữu ở đầu chương 14: ”Anh chị em
hãy khát khao các ơn của Thánh Thần” (14, 1) lập lại
lời mời ở cuối chương 12: ”Anh chị em hãy khát khao
các ơn tốt lành nhất” (12, 31a). Và lý do thứ ba xem ra
”Bài ca đức ái” là một văn bản ”mở ngoặc”, vì nó mở
đầu với khẳng định: ”Hơn nữa tôi muốn chỉ cho anh chị
em con đường tuyệt diệu” (12, 31b) và kết thúc với lời
khuyến khích: ”Anh chị ăm hãy tìm kiếm đức ái” (14,
1a).

Tuy nhiên, cũng có nhiều lý chứng khác cho thấy ”Bài


ca đức ái” rất ăn khớp với khảo luận về các đặc sủng.
Câu 31 chương 12 nối đề tài đức ái với các đặc sủng

22
23
một cách khá tự nhiên và hữu lý. Ngay trong lòng
chương 13 sự đối chọi giữa đức ái và các đặc sủng của
Chúa Thánh Thần cũng rất có phẩm chất! Thật vậy, hai
câu đầu văn bản lượng định gía trị của những ai có các
đặc sủng nói được các thứ tiếng lạ, đặc sủng ngôn sứ,
đặc sủng hiểu biết mọi mầu nhiệm, đặc sủng lòng tin
mạnh mẽ tới làm được các phép lạ, nhưng lại không có
đức ái. Trong phần thứ ba, tức từ các câu 8-13, đức ái
như là thực tại toàn vẹn và vĩnh cửu được đặt đối chọi
với các kinh nghiệm đặc sủng hạn hẹp và mau qua.
Nhưng còn hơn thế nữa, chương 13 không chỉ xen kẽ
một cách khéo léo giữa hai chương 12 và 14, mà còn
cho thấy các tham chiếu rõ ràng liên quan tới các phần
khác của thư. Chỉ cần duyệt xét phần hai miêu tả hoạt
động của đức ái, tức các câu 4-7, để có thể nhận ra
rằng chương 13 có liên hệ chặt chẽ với các lập trường
đặc thù mà thánh Phaolô đưa ra đối với tình trạng sống
của giáo đoàn Côrintô. Vài so sánh sau đây minh
chứng điều đó. Câu 4 chương 13 khẳng định rằng đức
ái không ghen tương (zêlos). Trong chương 3, 3 thánh
Phaolô ghi nhận rằng các ghen tương đang thống trị tín
hữu Côrintô. Đức ái cũng không kiêu căng (physiútai),
trong khi kiêu ngạo là thái độ sống của tín hữu Côrintô
như Phaolô ghi nhận trong chương 4, 6.18.19; 5, 2; 8,
1. Câu 5 chương 13 nêu bật rằng đức ái không làm
điều gì không thích hợp (aschêmonéi). Trong chương 7,
35 thánh Phaolô khuyến khích tín hữu hãy sống một
cách liêm chính (pros to eúschêmôn) và trong chương
14, 40 ngài thôi thúc họ hãy làm sao để các buổi tụ
họp trong cộng đoàn được diễn ra không phiền hà
(euschêmónôs). Sau cùng câu 5 chương 13 cũng
khẳng định rằng đức ái không tìm tư lợi, trong khi ở
chương 10, 24 thánh Phaolô khuyến khích tín hữu
Côrintô hãy có thái độ vị tha.

23
24
Tất cả các lý chứng kể trên cho thấy văn bản chương
13 lồng khung một cách tuyệt diệu vào trong bối cảnh
trực tiếp của các chương 12 và 14 đề cập tới các đặc
sủng và trong toàn thư thứ I gửi giáo đoàn Côrintô.
Nhưng điều ý nghĩa hơn nữa là ở đây thánh Phaolô cho
thấy ngài không phải là người xa lạ với các vấn đề
nóng bỏng và các hoàn cảnh sống cụ thể của cộng
đoàn Côrintô. Cách trình bầy đức ái của thánh nhân
không trừu tượng cũng không lý thuyết. Trái lại, nó rất
cụ thể và chỉ cho tín hữu con đường hành xử phải
theo. Do đó nghĩ rằng chương 13 là một suy tư tổng
quát về đức ái là điều sai lầm. Thực ra nó là giáo huấn
thánh Phaolô nói trực tiếp với tín hữu của một cộng
đoàn đang gặp chia rẽ, vì đã đánh mất đi ý nghĩa của
tình huynh đệ, của tinh thần chia sẻ, yêu thương lo
lắng cho nhau, để chạy theo các kinh nghiệm cá nhân
chủ nghĩa, đặc quyền đặc lợi và xuất thần và trốn chạy
kinh nghiệm lịch sử khó khăn. Nhận xét trên đây cũng
giúp chúng ta định hướng trong việc tìm giải pháp cho
vấn nạn chung thứ hai liên quan tới thể văn của
chương 13. Người ta thường coi thể văn của chương 13
là thể văn thánh ca, hay bài ca chúc tụng tình yêu.
Nhưng cũng có tác giả cho rằng đây là thể văn khuyến
dụ. Nhưng xem ra cả hai thể văn nói trên không thực
sự lột được bản chất của văn bản, tuy diễn tả được
một số khía cạnh thực của nó. Chắc chắn văn bản là lời
xúc động ca tụng tình yêu cũng như có chủ ý khuyến
dụ người đọc sống theo con đường yêu thương tuyệt
diệu này. Nhưng nó không chắc chắn có tiết nhịp thánh
ca, cũng không có thể văn khuyến dụ rõ ràng. Có lẽ nó
giống một loại văn thể đặc thù của thế giới văn chương
hy lạp và thế giới văn chương do thái. Đó là loại văn ca
tụng gía trị siêu việt hay nhân đức lớn lao nhất. Chẳng
hạn thi sĩ Tirteo có để lại một bài thơ ca tụng gía trị
quân đội; Chương 4, 30-34 sách mạo thư Esdra 3 cũng
24
25
có một văn bản ca tụng chân lý. Nhưng khó có thể
chấp nhận rằng thể văn chương 13 thư thứ I gửi tín
hữu Côrintô tùy thuộc các mẫu văn chương này của
thế giới hy lạp. Đúng hơn xem ra văn bản mang nguồn
cảm hứng của một vài văn bản thuộc nền văn chương
khôn ngoan của Kinh Thánh Cựu Ước giới thiệu sự
khôn ngoan hay để cho sự khôn ngoan tự giới thiệu.
Điển hình như sách Châm Ngôn chương 8, sách Huấn
Ca chương 24 và sách Khôn Ngoan chương 7, 22-8, 1.
Chính vì thế có lẽ đúng hơn cả nên gọi chương 13 thư
thứ I gửi tín hữu Côrintô là bài ”chúc tụng tình yêu”
hay ”bài chúc tụng đức ái” với chủ ý khuyến dụ. Thánh
Phaolô chỉ cho tín hữu thấy con đường của kinh
nghiệm sống yêu thương kitô và khuyến khích họ đi
theo con đường đó.

Liên quan tới nguồn gốc xuất xứ của bài chúc tụng tình
yêu-agapé có chủ ý khuyến dụ này, có lẽ không nên đi
qúa xa việc thừa nhận một ảnh hưởng chung của loại
văn ca tụng nhân đức cao cả nhất và một vài đề tài
thông thường của nó như là tính chất vĩnh cửu của gía
trị được ca tụng. Vì trong trường hợp của văn bản
chương 13 yếu tố có sức nặng định đoạt hơn chính là
tương quan giữa thánh Phaolo và tín hữu Côrintô cũng
như các đòi buộc nảy sinh từ liên hệ đó. Chương 13 là
một văn bản nhập thể sâu rộng vào trong lịch sử cụ
thể trong tương quan giữa tín hữu giáo đoàn Côrintô
với thánh Phaolô là người sáng lập ra giáo đoàn này.
Sự kiện lịch sử và tương quan riêng tư trên đây không
cho phép chúng ta nghĩ rằng chương 13 thư gửi tín
hữu Côrintô bắt chước các đồ biểu văn chương đại
cương một cách gỉa tạo.

Tình yêu thánh Phaolô nói tới ở đây là thứ tình yêu
nào? Trước hết có thể khẳng định rằng đây không phải
25
26
là một đặc sủng. Thật ra, chẳng những nó không bao
giờ được gọi là đặc sủng, mà trái lại còn đối chọi với
các kinh nghiệm đặc sủng nữa. Cũng không thể gọi nó
là một nhân đức, cho dù có là nhân đức lớn nhất đi
nữa. Những gì miêu tả trong các câu 4-7 của văn bản
gán cho tình yêu thương một loạt các thái độ hành xử
không thể giản lược vào một thói quen luân lý chính
xác. Nó bao gồm một tổng hợp các thái độ sống có thể
gọi là các nhân đức: đại độ, tốt lành, khiêm tốn, quảng
đại, vô vị lợi, tin tưởng, hy vọng, kiên trì. Chúng ta có
thể tiến tới gần căn cước đích thực của từ agapé hơn,
nếu hiểu nó như là một chân trời hiện hữu không phạm
trù, hay như một viễn tượng tổng hợp và hiệp nhất
hành động của con người. Tuy nhiên, đây không phải là
một lý tưởng phát sinh nơi con người và tập trung mọi
căng thẳng và khát vọng của nó. Người ta lại càng
không thể nhầm lẫn nó với một tâm tình thiện cảm
phổ quát, một chủ thuyết trợ giúp nhân bản hay một
tình yêu tha nhân thơ mộng. Hướng giải thích duy nhất
lột được quan điểm của thánh Phaolô là phải dựa trên
tư tưởng thần học của thánh nhân. Theo đó, ơn cứu độ
Thiên Chúa hiện thực qua Đức Kitô đã tràn vào lịch sử
nhân loại và tỏ hiện ra qua nhiều hình thức khác nhau
trong cuộc đời của các tín hữu. Giờ đây tình yêu
thương là kiểu diễn tả toàn vẹn và vĩnh viễn của ơn
cứu độ đó. Có thể định nghĩa nó như là ơn tuyệt diệu
Thiên Chúa ban cho loài người trong thời sau hết. Nó
thay đổi điều kiện sống của người tín hữu một cách
triệt để và xác định cung cách hành xử hiện tại của họ
theo cái luận lý của thế giới mới sẽ đến. Cũng có thể
nói tới một sức mạnh thiên linh được ban cho tín hữu
như một ơn thánh tạo thành các chủ thể hoạt động
mới. Như là ơn thánh nó tạo nên sự trưởng thành toàn
vẹn của kitô hữu trong cuộc sống tin nhận gắn bó với
Đức Kitô. Tắt một lời, nó diễn tả thực tại Nước Trời hiện
26
27
diện trong dòng lịch sử của chúng ta, nó trình bầy
tương lai cánh chung được hiện thực trước trong hiện
tại, nó diễn tả các sức mạnh của ơn cứu độ. Đó là ý
nghĩa được khai triển trong các câu 8-13 của văn bản.
Như thế tình yêu ở đây là tình yêu-”agapé”, nghĩa là
tình yêu hiệp thông chia sẻ và liên đới. Tình yêu-agapé
là con đường của kinh nghiệm sống kitô thánh Phaolô
muốn chỉ cho các tín hữu và khuyên họ bước theo.

THIÊN
CHÚA
&
TRẦN
THẾ
Joseph
Ratzinger
Biển-đức XVI.
Thiên Chúa và Trần Thế
Tin và Sống trong thời đại ngày nay
Trao đổi với Peter Seewald

Phạm Hồng-Lam chuyển ra Việt ngữ

CHƯƠNG I

ĐIỀU GỌI LÀ SỰ DỮ

Huyền thoại kể rằng, lúc đầu các thiên thần


mang đầy ơn nghĩa và vinh quang Chúa. Các ngài
27
28
được ngắm dung nhan Chúa, được cầu nguyện và
đầy hạnh phúc. Nhưng Lu-zi-fer, một trong
những thiên thần bên cạnh Chúa, đã sa chước
cám dỗ kiêu căng và muốn chống lại Chúa. Lu-zi-
fer và đồng bạn vì thế phải sa hoả ngục.
Cố gắng giải thích sự dữ đó của huyền thoại Kinh
Thánh cho tới nay vẫn không ổn. Hiện nay các
nhà khoa học quan sát thấy nơi con người có hiện
tượng «gia tăng sự man rợ khả nghiệm và của
tính xấu không thể hiểu nổi ». Thánh Phao-lô đã
mô tả: “Tôi lỗi luật, sự dữ hiện diện trong tôi,
mặc dầu tôi muốn làm điều lành ». Người ta còn
kể, Luther* đã thấy sự dữ, nghĩa là đã thấy Sa-
tan, bằng xương bằng thịt, và ông đã ném bình
mực vào đầu Sa-tan. Câu hỏi nền tảng : Tại sao
Chúa lại dựng nên Sa-tan ? Tại sao Ngài lại dựng
nên cho chính Ngài một đối thủ ?
Câu chuyện sa hoả ngục trên không do Kinh Thánh
trực tiếp kể, nhưng bắt nguồn từ nhiều bản văn được
hình thành theo thời gian. Nhưng Kinh Thánh có nói tới
các thần dữ. Lúc đầu đề cập ít, nhưng về sau càng lúc
Kinh Thánh càng cho thấy bên cạnh thần lành còn có
thần dữ, chúng tác động vào thế giới và con người,
làm hại con người, và có thể nói muốn lôi con người đi
xuống.
Nhưng không thể nói Chúa tạo ra Sa-tan. Câu chuyện
Lu-zi-fer sa hoả ngục mới hình thành sau này. Nó
muốn nói lên rằng, rõ ràng không phải Chúa tạo nên
các lực thần dữ. Các lực này xuất hiện rõ nét trong câu
chuyện đức Giê-su trừ quỷ. Chúa chỉ tạo nên thần
lành. Và sự dữ không bao giờ là một cái gì độc lập,

*
Martin Luther (1483 – 1546): Vốn là linh mục dòng An-
tịnh, nhưng đã chống lại Giáo hội công giáo và lập ra phái
Tin lành Luther tại Đức.
28
29
song nó chỉ xuất hiện như là phủ định của một sự lành.
Chỉ trong tương quan với sự lành mới có sự dự, chứ
một mình sự dữ thì không có.

Cơn cám dỗ đã như thế nào ?


Nhắc lại : Chúa đã không tạo ra vua sự dữ nào cả,
Ngài chẳng cần có một Chúa đối lập nào đứng bên
cạnh. Điều Ngài đã tạo ra, là tự do và hoàn cảnh trong
đó nhiều khi ta không thấy rõ được tự do đó.
Kinh Thánh cho hay, những lực thần dữ đó có thể là
gương soi cho ta. Qua chúng, ta có thể nhận ra cái
nguy hiểm của tự do có hình thù dễ sợ như thế nào.
Hình thù đó có dạng như sau : Tạo vật càng lớn, nó
càng muốn có nhiều độc lập, càng muốn bớt bị lệ
thuộc và muốn mình trở thành một thứ chúa tể, chẳng
cần nhờ ai giúp nữa. Đây là lúc xuất hiện í muốn bất
cần đời, mà ta gọi là kiêu ngạo.
Luôn luôn có cám dỗ nơi loài linh thiêng. Cám dỗ đó
xuất hiện như một thứ ngược đời : nó khiến người ta
coi tình yêu là lệ thuộc, chứ không phải là quà tặng để
tôi được sống. Nó khiến người ta coi tình yêu không
như là nguồn lực sự sống nữa, mà như cái gì hạn chế
sự độc lập của mình.

Bằng cách nào có thể nhận ra sự dữ ?


Có lẽ phải nói, chẳng bao giờ có thể chứng minh được
quỷ. Nhưng ta biết, ngoài tính xấu nơi con người ra,
còn có những rối loạn và phá hoại trong tạo dựng, còn
có một thứ lực ganh tị, nó muốn lôi ta đi và nhấn ta
xuống. Đó là điều Kinh Thánh và đức tin ki-tô giáo
muốn ta phải í thức. Nhưng phải nhớ rằng, không bao
giờ được nâng quỷ lên thành một nghịch chúa, vị này
có thể đối đầu và chống trả lại Chúa. Cuối cùng rồi thì
phủ định cũng chẳng có quyền lực gì. Sự dữ, tuy là
một mối nguy và một cám dỗ thường trực, nhưng kì
29
30
cùng nó không phải là đối thủ ngang hàng của Chúa.
Ta phải luôn biết rằng, chỉ có Chúa là Chúa, và ai bám
vào Ngài, kẻ đó chẳng cần sợ gì mọi quyền lực Sa-tan.

Hitler có phải là « Sa-tan bằng xương bằng thịt


không », như một số người vẫn nói ? Sartre* có
lần bảo: « Quỷ là Hitler, là Quốc-xã Đức ». Và
triết gia gốc Do-thái Hannah Arendt*, khi nói về
những hành vi tội ác của chủ nghĩa phát-xít, đã
dùng một từ nổi tiếng để mô tả : «nỗi tầm
thường của sự dữ ».
Quả thật lạ. Một tay lớn lên từ đáy tầng xã hội, chẳng
học-thức gì, ăn không ngồi rồi, mà lại có thể làm dấy
động cả một thế kỉ. Với cái nhìn thông suốt quỷ quái, i
đã có những quyết định chính trị và đã có thể làm cho
mọi người, ngay cả những kẻ trí thức, nghe theo.
Hitler là một hình tượng ma quái. Đọc lịch sử các tướng
lãnh người Đức, ta thấy trong họ ai cũng muốn chống
lại, nhưng rồi cuối cùng lại bị ông ta hớp hồn và không
còn dám nói lên í kiến riêng của họ nữa. Nếu nhìn thật
gần con người mang nét mê hoặc ma quái đó, ta lại
thấy i quả là một tay thật tầm thường. Và cuối cùng,
chính vì quyền lực sự dữ cắm lều trong sự tầm thường,
nên ta cũng nhận ra phần nào diện mạo của nó : sự dữ
càng lớn, nó càng trở nên nghèo nàn, và kích thước lớn
lao của nó thật ra chẳng lớn gì cả.

*
Jean-Paul Sartre (1905 – 1980): nhà văn người Pháp, triết
gia chủ trương thuyết hiện sinh vô thần. Giải Nobel văn
chương năm 1964. Người trí thức nổi tiếng và tiêu biểu nhất
của Pháp trong thế kỉ 20.
*
Hannah Arendt (1906 – 1975): nhà xuất bản, học giả
người Đức gốc Do-thái. Vì nạn Quốc-xã phải trốn khỏi Đức,
sang Hoa-kì tị nạn, dạy học. Viết nhiều sách và luận văn về
triết lí chính trị.
30
31
Có thể nói, Hitler cũng đã nhìn ra được trước những
hoàn cảnh ma quái. Chẳng hạn, tôi đã đọc một phúc
trình về việc chuẩn bị cho chuyến thăm của lãnh tụ
phát-xít nước Í ở Berlin. Những người được uỷ thác
công việc theo nhau đưa ra đề nghị. Nhưng rồi, sau
một hồi lâu suy nghĩ, Hitler tuyên bố : « Không, mọi
đề nghị đều trật lất. Tôi thấy phải làm như thế nào
rồi ». Và rồi, như trong một cơn xuất thần, i nói ra
toàn bộ kế hoạch, và kế hoạch đó cũng đã được thực
hiện. Nghĩa là, đâu đó có một siêu lực ma quái khiến
cho cái tầm thường trở nên lớn lao – và cái lớn lao trở
nên tầm thường – và nhất là khiến nó trở nên nguy
hiểm và phá hoại.
Chắc chắn không thể nói Hitler là một con quỷ. Ông ta
là một con người. Nhưng, qua những tường trình đáng
cậy của những người mắt thấy tai nghe, xem ra Hilter
có những cuộc gặp gỡ với ma quỷ, i hay run lên và nói:
“Nó lại tới kìa”, hoặc những câu đại loại như thế. Ta
không thể tìm hiểu ngọn ngành được điều đó. Tuy
nhiên, tôi tin, một cách nào đó, i có dính dáng với ma
quỷ; điều này có thể thấy qua cách i sử dụng quyền
lực, qua những khủng bố và đại hoạ do quyền lực của i
gây ra.

Như thế nghĩa là nơi Chúa dứt khoát không có


vực sâu, không có mặt tối? Không như kiểu nơi
con người có “hai hồn ngủ gật trong lồng ngực
tôi”?
Câu hỏi đó luôn được đặt ra trong lịch sử tôn giáo,
ngay cả nơi các phong trào ngộ giáo trong lịch sử ki-tô
giáo. Carl Gustav Jung* cũng đã nhắc lại câu đó theo

*
Karl Gustav Jung (1875 – 1961): Nhà tâm lí và phân tâm
người Thụy-sĩ. Xuất phát từ trường phái Sigmund Freud,
nhưng về sau đã lập ra một hướng nghiên cứu riêng.
31
32
lối của ông, và tự hỏi, phải chăng đấng Tối hậu cũng
lại phải mang trong mình hai khuôn mặt? và ông tiếp:
Phải chăng Thiên Chúa này cũng đồng thời là một con
quỷ? Phải chăng sự dữ bắt nguồn từ Ngài? Bởi vì, nếu
sự dữ hiện hữu, thì nó hẳn phải là cái gì xuất phát từ
nơi Ngài?
Câu hỏi này khiến cho thế giới trở nên thật đáng sợ,
bởi vì Thiên Chúa quả đáng sợ. Nhưng câu đó đã được
đức Ki-tô giải toả mọi thắc mắc, khi chính Ngài đã chết
cho chúng ta, và qua đó cho ta thấy vực thẳm yêu
thương nơi Thiên Chúa. Vì thế, thư Gia-cô-bê đã có thể
viết: “Không có bóng tối nơi Ngài”, bóng tối đến từ một
chỗ nào khác, chứ Chúa, trái lại, là nơi ta có thể hoàn
toàn trông cậy; ma quỷ hay sự dữ không cắm neo
trong Ngài, và vì thế, khi Chúa trở nên tất cả trong mọi
sự, thì đấng Tối hậu sẽ là kẻ giải phóng khỏi mọi áp
chế của sự dữ.
Dĩ nhiên ta phải đặt câu hỏi, nếu sự dữ không bắt
nguồn từ Thiên Chúa, thì nó từ đâu mà ra? Như vậy,
nó làm sao có thể tồn tại? Nếu sự dữ không do Chúa,
thì làm sao còn nói được Chúa là đấng tác tạo mọi sự?
Ở đây, chúng ta lại đứng trước một vấn nạn vực thẳm.
Câu trả lời của Ki-tô giáo và của Kinh Thánh là: Nó tới
từ tự do.
Như vậy, sự dữ không phải là một tạo vật mới, nó
không phải là một cái gì tự sinh tự tồn, nhưng, tự bản
chất, nó là phủ định, nó là sự huỷ diệt thụ tạo. Nó
không phải là một hữu thể, vì hữu thể chỉ xuất phát từ
nguồn của mọi hữu thể, nhưng nó là cái không. Sức
mạnh của cái không này quả làm cho chúng ta rùng
mình. Nhưng, tôi tin rằng, ta cũng an tâm khi biết rằng
sự dữ không phải là một tạo vật riêng rẽ, mà nó là một
thứ cây chùm gởi. Nó sống nhờ kẻ khác, và rốt cuộc nó
sẽ tự giết nó, như số phận cây chùm gởi, một khi nó
trở thành ông chủ và giết kẻ bảo trợ mình.
32
33
Sự dữ không phải là thứ gì tự sinh, tự hữu, nhưng nó
là phủ định. Và khi tôi để mình sa vào sự dữ, thì đó là
lúc tôi bỏ không gian triển nở tích cực của hữu thể, để
bước vào tình trạng ăn bám của phá hoại và phủ định
hữu thể.

THIÊN ĐÀNG VÀ ĐỊA NGỤC

Một trong những thành tố cơ bản của đức tin là


quan điểm về thiên đàng, hoả ngục, và ngay cả
luyện ngục. Quan điểm này ngày càng trở nên xa
lạ và bị ngờ vực.
Chết không phải là hết, đó là xác tín của đức tin ki-tô
giáo. Ngoài ra, đây cũng là niềm tin chung của nhân
loại, thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Một
cách nào đó, con người biết rõ: còn có một cái gì
thêm, còn có một cái gì hơn nữa. Điều đó có nghĩa là
chúng ta có trách nhiệm trước Chúa, có nghĩa là có
một toà án, có nghĩa là cuộc sống con người có thể
được cứu rỗi hay bị hư mất.
Liên quan tới việc được cứu rỗi, mà chúng ta ai cũng hi
vọng đạt đến, dù mình vẫn còn nhiều thất bại, thì lửa
luyện ngục đóng vai trò quan trọng. Nào ai trong
chúng ta có được cuộc sống toàn hảo. Và hi vọng cũng
không có nhiều người trong chúng ta hoàn toàn bị hư
mất. Dù gặp nhiều thất bại, đa số chúng ta vẫn ao ước
điều tốt. Chúa có thể đưa tay đón lấy bình vỡ và hàn
gắn nó lại. Nhưng với điều kiện là ta phải có một sự
thanh tẩy cuối cùng nào đó, tức là lửa luyện ngục; ánh
lửa nhìn của đức Ki-tô này, có thể nói, sẽ uốn ta lại cho
đúng, và nhờ đó ta mới có thể gặp được Chúa, và có
thể bước vào được trong nhà Ngài.

33
34
Nghe ra vừa khiêu khích vừa cổ hủ.
Tôi tin đó là một cái gì rất người. Có thể nói, ngay cả
nếu không có luyện ngục thì cũng nên lập ra nó, vì ai
dám bảo mình đã toàn hảo, có thể trực diện với Chúa.
Và ta cũng chẳng muốn mình, nói như trong Kinh
Thánh, là chiếc “bình bất hạnh” phải bị bỏ đi, nhưng
muốn mình được cứu độ. Lửa luyện ngục thật ra có
nghĩa là Chúa hàn gắn lại những mảnh vỡ, là Ngài có
thể thanh tẩy ta thật sạch, để ta có thể tới được bên
Ngài và có được một cuộc sống dư đầy.
Còn các tín hữu Phật giáo hay Tin lành làm gì ở thế giới
bên kia? Một vở kịch xưa của tiểu bang Bayern bảo
rằng, dân Phổ có riêng một thiên đàng, bởi vì nếu
không, thì thiên đàng của Bayern không còn là thiên
đàng nữa.
Tôi muốn nói rằng, với cái nhìn thật người, thì lửa
luyện tội cũng giúp ta bỏ đi được các chủ trương cá
biệt kiểu đó. Nó giúp ta quẳng đi những gì không kham
nổi, và tẩy sạch những gì không thể chịu đựng, để
trong ta chỉ còn hiện ra cái tâm trong sáng, và ta nhận
ra rằng, tất cả mọi người đều thuộc vào một bản đại
hoà tấu chung.
Còn các Phật tử, họ quan niệm tất cả chỉ là khổ đau,
nên cũng muốn bước ra khỏi bánh xe khổ đau của quá
khứ, để bước vào một cõi không tinh tuyền, nhưng cõi
không này, một cách nào đó, cũng không phải là hoàn
toàn hư vô. Vì thế, dù với một lối diễn tả hoàn toàn
khác ta, đạo đó cũng dạy một cái gì như hi vọng vào
một hiện hữu tối hậu chân thực.
Chúng ta chia sẻ với tín hữu tin lành niềm tin có thiên
đàng và hoả ngục. Vì nhiều lí do, trong đó có giáo
huấn về công chính hoá, nên họ đã không thể chấp
nhận lửa luyện tội. Và có lẽ ta cũng chẳng nên tranh
luận nhiều về chuyện này. Trên căn bản, mọi người

34
35
chúng ta đều mừng, khi biết Chúa sẽ uốn nắn lại
những gì ta không thể uốn nắn được.

Cầu nguyện cho kẻ chết hẳn cũng bắt nguồn từ


đó?
Có một lực thôi thúc uyên nguyên nơi con người, khiến
họ muốn làm một cái gì thêm cho người đã khuất,
cũng như để nói lên tình yêu đối với người đó, nhất là
khi họ cảm thấy mình có lỗi với người quá cố. Chúng ta
tin rằng, mình còn có thể gởi một món quà sang bên
kia thế giới cho người đã mất. Nếu chỉ có thiên đường
và hoả ngục không thôi, thì điều đó quả vô nghĩa.
Như vậy, cầu nguyện cho người chết hàm chứa nhận
thức sâu xa, là ta còn có thể làm điều tốt cho họ. Và
tôi tin rằng, cái khía cạnh rất nhân bản này chính là
luyện ngục. Những người chết đang ở trong một tình
trạng, mà lời cầu của ta có thể giúp họ.

An-tịnh có lần phân biệt « tạo dựng ban đầu »


và « tạo dựng tiếp tục ». Giáo hội thì nói tới
« chương trình cứu độ lớn của Chúa ». Như vậy,
có nghĩa là trước sau Chúa vẫn ngồi trước tập
sách của Ngài và viết tiếp trang lịch sử sự sống,
hết chương này tới chương khác ?
Trong Tin Mừng Gio-an, đức Ki-tô cũng có lần nói :
« Cha Ta đã tác động, và Ngài vẫn luôn tác động ».
Ngài dùng cả chữ « làm việc », vì Ngài được nói tới
như một người làm công, và Ngài nói : Chúa đã làm
việc và Ngài luôn còn làm tiếp. Điểm này hoàn toàn
giống như điều chúng ta có thể thấy được trong khái
niệm « Thiên Chúa sống động ». Chúa không rút lui.
Trong Ngài, chỉ cần một nháy mắt là mọi sự đã có. Và
mọi sự diễn ra không bao giờ như một bánh xe quay
nhàm chán, mà trái lại, luôn tiếp diễn như một hiện tại
sống động. Như thế, đúng là Chúa luôn hiện diện trong
35
36
lịch sử. Lịch sử thâu tóm sự duy nhất của í nghĩ và lời
nói của Ngài, tắt lại, thâu tóm toàn bộ hiện tại của
Ngài trong từng cấp phát triển của nó.
Người ta cũng có thể nghĩ rằng, giờ đây, chính con
người là kẻ viết tiếp chương tạo dựng. Bởi vì thiên
nhiên cho tới nay đã cần hàng triệu năm để làm điều,
mà ngày nay các nhà nghiên cứu di tử và các nhà hoạ
mẫu sinh học, chỉ bằng qua một nháy mắt lịch sử, đã
tạo ra nơi các loại thực phẩm và sinh vật mới.
Việc ráp nối di tử đó dĩ nhiên là một vấn nạn lớn. Một
mặt, đó là một cơ may. Nhờ đó, chúng ta đã tiến sâu
vào cơ cấu uyên nguyên của sự sống, để có thể nhận
ra được những mật mã, và có thể cùng cấu trúc hoặc
ngay cả tái cấu trúc các di tử. Việc làm này tốt, bao lâu
nó có tác dụng chữa lành và còn tôn trọng tạo dựng.
Nhưng khi con người tin rằng, chính mình là tạo hoá, là
thợ cấu trúc thế giới, lúc đó nó có thể trở nên kẻ phá
hoại.
Vấn đề quan trọng ở đây, là phải biến sự kính trọng
trước những gì không được đụng đến thành một hiến
chương cho mọi hành động con người. Ta phải biết, con
người không thể và không được phép trở thành thí vật
cho kế hoạch lắp ráp của chính con người. Ta phải í
thức rằng, ngay khi bắt đầu lắp ráp là trong ta có thể
đã manh nha tư tưởng muốn cai trị thế giới, và điều
này đồng thời cũng có nghĩa là một tiềm năng phá hoại
đã chớm nở.
Con người không thể tạo ra một cái gì cả, nó cùng lắm
chỉ có thể kết hợp một cái gì đó thôi. Với khả năng đó,
nó có thể là một người giúp việc và bảo vệ khu vườn
Thiên Chúa, bao lâu nó còn tỏ ra khiêm tốn và kính
trọng đối với những í nghĩ đã có trong tạo dựng.
Nhưng khi nó muốn làm tạo hoá, lúc đó tạo dựng sẽ bị
đe doạ.

36
37

CÂY SỰ SỐNG

Việc hái trái cây hiểu biết đã là một tội tầy đình.
Chúa đã cảnh cáo điều đó trong trình thuật Kinh
Thánh, và Ngài còn cảnh cáo tiếp về một chuyện
tày đình hơn, chuyện cấm kị tuyệt đối, đó là việc
nhúng tay vào cây sự sống.
Sách Khởi-nguyên viết, Chúa đã sai các thiên
thần Che-ru-bim cầm gươm lửa đứng canh phía
đông vườn địa đàng, để không ai được tới gần
cây đó, cho tới khi ngày phán xét đến. Chúa nói
trong Kinh Thánh «Vâng, con người giờ đây đã
trở thành giống Ta, vì nó nhận ra sự lành sự dữ.
Giờ đây, chỉ còn việc là không để nó vươn tay tới
cây sự sống, hái trái ăn và sống đời đời!» Phải
chăng Chúa muốn dựng lên một biên cương cuối
cùng ở đây ? Nếu vượt qua, đương nhiên con
người sẽ tự huỷ diệt mình ?
Những hình ảnh lớn trên đây của Khởi-nguyên, rốt
cuộc, không thể giải thích hết được và sẽ không bao
giờ hoàn toàn cạn í nghĩa. Chúng còn bao gồm các
chiều kích khác vượt lên trên mọi nhận thức của ta.
Trước hết, tôi muốn trình bày cái nhìn cổ điển do các
giáo phụ khai triển về những hình ảnh đó. Các ngài
cho rằng, con người không được gần cây sự sống, là vì
con người đã ăn trái cây hiểu biết, và do đó tự đưa
mình vào một tư thế không còn xứng hợp. Khi đưa tay
hái trái cây đó, con người đã chuốc vào mình một số
phận thảm thương. Trước hoàn cảnh mới này, Chúa
bảo, con người không được gần cây sự sống nữa, bởi
vì, nếu như nó bất tử trong tình trạng này, thì quả đó
là điều khốn nạn cho nó.

37
38
Như vậy, việc cấm tới gần cây sự sống, là nơi gắn liền
với số phận sự chết, là một ân huệ. Nếu chúng ta phải
bất tử trong tư thế ta đang sống, thì đó không phải là
một tình trạng đáng mong. Trong một cuộc sống với
quá nhiều hỗn mang, thì cái chết là một hồng ân, tuy
nó vẫn là một mâu thuẫn và là một biến cố bi thảm đối
với từng người. Bởi vì nếu không, cuộc sống theo kiểu
đó sẽ nên bất tử, và thế giới như thế sẽ trở thành nơi
hoàn toàn không thể dung thân được.

Phải chăng sứ điệp của hình ảnh trên ngày hôm


nay phải được lưu tâm hơn bao giờ hết ?
Dĩ nhiên ta có thể đi sâu hơn vào í nghĩa của những
hình ảnh đó. Nếu giờ đây ta thấy con người, khi đã
nắm được các mật mã di tử, bắt đầu chiếm hữu cây sự
sống, và tự coi mình là chúa sự sống, có thể lắp ráp sự
sống ra mới, thì như vậy, họ đã thật sự vượt qua lằn
biên cuối cùng mà đáng lẽ họ phải giữ.
Với kĩ năng xảo thuật đó, con người biến con người
thành tạo vật của mình. Do đó, con người không còn
xuất phát từ bí mật tình yêu, nghĩa là không còn được
hình thành từ tiến trình tạo thai và sinh hạ vốn đầy bí
ẩn nữa, nhưng là một sản phẩm kĩ nghệ. Nó được tạo
ra bởi người khác. Như vậy, nó bị cướp mất phẩm giá
và hào quang tạo dựng riêng của nó. Ta không biết
tương lai của lãnh vực này rồi sẽ ra sao, nhưng ta có
thể xác tín : Chúa sẽ ra tay chống lại tội ác tự huỷ của
con người. Ngài sẽ chống lại việc dày đạp con người,
sẽ chống lại việc con người tạo ra những đồng loại nô
lệ. Có những đường biên cuối cùng, mà nếu ta bước
qua, ta sẽ trở thành những tên phá hoại tạo dựng, và
lỗi phạm của ta còn vượt xa tội tổ tông và các hậu quả
tiêu cực của nó.

38
39
Vấn đề dùng xảo thuật để cải biến sự sống con
người đã trở nên cấp tính.
Sự sống con người là bất khả nhượng, không thể có
chọn lựa nào khác ở đây. Phải dựng lên nơi đây một
biên giới cho hành động, khả năng, khuôn phép và thí
nghiệm của con người. Con người không phải là một đồ
vật. Song mỗi người là đại biểu cho sự hiện diện của
Chúa trên trần gian.

Đôi lúc xem ra đường ranh đó không còn ở trước


ta nữa, nhưng đã bị ta vượt qua rồi. Với kĩ thuật
di tử, con người có được một dụng cụ mới cho
phép họ lần đầu tiên toàn quyền sử dụng toàn bộ
vật liệu di truyền trên hành tinh này.
Sự sống đã bị biến thể từ khá lâu rồi. Đã có tới
hàng chục, thậm chí hàng trăm ngàn bào thai
không được hình thành qua hành động giao phối
bình thường, nhưng qua việc kết hợp tinh trùng
và trứng bên ngoài dạ mẹ. Có những đứa trẻ có
tới ba mẹ : mẹ cho trứng, mẹ mang thai và mẹ
nuôi. Có những trẻ có cha đã mất nhiều năm
trước khi chúng sinh ra.
Trong tương lai, rất có thể người ta sẽ tạo ra trẻ
theo í muốn, theo phái tính, màu mắt, chiều cao,
sức nặng, hay có thể kéo dài sự sống với một
thân xác khác. Cuối 1999, khi một nhóm nhà
khoa học đã hoàn tất mở khoá được một trong 24
chromosomen của con người (tuy là một trong
những chromosomen nhỏ bé, nhưng mỗi cái chứa
khoảng 30 triệu thông tin di truyền), một bà
trong nhóm đã nói với phóng viên : Quả là một
« công việc hỏa ngục ». Có thể nhà khoa học đó
có lí ?
Đúng, rất tiếc có thể đúng như vậy. Nhưng trước hết,
ta phải phân biệt giữa cái con người làm và cái con
39
40
người là. Bất cứ ai được sinh ra từ ống nghiệm đều
cũng là người, và ta vẫn yêu và chấp nhận họ như là
người. Việc ta phải chống lại lối tạo người bằng ống
nghiệm không có nghĩa là ta đóng ấn những người
được sinh ra bằng cách đó. Dù vậy, ta vẫn nhận ra nơi
họ cái bí ẩn của con người và chấp nhận họ như là
người. Đó là điều rất quan trọng, tôi tin như thế.
Quả thật đã có sự vượt rào gia trọng, như anh nói.
Giáo hội công giáo, ngay từ đầu, đã cảnh báo việc chế
tạo con người. Lối chế tạo đó, thoạt tiên, diễn ra dưới
những hình thức vô tội, như mọi chuyện vẫn luôn khởi
đầu một cách vô tội. Trước hết, người ta bảo là để giúp
cho những cặp vợ chồng không con. Vấn đề ở đây chưa
phải là gia trọng, nếu quả thật đó là những vợ chồng
thành tâm muốn có được con bằng cách ấy. Tuy nhiên,
ở đây, người ta cũng bắt đầu tuột dốc, khi tin rằng,
mình phải có con bằng bất cứ giá nào, mình phải có
quyền có con. Với kiểu đó, đứa con trở thành một của
cải thuần tuý. Nó không còn được sinh ra từ tự do của
Tạo hoá nữa, tự do này cũng được thể hiện nơi sự bất
lường của tự do nơi thiên nhiên.
Tôi nghĩ, cái nguy cơ lớn của ngày nay, nói chung, là
xem con như một quyền, như một của cải. Các cha mẹ
không những muốn phô trương chính họ qua của cải
đó, mà còn qua đó nhắm vớt vát lại những gì họ chưa
thành đạt. Có thể nói, qua con cái, họ lặp lại chính
cuộc đời mình một lần nữa và để được xã hội công
nhận. Vì vậy mới có sự chống đối của con cái. Chúng
chống cha mẹ, vì chúng muốn thể hiện quyền muốn
được là chính chúng.
Chính mỗi người được sinh ra từ tự do của Chúa, và ở
trong tự do đó với quyền riêng của mình. Giáo dục gia
đình là để hướng trẻ tới cái riêng tư của chúng, chứ
không phải là để cho cha mẹ, đó là trọng điểm đích
thực của các chương trình giáo dục phản quyền uy
40
41
hiện nay. Nhưng điểm sai của các chương trình này là
chủ trương hoàn toàn vứt bỏ giáo dục, với lập luận
rằng, giáo dục sẽ lèo lái tự do và có thể bóp chết tự
do. Tự do cần được giúp đỡ để cất cánh, nó cần được
nâng đỡ qua sự đồng hành. Và một lối giáo dục thật sự
cảm thông sẽ không nhắm lái trẻ theo mình, nhưng là
giúp chúng phát triển hình hài và mở ra con đường
riêng của chúng.
Xin trở lại một lần nữa về việc lắp ráp, chế tạo con
người …
Như đã nói, việc làm khởi đầu vô hại, tỏ ra vì con
người, nhưng khi coi đứa con không còn là quà tặng
nữa, mà là sở vật phải tạo ra nếu cần, lúc đó là ta đã
bước qua lằn biên. Hành vi kĩ thuật, bao gồm cả việc
thụ thai ống nghiệm, giờ đây thay thế cho một hành vi
tình yêu. Từ đây, những vấn nạn kế tiếp sẽ được đặt
ra. Trước hết, làm gì với số phôi gọi là thặng dư, phôi
đó đã là người, nhưng lại bị xử lí như là những sản
phẩm dư thừa.
Với lối xử lí hiện tại, hàng ngàn sự sống đã bị giết hàng
loạt.
Nhiều hậu quả khác cứ thế theo nhau xẩy ra, chúng
rốt cuộc từng bước làm biến đổi tương quan đối với con
người. Rồi cái gì sẽ diễn ra tiếp, bắt đầu từ lúc nào sẽ
nổ ra tai hoạ kiểu nào, ta chưa biết được. Cám ơn
Chúa là ta không biết. Nhưng ta biết, ta phải chống lại
việc dùng xảo thuật cải biến sự sống và việc tuỳ nghi
sử dụng sự sống. Không phải ta chống lại tự do của
khoa học hay cản ngăn những khả thể của kĩ thuật,
nhưng là bảo vệ tự do của Chúa và phẩm giá con
người, vì hai thứ đó đang gặp nguy. Ai có được lối nhìn
đó nhờ đức tin – khá nhiều người không phải ki-tô hữu
cũng có cái nhìn như vậy -, đều có bổn phận làm nổi
bật lằn biên đó lên và làm cho người khác chấp nhận
dừng lại trước lằn biên đó.
41
42
(còn tiếp nhiều kỳ)

GỢI Ý SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT III TN (Năm B)

◙ PHỤ LỤC :
GỢI Ý SUY NIỆM TIN MỪNG CHÚA NHẬT III TN
(Năm B)
Mc 1, 14-20

NÀO ! HÃY ĐẾN VỚI TÔI !

Từ ba tuần qua, chúng ta nói đến ơn những ơn gọi.


Chúng ta đã đọc thấy lời gọi Chúa Giêsu khi Người chịu
phép rửa, sau đó lời gọi các môn đệ đầu tiên trong
Phúc Âm Thánh Gioan và hôm nay trong phúc âm
Thánh Mác-cô. Nhưng mỗi trình thuật có những điểm
nhấn riêng.

Như vậy, để thiết lập sự giống nhau giữa các tông đồ


và các tiên tri, Thánh Mác-cô gợi lên một cách rõ ràng
lời tiên tri Êlia gọi Êlisée : tình huống và những từ ngữ
giống nhau. Và vì đề tài các môn đệ là trung tâm trong
phúc âm nầy, cần phải nhận diện tốt các hình ảnh và
từ vựng được mượn ở chương 19 sách các Vua quyển
thứ nhất (1).

Động từ đi theo - tiếng la tinh sequor- không có trong


tiếng Do Thái lẫn tiếng Hy Lạp. Thánh Mác-cô dùng ở
đây động từ bổ sung kèm theo bằng datif,
akoloutheô, và những hình ảnh như đi hoặc khởi
hành với, sau hoặc phía sau vị tôn sư. Nhưng như một
nhạc sĩ chơi cả gam nhạc chỉ trên một dấu nhạc, các

42
43
bản dịch giảm thiểu tất cả các hình ảnh nầy vào động
từ sau đây : «Hãy đến, hãy theo Ta » (2)
Thỉnh thoảng các môn đệ được mời « đi sau Chúa
Giêsu », như các môn đệ của những giáo sĩ Do Thái,
giữ một khoảng cách đúng phép. Như ta đọc thấy ở
câu 17. Hơn nữa, họ hộ tống Người và đi với Người
trên đường đi. Ơn gọi, ngày nay, tóm lại trong một ít
câu và cũng như Elisée chẳng có cả thời giờ để đi ôm
hôn cha mẹ mình, bốn người nầy bỏ hết mọi sự để gắn
bó với Chúa Giêsu.

Hơn thế nữa, từ vựng được người thuật lại chọn lựa mô
tả hai phạm trù ngư phủ. Hai người [môn đệ] đầu tiên
thả trong hồ một mảnh lưới hình tròn. Hai người kia
làm việc với cha mình ; họ có những nhân công giúp
việc, với những chiếc thuyến và những tay lưới đánh cá
lớn mà ho bận rộnchuẩn bị. Chúa Giêsu, trong phúc
âm Thánh Mác-cô, không giới ạhn ở người nghèo. Đối
với Người, không ai bị loại trừ.

Trong phúc âm Thánh Gioan, ơn gọi các môn đệ là phổ


quát. Ở đây, giống như đối với Êlisée, những lời gọi
Phêrô và Anrê, rồi Giacobê và Gioan có tính cá nhân và
cũng gian nan không thua gì lời gọi Gioan Tẩy Giả, mà
người tường thuật vừa cho biết là Ngài bị bắt. Các tiên
tri mới nầy sẽ phải chấp nhận nguy cô chết chóc như
Ngài và việc đi với Chúa Giêsu chỉ ngừng lại ở thập tự
giá, trước nó tất cả mọi người sẽ ngã qụy . Ơn gọi các
môn đệ gay go dữ dội như thế đó !
Bernard Lafrenière, C.S.C
BTGH chuyển ngữ

(1) Người ta sẽ thích thú đọc bản văn Chúa Nhật


XIII Năm C nầy . Trong Sách Bài Đọc, Êlisée
43
44
nói với Êlia : « Hãy để con ôm hôn cha con và
mẹ con, rồi con sẽ theo Thầy ». Trong tiếng Do
Thái : « để con đi sau Thầy »
(2) Thực tế, deuro, mà Bản Vulgata dịch ra là
hãy đến (veni) là một phó từ rất khó dịch. Trong
tiếng
Pháp người ta sẽ nói : « Nào ! Hãy đến với Ta ».

44

You might also like