You are on page 1of 21

Vai trò kinh tế của Nhà Nước trong

việc điều tiết giá xăng dầu


Thành viên: Đỗ Thị Thu Hà – K17A
Nguyễn Thị Hải – K17A
Phùng Thị Huê – K17B
Bùi Hồng Vân – K17D
Tổng quan
A- Phần mở đầu
B- Nội dung
1. Thực trạng
2. Tác động
3. Sự can thiệp của Nhà nước
4. Đánh giá
C- Kết luận
Lý do chọn đề tài?

 Mặt hàng xăng dầu là mặt hàng


thiết yếu ảnh hưởng đến nhiều
mặt của cuộc sống.
 Trong khi giá dầu thế giới đang ở
mức thấp nhất trong vòng 40
năm qua thì giá xăng dầu trong
nước vẫn cao sau nhiều lần điều
chỉnh.
 Vì sao giá xăng dầu trong nước:
“Tăng 3 vạn giảm 3 đồng”?
Thực trạng

Biểu đồ tăng giảm giá xăng A92 từ năm 2007-2008.


Thực trạng Thời điểm Giá đầu thế giới
(USD/thùng)
Giá xăng thực tế
(VND/lít)

Giá dầu thô tăng liên tục từ 22/11/2007 99,00 13.000

đầu năm, cao nhất vào ngày 25/02/2008 99,50 14.500


11/7 tăng đến 147USD/thùng.
21/07/2008 130,00 19.000
Thị trường bất ngờ đổi chiều
trong tháng 8 và tháng 9 giá 14/08/2008 111,00 18.000
dầu giảm quanh ngưỡng 100
USD/thùng. 27/08/2008 116,00 17.000

Hiện nay tiếp tục giảm sâu 17/10/2008 74,00 16.000


xuống mức thấp nhất trong
18/10/2008 73,30 15.500
vòng 1 năm qua (dao động
khoảng 40 USD/thùng dầu 31/10/2008 62,00 15.000
thô) do tình trạng suy thoái
08/11/2008 55,60 14.000
kinh tế bao trùm cả thế giới
làm giảm mạnh nhu cầu tiêu 15/11/2008 50,00 13.000
thụ nhiên liệu tại Mỹ, các
01/12/2008 49,28 12.000
nước công nghiệp và toàn
cầu. 10/12/2008 35,21 11.000
Thực trạng
Trước sự biến động của giá dầu thô trên thế
giới, Nhà nước đã quyết định điều chỉnh tăng
giá bán lẻ xăng dầu 2 lần vào ngày 25/2/08 và
21/7/08 nhưng sau đó khi tình hình giá dầu thế
giới giảm giá bán lẻ xăng dầu giảm 10 lần vào
ngày 14/8/08, 27/8/08, 16/9/08, 01-08-17-
18/10/08, 08-15/11/08 và 10/12/2008.
Tuy nhiên giá xăng dầu trong nước vẫn cao so
với thế giới. Cho dù đã được điều chỉnh để “hạ
nhiệt” nhưng với mức giảm “nhỏ giọt” 500 đến
1000 đồng/lít/lần thì chưa đủ để thuyết phục
người tiêu dùng và làm hạ nhiệt giá cả thị
trường.
Tác động của sự tăng giảm giá xăng dầu
 Giá xăng dầu tăng kéo theo sự tăng giá của các
mặt hàng tiêu dùng, các ngành sản xuất và dịch
vụ.
 Tuy nhiên tăng giá có tác động tích cực là giảm
thâm hụt ngân sách. Bên cạnh đó, tăng giá còn
có những tác động khác như: tạo sức ép để tiêu
dùng tiết kiệm hơn, đảm bảo các yếu tố đầy đủ
cho giá thành sản phẩm theo cơ chế thị trường
và chống buôn lậu.
Tác động của sự tăng giảm giá xăng dầu
 Khi giá xăng dầu giảm các mặt hàng tiêu dùng và các
ngành dịch vụ sẽ giảm giá có lợi cho người tiêu
dùng.
 Giá các nguyên liệu đầu vào của các hoạt động đầu
tư, sản xuất sẽ giảm xuống. Đây lại là yếu tố tích cực
cho hoạt động kích cầu.
 Sự sụt giảm giá dầu thô càng nhanh và mạnh thì lợi
nhuận của ngành dầu khí cũng sẽ sụt giảm nhanh và
mạnh theo.Thậm chí, giá trị lợi nhuận mất đi có thể
sẽ lớn hơn rất nhiều so với giá trị phục hồi của các
hoạt động sản xuất, kinh doanh khác, dẫn đến thâm
hụt nguồn thu ngân sách Nhà nước vì ngành dầu khí
hàng năm đóng góp từ 25 đến 30% ngân sách nhà
nước.
Sự can thiệp của Nhà Nước

1. Nguồn tin từ Bộ Tài chính cho biết, ngày 31/5/2008, Bộ đã


chính thức ban hành biểu thuế nhập khẩu xăng dầu để các
DN có thể tự điều chỉnh giá xăng theo quy định mới tại Nghị
định 55 về kinh doanh xăng dầu.
Theo đó, biểu thuế mới sẽ có 5 mức thuế cụ thể tương ứng với
mức giá xăng A92 trên thị trường thế giới. Cụ thể:
 mức 1 là 0% khi giá xăng trên 89 USD/thùng;
 mức 2 là 5% khi giá xăng đạt 83 USD/thùng đến 89 USD/thùng;
 mức 3 là 10% khi giá đạt 78 USD/thùng đến 83 USD/thùng;
 mức 4 là 15% khi giá xăng nhập khẩu đạt 72 USD/thùng đến 78
USD/thùng;
 mức 5 là mức thuế cao nhất 20% khi giá xăng xuống dưới 72
USD/thùng.
Sự can thiệp của nhà nước

 Với việc ban hành khung thuế này, giá xăng dầu trong nước
sẽ thoát khỏi sự điều chỉnh giá liên tục theo biến động của giá
xăng dầu thế giới.

 Khung thuế mới sẽ giúp DN có thể chủ động tính toán, nằm trong
khoảng này giá bao nhiêu, mức thuế bao nhiêu. Việc tính toán
giá hoàn toàn là câu chuyện nội bộ DN mà cơ quan quản lý
không phải liên tục ra các quyết định điều chỉnh thuế mỗi khi
xăng dầu thế giới biến động.

 Thực tế mấy ngày gần đây, khi giá xăng thế giới tăng cao, các
DN muốn tăng giá nhưng vẫn chưa dám quyết mà còn phải chờ
điều chỉnh thuế từ Bộ Tài chính. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ
được chấm dứt khi biểu thuế mới này có hiệu lực.
Sự can thiệp của nhà nước
2. Ngày 16/9, Bộ Tài chính cùng
lúc đã có 2 quyết định về xăng
dầu. Bên cạnh
quyết định số 78/2008/QĐ - BTC
về việc giảm giá bán dầu
diezen và cơ chế điều hành giá
xăng dầu, Bộ Tài chính đã có
thêm một
quyết định số 79/2008/ QĐ- BTC
về cơ chế quản lý điều hành
giá xăng dầu.
Sự can thiệp của nhà nước
 Theo đó, kể từ ngày 16/9, Nhà nước
chấm dứt bù lỗ, tất cả các mặt hàng xăng dầu
đều tuân theo thị trường.
 Kể từ 11 giờ ngày 16/9 giá bán dầu diezen do
thương nhân sản xuất và kinh doanh xăng dầu
quyết định thực hiện theo cơ chế thị trường đã
được quy định tại Nghị định số 55/2007/NĐ -
CP ngày 6/4/2007 của Chính phủ về kinh
doanh xăng dầu.
 Đối với mặt hàng xăng, dầu hỏa, mazut sẽ tiếp
tục thực hiện cơ chế thị trường như hiện nay
và tuân theo các quy định hiện hành.
Sự can thiệp của nhà nước
1. QUYẾT ĐỊNH CỦA BỘ TÀI CHÍNH SỐ 85/2008/QĐ-BTC NGÀY 6 THÁNG
10 NĂM 2008 VỀ VIỆC TẠM ỨNG TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XĂNG ĐỐI VỚI CÁC DOANH NGHIỆP
KINH DOANH XĂNG DẦU ĐẦU MỐI

 Theo đó, ngân sách nhà nước sẽ tạm ứng cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối
tương ứng với số lỗ kinh doanh xăng đến ngày 21-7-2008 do thực hiện chính sách bình ổn giá
của Nhà nước và cả số lỗ của năm 2007 (nếu có).

 Cùng với đó, hàng tháng, kể từ tháng 10/2008, các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu
mối được phép trích từ lợi nhuận trước thuế khoảng 1.000 đồng/lít trên số lượng xăng tiêu thụ
để trả nợ cho ngân sách nhà nước. Thời hạn này được áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp.

 Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối có khả năng hoàn trả nợ ngân sách
nhà nước sớm hơn thì vẫn duy trì việc trích tạo nguồn cho đến hết thời hạn Bộ Tài chính quy
định.

 Trường hợp hết thời hạn do Bộ Tài chính quy định, nếu nguồn trích để hoàn trả nợ ngân sách
nhà nước không đủ thì các doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn hợp pháp khác để hoàn trả nợ.
Sự can thiệp của nhà nước
1. Trong ngày 14/11, Bộ Tài chính đã có quyết định số
105/2008/QĐ-BTC điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu
đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2710 tại Biểu thuế nhập
khẩu ưu đãi, cụ thể các mức thuế suất mới như sau:

- Mặt hàng xăng: 25%


- Mặt hàng dầu hoả: 25%
- Mặt hàng điêden: 20%
- Mặt hàng madut: 25%
- Mặt hàng nhiên liệu động cơ tuốc bin dùng cho hàng không: 25%
Mức thuế suất thuế nhập khẩu nêu trên được áp dụng cho các tờ khai
hải quan hàng hoá nhập khẩu đăng ký với cơ quan hải quan từ ngày
18/11/2008.
Sự can thiệp của nhà nước
5. Ngày 10/12/2008, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã có Quyết
định số 117/2008/QĐ-BTC điều chỉnh mức thuế suất
thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc
nhóm 2710 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, cụ thể:

- Mặt hàng xăng: 40%


- Mặt hàng dầu hoả: 40%
- Mặt hàng diezen: 25%
- Mặt hàng mazut: 40%
- Mặt hàng nhiên liệu động cơ tuốc bin dùng cho hàng không: 40%

Mức thuế suất thuế nhập khẩu nêu trên được áp dụng cho các
Tờ khai hải quan hàng hoá nhập khẩu đăng ký với cơ quan hải
quan từ ngày 11/12/2008.
Đánh giá
• Từ trước tới nay, đối với giá xăng dầu, nhà
nước với vai trò điều phối của mình luôn luôn
chấp nhận bù lỗ, để tránh những ảnh hưởng của
giá xăng dầu với tình hình kinh tế trong nước.
• Tuy nhiên, vào năm 2008, khi giá xăng dầu thế
giới có nhiều biến động thì nhà nước đã có
những quyết định mới. Đó là Nhà nước chấm
dứt bù lỗ và các doanh nghiệp kinh doanh xăng
dầu chuyển sang cơ chế thị trường. Điều đó có
nghĩa là giá xăng dầu trong nước sẽ tăng giảm
theo giá xăng dầu bán lẻ trên thế giới và Nhà
nước chỉ còn đóng vai trò giám sát trong việc
điều tiết giá xăng dầu.
Đánh giá
Tích cực:
• Khi nhà nước quản lý giá xăng dầu theo cơ chế
điều phối, việc ổn định của giá xăng dầu trong
nước thực sự đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế
nước nhà. Giá cả của các mặt hàng trong nước
cũng như chi phí vận chuyển luôn ổn định, tình
trạng lạm phát được kiểm soát đáng kể.
• Với cơ chế giám sát hiện nay, thì tình trạng buôn
lậu xăng dầu qua biên giới và thâm hụt ngân sách
Nhà Nước đã được giải quyết.
Đánh giá
Tiêu cực:
• Sự thâm hụt hàng trăm tỉ đồng và tình trạng buôn
lậu xăng dầu qua biên giới là một thách thức rất
lớn đối với nhà nước ta khi luôn giữ vai trò trợ giá
xăng dầu.
• Chuyển sang cơ chế giám sát và để cho các doanh
nghiệp kinh doanh xăng dầu tự quyết định giá xăng
dầu theo giá thế giới, nhà nước ta đã phải đối mặt
với sự tăng chóng mặt của giá xăng dầu, kéo theo
là tình trạng lạm phát lên cao.
Kết luận
Mặc dù sự can thiệp của Nhà Nước vào
việc điều tiết giá xăng dầu còn những
bất cập và chậm chạp nhưng nó có ý
nghĩa vô cùng quan trọng trong quá
trình hội nhập, phát triển kinh tế và ổn
định xã hội.
Tài liệu tham khảo
• http://www.luatvietnam.vn
• http://www.vntrades.com
• http://www.dddn.com.vn
• http://vneconomy.vn
Cảm ơn sự theo dõi
của cô giáo và các bạn!

You might also like