You are on page 1of 4

 

Đặc  Ngữ  Công  Giáo  (10):  Nhà  Khảo  –  Nhà  Phòng  –  Nhà  Quê  –  Nhà  Thánh  ‐  Nhà 
Trạm 
 
Nhà  Khảo:  Khảo  考:  từ  Hán  Việt  hóa  Nôm  có  nghĩa  là  thi  cử,  hạch  hỏi. Nhà  Khảo  là 
phòng lớn trong các chủng viện để hội họp hay học chung. Được gọi là nhà khảo vì nơi 
này diễn ra các cuộc khảo thí để tuyền dụng ứng sinh vào nhà tập hay chủng viện. 
 
Nhà Mặc Áo hay Phòng Mặc Áo: Căn phòng trong nhà thờ, sau cung thánh để các Linh 
Mục mặc áo lễ trước khi ra cử hành thánh lễ. Nhà Mặc Áo cũng còn được gọi là Phòng 
Thánh 
  
Nhà Mẹ: Nhà chính của dòng tu nữ có mẹ bề trên cư ngụ. Người Công Giáo dùng từ 
Mẹ là dịch từ tiếng Mother Superior hay Mother General trong Anh ngữ có nghĩa là: Mẹ 
bề trên hay Mẹ bề trên tổng quyền. 
  
Nhà Mụ: Từ cổ chỉ nhà dòng Mến Thánh Giá và từ Bà Mụ chỉ người tu trong dòng này. 
Từ Nhà Mụ cũng như Bà Mụ không còn thông dụng từ khoảng năm 1960, thay vào đó 
người ta dùng từ nhà dòng, bà dòng.  
 
Tại sao các nhà truyền giáo xưa lại dùng từ Bà Mụ để chỉ nữ tu dòng Mến Thánh Giá 
trong khi người Việt Nam hiểu từ Bà Mụ là người đàn bà đỡ đẻ và là nữ thần khuôn 
nặn hình hài thai nhi. Đại Từ Điển Tiếng Việt định nghĩa từ Bà Mụ: (1) người đàn bà đỡ 
đẻ ở nông thôn trước đây. (2) Nữ thần nặn ra hình đứa trẻ. (3) nữ tu đạo Thiên Chúa 
thuộc một dòng tu riêng của Việt Nam (3) Bướm nhỏ. (4) ấu trùng của chuồn chuồn 
sống dưới nước. Đại Từ Điển Tiếng Việt vì mới xuất bản năm 1999 nên có từ Bà Mụ chỉ 
nữ tu đạo Thiên Chúa. Từ điển Tiếng Việt của Hội Khai Trí Tiến Đức xuất bản vào 
những năm tiền bán thế kỷ 20 chưa có từ Bà Mụ có nghĩa là nữ tu dòng Mến Thánh Giá. 
Với các ý nghĩa dân gian hiểu về từ Bà Mụ chắc chắn không thích hợp, hay không đúng 
ý nghĩa Bà Mụ là bà dòng Mến Thánh Giá xưa. Có hai giả thuyết giải thích từ Bà Mụ để 
chỉ bà bề trên cơ sở dòng Mến Thánh Giá.  
 
Giả thuyết thứ nhất căn cứ vào ý nghĩa từ Mụ trong tiếng Nôm và Hán Việt. Từ Mụ vừa 
là Nôm 姥 vừa là Hán Việt 媽. Hai từ có ý nghĩa gần như nhau để chỉ người mẹ hoặc bà 
già. Theo giả thuyết này, vì từ Mụ có ý nghĩa là bà mẹ nên các nhà thừa sai đã dùng từ 
đó để chỉ bà bề trên dòng Mến Thánh Giá như tập tục của tất cả các nhà dòng nữ trên 
thế giới gọi bà bề trên là bà mẹ.  
 
Giả thuyết thứ hai cho rằng khi thiết lập dòng Mến Thánh Giá, các nhà truyền giáo tây 
phương chưa thông thạo chữ tiếng Việt đã dựa vào Phúc Âm để lấy chữ Mụ trong từ 
Mulier của tiếng La tinh để chỉ nữ tu bề trên của Dòng Mến Thánh Giá. Từ Mulier có 
nghĩa là người đàn bà. Trong Phúc Âm có nhiều chữ Mulier. Ví dụ trong đoạn Chúa 
Giêsu trối Đức Mẹ cho Thánh Gioan, Phúc Âm viết: Cum vidisset ergo Iesus matrem et 
discipulum stantem quem diligebat dicit matri suae mulier ecce filius tuus. (Jn 19,26) 
Vậy Ðức Yêsu thấy Mẹ Ngài, và môn đồ Ngài yêu mến đứng bên cạnh, thì Ngài nói với 
Mẹ: Hỡi bà này là con bà! Giả thuyết nào đúng còn cần có thêm chứng cớ. Hai giả 
thuyết này, cái nào đáng tin cậy hơn, còn cần sự xác minh của các bậc thức giả. 
 
Nhà  Nguyện.  Nguyện  愿  từ  Hán  Việt:  cầu  xin,  mong  muốn.  Nhà  nguyện  là  nhà  cầu 
nguyện, cầu xin. Người Công Giáo hiểu nhà nguyện là nhà thờ nhỏ trong tu viện, hoặc 
nơi  dành  riêng  cho  việc  tôn  kính  một  vị  thánh.  Theo  truyền  thống  Công  Giáo  nhà 
nguyện được để Mình Thánh Chúa.  
 
Nhà  Phòng:  Phòng  房  từ  Hán  Việt:  buồng,  cái  nhà.  Nhà  Phòng:  Căn  nhà  của  giáo  xứ 
nằm bên cạnh nhà thờ để cha xứ làm việc và ở. Nhà Phòng là tiếng phổ thông tại miền 
Bắc, Miền Nam gọi là Nhà Cha Xứ. Ngày nay, tại hải ngoại, Nhà Phòng được gọi là Văn 
Phòng Giáo Xứ. 
 
Nhà Quê: Theo nghĩa thường, từ Nhà Quê có nghiã là nông thôn, phân biệt với thành 
thị. Nếu là tĩnh từ, Nhà Quê có nghĩa là mộc mạc, hàm ý chê bai thiếu văn minh. Đối 
với  hàng giáo sĩ Công Giáo, từ Nhà Quê có nghĩa là nhà bố mẹ đẻ. Người đi tu tách rời 
khỏi gia đình huyết tộc, sát nhập vào cộng đồng giáo sĩ tu sĩ phục vụ  ở những nơi khác 
nhau nên nhà cha mẹ ruột được gọi là Nhà Quê tức  nơi quê quán của mình. 
 
Nhà Tạm 茄暫: từ Nôm, nguyên nghĩa là nhà dựng tạm thời. Với người Công Giáo Nhà 
Tạm  là  hộp  nhỏ  giống  dạng  cái  nhà  có  cửa  để  cất  giữ  Mình  Thánh  Chúa.  Gọi  là  Nhà 
Tạm vì khi xưa, trên đường vượt sa mạc về miền đất hứa, người Do Thái đã để Hòm 
Bia Giao Ước trong nơi thánh tạm mà tiếng La Tinh gọi là Tabernaculum. Anh và Pháp 
ngữ cũng dùng từ Tabernacle để chỉ nơi cất giữ mình Thánh Chúa.  
 
Nhà Tập: Tập習: từ Hán Việt. Nhà trường của các dòng tu để giáo dục các tu sinh mới 
gia nhập dòng về mặt đức dục, trí dục và tu đức. Nhà tập dòng Tên. 

Nhà Thánh. Từ cổ chỉ nhà thờ Công giáo. Tập Lịch Sử Nước Annam viết bằng chữ quốc 
ngữ  do Bentô Thiện viết năm 1629 có đoạn nói về nhà thờ Công Giáo như sau:  “Nghệ 
An Xứ những nhà thánh thờ đức Chúa trời được bẩy mươi lăm nhà thánh. Sơn Nam Xứ được 
một trăm tám mươi ba nhà thánh. Hải Dương Xứ được ba mươi bẩy nhà thánh. Kinh Bắc Xứ 
được mười lăm nhà thánh. Thanh Hoá xứ được hai mươi nhà Thánh. Sơn Tây xứ được mười 
nhà thánh”. Từ Nhà Thánh đến cuối thê kỷ 19 vẫn còn được người Công Giáo dùng. Đại 
Nam Quấc Âm Tự Vị  của Huỳnh Tịnh Paulus Cúa ấn bản 1896 ghi: Nhà Thánh : Nhà thờ 
đạo Thiên Chúa. Ngày nay người ta không dùng từ Nhà Thánh để chỉ nhà thờ 

Nhà Thầy: Thầy 柴: từ Nôm có nghĩa là người giảng dậy. Nhà Thầy là người giảng dậy. 
Muốn  hiểu  tại  sao  từ  Nhà  Thầy  chỉ  những  người  đi  tu,  ta  phải  trở  về  với  tổ  chức  Kẻ 
Giảng của cha Đắc Lộ. Nhiệm vụ truyền giáo là mục tiêu hàng đầu của các vị thừa sai 
nên ban đầu khi chưa có linh mục bản xứ, các thừa sai đã lập ra tổ chức  Nhà Kẻ Giảng, 
sau này biến thành Hội Kẻ Giảng để hỗ trợ việc truyền giáo. Nhà Kẻ Giảng là hình thức 
tu trì hay chủng viện đầu tiên của Công Giáo Việt Nam và người trong Nhà Kẻ Giảng 
được gọi là Thầy Kẻ Giảng. Gọi  là các thầy vì các vị đó  giảng giải đạo Chúa. Nhà Thầy 
là tiếng chỉ chung những người đi tu từ Giám Mục đến Chủng Sinh. Do vậy có từ Đức 
Thầy chỉ Giám Mục và Thầy Cả chỉ Linh Mục. 
 
Nhà Thờ: Theo nghĩa thông thường, nhà thờ là nơi thờ cúng tổ tiên của một dòng họ. 
Nhà nước cộng sản Việt Nam  hiểu lệch lạc từ này Đại Từ Điển Tiếng Việt  ghi  2 nghĩa 
phụ. (1) Nhà Thờ: nơi thờ kính chúa Giêsu. (2) Tổ chức nằm quyền cai quản giáo dân :thế lực 
nhà thờ. Đối với người Công Giáo, Nhà Thờ là nơi để giáo hữu đến để cử hành các nghi 
lễ thờ phượng Chúa. Người Tàu gọi nhà thờ là Giáo Đường: 教 堂. Nhà thờ mà ta gọi là 
Vương Cung Thánh Đường, tương đương với từ  Cathedral trong tiếng Pháp hay tiếng 
Anh, thì người Tàu gọi là Đại Giáo Đường. Từ Chapel trong tiếng Anh hay Pháp mà ta 
gọi là Nhà Nguyện, người Tàu gọi là Tiểu Giáo Đường. Cho đến cuối thế kỷ 19, nhà thờ 
còn được gọi là Nhà Thánh. 
 
Nhà Thờ Chính Tòa:  Nhà thờ chính của địa phận có Giám Mục cai quản. Muốn hiểu 
cụm từ này ta cần hiểu từ Tòa. Trong tiếng La tinh, Cathedra có nghĩa là Ghế hay Tòa.  
Từ  này  biến  sang  tiếng  Pháp  hay  Anh  là  Cathedral  có  nghĩa  là  nhà  thờ  lớn,  nhà  thờ 
chánh tòa.  Với chữ Nôm, Tòa  坐 có nghĩa là chỗ ngồi oai nghiêm. Ví dụ: Đức Phật ngồi 
tòa sen. Trong tiếng Hán Việt từ Tòa 座  còn được phát âm là Tọa có nghĩa là ghế ngồi. 
Tòa là chiếc ghế biểu tượng cho quyền bính và quyền giáo huấn của Giám Mục. Do vậy 
nhà thờ có Giám Mục cai quản được gọi là nhà thờ chính tòa và  tượng trưng cho quyền 
cai quản của Giám Mục là chiếc ghế. 
 
Nhà Thờ Họ. Họ 戶: từ Nôm có nghĩa dòng dõi, bà con. Theo nghĩa chung, Nhà Thờ Họ 
là nơi thờ ông bà tổ tiên của dòng họ. Người Công Giáo hiểu Nhà Thờ Họ là nhà thờ 
của một họ lẻ trực thuộc nhà thờ xứ. 
 
Nhà Tu: Tu 修: từ Nôm có nghĩa là rời bỏ thế tục. Nhà Tu: người tu hành.  
 
Nhà  Trạm:  Trạm  站:  từ  Hán  Việt  có  nghĩa  là  chỗ  tạm  trú  hay  hoán  chuyển  ở  giữa
đường. Trên lộ trình rước kiệu trong ngày chầu lượt của giáo phận hay giáo xứ, Mình 
Thánh Chúa được dừng lại ở một số  địa điểm có dựng căn nhà nhỏ có mái che, có bục 
cao, được trang hoàng hoa nến để đặt mình Thánh Chúa  cho giáo dân chầu trong thời 
gian ngắn. Nơi này gọi là  Nhà Trạm. 
 
Nhà Trường La Tinh: Từ cổ để chỉ trường nay gọi là Tiểu Chủng Viện. Gọi là trường La 
Tinh vì tại đây ngày xưa các chủng sinh được bắt đầu học tiếng La Tinh là ngôn  ngữ 
chính  thức  của  Giáo  Hội.  Nhà  Trường  La  Tinh  cũng  còn  được  gọi  là  Tràng  La  Tinh. 
Tràng là tiếng đọc trại của Trường. 
 
 

You might also like